Skip directly to content

VẤN ĐẠO 01-TU HÀNH PHẢI THIỆN XẢO

VẤN ĐẠO 01-TU HÀNH PHẢI THIỆN XẢO

VẤN ĐẠO 01

TU HÀNH PHẢI THIỆN XẢO

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và sư Phước Nhẫn

Thời lượng: [46:30]

Thời gian: 2002

1- THIỆN XẢO TRONG TU TẬP

(00:00) Sư Tuệ Tĩnh: Con cũng nhờ nương theo pháp hướng mà Thầy chỉ, thì con cũng đang theo con tu cái pháp đó để bảo đảm, tại vì bây giờ con đang theo có gì thì con thưa lại với Thầy.

Trưởng lão: Thì cứ tiếp tục mình tu mà nó cảm thấy nó được an ổn, nó được thích thú ở trong cái sự tu, thì nhất là mình sống một mình mà mình cảm thấy nó vui đó, thì cái đó là một cái quan trọng nhất. Còn mà nghe nó buồn, mà nó suy tư hay nó đủ thứ hết, nó không đúng đâu, thì đó là bị chướng ngại pháp. Thì phải thưa hỏi lại cách thức như thế nào để mình chiến đấu sống cho được cái độc cư đó, nó cũng không phải là thường.

Sư Tuệ Tĩnh: Bởi vậy con thưa hỏi liền, con về con mới tu.

Trưởng lão: Bây giờ con trên con đường tu, con hỏi pháp chứ mình đừng có thưa hỏi cái chuyện bậy bạ. Cũng như đến đây mà đem cái chuyện đời mà nói chuyện với Thầy, Thầy cũng ngao ngán quá rồi, mà Thầy có đâu, tốn thì giờ. Mà đem đến hỏi những cái tu hành để cho cái tâm mình được an ổn Thầy ra Thầy mới nói.

Thầy bao giờ phải chịu cực khổ Thầy ngồi Thầy nghe những cái điều đó mà mấy con cũng đâu có biết, phải không? Nên Thầy, Thầy nghe cái chuyện đời, cái chuyện gì đâu không à. Sư Phước Nhẫn có thưa hỏi gì không?

Sư Phước Nhẫn: Dạ con cũng có nhiều vấn đề là. Kính thưa Thầy viện chủ ở đây thời khóa biểu, là con không có áp dụng nó giờ giấc, nhưng mà áp dụng được theo cái tình hình. Thì vừa rồi nhờ Thầy viện chủ phân cách cho một cái giờ tu đó, cái pháp này nửa tiếng, cái pháp kia nữa tiếng hoặc năm, mười phút.

Thì con tu, con ví dụ như mình đang đi kinh hành, cái tự nó không còn an nữa. Cái mình cố gắng cũng ngăn nó tạp niệm gì nhiều hết, con nghỉ, con vô con thư giãn.

Sau đó rồi con thư giãn, ví dụ như mình lui lại chỉ còn năm phút, nhưng mà nó còn an thì mình cứ thư giãn tiếp tục, mà nó tạp niệm nó nhiều là đi kinh hành. Cho nên nó không có cái thời khóa biểu mà mình tùy theo cái tình thế. Cũng như là nó gặp trận nào đánh trận nấy vậy đó. Đó con áp dụng như vậy được không hay là phải theo hướng dẫn.

(02:22) Trưởng lão: Ừm, cái đó là cái tốt nhất đó, bởi vì mình tu hành mình phải khéo léo lắm. Tuy rằng cái thời khóa mình không có giờ giấc, nhưng mình phải khéo léo, khéo léo trong cái từng pháp môn tu nữa.

Bây giờ đang ngồi mình tu trong cái Định Niệm Hơi Thở, nhưng mà bây giờ mới có hít vô cái nó có cái niệm, thì mình phải tu một cái định khác chứ không phải ngồi không. Nó theo cái từng pháp môn, phải theo đúng cái pháp môn để mà khắc phục và hàng phục được cái tâm mình. Khi mà khắc phục tâm tham ưu của mình, cái chướng ngại pháp trong tâm của mình nó như thế nào mình linh động, khéo léo.

Bắt buộc mình áp dụng vào cái thời khóa biểu, hoặc cái pháp nào phải theo suốt nó cái thời gian nó sẽ sai, nó sẽ làm chướng ngại. Mình dùng nó mà ức chế cái tâm của mình, không có đúng đâu.

Cho nên bây giờ mình hiểu rồi, mình cố gắng mình nương vào cái hơi thở để cho cái tâm mình đừng có vọng tưởng nữa. Nhưng mà mình quên rằng nó có khởi một cái niệm rồi, thì cái niệm đó cần phải quán xét nó để mà đẩy lui nó đi. Chứ không phải để mất ngang nó, để ức chế nó, bằng cách là mình dừng nó để tiếp tục cái hơi thở ra, thì cái đó là con tu sai, con tu ức chế.

Cho nên mình phải làm sao cho mình thông được cái niệm mà nó đang khởi, mình thông suốt nó. Mình phải thấy nó nằm ở trong cái dục lậu, cái hữu lậu, cái vô minh lậu, hay hoặc là cái nhân quả nào. Hay hoặc là trong cái Thập Nhị Nhân Duyên, nó là cái duyên nào.

Khi mình thông suốt tất cả nó, còn mình chưa thông suốt tức là mình bảo nó ngưng ngang. Mà mình nói nhiều khi mình, thì tuy là nói: "Tôi đã hiểu nó như vậy rồi, bây giờ tôi ngưng ngang nó", thì không được. Tại mình không hiểu cho nên nó còn ra, chứ còn mình thông suốt nó rồi nó không còn có niệm nữa. Thì do đó nó nhiều lần, mình cũng phải tìm mọi cách mà mình tư duy, mình xả nó ra thì nó mới hết.

Thí dụ như bây giờ mình nói cái tâm mình nó khởi lên cái niệm sắc dục đi. Đó mình quán bất tịnh, mình thông suốt cái thân nó bất tịnh, nó không thanh tịnh. Nhưng nó vẫn còn đến chứ, nhưng mà quá nhẹ. Cho nên nó mới có những cái đề mục mà mình đưa ra để quán bất tịnh mà, quán thây ma sình chết đồ đó, có đề mục. Tại vì nó cứ tới lui hoài, buộc lòng bây giờ mình phải đưa ra để mình quán xét mình thấy.

Cho nên trong Thanh Tịnh Đạo có một vị Tỳ kheo quán mà thấy cái, khi mà ông ta thấy cái cô phụ nữ cười mà ông ta thấy là cái bộ xương đó, cái bộ xương trắng đó, quán chứ đâu. Đó thì chúng ta thấy bây giờ mình mang nợ, cái đặc tướng của mình, cái tình dục nó mạnh quá, mình biết, mình biết mình hơn ai hết.

Cho nên cái đặc tướng của mình vì vậy mà mình dùng cái quán bất tịnh, mình dùng cái bộ xương trắng, mình dùng cái thây sình trương lên, cái đề mục đó để mình quét cho sạch. Chứ nó cứ đến lui, đến lui hoài, nó không có thường đâu. Mình hồi nào giờ mình cũng biết là cái thân mình thì bất tịnh, nó hôi thối như vậy mình biết rồi, chứ sự thật ra chưa phải vậy. Cho nên phải đưa cái đề mục đó ra để mà quét cho sạch.

(05:21) Thì do vì vậy mà khi mà, khi tu tập như vậy Thầy thấy rất hay, chứ đừng có cố chấp theo cái thời khóa. Thời khóa có đặt ra để chúng ta biết như vậy, để mà chúng ta thực hiện, chúng ta không có lười biếng, nhưng mà chúng ta linh động rất khéo.

Cho nên đức Phật nói thiện xảo mà, thiện xảo nhập định và thiện xảo an trú trong định, thiện xảo để mà quét sạch những cái tâm tham ưu của mình nữa, cho nên nói thiện xảo. Đó như vậy thì, làm như vậy là Thầy thấy thật khéo.

Bởi vì mình mục đích của mình tu để vốn để cho mình thấy được sự an ổn. Cho nên trong cái bài kinh Khu Rừng, đức Phật nói: "Chỗ nào mà mình tu hành, mà chỗ đó vừa không có cơm ăn, không có gì, đói nữa, mà chỗ đó tu an ổn được thì cứ ở tu, giờ đuổi không đi. Còn cái chỗ nào mà bây giờ đó cơm ăn, áo mặc đầy đủ, mà cái tâm không an trú, chuyện này chuyện khác đến đó, thôi bây giờ không đuổi cũng đi nữa".

Đó là cái bài kinh Khu Rừng Phật dạy rõ như vậy đó. Cái chỗ nào mà mình tu an, thì bất kỳ chỗ đó Thầy nói cứ ở, đuổi cũng không đi nữa. Bây giờ công an bắt cũng không có sợ nữa, cứ ở tu đi. "Làm gì làm, tôi chỗ này tôi thấy an ổn. Còn chỗ đó bây giờ cơm ăn, áo mặc đầy đủ sống sung sướng, nhưng mà về tâm hồn không có an". Nhất định đi, không ở cái chỗ đó.

Cho nên ở đây chúng ta tu làm sao mà chúng ta thấy được cái tâm an. Cái tâm mà nó an ổn thì nó sanh an ổn và vô sự, như Thầy dùng ngay cái vô sự đó để trị được cái tâm. Còn nó có chướng ngại pháp nó làm cho mình buồn, làm cho mình nhớ cái này, lo cái kia rồi thì cái này không đúng rồi.

Mà mình không biết cách đẩy lui, mình không biết tu, mà mình cứ ức chế nó thì mình sẽ thua. Ức chế tức là mình dùng cách này, cách khác để cho đừng có nhớ ra nữa, thì mình thua. Mà mình thấy làm sao mà mình đẩy lui nó, mình thấy tâm hồn mình cởi mở an ổn là đúng rồi.

Đó, rồi mình xả ra mình sống bình thường mà nó an ổn. Còn bây giờ mình ngồi lại, thì mình ngồi lại mình nhiếp tâm trong hơi thở, hoặc mình đi kinh hành mình không thấy nó. Nhưng mình ngồi lại bình thường thì mình thấy nó hiện ra, mà nó hiện ra nó làm cho mình buồn khổ này kia, thì tại mình bị ức chế nó, thì mình tu sai pháp.

2- TÂM TUÔN TRÀO VÀ CÁCH ĐỐI TRỊ

(07:34) Trưởng lão: Trong khi mà sư tu như vậy, sư thấy sao? Khi mình linh động rồi sao, mình có thấy an ổn không?

Sư Phước Nhẫn: Mình thấy nó dễ chịu hơn là theo thời khóa biểu, nó không bị ràng buộc, nó bức xúc.

Trưởng lão: Ừm, như vậy thì hãy cố gắng tiếp tục nó.

Sư Phước Nhẫn: Một cái nữa là con mới có một tuần là có hai ngày, tự nhiên nó tuôn trào nhiều quá. Con định hỏi Thầy coi mình nên cắt nó, hay là mình nhìn nó tuôn trào để cho nó ra hết hay là thế nào?

(08:02) Trưởng lão: Bây giờ nó có cái phần tuôn trào nó như thế này, coi như là nó tuôn, nó trào ra quá nhiều, cái chuyện này rồi nó nối tiếp chuyện khác, chuyện khác. Lúc mình tìm hiểu cái niệm tuôn trào đó coi nó có cái lý do để cho nó phá độc cư của mình không? Đó bắt đầu nó bị cô đơn rồi đó, nó mới tuôn trào đó.

Mà nếu mà nó phá cái niệm cô đơn, ví dụ như muốn phá niệm cô đơn: "Mình lấy kinh sách mình đọc tức là mày phá niệm cô đơn". Đó bây giờ nó tuôn trào rồi, bây giờ mình cứ, bây giờ mình thấy mà để vậy thì không được, mình tìm làm sao mà cho nó im.

Thì bắt đầu bây giờ đó, thí dụ như nó muốn lấy kinh sách, nó muốn nghe băng, nó muốn nghe cái gì, nó tuôn trào là nhất định là vô sự đó. Nghĩa là luôn luôn chịu đựng với nó, nó tuôn trào: "Kỳ này mày tuôn trào, nhưng tao nhất định là không phá độc cư, chết bỏ nhất định không phá độc cư. Không đi, không nói chuyện, không gì hết". Nó tuôn trào một thời gian sau nó sạch bóng. Lúc mà nó tuôn trào dữ tợn, nó tuôn trào ba, bốn lần là nó hết.

Sư Phước Nhẫn: Mình cắt nó hay là mình cho nó ra luôn?

(09:06)Trưởng lão: Bắt đầu nó cứ nó muốn nghĩ gì thì nghĩ nhưng mà mình không phá độc cư thôi. Để cho nó nghĩ gì thì nghĩ, mình không cắt. Nó nghĩ chuyện gì miên man thì nó nghĩ gì thì nghĩ. Nhưng mà nhất định là nó sai mình làm cái gì thì mình giữ chặt, bám chặt cái độc cư của mình. Nghĩa là nhất định không rời độc cư. Nó nói gì riết rồi bắt đầu nó luận riết rồi nó luận không được thì nó đi mất.

Cái giai đoạn mà, tại vì ở đây cái thầy Mật Hạnh đó, trong khi mà Thầy bắt buộc, thì là sống ba năm độc cư không được nói chuyện với ai hết. Nó ba, bốn lần như thế này, một lần nó tuôn trào, tuôn trào chịu không nổi đâu. Nhưng mà bị có Thầy, Thầy nói: "Chết bỏ nhất định là không có phá hạnh độc cư".

Nó cái vắng bóng, vắng bóng cái bắt đầu cái tâm nó quay vô, nó luôn luôn nó định trên hơi thở, mình khỏi cần nhiếp tâm nữa, nó luôn luôn nó biết hơi thở nó. Thầy mừng quá, thầy nói: "Ngon quá, bây giờ nó hết rồi". Nhưng nó trở lại chứ chưa phải đâu.

Bởi vì nó trở lại, nó trở lại rồi bắt đầu thầy chịu đựng với nó một lần nữa, nó đánh mạnh lắm. Nhưng mà nó đánh lần mà tới cái tất cả những cái tuôn trào đó hết rồi, tới chừng đánh thọ cái thầy không chiến thắng nổi nó. Chứ phải thầy chiến thắng nổi là thầy xong hết con đường tu rồi.

(10:15) Bởi vì Thầy dặn trước rồi, những cái này là kinh nghiệm hết rồi. Cho nên khi mà nó tuôn trào nhiều đó, là mình thấy nó đổ ra cho hết rồi đó. Mình mừng, chứ mình đừng có lo, đừng có sợ. Đó, "nhưng mà duy nhất là tao giữ cái hạnh độc cư của tao, sống trầm lặng một mình thôi, mày làm gì thì làm nhất định là không phá độc cư".

Tại đó là qua những kinh nghiệm của Thầy nó phá như vậy đó, có kinh nghiệm đó, cho nên đừng có ngán. Nhưng mà sợ tới đánh thọ đó, đánh thọ là mình một mình chết, hai mình sống đó. Bởi vì nó đau, nó nhức cái này, kia.

Thầy nói nếu mà nó đánh mình ruột thừa một cái là thấy mình cũng tiêu luôn đó, chứ đừng có nói. Ruột thừa chịu hết nổi rồi, nó đau kinh lắm. Vậy mà cái người mà quyết tử rồi, đau chết bỏ. Coi như là không có nhà thương vô đây.

Bởi vì đau ruột thừa người ta nói: "Tiếng thét của cơ thể", nó đau dữ lắm. Thế mà cái người mà tới cái giờ phút đó mà nó đánh đau ruột thừa rồi thì một chết, hai là sống. Nếu mà ta chết trong cái đời nay thì đời sau ta tiếp tục, ta tu tốt hơn nữa. Còn cái đời nay mà nhân quả chưa hết thì nó không chết đâu, cái ruột thừa tự nó, nó cũng lặn. Kinh lắm, nó đánh như vậy chứ không phải.

Bởi vậy Thầy nói ở đây là có những kinh nghiệm trên bước đường tu, vì chết mà. Cho nên khi mà nghe cái ông Phật mà ổng ức chế, ổng tiết thực quá độ, rồi ổng đi không nỗi, ổng nằm bẹp xuống, ổng thở hết ra hơi đó. Chúng ta nghe thì nó thường, chứ không phải chúng ta làm mà nó thường vậy đâu. Nghĩa là nó sắp sửa chết rồi nó không phải bình thường, nó đau khổ lắm. Đó như vậy là trong những cái phút mà chiến thắng.

Rồi trong lúc mà đức Phật nói về cái Ma Vương mà hiện đến, đúng là cái tâm niệm của chúng ta hiện đến đủ loại hết. Nó hiện đến nào dục thì nó hiện đến phụ nữ, có phải Ma Vương hiện không? Thì nó hiện đến những cái điều kiện làm cho chúng ta sợ hãi, có yên hay không? Nhưng mà nó hiện đến cái tướng thọ là Thầy nói thiệt nó kinh thiệt, chứ không phải không.

Con thấy như, thí dụ như thầy Minh Tông đó, thầy tu sai, nhưng mà vẫn là một cái tướng của Ma Vương nó hiện, chứ không phải không. Thầy khạc ra máu là tại tu sai, không nghe lời thầy. Chứ còn nghe lời Thầy thì nó không đánh đến cái mức độ đó đâu. Bởi vì cái thọ hành mà, chứ đâu phải cảm thọ do bệnh mà sanh ra, do sự tu của mình mà sanh ra. Mình tu cũng vậy, do mình tu mà nó sanh ra, nó sanh ra đó, nó thuộc về Ma chướng.

Còn Thầy là tu vì tổn thương cái vết thương, tổn thương cái cơ thể, sai pháp mà tổn thương. Bởi vì hơi thở mình nó tịnh chỉ, chứ không phải là đình chỉ. Còn cái này Thầy đình chỉ hơi thở để nhập Tứ Thiền thì nó sai. Cho nên thầy nín thở, thầy thở chậm, nhẹ rồi thầy nín thở. Cho nên vì vậy mà nó không đúng cách.

Còn cái người mà tập luyện Yoga đó, họ nín thở đó, họ có phương cách tập luyện để mà nín thở. Còn cái này chúng ta chỉ tâm thanh tịnh mà nó chỉ cái hơi thở mà thôi. Còn cái tâm mình chưa thanh tịnh mà mình muốn chỉ thì chỉ ngang sao được? Cho nên cái gì nó cũng phải có cái phương pháp và cách thức của nó.

Cho nên cái phương pháp của Phật để tịnh chỉ hơi thở, là nói cái phương pháp là cái tâm nó phải thanh tịnh, nó không còn tham, sân, si nữa, nó không còn bị ái kiết sử nó ràng buộc. Còn đằng này mình còn đủ mà mình muốn nó chỉ thì không được. Mình muốn nó chỉ tức là định chỉ. Còn Yoga nó chỉ bằng nó dùng tưởng. Nó nghĩ rằng nó thở bằng lỗ mũi, hay hoặc lỗ chân lông, hay hoặc là rốn, thì nó chỉ được cái hơi thở chỗ mũi nó, cho nên là nó thở chỗ khác.

(13:56) Cũng như cái cây kia nó thở, chứ nó đâu phải nó không thở, mà nó thở bằng lá. Còn mình mà muốn không thở lỗ mũi, thì phải thở bằng da, bằng lỗ chân lông thì nó mới được. Thì cái chỗ đó là cái chỗ luyện tập của người ta mà, người ta có pháp môn.

Cho nên người ta có ba hơi thở: Hơi thở thở ra, hơi thở dài và hơi thở nín. Cho nên Yoga nó có ba cái hơi thở nó luyện tập. Còn mình không có thở nín thì mình không có tập hơi thở nín. Mà khi nín thì người ta phải tập như thế nào? Còn cái này, mình không được luyện tập cái này mà mình nín thở thì mình phải chết thôi.

Mình chỉ tập tịnh để mà chỉ. Tịnh là cái tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh tức là cái tâm không phóng dật nữa.

Do đó thì mục đích của mình là mình tạo cho nó đừng có phóng dật. Mà bây giờ nó tuôn trào là nó phóng ra nhiều quá, nó phóng nhiều quá rồi. Thì nó phóng mặc nó nhưng mà đừng dật. Gọi là "phóng tâm chứ không được, tao không cho mày phóng dật". Mà hễ nó phóng dật tức là nó sai mình đi, nó làm cho mình mất độc cư.

Cho nên Thầy nói thấy đống rác đó mà mình lấy, mình muốn cho nó sạch, mình lấy chổi quét là bị phóng dật. Còn nó khởi "ờ cái đống rác đó dơ", thì thấy biết dơ đó. Nó khởi niệm thấy dơ đó thì biết, thì nó mới phóng tâm. "Phóng tâm mặc mày, tao không thấy cây chổi đâu", thì nó không phóng dật.

Cũng như bây giờ mình sống độc cư, mà bây giờ nó phóng, tâm nó khởi cái này, cái kia, cái mình đi theo nó, đó thì mình phá độc cư thì mình bị phóng dật. Cho nên khi mà phóng tâm mà chúng ta không để cho nó phóng dật thì chúng ta sẽ. Cái tâm thật là thanh tịnh, nó sẽ thành tựu, nó hết phóng dật nữa rồi. Nó mặc nó phóng tâm. Bởi vì nó tuôn trào là phóng tâm, chứ không phải phóng dật. Mà mình đi theo cái niệm đó là bị phóng dật.

Cũng như bây giờ nó tuôn trào về cái, nó đánh mình cái thọ, nó làm cho mình đau. Nó làm cho mình nhức chỗ này, đau chỗ kia, để rồi mình đi ra mình trị bệnh. Thì mình đi ra trị bệnh là mình phóng dật, mình theo cái thọ đó là mình bị phóng dật.

(16:02) Đó nó rõ ràng ngay trong thân mình thôi. Mà bây giờ nó nhức cái tay này quá trời, chịu không nổi, đau quá. "Thôi giờ đi bác sĩ coi sao để trị", thì khi đi bác sĩ mình bị phóng dật.

Đó mấy sư thấy chỉ rõ chỗ phóng dật, phóng tâm chưa? Mà bây giờ nó đau nhức vậy là phóng tâm chứ gì? Mà mình dời cái tâm mình đi chỗ khác không được, cho nên vì vậy mà phải đi bác sĩ.

Còn: "Mặc mày, mày đánh cái chuyện tầm thường mà, tao đâu có sợ mày".

Luận cớ: "Tu như vầy buồn khổ như vầy làm sao phải tu thấy an ổn", nó luận hay lắm. "Tu mà vầy thì làm sao?". Nhưng mà khi mà tuôn trào rồi mình luận kiểu đó là mình tiêu. Bình thường nó một, hai niệm, nó khởi một, hai niệm thì mình quán xét được, mà nó tuôn trào thì quán xét không nổi rồi.

Bởi vì bây giờ nước ở trên thác nó đổ xuống mà chặn thì không nổi đâu. "Ờ nó đổ, mặc tình đổ, tao không có theo mày thì thôi, tức tao không phóng dật thôi". Có vậy thôi, âm thầm chiến đấu "Mày phóng tâm gì đó phóng, mày phóng bây giờ kêu là hàng vạn, hàng lố tao cũng không ngán đâu". Đó cứ vậy thôi.

Nghĩa là: "Bây giờ tao khép chân ở đây, tao cũng nương theo các pháp, giờ giấc tao cũng nương như vậy, mà hễ xả ra thì mày phóng mặc tình, tao không thèm".

Đó hồi mình, như vậy chứ thật sự ra thì mình có pháp mà. Mà nó tuôn trào vậy chứ lúc mình nhiếp hơi thở thì nó cũng vắng hoe, tại vì mình biết cách. Do đó mình đi kinh hành nó cũng vắng hoe, nhưng mà mình xả ra là nó tuôn.

Chứ không phải là mình để, mình ngồi đó nó tuôn hoài đâu, không phải đâu. Mình cũng cứ giờ giấc, mình cũng tới giờ: "Ờ bây giờ mình chưa tuônnhưng mà tao không có lo mày đâu".

Hễ nó nhiều, nó liên tục nhau đó thì mình không quán nó hết đâu, không có dừng mà quán đẩy lui nó. Một, hai niệm thì mình còn quán, tư duy, còn nhiều thì không quán. Nhiều thì mình giữ chặt độc cư, cũng như ôm cái phao mà chịu sóng gió. Lúc bấy giờ chỉ ôm cái độc cư mà chịu sóng gió thôi.

(17:56) Cho nên Thầy nói: "Bí quyết thành công Thiền định là độc cư". Nghe chữ bí quyết, mà đức Phật dạy bốn mươi hai bài kệ độc cư rõ ràng mà. Mà thường ở trong kinh, đọc lại trong kinh Tăng Chi có nè, Tương Ưng có nè, Trung Bộ có nè. Mấy bộ kinh, bộ kinh nào đức Phật cũng nhắc về độc cư hết. Chứ không có nói mà chỉ có bốn mươi hai bài kệ đó đâu. Nghĩa là luôn luôn nhắc cái đời sống trầm lặng, đời sống độc cư. Mà trong cái bài kinh nào đó mà đức Phật đuổi năm trăm vị Tỳ kheo, đệ tử của ông Xá Lợi Phất và ông Mục Kiền Liên đó, đến mà làm ồn náo, đức Phật đuổi đi.

Thì quý sư biết rằng cái hạnh mà im lặng, chịu đựng, đó không phải là một cái sự dễ đâu. Nghe mình nói như vậy đó chứ không phải là sống đơn giản.

Vua A Xà Thế mà khi mà vào thăm đức Phật mà nghe một cái khu rừng một ngàn mấy trăm vị Tỳ kheo mà im phăng phắc như vậy đó, nhà vua giật mình hỏi vị quan mà hướng dẫn đi đó, nói: "Bộ ông gạt ta hay sao? Đâu có lý mà cái số người đông mà im phăng phắc như vậy". Cho nên chỗ đức Phật ở là im lặng độc cư hết.

Còn mình ở đây đó, Thầy nói thật sự ra Thầy thấy quý thầy làm củi, làm này kia, Thầy thấy không đúng cách rồi, làm ồn náo. Nhưng mà vì cuộc sống của mình còn nấu nướng, này kia, thôi quý Thầy tùy duyên thôi. Chứ còn thật sự khu vực, chỗ này là khu vực mà không có tiếng động nào cả. Trừ ra chim kêu, vượn hót chứ còn chúng ta không được làm động.

Bởi vì Thầy chưa có đủ cái duyên để mà tạo được cái cơ sở để cho quý Sư tu mà. Người nào đến đó lộn xộn, Thầy cho đi xin ăn. Chỗ nào mà ra xin ăn thì thôi, chứ mà không có lộn xộn, không có nấu nướng gì hết. Ở ngoài đó có tiệm cơm người ta nấu, người ta làm cái gì người ta làm, mình lại đó xin thôi. Còn ở đây kẹt quá, bởi vậy Thầy nói khó lắm, nó không đơn giản, tạo cái môi trường để cho quý vị tu.

(19:56) Người nào tu được thì vô tu, mà tu không được thì cứ về, chứ đừng có làm động, Thầy nói thẳng. Bởi vậy đức Phật nói: "Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia sống không nhà cửa, không gia đình". Chúng ta đã chấp nhận cái phạm hạnh đó rồi thì nhất định đời sống chúng ta chỉ còn đi xin. Mà nếu mà chúng ta làm cái chuyện khác là không được rồi. Đi cúng bái, tụng niệm là sai, không đúng. Chùa thì đánh chuông, gõ mõ là không được, cấm bặt hết thứ đó rồi, thứ đó là thứ đời.

Mình tối thì để yên tịnh. Tối thì gõ chuông, gõ mõ, rồi đánh hồng chung đồ nghe rền vang hết. Bộ cái đó nó đưa chúng ta đi lên thiên đàng được sao? Làm hao tốn, một cái chuông là bao nhiêu tiền, bạc, vàng đổ trong đó mà đúc. Chứ đâu phải khi không mà được cái đó, thế mà làm có lợi ích gì đâu?

Bởi vậy Thầy nói những cái hiểu sai lệch nó làm cho chúng ta mất yên ổn. Còn bây giờ thí dụ như mình đi làm cái này, cái kia, chặt cây, đốn củi, làm rần rần, rộ rộ, nó cũng phải động chứ. Thầy nói thật sự ra mà làm những cái điều đó là nó không đúng, nhưng mà ngay bây giờ biết làm sao?

3- SỐNG VÔ SỰ LÀ GIẢI THOÁT

(21:05) Chứ Thầy mà nếu mà Thầy mà có được cái chỗ nào mà yên ổn, mà như ở trong cái. Bởi vì nhà nước này họ bắt buộc mình phải làm để sống, chỗ nào cũng có lao động với làm này kia. Cái người tu, người ta tu, người ta chiến đấu với tâm người ta, ai làm nổi không?

Đức Phật nói: "Thắng trăm trận không bằng thắng mình, thắng mình mới là chiến công oanh liệt". Mà một khi mình chiến thắng mình, đâu phải chuyện làm ít đâu. Hằng ngày người ta chiến đấu từng phút, từng giây, từng niệm, tâm niệm người ta, còn bắt người ta đi làm cái chuyện đó. Đi làm đẹp cảnh cho thiên hạ tới xem chơi nữa, có phải đúng không? Đâu có đúng cái chỗ tu hành đâu.

Cho nên tu là phải tu đúng, mà không tu thì thôi. Không có tạo cảnh cho bà con đến đây xem. Nói thật sự ra Thầy nói thật sự ra bây giờ đây nè, những cái đường xá của chúng ta bây giờ còn có đường mòn vậy thôi, nên không cần mà phải quét, không cần mà phải làm cho nó rộng rãi, sạch sẽ gì hết. Chúng ta đi cho nó, dưới chân chúng ta chừng một khoảng nhỏ như vậy, như đường mòn như vầy cũng đủ rồi. Cũng đủ đi kinh hành rồi, không cần phải dẹp.

(22:11) Đời sống chúng ta là đời sống vô sự, không có phóng dật.

Còn làm cho lớn, thì ta thấy chỗ đó dơ cũng phải đi quét, phải không? Thầy nói thật sự nó phóng dật hết ráo, nó không còn cái gì mà sống gọi là tu nữa đâu. Như vậy là chúng ta muốn giải thoát hay là chúng ta muốn thế tục? Còn nếu mà chúng ta làm sạch sẽ, cảnh quan đẹp đẽ, đó là bị thế tục hoá. Đời người ta cũng chưng kiểng, cũng làm cái đẹp, cảnh đẹp cho người ta sống, người ta hưởng thụ những cái dục lạc đó, mình bằng vua chúa sao?

Hồi xưa mà chúng ta nghe như vua Đường Minh Hoàng, hay hoặc là mấy nhà vua coi. Những cái cảnh mà vườn thượng uyển của họ coi đẹp bao nhiêu không? Mà có còn chỗ nào đâu? Đó! bây giờ chúng ta trở về Huế, chúng ta thăm những cái nơi mà đền vua của nhà vua mà nhà Nguyễn. Bây giờ chúng ta ra miền Trung thì chúng ta thấy có phải đẹp không? Chúng ta bằng họ không? Thế mà bây giờ chúng ta đi tạo những cái chùa để mà làm như cái cung điện ở ngoài Huế, vậy thì thử hỏi chúng ta làm cái thứ gì? Ra cái ôn gì mà chúng ta đi làm cho thiên hạ đi, cho nó làm động.

Thầy nói thực sự tu là tu, vô trong khu rừng đó ở, mai mốt đi chỗ khác, không có ở đó để làm cảnh quan. Đó là một cách thức mà chúng ta tu. Cho nên chúng ta phải nỗ lực tu cho đúng, sống cho đúng hạnh thì chúng ta sẽ đạt.

Cho nên Thầy xét rồi Thầy thấy cuộc đời này, người tu mà, ai cũng ham nhưng mà tu không được. Tâm của họ không vô sự. Họ không vô sự thì họ không giải thoát đâu. Cho nên Thầy nói Thầy chỉ còn hy vọng là ở chỗ viết ra những cái sách đạo đức dạy người ta có đạo đức, người ta giảm bớt được những cái điều ác. Người ta đặt đúng cái lòng thương của họ, để cho họ không làm khổ mình, khổ người. Sống đúng cái đạo đức nhân quả, cái đạo đức nhân bản của con người để cho họ không còn sợ hãi.

(24:08) Chứ còn tu giải thoát mà tu theo kiểu mà gọi là để mà nhập định, để mà làm chủ sự sống chết thì nó không có đâu. Họ sống theo kiểu đó thì kể như là tu nhân quả. Chứ còn tu mà theo mà tu mà giải thoát, Thiền định nó không bao giờ vô hết.

Sư Tuệ Tĩnh: Chứ vậy mà mấy ổng cũng cố ngồi thiền dữ lắm.

(24:30) Trưởng lão: Thầy nói ngồi là ngồi, chứ không làm gì được hết, không có làm cái gì được hết. Bởi vì cứ nhìn đi, từ thầy Tổ của mình cho đến bây giờ mà mọi người họ ngồi rất nhiều, họ tập ngồi rất nhiều. Nhưng mà họ làm được những gì? Không có làm được cái thứ gì hết. Thầy nói thật sự, có ông nào mà ngồi mà làm chủ được sự sống chết đâu?

Thầy nói cái đó là nó cũng thuộc về loại thần thông rồi đó, mà có làm chủ được sự sống chết chưa? Ngồi để mà tìm thần thông chứ gì? Trong khi cái tâm mình như cái bãi rác, mà ngồi ở trên cái bãi rác mà để cho nó thanh tịnh mà nó thành công thì, thôi nói mình, nói làm chủ được sự sống chết thì cái chuyện đó không có đâu. Cái đống rác hốt cho sạch, thì chừng đó nó mới có được những cái điều đó, nó mới đúng. Còn bây giờ nó có những cái điều đó là không hề đơn giản, viễn vông.

Cho nên ở đây thì tu thật, làm thật. Còn chúng ta thấy tu không nổi thôi chúng ta cứ ra đời sống với cư sĩ đi. Chứ đừng có thèm tu mà nó không tới đâu rồi nó mang tiếng. Nó làm cho người ta thấy tu sĩ mà nó vẫn y như người đời, nhận không ra. Chỉ có chiếc áo với cái đầu trọc của chúng ta, bởi vậy không có lý gì hết. Chúng ta (tất cả tu sai), đừng có làm điều giả dối. Thầy nói mình tu sai một chút là mình giả dối đó, mình làm cho người ta phỉ báng Phật pháp.

4- NHỮNG KHÓ KHĂN BAN ĐẦU KHI XÂY CẤT TU VIỆN

(25:55) Cái đó là Thầy nói, Thầy nhắc nhở. Bởi vì Thầy tiếc rằng cái duyên của Thầy trong cái kiếp này nó chưa có đủ để mà xây dựng cái cơ sở làm trong cái xã hội này, cái xã hội này không cấp phép. Chứ mà nếu mà nó hiểu biết được nó cho phép thì. Bởi vì bây giờ nó cho phép thì Thầy đâu có cần gì mà Thầy phải đi cất một cái chùa đâu.

Bây giờ cho phép Thầy, Thầy sẽ cho ngươi vô xây dựng nó, ở trong đó. Nó sợ nhất là người ta có cái chùa. Bởi vì cái người làm chính trị họ nói: "Có chùa đẹp đó, thì cái ông đó ổng không dám làm gì hết. Vì ổng làm, ổng sợ nhà nước tịch thu cái chùa ổng sao. Còn cái ông mà không có chùa đó, ông dám làm chính trị lắm đó. Ổng làm rồi, ổng chạy tuốt xứ có cờ thì mình hồi ổng rình đó. Bởi ổng không có chỗ nào nói thành ra nó khó quá. Còn cái ông này có cái chùa đẹp, dụ cho ông cất cái chùa đẹp, cái ổng không dám làm gì hết, không dám chống mình gì hết. Còn cái ông mà ở chòi tranh, vách lá thì sợ lắm. Ổng làm cái chỗ này một keo cái ông nhảy chỗ khác, ông bỏ. Ổng không có tiếc gì hết".

Hồi Thầy mới về đây, Thầy cất ba cái thất nhỏ, mấy ông Nhà nước vô đây: "Cái ông này tổ chức cái gì đây?". Họ nói vậy mà. Chính những người mà bà con xung quanh đây đó, được nhà nước đặt để mà theo dõi. Hỏi: "Ổng làm cái gì ở đây? Mấy người phải theo dõi xem để coi thử coi ổng làm cái gì, ông cất chòi chòi như vậy? Biết đâu chừng ở cho, cái ổng dẫn ra ngoài huyện, cái ông biểu tình một bữa là chắc tụi tui cũng tiêu luôn". Nó dám nói như vậy đó.

Nhưng mà những người này họ đều là mến Thầy, mới đến nói với Thầy nên Thầy mới biết, chứ làm sao mà Thầy biết được điều đó đâu. Bởi vì mình đâu có lưu ý những cái chuyện đó đâu. Thành ra mình chỉ "à bây giờ chỉ làm những chuyện gì đó mình cứ làm thôi", nhưng mà nó thấy cất nhà là nó sợ. Mình cất nhà theo cái kiểu mà cất nhà dã chiến mà. Nó ngán là dựng lên ở vậy, chứ ít bữa đập bỏ, nó sợ lắm. (27:59) Nhưng mà thời gian sau theo dõi đúng là Thầy tu thiệt, cho nên cái chùa này bắt đầu ở nơi đây nó mới được yên ổn.

Thì quý sư nhớ là đầu tiên mà Thầy Như Hải, cô Bảo, cô Chánh, Thiện Ngộ, bốn người về đây ở tu là. Bữa nay về ở đây lên trình giấy tờ xin giấy tạm vắng, tạm trú đàng hoàng. Lên trình rồi thì bữa nay trình thì ngày mai nó vô nó bắt, Nó vô nó mời ra huyện chứ nó không có lên trên xã nữa mà ra huyện nó nhốt ở ngoải. Thì các sư biết nó không phải đơn giản với nó đâu.

Bởi vì khi mà nó mời ra thì nó nói có chuyện, nó mời thôi. Nhưng mà ra ngoải nó bắt nó giam, nó điều tra nó hỏi. Nó hỏi: "Tại sao mấy ông thấy cái chùa người ta ở đây, chùa nào nó cũng khác, tại sao cái chùa này lạ lùng vậy? Chuyên là chòi tranh, vách lá không, mà lại không ở chung, người cái, người cái, có nghĩa là gì? Mấy ông làm cái gì? Mấy ông nói đi". Rồi nó hăm he đủ thứ.

Cái chú Thiện Ngộ là cái chú thanh niên đó, trời ơi. Nó hành chú dữ lắm, nó nhốt chú ở trong cái xô. Cái xô là nó có cái phòng như vầy mà nó chật, ngồi cái đầu phải khum vậy nè, nó nhốt ở trong đó. Mà ở trên là nó lợp thiếc, nó nóng. Chú nói phải cởi quần, cởi áo đó, chứ không phải đâu.

Nhưng mà nó điều tra, nó hỏi ở đây làm cái gì? Như vậy rồi. Còn thầy Như Hải thì ổng già, cô Bảo thì cổ bảy chục tuổi rồi, còn thầy Như Hải thì ổng sáu mươi mốt, sáu mươi hai tuổi rồi, ổng cũng lớn rồi. Còn cô Chánh đó thì có gia đình liệt sĩ, cổ có giấy tờ đàng hoàng. Thành ra mấy ông, mấy người kia thì không có, nhưng có cô Chánh thì có.

Mà bởi vì mỗi người ở một xứ, cô Chánh thì ở dưới Cao Lãnh, thầy Như Hải thì ở Nha Trang, Thiện Ngộ thì ở Bình Dương, còn cô Bảo thì ở Long Đất, Đồng Nai. Bốn người thì ở bốn tỉnh mà tập trung về một chỗ. Nó nói Thầy về đây đặng mà huấn luyện cán bộ, đặng về tỉnh mình mà hoạt động, nó điều tra đó.

(30:14) Thì các sư thấy, Thầy khi mà về đây, Thầy tổ chức một cái nơi để mà đi xin. Thầy tổ chức mà, nhưng mà nó làm xấu lắm, không được. Nó sẽ ảnh hưởng đến cái gia đình của cái người ta khi người ta phát tâm, thành ra không dám. Do đó mới ở trong này mấy cô nấu cơm sớt. Chứ Thầy đề nghị là cô Út nên ra ngoài, ở ngoài tổ chức một cái nơi để mà nấu cơm giúp cho chư Tăng ở trong khu vực này, chứ không phải là ở đây.

Nhưng mà ra ngoài thì mới vừa định tổ chức như vậy thì cái gia đình đó họ cũng rất mến Phật giáo. Họ thấy cái sự tu hành của mình, họ cũng mến. Họ sẵn sàng họ trợ giúp để mà thành lập một cái nơi, để mà mình đến đó thì người ta cúng dường mình, mình chỉ đến xin mình ăn thôi. Cách đây chừng khoảng độ chục cây số, chứ không có xa đâu. Chung một ấp thôi chứ không có gần, không có gần đây. Để cho mình ôm bát, mình bữa nào mình cũng đi ra đó mình xin.

Đó! Thì lúc bấy giờ tính dự định chương trình như vậy rồi, thì cô Út sẽ là điều khiển ở trong cái tiệm cơm chay đó, cái nơi đó. Nhưng mà phía nhà nước họ làm gắt quá, bốn người về chóng mặt rồi. Mà mình hế, mình mở cái tiệm cơm chay ra nữa thì chắc nó nói: "Đây là cái trại tiếp tế lương thực". Nó làm luôn liền đó, chứ đừng có nói chuyện, cho nên Thầy thôi.

Thì hôm nay Thầy nói thật sự ra Thầy thấy, mặc dù là ở đây, nhưng mà ai cũng quyết tâm đến. Quý vị đều về là muốn tu hết chứ không có gì, nhưng mà tu sai pháp. Cho nên tu sai làm sao để giải thoát đây? Nhưng mà bây giờ không có rầy nói thì làm sao các vị nghe.

Chứ Thầy mà nếu mà có cơ sở mà Thầy tổ chức đi xin ăn rồi. Bây giờ muốn tu là phải sống đời sống phạm hạnh đúng. Đời sống phạm hạnh như thế nào sao, sao Thầy xong hết rồi. Mà vô đó thì bắt đầu bây giờ đó, sắp xếp chuyện gia đình gì đó sắp xếp hết. Như bây giờ thí dụ như con phải không? Là sắp xếp được thì mới vô, mà không sắp xếp được thì khoan vô đã. Còn dính líu cái gì thì đừng có vô, vô đây thì phải ái kiết sử phải cắt.

5- ÁI KIẾT SỬ

(32:27) Cho nên vì vậy mà Thầy nói có người nói thế này: "Nói cái đó là cái pháp của Thầy đặt ra, cho nên Thầy lấy pháp đó mà thí nghiệm đệ tử của mình". Họ nói vậy nữa. Họ nói: "Thầy bây giờ Thầy nói như vậy, chứ cuối cùng Thầy cũng vẫn còn cô Út, vẫn còn Mật Hạnh, là con cháu của Thầy chứ gì? Biểu người ta cắt đứt hết mà Thầy vẫn còn".

Chứ ngày xưa ông Phật cũng còn La Hầu La, cũng còn ông A Nan, là cũng là anh em của ổng, con của ổng. Rồi vợ ổng đi tu, rồi dì ổng cũng đi tu. Bởi vì người ta đi tu, chứ phải người ta còn ở ngoài đời sao? Còn mình, con cái của mình còn ngoài đời, nhưng mà mình cũng muốn còn nữa, thì mình tu thì tu sao được? Còn Thầy bây giờ cô Út cũng đi tu mà, Mật Hạnh cũng đi tu mà, phải không?

Thì đức Phật ổng nói: "Mình cắt đứt hết thì mình mới được chứ". Còn cái này ổng không thấy. Ổng thấy, ổng tưởng là Thầy còn mấy người đó. Mấy người đó phải chi mà ở ngoài đời thì chắc chắn là không có được. Mấy con thấy đến đây đó, anh em dòng họ của Thầy không bao giờ mà Thầy đến nhà. Nghĩa là coi như Thầy cắt đứt hoàn toàn. Thầy cũng không ngắm nghía ai hết. Mà ai muốn tu thì vô Thầy nhận, mà không tu thì thôi, chứ Thầy không có.

Thầy thì không bao giờ mà Thầy đến Thầy thăm chú, thăm bác, thăm cô, thăm cậu, thăm mợ, thăm người nào hết. Thầy không thăm người nào hết, Thầy cắt đứt hoàn toàn. Bởi vì đối với Thầy, ái kiết sử nó toàn mọi thứ là nhân quả. Ai có duyên cô, bác, anh em ruột thịt, dòng họ của Thầy có duyên thì cứ đến, mà không duyên thì thôi.

Thí dụ họ đến họ thăm Thầy thì thăm, nhưng Thầy không bao giờ đến đó. Cho nên nhiều khi bà con dòng họ Thầy mới nói: "Thầy tu hành không còn bà con dòng họ ai nữa hết". Bởi vì Thầy ái kiết sử Thầy cắt đứt hết rồi, Thầy nói không còn để nữa.

Nhưng mà dòng họ, anh em của Thầy luôn luôn biết được cái sự tu hành, đến Thầy tiếp nhận liền, sẵn sàng hướng dẫn, dạy, Thầy không bỏ. Nhưng mà dính mắc về tình cảm mà gia đình, không dính mắc, không dính mắc ai hết. Đó là những cái cụ thể rõ ràng mà.

Ví dụ bây giờ cô Út nè, mà cổ không tu nè, cổ không sống. Cổ có chồng mà cổ vô đây cổ làm thì Thầy đuổi ra rồi, ở đây không có tình cảm. À, cổ hy sinh cái đời của cổ, cổ ở đây cổ nấu cơm, cổ giúp cho chúng Tăng này, kia. Cổ thực hiện cái tâm cổ tu hành để xả thì được, tốt. Cô Út cổ đang tu thì cứ ở đây.

Còn thầy Mật Hạnh, thầy tu thì thầy ở đây, mà thầy không tu thì ra, Thầy cũng vậy đó. Còn Mật Hạnh hiện giờ các con có biết không? Là nó đi trắc nghiệm sau những lần mà tu ở đây để xem coi tâm nó còn bị động không? Còn bị lôi kéo không? Ở đây tu rồi để thử mà. Nếu mà mình tu mà mình thấy mình còn bị lôi kéo thì mình còn yếu, mình tu nữa. Còn mình thấy không có ai lôi kéo mình được hết thì tốt rồi.

Thì do đó mà những cái trắc nghiệm để cho thấy được cái pháp tu của mình xả tâm đến cái mức nào? Và mình đã làm chủ được mình ở chỗ nào? Và trí tuệ của mình đương đầu với sự vật đó, mọi pháp ở ngoài như thế nào, để rút tỉa những kinh nghiệm đó trong cái pháp có đúng không? Đó! Thầy nói như quý sư thấy rất là rõ trong cái vấn đề mà tu hành một người tu sĩ theo đạo Phật.

6- DÙNG TRÍ TUỆ TAM MINH ĐỂ CHỈNH ĐỐN KINH SÁCH

(35:54) Còn vừa rồi Thầy đọc cái tập không biết của sư Chương đó, có lẽ chưa đọc. Người ta chỉ trích thầy Chân Quang, tức là thầy Thông Huyễn đó. Phật tử họ mang về cho Thầy. Có nhiều người chứ không phải một người. Nhưng mà cái chỉ trích đúng cũng có, mà cái chỉ trích sai cũng có.

Thầy Chân Quang thì thầy nói thầy ở trong cái thế giới siêu hình thầy ra, cho nên thầy muốn hơn ông Phật. Cho nên họ chỉ trích đó. Bác Đại thừa không đúng, bác Tịnh Độ không đúng. Thầy mượn cái sự nghiên cứu khoa học mà thầy nói đông, tây. Cho nên nói cõi Cực Lạc là cõi Tây Phương đó, luận không đúng. Cho nên chúng nó đập thầy cũng phải. Nó không có đúng cách.

Bởi vì cái ông Phật là ổng là một cái người mà có thể nói là tu chứng cái trí tuệ siêu việt. Không thể nào là con người chúng ta, sau này các Tổ không có người nào mà hơn ông Phật. Các tôn giáo, cái giáo chủ mà của tôn giáo đó, nó chưa có phải là những ông Phật của chúng ta. Cho nên kinh sách đó được cái người sau thêm thắt vào để làm cho cái tôn giáo đó sáng tỏ thêm.

Thí dụ bây giờ cái tôn giáo nào đó, cái ông giáo chủ đó ổng sáng lập ra. Nhưng mà nhờ các cái đệ tử của ổng sau này nó bổ sung thêm những cái kinh sách. Nó làm cho những cái bộ sách - nó chân lý của ông ta, nó sáng tỏ thêm là nhờ cái số đệ tử của mình. Thí dụ như Khổng Tử thì phải nhờ Mạnh Tử, phải không? Đó là những người mà có thể nói là làm cho thêm cái đường lối của Khổng Tử sáng tỏ thêm.

Còn ông Phật Thích Ca nói đủ rồi, nó không cần ai nữa hết. Mà nếu cần thì ông đó không thể nào mà luận nổi, các sư hiểu điều đó. Bởi vì ông Phật là một cái người mà phải nói rằng, khi mà ổng thuyết pháp thì không thể nào thiếu mà cũng không thế nào thừa. Cho nên người sau mà đặt thêm ra nữa thì đó là sai hết.

(38:05) Thí dụ như ông Long Thọ, ổng đặt cái Trung Quán Luận, phải không? Nhưng mà Trung Quán Luận của ổng là của ổng chứ không phải của Phật. Người ta thấy là nó hay, nhưng mà sự thật nó hay của ông Long Thọ chứ không phải là của Phật. Phật vừa đủ cho chúng ta để xây dựng một con người có đạo đức, một con người có làm chủ sự sanh tử luân hồi. Có thần thông đầy đủ nhưng không quan trọng đối với thần thông. Không có những cái lý luận, lý luận rất là thực tế, cụ thể, không có lý luận mơ hồ.

Còn ông Long Thọ ổng lý luận, lý luận cái kiểu lý luận mơ hồ, trừu tượng. Người ta thấy hay nhưng mà cái hay ở trong cái tưởng rồi đó, chứ không thể là cái hay ở trong thực tế. Còn ông Phật, cái lý luận của ổng, cái lý luận đơn thuần, cái lý luận mộc mạc nhưng rất thực, mỗi pháp đều chỉ rõ.

Chúng ta đọc lại kinh Nguyên Thủy, chúng ta thấy không thể nào mà ai sửa gì được hết, mà cũng không ai thêm được cái gì vô trong đó nữa. Nói rõ, nói đúng đời sống của chúng ta khi mà thực hành. Cho nên người nào mà thêm vào đạo Phật, tưởng là hay, tức là muốn làm hơn ông Phật thì không được đâu. Đối với ông Phật không thể kẻ nào mà hơn được.

Cho nên người sau chúng ta học của ông Phật chưa hết thì không thể nào mà làm hơn ông Phật được. Bất quá Thầy có thực hiện được những cái thần thông như ông Phật, nhưng mà đối với cái sự mà ổng đã nói, đã luận ở trong kinh sách thì Thầy không thể nào đi qua khỏi ông Phật. Nội hiểu cái của ông Phật không mà hiểu còn không nổi, thì thử hỏi hiểu cái gì? Làm sao thêm ở trong đó được? Cho nên các Tổ của chúng ta làm những cái điều đó, cái thực chất muốn hơn ông Phật.

(39:48) Thì bây giờ đó, ngay cả bây giờ Thầy thấy, những cái. Mặc dù Thầy chưa có được nghe những cái lời thuyết giảng của thầy Chân Quang như thế nào, nhưng mà ở trong đó họ trích ra. Bởi vì đưa trên mạng internet mà, đưa lên trên mạng để cho cả thế giới người ta xem. Cho nên Thầy không có được nghe cái băng, nghe những cái lời giảng của thầy Chân Quang. Nhưng mà trong khi mà họ trích ra, thì những cái đoạn đó Thầy đọc sơ qua, Thầy thấy có nhiều cái sai.

Chính ông Phật đã nói rằng: "Thế giới siêu hình là thế giới tưởng". Thì có cái thế giới siêu hình nào mà thầy Chân Quang ở mà đi ra? Thầy tưởng mà thôi. Ông Phật nói đúng là không có cái gì cả, đó là bằng chứng sự thật mà. "Tưởng tri chứ không phải liễu tri mà", nói rõ ràng mà. Thế mà bây giờ nói như vậy là sai.

Còn mượn mà nếu mà nói rằng: "Một cái tôn giáo phải có người sau thừa kế để mà chỉnh đốn những cái tạng kinh như rừng của mình mà bây giờ đó, thì Phật giáo phải có như vậy thì nó mới là, mới hay, mới đúng". Sự thật không phải đâu, cái đó là cái sai của Phật giáo rất lớn. Bởi vì như vậy ông Phật là cái người chưa đại giác, chưa có đủ cái trí tuệ. Cho nên người sau họ còn thêm thắt, họ còn luận cái này, luận cái kia thêm ở trỏng, thì nó không có đúng. Đó là những cái sai.

Thỉnh thoảng thì nó có những dịp Thầy sẽ vạch ra hết những cái này, để cho thấy là cái người sau đã thêm không có đúng, chớ không phải là của Phật. Nhưng rất đụng chạm. Nhưng đụng chạm là đụng chạm, phải chỉnh đốn lại Phật giáo. Bởi vậy Thầy tiếc, quý sư cố gắng nỗ lực tu hành, để rồi chúng ta có đủ cái khả năng, cái khả năng chúng ta chỉnh đốn lại Phật giáo.

Khả năng của chúng ta là khả năng không có thời gian, để chúng ta trở về cái quá khứ, chúng ta quan sát lại những cái lời đức Phật dạy ngày xưa. Cái này thật sự không có cái nào giả dối đâu. Cái thời gian nó sẽ bị cô đọng lên trên một điểm quá khứ, vị lai và hiện tại. Lúc bấy giờ chúng ta sẽ phá vỡ cái thời gian, thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ ở trên một cái điểm. Trên một điểm chúng ta sẽ nghe được những cái lời của Phật dạy ở trong những cái bài kinh, bài kinh đó có hay không?

(42:03) Thí dụ bây giờ chúng ta lật kinh Trung Bộ ra, chúng ta coi thử cái bài kinh đó như thế nào, có hay không? Ví dụ bài kinh Gopaka, xem coi có cái bài kinh này không? Ai đặt cái bài kinh này? Thì lúc bây giờ chúng ta trở về cái thời điểm mà cái bài kinh này đức Phật đã thuyết.

Thì cái thời gian nó nằm ở trên một cái điểm đó, thì lúc bấy giờ chúng ta, ý muốn của chúng ta nghe cái bài kinh đó là chúng ta đã nghe liền, chứ đâu có cái gì đâu. Bởi vì cái pháp hướng của chúng ta đã tinh nhuệ, tức là nó đủ cái lực của chúng ta. Cho nên khi mà tâm chúng ta khởi muốn cái bài kinh này, cái thời điểm đó coi có hay không? Thì ngay đó chúng ta nghe tiếng nói của Phật còn vang rền trong tâm tư của chúng ta. Lời nói rất rõ ràng, từng chữ, từng nghĩa, chứ không phải như mấy ông kết tập đâu.

Sư Tuệ Tĩnh: Cái đó là trong Tam Minh hả Thầy? Khi mình tu tập được Tam Minh hả Thầy?

(42:50) Trưởng lão: Tam Minh đó.

Sư Phước Nhẫn: Xin bạch Thầy, trường hợp mà Đức Phật nói tiếng Pali đó thì người Việt mình nghe được, hiểu được?

(42:58) Trưởng lão: Nghe toàn bộ, nghe hết. Khi mà ở trong tâm thì không có tiếng nào mà mình không nghe, nó không có cách. Cái loài chim nói mình cũng nghe được nữa, chứ đừng nói loài người. Nghĩa là bây giờ thí dụ như cái ý của người đó khởi ra là mình đã hiểu ở trong đó chưa nói ra lời, huống hồ là ngôn ngữ. Cho nên khi mình ở trong tâm mình, mà ở trong cái Tam Minh rồi đó, thì không có cách biệt cái không gian và thời gian. Tức là không có bị cái ngôn ngữ nữa, hết bị ngôn ngữ. Còn mình không có ở trong cái Tam Minh thì bị ngôn ngữ.

Bởi vậy mình đâu có cần phải học, từ điển thông suốt hết à. Mình học để cho mình sử dụng mình nói ra thôi. Chứ còn cái hiểu của cái người đó, người ta như thường. Nhưng mà lúc bấy giờ người ta ở trong đó mà người ta sử dụng cái thân người ta để nói, người ta điều khiển nói tiếng Anh, tiếng Mỹ như thường, không có khó khăn, không phải cần học đâu. Nói giống giọng, nói đúng giọng tiếng Pali, hay tiếng Sanskrit gì thì nói không có trật.

(43:55) Kinh lắm! Thầy nói, bởi vậy Thầy nói: "Chúng ta chỉ bây giờ chỉ đi ăn mót từng chữ sinh ngữ để mà ráng học, để rồi đi ra làm để thông dịch viên, để mình đi nói chuyện".

Thầy nói: "Đi tu đi, rồi chúng ta sẽ dùng nó khi cần". Chúng ta chỉ cần ở trong Tam Minh là chúng ta đã thực hiện được những cái gì mà khó khăn nhất, mà cuộc đời này nó phải là năm năm, mười năm mà học. Còn chúng ta chẳng học gì, bởi vì tu mà, không học gì hết, nhưng mà rất thông. Thầy nói thực sự, chúng ta không muốn sử dụng thôi, chưa muốn sử dụng thôi.

Bởi vậy Thầy chỉ mong rằng có một người, hai người để chứng minh cho lời nói của Thầy là có. Còn không người ta chỉ nói Thầy nói láo, Thầy chỉ nghĩ vậy thôi.

Sư Tuệ Tĩnh: Cái thời gian mà mình tu đó Thầy, trong những lúc mình mà Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, cái khoảng thời gian đó bao lâu thưa Thầy?

(44:51) Trưởng lão: Khoảng từ Nhị Thiền cho đến Tứ Thiền chỉ trong vòng cao lắm mà dùng pháp Hướng, ba ngày là xong. Còn cái Sơ Thiền ba năm chưa rồi. Bởi vì cái đời sống phạm hạnh của nó không phải đơn giản đâu.

Người ta sống trong dục lạc rồi, mà đời sống phạm hạnh là nghịch lại với nó toàn bộ rồi thì người ta khó lắm. Mặc dù bây giờ mình ráng mình ức chế cái thân mình để nó sống vậy, chứ cái tâm mình nó vẫn còn ham muốn, chứ chưa phải hết.

Sư Tuệ Tĩnh: Phải gột rửa cái tâm cho thiệt sạch.

(45:22) Trưởng lão: Thiệt sạch rồi thì cái Thiền Định nó rất dễ, nó không còn khó nữa. Bởi vì tâm nhu nhuyễn nên dễ sử dụng. Còn tâm mình nó chưa nhu nhuyễn thì không sử dụng nổi đâu. Cho nên đừng có mong Thiền Định. Thiền Định nó để dành cho những cái người tâm thanh tịnh, chứ mình không thanh tịnh thì không được đâu.

Cho nên Thầy nói đó ba bữa đó là nó lâu đó. Nghĩa là tâm thanh tịnh mà ba bữa là dùng pháp Hướng là lâu đó. Chứ trong một đêm là nó xong rồi. Mà muốn nhập định nào là trong một đêm hướng năm, mười lần là nó đã vô rồi.

Mà khi vô rồi thì người ta không cần hướng nữa, người ta chỉ khởi muốn một cái là nó vô. Muốn Nhị Thiền là nó có Nhị Thiền, chứ chưa có nói u ờ mình phải ra lệnh, nó phải nhập liền. Bởi vậy người ta nói hướng tâm tức là người ta nói khởi muốn thôi, chứ không phải gì. Dục Như Ý Túc mà. Bởi vì Tứ Như Ý Túc thì nó có Dục Như Ý Túc mà, mình muốn Định Như Ý Túc thì nó.

HẾT BĂNG