43-TU ĐÚNG PHÁP THÌ AI CŨNG GIẢI THOÁT
LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 43-TU ĐÚNG PHÁP THÌ AI CŨNG GIẢI THOÁT
LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 43
TU ĐÚNG PHÁP THÌ AI CŨNG GIẢI THOÁT
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 04/04/2008
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [01:03:38]
Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo
Số lượng: 65 pháp âm
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/lop-ngu-gioi-nang-cao-43-tu-dung-phap-thi-ai-cung-giai-thoat.mp3
1- ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO TỰ GIÁC
(00:00) Trưởng lão: Con về tập đi con. Gia Quang con.
Tu sinh Gia Quang: Con xin kính lễ Thầy.
Trưởng lão: Con trình đi con.
Tu sinh Gia Quang: Một tuần vừa qua con tập mười phút con xả nghỉ mà con thấy nó an ổn, và nhất là cái đầu hôm là nó khó khăn cái đầu hôm, còn ba thời kia là nó an ổn và thấy nó khỏe. Thường thường là con dậy sáng là một giờ rưỡi, là con bắt đầu dậy
Trưởng lão: Cố gắng con, cái giờ mà khó tu, cái thời mà khó tu con cố gắng con, cố gắng ráng tu cho được, nhiếp phục sao cho được. Có gì không con?
Tu sinh Gia Quang: Dạ! Con kính lễ Thầy, thường ở trong lớp là con phát biểu ngày nào cũng nói về cái ăn uống hết, chỉ dạy như vậy nó có tổn phước không? mất nhiều thời giờ như vậy con có đi lạc đề bài học, xin Thầy chỉ dạy?
Trưởng lão: Trong cái giờ học thì con cứ phát biểu về cái vấn đề ăn uống đó
Tu sinh Gia Quang: Thường thường thì cứ nói về cái ăn uống, trong lớp làm mất nhiều thì giờ lắm.
Trưởng lão: Theo Thầy thiết nghĩ, trong cái bài học của mình thì tùy theo, nói về cái vấn đề ăn uống thì nói một lần thôi, chứ cái buổi nào cũng học cũng nói.
Tu sinh Gia Quang: Dạ, buổi nào cũng đem ra nói. Nhưng nó nhiệt tâm rồi… Vậy là nó có tổn phước lắm không Thầy?
Trưởng lão: Đúng rồi, mình nhắc hoài đó thì coi như là nó không có hay. Mình nhắc rồi, bây giờ mọi người ở đây lớn rồi, khi mà học bài rồi đó thì coi như là mình đã nghe qua cái vấn đề ăn uống, mình phải đừng có ăn phi thời thì nó không tốt thôi, chứ không có gì con. Cách thức đó, mình nhắc một lần được rồi, chứ không nên nói nhiều. Đưa hoài một cái ý kiến hoài thì nó, nhắc đi nhắc lại hoài thì nõ cũng không hay.
Ai cũng có thấy là mình phải tự giác, Đạo Phật là đạo tự nguyện tự giác rồi. Mà cái người mà không tự nguyện tự giác thì uổng phí cuộc đời họ. Còn riêng mình, mình phải cố gắng mình khắc phục mình, để mình tự nguyện tự giác đi vào con đường giải thoát hoàn toàn. Không làm chủ cái ăn thì làm sao làm chủ được cái khác? Cho nên các con mà nhắc hoài; biết là người ta cũng thương mình người ta nhắc, nhưng mà điều kiện là không nên. Mình còn bao nhiêu công việc phải tu tập, bao nhiêu công việc phải học chứ không phải là ít.
(02:21) Bởi vì bao nhiêu cái Giới luật của Đức Phật , rồi bao nhiêu cái Đức hạnh. Bao nhiêu cái Đức hạnh thì mình cần phải thông suốt hết. Bởi vì nói chung cái đời sống của một người tu sĩ là Đức hạnh, nó gắn liền vào đời sống của chúng ta. Nó không cái Đức hạnh này thì nó cũng phải cái Đức hạnh khác, nó không thể nào mà chúng ta nó thiếu ở trong cái…
Bây giờ chúng ta ngồi một mình cái tâm bất động, thanh thản, nó là cái Đức Thanh Thản đó con, chứ đâu phải khi không mà nó có được đâu, đâu có phải dễ đâu! Bởi vì mình phải gắn liền với cái đời sống của mình với đức hạnh, giới luật hết, không có rời bỏ nó một phút nào hết. Mà hễ một cái hành động mở miệng ra nói một lời nói mà làm cho người khác buồn phiền thì tức là thiếu đức hạnh rồi! Nó thiếu đức hạnh rồi.
Cho nên mình nói lời nói đem lại sự bình an, đem lại sự an vui, đem cái sự mà sách tấn cho nhau thì đó là cái lời nói đức hạnh. Lời nói đức hạnh, cái lời nói cung kính nữa các con. Cái lời nói cung kính. Thí dụ như cái người đó mà giúp cho mình mượn cây bút, hay hoặc là người đó làm cái gì giúp mình, mình nói lời cám ơn cũng là cái Đức Cảm Ơn của mình. Tức là cái sự biết ơn của mình đối với người khác, cái Đức Tri Ân đó con. Cho nên cái lời nói cảm ơn nó thể hiện được cái lòng cung kính và cái lòng biết ơn của mình đối với người đó. Đó là nó cũng mang cái Đức chứ không phải không.
Mình mà sửa sai mình, mình thấy cái lỗi của mình, mình sửa sai đó là cái Đức Hối Hận đó con. Mình có hối hận mình mới sửa sai, mình không làm cái lỗi đó nữa, thì luôn luôn lúc nào chúng ta cũng là con người đạo đức. Cho nên luôn luôn cái đức hạnh của chúng ta nó kèm ở sát bên. Các con bước xuống đi, mà các con nhìn trước nhìn sau, các con tránh không giẫm đạp trên chúng sinh, tức là Đức Tỉnh Thức con. Các con thấy những cái đó là cái đức hạnh của mấy con.
Bởi vì cái đời sống của chúng ta là cái đời sống đạo đức, cái đời sống Giới luật, nó luôn luôn nó gắn liền. Cho nên vì vậy mà mở miệng ra nói một cái điều gì đó là nó phải thực hiện cái đức của nó, chứ không thể nó thiếu được. Cho nên vì vậy mà nói người tu là tu cái gì? Là sống đức hạnh, chứ có tu cái gì? Mà sống cái đức hạnh thì Không Làm Khổ Mình, Khổ Người là giải thoát chứ gì? Mà giải thoát thì Tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự thì đó là cái chân lý giải thoát rồi. Cho nên vì vậy chúng ta chỉ nói một lần thôi, mọi người đều phải tự giác. Tự nguyện tự giác trên cái sự ăn thôi, phải không? Con còn hỏi thêm gì nữa không con?
Tu sinh Gia Quang: Pháp của Phật con luôn luôn ghi nhớ tu sửa học hành. Xin đảnh lễ Thầy.
Trưởng lão: Xá Thầy thôi con.
2- TU TẬP THUẦN NHIẾP TÂM
(04:49) Trưởng lão: Gia Hạnh con, con tu tập mà Thân Hành Niệm, Định Sáng Suốt, Nhiếp Tâm. Rồi Thân Hành Niệm như trong cái giấy này con ghi, thì con tu tập những cái pháp như vậy. Nhưng mà cái mục đích dùng những cái pháp đó đều là do ở chỗ mà nhiếp tâm, và nhiếp tâm cho được không có niệm xẹt nữa. Nếu mà con tu ba mươi phút thì trong khi đó con lượng cái sức của mình. Tu một phút hay năm phút, hay mười phút, hai mươi phút hoàn toàn ở trong những cái pháp này.
Nghĩa là thí dụ như con giờ đầu thì con tu pháp Thân Hành Niệm, giờ kế con tu Định Sáng Suốt, giờ kế nữa con tu Nhiếp Tâm và giờ kế nữa con tu pháp Thân Hành Niệm trở lại. Thì thí dụ như con tu những cái pháp đó đều là mục đích là nhiếp tâm, giai đoạn này là giai đoạn nhiếp tâm chứ chưa phải an trú, nhiếp tâm cho đạt được. Do như vậy mà cái cách thức nhiếp tâm chứ không phải là tu chung chung, có vọng tưởng một, hai niệm cũng không cần. Không phải!
Hoàn toàn là khi không tu thôi, tu là phải nhiếp tâm cho kỹ, hoàn toàn không niệm để cho cái ý thức chúng ta nó quen không niệm, đó là cái chính, con! Do như vậy chúng ta mới có thể đi sâu vô mới được, chứ còn không khéo là chúng ta không đi sâu được. Và thứ nhất là nhiếp tâm để cho nó thuần thục từ một phút cho đến ba mươi phút. Nhưng lần lượt tăng dần lên, chứ không được ngay liền tu tập ba mươi phút liền một loạt. Thì lúc bấy giờ chúng ta dụng công quá nhiều, ức chế nó thì nó sẽ lọt vô trong tưởng. Cho nên nó nguy hiểm!
(06:25) Giờ chúng ta tu tập ít thôi, rồi nhiếp tâm cho được trong cái thời gian ngắn nhất để cho nó thuần thục, cho nó quen được cái thời gian đó rồi, chúng ta mới tăng lên. Tại vì nó quen, tăng lên chúng ta không có dụng công nhiều, mà nó tăng lên một cách rất dễ dàng. Rồi tăng dần cho đến ba mươi phút thì dừng lại đó, để rồi Thầy sẽ dạy cho mấy con tu tập trên Tứ Niệm Xứ, nó dễ. Nhớ kỹ những lời Thầy dạy, con tập cho nó được.
Tu sinh Gia Hạnh: Dạ, Thầy chỉ con là tu tập ba mươi phút, nhưng mà nhiếp tâm trong ba mươi phút mình chia làm hai lần, thì con chia làm hai lần, nhưng có nhiều khi thỉnh thoảng lâu lâu thì nó lóe lên; là tại vì như là sáng giờ Thầy giải thích; mình thấy nó hơi yên ổn là mình lơ là cái tác ý, thế thành ra là những cái phút chót nó lại lên, thì đó là cái lơ là của cái tác ý. Thành ra bây giờ, thưa Thầy, thì kèm cái tác ý cho nó luôn thì chắc nó cũng không còn nữa.
Trưởng lão: Đúng vậy đó con.
Tu sinh Gia Hạnh: Như vậy thời gian ba tiếng đồng hồ mà tập nhiếp tâm có nửa tiếng, còn thời gian thì mình tập những cái định đó được không, thưa Thầy?
Trưởng lão: Không! Thời gian đó con sẽ tập cái Định Vô Lậu đó con. Thay vì mình thư giãn, Định Sáng Suốt con cũng phải tập được, nhưng mà sợ mình nhiếp tâm nó ấy. Thì mình vô lậu là mình xả nó ra rồi, nó có cái niệm gì thì mình quán xét mình xả thôi, giống như thư giãn vậy đó, tức là cái Định Vô Lậu đó. Thì coi như là Định Vô Lậu, là con học bài, làm bài rồi khai triển cái tri kiến của mình để hiểu biết là vô lậu.
Mà bây giờ áp dụng nó Vô Lậu là vào cái Định Sáng Suốt. Cho nên khi thời giờ mà mình ngồi lại, thời giờ mà mình tu kia rồi đó, thì bây giờ nó còn lại ba mươi phút, mình không có tu gì hết. Nhưng mà mình vẫn giữ cái Định Sáng Suốt của mình. Tức là vẫn tu đó, cho nên mình ở trong cái trạng thái bất động của mình. Rồi mình có niệm gì đó, rồi mình xả. Có niệm mình xả mà không niệm thôi. Có vậy thôi. Coi như là mình ngồi nghỉ chơi đó con.
Tu sinh Gia Hạnh: Như vậy chỉ cái quan trọng là ba mươi phút để mà nhiếp tâm thôi (30 phút) còn cái thời gian kia thì mình có thể mình làm được cái gì?
(08:40) Trưởng lão: Cái gì con có thể con làm được, cái gì cũng được, quét nhà hay lau nhà, làm cái gì xung quanh nhà mình cũng được hết, cái thời đó là thời gian nghỉ mà con. Còn nếu mà không có làm gì hết thì ngồi chơi. Thì có cái niệm gì thì mình dùng cái tri kiến của mình quán xả để cho nó thư giãn. Nó nghỉ con, có vậy thôi! Nhớ ba mươi phút kia nó không quan trọng bằng ba mươi phút nhiếp nó mới quan trọng. Đó, cái đó là cái pháp để cho mình vào đạo.
Tu sinh Gia Hạnh: Dạ. Con về!
Trưởng lão: Về Minh Độ con, con không có quan trọng về vấn đề mà hôn trầm, thùy miên đâu. Mà vấn đề quan trọng của con là trong tu tập hai mươi phút để mà nhiếp tâm cho đạt được đó, đạt được, cái đó là quan trọng.
Tu sĩ Gia Quang: Dạ Mô Phật. Thưa Thầy.
Trưởng lão: Con cứ trình cho Thầy đi.
Tu sinh Minh Độ: Từng ngày con thấy nó có sự thay đổi, hôm nay thì theo Thầy mới dạy thêm thì con thường xuyên tác ý nhiều hơn.
Trưởng lão: À, phải rồi! Tác ý nhiều hơn con, để cho mình nhiếp tâm cho được, nhiếp tâm bằng cái pháp Tác Ý. Thì con nhớ! Cái pháp Tác Ý là cái pháp để mình nhiếp tâm. Còn tới chừng đó khi mình nhiếp cho nó thuần quen được rồi đó, bắt đầu đó mình an trú, nó khác rồi, nó thay đổi cách thức tu tập rồi. Tới chừng mà an trú rồi, Thầy sẽ dạy, tiếp tục Thầy dạy thêm. Rồi rút tỉa qua kinh nghiệm thì lần lượt nó xả dần dần, dần dần ra thì các con sẽ an trú được. Bắt đầu bây giờ con về cố gắng tu tập nhiếp tâm cho được, như hồi nãy Thầy dặn dùng cái pháp Tác Ý đó con.
Tu sinh Minh Độ: Dạ Mô Phật, xin đội ơn Thầy!
(10:08) Trưởng lão: Gia Khánh đâu con, Gia Khánh đâu con?
Tu sinh Gia Khánh: Dạ, Mô Phật. Cái pháp Thân Hành Niệm, Thầy dạy để phá hôn trầm, tuần trước thì Thầy dạy tu một phút thì con tu một phút, thì trong vòng mình đưa hai tay ra đằng sau rồi đi ba bước, rồi xả hai tay ra là tròn một phút. Xong rồi con nghỉ một phút, rồi con đi tiếp, mà cái bước tiếp theo là, cũng như tới bốn, rồi tới sáu, xong rồi con cũng xả nghỉ, xong rồi, con bước tiếp, rồi tới bảy, tới chín cũng như con tu theo trong một phút, mà con tu theo những cái lộ trình cho nó hết cái con đường mà tu Thân Hành Niệm rồi tới hơi thở luôn. Dạ, như vậy có được không?
Trưởng lão: Được con. Con cứ về tu tập vậy để mà nhiếp. Đừng có để mà cho cái niệm vọng nào mà xẹt trong đầu con, thì con cố gắng được không? Con cứ tập vậy để cho đừng có, hoàn toàn là nhiếp phục được cái tâm của mình nó không có vọng tưởng. Tu ít ít thôi, thì con sẽ theo cái pháp Thân Hành Niệm này mà tập. Cái hôn trầm thùy miên, con nhờ cái pháp Thân Hành Niệm, hôn trầm thùy miên nó cũng không có.
Tu sinh Gia Khánh: Vậy con tu tập mà mười bước đứng lên đứng xuống cũng đuổi được hôn trầm thùy miên- hơi thở năm hơi thở rồi mười bước.
Trưởng lão: Đúng vậy đó, con về con tập. Mà cái quan trọng là ở cái giai đoạn này, là cái giai đoạn không có niệm vọng tưởng không. Trong cái thời gian mình tu, cái pháp nào mà ôm chặt cái pháp Thân Hành Niệm thì không có được để cho một cái niệm nào xen vô trong đầu con. Để cho cái ý thức hoạt động của con nó quen với cái không niệm của nó. Mà nó quen rồi thì sau này nó dễ, con hiểu không?
Tu sinh Gia Khánh: Kính thưa Thầy như vậy con tu tập cái pháp Thân Hành Niệm thời gian nửa tiếng thôi, còn tu thư giãn Tứ Chánh Cần như thế nào?
(12:18) Trưởng lão: Tức là con phải thư giãn ra. Con coi như là dùng Tứ Chánh Cần- ngăn ác, diệt ác đó, có cái niệm con xả ra. Cho nên cái pháp Thân Hành Niệm, chính cái pháp mà con nhiếp tâm đó, đó là pháp, đó là pháp chính. Còn cái kia chỉ mình nghỉ ngơi, mình xả thôi, con hiểu không? Cái đó là pháp phụ thôi, chứ không phải là con tu cái pháp Tứ Chánh Cần là chính đâu.
Nó phụ để cho mình xả mình nghỉ. Mà mình có cái phương pháp để cho cái ý của mình, nó nghĩ niệm này niệm kia, nó lo lắng, hay hoặc là nó nhớ cái này, nhớ cái kia. Thì con dùng cái pháp mà con tác ý, con xả nó, bằng như người tu Tứ Chánh Cần vậy, có vậy thôi chứ không có gì. Đó là cái pháp phụ thôi, pháp phụ để lúc thời giờ mình nghỉ. Còn cái pháp chính là cái pháp Thân Hành Niệm mà con tập, đó là chính. Giúp cho nó không niệm, đó là cái chính rồi. Còn cái này phụ là khi mình tu tập, khi để mình nghỉ, để cho mình phục hồi cái sức mình lại, đến cái giờ khác đặng mình tu cho nó tốt. Thì do đó là mình chỉ cần xả tâm mình thôi, chứ không có quan trọng, cho nên nó là thư giãn. Tu tập vậy thôi con, về con ráng.
Tu sinh Gia Khánh: Con xin hỏi Thầy thêm về cái thân bệnh của con, nó bị nặng ngực, cũng như là đuổi dùng pháp Thân Hành Niệm, hai nữa thì con thấy thêm thời gian tu tập về tay nữa, để đuổi. Con xin hỏi Thầy để như vậy có được? Bây giờ nên đuổi hay là để như vậy, con thấy để như vậy thì thấy cũng có cần thiết với con, nó cũng có tạo cho con cái nội lực.
Trưởng lão: Không có. Bây giờ con áp dụng ngay vào trong cái pháp mà Thân Hành Niệm- nhiếp tâm đó, bằng câu tác ý đuổi bệnh. Thay vì con tác ý cái thân hành của con thì con lại tác ý đuổi cái bệnh của con, theo cái pháp thân hành của con cũng được, đâu có sao đâu con. Con hiểu không? Thay vì bây giờ con tác ý cái câu theo cái hành động của con, thì con tác ý cái bệnh con thôi. Bây giờ con tác ý cái câu như thế này: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra” thì con nói: “Đưa tay ra-cái bệnh này phải theo cánh tay mà ra”, thí dụ vậy. Hay là: “Chân trái bước!”, con tác ý như vầy, thì mình: “Chân trái bước! Cái bệnh phải theo chân trái này mà ra!”. Con thêm một cái, một đoạn nữa rồi con mới bước, con hiểu không? Để rồi con đuổi luôn cả cái bệnh, để cho về cái phần mà cái pháp tác ý nó trợ lực nó đẩy lui cái bệnh của con, con hiểu chưa? Con chỉ thêm một đoạn thôi, thêm một vài chữ về cái bệnh của con thôi, nó theo đó mà nó ra, con hiểu không? Thì lần lượt rồi cái bệnh của con nó sẽ hết.
3- ĂN VỚI TÂM TỪ
(15:09) Tu sinh Gia Khánh: Dạ, con xin hỏi thêm về cái việc trong sự ăn uống. Con thấy hôm qua có dùng đến chè mà chè này trong đậu lại có con mọt, như vậy thì con cũng có phạm là khi dùng đến một nửa, xong rồi mới thấy, thấy như vậy, biết như vậy rồi còn dùng nước nữa, không có bỏ hẳn vì trong đậu có những con mọt. Những người nấu, người ta đưa cho mình sao thì mình dùng vậy. Tu sinh chúng con thấy thì bỏ ra rồi. Bỏ ra rồi nhưng mà với những người nấu, tu sinh chúng con học Đức Hiếu Sinh rồi phải xử sự như thế nào? Vì con suy nghĩ thấy những người nấu cực khổ, người ta bỏ công ra nấu, rồi nếu mà nấu nó có cái loại đậu này thì vừa hao đường, hao sức, rồi lại thêm chết chúng sanh trong đó nữa, cho nên con suy nghĩ vậy thấy thương quá! Không biết làm sao!
Trưởng lão: Bởi vì Thầy nói như thế này, bây giờ con lo phần con đi. Bây giờ cái phần này, thì thí dụ như con muốn góp phần ý kiến này vào trong chỗ nhà bếp mà họ nấu. Là khi mà đậu mà bị mọt, thì nên đem bỏ cái đống đậu đó ở ngoài, để cho cái loài mọt đó nó ăn, chứ không được giết nó. Không được đem nấu nó, hay hoặc là không được mà đem ngâm nước để cho nó chết, rồi mình mới lấy cái đậu đó mình nấu mình ăn, thì coi như mình mang cái tội sát sanh.
Bởi vì khi mà cái đậu đó nó đã hoá ra cái loài mọt, chứ không phải có con mọt ở bên ngoài ăn nó đâu! Cho nên nghĩa là từ ở trong cái hột đậu đó nó đã bị cái thời gian của nó, kêu là quá hạn của nó rồi, tự nó nó hoại, nó mới hóa cái loài sâu ra để ăn cái hạt đậu đó. Mình vì tiếc, cho nên vì vậy mình vô tình, mình lại giết hại những cái con, cái loài vật nó tự hóa ra. Bởi vì cái nhân quả nó cộng cái nghiệp duyên nó đủ, thì nó mới sanh ra những cái con vật.
(17:32) Nghĩa là cái từ trường nó hợp đủ với cái duyên đó thì nó tự nó hóa ra cái loài vật đó. Cũng như bây giờ cái cây tầm vông của Thầy, nó đến cái thời gian nó đủ hoại diệt của nó, thì tự trong cây tầm vông nó sẽ hóa ra con mọt. Cái con mọt là một con sâu trắng trắng, nó làm như một cái con mối, con hiểu không? Nó sẽ ăn cái cây đó, nó sẽ mọt. Do đó thì mình vì tiếc, cho nên mình lấy dầu, lấy này kia mình bôi, mình trét thì cái con vật đó bị chết, rất là tội nó!
Bởi vì cái môi trường của nó, nó hợp rồi, nó mới sinh ra nó để nó ăn cái cây đó nó sống, đó là nó hợp. Cho nên vì vậy, mình ngăn ngừa trước là mình sẽ - đó bây giờ đây là cái sự ngăn ngừa đây-quý vị sơn, như vậy là ngăn ngừa đó, ngăn ngừa nó có cái môi trường khác. Cho nên tự cái cây đó nó có thêm cái chất dầu đó, nó có thêm cái duyên của nó rồi, cho nên nó không có thể hóa ra con sâu được, Tự nó sanh ra con sâu đó được, không có được.
Còn mấy con đừng có sơn, đừng có gì, để tự nhiên, thì ít hôm lại thấy cây tầm vông sao lại có lỗ lỗ, thì nó đã hóa ra, nó ăn ở trong đó rồi! Còn bây giờ mấy con sơn thêm cái này tức là mấy con tạo thêm một cái duyên, tạo thêm cái duyên nó không có hóa ra được con sâu đó. Nó không có hợp đủ duyên, nó không hóa, cho nên nó không có cái loài sâu đó. Cho nên mình ngăn ngừa, ngừa bệnh hơn trị bệnh mà. Mình ngăn ngừa trước. Đó là một cách thức đó.
Còn bây giờ cái đậu này tự nó cũng đến cái mức độ của nó, gọi là nó quá cái thời hạn của nó rồi, cho nên nó tự nó hóa ra cái loài sâu để nó ăn cái vật đó. Cho nên mình tiếc mình lấy mình nấu ăn, thì như vậy là mình tự, mình không có nhìn thấy. Cho nên cái phần này là phần do nhà bếp, không phải phần con. Mà nếu mà con đứng bếp mà con nấu kiểu đó thì Thầy chắc là Thầy bắt quỳ hương, Thầy không có tha đâu!
(19:20) Tại sao mà con tu tập Tỉnh Giác mà sao con không tỉnh? Còn cái phần này nhà bếp, thì mai mốt kêu nhà bếp ra, mấy cô này có tu hay là mấy cô không tu? Nếu mà ở ngoài chợ mà bán chè thì thôi không nói. Còn mấy cô là có người mà biết tu rồi thì ít ra mình thấy như vậy đó, mình đem cái này mình bố thí, chứ chưa hẳn đã mình đã bỏ. Bố thí cho loài chúng sanh mấy con, chứ chưa phải là mình đem mình bỏ phí của người ta.
Bởi vì, những cái này người ta cúng dường mình, hay hoặc là mình mua mà mình không có kỹ. Cho nên vì mình mua cái này về, vì vậy mà mình tiếc, do đó mình không bỏ được, rồi mình đem giết hại chúng sanh. Bây giờ lỡ mà mình mua như vậy mà thấy có mọt rồi, nó có những cái con vật ăn trong đó rồi, mình đem để chỗ nào đó, mình xin bố thí cho những cái loài vật này. Vì nó đã hợp duyên, nó đã có những cái loài vật để ăn cái đó sống, thì mình vui vẻ mình cúng dường bố thí cho nó, không có gì đâu mà sợ!
Đó là cái lòng Từ của mình, cái Đức Hiếu Sinh của mình, mình thực hiện qua. Còn con mà bây giờ người ta nấu rồi, mà con thấy, trong hạt đậu này có thấy mấy con sâu trắng trắng họ làm chết rồi đó, thôi đừng có ăn. Đừng có tiếc mà nhai nuốt hết thì không có được, ăn như ăn thịt chúng sanh. Phải không?
Bắt đầu bây giờ với cái tình thương của mình, “Thôi, cái này tôi không ăn nữa!”. Nghĩa là thấy có con vật gì đó nhất định là chết bỏ, chứ nhất định không ăn, đó cái Giới Không Sát Sanh mà. Nghĩa là khi mà hai cái người Tỳ Kheo đến thăm Phật, đi qua cái sa mạc. Do đó chỉ có mấy cái vũng nước, nhưng mà nước ở trong đó nó có những cái loài trùng. Một vị thì “Không! Nhất định là tôi chết, chứ tôi không uống đâu. Bởi vì tôi uống là coi như là tôi giết hại chúng sanh.”
Còn mình thấy rồi: “Nhất định là tôi không ăn thịt chúng sanh đâu! Nhất định là không ăn thịt, lòng Đức Hiếu Sinh của tôi không thể nào mà tôi ăn.”. Con bỏ, ăn cái khác con, cái đó con bỏ. Cái đó là tôi xin đem ra, tôi sẽ bỏ cái chỗ nào đó, chỗ đó là cái mồ của chúng sanh, cái mồ chôn. Cái nơi mà chôn xác của chúng sanh đã vô tâm mà người ta đã nấu nó chết rồi. Do đó mình đem mình bỏ cái chén chè đó đi, đừng ăn, đừng có húp nước, đừng có gì hết. Nhớ không?
(21:31) Trước khi ăn, mấy con quậy nó lên coi có con gì trong đó không? Có thì thôi, tôi xin bố thí luôn chứ tôi không ăn, có thèm chết bỏ mấy con, đừng có ăn! Đó là như vậy, tâm Từ của mình- Đức Hiếu Sinh.
Mình ráng mình tu tập cho mình đi, còn những người khác để rồi họ làm tội lỗi thì họ ráng họ chịu. Nhưng mà lần lượt rồi họ ở trong cái Tu viện mình, rồi họ cũng sẽ có những cái bài học, họ sẽ học, họ tu, họ tốt lại. Cũng như ngoài đời mình chưa biết, mình ăn thịt chúng sanh. Mình vô đây thì mình biết rồi, mình không ăn thịt chúng sanh. Và mình biết hơn nữa, mình ăn ngày một bữa, mình không có ăn phi thời, nó không có phí sức của mình, con hiểu không? Cho nên lần lượt mình tốt dần, thì họ lần lượt họ cũng theo cái đà họ tốt dần. Thí dụ bây giờ mình lo cho họ, rồi mình nghĩ ngợi, đó làm cho tâm con bị động, con hiểu không?
Tâm mình phải bất động, thanh thản, trước cái đó là mình thấy: “Đây là nhân quả, cái loài chúng sanh này nó cũng là do cái nghiệp nhân quả, cho nên nó phải trả mà thôi.” Do đó nhờ mình hiểu biết, cái tri kiến hiểu biết nhân quả, nó làm cho tâm con an ổn, bất động. Còn cái vấn đề mà tiến triển của con người, thì lần lượt từ ác nó sẽ đi đến thiện, vì Phật Pháp nó có cái Đạo Đức Nhân Bản Nhân Quả. Bây giờ người ta chưa hiểu, chưa tỉnh giác, nhưng mà lần lượt rồi người ta, người nào đi theo cái hướng của đạo Phật, thì chắc người nào cũng sẽ trở thành người tốt hết. Đó, như vậy là tâm con sẽ an, con hiểu chưa? Con góp ý những cái này đều tốt.
4- ĐƯỢC THÂN NGƯỜI LÀ KHÓ
(22:52) Tu sinh Gia Khánh: Dạ, con cũng xin kính hỏi, thưa Thầy, một việc. Trong bài học ‘Phải biết quý trọng những gì đã có’, cái chàng Ơ Bít gì đó, trong hai mươi mốt ngày sống ngoài biển như vậy, con thấy cũng là cái năng lực của con người nó phi thường, nhưng mà con cũng có suy nghĩ, Thầy biết là con cũng có cái suy tư: nếu mà ở ngoài biển, con người mà hai mươi mốt ngày như vậy thì nó có một cái năng lực rồi, nhưng cũng phải cộng thêm cái gì, cũng có ăn cái gì, uống cái gì? Thí dụ như nước biển thì nó cũng có cái chất để mà nuôi dưỡng cơ thể phải không Thầy? Dạ, thì có thể là, con suy nghĩ là cái ông này có thể là dùng nước biển trong hai mươi mốt ngày đó mà sống sót, nhân quả của ông, có đúng không Thầy?
Trưởng lão: Đúng chứ con, cái gì nó cũng có cái duyên của nó con. Cho nên mình bây giờ có nước ngọt rồi mình chê nước biển. Chứ còn không có nước ngọt thì nước biển cũng uống được, đâu có sao, miễn là sống con. Lúc bây giờ cần sống thôi, chứ không có cần cái gì khác hơn hết. Cái mạng, cái sự sống của người ta quý lắm mấy con, quý lắm. Nhưng mà mình biết sử dụng cái sự sống, mình lại càng quý hơn. Nhiều khi cái sự sống quý mà họ lại không có quý trọng cái sự sống họ, họ đem cái sự sống họ làm những cái điều ác. Họ đem cái sự sống họ để cướp đoạt cái sự sống của người khác con.
Cho nên vì vậy mà con nói đúng. Bởi vì cái nghị lực của con người nó phi thường lắm, cái sự sống nó bảo vệ, nó phi thường vô cùng lận. Cho nên vì vậy mà mình là người biết tu, là mình biết sống đó, mình biết đem cái sự sống của mình đúng cách đó. Còn cái người mà không biết tu là họ đem cái sự sống họ không đúng cách. Không đúng cách, cho nên họ thọ khổ nhiều lắm con. Còn mình biết tu là đem cái sự sống của mình đúng cách. Cho nên mình thấy có cái sự an ổn, có cái sự bình an cho thân tâm của mình, đó là cách thức của mình.
(24:53) Hôm nay thì các con thấy trong cái vấn đề mà tu học của chúng ta, chúng ta là những người biết sống. Học qua những cái bài học mà đạo đức, đó là cách thức biết sống, chứ không có cái gì khác. Biết sống luôn luôn lúc nào chúng ta cũng Bất Động Thanh Thản An Lạc Vô Sự . Cho nên đó là cái lối học biết sống, sống làm con người đúng là con người, chứ không có cái gì khác hơn hết! Bởi vì đó là cái chơn lý của loài người mà, đạo Phật là chơn lý của loài người. Cho nên Ngài dạy chúng ta cách thức sống thôi, chứ có cái gì đâu!
Hôm nay thì các con thấy cách thức sống của chúng ta đâu. Bây giờ chúng ta chưa làm chủ được cái sự sống chết của chúng ta, cho nên chúng ta phải học tu như thế nào để làm chủ được. Đó là cách thức sống. Bởi vì nó còn cái mà mình chưa có làm chủ được mình, thì cái đó là còn cái đau khổ, con hiểu không? Còn mình làm chủ hoàn toàn rồi thì nó hết có cái sự đau khổ. Cũng như thí dụ bây giờ các con muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, chưa được. Cho nên lúc mà nó ngặt nghèo, mấy con sắp chết mà muốn sống không được thì mấy con thấy khổ, phải không?
Còn Thầy thì không được: “Bây giờ muốn sống thì mày phải mạnh khỏe sống, chứ không có được!” Đó là Thầy làm chủ rồi, cho nên Thầy an ổn rồi, Thầy thấy không còn lo lắng nữa. Còn các con còn lo. Còn lo thì phải còn tu tập để cho mình hoàn toàn làm chủ. Và đồng thời Thầy hướng dẫn cách thức để mấy con làm chủ được nó, làm chủ được cuộc sống của mình thôi. Đó, thành ra cái làm chủ được cái sống là mình đã biết sống. Mà biết sống cho mình lại là làm gương hạnh cái sống cho người khác, bởi vì người khác cũng có cách sống của họ.
Cho nên phải ráng tu tập mấy con. Mà nghe lời Thầy tu cho kỹ, chứ còn không khéo mấy con tu trật rồi, rốt cuộc rồi nó không tới, nó không đạt được, nó mất thì giờ các con vô ích. Có nhiều người tu đến tu, có nhiều ông bây giờ bảy, tám chục tuổi sắp chết rồi, mà cũng chưa biết làm chủ làm sao hết. Nó có cái uy, có cái danh thôi, chứ còn sự thật ra không có cách thức mà làm chủ được cái sự sống chết của chúng ta.
Có nhiều người, có nhiều vị Hòa thượng hiện giờ, từ nhỏ chí lớn cũng ở trong chùa tu học. Bây giờ lần chuỗi rồi, ngày nào cũng lần xâu chuỗi hết, niệm Phật liên tục. Nhưng mà làm chủ cái thân không làm chủ được, không làm chủ được cái bệnh nữa, vấn đề rất là đáng thương! Cho nên bây giờ các con theo Thầy là các con có cái duyên. Cho nên mấy con ráng tu tập đúng như lời Thầy đã dạy.
(27:19) Còn tất cả những cái việc mà ăn uống, người ta cho mình ăn gì, ăn để sống thôi, không quan trọng vấn đề đó đâu! Nhưng mà thấy có con vật gì ở trong cái tô canh mà có con vật rồi, có con sâu trong đó là nhất định không ăn. Đó là một cái tâm Từ của mình mà, nhất định tôi không ăn thịt chúng sanh. Mà cái duyên của nó, cái nhân quả của nó, nó khiến như vậy, nó chết trong tô canh của chúng ta.
Còn bây giờ trong cái tô rau, mà mình thấy có con sâu nhất định là không ăn, không có ăn. Cho nên ăn coi kỹ lưỡng lắm. Vì vậy mà trong rau luộc mà thấy có con sâu chết trong đó, nhất định là không ăn cái đĩa rau luộc, bởi vì như là mình ăn thịt chúng sanh. Còn rau sống, rau cải, thấy chỗ nào có sâu là nhất định chỗ đó không ăn. Còn cái chỗ nào có con sâu thì để cho con sâu đó ăn những cái lá cải đó, cái rau đó đi, chứ mình không ăn.
Người tu thực hiện cái tâm, cái Đức Hiếu Sinh của mình, cái lòng thương yêu mấy con thực hiện. Mà tất cả những cái đạo đức nào mà trên đời này đều không lìa cái Đức Hiếu Sinh. Bây giờ các con bố thí mà không có cái Đức Hiếu Sinh, thì bố thí đó là bố thí danh lợi. Bởi vì có cái lòng thương yêu, các con mới thấy cái người đó đói khổ, các con mới giúp. Cái lòng thương yêu của các con, các con thấy cái người đó xách cái, xách nặng quá, tội nghiệp, các con xách giùm. Cái đó nó phải có cái lòng thương. Chứ còn không có lòng thương các con xách như vậy là: “Phải trả tôi hai đồng”. Như vậy là đâu có lòng thương. Xách cho người ta rồi đòi tiền thì coi như đòi tiền công thì như vậy là đâu có. Cho nên nó thực hiện ở cái Đức Hiếu Sinh mấy con. Cho nên cái đức nào nó cũng hoàn toàn, dù cái Đức Dũng Cảm chúng ta nhào trong lửa, nhảy xuống sông để cứu người, đều là hoàn toàn ở trong Đức Hiếu Sinh. Cái lòng thương của chúng ta, chúng ta dám làm điều đó là vì lòng thương của chúng ta.
Cho nên cách thức mà chúng ta Tỉnh Giác mà chúng ta đi, mà Thầy dạy ở trong cái pháp Tứ Niệm Xứ đó, mình đi mà mình chú ý mình không đạp lên chúng sanh, đó là thực hiện cái lòng Từ, cái Đức Hiếu Sinh của mình. Mà không ngờ mình thực hiện cái Đức Hiếu Sinh lại nó giúp mình cái sức Tỉnh Giác. Bây giờ các con thực hiện nhiếp tâm, an trú là các con thực hiện cái lòng Từ của mấy con, cái lòng thương của các con. Thương mình vì mình còn có một cái khổ là mình chưa làm chủ được cái sự sống chết của cái thân. Khi nó đau, nó bệnh, nó chết, nó sẽ rã rời, nó khổ sở, mà mình không có làm chủ được. Cho nên mình thực hiện cái Đức Hiếu Sinh thương mình mấy con. Cho nên mình phải chịu khổ cực hết sức để cho mình tập luyện, để cho mình thực hiện cái lòng thương của mình đối với mình. Đó là những cái điều kiện các con hoàn toàn là không có lìa cái Đức Hiếu Sinh. Cái Đức Hiếu Sinh nó nằm ở trong cái giới Không Sát Hại Chúng Sanh, không làm đau khổ chúng sanh, các con thấy không?
(30:05) Cho nên trong cái vấn đề tu tập của chúng ta là cái vấn đề thực tế đó mấy con, cái Đức Hiếu Sinh. Mà Thầy mong rằng các con luôn luôn lúc nào cái Đức Hiếu Sinh của các con như trời như đất. Tại sao Thầy nói như trời? Có bao giờ mà con kêu ông Trời, con chửi ông Trời, ông có giận con bao giờ không? Cho nên cái Đức Hiếu Sinh là nó nằm ở chỗ đó: Ai làm gì làm, không phiền trách ai hết! Mà như đất, ai có đổ đồ dơ, đồ bẩn trên đất, đất có phiền không? Không có bao giờ mà đất phiền hết, nó dung nạp tất cả hết mấy con.
Cho nên tâm chúng ta nó bất động là nó do cái chỗ ly dục, ly ác pháp, cái chỗ mà nó dung nạp hết tất cả mọi cái. Ăn chén chè này mà thấy sâu mà nghe cái tâm nó đau khổ như vậy tức là con đã tự làm khổ mình, chứ không thấy nhân quả. Cho nên từ đây về sau con thấy đây là nhân quả. Rất tội. Tội cho người mà làm mà không tỉnh giác để gây cái đau khổ cho chúng sanh. Tội cho chúng sanh vì nhân quả phải trả cái nghiệp để người ta nấu thành chén chè. Đó, mình tội cho chúng sanh, mình phải thấy cái nhân quả con.
Bởi vì Thầy dạy các con nhân quả, các pháp đều vô thường, đều là do nhân quả, đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta hết. Chỉ có Tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự mới chính là mình. Các con học đạo là như vậy. Cho nên vì vậy mà luôn luôn sống với tâm Bất Động Thanh Thản An Lạc Vô Sự cho Thầy thôi. Nhưng mà muốn đạt được cái đó thì phải nhiếp tâm, phải an trú, rồi nó mới sống được. Còn không thì phải trên Tứ Chánh Cần mà ngăn ác diệt ác hàng ngày cho đến một, hai năm. Nó hết ác pháp rồi thì nó mới Bất Động Thanh Thản An Lạc Vô Sự, có đúng không mấy con? Cái pháp nó như vậy, chứ mấy con bảo mau, mau sao được? “Trời đất ơi, hồi nào tới giờ tôi làm bao nhiêu chuyện ác, mà bây giờ bảo nó mau một lần đâu có được đâu, đâu có được!” Cho nên phải tập từ từ. Rồi con về ráng tập đi con.
Minh Phước đâu con?
(Tu sinh Kim Quang: Thầy có gặp sư Phước Tồn không? Một lát? Trưởng lão: Thôi cái này để bữa khác, bữa khác, để rồi Thầy còn về làm công việc nữa.)
Con trình cho Thầy đi con, con trình coi tu tập được không?
5- THIỆN XẢO TRONG SỰ TU TẬP
(32:15) Tu sinh Minh Phước: Con một tuần lễ nay con xả cái Định Niệm Hơi Thở đó Thầy, con thấy con không tiến gì hết trơn, nó bị ức chế. Rồi con có nương vào cái cánh tay của mình, thì con thấy nó dễ nhiếp hơn.
Trưởng lão: Cái đặc tướng đó con, tùy theo cái đặc tướng của mình.
Tu sinh Minh Phước: Cho nên con trông thấy nó là mình xả ra, Định Niệm Hơi Thở mình đã có chướng ngại rồi, vì mình bị tức ngực. Cho nên nếu mà cố gắng lại ở trên cái pháp đó để khắc phục, thì nó cũng mất thì giờ của mình, nó vô ích. Nên con không biết là mình có nên quay về cái cánh tay, vì con thấy nó quên đi cái mệt, như là tự nó nhiệt tâm với cánh tay, nó khắc phục được những cái chướng ngại kia. Nó khắc phục, nó khiến cho mình nhanh hơn, không biết như vậy có phải không?
Trưởng lão: Được con, đúng đó, bởi vì theo cái đặc tướng của mình. Cái hơi thở mình nhiếp được nó không có bị rối loạn, không có bị gì hết, thì đó là mình nhiếp hơi thở, mà lại dễ dàng. Mà nếu nó khó khăn thì tức là phải qua cái thân hành ngoại của mình. Thậm chí như mình chỉ còn có đi kinh hành thôi các con, đó cái pháp như vậy. Cho nên vì vậy trong cái sự tu tập mấy con rút ra cái kinh nghiệm của mình mà tu. Mấy con đi kinh hành, để nhớ rằng chỉ cần có kết quả của nó. Chứ không khéo thì không rút ra kinh nghiệm của nó, thì không thể nào tu tập cho xong cái bản thân của mình.
Cho nên từ cái chỗ này mà nhiếp tâm không được thì mình phải tìm mọi cách để mình nhiếp. Tất cả mà Thầy đã dạy mấy con thân hành nội và thân hành ngoại. Thân hành nội không được thì sử dụng thân hành ngoại- thân hành ngoại thì cánh tay hoặc là bước chân. Con sử dụng cái nào được thì con lấy cái đó mà làm cái đối tượng phương pháp để cho mình nhiếp tâm tu tập, thì nó sẽ đem đến kết quả cho con.
Tu sinh Minh Phước: Dạ! Con thấy qua kinh nghiệm của nhiếp tâm, con thấy là khi mà mình nhiếp ở cánh tay được thì sau này mình sẽ nhiếp được ở cái hơi thở được luôn.
(34:20) Trưởng lão: Hơi thở được chứ. Trong khi mà con nhiếp tâm, an trú được, thì khi mà an trú được rồi thì cánh tay hay là bước đi, hay là hơi thở đều là an trú được hết. Bước đầu nó khó, chứ mà sau khi an trú rồi, tập an trú được trên cánh tay của mình, sau đó con an trú trong hơi thở, con chỉ có cần nhắc nó là nó an trú trên đó liền. Tự động nó, như bây giờ con thở một cách rất tự nhiên, đâu có gì đâu, bởi vì nó an trú rồi!
Còn bây giờ nó không an thì con tập trung, con nhiếp tâm nó thì nó sẽ bị rối loạn, nó làm cho con thấy những cái chướng ngại của con, con hiểu không? Bởi nó chưa có an trú, bởi mình nhiếp thôi. Con buộc nó, nó phải dính với cái đó thì nó lại không có chấp nhận. Buộc lòng mình phải thực hiện qua hình ảnh khác, thì nó mới chấp nhận, thì mới suôn sẻ trên con đường tu tập của con.
Tu sinh Minh Phước: Dạ, con xin hỏi thêm về cái vấn đề Tứ chánh cần. Theo bài kinh xả, tu xả theo chúng con hiểu: tác ý về cái tâm bất động. Nhưng mà đức Phật có nói trong cái bài đó có đoạn là: nếu mình tác ý về tướng Tịnh không thì sẽ có cái sự kiện xảy ra và nó đưa đến tâm mình bị thụ động, vậy là sao thưa Thầy?
Trưởng lão: Thụ động là nó sẽ sắp sửa nó lặn, nó bị hôn trầm, thì phải tác ý cái tướng động. Đức Phật nói trong cái bài kinh đó rất rõ. Mà nếu mình tác ý có một tướng không thì mình sẽ bị, mà mình tác ý cái động không thì nó bị động. Cho nên nó sắp sửa nó có cái gì, nó hiện tướng nó ra, thì mình phải tác ý khác để mà dẫn nó trở vào, con hiểu không?
(36:05) Chứ không phải là nó chưa có gì hết mà mình tác ý không, phải biết nó sắp sửa bị hôn trầm, phải không? Thì cho nên vì vậy tôi phải tác ý cho nó không có bị hôn trầm. Đó là cách thức thiện xảo, khéo léo mà ông Phật ông đã dạy rồi. Mà mấy con không có biết thiện xảo, khéo léo, cho nên nó bị lọt vô chỗ này, nó bị lọt vô chỗ kia. Nó động quá, bây giờ nó niệm, nó khởi quá, nó bị động rồi mà không tác ý tướng tịnh thì làm sao, con hiểu không? Do đó bây giờ mà cái tướng tịnh nó lại lặng quá rồi, thì bắt đầu phải tác ý cho nó sao, chứ không nó bị hôn trầm. Tác ý cái tướng xả của nó, con thấy không? Thiện xảo ghê gớm! Mà nó sắp sửa nó báo cho con rồi, tại con không lưu ý nó. Con biết khi mà người tu, thì người ta tỉnh, người ta biết. Cái hiện tượng của tâm của chúng ta, hiện tượng nó muốn cái gì đó thì mình biết rồi, đợi nó gục rồi thì quá trễ
Bởi vậy kinh sách của Phật dạy vậy, chứ mà qua cái kinh nghiệm tu rồi thì mới thấy được cái chỗ mà sử dụng cái pháp Như Lý Tác Ý. Thật ra pháp Như Lý Tác Ý nó rất hay, nhưng mà cái người biết sử dụng thì nó rất tuyệt vời. Cũng như con có bệnh mà con tác ý không hết, mà người ta có bệnh mà người ta tác ý hết, là tại vì người ta thiện xảo khéo léo, người ta biết. Con đợi đau nhức quá trời, rồi con tác ý. Người ta đã tác ý sẵn rồi, thành ra bây giờ tới khi nó đau người ta tác ý cái nó hết.
Tu sinh Minh Phước: Con đọc qua cái kinh đó con thấy quá hay luôn! chúng con thấy còn phải học nhiều, nhiều khi mình đọc qua mà nó không hiểu, không hiểu được cái ý của Ông ấy dạy. Ví dụ như ở một cái đoạn mà nói về cái cách phá hôn trầm, thùy miên, thì Đức Phật trả lời là tinh cần giới, tinh tấn giới và dũng mãnh giới, vậy con xin Thầy hãy thí dụ cho con dễ hiểu hơn phần đó được.
(38:01) Trưởng lão: Giới luật là nó vô lậu, nó bắt buộc con phải tư duy quán xét, mà tinh cần quán xét Giới luật. Thì quán xét Đức Hạnh rồi, thì nó còn đâu mà nó ngồi, nó yên lặng, nó hôn trầm? Nói thí dụ như con bây giờ con thấy hôn trầm thùy miên rồi, con lấy một cuốn kinh sách nào cho nó phù hợp, con đọc vài ba câu thấy hay quá bắt đầu con tỉnh lại, có đúng không? Đó là không phải là Giới luật sao? Con hiểu không? Bởi vì cái Giới luật nó làm cho chúng ta thấy nó. Bởi vì tinh cần là phải siêng năng Giới luật chứ gì? Thì nó phá hôn trầm thùy miên.
Bước đầu đức Phật dạy mình quán Vô Lậu phải dùng tri kiến suy tư rồi, mà suy tư cái gì? Bây giờ mình phải suy tư trên cái Giới luật, Đức hạnh. Bây giờ đưa ra một cái câu chuyện đức hạnh, rồi bắt đầu nó làm cho mình tỉnh chút chút rồi. Rồi bắt đầu nó truy tìm ra những cái đáp án của nó luôn, thì lúc bây giờ các con say mê trong đó, thì còn đâu mà hôn trầm thùy miên? Còn giờ con để nó lặng lặng xuống bắt đầu thùy miên.
Cho nên Đức Phật nói rất hay. Mà nói về Giới luật, mấy con tinh cần Giới luật, vậy thì Giới luật làm sao đây? Giới luật thì phải có cái sự hiểu biết nó chứ gì? Cái Giới mà. Giới hiểu biết, cho nên nó mới ly dục, ly ác pháp phải không? Vì vậy tinh cần Giới luật tức là tri kiến giải thoát chứ gì? Mà tri kiến giải thoát thì phải quán xét tư duy, phải suy nghĩ, phải đọc những cái Giới luật chứ gì? Và vì vậy khi nói như vậy là con còn hôn trầm thùy miên hay hết? Mà tinh cần tức là phải siêng năng. Chứ mà lười biếng rồi một hơi nó cũng lặng vô, siêng năng một hơi nó mới tỉnh táo.
Tu sinh Minh Phước: Vậy cái phần tinh tấn giới nghĩa là mình cố gắng mình giữ Giới luật.
Trưởng lão: Giữ gìn Giới luật mà còn phải dũng mãnh Giới luật. Cũng như bây giờ nó muốn ăn cái gì đó thì con dũng mãnh không có ăn phi thời. Bây giờ nó hôn trầm thùy miên là phạm giới phi thời ngủ rồi, có phải không? Mình dũng mãnh, thì do đó mình không có để cho nó phạm giới, đó là dũng mãnh rồi. Bây giờ tinh tấn Giới là phải giữ gìn giới. Tinh cần Giới là phải thực hiện những cái tư duy quán xét. Cứ ba, bốn cái đó áp dụng vô thì như vậy thử hỏi còn hôn trầm, thùy miên nào nữa không? Chứ còn con được một cái, chứ mà mấy cái kia không được đó, thì con cũng sẽ bị hôn trầm, thùy miên đánh vô. Bây giờ con ráng con tinh cần đi, con ráng con đọc đi. Nhưng mà con không dũng mãnh để thắng với cái hôn trầm, thùy miên này thì con cũng bị nó đập con chết, con hiểu không? Mình phải dũng mãnh. Ở đây Đức Phật nói này: Tinh cần này, rồi tinh tấn này, rồi dũng mãnh, ba cái, chứ đâu phải một cái, đều là Giới không à! hiểu chưa?
(40:40) Có như vậy thì mới xả được, chứ không khéo nó xả không được! Còn bây giờ đó, sự thật ra thì mình dùng cái phương pháp tu, còn cái đó dùng phương pháp Giới. Dùng phương pháp tu thì mình phải đi những cái phương pháp như Chánh Niệm Tỉnh Giác, Thân Hành Niệm, những cái phương pháp tu, đó là dùng phương pháp tu. Còn dùng cái này là dùng Giới, cái chỗ này là Đức Phật nói về Giới. Bộ con tu Giới nó không buồn ngủ hả? Nó buồn ngủ. Khi mình dùng Giới thì những gì thông suốt cần thông suốt, thì tức là Giới luật rồi. Những gì tu tập cần tu tập thì nó là pháp tu rồi, con nhớ chưa?
Bây giờ sử dụng Giới để cho phá hôn trầm, thùy miên, nó có những cái phương pháp của nó để mà phá hôn trầm thùy miên. Nếu mà mình ngủ, như vậy mình bị hôn trầm, thùy miên, vậy là mình đã phạm Giới, cho nên mình phải dũng mãnh. Dũng mãnh bằng cách nào?
Bằng cách mình phải tinh tấn Giới, nghĩa là giữ gìn Giới, cố gắng khắc phục giữ gìn Giới. Vậy thì cố gắng khắc phục giữ gìn Giới thì phải tinh cần quán sát Giới. tức là phải đem cái Giới ra mà đọc, mà xét, mà tư duy, mà ngồi làm bài, viết bài. Như vậy thì làm sao nó lười biếng nữa mà buồn ngủ?! Ông Phật dạy đúng hết nhưng mà tại chúng ta không dũng mãnh. Thấy buồn ngủ, bởi vậy cái buồn ngủ là cái lười biếng. Nó, bây giờ nó không muốn làm cái gì hết, mà nó muốn kiếm cái chỗ nào đó nó gục. Cái tật lười biếng nó ghê gớm lắm các con, nó ghê gớm! Đó, cho nên vì vậy mà phải ráng. Chứ còn không ráng thì không ai ráng cho mình hết, tự thắp đuốc lên đi đó. Mình không dũng mãnh thì không ai dũng mãnh cho mình được!
6- TU XONG MỚI GIẢI NGHĨA ĐƯỢC KINH PHẬT
(42:15) Tu sinh Minh Phước: Con xin hỏi thêm một cái nữa là nói về cái dục tầm, cái sân tầm, và cái hại tầm thưa Thầy? Xưa thấy Thầy cũng có giải thích về cái dục, thế nên con chưa hiểu lắm, hiểu rõ ‘Tầm’, xin Thầy…
Trưởng lão: Chữ ‘tầm’ có nghĩa là suy tư, suy nghĩ. Hại tầm là con cũng suy nghĩ một cái mà nó đem đến hại cho con, cho người là hại tầm. Nó thuộc về tham, sân, si gọi là hại tầm. Dục tầm là con suy nghĩ một cái gì nó sanh ra cái tâm dục. Mình không dục, mình suy nghĩ một hơi nó sanh dục, gọi là dục tầm. Tầm là suy nghĩ, là Tầm Tứ, con nghe chữ Tầm Tứ không? Đó là cái sự suy nghĩ của mình.
Bởi vì đọc kinh sách, cái danh từ ở trong đó có nhiều cái chỗ mình khó hiểu, nhưng mình hiểu rồi thì nó cũng đơn giản. Cho nên Thầy cố gắng giải thích ra những cái đó để cho mình dễ dàng, mình hiểu ra. Bây giờ các con đi tìm hiểu, thì nó mất thì giờ các con nhiều lắm. Bây giờ các con nỗ lực tu, rồi từ đó mấy con sẽ. Sau khi tu rồi, cái trí tuệ các con có thì các con sẽ.
Cái này nó qua kinh nghiệm tu rồi, con mới nhìn ra. Chứ hồi đầu Thầy đọc kinh sách, Thầy cũng đâu có hiểu đâu con. Qua kinh nghiệm tu, rồi sau này Thầy biết tất cả những cái từ này đúng là cái chỗ kinh nghiệm mình tu, mình hiểu nghĩa. Chứ còn nếu mà mình chưa tu rồi, thì chắc là mình hiểu bậy hết, bởi vì có kinh nghiệm đâu. Cho nên dẫn dắt người ta, dắt tẹt nó đi ra ngoài, chứ nó không có vào ở chỗ cái sự giải thoát, nó trật nghĩa. Cho nên tu tập rồi, các con đọc kinh sách Phật mới dễ hiểu. Bởi vì khi mà tu tập rồi, Thầy mới biết nó ở chỗ nào chỗ nào. Thí dụ như mình tác ý tâm định như thế nào? Tác ý tướng định, tướng xả như thế nào? Phải có sự tu tập mình mới biết nó, mình nói ra, chứ sự thật ra thì ở trong kinh nó nói vậy, chứ nó đâu có giải thích cho con đâu!
Tu sinh Minh Phước: Con nghe nó nói lòng vòng thưa Thầy.
(44:19) Trưởng lão: Nó lòng vòng, con đâu có hiểu, nó khó hiểu. Nhưng mà Thầy nói là con hiểu liền. Bởi Thầy nói qua cái kinh nghiệm của mình, mình biết. Mình sử dụng cái đó rồi, cho nên mình xả được cái tâm. Mình sử dụng cái đó thỉnh thoảng mình tác ý. Mình sử dụng cái đó nó đem lại sự an lạc, nó không bị lầm, con nhớ chưa? Còn con chưa có kinh nghiệm, con theo cái sự lòng vòng không biết đâu mà tu. Thành ra cái lý thuyết, lý thuyết mà không có pháp thực hành.
Tu sinh Minh Phước: Con thấy qua Thầy giải thích chúng con thấy mình, đã có từng trải qua những trường hợp đó rồi, tại vì đọc mà không giải thích thì con không hiểu được.
Trưởng lão: Đúng vậy, kinh sách Phật là cái người tu rồi, Thầy giải thích mình thấy rất rõ con. Còn cái người mà tu chưa rồi, người ta giải thích riết rồi mình cũng hết biết, bí đường luôn, mình không biết cái phương pháp thực hành ở chỗ nào? Họ cũng giải thích, nhưng mà giải thích theo cái kiểu mà giảng sư, thiếu kinh nghiệm, giải thích mình không biết được! Nó đi qua cái pháp trật rồi, bằng cái lý thuyết mình nói nghe vậy thôi, chứ còn thực hành không có.
Tu sinh: Thưa Thầy, đây!
Trưởng lão: Ai đưa tay ra, đưa tay ra. Con đưa tay ra, con muốn nói gì nói đi con!
Tu sinh: Con thưa Thầy, thưa Trưởng Lão. Con muốn hỏi Trưởng Lão giải thích giùm con là cái hiện tượng hôn trầm, thùy miên với cái vô ký, cái ngoan không nó là cái gì hả Thầy? Vô ký, hôn trầm, thùy miên thì con cũng hiểu được cái nghĩa nó rồi nhưng mà cái vô ký với ngoan không nó là thế nào ạ?
Trưởng lão: Cái vô ký như thế này để Thầy chỉ cho. Con ngồi vầy, giật mình con một cái vầy, nó là vô ký. (Dạ) Con hiểu cái giật mình không? (Dạ, có ạ). Hiểu rồi phải không? Còn ngoan không con ngồi vậy mà con không biết gì nữa hết, nó không ngơ đó. Rồi một hơi cái nó tỉnh lại làm như mình ngủ quên mà nó không phải ngủ. Con thấy con tỉnh con đâu có buồn ngủ đâu, nhưng mà sao ngồi nó mất tiêu luôn, nó ngoan không. Nó lọt ở trong cái không tưởng của con, cái từ ‘không’ của con, con hiểu không?
Tu sinh: Dạ, rồi con hiểu. Thưa Thầy con đi kinh hành mà con hôn trầm, thùy miên, nhưng mà con phá không có được, tự dưng có bữa con trèo lên tường con đứng thì nó lại hết, thưa Thầy như thế có được không ạ?
(46:32) Trưởng lão: Được chớ. Nó sợ té chết nó chạy trốn con, nhưng mà điều kiện nó nguy hiểm! Bữa nào nó gục, con rớt cái chết ngay liền, cho nên đừng có trèo lên tường. Con trèo bờ kinh có rớt dưới, nó lăn xuống dưới thôi, rồi đứng dậy đi cũng không sao! Chứ trèo lên tường, nó đứng cao quá, rớt xuống nguy hiểm. Nó sợ, cái đó nó sợ con. Nhưng mà mình dùng cái phương pháp, mình nên dùng cái phương pháp chứ đừng dùng cái sợ, nó không có đúng pháp của Phật.
Pháp của Phật- nó có cái phương pháp- mình phá nó. Đó, như hồi nãy cái vị sư đó hỏi Thầy về cái lời của Đức Phật dạy, để mình phá cái hôn trầm, thùy miên của mình thì bằng cái Giới luật. Bằng cái Giới luật, chứ không phải bằng cái phương pháp. Bằng cái Giới luật tức là bằng cái tri kiến của mình. Tức là bây giờ con thấy hôn trầm, thùy miên, con mới lấy một cái cuốn sách nào đó, hay một tờ báo nào đó con đọc đi. Khi mà con đọc, con thấy nó dẫn dắt con đi vào ở trong cái câu chuyện, cái sự việc gì đó thì bắt đầu con tỉnh lại liền. Đó là cách thức dùng cái tri kiến của mình để phá cái hôn trầm, thùy miên.
Nếu mà hôn trầm, thùy miên, thì nó có những cái phương pháp phá như: pháp Thân Hành Niệm, pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác, hay đi kinh hành. Đi kinh hành nó rèn luyện bằng cái pháp Như Lý Tác Ý với nó. Cho nên nó tác ý to tiếng, nó tác ý lớn tiếng để cho nó làm động cái thân nó lên, thì nó cũng sẽ hết. Nó phải được cái sự hướng dẫn kỹ lưỡng khi mình bị hôn trầm đó.
Thí dụ như con, trong cái giờ buổi tối hay buổi sáng này con bị hôn trầm, thì con đến xin một vị thầy: “Hôm nay con bị buồn ngủ như thế này, mong Thầy hướng dẫn cho con để con phá”. Thì Thầy sẽ trực tiếp hướng dẫn con. Thầy bảo bây giờ đi kinh hành như vầy, như vầy. Thầy dạy rồi, bắt đầu Thầy ngồi đây, Thầy ra lệnh cho con đi. Rồi con làm đúng y như Thầy thì con sẽ phá được liền tức khắc, nó sẽ tỉnh liền.
Tu sinh: Dạ, cám ơn Thầy!
(48:30) Trưởng lão: Thôi bây giờ cái phần mà còn lại đó thì nó không bao nhiêu, nhưng mà Thầy mắc bận công việc, bây giờ Thầy phải lo, Thầy về để mà làm công việc, Thầy sẽ hẹn lại cho các con.
Trí Tịnh hỏi gì Thầy đây?
Tu sinh Trí Tịnh: Kính thưa Thầy…
Trưởng lão: Được rồi, bây giờ con về đây được mấy bữa con?
Tu sinh Trí Tịnh: Kính xin Thầy hoan hỉ, xin Thầy cho con gặp.
Trưởng lão: Để rồi buổi chiều Thầy sẽ nói cô Út, Thầy sẽ cho gặp riêng Thầy ở trong thất của Thầy. Rồi Thầy sẽ dạy cho cách thức để cho con tập cho nó căn bản, để không khéo phí cuộc đời. Con cũng tu lâu lắm rồi, tu lâu rồi, tới bây giờ mà chưa có được cái gì hết thì nó tội! Để Thầy kiểm tra lại coi con sử dụng tập công phu tới chỗ nào? Mình nhiếp tâm làm sao? Cách thức nào? Tu tập xả tâm làm sao? Rồi hoàn cảnh nó có thuận tiện chưa? Để rồi Thầy luyện từ cái chỗ đó, mà Thầy sẽ trợ giúp con tu tập cho nó có căn bản hơn, nha. Con về!
Con hỏi Thầy gì? lên đây! Được Thầy sẽ cho xuất gia, nhưng mà con sống Giới nổi không? Giới luật của Phật nghiêm chỉnh lắm nha. Hễ mà vô xuất gia rồi thì sau thời gian này thì con quyết tâm xuất gia.
Phật tử: Dạ
(50:03) Trưởng lão: Để hôm nào thì Thầy sẽ cho cô Út đưa con gặp Thầy. Thầy sẽ nói về Giới luật Đức hạnh, mà con thấy con sống được thì chừng đó Thầy sẽ cho xuất gia. Còn nếu mà nói: “Để con tập dần đi thì sau này mà con sống được rồi, thì con mới xin xuất gia. Chứ bây giờ con cũng chưa biết là con có sống nổi hay không” thì chừng đó là Thầy sẽ luyện sau nhé! Rồi sau này Thầy sẽ đưa cho con biết những cái số, những cái Giới luật Đức hạnh, cái oai nghi chánh hạnh của người tu sĩ thì Thầy sẽ xuất gia cho con, con sẽ xuất gia. Năm nay con được bao nhiêu tuổi rồi?
Phật tử: Dạ con hai mươi mốt.
Trưởng lão: Hai mươi mốt tuổi rồi hả?! Con trình độ học thức con tới đâu rồi?
Phật tử: Dạ, tới lớp mười!
Trưởng lão: Lớp mười hả con, thì vậy cũng được. Nhưng mà điều kiện là phải ráng. Nếu mà xuất gia rồi thì phải ráng tu học cho thật sự, tuổi còn trẻ, tương lai còn dài. Bây giờ tuổi con còn nhỏ lắm, cho nên phải ráng giữ gìn Giới luật nghiêm chỉnh, và cách thức phương pháp để mà xả tâm thì Thầy sẽ giúp cho. Chứ con còn tuổi trẻ lắm, Thầy chỉ cho cách thức phương pháp xả tâm được rốt ráo, nhé! Thôi bây giờ Thầy chờ, để Thầy sẽ nói cô Út bữa nào đó sẽ cho gặp riêng Thầy. Thầy sẽ nói về Giới luật, thì chừng đó coi được Thầy sẽ cho con xuất gia. Nhớ không? Làm đệ tử của Thầy khó lắm, Giới luật phải nghiêm chỉnh, chứ mà phạm Giới là coi chừng bị đòn hết à. Thôi nhé, các con còn hỏi Thầy gì nữa không? Có ai hỏi gì nữa không?
7- TU ĐÚNG PHÁP THÌ AI CŨNG GIẢI THOÁT
(51:33) Thầy nói bây giờ Thầy xin có những lời cuối cùng: Các con đừng có tự ti, mặc cảm rằng mình sẽ tu không nổi. Thầy nghĩ rằng các con người nào cũng tu nổi, là con người thì người nào cũng tu nổi hết. Nhiều khi các con chưa có biết cái khả năng của mình. Do đó cái tâm dục đời của các con nhiều quá, các con không biết. Mình cứ nghĩ rằng cái lòng ham muốn của mình như vậy, bây giờ mình làm sao mình khắc phục được nó? Không phải!
Phương pháp của Phật nó sẽ khắc phục hết những cái lòng ham muốn của mình. Cái mục đích nó là diệt cái tâm tham của mình chứ không có gì, cái tham dục. Cho nên cái nguyên nhân mà sanh ra đau khổ là lòng ham muốn của mình chứ gì? Mà cái mục đích của Đạo Phật nói ra đời, nó giúp cho chúng ta diệt cái lòng ham muốn của chúng ta hết. Nó không còn ham muốn ác nữa, nó hoàn toàn ở trên cái pháp thiện, nó ham muốn thiện, chứ không phải là diệt hết cái ham muốn của nó đâu!
Cho nên đâu có nghĩa là chúng ta như cái cây đâu. Cho nên chúng ta diệt hết cái ác pháp, chúng ta còn những cái lòng ham muốn mà ham muốn thiện. Ham muốn Không Làm Khổ Mình, Không Làm Khổ Người mà, cái đó quá tuyệt vời rồi. Cho nên cái lòng ham muốn đó rất đẹp rồi, thì mình để cái muốn này cho nó tốt chứ, mình diệt luôn nữa thì lấy cái gì đây?! Cho nên có nhiều người nói tôi tu xong rồi, mình không biết mình ra cái gì nữa, thì như vậy là các con đã hiểu sai!
Cho nên hôm nay Thầy nhắc nhở: Bây giờ chúng ta mà tu xong rồi, chúng ta là con người toàn thiện. Chúng ta muốn cái gì là muốn lợi cho mình và lợi cho người, muốn đem lại sự bình an cho mọi người chứ không phải là có cá nhân mình đâu.
Cho nên vì vậy phương pháp của Phật giúp chúng ta tu tập rất là dễ dàng, nó phù hợp với con người, với con người. Chỉ có con người mới làm được cái điều này. Nhưng mà các con đừng có mặc cảm rằng mình tội lỗi như thế này: “Hồi nào tới giờ mình ăn thịt giết hại chúng sanh, làm đồ tể, mình đâm heo, mình giết bò, bây giờ chắc mình tu không được.” Đừng có nghĩ cái điều đó đâu.
Nghĩa là hôm nay các con còn cầm dao mà đập, mà đâm heo, còn vác búa đập đầu bò chết. Nhưng mà ngày mai mà quyết tu theo Phật rồi thì lần lượt nó sẽ chuyển hết những cái ác pháp này. Chứ không phải là nghĩ rằng: “Tôi từ lâu tới giờ tôi làm ác, bây giờ tôi vô tu không có được. Nghĩa là tôi thấy cái tội lỗi tôi quá lớn rồi, tôi tu không được”. Không phải đâu, nghĩa là hôm nay mình làm ác, nhưng ngày mai mình biết tu tập là mình sẽ được giải thoát, đối với Đạo Phật là như vậy.
(53:55) Cho nên các con đừng có mặc cảm, đừng có nói là mình tu không được. Bây giờ nhiếp tâm, bởi vì Thầy nói tại sao mà, các con thấy có người, người ta nhiếp tâm từ một phút, người ta đến ba mươi phút? Còn các con bây giờ nhiếp tâm trong một phút mà không được, còn niệm. Đâu có nghĩa là các con tu không được. Vậy thì các con tu một giây thôi. Từ một giây đó các con sẽ lên được một phút, rồi một phút các con lên được một giờ, chứ có gì đâu mà lại không được?
Cho nên hễ con người mà có quyết tâm tu thì người nào tu cũng giải thoát hết! Người nào cũng làm chủ như nhau hết, chứ không phải là cái người này tu làm chủ được mà tôi tu không làm chủ được. Không phải đâu! Thầy thử hỏi mấy con thấy này, cái làm chủ này, bây giờ ở trong lớp của chúng ta nè. Khi mà chúng ta chưa bước vào cái lớp học này, ở ngoài đời thì chúng ta ăn ba bữa, có phải không? Uống cà phê, cà pháo đồ đàng hoàng. Nhưng mà bước vô đây thì các con thấy mình có học, mình có tập làm chủ không? Làm chủ chớ. Tôi ăn có ngày một bữa, trưa tôi ăn chứ tôi đâu có uống cà phê cà pháo đâu? Mà thậm chí hồi đó, hồi nào tới giờ các con có người uống rượu nữa, mà bây giờ vô đây có uống rượu không? Không! Mà thậm chí có người nghiện thuốc nữa, mà vô đây có người còn nghiện thuốc nữa đâu? Đâu có ghiền. Như vậy rõ ràng là tôi tập làm chủ được cái đời sống, ăn tôi rồi. Mà tôi làm chủ được cái ăn, cái sống của tôi rồi, thì tôi phải làm chủ được cái chết tôi chớ!
(55:13) Thì hôm nay chúng ta tiến tới từ cái chỗ mà kết quả đầu tiên, chúng ta sẽ thấy được từ cái ăn của mình rồi, mình làm chủ nó được rồi, thì tới cái kết quả của cái sự làm chủ rất dễ dàng. Vậy thì các con có người nào mà làm chủ cái ăn chưa được đâu? Bây giờ vô đây ăn ba bữa phải không? Vậy ăn chỗ nào? Ăn lén lút sao đâu nói ra cho Thầy nghe coi. Có lén không? Cất ăn không? Có đem kẹo đem bánh đồ theo không? Như vậy mới lén lút ăn như vậy là chưa làm chủ. Như vậy là các con thôi ra khỏi tu viện đi, ở đây ai dung chứa những người mà phạm giới kỳ vậy? Ai người ta cũng ăn ngày một bữa mà mình ăn ba bữa thì không được. Do đó như vậy là thấy các con cái dục lớn quá, chưa có bỏ được. Thì vô đây các con thấy một ngày một bữa, các con thấy có chết chóc chỗ nào đâu? Ăn một bữa không có người nào mà chết hết, có phải không? Rồi ngày thứ hai, thứ ba ăn một bữa các con cũng thấy chết không? Không có chết gì hết! Nó đâu có chết chỗ nào đâu? Sống nhăn chứ có người nào mà chết đâu.
Cho nên vì vậy rõ ràng là mình làm chủ được cái ăn của mình. Mà làm chủ được cái ăn, Thầy bảo luôn các con sẽ làm chủ được cái ngủ. Mà làm chủ được cái ngủ thì các con sẽ làm chủ được sự sống chết của các con. Các con có tin điều đó không? Rõ ràng là từ cái chỗ mà các con làm chủ được, cho đến cái chỗ các con bây giờ chưa làm chủ được, thì các con cũng sẽ làm chủ chớ. Cái phương pháp của người ta, người ta rõ ràng, người ta đi từ Giới, người ta đi đến cái chỗ Thiền Định.
Mà cái Thiền Định của nó thì rõ ràng là Thầy đang dạy các con nhiếp tâm và an trú, để các con đi đến cái Thiền Định trên Tứ Niệm Xứ rồi. Thì trong cái sự tu tập nó không có khó đâu các con! Thầy thấy nó không có khó chút nào hết! Các con tu tập thì thấy nó vậy, tại vì các con tu sai. Chứ còn các con tu đúng theo Thầy dạy: “Bây giờ nhiếp tâm thì mình dùng pháp Như Lý Tác Ý, mình cứ dẫn nó từ từ. Cái ý ông mắc làm việc, như vậy thì nó làm sao nó khởi niệm được? Do đó thì mình không có niệm, thì tức là mình đạt được kết quả rồi chứ gì?!”
(57:02) Mà một tuần lễ, một tháng mình tập nhuần nhuyễn với cái pháp Nhiếp Tâm, An Trú như thế này. Nó nhuần nhuyễn rồi, thì mình bắt đầu chuyển qua tu cái pháp An Trú, phải không? Mà an trú được rồi thì người ta đưa mình vào Tứ Niệm Xứ để mình tu tập tới, có gì đâu? Nó không khó chút nào hết! Chứ còn các con cứ tu cái kiểu mà nhiếp tâm chưa thuần thục; nhiếp tâm trong một phút chưa thuần thục mà lên ba mươi phút thì Thầy thấy nó làm sao mà cho được? Là do cái sai của các con quá sai! Cho nên các con sửa sang lại cho đúng, thì các con sẽ tu tập được không có gì khó khăn, phải không?
Đến đây Thầy xin chấm dứt cái buổi hôm nay. Các con tập lại kỹ lưỡng rồi ghi lại. Bây giờ Thầy xin trả cái này. Thầy đã ghi ở trong này, những cái lời của Thầy có ghi lại trong những cái bài của các con. Thầy ghi chữ đỏ, để nhắc cho các con cách thức. Các con phải coi lại cái này để biết được cách thức sai của mình như thế nào để mấy con sửa lại thôi. Đó là Thầy đã tập, đọc cho các con. Thầy bỏ rất nhiều thì giờ, vừa là soạn sách, vừa đọc cho các con. Thì biết Thầy bỏ thì giờ rất là nhiều chứ không phải ít đâu!
Đó, mà mỗi lần còn để dành lại như thế này là phải đọc lại chứ đâu phải bỏ sót cái tờ nào của mấy con được! Cũng như vừa rồi, cái kì rồi, thì nó còn sót lại hình như ba người chưa xong, cũng như kỳ này bốn người. Thì hôm nay Thầy cũng trả luôn cho các con, Thầy cũng đọc trả luôn lại hết. Thầy biết rằng trong cái thời gian mà mỗi ngày qua, thì các con có sự tiến bộ ở trên cái sự tu tập, chứ nó không phải là còn ở trong cái bài này đâu. Cũng như hôm nay mà tới cái ngày nào mà Thầy đến gặp các con mà trả lại, thì những cái này nó đều có sự tu tập mấy con đã thay đổi.
Nhưng dù sao đi nữa Thầy cũng ghi như vậy để cho các con biết được kết quả của những cái ngày tháng đó đã tu tập nó được hay là chưa được, đúng hay là chưa đúng để cho các con biết rút tỉa qua kinh nghiệm để mà tu tập cho tốt hơn. Còn cái này là trả lời cho các con. Trả lời cho các con xong rồi thì do đó thì Thầy không có ghi, không có ghi những cái này. Bây giờ Thầy xin trả lại các con, lát nữa phát ra chia giùm Thầy. Bây giờ có ai phát ra giùm Thầy, coi tên rồi phát ra giùm con. Còn cái nào mà Thầy trả lời rồi thì bỏ, không có lấy nữa đâu con.
(59:20) Rồi, bây giờ các con ráng tu tập, Thầy trở về. Bữa nào Thầy sẽ đến Thầy thăm nữa. Thăm nữa, chừng nào mà người nào mà Thầy thấy nhiếp tâm, an trú được, Thầy lôi ra ngoài ở gần bên Thầy. Các con mà ra ở gần được bên Thầy là các con phước báu lớn lắm. Bây giờ đó mà tu tập trên Tứ Niệm Xứ để thực hiện Tứ Thần Túc. Được ở gần bên Thầy để mà Thầy thường xuyên, Thầy chăm sóc cái sự tu tập của các con trong cái giai đoạn cuối cùng. Đó, Cho nên vì vậy mà Thầy sắp một cái số thất để dành tặng cho các con, khi mà người nào mà Thầy thấy được, Thầy sẽ rút ra đó.
Còn sư Giác Thường thì Thầy sẽ đến thăm. Sư bị hôn trầm, thùy miên cũng rất nặng. Mặc dù là an trú chưa có trọn vẹn, cho nên mới bị hôn trầm, thùy miên. Hôm rày thì sư đang phá hôn trầm, thùy miên. Nhưng mà phá xong rồi thì đương nhiên là Thầy sẽ giúp sư trên Tứ Niệm Xứ. Chứ bây giờ thì chưa có tu tập Tứ Niệm Xứ được. Bây giờ trên Tứ Niệm Xứ là phải hôn trầm, thùy miên cho sạch. Nên các con nhớ, bởi vì tu đâu nó phải có căn bản nấy.
Nhưng mà điều kiện là Thầy cho sư Giác Thường phải tu tập riêng, để cho sư một mình tu nó mới hiện ra cái tướng hôn trầm, thùy miên nhiều. Sau khi mà các con nhiếp tâm, an trú được rồi mà không còn hôn trầm, thùy miên ở trong chúng như thế này, bắt đầu Thầy đưa ra cái nơi yên tĩnh thanh vắng một mình, để thấy được cái tướng hôn trầm, thùy miên nó rõ ràng. Các con có kinh nghiệm, các con phá sạch, xong rồi thì Thầy mới đưa vào tu Tứ Niệm Xứ.
Tứ Niệm Xứ thì phải cẩn thận, phải hết sức, thật sự là các con phải thanh tịnh thật sự rồi. Nó không còn cái niệm vọng tưởng, và không còn cái hôn trầm, thùy miên rồi, Thầy mới cho vào Tứ Niệm Xứ. Phải nhớ kỹ trong vấn đề này, chứ không phải Tứ Niệm Xứ là muốn vô tu, tu đại đâu. Tứ Niệm Xứ là cái lớp thứ bảy của Bát Chánh Đạo rồi, cho nên nó có cái trình độ rất cao ở trên cái Tâm Bất Động rồi, nó không thường. Bởi vì nó tới cái lớp thứ bảy của Đạo Phật thì nó xác định thời gian nó cụ thể rồi: Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm để chứng đạo đó.
Cho nên vì vậy mà khi đưa vào Tứ Niệm Xứ, Thầy phải gạn lọc các con rất kỹ mới được vào, chứ không phải muốn tu Tứ Niệm Xứ là vào. Cho nên mấy con hiểu là Thầy dạy đạo là cẩn thận, kỹ lưỡng, hẳn hoi. Người nào được là được, mà người nào chưa được là phải tập trở lại hết. Chứ không phải muốn tu tập đại mà tu tập, mà phải đạt được kết quả của nó đâu. Nó có cái đường lối, có cái chương trình giáo dục, có cái sự hướng dẫn, có cái sự tập luyện đàng hoàng. Chứ không phải là nó muốn tu tập sao là tu tập, không phải đâu, không phải tu chung chung đâu.
(1:01:53) Mấy con đọc kinh sách Phật, mặc dù là bộ kinh sách Nguyên Thủy, nhưng các con không có biết rút tỉa ra kinh nghiệm để từ thấp đến cao thì các con cũng tu chung chung. Bây giờ các con đọc kinh sách mà như Tăng Chi, như Trường Bộ, như Trung Bộ, như Tương Ưng thì mấy con thấy có nhiều cái Thầy thấy hay nhưng mà biết nó ở cái mức độ nào? Tu tập ở cái lớp nào? Thì các con chưa có đủ kinh nghiệm mà để rút ra từ ở chỗ những bộ kinh này ra, để cho mấy con biết phải tu cái lớp thấp, lớp cao như thế nào? Mấy con chưa biết.
Chứ còn Bát Chánh Đạo thì nó đã xác định rất rõ- bảy, tám cái lớp học của người ta- rõ ràng rồi mà. Cho nên ở đây Thầy dạy các con đi từ cái lớp nào, lớp nào nó cụ thể, nó rõ ràng, chứ nó không phải là muốn tu đại đâu. Như các con mới vào đây, mà khi các con chưa hiểu được cái Giới luật Đức hạnh của Phật mà muốn tu Tứ Chánh Cần thì cũng tu chưa được nữa. Chỉ có ức chế nó mà thôi, chứ còn sự thật tu cũng chưa được đâu. Cho nên Thầy nói thật sự ra thì phải lần lượt tập luyện, học tập cho nó thấm nhuần đâu ra đó, rồi mới bước vào Tứ Chánh Cần, rồi mới tới nhiếp tâm, an trú mới được.
Chứ còn không thể nào mà các con ở ngoài đến xin Thầy, thì đương nhiên là Thầy cho tu, nhưng mà tu chung chung, chứ sự thật mấy con chưa có đi sâu được đâu. Mà các con tập đại là nguy hiểm, nó bị tưởng thôi! Cho nên lần lượt Thầy sẽ dạy từ cái người mới vào chuyên tu, rồi từ đó Thầy sẽ xem xét họ ở cái mức độ nào? Chứ không phải là nói chung chung, ngồi một lớp đây các con nghe hết. Nhưng các con về tu, coi chừng cái người mà chưa thấm nhuần được cái Giới luật Đức hạnh, chưa có thấm nhuần được cái oai nghi, tế hạnh mà nhào vô tu thì các con tu cũng không tốt, không có được, nó không kết quả đâu.
Đến đây Thầy xin chấm dứt buổi học tập hôm nay, Thầy sẽ chào các con. (01:03:38)
HẾT BĂNG