Skip directly to content

31-NGHIÊN CỨU VIẾT BÀI GIÚP HIỂU ĐỨC HẠNH RỘNG RÃI HƠN

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 31-NGHIÊN CỨU VIẾT BÀI GIÚP HIỂU ĐỨC HẠNH RỘNG RÃI HƠN

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 31

NGHIÊN CỨU VIẾT BÀI GIÚP HIỂU ĐỨC HẠNH RỘNG RÃI HƠN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 13/3/2008

Thời lượng: [01:02:34]

Người nghe: Tu sinh

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

1. NHIẾP TÂM ĐƯỢC 30 PHÚT MỚI QUA TỨ NIỆM XỨ

(00:00) Trưởng lão: Rồi, con nhớ kỹ về ôm pháp mà tu cho nó có chất lượng mấy con, cho nó đạt được kết quả. Con!

Tu sinh 1: Kính bạch Thầy, con xin trình Thầy con tu tập. Con tu tập tỉnh thức trên thân hành như Thầy dặn là ba mươi phút với câu tác ý là: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”. Lúc đầu thì con ngồi kiết già, con thở vô ra năm hơi thở với câu tác ý là: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Con thở tới hơi thở thứ năm, khi mà con tập trung được thì con buông cái hơi thở ra, trong khi đó thì con ngồi con yên lặng, nó không có niệm.

Trưởng lão: Rồi suốt cái thời gian đó nó tới ba mươi phút không con? (Dạ). Nó hoàn toàn đúng ba mươi phút là con xả ra, nó không niệm hoàn toàn. Như vậy là cái pháp con tu là cái pháp Nhiếp tâm và An trú đúng ba mươi phút. Như vậy thì trong giai đoạn con tu con thấy thời nào con tu tập cũng đạt được cái chất lượng đó hết? (Dạ thưa Thầy, nó không có niệm). Nó không niệm nhưng mà đạt được cái chất lượng, thời nào con vào tu cũng đạt được cái chất lượng đó hết, tức là không niệm đó, có không? (Dạ, dạ). Như vậy thì con chuyển qua cái pháp Tứ Niệm Xứ để mà con tăng cái thời gian đó lên, con tăng cái thời gian thay vì ba mươi phút thì con phải tăng lên một giờ để nó chuyển qua cái pháp Tứ Niệm Xứ.

Cho nên trên cái pháp Tứ Niệm Xứ thì con không nhắc gì cái hơi thở: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, thì con không nhắc cái đó nữa mà con lại nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi con ngồi đó lặng lẽ để cho sự yên lặng của nó đi vào chỗ trạng thái Tâm Bất Động. Con có làm vậy được không? (Dạ thưa Thầy con làm được). Được rồi thì bây giờ con về, bắt đầu từ đây về sau là con tu Tứ Niệm Xứ, không cần nhắc đến vấn đề hơi thở nữa, bỏ, pháp hơi thở coi tới đó là mình bỏ, không tu pháp đó nữa. Mình bây giờ mình chuyển qua pháp Tứ Niệm Xứ, bắt đầu tu từ ba mươi phút trở lên tới một giờ, nghĩa là đúng một giờ mới xả ra trên pháp Tứ Niệm Xứ, coi như là con tăng ba mươi phút rồi đó, con phải cố gắng lên con, cố gắng tập.

Bây giờ tới cái giai đoạn nó khó hơn nhưng mà nó dễ hơn là vì nó không có bị bận rộn, bận rộn nhiếp tâm và tác ý từng cái câu đó nữa, mà nó chỉ ở trên cái trạng thái Bất Động Tâm mà thôi. Rồi con ngồi lặng lẽ đó kéo dài đúng một tiếng đồng hồ, chuông báo đúng một tiếng đồng hồ là xả ra nghỉ, không tăng lên nữa để tập cho nó thuần, nó quen được rồi thì sau đó mình sẽ tăng lên. Khi nào mà Thầy cho mới tăng lên chứ còn không được tăng đại. Con còn trình Thầy thêm gì nữa không con?

(03:39) Tu sinh 1: Dạ thưa Thầy, cái thói quen của con hồi con ở bên chỗ phái khác là con lao động mệt, rồi con cứ tám giờ ngủ tới mười hai giờ con thức dậy. Thì khi con vô đây nay là đã một tháng, rồi cái nó cũng ngủ như vậy đó Thầy. Cách đây hai hôm con mới tập thức. Con nói bây giờ mình phải thức từ bảy giờ tới mười giờ, thì bảy giờ con ngồi tu tới bảy giờ rưỡi thì nó yên ổn, nó không mà có niệm. Rồi con nghỉ từ bảy giờ rưỡi cho tới tám giờ con ngồi chơi, từ tám giờ cho tới tám giờ rưỡi con vô con ngồi tu nữa. Sau đó tập từ tám giờ tới chín giờ thì con xả ra là được hai tiếng nó tỉnh táo. Tới tiếng thứ ba là từ chín giờ cho tới chín giờ rưỡi là con ngồi con tu. Chín giờ rưỡi cho tới mười giờ thì nó rất là tỉnh táo. Rồi xong sao mà nó thức luôn Thầy, con tác ý một hơi con bảo nó ngủ thì nó ngủ. Con thấy là trong thời tu tối từ bảy giờ cho tới mười giờ, nếu mà con tu thẳng thắn vậy luôn thì nó sẽ thức luôn được đó Thầy. Nếu mà con ngủ vậy tới khuya con thức thì nó cứ vậy nó làm hoài. Cho nên con trị nó bằng cái cách con ráng ngồi tu vậy thì con thấy nó cũng vậy thôi thưa Thầy, còn mình ngủ riết thì nó cũng quen.

Trưởng lão: Đúng vậy thì tập thành thói quen ngủ thì nó cũng ham ngủ nữa, cho nên mình tập, khắc phục mình cho trạng thái ham ngủ nó ít xuống, nó không còn có nữa thì tốt chứ không có sao. Nhưng mà con chuyển qua Tứ Niệm Xứ thì cái thời gian tăng lên nó dễ dàng hơn, nó không bị tưởng. Còn ở bên cái pháp Hơi Thở mà tăng lên là nó bị tưởng, nó bị tưởng. Nhiều khi mà nhiếp tâm, dụng công nhiều ở trên cái hơi thở thì nó phí cái sức của mình. Mà phí cái sức của mình thì cái sự nhiếp tâm ở cái thời sau nó không được cái chất lượng cao.

Cho nên vì vậy mà đây là cái phương pháp mình dẫn tâm vào Đạo, mình tu tập để làm chủ. Cho nên cách thức này coi như mình làm chủ từng chút, nhiếp tâm giữ gìn giờ giấc cho nghiêm chỉnh, đừng để cho hôn trầm thùy miên dẫn dắt con. Cho nên bắt đầu từ đây về sau thì bảy giờ tu cho đến mười giờ rồi xả ra. Từ đó khuya dậy thì từ hai giờ mình dậy cho đến năm giờ mình xả ra, sáng từ bảy giờ cho đến mười giờ mình tu tập. Trong cái buổi nào mình học thì mình đến lớp mình học, mình tiếp thu thêm những cái Giới luật - Đức hạnh. Đó, cái đó là những cái tu tập của con.

(6:50) Nhớ bây giờ chuyển qua tu Tứ Niệm Xứ thì có thể có thời gian tăng lên, từ ba mươi phút con có thể tăng lên một giờ, chứ không còn phải chia thành nhiều đoạn như trong khi còn nhiếp tâm ở trong hơi thở. Phải cố gắng, lớn tuổi rồi mấy con phải cố gắng ráng nỗ lực tu để đạt được cái sức làm chủ của nó tốt chừng nào tốt chừng đấy mấy con. Con còn hỏi điều gì nữa không con?

Rồi, mấy con còn hỏi gì không? Mấy con có người nào mà tu, con đến trình Thầy đi con. Mấy con có hỏi Thầy phải thưa hỏi kỹ để mình biết cái pháp mình tăng hoặc giảm, hoặc là mình tu cho nó có chất lượng trở lại. Khi mà tu trở lại thì mấy con phải tu cho kỹ lưỡng hẳn hoi, cho nó có chất lượng. Đây là trong cái vấn đề của sự tu tập của mình, mà quyết tâm tu tập chứ không phải là tu chơi, tu thường. Bởi vì bỏ hết cuộc đời mấy con vào đây, ngày ăn một bữa, sống như thế này mà không làm lợi ích cho mình gì hết thì quá phí, không làm lợi ích cho người khác thì quá là phí!

Con trình Thầy đi con!

2. TU HƠI THỞ SAI CÁCH

(07:55) Tu sinh 2: Dạ! Như Thầy dạy thì khi nào mình có niệm thì mình tác ý. Trong những lúc mà con không có niệm thì mình tác ý cho nó quay vô, nó quay vô nó biết toàn thân, nó biết toàn thân rồi nó biết luôn cả cái hơi thở. Như vậy là nó trật hay là nó trúng thưa Thầy?

Trưởng lão: Đúng con, bởi vì nó biết luôn cả hơi thở và nó biết luôn toàn thân con. Mà ở ngoài có một cái con vật gì, một con chim kêu hoặc là một con chó sủa nó đều nghe biết hết, đó là nó tỉnh táo, là tu đúng, không sai. Cái đó là tu đúng, không sai, chứ không phải nó chỉ biết có hơi thở, nó nhiếp trong hơi thở, hoặc là nó biết ở trong con. Nó vẫn tỉnh táo hẳn hoi xung quanh của một cái vòng của nó, cái gì xảy ra trong cái vòng của nó, sáu căn của nó, nó đều nghe thấy biết hết thì cái đó đúng, không có sai.

Nhưng mà nó không theo cái nào hết, bây giờ nó chỉ biết cái tâm nó bất động, thanh thản, nó yên lặng đó nó biết. Mà cái tâm ý của con vừa khởi ra cái niệm nào là nó biết liền tức khắc, cho nên nó ngăn nó diệt liền. Nó biết toàn bộ xung quanh với cái chu vi của nó, với cái tầm của nó. Cái tiếng động mà xa hơn cái tầm của nó thì nó không nghe, còn đúng lọt vào trong cái tầm nghe là nó nghe thấy biết hết. Cái đó đúng chứ không có sai đâu, cái đó là sức tỉnh trên pháp tu, pháp tu Tứ Chánh Cần. Con tu đúng nhưng cố gắng tập, tập Tứ Chánh Cần để xả cho hết. Con sẽ thấy lần lượt cái niệm nó thưa dần rồi nó sẽ hết đó.

Tu sinh 2: …​

Trưởng lão: Nó yên lặng hả con, vậy được. Đó là cũng có nhiếp tâm rồi đó thì nó đã đẩy lui được bệnh đó con. Mấy con lớn tuổi rồi, ráng tập mấy con, ráng tập hàng ngày, siêng năng tập.

3. NGHIÊN CỨU VIẾT BÀI GIÚP HIỂU ĐỨC HẠNH RỘNG RÃI HƠN

(10:28) Trưởng lão: Con xá Thầy thôi con, rồi con cứ trình cho Thầy nghe.

Tu sinh 3: Nam Mô Bốn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Dạ con tu cái sức tu không được nó hay căng thẳng, nhức đầu, vậy con tu pháp Tứ Chánh Cần đưa tay vô tay ra một lần như vậy có đúng không ạ?

Trưởng lão: Coi như là con tu pháp Tứ chánh cần thì nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi ngồi chơi đó tỉnh táo để chờ cái niệm thì mình đẩy lui. Còn đưa cánh tay ra vô là khi nào mà mình nhức đầu, hay bị gì đó thì con dùng cánh tay mà tác ý ra: “Thân cảm thọ đau theo cánh tay mà ra”, thì con tác ý đuổi nó ra, mình ngồi yên coi như là mình bất động mình ngồi. Thí dụ là tu Tứ Chánh Cần con cũng có thể ngồi kiết già cũng tốt. Nhưng mà nhìn cái tâm của mình để coi từng cái niệm nó khởi ra thì mình quán xét, mình tư duy đến tận cùng cái niệm đó. Tu Tứ Chánh Cần tức là mình không có dùng cái thân hành của mình, hơi thở, hoặc là cánh tay, hoặc là cái hành động khác để cho mình nhiếp tâm và an trú ở trong đó. Mình không cần cái sự nhiếp tâm, mà tu Tứ Chánh Cần thì nó cần ngăn ác, diệt ác của từng cái tâm niệm khởi ra mà thôi.

Tu sinh 3: Thưa Thầy, một cái niệm khởi ra thì mình phải suy nghĩ đó là niệm thiện hay niệm ác phải không ạ?

Trưởng lão: Mình phải suy nghĩ cái niệm đó khởi ra thì cái niệm này là niệm thiện hay niệm ác, niệm này nó do cái nhân quả gì mà nó xảy ra? Cái niệm này là do Ái kiết sử như thế nào mà nó khởi ra thì mình xét qua. Để rồi khi phán xét thông suốt, tức là mình quán ở trên niệm đó, mình tư duy ở trên cái niệm đó. Để rồi khi mà mình tư duy thông suốt ở trên cái niệm đó thì nó bị phá vỡ, nó không còn nữa gọi là ngăn diệt nó.

Tu sinh 3: Thưa Thầy khoảng nửa tiếng thôi phải không ạ?

Trưởng lão: À khoảng nửa tiếng thôi, không cần nhiều đâu, nửa tiếng để cho nó đạt được chất lượng chứ không khéo con ngồi lâu là nó bị loạn, nó bị hôn trầm thùy miên.

Tu sinh 3: Khi nào thì đưa cánh tay, Thầy?

(12:57) Trưởng lão: Khi nào mà thân đau thì con đưa cánh tay để mà đuổi: “Cái thân bệnh này theo cánh tay mà ra và thân không bệnh theo cánh tay mà vào”. Đó, cứ đuổi hoài cho đến khi con xả ra thì con thấy nó có đau, có nhức gì trong thân con thì mặc kệ, không có lo, mình đuổi nó rồi, rồi đây nó sẽ đi. Mình cứ tin tưởng rằng nó sẽ đi, qua cái sự đẩy của mình bằng cái phương pháp Như Lý Tác Ý thì cái thân bệnh con nó sẽ không có bệnh nữa.

Tu sinh 3: Thưa Thầy cái giờ tu thì sáng từ bảy giờ tới mười giờ, chiều từ hai giờ tới năm giờ, tối từ bảy giờ tới mười giờ. Vậy thì bạch Thầy khi tu nửa tiếng thì còn bao nhiêu giờ đó thì mình làm gì ạ?

Trưởng lão: Còn bao nhiêu giờ đó thì con phải tu Tứ Chánh Cần, còn bao nhiêu các pháp khác. Con đang ở trong giai đoạn tu Giới cho nên cần phải học về Giới Luật - Đức Hạnh. Cho nên những thời gian đó là thời gian để mà triển khai những gì cần thông suốt phải thông suốt. Tức là các con phải thông suốt Giới luật, Đức Hạnh của Phật, chứ không thể thiếu cái sự thông suốt này được. (Nghĩa là phải đọc sách). Phải đọc sách, đọc sách về Giới luật, đọc sách về những cái gì chứ không phải là đụng sách nào mình cũng đọc, không phải đâu. Đọc sách về Giới Luật -Đức Hạnh, nhất là oai nghi tế hạnh của một người tu sĩ thì càng phải đọc, kỹ lưỡng chừng nào càng tốt. Cho nên những cái thời giờ mình tu chỉ có ba mươi phút, còn bao nhiêu giờ đó trong một buổi là ba tiếng đồng hồ, thì con thấy mình tu còn hai tiếng rưỡi đồng hồ đó hoàn toàn là triển khai cái tri kiến của mình.

Học, tu, rồi soạn viết những cái bài vở của mình đang học. Thí dụ như Thầy dạy về những cái đức như Đức Hiếu Sinh nói về lòng thương yêu của mình, nhưng mà Đức Hiếu Sinh thì nó có đa hướng và nhất hướng. Cái nào nhất hướng, cái nào đa hướng, và hiếu sinh cái gì? Có Đức Hiếu Sinh thì nó sẽ có cái Đức Tha Thứ, rồi cái Đức Dũng Cảm, tất cả những cái đức đó, Đức Cẩn Thận…​ Trong cái Đức Hiếu Sinh thì nó có những cái đức, cái hạnh đó. Trong khi đó mình đưa ra một cái bài, hoặc là trong lớp học mình đã học về cái đức nào đó thì mình về mình lật cái đề tài đó ra, mình nghiên cứu, mình sẽ viết qua cái sự hiểu biết của mình để triển khai tri kiến, tri kiến đức hạnh của mình. Đó như vậy thì đức hạnh của mình nó có hiểu biết rộng rãi ra hơn.

Tu sinh 3: Bạch Thầy, con thì học kém, cũng hiểu đó nhưng làm cái bài văn nó cũng có lỗi.

(15:21) Trưởng lão: Không có lỗi, bởi vì mình học chưa xong nên không có lỗi, mà chỉ cần mình hiểu biết về cái Giới luật - Đức hạnh, cái đức đó nó phải như vậy, như vậy rồi mình triển khai ra. Nếu mình triển khai ra không được thì mình sẽ học ở trong lớp người ta sẽ dạy cho mình, người ta sẽ nói về cái đức đó. Nó có nhiều cái bài học làm cho mình thấm nhuần, rồi lần lượt chỗ mình không hiểu nó sẽ hiểu. Trong lớp học thì cũng có học, trong lớp học người ta sẽ triển khai cái đức đó là như thế nào người ta sẽ nói ra. Trong cái bài học của mình nó cũng nói về cái Đạo Đức, cái Đạo Đức của nó. Cho nên có học rồi con mới triển khai ra được.

Còn vấn đề mà văn hóa mình ít, mình kém thì mình không có cần phải viết câu văn nó hay, nó bay bướm, nó hay nó này kia. Mình không cần cái đó, nhưng mà mình cần diễn tả được hết cái ý của mình muốn nói về cái Đức Hạnh đó, có vậy thôi. Ráng cố gắng vừa học, vừa tu thì nó mới có kết quả tốt.

Con, có gì không con? Con cứ ngồi đi con, con ngồi đi, Thầy cho phép, lớn tuổi rồi con, con cứ ngồi trình bày

4. THẾ NÀO LÀ NHIẾP TÂM ?

(16:30) Tu sinh 4: Kính bạch Thầy, mấy hôm nay con tu tập cái nhiếp tâm đó, mà con thấy nó trừu tượng không có rõ, cho nên sự nhiếp tâm hổm rày (16:40) Con không hiểu…​

(Còn nước nhiều lắm con, ít ít đó thôi, Thầy chỉ chừng nhiêu đây thôi, để thấm giọng thôi, vì nói chuyện nó khô miệng chứ không có gì. Nhưng mà Thầy thấy nhiều quá Thầy uống nước chắc nó no quá, không được).

Tu sinh 4:…​ con thấy con hỏi cô Út chỉ có một phút thôi chứ không nhiều, bởi vì …​ không biết nhiếp tâm

Trưởng lão: Nghe chữ nhiếp tâm đó con không biết hả con? ( Dạ, con hoàn toàn không biết)

(Còn nhiều lắm đó con, lui lại chứ không lát mà Thầy rời khỏi phải uống hết, chứ không khéo Thầy mang cái bụng nước vậy rồi đi nó ỏng ảnh, đi không nổi. Thầy muốn để cho cái thân mình nó nhẹ đó mấy con, chứ nó nặng quá, đi mà mang theo cái thùng nước nữa thì thôi mệt).

Cho nên vì vậy khi mà không hiểu chữ nhiếp tâm đó, bây giờ con hiểu, nhiếp tâm có nghĩa là làm cho cái tâm mình nó dính với cái hành động của cái thân của mình đó. Do đó khi nó dính rồi thì không có một cái gì khác chen vô được.

Cũng như bây giờ, thí dụ như cái phong bì này mà bên đây mà Thầy nhiếp cho nó dính với bên đây, tức là dán cho dính bên đây thì bây giờ không có cái gì mà xen kẽ vô bên này được. Mà nó còn xen kẽ vô thì không còn gọi là nhiếp tâm được, con hiểu không? Đó, Thầy nói rõ ràng như vậy.

Cho nên bây giờ cái sức của mình nó chỉ dán cho dính có bây nhiêu đây thôi, chứ mình đâu có dán cho hết cái này được. Vì vậy mình chỉ dán chỗ này thôi, đó là cái sức của mình. Rồi lần lượt bữa nay mình dán chỗ này rồi, mai mình dán thêm chỗ này một chút, mốt mình dán thêm, tới cuối cùng mình dán hết cái phong bì thì đâu có ai còn thấy được ở trong này nữa, kín mít như tường đồng, vách sắt mà.

(18:27) Đó là cách thức nhiếp tâm. Cố gắng tập từng cái hành động tay của mình, một cái hành động mà không lẽ hả. Bây giờ Thầy kê cái giọt hồ ở chỗ này, một chút ở chỗ này, đây con nhìn giọt hồ ở chỗ này, thì Thầy dán nó dính ở chỗ này thôi chứ Thầy đầu có cần dán hết cái này đâu. Nhưng ngày mai, ngày mốt cứ lần lượt Thầy dán tiếp thì do đó một tháng sau Thầy dán hết cái phong bì, có phải không. Tháng sau thì ba mươi phút Thầy đạt được chứ gì, dễ quá mà đâu có gì khó, có phải không, các con thấy chưa?

Con thưa Thầy đi con!

Tu sinh 4 : Thưa Thầy cái khó là cái …​

Trưởng lão: Cái khó đó là cái chất lượng đó con. Mình phải đạt được chất lượng đó mà nó không xảy ra cái cảm giác bị nặng đầu, tức ngực, đó nó không bị xảy ra những cái cảm thọ, thì nhiếp tâm như vậy nó mới được. Còn nó xảy ra cảm thọ là không được, phải đi vào các cái pháp khác nữa.

5. TỨ NIỆM XỨ BỊ TỨC NGỰC THÌ TU TỨ CHÁNH CẦN

(19:28) Trưởng lão: Con trình bày Thầy đi con

Tu sinh 5: Thưa Thầy con tu Tứ Chánh Cần khi mà cái tâm nó quay vô hơi thở thì con cứ bị tức ngực, có khi do con tu sai lâu rồi mà nó thành tính rồi ấy chứ, nó quay vô hơi thở, nó cứ..

Trưởng lão: Nó bị tức ngực rồi, cho nên bây giờ con chỉ còn có ở trên Tứ Chánh Cần mà thôi, nghĩa là tu pháp Tứ Chánh Cần thôi, chứ không có ở…​ Cho nên vì vậy nhắc “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” rồi ngồi chơi, không có nương vào hơi thở, không gì hết. Bởi vì mình nhiếp hơi thở mà khi mà cái tâm nó vừa bám vô hơi thở thì con xả ra, không được ở trong hơi thở, chỉ nhắc “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” rồi con nhìn con quan sát cái tâm con nó có khởi cái niệm gì để mà xả thôi. Cũng như bình thường, Thầy nói tu Tứ Chánh Cần cũng như một người bình thường, không có nhiếp tâm ở trong một cái hành động nào của cái thân hết, không tay, không chân, không hơi thở, không gì hết, chỉ coi như ngồi chơi vậy đó mà có niệm nào mà khởi ra đều không qua con mắt của con hết, không qua ý của con hết. Cho nên vì vậy mà con mỗi khi có niệm là con quán xét cái niệm đó, con mổ xẻ cái niệm đó liền sao cho cái niệm đó phải diệt đi liền tức khắc. Niệm thiện thì tăng trưởng lên, à bây giờ giờ này chưa làm được cái điều thiện đó nhưng mà chắc chắn là phải làm cái việc đó có lợi ích cho mình, cho người thì cái niệm thiện đó tăng trưởng bằng cách chúng ta sẽ thực hành bằng cái hành động nào kế tiếp, bây giờ suy nghĩ nhưng mà rồi hành động kế tiếp.

Cũng như bây giờ con nghĩ phải làm gì đó với cái sân, quét cái đường này cho mọi người sạch sẽ người ta đi, nhưng bây giờ thì chưa quét nhưng mà trong đầu nó có khởi cái niệm làm cho sạch sẽ, phải không. Hay hoặc là hồi đến lớp này học đi ngang qua cái thất của cái người nào đó thấy quăng những cái bọc, cái miếng giấy gì đó “được rồi, mình phải giữ vệ sinh chung ở trong cái khu của mình ở”, âm thầm tới chừng đó mình sẽ nghĩ rằng “khi mà trở về, khi mà rời khỏi lớp trở về, mình sẽ đến đó mình sẽ lấy một cái bọc hay cái gì đó mình gom tất cả những cái rác đó mình nhét vào trong một cái bọc, để đó rồi mình đem về thất của mình rồi hôm nào đó mình sẽ đem ra mình đốt sạch cái bọc này để cho nó sạch sẽ cái khu của mình, không có thấy chỗ này tờ giấy, chỗ kia cái bọc màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu đen gì lung tung nữa”. Đó là cách thức đều là cái niệm mà khởi về cái Đức Vệ Sinh của nó để giữ gìn cái môi trường sống không có ô nhiễm, không có dơ bẩn, mà thật sạch đẹp.

(22:00) Đó là niệm thiện, niệm thiện đó khi mà nó nghĩ như vậy rồi thì “dừng lại, ở đây tao giờ này là đang giờ tu chứ không phải là giờ đi lượm rác”, dặn nó vậy, “cho nên bây giờ đó phải xả ra, chút nữa tao sẽ làm công việc này, tới giờ lao tác tao sẽ làm công việc này”. Do đó thì coi như là nó nghe trong tâm mà con trả lời nó như vậy thì nó yên, nó sẽ không khởi cái niệm đó nữa đâu, nó không khởi nữa bởi vì lát nữa con sẽ làm rồi. Mà khi mà tới cái giờ mà con xả ra con đi ra lao tác con làm thì cái niệm đó nó đi, nó hết rồi. Nó không có chướng ngại, bởi vì mình làm thật rồi thì nó đâu còn có cái niệm đó nữa.

Cho nên niệm thiện thì tăng trưởng, tăng trưởng là chuẩn bị cho làm cái công việc đó, mà niệm ác thì ngăn, diệt liền ngay tức khắc “đây là niệm ác nó làm cho mình khổ, người khác khổ nên phải ngăn diệt liền tức khắc”. Thì như vậy rõ ràng là con trở về trạng thái Bất Động Tâm của con. Thiện thì tăng trưởng thì cũng là để đúng cái thời gian của nó để mà mình thực hiện thì nó là niệm thiện; còn cái niệm ác thì ngăn, diệt ngay lại chứ không để nó kéo dài ở trong tâm của mình. Thì coi như là con tu Tứ Niệm Xứ rất cần thiết cho con bởi vì con bị rối loạn cái hơi thở rồi.

Tu sinh 5: Kính bạch Thầy, khi hơi thở con có mấy bữa có một lần con tác ý nghe hơi thở nó nhẹ. Khi về tu thì cứ tác ý, thì cái nó đem nó quay vô, làm cái hơi thở nó tức ngực hơn lần trước nữa nên con không dám nữa, bởi vậy con..

Trưởng lão: Theo Thầy thấy thì con nên tu Tứ Chánh Cần con, ngăn ác diệt ác, tức là những cái niệm trong tâm con có những niệm ác thì con khởi con ngăn diệt nó thôi, thì tốt.

Rồi, còn ai nữa không con? Còn người nào hỏi nữa không? Như vậy mấy con thấy trong vấn đề mà tu tập…​ Rồi con, có gì không con?

6. QUÁN NHÂN QUẢ & CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG

(24:22) Trưởng lão: Ở đây con nhiếp tâm tốt chưa đây? Thôi con cứ trình Thầy đi, xá Thầy thôi.

Tu sinh 6: Dạ thưa, chúng con xa xôi, ráng thu xếp việc vào gặp Thầy là hạnh phúc rồi…​ Thưa Thầy con xa xôi may mắn lắm con mới gặp được Thầy. Thầy dạy cho con những cái gì thì con về con hành động trong cái gia đình của con đó thì con thấy mọi cái nó mệt lắm, cuộc sống của con nó chuyển sang qua cái hướng khác ạ. …​ Thì bây giờ con xin Thầy là đi ra ngoài đó thọ Bát Quan Trai đó, con xin với Thầy là con ra đi còn phải …​nhưng phải có lấy họ tên thì nay con trình với Thầy…​…​con bây giờ cũng còn nhân quả …​…​trước đây con có làm công việc của con thì nó thất bại nhưng từ lúc con gặp Thầy thì kể như công việc của con nó cũng khác đi…​.

  1. nói về pháp tu thì ở nhà con thường xuyên, ví dụ như buổi sáng và buổi tối con đi kinh hành . Mấy năm trước thì con nhiếp trong hơi thở khoảng mười lăm phút, còn ngoài ra thì Thầy cho con quán pháp…​.. cô Út cho con tập hơi thở trong một phút, cho đến hôm nay con tập được ba phút thì con cố gắng được chừng đó…​

Nhưng mà thưa Thầy là con muốn hỏi Thầy là khi mà lúc trước con có trình bày với Thầy là khi nào con ngồi thư giãn thì …​ con có những cảm giác như vậy…​. con đang thư giãn mà con vẫn tu Định Sáng Suốt đó, thì sao con thấy cái người con nhứt là hai cái chân của con đó, tự nhiên nó có cảm giác như không phải là cái chân của mình nữa. Con cứ yên lặng mà tỉnh thức, con lại nhớ lời Thầy nên con tác ý là “tất cả hãy thư giãn, tất cả thân tâm buông xuống, tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, tâm không được nghĩ ngợi lung tung” thì con thấy nó rất là an. Con thưa Thầy như vậy là con tu tập đúng hay sai pháp ạ?

(27:16) Trưởng lão: Trong khi mà còn ở trong gia đình còn bao nhiêu các cái ác pháp để mà sống thì theo Thầy thiết nghĩ thì con nên tu cái pháp này là hay nhất:

Tất cả những cái gì mà xảy ra trong cái hoàn cảnh của gia đình của con, tất cả mọi thứ xảy ra thì con nên nhớ rằng tất cả đều là nhân quả mà thôi. Cái thứ nhất là phải hiểu đó là nhân quả. Cái thứ hai là “các pháp vô thường, không có pháp nào là Ta, là của Ta, là bản ngã của Ta. Tất cả đều buông xuống, tâm bất động, thanh thảnđừng có sợ hãi trước một cái gì hết”. Con nhớ câu tác ý đó, có bấy nhiêu đó thôi.

Bất cứ một ác pháp nào, bất cứ một cái chuyện gì làm cho con có thể, tâm con có thể đau khổ nhất thì con cũng nhớ cái pháp đó mà tác ý ra thì nó sẽ đem lại sự bình an cho con.

Kế đó những cái lúc mà nó yên tĩnh, nó tốt, nó yên ổn trong gia đình của mình đó, không có cái sự gì mà chướng ngại pháp hết thì do đó con có thể nhiếp tâm trong một phút như con đã trình đó, một phút cho đến năm phút thôi chứ đừng có nhiếp tâm nhiều bởi vì con chưa đi sâu đâu, nhiếp tâm cho được đi nữa rồi con cũng chưa tu tập Tứ Niệm Xứ gì được đâu (Dạ ) bởi vì hoàn cảnh con thì không thể nào mà khép mình vào trong cái khuôn khổ mà độc cư trọn vẹn cho nên không thể nào mà vào Tứ Niệm Xứ tu tập được.

Cho nên vì vậy mà con nên nhiếp tâm để an trú một chút ít thôi để cho nó có sức định tỉnh của nó, để làm gì, để khi thân có bệnh thì con dùng cánh tay mà đưa ra đưa vô để đuổi bệnh thôi, để cho cái bệnh nó khỏi tốn tiền đi bác sĩ, khỏi mất công đi bệnh viện nó cực khổ. Đuổi ra hết rồi thì có đâu ai mà còn đi bệnh viện làm chi cho nó cực. Bệnh viện, ở trong các bệnh viện dù là lớn nhỏ hay cái trạng thái gì nữa có người bệnh đến đó nằm, đó là cái địa ngục của trần gian đó. Đến đó mấy con thấy cái người đau là ở trong địa ngục rồi, mà cái người thân mà đến nuôi bệnh nhân, đến nuôi người thân của mình trong bệnh viện phải nằm ở ngoài sân ngoài kia kìa, phải coi cái gốc cây ở ngoài kia, ngoài vườn của bệnh viện đó, phải nằm ở ngoài đó, kêu là không còn chỗ nằm nữa, mấy con biết, số người mà đến bệnh viện nó đông đến mức độ đó.

Mà đó là một cái người phóng viên mà họ đến trong cái vòng thời gian họ ở một đêm trong bệnh viện mà họ đã chứng kiến cái cảnh mà những người mà đưa người thân của mình đến bệnh viện đó thì họ nằm la liệt ở ngoài vườn cây, ở ngoài cái sân của bệnh viện như vậy đó thì các con thấy nó khổ vô cùng đó mấy con, cho nên đó là một cái khổ.

Cho nên vì vậy hôm nay Thầy dạy cho mấy con cái phương pháp để đẩy lui bệnh để làm cho gia đình mình không khổ. Nếu mình đẩy lui bệnh thì gia đình mình không khổ. Còn nếu mọi người trong gia đình đều đuổi được bệnh hết thì thật sự là hạnh phúc vô cùng.

Tiền mấy con có dư thì cho mấy người nhà nghèo đi còn có phước hơn là đem cho mấy ông bác sĩ ăn để mà trị bệnh mình thì nó uổng đi. Nhớ kỹ những cái điều mà tập luyện cho nên nhiếp tâm và an trú trong vòng một phút cho đến được năm phút đó. Mấy con ở trong gia đình mà nhiếp được như vậy mà không có niệm khởi là cái tập luyện của mấy con có cái phước báu lớn, là cái Bất Động Tâm trong khoảng thời gian năm phút như vậy đó là mấy con sẽ đuổi lui bệnh dễ dàng lắm rồi, không có khó khăn nữa mấy con, nó sẽ hết, bệnh gì cũng hết, không có sợ nữa, “cho mày đau bất cứ loại bệnh nào tao cũng đuổi đi hết, cho xách gói đi hết” cho nên vì vậy mà mấy con an ổn.

Tu sinh 6: Thưa Thầy cho con hỏi thêm một điều nữa ạ. Con thì cái công việc của con thì con ở nhà thì có những cái việc nó không được thuận tiện mà nếu con đi xa thì có những công việc liên quan đến con thì con chưa yên tâm. Vì vậy xin Thầy là cho con về nhà để làm những cái công việc cần làm mà …​

(31:10) Trưởng lão: Theo Thầy thấy thì bao giờ mà cái nhà của mình là cái nơi mà tốt để cho mình xây dựng được cái tổ ấm của mình, tức là mình phải lo lắng cái nhân quả của mình, thì mình không nên đi xa. Bởi vì mình đi xa mình bỏ cái nơi của mình, mặc dù mình làm có thể đem lại lợi ích cho gia đình của mình, nhưng không bằng đâu. Thầy nói không cần lợi mà mình cần làm sao có cái Đạo Đức của mình, đối với gia đình mình bảo vệ thương yêu. Cái sự mà chăm sóc nhỏ nhặt của con còn hơn là tiền bạc đem về đó. Đó Thầy khuyên con.

Cái hành động nhỏ nhặt của con chăm sóc gia đình mình cái gì cần thiết để cho gia đình mình, dù cái sân, dù cái nhà con quét cái chổi, một hành động đó cũng là nói lên cái tình thương yêu của con ở trong cái gia đình mình. Còn bây giờ con đi xa con làm có tiền về mà cái nhà con không ai quét, không ai chăm sóc thì như vậy rõ ràng là con thiếu cái Đức Hiếu Sinh. Nhiệm vụ của người phụ nữ thì phải sống ở trong nhà bảo vệ, mang cái tình thương, từng cái hành động nhỏ nhặt như vậy mới đúng, xứng đáng là cái người phụ nữ. Còn người phụ nữ mà đi ra ngoài đây làm tiền mà vô đây mà mướn thì thực sự ra cái tình thương của con, cái hành động thương yêu của con đối với gia đình còn thiếu. Nghe lời Thầy, mình đem lại cái hành động tốt đẹp cho gia đình của mình.

Tu sinh 6: Dạ. Lúc trước con có xin Thầy là …​.con có hai đứa con ở nhà, …​ Con nghe lời Thầy nên con để cháu ở nhà…​con xin danh sách để Thầy quy y cho những người…​

Trưởng lão: Rồi, rồi, được rồi Thầy tìm Thầy quy y cho.

Tu sinh Tâm Thiện: Kính bạch Thầy, Thầy đặt pháp danh cho con là Tâm Thiện, trong thời gian qua một tháng rồi con được tu rồi con đuổi bệnh trong người con đó. Nhưng con cũng tu vừa đi kinh hành hai mươi bước thở năm hơi rồi con tác ý đưa tay ra, tay vô đó. Nhưng mà con thấy là cái vấn đề đưa tay ra tay vô thì thời gian qua bệnh của con nó cũng đỡ nhiều, trong người nó cũng khỏe ra. Nhưng mà đi kinh hành cũng tốt, hồi xưa con không có xếp bằng ngồi được, bây giờ con ngồi được. Nhưng mà bây giờ con xin Thầy, hoặc là Thầy chỉ dạy cho con, là Thầy nói một thời mình chỉ tu được ba mươi phút, mà vừa rồi con tu tới hai lần như vậy, con hơi mệt. Thì bây giờ Thầy cho con thử là con nên tu cái pháp nào tốt hơn. Tại vì con cũng xin Thầy là tới Tết con nhớ bà già con cũng muốn về quê để thăm mẹ. Trong gia đình hiện tại của con thì còn cái nhà nữa để con bán. Con xin Thầy đang lo cái công việc, con quyết định bán lấy lại một ít tiền. Xin Thầy chỉ dạy cho con!

Trưởng lão: Con ngồi xuống đi. Bây giờ về cái phương pháp tu mà còn ở trong cái hoàn cảnh của gia đình của mình đó thì điều kiện là mình phải triển khai cái tri kiến hiểu biết của mình để mọi ác pháp mà nó sẽ đến, bởi vì cái nhân quả mình còn chứ chưa phải hết. Vì mình còn đang tiếp xúc ở trong cái gia đình thì cái nhân quả nó sẽ có những cái pháp thiện cũng như pháp ác nó đến nó làm cho con rất là khổ tâm.

Cho nên vì vậy là phải bằng cách là triển khai cái tri kiến của mình để thấy các pháp là vô thường, đều do nhân quả nó xảy ra thì mình phải vui vẻ chấp nhận để trả nhân quả. Con phải hiểu như vậy đó và đồng thời đó thì con tác ý “các pháp này không phải là Ta, không phải của Ta, không phải là bản ngã của Ta” cho nên vì vậy mà con không bị dính mắc vào các pháp. Cho nên nó đến con thấy nó rất đau khổ nhưng mà vì con không bị dính mắc nó nên con xả nó được nên tâm con nó được an ổn.

Do đó qua cái tri kiến hiểu biết của con nó làm cho tinh thần của con vững vàng. Mà vững vàng thì con mới có thể yên ổn được, chứ còn không khéo thì nó sẽ làm cho con chao đảo, nó làm cho con bất an. Cho nên vì vậy mà cái hiểu của con là hiểu các pháp vô thường, đó là một sự thật rồi. Nó không thường cho nên nó thay đổi hoài và nó không phải là pháp nào là Ta, là của Ta. Cho nên do đó nó như thế nào thì ta cũng không có sợ, mà ta cũng không chấp nó.

Cho nên Thầy dạy cho con đó là cái pháp Quán Vô Lậu nó làm cho tâm con nó không còn lậu hoặc. Kế đó thì con tập những cái pháp để cho nó được nhiếp tâm và an trú được rồi con sẽ đẩy lui được những cái bệnh gì trong thân con có để đem lại sự bình an cho con như hôm rày con đã tập đó. Thì con tiếp tục con tập những cái pháp đó nhưng mà tập ít lại không có quá sức của mình (Dạ). Đó, vậy thôi.

(35:27) Tu sinh Tâm Thiện: Dạ, con vẫn tập đưa tay ra, đưa tay vô và con vẫn đi kinh hành hả Thầy?

Trưởng lão: Vẫn đi kinh hành hai mươi bước vừa với cái sức của con thôi, đừng có tập nhiều quá. Nhớ cái pháp quán đó con, quán các pháp đều vô thường (Vậy tối con vẫn quán như Thầy dạy ạ?). Cứ như vậy để cho nó thấm nhuần để khi đụng chuyện là mình có cái pháp mình tác động ra liền thì tâm mình bất động. Mà bất động thì nó chuyển được cái pháp đó, nó đem lại sự bình an cho con chứ không khéo nó không đem lại…​

Tu sinh Tâm Thuận: Con xin phép Thầy bấy nhiêu rồi con về nhà con thăm bà già và con lo việc gia đình, con cũng tu như vậy Thầy ạ?

Trưởng lão: Đúng vậy, con cứ tu vậy thôi. (Dạ, Mô Phật!). Bây giờ mấy con còn hỏi thêm Thầy gì nữa không mấy con? Rồi con, con!

7. PHẢI TU CĂN BẢN MỚI TIẾN TU ĐƯỢC

(36:19) Tu sinh 8: …​ …​ …​ hai tuần qua …​ cô Yến bảo con cố gắng con tập, được thì Thầy kiểm tra lại, con cũng nghe lời Thầy chỉ dạy, con về chỗ cô Yến tu tập, cô Yến tập…​ con ngồi Định Niệm Hơi Thở ba chục phút, tác ý năm hơi tác ý y như vậy, được ba chục phút nữa thì ngồi được an ổn tỉnh lặng, để ý xem như thế nào, có điều gì tác động đến không. Thì con ngồi rất là tươi tỉnh, không có gì hết. Rồi cuối ba chục phút nữa thì là một tiếng đó bạch Thầy, thì tự nhiên nó khởi lên cái niệm là từ con gởi lên miếng giấy mà họ kêu là Thiền viện ở đây đó Thầy, …​ con gởi về đó rồi nó kêu con đóng góp ở đó để làm tin, ở chỗ đó thì họ cũng đồng ý cho con vô, tất cả là đồng ý cho nó vô trong này để cho nó ở trong này nó tu tập, nó theo con ở trong này tu tập luôn thì …​…​ cô út bảo Thầy Nếu Thầy chấp nhận thì cho nó về Buôn Mê Thuột chứng giấy cho nó lẹ. Con cũng hơi lo chỗ đó nên tự nhiên nó khởi lên cái niệm khởi như vậy đó Thầy…​. Cuối cùng cô Út nói không có một niệm khởi nào mới được lên thì con thầy xin Cô xin Thầy để cho con được…​ rồi để cho con được vững vàng rồi con trình Thầy (Đúng vậy đó con). Chứ nếu nó còn một hai cái niệm tưởng, cái vọng tưởng thì cũng không được hả bạch Thầy? (Đúng vậy) Chứ con cũng muốn tu tập cho vững vàng chứ lên rồi tuột xuống cũng khó coi (Khó coi. Phải, đúng rồi con) Thôi kỳ này con chờ cái giấy Thầy chứng xong rồi, ký rồi đưa cho cô Út cất. Sau này cháu nó tu lâu mà thành đạo được, chắc cũng làm thầy rồi mới đưa Bây giờ cứ gởi Cô út cất đi, chứ không có phải mà đưa tiền cho nó. Cuối cùng cô Út cất dùm, sau này nó lớn, tại nó còn nhỏ mà, nó lớn lên thành đạo được vững vàng rồi cô Út mới đưa.

(39:09) Trưởng lão: Cũng được, để rồi Thầy gửi cho Giáo hội chứng đàng hoàng rồi thì coi như chính thức là tu sĩ rồi, từ bây giờ đó mình không có cần mà đi thọ giới, mình ráng mình tu …​.

Tu sinh 8: …​ thọ giới rồi hồi đó con mệt quá. Thưa Thầy, giúp đỡ cho cháu …​. (rồi, rồi được rồi con, không sao) Còn phần tu tập thì con tu tập như Thầy chỉ dạy cho con thì Thầy thấy như vậy thì có được không?

Trưởng lão: Được con, bây giờ đó thì coi như là con sẽ tập tu cho nó thuần thục. Nó thuần thục rồi mình mới tiến tới, chừng nào nó vô niệm hoàn toàn, nhiếp tâm cho được đàng hoàng, an trú cho được chững chạc đàng hoàng thì mới tăng lên.

Tu sinh 8: Thì mới lúc đầu có thời thì nó được, có thời có hồi nó còn xẹt vô đó, bạch Thầy. (Nó còn xẹt vô xẹt ra tức là nó còn yếu – giọng Trưởng lão). Con thấy nó chưa chắc ăn thì để sau con tập thêm nhiều nữa Thầy.

Trưởng lão: Đúng rồi, phải tập cho kỹ lưỡng đó mấy con. Đây là cái giai đoạn rất là căn bản, nếu mà thiếu căn bản là (tu sinh: Thầy nói rất là căn bản là con rất mừng, con ráng cố gắng).

Mấy con phải biết là Thầy về hướng dẫn mấy con đó là phải đi vào căn bản, thật căn bản mới có cho tăng lên. Vì cái trường lớp tu học của đạo Phật nó phải đi từng bước, chắc chắn cái bước này đạt được thì mới bước qua bước khác mới được. Chứ còn không khéo mấy con bước lung tung rồi bắt đầu mấy con dậm chân tại chỗ mất tu không tiến tới được nữa, không đi sâu được vào các pháp khác được, chỉ có lừng chừng bây nhiêu đó thôi, các con có thấy không? Từ cái lớp Một mà không lên được cái lớp Hai, mà cái lớp Một không kết quả thì lên lớp Hai làm sao được, buộc lòng mấy con cứ lớp hai lớp Một lên xuống. Để nói là tôi học lớp Hai chứ sự thực lớp Hai cái gì, nó không có Hai gì được hết, coi như là lớp nào cũng chưa xong lớp nào hết.

Đó thì hôm nay đó là cái vấn đề Thầy hướng dẫn cho mấy con tu là cơ bản, rất cơ bản để tiến tới cái chỗ mà các con làm chủ hoàn toàn chứ không phải là cái chuyện mà nói chơi hoặc là chuyện thường đâu. Mà đây là dốc hết sức lực của mấy con ra tu và Thầy cũng đem hết sức lực của Thầy ra giảng dạy cho mấy con hiểu biết và hướng dẫn cho mấy con nắm cho được cái pháp, thông suốt được cái pháp tu tập cho đúng cách chứ không phải là tu sai.

Tu sai nó cũng không được, hiểu biết đó mà tới khi hành mà hành sai thì nó cũng trật đó. Cho nên vừa là cái hành, pháp hành, mà vừa là cái sự hiểu biết cho nó cụ thể, rõ ràng. Ngôn ngữ không thể diễn tả hết những cái ý hành của nó được. Thầy nói một điều chứ người thì hiểu kiểu này, kẻ hiểu kiểu khác chứ không phải là hiểu chung một cái ý đâu. Cho nên vì vậy mà tới chừng mà khi hành được rồi đó thì mấy con mới hiểu được cái ý của Thầy muốn nói. Chứ không khéo Thầy nói rồi mà người đọc cái câu này thì thấy hiểu vậy, mà cũng một câu này người khác lại hiểu cách khác, nó rất là khác nhau. Cho nên cái đó rất là tai hại cho mấy con cho nên vì vậy Thầy phải trực tiếp hướng dẫn cho mấy con, sai là chỉnh đốn lại liền. Mà một bên này đó thì Thầy nhắc nhở cô Út phải coi chừng cẩn thận, kỹ lưỡng nhắc nhở để không khéo nó trật đi, nó rất uổng cái công tu của mấy con chứ không phải.

(42:06) Tu sinh 9: Kính bạch Thầy, chúng con rất mừng vì từ ngày vô đây con thấy ngày nào cô Út cũng nhắc nhở hết. Về phần tu tập luôn luôn cô nào ở ngoài đó hồi giờ cũng vô trong này hết. Nếu vô được trong này thì giần Thầy gần cô Út thì tâm nó sáng suốt, tu hành thì tinh tấn mà thấy dũng mãnh, cô nào cũng muốn vô ngồi trong này không còn thấy đọc báo ngoài đó nữa bạch Thầy. …​(ngoài đó không có ai – giọng Trưởng lão). Dạ, cứ nói tu tập gần cô Út bố trí pháp môn tu tập, tu hành vậy đó còn ở ngoài đó cứ lo tu mà cũng không có ai nhắc nhở. Lâu lâu đó Thầy, rồi cô cũng vào trong này rồi mà chính con mà con cũng nghĩ là từ ngày con vô đây rồi có cô Út với Thầy hướng dẫn cho chúng con hàng ngày tu tập, chỉ dạy rất là rõ ràng thì con rất mừng.

Từ cái ngày con tu lúc nào con cũng sợ con tu lệch pháp đó, từ cái ngày Thầy chỉ pháp tu tập hít thở luôn nhưng đâu mà có biết cách thức rõ ràng như bữa nay. Mà bữa nay như Thầy thuyết giảng con thấy tu rất là yên ổn mà đặc biệt là ráng nhiều lắm. Tu ba mươi phút mà thấy vắng lặng rất là tốt mà còn ngồi an ổn nữa, còn những cái chuyện nó khởi ra đó, bạch Thầy, con thấy nó rất là nhẹ nhàng…​ nhanh chóng để cho con quay ra.

Trưởng lão: Rồi, rồi, con cứ yên tâm tu đi, có gì Thầy lo giùm cho. Thầy bây giờ Thầy lo gì cũng không hết vọng tưởng, vọng tưởng của Thầy nó đã chạy mất hết rồi, giờ có lo gì thì nó cũng yên à, nó không có làm sao mà vọng tưởng đánh Thầy được, con hiểu không? Khi mà Thầy bảo nó yên lặng là nó yên lặng, nó không dám hó hé, nó không dám hiện ra những cái niệm nào hết. Còn mấy con mà lơ mơ là nó nhảy ra nó nói chỗ này chỗ kia…​

Trưởng lão: Thôi rồi, con lên đi con. Con còn trình Thầy gì không con?

Tu sinh 10: Con kính bạch Thầy, …​ một là hít thở , hai là cảm giác toàn thân. Thì vô trong này …​ Thầy chỉ dạy …​ cái tâm con phóng dật, nó phóng ra thì con nhắc tâm, con tác ý “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” …​ như vậy có được không nhờ Thầy hướng dẫn cho con?

Trưởng lão: Được, cô Út dạy như vậy con ráng cố gắng tập như vậy để cho sức tỉnh càng lúc nó càng tăng lên. Do cái sức tỉnh nó tăng lên được thì con nhiếp tâm và an trú nó mới dễ dàng hơn. Nên nhớ tập nhiều đi, không có gì khác, từ từ, lần lượt cho có căn bản rồi mình sẽ tiến vào đi sâu hơn, tập những cái pháp cao hơn. Còn bây giờ nó ở trên cái cơ bản của nó rồi phải có cái sức tỉnh thức như vậy là được rồi. Con về tập đi, không có gì hết.

Tu sinh 10: Con kính chào Thầy

Trưởng lão: Rồi còn ai hỏi Thầy điều gì nữa không con, ai con, có gì không con?

Tu sinh 11: Kính bạch Thầy…​. xin phép Thầy…​thọ Bát Quan Trai …​

(45:59) Trưởng lão: Được con, thì bây giờ con cứ theo thọ Bát Quan Trai và đồng thời thì mấy con cũng chuẩn bị những cái phương pháp để tu tập nhất là mình còn sống ở trong cái hoàn cảnh của gia đình thì mình tập cái pháp đưa cánh tay ra, đưa cánh tay vô của mình để nhiếp tâm ở trong đó để đẩy lui bệnh. Cái đó là cái chuẩn bị cho mấy con khi mà thân bệnh, bởi vì lớn tuổi rồi mấy con sẽ có những cái bệnh đó mấy con. Để chuẩn bị đó rồi mấy con sẽ đuổi bệnh và đồng thời mấy con sẽ tập nhuần nhuyễn những cái pháp trong thọ Bát Quan Trai để cho mấy con quen đi với cái pháp đó để sau này nếu mình có cái duyên mà tu tập đó thì dễ mà đi sâu vào những cái pháp mà Thầy đang dạy các cô mà bây giờ họ đang chuẩn bị để đi sâu, đi lên những cái lớp khác, các pháp khác cao hơn.

Thì bây giờ bắt đầu con tập chung chung thì coi như là thọ Bát Quan Trai, còn cái pháp riêng cho cái bản thân của con đó là để nhiếp tâm ở trên cánh tay con để đẩy lui bệnh. Thì cái pháp này đó thì trong những cái giờ mà cô Út lên dạy mấy con đó thì hỏi cô Út thì cô Út sẽ dạy kỹ lưỡng cho mấy con. Con sẽ tập cho cẩn thận kỹ lưỡng cái pháp đẩy lui bệnh, thì mấy con dùng cái pháp tác ý mấy con sẽ đuổi bệnh được. Đảm bảo là mấy con về gia đình hoặc mọi cái chuyện xảy ra, bệnh đau gì cứ ôm chặt cái pháp đó đẩy lui bệnh liền tức khắc. Ngày nay không hết thì ngày mai, ngày mai không hết thì tuần lễ sau cái bệnh của con nó sẽ hết. Nó xảy ra cái bệnh thì nhanh lắm mà đẩy lui bệnh đó thì ít ra cũng một hai ngày hoặc một tuần lễ nó mới hết, tùy theo nghiệp nặng nhẹ. Cho nên phải ráng cố gắng nha con. Thôi, rồi.

Còn con, con hỏi Thầy điều gì?

8. VỌNG PHÁP VÀ SÁCH TẤN LÀ NIỆM THIỆN

(47:33) Tu sinh 12: Kính bạch Thầy, trước đây Thầy dạy chúng con Thầy nói là cái niệm có thể nó khởi ra …​ nhưng mà con thấy nó không có cái niệm đó mà lại có cái niệm đó là nhớ lại lời Thầy dạy, lời cô Út nhắc nhở. Khi con đang tu tự nhiên nó cứ nhớ những cái đó nhưng mà con không có chú ý, con nhiếp tâm vô bước đi, con dính vô như con ráng cố gắng lên như con dán vô bước đi cho thật kỹ thì cái đó có phải là niệm không?

Trưởng lão: Cái đó cũng là niệm con, nhưng mà cái niệm đó là niệm thiện, nó cũng tốt chứ không sao. Nó nhắc con vì nó sợ con quên đi, nó sợ con quên đi những cái lời Thầy dạy cái pháp, hoặc là cô Út dạy cái pháp mà nó quên đi thì nó nhớ ra. Thì nó nhớ ra một lần thì nó lại thấm nhuần thêm cái pháp tu thì con đừng có gạt ngang, “Ừ được rồi, tao nhớ ra những gì Thầy dạy hoặc cô Út dạy thì nhớ cho kỹ lưỡng” thì nó lại thấm nhuần. Cũng như là con học bài mà để trả bài bây giờ đó con trả bài mà nó nhớ ra từng đoạn con trả bài nó không bao giờ sai sót thì như vậy tốt chứ không phải, đó là pháp thiện.

Chẳng hạn như mấy con biết là các pháp ác là do cái tâm giận hờn, phiền não, cái tâm tham sân si của mình nó hiện ra những pháp ác, hiện ra những cái điều kiện mà mình phải làm những cái chuyện mà nói láo, giả dối rồi thì đó là cái pháp ác.

Còn cái pháp thiện thì nó hiện ra những cái điều tốt. Khi mà pháp thiện thì đứng trên Tứ Chánh Cần mình ngăn ác, diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện. Mà khi pháp thiện thì mình cũng triển khai ra. Cũng nhớ là “Ừ, nó nhắc mình là hồi đó cô Út dạy cho mình nhiếp tâm trong hơi thở thế này thế khác hoặc xả tâm như thế này thế khác” thì con nhớ lại. Nhớ lại một lần nữa thì nó lại thấm nhuần trên cái pháp đó thêm một lần nữa, tốt chứ không có sao đâu con.

Đừng có nghĩ nó là vọng tưởng, đừng có nghĩ vậy. Vọng tưởng nó là vọng cái pháp ác thì diệt nó. Còn cái này nó cũng vọng tưởng nhưng mà là vọng pháp. Nó làm cho mình nhớ và trong khi mình đang tu tập để triển khai cái tri kiến nhớ lại nhiều cái pháp để nhằm những cái pháp đó nó giúp cho mình tu tập đúng, không còn sai.

Cũng như hồi nào đến giờ bỗng dưng Thầy dạy như vậy mà mình không hiểu, mình tu như vậy mà bây giờ bỗng nhiên nó nhớ lại “mình phải tập như thế này coi nó có đúng lời Thầy dạy không, mà tập như thế này thì chắc chắn là nó đạt được cái chất lượng rõ ràng”. Là như vậy rõ ràng nó nhớ lại và nó rút tỉa từng kinh nghiệm tu của nó để nó tu tập, thì như vậy là cái pháp thiện đó con, đừng sợ, đừng có diệt nó. Lúc này không có diệt cái pháp đó mà tăng trưởng nó lên.

Cho nên vì vậy ví dụ như nó hiện ra thì con cũng vừa đi kinh hành mà cũng vừa tư duy về cái niệm đó coi thử coi nó nghĩ nhớ cái pháp gì đây. Đó thì nó nhớ bắt đầu nó kéo dài cho đến khi mà nó nhớ xong rồi như vậy con sẽ thấy là con thuần thục thêm cái pháp đó, cái nghĩa đó. Rồi bắt đầu bây giờ nó xong rồi thì nó bắt đầu nó tập trung lại cái bước đi của con (Dạ nó đó -giọng tu sinh). Đó thì nó đúng con. Thế còn nếu mà con ngắt ngang nó “không được, ở đây mày vọng tưởng, đi đi” thì không được, để cho nó triển khai để cho nó nhớ lại thì tốt, không có gì.

Tu sinh 12: Dạ con còn cái nữa là trong khi mà con đi thì con thấy thân con nó an ổn, nó không bị tức ngực hay là nó nhức mình hay nó bị nặng đầu gì hết đó Thầy. Mà cái tư tưởng của con nó khởi lên là “ráng lên nha, quyết lên nha, cố gắng lên nha”. Như vậy có phải là cái tưởng không Thầy?

Trưởng lão: Không phải con. Cái đó là nó thấy tu được rồi nó nhắc “ráng lên, tu tốt rồi, mày phải ráng lên” điều đó thì tốt thôi, nó sách tấn con chứ có gì đâu. Cái tâm con nó sách tấn con, không có gì đâu, cái đó không phải là vọng tưởng gì đâu mà sợ. Nó nhắc con cho nên vì vậy mà con cần phải ráng tập tu hơn. Thì cái điều đó là điều tốt, cũng là cái niệm tốt chứ đâu có gì. Cái niệm đó là niệm tốt, nó là cái niệm sách tấn, nó không phải là cái niệm ác đâu. Cho nên vì vậy mà trong khi thay vì con tin bây giờ con tu trong một phút này cái mình nghỉ nhưng mà nó nhắc “tu tốt vậy mà nghỉ gì, phải ráng” thì như vậy là mình lại ráng nữa thì nó tốt.

Nhưng mà mình có quy định giờ giấc của mình rồi, “ba mươi phút là đúng ba mươi phút, bây giờ mày dụ tao tu thêm nữa, mày dụ tao đi đến cái chỗ mà làm không được nữa, bắt đầu tao bất mãn quá”, phải không. Cho nên vì vậy là đúng ba mươi phút là con xả nghỉ, “chừng nào mà Thầy hay cô Út cho tăng lên thì sẽ tăng lên”, con nhắc nó như vậy đó thì lúc bấy giờ nó sẽ tăng lên còn bây giờ đúng ba mươi phút thôi, không tăng lên như vậy nữa. “Tao không tham, tham bây giờ mai mốt tao lòi cái tâm tham tao ra nữa”, tham tu thì cũng là tham.

Tu sinh 12: Dạ vậy thì bây giờ con vẫn “an tịnh thân hành” con đi kinh hành tiếp phải không Thầy?

Trưởng lão: Đúng rồi, con đi kinh hành tiếp, vẫn “an tịnh” nhưng còn cái niệm thiện đó thì nó sách tấn mình, nó nhắc nhở mình thì đều là thông qua với nó là “tao đã hiểu, tao sẽ cố gắng đúng giờ thôi” và làm đúng giờ. Vậy thì con sẽ tu tập tốt, cố gắng mà tu tập.

Con, con!

9. TẬP LUYỆN ĐUỔI BỆNH ĐÚNG CÁCH

(52:21) Tu sinh 13: Thưa Thầy tuần vừa rồi…​(…​) …​ con tu …​…​…​ như vậy thì …​. đúng…​. cô Út dạy cho con …​

Trưởng lão : Thì vô trong này nó sợ cô Út quá nó chạy mất. Nếu mà nó đau cô Út chuyển cho một cái là nó chạy mất.

Nói chung là bây giờ như thế này con, khi mà mình vô trong này mình học được cái pháp để đẩy lui bệnh rồi thì bất cứ ở chỗ nào thì mình cũng sẽ đẩy lui bệnh. Mà mình phải tập luyện ở đây cho có căn bản rồi, biết cách cho đúng rồi thì bắt đầu đúng rồi thì quải gói về ở ngoài Tịnh xá ở đó để cho mặc sức ba con ma bệnh nó vô đặng mà đẩy lui, đánh nó cho nó tàn sát nó hết, chứ không để cho nó hành hạ đâu. Mà đừng có sợ, chứ không phải vô đây tức là ma nó còn mừng nữa, ở ngoài đó nó đuổi chạy vô đây thì nó không đau cho nên nó hoảng hồn nó không ở ngoài đó nữa. “Tao vô tao học pháp rồi tao ra tao chiến đấu, tao bảo vệ cái Tịnh xá này, không có con ma bệnh nào mà vô đây được hết”. Thì như vậy là nó hoảng sợ nên con ở đâu, bất kỳ con ở đâu thì ma bệnh nó cũng phải chạy hết chứ không phải là vô trong này ma bệnh nó chạy mà ra ngoài kia ma bệnh nó nhập vô thì không được, con hiểu không?

Cho nên vì vậy đó bây giờ chưa đủ sức để mà đánh nó thì vô đây học. Học đủ cái đạo lực rồi thì về ngoài đó đuổi nó. Cho nên cái Tịnh xá mình không có người nào mà vô đó đau bệnh gì hết, con hiểu không, khỏi đi bệnh viện. Nhớ như vậy đó thì bây giờ con đuổi bệnh được chưa? (Dạ chưa). Chưa thì phải tập, tập cho được rồi thì về ngoài đó cho nó vô đây (cười), thay đổi chứ. Bây giờ phải tập cho được, đuổi bệnh cho được rồi cái bắt đầu xách gói về ngoài đó để cho con gái con vô đây để cho nó tập luyện.

Tu sinh 13: Bây giờ thì cái Thuận nó một mình ở ngoài đó nhưng mà con xin với cô rằng trong khi bệnh mà tâm con còn yếu để con vô đây gần Thầy chỉ dạy và cô Út chỉ dạy cho con, chứ bây giờ con già rồi con giữ cái trang thái này. Thôi thì rằm để cho con lên chứ mai về con trở về cái Tịnh xá …​. nói vậy thì có gì Thầy viết thơ Thầy để lại để Phật tử yểm trợ cho cổ, chứ con ở trong này …​ (không về ngoài đó nữa ).

(55:32) Trưởng lão: Thôi được rồi, con già rồi thôi ở đây tu đi. Thầy coi Thầy sẽ viết thư cô Út sẽ gửi cho ngoài đó cho, phải không. Để ở ngoài đó nhờ Phật tử trông nom, rồi cái người nào mà còn trẻ khỏe thì vô đây tập luyện một thời gian rồi về ngoài đó chiến đấu với bệnh ở ngoài đó cho nó sạch, cho cái Tịnh xá nó không còn bệnh nữa, thì ngoài đó không có bệnh nữa thì người ta sẽ vô nữa chứ không có gì đâu. Thôi con cứ yên tâm đi, cứ lo cái phần con tu tập ở đây thôi, phải không, yên tâm đi, bây giờ lo tập luyện những cái pháp mà Thầy dạy. Nhiếp tâm cẩn thận con để rồi đẩy lui bệnh, nó không còn nữa đâu mà sợ. Vô đây Thầy nói bệnh nào nó cũng phải chạy thôi, không sợ đâu con.

10. KHÁC NHAU GIỮA TỈNH THỨC & ĐỊNH TỈNH

(56:06) Tu sinh 12: Dạ thưa Thầy con còn một chút nữa…​

Trưởng lão: Rồi, rồi, còn chút nữa thì đứng đó nói đi, thôi đừng lên đây mất công, có chút thì ngồi đó trả lời đi, hỏi đi.

Tu sinh 12: Kính bạch Thầy, trong lúc con đi như vậy con nhiếp tâm an trú như vậy thì con nghe rất rõ tiếng bước chân con thì con nghe rõ lắm. Nhưng mà con cũng vẫn nghe được cái tiếng xung quanh hay là cái tiếng người cãi lộn ở bên ngoài, mà con biết được bước chân rõ lắm. Như vậy có phải là sao không hả Thầy?

Trưởng lão: Vậy là tỉnh thức chứ không có sao hết. Chứ không phải là con chỉ biết có bước chân đi mà không có nghe ở ngoài đó thì coi như là con gom lại đây thì vậy là con đã…​ Cái sức tỉnh thức nó khác, còn cái định tỉnh nó khác con. Định tỉnh nó gom lại, nó không còn có nghe bên ngoài mà nó chỉ còn biết ở trong này thôi. Cái đó là sức Định, còn cái pháp con đang tu là Tỉnh Thức. Tỉnh Thức cho nên trong cái vòng rộng của nó đó là sáu căn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của con nó đều tiếp duyên hết, nó đều biết, nhưng mà biết cả luôn cái bước chân đi nữa. Thì cái đó là đúng, không có sai pháp.

Tu sinh 12: Dạ còn chút nữa thưa Thầy là con tu nửa tiếng con xả ra rồi con có thể ngồi lại con tu Tứ Chánh Cần liền luôn được không Thầy?

Trưởng lão: Được, không có sao hết bởi vì Tứ Chánh Cần là cái pháp luôn luôn nó ngăn ác, diệt ác mà con. Con xả ra rồi thì có ác pháp nào vô thì ngăn diệt liền tức khắc đó thì được. Bởi vì pháp Tứ Chánh Cần nó dung chứa hết tất cả các pháp. Con tu cái pháp đi kinh hành hoặc tu pháp nào rồi bây giờ xả ra là ở trên Tứ Chánh Cần, mặt nào mà ác vô là gặp con con cũng diệt sạch hết. Cho nên đem lại cái sự bình an cho tâm con chứ không có gì đâu. Đó là đúng, không có sai.

Tu sinh 12…​ (được con, không có gì đâu con – giọng Trưởng lão) …​

Trưởng lão: Bây giờ ráng, ở trong này ráng tập luyện cho nó có căn bản con, lớn tuổi rồi, mấy con già quá rồi, lơ mơ là tu chưa kịp mà chết đó. Cho nên mấy con cứ yên tâm mà lo tu tập, phải đi vào căn bản của nó cho chắc ăn của nó.

Tu sinh 14…​

Trưởng lão: Cái gì cũng một tí, một tí mà bây giờ cũng gần tới năm giờ rồi…​(cười).

Tu sinh 14: Kính bạch Thầy, …​cách đây năm tháng rồi, cái lúc con thọ Bát Quan Trai đó thì hôm đó con không biết Thầy, con chào Thầy…​ …​cái tối hôm đó con thấy con chào Thầy thì bắt đầu Thầy…​.. thì thưa Thầy cả năm đó con thọ Bát Quan Trai rất là yên…​Thầy phóng cái từ trường gì…​ bữa nay con áy náy …​

(1:00:06) Trưởng lão: À thôi, cái chuyện qua rồi thì bỏ đi, đừng nói nữa. Thôi rồi, rồi. Rồi, Thầy đọc rồi Thầy trả lời con.

Tu sinh 15: …​hôm nay con đến đây gặp Thầy mong Thầy chỉ dạy cho con.

Trưởng lão: À được rồi, lần lượt rồi con còn ở lại đây đó rồi hỏi cô Út sẽ chỉ, rồi Thầy sẽ kiểm tra. Thầy sẽ giúp đỡ cho mấy con để thuần thục các pháp để mấy con về tu mới được. Sau khi mà có duyên thì thỉnh thoảng mấy con lên dự trong những cái khóa học tu ở đây cho nó thuần quen với các pháp. Coi vậy chứ phải tập một thời gian sau nó mới thuần được. Chứ không khéo nó về mình tu tập cái nó chai con. Bởi vì mình hiểu qua cái hiểu của mình rồi mình tu tập theo cái hiểu của mình nó sẽ bị những cái kiến giải, tưởng giải của mình nó dẫn mình đi theo cho nên mình phải có nhiều cái thời gian mình tham dự các khóa tu học mà Thầy hoặc cô Út sẽ trực tiếp hướng dẫn cho mấy con để cho mấy con đi vào cái căn bản của sự thực hành thì nó mới bảo đảm con.

Tu sinh 15: Thưa Thầy một khoá tu học thì trong thời gian bao lâu?

Trưởng lão: Coi như là nó ba tháng chứ không có lâu, ba tháng thôi rồi mấy con sẽ nghỉ. Rồi sau ba tháng đó thì mấy con sẽ về, sau thời gian đó thì thỉnh thoảng mấy con sẽ gọi điện thoại cho cô Út xem có dự thêm cái khóa nào đó thì con sẽ báo con xin phép con về trong này, ở trong này học ba tháng hoặc một tháng cũng được nữa. Mình phải tập luyện cho có căn bản chứ không khéo mình nghe mình hiểu rồi mình về tập coi chừng nó không có căn bản, cố gắng mấy con.

Thôi bây giờ xong rồi phải không mấy con. Có ai hỏi gì nữa không mấy con, hết rồi?

Vậy ráng tu tập, rồi mấy con sẽ còn gặp Thầy, còn hỏi cô Út những cái điều kiện cần thiết nữa và đồng thời mấy con còn về đây tu tập nhiều nữa chứ không phải là nhiêu đó là đủ đâu. Chừng nào mà mấy con làm chủ sanh, già, bệnh, chết được mà chấm dứt được luân hồi đó thì mấy con mới an tâm, mấy con mới hết tu chứ bây giờ còn đang tu, còn đang tập kỹ lưỡng lắm đó chứ không phải là tập lơ mơ được.

Thôi Thầy xin uống miếng nước đặng Thầy về, tối rồi. Chào mấy con, mai mốt Thầy đến Thầy kiểm tra nữa.

HẾT BĂNG