CÓ BẢY PHÁP GIÚP TA LY DỤC, LY ÁC PHÁP
LỜI PHẬT DẠY 1- Có lòng tin. 2- Biết xấu hổ với những điều sơ suất. 3- Tự thẹn với những việc làm ác. 4- Học rộng hiểu nhiều. 5- Nỗ lực dứt ác, tu thiện. 6- Những điều đã học, phải ghi nhớ mãi không quên. 7- Tu về trí tuệ.
|
CHÚ GIẢI:
1- CÓ LÒNG TIN
Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp để nhập Bất Động Tâm và Sơ Thiền thì trước tiên, chúng ta phải đặt trọn lòng tin sâu xa nơi đức Phật và giáo pháp của Ngài. Ngài đã dạy như thế nào giải thoát là thật sự có giải thoát, có làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi.
Lòng tin ấy, sẽ giúp chúng ta tiến bước mà không bao giờ chùn bước, dù trên bước đường tu tập, có nhiều gian nan thử thách chúng ta cũng khôngnản lòng và thốichuyển. Đó là pháp môn thứ nhất, để chúng ta ly dục, ly ác pháp.
Nếu thiếu lòng tin thì con đường đạo Phật, chúng ta không thể đi đến nơi, đến chốn được, vì nó là con đường tự lực chứ không tha lực, cho nên lòng tin được đứng hàng đầu trong các pháp tu tập, nhưng muốn có lòng tin bền bỉ thì sự tu tập phải có kết quả, nếu không kết quả thì tu sĩ và cư sĩ Phật giáo, sẽ biến thái giống như các tu sĩ Bà La Môn giáo (cúng bái, tụng niệm, ngồi thiền, niệm chú, bắt ấn v.v..) và làm những việc mê tín khác.
Người tu sĩ và cư sĩ, tu không kết quả, sẽ mất lòng tin, nên dễ bị thế tục hóa, khiến cho Phật pháp, càng ngày, càng suy thoái và Phật giáo mất gốc.
--o0o--
2-BIẾT XẤU HỔ VỚI NHỮNG ĐIỀU SƠ SUẤT
Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp, để nhập Bất Động Tâm Định và Sơ Thiền thì phải biết xấu hổ với những điều làm sơ suất tạo ra cảnh khổ mình, khổ người.
Làm người, ai mà không có những việc làm sơ suất, nhưng có những kẻ làm sơ suất lại không biết xấu hổ sửasai nhữnglỗi lầm của mình, mà còn vỗ ngực xưng tên.
Ví dụ: Như các vị tỳ kheo phạm giới, phá giới, ăn uống phi thời, sống trong nhung lụa sang giàu, chùa to, Phật lớn, tu hành chưa tới đâu, thuyết giảng lung tung, lừa đảo lường gạt nhiều người, bằng cách cầu siêu, cầu an làm những điều mê tín, v.v.. Thậm chí, có những vị tỳ kheo có cả vợ con, thế mà không biết xấu hổ, không chừa bỏ, sửa sai thì thử hỏi, Phật pháp còn gì và tu hành như vậy, thì làm sao ly dục, ly ác pháp được. Đây là phương pháp thứ hai, mà đức Phật đã dạy chúng ta ly dục, ly ác pháp để nhập Bất Động Tâm Định và nhập Sơ Thiền.
--o0o--
3-TỰ THẸN VỚI NHỮNG VIỆC LÀM ÁC
Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp để nhập Bất Động Tâm Định và Sơ Thiền thì phải tự thẹn với những việc làm ác.
Ví dụ: Có người bị người khác chửi mắng, mạ nhục tâm sanh tức giận, lúc bấy giờ người ấy rất khổ đau, trạng thái khổ đau đó là ác pháp, tức là vì pháp ác bên ngoài tác động, chúng takhông đủ sứckham nhẫn nên pháp ác trong tâm ta phát khởi, nếu một người tu theo đạo Phật, thì phải tự thẹn với lòng mình và tự trách mình. Tại sao mình lại ngu si để những pháp ác sanh khởi làm khổ mình? Tại sao mình lại điên đảo quá độ, để cho tâm duyên theo nhân quả ác của người khác dẫn mình vào bước đường khổ đau?
Muốn ly dục, ly ác pháp để nhập Bất Động Tâm Định và Sơ Thiền mà bị pháp ác tác động, không ly ác pháp trong tâm thì làm sao nhập Bất Động và Sơ Thiền được, do đó đức Phật dạy: “Phải tự thẹn với lòng mình”vì mình quá yếu hèn không ngăn được ác pháp trong tâm, để chịu khổ đau, đó là dại dột của một con người quángu si, không sáng suốt.
Người biết tự thẹn là người biết cố gắng khắc phục mình, biết sửa lỗi mình, biết chiến đấu lại tâm mình v.v..
Người không biết tự thẹn là người không biết xấu hổ với mình, không biết cố gắng khắc phục tâm mình, không biết sửa lỗi mình và cũng không biết chiến đấu lại tâm ác của mình, để rồi phải chịu suốt một đời khổ đau và tiếp tục trong muôn đờikhổ đau. Đây là phương pháp thứ ba, đức Phật dạy chúng ta biết tự thẹnkhi làm việc ác để tâm ly dục, ly ác pháp nhập Bất Động Tâm Định và nhập Sơ Thiền.
--o0o--
4- HỌC RỘNG HIỂU NHIỀU
Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp nhập Bất Động Tâm Định và nhập Sơ Thiền thì phải học rộng hiểu nhiều. Học rộng hiểu nhiều nghĩa là gì? Học rộng hiểu nhiều, nghĩa là phải hiểu rõ đường lối tu hành chân thật của đạo Phật, nếu không học rộng hiểu nhiều về đạo Phật thì dễ bị người khác lừa đảo bằng những giáo pháp của ngoại đạo như hiện giờ, tu sĩ và cư sĩ đệ tử của Phật mà lại tu tập theo những pháp môn mê tín, ảo tưởng, hư cấu ảo giác không chịu học rộng; không chịu hiểu nhiều về kinh sách Nguyên Thủy, nên nghe theo kinh sách phát triển và Thiền Đông Độ. Họ lầm tưởng đó là kinh sách của Phật giáo chơn thật, nhưng không ngờ đó là kinh sách giả mạo. Chỉ vì trước khi tu hành, quý vị không chịu học rộng, hiểu nhiều về kinh sách chơn thật của đạo Phật.
Ở đây đức Phật dạy muốn ly dục, ly ác pháp nhập Bất Động Tâm và nhập Sơ Thiền mà không học rộng, hiểu nhiều về giáo pháp của Ngài thì sẽ tu sai lạc, mà đã tu sai lạc thì không làm sao ly dục, ly ác phápđược, không ly dục, lyác pháp thì không bao giờ nhập chánh định được, chỉ có nhập vào những tà định mà thôi. Đây là pháp thứ tư, học rộng, hiểu nhiều về giáo pháp của Ngài, để không bị ai lừa đảo và lường gạt được mình rơi vào giáo pháp ngoại đạo, của thiền tưởng.
--o0o--
5-NỖ LỰC DỨT ÁC TU THIỆN
Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp nhập Bất Động Tâm Định và nhập Sơ Thiền thì phải nỗ lực dứt ác, tu thiện. Trong kinh Tứ Chánh Cần dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”. Đó là một phương pháp nỗ lực dứt ác tu thiện.
Hầu hết mọi người tu theo đạo Phật, đều không nhận ra ác pháp và thiện pháp như thế nào, nên dễ tu lầm lạc, do lầm lạc nên tu mãi không có kết quả. Trong đạo Phật, pháp nào có lậu hoặc là pháp ác, vì có lậu hoặc là có đau khổ, có đau khổ là ác pháp.
Ví dụ: Tu tập tọa thiền hai chân ngồi kiết già bị tê, đau nhức, khổ sở, nóng rát, v.v.. đó là pháp ác. Nhớ thương, những người thân làm cho tâmhồn đau khổ, đócũng là pháp ác. Người có phước hữu lậu, sanh ra trong gia đình giàu sang, quyền cao chức lớn, có danh giá trong xã hội, nhưng đó là phước hữu lậu, cho nên trong sự giàu sang, quyền cao, chức lớn vẫn có những sự khổ đau, có những sự khổ đau, tức là có ác pháp.
Đối với đạo Phật thì không cầu phước hữu lậu, phước hữu lậu là phước danh và lợi mà danh lợi là ác pháp, vì thế người tu theo đạo Phật phải xa lìa danh lợi, xa lìa danh lợi là ly dục, ly ác pháp, ly dục, ly ác pháp là phước vô lậu, phước vô lậu là giải thoát. Vì thế người tu sĩ đạo Phật, chọn lấy phước vô lậu, từ khước hữulậu, từ khước phước hữu lậu là từ khước chùa to, Phật lớn, tiền bạc danh lợi. Xin nhắc lại một lần nữa, đức Phật dạy: “có danh có lợi thì nên ẩn bóng”,đó mới chính là đệ tử của đức Phật.
Người có phước hữu lậu, giàu sang quyền tước mà không từ bỏ, xa lìa, tức là không ngăn ác, diệt ác pháp thì không thể nào ly dục, ly ác pháp được. Người ta phải hiểu rằng, phước hữu lậu là phước báo còn trong đau khổ, cho nên người có phước báu này thì lại càng đau khổ nhiều, quý vị không tinlời chúng tôi nói thì quý vị hãyđọc báo chí sẽ thấy các vị Tổng Thống, nhất là Tổng Thống nước Mỹ “Kennedy” và gần đây những người giàu có hằng tỷ tỷ bạc như: Minh Phụng, Trần Đàm, v.v.. họ đang khổ hơn chúng ta nhiều.
Thưa quý vị, đấy là phước hữu lậu, Hòa Thượng Thanh Từ, Thầy của chúng tôi, đã thực hiện Bồ Tát Đạo, hành Bồ Tát Hạnh, Ngài có đầy đủ phước báo hữu lậu, không có một vị Hòa Thượng nào sánh kịp, nhưng cơ thể Ngài không lúc nào mà không uống thuốc và không giờ nào mà Ngài được nghỉ ngơi. Ngài đã tuyên bố với Tăng, Ni và Phật tử, Ngài nợ Tăng, Ni và Phật tử. Đó là phước hữu lậu, trong cái danh, cái lợi thì phải có cái không giải thoát, cái không giải thoát tức là ác pháp.
Đức Phật dạy: “lậu là khổ đau, vô lậu là hết khổ đau”. Do đó, chúng ta suy ra lậu là ác pháp. Vậy người tu sĩ đệ tử của đức Phật, phải ngăn ác diệt ác, thì còn có cầu mong tạo phước báo hữu lậu nữa hay không? Tu hành theo đạo Phật, mà cố tạo phước báo cho nhiều thì con đường tu để đi đến giải thoát được hay không? Đó là một câu hỏi để mọi người dễ nhận ra sư thật của kiếp làm người.
Người có phước báo hữu lậu thì không bao giờ tu giải thoát được. Tại sao vậy? Tại vì phước báo hữu lậu là ác phápmà đạoPhật chủ trương ngăn ác, diệt ác pháp thì mới có ly dục, ly ác pháp, có ly dục, ly ác pháp thì mới có giải thoát, có giải thoát thì mới gọi là vô lậu, cho nên phước báo của đạo Phật gọi là phước vô lậu, phước báo vô lậu là phước báo không còn đau khổ. Phước báo hữu lậu là phước báo còn đau khổ là phước báo của kinh sách phát triển của các tôn giáo khác.
Phước báo hữu lậu và phước báo vô lậu là hai phước báo không thể đi chung nhau một đường. Người chấp nhận phước hữu lậu thì không thể có phước vô lậu được, người chấp nhận phước báo vô lậu thì không thể chấp nhận phước hữu lậu được, vì chấpnhận phước hữu lậu thì vô lậu không có.
Phước hữu lậu và phước vô lậu chúng ta ví nó như mặt trời và mặt trăng, cái này có thì cái kia không, cái này không thì cái kia có cũng như đêm và ngày, ngày có thì không thể là đêm được, mà đêm có thì không thể là ngày được. Phước hữu lậu và phước vô lậu cũng vậy.
Cho nên, các nhà học giả do chỗ nghiên cứu, chứ không phải chỗ tu hành đã hiểu sai lệch về Phật giáo, vì vậy các Ngài hướng dẫn người tu làm những điều lành như: Trai tăng, cúng dường, cất chùa, xây tháp, đúc chuông và làm những việc từ thiện khác nữa, v.v.. đó là tạo phước hữu lậu, vì thế cuộc sống của họ không giải thoát, chỉ sống trong cảnh giàu sang danh lợi như người giàu sang thế gian.
Bởi người ta không hiểu được phước vô lậu và phước hữu lậu như thế nào, nên đã đưa con người vào con đường khổ chỉ được lời khen suông của thiên hạ mà thôi, nhưng lại biến những người làm từ thiện trở thành những chủ nợ của những người khác mà cho vay, “vay một trả mười”. Ngược lại, Phật giáo không làm từ thiện, mà chỉ sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả, tự không làm khổ mình, khổ người, nên khi thấy ai khổ là thấy nhân quả của họ, chứ không phải ta làm khổ họ, mà chính họ đã tự làm khổ họ, chúng ta có duyên gặp họ trong cảnh khổ, đó là duyên nhân quả của chúng ta và với họ, nên mới có sự gặp gỡ như thế này thì chúng ta giúp đỡ và an ủi họ, tùy ở nhân quả của họ, chứ chúng ta không làm từ thiện như kinh sách phát triển dạy, vì chúng ta không làm sao cho họ hết khổ được, tại họ tạo ra nhân ác thì họ phải gánh chịu lấy quả khổ.
Chúng ta không làm từ thiện theo kiểu kinh sách phát triển dạy “làm thiện để mong cầu được lên Thiên đàng, Cực lạc và để được giàu sang phú quý, làm vua, làm quan v.v..”. Chúng ta chỉ biết làm theo đạo đức nhân bản – nhân quả làm người mà đức Phật đã dạy:“Không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai”.
Người không hiểu Phật pháp tuyên dương “phước huệ song tu”,đó là một sự sai lạc rất lớn trong đạo Phật. Có phước hữu lậu thì làm sao tu huệ được, huệ là giới luật là đức hạnh của con người và của những bậc thánh tăng. Nói đến giới luật đức hạnh những bậc thánh tăng, thì chỉ còn ba y một bát đi xin ăn hằng ngày thì làm sao gọi là phước hữu lậu được.Trong kinh Nguyên Thủy đức Phật đã xác định rõ ràng:“Trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật ở đâu thì trí tuệ ở đó; trí tuệ làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh trí tuệ”.
Người có phước hữu lậu thì không bao giờ có trí tuệ; người có phước hữu lậu thì không bao giờ giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh; người có phước hữu lậu thì không bao giờ được gọi là thánh tăng, thánh ni, thánh cư sĩ, nghĩa là không chứng quả giảithoát, vì chẳng baogiờ họ ly dục, ly ác pháp, chẳng ly dục, ly ác pháp thì chẳng bao giờ ngăn ác, diệt ác pháp, do đó họ tu hành chỉ uổng phí một đời mà thôi. Họ đã bị phước hữu lậu xỏ mũi dắt đi. Đây là pháp thứ năm, giúp chúng ta ly dục, ly ác pháp nhập Bất Động Tâm và Sơ Thiền như đức Phật đã nhắc nhở “Phải hết sức mình nỗ lực, dứt ác tu thiện”,chứ không thể tu lơ là được, mà phải nhiệt tâm, năng nổ từng giây, từng phút thì mới có thể ly dục, ly ác pháp. Quý vị nên nhớ kỹ những lời dạy này, những lời dạy này là những lời tâm huyết của đức Phật vì thương tưởng chúng sanh, vì sự khổ đau của chúng sanh mà Ngài nhắc nhở. Đừng dựa vào phước hữu lậu của kinh sách phát triển mà trở thành những chủ nợ của kẻ khác, để rồi đời đời phải trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi vĩnh cửu.
--o0o--
6- NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC CẦN GHI NHỚ MÃI KHÔNG QUÊN
Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp để nhập Bất Động Tâm và Sơ Thiền thì những điều đã học phải ghi nhớ mãi không quên. Vậy, ghi nhớ mãi không quên những pháp môn gì?
Những pháp môn phải ghi nhớ mãi trong tâm không quên đó là:
1- Có năm pháp tu tập ly dục, ly ác pháp.
2- Có bảy pháp khiến cho Phật pháp hưng thịnh.
3- Có bảy pháp giúp ta ly dục, ly ác pháp.
4- Có bảy pháp hằng ngày cần tu.
5- Có sáu pháp cần phải giữ gìn.
6- Oai nghi của người tu sĩ.
7- Người mới vào đạo cần nên tu tập.
8- Người mới tu có năm pháp cần nên tránh.
9- Người mới tu có ba đức chánh hạnh cần phải thực hiện [1].
Trên đây là những pháp môn đã học, cần phải ghi nhớ mãi không quên để thực hiện con đường giải thoát của đạo Phật.
--o0o--
7- TU VỀ TRÍ TUỆ
Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp nhập Bất Động Tâm và Sơ Thiền thì phải tu về trí tuệ. Vậy tu về trí tuệ là tu như thế nào?
Trong kinh SONADANDAđã dạy:“Tôn giả Gotama, không thể được. Tôn giả Gotama, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh. Người có giới hạnh, nhất định có trí tuệ, người có trí tuệ, nhất định có giới hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời. Tôn giả Gotama, cũng như lấy bàn tay rửa bàn tay, lấy bàn chân rửa bàn chân cũng vậy”.Ở đoạn kinh này đã xác định cho chúng ta thấy tu về trí tuệ tức là phải tu về giới luật. Giới luật là đức hạnh của tu sĩ và cư sĩ, nếu ta không tu về giới luật thì chúng ta không có trí tuệ. Cho nên lời dạy “Tu về trí tuệ”,tức là tu tập về giới luật, tu về giới luật tức là sống đúng đời sống phạm hạnh của một vị thánh tăng, sống đúng đời sống phạm hạnh của một vị thánh tăng là trí tuệ giải thoát của đạo Phật. Như vậy đức Phật mới nhắc nhở chúng ta nhớ đừng quên phải chăm lo tu về trí tuệ.
Tu về trí tuệ không phải là ở chỗ học hỏi cho thông suốt tam tạngthánh điển hay có nhiều cấp bằng Tiến sĩ mà chỉ là người biết sống và giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt, luôn luôn lúc nào cũng thấy sợ hãi những lỗi nhỏ nhặt. Chính người tu sĩ và cư sĩ biết giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, đó là người trí tuệ, người trí tuệ là người biết sống đời sống ly dục, ly ác pháp, sống đời sống ly dục ly ác pháp tức là đã nhập Bất Động Tâm. Ngược lại, người có cấp bằng cao và thông suốt tam tạng thánh điển mà sống phạm giới, phá giới thìngười ấy không được gọi là người có trí tuệ, theo Phật giáo thì người ấy là người vô minh, người không hiểu biết chánh kiến.
Người nhập Sơ Thiền là người sống đúng phạm hạnh của một vị tỳ kheo đệ tử của đức Phật, người ấy không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong giới luật, người ấy sống ba ymột bát, ngày một bữa đi xin ăn, cuộc sống trầm lặng độc cư một mìnhnhư nước hồ mùa thu, người ấy là người phạm hạnh, bậc Trưởng Lão, Thánh Tăng; người ấy là người đức hạnh thánh thiện vì đã ly dục ly ác pháp, người ấy xứng đáng là thầy của chúng ta, vì đức Phật đã xác định:“Giới luật là thầy của các vị tỳ kheo”. Vì thế người nào sống đúnggiới luật là thầy của chúng ta dù người đó chỉ là một vịSa Di, một cư sĩ, còn ngược lại dù vị đó là một vị tỳ kheo Thượng Tọa, Hòa Thượng có hạ lạp cao, có học thức rộng, thông suốt tam tạng kinh điển mà giới luật không nghiêm chỉnh thì không phải là thầy của chúng ta.
Như trên đã nói tu về trí tuệ, tức là tu về giới luật, tu về giới luật tức là tu về thiền định, như vậy tu về thiền định tức là tu về trí tuệ, chứkhông phải thiền định chăn trâu, kiến tánh thành Phật, đốn ngộ tiệm tu, hay là tham công án, tham thoại đầu, phình xẹp Minh Sát hoặc luyện bùa, niệm chú, tụng kinh, niệm Lục Tự Di Đà v.v.. mà có thiền định.
Từ giới hạnh là trí tuệ, từ trí tuệ là giới hạnh, đó là giai đoạn tu tập trí tuệ thứ nhất về giới luật của đạo Phật mà tất cả các vị tu sĩ Phật giáo, không phân biệt tỳ kheo tăng, ni và cư sĩ, tất cả đều phải lấy giới luật làm thầy, vì giới luật là trí tuệ của người tu sĩ Phật giáo.
Khi tu tập ở giai đoạn thứ hai trí tuệ là thiền định, thiền định là trí tuệ, từ trí tuệ là thiền định, thiền định là trí tuệ đó là giai đoạn tu tập trí tuệ thứ hai về giới, định, tuệ của đạoPhật. Trong kinh SONADANDAđức Phật đã dạy: “...Vị ấy chứng và trú Sơ Thiền… chứng và trúđệ Nhị Thiền… đệ Tam Thiền… chứng và trú đệ Tứ Thiền… Này Bà La Môn như vậy là trí tuệ”.(Trường Bộ kinh tập I trang 223).
Ở đây chúng ta thấy đức Phật đã xác định rõ ràng: “giới luật là trí tuệ, là thiền định; thiền định là giới luật, là trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới luật, có thiền định; người có giới luật nhất định có trí tuệ, có thiền định; người có thiền định nhất định có giới luật và có trí tuệ”.Đạo Phật tu tập như vậy, nên đức Phật mới nhắc nhở chúng ta, nhớ đừng quên, phải lo tu về trí tuệ. Người nhập Sơ thiền là người sống đúng phạm hạnh của một vị tỳ kheo đệ tử của đức Phật, người ấy không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong giới luật.
Tu về trí tuệ, tức là tu về giới luật, tu về giới luật, tức là tu về thiền định, như vậy tu về thiền định, tức là tu về trí tuệ, chứ không phải là thứ thiền định Chăn trâu, Kiến tánh thành Phật, Đốn ngộ tiệm tu, haylà Tham công án, Thoại đầu hoặc luyện bùa, niệm chú, tụngkinh, niệm Lục Tự Di Đà, v.v.. mà có thiền định.
Từ đó, chúng ta suy ra, lời dạy trên đây của đức Phật, chúng ta biết mình phải tu trí tuệ, tức là tu giới luật và Tứ Thánh Định. Tứ Thánh Định là trí tuệ của đạo Phật, nếu người khôngnhập được TứThánh Định thì không thể gọi là trí tuệ về thiền định.
Chúng ta học được những điều rất hay về trí tuệ của đạo Phật. Mới vào đạo, chúng ta học trí tuệ về giới luật. Sau khi trí tuệ về giới luật thành tựu, ta làm chủ được tâm ta, tức là ta đã ly dục, ly ác pháp, ta đã ly dục, ly ác pháp là tâm ta bất động trước các pháp và các cảm thọ.
Khi tâm ta ly dục, ly ác pháp là tâm ta đã thanh tịnh, từ đây, ta tiếp tục tu tập trí tuệ về thiền định. Sau khi trí tuệ về thiền định thành tựu, ta làm chủ được thân ta, tức là ta làm chủ được già, bịnh, chết do ta tịnh chỉ các hành trong thân.
Khi ta thành tựu trí tuệ thiền định xong, ta tiếp tục tu tập trí tuệ về Tam Minh. Sau khi trí tuệ Tam Minh thành tựu, chúng ta chấm dứt nguyên nhân tái sanh luân hồi, tức là ta chỉ còn có một đời sống này mà thôi.
Trong kinh Sonadanda dạy: “Tâm hướng đến tri kiến... Này Bà La Môn như vậy là trí tuệ”(Trường Bộ kinh tập I trang 223). Đoạn kinh này đức Phật dạy: “Tam Minh là trí tuệ, trí tuệ là Tam Minh, người có trí tuệ, tức là có Tam Minh, người có Tam Minh, tức là có trí tuệ”.Đây là trí tuệ vô lậu, người có trí tuệ này, là người đã đi suốt quảng đường của đạo Phật“Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa” (Trường Bộ kinh tập I, trong kinh Sa Môn Quả trang 155).
Đây là ba giai đoạn tu tập trí tuệ của đạo Phật, bằng lộ trình “Giới, Định, Tuệ”,ngoài lộ trình này, không bao giờ còn có một lộ trình nào khác nữa, để tìm tu có trí tuệ giải thoát.
[1] Chín pháp trên đây, trong tập tám không ghi đủ xin đọc lại những tập sách “Những Lời Gốc Phật Dạy”.