Skip directly to content

TÂM KHÔNG CHƯỚNG NGẠI PHÁP THÌ TÁC Ý: TÂM THANH THẢN, AN, LẠC VÀ VÔ SỰ, CÒN CÓ CHƯỚNG NGẠI PHÁP THÌ TÁC Ý: ÁC PHÁP LUI!

Kim Quang hỏi đạo

Hỏi:Xin Thầy cho con biết khi nào thì nhắc câu tác ý “Thân tâm phải thanh thản, an lạc và vô sự.” và câu “Ác pháp lui đi”.

 Đáp:Khi nào thân tâm con bình an yên ổn thì thỉnh thoảng con tác ý một lần: “Thân tâm thanh thản, an lạc và vô sự”, để duy trì trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự, còn khi thân tâm con bị chướng ngại pháp tức là bị các cảm thọ, bị trạo cử, bị các niệm ác xen vào hay bị hôn trầm, thùy miên, vô ký và ngoan không thì con nên tác ý: “Ác pháp lui đi” hoặc con tác ý rõ ràng hơn từng đối tượng của nó như: đầu, cổ, tay, chân, lưng, ngực, bụng: “Thọ là vô thường, cái đầu đau nhức này phải lui đi và thân tâm phải thanh thản, an lạc và vô sự” hoặc về tâm thì con bảo: “Tâm là vô thường, ái kiết sử này phải ra khỏi nơi đây, thân tâm phải thanh thản, an lạc và vô sự”.