MÙA AN CƯ 14-CHUYỂN ÁI KIẾT SỬ THÀNH TÌNH THƯƠNG RỘNG LỚN
2005 MÙA AN CƯ 14-CHUYỂN ÁI KIẾT SỬ THÀNH TÌNH THƯƠNG RỘNG LỚN
2005 MÙA AN CƯ 14
CHUYỂN ÁI KIẾT SỬ THÀNH TÌNH THƯƠNG RỘNG LỚN
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 2005
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [47:31]
Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005
Số lượng: 24 băng
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2005-mua-an-cu-14-chuyen-ai-kiet-su-thanh-tinh-thuong-rong-lon.mp3
1- TÌNH THƯƠNG RỘNG LỚN
(00:00) Tu sinh 1: Khi con mà chưa gặp được Thầy, con chưa biết được đạo thì con cứ thương các con. Cái lòng thương của con thì cứ lúc nào con cũng cứ nghĩ đến con, cứ nghĩ nó là con của mình, là của mình. Nhưng mà từ khi con được Thầy dạy cho con pháp và đạo thì con thấy là cái tình thương đó bây giờ con… nó giảm, nó không còn nữa.
Nhưng mà con cứ thỉnh thoảng, khi con ngồi tu theo các pháp môn thì nó cứ hiện lên là cứ muốn cho cháu về đây để tu. Hoặc là ngày nghỉ hè thì muốn là các con, các cháu nó về đây ba tháng hè, nó về đây để nó học đạo đức của Thầy. Con cũng muốn là các con con ở đây, con cũng muốn là các con nó về đây nó thăm con để nó học đạo.
Thì những cái sự muốn, sự nghĩ, cái sự nó khởi lên như vậy có phải là ái kiết sử không ạ?
Trưởng lão: Cũng kiết sử đó con. Nhưng mà từ cái chỗ kia nó làm cho con thương ở trong cái thất tình lục dục, bây giờ thương cho nó đi vào thiện pháp.
Cũng như bây giờ, hồi trước khi con chưa tu, thì con thương cha mẹ, mình về mình thăm hay gì đó, mình mua sắm cái này kia cho cha mẹ mình, còn bây giờ thì mình muốn cho cha mẹ mình đi tu. Cũng từ cái thương đó, cái thương từ chỗ đó, nó hồi đó thì nó phục vụ bằng vật chất, còn bây giờ, cái thương của nó bây giờ, nó phục vụ bằng tinh thần. Mình tu được giải thoát, mình mong cha mẹ mình cũng được giải thoát. Cái này nó đều là phần tốt đó. Cái tình thương nó chuyển thành cái lòng đại bi con, cái tình thương lớn hơn.
Cho nên từ chỗ mình thương ở trong những cái chùm nhân quả của mình thì mình thương những người khác nữa: “Tội nghiệp người ta quá, người ta không biết pháp, người ta tu được giải thoát như mình. Cho nên mình ước muốn mọi người cũng mình như mình”. Từ cái chỗ gia đình của mình rồi nó đi ra xã hội, nó thương mọi người. Con thấy cái tình thương đó gọi là cái tình thương tâm đại bi, tâm từ bi đó.
Còn mới đầu thì nó thương ở trong cá nhân của nội gia đình của mình. Nó nhớ con, xa nó thấy nhớ hoặc là mấy cái đứa cháu, nó nhớ.
Đây Thầy nói, như Thanh Quang, khi mấy đứa con của ông về rồi đem mấy cái đứa cháu. Con nó lớn rồi thì ông không có nhớ nhung bằng mấy đứa cháu đâu. Thấy mấy đứa cháu nhỏ nhỏ vậy… Đi tu rồi mà ông còn ôm cháu ông thì trời đất ơi, hết chỗ nói. Cái kiết sử nó cũng trói buộc ông ấy ghê chứ không phải không đâu. Xong mấy đứa con ông ấy về rồi nó đem cháu nó về đó, thì mấy cái đứa lớn thì thấy ông ấy cũng thương nhưng mà không có bằng mấy cái đứa nhỏ. Cho nên chính nó chạy đến ông, ông ấy còn ôm nó thì thử hỏi làm sao? Cái ái kiết sử, cái tình cảm sâu đậm lắm, mấy con.
(02:31) Rồi nó chen vô cái lòng thương của cái, cái tâm từ của nó nữa. Tức là muốn cho mấy con, mấy cháu của mình nó tu tập, nó được tốt. Đó là nó xen vô đó. Từ từ nó giảm cái tình thương ở ái kiết sử, của cái thất tình lục dục đó, cái tình riêng tư, thương yêu con cháu mình nhiều đó, mới chuyển dần qua cái tình thương bằng cách là muốn con cháu của mình phải biết tu tập.
Nó chuyển qua cái tâm đại bi đó rồi, nó chuyển đó, bắt đầu nó chuyển cái tình thương nó qua… Vì vậy mà nó dần dần thì nó không còn ôm cháu nó nữa mà nó muốn cho cháu nó học tu giải thoát.
Từ đó nó đi dần đó, cái lòng thương từ cái này nó chuyển dần, chứ không phải là cái lòng đại bi của mình nó khác, nó không phải đâu. Từ cái thất tình lục dục mà nó chuyển, từ cái ích kỷ cá nhân của nó, nó chuyển qua cái lớn, rộng lớn của nó, là nó là thành tâm đại bi, tâm từ bi của nó. Chứ nó không phải là cái khác rồi, cái đó, mà nó chuyển qua rộng lớn.
Cũng như từ cái tình thương của Thầy đối với cha mẹ mình thì nó chuyển dần cái tình thương của Thầy đối với nhân loại. Từ cái chỗ mà nó ích kỷ, nhỏ mọn, mình chỉ biết thương cha mẹ mình thôi, ai mà động đến thì chết… thì mình đánh chết họ, phải không? Cái cá nhân của mình vậy. Còn bây giờ nó chuyển lớn rồi thì ai mình cũng thương yêu hết. Nó khác rồi, thay đổi rồi, thành ra nó không còn bỉ thử, nó không còn cái của mình, cái của người, nó khác. Cũng là cái tình thương đó…
Cho nên bốn cái pháp mà giải thoát đó là Tứ Vô Lượng Tâm đó mấy con. Bốn cái pháp độc nhất để mà giải thoát: tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Nó là cái pháp giải thoát độc nhất. Cho nên từ cái lòng thương yêu của mình rồi thì cái người khác mà người ta chửi, mình không giận là do cái lòng thương nó rộng lớn.
(04:14) Còn cái thương của mình nó còn nhỏ đó, ai động tới thì biết. Con cháu mình mà ai chửi nó thì biết, mình ăn thua đủ. Đó là nó còn thất tình lục dục, nó hạn hẹp, nó ích kỷ.
Từ con so sánh với con, con thấy rõ ràng, trước kia con thường hay nhớ con, nhớ cháu của mình nhưng bây giờ mình lại không nhớ như vậy nữa mà mình lại muốn cho con cháu mình biết pháp tu giải thoát. Đó là bắt đầu nó chuyển rồi. Rồi tu riết rồi nó không còn lo nghĩ cho con cháu như vậy nữa mà trong đó có con cháu, muốn mọi người cũng được giải thoát, vậy là nó rộng lớn rồi. Cho nên vì vậy mà khi cái tình thương nó rộng lớn rồi, họ làm tất cả mọi chuyện họ không có thấy khổ. Bởi vì họ thương người, thật sự họ thương.
Như Thầy, bây giờ Thầy làm tất cả những cái đó Thầy biết… Người ở ngoài thì thấy Thầy khổ quá. Nhưng mà cái tình thương, thấy người khác một… Thầy khổ, tuy có mình Thầy, còn cái đau khổ của mọi người mà nó gom lại, thì Thầy thấy nói như là núi Thái Sơn. Cái khổ của người ta nó chồng chất như núi, như non, còn đối với Thầy bây giờ, cái khổ của Thầy nó chỉ như chỉ hạt cát đối với họ.
Cho nên cái lòng thương, bắt đầu nó nghĩ đến cái khổ của người khác, còn cái sự cực khổ của mình có chút, nó không có nhằm nhò gì. Cho nên làm nó thấy vui vẻ, hân hoan vì đem lại cái sự lợi ích.
Đó ví dụ như bây giờ mấy con nói những cái điều mà đã xảy ra, cả làng mà đọc sách Thầy, đạo đức mà ăn chay hết. Thầy hạnh phúc lắm mấy con. Không có gì hơn là khi thấy người ta đi vào con đường thiện. Mà không có gì hơn là thấy người ta không lừa đảo mấy con được.
Như vừa rồi con thuật lại người ta không lừa đảo được con và chú Hòa, phải không? Con thấy không? Người ta đến đây người ta đem những cái đó để người ta lừa đảo mấy con chứ gì? Để mấy con ham, mấy con theo chứ gì? Nhưng mà mấy con trả lời cái rồi ông ta cụt hứng liền à, phải không? Ông ta rút lui chứ ông ta còn làm gì được. Những cái đó đem lại cái hạnh phúc cho Thầy rất lớn. Thầy cứu mấy con, Thầy biết mấy con đi lầm vào chỗ đó là mấy con khổ. Còn bây giờ mấy con thấy rồi thì mấy con không có khổ nữa.
Tu sinh 1: Dạ con kính bạch Thầy, cho con hỏi Thầy việc nữa. Tức là như ngày trước con chưa học được pháp của Thầy dạy thì con cứ khi con ra đi một cái, bất cứ đi đâu, xa con, rồi thấy xa cháu là con cứ khóc. Cứ tự nhiên không có cái chuyện gì cũng khóc, nước mắt nó cứ chảy, nó cứ vậy nó tuôn ra, đi đâu cũng vậy. Hoặc là con về đây con tu, mới bắt đầu thì các con nó lên nó thăm, nhìn nó cũng khóc, cái nó ra về cũng khóc, khi bắt đầu đi ngủ, nghĩ đến các con một cái thì cũng khóc. Nhưng mà đến hôm nay thì con thấy cái đó là con đã khắc phục được rồi thưa Thầy.
Trưởng lão: Đó là con ly đó con.
Tu sinh 1: Vâng!
(06:51) Trưởng lão: Thấy cái chỗ đó mà con mới biết là cái sự tu tập con nó đem lại sự bình an cho con hơn. Trước kia mỗi lần xa, nó đau khổ con.
Tu sinh 1: Vâng! Nhưng mà khi mà con lại thấy Thầy, chẳng hạn ví dụ như Thầy đổ ra biết bao nhiêu là công sức cho các con. Rồi Thầy dùng tất cả, tìm hết tất cả mọi pháp, rồi Thầy dạy, Thầy viết, rồi Thầy làm đủ thứ để cho các con tu tập thì các con lại tu tập chưa đến đâu hết cả, lại đang còn nói chuyện. Thì những cái lúc mà con thấy Thầy hết lòng, hết sức với con thì con lại tự nhiên nước mắt nó cứ trào ra, nước mắt nó cứ trào thì nó có phải là con đang bị ái kiết sử không?
Trưởng lão: Không phải. Nghĩ đến cái sự nhọc nhằn của Thầy lo cho mấy con hoặc là nghe cái lời nói của Thầy mà mấy con xúc động. Là vì mấy con nghĩ là: "Trên đời này chỉ có một người mà thương yêu con nhất, đem lại cái đời sống giải thoát cho con." Cho nên con xúc động. Điều đó là nhắc nhở cho mấy con, sách tấn tu hành hơn. Cái lòng đó là cái lòng tốt. Bởi vì cái đó là cái lòng thương đối với Thầy để rồi mấy con phải sách tấn, mấy con nghĩ: “Mình thương Thầy mình phải làm gì đây? Mình phải tu tập.” Do đó cái này cái tốt chứ không phải cái xấu.
Cho nên biết phân biệt, cái tình cảm này là cái lòng thương yêu chân thật từ tấm lòng mình biết ơn cái người đó, nó mới xuất phát ra những cái giọt nước mắt đó, nó không phải là giọt nước mắt đau khổ đâu mà giọt nước mắt có cái sự hãnh diện: “Mình đã được Pháp.” Cái giọt nước mắt thương, thương xót mình, thương Thầy mà xót xa cho mình phải làm gì. Cái giọt nước mắt của mấy con là cái giọt nước mắt… Cho nên khi Thầy nói ra, Thầy thường sách tấn mấy con bằng cái tình cảm đó để cho mấy con cố gắng nỗ lực, biết ơn Thầy.
(08:34) Cho nên mấy con thấy thường thường là khi Thầy nói, lúc nào mà Thầy thuyết giảng, Thầy thấy khi mà Thầy thuyết ở ngoài, khi mà Thầy về Linh Sơn mà Thầy thuyết cho các bác, các chú mà thọ Bát Quan Trai, Thầy sử dụng cái tâm lý đó để mà Thầy sách tấn họ nỗ lực, họ tu. Người nào Thầy thấy cũng quẹt nước mắt hết thì đủ biết là Thầy khéo léo đến cái mức độ nào.
Thầy giúp cho đệ tử Thầy phải sống trong cái tình chân thật của nó mà biết ơn Thầy vì Thầy đem lại hạnh phúc cho họ. Cho nên thậm chí như bên nam, các con biết cũng có vài người cũng phải quẹt mắt hết. Chứ đừng nói bên nữ, bên nữ mấy con là mít ướt, dễ khóc. Còn bên nam là cứng rắn lắm đó mà gặp Thầy mà nói là phải khóc đó chứ đừng nói.
2- TỰ THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI
Tu sinh 2: Dạ, kính bạch Thầy là cái nhân duyên cái chú mà buổi chiều mà chở nước tới, thưa Thầy là con với lại cô con, cái đêm đó chú Hòa nói là: “Thôi bây giờ mình nấu nước sôi mình đổ, bây giờ nấu nước sôi nó không tốn tiền.” Con với cô Ngọc nói là: "Nội mà một ngày mấy thùng thì cũng chết, thôi thì có mấy chục để mình đi mua."
Thì cô Sáu với cô Ngọc nói thôi để cô mua. Thì con với cổ đi xuống đó thì gặp chú đó. Chú hỏi chúng con ở chỗ nào, chúng con nói ở chỗ đó, ông biết chỗ đó nhưng mà chưa biết chúng con. Tức là thật ra là ông cũng đến đó rồi, ông biết về chú Hòa và rồi cũng biết về Thầy nữa. Xong tự nhiên đến đó, cái lúc ông ấy chở lên, chở lên thì các cô nói mới nói: “Trời cái chỗ ông già này bán đủ thứ hết trơn à” (…)
Xong đợt đó thì Thầy có về đây nhưng mà Thầy bận dữ lắm, thì không có gặp được, thì biểu dịp khác từ từ Thầy về. Với Thầy có dặn, lời Thầy có dạy là: “Những người mà đã thân thuộc quen biết rồi, thân mà đã biết Pháp rồi, bây giờ Thầy chỉ về có một hai ngày ngắn là không có thời gian gặp những người đó” (…)
Rồi chiều đó, thì sao không biết là lúc đó Thầy vừa ra, ông chở vô đó, Thầy vừa ra thì ông gặp, ông nói có gặp Thầy?
(10:33) Trưởng lão: Àh Có! Có nói chuyện.
Tu sinh 2: Sau ông tới nữa đó Thầy, ông có đi thọ Bát Quan Trai mà ông đi tới trễ, ông cũng đi tìm đạo dữ lắm mà sao tự nhiên cái duyên ông… Sau ông có gặp Thầy không?
Trưởng lão: Có, có gặp Thầy, cái duyên Thầy biết, cho nên Thầy đi ra cho ông gặp, gặp ông cái Thầy nói chuyện…
Tu sinh 2: Dạ. Gặp ông cái ông chắp tay chào lại liền.
Dạ thưa Thầy, con xin bạch Thầy điều này nữa Thầy, con có bà thân thưa Thầy, bà thân con thì già yếu như vậy nhưng mà nếu con ở nhà thì bà ăn chay trường. Mà tới lúc con đi rồi thì mấy đứa em dâu, nó thấy bà già yếu quá nó cho bà ăn mặn. Con về rồi thì con ép. Con thấy bà cũng tội. Mà có lúc con thấy cũng thích ăn mặn mà con vẫn ép. Mà trong lương tâm con nghĩ là: “Nếu mà ăn chay mà nó già yếu, mà để ăn chay mà năm mươi ngày mà mất thì còn hơn là để ăn mặn để sống lâu!” Trong lương tâm con nghĩ vậy thì con ép.
Trưởng lão: Con ép vào cái điều thiện là tốt, nhưng mà có cái điều thiện mình giải thích cho mẹ mình hiểu được cái ăn chay nó lợi ích như thế nào Đồng thời cố gắng mình thuyết phục bà. Ép có nghĩa là con thuyết phục bà ăn chay, chứ không phải ép.
Tu sinh 2: Dạ thì con thuyết phục.
Trưởng lão: Đó, tức là thuyết phục!
Tu sinh 2: Nếu con ở đó thì bà ăn chay được.
(12:01) Trưởng lão: Ừ, Mấy người kia ấy thì lén lén đưa đồ mặn vô?
Tu sinh 2: Dạ!
Trưởng lão: Còn con ở đó thì không dám đưa. Cho nên vì vậy mà ăn chay. Nhưng mình…
Tu sinh 2: Bà cũng không dám ăn luôn nếu có con ở đó. Con đi thì khác mà con mà về đó thì bà cũng không dám ăn, không dám ăn mặn.
Trưởng lão: Như vậy là cái duyên để mà mình độ cho mẹ mình. Bởi vì cái ăn mặn, nó đem lại cái tà nghiệp, cái tà mạng của mình. Mình nuôi cái thân mạng của mình, nó tà mạng, mình đem cái sự đau khổ của chúng sanh vào thân mình thì mình không tránh khỏi cái nghiệp ác này đâu. Bởi vì cái thân này nó huân bao nhiêu cái sự đau khổ của chúng sanh trong cái thân để nuôi nó, con.
Thành ra từng cái thớ thịt, từng cái mạch máu, từng cái tế bào của trong thân, toàn là cái sự đau khổ. Cho nên từ khi mình ăn chay, từng cái tế bào, từng cái mạch máu của mình nó không còn đau khổ. Cho nên làm sao mình ăn chay cho được, đó là cái đầu tiên. Mà ăn chay với cái ý nghĩa của nó, ý nghĩa của nó là lòng thương yêu của mình đối với cái sự sống thì nó mới có ý nghĩa.
Chứ mình ăn chay mà: “Thôi bây giờ tôi nghe ăn mặn tôi ớn quá tôi ăn chay.” Thì: “Tại vì tôi ớn mặn, tôi ăn không được, bây giờ tôi phải ăn chay.” Thì cái này không có ý nghĩa gì. Nó phải mang đầy cái ý nghĩa của nó là cái lòng thương yêu sự sống. Cho nên cái ăn chay mà mình bắt buộc, mình ép buộc để mà ăn chay mà không có ý nghĩa trong tâm của mình là thương cái sự sống của chúng sanh, thương cái sự đau khổ của chúng sanh, thì cái ăn chay đó nó chỉ có một phần lợi ích nhỏ, chứ nó không có lớn.
Trái lại đó, khi mà giải thích làm sao cho mình, cho cái người ăn chay mà người ta hiểu biết: “Mình sợ khổ, mà nỡ nào mình lại ăn cái cái khổ của chúng sinh vào lòng của mình được.” Thì người ta ý thức được thì người ta lần lượt người ta tự tâm người ta.
Bởi vì cuộc đời của đạo Phật là dạy chúng ta phải tự giác. Ai ép buộc mình, mình làm thì nó không có lợi ích bằng tự giác mình làm thì nó tốt nhất. Cho nên làm sao cho người ta tự giác.
(13:57) Cũng như Thầy dạy mấy con, làm sao cho mấy con tự giác. Những cái đức hạnh của giới luật mà lần lượt mấy con tự giác hiểu biết nó là cái lợi ích lớn của cái đức hạnh của cái giới này cho nên mấy con áp dụng vào. Mấy con sẽ thực hiện bằng cái sức tự giác của mình. Cho nên cái sức tự giác đó gọi là: “Tự thắp đuốc lên mà đi.” Đó mục đích là như vậy, nó lợi ích cho mấy con thực sự.
Còn bây giờ, Thầy ép buộc mà mấy con phải sống như vậy. Cho nên vì vậy mà Thầy ép buộc mấy con độc cư là: “Mấy con đừng có nói chuyện nha!” Như cô Út ép buộc mấy con độc cư chứ nó không có lợi ích đâu.
Mấy con thấy ý nghĩa của sự độc cư là phòng hộ sáu căn, giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý để cho hàng ngày mình kiểm nghiệm lại thân tâm của mình để mình quét đi những cái lỗi lầm, cái ác pháp ở trong đó, thì cái độc cư nó mới có ý nghĩa.
Còn cái này: “Trời ơi tôi cơ đơn quá, tôi nhàm chán quá, tôi buồn quá mà cứ bắt tôi ngồi trong thất thì tôi chịu không có nổi. Thôi tôi đi nói chuyện một chút cho nó khỏe một chút. Chứ còn bây giờ khổ tui như thế này!” Thì như vậy là dù có ép con độc cư thì con cũng làm cho con khổ thêm chứ còn không có lợi ích gì.
Mà chính độc cư mình phải hiểu đó là một cái giới luật phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình. Nó giúp cho mình ngồi một mình mà xét lại mình, để ngăn diệt những cái điều mà không phải, sửa lại mình cho càng ngày càng tốt hơn thì cái đó độc cư mới có ích lợi.
Cho nên Thầy cứ nhắc nhở mấy con độc cư là Thầy phải nhắc nhở phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Chứ không có gì hơn là khi nào mà mấy con thấm nhuần được cái lời dạy này nó là cái lợi ích thiết thực thì chừng đó cái hạnh độc cư nó mới trọn vẹn.
Chứ còn bây giờ mà bắt ép mấy con có làm đi nữa, bây giờ nhốt mấy con, đóng cửa không cho ra. Thì mấy con đi ra ngoài, tâm của mấy con cũng đi nói chuyện tùm lum hết cũng như không. Hỏi thì mấy con không ra nói chuyện ai đâu. Nhưng mà sự thật mấy con ngồi đây mấy con cũng nói chuyện. Thấy người ta đi mấy con búng thơ ra như vậy là nói chuyện rồi chứ gì. Ông kia ở ngoài búng vô, ông này búng ra thì hai người nói chuyện… Cũng như mất công chứ làm gì.
Tu sinh 3: Nói chuyện đó còn phức tạp hơn đó. Bình thường nói mấy câu là thôi, con bây giờ búng qua, búng lại…
(16:00) Trưởng lão: Búng qua, búng lại, mất công lại phải đọc, mất nhiều thời gian.
Tu sinh 1: Thưa Thầy là nếu mà đi ra nói chuyện thì con thấy nó uổng lắm. Vì nói một vài ba câu chuyện như vậy thì con cảm thấy thời gian nó không…
Trưởng lão: Thì nó phí cái thời gian. Nó thêm cái chuyện. Để rồi ra cái người đó nói: “Cái người đó vầy… kia… đó…” Bắt đầu nó mới đâm ra mình tức giận, nó làm khổ mình thêm.
3- ĐỜI SỐNG XUẤT GIA
Tu sinh 4: Bạch Thầy, Cô Liễu Châu có nhã ý cũng muốn xin xuất gia thưa Thầy, con nói: “Thôi bạch thẳng với Thầy chứ lâu nay tu với Thầy rồi bạch thẳng luôn đi!” Cái cô Liễu Châu nói: “Thôi thì xin phép giúp, bạch với Thầy trước, chứ con sang năm xin.” Con nói, “Nếu sang năm thì để sang năm.” Con nói thôi thì bây giờ nhân duyên con có ở đây, không biết sang năm có duyên khác làm sao, thôi con cũng bạch với Thầy trước. Chứ con mắc nợ cô, mà bây giờ vẫn còn nợ nữa.
Trưởng lão: Bạch rồi là hết rồi.
Tu sinh 4: Nay mai mà sang năm mà cô giải quyết gia đình xong, thì cô ấy xin Thầy thì Thầy cũng cho cô xuất gia.
Trưởng lão: Rồi thì Thầy đã lo cái Ni bộ cho mấy con, chỗ ở cho mấy con. Ni bộ là cái chỗ ở của bên nữ chứ không có gì hết. Mà đã lo cái chỗ đó thì Thầy biết rằng mấy con đã có duyên xuất gia với Thầy không phải là một người, con hiểu không? Chứ không lẽ Ni bộ có người ở mà gọi là Ni bộ, có phải không? Cho nên Thầy đã nhắm rồi, Thầy đã lo rồi.
Vì vậy mà Thầy biết rằng sẽ có một số người, nhiều người nữ xuất gia theo Thầy tu hành. Thì đây là cái duyên nó sắp sửa mà mấy con trở thành một cái giáo đoàn Ni. Như trong thời đức Phật khi mà về thăm thì năm trăm cung nữ và những người thân mà phụ nữ ở trong cái gia đình của vua chúa đó, gia đình vua chúa đó đều xin Phật xuất gia để tu theo Phật thì cái giáo đoàn Ni nó mới ra đời.
Còn từ lâu tới giờ thật sự ra cũng có nhiều người xin xuất gia mà Thầy thấy bây giờ Thầy làm sao có cái Ni bộ được. Sư bà Huyền Học mất rồi thì cái cánh tay của Thầy mà bên nữ nó không còn. Hồi sư bà Huyền Học còn thì Thầy đưa sư bà ra ngoài khu Long Hải, ở ngoài đó thì nó có cái xã Phước Hải và cái xã Long Hải, thì ở bên Long Hải, ở bên Phước Hải thì Thầy cất cái tu viện cho nam và bên Long Hải thì làm cái tu viện cho nữ.
(18:25) Thì sư bà Huyền Học mới ra ngoài nằm ở trong cái khu rừng đó, ở trên núi đó mà lo lắng mà khai mở giùm Thầy cái bên nữ. Thì Thầy thấy thành lập cái Ni bộ được rồi chứ gì, phải không? Nhưng mà sư bà đã mất rồi cho nên không có gì nữa. Cho nên cái cơ sở đó thì bây giờ nó cũng còn nhưng mà không có người. Đất đai đó bây giờ thì có giá trị rất lớn nhưng mà Thầy trả lại hết, Thầy không nhận, bây giờ không có người.
Mà bây giờ là cái duyên Thầy thấy mấy con, người nào cũng muốn xuất gia với Thầy hết. Mà bây giờ nếu mà không thành lập, không tìm cách mà lập Ni bộ thì mấy con lấy chỗ nào ở? Cái chỗ Tu Viện Chơn Như nó đâu có được. Nó không có thể thành lập Ni bộ ở đây được, con hiểu chưa?
Ở đây chỉ tiếp nhận mấy con để rồi xuất gia, rồi đưa mấy con vào cái chỗ của mấy con cho nó đúng cách của nó. Cho nên vì vậy mà Thầy đang lo. Vì Thầy biết mấy con sẽ xin Thầy nhiều, không phải ít đâu. Do đó mấy con đến đó thì với cái sự điều hành, điều khiển của Thầy nhưng mà trong đó có những người đã thông suốt hơn, người ta chỉ trông nom phụ Thầy ở trong đó.
Thí dụ như sư bà Huyền Học, bà sẽ thay Thầy trong đó để trông nom chúng ở đó thôi. Còn hướng dẫn, còn tất cả mọi cái đều là do Thầy hết. Rồi những sách vở, giới luật, học tập đều là Thầy về Thầy hướng dẫn mấy con hết. Nhưng mà ở đó thì sư bà lại thay Thầy để mà quản lý cho cuộc sống của mấy con. Chia ra cái ăn, cái uống hoặc như thế nào cho nó phù hợp, cho nó đúng.
(20:03) Chứ còn mấy con về, mấy con mà nếu lập thành Ni bộ thì mấy con người nào cũng có một cái thất. Nếu mà có được hai cơ sở, thì cái cơ sở này đi tới cơ sở kia thì cơ sở kia về cái cơ sở này, nó thay phiên nhau để các con đừng có chết một chỗ. Mà nếu được ba cái nơi thì mấy con lại di chuyển được ba nơi. À, bữa nay thì mấy con ở, thí dụ như ở Tây Ninh thì ngày mai, một tháng sau thì mấy con ở Lâm Đồng, rồi tháng tới nữa thì mấy con ở Linh Sơn, thí dụ vậy, nó thay đổi.
Thì ở từ cái người mà ở Linh Sơn thì họ trở về Tây Ninh. Người nhóm ở Tây Ninh thì nó trở về Đà Lạt. Đó thì mấy con cứ di chuyển mà trở thành du tăng khất sĩ. Buộc lòng mấy con phải trở thành người lính chiến thôi, không có gì, nghĩa là có cái ba lô trên vai thôi, với cái súng để mà đi đánh giặc thôi. Chứ bây giờ cái đó mấy con đâu còn có cái gì nữa đâu.
Tu sinh 5: Xả hết hả Thầy?
Trưởng lão: Xả hết chứ. Mấy con không xả hết, mấy con mang theo làm sao cho hết, cực khổ mình. Đời sống của mấy con còn có một chút gia tài tứ sự mà thôi, để mà sống. Cho nên Thầy bắt buộc mấy con phải di chuyển. Di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác.
Tu sinh 2: Con kính bạch Thầy! Tuy là hai cái chữ ‘xuất gia’ thì nó quan trọng nhưng mà mình nghĩ sao nó đơn giản! Nhưng mà với riêng con nó rất là nặng nề thưa Thầy. Khi mà đã quyết định rồi, khi mà quyết định tức là đã từ bỏ những gì từ bỏ. Thì thí dụ như xuất gia thì nó dễ mà giữ cái hạnh suốt đời rất là khó. Một khi đã xuất gia thì mình đã quyết định rằng là cuộc đời mình sống còn một hơi thở là phải…
Thí dụ như bây giờ, theo Thầy nhất định giữ giới là quan trọng. Thì phải quyết định là cuộc đời này phải theo giới dù phải chết, còn một hơi thở cũng phải giữ giới.
Do đó thì con thấy xuất gia nó cũng rất là nặng nề chứ không có phải là do là cái sự thiếu quyết tâm. Tự cố gắng mà nguyện phải giữ được trọn đời thì mới dám còn nếu không thì tùy cái nghiệp cái duyên của mình. Hiện tại phải quyết tâm phải rũ bỏ mới dám xuất gia. Xuất gia như mấy cô kia thì nó đơn giản, dễ xuất rồi về cũng được. Còn cái này là mà đã xuất gia rồi là kể không cái đường lui nữa!
(22:03) Trưởng lão: Đi tới thôi. Mà con xuất gia rồi, cái giới ‘Không Ăn Phi Thời’ nó không phải như cái còn cư sĩ đâu, lỡ mình lột trái chuối ăn không sao chứ mà xuất gia rồi là không được, nó gắt gao lắm. Đúng là phải đúng cái giới luật, bởi vì đó là cái hạnh ly rồi. Nó tạo cho mình từ đó mình sống đúng cái hạnh người xuất gia hẳn hoi, đàng hoàng. Các con thấy ly dục, ly ác pháp.
Bởi vì nó đi tới, nó không có đi lui. Còn bây giờ đó mình vì cái giới luật mình lỏng lẻo đó, mình coi thường nó cho nên mình không có ly. Mà mình còn mang cái tội ăn vụng, ăn vặt, ăn lén nữa, nhiều khi nó còn mang cái tội đó nữa.
Còn cái người xuất gia người ta thấy được ý nghĩa của nó rồi nhất định là chết bỏ, nhất định không phạm giới đâu, nhất định không phạm! Cũng như bây giờ, thí dụ như các con thấy trong cái giới luật của Phật nó có cái giới ‘Không Tụng Niệm’ mấy con, không có làm cái nghề tụng niệm, mà mình xách mõ, mình đi tụng niệm là mình đã phạm giới. Nó không đúng, đó thuộc về Bà La Môn rồi. Sau này tới những cái giới mà dạy về nghề nghiệp thì nó có những cái giới này trong đó.
Tu sinh 5: Dạ thưa Thầy cho con hỏi. Thưa Thầy, niệm Phật có bị phạm giới không Thầy? Niệm sáu tiếng thưa Thầy?
Trưởng lão: Có chứ, con niệm sáu tiếng, bảy tiếng gì con cũng bị phạm hết. Con bị phạm bởi vì con niệm phải “ê a” của con thì con cũng sẽ bị à. Cái đó là ca hát rồi, cũng sẽ bị à, chứ không phải gì đâu. Nhưng mà cứ đưa giới ra thì con bị mà không có đưa giới ra thì con không có bị. Bởi vì giới luật cấm hẳn hoi mà, không có được làm cái chuyện mà nó… Bởi vì chỉ có trí tuệ và giới luật mà thôi, ngoài trí tuệ và giới luật ra thì cái gì cũng bị phạm.
Trong kinh Sonadanda đức Phật đã nói là, Bà La Môn thì tụng niệm, chú thuật này kia rõ ràng, cúng tế… Hoàn toàn năm cái điều kiện của Bà La Môn chỉ còn có hai cái điều kiện là được xài thôi, còn ba cái điều kiện bên kia bỏ, chỉ còn có giới luật và trí tuệ tức là đức hạnh và trí tuệ, hai cái này còn xài được, còn bao nhiêu bỏ hết, mà người nào mà làm sai là bị phạm giới. Vì vậy mà trong Kinh Phạm Võng và Kinh Sa Môn Quả, Đức Phật xác định những nghề nghiệp…
(24:07) Sau này Thầy viết rồi Thầy sẽ rút những loại kinh khác mà chỗ nào nói về tụng niệm này thì Thầy sẽ đưa vô, các con sẽ thấy ông Phật chuẩn bị cho người tu đầy đủ hết trong giới luật, trong những cái giới kinh.
Tu sinh 1: Kinh bạch Thầy, khi xuất gia thì coi như là cái giới ‘Không nhà cửa’, ‘Không gia đình’ khi về thăm chỉ về được một ngày, chứ còn sang ngày thứ hai mình bị phạm giới?
Trưởng lão: Được, mình về mình thăm, mình sang ngày mình ở trong nhà của mình một đêm thôi cũng bị phạm giới nữa chứ đừng nói sang ngày thứ hai. Chẳng hạn bây giờ con về thăm nhà con, thì con ngủ lại ở trong nhà con đâu được, con phải ra ngoài vườn cây trải cái mùng ngoài đó con ngủ.
Bởi vì sống không nhà, không gia đình. Con nghe trong giới Tỳ Kheo, cuốn Văn Hóa Truyền Thống tập II đó: “Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không nhà cửa, không gia đình.” Còn bây giờ mình về thăm là cái tình của mình đối với gia đình, cái tình nhân quả mình thăm là có quyền, giới không cấm. Nhưng mà khi mình vô nhà nhận lãnh thực phẩm rồi thì kiếm gốc cây nào ngồi ăn chứ không có trèo lên ngồi ăn với gia đình.
Đến nỗi con của ông Cấp Cô Độc khi mà xuất gia rồi thì cậu ta về nhà, cậu ta đứng ở ngoài, người đầy tớ mới đem cháo thiu đổ thì vị khất sĩ này mới bảo: “Cô ơi cô đem đổ giùm tôi trong cái bát của tôi đi, đừng có đổ uổng lắm.” Thì cô này mới xách lại đổ cho vị khất sĩ này nhưng mà nhìn mặt thì biết cậu hai rồi, hoảng hồn chạy vô: “Cậu hai về!” Nhưng mà đổ trong bát thì ông này xách lại gốc cây kia ngồi ăn chứ không bao giờ vô nhà đâu, nhưng mà vô thăm rồi đi về tăng đoàn của mình chứ không phải ở đó mấy ngày. Giáo Đoàn của Phật hồi đó kỹ lưỡng lắm.
Tu sinh 1: Thì nếu mà sau này các con của mình thì không được, nhưng mà các con, các cháu hoặc là anh em chung quanh chắc con nghĩ cũng không được, mà chỉ có một gia đình của một người phật tử nào đó mà người ta mời mình về đó ngủ.
(26:27) Trưởng lão: Ngủ, nhưng mà trong khi đó người ta dành cho mình cái phòng đừng ngủ nhiều người, một mình mình thì được. Trong gia đình mình cũng vậy, có thể nói rằng khi mình về thăm gia đình của mình, người ta dành cho mình một cái phòng riêng yên tịnh thì mình có thể ở được. Đừng có ở chung nhau trong một căn nhà ngủ chung là không được.
Giới luật, bởi vì Thầy phải viết những cái này để mấy con biết khi mà xuất gia rồi mấy con phải học cái này chứ không khéo mấy con không biết, mình không biết tức là mình đã phạm giới chứ sao, mình không biết mình sẽ lầm lạc lối đi.
Và nó có khó là mấy con xuất gia rồi mà mấy con về gia đình của mình sống như người chưa xuất gia thì không được, tình cảm hay quyến luyến làm cho mình thoái lui, khó lắm chứ không phải dễ. Vì vậy trong khi xuất gia rồi, trong thời gian ít ra phải ba năm mới được trở về gia đình, để ba năm đó mình tu tập cho mình cứng đã hãy về thăm.
Cho nên Đức Phật khi ở đó có người theo Phật xuất gia cái Phật dẫn đi tuốt luốt, không cho ở khu đó đâu, đi hoài đi hoài ba năm sau mới trở lại khu vực này. Biết là trở lại thế nào ông này cũng về thăm, nhưng mà ba năm thì ông cứng cựa rồi ông mới vô. Ông Phật hồi đó khôn thiệt, thương đệ tử mình đến mức độ đó, con.
Tu sinh 3: Vậy mà cũng có người tới lui nữa thưa Thầy, trong thời Phật có hai vị tỳ kheo rủ nhau đi tu, có một vị tu chứng A La Hán rồi còn một vị thì chưa chứng. Khi về, vị chưa chứng thì mấy bà vợ bắt lại, còn vị chứng rồi thì bắt không được, ông chứng rồi mấy bà kia cũng gài bẫy để bắt mà ông đi mất rồi, chứng A La Hán rồi bắt không được…
(28:04) Trưởng lão: Còn ông chưa chứng thì bắt dễ.
Tu sinh 2: Con kính bạch Thầy, ví dụ như ở nhà xa thì đương nhiên phải ở lại một vài đêm thưa Thầy. Chỉ còn có nước là như con khỏi về luôn.
Trưởng lão: Về chứ con.
Tu sinh 2: Chú ấy sau này cũng có cái tư tưởng đó nên con nói trước thưa Thầy. Để cho đôi khi chú ấy cũng còn… Cha già, mẹ già nữa. Đôi khi về lắm lúc như Thầy nói ví dụ như vầy có lẽ là bị phạm, còn nếu mà về thì nhà của chú chỉ có một phòng thôi, cha mẹ cũng ở chỗ đó.
Trưởng lão: Không được đâu, không được đâu. Như vậy không được. Nó rất khó mấy con. Thương cha mẹ mình thì khi mình đã xuất gia rồi, thì cha mẹ mà có thương con hãy cất cho nó một cái chòi lá nào ở ngoài đi. Khi nào nó về cho nó ra cái chòi đó nó ở thì được, rồi nó đi. Chứ còn mà nếu nó ở chung trong một cái nhà như vậy không có được, bởi vì cái hạnh của người tu vậy.
Cho nên con biết không, khi mà Đức Phật về thăm, thấy cái gương hạnh của Đức Phật về thăm đâu có còn vô ở chung nhà vua được. Ông ở cái khu rừng, cả đoàn, chứ đâu có đi vô mà ở trong. “Bây giờ nhà cửa, lâu đài, thôi con về con ở đây đi!”, ông Phật ông có vô ở đâu. Phải theo cái gương đó con.
4- MA CHAY, THỜ CÚNG
Tu sinh 2: Bạch Thầy, như con là (…)
Trưởng lão: Bà mất thì, bởi vì người tu rồi, cái nghiệp mà bà thân con mất thì lo an táng xong xuôi. Đề nghị với anh chị em phải làm như vậy, như vậy, vậy vậy. Nhất là tu phải nói thiên hạ nghe. Mình tu rồi, mình bày ra, bây giờ tôi tu rồi: “Bây giờ em hay là chị đã đi tu rồi.” Coi như con là chị, con nói với các em, mà con là em con nói với các chị: “Bây giờ em đã tu theo Phật rồi, cách thức phải an táng cho cha mẹ như thế này, như thế này đúng. Phải làm như thế này, thế này. Chứ đừng có làm theo từ xưa tới giờ. Phải nghe lời em. Mọi cái dư luận, mọi cái mọi người nói, em chịu.”
(30:13) Cho nên gia đình mình, hứa mình chịu đi. “Tôi tu rồi, mấy người muốn nói rồi cứ nói tôi đi. Còn cái vấn đề mà tôi ma chay, tôi phải làm đúng theo cái tinh thần của Phật giáo. Anh chị em hay là …”. Nói chung là con đi tu rồi, con nói họ thuyết phục. Họ nói: “Mình làm sao biết hơn cái người tu!” Về vấn đề ma chay mà, họ nghe lời mình lắm. Do đó, mình bảo làm vậy, vậy vậy, mình đề nghị họ.
Nhưng mà vào trong những ngày mình ở mình lo cái ma chay đó, thì mình phải dự bị cho sẵn sàng. Thứ nhất là không ở chung trong nhà với anh chị em. Mình có thể đem cái mùng ra gốc cây kia, hay hoặc là cái ngôi nhà trống nào đó mình ở. Chứ mình không có ở trong nhà. Coi như là mình ở tạm đỡ.
Như là cái người du tăng họ đến cái nhà mồ, họ ở cũng được mà. Họ đến cái mả mà hơi sạch sẽ, họ cũng trải đồ họ ở được mà. Chỗ nào cũng được, dưới tầng cây cũng được. Cái hạnh mà như vậy, mình giữ gìn cái hạnh, gia đình mình rất phục.
Còn mình sống, mình về nhà mình cũng ngủ lăn, ngủ lô ở trên giường là họ: “Trời ơi, cái cô này cô tu hành cái chuyện mà, đâu có thua gì mình!” Còn mình giữ cái hạnh mình vậy, mình sống riêng.
Phật tử 2: Bạch Thầy là, ví dụ như gia đình con thì trước kia là mỗi lần người thân mất thì phải rước thầy về đưa đám thì họ nói gia đình đó mới có phước. Còn như không có một cái gì thì họ nghĩ họ buồn, họ tự lý luận như vậy đó. Thì như gia đình con, con không biết là mình nói thì gia đình có nghe không?
Trưởng lão: Có nghe không đó? Con đi tu một thời gian, con đi tu đi. Rồi con xuất gia, con tu rồi. Bắt đầu con về, mời hết anh chị em đến đây nghe tôi thuyết giảng. Bây giờ thuyết giảng cái gì con biết không? Bây giờ thuyết giảng về vấn đề ma chay nè. Tôi không có nói chuyện giỡn giỡn đâu, tôi nói chuyện này là chuyện lợi ích cho gia đình này.
(32:00) Bây giờ, có một người mẹ, mà tuổi già rồi thể nào cũng phải chết. Phải không? Bây giờ con nói: “Em hay là chị nói cho các em nghe, là vì chúng ta phải chuẩn bị trên cái này, để không chúng ta đi lầm lạc ở trên cái đường sai. Về ma chay cho mẹ, phải làm sao cho mẹ tốt. Chứ không kẻo, mẹ chết rồi bây giờ chúng ta làm những điều ác cho mẹ mang những cái ác này nữa sao?”
Bắt đầu mình nói: “Bây giờ mấy em mà làm bò, làm trâu, làm heo, làm dê làm đám ma là làm thêm cái tội ác cho mẹ. Cái thứ nhất dừng lại. Cái thứ hai nữa, cái thân tứ đại này nó là đất, nước, gió, lửa phải trả về đất, nước, gió, lửa. Không có quý báu gì. Đừng có mua cái hàng cho tốt. Chỉ mua cái gì mà tạm thời, để cho nó kín cho mẹ, cái thân mẹ thôi.” Không lẽ cha mẹ của mình, mình lấy cái chiếu mình bó sao?
Nhưng mà sự thật ra, mình bó nó còn nhẹ, cái thân xác nó dễ tiêu hơn nữa. Nhưng mà vì cái thân của mẹ, không có được làm một cái như vậy, nên mình mua cái quan tài, cái áo quan nó vừa phải thôi, chứ không có phí tiền. Để tiền đó làm việc từ thiện xã hội.
Bắt đầu bây giờ: “Đồng ý không?” Tất cả chị em đều đồng ý, được rồi. Như vậy là mình sẽ tiết kiệm được cái số tiền đó làm cái việc từ thiện hồi hướng cho mẹ. Phải không? Bắt đầu bây giờ đi đến chỗ mà rước thầy chùa: “Thầy chùa ông chưa có độ ông được đâu, mà ông độ mẹ mình sao được? Chính chị đã đi tu, chị đã biết được cái đường lối này. Cho nên, anh chị em phải nghe, không rước thầy chùa tụng niệm. Để cái ngày mà mẹ chết, em về đây em hồi hướng cho.” Phải không?
Mình về đây, mình chỉ cần chắp tay hướng đến Phật: “Ước nguyện cho mẹ mình khi chết được sanh làm người, gặp được Chánh pháp của Phật.” Đủ rồi. Gặp được Chánh pháp tu chứ còn nếu không gặp được Chánh pháp lấy gì tu? Thì thương mẹ thì có vậy thôi. “Thì anh chị em nên nghe lời.” Vì mình đã đi tu, giới luật mình nghiêm chỉnh, Thầy nói con về con nói họ nghe răm rắp.
(33:52) Thầy biết rồi, Thầy về đây Thầy nói cả dòng họ Thầy đều nghe. Cho nên Thầy làm tang mẹ Thầy rất là khỏe, không có nặng nhọc gì hết. Chiều chết, sáng hôm sau, 7h, 8h là Thầy đã chôn mất. Thiên hạ không biết mẹ Thầy chết nữa. Con biết làm cái đám ma cấp tốc, thần tốc.
Tu sinh 5: Dạ, thưa Thầy. Có hương nhang gì không Thầy?
(34:11) Trưởng lão: Không dùng hương dùng nhang gì hết.
Tu sinh 5: Đèn bỏ luôn?
Trưởng lão: Bỏ luôn, không đốt đèn, đốt đuốc gì hết. Năm cái bàn tay của chúng ta mười ngón là thắp lên là đủ rồi. Không lẽ bây giờ mình đến cái chỗ mà thờ mẹ, thờ ông bà mình mà mình không chắp tay sao? Mà mình chắp tay là 5 cái thứ hương nó rõ ràng ở trên bàn tay của mình: “Giới hương, Định hương, Dữ huệ hương, Giải thoát, Giải thoát tri kiến hương.” Đủ rồi, còn đòi hỏi gì hơn?
Đốt ba cái vỏ cây nó ngộp, nếu mà có linh hồn thật, nó thở không được nó còn chết sớm nữa. Phải không? Mà nó làm dơ nhà, dơ cửa. Gì mà, trời đất ơi! Chết rồi mua một bó nhang về đốt. Còn mua giấy tiền vàng mã, chi mà rải cùng đường. Phí gì dữ vậy? Bộ mấy người mà làm giấy tiền vàng mã họ cho mình sao? Cũng bỏ tiền ra mà mua.
Cho nên dẹp ba cái này đi. Không có ai, linh hồn đâu mà xách tiền giả để mà xài. Người thật thì phải xài tiền thật. Mà người giả mới xài tiền giả. Đâu có linh hồn của cha mẹ của mình, nếu có là người giả hay sao mà mình đốt ba cái giả này cho họ xài? Mình làm cái chuyện mê mờ quá vậy. Không có làm cái chuyện mê tín đó nữa.
Mà con đi tu rồi, con về con nói gia đình nghe hết. Mà con không đi tu, con nói không nghe. Con là cư sĩ con nói. “Mày biết cái gì mà nói? Cả hồi nào tới bây giờ người ta làm vậy. Bây giờ mày làm khác à?” Có phải không? Nhưng mà con đi tu rồi, con nói mạnh dạn: “Tôi đi tu, tôi biết rõ ràng. Mấy người đừng có cãi tôi, anh chị em đừng có cãi tôi. Mấy người có đi tu không mấy người biết? Mấy người tin mấy ông thầy gạt, lừa đảo.” Các con gạt ngang hết được.
Bởi vì Thầy nói, người đi tu mạnh lắm. Mà cái người không đi tu, các con đừng có nói. Nói bậy là chúng đập mình đó.
Tu sinh 2: Kính bạch Thầy, nhưng mà con thấy là nó khó như vầy. Bên đó, ông thầy chùa không mời thì được, cái này con nói thì nó nghe. Nhưng mà thí dụ như là không coi ngày giờ đó, thì mai mốt cái nó làm ăn thất bại, nó nói đó là tự chị hết. Tự toàn bộ là tự chị hết, chị không cho tôi coi ngày, coi giờ cho nên bây giờ nó thấy công chuyện nó làm ăn đổ vỡ. Mà nói nhân quả thì nó không có nghe.
(36:08) Trưởng lão: À, bắt đầu con nói: “Bây giờ tất cả những cái gì không coi ngày giờ tốt xấu, tẩm niệm không coi ngày giờ tốt xấu. Cứ chôn, chết rồi chôn.” Phải không? “Có gì chị chịu cho.” Phải không? “Rồi chị chỉ cho mấy người coi ngày giờ tốt xấu. Xe đụng cũng chết họ đó. Coi ngày giờ thôi cũng vậy” Bây giờ, lỡ có chút, mấy con: “Cái nghiệp mấy người, tại sao đổ thừa mẹ? Bộ mẹ chết, mẹ xô mấy người ra xe đụng sao? Đừng có đổ thừa như vậy!”
Đâu có phải ngày giờ tốt xấu gì: “Ngày nào cũng là ngày, giờ nào cũng là giờ, chứ làm sao mà tốt, xấu. Ai đặt ra tốt xấu? Bộ bữa nay mưa nó xấu hả. Mưa nó cây cỏ lên tốt. Mà nắng bữa nay đâu có xấu. Nắng mình đi khô ráo không phải khỏe ha?” Cái nào cũng tốt.
Tại vì mình biết nó tốt là nó tốt chứ. Mình nghĩ nó tốt là nó tốt. Mà nói: “Trời mưa dơ dáy đi cực khổ.” Ai biểu mình đi, mình ở trong nhà thì nó tốt chứ sao? Nhưng mà mưa cho cây cỏ lên tốt thì nó phải tốt nó chứ sao. Mấy người đừng có nghĩ nó xấu. Không có cái gì nó xấu đâu. Tại cái tư tưởng của mình làm xấu tốt. Gạt phắt hết.
Tu sinh 2: Con bạch Thầy, thí dụ như khi mà chôn cất rồi xong khi về nhà không có bàn thờ gì cả thì nó kỳ.
Trưởng lão: Hoàn toàn, có bàn thờ đàng hoàng. Bắt đầu bàn thờ đàng hoàng. “Những ngày tháng mới chết, các em hay hoặc các chị, cái tình thương mình còn, cho nên mỗi ngày ăn cơm, mấy em nhớ rằng phải xới một bát cơm như mẹ mình còn sống, hoặc là như những người thân mình còn sống. Nên nhớ gọi mẹ mình về ăn cơm với mình.
Mặc dù mình biết rằng không có linh hồn, nhưng mà cái tình của mình thương mẹ, nhớ khi mẹ còn sống. Như vậy là mấy em đã thực hiện được cái tình thương của em. Cái lòng thương yêu đó nó tốt, tinh thần đó đẹp.
Nhưng mà em biết rằng, không có linh hồn mẹ ăn đâu. Nhưng mà những ngày mà mẹ mới chết, chúng ta vẫn thấy cái hình ảnh, cái sự quấn quít của mẹ bên các chị. Cho nên các chị, các em đừng có nên không làm cái điều này. Nhưng không phải cúng đâu, nói lên cái tình thương của mình đối với cái người mất, nó đẹp.
(38:05) Sau cái thời gian nó nguôi ngoai, một tháng, hai tháng hay một năm nó nguôi ngoai mấy em không cúng nữa. Cái đó là cái tình cảm. Còn mấy em mà mê tín, cúng tưởng là như vậy như các nhà Đại thừa.”
Nó có cái ý thức trong 49 ngày làm tuần hoặc là 100 ngày hoặc 2 năm mãn khó đó, cái nghĩa nó làm vơi cái tình cảm của mình thôi. Nhưng mà ngầm trong đó nó đưa vào cái mê tín. Còn cái này là thật sự, nó làm vơi cái tình cảm. Mới chết ai cũng khổ hết. Nhưng mà vơi vơi, lần lần, mình bớt cái khổ, thương nhớ mấy con. Phải không?
Cho nên mình biết cách để làm cho cái tình cảm của mình nó vơi lần. Bịch cái, mình không có cúng bái, không có thờ phượng nữa chắc kiểu này chắc mình chết luôn. Mình thương nhớ quá mà. Con hiểu không? Cho nên cách thức mấy con làm cái bàn thờ để cái hình mẹ mình. Mặc dù bây giờ không thấy bóng dáng người nữa, nhưng thấy hình mẹ mình nó cũng là một cái nỗi niềm an ủi mình lớn lắm mấy con.
Tu sinh 2: Thầy ơi, hàng ngày có phải thắp nhang?
Trưởng lão: À, không cần phải thắp nhang, không cần chưng bông. Chỉ cần chắp tay lên trước hình mẹ. Ước nguyện mẹ sanh nơi đâu đó, mẹ sẽ được gặp Chánh pháp. Con ước nguyện mẹ gặp được Chánh pháp mẹ tu hành. Khi mình ước nguyện cho mẹ mình vậy, mình thấy cái lòng thỏa, vui vẻ lắm con, hạnh phúc lắm!
Khỏi cần thắp hương, tốn tiền mua nhang. Uổng! Chỉ cần cái ngày nào mấy con cũng đến đó. Chỉ cần cái giờ ăn cơm, mấy con xới một bát cơm: “Mẹ về ăn cơm với con.” Đủ rồi, hạnh phúc rồi!
Tu sinh 2: Thưa Thầy là, thí dụ như khi mà người thân chết, họ đến họ cúng, họ bái, họ đem nhang, đem đồ để chật nhà. Như nhà con không có chỗ chất luôn. Rồi họ thảy đến cái chỗ bàn thờ, họ lạy, họ cúng nữa. Họ lạy mấy lạy nữa.
Trưởng lão: Được rồi, họ làm theo cái tục lệ, họ cứ làm mặc tình. Bây giờ, đem bao nhiêu cũng được hết. Mai mốt mấy người về rồi tôi đem tôi đốt ngoài. Còn không, tôi coi cái chỗ nào, tôi đem bán tôi lấy tiền tôi cho mấy trẻ mồ côi. Bởi vì nhang nhiều quá, mình bán rẻ, mấy cái chỗ bán nhang nó mua rẻ lại. Thì mình cũng lấy tiền đó mình đem mình cho người khác.
(40:08) Mấy người tốt bụng, mấy người mua nhang mà tôi không có đốt. Tôi không có điên tôi đốt tiền, uổng. Tôi đem ra ngoài chợ: “Tôi nhờ chị mua giùm tôi. Bởi vì đám ma. Trời ơi! Người ta cúng nhiều quá! Cho nên, vì vậy tôi đốt không có hết. Chị làm ơn chị mua, tôi lấy tiền này tôi mua cái gì đó tôi cúng còn tốt hơn.” Cái người đó người ta mua giùm mình, mình bán rẻ cho người ta mà. Mình lấy số tiền đó, mình in kinh thiện mình rải, mình bố thí cho người ta cũng được. Các con hiểu chưa?
Cho nên, vì vậy, cái phong tục đó, cứ để người ta cúng điếu nhang đèn gì, người ta cứ mua đến, mình cứ nhận hết, không nói gì hết. Không có phê bình người ta, người ta làm gì làm. Nhưng mà trong gia đình mình là đừng đốt.
Tu sinh 5: Dạ, cho con hỏi thưa Thầy. Thí dụ như mà mình mời ông bà về ăn cơm thì có cúng cá, cúng thịt gì không?
Trưởng lão: Thôi thôi, dẹp, con ơi! Con ăn chay mà con cúng cá thịt.
Tu sinh 5: Cơm không? Ý là…
Trưởng lão: Cơm không, cầu cho có cơm mà cúng. Để nói, bây giờ cái mâm của con ăn cái gì. Có cá, có thịt thì con mời mẹ ăn cơm, con xới lấy bát cơm, con để bên đây là coi như mẹ con ngồi bên đây rồi. Có phải không? Thì con ngồi đây ăn, cũng như là bà về bà ăn cơm với con. Thì con có cá, có thịt chứ gì? Bắt đầu, con đừng có làm cái kiểu mẹ con không biết. Con gắp miếng cá, con bỏ vô chén là không có được. Để bà tự gắp bà ăn.
Thường thường, Thầy thấy họ cúng vong đó, họ gắp miếng đồ ăn, họ bỏ vô chén cơm. Trời đất ơi! Làm như cái linh hồn không tay. Mà sao họ ngu quá vậy. Cái linh hồn không tay, nó đâu có gắp được, họ gắp bỏ vô cho nó ăn.
Tu sinh 5: Dạ con còn hỏi Thầy cái này nữa Thầy. Cái mấy người mà chết đó Thầy, cái người ta mua mấy bộ độ áo. Năm, ba trăm ngàn bộ đồ, đẹp lắm. Nón, dài, áo còn đẹp lắm, mấy trăm ngàn. Mặc vô không có thiếu.
Trưởng lão: Mặc vô cho cái người chết đó phải không?
Tu sinh 5: Dạ. Mặc vô cho cái người chết thể hiện cái lòng hiếu thảo của mình đó Thầy.
(42:00) Trưởng lão: Phải rồi. Nó bày ra cái chuyện đó cho nó tốn tiền. Cha mẹ hồi nào mặc áo quần như thế nào thì cứ việc mặc vô rồi tẩm niệm đi, cho rồi đi. Chứ ở đó mặc thêm cái đồ đó nữa. Bởi vì, cứ chết rồi ở đó… Hồi sống, không được mặc đồ vua. Bây giờ chết mặc đồ vua để làm vua, làm hoàng hậu. Dẹp hết đi, mấy con đừng nói chuyện mê tín, lừa đảo, tốn tiền.
Tu sinh 5: Cái bàn thờ để ở ngoài ạ? Rồi muối gạo nước, dầu, cao gì đó treo ngoài đó hết hay gì?
Trưởng lão: Có cái gì? Ở đó có tưởng, ai mà ở đó ăn trầu? Thử hỏi tây nó có ăn trầu không? Sao nó chết nó không đem trầu?
Nói chung cái phần này, những cái sách mà Thầy viết về đạo đức Thầy sẽ viết nó đầy đủ hơn. Thầy nói đây thì coi như là tóm lược lại để chúng ta hiểu thôi. Chứ sự thật ra phải có sách vở hẳn hoi, đàng hoàng mới đập phá hết những cái mê tín này, những cái hao tốn, những cái nhảm nhí này.
Thường thường là người ta bày đặt ra, để người ta làm ra người ta bán lấy tiền. Chứ người ta chết rồi, thân tứ đại này còn cái gì nữa. Người ta chỉ kín đáo trong lúc mà gói ghém cho kín đáo trong cái quan tài là đủ rồi, không còn gì nữa hết. Coi như là bỏ đất, nước, gió, lửa, bỏ cả cái đất, nước, gió, lửa không còn gì hết. Thì chỉ còn có cái tình của mình thương cha, thương mẹ thôi. Muôn đời nó không mất đi cái lòng thương đó.
Vậy mà nó xóa nhòa, nó làm cho chúng ta một thời gian sau chúng ta quên, chúng ta chỉ phảng phất chúng ta nhớ lại cái ơn. Cũng như bây giờ cha mẹ mình chết 10 năm, 20 năm rồi, phảng phất mình nhớ lại chứ sự thật ra mình không có còn nức nở như lúc mới chết nữa mấy con. Không còn đau khổ như lúc mới.
(43:53) Cho nên nhờ như vậy mà người ta cấm, coi như người ta nói con người dễ quên. Chứ cỡ như lúc mới đầu mà đau khổ vậy đó, mà cứ kéo dài hai, ba chục năm mấy con sống nổi không? Chỉ có chết luôn đó. Cho nên cái con người nó hay quên, nó dễ sống lắm. Chứ mà nó cứ nhớ vậy hoài chắc nó chết.
Cho nên đối với chúng ta làm sao mà chúng ta thực hiện được cái tình của chúng ta là đúng. Đừng có để đến lúc mà chúng ta bị nức nở, chúng ta khổ đau quá thì nó sai.
Cho nên từ cái lòng thương yêu của mấy con, gia đình, cá nhân của mấy con, mấy con chuyển lần cái lòng thương yêu rộng lớn vào. Đó, mấy con thấy nó chuyển, đạo Phật nó chuyển cho mấy con cái tình thương yêu đó, nó không còn ở trong thất tình lục dục, nó gói ghém nhỏ mọn.
Cho nên, những cái sai này chúng ta lần lượt chúng ta quét ra hết, để làm chúng ta trở thành một cái trí tuệ trên cái ma chay nó cụ thể hơn. Trên một cái cuộc sống của chúng ta nó phải thực hiện được cái gì nó lợi ích thiết thực mà đem lại cái tình người nó thật sự là tình người.
Thí dụ như mình đối với cha mẹ bằng cái tình thật, còn mình làm cái chuyện giả dối đó nó thật không? Nhưng mà mình cứ ngỡ tưởng là nó thực hiện cái lòng thương của mình. Nhưng mà mình đã gạt, đã gạt, gạt mình và gạt người khác nữa. Đem quần áo này kia đốt, giấy tiền vàng mã đốt. Mình đã tự bị gạt, rồi mình lại gạt người khác là tôi hiếu hạnh như vậy. Trời đất ơi! Mẹ mình có mặc được cái thứ này đâu. Đốt tan nát hết rồi. Con hiểu không?
Rồi nhang đốt. Mẹ mình có ngửi được cái này đâu? Hồi bà sống, bà có hít ba cái nhang này đâu? Mà chết thôi đốt một đống, khói lên ngùn ngụt. Vậy thì làm sao? Nếu mà thực sự có linh hồn nó dám ngồi gần không? Nó hít nội cái đó nó cũng chết nữa chứ ở đó.
Cho nên vì vậy mà chúng ta xét thấy những cái sai, sai quá sai. Nhưng mà chúng ta tượng trưng cho cái lòng của chúng ta, cung kính, tôn trọng là bàn tay của chúng ta. Đạo Phật rất đẹp mấy con. Cái người Tây phương họ bắt tay nhau, nó không có vẻ cung kính đâu. Còn cái người Đông phương của chúng ta nhất là Phật giáo, con thấy khi mà gặp nhau họ chào nhau bằng 2 bàn tay, họ chắp lại, họ cúi đầu xuống với hai bàn tay chắp lại. Rất là cung kính, tôn trọng với nhau. Mà đẹp nữa, hai bàn tay chúng ta chắp lại. Con thấy nó đẹp không?
(45:59) Còn đằng này, nếu mà có một cái nước họ cũng chào nhau, cái họ xuôi tay, họ cúi đầu. Họ cũng cung kính đó mà họ xuôi tay, họ cúi đầu. Nó không bằng chúng ta đâu. Cái đạo Phật đẹp lắm.
Thường thường Thầy thấy, thường thường như bên Thiên Chúa hoặc tôn giáo nào đó, khi mà gặp nhau 2 tay nó không có chắp như Phật. Hễ khi nào mà thấy chắp tay biết Phật giáo đó. Phải không? Mấy con thấy không? Mà xuôi tay hay hoặc là khoanh tay. Hễ khi mà khoanh tay là Nho giáo đi, nó nắm lại vầy.
Còn cái chắp lại 2 bàn tay, đẹp lắm.
Tu sinh 3: Bên Thái, bên Lào vẫn giữ vậy. Gặp nhau cũng chắp tay.
Trưởng lão: Nó chào, nó chào nhau bằng cách này. Nó ảnh hưởng của Phật giáo. Nó hay mà nó đẹp, nói lên được cái tinh thần. Sau này Thầy viết sách đạo đức, Thầy nói về cái hành động mà chào nhau, xã giao nhau trong cuộc sống.
Còn có cái thứ gặp nhau ôm hôn nhau. Trời đất! Lạ lùng! Nó thương nhau bằng kiểu đó. Nó chào nhau bằng kiểu đó. Rồi cái người nam với người nam thì không nói gì. Còn người nam với người nữ làm vậy, Thầy nói thật, không có cái ngăn nắp nào hết. Thầy nói nó lạ lùng, không có cái tốt đẹp chút nào hết.
Tu sinh 5: Dạ, thưa Thầy, con cũng có cái thắc mắc vậy thưa Thầy. Ví dụ ông bà mình chết mấy chục năm rồi mà cứ…(47:31)
HẾT BĂNG