BĂNG SỐ 098 - MONG ƯỚC KHÔNG CÒN CHIẾN TRANH. ĐEM ĐẠO ĐỨC TỚI SỚM CHỪNG NÀO, TỐT CHỪNG NẤY.
Băng lớp Chánh Kiến 98A, năm 2005-2006, Trưởng lão Thích Thông Lạc.
https://youtu.be/JN_35GRCkOU?t=39m30s
(39:30)
Thầy nói Thầy là con người đã chứng kiến từ đầu cuộc chiến tranh từ giặc Pháp cho đến giặc Mỹ, cho đến mọi mặt ở trong đất nước quê hương này. Là một điều Thầy đã chứng kiến, nhất là tuổi thanh niên của Thầy rất là đau khổ, nghĩa là đủ thứ khổ. Nghĩa là bây giờ ngồi đây một lát là chết không chừng, bây giờ ngồi đây một lát ở tù cũng không chừng, chưa chắc đã yên. Còn bây giờ chiến tranh đã hết rồi, hạnh phúc lắm mấy con. Cho nên Thầy ước mong con người đừng có chiến tranh nữa. Nước nào cũng đừng có chiến tranh nữa, chiến tranh là khổ vô cùng.
Xương máu của dân tộc chúng ta đổ biết bao nhiêu. Người Việt chúng ta sẽ giết người Việt, mấy con. Đau đớn lắm mấy con, người Tây người Mỹ họ đến cai trị chúng ta, họ chỉ điều khiển người Việt giết người Việt. Giết một cách tàn nhẫn, giết một cách ghê gớm. Đánh đập nhau cũng người Việt, người Việt mình đánh đập nhau chứ Tây nó không cầm cái cây nó lại đánh mình bao giờ. Thầy nói thật sự khi nó qua đây nó cai trị chúng ta, người Việt giết người Việt, người Việt đánh người Việt, không có bao giờ thằng Tây nó cầm cái cây nó đánh người Việt mình. Mỹ nó vô đây cũng vậy, nó bắn nó giết nó đốt nhà, chứ đánh lộn nhau thì mình đánh với nhau không. Điều tra cũng mình cũng điều tra với nhau, đánh đập những cái cực hình của người bị tù tội ghê gớm, cũng người Việt mình đánh người Việt.
Cho nên chúng ta chung nhau một đất nước, một quê hương. Mà khi vì bị danh lợi chúng ta chia ra làm 2 nhóm, nhóm này theo Tây,nhóm này theo Mỹ, … nhóm này theo bên đây, nhóm này theo bên kia, hai bên. Rồi người Việt với người Việt cũng giết nhau, đánh đập nhau, đau đớn lắm mấy con.
Cho nên đứng trước cảnh đau khổ của chiến tranh rồi, cho nên vì vậy mà Thầy chỉ mong sao nền đạo đức dựng lại cho không phải riêng đất nước Việt Nam đâu, mà cả thế giới, đừng có chiến tranh nữa. Vì đạo đức không làm khổ mình khổ người đã thấm nhuần thì người ta không còn chiến tranh nữa. Nếu không thì luôn luôn lúc nào cũng có chiến tranh, không nước này cũng nước khác.
Rồi ngày mai đất nước chúng ta cũng chiến tranh nữa. Là vì, các con thấy lịch sử nó có bao giờ kéo dài yên lâu đâu. Nó không yên lâu đâu. Lịch sử đã chứng minh điều đó mà. Đất nước chúng ta trải biết bao nhiêu đời vua chưa, đâu có lúc nào mà nó yên ổn đâu mấy con. Cho nên vì vậy mà con cháu chúng ta sau này còn một trận khổ nữa. Ví dụ như trong cái thời nhà Minh - Lê Lợi thì coi như con cháu của chúng ta , ừm, ông bà của chúng ta trong cái giai đoạn đó rất là khổ, chết biết bao nhiêu người. Rồi tới cái giai đoạn mà đất nước ta bị Pháp cai trị, ông cha chúng ta chết. Rồi kế đó tới giờ phút Thầy lớn lên, từ cái tuổi nhỏ trong giai đoạn đất nước mình đang bị cai trị, lớn lên tiếp nối ông cha của mình chiến đấu. Cuối cùng biết bao nhiêu thanh niên cỡ như Thầy mất ở trên đất nước này, các con biết không. Ghê gớm, nhiều lắm chứ không phải một người đâu. Quá nhiều. Rồi đến hôm nay thì chiến tranh chấm dứt, nhưng ầm ỳ ở trong đó nó cũng chưa yên đâu mấy con. Cho nên nếu mà đạo đức không sớm được hướng dẫn con người thì chắc chắn còn khổ đau vô cùng. Chúng ta thấy rõ ràng mà. Chỉ cần một vài trăm ngàn thôi, đang chạy xe người ta vẫn giựt. Một cái điện thoại di động thôi, người ta vẫn giựt, người ta không tha thứ chút nào. Người ta coi mạng sống con người không ra gì. Cái tâm tham lam của người ta đến mức độ như vậy thì mấy con thấy làm sao mà chúng ta đem được cái nền đạo đức cho sớm chừng nào, tốt chừng nấy. Hạn chế được cái sự tham để giết hại biết bao nhiêu sinh mạng của con người (43:23).
Thầy nghĩ rằng chúng ta tu tập không nghĩ lo cho mình giải thoát đâu, nhưng mà cố gắng để cho mình làm sao để đem lại bình an cho mọi người, trong đó có mình. Vì vậy mà ráng như thế nào, chứ không thể ráng theo kiểu Bồ Tát hanh. Khi ra đi dạy mà mình chưa tu chứng, mình sẽ bị tiền bạc danh lợi lôi cuốn mình mất đi.(43:46)
--------
[Bình luận của người chép] Đối với con người bình thường, có 5 điều đạo đức theo Phật giáo: không sát sanh (đức hiếu sinh), không tà dâm (hạnh phúc gia đình), không lấy của không cho (đức ly tham), không nói dối (đức thành thật), không dùng chất gây nghiện (đức minh mẫn). Sống đúng 5 điều trên, đặc biết đức hiếu sinh, không giết và ăn thịt chúng sanh, thì cuộc sống bản thân sẽ bớt đau ốm, tai nạn, chết chóc. Chiến tranh, đau khổ, chưa bao giờ kết thúc với các loài động vật hữu tình chỉ vì thỏa mãn khẩu vị của con người.
--------
HAI CÁCH CHỨNG ĐẠO: TỨ NIỆM XỨ VÀ PHÁP ĐỘC NHẤT
Từ phút 11:00 băng 98B lớp Chánh Kiến, Trưởng lão Thích Thông Lạc giảng có 2 lộ trình chứng đạo: Pháp độc nhất và Tứ niệm xứ. Đặc biệt, ở lộ trình pháp độc nhất Tứ Thánh Định, Tứ thần túc có sau khi nhập Định. Còn ở con đường Tứ niệm xứ, Tứ thần túc có trước khi nhập Định. .
https://www.youtube.com/watch?v=0BflivngkRI
[11:00]
Con biết nó có 2 cái lộ trình mà tu tập. Ở đây Đức Phật dạy có 2 cái lộ trình.
Từ cái Tứ niệm xứ mà sung mãn: Tứ niệm xứ gọi là món ăn của Thất giác chi, mà Thất giác chi là món ăn của Tam Minh. Cho nên vì vậy người tu Tứ niệm xứ mà sung mãn thì nó mới hiện ra 7 cái năng lực của giác chi. Mà 7 năng lực của giác chi thì nó gọi là Tứ thần túc. Bảy năng lực giác chi là Tứ thần túc - 4 thần lực của chúng ta. Bốn thần lực đó mới thực hiện được Tam Minh. Cho nên Kinh Phật nói Tứ niệm xứ là món ăn của Thất giác chị, Thất giác chi là món ăn của Ba Minh. Không có nói Tứ thần túc vì Tứ thần túc là 7 năng lực của giác chi cho nên Kinh Phật không có nói Tứ thần túc. Nhưng có chỗ nói Tứ thần túc thì không có nói Thất giác chi. Mấy con lưu ý chỗ này (nhắc lại đoạn kinh). Đó là MỘT CON ĐƯỜNG từ Tứ niệm xứ mà đi lên, là tu 4 chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp mà đi lên vào cái chỗ mà sung mãn Tứ niệm xứ.
Còn MỘT CON ĐƯỜNG NỮA, như trong Kinh Bát Thành nói, là PHÁP ĐỘC NHẤT. Nếu bây giờ Thầy chấp nhận tu trên con đường Ly dục Ly ác pháp Nhập Sơ Thiền. Thầy đi vào cái chỗ đó, không cần phải qua Tam Thiền, Nhị Thiền, Tứ Thiền mà chỉ cần ở Sơ Thiền để rồi đi đến chỗ cứu cánh. Trong lúc đó, phải nhập Sơ Thiền, rồi bắt đầu nhập Sơ Thiền rồi thì chúng ta phải nhập cái Nhị Thiền, rồi Tam Thiền, rồi Tứ Thiền, rồi mới có Tứ thần túc. Nghĩa là nhập Tứ thiền rồi mới có Tứ thần túc, tâm mới định tỉnh nhu nhuyễn, dễ sử dụng. Còn trái lại trên Tứ niệm xứ, thì tâm định tỉnh trên Tứ niệm xứ nó mới thanh thản, an lạc, vô sự, không có niệm gì trên đó cho nên nó gọi là sung mãn Tứ niệm xứ thì nó có 7 năng lực giác chi - sanh ở chỗ chúng ta hoàn mãn Tứ niệm xứ.
Còn trái lại, chúng ta tu pháp độc nhất thì chúng ta phải trải qua 4 Thiền, mà 4 Thiền đi vào chúng ta sẽ có Tứ thần túc - không nói năng lực 7 giác chi. Thí dụ như bây giờ Thầy nhập Tứ Thiền, thì Thầy có Tứ thần túc, cho nên trong Tứ thần túc đó tâm mới định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, lúc bấy giờ chúng ta sử dụng Tam Minh. Chớ không phải sử dụng như Tứ niệm xứ mà nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền để tịnh chỉ hơi thở. Nó khác.
Có 2 con đường. Trong kinh sách Phật nói 2 con đường rất rõ. Nếu như chúng ta không có chịu đọc nghiên cứu kỹ thấy sao lại lúc mà nói Tứ thần túc, lúc nói 7 năng lực giác chi, chúng ta sẽ đâm nghi ngờ. Mà có lúc phải nói nhập Tứ thiền rồi tâm mới định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng. Chúng ta đọc chỗ này chúng ta thấy rất là lạ lùng. Chỉ có Tam Minh [Tứ thiền ??] là khi đó tâm mới định tỉnh, nhu nhuyến, dễ sử dụng để mà thực hiện Tam Minh. Thì đúng rồi, nhập Tứ Thiền nó mới có thể thực hiện Tam Minh mới được, chứ còn không Tứ Thiền làm sao thực hiện Tam Minh được? Nhưng mà khi chúng ta tu Tứ niệm xứ sung mãn thì nó có 7 năng lực của Giác chi. Mà 7 năng lực Giác chi tức là Tứ thần túc. Mà Tứ thần túc thì chúng ta có Định Như Ý Túc thì chúng ta mới nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền bằng Định Như Ý Túc cho nên nó rất dễ dàng, không khó khăn, không mệt nhọc. Do đó mà chúng ta khi nhập Tứ thiền rồi thì chúng ta mới thực hiện được Tam Minh. Nếu có Định Như Ý Túc thì coi như 4 cái Định quá dễ dàng đối với người tu rồi, cho nên mấy con đi vào Tứ niệm xứ nó rất dễ dàng, không phải đi qua cái khó khăn của 4 Thiền Định.
Bây giờ các con không tu Sơ Thiền, bởi vì Pháp Độc nhất mà, các con tu Nhị Thiền - vẫn được mấy con. Tại vì mấy con diệt Tầm Tứ, diệt cái lỗ tai của mấy con, mấy con dùng pháp Như lý tác ý của mấy con, mấy con diệt nó. Tức là 6 căn của mấy con diệt, các con nhập Nhị Thiền - mấy con đâu cần đi qua cái Tam Thiền [Sơ Thiền??]. Bởi vì mấy con thấy này : vào cái Sơ Thiền, mấy con phải ly cái Sơ Thiền ra mấy con mới nhập Nhị Thiền chứ. Các con nghe trong kinh Tang Chi Đức Phật nhập diệt không? Có phải Đức Phật nhập Sơ Thiền rồi xả Sơ Thiền, mới nhập Nhị Thiền, phải không? Cho nên mình ở ngoài vị trí, cái tâm mình bình thường nè, mình vô Nhị Thiền liền. Tức là có phương pháp để diệt Tầm Từ mà vô Nhị Thiền chớ đâu phải nhập Sơ Thiền, rồi từ cái Sơ Thiền đó nhập Nhị Thiền đâu. Phải xả Sơ Thiền nhập Nhị Thiền, rồi xả cái Nhị Thiền nhập Tam Thiền, rồi xả Tam Thiền mới nhập vô Tứ Thiền. Các con thấy chưa, nó đâu phải ở chỗ Tam Thiền lên Tứ Thiền, nó có kê đầu ở trên đó đâu cũng như nấc thang… Xả cái Sơ Thiền mới nhập vô Nhị Thiền, rồi xả Nhị Thiền nhập vô chớ đâu ở trạng thái Nhị Thiền. Cho nên nó là pháp Độc nhất.
Nghĩa là 8 cái pháp Độc nhất, kinh Bát Thành mấy con đọc. Rồi tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Nếu tu tâm Từ, tôi cũng ngay từ đó, tôi không cần qua Sơ Thiền, Nhị Thiền đâu. Tôi tu tâm Từ, tới khi đó nó sẽ có đủ Tứ thần túc, từ đó tôi sẽ nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền dễ dàng đối với tôi rồi. Bởi vì có Tứ thần túc là Định Như Ý Túc rồi. Cho nên đường đi này nó khác, mấy con. Mình tu một pháp nó khác.
Còn bây giờ mình tu Tứ niệm xứ, là mình ở trên Tứ niệm xứ. Nó sung mãn Tứ niệm xứ là có 7 giác chi, tức là có Thần túc, bây giờ chúng tôi mới nhập Định. Còn cái kia mấy con thấy nó đâu có. Tức là phải nhập Định rồi, nó mới vô - đó là mình đi qua con đường Tứ Thánh Định. Còn mình đi vào cái tâm Từ của mình, nó một pháp độc nhất. Cho nên tôi tu tâm Từ nè, nó không đi qua đó đâu. Tức nó đủ Thanh tịnh nó đi qua Thần lực của nó để nó thực hiện Tam Minh rồi. Cho nên em ông Cấp Cô Độc, tu tâm Từ, chứng quả A-La-Hán. Chứng quả A-la-hán là phải có Tam Minh mới chứng quả A La Hán… chứ không phải nói chuyện chứng quả A-la-hán là cái tâm của mình nó bất động sơ sơ đâu. Nó đi đến cái mức độ cuối cùng.
Người tu nào chứng đạo Phật cũng phải thực hiện Tam Minh hết, có Tứ thần túc hết. Không có người nào không có.
Cho nên chúng ta nói dễ, mà nó khó. Nó khó ở chỗ đòi hỏi đủ năng lực để làm chủ sự sống chết của mình. Hoàn toàn thân tâm của mình phải thanh tịnh chứ. Mặc dù Kinh Bát Thành nó dạy cho chúng ta là pháp độc nhất nhưng tu ở Tứ niệm xứ là chúng ta thấy tu dễ dàng hơn hết. Bởi vì mình ở đây mình chỉ có ngồi quan sát cho nên mình không bị ức chế. Còn cái kia mình dùng pháp tác ý để mình ức chế toàn bộ mình vô - coi chừng mình bị lọt trong tưởng - nó rất khó chớ không phải dễ. Thí dụ như bây giờ Thầy đang ở [tu??] Sơ Thiền, Thầy tác ý tâm ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền thì Thầy liền lượt cái tâm của Thầy nó hiện ra đủ 5 chi thiền. Ngày nào Thầy cũng tu, Thầy giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh Thầy tác ý như vậy thì nó đi vào chớ gì. Và đồng thời, Thầy tu Nhị Thiền, không có vào Sơ Thiền, Thầy ở trong trạng thái bình thường của Thầy, Thầy tác ý: diệt Tầm Tứ, nhập Nhị Thiền, sáu căn ngưng hoạt động hoàn toàn nhập Nhị Thiền. Thầy tác ý hoài, tu hoài, nó sẽ vào, bởi cái lệnh của ý thức của chúng ta mà. Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ - các con nhớ, cho nên nó vẫn đi vào cái pháp đó. Nó đi vào Nhị Thiền. Từ nó nhập vào Nhị Thiền rồi, thì tức là mình tiến tới trong cái Nhị Thiền của nó, mình phá sạch ở trong cái trạng thái của Tưởng nó, vượt qua nó thì có Tứ thần túc chứ có gì - thì như vậy mình sẽ đạt Tam Minh một cách dễ dàng.
Mấy con hiểu rõ, nó có 2 cái lộ trình mà đi. Một cái lộ ôm một pháp mà đi. Một cái lộ ôm Tứ niệm xứ mà đi. Thầy thấy hầu như chúng ta tu Tứ niệm xứ là dễ dàng nhất, bởi vì chúng ta ngồi đây, chúng ta hoàn toàn ngồi chơi không tu gì hết. Ngồi đây chúng ta luôn luôn có sức tỉnh thức quan sát thân của chúng ta, như Định niệm hơi thở mà Đức Phật đã dạy: cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô… Thì mình ngồi đây im lặng…[20:05]