BĂNG SỐ 104 - Tứ niệm xứ và Xả vô lượng tâm (tiếp) [104A - Chánh Kiến]
Tứ niệm xứ và Xả vô lượng tâm (tiếp) [104A - Chánh Kiến]
Link archive: băng 104A: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube: http://youtu.be/lxnsf7pjN-I (hay https://www.youtube.com/watch…)
[Cẩn thận: Đây là nội dung tu tập của tu sinh đã có căn bản và có Thầy hướng dẫn, không phù hợp cho người mới tu]
Trưởng lão tiếp tục giảng và trả lời về pháp Tứ niệm xử (TNX) và pháp Xả tâm. Có nhiều nội dung giống với các băng trước. Trích một số đoạn như sau.
----
[04:00]
Tu như thế nào đúng mà tu như thế nào sai? Sai thì bao giờ nó cũng sai, bởi vì theo Thầy thiết nghĩ, cái nhiếp tâm với cái thiếp tâm, coi chừng chúng ta sẽ lầm lạc hai cái này. Bởi vì nhiếp tâm là làm cho tâm chúng ta nó dính vào cái đối tượng của nó, nhiếp: nó làm cho xích lại. Còn "thiếp" là nó mê. Coi chừng chúng ta tu lại mê trong đối tượng đó thì nó sẽ bị lạc đường đó. Vì cái mê đó mà chúng ta có những trạng thái tưởng nó xuất hiện. Cho nên hầu hết không khéo tu TNX chúng ta lại quán mà nhiếp tâm trong thân thọ tâm của mình mà coi chừng thiếp tâm mình ở trong đó, coi như mình sẽ rất là nguy hiểm đó. Cho nên tu pháp TNX là tự nó nó nhiếp phục tham ưu, cho nên nó phải tu trong 4 oai nghi. Lưu ý cái phần này, người ngồi nhiều sẽ có các trạng thái cảm thọ. Thọ mê, tức là thọ lạc, ngồi nghe nó lạc nó an là mình bị rồi. Khi tu TNX, Đức Phật đã cấm không cho chúng ta nhận 3 trạng thái cảm thọ: thọ lạc, thọ bất lạc bất khổ [ và thọ khổ]. Chỉ có cái quán thân là biết thân, quán tâm biết tâm, quán pháp biết pháp, nhưng mà trong thân chúng ta có tâm, pháp, thọ ở trên đó đủ, đủ trên đó rồi. Cho nên cần mà quán được thân của chúng ta, nếu tu TNX. Coi vậy chứ không đơn giản. Nghe chữ quán thì ai nói cũng được hết, nhưng coi chừng quán một hơi nó thành ra mê thiếp ở trong cái đó. Đó là nếu chúng ta cố gắng, hoặc là chúng ta quán, chúng ta lại ức chế, tức là tập trung gom lại một chỗ nào ở trên thân chúng ta thì sai.Cho nên Đức Phật nói "cảm giác toàn thân" chứ Đức Phật đâu có bảo đứng ở chỗ điểm nào ở trên thân. Đứng ở điểm nào trên thân thì chúng ta bị ức chế tâm hết [06:13]
---
[46:39]
Coi như cái pháp Xả nó rộng rãi, mênh mông. Nó vô lượng, nó không bị cái pháp ức chế, gò bó bởi vì mình không ôm pháp nào. Không bị ức chế, gò bó, cho nên nó ngồi chơi mà nó xả.Nó khó tại vì nó [Xả] không có pháp, cho nên mình không biết tu bao lâu. Còn cái TNX mình biết rõ. Hễ mình nhiếp được, mình quán được cái thân của mình rồi thì mình biết mình sẽ tu tới, mình sẽ chứng đạo dễ dàng. Bởi vì trên cái pháp đó nó xác định được sức quán của mình. Nó biết mình tu tới. Còn cái pháp Xả tâm thì không biết chừng nào Xả sạch thì tới chừng đó chứng, chứ Xả mà nó còn chút, còn chút xíu như đất ở trong móng tay Thầy là cũng chưa chứng đâu. Còn cái TNX nó nhiếp phục, tự cái quán của nó mà nó nhiếp phục cho nên tự ngầm đó. Mình không nói Xả, không nói gì hết, nhưng tự nó nhiếp phục nó xả. Nó quét ra hết, nó không còn hiện trên TNX của nó nữa. Nó đem lại cái bình an thật sự, nó đem lại sự định tỉnh vô cùng lận. Cho nên TNX rất hay nhưng mà khó. Nó khó cái chỗ tu mà cái pháp rất tuyệt vời. Cho nên Đức Phật nói 7 ngày, 7 tháng, 7 năm. Đó là đúng chứ không có nói sai. Bởi vì nó quá tuyệt, tự quán mà nó nhiếp phục. Tất cả những ưu phiền, tham sân si nó nhiếp phục hết. Bắt đầu nó nhiếp phục tham ưu của nó [TNX] trước, sau nó nhiếp phục luôn tham, sân, si. Nó quét ra hết. Cái sức định tỉnh của nó, cái sức quán của nó trở thành cái cốt lõi định tỉnh, cho nên khi nó xả hết, nó thanh tịnh thì nó nhu nhuyễn dễ sử dụng. Cho nên tâm định tỉnh, nhu nhuyễn dễ sử dụng, mà cái tâm mình quán. Cho nên nó khó là vào cái đầu tiên, mình có nhận được, mình quán đúng hay không. Đúng thì cái sức định tỉnh lần lượt nó không lâu, nó sẽ thành tựu trên con đường tu dễ dàng. Cho nên cố gắng ngay từ lúc đầu chúng ta vào lớp Chánh Tư Duy này để xả tâm thì chúng ta phải chặt chẽ [48:44].
Còn người nào vô đó, cứ quán một hơi lại có niệm, quán một hơi có thọ này, quán một hơi có thọ kia, lát tê tay, lát tê chân, lát mỏi lưng, lát mỏi cổ, mấy người này thôi, trở về lớp Chánh Kiến đi, đừng có ở trên lớp Chánh Tư Duy, mất công lắm, tu không có được đâu. Ờ, mấy con gỡ gạc: thôi, cho tôi tu tâm Xả đi cho chắc ăn. Chưa chắc mấy người xả hết. Trở về Chánh Kiến triển khai tri kiến của mình đi, để cho nó hiểu, không hiểu lấy một số kinh đọc. Phải đọc chứ, mình gom lại sự hiểu biết của Phật dạy để cho tri kiến mình có sự hiểu biết. Hầu hết chúng ta tu theo Phật nhưng chúng ta chưa hiểu biết gì cả. Lời ông Phật dạy: "những gì thông hiểu cần thông hiểu" mà không thông hiểu thì làm sao tu?
[49:35]
--------------------
Trả lời câu hỏi về Tứ niệm xứ, Từ tâm [104B - Chánh Kiến]
Trưởng lão trả lời các câu hỏi của tu sinh. Trích một số đoạn về: thời gian tu TNX, dùng tưởng quán thân theo hơi thở khi mới tập, tu Từ vô lượng tâm tỉnh thức rồi cuối cùng vẫn quay về định tỉnh trên thân. Các câu hỏi của tu sinh không được trích dẫn, nhưng có thể tìm lại ở trong băng. Các mốc thời gian căn theo file mp3 trên archive.
Cẩn thận: Đây là nội dung cho tu sinh đã có căn bản và có Thầy hướng dẫn, không phù hợp cho người mới tu.
Băng 104B, link archive: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Băng 104B, link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=agcXHh4XCj8
hay: https://www.youtube.com/watch…
-------
[15:01]
Đâu có mất con, bây giờ mình tu ví dụ mình tu [TNX] 1 phút thôi. Nghĩa là tôi tập quan sát 1 phút, tôi cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra. Bây giờ tôi tu 1 phút, cảm nhận 1 phút, tôi xả nghỉ, tôi xả nghỉ chừng 1 phút, 2 phút tôi vô tôi làm lại lần nữa. Tôi không nối dài liên tục đâu mà nó bị chướng ngại của nó đâu. Như vậy là tới chừng đi tôi cũng tập, đứng tập nè, ngồi tập nè, đi khất thực cũng tập nè, đi kinh hành tôi cũng quán ở trên thân tôi không à. Thành ra suốt ngày tôi cũng tu, tôi tu 1 phút tôi nghỉ, 1 phút tôi nghỉ, tôi tu hoài…
À, mình tu một phút mà thấy còn có niệm gì đó khởi ra thì mình biết là mình bị ức chế hoặc là này kia. Cho nên mình tu chừng mấy hơi thở thôi, năm hơi thở thôi cũng được rồi xả nghỉ. Để tập cho nó quen, con. [16:02].
…
[17:00]
Bây giờ tập lại cho kỹ trên cái vấn đề quán, quán thân… Quán làm sao mà nó nhiếp phục được tham ưu. Thì phải tập quán nó mới nhiếp phục được tham ưu. Bây giờ mình quán ít đi, ai biểu sức mình yếu mà mình quán cả giờ, hay 30 phút thì nó nhiều quá. Hồi nào đến giờ tôi chưa biết quán, mà giờ tôi quán, coi chừng tôi quán dài quá mà tôi quán trật. Quán trật tức là nó trụ ở chỗ nào đó nó trật, phải không?
[17:34] ,
------
[20:22]
Mới đầu bao giờ mình cũng dùng cái tưởng, thí dụ như mình dùng cái Định niệm hơi thở để mà đẩy lui bệnh. Thì mình nói "an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Khi mình thở ra, mình tưởng như cái bệnh của mình theo đó ra: có cái tưởng…Thay vì bây giờ hơi thở không luồn trong cơ thể của mình, mà mình hít vô, mình tưởng nó luồn từ trên đầu xuống dưới chân mình, rồi từ chân lên đầu - đó là dùng tưởng đó con. Để bắt đầu, để cho mình có sự quán được toàn thân mình. "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Bây giờ tôi mới có thấy chỗ này nè, mà tôi chưa thấy được cái chân tôi. Tưởng ra nó luồn đi chớ không tưởng ra làm sao tôi thấy cái chân tôi được. Có phải không. Nhưng mà một thời gian xong mình xả cái tưởng đó đi. Đừng có tưởng, khi mà nó biết nó cảm nhận được toàn thân nó rồi thì mình xả cái tưởng đó ra. Mình hít vô thì bắt đầu mình thấy rung động. Cho nên tới cái pháp Thân hành niệm (THN), thì nó đã dạy là "cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô", đó là bắt đầu xả rồi, theo cái sự rung động đó rồi. Nó vi tế, sau một thời gian, mình cảm nhận, mình quán được rồi thì mình xả cái tưởng đó ra. Tưởng hơi thở luồn xuống chân, đi lên đầu đó, mình xả cái tưởng ra. Xả tưởng ra mình còn nghe được cái rung động không có tưởng nữa. Bây giờ bắt đầu thân hành, đó là bắt đầu đi vào đúng rồi đó. Khi nào mình nhận được cái thân hành ? Hít vô mình nghe được cái sự nó phình lên, nó nở ra, nó teo lại, nó nở ra. Đó là bắt đầu cảm nhận qua cái thân hành.
[21:58]
------
[24:48]
Trong cái vấn đề tâm Từ, là tại vì tri kiến của mình nó gợi được cái lòng thương yêu. Cái lòng thương, cái sức tỉnh thức của mình. Cho nên Thầy thấy người mà có, viết cái bài [Từ tâm] như vầy thì nên tu cái Từ tâm hơn. Tại vì Từ tâm là sức tỉnh thức của nó, mà bây giờ sức tỉnh thức của mình có như vậy thì mình lần lượt đi tới cái chỗ mà hoàn toàn nó chứng đạo. Bởi vì nó tỉnh mà, con biết định tỉnh nó định, mà giờ nó định tỉnh ở đâu ? Mình không có tu cái TNX, mình tu TNX là ngay đó mình quán thân trên mình rồi nó định tỉnh phải không ? Còn cái kia nó định tỉnh, do cái Từ tâm nó định tỉnh, tức là mọi hành động nó đều tỉnh thức ở trên hành động đó. Mà nó tỉnh thức trên hành động đó, mà bây giờ nó không có gì hết, nó ngồi không, nó định tỉnh ở đâu ? Nó cũng định tỉnh trên thân nó chứ sao. Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không ? Thì cuối cùng nó ngồi không nó cũng đi vô TNX nhưng mà không tu TNX, mà tu tâm Từ, bởi vì sức định tỉnh. Sức định tỉnh là Từ tâm đó con. Chúng ta phải hiểu, chứ không phải hiểu Từ tâm nói tôi thương, tôi thương,... Cái chuyện đó chưa hẳn đâu. Mà định tỉnh từng hành động của chúng ta, từng sức định tỉnh của chúng ta, để không có làm đụng hạnh phúc của chúng sanh, đụng cái trường hợp làm cho chúng sanh khổ đau đó. Chúng yên vui thì chúng ta cứ để tự yên vui, mà để cho sự yên vui của chúng thì phải định tỉnh. Phải sáng suốt, phải định tỉnh, mà định tỉnh thì chúng ta tu tâm Từ rồi, con hiểu chỗ đó không?
Nhưng mà bây giờ, ngồi đây nó không có chúng sanh, không gì hết mà Thầy định tỉnh thì nó phải định tỉnh trên thân Thầy chứ sao? Nó cũng trở về TNX, mà nó ở tâm Từ đó. Còn thí dụ bây giờ con quán thân nè, nó định tỉnh trên thân con nè, thành Từ tâm rồi. Mà con quán tâm không định tỉnh, lát có niệm này, niệm kia thì nó đâu có Từ tâm. Con hiểu chưa, cho nên Từ tâm của người ta, định tỉnh cho nên nó không có niệm vô được. Cái tâm Từ mà. Bây giờ thí dụ như Thanh Quang mà viết cái bài đó, Thầy thấy gợi nhiều tâm Từ, tức là sức định tỉnh rất nhiều ở trong đó rồi [26:59]. Nếu mà tu định tỉnh từng cái hành động của mình thì người này sẽ thực hiện TNX ở trên TNX chứ không đâu, nhưng mà nó qua cái hướng tâm Từ. Còn mình tu TNX trên TNX, trên thân quán thân, như cảm giác toàn thân là tu ngay cái pháp đó. Nó [TNX] có pháp. Còn cái kia [tu Từ tâm] không có pháp, tự nó định tỉnh trên thân nó. Bởi vì nó Từ, nó định tỉnh trên thân, nó cũng trở về duy nhất TNX chứ không đâu hết. Nhưng mà thực hiện cái ý của nó, nó Từ tâm. Còn cái anh này, anh thực hiện ý nó là TNX. Cái mục đích ý của anh, anh ôm TNX này anh tu, anh làm cái phao. Còn cái anh kia [Từ tâm], tôi không có ôm TNX, tôi khởi cái tâm Từ tôi thôi, tôi định tỉnh mọi hành động tôi thôi. Mà giờ tôi ngồi không, tôi không có hành động gì hết thì nó định tỉnh trên hơi thở, nó nương vào đó thì nó định tỉnh trên nó, nó không phóng dật, thì nó cũng về TNX, với ý nghĩ là Từ tâm.
Còn mấy con nghe bữa Mật Hạnh trả lời, à bây giờ con xả rồi, con thấy cái tâm nó biết hơi thở, nó quay trở về TNX chớ sao. Mà nó biết hơi thở, nó trụ hơi thở thì nó bị ức chế, cho nên nó phải quán cả cái thân nó chứ, thì trở về TNX chứ gì. Các con thấy không, mình tu tâm Xả chứ có tu TNX đâu, bây giờ tâm tôi không có gì hết thì nó quay vô đó chứ đâu. Nó cũng trở về TNX con, nhưng mà tôi tu tâm Xả, tôi không tu TNX đâu. Tôi tu TNX tôi phải quán không à, còn cái này tôi không có quán, tại vì nó xả nó quay vô. Tự anh anh quay vô chứ tôi đâu có bắt anh vô. Nhưng anh không quay vô, anh quay ra làm sao được? Con hiểu chỗ đó không, thành ra Tứ vô lượng tâm nó là pháp Độc nhất đi vô chứng đạo, mà mình tu TNX cũng là pháp độc nhất đi vô chứng đạo chớ sao. Có phải không, cho nên cái nào cũng quay lại sức tỉnh thức ở trên thân. Không, mình suy ngẫm rất kỹ. Tâm mình tu rồi nó sẽ trở về đó đó, nhưng mà cái ý của tôi là tôi tu Từ tâm, tôi tu Xả tâm chứ tôi không có tu TNX đâu [29:02]. Tôi không có nương vô hơi thở, nhìn thân nó ra vô ra vô kiểu này. Nhưng mà tự ảnh, ảnh lại dễ chớ. Anh xả, tự anh quay vô, tự anh thấy thân anh ấy à, tôi không có bắt ảnh, tự anh thấy từ đầu chí chân. Tại vì anh tỉnh quá rồi, anh thấy rõ. Từ chân tới đầu anh thấy rõ. Anh ngồi đó, tôi không quán thân mà nó quán thân tự nó. Còn cái mình bắt nó, coi chừng nó trụ từng cục từng cục, từng chỗ, từng chỗ, tại vì mình bắt nó. Do đó mình hiểu biết được như vậy rồi mình tu nó không lầm lạc mấy con, nó không có trật. Cho nên cái quán mà tu tâm Xả dễ lắm mấy con, có chướng ngại mình xả, không có nó nằm đâu kệ nó. Nhưng mà nó nằm đâu tôi biết chứ đâu phải tôi không biết. Nó nằm chỗ nào tôi cũng biết chứ không lẽ tôi ngủ quên tôi không biết nó nằm đâu ? Tôi xả hết không còn gì nữa, nó kiếm chỗ nó ngồi nó nghỉ chứ không lẽ nó múa tay múa chân ở ngoài? Có phải không, thì có cái chỗ nó nghỉ thì nó nghỉ trên thân nó chứ đâu, nó nghỉ chỗ đó chứ không nghỉ chỗ nào được hết. Cho nên trong sự tu tập của mình thì cái tâm nó cuối cùng quay về TNX chứ ý nghĩa tu của nó là nó khác. Tôi thích tu tâm Xả, tôi thích tu tâm Từ, tại vì cái thích. Cho nên nếu mấy con tu tâm Xả mà mấy con thấy ngồi mà tu tâm Xả mà Xả hết nó thấy thần tiên thì thôi rồi, trật. Thấy thần tiên hiện ra là trật. Mà thấy buồn ngủ hôn trầm mấy người cứ gục tới, gục lui. Bây giờ tôi xả hết rồi, có gì đâu, thấy gục tới gục lui để gục tới gục lui thì mấy con trật. Nó sai. Hiểu được như vậy chúng ta thấy mọi pháp đều đi về chỗ giải thoát của nó chứ nó không đi lạc. Đây là những cái pháp của Phật. Còn những pháp khác nó quay về chỗ khác, nó quay về cực lạc thì không đúng, nó quay về Phật tánh thì không đúng. Cho nên nó sai [31:03]. Còn bây giờ mọi pháp của Phật, thí dụ tu tâm Xả nó cũng quay về TNX, mà tu TNX thì nó ở trên TNX, nó cũng vậy thôi, mà tu tâm Từ nó cũng quay về TNX bởi vì tỉnh thức mình phải tỉnh ở trên thân mình chứ mình tỉnh ở chỗ nào được, còn cái kia [TNX] thì mình tập tỉnh [31:21]
----------------
Vấn đạo Tứ niệm xứ, Xả tâm. Ông Châu Lợi Bàn Đặc thị hiện thần thông. [104C - Chánh Kiến]
Trưởng lão trả lời vấn đạo của tu sinh về Tứ niệm xứ (TNX), và tâm Xả. Trích một số đoạn : TNX khi bước đi, thích tập pháp nào là sở trường pháp đó, tu tâm Xả một thời gian vẫn quay về ôm pháp TNX được, Đức Phật cho người chứng kiến ông Châu Lợi Bàn Đặc thị hiện thần thông, tu TNX thì không lìa hơi thở nhưng không trụ hơi thở. Các mốc thời gian dựa trên file trên archive.
[Cẩn thận: tu tập quán thân TNX cần có chánh kiến, tri kiến, giới luật đầy đủ và phải hợp, có người có kinh nghiệm hướng dẫn, theo dõi]
Link archive, băng 104C: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=hGpXsN_8r_4$hay https://www.youtube.com/watch…
---------
[05:36]
Trưởng lão (TL): Con giữ TNX bằng cái bước đi của con. Mỗi bước đi con lưu ý mình đi nó động toàn thân mình. Các bước đi con để chân xuống nghe thân mình nó động. Mình cũng cảm nhận sự rung động của cái thân nó mà nương vào bước đi của mình để mình cảm nhận cái rung động toàn thân. Còn về hơi thở mà đi, bởi vì nó có 2 phần động, cái hơi thở là phần nội, cái thân mình là phần ngoại nhưng mình đi mình lấy cái phần ngoại nó rõ ràng hơn. Bởi vì mình đi cái thân mình nó rung động. Thành ra mình lưu ý cái phần đi nó tốt hơn. Nếu mình chú ý cái bàn chân của mình không thì nó bị chánh niệm tỉnh giác. Còn cái này nó cảm nhận cái thân nó cho nên đi nó biết đi chứ nó không chú ý cái đi lắm, cho nên nó ,nương cái đi để cho thân nó rung động để cảm nhận cái thân [06:35]
Tu sinh (TS): Nếu lúc đấy mà chưa làm được đúng pháp, nó rơi vào Chánh niệm tỉnh giác thì có được không ạ?)
TL: [06:41] Được con, nó cũng được. Bởi vì Chánh niệm tỉnh giác nó cũng đi đến cảm nhận thân của nó. Bởi vì nó tỉnh quá thì nó cũng phải định trên thân nó à. Cái sức tỉnh giác mình đi như vậy, trong khi đó nó tỉnh thật tỉnh thì nó không bị ức chế trên bước đi của mình. Còn mình chú ý chỉ còn bước đi không thì nó bị ức chế trên cái bước đi. Còn mình tỉnh trên bước đi thì nó thấy sự rung động của nó toàn thân. Còn bây giờ mình biết cách mình tập nó mau hơn. Còn mình không tập sau nó tỉnh thật sự, Chánh niệm tỉnh giác, nó tỉnh được thì nó cũng toàn thân. Còn mình không khéo mình tỉnh mỗi cái bước đi không thì mình bị ức chế [07:25].
-------
[13:53]
TL: Tu tâm Bi nó là pháp độc nhất thì mình không có cần tu trên TNX đâu. Thầy phê trong đó Thầy thấy cái bài viết đó là thực hiện tâm Bi được. Từ cái lòng Bi của con nó nói lên được cái hành động đó thì con thực hiện được cái tâm Bi của con. Mà khi thực hiện tâm Bi nó không có đối tượng đau khổ, con không phải bận tâm gì hết thì tự nó quay trở về với cái thân của con. Nó sẽ bám trên đó, cũng như người tu tâm Từ vậy, nó cũng trở về với cái thân của con thôi. Mà con không phải tu TNX, tu TNX là phải quán, còn cái này [tâm Bi] con không quán, tự nó quán. Nó tự nhiên lắm, mình tu tâm Bi rồi mình sẽ thấy nó quán. Theo Thầy thiết nghĩ, Thầy phê ở trong mấy bài của mấy con là cái khả năng con viết bài đó là tu được tâm đó.
Mà mấy con thích là nó hợp vào đặc tướng của mấy con. Còn mấy con không thích, mặc dù tu được cái tâm đó mà không thích thì mấy con tu kết quả nó không nhiều đâu. Mà nó thích là nó sở trường của mình. Có cái thích trong đó là có sở trường. Còn nó không thích là nó nằm trong sở đoản của mình - mặc dù mình có khả năng đó. Không thích thì nó không phát triển được đâu. Còn thích nó phát triển, nó phát triển những kinh nghiệm của nó tu tiến tới.
À bây giờ thí dụ như con tu tâm Bi. Con làm tất cả hành động tu tâm Bi của con rồi thì tự nó xuất phát ra, con thấy nó tiến bộ vâ con chế biến để làm những tâm Bi. Cũng như mấy con thích TNX rồi quán trên thân rồi tự nó chế biến nhiều mà Đức Phật gọi là Thiện xảo đó. Chế biến nhiều cách để nó quán thân của nó. Quán kiểu này chưa ngon nè, làm kiểu này nữa. Làm kiểu này nó thấy được rồi, chưa ngon nè, tao chế ra cái kiểu này nữa. Nó thiện xảo đến mức độ tuyệt vời cho nên nó quán trọn vẹn. Mấy người đó là mấy người tiến bộ lắm. Thiện xảo là tiến bộ, còn mấy người không thiện xảo là không tiến bộ. Nghĩa là dạy sao tu vậy mà còn tu trật thì mấy người đó dở. Còn có người họ không chịu đứng yên. Cũng như con làm tay nghề, con làm thợ mộc con đục đẽo vậy, thế này chưa được, nghĩ cách làm cho nó đẹp hơn nữa. Coi như mấy con chế mẫu mã mới. Đó là mấy cái người không có chịu đứng yên. Họ phát minh ra cái này, cái kia. Thì cái thiện xảo của Phật là cái thiện xảo trên tu tập, là cái thiện xảo của hành động của chúng ta, biến dần chúng ta đi đến kết quả nhanh hơn. Đó là cách thức thiện xảo. Cho nên Thầy dạy mấy con quán thân chớ, mấy con có thiện xảo mấy con quán chính xác lắm. Nghiên cứu kỹ, mình tu mà, mình thấy cái chỗ quán mà.Kiểu này quán chưa được, làm cái kiểu này coi nó ngon hơn không. Nhưng mà coi chừng mình nghiên cứu riết mình đi vào tưởng [16:38]. Nó thiện xảo quá nó đi trật đường. Nhớ kỹ đó, khi nào nghiên cứu mà có điều gì thấy hay thì nói cho Thầy, chớ hay riết nó bắt đầu nó đi vô tưởng luôn chứ đừng nói chuyện… [16:52].
…
[17:02] .
TS: Bạch Thầy, như tu tâm Xả là ngồi chơi không, không có quán gì hết trơn ?
TL: Không có quán gì hết… Nó cũng tu bắt đầu được 30 phút rồi nó xả nghỉ chút. Nó xả nghỉ mà nó cũng tu nữa. Nghĩa là cái bụng nó muốn gì thì không được hết à. Rồi nó xả riết, nó cô đơn quá muốn chạy đi chơi - không được, xả luôn ! Nó cũng không chạy đi đâu hết.Cuối cùng nó độc cư trọn vẹn. Rồi có phải lúc nào nó cũng lăng xăng, nó muốn cái này cái kia đâu. Nó không có, lúc nó yên tịnh lắm. Lúc nó yên tịnh, tự nó muốn ở đâu nó ở, kệ nó, thì nó yên tịnh nó ở trên thân con, tự nó quán thân nó còn kỹ hơn mình tu quán thân trên thân. Thầy nói tu tâm Xả, tự nó yên tịnh nó quán thân đấy con. Bởi vì tự nó quán chớ mình không có ép. Nó không điều đâu, có lúc nó quán, có lúc nó không quán. Nhưng mà có lúc nó không quán là nó đang Xả, bởi vì nó mắc kẹt cái nào đó, nó lo nó đuổi cái kia rồi, nó không có quán đâu. Mà đuổi rồi nó trở về nó ngồi thấy khoái quá, sướng quá. Kệ nó nó ngồi đâu sướng, kệ nó. Mà hễ khởi sướng quá nó cũng xả luôn, nó cũng xả tâm niệm đó luôn. Tại vì thấy cái này nó an trú quá cũng xả luôn cái an trú đó nữa. Mày tao không chấp nhận, mày đi đi, ở đây tao biết xả thôi, tao không biết gì hết.
Vậy mà nó cứ yên ổn, yên ổn nó quán trên thân cuối cùng nó không có gì hết thì nó cũng như TNX vậy đó. Mấy con muốn tu tâm Xả thì cứ tu, không có gì đâu. Nó không có sao đâu.Sóng to gió lớn nó xả không nổi thì kể như nó dập mấy con xuống đáy biển. Còn cái TNX, không dập nổi đâu. Dập cái gì, nó quán thân nó quá trời mà. Ở ngoài đánh ầm ầm, nó cứ ôm, nó cứ quán thân nó thôi, nó không ngán cái nào hết nó quán cho nên nó có pháp.Sóng to gió lớn gì bão tố ầm ầm nó (TNX) cứ ôm cái thân nó thôi. Nó không biết cái gì ở bên ngoài, kệ nó, làm gì làm, nó cứ quán thân thôi, nó chỉ ôm chặt cái thân. Mấy con quán được rồi, nó ôm cái phao, bởi vì đó là cái hòn đảo mà [19:04]. Đức Phật đã nói: "lấy TNX làm hòn đảo mà"... Nó [TNX] dễ hơn, nó có cái phao, nó có chỗ nương tựa [19:10]
--------
TS: [19:10] Bạch Thầy, ví dụ người tu Pháp Xả như vậy, người ta khi xả được thấy cái tâm có quay về cái thân rồi, tức là nó định trên thân như TNX, lập tức người ta quay về TNX luôn?
TL: À, được chứ, sao không. Không có gì đâu. Nó cứ thấy nó tỉnh ở trên thân nó quan sát thân nó mà, không cần nương hơi thở đâu. Nó cứ quan sát… Có nhiều khi giai đoạn đó con, nó xả rồi nó vô TNX nó ôm, nó ôm TNX nó đi luôn, dễ lắm con. Thì cái ông Châu Lợi Bàn Đặc, ban đầu Đức Phật dạy ông quét tâm để Xả chứ gì, nhưng mà sau khi nó quán được cái thân nó rồi ông ôm chặt ông thực hiện Thần thông [19:51]. Thì các con thấy không, bảo một thân biến ra ngàn thân ngồi trong rừng này chơi - thì nó làm liền trên TNX đó. Bởi vì nó có 7 năng lực giác chi ở trên TNX chứ đâu phải chỗ khác được mấy con, cái chỗ đó đó. Cho nên ông quét riết rồi bây giờ nó quán trên thân nó rồi. Thì ông ra lệnh nó thì có rồi… Mình đọc mình phải hiểu chứ. Mình phải hiểu người ta đi đến chỗ nào để đạt được cái kết quả đó. Bởi vì chỉ có TNX nó là thực phẩm của Thất giác chi mà, Tứ thần túc rồi. Ngoài TNX làm sao có được.
Mà giờ mình tu tâm Xả nó cũng quay vô TNX nó quán trên này, tôi đâu có bắt ông quán trên này mà ông cứ quán. Tại vì không có pháp tao xả thì tao phải ở đó chớ đâu? Chứ cái tâm nó cũng trả lời, chứ bây giờ đuổi tao chỗ nào được. Thì nó phải ở chỗ đó thôi. Mày ở chỗ đó thì mày phải làm cái chuyện này cho tao. Bảo một thân làm cho ngàn thân ngồi coi coi. Thì nó làm như vậy thì như vậy là được rồi, thì như vậy là mình xong.
TS: Kính bạch thầy, cái đoạn mà một thân làm ra nhiều thân thì trong đoạn kinh nói rằng là ông Châu Lợi Bàn Đặc ông biết là Đức Phật cho người gọi cho nên ông hiện ra như vậy. Có phải đúng vậy hay là ông để ông thử ông ấy thôi?
TL: Ông thử ông thôi. Người ta mời mấy vị đó đi khất thực hết rồi, còn ổng thì người ta không có mời đâu. Cho nên Phật với chúng tỳ kheo đi hết còn mình ổng, bây giờ rừng có mình ổng, sướng quá. Ông tu tới chỗ ông ở trên TNX mà nó quán, thành ra ông thấy để thử coi cái sức của mình ra sao, nên ông thử thôi. Cho nên Đức Phật ở cái chỗ mà trai tăng, Đức Phật biết ông này thực hiện thần thông rồi, chứ Đức Phật đâu có cho thể hiện bậy khi mà có chúng thì đâu có cho. Cho nên đi hết rồi ông lén ông thể hiện chơi. Rồi bắt đầu đó ông Phật ông ấy biết rồi mới kêu cái người mà gia chủ đó đi đến kêu ông Châu Lợi Bàn Đặc đi thọ trai. Ông đến rừng thấy nhiều quá, ông này mới chạy về nói Phật. Phật nói "ông nào Châu Lợi Bàn Đặc thì đi thọ trai": ông cứ nói vậy đi.
TS: Kính bạch Thầy, ngài Châu Lợi Bàn Đặc một thân ra ngàn thân [21:59], đó là trong tại một chỗ khu vườn. Nếu một ngàn thân đó ở rải rác khắp nơi có được không?
TL: Được con, ý mình muốn mà, nó không ở trong khu rừng đó mà nó ở khắp nơi. Mình muốn cho mỗi khu rừng một ông cũng được. Nghĩa là chỗ nào nó cũng hiện được. (Thưa thầy, mỗi người hiện ra vẫn nói chuyện được?)... Vẫn nói chuyện được, thí dụ như ở Trảng Bàng này, Thầy thể hiện một ngàn thân, Thầy cho mỗi tỉnh một thân. Nó ngồi cùng hết, thấy ông nào cũng Thông Lạc hết. Làm được, cái chuyện đó thần thông rồi. Được, nhưng cái chuyện ảo thôi mấy con.
TS: Cái đoạn kinh đó, thì ông Châu Lợi Bàn Đặc thì ông biết được Đức Phật cho mời nên ông hiện ra để ông nói rằng là thấy đâu cũng là ông Châu Lợi Bàn Đặc chứ không phải một mình ổng, để ổng nói với ông anh là ông như vậy đấy. Thì suy nghĩ như vậy không đúng.
TL: Suy nghĩ không đúng, con.
TS: Như vậy cái người tu như vậy, Đức Phật cấm không cho thể hiện thần thông mà cái vị đó họ thể hiện với cái tâm là... , như vậy mình lại phạm tội. Như vậy nó không đúng với đoạn kinh người ta ghi như vậy thì theo con nghĩ, ông thử thôi, ông thử mình ổng thôi chứ.
TL: Bởi vậy ông mới lén để thử khả năng của mình tu, coi có được không đó. Cho nên chờ cho Phật đi ăn cơm đi, tức là đi thọ sai, chúng Tỳ kheo đi hết, rừng còn mình mình,làm thử coi. Tức là ông thử thôi. Còn cái kia [như đoạn kinh] là có mục đích cầu danh, thành ra cái bài kinh đó viết không đúng đâu. Viết sai. Mà Đức Phật cấm, đâu dám làm.
TS: Như vậy Đức Phật biết ông đang thể hiện, lại cho người đi về ?
TL: Đó, cho người đi về để thấy ông Châu Lợi Bàn Đặc. Đức Phật ca ngợi ông Châu Lợi Bàn Đặc bằng cái hành động đó [23:58]. Sau này cái ông này về tá hỏa lên nói chuyện đó người ta mới biết ông Châu Lợi Bàn Đặc, chớ hồi đó người ta chê ông Châu Lợi Bàn Đặc lắm. Họ khinh lắm.
TS: Bạch Thầy, như vậy sau này ông Châu Lợi Bàn Đặc ông mất luôn?
TL: Mất luôn, con. Sau này ông Châu Lợi Bàn Đặc không thấy nói nữa phải không? Coi như là từ đó ông nhập diệt luôn. Ông thể hiện kiểu đó mà ông Phật cho mà vậy đó thì đồn dữ lắm rồi, chắc chắn ai cũng gặp ông lạy lia lịạ [24:27]. Cho nên ông mất luôn con. Con có nhớ cái đoạn kinh mà đi qua đoạn sông ở trên cái bãi sông mà nghỉ đó. Nửa đêm nước cứ dâng lên thì Đức Phật sai vị tỳ kheo đó ra cản nước sông cho chúng nghỉ. Sau khi cản nước sông dựng đứng lên như vậy không cho nước tràn vô. Đêm đó khi mà đi qua rồi, chúng tỳ kheo ngủ yên ổn hết, đi qua sông rồi thì vị tỳ kheo đó không còn có nữa… Tịch diệt luôn con… Thì coi như ông nhập diệt luôn. Bởi vì khi thị hiện thần thông, Đức Phật đã biết người đó sẽ ra đi. Hết duyên rồi.
TS: Kính bạch Thầy, tại sao Ngài Mục Kiền Liên trong suốt cuộc đời Ngài luôn luôn thị hiện?
TL: Ngài luôn luôn thị hiện, con biết, Đức Phật cho phép cho Ngài để đối với ngoại đạo. Còn không cho các vị tỳ kheo khác thực hiện, chỉ duy nhất cho mỗi ông Mục Kiền Liên. Đối với ngoại đạo mà thị hiện thần thông là Mục Kiền Liên tới làm, chứ còn không cho người khác làm đâu. Thậm chí như ông Xá Lợi Phất cũng không thị hiện thần thông với ngoại đạo, mà chỉ có ông Mục Kiền Liên làm cái điều đó, mà Đức Phật cũng không thị hiện thần thông đâu. Cho một cái người đệ tử của mình làm cái việc thần thông đó, cho nên người ta tập trung ông Mục Kiền Liên thị hiện, còn mấy ông này không biết cái gì hết.
TS: Bạch Thầy, ngay cả đối với những người cứng đầu cứng cổ nhiều khi Thầy vẫn phải dùng những thủ pháp như thế Thầy ạ, để độ họ cơ mà. Chứ có phải chỉ có 1 lần thể hiện thần thông đâu ạ?
TL: Cũng tùy con, nhưng mà tùy đối tượng đó để làm cho họ quy phục thôi. Cho nên vì vậy mà mọi người không biết. Chứ không phải làm như vậy để khoe cho mọi người đều biết. Đạo Phật nó kín chỗ đó. Nó rất là dè dặt ở trên cái thị hiện thần thông lắm. Cái đó là cái hướng để người ta tham khởi cái tâm dục mà người ta không đạt được, mà có đạt được cũng chỉ là tưởng thôi, thành ra nó không ly dục ly ác pháp trọn vẹn, cho nên không được để cho đệ tử của mình thấy được cái điều đó mà cấm luôn. Cho nên người nào thị hiện thần thông rồi kể như vắng bóng đi, mấy người đừng có tìm người đó nữa. Cho nên Thầy đọc trong kinh sách Phật, Thầy thấy cứ ông nào thể hiện thần thông là thấy ông đó vắng. Không có nghe nói đến tên ông đó nữa, hết. Mất luôn, không nói nữa. Ông Châu Lợi Bàn Đặc có một chút đấy thôi, sau này không nói đến nữa. Coi như ông tu rồi thôi, chứ ông không giảng dạy ai hết. Mà nếu cỡ để ông… trời đất ơi, họ xin làm đệ tử ông đông lắm chứ. Cái hay của Đạo Phật là chỗ này này [27:01]
------
[35:53]
Cái cốt lõi mà chúng ta quán thân được là cái hơi thở. Cái đó là cái cốt lõi, bỏ cái cốt lõi là chúng ta sẽ quán không trúng. Đức Phật dạy chúng ta rất rõ, Đức Phật lấy cái hơi thở chỉ cho chúng ta rất rõ, mà còn nhắc chúng ta "cảm giác thân hành" thì đó là thân hành chúng ta, cái hơi thở là cái thân hành của chúng ta rõ ràng mà, nó mới làm cả rung động của thân chúng ta được. Thì chúng ta phải hiểu được, vì vậy mà chúng ta đừng có rời cái pháp của Phậtt thì chúng ta sẽ quán được. Đó, con nêu cái đó là cũng đi gần rồi đó. Mà Thầy nhắc cái cốt lõi, cái tiêu chuẩn mà chúng ta quán thân là hơi thở chúng ta, nắm cho vững. Mình thở cách nào nó cũng dễ dàng lắm, nhưng mà có điều kiện đừng để rối loạn hô hấp thì nó mới được. Thở chậm, thở nhẹ, thở mạnh, thở yếu gì cũng dễ dàng lắm. Cái hơi thở thì dễ nhưng mà thở một lát hơi tức ngực, thở lát hơi mà mệt, chóng mặt thì cái chuyện đó không được [36:54]
…
[37:54] Cái tiêu chuẩn mà đạt được cái quán thân này là cái hơi thở. Chỗ mình phải nắm để quán được, dù mấy con có thiện xảo cách nào đi nữa cũng không được lìa hơi thở, không được bỏ hơi thở mà quán. [38:10] … [38:58] Không có trụ hơi thở, trụ hơi thở thì sai đó. Không lìa hơi thở mà không trụ hơi thở. [39:04]
--------------------------------