Skip directly to content

20010710 - PHÁP CHO NGƯỜI MỚI TU - TỈNH GIÁC CHÁNH NIỆM

20010710 - PHÁP CHO NGƯỜI MỚI TU - TỈNH GIÁC CHÁNH NIỆM

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Ngày giảng: 10/07/2001

Thời lượng: [44:45]

1- PHẬT TỬ TÁC BẠCH

(00:00) Phật tử: Nay là ngày thứ ba, 10/07/2001, Phật lịch 2545 nhằm ngày 20/05 âm lịch năm Tân Tỵ vào lúc hai giờ chiều, chúng con hội đủ duyên lành cô tu nữ Giác Minh, con là tu nữ Suối-No Diệu Trí cùng với chị cư sĩ Diệu Trí đến thưa hỏi đạo với Thầy Thích Thông Lạc tại Tu viện Chơn Như.

Chúng con thành tâm, thành ý đầu thành đảnh lễ Thầy ba lần trong Chánh Niệm, cầu xin Thầy ban pháp cho chúng con học để tu.

NAM MÔ BỔN SƯ PHẬT THÍCH CA MÂU NI!

2- NHƯ LÝ TÁC Ý TỈNH GIÁC TRÊN THÂN HÀNH NIỆM

(01:08) Trưởng lão: Thầy định hai giờ chiều nay, Thầy sẽ dạy cho mấy con thực hành, thực hành khó hơn cái lý thuyết suông. Nhưng điều mà thực hành không đúng thì nó cũng sai. Cho nên cần thiết mà mình phải ngồi, rồi phải thở, rồi phải đứng dậy, rồi phải đi kinh hành. Ngồi như thế nào cho đúng, rồi đứng dậy như thế nào, hít thở như thế nào cho đúng, rồi đứng dậy như thế nào cho đúng, rồi đi kinh hành như thế nào cho đúng. Nội bao nhiêu đó cũng đủ thấy mình tập cũng mệt nữa, chứ chưa nói chi những cái pháp khác.

Nhưng đây là cái pháp khởi sự cho người mới tu, chứ chưa phải người tu lâu, cái người mới bắt đầu. Thì coi như đương nhiên, hồi nào tới giờ mấy con đã tu năm năm, mười năm, hai ba năm gì đó, nhưng khi đến đây thì coi như bắt đầu trở lại. Tại vì, đi từ cái căn bản. Còn mình cứ tu nhiều thứ pháp nhưng để cho vị Thầy, người ta biết được cái tu hành mình ở một mức độ nào đó thì người ta phải sắp xếp công phu tu của mình đó. Nhưng hiện giờ phải đi vào căn bản. Chứ mình nghĩ rằng mình tu nay mười năm rồi. Bao nhiêu cái điều mình tu mình bỏ hết, không có bỏ đâu, nhưng mà nó không nhằm cái lúc mình mới học cái sơ cơ. Cái sơ cơ mình phải nắm cho vững chắc, rồi mình mới đi tới nữa. Nhiều khi cái sơ cơ, mình tu cái căn bản mình không tu mà mình tu cái cao, cho nên mình cố gắng mình tập trung cái tâm mình nhiều quá, mình bị ức chế. Mình đi nhanh quá, mình muốn nhanh quá, cho nên nó thành trật. Còn ở đây, chúng ta tu, chúng ta biết cái pháp tu đó, nó đối trị cái gì, nó giúp gì cho Tâm chúng ta sẽ được giải thoát.

(03:10) Bây giờ đầu tiên mà chúng ta ngồi, chúng ta ngồi xuống bắt đầu chúng ta, chúng ta muốn ngồi xuống thì chúng ta phải tập, mình phải tập, tập tỉnh thức cái ngồi của mình. Tỉnh thức cái ngồi có nghĩa là mình ngồi xuống mình biết mình ngồi là tỉnh thức chứ gì. Đơn giản quá mấy con!

Không đơn giản vậy đâu, người ta hiểu lầm đó. Người ta hiểu lầm đó, mình ngồi xuống mình biết mình ngồi xuống theo như trong kinh Thân Hành Niệm mà Phật dạy, mình hành động nào mình biết hành động nấy. Đó là mình tu Thân Hành Niệm, đi biết đi, đứng biết đứng. Nói cái danh từ thì nó đơn giản lắm mấy con, nhưng cái Tâm của mình nhiều khi đi nó lại quên nó không biết. Mình biết trong chút đó rồi mình quên đi, cái tâm mình không có biết thường xuyên biết mình. Vì vậy mà muốn cái tâm mình nó biết hoài thì mình phải có cái phương pháp.

Cái phương pháp đó gọi là Như Lý Tác Ý, như cái lý tỉnh thức ra mà tác ý. Đức Phật đã dạy mình phải dùng cái pháp Như Lý Tác Ý. Vậy thì cái như lý của cái sức tỉnh thức là gì? Thì mình muốn ngồi thì mình phải nhắc cái Tâm mình, ngồi để cho nó tỉnh ở trên cái ngồi, mình không nhắc nó thì mình cũng biết ngồi đó nhưng lúc nó quên, nó không tỉnh. Nhưng mà mình cứ ngỡ là mình tỉnh, lúc tỉnh, lúc mê, lúc tỉnh, lúc mê, lúc biết mình ngồi, lúc lại không biết là sao? Phải không?

Còn mình nhắc nó: "Ngồi!", thì mình ngồi xuống. Tức là mình nghe theo cái lệnh của mình, cái pháp Như Lý Tác Ý đó, ngồi xuống, phải không? Vậy là mình tỉnh theo cái lệnh truyền của mình. Bắt buộc cái Tâm nó phải tỉnh rồi. Khi đó, thí dụ mình muốn ngồi nhưng mà mình chưa có cái lệnh, cái ý muốn của mình nó muốn thì mình ngồi xuống thì mình biết mình ngồi nhưng chút thì mình quên đi. Còn trái lại, mình có cái lệnh, bắt buộc cái Tâm phải nhớ nó đừng quên. Phải không? Có cái lệnh thì nó ít quên hơn là không có lệnh thì quên. Cho nên cái lệnh đó là pháp Như Lý.

(05:07) Mà các chùa, các Thầy, các sư không triển khai cái pháp Như Lý để chúng ta hướng dẫn Tâm. Cho nên đức Phật nói, chúng ta cũng như là một cái người nài voi, mà huấn luyện một con voi. Vậy thì huấn luyện cái Tâm mình là huấn luyện con voi. Mà huấn luyện con voi thì mình truyền lệnh cho con voi phải làm gì đó thì nó làm theo mình. Còn này mình chẳng truyền lệnh gì hết mà mình cứ làm rồi mình tưởng là mình biết. Như vậy rõ ràng mình chưa huấn luyện cái Tâm của mình. Cho nên cái câu mà Thầy viết: "Dẫn tâm vào Đạo chứ đừng dẫn Đạo vào Tâm". Dẫn cái Tâm tức là huấn luyện cái Tâm của mình vào cái chỗ giải thoát. Bây giờ mình muốn cái gì? Mình muốn tỉnh thức chứ gì! Thì mình phải dẫn nó vô một cái tỉnh thức. Các con hiểu không?

Vì vậy ngồi, khi mà mình ra lệnh cho mình: “ngồi!” Là mình ngồi xuống. Thì tức là bây giờ tôi ra lệnh, tôi bảo tôi ngồi xuống. Dù bây giờ nói tôi không biết ngồi, nó vẫn phải biết ngồi. Bởi cái lệnh mình bảo ngồi mà. Thành ra giờ nói, giờ mình nói, giờ tôi không biết ngồi thì vẫn là cái lệnh của mình rồi. Thì cái Tâm nó vẫn tập trung trong cái ngồi thì nó biết, phải không? Rồi bắt đầu giờ ngồi xuống, bắt đầu mình nói "Tréo chân lên!" thì nó bắt đầu nó tréo chân lên. Nói "Tréo chân trái lên!" thì nó tréo chân trái lên, "Tréo chân mặt lên" nó tréo chân mặt lên. Nó ra cái lệnh tiếp theo. Ra cái lệnh tức là mình huấn luyện con voi, cái tâm của mình, như là huấn luyện một con vật, để cho nó quen với cái lệnh. Vì vậy, mình mới làm chủ nó chứ. Chứ nhiều khi mà không huấn luyện nó, hễ ý mình muốn thì mình làm. Giờ mình muốn ăn, muốn uống thì mình làm theo vậy, mình chạy theo dục sao? Còn cái này mình huấn luyện theo cái lệnh của mình để cho nó muốn không được mà mình muốn.

(06:39) Ở đây rõ ràng nó có hai cái muốn chứ gì? Cái muốn bây giờ mình có muốn nè, mình muốn gì cái nó dẫn mình chạy theo cái muốn đó. Cho nên nó muốn dục, nó muốn sa ngã, nó muốn tham danh, tham lợi, nó muốn tiền, muốn tài, muốn sầu, muốn khổ, muốn giận hờn đủ thứ,…​ Có phải nó muốn không? Bây giờ đó mình mới rèn luyện nó lại, cái muốn của nó là "Không muốn khổ nữa", phải không? Thì không muốn khổ nữa thì đây là cái đi ngược lại cái đường nó rồi. Cho nên cái này mình phải tập luyện chứ, mình tập luyện nó có. Chứ đâu khi không mà bây giờ ngồi thiền mà có được sao? Mình niệm Phật nó có được sao? Rồi mình ngồi, mình đi, mình tập riết hoàn toàn mình tỉnh thức mình biết mình đi đó, nhưng sự thật cái lệnh mình cũng có. Đúng không?

Bây giờ mình biết là mình muốn tu để làm Phật, nhưng mà mình không có cái lệnh truyền nó thì mình không thể nào làm Phật được. Cho nên mình phải có, vì vậy cái pháp Như Lý Tác Ý của Phật, Phật dạy mà, phải Như lý phải tác ý mà. Phải dẫn cái Tâm mình vào cái chỗ Đạo, đạo là giải thoát, phải dẫn nó vào chỗ đó, rèn luyện riết cho tâm mình nó luôn luôn nó đi vào chứ nó không đi trật con đường.

(07:42) Thì hôm nay các con nghe như vậy, các con biết rồi đó, thì bây giờ bắt đầu. Bây giờ thực hành, các con chia ra. Một đứa ngồi chỗ này, đứa giữa, đứa qua bên kia, ba người ba chỗ. Con thì ngồi giữa đi, con chia đi há, chia đi, chia làm ba chỗ. Từ đây, từ đây ra đó là một cái khoảng của một người. Con ở bên kia, con đi qua bên kia. Con ở bên đây, đi bên đây.

Bây giờ khoan đã, bây giờ chia ra, chia cái phần đất đã. Rồi bắt đầu bây giờ các con thấy các con ra lệnh, các con bảo: "Ngồi", các con cứ ngồi xuống đi. Các con ra lệnh đi, chứ không phải Thầy ra lệnh đâu nha. Các con ra lệnh các con bảo: "Ngồi" thì các con ngồi xuống. Ừ, thì các con ngồi xuống. Rồi các con ra lệnh: "Tréo chân" thì các con tréo chân ra chỗ nền đất. Tập như vậy cho quen ha.

Rồi bây giờ, các con bảo: "Hít thở", nó hít thở. Rồi bắt đầu các con hít thở năm hơi thở đi. Các con đếm một..hai..ba..bốn..năm, các con thở tự nhiên các con. Rồi năm hơi thở, rồi các con bảo: "Tháo chân ra", bây giờ các con tháo chân ra. Rồi "đứng dậy", đứng dậy. Rồi đứng dậy xong rồi các con bảo: "đi", các con bước đi các con nói: "Tôi đi tôi biết tôi đi", rồi các con đi luôn.

Các con thường làm việc, phải thường phải nhắc mình, nhắc mình trong từng hành động, để cho nó tỉnh thức trong mọi hành động của mình.

Quay lại, nhắc: "Tôi đi tôi biết tôi đi".

Rồi bắt đầu ngồi xuống, nhắc: "Ngồi xuống".

Mấy con già yếu, mấy con tập cái này chắc mệt!

(10:41) Ngồi xuống hết đi, nghe Thầy nói tiếp. Các con ngồi đó đi, ngồi đó đi, nghe Thầy nói. Con ngồi đây đi, con chuẩn bị máy. Bây giờ các con thấy chưa? Bây giờ là các con biết truyền lệnh rồi đúng không? Cách thức con truyền lệnh Thầy nghe lớn, rõ ràng lắm.

Nhưng mà điều kiện là khi mình tu thì mình truyền lệnh thầm trong tâm chúng ta vậy đó.

Tu sinh: Dạ, con truyền lệnh mạnh để cho Thầy nghe.

Trưởng lão: Ừ, vậy là đúng rồi đó. Nhưng mà mấy con nhớ rằng khi mà mình thở, các con nghe đức Phật dạy mình rất là tự nhiên. Bởi vì trong cái con người của mình nó có ba cái tướng.

  • Nhân tướng là cái người của mình thấp, người mình cao, người mình lớn, người mình mập, người mình ốm là cái nhân tướng đó các con.

  • Còn cái hành tướng là cái tướng mình đi, đứng, nằm, ngồi. Người đi nhanh, người đi chậm, người đi chậm nữa, phải không? Cái tướng nhanh chậm.

  • Cái hơi thở cũng vậy. Người thở dài, người thở ngắn. Tùy theo cái thở dài, ngắn đó mà đức Phật mới nói cái đặc tướng của người thở dài thì nó thở dài, người thở ngắn thì phải. Đừng có sửa nó lại, đừng có bắt người ta phải thở lại với một cái bắt buộc, một hơi thở khác bình thường thì không được. Thì các con thở như thế nào là bình thường. Các con nghe cái bài Xuất Tức Nhập Tức mà Phật dạy về hơi thở:

"Hít vô, tôi biết tôi hít vô

Thở ra, tôi biết tôi thở ra

Hít vô dài, tôi biết tôi hít vô dài

Thở ra dài, tôi biết tôi thở ra dài

Hít vô ngắn, tôi biết tôi hít vô ngắn

Thở ra ngắn, tôi biết tôi thở ra ngắn"

(12:11) Mấy cái đó đức Phật nói để làm gì các con biết không? Để chúng ta biết rằng chúng ta thở dài là chúng ta thở dài mà chúng ta thở ngắn là chúng ta thở ngắn. Chứ đừng thở dài mà bắt buộc thở ngắn, mà đừng có thở ngắn mà bắt buộc thở dài. Không có ức chế, nghĩa là tự nhiên. Các con thấy cái bài kinh đức Phật dạy, Đức Phật dạy cái đấy để làm gì? Mình phải hiểu được là đức Phật muốn dạy mình tự nhiên. "Tôi hít vô tôi biết tôi hít vô""Tôi thở ra tôi biết tôi thở ra", dài thì tôi để dài mà ngắn thì tôi để ngắn, chứ đừng có thay đổi cái hơi thở.

Như vậy rõ ràng là, tới cái đi kinh hành là hành động ngoại, đây là hành động nội là hơi thở. Hành động ngoại là các con đi kinh hành chứ gì! Thì cái người mà đi nhanh cứ để tự nhiên đi nhanh, người đi chậm để tự nhiên đi chậm. Chứ sao lại bắt nó đi chậm. Bắt nó đi chậm đến nỗi mà đi chậm như cái người bệnh, thì cái đó đâu có đúng, phải không?

Đức Phật dạy từ cái câu, từ cái chỗ cái đoạn kinh này, chúng ta suy ra tất cả chúng ta biết rồi: Tu theo cái đặc tướng tự nhiên của chúng ta chứ không có được ép chế chúng ta bằng cách thay đổi, bằng cách này bằng cách khác, đó là sai, phải không?

Bây giờ hơi thở biết ra, biết vô. Đức Phật cũng không có dạy chúng ta tập trung trong nhân trung nữa, chỉ biết hơi thở ra vô thôi, ở chỗ nào cũng được nhưng mà đừng có đặt nó ở chỗ nào hết. Cái này chúng ta đặt nó ở bụng rồi đặt ở chỗ này, đặt chỗ trán, đặt ở chỗ nhân trung đều là không đúng Phật đâu, phải không? Đã tin Phật, chúng ta đừng có thấy cái chuyện ở đâu đâu. Nhưng mà tại vì khi mà chúng ta không tập trung được đó thì bắt buộc. Khó phải không? Nhất là chúng ta phải tập trung hơi thở, nhiếp chỗ nhân trung để chỗ hơi thở ra vô chúng ta thôi. Gom cái thân chỗ đó biết thôi, chứ không dám đặt ở chỗ khác nữa; đặt chỗ khác nó sai, nó dời đi chỗ khác, tại chỗ đó là chỗ hơi thở ra vô mà.

Vì vậy mà mình quá, mà mình nhiếp tâm không được, người ta mới bắt buộc mình tập trung chỗ này. Chứ còn mà mình biết chỗ hơi thở ra vô, miễn ở chỗ trước mặt của mình, mình biết hơi thở ra vô chỗ nào cũng được. Chứ đừng có đặt nó chỗ nào ở trong thân biết chỗ đó mà thôi. Không có điểm tựa chỗ đó được.

(13:57) Mà tu tại trong cái hành động chứ đâu phải, đức Phật nói tu Thân Hành Niệm, chứ đâu phải tu cái nhân trung đó, hay hoặc tu cái hơi thở đặt vô đó, các con hiểu không? Mình phải theo Phật, phải tu cho đúng Phật chứ! Sao mà lý luận này lý luận kia mà đẻ ra sai pháp Phật nói vậy, vậy thì đúng sao? Các con hiểu không? Cho nên các con phải hiểu, Thầy dạy là dạy rất đúng. Thầy nhắc các con rất đúng. Nhưng mà tại sao mà có khi Thầy bảo các con phải tập trung vào nhân trung? Tại vì cái người đó họ gom Tâm không được, bắt buộc phải có cái điểm để họ nhìn, họ chăm chú họ nhìn để họ gom cái Tâm vào chỗ đó, bắt buộc họ phải thấy biết hơi thở thở ra thở vô. Nhưng mà cái người đã gom được, đã sống tự nhiên được thì cứ, hễ họ nói "Thở" thì họ biết thở, mặc tình cứ để cho nó biết thở tự nhiên. Chứ làm gì mà tập trung tại nhân trung chi cho nó nặng nề cái chỗ này, phải không các con? Biết cái chỗ này thì nó nặng nề, còn tập trung là còn động, còn động đó.

"Hít thở" thì mình biết hít thở thôi, nó thở chỗ nào thì nó thở, không có tập trung chỗ nào hết, đừng có chạy theo hơi thở vô tới ruột tới gan rồi lên tới trên đầu. Đừng có theo nó, theo nó là tưởng hết. Ông Phật có dạy mình theo hơi thở bao giờ đâu. Ổng nói thở chỉ biết thở thôi thì các con "Hít vô, tôi biết tôi hít vô; thở ra, tôi biết tôi thở ra" thôi. Chứ ông Phật đâu có tập trung chỗ nào, phải không? Mình tu cho đúng theo lời ông Phật dạy đi thì coi có sai không? Mà Ổng nói dài thì tôi biết dài mà ngắn thì tôi biết ngắn. Chứ đâu có bảo mình thở dài hoặc bảo mình thở ngắn đâu. Có phải không? Đó, cho nên vì vậy mình tu, mình mình tu tập cho đúng, tu tập theo cái tự nhiên của mọi cái đặc tướng con người, phải không?

Cho nên vì vậy bây giờ, các con bảo "Hít vô", hay các con bảo "Thở", thì bắt đầu con thở ra, thở vô. Hễ nói thở tức là cái tâm tập trung trong cái hơi thở rồi, khỏi cần nói năng gì hết thì nó biết hơi thở ra, thở vô. Rồi bắt đầu bây giờ mấy con bảo đếm: "một, hai, ba, bốn, năm", bây giờ "đứng dậy đi kinh hành" thì đứng dậy, con ra lệnh con đứng. Cứ làm như vậy để tập Tỉnh thức mấy con. Như vậy, ông Phật dạy mình Tỉnh Giác Chánh Niệm phải không? Mà giờ cái Tỉnh giác mình chưa có thì mình làm sao mà Chánh Niệm được?

Tu sinh: Dạ đúng rồi.

3- TỈNH GIÁC

(15:57) Trưởng lão: Bây giờ mình tập Tỉnh giác trước, như vậy trong khi một buổi vậy các con tu tập tỉnh giác, nếu mà mình đứng lên ngồi xuống mà tỉnh giác trong cái hành động đi, rồi hơi thở nữa, thì nó mệt, nó nhiều quá, nó mệt các con. Bởi vì đứng lên ngồi xuống có năm hơi thở. Chứ phải mình ngồi ì một tiếng đồng hồ thì chắc khỏe lắm, phải không?

Tu sinh: Dạ, đúng rồi Thầy.

Trưởng lão: Mà ngồi ì một tiếng đồng hồ thì các con sẽ bị lặng đi, nó không tỉnh đâu. Nó sẽ lặng trong tưởng đi, nó ngồi yên quá rồi cái nó hôn trầm, nó đủ thứ. Cái chuyện đó xảy ra, mấy con ạ! Chứ còn đứng lên, đứng xuống làm sao các con ngủ được, không có lặng đâu, nó tỉnh chứ.

Tu sinh: Ngồi trên ghế được không Thầy? Ngồi dưới đất thì hơi khó chứ ngồi trên ghế con thấy tiện.

Trưởng lão: Đã là ngồi thì con muốn ngồi sao cũng được hết. Ờ con biểu nó ngồi, ngồi chỗ nào cũng ngồi được hết. Thầy không có bắt buộc phải ngồi chung chung này kia, phải không các con hiểu không? Nên muốn ngồi sao cũng ngồi thì ngồi các con bảo, ví dụ như Thầy đứng vậy, Thầy nói: "Ngồi" thì Thầy ngồi thì cứ ngồi chứ ăn thua gì. Rồi bây giờ Thầy ngồi rồi, thì bắt đầu Thầy nói: "Thở" thì nó thở, rồi Thầy "đứng dậy" thì nó đứng. Như vậy rõ ràng tập Tỉnh thức đó con. Mình truyền lệnh. Bởi vì Phật nói Như Lý Tác Ý mà.

Mình muốn làm cái gì phải như cái lý mà tác ra, để làm cho nó Tỉnh thức trước các pháp. Mà khi tập Tỉnh thức rồi sau một thời gian các con tập Tỉnh thức là chỉ xác định cho các con tu tập như vậy trong khoảng thời gian đứng lên ngồi xuống chỉ ba mươi phút chứ không được hơn. Tại sao? Hơn thì nó thừa, mất công con chứ làm gì. Bởi vì đứng lên ngồi xuống, đứng lên để tỉnh thức, tỉnh thức đó có lợi ích gì cho các con, phải không?

4- CHÁNH NIỆM

(17:22) Bây giờ tu tập Tỉnh thức trong ba mươi phút rồi, bây giờ áp dụng Chánh Niệm nè. Lấy cái Tỉnh thức này mà áp dụng vô Chánh Niệm để cho cuộc sống này toàn ở trong Chánh Niệm. Mà Chánh Niệm này là niệm thiện, nó đâu có niệm ác được. Cho nên các con nghe ở trong Bát Chánh Đạo nói Chánh Niệm là Chánh Niệm ở chỗ nào? Mình phải biết Chánh Niệm đặt ở chỗ nào chứ. Giờ tôi nói Chánh Niệm mà tôi không biết cái chỗ Chánh Niệm ở chỗ nào hết thì làm sao?

(17:44) Cho nên Chánh Niệm đức Phật xác định: Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ, ở trên bốn chỗ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp chúng ta. Bốn chỗ này nó mới Chánh Niệm. Vì nó có những cái chướng ngại, cái ác pháp ở trên đó thì nó làm nó là cái tà niệm, nó mới ác pháp, nó mới chướng ngại. Còn nó không có ác pháp, nó là Chánh Niệm thì nó là thiện pháp chứ gì. Vì vậy mà Tâm chúng ta, Thân, Thọ, Tâm, Pháp chúng ta có chướng ngại là ác pháp thì nó tà niệm; chúng ta đẩy lui tà niệm đi, thì đẩy lui tà niệm thì nó Chánh Niệm chứ sao. Có phải không?

Ở trên chỗ nào mà tu Chánh Niệm? Chứ không phải mình không biết chỗ, làm sao tu? Nói tôi tỉnh thức mà tôi tỉnh thức ở trên cái Chánh Niệm, hoặc là Tỉnh Giác Chánh Niệm, hay Chánh Niệm Tỉnh Giác. Rõ ràng tôi biết tôi đi kinh hành, là cái đi kinh hành đó là cái Chánh Niệm chứ sao. Ông Phật đâu có xác định đi kinh hành là Chánh Niệm, phải không?

Chánh Niệm, rõ ràng Đức Phật xác nhận là Tứ Niệm Xứ, bốn chỗ: Thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta. Tức là chúng ta không ở trên đó mà tu, còn tu chỗ nào nữa? Còn tu trên đó tức là khắc phục tham ưu, nó là Tứ Niệm Xứ cho nên nó khắc phục tham ưu, nó làm cho ác pháp không còn có nữa, thì đó là chúng ta giải thoát chứ. Cho nên Đức Phật nói tu Tứ Niệm Xứ. Ờ tu Tứ Niệm Xứ thì người tu đó nếu người đó từ bảy ngày, nếu bảy ngày chưa chứng, thì từ một ngày cho đến bảy ngày chưa chứng thì bảy tháng. Bảy tháng chưa chứng thì bảy năm. Cái thời gian cuối cùng Đức Phật xác định chúng ta tu Tứ Niệm Xứ là bảy năm chúng ta thành công, thời gian cam kết.

Mà tu như vậy rõ ràng, từ cái tập mà Thầy dạy các con là Tỉnh thức chứ gì. Thì Định Niệm Hơi Thở, đức Phật dạy chúng ta là tỉnh thức chứ gì, đi kinh hành cũng Tỉnh thức chứ gì? Thì lúc bấy giờ Tỉnh thức rồi bây giờ chúng ta mới ở trên Chánh Niệm chứ. Còn chưa có gì hết mà cứ đi biết đi thì cũng nói là Chánh Niệm Tỉnh Giác đó sao, cái đó cái sai rồi.

Bởi vì xác định được cái chữ Chánh Niệm, là Chánh Niệm là cái gì? Ở chỗ nào là Chánh Niệm? Chứ đâu phải ở ngoài sân kêu là Chánh Niệm! Đâu phải ở chỗ bước đi là Chánh Niệm! Cái Chánh Niệm nó rõ ràng Đức Phật xác định ở Tứ Niệm Xứ rồi, bốn cái chỗ để mà Chánh Niệm, chứ đâu phải một chỗ. Con hiểu chưa? Như vậy là Thầy dạy Tứ Niệm Xứ rất rõ phải không? Mà Thầy dạy các con Tỉnh giác rõ không? Bởi vì tôi tỉnh giác là tôi biết: "Ngồi xuống", tôi biết tôi ngồi xuống, tức là tôi Tỉnh giác chứ sao. Còn tôi không truyền lệnh, tôi không hướng tâm nó, bây giờ tôi biết tôi ngồi, rồi lát nữa tôi ngồi, tôi quên sao.

(19:44) Bây giờ cứ tu đi, giờ chỉ còn tập thực hành thôi. Không có gì nữa hết, phải không? Bây giờ, các con về thực hành đi. Các con đừng có nghĩ Thiền Định gì hết. Thầy dạy, chừng nào các con sung mãn được, sung mãn Tứ Niệm Xứ trên bốn chỗ này: Thân - Thọ - Tâm - Pháp. Các con làm sao ác pháp nó không còn có xâm chiếm trên bốn chỗ này, thì tức là các con ly dục, ly ác pháp. Mà ly dục, ly ác pháp thì các con nhập Sơ Thiền liền. Phải không?

Bây giờ mới bắt đầu có Thiền rồi, chưa có Định đâu. Bắt đầu bây giờ, các con mới tập nhập Nhị Thiền để có Định. Cái này nó đi tuần tự chứ. Chứ không mà ngồi để mà nhập Định…​ cũng như…​ các con tu cứ biết là đi, bước, bước, bước, bước, bước hoài, bước hoài tới đây để làm gì đây? Nó đâu phải trên Chánh Niệm, nó tỉnh thức phải không. Nhưng mà cứ tỉnh thức hoài, tỉnh thức đến thừa; thừa sức tỉnh thức mà tu tập hoài, không chịu dừng lại. Mười mấy tiếng một ngày mà rốt cuộc rồi có có thấy lợi ích gì không? Người ta Tỉnh thức trong có ba mươi phút à. Người ta áp dụng trên Tứ Niệm Xứ để người ta khắc phục tham ưu để người ta có giải thoát chứ. Còn con tỉnh thức quá trời quá đất mà con chưa giải thoát, con tu sai.

(20:56) Tu sinh: Tại, mô Phật, thưa Thầy chỉ dạy con chưa nắm chặt, chứ thầy Ngài Kim Triệu chỉ dạy chính xác lắm đó, cũng dạy Thiền như Thầy đó, cũng dạy Tỉnh thức xong rồi cũng quán, quán trong Thân…​

Trưởng lão: Nói chung là Thầy biết là các sư cũng có kinh nghiệm dạy nhưng tại vì người ta chưa có biết áp dụng. Người ta chỉ dạy mình tỉnh thức để đi vào Minh Sát thôi, tức là quán ra thôi. Còn trái lại, Thầy dạy cho các con chỉ áp dụng vào cái Chánh Niệm để cho mình khắc phục tham ưu.

5- THỜI KHÓA TU TẬP

(21:05) Tu sinh: Thưa Thầy, chúng con tỉnh thức ba mươi phút xong thì chúng con đi kinh hành hay sao thưa Thầy?

Trưởng lão: À, không có con, bây giờ Thầy nói để cho con thấy, bây giờ các con ngồi nghỉ đi. Bây giờ các con tu khoảng độ ba mươi phút, con chia ra cái sức của mình mình tu. Bây giờ đoạn thứ nhất mình tu chừng, đứng lên ngồi xuống vậy các con tu chừng mười phút hay năm phút thôi. Rồi các con chia làm sao một buổi mà các con tu được ba mươi phút, chứ đừng có tu riết ba mươi phút là các con đứng lên ngồi xuống các con mỏi chân lắm, khổ lắm.

(22:00) Tu sĩ nữ hỏi: Ba tiếng, Thầy chia cho tụi con là mươi hai tiếng trong ngày đêm như vậy là trong ba tiếng đồng hồ tụi con tu ba mươi phút rồi nghỉ?

Trưởng lão: Ba chục phút, mà cứ mỗi lần năm phút vậy con ngồi nghỉ con chơi không có gì hết, ngồi nghỉ để tâm hồn thanh thản, nhìn mây, nhìn gió, nhìn trăng, gì kệ nó, không biết nó gì. Nhưng mà đừng có làm, đừng có nghĩ ngợi gì ghen ghét, đau khổ trong lòng các con ra. Thanh thản, an lạc ngồi chơi thôi. Các con sẽ thấy hạnh phúc lắm, ngồi chơi. Mà hễ nó ở trong tâm này con ngồi chơi có mống gì đó, thì đuổi nó liền không cho nó, có vậy thôi. Ờ mình quán, mình tu cái Định Vô Lậu, mình quán để cho mình đuổi cái niệm đó thôi. Chứ còn thật sự chưa phải lúc mình tu cái đó đâu. Nhưng bây giờ để giữ cho cái Tâm được thanh thản, xả nghỉ mà được cho thanh thản, chứ đừng có xả nghỉ ra rồi lo nghĩ thế này thế kia. Mà bây giờ, thất của con ở dưới, không biết ai dọn quét, không biết mấy ông ở rồi phá phách hết trơn. Nó lo tùm lum cái đó, dẹp hết đi. Mình ngồi chơi thì không lo nghĩ cái chuyện đó. Nó hư hao, còn gì thì kệ nó đừng nghĩ bậy bạ đó, do đó mình cứ xả đi ngồi chơi đi.

Tu sĩ nữ hỏi: Thưa Thầy, rồi trong ba tiếng đó, ba chục phút xong thảnh thơi xả vậy rồi chừng bao lâu mới trở lại đi kinh hành?

Trưởng lão: Rồi, bắt đầu thí dụ như bây giờ, con thấy trong ba mươi phút đó con tu trong một buổi, một buổi chỉ có ba mươi phút thôi, chứ không phải ba tiếng đồng hồ chỉ có tu ba mươi phút thôi. Mà trong ba mươi phút đó lại tu chia làm nhiều đoạn thời gian tu, mỗi đoạn thì chỉ có mười phút thôi hay là năm phút gì đó. Hễ nếu là năm phút thì con chia nhiều lần năm phút để trở thành ba mươi phút, phải không? Mà nếu mười phút thì con chia ba lần, ba lần tu. Thì trong buổi đó chia tu ba mươi phút thôi, chứ chia nhiều chi cho mệt.

Tu sinh: Thưa Thầy. Còn thời gian kinh hành thì sao Thầy?

Trưởng lão: Thời gian kinh hành là khi nào mà con, khi nào mà con có buồn ngủ có này kia thì đi kinh hành, mà hễ không buồn ngủ thì thôi. Chứ đi kinh hành, ngồi chơi, rồi đi tới, đi lui chơi chứ đừng nghĩ đi kinh hành. Hễ đi như kinh hành là các con bị tập trung rồi. Không bắt buộc! Đi tới, đi lui vậy. Đi chơi vậy thôi, đi như người vô sự vậy! Coi như là bây giờ không phải giờ tu, giờ chơi. Giờ chơi mà chơi kiểu là Thánh chứ không phải là chơi kiểu phàm phu. Chơi kiểu phàm phu là nghĩ thế này, nghĩ thế kia, lo ăn, lo ngủ, lo tùm lum tà la, hết chuyện này, chuyện kia là phàm phu. Còn bậc Thánh, người ta chơi, tâm không nghĩ tầm bậy, người ta cũng không có tu nữa. Phải không? Nhưng mà sau này những cái giờ đó là giờ để tu Chánh Niệm đó, tức là ở trên Niệm Xứ mà tu ở trên cái giờ đó các con chơi đó. Còn bây giờ là những cái giờ mà các con tập tỉnh thức, sau này áp dụng tỉnh thức trên giờ ngồi chơi. Còn bây giờ thì hai ba cái các con làm chưa được. Tỉnh thức chưa tỉnh thức mà ngồi trên Tứ Niệm Xứ thì không có được đâu.

Tu sinh: Dạ thưa Thầy, rồi về bển chúng con phải vô kỷ luật rồi ạ. 12/24 cứ một tiếng đi một tiếng ngồi. Con tính trong bụng con như vậy được không thưa Thầy?

(24:40) Trưởng lão: Ngồi thì ngồi, người ta ngồi sao thì người ta ngồi, còn mình ngồi chơi, chứ ai biết trong bụng mình sao.

Tu sinh: Con tính vậy Thầy. Con bắt cái ghế lên rừng thiền rồi con cũng cứ kiểu mà tính đi kinh hành mà con hành ba mươi phút như Thầy dạy đó Thầy. Con tính vậy rồi đó. Sắp xếp trong bụng con giờ con về bển, con hành cái pháp vậy đó. Con đâu có biết cái gì, tại vì thấy người ta đi kinh hành thì mình cũng đi kinh hành. Nhưng cứ năm phút, năm cái hít thở rồi đứng lên đi. Dạ, con tính vậy đó, thưa Thầy, được không?

Trưởng lão: Được.

(25:06) Tu sinh: Còn, nhưng thưa Thầy về cái ăn của con, thì con về bển đó, con được quyền rục rịch hay không rục, mà không được rục rịch thì con khổ. Giờ Thầy giải quyết dùm con cái miếng ăn này. Người ta cho con ăn sáng, rồi con ăn trưa thì con ăn theo người ta. Thầy tính dùm con đi.

Trưởng lão: Thôi, có cái gì đâu, con bước vô đây đi con. Được con, con vô đây.

Tu sinh: Sao sao Thầy? Thầy ổn định dùm cái đó đi.

Trưởng lão: Dễ lắm không có khó gì hết. Bây giờ sáng người ta cũng lãnh ăn, mình cũng đến ăn sáng, mình lãnh hết chứ mình đâu có từ chối đâu mà sợ người ta nói mình ăn ngày một bữa đâu. Mình cũng sống mình hòa hợp. Nhưng mà mình ăn hay không ăn là quyền mình. Cũng như bây giờ cô Út, cổ đem cúng dường Thầy, ví dụ cô đem sữa hay gì, uống hay không uống là do Thầy. Bây giờ cổ đem lên thì để đó, đến giờ ăn thì Thầy uống, không tới giờ thì Thầy không ăn uống chứ gì đâu, ai rầy Thầy, phải không? Bây giờ người ta bắt mình, bắt buộc mình ngồi cùng ăn chung thì nó khó. Chứ còn cái mà lãnh về thất của mình, mà bây giờ tôi ăn, tôi đưa về thất, tôi ăn, tôi cũng nhận chứ. Do đó giờ mình không ăn, thì mình cho người nào đó cho người ta ăn.

Tu sinh: Dạ, con có chỗ cho rồi, cho người nấu bếp, thương con lắm đó Thầy.

Trưởng lão: Ừ! Thế thì đó tiện quá có gì đâu! Thì người ta vẫn thấy mình ăn…​ Ừ, thì đó cứ lãnh cái phần đi, rồi về đó. Mình không ăn thì mình cho người khác ăn. Theo Thầy thiết nghĩ cho người khác, mình cứ cho người khác. Trưa rồi mình lãnh cái phần ăn đủ rồi

Tu sinh: Đủ Thầy ạ. Con ăn sáng dư, ăn trưa đủ, ăn chiều thừa.

Trưởng lão: Chiều họ có cho gì thì nhất định mình cũng lãnh như mọi người nhưng mình không ăn. Mình cố gắng mình giữ giới cho đúng nhất là cái Thánh hạnh. Cho nên các con nghe trong cái bài kinh Thừa Tự, đức Phật nói: "Thừa tự pháp chứ không thừa tự thực phẩm". Nhất định chết là không ăn phi thời. Ngài nói như vậy mà! Thế mà bây giờ mình cứ thừa tự thực phẩm hoài sao. Cứ sáng ăn rồi trưa ăn, chiều ăn. Như vậy mình làm mọi cho thực phẩm rồi, nô lệ cho thực phẩm chứ đâu phải mình là người làm chủ cái ăn của mình. Cho nên vì vậy mà người tu người ta lấy bài kinh Thừa Tự của Phật người ta dạy. Tôi thừa tự pháp chứ tôi đâu thừa tự thực phẩm. Tôi sống trong pháp, tôi ăn bằng pháp, chứ tôi không ăn bằng thứ bất tịnh đó đâu. Tôi sống bằng pháp chứ tôi không có sống bằng thực phẩm bất tịnh.

Bởi vì thực phẩm bất tịnh chứ đâu có phải nó thanh tịnh lắm sao? Còn pháp nó thanh tịnh. Tôi sống, tâm tôi, tôi ngồi đây thanh thản, an lạc, vô sự tức là tôi ăn pháp. Không hỏi cái nào sướng hơn. Còn nhai nó ngọt, nó béo nhưng sự thực nó là bất tịnh. Cái đó là cái dục lạc. Còn cái chỗ mà thanh thản, an lạc, nó là ly dục. Cho nên cái hỷ lạc nó khác xa. Con thấy đây là chỗ giải thoát mà.

Tu sinh: Nam mô Phật, con thưa hỏi Thầy. Con hỏi cho kỹ còn cái chuyện nếu con chuyển sang bên Thầy con, nếu con về thì con phải xin phép Thầy con phải tự nấu đồ ăn, trong cái thất mà có lửa có được không? Con phải nấu chứ còn bên Pháp cho ăn …​ Giờ con xin phép Thầy được không?

Trưởng lão: Ờ, được! Ở đó, người ta ăn thịt cá…​

Tu sinh: Bây giờ, con xin phép Thầy. Giờ con chỉ xin cơm thôi, ngày nào con cũng xin cơm. Họ cũng đem từng mâm để mà con dặn cái người ta nấu ăn người ta người ta không đem đó.

Trưởng lão: Ờ đúng rồi! Ở đó người ta ăn thịt, ăn cá thì các con nên từ chối đi. Bây giờ không ai nấu cho mình. Một cọng rau, lá cải thì làm sao mình ăn cho nên mình phải tự túc làm ăn để cho giữ giới luật. Không có sao đâu.

*Tu sinh*: Thưa Thầy có lửa, có dầu, có đồ canh trong cái thất thì giờ có phạm giới gì không?

Trưởng lão: À nó, đối với cái người tu mà mình tự nấu ăn là mình phạm rồi là vì nấu ăn là mình còn muốn bữa này nấu cái này ngon, nay nấu cái kia dở. Khởi tâm lo lắng cái đồ ăn của mình thì nó không đúng. Nhưng mà hoàn cảnh của mình đang ở trong cái thế như vậy. Mà nếu mình ra mình nhận thịt cá của người ta nấu cho mình ăn thì mình không có nỡ tâm. Cái lòng từ của mình chung thủy mà, từ bi mà, thì mình không thể nào mà mình nhận cái đó mình ăn được. Cho nên vì vậy, mình buộc lòng mình phải, rau cải mình luộc, mình chấm nước tương mình ăn, mình sống trong những giai đoạn mình sống chung với người ta thì mình phải…​.

Tu sinh: Thưa Thầy, con cũng có một cái chuyện này con thưa với Thầy cho rốt ráo. Con có gạo lứt muối mè nè. Con ăn tới mười mấy năm con sống, thành ra bây giờ con tránh né hay lắm mà lại hạnh phúc. Giờ con khỏi nấu ăn gì hết trơn. Con nấu một nồi cơm rồi mè con rang sẵn, con muốn ăn thì con trình lên với cô trưởng…​con xin phép con được con ăn với muối mè. Con tính như vậy đó Thầy. Chứ con thấy cô mệt với con quá. Con đã không muốn ăn như (không nghe rõ)

Trưởng lão: Ờ, thì cái này là tùy thuận của mấy con để thực hiện, sao sống cho đúng theo Tứ Vô Lượng Tâm. Chứ còn đúng là giới luật của Phật thì không cho phép chúng ta nấu đồ ăn ăn. Ta đi xin thôi. Nhưng mà điều kiện mà bây giờ trong hoàn cảnh tu để mình thực hiện được tâm từ bi của mình, Tứ Vô Lượng Tâm đó. Do đó các con phải tự nấu lấy con dùng.

Tu sinh: Con nhờ cô Giác Minh hộ cho con cái đó mà con sống, con cũng mừng lắm Thầy.

Trưởng lão: Thì thôi bây giờ tùy thuận mà làm sao nói đúng cái pháp của Phật tức là mình sống thừa tự pháp mà.

Tu sinh: Chớ giờ nếu giờ con nấu thức ăn, con ăn chay đi. Thế nào cũng có người ta thấy à. Thành ra cái thấy nó làm mình khó chịu, thấy cũng không hòa hợp với chúng, con mệt lắm. Bây giờ con né bằng cách đó thưa Thầy, con ăn gạo lứt đó thưa Thầy, Thầy có tưởng tượng con ăn chín chén cơm thành ra con khỏe lắm, con không có bệnh gì hết.

Trưởng lão: Coi như cái gì ăn sống nó cũng được, chứ không có gì.

Tu sinh: Dạ ăn hoài được hoài

6- TỨ NIỆM XỨ

(30:30) Tu sinh: Thầy nói rõ về Tứ Niệm Xứ thêm chút nữa. Hổm nay cô Giác Minh.. xin Thầy nói rõ thêm một chút về Tứ Niệm Xứ

Trưởng lão: Bây giờ, Thầy nói về cái cách thức để mà tu Tứ - Niệm - Xứ. Tứ Niệm Xứ mà tu ở trên Tứ - Niệm - Xứ, chứ không phải là Tứ Niệm Xứ mà tu ở trên cái các pháp khác. Thí dụ như Tứ Chánh Cần cũng tu trên Tứ - Niệm - Xứ chứ không phải Tứ Chánh Cần mà tu ngoài Tứ - Niệm - Xứ. Cho nên thí dụ một người cư sĩ, người ta mới tu, người ta sống chung đụng với mọi người thì luôn luôn có mọi pháp nó sẽ tác động vào Tứ - Niệm - Xứ của họ, nó tác động vào thân - thọ - tâm - pháp của cái người đó. Cho nên cái người đó mới đặt Pháp Tứ - Niệm - Xứ trên thân-thọ của họ vì vậy mà họ ngăn ác, diệt ác. Gọi là họ tu Tứ Chánh Cần trên Tứ - Niệm - Xứ.

(31:24) Còn bây giờ các con là một cái người đã tu, vào trong thất ngồi sống độc cư một mình rồi thì các pháp ác ở bên ngoài không tác động được, nó không có xâm chiếm được, nó làm cho mình thấy thoải mái dễ chịu, nó không bị các pháp nó làm cho mình khổ. Nó hoàn toàn, mình cách ly được cái thế gian, cho nên mình mới tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ - Niệm - Xứ.

Bởi vì cái Pháp Tứ Niệm Xứ là cái pháp của Phật, mình lấy cái pháp của Phật mình mới đặt lên Tứ - Niệm - Xứ của mình. Tứ - Niệm - Xứ là thân - thọ - tâm - pháp của mình. Các con hiểu không, chứ đâu có phải, là thân - thọ - tâm - pháp Tứ - Niệm - Xứ rồi mình tu Tứ Niệm Xứ. Thì rõ ràng có Pháp Tứ Niệm Xứ trên Tứ - Niệm - Xứ. Còn cái kia, pháp Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện trên Tứ - Niệm - Xứ. Các con thấy không? Thấy rõ không?

Bởi vì mình tu cho cái gì? Tu cho giải thoát, cho cái Tứ - Niệm - Xứ phải không? Giải thoát cho Tứ - Niệm - Xứ thì phải tu trên đó chứ sao? Tứ - Niệm - Xứ là bốn cái nơi để mà chúng ta tu tập chứ không phải để niệm. Nhưng mà chữ "niệm" là danh từ của những nhà học giả, người ta dịch ra Niệm, đó là sai. Nó là niệm tức là nơi chốn, chứ không phải niệm để mà niệm, Niệm để mà ức niệm, để mà nhớ hồi tưởng thì không phải. Niệm là ở đây ta hiểu cái nghĩa nơi chốn, bốn cái chỗ, bốn cái chỗ chứ không phải…​Cho nên Tứ - Niệm - Xứ là bốn cái chỗ để tu. Nhưng mà cái pháp của Phật dạy bốn chỗ, bây giờ trong pháp dạy: Thân - Thọ - Tâm - Pháp. Cái pháp nó dạy: Cái thân như thế nào? Quán thân sao? Quán thọ sao? Quán pháp sao? Quán tâm thế nào? Thì ở trong cái bài Tứ - Niệm - Xứ thì đức Phật dạy chúng ta đó là cái Pháp Tứ Niệm Xứ. Còn bây giờ trên Tứ - Niệm - Xứ để mà tu cái Pháp Tứ Niệm Xứ. Đó thì nó khác.

(33:07) Bây giờ, chúng ta đã học thuộc cái Pháp Tứ Niệm Xứ rồi. Bây giờ, chúng ta mới áp dụng cái Pháp Tứ Niệm Xứ trên cái Thân - Thọ - Tâm - Pháp của chúng ta. Thì trong cái Pháp Tứ Niệm Xứ thì Phật dạy chúng ta có tu Định Niệm Hơi Thở, có Thân Hành Niệm, có Quán niệm hơi thở, phải không? Rõ ràng. Bởi vì đức Phật dạy mình biết hơi thở ra, biết hơi thở vô thì trong Tứ Niệm Xứ đã có dạy hành động đó rồi. Trên Tứ - Niệm - Xứ thì có dạy Thân Hành Niệm rồi, cái Pháp Tứ Niệm Xứ đã có dạy các pháp môn đó tu rồi. Vậy thì những cái pháp đó để tu Tỉnh thức. Như hồi nãy Thầy nói mình tu để Tỉnh thức, để Tỉnh thức rồi mới áp dụng trên cái Tứ - Niệm - Xứ của chúng ta mới được. Cho nên cái Pháp Tứ Niệm Xứ nó khác, nó không giống Tứ - Niệm - Xứ trên thân của chúng ta, phải không? Cái Pháp Tứ Niệm Xứ là phải tập: cái hơi thở nè, phải tập đi kinh hành nè, phải ngồi nè, phải tác ý nè, phải Như Lý Tác Ý nè, rồi phải ra lệnh như thế này, như thế nọ thế khác. Đó là cái Pháp Tứ Niệm Xứ. Quán bất tịnh nè, rồi quán xương trắng nè, rồi quán thực phẩm bất tịnh nè. Tất cả những cái quán đó đều ở Pháp Tứ Niệm Xứ hết.

Cho nên khi mà đọc Pháp Tứ Niệm Xứ thì chúng ta tùm lum, không biết đâu mà tu. Mà chúng ta cứ lấy cái Pháp Tứ Niệm Xứ mà tu Pháp Tứ Niệm Xứ thì không biết được. Hầu hết là các học giả đều lấy Pháp Tứ Niệm Xứ mà tu trên Pháp Tứ Niệm Xứ. Mà, tu trên Pháp Tứ Niệm Xứ chứ không phải tu ở trên Tứ - Niệm - Xứ của chúng ta, thành ra nó trật hết rồi. Tu ở ngoài không, tu ở ngoài, cứ lấy cái pháp tu cái pháp ở ngoài chứ không phải tu trong này.

(34:38) Ờ! Cái pháp để dạy cho mình hiểu để mình áp dụng vào từng cái Tứ - Niệm - Xứ của mình. Phải không các con? Cho nên vì vậy mình mới khắc phục tham ưu. Chứ còn Tứ Niệm Xứ kia mình quán tùm lum vậy chứ nó không khắc phục tham ưu trên Tứ - Niệm - Xứ này. Thì như vậy, mình tu rốt cuộc có giải thoát không? Cho nên ông sư nào, ông Thầy nào cũng không giải thoát mà nói Tứ Niệm Xứ rất hay. Bởi vì nói cái Pháp Tứ Niệm Xứ trên cái Pháp Tứ Niệm Xứ, chứ không phải Tứ - Niệm - Xứ, mà trên sự áp dụng cho Tứ - Niệm - Xứ của Thân - Thọ - Tâm - Pháp của chúng ta, phải không? Các con thấy không? Cho nên nhà học giả giảng thì nói giảng thì nghe có lý nhưng mà cái lý mà đúng trong kinh sách nữa, bởi vì đó là pháp trong kinh sách mà. Pháp Tứ Niệm Xứ, chứ đâu phải là Tứ - Niệm - Xứ của kinh sách ở trong thân của chúng ta đâu. Nhưng mà khi học để mà thông suốt được cái pháp, bây giờ chúng ta mới tùy theo pháp đó mà chúng ta sống ở trên Thân - Thọ - Tâm - Pháp chúng ta để mà khắc phục tham ưu, phải không? Cho nên trên pháp quán pháp mà. Trên Tứ - Niệm - Xứ đó mà quán cái pháp Tứ - Niệm - Xứ của chúng ta để khắc phục tham ưu. Vì vậy thì trước tiên trên pháp Tứ - Niệm - Xứ thì chúng ta phải tu cái gì trước?

À bây giờ chúng ta phải tu Tứ Chánh Cần, nó áp dụng Tứ Chánh Cần ngăn ác, diệt ác. Rồi trên Pháp Tứ Niệm Xứ, ở cái Pháp Tứ Niệm Xứ dạy chúng ta Tỉnh thức, tỉnh giác đó. Thì bây giờ chúng ta tu Tỉnh giác, mà Tỉnh giác thì tu ở trên pháp Tứ Niệm Xứ chứ đâu phải Tỉnh giác ở trong cái thân chúng ta đâu, phải không? Nhưng mà tập Tỉnh thức ngay cả cái Tâm của chúng ta đi, để rồi lấy sự Tỉnh thức đó mà áp dụng trên Tứ - Niệm - Xứ mới khắc phục tham ưu mới được.

(36:05) Tu sinh: Bữa hôm Thầy dạy cái Niệm Xứ mà cái pháp hành hay quá Thầy! Thầy dạy đêm thanh vắng đó, rồi cái quán thân trước đó Thầy. Bữa Thầy nói cho cô Giác Minh, cái đó hay quá. Con thì hiểu rồi, nghe rồi. Quá hay!

Trưởng lão: Trên cái đó là giai đoạn của người tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ - Niệm - Xứ. Nghĩa là cái thời gian mà Thầy dạy các con đó, cái pháp Tứ Niệm Xứ mà để tu Tứ - Niệm - Xứ là sau khi các con phải tập Tỉnh thức, các con có đủ sức Tỉnh thức rồi. Nghĩa là từ cái đi kinh hành, từ cái hít thở, các con phải tập nó không bao giờ nó có cái niệm gì khác. Cái Tâm của các con nó coi như là nó ly hết cái phần thô của ác pháp và của dục, nó tới cái vi tế rồi. Cho nên lúc bây giờ các con tu Tứ - Niệm - Xứ là con quét vi tế ở trên Tứ - Niệm - Xứ chứ không còn cái thô ở trên Tứ - Niệm - Xứ nữa. Cho nên tới chừng đó các con đủ thoải mái dễ chịu nhẹ nhàng lắm. Nó không còn nặng nhọc, nó không còn đứng lên ngồi xuống mà đi kinh hành như vậy đâu. Nó không còn mà đi tới đi lui như vậy nữa đâu. Các con ngồi ở trong thất như thế này, các con quán trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, quán từ đầu tới chân của các con.

7- QUÁN THÂN - QUÁN THỌ

(37:30) Rồi bắt đầu bây giờ, con quan sát coi từ đầu tới chân con, nó có cái gì, có cái gì xảy ra ở trên thân con không. Như vậy bây giờ trên thân con không thấy con muỗi cắn, không thấy ngứa, không thấy gì thì thân con nó an lạc vô cùng.

Ờ, bây giờ con quán cái thân, con thấy nó an lạc, nó không bị cái thọ gì ở trên này hết. Thân, thọ tức là vừa quán cái thân, từ ở trên đầu con, con quán xuống cái chân con, con không thấy cái gì mà xảy ra cho cái thân con. Tức là ngay đó con thấy nó không có cái thọ trên thân con rồi. Rồi bắt đầu bây giờ con lại quán một lần cái Thọ, cái Thọ của thân con nữa. Bây giờ con quán cái thân rồi, bây giờ con quán sát nó rồi mà con thấy không có cái cảm giác gì nó làm cho cái thọ đó thì tức là nó bình thường cái thân con hoàn toàn, cái thân con rất tốt, nó không có bệnh đau. Chứ còn bây giờ thân con, nó nhức cái chỗ này, đau cái chỗ này, thì con quán từ đầu đến đây, cái con gặp ngay cái nó đau chỗ này rồi. Thì như vậy nó bị cái thọ rồi. Vậy bây giờ con phải quán cái thọ chứ, bị cái thọ rồi con phải quán chứ. Còn bây giờ con quán từ trên này xuống tới dưới chân con, từ trên đầu xuống tới chân mà không thấy có cái đau nào hết, tức là không thấy có cái thọ nào hết, thì như vậy rõ ràng thân con an lạc rồi. Thì bắt đầu con quán cái thọ coi có không? Hoàn toàn nó không có rồi thì cái thọ con hoàn toàn cũng đâu có. Bởi vì con quán, hễ quán cái thân mà nếu có thì nó phải có cái Thọ, thọ thân, mấy con. Nó liền nhau. Nhưng mà giờ cái thọ nó không có, phải không? Mà con quán cái thân, mà cảm giác thấy cái thọ rồi, thì biết rằng, đây là cái thọ rồi, thì bây giờ quán cái thọ, cái thọ này nó đau như thế nào? Coi thử nó vô thường làm sao? Cách thức như thế nào, thế nào? Để rồi mới dùng cái Định Vô Lậu mà quán xét đẩy lui cái thọ đó. Đẩy lui cái thọ rồi thì cái thân con an lạc trở lại không có khổ, an lạc, không còn đau, còn nhức gì nữa hết. Tức là đẩy lùi được cái chướng ngại pháp của nó, đó là vừa quán cái thân mà có xảy ra thọ thì quán thọ, mà không xảy ra thì thấy thân an lạc, thì bây giờ mình mới quán cái thọ thì cái thọ hoàn toàn không có trên thân nữa.

8- QUÁN TÂM

(39:28) Vậy bây giờ mình mới quán cái Tâm. Ờ bây giờ, coi cái Tâm, thử xem xét coi cái Tâm từ ở trong thân của mình, từ trên tới dưới cái thân của mình. Coi cái tâm nó đặt ở chỗ nào? Nó chú ý ở chỗ nào? Nó phóng ra cái gì? Thấy hoàn toàn nó không có thì nó thanh thản, phải không? Còn mà nếu nó có tức là nó có khởi niệm. Tức là bây giờ cái thân con đau chỗ này thì cái Tâm nó phải bám vô đây thôi. Thì con quán tâm. Ờ, cái tâm nó nằm đây, nó mới biết đau đây. À nó biết đau đây, bây giờ phải quán để mà lui, để mà cho nó rời khỏi cái Tâm, nó rời khỏi cái đau. Vì vậy, con mới bảo là bây giờ nó đau chỗ này, con mới bảo cái Tâm: "Tập trung hơi thở đi, không có dí vô cái đau.Cái đau là vô thường, thọ là vô thường, hãy đi đi". Rồi con bắt đầu thở ra thở vô. Thì ngay đó cái Thọ này nó sẽ bị đẩy lui đi. Bởi vì con biết cái Tâm nó bám vô đây rồi, bởi vì con quán cái Tâm thì con phải biết nó bám vào cái Thọ chứ gì, phải không? Nó cứ đi từng phần, từng phần để rồi con sẽ đẩy lui chướng ngại, tức là khắc phục được tham ưu ở trên Thân - Thọ - Tâm - Pháp của con mà. Rồi bây giờ con quán cái Tâm rồi, con thấy cái Tâm mình thanh thản, an lạc không có cái gì xảy ra, nó không khởi niệm gì hết. Hoàn toàn nó thanh thản mà. Cho nên bây giờ con quán cái Pháp, Thân - Thọ - Tâm - Pháp mà.

9- QUÁN PHÁP

(40:35) Bây giờ Pháp. Bây giờ con quán các Pháp. Thì bây giờ coi thử coi âm thanh người ta hát radio coi cái Tâm mình có động không? Hát chi mà cái nhà đó hát lớn quá, làm cho mình ngồi đây không yên! Nó cứ bắt buộc mình phải nghe âm nhạc đó, cái khúc nhạc đó. Như vậy mình bảo cái Tâm: "Quay vô, định vô hơi thở, đừng nghe âm thanh đó, đừng có phóng dật ra âm thanh đó". Thì bắt đầu mình thở, thở ra, hít vô. Một hồi cái nó không lưu ý cái chỗ đó nữa, tức là mình đẩy lui được các pháp rồi chứ gì. Dễ không các con?

Tu sinh: Dạ thưa rất dễ Thầy

Trưởng lão: Tức các con tu Tứ Niệm Xứ chứ gì, tức làm sao cho cái Tâm của con nó luôn luôn định trên cái thân của con, tức là định trên hơi thở, thì nó sẽ đẩy lui tất cả các Pháp chứ gì. Mà ngay cả cái Thọ đây con cũng bắt buộc nó định vô cái hơi thở con, tức là định vô thân con, thì ngay nó định thì chỗ đau nó cũng đi mất, phải không? Con thấy rõ không? Đó là mình tu Tứ - Niệm - Xứ để khắc phục tham ưu chứ không có còn tham ưu trong thân trong Tâm của mình nữa. Thì như vậy rõ ràng là mình tu Tứ - Niệm - Xứ. Chứ giờ tu Tứ - Niệm - Xứ để làm gì đây! Cứ Quán hoài, cứ ngồi đó mà Quán Bất tịnh, quán đủ thứ, tùm lum chi đây, mà nó giải thoát liền à!

Mà suốt một ngày mà con ngồi thì nó biết bao cái xảy ra trên Thân - Thọ - Tâm - Pháp con, nhiều chuyện chứ đâu phải một chuyện. Cho nên con đuổi nó mà mệt đi chứ. Chừng nào mà hoàn toàn mà con tới chừng con đuổi mà tới chừng mà nó hết, nó không còn, nó thanh thản suốt ngày đêm. Như vậy là con đã ly dục ly ác pháp hết, trên Thân Thọ con, con hoàn toàn là con bất động tâm rồi. Mà con bất động rồi là con chứng Thánh rồi, nhập nào dòng Thánh rồi. Đó là Sơ Thiền của con chứ gì! Nhập lưu rồi chứ gì, có gì đâu!. Cái đó con đi vào cái chỗ đó rồi!. Bây giờ con mới đi tới những cái Định. Bây giờ đây là cái Sơ Thiền rồi. Bây giờ vào cái Định, tất cả những cái Định sau này Thầy sẽ dạy tới. Chứ bây giờ chưa được cái lớp này mà các con đi tới cái lớp khác, ngay cả Tứ - Niệm - Xứ, các pháp mà học về pháp Tứ Niệm Xứ các con còn chưa thuộc.

Chưa thuộc thì bây giờ mình phải học các pháp Tứ Niệm Xứ chứ bây giờ các con áp dụng sao được? Cho nên bây giờ các con chỉ còn tập Tỉnh thức trên pháp Tứ Niệm Xứ. À, thì bây giờ Thầy dạy sao tu vậy. Chứ mấy con mà tu nữa mấy con rối hết. Gì mà Quán Bất tịnh! Gì quán này kia tùm lum ra! Thì thôi tiêu hết! Các con không biết đâu. Bây giờ dạy các con Tỉnh thức thì tu Tỉnh thức, rồi tới chừng người ta dạy tới cái nào thì tu tập cái nấy thôi con.

Bởi vì mình tu tập thì nó mới có thuần, nó thuần, nó quen rồi người ta dạy tới thì mình mới xả được cái Tâm. Mà bây giờ người ta dạy mình cái quán Bất tịnh, mà người ta biết được đặc tướng của mình bị rơi vào chỗ nào đó, người ta mới dạy cái đó. Còn người ta dạy mình "quán thực phẩm bất tịnh", rồi khi đó người ta dạy mình, người ta thấy tới giai đoạn đó người ta mới dạy mình những đức hạnh Thánh, tập cho để mình biết được đức hạnh Thánh của một bậc Thánh Tăng mà, Thánh Ni mà, nó phải sống được với những đức hạnh Thánh như thế nào. Mà bây giờ mình bị kẹt vào chỗ này không giải quyết được, cho nên người ta giải ra cho mình thấy đây là chỗ Thánh rồi. Thì lúc bấy giờ mình thấy Thánh, mình muốn làm Thánh thì tức là mình chấp nhận là mình sống đúng. Cho nên mình chấp nhận mà mình thấy "A, tui làm Thánh, tui đâu phải làm phàm phu nữa". Còn mình không giải ra người ta nghĩ chỗ này là chỉ giới luật ức chế làm cho mình khổ quá. Người ta dạy cho mình những đức làm Thánh. Kế đó người ta, tùy theo ông Thầy dạy. Từ đó mình sống, sống đúng tức mình xả, ly dục ly ác pháp trọn vẹn thích nghi.

Đó thì các con nhớ lại Thầy dạy thì các con cứ nhớ: đi, đứng, nằm, ngồi đều tu, nhưng mà mỗi buổi vậy các con chỉ tu được ba mươi phút, đừng có tu hơn. Rồi bao nhiêu đó ngồi chơi đi.

Tu sinh: Chia làm bốn buổi?

Trưởng lão: Chia làm bốn buổi, ngày đêm bốn buổi. Mỗi buổi là ba mươi phút.

Tu sinh: Thưa Thầy con chưa hiểu cái ngồi chơi

Trưởng lão: Ngồi chơi thanh thản

Tu sinh: Thí dụ như mình đi kinh hành ra đằng trước, rồi mình quét rác..

Trưởng lão: Quét lá đồ vậy đó!

Tu sinh: Cái Tâm mình không có trụ vô nữa?

Trưởng lão: Không có trụ vô con. Không có trụ vô.

Tu sinh: Quét cầm chổi, cái tâm nó chạy vô cây chổi

Trưởng lão: À nó tỉnh thức, cứ tỉnh thức ở trên đó. Nó cứ tỉnh như vậy.

Tu sinh: Đừng có bám chặt quá.

Trưởng lão: À, Con cứ xả ra đi, con cứ quét, để tự nhiên nó biết quét một cách nhẹ nhàng. Chứ còn con cứ bám vô cái quét, gom gom vô trong đó thì con bị ức chế nó nhiều lắm, nó mệt lắm con.

Tu sinh: (không nghe rõ) Chị bị nhức đầu, ức chế miết là nó bị hao mòn

Trưởng lão: Ờ đúng rồi!

Tu sinh: (không nghe rõ) Con ức chế quá nó căng Thần kinh đó. Cứ gom gom vô trong cái hành động của mình hoài đó thì căng thần kinh, cứ dòm hoài một cái đối tượng thì..

HẾT BĂNG