20120212 - KHÉO TU KẺO PHÍ MỘT KIẾP NGƯỜI
20120212 - KHÉO TU KẺO PHÍ MỘT KIẾP NGƯỜI
KHÉO TU KẺO PHÍ MỘT KIẾP NGƯỜI
Ngày giảng: 12/02/2012
Thời lượng: 1 giờ 29 phút 20 giây.
1- ĐƯỢC THÂN NGƯỜI LÀ KHÓ MÀ GẶP ĐƯỢC CHÁNH PHÁP CỦA PHẬT LẠI CÒN KHÓ HƠN
Phật tử: Chúng con kính chào Thầy!
(00:09) Trưởng lão: Hôm nay có đủ nhân duyên, quý Phật tử, quý thầy, quý cô về đây được gặp Thầy. Được, theo Thầy thiết nghĩ đức Phật cũng thường nói: “Được thân người là khó mà gặp được chánh pháp của Phật lại còn khó hơn”.
Hôm nay quý Phật tử được thân người và được gặp chánh pháp của Phật, đời là vô thường, nay như vầy, mai khác, cho nên chúng ta buông xuống hết đi. Để rồi chúng ta sẽ tu tập, nó không khó đâu quý vị, bởi vì Phật pháp rất là dễ dàng.
Đạo Phật là đạo trí tuệ, lấy cái trí mà làm chủ được thân tâm của mình, chứ không phải thiền định theo cái kiểu, theo cái kiểu Thiền Đông Độ mà từ xưa thầy Tổ của chúng ta đã dạy chúng ta ngồi thiền. Chính đức Phật không dạy chúng ta ngồi thiền theo kiểu đó, mà đức Phật dạy chúng ta dùng cái hiểu biết của chúng ta để chúng ta thoát khổ. Người ta chửi mình, mình hiểu: “Đây là nhân quả”, cho nên mình không buồn giận ai hết thì do đó là mình thoát khổ. Cho nên cái hiểu mà thoát khổ và cái hiểu không thoát khổ.
(02:04) Cho nên ở đây những Phật tử, những người mà đau khổ thường thường là chạy theo ái kiết sử. Còn nếu theo đúng Phật dạy thì chúng ta sẽ giải thoát hoàn toàn không còn đau khổ nữa. Cho nên hôm nay gặp Thầy, Thầy nhắc nhở: “Được thân người là khó mà gặp được chánh pháp còn khó hơn”.
Tại vì trong cuộc đời của chúng ta biết bao nhiêu pháp của ngoại đạo. Pháp nào cũng nói của Phật mà tu thì ai cũng cố gắng tu, nhưng giải thoát thì không thấy mà thấy công lao chúng ta bỏ quá nhiều mà không thấy giải thoát.
Còn đạo Phật, đức Phật nói rất rõ ràng: “Đạo ta không có thời gian đến để mà thấy”. Không có thời gian tu, nghĩa là đến là thấy giải thoát ngay liền, chứ không phải tu tập mới thấy được giải thoát, như vậy quá rõ ràng còn gì nữa.
Bởi vì khi chúng ta đến với đạo Phật là đến với trí tuệ, cho nên ai chửi mắng mình, mình hiểu: “Đây là nhân quả do đời trước có nhân duyên, vì vậy mà mình đã gieo một cái quả không tốt, đời nay gặp lại để trả quả, có gì mà buồn giận, hờn, hãy thương yêu và tha thứ cho nhau là tốt nhất”.
Đó từ cái chỗ suy tư, từ cái chỗ hiểu biết mà chúng ta được giải thoát, nó đâu có khó khăn gì đâu quý vị. Cho nên đạo Phật là đạo của con người, đạo của con người để con người thoát khổ, bởi vì chính con người quá khổ. Từ lúc cha mẹ sinh ra cho đến khi lớn khôn, chúng ta biết bao nhiêu lần đau khổ, bao nhiêu nước mắt của chúng ta không? Cho nên hôm nay gặp được Phật pháp chúng ta hãy buông xuống đi. Buông xuống để rồi chúng ta nỗ lực mà tu tập, tu đúng pháp. Thầy sẽ dạy cho quý vị tu đúng pháp để được giải thoát hoàn toàn.
2- TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ
(04:40) Một ông già 80 tuổi, vẫn tu tập giải thoát chứ không phải không giải thoát, như quý Phật tử ngồi trước mặt Thầy. Năm nay Thầy tám mươi mấy tuổi rồi chứ đâu phải ít, 85, 86 tuổi rồi. Mà quý vị thấy Thầy có phải ông cụ lụm cụm đâu, có phải không? Thầy đi từ ngoài kia Thầy vào đây vẫn thấy Thầy khỏe khoắn, không mệt, không chống gậy, có phải không?
Như vậy do sự tu tập chứ đâu phải Thầy giỏi gì. Thầy cũng có thân như quý vị, nhưng tại sao thân Thầy lại khỏe khoắn như vậy? Do tu tập đó quý vị. Cho nên sự tu tập tinh thần của mình mà an vui, thì phần thân của mình nó sẽ mạnh khỏe, nó không đau bệnh. Mà cứ nay đau, mai ốm thì nó lần lượt nó sẽ đau khổ nhiều hơn. Cho nên do như vậy mà chúng ta cần phải tu, tu để thoát khổ.
Thứ nhất là thoát khổ bệnh, như Thầy thường dạy, bệnh nó đâu phải luôn luôn lúc nào nó cũng có ở trong thân chúng ta đâu. Như hiện giờ có người có bệnh mà có người không bệnh. Người có bệnh là tại người đó cứ nghĩ mình bệnh, có phải không mấy con? Bởi vì tinh thần mà. Còn người không bệnh người ta nghĩ không có bệnh, “mặc mày, đau thây kệ” do đó nó không bệnh.
(06:33) Cho nên cái câu mà Thầy thường dạy cho quý Phật tử ngắn gọn: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, có phải không? Tâm thanh thản trước cái cảnh nào, trước cái cơn bệnh nào, các con quý Phật tử hãy cố gắng mà giữ gìn tâm thanh thản, đừng sợ chết, bệnh đau nó ở đâu nó đến? Bởi vì thân vô thường mà bữa nay mạnh, mai đau đó là lẽ đương nhiên rồi, mà chúng ta không sợ thì bệnh đau nó đến nó sẽ đi.
Nó không đến, chúng ta không tốn tiền thang thuốc, không cần phải đi bác sĩ, không cần phải đi bệnh viện mấy con, quá tiện lợi, Phật pháp quá hay. Nó là một diệu dược, nó là một thần dược mà tại sao chúng ta không biết sử dụng? Phương pháp mà chúng ta tác ý đó là một thần dược, “Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự”, có đúng không?
Mình thường nhắc tâm mình: “Thanh thản, an lạc và vô sự”. Mặc dù là cái đầu Thầy đang đau mà Thầy nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, đau mặc đau tao không cần để ý đến”, thì chỉ chút xíu nữa mình quên mất à, có phải không mấy con?
Cho nên vì vậy mà chúng ta chỉ cần gan một chút xíu thôi, chừng bằng một phần trăm của Thầy thôi thì mấy con cũng thoát khổ rồi, chứ đừng nói chi tới bằng một trăm phần trăm của Thầy, có phải không? Cho nên vì vậy mà các con cứ nhớ dùng cái câu đó: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, thì mấy con sẽ hoàn toàn không còn đau khổ nữa.
(08:34) Nhớ kỹ điều này để cứu khổ mấy con, có thân ai lại không bệnh mấy con? Nhưng bệnh thì đó là nhân quả nghiệp báo của chúng ta mà. Cho nên chúng ta đi trên nhân quả chứ đừng đi dưới nhân quả mấy con, để rồi chúng ta sẽ vượt qua nhân quả.
Hôm nay Thầy nhắc nhủ quý Phật tử có duyên phước về đây được gặp Thầy, thì hãy cố gắng những lời Thầy dạy để mà tự cứu lấy mình. Đức Phật nói: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không đi giùm các con được”. Người nào cũng phải tự thắp đuốc lên mà đi, chứ không thể ai đi thay thế cho ai được, mà chính bản thân mình phải đi cho chính mình.
Vậy các con hãy cố gắng, hãy cố gắng có phương pháp của Phật: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, các con nhớ câu đó chưa? Các con sẽ nhớ mãi câu đó. Và có điều gì thì mấy con cứ nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, mặc tất cả các pháp đều vô thường có gì mà làm cho ta sợ”, thì cuối cùng nó vô thường nó sẽ đi mất, đó thì như vậy là chúng ta đã tu tập.
3- PHẬT GIÁO CHỈ CÓ MỘT ĐỨC PHẬT DUY NHẤT
(10:00) Đạo Phật rất thực tế, cụ thể, rõ ràng, không luyện thần thông, không lừa đảo người khác một cái gì huyền bí cao siêu. Còn Phật giáo, những Phật giáo khác thì lừa đảo người khác mấy con. Nào cúng bái cầu siêu, cầu an, làm sao ai phù hộ mình được mà an, mà chính mình làm điều ác, có phải không? Mình làm điều ác thì mình phải gặt lấy những cái điều đau khổ đó chứ. Cho nên vì vậy mà mình hãy sống thiện, sống thiện với người Phật tử.
Mấy con biết có năm điều thiện, tức là năm giới đó. Thầy tin rằng một người Phật tử mà sống đúng năm giới thì họ sẽ không bao giờ có bệnh tật bén mảng đến thân họ. Tại chúng ta sống không đúng, cho nên vì vậy mà chúng ta phải thọ lấy những sự đau khổ của thân chúng ta. Do chúng ta sống không đúng năm điều thiện của Phật. Chứ đức Phật đã dạy chúng ta những điều đó để giúp cho chúng ta thoát khổ, thoát bệnh khổ nơi thân của chúng ta, thoát tai nạn, những gì đem đến cho chúng ta đau khổ đều là do năm điều kiện này.
Quý Phật tử nhớ kỹ cho, hãy sống năm điều thiện xã hội của chúng ta rất là hạnh phúc mấy con, xã hội chúng ta hạnh phúc lắm. Bởi vì nó có cái tiêu chuẩn sống, chúng ta sẽ không làm khổ mình, khổ người, thì đó là hạnh phúc vô lượng, còn cái chỗ nào nữa mà nói, cho nên chúng ta cố gắng.
Còn những người không hiểu Phật pháp rồi đi luyện thần thông phép tắc. Thậm chí như chúng ta phải chịu khó đi lên xứ Tây Tạng để luyện. Sự thật ra luyện đó để làm gì? Luyện đó để lòe rằng chúng ta có thần thông, để làm cho người ta khiếp sợ, để làm cho người ta phục mình, chứ có ích lợi gì cho chính mình, cho chính mọi người đâu. Mà chính chúng ta sống đúng theo lời Phật dạy, là chúng ta đã đem lại sự an lạc cho mình, cho người khác rồi.
(12:45) Cho nên ở đây có quý sư, quý thầy phải lắng nghe những điều Thầy nói là một sự thật. Chúng ta hãy cố gắng tu, hãy tìm lấy cái pháp nào đúng của Phật mà tu. Còn những cái pháp mà người ta cũng nói là Phật, nhưng trong kinh Nikaya, tức là kinh Nguyên Thủy không có thì tức là không phải của Phật. Mà nó nằm trong Hán Tạng, Hán Tạng của người Trung Quốc. Bởi vì Phật giáo của người Trung Quốc nó nhiều dạng lắm.
Cho nên chúng ta phải triển khai cái Phật giáo Việt Nam, đừng lấy cái Phật giáo của người Trung Quốc mà làm Phật giáo của mình. Chúng ta được người Trung Quốc truyền thừa lâu đời lắm rồi, cho nên chúng ta quen. Hở ra một chút thì chúng ta cúng bái, cầu siêu, cầu an thế này, thế khác.
Thậm chí như các con thấy đức Phật Di Đà, Thầy không phải bài bác, mà chúng ta dùng trí tuệ chúng ta tư duy, suy nghĩ: “Có ông Phật đó thật hay không? Hay là chúng ta tưởng tượng là có ông Phật đó, rồi chúng ta thờ ông Phật tưởng tượng, rồi chúng ta niệm ông Phật tưởng của chúng ta. Cho đó rồi chúng ta sẽ được trở về cái xứ Cực Lạc”. Cho nên chúng ta phải lấy trí tuệ của mình mà tư duy, suy nghĩ cái gì đúng, cái gì sai.
Trên thế gian của chúng ta chỉ có một đức Phật, đó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni người Ấn Độ, đã tu chứng đạo rõ ràng và cụ thể. Cho nên những gương hạnh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng ta triển khai những lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni chúng ta học tập. Để rồi chúng ta tu tập theo đó thì chúng ta sẽ được giải thoát hoàn toàn. Vì trong cái cuộc đời của chúng ta trên hành tinh này, chúng ta chỉ có một đức Phật duy nhất, đó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà thôi.
4- ĐỨC TRƯỞNG LÃO NHẮC NHỞ DẶN DÒ MỌI NGƯỜI TRONG VẤN ĐỀ TU TẬP
(15:16) Cho nên hôm nay Thầy xin nhắc nhở những điều mà Thầy đã hiểu biết. Tới tám mươi mấy tuổi rồi mà Thầy làm chủ được sự sống chết như vậy, cũng là nhờ ơn đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài chỉ dạy.
Còn như quý sư, quý thầy bây giờ nghĩ mình muốn chết, mình bảo: “Hơi thở tịnh chỉ ngưng đi”, nó có ngưng không? Chắc chắn là nó không bao giờ nó ngưng, còn Thầy bảo thì nó ngưng ngay thôi. Bởi vì có sự tập luyện đúng theo pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thì chúng ta muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào là sống. Làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà, làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người. Cho nên nó có phương pháp, nó có cách thức tu tập, có cách thức tu tập.
Hôm nay Thầy nói tóm lược để chúng ta hiểu biết được Phật pháp từ đâu mà có và Phật pháp từ đâu mà đúng, từ đâu mà sai. Còn cái phần mà Phật tử đã từng tu tập, đã từng theo Phật pháp, có gì thì thưa hỏi, Thầy sẽ vui lòng trả lời những gì đúng theo chánh pháp của đức Phật.
Vậy quý Phật tử ai muốn hỏi điều gì thì cứ hỏi, mình tu sai là mình sẽ bị tưởng đó quý vị. Ở trong thân chúng ta là cái thân ngũ uẩn:
Sắc
Thọ
Tưởng
Hành
Thức
Mà chúng tu sai là cái tưởng sẽ hoạt động, mà tưởng hoạt động chúng ta cứ nghĩ rằng: “Mình đã nhập thiền, nhập định”. Coi chừng mà chúng ta đã đi lạc vào tà giáo ngoại đạo bằng cái tưởng của chúng ta, rất là nguy hiểm mấy con.
“Được thân người là khó mà gặp được chánh pháp còn khó hơn”, thế mà chúng ta gặp tà pháp như vậy thì cuộc đời chúng ta còn chi nữa. Cho nên do như vậy mà chúng ta cần phải hỏi, hỏi cho kỹ để rồi chúng ta tu cho đúng để được giải thoát, để được làm chủ như Thầy vậy. Đó là chúng ta không phụ ơn Phật, không phụ ơn Thầy.
Hôm nay quý Phật tử về đây đông đủ như thế này, đó là cũng là một cái duyên rất lớn của Phật pháp. Vậy có điều chi thắc mắc thì quý Phật tử hãy thưa hỏi, Thầy sẵn sàng trả lời những câu hỏi của quý vị.
5- LỜI TRI ÂN CHÂN THÀNH CỦA CƯ SĨ MINH PHƯỚC DÂNG LÊN ĐỨC TRƯỞNG LÃO
(18:27) Trưởng lão: Con hỏi gì đó con? Con đứng dậy.
Phật tử Minh Phước: Trước tiên con kính xin bạch Thầy cho con:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Con là Phật tử ở Đà Nẵng, pháp danh là Thích Nữ Minh Phước. Nhân duyên phước báu của Phật tử chúng con ở Đà Nẵng gặp chánh pháp của Thầy vào 2009 Kỷ Sửu. Nhờ nhân duyên đó, gia đình chúng con có phước báu đã dùng qua pháp hành do Thầy triển khai pháp của Phật Thích Ca để lại cho thế gian. Qua pháp hành đó gia đình chúng con ngày hôm nay có được những thành quả. Thành quả đó con không lấy gì để so sánh, chỉ biết tri ân công đức của Phật Tổ và tri ân công đức của Thầy. Và luôn luôn nhắc nhở bản thân của mình, cũng như gia đình chúng con, ôm pháp của Phật qua Thầy triển khai để tìm đến con đường cứu cánh cho mình bằng cách giải thoát.
Hôm nay gia đình chúng con có sáu thành viên, nhưng được bốn thành viên ăn chay trường. Đó là chồng con ăn chay ngày một bữa. Con gái đầu của con đã giác ngộ với mười quyển Đường Về Xứ Phật và đã xuất gia vào Tu viện Chơn Như, nay đã vào được vòng chuyên tu. Và con là nữ Minh Phước, con đã thực hiện ăn ngày hai bữa và đứa út cuối cùng của con đang học lớp 12 đã ăn chay trường.
Và hôm nay con gặp được Thầy, đây là phước báu của con lần thứ hai, phước báu đó con không biết gì hơn, chỉ biết nói với lòng mình là sự sung sướng và an lạc, vô sự và nhắc nhở bản thân mình. Và hôm nay con gặp Thầy với một ước nguyện của con trong kiếp này, sau khi con làm xong trách nhiệm của bản thân con đối với gia đình con cái, con xin vào Tu viện Chơn Như và tu chết tại Tu viện. Hôm nay con xin bạch Thầy soi sáng chứng minh cho con.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Thông Lạc.
Xin bạch Thầy, đức Trưởng lão chứng minh soi sáng cho bản thân con.
6- ĐỨC TRƯỞNG LÃO NHẮC NHỞ CẢNH GIÁC PHẬT TỬ VỀ PHẬT PHÁP
(21:06) Phật tử: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Trưởng lão, chúng con có câu hỏi xin kính dâng lên Thầy, mong Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con.
Kính bạch Thầy, vừa qua chúng con có nhận một số đĩa Mp3 của sư Pháp Ngộ làm trụ trì Thiền thất Chơn Như, tọa lạc tại xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Có phát tâm ấn tống, nội dung trong đĩa tên là: “Những Lời Giảng Của Pháp Sư Pháp Ngộ”. Nhưng ngoài đĩa ghi tựa đề là: “Hóa Duyên Chánh Pháp và Trưởng Lão Thích Thông Lạc Tu viện Chơn Như”. Đĩa 1, đĩa 2 là hai đĩa Mp3, Thích Nữ Diệu Linh 92 tuổi kính biếu. Làm cho các Phật tử chưa nghe và biết tiếng của Thầy đều lầm tưởng sư Pháp Ngộ là Trưởng Lão Thích Thông Lạc.
Chúng con thấy đây là một hành động nguy hiểm cho Thầy cho Tu viện, không biết du Tăng Khất sĩ Thích Pháp Ngộ muốn gì khi cho phát hành các đĩa băng này. Chúng con xin gửi lên Thầy hai đĩa Mp3 nói trên và công bố cho các Phật tử cùng đại chúng rõ hành vi này để các Phật tử đề phòng.
Kính bạch Thầy, xin Thầy chỉ dạy cho chúng con.
(22:25) Trưởng lão: Nên nhớ, trong cái giai đoạn này thì danh với lợi, cho nên người ta thấy chánh pháp của Phật đang triển khai rất tốt. Người ta mượn cái danh, cái lợi đó mà người ta triển khai, để người ta làm lợi. Cho nên bất cứ một sư, một thầy nào mà sử dụng những lời mà Thầy dạy như trong 10 tập Đường Về Xứ Phật, Bốn Lời Gốc Phật Dạy, thì quý Phật tử hãy đề phòng. Có những điều người ta xen kẽ vào đó để làm danh, làm lợi, cho nên cần phải cảnh giác, cần phải cảnh giác những người làm đó điều sai, không đúng.
Bởi vậy cho nên danh lợi đã làm mờ mắt người khác, thậm chí ngay cả Phật pháp người ta còn pha trộn như vậy, người ta còn làm như vậy huống hồ là chuyện ngoài đời. Cho nên vì vậy quý Phật tự hãy cảnh giác, cố gắng cảnh giác. Bây giờ Thầy đâu có làm sao mà ngăn chặn những cái điều này được. Nhưng khi người ta mượn danh Thầy chưa chắc đã là Thầy đã thuyết giảng.
Chính hôm nay Thầy ngồi trước mặt quý Phật tử như thế này, Thầy dạy quý Phật tử đó là những lời Thầy đã dạy. Còn nếu qua một người khác, qua băng đĩa thì quý Phật tử cần đề cao cảnh giác hơn nữa, vì đó là sự mạo nhận của người khác làm những điều không đúng chánh pháp của Phật, làm lệch lạc Phật pháp. Rồi sau này Phật pháp không còn nữa mà tà pháp, hoàn toàn tà pháp. Như vậy cần phải cảnh giác ngay từ lúc ban đầu, chứ không khéo sẽ chánh pháp mất đi, Thầy mong rằng quý Phật tử đề cao cảnh giác những điều này.
Nếu Phật tử không báo cáo điều này cho biết thì chắc Thầy cũng không lưu ý. Thầy cũng chỉ nghĩ rằng Phật pháp thì ai mà dám làm những cái điều này. Thế mà đã làm những điều này như vậy, đã đọc lớn một bức thư như vậy, thì rõ ràng là người ta coi thường Phật pháp quá lớn rồi. Cho nên vì vậy cần phải đề cao cảnh giác bất cứ một vị sư, một vị thầy nào mà đưa ra nói: “Cái này của thầy Thông Lạc” thì cần phải đề cao cảnh giác, chưa chắc đã thầy Thông Lạc giảng ở trong này đâu.
7- LÝ DO VÌ SAO ĐỨC TRƯỞNG LÃO KHÔNG Ở KHU 1 MÀ SANG Ở KHU 2
(25:38) Phật tử: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa Thầy, cho chúng con được thưa hỏi. Thầy cho chúng con biết vì sao Thầy không ở bên khu 1 mà sang ở khu 2. Chúng con được biết hiện nay cơ sở 1 đang kêu gọi đóng góp tiền nuôi chúng hằng tháng, tiền điện, tiền xây dựng chùa. Thưa Thầy, việc kêu gọi đóng góp này có đúng với ý Thầy không ạ?
Kính thưa Thầy, chúng con tha thiết cầu xin Thầy thương xót chúng con mà trụ thế dài lâu, để chúng con được nương tựa học hỏi tu hành đúng lời Phật dạy. Chúng con xin thành kính lễ Thầy ba lạy.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Trưởng lão: Thầy sẽ trả lời cho quý Phật tử hiểu.
Luôn luôn lúc nào Thầy cũng muốn triển khai cho thành một cái lớp học. Bởi vì đạo Phật có tám lớp gọi là Bát Chánh Đạo, từ cái lớp Chánh Kiến cho đến Chánh Định. Nhưng vì nhân duyên chưa đủ, cho nên Thầy lần lượt từ chỗ khó khăn này vượt qua khó khăn khác.
(27:00) Tại sao Thầy không ở trước chùa? Tại vì người ta muốn cướp chùa, để người ta làm lợi cho riêng cá nhân của họ, cho nên vì vậy mà Thầy phải bỏ chùa Thầy đi. Nhưng mà Thầy đi không có nghĩa là Thầy bỏ Phật pháp, mà Thầy triển khai Phật pháp có nơi tu tập, có chỗ hẳn hòi hoàn toàn. Bởi vì danh lợi để làm gì? Người ta háo danh, háo lợi thì mình bỏ mà đi chỗ khác để xây dựng làm lợi ích cho chúng sanh, đó là cái mục đích của Thầy.
Còn những cái điều mà người ta làm sai, điều đó nhân quả sẽ đến với họ, họ sẽ phải gặt trả lấy. Hiện giờ tuy họ không thấy những cái điều đó, họ cứ nghĩ tiền bạc, danh lợi, nhưng không thể nào mà qua được nhân quả, trốn được nhân quả. Khi Phật pháp hưng thịnh, đủ duyên thì những loại đó đều là sâu mọt được người ta loại trừ ra khỏi nơi Phật pháp.
Cho nên quý Phật tử hãy để ý và lưu ý điều này để xem coi những người làm sai chánh pháp của Phật, điều sẽ là sâu mọt chứ không phải là cái tốt của Phật pháp đâu. Và họ làm sai thì càng lúc họ lại càng sai hơn, bởi vì danh lợi làm mờ mắt họ rồi. Cho nên vì vậy mà Thầy mong rằng Phật tử hãy đề cao cảnh giác, nào là cất chùa, nào là làm thứ này thứ kia.
Thầy nói rằng: “Thầy không cất chùa, nghĩa là Thầy không xin tiền Phật tử cất chùa. Mà Thầy sẽ cất những khu nhà để cho Phật tử có nơi ở tu tập, sống đúng hạnh của một vị tu sĩ, đó là cái mục đích của Thầy. Còn kêu cất chùa, kêu này kia, đó là những người làm tiền Phật tử”.
Cho nên vì vậy mà cần phải đề cao những người làm tiền Phật tử. Họ là những người biết danh, biết lợi chứ không phải biết Phật pháp, họ coi Phật pháp chẳng ra gì cả. Đó cho nên vì vậy mà quý Phật tử hãy đề cao cảnh giác, đừng nghe theo. Nghe cất chùa rồi bỏ năm trăm, ba trăm, một triệu, hai triệu để cất chùa được phước, đó là bị người ta gạt mình, bị người ta gạt mình.
(30:17) Nãy giờ Thầy dạy quý vị tu tập: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, đó là phước báu vô lượng. Còn cái cất chùa không có phước báu vô lượng mà bị lừa đảo. Nhớ điều này để mà tránh, đừng bỏ tiền một cách phí vô ích. Thà là để số tiền đó cho một người nghèo, giúp một người đang đói, một bà lão ăn xin thì càng tốt hơn quý vị. Chứ còn quý vị bỏ tiền ra mà cất chùa, bằng cách bị người khác lừa đảo thì Thầy thấy không tốt đâu. Cho nên làm một cái gì Phật pháp phải sáng suốt, phải đề cao cảnh giác, đừng để người ta lừa đảo mình.
Nghe chùa thì tức là quý Phật tử là những người Phật tử, thì bao giờ cũng muốn cái chùa của mình đến nó phải đẹp, khang trang. Nhưng phải hiểu cái chùa là một cái nơi để tu, chứ không phải là một cái nơi để danh lợi. Mà cái nơi để tu thì nó phải là một cái thất, là một cái nhà nhỏ, để cho người tu người ta ở một mình, người ta sống người ta tu đó là đúng pháp. Còn cất rềnh rang bằng cách này, bằng cách kia, điều đó là chúng ta làm tiền Phật tử đó quý vị. Cần phải đề cao, đừng nghe theo những người đó mà làm hao tốn tiền mà chẳng được phước báu gì cả.
8- NÊN CẨN THẬN VỚI TÀ GIÁO NGOẠI ĐẠO TỰ XƯNG GIÁO CHỦ ĐỂ LỪA ĐẢO CHÚNG SANH
(32:18) Phật Tử Châu Đốc: Kính bạch Thầy, chúng con xin đại diện Phật tử Châu Đốc xin hỏi những câu hỏi sau. Kính xin Thầy hoan hỷ giúp cho chúng con được hiểu.
Câu hỏi 1: Trong quyển Thất Sơn Huyền Bí, tác giả nói về huyền diệu của vùng Bảy Núi. Trong đó kể lại các chư vị ra đời cứu dân độ thế bằng những câu sấm giảng, khuyên người đời niệm Phật, làm lành và có cả sử dụng thần thông để trị bệnh cho người đời, mà tác giả cuốn sách có suy luận rằng: “Bốn chư vị ấy ra đời cứu dân là chỉ một mà thôi, do tái sanh trở lại, do các câu sấm giảng của các vị ấy có trùng lắp với nhau. Sau nữa thời kỳ ấy có một vị đạo nổi, vị này ít truyền bá giáo lý, nhưng đặc biệt Ngài có biệt tài khi ngồi tới vùng nào đó, Ngài nổi trên mặt nước là vùng đó sẽ có tai nạn, chết chóc, đau thương”.
Vì chúng con với trí hữu hạn không thể hiểu, chúng con kính xin Thầy hoan hỷ cho chúng con được hiểu đâu là chánh pháp, con xin cảm ơn ạ.
(33:38) Trưởng lão: Các con lắng nghe.
Trong những điều mà dùng thần thông, hoặc là dùng tất cả những cái gì mà khả năng con người làm không được, điều đó là tà giáo ngoại đạo, lừa đảo chúng ta mà thôi. Mặc dù là dùng đó để trị bệnh, nhưng bệnh chúng ta là do nhân quả, chứ không phải do người đó mà đem hết cho chúng ta. Nhưng vì cái nhân duyên nó có với nhau trong một khoảng thời gian, để rồi giúp đỡ nhau mà thôi. Cho nên vì vậy mà một lúc có một ông thầy lá cây, ông thầy nước lạnh trị bệnh cho mọi người. Rồi thời gian sau thì ông thầy lá cây cũng mất tiêu và ông thầy nước lạnh cũng đi mất.
Tại sao vậy? Tại vì đó là tà giáo ngoại đạo, lợi dụng cái phước báu của một số người ở tại đó, rồi đem nước, đem này kia để mà làm danh ở đó chứ có gì đâu. Cho nên nếu mà chúng ta không sử dụng những cái điều đó, thì sẽ có một, sẽ có một vị thầy thuốc, người ta sẽ đem đến đó người ta giúp đỡ mình, chứ không phải là những cái ông thầy gạt gẫm đó. Cho nên chúng ta thường bị những ông thầy dùng những thần thông, dùng những phương pháp trị bệnh này, kia, nọ, để lừa đảo chúng ta bằng cách này, bằng cách kia, nhưng cuối cùng những ông thầy đó còn đâu.
(35:43) Thầy nói như thế này, ai cũng xưng mình là giáo chủ. Thí dụ như ở miền tây hay có người xưng giáo chủ nhiều lắm. Nhưng rồi hiện giờ thì những ông giáo chủ đó chúng ta thấy họ còn gì? Họ đâu còn gì đâu.
Cho nên một thời của họ, cái phước báu của họ, thay vì họ phải làm đúng theo cái nhân quả để giúp đời thì tốt nhất. Còn cái này họ có giúp đời chứ không phải không, nhưng mà giúp trong danh, cầu cái danh, cho nên tự xưng mình là giáo chủ này, giáo chủ khác. Cho nên ở đây chúng ta cũng cần phải đừng để đầu óc chúng ta mê mờ, bị lừa đảo những điều này. Chúng ta tin Phật, tin nhân quả, thì chúng ta sẽ vượt qua tất cả những sự lừa đảo này.
Cho nên đối với Thầy khuyên quý Phật tử: “Đừng tin những ông giáo chủ”. Cho nên người nào cũng muốn mình làm to, làm bự hết. Nhưng trên đầu chúng ta chỉ có Phật mà thôi, chứ chúng ta không tin một người nào nữa hết mấy con, đừng tin người nào nữa hết. Họ lừa đảo chúng ta nhiều góc độ lắm, đó là cái duyên phước của họ có một chút xíu, họ lừa đảo mình, rồi cuối cùng họ trả những cái quả đó mà thôi.
9- PHẬT A DI ĐÀ LÀ MỘT VỊ PHẬT TƯỞNG, XỨ CỰC LẠC CŨNG LÀ MỘT XỨ TƯỞNG
(37:45) Phật Tử Châu Đốc: Câu hỏi 2: Hiện nay ở các chùa Tịnh Độ Tông có tổ chức ban hộ niệm Niệm Phật Vãng Sanh. Chúng con thấy thỉnh thoảng có được một xác mềm mại và có mùi thơm nhẹ, nhưng rất hiếm thấy. Có phải câu niệm Phật A Di Đà là câu chú của Bà La Môn giáo không? Chúng con không sao hiểu nổi, nếu trường hợp niệm Phật có tác dụng thì sẽ có kết quả hết. Còn ngược lại thỉnh thoảng chúng con mới nghe được một xác, chúng con rất mơ hồ. Chúng con đồng kính xin Thầy hoan hỷ cho chúng con được hiểu.
(38:33) Trưởng lão: Thầy sẽ trả lời những điều này.
Bởi vì Phật Di Đà là một vị Phật tưởng, xứ Cực Lạc cũng là một xứ tưởng. Bởi vì trong thân chúng ta có ngũ uẩn:
Sắc
Thọ
Tưởng
Hành
Thức
Mà chúng ta cứ nuôi dưỡng cái tưởng của chúng ta, cho nên tưởng Phật Di Đà, rồi cố gắng niệm Phật Di Đà để cầu Vãng Sanh Cực Lạc Tây Phương. Chứ sự thật cái nước đó không có, Cực Lạc Tây Phương không có, Phật Di Đà không có.
Bởi vì ở thế gian của chúng ta chỉ có đức Phật Thích Ca là con người bằng xương, bằng thịt tu chứng quả, làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Còn ông Phật Di Đà chúng ta không biết xuất xứ ở cái nước nào, ở đâu? Ở trên cái hành tinh này. Cho nên chúng ta đừng tin những lời, mà tin những lời như vậy thì chúng ta nuôi cái tưởng của chúng ta, chứ nó không phải có thật. Cho nên dẹp bỏ đi đừng có tin Phật Di Đà, hay tin ai hết mà chỉ tin có Phật Thích Ca Mâu Ni mà thôi. Cho nên vì vậy mà các con nhớ kỹ, nhớ rất kỹ cái điều này.
Ai cũng muốn tưởng tượng ra một đức Phật này, một đức Phật kia, một đức Phật nọ. Những bùa chú, thần thông phép tắc, cũng đều tưởng của chúng ta mà luyện tập, để làm cho người ta thấy sợ hãi mà người ta phục mình mà thôi, đó là những cái phương pháp gạt người.
Cho nên mấy con hãy dẹp bỏ hết, chẳng tin cái gì hết, mà không tin gì hết thì không có bùa chú, không có cái gì mà làm lại chúng ta được hết. Nhớ điều kỹ, tinh thần chúng ta rất mạnh, tinh thần con người rất mạnh. Nếu mà chúng ta tin thì tinh thần chúng ta yếu, mà chúng ta không tin thì tinh thần chúng ta rất mạnh. Bởi vì nó không đúng chánh pháp của Phật, nó không đúng lời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy.
Trưởng lão: Câu hỏi gì nữa?
10- SỐNG ĐÚNG NĂM GIỚI SẼ CHUYỂN ĐƯỢC QUẢ KHỔ NHIỀU ĐỜI
(41:08) Phật Tử Nguyễn Văn Thôi: Dạ thưa Thầy câu hỏi thứ 3:
Kính bạch Thầy, trong quyển Đường Về Xứ Phật, Thầy có nói người bị bệnh tâm thần là: “Bản án tử hình của nhân quả”. Như vậy theo chúng con sẽ nghĩ, những bệnh mãn tính của con người cũng do bản án của nhân quả mà con người đã tạo ra nhân không tốt có phải không Thầy?
Nếu chúng con tu tập và giữ giới tại gia, chúng con có thể ra khỏi bản án này không? Chúng con kính xin Thầy hoan hỷ cho chúng con được hiểu thêm. Chúng con Nguyễn Văn Thôi 67, ấp Phước Thọ, xã Đa Phước, An Phú, An Giang.
Trưởng lão: Bởi vì mấy con tu theo pháp thiện, thì nó chuyển được tất cả các pháp ác mấy con. Bởi vậy năm điều thiện của đức Phật, tức là năm giới luật cho người cư sĩ. Mà mấy con sống đúng không vi phạm một chút xíu nào năm cái giới luật này, thì nó chuyển tất cả những quả khổ của mấy con từ trong tiền kiếp, chứ không phải trong một kiếp này đâu. Cho nên mấy con tin lời Phật dạy, dạy cho con người thoát khổ.
Đạo Phật là đạo thoát khổ dạy cho con người, cho nên đức Phật mới nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Dạy cho chúng ta thoát khổ, mà nó không phải có thời gian để mà tu tập như thiền định của Thiền Trung Quốc, Thiền Đông Độ. Mà nó ngay đó là chúng ta đã thấy có sự giải thoát liền. Cho nên chúng ta hãy tu tập theo đúng pháp Phật, không tin một pháp nào cả hết, thì chúng ta sẽ được giải thoát ngay liền. Cho nên bỏ hết, bỏ hết tất cả các pháp tà pháp xuống đi, đừng có nghe theo những ông giáo chủ này, ông giáo chủ kia, đủ loại, đủ cách làm lòe chúng ta có thần thông.
Thí dụ như một ông tu tập hiện một cái cầu vồng ở trên bầu trời, làm cho người ta thấy hay quá. Nhưng cái cầu vồng đó để làm gì mấy con? Có lợi gì cho mình đâu, chỉ làm lòe như vậy thôi. Đó là một tu sĩ Mật Tông ở trên Tây Tạng. Thì như vậy chúng ta thấy tu tập cực khổ, mà cuối cùng chẳng ích lợi gì cho mình, cho người, mà chỉ lòe một cái cầu vồng như vậy thì có nghĩa lý gì đâu. Cho nên chúng ta, tất cả những thần thông mà lừa đảo chúng ta không thể qua mắt chúng ta, qua trí chúng ta được đâu, qua trí chúng ta được, chúng ta không tin cái điều này, chỉ tin có Phật mà thôi.
(44:27) Phật Tử Ngọc Phú: Kính thưa Thầy, con là Ngọc Phú 80 tuổi, con xin thưa hỏi Thầy, xin Thầy từ bi chỉ giáo để chúng con được thông hiểu.
Cô Út Diệu Quang là em gái của Thầy, đáng lẽ cô phải hết sức hộ trì chánh pháp cùng Thầy thì Thầy đỡ vất vả biết dường nào. Nhưng sao cô lại gây cho Thầy biết bao nhiêu trở ngại đáng lẽ không nên có, nhân duyên gì mà Thầy phải nợ cô quá nhiều vậy ạ? Dạ hết.
Trưởng lão: Thầy sẽ trả lời cho mấy con nghe.
Mặc dù sinh ra cùng ruột thịt anh em với nhau, nhưng mỗi người đều có một ý riêng, ý ác, ý thiện. Thầy thì đủ cái duyên của đời trước của mình trở thành một vị tu sĩ, cho nên sanh ra từ còn tấm bé đã đi tu rồi. Cho nên nỗ lực tu hết mình làm gương hạnh tu cho mình, cho người.
Còn cô Út Diệu Quang cũng là em ruột của Thầy, Nhưng tánh tình không thể giống Thầy được. Cho nên danh lợi đã làm mờ mắt rồi mấy con, khó lắm, không phải dễ khuyên khi người ta bị mê mờ rồi thì khó quá, khó quá. Tiền bạc, của cải, tài sản, ruộng đất nó đã làm mờ mắt, thì bây giờ dù có khuyên gì cũng khó lắm mấy con, cái đó nó lớn lắm. Anh em ruột thịt trong nhà giết nhau cũng bằng của cải, tài sản đó. Cho nên thôi ai tu thì được phước, mà ai không tu thì phải gánh chịu hậu quả về sau.
Bây giờ thì thấy vậy, chứ luôn luôn lúc nào cũng khổ. Khổ vì nươm nướp của cải, tài sản, khổ vì sợ người khác ăn, khổ vì sợ mất. Còn riêng Thầy buông xuống hết rồi, bây giờ khoẻ quá, cho nên buông xuống là giải thoát, có phải không mấy con? Đó cho nên ở đây có duyên gặp Thầy, Thầy khuyên mấy con buông xuống hết. Bây giờ lỡ có chồng, có con rồi, mình phải làm hết bổn phận đạo đức của mình, cho nó lớn khôn rồi, thôi dứt áo mình ra đi, để rồi mình nỗ lực tu hành.
Thí dụ như mấy con về Tu viện Chơn Như, Thầy cho một cái thất, mấy con đâu còn của cải, tài sản gì đâu, chỉ có nghe lời Thầy dạy tu thôi. Mà nỗ lực tu thì mình thấy được giải thoát: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Nghe mấy danh từ đó đã là giải thoát rồi, mà bây giờ đã sống được ở trong những danh từ đó nữa, thì hạnh phúc biết là bao nhiêu, phải không?
Vì vậy cho nên vì vậy của cải, tài sản để làm gì? Tốt hơn buông xuống đi. Cho nên vì vậy mấy con hỏi thì Thầy trả lời, chứ anh em không có giống nhau chút nào cả hết, người vầy, kẻ khác.
11- TỪ TRƯỜNG THIỆN, ÁC QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH CỦA CON NGƯỜI
(48:19) Phật tử: Dạ kính thưa Thầy, là con xin Thầy chỉ dạy tới đây toàn cầu biến đổi không khí toàn hành tinh nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ gánh vác một quả nặng nề. Việc này có thể cứu vãn được, nên chúng sinh phải làm gì để chuyển hóa và giảm thiểu kiếp nạn này? Nếu không chuyển hóa được thì nhân loại sẽ dẫn đến đâu ạ? Con thưa Thầy, dạ con xin hết.
Trưởng lão: Thầy sẽ trả lời câu hỏi này, mấy con nghe.
Mấy con đừng lo mấy con, đức Phật đã dạy chúng ta năm giới rồi. Tức là chúng ta sống đúng năm giới thì hành tinh chúng ta không nổ tung đâu, có phải không mấy con? Bởi vì năm giới là năm điều thiện, mà năm điều thiện nó sẽ diệt năm điều ác.
Cho nên người ta sẽ nói vũ trụ như thế này, như thế khác, chúng ta nói đến Việt Nam thì nó bình an. Nhất là ở Tây Ninh nữa, thì nó lại càng bình an hơn nữa. Thì mấy con có sợ thì cứ nắm chân Thầy, có vậy thôi. Cho nên đối với Thầy thực tế, chứ còn cái chuyện mà mơ hồ chắc chắn không gạt được Thầy đâu, không gạt được Thầy. Cho nên làm gì có một cái chuyện mà quả địa cầu mình tiêu, làm gì mà có cái sự thay đổi này, thay đổi khác của vũ trụ.
Một cái vòng quay của vũ trụ như vậy, cả một cái bầu khí quyển, cả cái không khí nó đang vận hành như vậy nó cứ vận hành, ai cản nó làm gì, phải không? Nhưng mà mấy con sống trong điều thiện thì nó vận hành theo điều thiện. Còn mấy con sống trong điều ác thì từ trường của mấy con sẽ phóng ra điều ác, thì nó đi ngược lại, thì nó sẽ tiêu mấy con chứ nó có tiêu trái đất nó làm gì, có phải không? Cho nên mấy con đừng có sợ tiêu.
12- ƯỚC NGUYỆN CỦA THẦY VỀ LỚP CHÁNH KIẾN DÀNH CHO MỌI NGƯỜI
(50:45) Phật tử: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Thầy, kính mong Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con, chúng con có ba câu hỏi như sau:
Câu thứ nhất: Tri kiến nhân quả và tri kiến giải thoát khác nhau và giống nhau như thế nào? Và cách thức tu tập để triển khai tri kiến trên như thế nào? Kính mong Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con.
Trưởng lão: Tri kiến nhân quả, tức là tri kiến giải thoát đó con. Khi nào mà con thông suốt nhân quả rồi, thì con đứng ở trên nhân quả mà con đi một cách rất là giải thoát, cho nên gọi là tri kiến giải thoát.
Còn con chưa thông suốt nhân quả, nhân quả có cái chỗ thông, mà có chỗ chưa thông: “Sao mà bữa nay gặp khổ quá vậy”, thì đó là chưa thông, mà nếu thông thì nó không còn gặp khổ đó nữa.
Cho nên vì vậy, Thầy có dự định ở trong tâm của mình sẽ mở một cái lớp Chánh Kiến. Tức là dạy cái lớp Chánh Kiến, lớp đầu tiên của Bát Chánh Đạo đó, mà cái lớp Chánh Kiến đó dạy toàn là nhân quả.
Để làm gì? Để mấy con hiểu nhân quả, chứ nói nhân quả thì mấy con biết là nhân là cái hạt, mà quả là cái trái, mấy con hiểu quá đơn giản, nó không đơn giản như vậy đâu, phải không? Cho nên vì vậy mà học rồi mới hiểu.
Một em bé chưa học chữ thì đâu đọc chữ được, bây giờ các em bé học chữ, đọc chữ được là do học. Mình cũng vậy, cho nên tri kiến của mình là tri kiến phải học tập. Học theo con đường giải thoát, học theo con đường của đạo Phật, thì chúng ta sẽ giải thoát hoàn toàn mấy con.
Cho nên nếu mà điều kiện thuận tiện thì có những cái lớp học để giúp cho quý Phật tử các con mà nghe. Mặc dù cái lớp học mình người già, cho đến người trẻ, các em đều học được hết. Bởi vì học là lợi ích mà, học là giải thoát mà, cho nên vì vậy mà những cái lớp đó được triển khai, được mở mang thì lợi ích biết bao nhiêu. Cho nên vì vậy mà các con cố gắng và ước ao, mỗi người một tâm nguyện ước ao sẽ có cái lớp học, chắc chắn sẽ có.
Một mình Thầy ước ao chưa đủ mấy con, bởi vì cái lực từ trường của Thầy ít quá, có một mình, còn bây giờ hết Phật tử thì chắc nhiều. Mà nhiều với cái tâm nguyện của mấy con nó cộng lại, thì nó sẽ thành một cái sự thật. Mà thành sự thật thì nó đem lợi ích chung cho các con, chứ không có gì cả. Cho nên các con cố gắng, cố gắng tâm nguyện của mình. Mà tâm nguyện của mình mọi mọi người đều giống nhau như vậy hết, thì lớp học chúng ta sẽ thành hình.
13- PHƯƠNG PHÁP TU TẬP LY DỤC, LY ÁC PHÁP
(54:03) Phật tử: Kính bạch Thầy con xin hỏi tiếp câu hỏi thứ hai:
Kính thưa Thầy, phương pháp tu tập để ly và đoạn diệt ái kiết sử như thế nào? Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con ạ.
Trưởng lão: Phương pháp mà tu tập ly dục, ly ác pháp để mà đoạn dục. Bởi vậy đức Phật đã có dạy rồi: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, trước các đối tượng, trước các cảnh tâm mình đừng để động. Tức là mình ly rồi mà mình để nó động, tức là chưa ly. Cho nên vì vậy mà các con nhớ cái câu tuy ngắn, nhưng mà tu tập cả một đời đó chứ không phải ít đâu.
“Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Các con thấy đơn giản, nó bất động thì nó mới an lạc được, nó mới vô sự được. Chứ còn nó mà nó động thì chắc không được rồi. Cho nên vì vậy mà về cố gắng mà rèn luyện câu đó đi, đó là tu tập.
14- THIỀN LÀ GÌ? THIỀN CÓ TRỊ ĐƯỢC BỆNH KHÔNG?
(55:19) Phật tử: Dạ kính bạch Thầy từ bi chỉ dạy cho con câu thứ 3:
Thiền Trường Sinh học có chữa bệnh được hay không? Thiền của Phật giáo Nguyên Thủy có làm chủ được bệnh hay không? Nếu thiền của Phật giáo Nguyên Thủy làm chủ được bệnh, thì có làm chủ được những bệnh nan y hay không? Và xin Thầy từ bi hoan hỷ chỉ dạy cho phương pháp tu tập để làm chủ bệnh của thiền Nguyên Thủy.
Trưởng lão: Để Thầy chỉ dạy cho.
Thiền Nguyên Thủy, nó cũng có những cái phương pháp, nhưng không phải thiền để trị bệnh. Tại sao vậy? Tại vì người ta lạm dụng nó để trị bệnh, chứ thiền không phải trị bệnh.
Bởi vì thiền là giúp cho tâm chúng ta thanh tịnh, không nghĩ bậy, nghĩ bạ, không nghĩ điều này, thế kia, cho nên tâm chúng ta không bị chướng ngại. Còn chúng ta vì cái tâm mà không nghĩ ngợi, không lo lắng, không sợ hãi, nó không bệnh chúng ta gọi là thiền trị bệnh, chứ nó không phải là thiền trị bệnh đâu, mà chính tâm chúng ta trị bệnh. Đó thì các con hiểu như vậy mới là cụ thể rõ ràng hơn, chứ còn hiểu mà thiền thì nó sai đi.
Bởi vì thiền nhiều khi người ta ức chế cái tâm người ta, ức chế cái ý thức người ta. Đạo Phật các con đọc trong kinh Pháp Cú, đạo Phật nói: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Thế mà người ta cứ ức chế cái ý thức của chúng ta hoài, đó mấy con thấy.
Bây giờ ngồi lại cố gắng mình gom cái tâm mình lại, mình gom cái tâm mình lại không có cho nó nghĩ ngợi ra một cái gì hết, thì đó không phải ức chế cái ý thức của chúng ta sao? Đó là chúng ta tu đúng theo Phật, hay là tu đúng theo ngoại đạo? Đó là tu theo thiền của Trung Quốc, của người Trung Quốc, của các vị thầy Trung Quốc họ dạy chúng ta sai rồi quý vị.
Bởi vì chúng ta dùng ý thức để làm chủ, bây giờ cái ý của chúng ta như thế nào. Bây giờ thấy cái người đó họ chửi mình, mình không giận, thì mình phải biết đó là nhân quả, đời trước mình có gieo duyên gì, đời nay mình mới gặp nhau. Mà gặp nhau trong cái nghịch cảnh mới có chửi mắng nhau chứ, do đó mình không giận là tại vì cái trí mình hiểu.
Còn cái thiền ngồi cứng ngắt, người ta chửi cũng như gộc cây vậy, cũng như con cóc vậy, thì cái thiền đó thiền gì? Đó thành ra cái thiền đó là Thiền Đông Độ, cái thiền của người Trung Quốc, sai mất đi.
(58:19) Từ khi mà thiền mà truyền qua Việt Nam chúng ta, cho đến khi mà chúng ta có một cái dòng thiền, gọi là Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nhưng mà sự thật ra của người Trung Quốc chứ không phải là của người Việt Nam.
Chính bây giờ đó Thầy là người triển khai Thiền Việt Nam. Đó bây giờ mấy con từ, tất cả Phật tử ở đây mấy con thấy nãy giờ Thầy nói, đều là Thầy triển khai Phật pháp. Mà triển khai Phật pháp, tức là triển khai con đường thiền của Phật, thì không phải là Thầy là người đầu tiên sao, phải không? Mấy con thấy có ai? Có ông thầy nào? Có một người nào đâu? Mà triển khai cái con đường như thế. Đó mấy con cứ nhận thì mấy con sẽ thấy được cái điều này, chứ không phải là Thầy tự khoe mình, tự xưng mình mà là một sự thật.
Cho nên trên cái con đường mà tu tập, thì chúng ta phải biết phân biệt. Thiền này từ ở Trung Quốc truyền sang qua, các sư thầy Trung Quốc, Lục Tổ Huệ Năng truyền qua: “Chẳng niệm thiện, niệm ác”. Thì các con thấy không? “Chẳng niệm thiện, niệm ác”, nó đâu phải là thiền của Việt Nam đâu.
Rồi thiền mà từ ở bên Campuchia mà truyền qua là thiền của Nguyên Thủy, thiền của Campuchia, nó đâu phải là của Phật đâu. Của người Campuchia, người ta sẽ nghiên cứu kinh sách Phật, rồi người ta viết ra, rồi mình tu theo. Chứ sự thật ra đâu phải là chính họ hiểu chắc chắn là như vậy. Nếu chắc chắn như vậy, là cái người Campuchia họ đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết, bốn cái khổ họ đã làm chủ rồi. Sự thật ra người Campuchia họ có làm chủ bốn chỗ sanh, già, bệnh, chết đâu. Cho nên cái thiền của họ cũng chưa phải là đúng.
Cho nên vì vậy mà ở đây chúng ta cần phải đề cao cảnh giác mọi mặt, cái nào đúng, cái nào sai. Cái nào đúng là phải đi vào những lời đức Phật dạy mới đúng, lời của đức Phật dạy còn đó. May là chúng ta có được Hòa thượng Minh Châu, Ngài dịch ra cái tạng kinh Nikaya bằng tiếng Việt của chúng ta. Như vậy chúng ta cũng dễ nghiên cứu chứ đâu phải còn khó khăn đâu. Cho nên vì vậy mà chúng ta là người Việt Nam, chúng ta phước báu rất đầy đủ. Về dịch ra tiếng Việt của chúng ta thì có Hòa thượng Minh Châu đã dịch ra. Và về sự tu hành, tu tập thì phải nói rằng có Thầy.
Thì như vậy có những gì thì quý Phật tử hỏi, Thầy sẽ chỉ dạy cho quý Phật tử tu tập, đừng ngại. Đừng có ngại rằng hỏi như vậy rồi thầy Tổ mình như thế nào, sao đây? không phải. Thầy Tổ cũng đang đi tìm con đường giải thoát cũng như mình, chứ đâu có gì khác hơn, cho nên cái thưa hỏi là điều cần thiết.
Trưởng lão: Con còn thưa hỏi gì nữa không?
15- TU TẬP ĐÚNG CHÁNH PHÁP THÌ TRÍ TUỆ SẼ LỚN DẦN THEO THỜI GIAN
(01:01:56) Phật tử: Dạ kính bạch Thầy, kính mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Con thường tư duy về nhân duyên và nhân quả, tất cả đều vô thường nên con chấp nhận để trả. Hỷ xả để được an lạc, từ bi để được an vui, nên con không đọc kinh để cầu nguyện được an lạc. Như vậy con có được gọi là tu không thưa Thầy? Mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Trưởng lão: Điều con tu tập đó là đúng chánh pháp, còn điều mà con tụng kinh niệm Phật, đó là sai pháp. Cho nên những gì đúng pháp con hãy theo đó mà tu tập. Càng ngày trí tuệ của con càng lớn lên và đồng thời sự hiểu biết của con, nó sẽ dẫn dắt con đi đến chỗ giải thoát hoàn toàn. Mà không một chướng ngại pháp nào làm cho con phải đau khổ.
(01:02:56) Phật tử: Dạ kính bạch Thầy, Thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Lòng con chỉ có Phật Thích Ca mà thôi, vì Ngài đã giáo hóa chúng sanh con đường Tứ Diệu Đế. Ước nguyện của con là đi đúng con đường chánh pháp của Phật. Hôm nay nhân duyên con gặp được giáo lý của Thầy, như vậy ước nguyện của con có đúng không thưa Thầy? Kính mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Trưởng lão: Đúng! Bởi vì đạo Phật nó chỉ có cái phương pháp mà chúng ta tu, tức là Tứ Diệu Đế, như vậy thì con hãy cố gắng theo cái hướng mà con đã hiểu. Thì con tu tập càng ngày trí tuệ con càng lớn dần theo cái sự hiểu biết của chánh pháp, của Phật, giúp con sẽ được giải thoát từng phút, từng giây, từng suốt cuộc đời của con mà con không còn đau khổ nữa.
16- HÃY DẸP BỎ CÁI THẤY, CÁI BIẾT VÀ CÁI HIỂU CỦA TƯỞNG THỨC
(01:03:55) Phật tử: Dạ kính bạch Thầy, mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Mỗi lần con bị bệnh, con cứ nghe tiếng nói về mình bên tai của con, giống như là tưởng uẩn. Xin Thầy chỉ dạy cho con những tiếng nói ấy là gì? Có ảnh hưởng gì không? Mỗi lần con nghe như vậy, con thấy rất ảnh hưởng đến việc làm hiện tại của con. Kính mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Trưởng lão: Như lúc nãy Thầy đã nói, trong thân của chúng ta đức Phật đã xác định là thân ngũ uẩn. Mà trong tai thường nghe âm thanh, tiếng nói hay hoặc là một cái hình bóng, hay hoặc là một cái điều ngoài ra cái sự hiểu biết của ý thức của chúng ta. Mà chúng ta lại nói ra nó đúng, thì đó là tưởng thức của chúng ta, tức là tưởng uẩn.
Như vậy thì chúng ta không nên theo nó mấy con, không nên theo nó. Mặc dù nó đúng, nhưng rồi theo nó, nó thành tà đó, nó không đúng đâu. Cho nên chúng ta tin là tin ở ý thức của chúng ta, chứ không thể tin mà tin bằng tưởng thức của chúng ta, tin bằng ý thức. Cái gì mà ý thức của chúng ta thấy, biết, hiểu, thì chúng ta tin. Mà tưởng thức của chúng ta thấy, hiểu, biết bằng tưởng thức thì chúng ta hãy dẹp.
17- KHI ĐÃ ĐỦ DUYÊN TU TẬP HÃY TỰ CỨU LẤY MÌNH
(01:05:32) Phật tử Phước Thiện: Dạ kính bạch Thầy, con pháp danh là Phước Thiện, ở Đồng Tháp.
Kính bạch Trưởng lão, sau khi tu tập ly dục, ly ác pháp. Lúc nào cũng làm chủ từng niệm tác động vào thân và tâm. Tâm trắng bạch như vỏ ốc, cuộc sống tự động lìa được ngũ triền cái và thất kiết sử. Như vậy tờ phúc thư Thầy đã trao cho con cách đây bảy năm, con đã thực hành xong. Như vậy thời gian nào con được xuất gia để tiếp tục thọ pháp, khi tu xong con phải làm gì? Bạch Thầy, kính mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Trưởng lão: Khi nào mà con làm xong bổn phận của con đối với gia đình, cha, mẹ rồi vợ, con, thì lúc bây giờ con sẽ xuất gia tu hành lập tức, con hãy nhớ điều này. Đó là cái duyên đã đến lúc cần phải cứu lấy mình, cần phải tu tập để mình làm chủ sự sống chết.
(01:06:47) Phật tử:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch Thầy, hôm nay mùa xuân lại về với chúng ta, thấm thoát một năm trôi qua Thầy đã thêm một tuổi thọ, còn chúng con lại thêm một tuổi đạo. Thế mà chúng con đã theo học theo Thầy mười mấy năm qua. Con nghĩ rằng thời gian nói trên, Thầy đã tốn biết bao nhiêu công sức vì chúng con. Mặc dầu là Thầy đã tuổi già sức yếu, nhưng vì tiền đồ Phật học Thầy không ngần ngại mở lớp Thọ Bát Quan Trai trợ duyên cho chúng con tập tu học, trau dồi giới đức để trở thành chân, thiện, mỹ cho xã hội ngày nay. Đức hy sinh cao cả đó, Thầy làm cho chúng con đều vô cùng cảm kích và xúc động.
Chúng con nghĩ rằng giữa chốn hồng trần bi đát, giữa chốn rừng mê tự lợi, chúng con là những người được đầy đủ duyên phước, thỉnh thoảng được ngồi trước mặt Thầy để nghe những lời kim ngôn pháp bảo mà Thầy hằng giáo háo cho chúng con. Thầy đã chỉ cho chúng con lơ rời bể tục, Thầy đưa chúng con ra khỏi rừng mê.
Có đôi khi chúng con buồn tủi, Thầy lại đưa cho chúng con cây gươm trí tuệ chặt đứt xiềng xích của ngũ trần trói buộc. Có đôi lần chúng con giải đãi về vấn đề tu học thì Thầy lại từ bi thắp sáng ngọn tâm đăng cho chúng con.
Kính bạch Thầy, là Phật tử thì làm sao chúng con có đôi lần không khỏi mê say về tiền tài, danh vọng. Thì một lần nữa Thầy lại từ bi rỉ vào tai chúng con những dòng cam lồ huyền diệu, để rửa sạch những vết nhơ trần tục mà màng vô minh đã che khuất từ vô lượng kiếp đến nay. Tình thương của Thầy đối với chúng con như trời cao biển rộng, công ơn ấy chúng con không bao giờ quên được. Lòng từ bi màu nhiệm mà Thầy dành đã dạy dỗ cho chúng con trong suốt mười mấy năm qua, chúng con không bao giờ quên. Chúng con sẽ ghi lời Thầy minh huấn, cố gắng ăn chay và thiền định, vì chỉ có làm Phật mới không phụ được ơn Phật mà thôi, phải không Thầy?
Vậy hôm nay trong cái ngày xuân về, chúng con xin mười phương chư Phật gia hộ cho Thầy tăng long phước thọ, sớm vương minh đạo nghiệp và nhất là dồi dào sức khỏe, dìu dắt chúng con trên bước đường tu học.
Riêng về phần chúng con, chúng con sẽ cố gắng học tập, trau dồi và nhất để xứng đáng là học trò ngoan của thầy Tổ.
18- THẾ NÀO LÀ TỰ MÌNH QUY Y PHẬT, TỰ MÌNH QUY Y PHÁP, TỰ MÌNH QUY Y TĂNG
(01:09:13) Người đọc: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Thành kính cảm ơn bác, cũng xin lỗi các Phật tử là vì thời gian cũng có hạn, mà câu hỏi thì rất là nhiều. Nay con xin phép Thầy để đọc tiếp câu hỏi.
Phật Tử Nguyễn Văn Năm: Kính thưa Thầy, quy y Tam Bảo là quy y Phật, Pháp, Tăng.
Phật đã nhập Niết Bàn cách đây 26 thế kỷ. (26 thế kỷ là tác giả viết tờ giấy này).
Pháp kinh, tạng, luật thì quá nhiều, cả một rừng kinh sách, mỗi một cuốn viết một cách khác nhau.
Ví dụ: Nguyên tiểu sử đức Phật cũng không thống nhất, thần thánh hóa vô cùng.
Tăng đại diện cho Phật thì phần lớn vi phạm giới luật.
Quê con ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, có Tăng hành nghề mê tín gọi hồn, cầu siêu, hô thần nhập tượng với mặc cả giá trước, giàu có, có ô tô, xe máy loại tốt nhất. Cụ thể có Tăng còn gọi hồn cho các người có nhu cầu tại chùa, đi vay tiền của dân làm lễ hội rồi trả sau.
Vậy bây giờ chúng con quy y ai? Kính Thầy con Nguyễn Văn Năm, thôn Đông, xã Tân Thạnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Con xin Thầy từ bi chỉ dạy.
(01:10:50) Trưởng lão: Bây giờ mấy con đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Mà đã quy y Phật thì ở trong lời Phật dạy: “Tự quy y Phật, tự mình quy y Phật, tự mình quy y Pháp, tự mình quy y Tăng”. Tức là tự mình phát nguyện theo Phật, theo Pháp, theo Tăng mà tu học, thì đó là cái tâm huyết của mình.
Nhất định mình chọn lấy Phật làm một vị Thầy của mình, làm một người hướng dẫn trên con đường đời cuối cùng của mình, thì mình hãy lấy Phật, cho nên gọi là tự quy y Phật.
Tự quy y Pháp, là tự mình theo những lời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy mà mình tu học, gọi là tự quy y Pháp.
Tự quy y Tăng, là mình nên chọn một vị Tăng giới luật nghiêm chỉnh đúng như Phật Thích Ca đã dạy. Và những lời, những hành đã thực hiện được những gì đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thực hiện được, thì mình chọn vị Tăng đó mình sẽ tu học. Chứ không phải đụng vị Tăng nào mình cũng theo tu học hết thì không đúng. Cho nên ở đây đức Phật dạy rất kỹ là mình muốn theo Phật thì phải chọn lấy Phật, rồi chọn lấy Pháp, rồi chọn lấy Tăng.
Nhất là Tăng để chọn lấy mà tu học, vì Tăng đại diện cho Phật pháp để giảng dạy, để hướng dẫn, để chỉ bảo cho mình tu tập, rất cần thiết là vị Tăng trong cái thời của chúng ta. Cho nên chúng ta hãy quan tâm trong cái vấn đề chọn một vị Tăng để mình theo tu học, đó là cần thiết nhất cho đời của mình. Chứ không khéo thì mình phí, bỏ uổng đời của mình, mà chẳng tu tập tới đâu cả.
Trưởng lão: Các con còn hỏi?
Người đọc: Dạ kính bạch đức Trưởng lão, trước khi đọc câu hỏi con thành kính xin phép Trưởng lão và pháp thoại cho con được ngồi vì con hơi đau chân ạ.
19- NGƯỜI ĐANG TU MÀ BỊ MẤT NỬA CHỪNG CÓ TÁI SANH KHÔNG
(01:13:37) Phật tử Chân Tịnh: Kính bạch đức Trưởng lão, người đang tu mất nửa chừng có tái sanh không? Đang tu bị thinh tưởng, có biện pháp nào xả không? Nhờ thầy ban bố phước cho chúng con.
Phật tử Trà Vinh, đệ tử Thích Chân Tịnh, điện thoại: 01645386494. Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con.
Trưởng lão: Người đang tu mà tu đúng pháp, nếu người đó chẳng may duyên phước tuổi thọ kém, chết trước khi mình chứng đạo, thì người đó vẫn tiếp tục theo chánh pháp tu hành.
Còn nếu mà người đó mà tu không đúng chánh pháp, tà pháp, thì khi chết thì sẽ theo tà pháp mà tu tập, chứ không có chánh pháp mà tu tập được.
Phật tử: Con xin cám ơn đức Trưởng lão.
20- MUỐN ĐI KINH HÀNH ĐÚNG PHÁP THÌ PHẢI TÌM HIỂU KỸ TRƯỚC KHI TU TẬP
(01:14:48) Câu hỏi tiếp theo: Kính thưa Thầy xin cho con được hỏi. Trong lúc đi kinh hành con hay đọc nhỏ câu pháp hướng, như vậy có phạm giới tịnh chỉ ngôn ngữ không? Xin hết.
Trưởng lão: Trong khi đi kinh hành, thì con học cái phương pháp đi kinh hành Thân Hành Niệm, thì con sẽ không lạc pháp. Còn nếu mà không học pháp Phật dạy đi kinh hành, coi chừng tự mình chế ra pháp đi, để cho mình tập trung ức chế ý thức của mình, thì coi chừng sai pháp, không đúng pháp.
Phật tử: Con xin cám ơn Thầy.
21- KHÔNG NÊN TỰ Ý TU HƠI THỞ KHI CHƯA ĐƯỢC NGƯỜI CÓ KINH NGHIỆM CHỈ DẠY
(01:15:40) Kính thưa Thầy câu hỏi 2: Trong Định Niệm Hơi Thở, con thấy có: “Quán ly tham, rồi quán từ bỏ tâm tham, rồi quán đoạn trừ tâm tham”. Vậy phải quán ly bao lâu rồi chuyển sang từ bỏ, rồi chuyển sang đoạn diệt, hay ngày nào cũng quán cả ba lớp? Con xin hết.
Trưởng lão: Thầy sẽ trả lời cho con hiểu về hơi thở, hơi thở rất quan trọng.
Khi một người ngoài đời tâm bị chi phối rất lớn, do đó ít có gom tâm được. Cho nên dùng hơi thở để gom tâm khoảng từ năm phút đến mười lăm phút thì không nên dùng hơi thở tu tập nữa, bởi vì dùng hơi thở tu tập là sai pháp.
Đạo Phật là đạo trí tuệ, dùng trí tuệ để xả các ác pháp, giải thoát thân tâm mình, chứ không phải dùng ức chế ý thức của mình. Cho nên khi mà tâm mình còn lăng xăng, lộn xộn thì mình nên tu tập gom tâm rất ít, chứ đừng có ngồi thiền nhiều là cho mình tu tập đúng, không phải. Qua dùng hơi thở mà tu tập thì sai mất đi.
Khi muốn tu hơi thở thì nên đến một vị thầy thông suốt về hơi thở, người ta sẽ hướng dẫn mình tu tập. Chứ đừng tự lấy hơi thở, rồi thở dài, thở ngắn, thở như thế này thế khác, nó sanh ra bệnh đau, tức ngực hoặc chướng ngại pháp trên thân của chúng ta, tạo thế này, thế khác. Bởi vì hơi thở là nhịp sống của con người, nếu chúng ta không thông suốt nó, mà không tìm một vị thầy thông suốt hơi thở dạy, thì chúng ta đừng có tự tu, đừng có lấy hơi thở mà tu thì rất là nguy hiểm.
22- MUỐN TU TẬP PHÁP THÂN HÀNH NIỆM CÓ KẾT QUẢ THÌ PHẢI ĐƯỢC NGƯỜI CÓ KINH NGHIỆM CHỈ DẠY
(01:18:10) Phật tử: Kính bạch Thầy, con là Phật tử ở thành phố Hồ Chí Minh, con xin kính Thầy chỉ dạy cho mấy câu sau đây.
Thứ nhất là con đọc trong cuốn Muốn Chứng Đạo Phải Tu Pháp Môn Nào. Và mỗi ngày con tập theo các chu kỳ cỗ xe Thân Hành Niệm như Thầy đã chỉ dạy, nhưng con không yên tâm, vì không biết mình tập có đúng không. Vậy kính xin Thầy cho phát họa một sơ đồ, những chu kỳ của vòng quay cỗ xe Thân Hành Niệm kèm theo các lần tái bản sau. Và lợi ích của việc tập các vòng cỗ xe Thân Hành Niệm là gì? Và mỗi ngày phải tập tối thiểu là mấy vòng quay?
Trưởng lão: Để rồi Thầy sẽ ghi kỹ lại và giúp cho quý Phật tử, hoặc là trực tiếp gặp Thầy để hướng dẫn bao nhiêu vòng quay, tùy theo từng đặc tướng của mọi người.
Thí dụ như một người lớn tuổi, một người già thì không thể tu theo người trẻ được, bởi vì nó là Thân Hành Niệm. Đưa tay ra, đưa tay vô như thế này cũng là Thân Hành Niệm. Cho nên tất cả những cái này đều được sự hướng dẫn của một vị thầy, họ qua cái đặc tướng của mình, của riêng cá nhân mình, thì tu mới có kết quả tốt. Chứ còn tự đọc sách, tự nghiên cứu trong sách mà Thầy viết thì không được sự hướng dẫn, thì sợ e tu sai mà không tốt.
23- CÂU TÁC Ý ĐUỔI BỆNH ĐÚNG CÁCH VÀ KHI NGỒI THIỀN LÂU MÀ THÂN BỊ LẮC THÌ PHẢI LÀM SAO?
(01:20:03) Phật tử: Kính bạch Thầy con xin hỏi tiếp. Là trước kia mỗi tối con ngồi thiền tác ý đuổi bệnh với câu: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Nhưng sau này có các bạn Phật tử khác chỉ dẫn con chỉ cần tác ý câu: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự” là đủ. Như vậy thưa Thầy có đúng không?
Trưởng lão: Như vậy con tu tập rất đúng không sai đâu.
Phật tử: Dạ còn cái câu cuối cùng là mỗi lần con ngồi thiền tác ý, thì chừng năm phút hay là mười phút đầu thì thân nó nghiêm chỉnh, thân nó yên. Còn nếu mà quá cái số đó đó, thì cái thân nó bị lắc. Như vậy là mỗi lần là thân bị lắc nó như vậy là mình phải dừng lại, hay là mình tiếp tục mình kiềm, mình kiềm cho cái thân nó ấy theo đặng mình làm, đặng tu, đặng ngồi thiền cho nó lâu.
Trưởng lão: À, không cần. Khi mà thân nó lắc thì mình không cần kiềm giữ nó, để cho nó kéo dài cái thời gian lâu hơn, mà mình gò bó nó quá thì không tốt, để tự nhiên. Cái sức của thân của mình nó ngồi năm phút thì mình cho năm phút, mà ngồi mười phút mình cho mười phút. Nó ngồi trong sự yên lặng của nó thì tốt nhất, chứ khi mà nó lắc rồi, mình cố mình kiềm cho nó đừng có nhúc nhích, đừng cho nó động nữa đó, thì coi như mình bị kiềm chế, không tốt, không tốt, nên tránh.
Phật tử: Dạ xin đội ơn Thầy.
24- PHẢI LÀM GÌ KHI TRONG TAI THƯỜNG NGHE THẤY ÂM THANH
(01:21:52) Phật tử Nguyễn GaRin: Dạ kính thưa Thầy, cho phép con hỏi câu hỏi 3.
Lỗ tai của con cả ngày đêm lúc nào cũng nghe tiếng dế kêu, tiếng sáo diều, tiếng xèo xèo như chiên mỡ. Như vậy có phải là bị thinh tưởng không? Hay là sự phát triển bình thường trong tu tập? Kính mong Thầy rủ lòng từ bi cho chúng con được biết, cư sĩ Nguyễn GaRin. Dạ con xin hết.
Trưởng lão: Nghe trong tai mà có tiếng kêu, chúng ta khoan nghĩ nó là thinh tưởng, mà chúng ta hãy nghĩ đó là một cái bệnh của thân của chúng ta. Nên đi bác sĩ, nên đi bệnh viện thì người ta sẽ truy ra cái bệnh của chúng ta mà trị cho, chứ đừng có nghĩ rằng do tu, do tập. Mình tu sai mình cũng có thể bị những cái điều đó nữa, nhưng mà cứ đến bệnh viện, đến bác sĩ người ta sẽ trị cho.
25- GIỮ GIỚI VÀ ƯỚC NGUYỆN CHO GIA ĐÌNH
(01:23:04) Phật tử Minh Thiện: Kính thưa Thầy con là Minh Thiện ở Đắk Lắk. Con chào Thầy con là sinh viên ở Sài Gòn. Hôm nay đang ở đây nghe giảng mà vẫn đau đáu truyện gia đình. Mấy năm nay gia đình con không được hạnh phúc, má con làm việc vất vả, bọn con cũng cố gắng học hành. Ba con lúc trước cũng rất hiền lành, nhưng mấy năm nay giàu sang mà đổi khác. Hằng ngày khó chịu với má con, với người làm trong gia đình và hình như cha con có người yêu bên ngoài. Hiện con đang đi học xa nhà, con rất yêu cha con và con biết cha con vốn không phải người như vậy. Vậy con phải làm sao để giúp gia đình con bình an? Xin cảm ơn Thầy.
Trưởng lão: À, con nên sống năm giới luật của Phật và ước nguyện gia đình mình cũng từ ba mẹ mình ước nguyện. Mình ngầm ước nguyện trong tâm của mình, mong sao cha mẹ mình cũng sống trong năm giới luật của Phật thì nó sẽ chuyển hóa được cái hoàn cảnh không tốt cho gia đình của mình. Chứ còn mình không có thực hiện được cái ước nguyện cho gia đình của mình, thì không mong gì gia đình mình được êm ấm đâu.
26- COI NGÀY GIỜ TỐT XẤU TRƯỚC KHI CẤT NHÀ LÀ MÊ TÍN DỊ ĐOAN
(01:24:39) Phật tử: Con kính thưa Thầy, vấn đề cất nhà cửa người đời thường coi ngày giờ trước khi cất nhà. Kính mong Thầy hoan hỷ cho chúng con nói riêng và chúng sinh nói chung những lời khuyên tốt nhất, để không rơi vào mê tín dị đoan, con xin cảm tạ công đức Thầy. Dạ con xin hết.
Trưởng lão: Như vậy thì mấy con thấy từ xưa đến giờ đó, nhiều người cất nhà, đi coi thầy, coi hướng, mấy người đó có giàu không mấy con? Nghèo là vẫn nghèo, mà người giàu là vẫn giàu. Cho nên vì vậy đó là mê tín mấy con, đó là sai, tin như vậy là không đúng.
27- NGƯỜI TRƯỚC KHI MẤT MÀ GIỮ ĐƯỢC TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ SẼ TÁI SANH VỀ ĐÂU
(01:25:36) Phật tử: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Thầy, cho con xin được hỏi. Bố con đã mất được gần hai năm, trước khi mất bố con ăn chay đã được gần hai tháng. Con đã được biết Phật pháp, đã bày cho bố con câu tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Theo duyên ấy bố con có được tái sanh làm người không ạ? Con xin hết.
Trưởng lão: Thầy sẽ trả lời câu hỏi này cho con.
Khi mà biết sử dụng những lời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Đó là cái chân lý của đạo Phật, nó cô đọng ở trong mấy từ, một cụm từ rất ngắn gọn. Mà nếu trước giờ phút lâm chung, mà chúng ta biết mà giữ được cái niệm đó, thì chúng ta sẽ có tái sanh thì cũng tái sanh trong những cái nhà có đủ phước duyên để chúng ta tiếp tục tu tập.
Còn nếu mà không tái sanh, thì chắc chắn cái điều mà không tái sanh thì không bao giờ có. Nghĩa là con người là luôn luôn lúc nào chúng ta cũng tiếp tục tái sanh luân hồi. Thậm chí như sanh làm con trùng, con dế nữa chứ không phải là làm người không đâu. Cho nên vì vậy mà chúng ta giữ được cái câu của đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Đó là cái chân lý của đạo Phật để giúp chúng ta thoát khổ đó mấy con, cho nên cố gắng nhớ những cái lời dạy đó.
28- LỜI KẾT CHO BUỔI PHÁP THOẠI
(01:27:32) Phật tử: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa đức Trưởng lão cùng quý chư Tăng, Ni, Phật tử, cùng thiện nam, tín nữ. Giờ này đã là mười giờ, đến giờ cung thỉnh đức Trưởng lão về thất nghỉ trưa.
Con xin phép được thay mặt các quý chư Tăng, Ni, Phật tử thành kính cảm ơn những lời dạy bảo của đức Trưởng lão. Và về phần chúng con sẽ cố gắng tu tập, trước tiên là giữ giới luật, ngũ giới đối với cư sĩ tại gia. Những người muốn có ước nguyện xuất gia sẽ tiến đến tu tập Bát Quan Trai Giới. Và chư Tăng, Ni sẽ tinh tấn nỗ lực tu tập cho có kết quả sau thời pháp mà đức Trưởng lão đã ban cho.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Dạ kính thưa các Phật tử, vì thời gian có hạn mà các câu hỏi thì quá nhiều, thời gian không đủ trả lời sẽ được phúc đáp qua bưu điện. Và gợi ý cho các Phật tử nên xem kỹ bộ: Người Phật Tử Cần Biết, Đường Về Xứ Phật, Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống, để hiểu kỹ về giới luật.
Con xin thành kính cảm ơn và cung thỉnh đức Trưởng lão về thất nghỉ trưa. Đồng thời mời toàn thể quý Tăng, Ni, Phật tử ở lại cùng Tu viện dùng bữa cơm trưa đạm bạc trong tình thương. Xin chân thành cảm ơn.
HẾT BĂNG