XV - LUẬN VỀ HẾT HAM MUỐN
«Virāgakathā»
1. [140] Hết ham muốn là đạo lộ giải thoát, tiêu dao là quả của đạo lộ ấy.
2. Hết ham muốn là đạo lộ giải thoát như thế nào?
Vào khoảnh khắc đạo lộ nhập giòng:
Chánh kiến, theo nghĩa thấy rõ, đoạn trừ* nhận thức sai lạc; nó làm đoạn diệt dần* nhiễm lậu và chán ngán* các tập hợp là kết quả của những nhiễm lậu đó, và nhàm chán* tất cả các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài.
Hết ham muốn* có phai nhạt** làm đối tượng cho nó, có ngao ngán** làm lãnh vực cho nó, được xây dựng trên từ bỏ,** đứng trên nhàm chán**, được thiết lập trên ngán ngẩm.**
* những chữ có dấu hoa thị* dịch từ chữ virajjati, những chữ có dấu ** dịch từ chữ virāga. Đọc Nāṇamoli and Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, trang 1384-5. Đọc Nāṇamoli, The Guide, PTS [Oxford, 1979], đoạn 43, 87, 167, 173, 218, 236, 298, 377, 379, 426, 480, 757, 806, 836, 938f. để thấy sự thay đổi nghĩa của chữ này. Đọc thêm F. W. Woodward, Gradual Sayings ii, trang 56.
Hết ham muốn: có hai loại hết ham muốn: (1) hết ham muốn kể như là nibbana; và (2) hết ham muốn được diễn tả như vầy: ‘Tất cả các trạng thái sanh ra có nibbana làm đối tượng đều là những loại hết ham muốn.’
Bảy chi ngành chánh đạo hiện hữu đồng thời [với chánh kiến] dẫn đến hết ham muốn, vì thế, hết ham muốn là đạo lộ. Nhờ đạo lộ ấy, chư Phật và đệ tử của các Ngài đi về hướng chưa bao giờ đi [trước đó], đó là nibbana, như vậy đạo lộ là tám ngành. Với tất cả các đạo lộ có trong tín ngưỡng của nhiều đạo sĩ và brahmans khác, thánh đạo tám ngành là cao cả nhất, tốt đẹp nhất, chính yếu, đứng đầu, giá trị nhất, như thế thánh đạo tám ngành là tốt đẹp nhất trong các đạo lộ.
Chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm đoạn diệt dần tư duy sai lạc... [thay thế sao cho phù hợp và hoàn tất như trên]...
Chánh ngữ...
Chánh hành...
Chánh mạng...
Chánh tinh tấn...
Chánh niệm...
Chánh định theo nghĩa không phân tâm... [141]... như thế thánh đạo tám ngành là hạng nhất trong các đạo lộ.
3. Vào khoảnh khắc đạo lộ trở lại một lần:
Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ,...
Chánh định theo nghĩa không phân tâm đoạn diệt dần nhiễm lậu thô của ham muốn ái dục và của chống đối, đoạn diệt dần nhiễm lậu ngủ ngầm tàn dư của ham muốn ái dục và của chống đối, đoạn diệt dần nhiễm lậu và chán ngán các tập hợp vốn là kết quả của những nhiễm lậu đó, và nhàm chán tất cả các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài.
Hết ham muốn có phôi pha làm đối tượng cho nó,...
Hết ham muốn: có hai loại hết ham muốn...
Bẩy chi ngành chánh đạo... như thế thánh đạo tám ngành là hạng nhất trong các đạo lộ.
4. Vào khoảnh khắc đạo lộ không trở lại:
Chánh kiến, theo nghĩa thấy rõ,...
...
Chánh định theo nghĩa không phân tâm đoạn diệt dần nhiễm lậu tàn dư của ham muốn ái dục và của chống đối, nhiễm lậu ngủ ngầm tàn dư của ham muốn ái dục và của chống đối, đoạn diệt dần nhiễm lậu và các tập hợp vốn là kết quả của những nhiễm lậu đó, và nhàm chán tất cả các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài.
Hết ham muốn có phôi pha làm đối tượng cho nó,... [142]
Hết ham muốn: có hai loại hết ham muốn...
Bảy chi ngành chánh đạo... như thế thánh đạo tám ngành là hạng nhất trong các đạo lộ.
5. Vào khoảnh khắc đạo lộ arahant:
Chánh kiến, theo nghĩa thấy rõ,...
Chánh định theo nghĩa không phân tâm đoạn diệt dần khao khát trở thành [sanh linh] cõi sắc giới, khao khát trở thành [sanh linh] cõi vô sắc giới, đoạn diệt dần ngã mạn (tự hào), đoạn diệt dần dao động, đoạn diệt dần vô minh, đoạn diệt dần khuynh hướng ngã mạn (tự hào) ngủ ngầm, đoạn diệt dần khao khát hiện hữu và vô minh, đoạn diệt dần nhiễm lậu và ngao ngán các tập hợp vốn là kết quả của những nhiễm lậu đó, và nhàm chán tất cả các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài.
Hết ham muốn có phôi pha làm đối tượng cho nó,...
Hết ham muốn: có hai loại hết ham muốn...
Bảy chi ngành chánh đạo... như thế thánh đạo tám ngành là hạng nhất trong các đạo lộ.
6. Hết ham muốn kể như là thấy rõ ấy là chánh kiến. Hết ham muốn kể như là hướng tâm ấy là chánh tư duy. Hết ham muốn kể như là giữ gìn lời nói ấy là chánh ngữ. Hết ham muốn kể như là giữ cho sạch ấy là chánh mạng. Hết ham muốn kể như là nỗ lực ấy là chánh tinh tấn. Hết ham muốn kể như là thiết lập ấy là chánh niệm. Hết ham muốn kể như là không phân tâm ấy là chánh định.
Hết ham muốn kể như là thiết lập là yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm. Hết ham muốn kể như là tìm hiểu là yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật. Hết ham muốn kể như là nỗ lực là yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn. Hết ham muốn kể như là chan hòa là yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ. Hết ham muốn kể như là an lạc là yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng. Hết ham muốn kể như là không phân tâm ấy là yếu tố tạo thành giác ngộ của định. Hết ham muốn kể như là tư duy là yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản. [143]
Hết ham muốn kể như là không lay chuyển vì không tin là tín lực. Hết ham muốn kể như là không lay chuyển vì lười biếng là tấn lực. Hết ham muốn kể như là không lay chuyển vì xao lãng là niệm lực. Hết ham muốn kể như là không lay chuyển vì dao động là định lực. Hết ham muốn kể như là không lay chuyển vì vô minh là tuệ lực.
Hết ham muốn kể như là cả quyết là năng lực gây ảnh hưởng của tín. Hết ham muốn kể như là nỗ lực là năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn. Hết ham muốn kể như là thiết lập là năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Hết ham muốn kể như là không phân tâm là năng lực gây ảnh hưởng của định. Hết ham muốn kể như là thấy rõ là năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.
Các năng lực gây ảnh hưởng là hết ham muốn theo nghĩa ưu thắng. Các lực là hết ham muốn theo nghĩa không lay chuyển. Các yếu tố tạo thành giác ngộ là hết ham muốn theo nghĩa lối thoát. Đạo lộ là hết ham muốn theo nghĩa nguyên nhân. Các nền tảng của quán niệm là hết ham muốn theo nghĩa thiết lập. Các chánh tinh tấn là hết ham muốn theo nghĩa nỗ lực. Các nền tảng của thần thông (đường đến thần lực) là hết ham muốn theo nghĩa thành tựu. Các sự thực là hết ham muốn theo nghĩa chân như (như thực).
Tĩnh lặng là hết ham muốn theo nghĩa không phân tâm. Quán thực tánh là hết ham muốn theo nghĩa quán tưởng. Tĩnh lặng và quán thực tánh là hết ham muốn theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất. Sóng đôi là hết ham muốn theo nghĩa không vượt quá.
Thanh lọc giới là hết ham muốn theo nghĩa thu thúc. Thanh lọc tâm là hết ham muốn theo nghĩa không phân tâm. Thanh lọc quan điểm là hết ham muốn theo nghĩa thấy rõ. Giải thoát là hết ham muốn theo nghĩa được tự tại. Minh trí là hết ham muốn theo nghĩa hiểu rõ. Tiêu dao là hết ham muốn theo nghĩa dứt bỏ. Trí về tuyệt diệt là hết ham muốn theo nghĩa cắt đứt.
Theo nghĩa nguồn gốc, tinh tấn là hết ham muốn. Theo nghĩa nguồn sanh khởi, suy xét là hết ham muốn.Theo nghĩa kết hợp, xúc là hết ham muốn. Theo nghĩa nơi gặp gỡ, cảm giác là hết ham muốn. Theo nghĩa đứng hạng nhất, định là hết ham muốn. Theo nghĩa ưu thắng, niệm là hết ham muốn. Theo nghĩa cao nhất, tuệ là hết ham muốn. Theo nghĩa cốt lõi (hương vị), giải thoát là hết ham muốn. Theo nghĩa kết thúc, nibbana vốn hợp nhất với bất tử là hết ham muốn.
Hết ham muốn là đạo lộ giải thoát là như thế.
7. Giải thoát là quả của nó là thế nào?
Vào khoảnh khắc quả nhập giòng:
Chánh kiến, theo nghĩa thấy rõ, được giải thoát khỏi quan điểm sai lạc, và nó được giải thoát khỏi nhiễm lậu và được giải thoát khỏi các tập hợp vốn là kết quả của những nhiễm lậu đó, và được giải thoát khỏi tất cả các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài.
Tiêu dao có tiêu dao làm đối tượng cho nó, có tiêu dao làm lãnh vực cho nó, được xây dựng trên tiêu dao, đứng trên tiêu dao, được thiết lập trên tiêu dao.
Tiêu dao:có hai loại tiêu dao: (1) tiêu dao kể như là nibbana; và (2) tiêu dao kể như là quả được diễn tả như vầy: ‘Tất cả các trạng thái sanh ra có nibbana làm đối tượng đều được giải thoát.’
Chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm vào... [thay thế cho phù hợp và hoàn tất như trên]... [144]
Chánh ngữ...
Chánh hành...
Chánh mạng...
Chánh tinh tấn...
Chánh niệm...
Chánh định theo nghĩa không phân tâm... ‘Tất cả các trạng thái sanh ra có nibbana làm đối tượng đều được giải thoát.’
8. Vào khoảnh khắc quả vị trở lại một lần:
Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ,...
Chánh định theo nghĩa không phân tâm được giải thoát khỏi nhiễm lậu thô của ham muốn ái dục và của chống đối, được giải thoát khỏi nhiễm lậu ngủ ngầm tàn dư của ham muốn ái dục và của chống đối, và được giải thoát khỏi các nhiễm lậu và được giải thoát khỏi các tập hợp vốn là kết quả của những nhiễm lậu đó, và được giải thoát khỏi tất cả các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài.
Tiêu dao có tiêu dao làm đối tượng cho nó,...
Tiêu dao:có hai loại tiêu dao: ... ‘Tất cả các trạng thái sanh ra có nibbana làm đối tượng đều được giải thoát.’
9. Vào khoảnh khắc quả vị không trở lại:
Chánh kiến, theo nghĩa thấy rõ,...
...
Chánh định theo nghĩa không phân tâm được giải thoát khỏi nhiễm lậu tàn dư của ham muốn ái dục và của chống đối, được giải thoát khỏi nhiễm lậu ngủ ngầm tàn dư của ham muốn ái dục và của chống đối, và được giải thoát khỏi nhiễm lậu và được giải thoát khỏi các tập hợp vốn là kết quả của những nhiễm lậu đó, và được giải thoát khỏi tất cả các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài. [145]
Tiêu dao có tiêu dao làm đối tượng cho nó,...
Tiêu dao:có hai loại tiêu dao: ... ‘Tất cả các trạng thái sanh ra có nibbana làm đối tượng đều được giải thoát.’
10. Vào khoảnh khắc quả vị arahant:
Chánh kiến, theo nghĩa thấy rõ,...
Chánh định theo nghĩa không phân tâm được giải thoát khỏi khao khát trở thành [sanh linh] cõi sắc giới, khỏi khao khát trở thành [sanh linh] cõi vô sắc giới, khỏi ngã mạn (tự hào), khỏi dao động, khỏi vô minh, khỏi khuynh hướng ngã mạn (tự hào) ngủ ngầm, khỏi khao khát hiện hữu và vô minh ngủ ngầm, được giải thoát khỏi nhiễm lậu và được giải thoát khỏi các tập hợp vốn là kết quả của những nhiễm lậu đó, và được giải thoát khỏi tất cả các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài.
Tiêu dao có tiêu dao làm đối tượng cho nó,...
Tiêu dao:có hai loại tiêu dao: ... ‘Tất cả các trạng thái sanh ra có nibbana làm đối tượng đều được giải thoát.’
11. Tiêu dao kể như là thấy rõ ấy là chánh kiến. Tiêu dao kể như là hướng tâm ấy là chánh tư duy.... Tiêu dao kể như là không phân tâm ấy là chánh định.
Tiêu dao kể như là thiết lập là yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm. Tiêu dao kể như là tìm hiểu là yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật... Tiêu dao kể như là tư duy là yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản.
Tiêu dao kể như là không lay chuyển vì không tin là tín lực... Tiêu dao kể như là không lay chuyển vì vô minh là tuệ lực.
Tiêu dao kể như là cả quyết là năng lực gây ảnh hưởng của tín... Tiêu dao kể như là thấy rõ là năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.
Các năng lực gây ảnh hưởng là tiêu dao theo nghĩa ưu thắng. Các lực là giải thoát theo nghĩa không lay chuyển... Các sự thực là tiêu dao theo nghĩa chân như (như thực).
Tĩnh lặng là tiêu dao theo nghĩa không phân tâm... [146] Sóng đôi là tiêu dao theo nghĩa không vượt quá.
Thanh lọc giới là tiêu dao theo nghĩa thu thúc... Giải thoát là tiêu dao theo nghĩa được tự tại. Minh trí là tiêu dao theo nghĩa hiểu rõ. Tiêu dao là tiêu dao theo nghĩa dứt bỏ. Trí về không sanh khởi là tiêu dao theo nghĩa an tịnh.[1]
Theo nghĩa nguồn gốc, tinh tấn là tiêu dao. Theo nghĩa nguồn sanh khởi, suy xét là tiêu dao... Theo nghĩa kết thúc, nibbana vốn hợp nhất với bất tử là tiêu dao.
Tiêu dao là quả của nó là như thế.
Hết ham muốn là đạo lộ giải thoát, tiêu dao là quả của nó là như thế.
LUẬN THUYẾT VỀ HẾT HAM MUỐN
[1]Thay vì samucchedaṭṭhena khaye ñāṇaṁ vimutti, bản của PTS trang 146, 1.7 viết là: paṭipassāddhiṭṭhena anuppāde ñāṇaṁ vimutti.