MÙA AN CƯ 16-CÁCH TU TỨ NIỆM XỨ
2005 MÙA AN CƯ 16-CÁCH TU TỨ NIỆM XỨ
2005 MÙA AN CƯ 16
CÁCH TU TỨ NIỆM XỨ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 2005
Thời lượng: [46:53]
Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005
Số lượng: 24 băng
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2005-mua-an-cu-16-cach-tu-tu-niem-xu.mp3
1- PHÁP TU ĐỂ LÀM CHỦ BỆNH TRÊN THÂN
Trưởng lão: Đẩy luôn cái quả của nó, nó làm cho cái quả không còn có nữa. Mà chỉ cần mình an trú cho được trong cái hơi thở, an trú trong cái pháp đó thì nó sẽ an. Mà tại vì mình an trú chưa được và cái lực nó quá mạnh, cho nên mình gom tâm mình vô trong cái hơi thở, mình biết hơi thở ra vô, nhưng nó vẫn thấy có đau. Con hiểu không?
(00:20) Cho nên vì vậy đó mình gom nữa, mình gom nữa mà cái nghiệp lực nó sâu dày đó, thì nó kéo dài một cái thời gian dài, nó không hết mau được. Còn cái nghiệp lực nó mỏng thì nó ít, cái lực nó ít, thành ra mình tác ý một vài lần mình an trú cái nó mất. Đó là cái bệnh đó, cái cơn bệnh đó là cái nghiệp nó mỏng.
Còn cái bệnh mà con đuổi mà cả 1 tiếng, 2 tiếng đồng hồ mà nó chưa đi đó là cái nghiệp nó dày, nó nhiều. Cho nên mình mới an trú nữa, cứ an trú hoài thì bứng gốc nó luôn. Tức là cái nghiệp nó chuyển hết, chứ còn không khéo nó còn, nó còn rồi cứ dây dưa nó tới lui hoài.
Còn mình tu tập liên tục, do đó gặp trường hợp đó mình tu tập liên tục, thì 1 giờ chưa xong, 2 giờ, 2 giờ chưa xong, 3 giờ liên tục, 3 giờ cái nó hết luôn hà. Cho nên thậm chí như người ta nói có cái bệnh có thể kéo một ngày, tu một ngày, nhưng mà không ngờ cứ ngồi tu bởi vì bây giờ giặc nó tấn công rồi, mà nếu mà mình không chịu đánh nó, thì kể như thành mình bị mất, con hiểu không? Cho nên buộc mình phải chống cự với nó, dù bằng cách nào cũng phải chống cự. Cho nên tu hoài, tu hoài mọi lần tu hết giờ nghỉ, bữa nay gặp bệnh rồi thì không nghỉ nữa, hễ thân có bệnh là không nghỉ, tui chết bỏ tui thôi! Một là chết, một là tất cả cái thành này lính chết hết, tụi bay mới vô cướp được. Còn không, còn một thằng lính thì còn quyết định đánh. Cho nên nó tấn công vô, thì con cứ ôm chặt đẩy lui riết nó hết hà, nỗ lực con đừng có sợ!
(01:50) À! Mà bây giờ, nếu mà thấy mình yếu quá, mà cái lực nó đau quá, con kêu Phật "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con đang tu Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân để khắc phục tham ưu, con khắc phục không nổi, xin Phật chứng minh giúp đỡ con”, rồi kêu Thầy. Từng đó cái Tín Lực của con, cái lòng tin Phật, tin Thầy, Tín Lực con bắt đầu nó trỗi dậy con, cái lực nó mạnh lắm! Do đó nó giữ được cái bất động, thì cái thanh thản bên ngoài nó tập trung vô, cái sự thanh thản bên ngoài. Bởi vì con có cầu phải có, nhưng mà cầu đúng cách. Cho nên con ước nguyện, thì do đó con giữ thanh thản, tiếp những cái thanh thản. Thì cái đau con cái lực của nó, nó đâu có bằng cái lực giải thoát của mọi người. Cho nên vì vậy mà khi mà tiếp nhận được cái lực nó bị xẹp xuống liền. Lúc bây giờ các con thấy nó đâu mất không đau, chớ nó chuyển đó, nó chuyển bằng cái lực quá lớn của thiện rồi.
Cho nên bền chí mấy con đừng có sợ, đừng sợ! Cứ ôm pháp tác ý. Bởi vì đức Phật dạy cho mình, cái đề mục, cái pháp tu rồi mà: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra", con thấy không? Đức Phật dạy mình để làm gì?
(02:57) Để mình đối trị với cái thân bệnh của mình, để cho cái thân nó an. Cho nên mình tin tưởng vào cái pháp của Phật, không có dối người đâu. Bắt đầu mấy con tu mấy con có kết quả nho nhỏ thôi, đó là cái niềm tin lớn của mấy con rồi đó, nó lợi ích cho bản thân mấy con, bệnh đau mấy con thấy mấy con dẹp được; tâm phiền não mấy con dẹp được nè; hôn trầm con dẹp được nè, tuy rằng nó chưa có sạch. Cho nên nếu mà sạch mấy con chứng quả A La Hán rồi. Nhưng mà nó chưa sạch, cho nên nó chưa chứng quả A La Hán bị vì nó còn, mà các con thấy có kết quả, kết quả đối được cái ác pháp đó, đuổi nó được, nó đi được. Đó là bằng chứng mấy con đã làm chủ được từng chút của thân tâm của mình rồi.
Cho nên càng tới, càng nỗ lực tới thì mấy con thấy càng làm chủ nhiều hơn, nhiều hơn. Và cuối cùng làm chủ hết, không còn cái chỗ nào, ráng tu tập con! Nhất là về cái phần mấy con đã từng tu tập với Thầy rồi, đã từng biết những cái pháp tu rồi. Định Niệm Hơi Thở, đề mục nào mấy con cũng thông suốt. Chánh Niệm Tỉnh Giác mấy con cũng biết, Thân Hành Niệm mấy con cũng biết hết rồi. Thì nó có bao nhiêu pháp đó thôi, chứ nó đâu có nhiều đâu. Nhưng mà có cái điều kiện là mình biết áp dụng, áp dụng từng hoàn cảnh, từng mọi sự việc xảy ra trên những cái pháp đó. Ở trong thất tu thì áp dụng theo trong thất, mà ra ngoài áp dụng theo cuộc sống bên ngoài. Cho nên lúc nào mấy con cũng được giải thoát, áp dụng đúng là giải thoát.
2- CÁCH THỨC TU TẬP TỨ NIỆM XỨ
(04:11) Và bây giờ khi mà về được yên ổn, thì mấy con biết rằng pháp Tứ Niệm Xứ là nó là chứng đạo, gọi là sung mãn Tứ Niệm Xứ là chứng đạo. Cho nên các con thấy đức Phật khi mà đức Phật tịch, đức Phật nói lấy: “Lấy Tứ Niệm Xứ làm chánh pháp, làm chỗ nương tựa vững chắc”, các con nghe cái chỗ ông Phật dặn mình không? Có phải không mấy con?
Chính đức Phật sắp sửa chết, bảo mình lấy Tứ Niệm Xứ, chứ không có bảo lấy Tứ Thiền đâu, mà cũng không bảo mình lấy Tam Minh đâu, mà bảo lấy Tứ Niệm Xứ mấy con. Các con thấy mình nhắc đi, nhắc lại nhiều lần: “Lấy mình làm chỗ nương tựa, lấy mình làm ngọn đèn soi đường, lấy chánh pháp Tứ Niệm Xứ, làm ngọn đèn làm chỗ nương tựa vững chắc, không được lấy pháp nào”, câu nói tha thiết với mình hết sức.
Mà các con biết “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu, trên tâm quán tâm để khắc…”, làm cho mình hết ưu phiền thì cái pháp Tứ Niệm Xứ các con thấy, Tứ Chánh Cần nó ngăn ác, diệt ác, chứ nó nói hết tham ưu không? Mà cái pháp Tứ Niệm Xứ nó hết tham ưu. Rồi bây giờ người ta cũng nghe Tứ Niệm Xứ vậy người ta tu, người ta tu tầm bậy, tầm bạ không biết cách nào hết, làm sao hết tham ưu được? Con thấy không?
Còn Thầy ở đây, Thầy dạy mấy con trực tiếp ngay trên pháp để mà thắng, để mà khắc phục được tham ưu. Thì bây giờ thân đau nè, tham ưu mình như thế nào? Làm sao mình khắc phục tham ưu nó? Bị vì nó đau phải ưu phiền chứ sao?
(05:27) Định Niệm Hơi Thở có: "An tịnh thân hành…" lấy cái đề mục này dập vô chỗ này thì phải là, phải khắc phục được liền chứ sao. Chứ ở trên Tứ Niệm Xứ mấy con tu cách nào giờ mà nó hết đau này? Con hiểu chỗ đó không? Cho nên mình biết áp dụng mà, toàn diện pháp của Phật dạy chúng ta biết áp dụng cách thức để mà ở trên Tứ Niệm Xứ mà bảo vệ được cái chân lý của nó. Bởi vì chính Tứ Niệm Xứ nó mới có "Thanh thản, an lạc, vô sự" mấy con. Bởi vì nếu mà nó không ưu phiền thì nó an lạc chứ gì? Mà tâm không ưu phiền, không niệm thì nó là thanh thản chứ gì? Các con thấy phải không?
Vậy thì trên Tứ Niệm Xứ nó mới có cái trạng thái "Thanh thản, an lạc, vô sự". Cho nên an trú trong an trú là Tứ Niệm Xứ chứ cái gì. Thiên hạ không biết tưởng Tứ Niệm Xứ là cái gì ở đâu đó. Chứ sự thật đó là cái chân lý đó, cái trạng thái của Tứ Niệm Xứ là cái chân lý. Và cái khắc phục được tham ưu là phải dùng mấy cái pháp khác kia, để mà khắc phục được cái ưu phiền này, chứ không phải Tứ Niệm Xứ mà khắc phục.
Bây giờ, thí dụ như trong Tứ Niệm Xứ nó dạy mình "Quán thân bất tịnh" hay "Quán thân vô thường", trên cái Định Vô Lậu quán vậy. Thì Tứ Niệm Xứ nó có dạy, bài pháp Tứ Niệm Xứ có dạy, nhưng mà đâu phải, đó là Định Vô Lậu. Trên Tứ Chánh Cần mình học cái này là Định Vô Lậu rồi. Mà bây giờ nghe Tứ Niệm Xứ người ta dạy vậy, nói Tứ Niệm Xứ cứ ngồi quán, rồi quán tâm thế này, quán thọ thế này. Trời đất ơi! Mấy người điên sao? Nó có gì đâu mà ngồi đó quán? Chỉ cần quan sát biết nó đau chỗ nào đó mà đẩy nó thôi. Còn nó không đau thôi, chứ quán chi cho mệt, có phải không? Mấy người học pháp Tứ Niệm Xứ mà bây giờ học cái kiểu gì kỳ vậy?!
(06:53) Tu sinh: Bạch Thầy! Tứ Niệm Xứ là quán thọ tâm pháp phải không ạ?
Trưởng lão: Quán thọ tâm pháp chứ có gì đâu. Nói quán tức là quan sát thôi, còn cái này quán họ tư duy, họ suy nghĩ trên đó. Ờ thân bất tịnh nè, ờ thân vô thường nè, rồi thân khổ nè, nó quán tầm bậy, tầm bạ. Rồi ở trên đó nó có dạy về hơi thở, rồi nó cũng quán hơi thở, tu hơi thở. Trời ơi! Tu hơi thở thì về cái Xuất tức, Nhập tức là cái hơi thở riêng chứ gì. Nhưng mà khi mà ở trên Tứ Niệm Xứ này mà cái thân đau, tui dùng hơi thở tui đánh cái đau chứ đâu phải tui tu cái hơi thở trên cái Tứ Niệm Xứ này. Mấy người điên! Phải không? Mấy con thấy. Nghe Tứ Niệm Xứ…
Sư Pháp Ngộ: Có cái Thiền sư đó dạy quán thọ đó, cứ ngồi đó quán, quán, quán khắp cơ thể của mình, cái gì nó rần rần rần rần nó chạy chạy, ngồi quán.
Trưởng lão: Trời đất ơi! Mấy người tưởng mất rồi.
Sư Pháp Ngộ: Dạ! Lọt vô tưởng đó Thầy.
Trưởng lão: Điên chứ ở đó!
Sư Pháp Ngộ: Thiền sư bên nước ngoài.
Trưởng lão: Đó! Thành ra họ hiểu qua một cái sai. Bởi vậy Thầy nói tu không chứng họ có biết pháp Tứ Niệm Xứ ra sao, dạy tầm bậy hết!
Tu chứng rồi mới thấy được cái pháp Tứ Niệm Xứ rất tuyệt vời! Cho nên đức Phật nói: "Lấy pháp Tứ Niệm Xứ làm chỗ nương tựa vững chắc, lấy nó làm ngọn đèn soi đường cho mình đi". Nó dễ dàng mà thấy, các con ôm vô pháp Tứ Niệm Xứ các con thấy, mình làm chủ chứ, bệnh đau tác ý cái đi, có phải không? Mấy con thấy không? Cái tâm mà sơ sơ có gì đó, tác ý cái nó đi à. Đặng cho nó thanh thản trở lại chớ, mình biết mà, mình biết mình ngộ được cái trạng thái đó rồi, nhận ra được cái đó là trạng thái của Tứ Niệm Xứ rồi, bảo vệ cái trạng thái đó. Cho nên những cái gì mà nó đụng đến cái bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm,… chúng ta là phải sử dụng các pháp đẩy ra. Cuối cùng thì bảo vệ Tứ Niệm Xứ, sung mãn Tứ Niệm Xứ thì chứng đạo chứ có gì.
Chứng đạo ở chỗ Tứ Niệm Xứ đó, chứ không phải là chứng đạo ở Tứ Thiền đâu mấy con, Tứ Thiền là chơi, coi như là mình khoe khoang Thần thông, chứ Tứ Thiền làm gì!
(08:35) Tu sinh: Bạch Thầy! Là coi như cho con hỏi tí, cái chỗ chữ sung mãn có phải là đầy đủ không Thầy?
Trưởng lão: Sung mãn nó làm cho mình đầy đủ, nó không có còn chướng ngại gì hết, gọi là sung mãn đó.
Tu sinh: Có nghĩa là đầy đủ…
Trưởng lão: Nó hơn đầy đủ tức là sung mãn nó đầy, nó đầy tràn nó làm cho mình an ổn.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Cái trạng thái Sơ Thiền nó không phải là cái trạng thái của Bất Động Tâm hả bạch Thầy?
Trưởng lão: À nó khác con! Bởi vì trạng thái Sơ Thiền nó có năm chi thiền, nó hiện ra cái tướng thiền. Cho nên nói Sơ Thiền thiên đó, cái trạng thái của trời thiên đó. Cái trạng thái của Sơ Thiền Thiên nó năm chi nó hiện ra.
Còn bất động nó không có hiện tầm bậy đâu, nó bình thường như Thầy vậy, nó ngồi chơi vậy đó, mà ai đụng tới nó không được, mấy con hiểu không? Bất động nó không có Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu thôi, còn cái kia nó phải ly dục ly ác pháp, nó mới nhập vô (Thầy cười vui vẻ).
3- CÁC PHÁP QUÁN
(09:19) Tu sinh: Bạch Thầy! Cho con hỏi cái chỗ này tí. Ví dụ: Mình quán cái thân của mình, mình ngồi như thế này thấy cái đôi chân của mình nó đau, thì mình bảo là tui đang ngồi quán cái thân của tui mà cái chân của tui quá đau, thì bây giờ coi như là cái bệnh đau này phải ra.
Trưởng lão: Ờ mình thấy nó đau, tức là mình thấy chẳng hạn hai chân con ngồi mà thấy nó đau, đó là con quán rồi đó, gọi là quán. Mình thấy nó đau, mình cảm nhận đau đó là mình quán rồi đó. Mình bảo: "Thọ là vô thường, hai cái chân đau này mày đi", tao sẽ đuổi mày nè. Bắt đầu: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành…", con nhiếp tâm hơi cái hai cái chân con nó không có đau, như vậy là con đã đẩy lui được rồi.
(09:58) Sư Pháp Ngộ: Kính Bạch Thầy! 16 pháp quán tưởng đó có phải nằm trong cái Định Vô Lậu không bạch Thầy?
Trưởng lão: À! 16 quán tưởng của hơi thở hả? 16 quán tưởng của tưởng, thì nó Định Vô Lậu không đó con, cách thức tu Định Vô Lậu.
Sư Pháp Ngộ: Vậy thì bây giờ một người mà muốn tu tập là mình tập hết, mình phải quán tưởng hết 16 quán tưởng đó hay sao bạch Thầy?
Trưởng lão: Nói chung là mình chọn lấy cái nào nó. Với cái thân của mình nó bị những cái chướng đó, mình vô lậu nhiều cái đó thì cho nó thấm nhuần. Dẹp cái đó thì nó dẹp hết mấy cái khác.
Sư Pháp Ngộ: Một vài cái thôi …
Trưởng lão: Một vài cái thôi chứ không phải đợi hết 16 cái.
Sư Pháp Ngộ: Dạ! Con nghĩ rằng là tới 16 cái.
Trưởng lão: Không phải tu hết đâu. Cũng như con tu Định Niệm về Hơi Thở nó 18 cái đề mục nó. Nhưng mà điều kiện là mấy con sử dụng có mấy cái đề mục cần thiết thôi, chứ đâu phải hết đâu, không hết đâu.
Sư Pháp Ngộ: Quán thân vô thường thì cũng sử dụng.
Trưởng lão: Ờ! Cũng sử dụng.
Sư Pháp Ngộ: Tất cả đều dùng Định Niệm Hơi Thở?
Trưởng lão: Định Niệm Hơi Thở!
4- RỐI LOẠN HƠI THỞ VÀ TRẠNG THÁI TƯỞNG
Tu sinh 2: Kính thưa Thầy! Hơi thở con bị rối loạn..
Trưởng lão: Nó rối loạn cái hơi thở của con.
Tu sinh 2: …
(10:57) Trưởng lão: À, thì con thay thế liền. "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra", con đưa ra, "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô". Con không sử dụng hơi thở, bởi vì hơi thở nó nghẹt nghẹt con. Mà trong khi con đối trị với bệnh, nó phải có cái thời gian dài con hít thở, nó lại còn làm thêm con rối loạn cái hơi thở nữa, phải không? Cho nên vì vậy con thay liền, hành động nội không xài được, bây giờ hành động ngoại "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra" thì con đưa ra, "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô", cứ như vậy con cũng đuổi bệnh đi tuốt luốt hết, không có gì đâu.
Mà con ngồi suốt ngày, con đưa tay này đã, rồi con để đưa tay này. Tay này mỏi rồi để nghĩ, tay này đưa ra. Con ngồi suốt ngày, hai tay không có mỏi, cho nên vẫn có cái thế.
Còn bây giờ hơi thở con tốt thì con dùng hơi thở. Còn hơi thở con mà thấy chướng chướng, không chơi hơi thở nữa, tao có phương pháp khác, nhưng mà cũng vẫn y như hơi thở đó, phải không? Cái này là cái thiện xảo của Thầy, chứ Phật không có dạy kiểu này đâu. Nhưng mà Thầy thiện xảo, Thầy biết hơi thở họ dễ có người bị rối loạn, không chơi hơi thở vô đâu. Nghĩa là không tập hơi thở được đâu, bị rối loạn rồi. Cho nên cánh tay này đưa ra, đưa vô không rối loạn nữa hết, nhưng mà giống như hơi thở.
(12:06) Tu sinh: Bạch Thầy! Cho con hỏi điều này tí, bây giờ là con ngồi thế này thì con bảo coi như tất cả, con tác ý, con ngồi con bảo tất cả hơi thở của con như là hầu như tâm là phải xoay vào một cái hiện tượng cho nó chuẩn xác, thì thấy nó tự xoáy tròn trước mặt của con nó cuốn hết vào trong cái đó nó đi thẳng, nó đi vào thì có gì không ạ?
Trưởng lão: Cái đó nó thuộc về tưởng rồi, con dẹp cái đó đi. Chứ không nó thấy như vậy là nó tưởng nó quay rồi. Con dẹp để sau này bị tưởng à con.
Tu sinh: Cái đó coi như là con có một lần bị như vậy, thế coi như con tác ý một cái…
Trưởng lão: Đúng là ba cái ông mà thiền tưởng nó dạy bậy bạ, nào là chuyển luân xa.
Tu sinh: Không phải cái đó là con tự nghĩ ạ!
Trưởng lão: Tự nghĩ hả con? Chu choa! Như vậy con là tác giả rồi.
Tu sinh: Thế là con thấy nó xoáy tròn trước mặt, nó cuốn hút vào đấy, thì con lại thấy cái này nguy hiểm rồi con lại con đi ra, thì coi như là vì thế nó xoáy tròn.
Sư Pháp Ngộ: Nghe an an thầy bay luôn đó, thấy tưởng một chập nó xẹt, nó bay lên.
5- NIỆM TUÔN TRÀO TRONG KHI TU TẬP
(13:18) Tu sinh 2: Kính bạch Thầy! Con trình Thầy như thế này! Ví dụ: Có những lúc mà con sửa chỉn chu rồi con vào con ngồi tu Tứ Niệm Xứ, thế nó cứ tuôn trào Thầy. Nhưng là con thành cái niệm suy nghĩ này kia đó. Con trình Thầy! Con thì con bị rồi, và đứng lên con đánh phá, thưa Thầy là cho nó tuôn trào hay là mình đánh phá nó đi?
Trưởng lão: Rồi con, khi mà nó tuôn trào, mà con tu Tứ Niệm Xứ mà nó tuôn trào, hay tu pháp Thân Hành Niệm mà tuôn trào. Cho mặc tình cho tuôn tao không cần ngăn mày nữa, mày muốn tuôn bao nhiêu. Niệm này nó tới niệm kia nối tiếp, cho nó tuôn nó hết. Tuôn riết cái nó hết à, nó trào ra riết cái nó hết. Bởi vì mình chọc nó đặng cho nó trào ra mà.
Tu sinh 2: Thế nhưng mọi hôm con bảo: "Không nghĩ đến tại sao lại nhớ đến là thế nào", con ngồi con nghĩ là, nghĩ cho hết đi xong rồi có làm gì thì làm, chả làm gì cũng kệ. Thế tiếp tục mọi hôm con ngồi hơn nửa tiếng, thế là những cái việc đấy con bảo: "Thế là hôm nay tuôn trào thoải mái đấy”.
Trưởng lão: Cho thoải mái!
Tu sinh 2: Con tự nhận cho nó tuôn trào nó đến đâu thì nó đến.
Trưởng lão: Cầu cho nó tuôn trào ra cho hết!
(14:11) Trưởng lão: Bởi vì, mấy con lưu ý nè, khi mà tu Tứ Chánh Cần, khi mà có một cái niệm nào đó, nó tuôn ra một cái niệm nào đó, nó khởi lên cái niệm nào, thì đưa nó vào cái đề tài thành cái Định Vô Lậu mà quán. Còn tới cái Tứ Niệm Xứ thì trào bao nhiêu đó trào, tao không có cần gì hết. Cho mày trào hết, rồi mày phải thanh thản lại đó. Mày trào đi cho hết rồi mày thanh thản. Nó sẽ trào hết ra rồi nó thanh thản, nó hết niệm.
Tu sinh 2: Cho sạch đi rồi bắt đầu là bên trong nó sạch ạ?
Trưởng lão: Nó nhiều lần nó trào vậy, rồi sau đó nó sạch, con ngồi lại nó không bao giờ có nữa, không có gì. Hết! Nó trào năm ba lần, cái bắt đầu sau đó khi ngồi nghe nó không có trào nữu, nó hết luôn. Mà nó không có niệm xẹt ra, xẹt vô tầm bậy nữa, hết rồi.
Tu sinh 2: Dạ! Đúng đó Thầy, sáng nay con hỏi lại đúng là như vậy, bởi vì đứng lên để chống nó, đứng lên chống nó tức là đi Thân Hành Niệm hay là đi thư giãn, đi thư giãn ra kia nó lại nghĩ đến nó, lại nhớ đến nó. Con bảo: "Không nhớ đến nó", thế con quay ra, quay vào, con mới nói nhớ nó nhiều rồi, kệ thôi chả cần cứ ngồi chơi xem nó như thế nào cứ thế, thế thì con cứ ngồi thế. Tức là định ngồi chơi thôi, mày muốn nghĩ gì thì mày nghĩ đi, rồi con chỉ có ngồi, cứ ngồi thế thôi, thế cuối cùng tuôn trào tức là nghĩ được hết rồi thì thôi, nó không có còn chuyện để nghĩ nữa.
Trưởng lão: Nó hết rồi, nó tuôn trào hết rồi! Nó thấy nó không tới nữa.
Tu sinh nữ: Dạ!
(15:22) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Con có áp dụng chẳng hạn như nếu mà nó có tuôn trào, thì vẫn cứ để tuôn trào, nhưng mà con còn dùng câu tác ý đuổi nó luôn.
Trưởng lão: Mày tuôn trào, mày tuôn cho hết ra, cho sạch cái tâm tao luôn.
Sư Pháp Ngộ: Tác ý vậy, đẩy cho lui nó nữa.
Trưởng lão: Đi đi cứ ra đi, ừ con tác ý đẩy lung.
Sư Pháp Ngộ: Đẩy luôn.
Trưởng lão: Ờ ra đi, mày cứ ra cho hết đi, kỳ này tao cho sạch đồng.
Sư Pháp Ngộ: Nhiều khi nó tuôn trào cái niệm đó. Thí dụ: Như cái 1 niệm gì đó, mình thấy nó là tác ý câu đó, giống như là mình nói: "Mày là xấu". Ví dụ: "đi đi", tao cho mày đi đó, đuổi đi luôn nghĩ là ảnh đi là đi nhanh đó.
Trưởng lão: Cho nó tuôn trào ra hết, chớ không có ém vô, không có ém, không có cần mà phải dùng cái pháp. Cũng như bây giờ nó đang tuôn trào vậy, con dùng cái pháp con ngăn nó. Thì con bắt đầu, thí dụ như bây giờ con bảo: "Đưa tay ra, đưa tay vô" để cho nó đừng có ra nữa, thì cái đó con bị ức chế nó rồi, không được. Cho nên con để nó đi, “Được rồi, mày tuôn trào tuôn cho sạch đi, nhớ tuôn hết đi nha, mà mai mốt còn nữa là chết đó nha. Còn bao nhiêu vét sạch hết, vét hết, còn bao nhiêu bạc tiền đổ ra hết đi, đổ sạch ra cho tao đi, tao cầu đó, đi đi!” . Các con biết từng tâm niệm của mình, mình tu vậy hay lắm à con! Biết cách.
(16:31) Tu sinh 2: Xong đấy thì bắt đầu nó đứng yên ạ.
Trưởng lão: Đứng yên con!
Tu sinh 2: Những ngày sau là ngồi…
Trưởng lão: Ngồi nó yên ổn lắm con. Nó ra rồi, nhưng mà nó còn từng lớp đó con. Cái lớp này nó đi, nó tuôn vậy đó, chứ nó còn ở trong đó mớ nữa ở trong đó, chứ chưa phải sạch đâu. Ít bữa nó tuôn trào nói: “Sao lại còn hoài?” Không phải đâu, mình huân vô bao nhiêu lớp, thì nó phải ra bao nhiêu lớp.
Tu sinh 2: Với lại con không biết tại sao đi ra vườn, ra vườn nhặt cái cây rau, đi ra vườn cũng thấy nhớ đến nó Thầy. Thế cuối cùng con bảo: "Ờ thôi hôm nay cứ bỏ đi thôi, chứ không nhớ tới", cuối cùng sau lại hết.
Sư Pháp Ngộ: Lâu lâu mình khiêng nó vô.
Tu sinh: Nó hết rồi thì khiêng nó vô.
Tu sinh 2: Bạch Thầy! Thầy có sách mới gì Thầy cho con xin, con đọc.
Trưởng lão: Rồi con để Thầy sẽ cho thêm con.
6- NHẬN BIẾT NIỆM NÀO DIỆT MÀ NIỆM NÀO KHÔNG DIỆT
(17:14) Tu sinh 3: Mô Phật! Kính bạch Thầy! Cái tâm biết bạch Thầy, con chưa từng tập trung ngay cái chỗ đó.
Trưởng lão: Chắc có lẽ con chưa đọc cái cuốn bốn Những Lời Gốc Phật Dạy đó!
Tu sinh 3: Dạ chưa!
Trưởng lão: Nó có một cái niệm, mà cái niệm đó nó thuộc về vọng tưởng, thì nó xác định cho mình biết đó là vọng. Còn cái niệm mà nó gọi là độc thoại, mà cái độc thoại nào diệt, mà cái độc thoại nào không diệt. Rồi cái suy tầm, nó có cái dòng suy tầm, mà cái dòng suy tầm nào mà diệt, mà cái dòng suy tầm nào không diệt. Thì trong khi đó, mấy con sẽ nghiên cứu lại cái, những lời Phật Dạy tập bốn, thì trong cái bài Đại Không thì đức Phật đã dạy rồi. Thầy chú thích thêm cái nghĩa để mà thấy rõ được cái bài đó, do đó mấy con sẽ rõ hết.
Thí dụ như bây giờ nó hướng tâm, nó hướng tâm nó muốn đứng dậy. Thì cái này cái hướng tâm mà đứng dậy nó không phải là cái vọng tưởng đâu. Cho nên vì vậy đó mình theo cái hướng tâm đó mình đứng dậy. Là vì nó biết có cái chướng ngại gì hay hoặc là nó muốn để tránh một cái gì đó, trong tâm nó tự biết thân nó rồi. Cho nên nó hướng nó muốn đứng dậy thì mình đứng dậy, chứ đừng có nghĩ. Nó nghĩ như thế này. “Bây giờ ngồi đây là sẽ buồn ngủ”, nó nghĩ, nó ngầm nó hiểu trong đó đó. “Ngồi thêm chút nữa là nó ngủ, thôi đứng dậy ”, tức là nó hướng tâm để tránh cái điều gì đó.
(18:29) Cũng như bây giờ, thí dụ như mình nằm, mình đang nằm mình tỉnh đi, thì nó cảnh giác. “Nó nói không được, phải ngồi dậy, chớ nằm đây nó ngủ”. Mà nó không nói ra cái điều đó, nhưng mà Thầy nói ra để cho mấy con hiểu, tự nó nó hiểu, rồi nó muốn ngồi dậy, con hiểu không? Nó muốn chỉ hướng là ngồi dậy thôi, nhưng mà ngầm nó đã biết cảnh giác, để không khéo chút nữa là nó ngủ, nó ngồi dậy.
Rồi cũng như là nó nó biết. Thí dụ như con đang ngồi vậy, cái nó biết rằng thế nào tự nó ngầm nó biết, nó ngầm nó biết thế nào ngồi đây hơi, chắc hai cái chân cũng bị đau, nhức, tê. Bắt đầu nó hướng, nó chỉ hướng, mình chỉ biết đó, nó hướng đứng dậy thôi. Nhưng mà ngầm nó đã hiểu biết rằng cái thân nó sắp sửa bị tê. Nó chưa có cái trạng thái đó mà nó biết trước, cái tâm nó khôn lắm, nó biết. Cho nên nó hướng, thì cái pháp hướng nó không phải vọng tưởng, đừng diệt nó. Đừng diệt, mình cứ làm theo nó. Nó muốn ngồi mình ngồi, muốn nằm nằm, muốn đứng thì đứng, muốn đi thì đi. Nhưng mà đức Phật dạy khi mình đương ngồi mà mình đứng dậy, thì mình lưu ý cái hành động đứng dậy, chứ đừng quên lưu ý hành động đứng dậy. Vì cái kẽ hở chỗ này, nó sẽ có những cái khác nó đánh vô chỗ này. Cho nên mình cẩn thận cái chỗ đó, thì nó qua chỗ đó rồi, thì mình giữ lại thanh thản thì không có sao hết bình yên. Cách thức đó nó tu tập dạy kỹ lắm chứ không phải là không kỹ, để bảo vệ cái chân lý đó, cái đó là bảo vệ cái chân lý. Cách thức tu Tứ Niệm Xứ đó con. Hay lắm! Cái pháp Phật, Thầy nói giải thích ra rồi thấy nó rõ ràng lắm.
(19:54) Tu sinh 2: Bạch Thầy! Thí dụ như là: Con đang ngồi như thế này nè, đang ngồi vậy nhưng mà tự nhiên nó nghĩ rằng mình, tự nhiên là nhắc ra là: “thôi đứng lên ngồi thế này buồn ngủ”, như vậy đó Thầy?
Trưởng lão: Đó! Thì đó là nó hướng tâm đó, nó hướng tâm để nó tránh cái trạng thái buồn ngủ.
Tu sinh 2: Thì có khi lắm lúc con ngồi một tí cái đứng lên đi con lại nhớ ra buồn ngủ thật…
Trưởng lão: Cho nên khi ở trong đó nó nói, khi mà cái tâm nó hướng là mình đứng dậy.
Tu sinh 2: Thì mình đứng dậy hả Thầy?
Trưởng lão: Đứng dậy chứ đừng có: “Mày ngồi đi”, không có được. Mình ngồi ráng hơi nó ngồi luôn.
Sư Pháp Ngộ: Con thấy nằm cũng vậy bạch Thầy! Đang nằm vậy, đang nằm thanh thản cái tự nhiên bắt đầu cái nó thúc mình, “ngồi dậy chứ nằm đây hoài”.
Trưởng lão: Đó! Đó! Đó là nó hướng đó, nó biết đó, nó biết nó hướng đó.
Sư Pháp Ngộ: Ngồi dậy, chứ nằm nữa là ngủ.
Tu sinh 2: Nó dục thì biết thôi chứ không để, tức là nếu cứ để thế kia là nó vào ngủ?
Trưởng lão: Là nó đi vào ngủ đó con. Nó đương yên ổn, mình thấy nó đương thanh thản, yên lặng tốt lắm, mình đang thấy nó tỉnh bơ không có gì hết, mà sao nó lại muốn ngồi? Nhưng mà nó biết, nó biết sắp sửa tới, nó cảnh giác vậy đó.
Tu sinh 2: Nó ngủ, đi ngủ thì ác lắm đấy ạ.
(20:56) Tu sinh 3: Kính Bạch Thầy! Những niệm nào mà nên bỏ và những niệm nào không bỏ?
Trưởng lão: Cái niệm, Đức Phật ở trong cái bài kinh đó nói, năm dục trưởng dưỡng là nên diệt. Năm dục trưởng dưỡng, đó là những cái niệm nên diệt, còn tất cả những cái niệm khác không diệt. Nó khai triển cái tri kiến giải thoát của mấy con, thì mấy con không được diệt nó.
Cái phần khai triển tri kiến bắt đầu cái dòng tư tưởng đó nó khai triển cái sự hiểu biết con về chánh pháp, nó làm cho ly dục ly ác pháp, ngầm tất cả những vi tế tham, sân, si bị diệt, qua cái tri kiến này hết. Cho nên mấy con diệt cái này là mấy con dở, mấy con diệt kêu là mình diệt mình mình, mình diệt cái sự giải thoát của mình đó.
Nhiều khi mình thấy nó động. Nhưng mà ở đây đức Phật có dạy mình, bảo mình sợ cái động đó đâu. Sợ cái Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu chứ đâu có phải sợ cái tâm suy tư đâu. Cái tâm suy tư vẫn là cái tâm tốt chứ đâu phải là tâm không tốt. Bởi vì nó tạo thành một con người có cái tư duy suy nghĩ cặn kẽ từng chút, nó lợi ích, chứ đâu phải là không lợi ích đâu! Cho nên đâu có diệt hết cái vọng tưởng của mình đâu.
7- TÁC Ý TRƯỚC KHI NHẬP BỐN THIỀN
(21:54) Còn bây giờ, thí dụ tới mà mấy con nhập Tứ Thiền hay hoặc là nhập bốn thiền, mấy con ra lệnh một cái nó không còn suy nghĩ một cái gì hết, nó không còn nghĩ gì. Bởi vì nó ngưng hoạt động mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý gì nó ngưng hết, nó không nghe, không thấy gì hết, còn cái chỗ nào nữa đâu. Đó là nhập Nhị Thiền mấy con, diệt tầm tứ.
Còn nhập Sơ Thiền nó ly dục ly ác pháp, nó có năm chi thiền nó hiện ra, mấy con dính ở trong cái năm chi thiền liền chứ mấy con đâu có làm sao rời nó được ra. Năm chi nó hiện ra là mấy con dính luôn, nó ở trong đó nó có tầm tứ, hỷ lạc, nhất tâm; nó hiện ra cái mấy con bám vô đó liền, cái tâm mấy con dính vô đó, cái hơi thở mấy con thở ra thở vô cái tâm nó dính vô trong hơi thở, nó không chịu rời ra hơi thở, nó nhiếp vô. Còn cái kia nó hiện cái chi thiền đó ra, cái nó nhiếp vô cái định đó, nó nhiếp vô cái trạng thái định của nó đó, nó ở trong cái cõi giới đó đó. Bởi vậy mới Sơ Thiền Thiên.
Còn cái trạng thái "Thanh thản, an lạc, vô sự" là Niết Bàn. Nó thanh thản nó bất động đó, nó là Niết Bàn, còn cái Sơ Thiền Thiên là năm chi. Cho nên nghe mình cũng nói, bên đây thì mình cũng ly dục ly ác pháp vào bất động, nhưng mà nó không có năm chi thiền, các con hiểu chưa? Bất động tâm mà nó không có năm chi thiền, nhưng ly dục ly ác pháp hết. Chứ còn là nó chướng ngại cho cái thân, bốn chỗ thân thọ tâm pháp của mình.
Nên khi mà mình đi đến Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, hễ mình nhập vào cái thì nó vào cái trạng thái đó liền. Nó ở trong cái trạng thái Thiền của nó liền, nó không có rời ra đâu. Trừ ra khi mà mình xả ra đó, mình dặn nó khi mình nhập vô đó mình dặn, một giờ thì nó xả ra, mà không thì nó cứ bám chặt vô đó. Ví dụ như bây giờ con nhập Tứ Thiền đi, con phải dặn trước. Chứ con nhập Tứ Thiền mà con không dặn nó kéo dài một hai ngày con không ra ở trong đó nó kẹt con ở trong đó. Ở ngoài người ta nói ông này bộ chết luôn rồi thôi họ đem chôn đó. Đến chừng mà ra được, không biết ở đâu mà chui lên được nữa, nó chôn dưới đất rồi còn đâu mà chui, chết luôn đó!
(23:43) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Nếu mà mình, nếu mà nhập rồi, mình phải tác ý trước rồi mình mới nhập hay sao?
Trưởng lão: Tác ý trước đó con!
Sư Pháp Ngộ: Chứ không thôi vô đó rồi không biết…
Trưởng lão: Vô đó rồi nó không có ra, nó ở kẹt trong đó.
Thí dụ như bây giờ Thầy nhập Tứ Thiền, Thầy bảo: "Phải một tuần lễ, nhập vào Tứ Thiền một tuần lễ phải ra", thì tới đó nó bật ra. Thầy nhập một ngày, một đêm, Thầy dặn một ngày, một đêm nhập Tứ Thiền, tịnh chỉ hơi thở một ngày, một đêm thì mới ra. Cái tác ý nó lệnh lắm con, chứ không phải muốn nhập đại nhập đâu.
Cái gì chớ?
Sư Pháp Ngộ: Nhập Nhị Thiền bạch Thầy!
Trưởng lão: Nhị Thiền diệt tầm tứ một ngày, một đêm thì nó diệt luôn một ngày một đêm. Sáu căn nó ngưng hoạt động hoàn toàn, nó ở trong cái trạng thái Nhị Thiền con.
Sư Pháp Ngộ: Mình cũng phải tác ý.
Trưởng lão: Tác ý vô đó con, bởi vì có Định Như Ý Túc rồi mới tác ý vô. Chứ còn nếu mà nhập định mà không có Tứ Thần Túc thì mấy con nhập làm sao được?
Sư Pháp Ngộ: Nhập định tưởng.
Trưởng lão: Nhập định tưởng chứ ở đó, bởi vậy nó có cái phương pháp hẳn hỏi đàng hoàng. Bởi vậy mấy người mà ngồi thiền mà Thầy nói, không có Tứ Thần Túc mà nói nhập định, mấy người nhập điên! Mấy con thấy không? Nhập điên, chứ không có biết Thiền Định gì hết. Mà bây giờ mấy con thấy, bây giờ Thầy nói rồi, bây giờ sách Thầy viết rồi đó, con cứ xét đi, người nào biết Thiền Định, có ai có Tứ Thần Túc không?
Sư Pháp Ngộ: Dạ! Không có.
Trưởng lão: Không có làm sao mà nhập định?
Sư Pháp Ngộ: Ly dục ly ác pháp họ còn chưa có nữa.
Trưởng lão: Chưa có nữa chứ! (Thầy cười vui vẻ)
8- TRẠNG THÁI LY DỤC LY ÁC PHÁP VÀ SƠ THIỀN
(24:56) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Ly dục ly ác pháp thì nó cũng nhập vào Sơ Thiền?
Trưởng lão: À! Ly dục ly ác pháp, đầu tiên mình tu tất cả các pháp ngăn ác diệt ác thì nó nhập vào bất động tâm, chứ chưa đâu. Chừng nó có Định Như Ý Túc rồi đó, thì mới muốn nhập cái Sơ Thiền, mình tác ý nó mới vô.
Sư Pháp Ngộ: Hướng tâm nó mới vô?
Trưởng lão: Hướng tâm nhắc rồi nó mới vô cái Sơ Thiền, chứ không phải là Sơ Thiền mà mình ly dục ly ác pháp nó vô được đâu. Ly dục ly ác pháp nó vô bất động tâm thôi. Bất Động Tâm cái chỗ mà "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" , nó ly dục rồi nó mới vô đó thôi, chứ nó chưa có năm chi thiền trong đó được đâu.
Mà bây giờ mình cứ thấy hơi thở rồi mình đâu có biết tầm tứ, bất động tâm mà. Thành ra mình cứ cho nó thế này thế khác, rồi khinh an hỷ lạc, không phải! Cái chỗ này nó không có khinh an hỷ lạc đâu. Bất động tâm bình thường như mọi người mà, nó đâu có khinh an, hỷ lạc đâu.
Cho nên nó ly dục rồi mà nó bất động, ai chửi nó không giận, ai làm gì nó không sao hết. Nó không có buồn phiền, nó không có sợ hãi gì hết, nó bất động, nó khác.
Sư Pháp Ngộ: Hơi thở lúc đó cũng nhẹ lại?
Trưởng lão: Hơi thở nó có khác, nó nhẹ nhàng mà nó không có quan trọng về hơi thở. Cho nên có lúc thì nó thấy hơi thở, có lúc nó không thấy. Còn cái kia nhất tâm, con xả hơi thở không được đâu, nó cứ bám vô hơi thở con, nó siết vô trỏng. Bởi vì nhất tâm là phải cái hơi thở rồi, nó định trên hơi thở rồi, nó bám chặt. Cái Sơ Thiền nó bám chặt trên hơi thở. Nhất tâm rồi tầm tứ, con muốn khởi nghĩ gì, nó khởi nghĩ được hết. Tầm tứ con tác ý gì cũng được hết, ở trên cái Sơ Thiền. Rồi khinh an hỷ lạc, nó an ổn, nó có cái trạng thái an ổn, hỷ lạc lắm, là nhập Sơ Thiền.
Còn bất động tâm nó không khinh an, hỷ lạc, nó không có cái trạng thái khinh an hỷ lạc.
Sư Pháp Ngộ: Cái hơi thở nó nhẹ nhàng?
(26:26) Trưởng lão: Cái hơi thở thì nhẹ nhàng, nó bình thường mà nó nhẹ nhàng lắm. Bởi vì nó sung mãn cái thân mình thôi, thô thì nó không sung mãn. Tự động nó sung mãn thì nó ở chỗ bất động thì nó sung mãn cái thân nó không có thấy mỏi mệt, đau nhức như một cái người bình thường đâu, nó khác, nó ở chỗ bất động. Thành ra Thầy nói mình phải phân biệt được cái này, chứ không khéo mình nói đây cũng ly dục ly ác pháp, chỗ kia cũng ly dục ly ác pháp. Hai cái chỗ này, cái chỗ kia là tác ý ly dục ly ác pháp để vào năm chi thiền, còn cái này tập ly dục ly ác pháp để sống một đời sống không tham, sân, si.
Sư Pháp Ngộ: Dạ!
Trưởng lão: Nó khác.
Sư Pháp Ngộ: Dạ! Dạ!
Trưởng lão: Con hiểu chưa?
9- TRẠNG THÁI TÂM BẤT ĐỘNG
(26:56) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Khi ngồi mà nó vào tâm bất động khác, khi đi là tâm nó bất động nó khác, nó không giống nhau?
Trưởng lão: À! Nó còn bị động đó, cho nên nó khác nhau. Còn khi mà đi đứng nằm ngồi, bởi vì nói Tứ Niệm Xứ nó đi đứng nằm ngồi, mà nó y một cái tâm của nó thì đó mới đúng.
Mà khi mình ngồi thì nó khác, mà mình đứng nó khác. Thí dụ: Bây giờ mình ngồi mình thấy nó sung mãn, an ổn, mình đứng dậy cái nó mất, thì đó là mình tu khác rồi, trật. Cho nên mình đứng dậy thì mình thay đổi oai nghi rồi mình đi, mình thấy nó cũng cái trạng thái thanh thản như vậy. Còn bây giờ mà mình ngồi mình tu thanh thản, tu Tứ Niệm Xứ mà có cái trạng thái khinh an, hỷ lạc là cái này mình không chấp nhận nó đâu.
Sư Pháp Ngộ: Không được.
Trưởng lão: À! Cái này không được, cái này là mày lạc mày thọ lạc rồi. Mà nó có đau đớn hay hoặc là nó mỏi mệt nó gì đó, đây là thọ khổ rồi, tao cũng không chấp nhận, tao chấp nhận cái thanh thản này thôi. Thì cuối cùng những cái này nó không có nữa thì đó mới thật sự thanh thản. Tức là cái thọ lạc nó không có. Tức là mình thấy nó thọ lạc, nó tinh tấn, nó ham tu rồi, nó không có đâu. Cái này nó không có ham tu đâu, mà nó cái chân lý nó phải sống như vậy là như vậy, chứ nó không có…
Sư Pháp Ngộ: Nó không ham tu.
Trưởng lão: Nó không ham tu gì hết!
Sư Pháp Ngộ: Nó bình thường hả Thầy?
Trưởng lão: Nó bình thường, nó bình thường mà nó giải thoát con.
(28:06) Tu sinh: Bạch Thầy! Là thế thì mình ngồi mà coi như là thấy an lạc và vô sự và mình đứng dậy mình đi cũng thấy nó an lạc và vô sự.
Trưởng lão: À! Cũng vậy. Rồi mình nằm xuống mình cũng thấy vậy, rồi mình xả ra mình thấy nó cũng bình thường vậy, mình ngồi cái kiểu nào nó cũng vậy, đó như vậy là mày đúng rồi đó.
Tu sinh: Đúng rồi.
Trưởng lão: Nó không trật đó, nó thuộc về là sống bất động thôi.
Sư Pháp Ngộ: Coi như vậy là mình đã bất động.
Trưởng lão: Bất động đó. Lúc bây giờ mà giữ được vậy rồi, không có cái pháp nào tác động vô nó được nó làm động nó đâu. nó tự nó phản ứng, ác pháp vô cái nó đánh ra liền, nó không có còn động mình nữa, gọi là Bất Động Tâm Định rồi đó. Thì cái Định Bất Động. Khi tu tới mà nó thuần thục rồi thấy hay lắm, sống tuyệt vời lắm! Mình cũng như người ta kia mà, người ta sao cái gì cũng động hết, còn mình sao cái gì nó cũng không động hết? Mình khác hơn họ.
Sư Pháp Ngộ: Cái câu phải là: "Bất động trước các ác pháp và các cảm thọ".
Trưởng lão: Cảm thọ đó con, nó đó, cái câu đó đó. Bởi vậy đức Phật trang bị cho mình tất cả những cái câu hết, chỉ còn mình bây giờ chịu khó tác ý thôi, để dẫn nó vô.
(29:12) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Tâm như đất có phải là bất động không Thầy?
Trưởng lão: Cũng bất động con, cũng bất động đó, tâm như đất ly dục ly ác pháp là cũng bất động đó.
Sư Pháp Ngộ: Tâm như đất tham, sân, si xa lìa?
Trưởng lão: Đó là cũng là cái pháp hướng để mà tu cái tâm bất động đó, đi vào bất động. Con thấy cái điều đó. Tất cả các pháp bây giờ, hiện giờ mấy con tu vào chỗ bất động tâm thôi, chứ nó chưa có nhập Chi Thiền đâu. Chừng nào mấy con có Tứ Thần Túc rồi, bắt đầu mới nói chuyện Thiền Định.
Tu sinh: Bạch Thầy! Còn chướng ngại cho nên cái sự nhọc nhằn ở trong người, cái pháp nó bám từng ngày thì chừng nữa nó ra cho hết.
Trưởng lão: Nó ra hết, không có còn gì nhọc nhằn nữa hết đâu.
Sư Pháp Ngộ: Chưa có được Tứ Như Ý Túc thì không có nhập được Thiền?
Trưởng lão: Không có nhập Sơ Thiền đâu. Bởi vậy Thầy nói mấy người đừng có nói xạo. Mấy người tu tới cái chỗ nào mấy người biết không? Chưa có Tứ Thần Túc mà mấy người dám nói nhập Sơ Thiền, đừng có lừa đảo. Bởi vì thiền nó là lớp thứ tám, mà Tứ Thiền là nó phải bốn thiền của người ta, có phải không? Mà cái thiền thứ nhất mấy người bộ dễ sao? Tứ Niệm Xứ mấy người chưa xong, làm sao mấy người vào? Chánh Niệm mấy người chưa xong, làm sao Chánh Định mấy người vào? Nó đâu có đơn giản đâu, hải dễ đâu!
Cái lớp Giới mấy người chưa xong mà vô lớp định làm sao nhào vô? Mấy người chỉ lừa người ta thôi, mấy người không biết, thôi nói không biết đi. Kinh điển Phật đã vạch rõ hết như thế này, mà mấy người dám lừa đảo người ta, có phải không? Con thấy không? Nếu Tứ Niệm Xứ không sung mãn thì Thất Giác Chi không có. Mà Thất Giác Chi không có, thì Tứ Thần Túc làm sao có? Các con hiểu chưa?
10- HAI PHÁP THẤT GIÁC CHI
(30:45) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Trong kinh sách Thầy có giảng, có hai cái pháp Thất Giác Chi?
Trưởng lão: Có!
Sư Pháp Ngộ: Năng Lực Giác Chi là khác hả Thầy?
Trưởng lão: Năng Lực Giác Chi là chỗ Tứ Niệm Xứ sung mãn nó ra cái Năng Lực đó.
Sư Pháp Ngộ: Còn cái Thất Giác Chi.
Trưởng lão: Còn cái kia Thất Giác Chi là pháp Thất Giác Chi.
Sư Pháp Ngộ: Pháp đó là mình ứng dụng…
Trưởng lão: Pháp đó, bây giờ con muốn cái câu nào đó gọi là Trạch Pháp Giác Chi đó, con chọn. Bây giờ phải chọn cái hơi thở này, cái đề mục: "An tịnh thân hành" này để đối trị cái bệnh mình đang đau, thì đó là cái suy tư của con. Con chọn đó, gọi là Trạch Pháp Giác Chi.
Sư Pháp Ngộ: Dạ!
Trưởng lão: Rồi con an trú ở trong cái hơi thở đó, như vậy nó có cái khinh an, nó làm cho cái thân con an, đó gọi là Khinh An Giác Chi, có gì đâu.
Sư Pháp Ngộ: Như vậy là Trạch Pháp Giác Chi bình thường thôi.
Trưởng lão: Bình thường thôi!
Sư Pháp Ngộ: Tức là mình trạch ra.
Trưởng lão: Mình trạch ra, rồi bây giờ mình Niệm Giác Chi. Mình trạch cái câu đó ra, mình tác ý là mình niệm cái câu đó, đó là Niệm Giác Chi.
Con thấy không? Rồi Niệm Giác Chi rồi đó, bắt đầu bây giờ mình thấy cái thân mình nó không có an, mình mới làm cho nó an, thì mình mới tác ý: "An tịnh thân hành" đó, để cho nó an.
Sư Pháp Ngộ: Khinh an.
Trưởng lão: Đó là cái Khinh An Giác Chi. Còn cái Hỷ Giác Chi đó "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô", đó là cái pháp Hỷ Giác Chi. Con không biết, đó là pháp.
(31:51) Sư Pháp Ngộ: Nằm trong pháp hết?
Trưởng lão: Chứ còn cái kia là cái Năng Lực của Giác Chi nó phải sung mãn Tứ Niệm Xứ, cho nên Tứ Niệm Xứ là thực phẩm của Bảy Giác Chi. Nhưng mà Bảy Giác Chi đó là năng lực của Tứ Niệm Xứ nó hiện ra cái lực của nó đó.
Sư Pháp Ngộ: Mà nó tự nhiên?
Trưởng lão: Nó tự nhiên!
Sư Pháp Ngộ: Nó sung mãn, nó tự nhiên!
Trưởng lão: Mình tu cái Tứ Niệm Xứ này, mà nó lòi cái kia ra.
Sư Pháp Ngộ: Nó tự nhiên nó sung mãn ra?
Trưởng lão: Ừ!
Sư Pháp Ngộ: Nó làm đúng!
Trưởng lão: Nó làm đúng!
Sư Pháp Ngộ: Còn mình trạch pháp hay là mình tinh tấn, có bữa tinh tấn nhưng có bữa không tinh tấn.
Trưởng lão: Không tinh tấn.
Sư Pháp Ngộ: Mình phải nỗ lực.
Trưởng lão: Mình phải hiểu. Phật dạy nó đâu đó rõ ràng, cho nên thấy sao Thầy lại dạy hai cái thứ Thất Giác Chi.
Sư Pháp Ngộ: Hai Thất Giác Chi.
Trưởng lão: Đầu tiên tui vô, tui cũng có Trạch Pháp Giác Chi, rồi tui mới niệm chứ. Bây giờ tui biết tui bây giờ tui cũng phải ngăn ác diệt ác, tui phải chọn cái pháp nào chứ, có phải không? Chọn là Trạch Pháp Giác Chi chứ gì? Rồi bây giờ tui không được cái đó, tui phải làm cho được thì cái đó, thì nó bây giờ tui phải Niệm Giác Chi chứ. Còn cái kia niệm nó tự nó xuất hiện ra nó niệm chứ mình có niệm nó đâu.
Sư Pháp Ngộ: Dạ! Cái kia tự nó niệm, mà nó niệm đúng theo ly dục ly ác pháp.
Trưởng lão: Ly dục ly ác pháp.
Sư Pháp Ngộ: Đúng! Còn cái này là mình niệm sau lưng là sai?
Trưởng lão: Mình niệm để cho mình nó tập thành nó quen thôi.
Sư Pháp Ngộ: Về cái pháp Giác Chi mình đây nè, mình niệm đôi lúc niệm sai.
Trưởng lão: Niệm sai nữa, Niệm trật nữa chứ đâu có niệm trúng.
Sư Pháp Ngộ: Còn cái kia nó trúng.
Trưởng lão: Còn cái kia nó trúng, cái kia nó tự động nó niệm, bởi vì năng lực mà.
Sư Pháp Ngộ: Tinh Tấn Giác Chi thì bữa nào, nghe Thầy giảng thì về tinh tấn dữ lắm!
Trưởng lão: Ờ!
Sư Pháp Ngộ: Không nghe Thầy giảng thì hết tinh tấn.
Trưởng lão: Đó là Tinh Tấn Giác Chi đó. Còn cái kia Tinh Tấn Giác Chi nó thực hiện, nó làm cho mình thích tu, phải không? Mấy con tu rồi mấy con mới biết chứ. Cho nên Thầy giảng ra là qua kinh nghiệm của mình hết rồi, chứ thiệt ra thì cái tên nó trùng.
Sư Pháp Ngộ: Bữa nào Thầy khen thì tu tập tốt lắm, còn bữa nào Thầy hết khen thì tập không chạy…
Trưởng lão: Thôi! Bây giờ thì mấy con về tập, rồi Thầy sẽ kiểm tra. Từ từ Thầy kiểm tra mấy con lần lần lần lần hết, nhớ không?
Sư Pháp Ngộ: Con nghe Thầy giảng sao mà con lại trạch những cái pháp nó vui quá.
11- TU TẬP NÊN THÂN CẬN BẬC THIỆN HỮU TRI THỨC
(33:42) Tu sinh: Bạch Thầy! Sáng lên định nghe pháp được Thầy giảng để mà về đúc rút cái kinh nghiệm, thế còn con bây giờ nó như cả một cái rừng cây thế này chẳng biết cái lá nào mà đốn cả.
Trưởng lão: Nghe Thầy mới về mới biết cách. Đúng rồi! Mấy con mà nếu không có Thầy, bởi vậy không. Đức Phật nói: "Không có thân cận với bậc Thánh, không có thân cận với bậc Chân Nhân", thì mấy con làm sao mấy con hiểu được những cái kinh nghiệm này con? Gặp Thầy rồi Thầy phân tích, lần lượt mấy con càng lúc càng thấy rõ ràng cái pháp của mình tu như thế nào, cách thức. Mấy con nghe Thầy chứ nó lợi ích cho mấy con lớn lắm! Nhưng mà Thầy vì nhiều thì giờ quá, không lẽ Thầy ngồi nói chuyện suốt ngày, mấy con ngồi đây suốt ngày, mấy con còn hơn là nghe hát nữa chứ ở đó, phải không?
Sự thật ra cái pháp tu của mình nó phải cụ thể, rõ ràng vậy đó, nó thực tế vậy đó, chứ nó không là mơ hồ đâu. Cho nên càng nghe Thầy chừng nào, mấy con càng thấy thấm nhuần là nó về nó hăng hái nó muốn tu lắm.
Sư pháp Ngộ: Nó muốn hiểu! Bạch Thầy!
Trưởng lão: Muốn hiểu!
Sư Pháp Ngộ: Hắn hiểu ra cái cách thức đi, cái phương hướng để mình làm.
Trưởng lão: Đó! Thí dụ: Chẳng hạn bây giờ con không hỏi về pháp Thất Giác Chi, mà Thầy có nói trong sách rồi. Nhưng mà khi mà Thầy nói lại càng rõ hơn, phải không? Càng thấm thía hơn, càng thông suốt hơn, mà hễ có Thầy nhắc cái bắt đầu thấy nó, thấy nó đúng quá. Bởi vì mấy con có tu. Chứ mấy con không tu, không có hành, mấy con cũng không có biết đâu.
Sư Pháp Ngộ: Nó thành những người mù.
Trưởng lão: Nó mù đó. Nhờ mình thực hành rồi nghe Thầy nói, đâu nó đúng đó quá.
Tu sinh 2: Đọc trong sách nó khác, đến khi Thầy nói Thầy mở rộng ra thêm nữa, nó dễ hiểu hơn.
Trưởng lão: Rộng đó con, đúng vậy đó!
Sư Pháp Ngộ: Nghe lần nữa nó mới thấm.
Trưởng lão: Nhờ mấy con áp dụng, mấy con hành.
(35:12) Tu sinh: Bạch Thầy! Thời gian mười mấy năm tu hành bên Đại Thừa, coi như là cái đầu óc nó khi nào nó cũng nặng trịch trịch, nhưng mà con mới vào đây có một tháng, bây giờ thấy nó nhẹ như là lông hồng luôn.
Trưởng lão: Nó cởi mở đó con, nó cởi mở ra hết, thấy rõ.
Tu sinh: Mà thân tâm nó cũng thấy nhẹ nhàng, mà nó thanh thản, chứ không phải như trước coi như là, con mà ngồi xuống một phát là coi như là coi như bắt đầu nhắm mắt lại một cái là thấy toàn bộ là người, tất cả các cái thứ là nó hiện lên trước mặt, con hãi con dậy luôn, con không dám ngồi. Do đó mà coi như là bây giờ mà có ngồi hàng tiếng thấy nó cũng cứ tốt.
Trưởng lão: Vậy thôi!
Sư Pháp Ngộ: Thưa Thầy! Nay mai mà về, ôm cái pháp Thầy mà về, nói là bên Đại thừa mấy ông chạy luôn.
12- PHẬT TỬ CÚNG DƯỜNG CẦU PHƯỚC LÀNH
(35:58) Phật tử: Bạch Thầy! Hôm qua con vào, nhưng cô Út đi vắng ạ, cô không có ở nhà thì con cũng nói với cô Tú, cô Tú nhận vào cho con và thế là hôm qua Thầy đã nhận với lại cái thư của một cái cô ấy là năm nay hơn 80 rồi ạ.
Trưởng lão: Vậy hả con?
Phật tử: Điều kiện không đi được, trong cái thư của cô có gói trong gửi Thầy ạ.
Trưởng lão: Ừm! Để Thầy coi thư sẽ trả lời.
Phật tử: Dạ! Thầy thọ nhận cho cô ấy, rồi cho chúng con xin chúc Thầy và xin Thầy quy y cho cô ấy ạ, ý nguyện của cô ấy là cô cũng ước nguyện đi được một lần nhưng mà không biết là có nổi không. Thế thì coi như là hai vợ chồng có một xuất lương hưu thôi ạ, con không gánh được cái phần đấy ạ, thế nên con bảo thôi thì chỉ có đưa vào trình Thầy rồi Thầy quy y cho, xong là hướng vào trong Thầy, thì Thầy đọc cái thư ấy xong rồi Thầy giúp đỡ cho cô ấy.
Trưởng lão: Được rồi Thầy sẽ giúp đỡ con.
Phật tử: Dạ! Quy Y cho cô ấy.
Trưởng lão:Lớn tuổi tội quá!
Phật tử: Bạch Thầy! Cho gia đình chúng con làm một chút phước, hôm qua con vào con có đong tạ gạo vào và đây còn một ít thì con xin được cúng dường.
(37:06) Trưởng lão: Bây giờ con cúng dường con gởi cô Út đi con, đặng cô lo gạo thóc cho…
Phật tử: Dạ! Con mang gạo vào rồi bây giờ con cúng Thầy.
Trưởng lão: Con gởi cô Út đi, chứ còn gởi cho Thầy đó thì Thầy cũng mất công cất lắm con.
Phật tử: Mong Thầy nhận cho con để con được phước lành.
Trưởng lão: Rồi thôi cũng được, chứ theo như mấy con nên đưa cho cô Út đó.
Phật tử: Dạ, hôm qua con chưa được gặp cô ạ, thấy cô bận suốt từ tối hôm qua con muốn gặp cô nhưng cô bận thì con cũng chưa trình được, mọi khi thì con đưa cho cô hết, thì cô nói lên trình Thầy cho con, hôm qua là con chưa được gặp cô. Tất cả các thứ con nói với cô Tú đưa vào bếp cho con, đưa gạo với đưa các thứ vào, thì còn cái bao bì thì…
Trưởng lão: Thôi được rồi để Thầy nhận!
Phật tử: Dạ! Mong Thầy hoan hỷ thọ nhận cho con, con xin phước Thầy.
Trưởng lão: Rồi được rồi!
Phật tử 2: Thầy ơi Thầy cho con!
Trưởng lão: Có gì không con, lại trình Thầy đi.
Tu sinh: …. Ổng xin trình riêng.
13- THẦY ƯỚC NGUYỆN THÀNH LẬP NI ĐOÀN
(38:09) Trưởng lão: Thầy chưa có Ni bộ con, con hãy giúp họ con, có hai người mới xuất gia.
Sư Cô Thông Phát: …
Trưởng lão: Thầy nhờ muốn nhờ con xuất gia cho hai cô trẻ trẻ. Họ muốn xuất gia Thầy, nhưng mà Thầy chưa có Ni bộ, thành ra Thầy chưa có xuất gia được. Còn con bây giờ có cái chùa Ni rồi, con xuất gia giùm hai cô đó, giúp đỡ cho họ, họ muốn tu đó.
Sư Cô Thông Phát: Dạ! Mô Phật! Kính bạch Thầy! Nhờ Thầy dạy cho con sao thì con cũng nghe theo như lời Thầy, nhưng mà con nghĩ khi mà một người xuất gia rồi bạch Thầy! Thì con cũng nhờ cái bàn tay của Thầy xuất gia cho những vị đó bạch Thầy!
Trưởng lão: Thì đúng rồi con!
Sư Cô Thông Phát: Để được gặp chánh pháp đó. Bạch Thầy!
Trưởng lão: Đúng rồi con, Thầy biết!
Sư Cô Thông Phát: Con nghĩ là Thầy là một người đã chứng đạo rồi, thì cho cái vị xuất gia đó nương theo cái đức của Thầy.
Trưởng lão: Không, Thầy muốn nói như vầy…
Sư Cô Thông Phát: Ở để huynh đệ cùng nhau sống chung.
Trưởng lão: Sống chung nhau!
Sư Cô Thông Phát: … Ở nhà thì con…
(39:07) Trưởng lão: Để Thầy trình cho mấy con nghe. Ngày xưa có năm trăm cung nữ, khi mà theo bà Gotami xin Phật xuất gia, thì đức Phật không có sai một vị nào mà đứng ra xuất gia cho năm trăm vị này hết. Mà cũng không sai bà Gotami làm công việc này, con hiểu không? Đức Phật đã xuất gia cho năm trăm người nữ, các con thấy. Và đồng thời sau này như bà Pijama, bà Hoa Ni Sắc Tỳ kheo, đều là đệ tử của đức Phật không, hoàn toàn là đức Phật xuất gia không, chứ không phải là qua bà Gotami đâu. Nhưng mà cứ đưa vào cái giáo đoàn của bà Gotami, có phải không mấy con? Giáo đoàn nữ đó, thì hoàn toàn là đệ tử của đức Phật. Cho nên bởi vì người ta nương vào Phật mấy con, chứ không phải nương vào người nào.
Thì bây giờ thí dụ như cái hoàn cảnh của Thầy nó chưa có thuận đó, thì Thầy chỉ nhờ con vậy thôi. Chứ sự thật họ là đệ tử của Thầy hết, mà chính con cũng là đệ tử của Thầy rồi. Bởi vì tu pháp Thầy mà, cho nên người nào cũng là đệ tử của Thầy.
Vì vậy Thầy ước mong là ngày mai này nó sẽ có một cái giáo đoàn Ni thực sự là thuần thành mà tu hành hẳn hoi đàng hoàng như cái giáo đoàn của bà Gotami ngày xưa. Thầy mong được cái điều đó lắm con. Bởi vì bên nữ mấy con tu nhiều lắm, tha thiết bỏ hết đời mà không hướng dẫn người ta tu đúng, thì rất tội người ta! Nhiều khi mấy con vô chùa tu, người ta lợi dụng cái công quả của mấy con là bên nữ là làm bánh làm trái, làm mứt đem bán đủ thứ hết. Làm tương, làm chao nữa, rồi đan, may đồ này kia, làm để ra tiền cho Tu viện hay chùa, hay Tịnh xá thôi, thiệt là mấy con tội lắm! Tu không có mấy con.
Cho nên vì vậy mà Thầy nghĩ rằng, làm sao cũng phải có Ni bộ, không thể nào mà không được, có nam thì phải có nữ, chứ không thể bỏ bên nữ được.
Trưởng lão: Có gì không con?
Cô Út Diệu Quang: Thưa Thầy! Tàu buổi tối là con đi Thầy.
Trưởng lão: Tàu hỏa hả con?
Cô Út Diệu Quang: Dạ! 7 giờ.
Trưởng lão: Vậy con đi! Đi phải dự định ở đây người nào nấu cơm dùm con đó, đi Hà Nội phải sắp xếp đàng hoàng đó con.
(41:14) Cô Út Diệu Quang: Con có sắp xếp, bây giờ thì có tàu thì ngày mai thì Nguyên Thanh đi, ngày mai đâu có ai đưa Nguyên Thanh đi.
Trưởng lão: Con nói đi máy bay mà con, nó đi máy bay, nó tự đi được mà con.
Nguyên Thanh: Nếu như … Thì con ở lại
Tu sinh: Bạch Thầy! Nói về Tỳ kheo Ni đó Thầy.
Trưởng lão: Bởi vì Thầy thấy bây giờ bên nữ, từ lúc mà Thầy thấy Thầy xuất gia, làm cái lễ xuất gia cho Nguyên Thanh với cô Thúy Mùi rồi, thì có một số người nữ xin Thầy rất nhiều, xin xuất gia tu con, rất đông! Mà giờ nếu mà không thành lập một cái Ni viện cho bên nữ, thì cứ tá túc ở trong cái cái Tu viện nam như thế này không có hợp, không có hợp con. Mặc dù là cách ở bên đây, khu bên kia nữ ở bên đây, cư sĩ thì được, nhưng mà tu sĩ không được, không phải…
Tu sinh nữ: …
Trưởng lão: Nó có cái cái…
Tu sinh nữ: Để con nghe điện thoại đã. Bạch Thầy!
Trưởng lão: Cho nên trong cái vấn đề đó nó rất là quan trọng mấy con, cho nên Thầy muốn lập thành cái Ni bộ, mấy con sẽ sinh hoạt chung đó, qua cái sự điều khiển của Thầy. Như qua cái sự điều khiển của đức Phật trong cái giáo đoàn Ni bộ của bà Gotami ngày xưa đó, đâu có hoàn toàn. Cho nên cái Ni bộ luôn luôn nó di chuyển nó theo cái…
Bởi vì đọc lại cái lịch sử mấy con thấy nè, cái Ni bộ luôn luôn nó di chuyển theo cái Tăng đoàn của đức Phật con, nó không được rời Phật đâu. Chứ không phải là bây giờ, thí dụ như con ở cái Ni bộ lập ở miền Nam nè, thì bởi vì đức Phật ngày xưa là Du Tăng Khất sĩ con, thì lập miền Nam này cái Ni bộ này ở đây chết đây nè, còn đức Phật đi ra miền Bắc ở ngoài đó, không có không bao giờ có điều đó đâu. Cái Tăng đoàn của đức Phật đi thì cái Ni bộ đi theo, hồi đó nó vậy. Bởi vì Du Tăng là phải Du Tăng hết, chứ không phải Ni chết trụ thế đâu, trụ thế Tăng đâu. Mà nó Du Tăng là Ni cũng Du Tăng, mà Phật cũng Du Tăng.
Cho nên đức Phật có dạy trong đó, cái Tăng đoàn, cái Tăng đoàn ở đâu, thì cái Ni đoàn nó phải gần ở đó. Nhưng mà nó cách xa, nó không có phải, nó không phải là sát như mình khu đất này đâu. Cũng như bây giờ ở đây cái khu này đây, thì cái Ni đoàn nó phải ở cái khu nào ở ngoài kia, cách đây phải là 500 thước hay hoặc là 300 thước nó cũng phải cách ra. Cho nên khi mà qua lại, điều kiện là do đức Phật điều khiển, chứ không phải chung ở trong một cái Tu viện vậy, cắt hai cái Tu viện này ra, rồi bên đây Ni, bên kia, không có được. Cái cơ sở này là của Tăng ở là cái khu rừng này của Tăng, mà cái khu rừng bên kia là của Ni.
Trưởng lão: Con hiểu chỗ đó không?
Thầy nghiên cứu kỹ về vấn đề này lắm con, để mà cái đời sống của tu sĩ con, nó vừa bảo vệ của bên nữ con. Chứ nếu mà xa cái Tăng đoàn, không ai bảo vệ nữ, đời mà đâu phải dễ đâu con! Cho nên vì vậy mà các con lập chùa Ni này kia mấy con chưa có được bảo vệ của Giáo hội đâu. Sự thật ra phải đúng như cái tổ chức của đức Phật mới được bảo vệ và hướng dẫn đúng, bên Ni không có được sai cái gì.
(43:51) Còn những cái Bát Kỉnh Pháp đều là do Tổ sau này đưa ra, để hạ cái uy tín của người nữ. Bắt cái người nữ tu chứng quả A La Hán mà phải lạy cái chú tân tỳ Kheo mới vào chưa chứng gì hết, mà bắt người ta lạy. Ông bằng ai? Có phải không? Cái đó quá trớn rồi, Thầy nói không được, cái đó hạ người ta quá, kêu là trọng nam mà khinh nữ đó. Cách thức đó, người ta tu chứng quả A La Hán rồi mà bắt người ta đảnh lễ cái người mới vào tu, thì con thấy không?
Thầy nói tu chứng quả A La Hán rồi thì người nào như người nào. Còn cái người mà chưa chứng quả A La Hán, bây giờ có ông vua cũng chưa đảnh lễ ông nữa. Thật sự ra mặc dù là cái người đó mới vào tu mà là ông vua đi nữa, mà chưa chứng quả A La Hán thì không có được bắt người chứng quả A La Hán mà lạy cái người đó. Ông có vô lậu đâu? Ông còn lậu hoặc một đống mà bắt tôi vô lậu mà tui lạy ông, tui lạy ông tui lạy cái đống vô lậu ông sao? Cái đống hữu lậu?
Cho nên Thầy không có chấp nhận về cái Bát Kính Pháp đâu. Thầy viết sách sau này, về giới luật Thầy chỉnh lại hết đó, không để. Đâu đó ra bình đẳng đó, con người là con người phải bình đẳng, nam nữ như nhau, người nào cũng tu chứng, chứ không người nào không tu chứng. Đó là cách thức Thầy làm cho nó đúng như cái tinh Thần của đức Phật bình đẳng.
Giới cùng đinh cũng vẫn vào tu được, nô bộc cũng vẫn vào tu được, và người dâm nữ cũng vào tu được, chứ không có chê người nào hết. Con thấy có dâm nữ đó.
Sư Pháp Ngộ: Dạ! Con thấy có, bạch Thầy!
(45:07) Trưởng lão: Trong thời đức Phật, con thấy không có bỏ người nào hết, người ta biết… Với Đại thừa nó nói như thế này con, tàn tật nó không cho xuất gia đâu. Còn ở đây Thầy nói cái tâm họ xuất gia, Thầy cho vô xuất gia hết, không có tha người nào hết. Người nào muốn tu vô đây Thầy dạy, người ta tàn tật càng an ủi người ta hơn. Người ta tàn tật là người ta đã khổ, người ta khiếm khuyết về trên cái thân của người ta rồi, người ta khổ lắm! Chỉ có pháp Phật mới an ủi người ta được cái tinh Thần đó, làm cho người ta bớt khổ, con hiểu không? Nhờ tu mà người ta thấy cái tàn tật người ta, người ta thấy người ta không có khổ sở nữa, người ta không thấy người ta tàn tật nữa, đem lại cái nguồn an ủi cho người ta mà. Phật pháp sau này có Thầy, Thầy chấn chỉnh lại, đem lại những điều tốt lành.
Cho nên cái Ni bộ cần phải ra đời và bây giờ thì Thầy nói; ở trên kia thì, ở trên Đà Lạt thì có cô Tịnh An. Cô cũng tốt lắm con, cô cũng lãnh chúng trong một cái Tu viện của cô, cái Ni viện bây giờ cái Ni viện, thì coi như là toàn bộ đó cũng theo Thầy, rồi bây giờ ở ngoài Cam Ranh có con. Cho nên tất cả những cái này Thầy biến dần. Bây giờ ở đây thì có mấy người muốn xin theo Thầy xuất gia. Nhưng bây giờ xuất gia nè, như Nguyên Thanh với cô Thúy Mùi, Thầy phải còn đưa ra ngoài Hà Nội nữa mà, đâu có để ở đây được đâu. Con thấy ở đây không được. Bởi vì Ni xuất gia rồi mà, chứ phải cư sĩ thì còn về đây còn học này kia thì được, nó dễ.
Cho nên vì vậy mà Thầy hướng dẫn cho mấy con tu tập, rồi mấy con bây giờ có khả năng, để biết cách điều chúng rồi đó, trước mà Thầy mở ngoài Phước Hải đó thì có sư bà Huyền Học, sư bà mất rồi. Cho nên vì vậy á, cho nên Thầy coi như mất cánh tay mà bên nữ đó, Chứ Thầy đặt cho sư bà Huyền Học là lãnh đạo chúng ni dùm Thầy mà để Thầy tổ chức cái ni bộ, quây quần bên sư Bà để mà Thầy…
HẾT BĂNG