Skip directly to content

ĐƯỜNG LỐI TU HỌC

Chùa Am ngày nay chuyên giảng dạy đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Khi đã học đạo đức xong, thầy trụ trì liền dạy những phương pháp tu tập LÀM CHỦ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cho nên phật tử ở khắp nơi, trong nước cũng như ở ngoại quốc lần lượt về tu tập tại Chùa Am, khiến Chùa Am có hàng trăm ngôi nhà nhỏ 3mx4m mọc lên như nấm. Hiện giờ Chùa Am có đến 260 ngôi nhà nhỏ.

Chùa Am phát triển được như ngày hôm nay thì cũng nên nhớ lại những ngày qua. Tháng 9 (ÂL) năm 1980, mẹ thầy trụ trì qua phần. Thầy (127) sửa sang lại ngôi nhà của mẹ ở trở thành nhà thờ tổ tiên, ông bà, trong đó thờ bố, mẹ của thầy. Hiện giờ ngôi nhà ấy ở sau nhà khách. Sau khi mẹ mất, thầy trụ trì tập trung triển khai những kinh nghiệm tu tập của mình đã làm chủ thân tâm, để giúp cho những người hữu duyên tu tập.

Nơi thờ Phật trong Chùa Am ngày xưa

Thầy trụ trì triển khai kinh nghiệm tu tập của mình dựa theo chánh pháp của Phật, thuộc kinh Nikaya do Hòa thượng Minh Châu dịch, để hướng dẫn mọi người tu tập theo chánh pháp của Phật và làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người (sinh, già, bệnh, chết). Nhất là thầy chỉ thẳng cho mọi người biết cái sai trong đạo Phật hiện giờ rất nhiều, từ các bộ kinh sách phát triển và các bộ kinh sách (128) Thiền tông. Những kinh sách này đều thuộc về Phật giáo Trung Quốc thuộc Hán tạng. Việt Nam không có kinh sách Phật giáo này. Bởi vậy, đối với Phật giáo Việt Nam kinh sách còn nghèo nàn, chỉ có vay mượn của Trung Quốc.

Mật tông thuộc về Phật giáo Tây Tạng. Từ Tây Tạng, các sư thầy đem bùa chú truyền sang qua các nước Thái Lan, Miến Điện, Campuchia rồi truyền sang qua Việt Nam, biến cho Việt Nam có một số thầy bùa, thầy ngải chuyên trị bệnh, trừ tà ma, yểm quỷ, v.v…​ tạo ra những tư tưởng mê tín, lạc hậu. Khi vào Việt Nam, tất cả những giáo pháp này đều là tà giáo ngoại đạo, mượn nhãn hiệu Phật giáo để dễ bề lường gạt tín đồ Phật giáo Việt Nam.

Những kinh sách này thuộc về văn hóa Phật giáo Trung Quốc, nhưng từ xưa đến nay, Phật giáo Việt Nam lại lấy đó làm văn hóa của mình. Thật là một điều sai lầm và làm nhục nhã cho nền văn hóa nước nhà.

Đem văn hóa mê tín của Trung Quốc làm văn hóa của mình, khiến cho nhân dân Việt Nam mê tín, lạc hậu, mù quáng, làm hao tiền tốn của vì cúng bái cầu siêu, cầu an, đốt tiền vàng mã thật là vô minh, không sáng suốt, để rồi tự biến nó thành một phong tục tập quán lạc hậu, mê tín truyền thống của dân tộc Việt Nam; từ xa xưa ông bà truyền lại cho con cháu đến ngày nay. Thật là một (129) điều sai lạc hết sức, nhưng bây giờ muốn cho nhân dân dẹp bỏ thì không phải dễ, không phải trong một ngày, hay hai ngày mà bỏ xuống ngay liền được.

Qua các triều đại, người Việt Nam rất sáng suốt về tôn giáo, biết rõ tôn giáo là một nhu cầu cần thiết cho tinh thần của dân tộc. Hiểu được điều này, Trần Nhân Tông, một ông vua Việt Nam am tường Thiền tông Phật giáo Trung Quốc, Ngài có sáng kiến muốn biến văn hóa Thiền tông Trung Quốc thành văn hóa Thiền tông Việt Nam. Vì thế, mới có phái thiền Trúc Lâm ra đời, mà tín đồ Phật giáo Việt Nam gọi là Thiền tông Việt Nam.

Rừng thiền (130)

Thiền tông Việt Nam không có gì chuyên ròng của Việt Nam cả. Nếu xét cho kỹ, thì Trần Nhân Tông cũng dựa vào Thiền tông, Tịnh Độ tông của Phật giáo Trung Quốc chắp vá lại thành Thiền tông Việt Nam. Cho nên Thiền tông Việt Nam chẳng có pháp môn nào tu tập mới mẻ cả, chỉ dẫm lại lối mòn các pháp hành thiền của thiền Trung Quốc mà thôi.

Tại sao Trần Nhân Tông là một nhà vua anh minh, mà không lấy kinh sách nguyên thủy của Phật giáo triển khai thành Thiền tông Việt Nam?

Có lẽ lúc bấy giờ kinh sách nguyên thủy của Phật giáo chưa được truyền sang qua Việt Nam; chỉ có ba tạng kinh bằng chữ Hán của Trung Quốc. Tuy rằng trong tạng kinh Phật giáo của Trung Quốc có kinh A Hàm, nhưng lúc bấy giờ, vua Trần Nhân Tông cũng chịu ảnh hưởng kinh sách phát triển rất nặng, nên không quan tâm lắm. Nhất là những bộ kinh này lại mang tên “TIỂU THỪA”, cái tên không gợi được sự chú ý của người khác, nên vua Trần Nhân Tông cũng là một con người bình thường, vì thế Ngài lấy những bộ kinh mang tên “TỐI THƯỢNG THỪA” để triển khai thành Phật giáo Thiền tông Việt Nam. Như chúng ta đã biết ngày hôm nay, nó có tên là “TRÚC LÂM YÊN TỬ”.

Trải qua thời gian tu học Thiền tông của thiền (131) Trung Quốc, thầy trụ trì cảm nhận nó không phải của Phật giáo, mà của các tổ sư Phật giáo Trung Quốc kiến giải, viết ra thành kinh sách dạy người tu tập theo kiểu Trung Quốc, nên người tu tập rất đông nhưng kết quả thì không có một vị tổ sư nào làm chủ được sinh, già, bệnh, chết giống như đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Do sự hiểu biết này, thầy trụ trì Chùa Am lại chịu khó nghiên cứu kinh sách nguyên thủy do Hòa thượng Minh Châu dịch, và cuối cùng thầy tu tập đã làm chủ sinh, già, bệnh, chết không còn khó khăn và mệt nhọc.

Những người đệ tử đầu tiên của thầy là mẹ thầy, em thầy và một đứa cháu của thầy, kế tiếp là bốn người phật tử ở bốn tỉnh khác nhau. Đó là thầy Như Hải, sư cô Bảo, sư cô Chánh và chú cư sĩ Thiện Ngộ đến xin tu học tại Chùa Am, nên thầy trụ trì đến trình báo với chính quyền công an địa phương Xã Gia Lộc để xin cho họ tạm trú. Vào hai giờ chiều cùng ngày, công an Huyện Trảng Bàng mời bốn người này giam lại một đêm để điều tra. Sau đó, bốn người này được trả về, cho ở lại Chùa Am tu tập. Nhưng trong bốn người có chú Thiện Ngộ sợ quá, nên xin về, không dám ở lại tu.

Khi chính quyền hiểu rõ mục đích của Chùa Am là làm lợi ích cho dân, cho nước, nên Chùa Am nhận người vào tu học rất dễ dàng, không (132) phải làm giấy tờ thủ tục khó khăn; khi có người đến Chùa Am tu học, thì chỉ đăng ký họ tên và nơi thường trú của họ tại công an xã để được tạm trú.

Suốt 34 năm trời, Chùa Am mở cửa đón nhận mọi người khắp mọi nơi về đây tu học đều được yên ổn tu hành trong giáo pháp của đức Phật.

Thất khách

Suốt 34 năm trời, người ra, kẻ vào không biết bao nhiêu mà kể, nhưng không bao giờ có một người xấu, có tiền án, tiền sự và những người nghiện ngập xì ke, ma túy vào đây núp bóng, để hút chích, để làm việc phi pháp luật. Tại sao suốt thời gian dài như vậy, lại không có kẻ xấu vào đây núp bóng? (133)

Ở Chùa Am có bốn điều kiện mà người có tiền án, tiền sự và những người nghiện ngập không thể đến đây ẩn náu, làm những điều phi pháp đó được. Đó là:

- Thứ nhất là nơi đây dạy người tu học đạo đức nhân bản - nhân quả sống không khổ mình, khổ người. Vì thế, những người cướp của giết người, hay những kẻ trộm cắp, hoặc những người hút chích được nghe những bài học đạo đức không làm khổ mình, khổ người thì rất xấu hổ, nên vào Tu Viện sẽ tự nguyện từ bỏ để trở thành người tốt. Còn những người nào thấy bỏ không được thì không dám vào xin ở, vì rất ngại ngùng với mọi người. Ở Tu Viện Chơn Như có nhiều phật tử nghiện thuốc lá, rượu rất nặng, nhưng đến đây được thầy trụ trì khích lệ giới luật đức hạnh không làm khổ mình, khổ người, và nhất là thấy trong chúng không ai hút thuốc lá và uống rượu, nên những phật tử này quyết tâm cai nghiện bằng phương pháp nhiếp tâm mà thầy trụ trì đã hướng dẫn, cuối cùng họ đã cai nghiện được.

- Thứ hai, trong Tu Viện sống chỉ ăn ngày một bữa, không được ăn phi thời. Ai ăn phi thời thì nội qui Tu Viện ghi rõ ràng trên bia đá, khiến cho mọi người còn ăn phi thời không dám đến.

- Thứ ba là sống độc cư, không được nói chuyện với bất cứ một người nào cả. Do sự sống (134) một mình, nên ít ai chịu nỗi sự cô đơn nên không dám vào Tu Viện. Vì khi vào thì không được đi tới đi lui, mà phải sống trong thất một mình, không bà con thân thuộc hay bạn bè tới lui nói chuyện.

- Thứ tư, nơi đây dạy người tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết, nên phải tu tập ngày đêm không biếng trễ được; phải siêng năng thức khuya dậy sớm. Đó cũng là một điều khiến những người lười biếng, tham lam trộm cắp, hút chích không dám đến Tu Viện Chơn Như.

Cho nên mọi người vào Tu Viện phải theo bốn điều trên đây giữ gìn, và còn phải siêng năng tu tập theo thời khoá, nếu lười biếng vào đây ăn ngủ nghỉ phi thời sẽ bị nhắc nhở cảnh cáo. Nhất là phải giữ gìn 10 giới tu sĩ nghiêm chỉnh, nếu ai vào đây mà không giữ gìn 10 giới thì không được chấp nhận. Mười giới tuy không có gì khó, nhưng người ta khó giữ gìn trọn vẹn.

Mười giới gồm có:

  1. Không nên sát sinh;

  2. Không nên tham lam trộm cắp,

  3. không nên lấy của không cho;

  4. Không nên dâm dục;

  5. Không nên nói dối;

  6. Không nên uống rượu;

  7. Không nên trang điểm; (135)

  8. Không nên nghe ca hát và tự ca hát;

  9. Không nên nằm giường cao rộng lớn;

  10. Không nên ăn uống phi thời;

  11. Không nên cất giữ tiền bạc.

Đức Phật còn là Thái tử cắt tóc xuất gia

Vì Chùa Am là nơi tu hành, nên giới luật phải nghiêm chỉnh, nếu không nghiêm chỉnh thì chính bản thân người tu sĩ đã xem thường giới luật đức hạnh của Phật; khi đã xem thường giới luật đức hạnh của Phật thì còn tu tập pháp môn nào được? Xin quý vị nhớ, con đường tu tập theo Phật giáo lấy Giới Luật làm pháp môn tu tập hàng đầu. (136)

GIỚI - ĐỊNH - TUỆ, đó là một chương trình học Phật tất yếu, không thể thay đổi chương trình nào khác được. Thay đổi khác là do các tổ các hệ phái phát triển bỏ GIỚI mà tu tập THIỀN ĐỊNH, nên thiền định ấy là thứ tà thiền, tà định của ngoại đạo.

Như trên chúng tôi đã nói, chỉ có bốn người xin về ở tu mà phải ngồi tù một đêm, thì nỗi gian khổ của Chùa Am thật là gian nan khi tiếp thu người về tu tập. Nhưng trước sự gian nan thử thách như vậy, Chùa Am vẫn không chùn bước, vẫn hiên ngang đứng sừng sững phát triển; 260 ngôi nhà nhỏ lần lượt mọc lên để có chỗ cho mọi người về ở tu tập và học đạo đức nhân bản.

Nếu Chùa Am không đủ duyên triển khai nền đạo đức nhân bản - nhân quả, thì Chùa Am sẽ không nhận người vào tu học. Và như vậy thì thầy trụ trì Chùa Am không có lỗi bỏ mặc tín đồ Phật giáo; mà lỗi ấy là do phước báu của quý phật tử chưa đủ, nên mới có sự khó khăn.

Cho nên chúng ta không nên trách ai cả, mà phải hiểu biết đó là do nhân quả của mọi người chưa hưởng được nền đạo đức và chánh pháp của Phật. Theo luật nhân quả, chúng ta nhận xét thì con người còn sống trong ác pháp quá nhiều, vì thế, Chùa Am muốn dựng lại nền đạo đức nhân - bản nhân quả thì phải chịu nhiều khó khăn, gian (137) khổ. Đó là nguyên nhân chính đáng mà chúng ta cần phải hiểu biết, để không ngại khó khăn, gian khổ; để luôn luôn bền chí, kiên trì, đừng bao giờ bỏ cuộc.

Từ cái tên Chùa Am đến Tu Viện Chơn Như cũng gặp khó khăn. Chùa Am hay Tu Viện Chơn Như chỉ là những danh từ phân biệt một ngôi chùa bình thường và một ngôi chùa có nhiều người về ở tu tập mà thôi. Cho nên TU VIỆN CHƠN NHƯ chỉ là một ngôi Chùa Am khi xưa, chứ không có gì khác lạ; chỉ có tu sĩ và cư sĩ về đây tu tập đông đảo mà thôi.

Danh từ Chùa Am và danh từ Tu Viện Chơn Như không quan trọng; vì đó là một cái tên để mọi người gọi.

Gọi Chùa Am hay gọi Tu Viện Chơn Như cũng thế. Điều quan trọng của Chùa Am là làm sao hướng dẫn và đào tạo cho mọi người tu học đạo đức có kết quả tốt đẹp; nghĩa là mọi người đến Chùa Am học tập đạo đức đều sống không làm khổ mình, khổ người thì gia đình của họ và xã hội sẽ không còn xung đột, không còn tranh chấp, hơn thua nhau; thì đó là đúng mục đích và ước nguyện của Chùa Am đã đạt được.

Như quý vị đều biết, hôm nay Chùa Am là một cơ sở rộng lớn hơn 6, 7 mẫu đất, và kế tiếp còn phát triển rộng hơn thế nữa, do TU VIỆN CHƠN (138) NHƯ đứng tên quyền sở hữu đất đai thuộc Tỉnh hội Phật giáo Tây Ninh.

Đường vào khu phát triển

Thưa quý vị! Chùa Am không có tài sản và quyền lợi gì cả, nó chỉ có 260 ngôi nhà lớn nhỏ để mọi người về ở tu tập. Nếu Giáo hội Phật giáo hoặc ai chịu kê vai gánh vác vào việc này, thì thầy (139) trụ trì sẽ vui lòng giao hết cho. Biết bao nhiêu sự cực nhọc khó khăn khi lãnh chúng tu học, một trách nhiệm nặng nề mà quý vị có nghĩ đến chưa?

Năm 2009, Chùa Am đang phát triển mạnh, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, gian khổ nhất về khâu quản lý, về việc xin giấy phép để chính quyền công nhận Chùa Am là Tu Viện Chơn Như. Vì Chùa Am phát triển một cách rất tự nhiên mà không lường trước được, nên đến giờ này là một Tu Viện có tầm cỡ cả nước mới xin phép, thật là trái ngược, giống như cái cày đi trước con trâu.

Vì thế, việc xin giấy tờ cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng Chùa Am hiện giờ có nhiều người giúp đỡ thầy Thông Lạc, nhờ thế nên vẫn hiên ngang vượt lên mọi sự khó khăn gian khổ. Nhất định Chùa Am sẽ là nơi dựng lại nền đạo đức văn hóa nhân bản - nhân quả của Phật giáo. Nền đạo đức này sẽ mãi mãi đi vào dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam và loài người trên thế giới.

HẾT (140)