Skip directly to content

ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ CHÙA AM

Chùa Am bằng tre lá nghèo nàn ngày nào, nhưng đến hôm nay có nhiều thay đổi. Các thất để tu sinh ở tu học được xây dựng bằng gạch kiên cố, đó là để giữ gìn bảo quản dài lâu, nhưng vẫn còn giữ nguyên sắc thái mộc mạc, đơn sơ bình dị, ngăn nắp, sạch đẹp, có từng khu nam, nữ riêng biệt, và trình độ tu học thấp, cao rõ ràng.

Nhưng hình ảnh Chùa Am còn ghi khắc mãi trong trái tim của nhiều người. Tuy rằng đơn giản, bình dị, nhưng nơi đây là nơi xuất phát những con người yêu nước chống lại giặc Pháp, chống lại chế độ phong kiến triều Nguyễn bất công, đàn áp nông (13) dân và các phong trào yêu nước. Nơi đây đánh dấu những trang sử oai hùng của những con người yêu nước, yêu dân tộc, luôn luôn bất khuất, kiên cường, gan dạ trước thế lực đàn áp của bè lũ tay sai ngụy quân, ngụy quyền. Nơi đây đánh dấu một góc nhỏ cho cuộc đấu tranh bất khuất của toàn dân, giành độc lập thắng lợi về tay nhân dân.

Ngày nay, nơi đây cũng là nơi đào tạo nhiều người sống có đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh, để đem lại sự sống bình an, yêu thương cho nhau; để đem lại sự sống không còn xung đột và chiến tranh nữa.

Ngày nay, nơi đây cũng dạy người tập luyện làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Sinh, già, bệnh, chết là bốn nỗi khổ đau của kiếp người. Bốn nỗi khổ đau của kiếp người ai cũng đều biết, nhưng không biết làm cách nào thoát bốn khổ đau đó, nên đành phải sống trên đau khổ.

Bởi vậy, cuộc sống con người chỉ cười ra nước mắt để gắng gượng sống cho qua ngày, chớ thật ra là một nỗi đau khổ mà dù ai có kêu la, rên xiết, (14) trách trời, oán người…​ nhưng không ai giúp ai được. Vì đó là nhân quả của mỗi người tự mình đã tạo ra, thì tự mình phải gặt hái và gánh chịu.

Cho nên những người không hiểu biết, tưởng đau khổ là do người khác đem đến cho mình, chớ thật sự, đau khổ chính họ tự tạo ra cho họ, thì làm sao ai dám cứu giúp họ; dù đó là Thần, Thánh, Tiên, Phật, cũng không dám cứu giúp.

Suy ra chỗ này, chúng ta mới biết việc cầu siêu, cầu an toàn là những việc làm mù quáng, mê tín, lạc hậu.

Xét về luật nhân quả, khi hành động nhân nào thì phải gặt lấy quả nấy, dù có trốn tránh trên trời, hay chui xuống đáy biển cũng không thoát khỏi.

Khi học đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh, thì chúng ta hiểu biết rất rõ nhân quả. Vì thế, muốn vượt thoát ra nhân quả thì chỉ có tâm ly dục, ly ác pháp. Tâm đã ly dục, ly ác pháp thì còn đâu nhân quả chi phối tâm chúng ta được; thì còn đâu tâm chúng ta giận hờn, buồn phiền đau khổ nữa; thì còn đâu tâm chúng ta lo âu sầu muộn, thương ghét người này, người khác. Có đúng như vậy không thưa quý vị?

Bởi vậy, những người đã ly dục, ly ác pháp là những người đã làm chủ tâm mình; mà đã làm chủ tâm mình thì tâm mình luôn luôn BẤT ĐỘNG, (15) THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ. Tâm tu tập đến đây thì chấm dứt cuộc hành trình tu hành theo Phật giáo, vì đó là giải thoát hoàn toàn.

Trời, mây, nước, cây cỏ bất động là chân lý giải thoát

Cho nên, cuộc đời tu hành theo đạo Phật chỉ có bấy nhiêu TÂM BẤT ĐỘNG đó mà thôi. Khi tâm bất động, thì chẳng cần phải tu pháp môn nào nữa cả.

Khi tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ, là lúc đó chúng ta mới nhập Tứ Thánh Định, còn nếu chưa đạt được tâm đó, thì chẳng bao giờ nhập TỨ THÁNH ĐỊNH được. Cho nên, người nào chưa được tâm BẤT ĐỘNG, mà nói nhập TỨ THÁNH ĐỊNH là những người lừa đảo, (16) nói dối gạt người. Phật pháp rất rõ ràng, ai nói sai mình đều biết cả, cho nên khó có ai dối gạt được.

Khi tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ, thì tâm nhập TỨ THÁNH ĐỊNH đâu còn khó khăn; chỉ cần tác ý ra lệnh thì ngay đó tức khắc thân tâm liền nhập vào các tầng THIỀN ĐỊNH theo ý mình muốn. Bởi vậy THIỀN ĐỊNH đâu phải là pháp để tu tập, mà nó là pháp môn ĐỂ NHẬP, cho nên, nó là kết quả của pháp môn TỨ NIỆM XỨ. Ngoài pháp môn Tứ Niệm Xứ đi tìm THIỀN ĐỊNH thì không bao giờ có THIỀN ĐỊNH.

Thiền Định của đạo phật là pháp môn giành cho những người TÂM BẤT ĐỘNG để nhập, chớ không phải để cho mọi người tu tập.

Người nào chưa hiểu biết mới mở THIỀN ĐƯỜNG, để dạy người tu tập Thiền Định; đó là những người chưa biết THIỀN ĐỊNH của Phật giáo. Như các trường thiền ở Trung Quốc, Lào,

Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam hiện nay, họ dạy người tu tập là không theo lời đức Phật dạy. Hay như các vị tổ sư thiền, họ dạy người tu thiền định theo cách ức chế tâm bằng các pháp môn tham công án, tham thoại đầu, hoặc bằng cách niệm Phật nhất tâm, bằng cách biết vọng liền buông, bằng cách nương vào cơ bụng phình xẹp, v.v…​

Phật giáo dạy chúng ta ly dục, ly ác pháp là để (17) đạt tâm BẤT ĐỘNG, chớ không dạy chúng ta tu tập Thiền Định theo kiểu ức chế ý thức, để ý thức không còn khởi niệm. Khi ý thức không còn khởi niệm, các thiền sư cho đó là THIỀN ĐỊNH. Dạy thiền định như vậy là một điều sai đường lối tu tập THIỀN của Phật giáo, biến Phật giáo thành tà giáo ngoại đạo.

Vạn vật bất động là thiền định

Chúng tôi xin nhắc lại quý vị một lần nữa: THIỀN ĐỊNH của đạo Phật giáo là thiền định ĐỂ NHẬP, để làm chủ thân tâm, chớ không phải để tu tập như người ta nghĩ tưởng và kiến giải, khiến cho người tu tập thiền định càng xa lìa Phật giáo. (18)

Tâm quý vị còn động, chưa ly dục ly ác pháp, mà muốn tu tập thiền định thì thiền định đó là THIỀN ĐỊNH TƯỞNG của các tà sư ngoại đạo. Bởi các sư thầy Trung Quốc thiếu sự hiểu biết những lời dạy của đức Phật, nên kiến giải thiền định của Phật trở thành TÀ THIỀN, TÀ ĐỊNH của ngoại đạo.

Những người tâm chưa BẤT ĐỘNG là những người tâm chưa ly dục, ly ác pháp; tâm chưa ly dục, ly ác pháp mà muốn làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì đó là mộng tưởng.

Cho nên Chùa Am không chấp nhận những người tu giả dối ấy; tu lấy có hình thức để rồi khi đau bệnh nằm ủ rủ như thây ma chết chưa chôn. Những người tu như vậy là hèn nhát, không ý chí, không gan dạ dũng cảm; tu tập mà lười biếng không chịu đi KINH HÀNH, không đi pháp THÂN HÀNH NIỆM trong khi tâm còn hôn trầm, thuỳ miên, vô ký ngút ngàn.

Muốn tu tập làm chủ bốn sự đau khổ này thì chúng ta nên tu tập làm chủ TÂM trước tiên. Khi làm chủ TÂM được rồi thì mới tu tập làm chủ THÂN; nhưng muốn làm chủ THÂN thì chúng chia ra làm ba giai đoạn tu tập:

- Giai đoạn một phải tu tập làm chủ sự yếu đuối của THÂN GIÀ. (19)

- Giai đoạn hai phải tu tập làm chủ khi THÂN BỆNH.

- Giai đoạn ba phải tu tập làm chủ khi THÂN CHẾT.

Thần chết

Có nhiều phật tử ở khắp nơi đã gửi thư về báo, và cảm ơn Phật và Thầy đã ban cho họ những pháp môn để cứu họ thoát ra những tâm tham, sân, si, khiến cho gia đình họ ngày càng hạnh phúc hơn. Nhất là họ đã làm chủ được những BỆNH TẬT hiểm nghèo.

Nếu trong việc tu hành theo phương pháp này, mọi người đều siêng năng giữ gìn tâm BẤT (20) ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ, thì họ sẽ làm chủ sinh, già, bệnh, chết không còn thấy khó khăn nữa.

Mục đích Chùa Am là đem lại cho mọi người một sức mạnh tự lực, làm chủ bốn sự đau khổ này, để con người không còn khiếp đảm và run sợ nữa trước cảnh sinh ly tử biệt.

Như quý vị đã đọc lời giới thiệu trên đây, thì đủ biết Chùa Am ra đời là vì đấu tranh chống giặc ngoại xâm, sự bóc lột của các triều đại phong kiến, và cuối cùng, Chùa Am quyết tâm chống lại GIẶC SINH TỬ, đòi quyền làm chủ sự SỐNG CHẾT cho loài người.

Kính ghi

Trưởng lão Thích Thông Lạc (21)

Quê hương Việt Nam

Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu (22)