Skip directly to content

BĂNG SỐ 103 - Quán thân khi ăn (Tứ niệm xứ), tu Xả vô lượng tâm

[103B - Chánh Kiến]

Link archive: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=LUmChN47e4k
(hoặc https://www.youtube.com/watch…)

[Cẩn thận: đây là nội dung tu chuyên sâu cho người đã tu căn bản và có Thầy chứng đạo hướng dẫn, không thích hợp cho người mới tu]

Trưởng Lão tiếp tục giảng và trả lời cho lớp Nữ về Tứ niệm xứ và tu xả tâm. Những nội dung đáng chú ý bao gồm: quán được thân khi nhai nuốt thức ăn, tu tâm Xả nhưng hành động Bi...

----------
[07:30]
À mình nương tựa vào chỗ nhai mà mình cảm giác cái thân của mình. Tập tới đây các con ăn cũng là quán thân. Ôm phao, các con nghe Đức Phật nói lấy pháp Thân hành niệm làm cái phao mà, làm cái hòn đảo nương tựa, ôm cho chặt. [07:50]... [07:55] Nó không rõ vì ngon quá nó quên. Nó nhai rồi nghe nó ngọt quá, nghe nó cay quá bắt đầu chảy nước mắt, thành ra nó quên mất thân. Bởi vì cái vị giác của mình nó đang tiếp xúc, nó có cảm giác, nó làm cái dục nó sanh ra. Xúc chạm nó sanh cái ái, cái lạc, thành ra mình quên quán thân. Nhưng mà mình tập, con quán thân, con không cần cảm giác các ngon dở ấy đâu. Ăn để sống, nó hay lắm con, nó rời cái dục đó. Cái dục của xúc thọ. Tập đi rồi nó sẽ được. Còn mới đầu sao tập khó quá, ăn nghe nó ngon mà tập kiểu này nó hết ngon. Do đó mấy con thấy, mình cũng thấy rõ ràng mà, nếu mình quan sát trên thân, ăn đâu còn lưu ý chỗ ngon dở đâu [08:44]. Thành ra nó chỉ còn biết ăn nuôi sống thôi. Đó chính cái đó tập mới là diệt cái ly dục đó. Cho nên mỗi mỗi cái mình tỉnh thức là mình tự ly nó rất nhiều, ly dục ly ác pháp rất nhiều. Tự cái tỉnh thức đó mà nó ly.

Cho nên hàng ngày, ví dụ như mình đi. Mình tỉnh giác trên thân mình đi thì mình đi nó có oai nghi tế hạnh hơn là mình đi mình chú ý bước đi. Nhiều khi mình chú ý bước đi, mình đi lẹ mình chú ý bước đi lẹ. Còn này, không được, lẹ quá, tôi nhìn theo cái thân tôi không kịp. Anh phải đi chậm chậm, hai cái chân gì mà đi lẹ quá vậy ! Mình kêu nó, biểu hai cái chân nó: đi chậm lại đi, chứ đi lẹ tôi làm sao quan sát được, anh chân anh đi như vậy tôi ngó cái thân không có kịp ! Đó thì tự mình rầy nó, bởi vì tu TNX rồi sau này mấy con tự thiện xảo nhiều cách mấy con quan sát được thân khi mà thay đổi một hành động. Đi đứng nằm ngồi ăn uống… tất cả đều quan sát. Làm sao lúc nào mấy con không lìa TNX của mấy con là mấy con thành tựu. Mới đầu thì nó hay quên lắm con. Thậm chí hít vô, "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra", bây giờ mấy con hít vô cảm giác, cảm nhận phải không ? [10:02] Nhưng mà rồi quên đó. Nó không cảm nhận hoài đâu, một chút rồi nó quên. Mà nó quên thì có niệm khởi đó. Nó quên thì có thọ đánh vô đó.
[10:13]
...
[11:53]
Mấy con nhai rồi mấy con lưu ý nhai nuốt: đó là tỉnh thức trên hành động nhai nuốt, chứ chưa phải cảm giác ở trên thân con. Nó còn chưa, nó còn tới giai đoạn vừa nhai vừa cảm giác [thân] nữa. Cho nên nó không bị tập trung trong cái tỉnh thức nội cái ăn, cái nuốt không, mà nó còn phân tâm trên cái chính của nó, nó vừa nhai nuốt nó vừa lưu ý cái thân của nó. Mặc dù nó hoạt động ở đây mà nó biết dưới cái chân nó, quan sát cái chân của nó. Cho nên nó định tỉnh trên cái thân của nó rồi. Tu tập rồi tới đây mấy con mới thấy từ lâu đến giờ thấy ăn mà tu tập là rất khó, nhưng mà lần lượt mấy con tập cái này. Rồi tới chừng mấy con ngồi yên vậy mấy con tập thấy dễ quá. Từ chỗ ăn mấy con mới thấy khó, mà nó quan sát được rồi, tới chừng mấy con ngồi không quan sát thấy dễ lắm. Tự nó thấy dễ quá, còn cái kia cứ nhai nuốt làm ta mất công quá. Cho nên trong sự tu tập, mấy con tập dần mấy con thấy hay lắm ! Bởi vậy Thầy dạy tới đây, cũng như mới đầu Thầy dạy lớp Chánh Kiến, mấy con thấy Thầy đưa cái Nhân quả Thảo mộc, rồi lần lượt đưa dần dần mấy con thấy hay hơn. Càng lúc nó làm tri kiến mấy con thấy tuyệt vời. Rồi sau đó Thầy đưa tới lớp Chánh Tư Duy, từ cái chỗ tu tập này mấy con thấy càng lúc càng thấy tuyệt vời, mà nó xa lìa cái dục, ly dục ly ác pháp, tự cái hành động tỉnh thức đó mà nó ly, chớ không phải mình tác ý mình ly. Cũng như cái kia mình thấy rõ ràng, tại vì mình hiểu nó ly chớ không phải mình tác ý nó ly. Từ cái chỗ Chánh Tri kiến nó lìa ra, nó làm cho Giới luật thanh tịnh, chứ không phải là mình hiểu, mình mới tư duy mình ly như mọi lần. Mọi lần các con tư duy suy nghĩ rồi nó mới ly, còn bữa nay tại các con hiểu rồi. Cho nên vừa cái mặt nó hiện ra thì nó đã biến, nó không có dám ở đó nữa. Nó không thèm ăn được, vì bất tịnh nó hết thèm ăn. Còn hồi đó mình nói bất tịnh chứ nó chưa thấm nhuần, còn bây giờ nó thấm nhuần [13:53]. Nó tiền bộ rồi.

Còn cái tu tập này nó quan sát 4 chỗ rồi, quan sát trên thân nó rồi thì tự nó quan sát đã là ly rồi đó. Mà bây giờ tới chỗ khó mà mình nhai, mình nuốt mà nó còn quan sát được thì bây giờ ngồi không nó nhìn cái thân nó thì quá dễ rồi. Cho nên cái giờ ăn mà mình tập được thì giờ kia nó dễ cho mấy con rồi. Mà tới giờ ăn, các con thấy mình nhai nuốt như vậy là nó ly cái dục ăn ghê gớm lắm đó. Nó không còn chú ý cái dục. Nó chú ý cái thân của nó rồi
[14:24].

[16:30]
Từ cái chỗ ngủ mấy con, mấy con tập nó tỉnh. Nó tỉnh, tức là nó quan sát được cái thân nó. Nó xả cái ngủ, con. Nó không tỉnh là nó cứ bị hôn trầm. Còn mình đã tỉnh, từ lúc đầu mình vô mình tu tập, mình quan sát kỹ lưỡng, nó tỉnh rồi. Ngủ nó vô không được. Ông này hôm nay sao tỉnh quá trời vậy sai vô? Có phải không? Mỗi lần ông còn lơ mơ lơ mơ, mình lén mình vô cái ông ngủ. Bữa nay sao mà kỳ vậy ông quan sát sao mà kỹ quá không có kẽ hở chỗ nào tôi chui được hết. Trời đất ơi thế nào sao mà kín quá trời vậy? Bữa nay khóa mấy ống khóa vậy làm sao đi đâu được. Khóa chặt quá. Phải không mấy con hiểu? Bởi vì Thầy nói tu kỹ ấy, thì coi như tự mấy con xả hết đó. Từ đó Đức Phật nói "trên thân quán thân để khắc phục tham ưu mà", làm cho cái ưu phiền nó không còn có nữa. Mà giờ mình tỉnh là nó nhiếp phục rồi, nhiếp phục cái tham, ưu phiền, nó không còn làm mình chướng ngại nữa.

Mình tu đúng rồi, cho nên Thầy bảo tu 1 phút nhiếp phục được tham ưu nó không có thì làm phút thứ 2, thứ 2 không có làm thứ 3, mà luôn cả một ngày thì thành Phật chứ sao? Phút thứ nhất không có phải không, mà phút thứ 2 đừng để cho nó vô, cho nên kỹ lưỡng đó, rồi phút thứ 3 cũng vậy cho nên kéo dài suốt 1 ngày. Mà 1 ngày được thì làm tới 1 đêm thử coi, rồi bắt đầu thành Phật chứ có gì. Nó dễ, thiệt dễ, không có gì khó. Có 1 phút à, bây giờ mấy con làm được 1 phút phải không? Quan sát được 1 phút, nó đâu có chướng ngại, thanh thản an lạc vô sự chứ gì? Làm thêm phút thứ 2 được, phút thứ 3 được thì phút thứ 4, thứ 5, thứ 6 cũng được chứ sao? Vậy thì phút thứ 5, thứ 6 phải coi chừng chứ không phải dễ ăn nó đâu. Nói là nói vậy chứ không phải dễ. Mà tập càng lúc càng tỉnh mới dễ ăn. Như vậy đó, coi như mình tập 1 phút, hay là 1 tích tắc, 1 giây, 1 hơi thở thôi [18:30]. Đức Phật dạy mình nhiệt tâm trong 1 hơi thở, từng hơi thở mà. Nhiệt tâm, tu như vậy mới là tỉnh thức thật sự mà. Mà nó bị phân cái tâm mình ra, vừa biết hơi thở vừa quan sát thân cho nên nó không bị cột chặt ở trong 1 cái đối tượng, nó không bị ức chế. Con biết cái hay của Đức Phật là biết phân tâm nó ra, không để cho nó trụ. Cho nên nó tự tại lắm mấy con, biết cách rồi, tu sướng
[18:56].

[31:54]
Thật ra mặc dù Thầy ghi trong ba cái bài của con, Thầy ghi Thầy thấy trong bài tâm Từ nè, Thầy cho con nên tu tâm Từ đi bởi vì Thầy thấy cái việc mà con ghi chép tâm Từ của con đối với sự kiện xảy ra, mà con thực hiện được tâm Từ như vậy là cái lòng rất tốt, thì Thầy mong con làm được cái điều này, cho nên Thầy nghĩ rằng trong cuộc đời con gặp cái gì đó thì con phát khởi lòng Từ của con thì con nên làm tâm Từ. Rồi con viết cái lòng Bi, Thầy thấy sao mà con cái người xuất sắc thế này, luôn luôn cõng vác thiên hạ bệnh đau như vậy thì tốt quá rồi thì nên tu cái lòng Bi chứ sao? Con hiểu không, lúc nào con cũng kê vai vác những người bệnh sao mà không cho con tu lòng Bi cho nên con nên tu lòng Bi. Rồi bây giờ mấy con lại viết cái lòng Xả, qua mấy bài của mấy con, Thầy thấy mà. Các con xả mà Thầy thấy hợp lý, đúng lý, xả vậy đúng, xả danh, xả lợi, không cầu không muốn gì hết, xả luôn ăn uống, xả hết hoàn toàn không để cái gì hết. Thậm chí như còn ba y một bát thôi mà ai xin cái bát cũng lấy luôn, lát chỉ còn bưng cái hôp về ăn thôi chứ khỏi cần cái bát, thì xả như vậy là quá rốt ráo rồi. Vậy thì tốt rồi, tốt hơn là Thầy cho con tu tâm Xả. Giờ 3 cái Tâm, bây giờ đều cho tu được hết, thì con nghĩ sao? Thì tuần này tôi tu tâm Từ, tuần sau tôi sẽ tu tâm Bi, tuần tới tôi sẽ tu tâm Xả !!

Nhưng thật sự Thầy đã nói mình tu tâm Xả thì sẽ có tâm Từ và tâm Bi. Bởi vì cái duyên của mình nó sẽ có. Khi mà mình đụng trường hợp trước mặt mình có những người đau khổ. Có những người cần thiết hoặc có những con vật gì rất đau khổ thì ngay đó mình thực hiện, nhưng thực hiện đó là Xả chứ không phải là Bi. Nhưng cái hành động làm đó là Bi. Tại vì cái tâm của mình khi viết cái bài đó ra nó nói lên được cái lòng của nó như vậy. Thì con làm đó là Xả, con chọn lấy Xả là con sẽ xả hết. Nhưng mà người ta thấy người ta nói: Ờ, cô này cô thực hiện lòng Bi chớ không phải lòng Xả. Thì người ta thấy hành động con làm, người ta biết lòng Bi. Còn con tập tỉnh thức, luôn luôn lúc nào con làm việc gì con tỉnh thức, nhưng mà con tỉnh thức để mà con xả, chứ không phải tỉnh thức để tu lòng Từ. Con hiểu không, cho nên vì vậy mà Thầy ghi tâm Xả [34:26]. Còn bây giờ con nói tôi thích, tôi biết tôi thích cái tỉnh thức của tôi, tôi muốn lúc nào tôi cũng tỉnh hết, làm cái gì, đi cái gì, nhai cái gì tôi cũng tỉnh hết, tất cả những cái này. Qua những bài viết của con, Thầy thấy nếu mà tu lòng Từ, tập tỉnh thì hay quá. Thì bây giờ con thích cái lòng Từ của con, tức là thích tu tỉnh thức thì con lấy tỉnh thức mà tu. Cho nên vì vậy đâu có gì đâu. Còn nếu mà con thấy Bi thì con tu cũng được đâu có gì.

Bởi vì 3 cái bài đó con chọn lấy một cái. Còn bây giờ con không chọn, con không biết chọn thì Thầy chọn cho. Ba cái, mà Thầy chọn cho, con tu hay là con thích tâm Từ, chứ tôi không tu cái Xả đâu? Con cứ tính đi, con không chọn được thì Thầy mấy chọn, chứ bây giờ con không chọn được, Thầy mới chọn. Con chọn được tức là con có sở thích của con. Còn con không chọn được thì Thầy chọn giùm - tức là Thầy bắt buộc con phải tu đó. Phải không, bây giờ con không chọn thì Thầy phải chọn chớ. Rồi bây giờ chọn để ngày mốt vô tu, ngày mai Thầy mắc bên Nam làm sao Thầy chọn giùm cho. Phải không, Thầy sẽ chọn, bây giờ Thầy chọn cho con tâm Xả.

À rồi, nhớ chưa lúc nào cũng Xả. Con làm bất kỳ con nghĩ đây là Xả chứ không phải đây là Từ, đây là Bi. Tất cả hành động đó đều là Xả hết, hiểu chưa? Rồi từ đây về sau không có nói Từ, nói Bi ở trong này lộn xộn được. Không có thương, ghét ai nữa hết. Không có xót xa ai nữa hết, ai chết mặc cha nó. Nhưng mà ai đau thì tôi cõng tôi vác. Cái chuyện tôi làm, kệ nó, tôi không biết đâu. Chết bỏ chứ tôi không tính nó đâu. Nhưng mà ai khổ thì tôi kê tôi làm chứ tôi không có tính thương. Chớ đừng nói tôi thương xót ở trong đó không được. Tôi xả, vì mấy người đau tôi xả, tôi làm công việc đó thôi chứ tôi đâu có nghĩ tôi thương mấy người đâu. Mấy người chết mặc cha mấy người chứ ăn thua gì tôi. Tôi chỉ biết tôi xả thôi. Như vậy mình tu mình thấy nó tự tại lắm. Mấy con cứ hiểu những lời Thầy nói đi. Tu một pháp độc nhất mà, tôi biết tôi Xả thôi [36:38]. Tôi thấy mấy người khổ đau tôi xả cho mấy người đó. Tôi xả cái khổ đau cho mấy người đó, tôi cõng mấy người vô bệnh viện đó, chớ không phải không đâu. Rồi mấy người hết tôi đi về. Còn không hết tôi cõng mấy người vô nghĩa địa đào lỗ tôi chôn. Không, tôi xả đó chớ, tôi xả tới cuối cùng. Thì mấy con nghĩ đi, mình chôn giùm người ta cũng là phước chớ bộ. Đó cũng xả hết, tận tình, nghĩa là vừa cứu bệnh người ta, người ta chết mình chôn luôn. Cái đó là cái tốt chứ sao.

Đó trong cái sự tu tập mình phải hiểu biết cái Xả của mình, chứ còn nếu mà lúc Từ, lúc Xả này kia, lúc tôi thương yêu, lúc tôi thương xót, lúc tôi xả, như vậy là làm sao? Nó lộn xộn chứ nó đâu có đúng đâu. Tại vì người ta đau, tôi giúp đỡ người ta để mà người ta xả cái khổ đau đó. Thì tôi xả, tôi làm cho người ta xả chớ, thì đâu có gì đâu, đó là Xả. Nhưng mà nói tôi thương xót họ, tôi không thương đâu. Tôi đâu có ngồi đó mà tôi khóc với mấy người đâu mà thương xót. Mấy người chết kệ, tôi không có thương xót đâu. Nhưng mà mấy người đau khổ tôi kê vai tôi giúp chạy vô nhà thương tôi kêu bác sĩ, chích hoặc cấp cứu giùm người này làm ơn giùm tôi. Tôi réo um sùm tôi làm đủ thứ cho cái người này sống lại. Đó là tôi giúp cho họ xả cái khổ đau của họ thôi [38:08]. Nghĩa là tôi giúp đỡ cho họ xả, đó là cách thức tôi làm cho xả. Gọi là xả hết, thì tất cả cái tu đó mới đúng cách [38:18]...

Bởi vì đây là Pháp Độc Nhất, nếu mà tu cái pháp mà không biết mình độc nhất thì mình lộn xộn mất. Bởi vì Đại Thừa nó tu Tứ vô lượng tâm, nó lộn xộn. Lát tu tâm Từ, lát tu tâm Bi, cho nên nó không tới đâu hết. Bi không bi, mà Từ không từ, cái gì cũng có lảm nhảm.Nó bá nạp, nó chút chút chút như vậy nè, cuối cùng cái gì nó cũng nói được hết. Còn mình Từ là Từ thiệt Từ, Bi là Bi thiệt Bi, mà Xả là Xả thiệt Xả. Cái nào làm một cái, duy nhất đi tới cuối cùng [38:55].

----------------
[47:44]

Mỗi lớp nó đều một tu tập khác. Nó không có giống nhau đâu mấy con, nhưng mà nó hỗ trợ từ lớp này nó hỗ trợ cho lớp này [khác??] để tiến tới sự thanh tịnh giải thoát. Rồi các con sẽ tới lớp Chánh Ngữ. Nó khác nữa chứ nó không phải vậy đâu. Cái chương trình giáo dục đào tạo của đạo Phật nó ở trong cái đầu của Thầy. Thầy chưa viết thành sách thôi. Nhưng mà Thầy biết sẽ dạy mấy con cái gì. Thành ra nó dạy có bài bản lắm chớ nó không phải là đụng đâu nó dạy đó đâu. Cái bài nào dạy trước, bài nào dạy sau. Nó dạy theo thứ lớp đàng hoàng, nó có cái chương trình giáo dục. Nó là cái giáo án để cho mấy con học tập. Còn cái đầu Thầy là giáo trình, nó đứng ra nó dạy mấy con. Thầy chưa soạn thành sách, nhưng mà khi những lớp này qua rồi, thì mấy con thấy, nó trở thành giáo trình giáo án. Mấy con mới thấy cái giá trị của lớp học mấy con. Những bài mấy con học viết ra, nó là cái giáo trình của mấy con đó. Còn Thầy dạy nhắc nhở mấy con, đó là cái giáo án. Bởi vì Thầy đặt ra cái dàn bài, đưa ra cái dàn bài, đó là cái giáo án Thầy đưa ra để các con học. Mấy bài các con học từ cái sườn đó, từ đó mấy con thành lập giáo trình. Thì bây giờ cái lớp Chánh Kiến qua 4 tháng, các con thấy cái giáo trình nó rõ rồi gì? Cái giáo án Thầy đưa ra mấy con thấy rõ rồi gì? Các con thấy không, bộ giáo dục nó làm cũng tầm đó thôi chớ nó không hơn đâu.[49:15]

Rồi bắt đầu tới lớp Chánh Tư Duy, thì mấy con mới thấy lạ, hồi nào Thầy dạy mình tu trên Tứ niệm xứ rồi quan sát rồi xả tâm bằng cách này, bằng cách kia, bây giờ ông dạy mình quan sát thân thôi, không cần xả thứ gì hết, các con thấy nó mới phải không? Các con lắng nghe có mới không. Nhưng mà hồi nào đến giờ Thầy có nói "nhiếp phục tham ưu" là khi có ưu phiền rồi mình mới dùng Định Vô lậu, Định niệm hơi thở mình đẩy lui bệnh chứ gì. Nhưng không, bây giờ tỉnh thức là nhiếp phục tham ưu, các con nghe mới rồi phải không? Có những cái mới mẻ trong tu tập này toàn bộ mấy con không ngờ cái sự Thầy dạy mấy con. Các con có ngờ không, các con có ngờ cái chỗ mà Thầy dạy mấy con không? Không, Thầy biết mấy con chưa biết được cái giáo trình của Đạo Phật như thế nào hết, mà Thầy đưa vô là đâu ra đó đàng hoàng, có bài bản mà Phật đã dạy. Từ xưa đến giờ, người ta đọc suông chứ người ta chưa hiểu ý của Phật, mà Thầy đưa ra nó có bài bản hẳn hòi đàng hoàng.Phật dạy vậy "trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu", cái câu của người ta luôn một câu mà, mà nếu mà không quán thân thì không làm sao nhiếp phục. Chứ đâu phải có chướng ngại rồi mới nhiếp phục. Tự nó trên đó nó nhiếp phục. Mấy con thấy nó đúng bài bản của Phật chứ Thầy có dạy sai đâu. Thầy có dạy ngoài câu này, Thầy đặt ra đâu, mà chính chỗ đó. Thì mấy con nhớ cái giáo trình ở trong đầu của Thầy sẵn sàng để mà dạy mấy con đúng. Mà mấy con làm theo đúng lời Thầy dạy thì nó sẽ đạt, mà mấy con làm không đúng thì không đạt. Bởi vì TNX là pháp độc nhất để chúng ta 7 ngày 7 tháng 7 năm chứng đạt chân lý, chứng đạo đó. Mà Thầy dẫn mấy con vào TNX là dẫn vào chứng đạo.

Thì bây giờ Thầy dẫn mấy con vào Tâm Xả, 8 cái Pháp Độc Nhất của Phật mà, thì cái tâm nó quay chỗ nào? Mấy con nghe hồi sáng Mật Hạnh nó hỏi, bây giờ tâm con xả cái niệm đó rồi, con thấy nó ở trên hơi thở của con, thấy cái thân con, giờ nó sao đây [51:17]. Con có tu TNX đâu mà nó quán thân con vậy đó thì rõ ràng nó định trên thân thì nó phải ở trên chỗ đó. Nó đã xả cái niệm đó rồi, giờ nó chạy đi ra kiếm niệm khác nữa sao. Có phải không, thì nó phải quay vô thân nó chứ sao. Nó không phóng dật thì nó ở trên thân, phải thấy hơi thở chứ. Nhưng mà đừng có chú ý hơi thở. Biết hơi thở là biết chứ không chú ý hơi thở. Thì đó là mình tu Xả chứ gì, không chú ý hơi thở thì nó ở trên thân nó chứ sao? Nó quan sát thân nó chứ sao? Nhưng mà mình không quan sát thân, nhưng mà nó sẽ quan sát. Cái tâm Xả nó tự quan sát. Còn cái TNX là mình bắt nó quan sát. Các con thấy hai cái nó đi vô nó cũng là quan sát thân chứ nó có gì đâu. Nhưng mà cái nó tự quan sát, còn cái bắt buộc. Mà cái bắt buộc quan sát nó khó là nó bị ức chế. Còn cái kia nó xả, nó tự quan sát không bị ức chế. Đó là cái Xả nó dễ hơn, nó pháp độc nhất nó cũng đi tới năng lực 7 Giác chi, Tứ thần túc. Cái Xả tứ vô lượng tâm, một pháp nó đi tới [52:23]

-----------
[56:24]
Con tu tâm Xả thân có đau lại còn xả dễ nữa. Tao tu tâm Xả mà mày đau thì mày phải xả cái đau ra. Chứ bây giờ mày đừng có nằm đây, tao xả đó. Tao chẳng sợ mày đâu, thân này là thân nhân quả. Thọ này cũng thọ nhân quả. Thì cái đau này là của thân nhân quả, thọ nhân quả chứ không phải của tao. Tao xả hết. Tao không tính cái thân này nữa. Thân này là vô thường. Mày đau gì mày đau, kệ, tao không cần uống thuốc. À, con cứ ngồi đấy chơi, túc tắc, chống tay lên cằm vậy chơi. Đau kệ nó đừng rên. Thầy tin rằng con làm đi, con ngồi chống tay: cho mày đau. Bây giờ đau bụng này, Thầy chống tay. Đau mặc mày, mày đau của mày chớ có phải của tao sao. Chống tay vậy chơi đi. Thầy nói chống ta như Thầy ngồi chơi, như người vô sự mà. Rồi mấy con sẽ thấy bụng con đau nó sẽ giảm xuống liền tức khắc.

[57:12]