MÙA AN CƯ 23-TRẠNG THÁI SUNG MÃN CỦA TỨ NIỆM XỨ
2005 MÙA AN CƯ 23-TRẠNG THÁI SUNG MÃN CỦA TỨ NIỆM XỨ
2005 MÙA AN CƯ 23
TRẠNG THÁI SUNG MÃN CỦA TỨ NIỆM XỨ
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 2005
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [47:37]
Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005
Số lượng: 24 băng
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2005-mua-an-cu-23-trang-thai-sung-man-cua-tu-niem-xu.mp3
1- THIỆN XẢO KHI TU TẬP
(00:00) Sư Pháp Ngộ: Như mấy kỳ con tu đó, thì con thấy có những cái niệm khởi lên thì con thôi, bây giờ ngồi tại chỗ để đánh luôn chứ không cần đi đâu hết. Có hai niệm khởi lên: một là niệm, thứ hai là hôn trầm, thưa Thầy? Bây giờ mình ngồi nếu mình quán dùng Định Vô Lậu đánh, thì nó bị hôn trầm, thì con nói, nếu mà nó hôn trầm thì mình ngồi cử động tay chân, chứ không đi. Cử động tay, để thế này thế kia, hoặc chân duỗi ra duỗi vô để bớt hôn trầm, hoặc là dùng mắt mở ra, không nhắm mắt lại.
Nó khởi lên niệm nào là đánh niệm đó, nó khởi lên bất cứ niệm nào là đánh nhưng mà trong lúc mình đánh thì nó bị hôn trầm, cho nên bởi vậy con mới cử động chân tay. Con quán thời gian rất là dài mấy tiếng đồng hồ, ba đến bốn tiếng đồng hồ, đánh một lúc khi nào không còn một niệm nào khởi lên, mà hôn trầm thì vắng bặt luôn, lúc đó nó tỉnh thức hoàn toàn.
Trưởng lão: Đó là cuộc chiến đấu.
Sư Pháp Ngộ: Có sử dụng nằm nữa. Nó làm con bừng tĩnh, không một niệm. Như vậy nó có ảnh hưởng gì không Thầy?
Trưởng lão: Không có, cái đó là thiện xảo đó con. Cách thức đó là thiện xảo để phá cái đối tượng. Bây giờ nó bị loạn, nó bị vọng tưởng phải không? Nó bị có niệm đó, rồi nó bị hôn trầm kề bên nữa, cái thằng giặc nó đánh hai cái, cho nên rất khó. Khi mà bị vọng tưởng, thì nó tỉnh nó mới vọng tưởng. Đằng này nó vừa mê mà vừa có vọng tưởng, rất là nguy hiểm đó, nó đánh hai cái. Mà bây giờ cái kia thì phải động thân mới phá hôn trầm thì phải động thân. Mà cái niệm thì phải quán, phải tư duy, thì hai cái này thì đều phải sử dụng mà đánh nó.
Thiện xảo kết hợp câu hữu lại thì con mới đánh mới trôi. Vậy mà cái thời gian mà dài để chịu đựng với nó, để đánh với nó như vậy đó, mà tới một hai giờ đồng hồ là quá sức rồi ghê gớm. Mà khi mà nó ra rồi, nó không còn nữa, thì nó tỉnh thật là tỉnh mà không niệm, nó an trú rất là cụ thể, rõ ràng.
Sư Pháp Ngộ: Nhưng mà khi đánh xong rồi nó tỉnh, mình làm mệt mình, thân thể uể oải hết.
(02:29) Trưởng lão: Thì đó, bởi vậy quá sức của mình, thì nó mệt chứ đâu có gì.
Sư Pháp Ngộ: Khi mà xong thì thấy tỉnh rồi, thì nằm xuống thư giãn mà vẫn tỉnh táo không có gì hết. Cũng không có niệm khởi, nó trở thành tâm bất động luôn, thưa Thầy.
Trưởng lão: Cái chỗ đó là cái chỗ bất động thực sự. Nó thấy nó bình thường, nó vậy mà nó rất tỉnh, nó không bị hôn trầm thùy miên, mà nó cũng không có niệm gì khởi ở trong tâm mình được. Nó thanh thản, an lạc, vô sự.
Sư Pháp Ngộ: Riết nó vắng bặt luôn Thầy, đó cũng là một cuộc chiến đấu ghê gớm.
Trưởng lão: Thật sự ra, khi mà gặp giặc rồi thì phải đấu với nó, chứ không có được đầu hàng, đầu hàng là mình thua. Ví dụ như hôn trầm thùy miên mà mình đi nằm là mình thua. Thay vì bây giờ là chẳng hạn, Thầy nói chín giờ rồi, mà bây giờ nó hôn trầm thùy miên, mình đánh đấu cho nó tới mười giờ. Mà mười giờ hôn trầm thùy miên chưa khỏi, đánh luôn mười một giờ. Đánh chừng nào nó tỉnh, thật tỉnh thì mới đi nằm, thì nó mới thắng trận.
Còn bây giờ thì nó hết giờ rồi, thôi mình ráng cầm cự nó tới mười giờ mà còn buồn ngủ chứ chưa phải hết đâu. Nhưng mà thôi tới giờ, thôi đi ngủ, tức là mình đầu hàng, mình chạy rồi, chạy giặc, sau đó thì nó cũng đánh mình hoài.
Còn mình đánh cho nó thẳng đét nó luôn. Thí dụ như bây giờ mười giờ đi ngủ: “Giờ mày buồn ngủ tao cho mày đi luôn, tao cho đánh luôn, đánh chừng nào mày tỉnh tao mới xả, tao đi ngủ”. Mà xả đi ngủ mà tỉnh rồi thì ngủ khó, nhưng mà vậy đó, sau này nó mới ớn, nó mới hết.
Sư Pháp Ngộ: Nó không ngủ nữa, khi nó tỉnh nó không có ngủ nữa.
Trưởng lão: Nó tỉnh rồi nó không có buồn ngủ nữa, nó không có chút xíu buồn ngủ nào hết.
Sư Pháp Ngộ: Mấy kỳ đánh nó thì nó cũng giống như cái tình trạng Thầy vừa dạy đó, là coi như mình đánh tới giờ thôi, mình bỏ.
Trưởng lão: Ừ.
Sư Pháp Ngộ: Hoặc là khi nó hôn trầm thì mình lại đi kinh hành. Hoặc là khi nó khởi niệm, mình đang quán Định Vô Lậu mà nó khởi niệm và nó hôn trầm nữa thì mình lại đứng dậy đi kinh hành. Cho nên cái Định Vô Lậu mình cũng làm không xong mà cái tỉnh thức mình cũng không xong.
Trưởng lão: Tỉnh thức cũng chưa, bởi vì mình phá nó bằng cách mình đi để mà tránh né nó thôi.
Sư Pháp Ngộ: Đánh hôn trầm, nhưng mà bây giờ ngồi chịu trận đánh anh luôn. Suy tư rồi, nếu mà mình không đánh nó thì nó sẽ cứ quay lại nó đánh lại mình.
Trưởng lão: Ừ.
(04:30) Sư Pháp Ngộ: Cho nên con nói đánh cho mi một trận luôn, mà nhân tiện trời mưa này nè, đi tới, đi lui thì dẫm mấy con mối nó chết, nó bay vô nhiều quá. Thì con mới suy tư nói: “Thôi bây giờ ta quyết chí dùng cách Định Vô Lậu mà đánh nó một trận. Cái thứ hai nữa thì nó lại hôn trầm thì mình nhất định đánh luôn, hôn trầm tao cũng đánh!”
Trưởng lão: Ngồi tại chỗ đưa tay đưa chân ra, cứ động hoài nó ngủ không được.
Sư Pháp Ngộ: Dạ. Khi mà nó muốn hôn trầm buồn ngủ, thì động tay động chân, nếu mà nó bớt thì con quán Định Vô Lậu, thì con mới làm xong cái việc đó, sáng ngày tỉnh queo không có gì hết.
Trưởng lão: Ừ.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, con có một câu pháp hướng quán như là: "Quán tâm như cục đất, ly dục ly ác pháp" nó có giống như là: "Thanh thản, an lạc, vô sự." không, thưa Thầy?
Trưởng lão: Giống con, tác ý cái đó là nó trở về tâm thanh thản, an lạc, vô sự, giống nhau con.
Sư Pháp Ngộ: Chẳng hạn như: “Quán tâm như cục đất, ly tham, sân, si.”, nó có giống không hả Thầy?
Trưởng lão: Giống.
Sư Pháp Ngộ: Nó cũng giống như vậy hả Thầy?
Trưởng lão: Tức là nó trở về thanh thản, an lạc, vô sự. Cái tác ý của cái câu đó nghe nó không có giống cái câu: “Thanh thản, an lạc, vô sự.” chứ gi? nhưng mà nó trở về thanh thản, an lạc vô sự.
Sư Pháp Ngộ: Mà con thấy hai cái câu: "Quán tâm như đất." thì con thấy nó lại có sức mạnh hơn là: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự."
Trưởng lão: Đúng rồi. Cái kia mình chỉ nhắc mình giữ thôi, còn cái kia mình đánh ngay cái gốc của nó. Cái gốc là nơi xuất phát làm cho mất thanh thản an lạc vô sự, mình đánh gốc cho nên nó mạnh hơn. “Tâm như cục đất, ly tham sân si hết đi!”. Đó, mình đánh ngay gốc nó, thành ra nó trở về thanh thản. Tại đập cái gốc, còn kia con nhắc: “Thanh thản an lạc vô sự.”, tức là con không bứng cái gốc tham, sân, si, nó không ly, cho nên vì vậy nó nhẹ hơn.
Nhưng mà nếu mà trường hợp mà thấy tham, sân, si nó ly, nó chỉ còn vi tế, thì mình tác ý cái này để giữ gìn nó thôi. Còn nếu mà bây giờ tham, sân, si còn một đống đây thì hướng: “Tâm như cục đất, ly tham sân si hết đi, ở đây không có chỗ mày ở!”. Mình đuổi thẳng bay nó thôi, thì rốt cục rồi thanh thản, an lạc, vô sự. Rồi lát tác ý nữa, lát tác ý nữa. Cứ tác ý hoài chừng nào thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ bảo vệ cho được cái thanh thản an lạc vô sự. Nhưng mà nó mạnh hơn là con nói đúng, cái câu kia tác ý quá mạnh.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Con tác ý đoạn diệt được không Thầy?
Trưởng lão: Được chứ con, Đoạn diệt cũng được.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, trong lúc mà mình cũng đang đi tác ý luôn được không Thầy?
Trưởng lão: Được con.
Sư Pháp Ngộ: Với lại nhiều khi cái câu tác ý mà nó không có xa quá mà nó gần liền nhau, vậy nó có ảnh hưởng gì không Thầy?
Trưởng lão: Không, tác ý để ngầm có cái nội lực của nó. Bởi vì con vừa tác ý rồi thì một chút xíu con tác ý nữa chứ gì, tức là nó gần nhau.
Sư Pháp Ngộ: Nó gần nhau.
Trưởng lão: Nó gần nhau, được, không có sao đâu. Bởi vì mình tu tập cái nội lực để mình ly dục ly ác pháp. Nhưng mà cái trạng thái thanh thản nó không được kéo dài, bởi vì mình tác ý nó bị mất. Cái câu tác ý của mình làm cho cái trạng thái thanh thản nó mất.
Sư Pháp Ngộ: Dạ, nhưng mà nó có nội lực.
Trưởng lão: Nhưng mà nó có nội lực.
Sư Pháp Ngộ: Khi mà con tập nó một thời gian, chẳng hạn như không cần tác ý nữa thì ngồi nó đã có cái nội lực, nó tự tác ý ra luôn, vì nó đi theo cái thói quen của nó. Bây giờ đụng một cái gì là nó tác ý liền.
Trưởng lão: Nó tác ý theo cái lực, nội lực của nó, nó phản xạ. Hễ đụng tới, nó phản xạ của nó là nó tác ý.
Sư Pháp Ngộ: Phản xạ là nó bị ức chế tâm nhưng mà con quán lại thì không có ức chế.
Trưởng lão: Không phải đâu con, đó là cái pháp nó ly, nó đoạn bằng cái pháp Như Lý Tác Ý, nó ngầm nó phá triền con. Chứ còn cái mà kiết sử mà đến mà con dùng tác ý là con bị ức chế đó, con phải dùng cái Định Vô Lậu con quán.
(08:05) Bởi vì kiết sử nó hiện tiền thấy rõ tham, sân, si. Còn cái kia nó không có, không có nhưng mà mình tác ý để ngầm nó, nó thành cái lực ly tham, sân, si; cái lực đoạn diệt tham, sân, si. Chẳng hạn nào bây giờ mình không có tham sân si gì hết; mình không có kiết sử gì hết, nhưng mà nói: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết đi!”, chỗ này không có tham sân si, tức là mình đánh ngũ triền cái đó.
Còn bây giờ hiện tiền, bây giờ mình đang có cái niệm tham, sân, si. Nó kiết sử, nó nhớ nó nghĩ gì đó, thì đây nó hiện bị kiết sử rồi, cho nên cái này phải dùng cái Định Vô Lậu. Chứ con tác ý, con bảo nó đi đi, tức là con ức chế nó, cái đó không được, cho nên phải biết áp dụng.
Sư Pháp Ngộ: Như vậy là lúc đó mình phải dùng Định Vô Lậu mình quán nó.
Trưởng lão: Mình quán.
Sư Pháp Ngộ: Mình quán một chặp rồi mình mới tác ý cái kia.
Trưởng lão: Mình tác ý cái kia.
2- TRIỀN CÁI - KIẾT SỬ - DỤC TRƯỞNG DƯỠNG
(08:51) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, trong khi bước đi, một bước đi tự nhiên sao nó cũng tác ý: “Tâm như cục đất.” …
Trưởng lão: Mỗi bước đi mà nó nhắc như vậy là nó mục đích của nó tác ý để nó diệt cái tham, sân, si - ngũ triền cái. Nó biết con còn ở trong đó chứ chưa hết đâu, cho nên nó nhắc.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Đó là cái vi tế, bạch Thầy!
Trưởng lão: Cái vi tế đó con.
Bởi vì cái ngũ triền cái là cái màn ngăn che, cho nên mình không thấy tham, sân, si, nhưng mà sự thật trong tâm mình có tham, sân, si. Cho nên câu đó nó ngầm nó phá vỡ cái tham, sân, si của mình. Cho nên nó tác ý là điều tốt, mình tác ý nhiều là tốt, bởi vì triền cái nó nặng lắm, nó không có hiện cái hình nó ra đâu, nhưng mà cái tướng nó ló ra thì nó bị kiết sử rồi. Cũng như bây giờ mình thấy mình không thèm ăn, nhưng mà nó khởi nó muốn ăn cái đó mình biết là nó kiết sử rồi.
Nó tham đó. Mình ăn rồi cái bắt đầu nó dẫn mình, nó xỏ mũi, nó thành ra năm dục trưởng dưỡng. Hồi đầu thì nó còn kiết sử, nó còn triền cái, nhưng mà khi mình thực hiện ra rồi, mình bị ăn rồi thì nó là năm dục trưởng dưỡng, nó trưởng dưỡng cái dục lên. Bởi vì con ăn, sanh cái dục lên nữa, do đó con dục nữa.
Sư Pháp Ngộ: Dục mạnh hơn.
Trưởng lão: Dục mạnh hơn. Cũng như bây giờ thay vì buồn ngủ, mà con thấy cái tướng buồn ngủ nó là bị kiết sử rồi, kiết sử của si kiết sử rồi, con hiểu không? Nó buồn ngủ nó đang gục tới, gục lui rồi, mà con đi nằm thì nó năm dục trưởng dưỡng rồi, chứ không phải là còn kiết sử nữa, con tăng trưởng cái dục rồi đó. Cho nên khi mà cái tướng của nó, các con biết không?
Khi mà nó còn triền cái thì nó không thấy tướng gì hết. Mà khi mà cái tướng nó hiện ra thì nó kiết sử. Mà khi mình làm theo cái tướng đó rồi thì nó trở thành cái pháp năm dục trưởng dưỡng, con có hiểu không? Cho nên khi nghe năm dục trưởng dưỡng, mấy con không biết cái pháp này nó ra sao? Nhưng mà sự thật ra nó đi từng bước nó mới thành ra cái năm dục trưởng dưỡng.
Đức Phật nói năm dục trưởng dưỡng: “mắt thấy sắc thì nó dính sắc.”. Cũng như bây giờ mình buồn ngủ, rồi mình dính buồn ngủ thì đi nằm ngủ, thì dục nó trưởng dưỡng dục ngủ chứ gì, đó là năm dục trưởng dưỡng, con hiểu chưa?
Bây giờ kiết sử nó khởi ra, bây giờ mình có tham nè, mà mình chưa có thèm ăn, thì nó là triền cái. Nhưng mà khi nó khởi nó thèm ăn thì đó là nó kiết sử rồi. Tham kiết sử nó mới có thèm ăn nè, phải không? Bắt đầu mình lấy ăn thì tức là năm dục trưởng dưỡng.
Sư Pháp Ngộ: Vậy là mình nuôi nó rồi.
Trưởng lão: Mình nuôi nó, nó dưỡng nó lên, làm cho tăng trưởng lên.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Nó khởi vậy đó Thầy.
Trưởng lão: Thấy không? Mấy con thấy, cái pháp của Phật nó rõ ràng, nó đi từng bước mà nó trở thành dục trưởng dưỡng, nó nuôi lớn cái dục của mình lên, nó trưởng dưỡng cái dục. Mà cái dục nhiều thì nó lại khổ nhiều, khổ nó chồng lên. Cho nên mình biết cái này, năm dục trưởng dưỡng này, cái này là kiết sử, cái này là triền cái.
Cho nên những cái pháp của mình biết đây, nó tác ý này là diệt năm triền Cái. Còn cái này nó tư duy suy nghĩ, nó diệt kiết sử này. Còn cái này nó tác ý ra để nó ngăn cái cái dục trưởng dưỡng của nó, tức là bắt đầu nó ôm pháp nó đi.
Thí dụ bây giờ buồn ngủ, con không nằm, đứng dậy đi kinh hành tức là con diệt năm dục trưởng dưỡng, chứ không phải diệt kiết sử đâu, mà diệt năm dục trưởng dưỡng, không khéo đây nó nằm xuống nó ngủ.
(11:58) Đó, thành ra pháp của Phật, Thầy nói pháp của Phật nó rõ lắm, nhưng mà đọc suông suông mấy con không có biết đâu. Bây giờ Thầy giải thích ra mấy con thấy nó đi từng bước, nó lên tới năm dục trưởng dưỡng chứ gì? Cho nên vì vậy mà trong khi chúng ta tu Tứ Niệm Xứ, chúng ta rất sợ năm dục trưởng dưỡng. Cho nên trong cái bài Đại Không, đức Phật nói về năm dục trưởng dưỡng, chứ không nói tụi kia đâu. Mà chính từng cái bước kia, bước từ cái triền cái, rồi kiết sử, rồi cho đến năm dục trưởng dưỡng, mà rất sợ năm dục trưởng dưỡng. Cho nên ngăn chặn liền tức khắc, ngăn ác, diệt ác là không có cho nó sanh năm dục trưởng dưỡng.
Mà năm dục trưởng dưỡng thì phòng hộ mắt tai mũi miệng thân ý của mình, tức là độc cư. Nó trở về độc cư để phòng hộ mắt tai mũi miệng thân ý của nó, tức là ngăn và diệt năm dục trưởng dưỡng bằng cái pháp độc cư. Chứ mà mấy con mà tiếp xúc nhau là nó sanh ra năm cái dục trưởng dưỡng liền.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Ví dụ là cái tâm nó khởi tướng tham ăn cái đó là mình tác ý nó là bớt vậy thôi, nó còn trở lại nữa. Nhưng mình đem đề tài này để mình quán, khi xả ra, thấy nó hết.
Trưởng lão: Cái đó thì nó thành Định Vô Lậu rồi con.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Dạ.
Trưởng lão: Bởi vì khi mà nó khởi ăn là nó kiết sử rồi.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Dạ.
Trưởng lão: Nó kiết sử thì chỉ có Định Vô Lậu quán thôi, chứ còn con tác ý, con đuổi nó như mà triền cái thì không được.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Khi nó khởi lên con tác ý không hết, con phải tư duy quán xét thì nó mới trở lại bình thường.
Trưởng lão: Đó, thì nó bởi vậy nó là kiết sử, nó phải dùng cái pháp thuộc về loại kiết sử.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, có một người trong lúc người ta tu mà nó bị vọng tưởng nhiều quá, chẳng hạn khởi lên những cái niệm nhiều quá, bây giờ chẳng hạn như mà dùng Định Vô Lậu quán không hết, vì nó quá nhiều niệm mà như vậy phải dùng pháp ngăn bớt chứ bạch Thầy?
Trưởng lão: Thì pháp ngăn mà nó ngăn thì ngay đó, ôm ngay cái pháp Thân Hành Niệm liền, đập liền không có để cho nó tuôn trào ra cái kiểu này.
Sư Pháp Ngộ: Nó tuôn quá không chịu nổi.
Trưởng lão: Nó tuôn ra đâu có quán kịp, cái này nó chưa rồi, tới cái khác rồi.
Sư Pháp Ngộ: Nó liên tục, như vậy mình ngăn nó, mình ngăn nó xong, ngăn nó một thời gian thì nó không hết đâu, nó phải có niệm.
Trưởng lão: Nó không hết, ngăn nó rồi bắt đầu niệm nó từ từ nó đi ra, rồi bắt đầu mới lấy Định Vô Lậu mà đẽo đục. Chứ nó tuôn trào lớp lớp này làm sao được.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Khi con tác ý sao thấy nó muốn ức chế.
Trưởng lão: À, Ví dụ như: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si đi hết đi!” thì đó là triền cái rồi, thì nó không ức chế. Mà khi mà nó hiện tiền ra, nó đang muốn ăn đi, con bảo: “Tâm như cục đất, ly tham sân si hết, giờ đây không có ăn!” thì con bị ức chế đó.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Dạ.
Trưởng lão: Cái này nó thuộc triền cái mà bây giờ đây cái pháp này nó hiện ra cái kiết sử rồi. Nó đang thấy cái món ăn đó, nó đang thích rồi, thì bây giờ đưa món ăn này ra quán bất tịnh đi, cho nó nhàm chán, cho nó ớn cái nó không muốn ăn, nó xả ra liền, con hiểu không?
Mình phải biết sử dụng cái pháp nào mà biết xả nó, chứ mấy con biết không rõ là mấy con bị ức chế hoặc là mấy con tu sai, nó không hiệu quả. Còn nếu mà đúng pháp rồi thì ngay đó mấy con quán cái nó hiệu quả ghê gớm, nó mau nó đẩy lui liền tức khắc.
Bởi vì cái áp dụng, cái khéo áp dụng và biết giặc nó đang đánh mình cái loại vũ khí nào và mình sử dụng cái vũ khí gì để diệt nó, thì như vậy là mới chắc ăn.
Nó bây giờ nó dùng tăng nó vô nó càn quét, mà mình cứ dùng cái thứ súng mà bắn thì ăn thua gì nó. Nó ủi mình chết hết cả bầy luôn, chớ không có chơi.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, Thầy nói tụi con thuộc cái diện du kích thiện xạ, cho nên chuyện gì cũng mang súng ra mà phang, mang súng ra mà phang.
Trưởng lão: Phang điên chứ ở đó. Bây giờ tăng nó vô, thì mấy con mới dùng thứ mà bắn cháy tăng mới được. Cái này không dùng thứ đó, mà đem ba cái thứ súng AK mà bắn, bắn cái thứ gì, cái thứ đó được.
Sư Pháp Ngộ: Thưa Thầy, con phang tùm lum, tá lả luôn Thầy.
Trưởng lão: Trời ơi, phang nhiều quá mình xách đít chạy chứ đâu có thắng ai.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy nó cũng dập hết.
(16:17) Trưởng lão: À, coi như là thắng nó được, mà chặn đứng nó được thật sự đó. Nghĩa là tất cả những vũ khí, mấy con có loại nào đem ra hết, chứ không biết sử dụng một cái. Thành ra nó hao rất nhiều và binh lính nó cũng chết biết bao nhiêu. Tức là sức khoẻ mấy con phải kém đó, chứ không phải không đâu. Còn cái mình biết bây giờ mình phải dùng pháp đó thì mình xả nó, cái nó dễ dàng, nó nhẹ nhàng, nó không hao sức. Nó không hao vũ khí nữa chứ.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, có nhiều lúc con tu xong cái rồi con mới biết mình dùng quá nhiều cái sức lực. Tu xong một chặp cái mình thắng anh rồi cái mình ngồi mình suy nghĩ, sao mình mệt thế này, mình quán lại xem mình đánh nó như thế nào.
Trưởng lão: Đánh giặc phí đạn, rồi phí dược mà phí sức nữa.
Sư Pháp Ngộ: Mà thường thường đánh xong rồi mới ngồi suy tư rồi mới nhìn thấy.
Trưởng lão: Hồi đó hoảng quá.
Sư Pháp Ngộ: Thấy địch tới hoảng rồi.
Trưởng lão: Thứ du kích này mới sợ.
Sư Pháp Ngộ: Cho nên bởi vậy, mỗi lần đánh thì mới có kinh nghiệm thưa Thầy.
Trưởng lão: Thì Thầy nói học, học ở chiến trường không à.
Sư Pháp Ngộ: Mỗi lần đánh thì mới có kinh nghiệm, cho nên nhiều khi tu xong một thời gian, tu xong đầu tiên thì mình thấy mình khoẻ, sau một chặp thì mình thấy con người của mình hơi thiếu sức làm mình mệt, nó không có sức khoẻ, nhiều khi quán lại mình nghĩ không phải mà mình tu phí sức, mà mình đánh nhiều quá, thấy địch nhiều quá nên mình đánh tùm lum hết.
Trưởng lão: Kêu là hồi đó hoảng, rồi cứ đụng cái gì là phang, ném, quăng hết, quăng cho giặc đứng lại, chớ không có cho nó tới.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Con tu Tứ Chánh Cần, tối ngày ngăn, diệt tứ tung hết.
Trưởng lão: Đúng rồi! Mấy con mới vô, mấy con luôn luôn là Tứ Chánh Cần không. Mà Tứ Chánh Cần mà không khéo thì bị ức chế, bởi vì nó ngăn, nó diệt không khéo đó. Cho nên nó phải sống một đời sống bình thường mà có chướng thì đánh, chướng thì đánh, chướng thì đánh. Và đồng thời khi rảnh rang thì tập luyện thêm, coi như mình tập cho nó có cái lực của pháp thôi. Nhiệm vụ Tứ Chánh Cần là ngăn và diệt ác pháp thật, nhưng mà các con đang tập luyện những cái pháp. Bởi vì mình chưa có Định Niệm Hơi Thở, mình chưa rành nè. Định Chánh Niệm Tỉnh Giác chưa biết nè. Định Vô Lậu quán xét cũng chưa biết nè. Rồi Định Thư Giãn các con nghỉ ngơi tu chưa biết cách.
Cho nên mình tập, vừa tập mà mình cũng vừa đương đầu với giặc, chứ không phải tập không đâu. Cho nên vô đầu mấy con tu, mấy con mệt lắm chứ không phải không. Như con là con đánh tá hỏa tam tinh. Vừa tập trận mà lại vừa bây giờ đi ra đánh nữa thì nghe nó ớn thiệt. Rồi đụng giặc, rồi bắt đầu có cái gì của mình mà học được, tập được là đem ra bài bản hết.
Sư Pháp Ngộ: Dạ. Rồi cứ đánh, đánh xong rồi rút tỉa kinh nghiệm.
Trưởng lão: Cứ đánh, đánh riết, rồi rút kinh nghiệm, rồi mới thấy lả người thiệt, chứ không phải không.
Sư Pháp Ngộ: Nhưng mà con thấy vừa rồi con đánh thì con đánh không có lại, mà nó kéo dài thời gian nhiều lắm.
Trưởng lão: Coi như cái mặt trận nào mà đánh nhau thì nó cũng còn có cái thời gian. Có cái nó đánh dai lắm, nó đánh từ hai ba tiếng đồng hồ. Một cái cơn đau của mấy con, nó đánh một hai ngày. Nếu mấy con không bền chí. Mấy con chắc: “Trời đất ơi! Mình thua rồi, nó đánh gì còn đau hoài?”. Phải không? Mấy con bền chí ôm hoài, ôm pháp đánh hoài, đánh riết tiêu luôn. Đừng có sợ, Thầy nói đừng có sợ. Một ngày chưa xong, hai ngày chưa xong, cứ ôm pháp đánh riết, đánh cho cái cơn bệnh nó hết.
Đó, Thanh Quang nếu mà Thầy không sách tấn, chắc ít bữa ông uống thuốc, chớ ông không chịu nổi đâu. Thành ra nó lên tăng xông ông quá trời, chắc kiểu này chắc chết, đi nằm nhà thương chứ không thể sống. Nhưng mà nhờ Thầy đến Thầy khích lệ, cho nên tinh thần nó vững vàng hơn. Cho nên cứ ôm pháp đánh hoài, đánh riết nó luôn, nó tuột đi. Mà mỗi lần như vậy đó thì coi như là thuốc nó cũng kèm đó, sợ nó chết bất tử.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Con có người bác bị viêm gan C đó, là nặng đó Thầy, thì mẹ con có nói là đưa lên Thầy chỉ cho trị bệnh. Cứ một tuần là chích thuốc cứ chích liên tục vậy Thầy à. Ăn yến, Thầy biết yến sào đó, cứ một ký là năm mươi lăm triệu một ký đó Thầy. Trời ơi! Ăn liên tục.
Trưởng lão: Coi như là sống là sống tiền.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Cái đó là bệnh tiền đó Thầy. Bữa hôm con biết pháp Thầy, Thầy nói là trị bệnh, con về nói gia đình. Con kêu sắp xếp đi lên Thầy, lên thọ bát vài ngày để biết cách trị bệnh.
(21:01) Trưởng lão: Đâu có gì đâu, lên đây thì Thầy dạy cho cách thức, là vì mình phải tập. Trước khi đó mình cứ uống thuốc là mình uống thuốc đi. Bây giờ mình tập cái pháp này đi, cho nó thuần nó quen, nó an trú cho được rồi, bắt đầu mình thấy tập nó quen, nó thuần rồi, bắt đầu lại không uống thuốc nữa, đánh rốc bệnh đi.
Bởi vì mình tập được cái pháp rồi, cho nên bây giờ mình đánh bệnh. Còn mình chưa có tập được, mình đánh bệnh, mình không uống thuốc, nó vật mình luôn, chết luôn đó, không phải dễ.
Tu sinh Tuệ Hạnh: (…) Quyết định phải lên Thầy.
Trưởng lão: À, bây giờ thì lên Thầy dạy cách thức, cái pháp đó. Rồi tập chuyên cho cái pháp đó trong một tuần, hai tuần cho nó nhuần nhuyễn cái pháp đi. Sau khi nó nhuần nhuyễn được rồi đó, bắt đầu dẹp không cần uống thuốc nữa. Bắt đầu dùng pháp mà đối trị.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Vậy nó hết tận gốc không Thầy?
Trưởng lão: Nó hết luôn con, nó không còn nữa đâu. Thầy nói pháp Phật mà. Mà khi mà con đuổi nó đi một lần, nó còn trở lại nữa, nội cái đó con đã thắng nó một lần rồi. Lần sau con chỉ cần la nó một tiếng, cái nó xách gói nó chạy rồi.
Nói chung là cái nghiệp của con người thì nó cái nghiệp, thì nó không bao giờ nó hoàn toàn nó hết. Không có bệnh này, nó tới bệnh kia. Nhưng mà điều kiện mình có cái pháp rồi, mình không có sợ nó nữa đâu. Tức là mình có thuốc thần rồi, không có sợ nữa. Mà Tứ Niệm Xứ là cái pháp tuyệt vời để trị bệnh. Thầy nói không có cái pháp nào mà hơn pháp Tứ Niệm Xứ hết đâu.
Sư Pháp Ngộ: Nhưng mà hồi tối như mà có lúc niệm nó khởi lên, Thầy dạy: “Mày phiền não thì mày cũng chừng đó vậy thôi, mày có đau thì cũng chừng đó vậy thôi.”
Trưởng lão: Cũng chừng đó thôi.
Phật tử: “Mày có muốn gì thì cũng chừng đó vậy thôi, tao thấy mày cũng chừng đó mà thôi.”. Con coi thường nó, ôm pháp đánh nó, nó chạy luôn bạch Thầy.
Trưởng lão: Đúng đó con. Chính đó mình coi thường, xem thường nó thì cái tinh thần của mình nó vững lắm con. Rồi bắt đầu ôm pháp vô, cái tác ý một hơi nó đi mất.
Sư Pháp Ngộ: “Mày ngồi mày có gục, gục thì mày cũng gục chừng đó là cùng.”
Trưởng lão: Gục chừng đó thôi, không có hơn nữa.
Phật tử: “Mày có gục thì gục đi, tao đánh cho mày một chặp là mày hết gục.”. Cũng có 1 cái câu giống như là tác ý vậy mà nó làm cho dũng mãnh.
Trưởng lão: Đó, nó cái câu đó là cái câu tác ý để cho cái nghị lực của mình, cái dũng khí của mình nó mạnh lên, nó coi thường cái tụi giặc. Nó coi cũng như bây giờ mình xem giặc không ra gì hết, thì cái sức lực của mình, mình thấy rằng cái pháp của mình đẩy lui. Cho nên mình coi thường nó: “Tụi bây mà ăn thua gì tao, tao chỉ cần tác ý một hơi là bây tiêu!”, ý vậy đó.
Trái lại không ngờ là cái pháp đó lại giữ vững tinh thần của mình lại không sợ, cho nên nó mạnh mẽ nữa. Cho nên con biết khi mà trên cái mặt trận mà đánh, một số lính mà bị chết, nó dao động tinh thần lắm, nó sợ, ai không sợ chết? Cái người mà chính trị viên, họ ra họ thuyết một hơi làm cho mấy người lính họ mạnh mẽ lên liền, cái họ ôm súng họ xông vô trận liền, họ không sợ. Nó nhờ cái tinh thần đó, thật sự con mà con mà tác ý cái câu đó, cũng như là chính trị viên nó huấn luyện cái tinh thần con trở lại để chiến đấu đó, ăn thua cái chỗ đó đó.
(23:58) Cái tác ý nó rất quan trọng. Cho nên nó tạo thành cái lòng tin, cái tín lực, cái gan dạ hơn để chiến đấu thì giặc nó thua. Mình đánh trận giặc sanh tử nó cũng vậy con. Mà cái pháp Như Lý Tác Ý, thiệt gương mặt nó hay lắm. Hễ cần tác ý một cái đúng, trời ơi! Nó mạnh mẽ, nó không sợ chết.
Sư Pháp Ngộ: Lúc mà nghĩ đến cái câu Thầy nói như vậy đó, xong cái mình cũng nghĩ là mình tác ý cái câu đó xong. Những cái câu tác ý của mình sau cùng của nó là nó mạnh lắm bạch Thầy?
Trưởng lão: Nó mạnh, nó hiệu quả.
Sư Pháp Ngộ: Hiệu quả, kết quả ngay liền, giống như là pháo trúng đích vậy. Còn không có câu đó thì nó cứ dây dưa. Công nhận cái pháp tu nhiều cái vui thiệt.
Trưởng lão: Thật ra có tu rồi mới thấy vui, mới thấy thích, mới thấy hay. Chứ còn nếu mình không tu thì không thấy cái ích lợi của Phật.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Mà nghe Thầy chỉ pháp trị bệnh vậy đó, toàn trị bệnh không à, thấy sách vở, lấy quyển tập bắt con chép con nói trời ơi, phải học chứ tự nhiên chép thì biết gì đâu mà tu tập, ép con phải chép.
Sư Pháp Ngộ: Dạ bạch Thầy nhiều khi mình sống độc cư yên lặng thì mình mới đương đầu với tụi nó mới được. Mới nhìn thấy tụi nó mới đương đầu.
Trưởng lão: Mới thấy con, nó mới lộ mặt ra nhiều. Chứ mình sống mà không độc cư thì nó núp hết.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Nếu mà bệnh vậy là phải ở đây tu tập một thời gian, chứ nếu mà ra đời thì cũng vậy sao thưa Thầy?
Trưởng lão: Bây giờ phải có thời gian đến đây tập luyện. Tập luyện cho nó quen với cái đời sống mà giới luật ăn mỗi ngày một bữa đó. Chính ăn ngày một bữa là thiện pháp chuyển các bệnh đó con. Coi vậy chứ ăn ngày một bữa chứ nó hay lắm.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Mà phải sắp xếp làm sao mà phải ở đây một tuần mới được.
Trưởng lão: Thì coi như là lên đây một tuần, rồi dạy cách thức tu tập coi nhiếp tâm được hay không, an trú tâm được không? Bắt đầu được rồi, bắt đầu cho về trị bệnh, chứ ở đây không có trị bệnh. Thầy cho về, về nhà đó mà tập trị, đối trị bệnh. Còn một lần mà đuổi cái bệnh đó rồi lần đó, sau bệnh gì tới cũng không có sợ hết. Tự cái tinh thần của mình nó vững vàng lắm mấy con.
Đó như thầy Chơn Thành, thầy đuổi bệnh rồi, bây giờ không có bệnh gì thầy sợ hết đâu. Đối với bệnh này không có sợ, chỉ cần: “Ờ mày vậy thì chết, tao chỉ ôm pháp này vô là tiêu mày liền!”. Một lần là thắng trận rồi, thì lần sau thì khỏi có lo nó nữa, tinh thần nó mạnh.
Cho nên Thầy chỉ mong mấy con mà đuổi bệnh được một lần rồi. Nghĩa là coi như câu đức Phật nói, cái sức tận cùng của sinh mạng chịu đựng của các cảm thọ, cái cảm thọ cuối thì nó sẽ mát lạnh. Phật nói vậy. Mà mình đuổi nó một lần, mình mát lạnh được rồi thôi. Nó có cái cảm thọ, nó cũng bấy nhiêu đó thôi, chứ nó không hơn được đâu. Nó vẫn phải rút lui, nó chạy, nó để lại cho mình một cái chiến lợi phẩm thật là an lạc vô cùng.
Cũng như con đó, bây giờ con thắng được cái hôn trầm, con mới thấy được cái sức tỉnh của con. Con chưa thắng hôn trầm, con không thấy cái sức tỉnh con đâu. Con qua cái đợt mà hôn trầm, thùy miên nó chạy mất rồi. Trời ơi! Giờ sao tỉnh ghê gớm thiệt chứ.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Hôn trầm thắng nó đâu phải dễ đâu.
Trưởng lão: Mà thắng nó rồi mới thấy được cái sức tỉnh của nó.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Trời ơi! Con qua nhập thất mấy lần con đâu có tỉnh nổi. Con ngồi con bay xuống đất luôn, nó té luôn không tỉnh.
Sư Pháp Ngộ: Nhưng mà lâu lâu nó lại, như hôm nào con nói, bạch Thầy đó, lâu lâu nó có tỉnh giác. Tức là nó không có hôn trầm đó Thầy, thì thấy trong con người của mình nó sáng lạ thường. Nhìn cái gì cũng hiểu hết mà rõ, mà nó không được nhiều. Nó chỉ một lúc nào rồi nó lại, khi trở lại nó bị tham, sân, si nó màn che trở lại. Một thời gian nó lại bị màn che.
Trưởng lão: Chứ nó có một bụng tham, sân, si con ở trong. Nó chỉ bữa nào nó lắng xuống một bữa, trời ơi! Thấy nó sáng suốt quá chừng, quá đỗi. Mà bữa nào nó cào cấu nó lên, trời đất ơi! Nó đục ngầu. Bởi vậy mình làm sao mình quét cho sạch ra hết, nó không còn có nữa, thì chừng đó nó sẽ tỉnh như vậy đó.
Sư Pháp Ngộ: Đọc được vài ba chữ cũng thấy sáng mà hiểu rõ băng, mà nó không được nhiều. Rồi là khi mà tham, sân, si nó khởi lên là nó giống như Thầy dạy cái màn ngăn che. Cái màn ngăn che.
Trưởng lão: Ngũ triền cái mà, năm cái màn ngăn che này.
Sư Pháp Ngộ: Cho nên nó trở lại thành người bình thường không còn gì nữa.
(28:03) Trưởng lão: Bởi vậy hầu hết bây giờ mấy con mờ mịt vô minh là năm cái màn che đó. Ngũ triền cái là năm cái màn che- tham, sân, si, mạn, nghi đó. Hở ra một chút nào thì vô minh hết, nghi ngờ cái này, nghi ngờ cái kia là bị.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Lúc mà tỉnh thức thì nó rõ.
Trưởng lão: Lúc tỉnh thức năm cái màn này, nó vén, nó lắng xuống, nó để một chút xíu nước trong. Trời ơi! Sao mà thông minh dữ tợn vậy ta, mà nó tỉnh ghê gớm? Mà còn hễ nó xào xáo nó lên rồi, nước trong tâm con nó đục ngầu, thì bây giờ nó vô minh.
Sư Pháp Ngộ: Cho nên bạch Thầy, Thầy dạy đó, cho nên bởi vậy với một người tu, họ chứng họ cầm một cuốn sách họ đọc, họ hiểu cái nào đúng sai liền. Còn như mình giờ mình đọc cái gì mình cũng chẳng biết.
Trưởng lão: Bị nó bị năm cái triền cái đó, si triền cái.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Thì mấy bữa đó, con tỉnh thức một đêm, hai đêm đó Thầy, có khi một chữ, vậy mà mình hiểu sâu sắc nghĩa đó lắm, mình hiểu mấy nghĩa luôn.
Trưởng lão: Đúng đó, nó sáng suốt. Bị vì cái màn ngăn che đó nó vén rồi, nó sáng cho mấy con, nhưng mà nó sáng có một chút, rồi cái nó phủ lại.
Sư Pháp Ngộ: Nó phủ lại? Bạch Thầy, thì nó bị ngủ nè, ăn nè, rồi phóng tâm, rồi là tất cả trở lại.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Nó nguy hiểm vô cùng, con thấy rõ nó rồi. Ra ngoài nó phóng tâm tứ tung hết.
3- ĐỊNH CỦA PHẬT
(29:17) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy hồi nãy Thầy nói trong cái định Sơ Thiền đó. Mà người ta nói là ‘tầm, tứ, hỷ, lạc, định’, mà Thầy nói ‘nhứt tâm’, trong sách nó nói ‘định’. Tại sao mình không dùng ‘định’ mà mình dùng ‘nhứt tâm’?
Trưởng lão: ‘Nhứt tâm’ để mình chỉ cho cái chỗ của nó, cho nó rõ ràng cái hình thức hơn là nó ‘định’ trên cái hơi thở của nó. Nói ‘tâm định trên hơi thở’ tức là ‘nhứt tâm’, là nó phải thấy một, duy nhất có một cái, có một cái nào đó. Ví dụ như bây giờ thấy cái hơi thở ra vô thì cái tâm mình nó biết hơi thở ra vô. Nhưng mà cái tâm nó nhập vô trong cái hơi thở, cho nên nó chỉ còn có hơi thở ra vô thôi, nên gọi là ‘nhứt tâm’.
Mà có chỗ thì nó lại ‘định’, ‘định’ là chỗ ‘nhất tâm’, chứ đâu có gì. Cho nên ‘tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm’ hay là ‘tầm, tứ, hỷ, lạc, định’ phải không? Thì cái ‘định’ đó là ‘nhứt tâm’, chứ không có gì hết. Cho nên mình chưa ‘nhất tâm’ thì chưa ‘định’.
Cho nên vì vậy cái bất động tâm là cũng là cái ‘định’, tâm nó không bị động nó cũng là ‘định’. Nhưng mà cái ‘định’ của nó là cái ‘định thanh thản, an lạc, vô sự’, nó hai cái.
Còn cái kia ‘nhất tâm’, nó phải ở trên cái hơi thở, hơi thở của nó. Thành ra cái ‘nhứt tâm’ bây giờ chỉ còn có duy nhất nó. Bây giờ nếu mà nó còn hai thì nó không được. Cho nên nó phải còn duy nhất có cái hơi thở của nó. Nó ‘định’ ở trên hơi thở, tâm ‘định’ trên hơi thở’.
Cho nên mình nói ‘nhứt tâm’ là ‘định trên hơi thở’ thì nó đúng, dễ cho người ta nhận. Còn nói ‘định’ không thì người ta không có biết ‘định’ là cái gì đây?
Sư Pháp Ngộ: Mà trong kinh bây giờ thì hiện tượng khắp nơi nó để là ‘định’ Thầy.
Trưởng lão: ‘Định’, cho nên khó hiểu người ta lắm. Bởi vì nói ‘định’ thì người ta không biết ‘định’ làm sao? Bây giờ ‘định’ nó có nhiều dạng, thí dụ Thầy nói Định Vô Lậu. Trong khi mình quán xét thì rõ ràng tâm mình động rồi phải không? Nhưng mà khi mà cái lậu hoặc nó đi hết rồi, nó thành cái yên lặng cho mình, thì nó là ‘định’.
Sư Pháp Ngộ: Nó gọi là ‘định’?
Trưởng lão: Mà bây giờ Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, con đi kinh hành con biết từng bước đi, bước đi, tức là nó ‘định’ trên bước đi của con đó thì nó là Định Chánh Niệm Tỉnh Giác. Tỉnh giác trên Thân Hành Niệm của con, cái đó là Định Tỉnh Giác.
Còn Định Niệm Hơi Thở là cái hơi thở, biết hơi thở ra vô gọi là Định Niệm Hơi Thở. Con có hiểu không? Đó là định niệm. Bởi vì cái ‘định’ của nó, định hơi thở thì nó phải thấy hơi thở. Còn cái này nó năm cái chi thiền của nó, của cái Sơ Thiền, nó không phải có một mà nó năm chi. Cho nên ‘tầm, tứ, hỷ lạc, nhất tâm’ hay là ‘tầm, tứ, hỷ, lạc, định’ phải không? ‘Định’ tức là ‘nhất tâm’- một tâm, một chứ không phải hai tâm nữa, nó mới gọi là ‘định’.
4- THIỀN CỦA PHẬT
(31:42) Tu sinh Tuệ Hạnh: Thưa Thầy mình độc cư trọn vẹn mà mình thấy Tứ Thần Túc nó xuất hiện?
Trưởng lão: Nó mới xuất hiện con, bởi vì độc cư trọn vẹn nó không có phóng dật. Bị, vì mình tiếp xúc là nó bị phóng niệm, phóng dật. Còn mình độc cư trọn vẹn nó không phóng dật. Cho nên đức Phật nói: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật.”. Do không phóng dật thì Tứ Thần Túc nó mới hiện, còn mình còn phóng dật thì nó không xuất hiện. Mà không phóng dật thì phải là độc cư trọn vẹn, chứ không độc cư trọn vẹn thì Tứ Thần Túc đâu có. Bởi vì cái ý của mình không bảo hộ, không hộ trì nó rồi thì nó bị động, nó không thanh tịnh.
Cho nên Tứ Thần Túc nó phải chờ cho đúng cái thời gian, con phải giữ gìn đúng cái thời gian mà nếu mà con cứ tiếp duyên hoài thì cái thời gian 12 giờ đồng hồ không bao giờ con đạt được. Nó có 12 tiếng đồng hồ mà con tiếp xúc đi, mấy con không đạt được cái chất lượng này đâu. Coi vậy 12 tiếng đồng hồ thanh thản, an lạc, vô sự không phải dễ đâu.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, hôm trước Thầy dạy giữ trong cái trạng thái coi như là bất động trong 24 tiếng đồng hồ tâm bất động đó. Mà sao con lại nghĩ là phải giữ trong cái trạng thái trong Sơ Thiền trong 24 tiếng đồng hồ?
Trưởng lão: Không phải! Sơ Thiền là sau khi mình có Tứ Thần Túc, Định Như Ý Túc đó, mình mới vô Sơ Thiền. Còn bây giờ mình giữ ở trong cái trạng thái Sơ Thiền thì mình bị lọt trong cái thiền Tứ Thiền của ngoại đạo con.
Sư Pháp Ngộ: Nếu mà mình giữ thì nó sẽ lọt qua.
Trưởng lão: Lọt qua thiền tưởng. Bởi vì mình chưa có ly dục, ly ác pháp sạch, bị còn dục đó. Thì nó lọt vô cái tứ thiền của ngoại đạo, chứ không phải là thiền của Phật. Cho nên đầu tiên thì đức Phật, nghe ly dục, ly ác pháp là đức Phật ngồi ở dưới cội cây Tăm buya, tức là cây táo, cây hồng táo đó, đức Phật hồi còn nhỏ mà đi theo vua cha đó, con nhớ không? Thì lúc bây giờ đó là đức Phật đã ức chế tâm để vào cái Sơ Thiền của ngoại đạo. Nhưng mà sau khi đức Phật dạy cho mình thì đức Phật dạy ly dục, ly ác pháp, Sơ Thiền nó lại khác rồi, nó không phải giống như hồi đó.
Nhưng mà ông hồi đó, ông nhớ cái đó không. Nhưng mà ông làm rồi, ông tu rồi, ông chỉnh lại, sửa lại. Nó không đúng rồi, cái kia bị ức chế vô định tưởng, con hiểu không?
Cho nên nếu mà người ta không hiểu, người ta nói Sơ Thiền nó chỉ có một, không phải. Ngoại đạo nó có bốn cái thiền của nó, chứ không phải không đâu. Tứ thiền của ngoại đạo nó khác con. Nó cũng, nó bây giờ đó, bây giờ quý sư đó cũng nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền chứ gì? Nhưng mà cứ ức chế vô, nó không xả vô.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Cái đó giống như là Hòa Thượng Quảng Thông đó Thầy, ngồi hoài.
Trưởng lão: Đó thì nó ức chế vô thì nó, riết rồi con thấy nó gần như đi, gần như với Thiền Đông Độ rồi. Họ tu riết rồi cái nó gần nhau, họ sáp nhau cái nó giống nhau, nó gần nhau. Còn ông Phật- bởi vì nó ngoại đạo thì hồi đó nó cũng vậy thôi, từ xưa nó cũng tu như vậy- đức Phật tu rồi, bây giờ ông sửa lại hết. Ông theo cái đường lối của ông ly dục ly ác pháp ông sống, sống ly dục ly ác pháp. Từ bất động tâm thì nó có Tứ Thần Túc, ông mới vào cái Sơ Thiền, phải không? Còn nếu bây giờ nó chưa có Tứ Thần Túc mà ông vào cái Sơ Thiền thì ông bị ức chế, nó lọt vô. Nó cũng có năm chi thiền của nó mà năm chi thiền của ngoại đạo.
Sư Pháp Ngộ: Dạ, Ức chế tâm?
Trưởng lão: Ức chế tâm.
(34:32) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy lúc đầu thì con ngh,ĩ khi một số thời gian học thì người ta nói rằng là Nam Tông Nguyên Thủy là kinh sách theo Nguyên Thủy, rồi Đại Thừa thì học theo kinh sách của Bà La Môn. Sau khi hai bên bắn tin nhau, họ mới chia ra hoặc là tu những cái dòng khác, họ cũng chia ra. Nhưng đến khi một thời gian nghiên cứu về thiền thật kỹ rồi đó. Con mới thấy rốt cuộc là lúc đầu thì họ chia ra, nhưng lúc sau họ nhập toàn là thiền tưởng hết.
Trưởng lão: Thiền tưởng hết.
Sư Pháp Ngộ: Bên Nguyên Thủy Nam Tông thì cũng nhập qua thiền tưởng. Bên Đại Thừa thì hai bên đấu nhau dưới này chia nhau, nhưng mà khi lên đây cũng đều vào thiền tưởng hết.
Trưởng lão: Chia ra, lên đây cũng tiếc, tu vào cái chỗ mà thiền tưởng hết.
Sư Pháp Ngộ: Lọt hết tưởng.
Trưởng lão: Lọt vô trong tưởng hết.
Sư Pháp Ngộ: Cho nên bởi vậy thì có một số người họ nói, các vị tu dưới này thì cứ phân chia rồi cách này, cách kia. Nhưng mà tôi thấy người nào cũng tu giống nhau, giống nhau cái chỗ là tưởng hết.
Trưởng lão: Giống nhau, mà cái chỗ tu cũng ức chế tâm để đi vô chỗ không niệm đó. Thành ra rốt cuộc rồi thì tu giống nhau. Nói thì xả, nói quán xét xả, thì ở dưới thì quán xét xả chia ra. Nhưng mà lên trên rồi thì nhập cục lại thì cũng bằng không.
Sư Pháp Ngộ: Cũng lọt vô tưởng hết.
Trưởng lão: Lọt tưởng không, chứ họ chưa có biết có Tứ Thần Túc mới là làm cái này được. Chứ chưa có Tứ Thần Túc mình đâu có nhập được. Như vậy thì Tứ Thần Túc để làm gì đây? Con thấy không, bây giờ cái pháp Tứ Thần Túc họ nghĩ có Tứ Thần Túc này là để làm gì?
Nhưng mà đức Phật đã xác định rõ ràng là từ Tứ Niệm Xứ nó mới có bảy năng lực giác chi, có bảy pháp giác chi. Bảy pháp giác chi nó mới có Tam Minh chứ gì? Tam Minh tức là Tứ Thần Túc chứ gì, con hiểu không? Minh là Tuệ Thần Túc đó chứ gì? Tuệ Thần Túc, rồi Định Thần Túc, rồi Tinh Tấn Thần Túc, rồi Dục Thần Túc. Bốn cái thần túc của người ta, thì trong cái bài kinh của đức Phật thì xác định rằng, khi mà có bảy năng lực giác chi thì bảy năng lực giác chi là thực phẩm của Tam Minh. Tức là Tứ Thần Túc chứ gì? Muốn nói Tam Minh là nói Tứ Thần Túc rồi, con hiểu chỗ đó không?
Sư Pháp Ngộ: Dạ.
Trưởng lão: Thành ra nếu mà không có bảy năng lực của giác chi, làm sao mà có Tứ Thần Túc được? Phải không? Mà không có Tứ Niệm Xứ sung mãn thì làm sao có bảy giác chi? Cái pháp của nó từ từ ông Phật ông vạch ra cái rõ ràng. Bây giờ cái Tứ Niệm Xứ thì nó là Chánh Niệm. Mà Chánh Niệm chưa sung mãn thì làm sao có bảy năng lực giác chi? Mà có bảy năng lực giác chi rồi thì nó mới có Tứ Thần Túc, thì nó có Định Như Ý Túc mới vào cái Chánh Định, mới nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền. Còn giờ mấy ông còn ở tu Tứ Niệm Xứ, mấy ông muốn nhập thiền định thì nhập chỗ nào? Mấy ông đâu có được đâu.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, chẳng hạn như nếu mà mình tu có đúng pháp đi nữa, nhưng mà tâm mình chưa ly dục mà mình muốn nhập vào định nó cũng lọt qua tưởng?
Trưởng lão: Cũng lọt qua tưởng thôi, nó không đúng.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Cái tưởng nó ghê vậy hả Thầy?
Trưởng lão: Ghê lắm! Bởi vì cái tưởng, cái ý thức tưởng với cái tưởng thức đó, cái sắc thức với cái tưởng thức hai cái nó kèm, nó làm việc với nhau ghê gớm. Hễ con vừa tỉnh là cái ý thức con, mà vừa mơ một chút, mơ một chút là tưởng thức làm việc liền. Hai thằng này nó thay thế, nó làm việc. Con lơ mơ cái tưởng pháp nó hiện ra, con tưởng là mình trí tuệ, chứ sự thật ra tưởng tuệ chứ đâu phải là trí tuệ gì.
Sư Pháp Ngộ: Cho nên mà bạch Thầy con qua một số bên Miến Điện bên các trường thiền thì con thấy họ hiểu hết bạch Thầy. Khi nói về thiền thì con nghĩ rằng họ hiểu, họ cũng hiểu cách này, cách kia, họ hiểu lắm bạch Thầy. Nhưng mà khi họ hành cho họ thì không được.
Trưởng lão: Coi như là họ hiểu theo cái lý thuyết, nhưng mà đến cái pháp hành thì họ không biết đường hành. Họ hành theo cái kiểu của Đại Thừa, cái kiểu của Đông Độ, cho nên nó tưởng hết. Nó lọt vô tưởng.
(38:10) Sư Pháp Ngộ: Tại vì trước khi con rời cái trường thiền đó ra, thì mấy người nói “Thôi! Sư ở lại đây đi, chứ bây giờ sư đi mà tôi thấy sư đi mà còn phiền não chưa đạt được hết là nó sẽ tội nghiệp lắm, ra ngoài đường nó khổ!”. Thì con biết nó là tưởng rồi, nhưng bây giờ họ nói thì mình đâu có dám nói. Nhưng mà khi nghe qua lại cách lý luận của họ thì họ hiểu nhiều cái. Họ nói cũng những cái danh từ bằng tiếng Anh, nhưng mà cũng mang máng. Như những cái danh từ của Thầy, nó có những cái danh từ. Nhưng mà khi mà họ hành thì trong lúc họ hành thì họ cũng ăn uống đâu có đúng tiêu chuẩn một ngày một bữa đâu. Độc cư thì họ cũng không có, mà họ chỉ luận khan đó thôi.
Trưởng lão: Họ thiếu những cái pháp phòng hộ, cái giới luật, họ thiếu rồi. Thiếu giới luật phòng hộ nè, rồi cái pháp phòng hộ độc cư cũng không có nè. Mấy cái này họ hoàn toàn không có thì coi như họ tu bị lọt tưởng hết rồi. Cái giới luật nó mới phòng hộ mình, nó mới không rơi vào cái tưởng, chứ còn không khéo bị tưởng hết.
Sư Pháp Ngộ: Tưởng tuệ, nhiều khi họ luận tùm lum. Có những cái luận không đúng nữa, chứ không phải đúng hết đâu.
Trưởng lão: Đúng rồi con, luận mà không đúng nhiều lắm đó, chứ không phải không. Luận để mà lướt qua cái chỗ hiểu biết của mình.
Sư Pháp Ngộ: Để cho người khác họ nghe xuôi tai nữa.
Trưởng lão: Xuôi tai đó.
Sư Pháp Ngộ: Xuôi tai thôi, nhưng mà pháp hành không có. Cho nên họ nói như vậy thì thôi, nói: “Thôi bây giờ không có duyên nữa thì tôi phải đi về.”. Thì nghiên cứu qua cái Thiền Khoa Học cũng vậy. Nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền họ cũng nhập như thường chứ. Nhưng mà theo cái cách của họ thì con nhìn thấy đôi mắt họ sáng bạch Thầy, chứ họ sáng, họ sáng trưng. Nhưng mà thật sự ra sáng như theo cái kiểu con nhận xét ra thì …
Trưởng lão: Nó qua tưởng đó con.
Sư Pháp Ngộ: Đầu tiên khi mà mình chưa biết tu thì mình thấy sáng tốt, nhưng thật sự ra sáng này nó còn trong dục, chứ nó không phải nằm trong bất động. Khi qua con học phương pháp tu của Thầy đó, thì mình tu với tâm bất động thì mình nhìn với những cái không bị dính mắc, còn đây sáng người ta vẫn dính mắc.
Trưởng lão: Con biết cái đó là đúng đó con.
5- ĐỊNH BẤT ĐỘNG TÂM
(40:04) Sư Pháp Ngộ: Cho nên cái tâm bất động là quan trọng. Bạch Thầy! Như vậy thì cái tâm mình bất động, như vậy mình duy trì cái tâm bất động, mình hộ trì nó cho đến 12 tiếng đồng hồ?
Trưởng lão: 12 tiếng đồng hồ cái đó.
Sư Pháp Ngộ: Sung mãn Tứ Niệm Xứ?
Trưởng lão: Sung mãn Tứ Niệm Xứ, tức là 12 tiếng đồng hồ giữ gìn cái Tâm Bất Động đó. Cho nên cái chân lý đó được hộ trì.
Sư Pháp Ngộ: Cho nên con thấy chung quanh tất cả các ác pháp rất nhiều, nó tấn công mình quá nhiều. Mà làm sao mình giữ, không phải là một chuyện đơn giản mà con phải quyết tâm.
Trưởng lão: Nó không phải dễ, mà 12 tiếng đồng hồ con thấy, mà ác pháp suốt 12 tiếng đồng hồ con thấy không làm sao không có nó hết. Mà suốt 12 tiếng đồng hồ không có tới thì chắc chắn là mình có thành Phật rồi chớ gì.
Sư Pháp Ngộ: Cỡ 5, 10 phút thì được, chứ bây giờ nó tấn công tùm lum hết nào là thân, thọ, tâm, pháp, nó tấn tứ tung hết.
Trưởng lão: Bởi vì, con thấy là thân, thọ, tâm, pháp, nó bốn chỗ chứ phải một chỗ sao? Nó không cái này thì cái kia tới, cái kia, cái nọ. Nó bốn chỗ, chứ phải có một chỗ thì mình dễ, giữ gìn dễ phải không? Cái này tới bốn chỗ, tứ niệm xứ mà, bốn chỗ chứ đâu phải một chỗ được. Mà ác pháp thì nó vô bốn cửa này nó vô. Có khi nó vô một lần hai cửa, nó vô một lần, có khi nó vô một cửa cũng đỡ, còn có khi nó đi bốn cửa nó vô. Trời đất ơi! Nó đánh bao vây, nó đánh bốn chỗ. Hễ mình càng tu lung thì nó lại tấn công bốn cửa nó vô.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, thì Thầy dạy nói ‘sung mãn Tứ Niệm Xứ’ thì lúc đó con người của, một con người mà họ đã sung mãn Tứ Niệm Xứ rồi thì cuộc sống họ rất là thảnh thơi, họ khỏe khoắn, không có gì hết?
Trưởng lão: Đúng vậy rồi.
Sư Pháp Ngộ: Khỏe ru hả Thầy?
Trưởng lão: Khỏe ru. Nếu mà được Tứ Niệm Xứ sung mãn thì thiệt là khó. Nhưng mà các con có, các con tu đó thì các con có thấy chút chút, chứ không phải không thấy đâu. Có thấy sung mãn Tứ Niệm Xứ nhưng mà ít quá.
Sư Pháp Ngộ: Dạ thấy bạch Thầy! Nhưng mà không giữ được nó, vì một chút là nó chạy đi cái này, rồi một chút…
Trưởng lão: Thì bị tụi kia nó tấn công vô hoài thì làm sao nó dám nằm đó. Cái ông vua này ông sợ gần chết, sợ giặc tấn công vô thì bắt đầu cái ngai vàng của ông rung rinh ông chạy trốn, đâu có đặt chúng được, ông vua bây giờ chưa dám ngồi trên ngai vàng đâu. Chừng nào mà ông ngồi chình ình một đống trên cái ngai vàng thì lúc bấy giờ mấy con thấy mình đã bảo vệ ông vua được rồi, mới rước ông về ngai vàng. Còn bây giờ mấy con đâu dám, rước ông ngồi một chút cái chúng đánh tan nát hết.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, Thầy dạy: “Ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền”; ly dục, ly ác pháp nằm trong tâm bất động. Như vậy khi mình ly dục, ly ác pháp thì tâm mình bất động rồi. Nhưng mà ly dục, ly ác pháp, nhưng mà trong lúc mình không có Tứ Thần Túc thì mình có nhập Sơ Thiền không?
Trưởng lão: Không chưa, nó không nhập vô đâu. Chừng nào mà ly dục, ly ác pháp mà nó nhập được cái bất động tâm, chừng đó nó có Tứ Thần Túc rồi thì mới nhập được cái ‘ly dục, ly ác pháp của Sơ Thiền’. Bởi vì cái Sơ Thiền là bắt đầu từ cái Thiền thứ nhất cho đến Thiền thứ tư phải không? Nhưng mà nó thuộc về Chánh Định rồi. Con thấy Chánh Định nó mới thuộc về Tứ Thiền phải không?
Mà giờ Tứ Niệm Xứ chưa sung mãn mà con nhào vô con ‘ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền’ là làm sao? Tức là nhập bất động tâm chưa được, mà ở trên cái Tứ Niệm Xứ chưa nhập được thì làm sao mà nhập Tứ Thiền? Còn trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự đó là cái trạng thái sung mãn của Tứ Niệm Xứ. Mà bây giờ Tứ Niệm Xứ chưa sung mãn tức là cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự chưa được 12 tiếng đồng hồ thì làm sao mà con vô cái lớp Định mà con học được? Cho nên con bây giờ cũng ly dục, ly ác pháp mà nhập bất động tâm chứ không phải là nhập Sơ Thiền được, đừng có lầm lộn cái này không có được.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy có khi dự thính một chút không Thầy?
Trưởng lão: Dự thính một chút là bị tưởng liền đó.
Sư Pháp Ngộ: Dạ, nếu mà một chút thôi chứ mà lạng quạng là chết luôn.
Trưởng lão: Lạng quạng là nó vô tưởng luôn. lạng quạng… Đó bây giờ đó, ví dụ như Tuệ Hạnh nó vô cái Sơ Thiền của nó đó, mà nó kẹt nó dính nó luôn, không ra đó.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Nó không ra Thầy, trời ơi con nói thôi rồi nó dính.
Trưởng lão: Đó đó, nó vô đó đó. Bởi vì nó sung mãn Tứ Niệm Xứ chưa có, mà giờ muốn ‘ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền’, nó vô đó nó dính. Đó là nó bị tưởng đó con.
(43:48) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, cái trạng thái này con có gặp rồi, nó gặp tưởng thì khi nó vào tưởng xong rồi bảy ngày, bảy đêm nó vẫn hỷ lạc bạch Thầy.
Trưởng lão: Vẫn hỷ lạc đó vì nó có cái khinh an, hỷ lạc.
Sư Pháp Ngộ: Nó vẫn hỷ lạc đi ra thấy vui lắm, thích lắm tức nó nhập thiền gì vậy Thầy?
Tu sinh Tuệ Hạnh: Đúng rồi Thầy, nó cũng vẫn vô mà cũng vẫn ngồi hoài, ngồi hoài trạng thái nó có gì đó.
Sư Pháp Ngộ: Đây không phải ngồi đâu bạch Thầy, sống ở cuộc đời bình thường nhưng mà nó hỷ lạc.
Trưởng lão: Coi như là con đi đâu con mang theo cái trạng thái đó.
Sư Pháp Ngộ: Đi đâu nó làm cái gì, nó bị cái hỷ lạc gì?
Trưởng lão: Cái đó là con không có biết xả nó ra. Cho nên vì vậy con đi nó vẫn còn mang theo cái trạng thái đó. Chứ lẽ ra khi mình xả ra, người ta trở về bình thường, người ta xả ra, chứ người ta không có để cái hỷ lạc đó. Nhiều khi nó hỷ lạc quá đó, con đi con không sợ xe cộ nó đụng con luôn. Con hỷ lạc quá con không ngán cái thứ gì hết, nó dễ…
Cho nên khi mà vào thiền định thì vào phải có đủ năm chi, mà ra thì phải năm chi đó phải dẹp. Như vậy là xuất định, nhập định.
Cho nên Đông Độ nó chê là thiền Tiểu Thừa đó, có xuất có nhập. Còn nó thì nó không xuất, không nhập, cho nên nó chê, nó chê mình thấp, có phải có xuất có nhập. Nhưng mà con bây giờ con cũng giống, bây giờ hồi nhập thì cũng để vậy, ra cũng để vậy thì con giống như thiền Đại Thừa rồi. Chứ đâu có phải của Phật, người ta có xuất, có nhập chứ.
Con nghe khi mà đức Phật nhập Niết Bàn đó, khi mà đức Phật nhập Sơ Thiền, nhập Sơ Thiền rồi xuất Sơ Thiền. Nhập Nhị Thiền, rồi mới xuất Nhị Thiền, mới nhập Tam Thiền chứ gì? Nhập ba bốn lần mà cứ xuất nhập, xuất nhập phải không? Thiền người ta có xuất, có nhập chứ. Thiền gì mà không xuất, không nhập? Thì mấy ông bên Đại Thừa thì chê thiền gì có xuất nhập là thấp, Tiểu Thừa, phàm phu.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, khi nó vào đó nó có trạng thái đó, mình đâu biết mình xả nó đâu bạch Thầy?
Trưởng lão: Trời đất ơi! Pháp tác ý làm chi?
Sư Pháp Ngộ: Dạ, lúc đó không biết nữa bạch Thầy. Đó cứ như kiến nó tha đi đâu thì đi, nó có hỷ nó vui, thì mình thấy vui là thích rồi.
Trưởng lão: Thích thì cứ để mang hoài.
Sư Pháp Ngộ: Cuộc đời đã bị gây khó khăn là khổ rồi. Bây giờ thấy vui là thích.
Trưởng lão: Bởi vậy đức Phật nói, thọ lạc thì không có ham, mà thọ khổ đừng có sợ. Bây giờ thọ lạc cứ mang đi hoài, còn thọ khổ thì rên. Mấy con bị kẹt ở trong thọ hết rồi ở đó.
Sư Pháp Ngộ: Cho nên bởi vậy, hôm đầu tiên con gặp như vậy con thấy Thầy dạy mà con cứ ngẫm nghĩ là làm sao mà mình cố gắng mình giữ cái trạng thái mà cứ thiền như thế này, mà nó vô được 24 tiếng đồng hồ. Cho nên bởi vậy gồng gân ngồi cho đã. Ngồi đã, nó lọt qua vô tưởng dữ bạch Thầy?
Chứ còn nếu mà nó giữ bất động tâm như thế này thì mình phải tu thì con có cách rõ ràng. Hôm trước thì đâu có học được hết đâu, chỉ nghe Thầy giảng tới đâu thì về làm búa xua đó thôi thì nó lọt qua tưởng thì cứ vô, cứ hướng cho nó vô Sơ Thiền cứ ngồi hoài, mà càng ngồi thì càng thích, mà càng lâu thì cho được 12 tiếng đồng hồ. Cho nên mới chạy ra gặp Thầy chứ, mỗi lần Thầy nói ngồi được mấy tiếng thì càng tốt.
Trưởng lão: Vậy trật lất.
Sư Pháp Ngộ: Như vậy không đúng.
Trưởng lão: Không đúng.
Sư Pháp Ngộ: Cứ lọt một chập nó qua tưởng, cứ gồng gân một chập là ức chế, mà càng hướng tâm nó vô hoài thì nó cứ nhập vô tưởng không. Dạ như vậy nó sai. Thì bây giờ mình tu phải giữ tâm nó cho nó bất động cái đã.
Trưởng lão: Bất động trước cái đã. Tức là sung mãn Tứ Niệm Xứ cái đã, cái trạng thái của Tứ Niệm Xứ là: “Thanh thản, an lạc, vô sự”. Mấy con nhận biết đó là cái chân lý cái Diệt Đế rồi. Cái trạng thái Tứ Niệm Xứ là cái Diệt Đế của đạo Phật. Đó là cái chân lý rồi, mình nhận ra tức là mình giác ngộ được cái chân lý.
Rồi bắt đầu bây giờ mình tu, là tại vì những ác pháp, những cái niệm, những cái thọ nó đánh mình tới tấp. Cho nên do đó đó mình mới dùng các pháp đó để mình hộ trì, bảo vệ cái chân lý đó. (47:37)
HẾT BĂNG