Skip directly to content

XIV - LUẬN VỀ TÂM TỪ

«Mettākathā »

1. [130] ‘Này các tỳ kheo, khi sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được trau giồi, được phát triển và được phong phú, được thuần thục,* được tạo thành nền tảng, được củng cố, được vun bồi và được thực hiện đúng đắn thì có thể trông đợi mười một điều lành. Mười một điều lành nào? Người «thực hành tâm từ»ngủ được an vui, thức dậy an vui, ngủ không ác mộng, loài người mến mộ, phi nhân mến mộ, chư thiên bảo vệ, lửa và thuốc độc2* không hại được; tâm người ấy dễ định, sắc mặt toát vẻ an nhiên; khi chết không mê ám, và nếu chưa thể nhập trạng thái vô thượng,3* người ấy sẽ được sanh vào cõi chư Thiên. Khi sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được trau giồi, được phát triển và được phong phú, được thuần thục, được tạo thành nền tảng, được củng cố, được vun bồi và được thực hiện đúng đắn thì có thể trông đợi mười một điều lành ấy. (A v 342).

* yānikatā (Be:yanīkatā): được thuần thục, nđ: được làm thành cỗ xe

2*sau chữ thuốc độc, còn có chữ ‘đao kiếm’ trong F. L. Woodward, Gradual Sayings V, PTS, (Oxford, 1996) trang 219.

3* đó là quả vị Arahant. Đọc F. L. Woodward, sđd, trang 219.

2. Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến mọi loài, có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến riêng từng loại, có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa theo phương hướng.

3. Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến mọi loài qua bao nhiêu khía cạnh? Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến riêng từng loại qua bao nhiêu khía cạnh? Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa về phương hướng qua bao nhiêu khía cạnh?

Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến mọi loài qua năm khía cạnh. Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến riêng từng loại qua bẩy khía cạnh. Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa về phương hướng qua mười khía cạnh.

4. Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến mọi loài qua năm khía cạnh nào?

Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, âu lo và ưu sầu (ác ý), mong cho họ sống hạnh phúc.

Mong cho tất cả chúng sanh có hơi thở...

Mong cho tất cả những ai...

Mong cho tất cả những người... [131]

Mong cho tất cả những cá nhân sống không thù hận, âu lo và ưu sầu (ác ý), mong cho họ sống hạnh phúc.

Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến mọi loài qua năm khía cạnh này.

5. Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến riêng từng loại qua bẩy khía cạnh nào?

Mong cho tất cả người nữ sống không thù hận, âu lo và ưu sầu, mong cho họ sống hạnh phúc.

Mong cho tất cả người nam...

Mong cho tất cả bậc Thánh...

Mong cho tất cả những ai không phải là Thánh...

Mong cho tất cả các chư thiên...

Mong cho tất cả loài người...

Mong cho tất cả chúng sanh đang trong cảnh khổ sống không thù hận, âu lo và ưu sầu, mong cho họ sống hạnh phúc.

Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến riêng từng loại qua bẩy khía cạnh này.

6. Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ với chan hòa theo phương hướng qua bao nhiêu khía cạnh nào?

(1) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương đông sống không thù hận, âu lo và ưu sầu, mong cho họ sống hạnh phúc.

(2) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương tây...

(3) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương bắc...

(4) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương nam...

(5) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương đông bắc*...

(6) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương tây nam*...

(7) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương tây bắc*...

(8) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương đông nam*...

* Nguyên văn: giữa hướng đông, giữa hướng tây, giữa hướng bắc, giữa hướng nam. Dịch theo luận án Tiến Sĩ của ngài Paravahera Vajirañāna Mahāthera, Buddhist Meditation in Theory and Practice, Buddhist Missionary Society [Kuala Lumpur, 3rd ed.] trang 290.

(9) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương dưới...

(10) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương trên sống không thù hận, âu lo và ưu sầu, mong cho họ sống hạnh phúc.

(1)-(10) Mong cho tất cả chúng sanh có hơi thở ở phương đông...     

(1)-(10) Mong cho tất cả những ai ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả những người ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả những cá nhân ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả người nữ ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả người nam ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả bậc Thánh ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả những ai không phải là Thánh ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả các chư thiên ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả loài người ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả chúng sanh trong cảnh khổ ở phương đông...

ở phương trên sống không thù hận, âu lo và ưu sầu, mong cho họ sống hạnh phúc.

Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa theo mười phương hướng này.

7. Là tâm từ (mettā) vì nó đối xử tử tế (mettayati) qua tám khía cạnh này, đó là: với tất cả chúng sanh, nó bác bỏ bức bách của họ để thay bằng không bức bách, nó bác bỏ tổn thương của họ để thay bằng không tổn thương, nó bác bỏ thất vọng của họ để thay bằng không thất vọng, nó bác bỏ đọa đầy của họ để thay bằng không đọa đầy, nó bác bỏ phiền nhiễu của họ để thay vào bằng không phiền nhiễu [bằng ý tưởng] ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận và không thù nghịch, hạnh phúc chứ không khổ đau, an lạc trong tâm chứ không khổ sở trong tâm’. Nó là ý nguyện (ceto) vì nó cố tình muốn như vậy (cetayati). [132] Nó là giải thoát (vimutti) vì nó được giải thoát (vimuccati) khỏi những ám ảnh của sân hận. Tâm từ (mettā), ý nguyện (ceto) và giải thoát (vimutti): đây là sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ.

8. Khi vị ấy cả quyết với đức tin như vầy: ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, hạnh phúc, an lạc’, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng năng lực gây ảnh hưởng của tín. [1]Khi vị ấy hết sức tinh tấn như vầy: ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn. Khi vị ấy thiết lập quán niệm như vầy: ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Khi vị ấy định tâm như vầy: ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng năng lực gây ảnh hưởng của định. Khi vị ấy hiểu bằng tuệ như vầy: ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

9. Năm năng lực gây ảnh hưởng này là sự lập lại (trau giồi) giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được lập lại (trau giồi) bằng năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng này là phát triển sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được phát triển bằng năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng này làm phong phú sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được làm cho phong phú bằng năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng này là sự trang hoàng cho giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được trang hoàng rực rỡ bằng năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng này là sự che chở cần thiết cho sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được che chở cẩn thận bằng năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng này là trang bị cho sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được trang bị đầy đủ bằng năm năng lực gây ảnh hưởng này.

10. Năm năng lực gây ảnh hưởng này là sự giải thoát của tâm do lập lại (trau giồi), phát triển, trang hoàng, che chở cần thiết, trang bị, toàn thiện; chúng đi kèm với lòng từ, cùng hiện hữu, phối hợp, liên kết với nó, chúng là sự đi vào (lao vào) nó, có tin tưởng ở nó, giữ vững nó, và đưa lại giải thoát của nó; chúng là sự thấy rõ lòng từ rằng ‘Đây là an lạc’; chúng được thuần thục, được tạo thành nền tảng của nó, được củng cố; [133] được vun bồi và được thực hiện đúng đắn (mang lòng từ đến nhất như), phát triển nó khéo léo, giữ nó thật vững, khéo tạo dựng nó, và giải thoát triệt để; chúng phát sanh nó, chiếu sáng nó và thắp nó sáng lên.

11. Khi [nghĩ] ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ vị ấy không bị bất tin làm cho lay chuyển, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng tín lực. Khi [nghĩ] ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ vị ấy không bị lười biếng làm cho lay chuyển, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng tấn lực. Khi [nghĩ] ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ vị ấy không bị sao lãng làm cho lay chuyển, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng niệm lực. Khi [nghĩ] ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ vị ấy không bị dao động làm cho lay chuyển, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng định lực. Khi [nghĩ] ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ vị ấy không bị vô minh làm cho lay chuyển, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng tuệ lực.

12. Năm lực này là sự lập lại (trau giồi) giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được lập lại (trau giồi) bằng năm lực này. Năm lực này... [và cứ thế như ở đ. 9 cho đến] Năm lực này là trang bị cho sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được trang bị đầy đủ bằng năm lực này.

13. Năm lực này là sự giải thoát của tâm do lập lại (trau giồi) lòng từ, phát triển lòng từ,... [và cứ thế như ở đ. 10]... [134] thắp nó sáng lên.

14. Khi vị ấy thiết lập quán niệm như vầy ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm. Khi vị ấy tìm hiểu sự thật bằng tuệ như vầy... bằng yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật. Khi vị ấy hết sức tinh tấn như vầy... bằng yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn... Khi vị ấy làm lắng dịu sự ám ảnh như vầy... bằng yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ... Khi vị ấy làm lắng dịu sự kích động của đòi hỏi sinh lý* như vầy... bằng yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng. Khi vị ấy định tâm như vầy... bằng yếu tố tạo thành giác ngộ của định. Khi vị ấy quán tưởng về nhiễm lậu bằng trí như vầy ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản.

*đọc Luận X đoạn 6 về chữ này.

15. Bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ này là sự lập lại (trau giồi) giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được lập lại (trau giồi) bằng bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ này. Bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ này... [và cứ thế như ở đ. 9 cho đến]... được trang bị đầy đủ bằng bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ  này.

16. Bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ này là sự giải thoát của tâm do lập lại (trau giồi) lòng từ, phát triển lòng từ,... [và cứ thế như ở đ. 10 cho đến]... thắp nó sáng lên.

17. Khi vị ấy thấy đúng như vầy ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng chánh kiến. Khi vị ấy hướng [ý tưởng] đến [đối tượng của nó] đúng như vầy... bằng chánh tư duy. Khi vị ấy gìn giữ lời nói đúng như vầy... bằng chánh ngữ. Khi vị ấy tạo nguồn sanh khởi đúng như vầy... bằng chánh hành. Khi vị ấy giữ cho sạch đúng như vầy... bằng chánh mạng. Khi vị ấy nỗ lực đúng như vầy... bằng chánh tinh tấn. Khi vị ấy thiết lập đúng như vầy... bằng chánh niệm. Khi vị ấy tập trung đúng như vầy ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng chánh định.

18. Tám chi ngành của chánh đạo này là sự lập lại (trau giồi) giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được lập lại (trau giồi) bằng tám chi ngành của chánh đạo này. Tám chi ngành của chánh đạo này... [và cứ thế như ở đ. 9]... được trang bị đầy đủ bằng tám chi ngành của chánh đạo này.

19. Tám chi ngành của chánh đạo này là sự giải thoát của tâm do lập lại (trau giồi) lòng từ, phát triển lòng từ,... [và cứ thế như ở đ. 10]... [136] thắp nó sáng lên.

20-32. [Là tâm từ (mettā) vì nó đối xử tử tế (mettayati) theo tám khía cạnh này, đó là]: với tất cả chúng sanh có hơi thở, [nó bác bỏ]... [và cứ thế như ở các đoạn 7-19, thay chữ chúng sanh bằng chúng sanh có hơi thở]...

33-45. ... với tất cả những ai...

46-68. ... với tất cả những người...

69-71. ... với tất cả những cá nhân...

72-84. ... với tất cả người nữ...

85-97. ... với tất cả người nam...

98-110. ... với tất cả bậc Thánh...

111-123. ... với tất cả những ai không phải là Thánh...

124-136. ... với tất cả các chư thiên...

137-149. ... với tất cả loài người...

150-163. ... với tất cả chúng sanh đang trong cảnh khổ...

164-176. ... (1) với tất cả những chúng sanh ở phương đông...

177-289. ... (2) với tất cả những chúng sanh ở phương tây...

... (3) ở phương bắc...

... (4)-(10) ở phương trên... [137]

290-302. ... (1) với tất cả những chúng sanh có hơi thở ở phương đông...

... (2)-(10) ở phương trên...

303-432. ...  (1) với tất cả những ai ở phương đông...

... (2)-(10) ở phương trên...

433-562. ... (1)-(10) với tất cả những người ở phương đông... ở phương trên...

563-692. ... (1)-(10) với tất cả những cá nhân ở phương đông... ở phương trên...

693-822. ... (1)-(10) với tất cả người nữ ở phương đông... ở phương trên...

823-952. ... (1)-(10) với tất cả người nam ở phương đông... ở phương trên...

953-1082. ... (1)-(10) với tất cả bậc Thánh ở phương đông... ở phương trên...

1083-1212. ... (1)-(10) với những ai không phải là Thánh ở phương đông... ở phương trên...

1213-1342. ... (1)-(10) với tất cả các chư thiên ở phương đông... ở phương trên...

1343-1472. ... (1)-(10) với tất cả loài người ở phương đông... ở phương trên...

1473-1602. ... (1)-(10) với tất cả chúng sanh đang trong cảnh khổ ở phương đông... ở phương trên... [138-139].

HẾT PHẦN LUẬN THUYẾT VỀ TÂM TỪ


[1]Bản của PTS quyển ii, trang 132, 11.4 ff. viết: saddhindriyaparibhāvitā và tương tự như thế với các năng lực gây ảnh hưởng khác. <Ở Luận này, đọc phần giới thiệu>