Skip directly to content

ĐỜI THỨ TƯ

Ông bố chúng tôi tên là LÊ VĂN HUẤN, pháp danh THÍCH THIỆN THÀNH, sinh năm 1883, là người con thứ sáu, được thừa kế làm trụ trì giữ gìn ngôi Chùa Am. Từ khi lên làm trụ trì Chùa Am, ông làm đơn xin phép Chính quyền Ngụy ở địa phương được phép trùng tu lại ngôi Chùa Am, và chùa được xây cất bằng gạch ngói âm dương.

Ông là một Đông y sĩ, nên am tường thuốc Bắc và thuốc Nam. Ông sống bằng nghề này, trị bệnh cho nhân dân khắp nơi.

Vì thế Chùa Am ngày càng hưng thịnh, phật tử đến càng ngày càng đông đảo, không những trong (70) những ngày lễ lớn, mà trong những ngày bình thường người ta vẫn đến đông đảo để trị bệnh như ngày hội.

Hòa thượng THÍCH THIỆN THÀNH, vị trụ trì đời thứ tư

Vì phật tử đến trị bệnh đông đảo, nên chùa cất thêm nhà nghỉ ngơi cho khách ở lại trị bệnh và phòng chữa trị bệnh. Chùa Am lúc bấy giờ cũng giống như một trạm xá y tế của xã. (71)

Ngoài việc trị bệnh nhân dân để tránh đôi mắt chánh quyền theo dõi, ông còn là một đảng viên trong Thiên Địa Hội, nên chùa Am là nơi tập trung những nhà yêu nước như ông Bá, ông Siêu, ông Kỳ, ông Nguyễn An Ninh, ông Nguyên Đạo, ông Nguyên Tánh, ông Ký, ông Ngộ, ông Châu và quý thầy ở chùa Bàu Lớn, tức là chùa Phước Thạnh ngày nay như: ông Minh, ông Quốc, ông Thêm, v.v…​ Họ thường lui tới tập luyện võ nghệ và bàn quốc sự để chống Pháp, đuổi giặc Pháp.

Trong chùa có hầm bí mật và phòng làm việc riêng cho những cán bộ cách mạng trong phong trào Việt Minh về hội họp.

Từ năm 1945 - 1954, chùa Am là nơi điểm hẹn của anh em cán bộ xã, huyện, tỉnh. Năm 1947, bộ đội được cứu sống ở đây có anh Hai Dương, anh Tư Hoa (Sáu Giò).

Từ năm 1947 - 1954, chùa Am có Ban Chỉ huy xã đội: anh Chín Đặng và anh Nguyễn Huệ đến lãnh đạo phong trào.

Từ năm 1954 về sau, Chùa Am tiếp tục đóng góp nuôi anh em cán bộ huyện, tỉnh, xã: Anh Năm Lý, Huyện Uỷ viên Trảng Bàng; Anh Tám Bớt (Tư Hoa), anh Chín Đặng, cán bộ Tỉnh Uỷ; Anh Tám Hòa, Bí thư Tỉnh Uỷ; Anh Năm Tung, Thường vụ Tỉnh Uỷ; Anh Hai Bình (Tư Tốt), Tỉnh Uỷ viên; Anh Hai Mai, Tỉnh Uỷ viên, và nhiều (72) anh em khác nữa do anh Chín Đặng hướng dẫn làm việc ở đây.

Những bia kinh trong khuôn viên Chùa Am

Từ năm 1955 - 1960, anh em cán bộ mới chuyển đi, chỉ còn anh Tư Hoa và anh Chín Tiên ở đây hoạt động Đảng Uỷ Xã Gia Lộc. Bởi vậy, hằng ngày Chùa Am đều có anh chị em cách mạng như: anh Hai Dương, anh Hai Bình, anh Út Hòa, anh Chín Đặng, anh Tư Hoa (Sáu Giò), anh Chín Ký, anh Chín Sậm, v.v…​ ở, đi và về liên tục trong thời kỳ dưới chế độ khắc nghiệt - luật 10/59 của Ngô Đình Diệm (Luật 10/59 cho rằng ai chứa chấp cộng sản, ai theo cộng sản, v.v…​ sẽ bị tử hình). (73)

Tuy luật 10/59 thông báo dán khắp nơi trong xóm ấp, các nhà dân và trên mỗi chặng đường đều có biểu ngữ giăng ngang đường; mặc dù luật 10/59 hăm he đe dọa như vậy, nhưng Chùa Am vẫn âm thầm nuôi dưỡng và che giấu cán bộ cách mạng không hề sợ hãi, xem máy chém Ngô Đình Diệm như không có, mặc dù máy chém Ngô Đình Diệm chuyển đi khắp tỉnh giết không biết bao nhiêu cán bộ cách mạng. Càng giết cán bộ cách mạng bao nhiêu, thì lòng căm phẫn của toàn dân lại càng dâng cao lên bấy nhiêu. Vì thế, Chùa Am vẫn hiên ngang kiên cường, bất khuất, chẳng hề khiếp đảm, là nơi nuôi dưỡng, che giấu, bảo bọc anh em cán bộ cách mạng dưới chế độ độc tài của gia đình trị Ngô Đình Diệm, được bình an cho đến ngày giải phóng quê hương.

Cũng trong thời gian này, thầy trụ trì có người con trai út trong gia đình tên Lê Văn Tân, thoát ly gia đình theo bộ đội cách mạng và đã hy sinh năm 1960, trong trận đánh Đồng Khởi ở Tua Hai Tây Ninh.

Trước khi thoát ly gia đình, Tân và một số thanh niên trong ấp đến nhà ông Trưởng ấp Minh, ở gần chùa Bàu Me, đưa ra kiến nghị chống bắt lính và càn quét trong xóm ấp. Ông Trưởng ấp Minh quá sợ hãi, chấp nhận đơn kiến nghị, nhưng một mặt lại đưa lính làm tay sai cho giặc vào (74) Chùa Am bắt Tân. Trên đường giải Tân về đồn ngã ba Hai Châu, Tân đã đánh lính và chạy thoát, nhờ bà con ủng hộ che giấu, rồi đưa vào chiến khu Bời Lời.

LÊ VĂN TÂN

“Lúc bấy giờ, tình hình thế giới có những biến động chính trị rất mạnh nên ảnh hưởng CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945: Ngày 09 tháng 5 năm 1945, chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt, (75) chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 08 tháng 8 năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật.

Bia kinh trong khuôn viên Chùa Am

Ngày 06 tháng 8 năm 1945, Mỹ ném bom xuống Hirôsima; ngày 09 tháng 8 năm đó, Mỹ (76) ném tiếp quả thứ hai xuống Nagazaki giết chết hàng vạn chục người. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đạo quân Quan Đông, đạo quân tinh nhuệ nhất của Nhật

Bản ở Đông Bắc Trung Quốc. Nhật thấy mình thất bại về quân sự quá nặng nề, nên tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Sáu vạn quân Nhật ở Đông Dương và chánh phủ tay sai Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Nắm được tình hình thế giới và trong nước, Đảng Cộng Sản ở Tân Trào hội nghị hạ lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, đại hội quốc dân quyết định lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kỳ, lấy bài Tiến quân ca làm Quốc ca, cử ra Chánh phủ lâm thời, Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

Quân giải phóng dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ Tịch đánh chiếm thị xã Thái Nguyên, ngày 17 tháng 8 năm đó đánh chiếm thị xã Tuyên Quang, ngày 18 đánh chiếm Bắc Giang, Hải Dương…​ ngày 19 khởi nghĩa ở Hà Nội, ngày 23 đánh chiếm thành phố Huế, ngày 25 đánh chiếm Sài Gòn. Chỉ trong vòng 15 ngày, tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước; Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đọc chiếu thoái vị, nộp ấn, kiếm cho đại diện Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. (77)

Ngày 02 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đọc Bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP tại Hà Nội. Đó là kết quả của quá trình đấu tranh anh dũng, liên tục hàng trăm năm của dân tộc Việt Nam”. (78)

✿✿✿