2001-LINH HỒN KHÔNG CÓ
2001-LINH HỒN KHÔNG CÓ
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 2001
Người nghe: Phật tử thọ Bát Quan Trai
Thời lượng: [01:31:38]
https://thuvienchonnhu.net/audios/2001-linh-hon-khong-co.mp3
1- TỪ TRƯỜNG NHÂN QUẢ TRONG KHÔNG GIAN
(00:00:00) Bắt đầu từ giờ này coi như là con không còn thọ giới nữa, coi như hoàn toàn là con xả tám giới, vì vậy mà con không có bị phạm lỗi nữa, ngay giờ này là Thầy đã xả giới cho con rồi.
Được chưa? Rồi nghe không? Thì coi như là con không còn bị dính mắc ở trong giới nữa, rồi bắt đầu từ đây con muốn đi về thành phố lúc nào là tự ở bụng con, phải không? Bây giờ con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không? Không, phải không con?
Thầy sẽ gửi cho con tập một ‘Giáo Án Tu Tập Cho Người Cư Sĩ’, trong đó có cái bài ‘Lời Di Chúc Của Mẹ’. ‘Lời Di Chúc Của Mẹ’ của con đã làm bao nhiêu người mẹ, coi như con thay mặt cho bao nhiêu người mẹ nhắc nhở con của mình, làm cho mọi người, người ta xúc động nhiều lắm.
Như vậy là cái bài của con thì coi như là nói lên được cái lòng của người mẹ. Cho nên Thầy mong ước rằng mọi người mẹ của Việt Nam của chúng ta đều có những lòng mong ước con mình được tốt đẹp và sự hiếu hạnh đúng như vậy.
Cho nên những cuốn sách ‘Giáo Án Tu Tập Cho Người Cư Sĩ Vì Chánh Phật Pháp’ nó sẽ ra đời là giúp cho các con hiểu qua những cái lòng tha thiết của người mẹ đối với Phật pháp. Muốn cho các con mình cũng hướng về Phật pháp đúng, chân chánh như vậy và bao nhiêu kinh nghiệm đã nói lên trên con đường mà người cư sĩ đã tha thiết đi về con đường của đạo Phật cầu sự giải thoát.
Người ta đã bỏ biết bao nhiêu công lao, biết bao nhiêu tiền của để rồi cuối cùng người ta hưởng được những gì? Điều đó ai là người chịu trách nhiệm và bổn phận? Chúng ta thấy không ai chịu trách nhiệm và bổn phận.
Còn hôm nay các con về đây nếu các con thực hiện đúng lời Thầy dạy thì Thầy là người chịu trách nhiệm và bổn phận, nếu các con tu sai, đi lạc đường Thầy sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm. Nếu mà Thầy hướng dẫn, các con tu không đúng theo lời Thầy dạy thì đó là các con chịu trách nhiệm và bổn phận của các con, tu sai các con không giải thoát.
Nếu các con nghe lời Thầy dạy đúng, các con sẽ thấy từng phút từng giây trong cuộc đời của các con có một niềm giải thoát chân thật như lời đức Phật nói: “Pháp Ta không có thời gian, đến để mà thấy!”
(00:02:02) Cho nên ở đây, thật sự ra khi mà Thầy tu xong Thầy mới dám giảng đạo, Thầy mới dạy người ta tu. Còn Thầy tu chưa xong chắc chắn Thầy không dám giảng. Bởi vì Thầy như người mù mà dẫn những người mù đi, thì coi như chúng ta đồng chết.
Thầy đã biết được con đường đó đi tới đâu? Làm những gì? Có những gì? Hầm hố nguy hiểm như thế nào? Thầy đã thông suốt hết cái quãng đường này, đi đến cái chỗ cuối cùng là chúng ta làm chủ bốn chỗ: sanh, già, bệnh, chết.
Thầy không bao giờ mà tu tập để cầu thần thông, phép tắc mà chỉ tu tập để thực hiện được sự giải thoát của kiếp sống con người quá khổ đau. Cho nên hôm nay Thầy dẫn dắt các con đi đến cái mục đích cuối cùng để thoát ra khỏi bốn sự đau khổ của kiếp làm người, đó là cái mục đích mà đạo Phật ra đời để giải quyết cho con người.
Ngày hôm nay Thầy là người đã thực hiện được phép màu đó và bắt đầu làm sống lại phép màu đó bằng cách dẫn dắt các con để các con thực nghiệm cái lời nói đó có đúng hay sai. Các con không phí đâu nhưng mà các con phải sống đúng giới luật mới được.
Vì sự giải thoát nhỏ, các con sẽ thấy có những sự giải thoát lớn. Ngay các con tu mà không có sự giải thoát thì ngàn đời sẽ không có kết quả giải thoát. Còn ngay các con tu đã thấy được tâm mình ly tham, ly sân, ly si thì hoàn toàn có ngày sẽ hết tham, sân, si và như vậy là giải thoát- bất động tâm.
Cho nên hôm nay có những câu hỏi mà các con đã hỏi Thầy ở trong những bức thư này vì vậy mà ‘Giáo án tu tập cho người cư sĩ’ ra đời cũng là những trả lời. Vì trong những cái bài mà Phật tử các con đóng góp về đây do cô Diệu Quang kết hợp lại thành những tập sách này. Vì vậy trong những cái thơ mà các con gởi về Thầy có những câu hỏi, do đó trong tập giáo án bây giờ có những câu trả lời cho các câu hỏi của các con.
(00:04:13) Hôm nay các con về đây thăm Thầy và thọ Bát Quan Trai tại Tu viện trong cái mùa hạ an cư. Cách đây 2545 năm đức Phật đã ra đời và đem cái giáo pháp này dạy lại cho chúng ta. Và bây giờ các con về đây cũng trong cái ngày an cư kiết hạ mà ngày xưa đức Phật đã chế ra để giúp cho chúng tăng trong những ngày này giữ thân tâm mình tránh khỏi những cái điều vô tình mà sát hại chúng sanh. Vì cái mùa này là tất cả chúng sanh đều sanh nở, trên bước đường du tăng khất sĩ sẽ đạp và chết biết bao nhiêu loài, chính vì vậy mà ba tháng an cư, để tránh sự đau khổ của chúng sanh do mình đạp nó.
Hôm nay các con cũng đủ duyên về đây tuy rằng không như các tu sĩ- ba tháng an cư- mà chỉ trong một ngày một đêm cũng đủ là các con thực hiện được cái hạnh an cư kiết hạ của chư Phật mười phương, của chư Thánh Tăng. Vì vậy những câu hỏi của các con sẽ được Thầy lần lượt trả lời trong những bức thư này.
Từ sáng tới giờ các con biết rằng Thầy làm việc liên tục và dùng cái sức của mình rất nhiều để mà trả lời những câu hỏi, những thắc mắc và làm cái lễ Tam quy - Ngũ giới và lễ thọ Bát Quan Trai. Cho nên các con biết rằng cái sức khoẻ của Thầy nó cần thiết đối với các con rất nhiều cho nên khi sử dụng thì Thầy sử dụng hết mình đối với các con, không bỏ một người nào.
(06:04) Nghĩa là bất kì một người nào mà đến có duyên mà gặp Thầy, Thầy không bỏ một người nào. Mặc dù là Thầy tiếp duyên mọi người khác nhưng Thầy lưu ý họ. Người nào còn chờ đợi là Thầy ngay khi mà chấm dứt thì Thầy đến tiếp ngay người đó, không bỏ.
Thì như vậy các con thấy rằng trong cuộc đời của Thầy có hiện hữu là có sự ích lợi. Lời nói của Thầy tuy ngắn nhưng an ủi họ rất lớn, giúp cho họ có một cuộc sống an ổn.
Hôm nay các con đủ duyên về đây được thưa hỏi Thầy thì hiện giờ, hồi nãy có một cư sĩ hỏi Thầy, Thầy trả lời chưa hết, thì bây giờ xin mời cư sĩ đó hỏi tiếp tục để Thầy trả lời, sẵn đây các con sẽ nghe và đồng thời tiếp tục.
Hồi nãy cái cư sĩ đó hỏi Thầy, cái chú nào đó? Con đến đây hỏi Thầy đi, đi, đừng có sợ, lên chỗ này ngồi đi, hỏi Thầy đi, ở dưới xa lắm, lên đây đi. Lên đây gần Thầy hỏi đi. Bây giờ con hỏi thêm một cái điều gì? Hồi nãy con hỏi Thầy là nhân quả… Con ngồi xuống đi con, ngồi xuống đi, ngồi đây đi cũng được, ngồi bên đây.
Hồi nãy Thầy trả lời cho con, trong cái đôi mắt nhân quả mà chúng ta nhìn cái nhân quả thì cái nhân quả nó không có chết mấy con. Cái nhân quả thì nó có vô thường, nó có sự thay đổi của nó, chứ nó không có chết.
Cho nên vì vậy mà các nhà Đại thừa họ không thấu suốt, cái lỗi của họ là vì cái ảnh hưởng của ngoại đạo, của lục sư ngoại đạo. Cho nên ngày xưa Bà La Môn có tụng niệm, cúng bái, cầu an, cầu siêu đó, thì đó là thuộc về ngoại đạo, thuộc về Bà La Môn giáo.
(00:07:57) Cho nên hôm nay mà Đại thừa có cúng bái, tụng niệm như hình thức của Tịnh độ đó thì đó là thuộc về Bà La Môn. Chúng ta phải khẳng định đó là thuộc về Bà La Môn. Phật giáo không có tụng niệm cúng bái. Thậm chí bây giờ chúng ta thấy Thiền tông người ta vẫn còn tụng Bát nhã, người ta vẫn còn tụng kinh sách, do đó người ta cũng chịu ảnh hưởng của Tịnh độ.
Ngày xưa đức Phật không có dạy chúng Tỳ kheo tụng kinh đâu, mà dạy chúng Tỳ kheo thực hiện quét sạch tâm tham, sân, si của họ để cho họ được giải thoát. Tụng kinh không giải thoát đâu.
Cho nên vì vậy mà Thầy xác định cho các con thấy rằng trong cái đôi mắt nhân quả thì không có sự chết, mà trong cái đôi mắt phàm phu, mắt thịt của chúng ta thì thấy có sự chết.
Tại sao Thầy nói rằng, đôi mắt nhân quả không thấy sự chết? Là tại vì cái nhân quả nó luôn luôn nó có ở trong cái bầu không khí của chúng ta, cái không gian này luôn luôn nó có cái nhân quả. Một cái hành động của chúng ta đưa tay đánh người thì cái từ trường đó vẫn còn. Một lời nói của chúng ta an ủi một cái người đang khổ, cái lời nói thiện đó nó vẫn thải ra một cái từ trường trong không gian này, nó lưu lại những cái điều kiện đó hết.
Cho nên nếu mà không có lưu lại thì làm sao mà một cái người tu chứng mà người ta bắt được những cái hình ảnh đó? Người ta làm sao mà người ta trở về với cái quá khứ mà người ta bắt được những cái hình đó, mà người ta thấy, người ta biết được những hình ảnh đó?
Ví dụ như bấy giờ Ông Phật đã thuyết giảng, thì Ông đã thải ra những cái hình ảnh, cái từ trường, cái âm thanh đó nó vẫn còn ở trong không gian này mà. Cho nên những cái hành động thiện và ác của chúng ta luôn luôn nó đều ở trong không gian này, nó đâu có mất. Cho nên nó đâu có mất đâu, nhưng mà nó thực hiện cái nhân quả đó nó mới có duyên hợp lại, nó hợp lại, nó hợp lại nó mới có cái thân của chúng ta, cái thân của vạn hữu, cái thân của chúng sanh, cái thân của cây cỏ.
Mỗi vật có hiện thân mà chúng ta thấy được hình sắc thì đó là tứ đại các con: Đất, nước, gió, lửa và không khí nó hợp thành. Cho nên nó cụ thể và rõ ràng và rất khoa học, không có sai khác nào cả. Cho nên khi mà có cái thân như vậy thì cái thân đó là do cái nhân quả của nó mà sanh ra chứ đâu phải có linh hồn, đâu phải có một vị Thánh nào mà nhập vô đâu.
(00:10:15) Do cái môi trường sống, môi trường sống đó là nhân quả. Vì vậy mà khi chúng ta, cái thân của chúng ta nó luôn luôn nó vô thường, nó vô thường từ khi chúng ta sinh ra một đứa bé cho đến khi chúng ta già chết. Thì thử nghĩ bây giờ chúng ta lấy cái máy chụp ảnh, chúng ta chụp ảnh một cái người mới sinh ra cho đến bây giờ một người bảy mươi tuổi, chỉ có một người đó mà chúng ta thấy cái mặt của đứa bé và cái mặt của ông già đó có giống nhau không? Nếu không giống nhau thì chúng ta rõ ràng là chúng ta thấy có sự vô thường thực sự. Đúng là thật sự vô thường.
Vì vậy mà vô thường cho đến khi cái thân này nó vô thường, nó không còn vô thường được nữa, nghĩa là nó không còn sức vô thường được nữa thì nó phải hoại diệt. Cũng như cái thân của Thầy bây giờ nó, cái sức vô thường nó muốn hết, không vô thường được nữa thì nó sẽ hoại diệt.
Nhưng mà phải có một cái lực gì để cho cái sự vô thường còn duy trì được chính nó thì nó còn sự vô thường tiếp tục nữa. Thì cho nên ngày nay mấy con gặp Thầy nhưng mà một năm sau các con gặp Thầy, Thầy già hơn tức là nó vô thường đó, các con thấy sự vô thường không?
Nhưng mà trải qua cái thời gian vô thường một năm sau các con gặp Thầy thấy nó vô thường vậy thì nó trải qua cho Thầy biết bao nhiêu sự đau khổ ở trong thân của Thầy không? Cho nên khi một người tu xong, người ta muốn rời khỏi cái thân người ta, người ta muốn bỏ nó liền, người ta muốn tịnh chỉ cái hơi thở người ta bỏ cái thân. Bởi vì chính cái thân vô thường này nó làm cho người ta khổ lắm.
Chúng ta không còn ham sống nữa đâu. Nhưng mà không ham sống thì phải tu hành để chấm dứt, chứ không ham sống cái thân này thì nó có cái thân khác, nó là cái luật của nhân quả mà, nó đâu có chết đâu? Mình bỏ thân này, bây giờ Thầy nói Thầy chán quá, đời nhàm chán quá, thôi chết cho xong. Nhưng mà chết rồi cái luật nhân quả nó còn, nó tiếp tục, cái thân này vừa thắt cổ chết thì ngay đó nó có cái thân khác. Chứ không nó nói tui chết oan như vậy để mà tui nằm vơ vẩn ở trên cái không gian này để mà đi bắt, đi bớ người kia để mà người ta cúng cho mà ăn. Điều đó sai, mấy con.
2- LINH HỒN KHÔNG CÓ
(12:12) Bởi vì cái thực phẩm mà của linh hồn, nếu mà có linh hồn thì phải có thực phẩm của linh hồn để mà ăn. Cũng như bây giờ con người mà có sanh ra trên trái đất này phải có thực phẩm để nuôi con người, thì con người mới sanh ra. Nếu không có thực phẩm thì sinh ra con người thì con người lấy cái gì sống?
Vì nếu mà có linh hồn thì phải có cái vật thực để cho linh hồn ăn để sống, chứ không có vật thực ăn thì linh hồn lấy cái gì sống? Mà nếu nói rằng linh hồn không cần ăn thì vậy chúng ta cúng làm gì đây? Tại sao lại đem đồ thực phẩm của con người mà cúng?
Cho nên đức Phật nói cái thân của chúng ta là thân tứ đại, phải không? Thực phẩm bên ngoài kia là cũng là tứ đại ,phải không? Tứ đại bên ngoài nó nuôi tứ đại bên trong này, nó mới sống được, các con hiểu chưa?
Cho nên có môi trường sống thì mới sống được, nếu không có lúa gạo, thực phẩm cho con người ăn thì con người chưa có sanh ra trên trái đất này được, có đúng không? Bởi vì sanh ra nó phải có sự sống chứ, các con hiểu chưa?
Cho nên vì vậy mà chúng ta biết rằng khi cái thân này nó hoại diệt thì ngay đó nó có cái thân khác liền tức khắc. Nó không bao giờ chờ đợi một phút giây nào hết. Nó như ngọn đuốc này tắt thì cái ngọn đuốc kia sẽ cháy lên liền, bởi vì luật nhân quả nó luôn luôn nó liên tục. Nếu mà nó chờ như vậy thì cái kẽ hở này ai chịu khổ cái chỗ này? Ai hưởng hạnh phúc cái chỗ này đâu?
Bốn mươi chín ngày như Đại thừa nói, thì trong bốn mươi chín ngày kia cái nhân quả nó làm cái việc gì đây? Nó đâu có việc nó làm. Thì như vậy nó làm sao nó làm khổ, nếu không có cái thân này thì ai thấy khổ, phải không? Cho nên luật nhân quả mà mất cái thân rồi thì cái gì là luật nhân quả nữa?
Cho nên có cái thân thì chúng ta mới thấy rõ nhân quả, phải không? Cho nên khi mà thân này mất thì phải có một cái thân khác, phải không? Vì nó là trong cái môi trường sống cho nên người ta đặt câu hỏi, các tôn giáo đặt câu hỏi: “Con người từ đâu sanh ra? Chết đi về đâu?” Người đó vô minh không thấy được. Nếu trên quả địa cầu này không có môi trường sống thì con người không thể tiếp nhận được, thì do ai sanh ra được?
(00:14:12) Bây giờ trên cung trăng không có môi trường sống, thử hỏi có Chúa Trời hay hoặc là có ông Thánh hay hoặc là có Đấng tạo hoá nào mà sanh con người, bỏ trên đó được không? Những con người ở trên đó ăn đá được mà sống sao? Phải không các con? Cho nên nó phải đủ cái duyên hợp của nó, vì có môi trường sống cho nên con người và con vật, loài cỏ cây mới sanh ra được ở trên hành tinh này, đúng không? Khoa học không? Đúng, thật đúng, không bao giờ mà ai nói sai được.
Nghĩa là khi mà Thầy đã xác định một điều gì thì các con tư duy cái điều đó. Thầy nói, không bao giờ Thầy nói sai. Thầy thấy bằng cái đôi mắt vô hạn của mình chứ không phải bằng cái đôi mắt hữu hạn như các con mà thấy đâu. Cho nên Thầy xác định một cái điều gì đó là điều đó phải đúng, không thể nào sai.
Các con đọc sách Thầy… Nhà bác học nói rằng sự tiến hoá của con người từ con khỉ- là thuỷ tổ của chúng ta, điều đó là điều sai. Nhà bác học vẫn sai, mặc dù là bác học nhưng vẫn sai. Bởi vì con người là con người chứ không thể con khỉ. Đó, Thầy xác định được những cái điều đó thì các con đủ biết rằng cái trí tuệ của Thầy nó phải thấy được mới dám nói, không thấy được đâu dám bác nhà bác học. Mình có phải bác học đâu mình bác nhà bác học, nhưng mà bác học đâu phải là người nào cũng đúng hết. Cho nên đối với Thầy cái thấy đúng thì chấp nhận mà thấy cái không đúng thì phải không chấp nhận, phải bác liền.
Cho nên ở đây thì chúng ta thấy rõ ràng khi chúng ta sanh ra làm người thì từ nhân quả mà sanh ra làm người. Tức là từ môi trường sống mà sanh ra làm người, thiếu môi trường sống thì không có ai mà sanh chúng ta ra hết. Rồi chúng ta chết đi về đâu? Chết đi về môi trường sống đó, đi về nhân quả.
Cho nên trong kinh Phật nói: “Chúng ta là người thừa tự của nhân quả, nhân quả là cha mẹ của chúng ta.” Đức Phật đã xác định một cái điều đó, trong kinh Nikaya đức Phật đã nói cái điều đó rất rõ ràng. Như vậy ông Phật có cái đôi mắt nhân quả, có cái đôi mắt vô hạn chứ không phải hữu hạn như chúng ta.
(00:16:14) Các tôn giáo khác xây dựng một đấng tạo hóa để sinh ra con người để sanh ra vạn vật, các tôn giáo khác nằm trong đôi mắt hữu hạn chứ không phải vô hạn, không thấy rõ. Cho nên không đúng, đem ra chứng minh không đúng sự thật.
Vì vậy hôm nay Thầy xin trả lời con rằng khi con người chết không có linh hồn. Cái thứ nhất linh hồn ăn cái gì sống? Đâu phải ăn thực phẩm tứ đại của chúng ta mà sống? Cho nên chúng ta đem thực phẩm đâu phải linh hồn ngồi đó mà ngửi cái hơi đó mà sống được. Chúng ta tưởng là cái linh hồn ông bà, chúng ta đem cúng lên, các người đó về hít cái hơi đó, rồi một năm hít có một lần đó rồi sống làm sao được?
Các con nghĩ coi cái linh hồn mà nếu mà có ăn vậy thì bây giờ ai mà cúng? Đi ra chỗ cúng đó hít sao? Phải không? Bởi vì tụi con này nó mắc đi làm ăn cho nên mỗi năm tới ngày giỗ, nó cúng có một lần, rồi như vậy là mấy cái linh hồn này nó xúm nhau nó chết đói hết à? Phải không?
Cho nên cái linh hồn nó ăn cái gì nó sống đây mà tới một năm nó hít được có một lần? Chúng ta nói hít có nghĩa là hít cái hơi, chứ còn cái đồ ăn thật sự ra không thấy mất miếng nào hết thì có phải là hít không? Phải không?
Rồi bây giờ chúng ta xài tiền bạc, chúng ta cũng lấy giấy đồ cũng in tiền, vàng mã đồ này kia chúng ta đốt để cho mấy người đó sài. Linh hồn đi xài cái thứ đó à? Nếu mà thật sự có thế giới linh hồn, Thầy nói linh hồn nó còn xài cục tiền còn tốt hơn chúng ta nhiều, nó đâu cần cái thứ tiền của chúng ta. Phải không?
Các con thấy nè, thực phẩm của chúng ta, chúng ta nghe nó ngon, nó thơm, nó béo chứ gì? Nhưng mà chư Thiên nghe nói là hoảng sợ rồi. Các con cứ thử nghĩ đi nếu mà thực phẩm chúng ta để một đêm sáng hôm sau nó thiu, thúi chúng ta nghe cái mùi chúng ta dám ăn không? Nó nhớt cũng như là đống nhớt chúng ta làm sao nuốt, có không?
Cho nên khi mà một người tu, người ta quán cái thực phẩm bất tịnh như vậy người ta quá nhàm chán, dù là cái miếng ngon người ta cũng không thèm vì vậy mà người ta muốn tâm người ta ly dục, ly ác pháp. Còn quý vị, tuy nói như vậy chứ thấy món ăn ngon quý vị vẫn thích. Hôm nay nó nấu món ăn này sao tôi thích quá trời, thấy món chè này nó bỏ hạt điều trong này nó nấu sao mà ngon quá, phải không?
(18:16) Cái tâm thích của mình như vậy là còn tham chứ. Tới chiều chúng ta thấy nó thản nhiên, nó không đói khát. Còn mình tại sao đói khát, tại vì mình tham ăn chứ làm gì mà đói khát?
Một cơ thể nó cần phải tiêu hoá bao nhiêu cái tứ đại của nó ở ngoài để nó sống thì nó đủ, nó đâu cần đòi hỏi thêm nữa. Còn mình chỉ vì thói quen ăn nhiều bữa cho nên bây giờ nó nghe ruột mình cồn cào, nó thèm ăn, tức là nó tham ăn nó mới làm như vậy. Ở đây chúng ta sống phần nhiều là tưởng thức, cho nên chúng ta tưởng ra như vậy mà làm cho chúng ta khổ chứ không ai mà làm cho chúng ta khổ.
Đó thì các con sẽ thấy rằng từ cái chỗ thế giới siêu hình, cái tập III ‘Đường Về Xứ Phật’, Thầy sẽ đem cái tài liệu của một ông giáo sư Trần Phương, ông viết cái tài liệu mà ông đi tìm hài cốt em ông, rồi ông nêu lên những cái câu hỏi, ông đặt nhiều cái nghi ngờ.
Ông coi như là một cái nhà khoa học, cho nên vì vậy mà là giáo sư mà trong cái vị thế của ông, từ lâu ông không tin thế giới siêu hình nhưng mà sau khi tìm em ông rồi, ông nghĩ cái thế giới siêu hình có thật. Bây giờ bắt đầu ông viết lên để mà ông nói, ông yêu cầu những người mà có cái khả năng để giải những cái câu hỏi của ông, những bí ẩn đó, tại sao nó có như vậy?
Nó có những cái linh hồn như vậy mà không biết cái linh hồn đó là một cái vật lý gì? Mà nó tồn tại được như vậy? Mà nó thực hiện đúng như vậy, nó không sai?
Nhưng mà Thầy nói rằng ở trên hành tinh này, người duy nhất mà giải quyết được cái này chỉ có Thầy mà thôi. Thầy dám xác định điều đó. Bởi vì không ai có thể giải quyết được cái này hết, người ta sẽ thấy thật sự có cái thế giới siêu hình.
Nhưng đối với Thầy thì Thầy sẽ giải thích tất cả những cái này để rồi khi mà các con đọc cuốn Đường Về Xứ Phật tập III, các con sẽ thấy Thầy sẽ đập phá hết tất cả các trạng thái mà người ta nghi rằng đó là thế giới siêu hình. Từ đâu mà lưu xuất, Thầy sẽ chỉ cho các con thấy, thấy rất rõ và Thầy cố gắng, cố gắng hết sức để dùng những cái từ, làm sao để cho các con hiểu được thế giới siêu hình nó không có.
(00:20:06) Những trạng thái đó do từ đâu mà lưu xuất ra như linh hồn người ta, giống như là cái người mà lên đồng nhập cốt người ta nói lại người đó tên họ gì mà tại sao họ không biết, họ vẫn nói đúng. Rồi cách thức cái lời ăn, tiếng nói, họ hành động, họ làm giống như cái người đó, cái người đó như họ còn sống vậy. Tất cả những cái đó là do đâu mà có?
Thì hôm nay các con theo đạo Phật là các con phải sống với ý thức của mình. Đừng có nghe lời Thiền tông; nghĩa là luôn luôn ý thức không phân biệt; nghĩa là còn phân biệt là không giải thoát.
Ở đây ý thức chúng ta hoàn toàn phân biệt, biết thiện biết ác. Sống thiện đem lại hạnh phúc cho mình, cho người. Sống ác đem lại sự khổ đau cho mình, cho người thì nhất định là không bao giờ sống trong ác pháp.
Vì ý thức chúng ta mới có sự phân biệt như vậy, mới có nắm rõ được điều này, chúng ta mới sống đúng, sống đúng như vậy mới có giải thoát, mới ly tham, ly sân, ly si. Đó là cách thức chúng ta giữ gìn ý thức. Tại sao mỗi hơi thở chúng ta lại nhắc tâm phải ly tham, tâm phải ly sân? Là chúng ta muốn giữ gìn ý thức chúng ta trong hơi thở.
Nếu chúng ta ngồi cứ biết hơi thở ra vô mà không tác ý thức ra thì hơi thở đó đang biết là biết trong tưởng thức chứ không phải trong ý thức. Cho nên cái sai, chúng ta tu sai mà chúng ta không biết, chúng ta cứ ngỡ tưởng là mình đang ý thức biết nó, mà sự thật là không phải ý thức biết mà là tưởng thức biết trong hơi thở đó.
Cho nên đùng một cái, tâm không sanh vọng tưởng, tức là không tác ý ra nữa được, thì lúc bấy giờ nó có trạng thái hỷ lạc, do đó chúng ta mới nhập định có trạng thái hỷ lạc của thiền định, đây là thiền định giả. Nó là ảo giác, nó là súc tưởng hỷ lạc, nó là ma tưởng lưu xuất ra để làm cho tâm chúng ta thích thú, tạo cho chúng ta ham thích cái thiền định đó, đó là những cái sai. Cho nên hôm nay Thầy trả lời con cái câu hỏi mà con vừa nói, con còn thêm gì nữa không?
3- THIỀN ĐỊNH LÀM CHỦ SANH, GIÀ BỆNH, CHẾT
(22:08) Bây giờ Thầy trả lời trong những bức thư, hay là mấy con có cái gì hỏi riêng thì cứ hỏi, hỏi rồi Thầy sẽ trả lời.
Tu sinh 1 : (…) tỉnh thức trong hơi thở (…)
Cái tỉnh thức ở trong hơi thở là cái tâm của con nó định trên hơi thở, nó biết hơi thở ra, hơi thở vô gọi là tỉnh thức trên hơi thở. Còn chú tâm trong hơi thở là bây giờ con phải cố gắng con nhìn cái chóp mũi con, con phải tập trung con biết cái hơi thở con ra vô gọi là chú tâm hơi thở là ức chế tâm đó con. Gọi là tập trung tâm, gom tâm, gọi là chú ý tâm của mình.
Còn cái hơi thở, cái tâm nó tự nó định lên hơi thở, tự nó biết vô hơi thở, nó biết hơi thở ra vô, là tự nó định lên hơi thở, cho nên đức Phật nói, Định Niệm Hơi Thở. Cái tâm nó định lên hơi thở vì vậy mà đức Phật nói, tâm định trên thân tức là tâm định trên hơi thở, chứ nó không có chú tâm.
Còn mình đang chú tâm là mình tu sai, cho nên đức Phật dạy chúng ta ly dục, ly ác pháp. Khi mà ly dục, ly ác pháp xong thì cái tâm nó định vào cái thân, cái hơi thở của nó chứ không phải chúng ta ngồi đây mà bắt buộc phải biết thở ra, thở vô. Cho nên sự mà tập trung, sự mà chú ý hơi thở thì đó là bắt buộc cái tâm nó biết hơi thở mà nó không ly cái tham, sân, si của nó ra. Vì vậy nó bị ức chế, các con phân biệt rõ chưa?
Thì như vậy rõ ràng là chúng ta tu sai chứ không phải Phật dạy sai. Phật đâu có gọi là quán hơi thở, quán niệm hơi thở hay là quán sổ tức quan, phải không? Phật đâu có dạy chúng ta tuỳ tức mà đức Phật dạy chúng ta Định Niệm Hơi Thở. Định trước, Định Niệm Hơi Thở, tâm nó thanh tịnh nó sẽ định lên hơi thở cho nên gọi là Định Niệm Hơi Thở, hiểu rõ không?
Còn quán niệm hơi thở tức là chúng ta lấy cái hơi thở rồi tập trung nhìn xem, quan sát cái hơi thở. Thở thấy biết ra, biết vô, biết ra, biết vô, đó là quán niệm hơi thở, hiểu chưa? Mấy con hiểu chưa? Như vậy là ức chế tâm. Cho nên đức Phật dạy chúng ta ngăn ác, diệt ác là Định Tư Cụ, là dụng cụ thực hiện thiền định.
(00:24:19) Khi mà tâm ngăn ác, diệt ác; ly dục, ly ác pháp xong thì tâm nó thanh tịnh, nó không còn niệm khởi nữa. Thì không còn niệm khởi thì nó sẽ định trên hơi thở của nó, mà định trên hơi thở thì đức Phật gọi là Định Niệm Hơi Thở. Cái danh từ của đức Phật dạy rất đúng, không sai.
Nhưng mà người, chúng ta đẻ ra Quán Niệm Hơi Thở, rồi Sổ Tức Quan, tức là quán sổ tức. Các con thấy cái đó là tự mình kiến giải ra, mình làm lệch đi kinh sách của Phật. Mà may kinh sách nguyên thuỷ của Phật còn gọi cái tên rất rõ ràng, Định Niệm Hơi Thở. Và đức Phật còn xác định thêm cho chúng ta biết rằng, tâm định trên thân, thế mà người ta không biết tâm định trên thân, nó định chỗ nào.
Nếu mà không có Định Niệm Hơi Thở thì chúng ta đâu biết nó định trên thân là định chỗ nào? Thì hôm nay mấy con rõ rồi, như vậy mấy con coi chừng tu sai mà không biết mình tu sai. Bây giờ còn ai hỏi Thầy gì nữa không?
Tu sinh 2: (…) làm chủ già (…)
Bởi vì cái già là do ba cái nơi mà hoạt động mà nó sinh già, nó sinh vô thường cái thân này, phải không? Bây giờ chúng ta ngồi đây, chúng ta khởi niệm, khởi cái ý ra, thì đó là sự hoạt động của cái ý chứ gì? Mà nó còn hoạt động thì tức là nó còn thay đổi. Bởi vì nó hoạt động thì nó phải hoạt động trong nhân quả rồi, không thiện thì ác chứ gì? Ý mà suy nghĩ, không ác thì phải thiện thôi, không thể nào chạy đâu khỏi hết, phải không?
(00:26:00) Bây giờ tới miệng mình, nó suy nghĩ rồi, bây giờ nó mới nói ra. Thì cái hành động mà nói ra, nó làm cho cái cơ thể này bị hao tổn, nó thay đổi đó, phải không? Nó sẽ già đó. Rồi bây giờ Thầy đi, Thầy đứng, Thầy tới, Thầy lui, Thầy hoạt động, nó sẽ già đó. Thầy không nói, Thầy không suy nghĩ mà Thầy cứ đi tới đi lui, nó sẽ già. Bởi vì nó động rồi là nó phải thay đổi, còn nó bất động là nó không thay đổi.
Như vậy là chúng ta nhập cái định nào mà bất động? Tức là chúng ta diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền là bất động, thân chúng ta không già. Cho nên cái định Sơ Thiền là làm chủ được tâm phải không các con? Mà cái định Nhị Thiền làm chủ được già. Sanh, già rõ không?
Bây giờ chúng ta mới lìa cái trạng thái chiêm bao của chúng ta tức là lìa cái tưởng, tức là ly hỷ trú xả, tức là ly tưởng chứ gì? Thì nhập Tam Thiền, thì nó chưa thấy nó làm chủ được cái gì hết, phải không? Nhưng nó làm chủ được bệnh. Bởi mình bệnh là do tưởng, phải không các con? Bệnh nó đau ít mình tưởng nhiều nó thành nhiều à, còn mình không sợ nó cho nên nó không bị tưởng thì thấy cái bệnh mình nó giảm liền tức khắc. Cho nên nó làm chủ được bệnh.
Cho nên cái người mà nhập Tam Thiền là người mà không còn chiêm bao là bệnh không còn có nữa. Nghĩa là thân có bệnh họ không có hề dao động, cho nên họ hướng tâm họ nhắc: “Bệnh lui đi, vô thường không được ở đây!” Ngay đó cái bệnh lui liền thì làm chủ bệnh đó các con.
Con nhập Tam Thiền làm chủ bệnh đó. Bởi vì mình không còn sống trong tưởng nữa, cho nên bệnh không có còn nữa. Còn vì mình có tưởng cho nên cái bệnh ít nó thành tưởng nhiều, rồi tưởng ra, trời ơi bệnh này chắc ung thư đây, nó sẽ chết nữa, cho nên nó bấn loạn, nó lo lắng đủ thứ hết, nó thành ra nặng nữa, có không mấy con? Nó thuộc về tưởng rồi, nó mới nặng, còn nếu chúng ta không sống tưởng thì mặc mày, mày bệnh mày vô thường tao đâu có ngán, cho nên tâm không động thì nó hết run, có không mấy con?
Đúng là Ông Phật dạy cho chúng ta bất động tâm trước cảm thọ mà. Cho nên chúng ta làm chủ được bệnh rồi, mà làm chủ được bệnh bằng cái lực của chúng ta, bằng cái lực tâm lực của chúng ta, bằng cái pháp Như Lý Tác Ý mấy con.
(00:27:59) Đức Phật nói gặp một cái chướng ngại thì mình phải an trú trong một cái tầm thiện. Tức là tác ý của cái tướng thiện thì cái tướng kia nó sẽ hết. Mà bây giờ cái thân mình thọ khổ, tức là đau bệnh, nhức chứ gì? Thì đó là chướng ngại pháp rồi mà tác ý một cái tướng không đau nhức thì nó sẽ hết.
Thì đức Phật nói khi mà nó đau, nó thọ đến mức tận cùng của nó là nó sẽ mát lạnh, nó sẽ hết. Mà chúng ta chưa có tận cùng mà chúng ta bấn loạn rồi thì thử hỏi làm sao nó hết? Cho nên chạy đi bác sĩ rồi chạy đi uống thuốc, đó là chúng ta điên rồ. Cái tâm lực của chúng ta là một thần dược mà chúng ta không chịu lấy đó mà dùng, cho nên chúng ta bị khổ, chúng ta bị bệnh mà chết.
Bây giờ nhập Tứ Thiền là sao? Tịnh chỉ hơi thở làm chủ được cái chết chưa? Bây giờ muốn chết thì mình tịnh chỉ thì nó chết chứ gì? Mà bây giờ muốn sống thì bắt nó thở thì nó sống chứ gì?
Mình làm chủ được cái hơi thở thì sống chết dễ dàng quá, như vậy có làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Bốn cái loại thiền này là chúng ta thực hiện tới đâu làm chủ tới đó, đâu phải là đợi nhập Tứ Thiền hay là Tam Minh rồi mới có thể làm chủ được sanh, già.
Ngay vô Sơ Thiền là Thầy đã làm chủ được cái tâm của Thầy rồi, ly tham, sân, si rồi thì ngay đó người ta chửi mình không giận rồi thì đó là làm chủ được rồi, có đúng không? Tu tới đâu giải thoát tới đó, chứ đâu phải là tu xong rồi mới giải thoát hết đâu.
Cho nên Thầy nói, Thầy cần nhập Sơ Thiền là Thầy cũng thấy đời sống giải thoát rồi, đời sống đạo đức mà. Sơ Thiền là đạo đức mà, giới luật nó mới được Sơ Thiền chứ gì? Mà giới luật là đạo đức rồi, các con thấy chưa? Có phải đúng không? Có phải đúng như cái điều kiện mà Thầy nói không? Các con chưa có thấy những cái pháp của Phật.
Cho nên khi mà chúng ta Chánh niệm thì chúng ta quét sạch thì chúng ta mới nhập được Sơ Thiền. Thì bắt đầu Chánh định, từ cái Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền tất cả là Chánh định rồi, chúng ta vào Chánh định thật sự thì chúng ta hoàn toàn làm chủ được bốn sự đau khổ của kiếp người.
Còn Tam minh là chỉ là quét sạch cái lậu hoặc vi tế để chúng ta không còn cái mầm mà tái sanh luân hồi, tức là hết tái sanh luân hồi đó mới được giải thoát. Mà không điên gì mà khi mà Thầy nhập Tứ thiền rồi mà Thầy không thực hiện Tam minh? Bởi ít ra Thầy cũng muốn biết Ông Phật Thích Ca cái mặt như thế nào chứ? Không lẽ là Ông giáo chủ mà bây giờ mình theo Ông mà không biết mặt Ông?
(00:30:11) Còn bây giờ mấy con, thực sự ra mấy con không biết đâu! Phải không? Nhưng mà Thầy tu tới Tứ thiền rồi thì ai lại mà không biết Ông Phật Thích Ca một cái, sao cũng uổng quá vậy. Có con mắt đó, có cái trí tuệ Tam minh đó thì phải đi thấy Ông chứ? Thăm Ông một chuyến coi chứ. Thì lẽ đương nhiên là Thầy phải thăm thôi, không có người nào mà tu tới đây mà không thăm.
Phải thăm Ông già coi Ông nay Ông sao? Ông mập, Ông ốm, Ông như thế nào? Ngày xưa Ông ăn ngày một bữa mà sao bây giờ người ta tưởng Ông mập như thế này, có đúng không? Đúng là thực sự ra người ta tưởng quá tưởng, ăn ngày một bữa mà mập.
Thầy nói như con búp bê thì mấy con nghĩ là như vậy có đúng không? Ông Phật thần thông quá cho nên mới mập dữ tợn như vậy, thì nó sai quá rồi. Đó là những cái sai. Các con cứ nỗ lực tu đi rồi các con sẽ thực hiện, các con sẽ được gặp đức Phật. Nó không khó đâu mấy con, không uổng cuộc đời của mấy con.
Được thân người là khó mà được Phật pháp mà tu mà để mà gặp được đức Phật Thích Ca là một hãnh diện rất lớn. Cuộc đời tu của mình mà gặp được đức Giáo chủ của mình là không hãnh diện sao? Nó không phí đâu mấy con, không phí cái cuộc đời của mình. Cái sự hiện hữu của mình đã có lợi ích rất lớn cho mình là mình được gặp một bậc thầy, một người cha thân thương của mình để lại một cái đạo đức tuyệt vời. Mà mình gặp được người thì kể như các con khóc lu bù.
Thực sự cũng như các con về đây mà gặp được Thầy cái nỗi niềm các con, không phải là các con đau khổ mà các con mừng, mừng vì gặp một vị thầy đã sống đúng đức hạnh, đã dẫn đường mình đi. Các con khóc mà nước mắt các con rơi, rơi trong cái sự vui mừng của kiếp đời của mình đã may mắn gặp một người tu chứng. Huống hồ là chúng ta gặp được đức Phật các con thì chúng ta không có nỗi mừng nào là hơn là khi gặp được đức Phật Thích Ca.
Thôi bây giờ Thầy nói như thế này, cái sự tu tập của chúng ta dù có gian khổ cách gì mà đến cái giờ phút mà chúng ta gặp được đức Phật Thích Ca rồi thì bao nhiêu gian khổ đó chúng ta thấy không có gian khổ nữa.
(00:32:30) Đó thì các con thấy trong cái sự tu tập của các con mà hôm nay phần nhiều là Thầy khích lệ các con hết. Thầy không để các con phí cái thân của các con, dù nam cũng như nữ, các con đều là những con người. Chứ các con đừng có nghe lời Đại thừa nói, nữ tu không thành Phật đâu. Thầy nói rằng người nữ cũng có đủ khả năng, cũng có thể làm chính phủ được, đất nước chúng ta tượng trưng cho Trưng Vương và Triệu Ẩu là những người phụ nữ, họ khuất phục đầu hàng giặt không?
Thì chúng ta là những người phụ nữ của Việt Nam thì chúng ta phải thực hiện làm Phật, làm A La Hán chứ không thua ai hết. Các con hiểu, cho nên các con đừng có nghĩ rằng người nữ khó tu. Thầy nói không khó gì hết, tại các con để tình cảm lằng nhằng là các con khó tu, dứt hết đi thì nó dễ tu thôi, đó là cách thức của Thầy.
Thầy khích lệ các con đến tận cùng, người nữ cũng như người nam. Còn người nam các con biết không? Trần Hưng Đạo, phải không? Quang Trung là những gương hạnh mà chúng ta phải thực hiện để xứng đáng với những bậc anh hùng của dân tộc của chúng ta, đánh giặc, đuổi giặc. Các con trước cảm thọ, tu giải thoát gì mà các con sợ.
Hơi đau đau cái là lo chạy bác sĩ uống thuốc rồi. Hồi đó súng đạn sao mà không chạy trốn? Mà sao bây giờ đau cái chạy trốn đi? Để phá độc cư đi? Các con thật là tệ, phải không các con? Hồi đó các con ôm súng các con chạy, các con bắn giặc mà các con không sợ chết. Còn bây giờ mà ôm súng để mà bắn cái thằng giặc sanh tử mà không bắn cứ để cho nó làm chủ sanh tử mình hoài.
Tại sao mình không gan dạ? Gan dạ như Thầy, ngồi sừng sững mà chống lại các thọ, không có sợ chết. Thì các con biết là phải gan dạ chứ, tu hành mà, đâu có phải là những cái thứ mà hèn nhát đó đâu? Cho nên chúng ta là những con người của dòng giống anh hùng của dân tộc này, nhất định là chúng ta phải làm.
Vì cái nhìn của Thầy trên bước đó, Thầy nói rằng người Việt Nam phải làm được những việc này. Hoà thượng Thanh Từ đã khích lệ, một người tu chứng Phật pháp sẽ còn, mà không có ai tu chứng là Phật pháp sẽ mất. Cho nên vì vậy Thầy nghĩ rằng một con người Việt Nam phải làm được điều này.
(00:34:17) Không có chùn bước đâu, cho nên nhất định chết là chết phải thành Phật chứ nhất định là không đầu hàng. Cho nên trong mọi thứ Thầy đều vượt qua tất cả những thứ khó khăn. Các con biết Thầy ăn rau mà Thầy sống ở trên Hòn Sơn thì các con đủ biết rằng cái gan dạ của Thầy đến mức độ nào? Nghĩa là ăn như con bò vậy đó, mà vẫn sống để mà duy trì cái sự tu tập của mình.
Còn các con bây giờ hở các con ăn cực một chút là các con than trời trách đất rồi, trời ơi ăn vậy làm sao sống tu? Chứ còn Thầy ăn rau làm sao Thầy sống được mà tu? Sao không lấy cái gương đó? Thầy nhắc lại những cái gương hạnh của Thầy để làm cái gương cho các con mà gặp cái khó khăn mấy con vượt. Hở ra một chút các con cực là các con thấy…
Thầy nói với cô Út bây giờ cứ luộc rau lang luộc đi, chấm với muối đi, người nào ăn được thì tu được, mà người nào ăn không ăn được thì rút lui đi đừng có ở đây mà làm bận mắt, phải không các con? Mình đi tu để giải thoát chứ đâu phải mình đi tìm đồ ăn. Đó là cách thức tu của chúng ta có sự nghị lực quyết định, đâu phải mất có 5,10 kí lô mà sợ chết đâu.
Chết là do nhân quả. Nếu mà nhân quả chết thì làm gì bây giờ chúng ta mập cũng chết hết. Nếu mà nói rằng những cái người mà không chết thì mấy người mà ăn đầy đủ đó sao họ không chết đi, rõ ràng bây giờ họ ở chật đất rồi, còn mấy người nào ốm là chết hết à?
Đâu có lý do đó đâu. Chết là do nhân quả, mập bao nhiêu tới chừng chết nó vẫn chết, mà ốm bao nhiêu bây giờ chưa chết nó vẫn chưa chết. Thầy nói như vậy để cho các con biết cái luật nhân quả nó chi phối chúng ta từng giờ, từng phút.
Chúng ta đừng sợ hãi, chúng ta thấy rằng cái thân này nó càng nhỏ bé thì cái tâm của chúng ta nó càng rộng lớn và vĩ đại, nó càng gan dạ hơn hết, đó là cái sự tu theo Thầy. Còn mấy con nhát gan thì mấy con phải đầu hàng, phải chạy trước đi.
4- KINH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀ KINH TƯỞNG
(35:59) Theo các nhà Đại thừa ăn uống đầy đủ, mở tivi ra coi, giải trí như mọi người, xem đá banh hay hoặc là đá bóng … Tất cả những cái sự giải trí thế gian bao nhiêu thì các nhà Đại thừa họ làm bấy nhiêu, thì các con muốn tu sướng như vậy, dục lạc như vậy thì cứ theo các nhà Đại thừa đi, đừng có vô đây mà làm khổ cho thân mình, nó phí.
Thật sự muốn tu thì phải tu để giải thoát. Thà là cam khổ để tìm thấy sự giải thoát chân thật, làm chủ được sự sống chết, đó là cái sự tu tập.
Hôm nay thì các con hỏi Thầy, còn ai hỏi thêm gì nữa không? Mà không thì Thầy sẽ đọc bức thơ và trả lời.
Ở đây kính bạch Thầy, theo hiểu biết của con Đại thừa là những ngôi chùa, niệm phật đường, tu dịch … tụng kinh chữ Phạn, từ nguyện hương …
Ở đây nó không phải là chữ Phạn mà ở trong các chùa này tụng bằng chữ Hán, âm Hán chứ không phải âm Phạn.
Bởi vì chữ Phạn là do các Tu viện Nguyên thủy của khất sĩ mà Nguyên thủy đó nó tụng chữ Phạn, nó tụng cái tiếng Phạn con nghe nó khác, bên Nguyên thủy mà cái nhóm tu sĩ mà ăn thịt chúng sanh đó nó mới tụng tiếng Phạn. Còn các chùa của mình, Phật đường, Tu viện, Tịnh thất thì chuyên tụng kinh chữ Hán, chữ Nho đó mấy con.
(37:14) Còn chữ Phạn là tiếng Sanskrit hay là tiếng Pali gì đó. Đó là chữ Phạn, chữ Phạn tức là tiếng Ấn Độ chứ không phải là tiếng của Tàu. Thầy xin sửa lại cái từ đó cho nó đúng để các con thấy nó không sai. Bởi vì những cái điều mà con nêu dưới này, những cái kinh, tán nguyện ly hương đồ đó đều là nằm trong chữ Hán hết chứ không phải tiếng Phạn.
Ví dụ như kinh Di Đà, kinh Phổ Môn, kinh Phổ Môn là một phẩm ở trong kinh Pháp Hoa rút ra để làm bài kinh Phổ Môn. Bát Nhã là do cái bộ kinh Bát Nhã người ta rút ra người ta làm cái bài kinh Tiểu Bát Nhã tức là Tâm kinh Bát Nhã Ba La Mất đó, hằng ngày mà mình nhật tụng đó là theo Tiểu Bát Nhã đó.
Và Tiểu Bát Nhã, cái bộ kinh Bát Nhã đó, cái người mà viết ra bộ kinh Bát Nhã đó các con biết ai không? Là ngài Long Thọ, cho nên ngài viết cái bộ Trung Quán Luận để luận cái trí tuệ Bát Nhã đó.
Cho nên ngài bảo chúng ta về tu thường xuyên, hằng ngày nhật tụng cái Bát Nhã đó: “Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không.” Cho nên các chùa chổng khu mà tụng, thời nào cũng tụng Bát Nhã. Nhưng mà Thầy thấy ngũ uẩn không có giai không, đụng tới nó, nó giận hờn đủ thứ hết cho nên nó không giai không.
Vì vậy đó là cái thế giới tưởng của ngài Long Thọ, ngài đã đặt sai cái vị trí rồi. Ngài đem trên cái thế giới tưởng ngài đặc cái pháp này thì ở trên cái thế giới tưởng người ta tu được, chứ ngài đặt trên cái thế giới con người của chúng ta, thế giới hữu hình này thì không ai tu được đâu. Cái đó là cái ảo tưởng của ngài.
Ngài đã phá luôn cái chân lý của đạo Phật, cho nên trong Tiểu Bát Nhã thì ngài nói: “Vô khổ, tập, diệt, đạo”. Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế, bốn cái này ngài cũng nói “vô” luôn, không có đâu. Bởi vì Bát Nhã phải thấy nó là không chứ gì? “Vô khổ, tập, diệt, đạo” mà, cho nên ngài phá luôn cái chân lý của đạo Phật.
Cho nên vì vậy nó không thể đặt vào cái chân lý con người được. Còn cái chân lý của đạo Phật đặt vào cái vị trí của con người. Khổ, chắc chắn con, chắc chắn quý cư sĩ đều thấy hoàn toàn ai cũng khổ hết, có đúng không? Nếu nó không đúng thì nó đâu là chân lý. Còn nó đúng, với con người của mình ai cũng khổ thì đó là chân lý.
Tập là cái nguyên nhân sinh ra đau khổ thì đức Phật đã xác định như vậy chúng ta thấy không ai chối cãi được hết. Nó là lòng tham muốn, tâm ái dục của mình mà nó thành ra cái sự đau khổ, nó tập hợp lại cái sự đau khổ của nó gọi là Tập đế.
Còn Diệt đế là làm cho hết cái ái dục, làm cho hết cái tâm ham muốn, tức là ly dục, ly ác pháp thì nó là Diệt đế chứ gì? Thì nó là Niết bàn của Phật ở trạng thái đó. Chứ đức Phật đâu có nói là Diệt đế là cái cảnh giới ở đâu đó là Niết bàn, đâu có nói đâu. Nhưng mà đức Phật bảo mình diệt hết cái lòng ham muốn của mình thì Diệt đế là diệt hết cái lòng ham muốn, cái nguyên nhân đau khổ đó thì chúng ta sẽ được giải thoát.
(40:01) Và Đạo đế là chân lý thật sự, chân lý sống của đạo Phật. Nghĩa là từ Chánh kiến, các vị thấy rất rõ hàng ngày chúng ta sống phải sống trong chánh kiến, nếu mà không sống chánh kiến thì có khổ đau. Có khổ đau thì quý vị thấy như thế nào?
Có khổ đau thì tức là ác pháp chứ gì? Thì tà kiến chứ làm sao mà chánh kiến được, đã chánh kiến thì nó thiện pháp. Chứ chánh kiến thì làm sao có khổ. Có mình khổ, có người khổ thì như vậy đâu phải chánh kiến, cái đó là tà kiến. Cho nên từ Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, tất cả những cái Chánh này rõ ràng là cái cuộc sống của chúng ta phải sống trong sáu nẻo này, phải không?
Nhưng mà khi mà chúng ta trở thành một vị xuất gia thì chúng ta mới Chánh niệm, phải không? Chúng ta phải sống toàn bộ Chánh niệm tức là nhìn lại, quan sát thân, thọ, tâm, pháp mình thì lúc bấy giờ chúng ta mới quét sạch những vi tế của tham, thân, si của chúng ta, để thực hiện viên mãn được Tứ Niệm Xứ.
Thì lúc bấy giờ viên mãn được Tứ Niệm Xứ thì chúng ta mới thực hiện được Chánh định, vì Chánh định là nẻo cuối cùng của Bát Chánh Đạo. Nó là một chân lý để chúng ta thực hiện con đường giải thoát. Như vậy, cụ thể quá mà, đâu có gì đâu. Là cái chân lý của đức phật vậy mà ông này nói, “Vô khổ, tập, diệt, đạo”, đâu cần đi tu Bát Chánh Đạo. Cho nên bây giờ cứ ngồi đó mà giữ cái trí tuệ Bát nhã thì nó cũng được giải thoát chứ gì?
Cho nên đâu có cần mà phải thực hiện Chánh kiến, Chánh tư duy làm gì? Mấy ông làm cái chuyện đó, nó đi lòng vòng lắm. Còn riêng tôi, ở đây tôi giữ cái tâm ‘không’ là được rồi. Nó không dính mắc là nó là trí tuệ Bát nhã là gì? Nhưng cuối cùng có ai giữ được cái tâm ‘không’ không quý vị?
Chắc chắn là suốt cuộc đời mà chúng ta giữ tâm ‘không’, thật sự ra nó là cái ảo vọng rồi. Người nào thực hiện được cái tâm ‘không’, đâu chỉ cho Thầy. Nếu mà ông ta ‘không’ thì ông trở thành cây, đá. Thật sự, bây giờ ông không biết gì nữa hết thì ông là cây, đá chứ cái gì. Mà nếu còn phân biệt thì tức là vô phân biệt thì nó đâu ‘không’.
(00:41:59) Còn ông Phật dạy chúng ta là phân biệt ác thì ngăn và diệt mà thiện thì tăng trưởng, phải không? Cho nên chúng ta sống thiện đâu làm khổ ai thì giải thoát thôi, chứ đâu bảo chúng ta tâm ‘không’ đâu. Nếu mà bảo chúng ta tâm ‘không’ thì chúng ta thành cây, đá rồi. Tu để thành cây, đá để làm gì mấy con? Đúng không? Đó chúng ta luận ra, chúng ta thấy rất rõ cái sai và cái đúng, để rồi con đường chúng ta thực hiện cho đúng.
Như vậy là kinh sách này là kinh sách, từ kinh Di Đà tưởng tượng ra cái cảnh giới Tây phương đó là sống trong tường rồi. Rồi kinh Phổ Môn tưởng ra cái bà Quan Âm để rồi cứu khổ chúng ta. Bây giờ chúng ta bị giam cầm tù tội thì niệm Quan Âm thì ngay đó là giam cầm tù tội được thả liền.
Như vậy là Thầy đi ăn trộm cắp sướng hơn. Công an có bắt Thầy, ở nhà vợ con nó sẽ tụng Phổ Môn cái là ngay đó thì công an thả ra, rồi Thầy đi ăn cắp nữa. Có sướng không? Khỏi cần làm mà vẫn có ăn mà, vì đêm tối mình lén vô nhà lấy được đồ này kia, công an có bắt được thì vô khám ngồi sáng cái công an thả ra vì có đức Phật Quan Âm phù hộ rồi, chỉ cần mua nải chuối cho bà ta cái là mình ra khỏi.
Vợ mình ở nhà đâu lý nào nó để cho mình ngồi tù. Phải không các con? Trời ơi, nó lấy Honda, nó lấy đồ của người ta đem về mình ăn sung sướng quá trời khỏi cần làm thế mà bây giờ nó bị nạn như vậy mà không lẽ mình không cầu Quan Âm sao? Vì bà ta đã nói là nếu mà bị tù, cầu bà thả. Nếu mà tôi không làm tội ai bắt bỏ tù tôi vì tôi ăn trộm cách nó mới bắt thôi chứ. Cho nên bây giờ tôi bị tù tội thì ngay đó là vợ tôi đi cầu Quan Âm thì ngay đó là được thả liền.
Bà phóng hào quang là cứu tôi liền. Như vậy sướng quá trời, còn nói gì nữa mấy con? Như vậy là có phi đạo đức không? Kinh dạy như vậy có đáng tin không? Đâu bao giờ chúng ta đáng tin được? Bát nhã bảo chúng ta sống ‘không’ để rồi chúng ta thành đá chúng ta có tin được không? Đó là những cái mà chúng ta phải thấy rằng, ngoại đạo đã lừa đảo chúng ta, đưa vào giáo pháp của Phật nói rằng Phật thuyết, để lừa đảo chúng ta, để cuối cùng chúng ta tu chết người.
(44:15) Thầy tổ chúng ta từ xa xưa, cách đây mấy ngàn năm đã thực hiện, có người nào được những gì? Rồi kế chúng ta đã nhìn thấy được thầy tổ của chúng ta đã thực hiện được gì? Hay là phải chìm vào cái chết, các thầy tổ chúng ta quá khổ.
Cho nên, tại sao mà Thầy đã nói, Thầy đã bài bác, thật sự bài bác Thiền tông và kinh sách Đại thừa, tại sao vậy? Tại vì Thầy thương thầy tổ và thương những người sau này. Họ sẽ lầm lạc trên những cái lý giải này, làm cho người ta khổ.
Vì lòng thương yêu của Thầy thẳng thắn nói, không nói ông hòa thượng tu sai mà Thầy nói pháp sai. Nó dẫn dắt người ta khổ đau chứ không có hòa thượng nào, bởi vì ông không có biết đâu. Ông chỉ thấy kinh sách nói Phật thuyết, ông cũng tin vậy thôi, ông cũng đang vô minh, cũng đang ngu như người khác. Ổng làm sao biết được. Mà trách ông là nói ông tu sai sao được, ông đâu có sai.
Pháp, đã người ta đưa vô như vậy, người ta lồng như vậy, mình đâu có biết được. Chính Thầy cũng là ngu cho nên Thầy mới tu chín năm trời không được, được những gì? Công trình khổ sở chứ đâu phải, chín năm trời khép mình trong khuôn khổ tu hành đâu phải sung sướng.
Thì các con biết rằng, tất cả những cái sai mà không nói thẳng, nói thật thì làm sao mà người ta tránh được? Cho nên hôm nay các con cũng quy tụ về đây, có huân tập về đây, có vân hội về đây là để nghe một sự thật của một cuộc đời cay đắng trong tôn giáo của Phật giáo mà từ xưa chúng ta đã bị người ta lừa đảo, lầm lạc. Người ta lồng vào những cái giáo pháp của Phật để nói rằng Phật thuyết, đã lừa đảo mình ở mức độ mình đau khổ.
Các con bỏ tiền cất chùa chiền như vậy để làm gì các con? Người ta nghĩ rằng như vậy chùa nó còn thì mới còn Phật giáo. Đâu phải mấy con. Phật giáo còn là có một người giữ gìn giới luật. Đức Phật nói: “Giới luật ta còn là Phật giáo còn, giới luật ta mất là Phật giáo mất.” Chứ đâu phải Phật nói, chùa chiền còn là Phật giáo còn, chùa chiền mất là Phật giáo mất đâu.
Ông Phật có tuyên bố lời nói đó không? Nếu mà Ông Phật tuyên bố lời nói đó thì Thầy nói là Ông Phật này chắc nhà cửa lắm nè, Ông này Ông bỏ cung vua chứ Ông muốn cái đền đài cho lớn hơn nữa, cái cung vua của Ông nè. Ông Phật này tham nè chứ không phải là ít. Còn đằng này Ông Phật nói rất rõ: “Giới luật còn là Phật pháp còn, giới luật mất là Phật pháp mất.”
(46:27) Các con thấy lời di chúc của Ông Phật, lời nói của Phật rất đúng. Nhưng mà hôm nay chúng ta cứ nghĩ rằng bây giờ cất chùa, chùa còn là còn Phật. Còn ma, còn quỷ ở trong đó thì chúng ta đau khổ chứ làm gì.
Thầy nói thẳng, thật. Bởi vì tất cả những cái hình ảnh này là hình ảnh đau khổ, mồ hôi nước mắt của Phật tử đóng góp cho ông thầy đó có làm tiền ra để cất cái chùa đó không? Bao nhiêu người đóng góp mới cất được cái chùa hàng tỷ bạc. Làm rất đẹp y như là những cái ngôi nhà cung vàng điện ngọc của vua chúa phong kiến của Trung Quốc. Thầy thấy các chùa Thầy đau lòng lắm.
5- TIẾT KIỆM ĐỂ LÀM LỢI ÍCH CHO MỌI NGƯỜI
(00:46:59) Ở đây nó thật sự từ khi mà cô Út muốn bảo vệ các máy móc, cô mới xây dựng cái nhà để mà cất những cái máy vi tính, cất những cái máy photo để mà tiết kiệm, để cái đồng bạc Phật tử để mà tự mình lấy sức photo. Vì vậy mà Thầy phải làm suốt cả đêm ngày để mà photo cho mấy con có những tập sách mấy con đọc. Vì bây giờ chúng ta đâu có tiền mà bỏ ra mướn người ta toàn bộ hết thì làm sao chúng ta có tiền?
Chúng ta có giấy ở Hà Nội các con gửi vào, ở đây Thầy bỏ công sức thì nó ít hao tốn. Chứ Thầy cứ tiếc như vậy, tiếc mồ hôi nước mắt của Phật tử. Nhưng mà rốt cuộc hư thì mình phải mua cái máy khác. Cho nên Thầy làm cho chắc, trong chùa không bao giờ, một viên gạch cũng không được xây cất chứ huống hồ cái sự xây cất dữ tợn.
Nhưng vì cái lý của cô Út rất đúng là bảo vệ mồ hôi, nước mắt của Phật tử. Một cái máy là mấy triệu đồng, mỗi người một đồng bạc mới mua được cái máy chứ đâu phải ít. Mười mấy, hai chục ngàn, ba chục ngàn thì như vậy ai làm ra? Thầy có làm được đâu. Mồ hôi nước, mắt của mấy con, mấy con cúng dường. Rồi mỗi lần, mỗi người một chút, dành ra từng chút, từng chút để mà có được nó.
Chứ cô Út có dám kêu mấy con là bây giờ tôi cũng mua cái máy này, kêu Phật tử đóng góp thì các con sẽ đóng góp đó. Nhưng mà điều đó làm không đúng. Thầy nói với cô út Diệu Quang nếu mà cô muốn nói sắm cái gì đó thì cô phải dành dụm từng chút, lâu ngày mới được. Vì Phật tử người ta sẽ tiết kiệm cái mồ hôi, nước mắt nhiều lắm.
Vì Phật pháp người ta sẽ tiết kiệm ra cho mình làm cái điều đó, người ta thấy vừa đủ, thấy dư người ta mới đem cúng dường. Mình phải để dành chút ít cho dù nó có lợi ít. Hôm nay chúng ta ăn một bữa muối mà bốn mươi bốn vị ăn thì trong cái bữa muối này chúng ta để dành được một số tiền, mà ăn cái bữa muối này với rau nó không có tốn hao nhiều mà chúng ta dành được cái này để làm cái điều có ích.
(48:55) Chúng ta phải biết tiết kiệm mồ hôi, nước mắt của đồng bào, của Phật tử chứ. Tại sao chúng ta không tiết kiệm? Mình tu, ngồi không, tại sao mình ăn cơm với muối không được, luộc mình ăn không được, vậy lý do nào? Có phải toàn là kẻ tham ăn, ăn ngon không (…) Cứ dành dụm ra, mình sống được cái gì thì cứ sống để làm lợi ích cho mọi người.
Cho đến hôm nay các con về đây các con sẽ thấy sự thật máy móc này là mồ hôi, nước mắt của các con, Thầy không có, Thầy là cái người mượn cái mồ hôi, nước mắt của các con làm cái việc, để phục vụ lại cho các con bằng (…) để cho các con sống không còn khổ đau nữa.
6- PHẬT GIÁO HIỆN THỜI
(49:39) Thì các con sẽ thấy ở những cái bài kinh này thì nó không đúng rồi. Thiền gì mà thân hành thiền vẫn có tụng niệm thì việc mà tụng niệm là ảnh hưởng của Tịnh độ rồi. Cái đó sai, tại sao Thầy dám nói sai, Hòa thượng là thầy của Thầy, nhưng mà nếu mà tu thiền là phải thiền thật thiền. Ông thầy dạy ngài là từ ông thầy Tịnh độ cho nên ngày không có thể (…)
Đối với thiền Đông độ, thầy của Thầy dạy thiền của thiền Đông độ, còn dính mắc một chút tụng niệm của Bát nhã tâm kinh, vì lấy cái tiêu chuẩn đó chỉ cho chúng rằng đó là Bát nhã tâm kinh, là trí tuệ Bát nhã. Đây là cái Phật tánh ở đó, cái chơn không ở đó, cho nên Hòa thượng lấy cái đó để làm cái khóa tụng để nhắc nhở chúng ta. Cho nên là hình thức của Tịnh độ.
Cho nên đối với Thầy thì khác. Đến khi Thầy thấy nổi khổ của tất cả mọi người, những cái sai, người ta chỉ chắp vá với nhau người ta làm thành như vậy chứ nó không đúng, Thiền tông không có tụng niệm đâu? Chỉ có chắp vá thôi, cho nên khi mà thiền Trúc lâm nó vẫn là thiền chắp vá cho nên nó có sám hối này kia. Sám hối là của Tịnh độ chứ không phải là Thiền tông. Bởi vì Thiền tông cái tâm của nó mà nó không dính mắc cái này kia là nó chân sám hối.
“Tánh tội vốn không do tâm tạo. Tâm đã diệt rồi tội sạch không? Tội trong tâm thấy cả hai không. Thế mới gọi là chân sám hối.” Nó lý luận như vậy mà nó còn thực hiện sám hối thì nó là sai rồi? Phải không? Các con thấy Thiền tông nó chỉ đạo như vậy rồi mà bây giờ có tụng niệm như vậy là sai.
(51:15) Đó thì chúng ta phải xét thấu tất cả mọi khía cạnh để chúng ta thấy rất rõ ràng. Cho nên ở đây Thiền viện Trúc Lâm nhưng sử dụng nghĩa Việt Nam, nghĩa là tụng kinh bằng cái nghĩa của Việt Nam cho nên thầy Thanh Từ là tinh thần của Việt Nam. Thầy giải nghĩa tức là không có tụng như chúng ta tụng Bát nhã tâm kinh bằng tiếng Hán mà chúng ta lại tụng bằng tiếng Việt. Nó dịch ra bằng cái tiếng Việt ngữ để chúng ta vừa tụng mà vừa hiểu. Cho nên Hòa thượng đã dịch ra Việt ngữ, biến cái bài kinh tụng đó trở thành cái bài kinh của người Việt nghĩa rất rõ ràng, dễ hiểu. Đó là cái tinh thần dân tộc của Hòa thượng.
Cũng như ngày xưa chúng ta nghe cái từ mà chúng ta thấy như thế này: “Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, Hòa thượng đổi lại: “Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca”, phải không? Người Việt mình Phật Bổn Sư Thích Ca chứ đâu có Thích Ca Mâu Ni Phật, phải không?
Cho nên cái Phật ở sau là người Tàu, tại vì cái văn phạm của người Tàu, cái dùng phát âm của nó đó thì cái danh từ Phật đặt ở sau, còn cái danh từ của mình thì đặt ở phía trước. Cho nên Hòa thượng cải cái câu tụng niệm trở lại cũng là một cuộc cách mạng về cái văn chương, về cái lối phát âm của cái người dịch cho đúng.
Cho nên Thầy thấy Hòa thượng là người có tinh thần Việt Nam. Ngài đã đặt, ngài đã sửa lại những cái tụng niệm theo cái câu cú, cái văn của dân tộc Việt Nam chứ không phải văn của người nước khác nữa. Đó là cái hay của ngài.
(53:04) “Tịnh xá là hệ phái Khất sĩ, tu theo tổ Minh Đăng Quang vẫn tụng niệm kinh nghĩa Việt Nam.”
Nghĩa là ngài là cái người Việt Nam cho nên ngài mới làm những cái bài kệ này kia, hoặc là những cái câu kinh tụng đều là hoàn toàn là bằng tiếng Việt Nam. Cho nên ngài cũng có tinh thần dân tộc, cho nên ngài không có tụng Hán ngữ hay là Phạn ngữ như bên khất sĩ hoặc là bên Đại thừa, nó còn dùng Hán ngữ.
Cho nên Thiền tông có thay đổi trên cái cái tinh thần của dân tộc và Khất sĩ nó có thay đổi, nó giữ được cái bộ y bát của nó nhưng mà sự thật nó cũng vẫn tụng niệm là nó chịu ảnh hưởng Đại thừa và Tịnh độ. Như vậy là trong Khất sĩ chưa có pháp môn tu.
Thầy nói chưa có pháp môn tu cho nên mới lấy Đại thừa mà tu. Nếu nó có pháp môn tu mà đúng thì nó đâu có lấy Đại thừa nó tu? Bởi vì Đại thừa hồi đó chưa có ai nói nó sai, còn bây giờ cỡ có người nói nó sai và chúng ta quan sát thấy nó thật sai thì chắc không ai mà tụng niệm nữa đâu.
Còn người nào mà đang tụng niệm, như các con thấy người nào mà đang tụng niệm trong các con, đang sám hối, đang tụng niệm thì người đó là người đang tu tập Đại thừa chứ người ta tu tập đúng pháp của Phật. Nhưng mà cái người đó họ không biết pháp tu, họ câu hữu với pháp này để rồi họ tu bằng cách là họ dung hợp, đó là cái người tu với một chiếc áo chắp vá chứ không phải thật sự.
(54:16) Nguyên thủy là Nguyên thủy mà Đại thừa là Đại thừa, không được chắp vá với nhau như vậy. Còn cái này nó chắp vá tùm lum, bậy bạ. Nó chắp vá như ngài Ngọc Lâm ngày xưa chắp vá. Các con nghe những lời công phu ngày xưa trong các chùa không? Nó lấy Thiền, Tịnh, Mật nó hợp nhau lại nó là một bài công phu, cho nên Bát Nhã Tâm Kinh nó thuộc về thiền rồi, phải không?
Vì vậy mà chúng ta hàng ngày mà học bên Tịnh độ tụng kinh Di Đà rồi cũng tụng Bát nhã, nó hợp với thiền nó tụng ra đó. Còn nó tụng Thập chú, Đại Bi chú thì đó là nó lấy Mật tông nó tụng ra. Cho nên nó hợp Thiền, Mật, Tịnh nó hợp lại thành một thời khóa, nó tụng niệm như vậy nó gọi là nó công phu, nó tu Thiền, Mật, Tịnh của nó. Đó là ngài Ngọc Lâm - Quốc Sư trong cái thời nhà Thanh.
Nhà Thanh thấy Phật giáo chia rẽ, Thiền, Tịnh, Mật, chia rẽ quá nặng cho nên ngài mới bảo Quốc sư, ông làm sao phối hợp cho các chùa nó phải đi theo một cái tổng hợp như thế nào? Thì ông này không biết cách nào cho nó hợp lại. Bắt đầu ông lấy các bài kinh này, ông hợp lại. Bát nhã bây giờ nói về thiền, Mật tông thì nó nói về chú, Tịnh độ thì nó tụng những bài kinh như Di Đà hay Phổ Môn. Ông kết lại, ông làm những cái bài này vô trong một cái thời mà tụng niệm thì nó có đủ 3 cái tông phái này gọi là thống nhất các tông phái này lại trong cái thời nhà Thanh, chứ trước kia không có đâu.
(55:11) Bởi vì tất cả những lịch sử mà của một vị tu sĩ như Thầy đều phải thông suốt hết, không có bao giờ mà Thầy không biết. Cái xuất phát từ cái tụng niệm, từ cái bùa chú từ đâu? Phải biết. Nhưng mà về lịch sử đó thì không nói ra, nhưng mà cái người mà sau hai năm ở mà khi mà Thầy gặp lại Hòa thượng bảo Thầy đọc lại kinh sách và sử Phật giáo. Thầy đọc sạch hết tất cả những cái này đều ghi chép kỹ lưỡng. Cho nên tất cả những sử này đều là Thầy biết từ đâu mà truy xuất ra cái này.
Cho nên Thầy rất thông suốt chứ không phải là một người ngu ngơ đâu mấy con. Cho nên khi mà ai hỏi cái gì là phải biết trả lời, biết cái người đó sẽ ảnh hưởng trong kinh nào? Cho nên các con thấy được một cái người tu cái trí tuệ vĩ đại và tu học tất cả những cái gì mà ở trên thế gian này, để người ta làm cái gì giúp Phật pháp.
Như vậy rõ ràng là chúng ta thấy Khất sĩ chưa có các cái pháp môn tu cho nên còn tụng niệm, còn bắt chước nhưng mà khéo léo viết ra Việt ngữ coi như nó khác. Thấy mấy ông ở chùa kia tụng: “Ma ha bát nhã ma la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không.” Còn ông này là tụng khác, à như vậy là Khất sĩ tụng khác không giống nhau.
Nhưng mà cái tụng này với cái tụng kia có giống nhau hay không? Giống nhau lắm mấy con. Có khác gì đâu ông cũng gõ mõ tụng, tôi không gõ mõ mà tôi cũng ngồi đây tôi tụng, cũng vậy thôi, có gì đâu. Mà giờ tôi tiếng Phạn, tôi tụng tiếng Hán, tôi tụng tiếng Việt cũng là tụng thôi, đâu có gì mà khác cũng là tụng, phải không? Đâu có gì.
Thì ông này niệm Phật Di đà, ông này niệm Quan Thế Âm thì cũng hai người cũng niệm y như nhau. Có ông Phật Di Đà thì cũng tưởng mà ông Quan Âm này cũng tưởng, có ông Phật nào thật đâu. Thì như vậy rõ ràng là mình vẫn sống trong tưởng chung nhau, thì nói tôi Quan Âm khác, ông niệm Di Đà khác.
Đâu có lý khác nào đâu. Ông Phật Di đà cũng là Phật tưởng, ông Quan Âm này cũng là Phật tưởng chứ đâu có ông Quan Âm mà tu mà thành Phật bao giờ đâu. Đó các con thấy có không? Do đó mà chúng ta biết rằng ông nào tụng niệm thì cũng giống nhau thôi, chứ không có khác nhau đâu.
(57:11) “Như vậy, những cái Thầy nói kinh sách Đại thừa bịa đặt nhưng ở Tịnh xá hay Thiền viện đều tụng niệm chung. Lạy kinh mang một ý chứ đâu riêng hệ phái nào, có phải vậy không?”
Đúng rồi, họ đạp cứt với nhau mà. Thầy nói thiệt, bây giờ cứt người ta đổ đó mình đạp, người nào cũng đạp như nhau thì lẽ phải giống nhau thôi. Chứ nó có khác chỗ nào đâu. Nếu khác thì phải khác mà phải đúng của Phật giáo thì mới là của Phật giáo. Khác mà không đúng của Phật giáo thì không được nói là của Phật giáo.
Cũng như Thầy, nếu mà Thầy không tụng niệm thì ít ra kinh Nguyên thủy của Phật dạy cũng không tụng niệm. Chứ nếu mà kinh Nguyên thủy dạy tụng niệm mà Thầy không tụng niệm là Thầy làm khác Phật giáo, phải không các con? Cho nên khi đọc lại kinh sách Nguyên thủy các con sẽ thấy, Thầy dạy không bao giờ sai một lời nào của đức Phật dạy. Vậy mới là niềm tin của các con, mới là Thầy dẫn các con đi vào con đường của đạo Phật đúng chứ.
Còn cái này Phật không dạy, lời gốc của Phật không có mà bây giờ lại tụng niệm ó é như thế này thì các con nghĩ sao, có đúng Phật không? Phật không dạy mà tại sao bây giờ có? Ai đặt ra đây, ai làm ra đây? Có phải mấy ông tổ già hàm, lẻo mép này không? Có không?
Mấy con thấy tại ông ấy chứ sao, mấy ông làm hay mà tu không ra tới gì hết, tu không biết được cái gì hết, không giải thoát được. Thôi, nó tụng niệm vậy nó cũng đã an ủi đi chứ gì. Bây giờ nếu mà nó không, bây giờ mình tôi không có giải thoát được, không có lên Niết bàn được thì ít ra nó cũng có cái thế giới Cực lạc mình tụng đồ. Cũng may ra nó tin tưởng rằng chết rồi cũng được sanh về Cực lạc, nó cũng còn hy vọng. Hơn là tụng mà cũng không biết đi đâu nữa thì chắc nó không tin đâu.
Vì vậy mấy ông mới xây dựng cái thế giới tưởng của ông mới ra, để rồi chúng ta nuôi dưỡng cái ảo tưởng của chúng ta. Cho nên chúng ta an tâm mà tu niệm chớ, an tâm mà tụng kinh niệm Phật chứ. Còn nếu mà không có như vậy, làm sao chúng ta niệm Phật. Nếu mà đẻ ra Phật Quan Âm và không phù hộ chúng ta thì chắc chắn ai mà niệm Phật Quan Âm, ai mà niệm chú Bạch y, phải không các con?
Vì nó có cứu khổ, vì nó giải nạn được cho nên chúng ta mới cố gắng chúng ta niệm. Bởi vì chúng ta đang sống trong cái khổ mà, bây giờ có người mà cứu khổ thì mừng quá rồi. Nhưng mà người ta lừa đảo mình, cho nên người ta đẻ ra để lừa gạt mình, cho nên đến chùa cúng bái mấy cái ông đó, để rồi ông làm gì? Cúng một nải chuối mấy ông cũng ăn chớ bộ ông quăng sao. Các con hiểu không?
(59:36) Cho nên vì vậy mà nói đức Phật Quan Âm phù hộ vậy thì tôi cứ đem nải chuối tôi cúng Quan Âm nhưng mà ông Quan Âm ông có ăn được cái gì đâu, phải không? Cái tứ đại của ông thầy ở chùa đó họ sẽ ăn hết ba cái tứ đại này. Còn cái ông Quan Âm, ông xi măng ông ăn không có được. Thầy nói thật sự ông xi măng mà làm sao ăn chuối được. Không, Thầy nói thật.
Nếu mà thật sự có một đức Quan Âm thì ông phải ăn cái gì chứ đâu phải ăn chuối? Cho nên nếu mà bảo ông ăn cái gì đó thì chúng ta đem cái đó mà ông ăn được, thì chúng ta chắc không bao giờ biểu Phật tử đến cúng đâu. Mấy ông cúng cái kiểu này tôi đâu có ăn được, như vậy là cúng cho cái ông Quan Âm đó ăn chứ tôi đâu có ăn được. Vậy mấy ông cúng như vậy thôi chết tôi. Vậy tôi nhất định tôi không thờ ông này nữa rồi.
Bởi vì không có cái nải chuối mà tôi ăn được thì tức là tôi không thờ ông này rồi. Còn bây giờ mấy người cũng nảy chuối mà ông Quan Âm này phù hộ mấy người thì tôi còn ăn được cái nải chuối thì tôi sẽ thờ ông Quan Âm này để tôi thọ hưởng được cái nải chuối thì tôi thờ, có đúng vậy không?
Còn nếu mà tôi thờ đức Phật Quan Âm đó mà bây giờ ông ăn nguyên là toàn cây mục không thì Phật tử cứ đem cây mục cúng thì cái ông thầy chùa này ông ăn không được thì nhất định không thờ ông Quan Âm đâu. Họ không thèm đúc cái tượng Quang Âm tốt đâu. Có không? Bởi vì ông ta có ăn được cây mục đâu mà ông thờ, phải không?
Thầy nói thật sự đó mấy Phật tử suy nghĩ đi. Chứ còn mấy vị mà đem tiền cúng nè, đem bánh, đem trái cúng Quan Âm nè, đem gạo cúng Quan Âm nè thì cái ông thầy đó ăn được, mấy ông đúc tượng lớn ra. Đó là cách thức để mà người ta có sống được thì người ta phải đúc ra người ta làm. Chứ chắc gì mà ông phù hộ mình được?
(01:01:11) Như vậy rõ ràng là tất cả những cái điều kiện mà nêu lên câu hỏi để mà biết, Thầy nói chung là Thầy nói với danh từ là nhai lại đờm dãi của nhau. Hồi nãy Thầy nói đạp cứt đó là nó thô lỗ, nhưng mà Thầy nói đờm dãi của nhau thì cũng thô lỗ lắm đó.
Thật sự ra bắt chước nhau cả. Bởi vì tu không chứng là phải bắt chước nhau thôi. Tu không chứng là không biết đường đi rồi. Thì bây giờ thấy cái đó làm vậy thì mình thay đổi chút chút để cho nó mới một chút thôi chứ có gì khác, phải không các con? Để làm cho người ta lạ lạ vậy thôi, để người ta theo mình thôi.
Nghĩa là khéo léo lắm mấy con. Người ta khéo léo người ta lừa đảo, làm cho mới mới ra chút. Người ta khéo thuyết giảng cho mình, à ông giảng hay quá, ông này nói hay quá, có lý. Nhưng mà thử nếm được mùi vị đó không? Vậy mà người ta còn bảo: “Y pháp chứ đừng y nhân”
Ông thầy làm bậy thì đừng có theo ông mà cứ nghe lời ông dạy. Trời đất ơi ông là thầy của mình mà ông làm còn chưa được mà ông biểu mình làm. Thì cứ bảo mình nghe theo, y pháp thôi: “Pháp của Phật dạy chứ tôi không có dạy, tôi chỉ nói lại cho quý Phật tử thôi, tôi cũng chưa làm được nữa. Đừng có như tôi, tôi bây giờ tôi còn hút thuốc, uống rượu. Thôi, quý vị ráng cố gắng giữ giới uống rượu này kia chứ còn tôi thì tôi đã bị nhiễm rồi.” Rõ ràng là ông lừa đảo mình ghê gớm không?
Ông bảo mình là đừng uống rượu, đừng có hút thuốc mà thế mà ông hút thuốc, uống rượu thử coi cái ông dạy mình như vậy thì mình nghĩ như thế nào? Đâu có đúng mấy con. Ít ra mình dạy người ta được thì mình phải làm cho được trước người ta chớ, còn mình làm không được mà bảo người ta làm được. Như vậy là một đám Phật tử, một đám quý thầy mà vào tu, không ông nào làm được hết. Rồi cuối cùng ông thầy hút thuốc này còn sướng quá, thôi bây giờ mình cũng bắt chước thầy một chút mình cũng phải hút thuốc theo, phải không? Có không?
Vì vậy mà ông thầy có vợ thì đám đệ tử của ông sau này cũng có vợ. Vì vậy mà chùa nào cũng có vợ con hết ráo. Rồi cuối cùng thì bây giờ vợ con như vậy ai còn cúng dường cho mấy ông ăn nữa thì mấy ông mới bày ra đủ thứ cầu siêu, cầu an để rồi mình có cha mẹ chết đến rước ông.
Như vậy rõ ràng là cách thức làm cái nghề sống rồi, mấy con? Biến Phật giáo thành một cái nghề sống. Cho nên đó là cái nghề thầy tụng, chứ không phải là tu sĩ mà đó là một cái sự tụng.
(01:03:11) Rồi bày ra thuyết giảng pháp này, pháp kia cuối cùng ông thầy tu không được, không làm chủ được. Đi nằm nhà thương suốt ngày giờ. Ông thầy mà giảng đạo thiền, giảng này kia mà cuối cùng bệnh đau thì thuốc nơm nớp.
Mấy ông nói làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà bây giờ bệnh đau ông cũng đâu có trị được đâu. Ông cũng đi ra bác sĩ trị cho ông thì thôi tôi đi học bác sĩ còn hơn là tôi đi học ông. Đi học ông mai mốt nó bệnh tôi cũng đi vô bác sĩ như vậy có nghĩa lý gì với tôi, có đúng không mấy con?
Tu hành đã làm chủ được bệnh mà giờ ông không làm chủ được mà bây giờ ông đi nằm nhà thương mà giờ tôi học với ông thì mai mốt tôi cũng nằm nhà thương vậy thôi. Cái lý đâu? Cho nên cái chỗ tu hành nó không phải thực hiện được với người lãnh đạo. Các con nhớ khi Thầy bệnh, Thầy phải làm chủ được Thầy, mấy con mới tin chứ. Bây giờ Thầy cũng đi nằm nhà thương này kia, ai mà tin Thầy?
Thật sự ra cái điều kiện mà đức Phật nói, không có nên tin mà phải nên thấy được cái điều, pháp đó nó có lợi cho mình, cho người. Bởi vì người đó làm được, nó có lợi ích cho người, đúng là cái pháp đó có giải thoát. Ông này bệnh, ông tự trị được. Làm như vậy thì chúng ta mới thấy, có niềm tin. Còn không tin, chúng ta không tin. Bởi vì con người chúng ta có trí tuệ, không có để bị người khác lừa đảo chúng ta.
7- ĐỨC HIẾU SINH TRONG ĂN UỐNG
(01:04:28) “Tại sao có những ngôi chùa làm các món chay mang tên gọi mặn như là: Khô lươn, tôm, cá kho, thịt kho. Mấy thứ này, khi thành phẩm con ăn thấy rất ngon, chẳng khác gì thịt heo kho thật. Thực sự vẫn có nạc, da giòn, mỡ béo. Người đạo diễn hay là người diễn viên khéo quá, có đúng lời Phật dạy, các con nên sống như vậy không? Các tôn giáo khác nhìn đạo Phật bằng đôi mắt gì?
Lúc chế biến thức ăn người làm tập trung tâm mình vào đâu, ý thức ra sao? Đã ăn chay sao còn tưởng đến thức ăn mặn, còn cái đau của chúng sanh trong bàn tay, sức lực, uy thế của mình. Cuối mong Thầy chỉ dạy để con và nhiều người khác cùng sống đúng như Phật, như thật mà Thầy là người trực tiếp lời giáo huấn di chúc của đức Phật.”
Đây các con nghe đây trong cái bài kinh Jivaka ở trong kinh Trung bộ thì đức Phật đã dạy người cư sĩ mà làm thực phẩm mà cúng dường cho Phật và chư tăng, làm thực phẩm động vật tức là có thịt chúng sanh trong đó thì có năm điều phi công đức, tức là năm cái điều tội lỗi đó mấy con.
Như vậy quý Phật tử nghe cái lời Phật nói như vậy dám làm thịt heo mà đem cúng dường chư tăng không? Hay là bắt gà làm thịt, hay ra đem cá hầm, chưng để mà đem cúng dường chư tăng không? Mấy ông Nam tông là ăn hết đó mấy con. Mình quán rau, mình quán thịt nó thành rau là cứ ăn thôi, bởi vì rau mà, tưởng nó như rau là cứ ăn, đúng là lý luận để mình nuốt cho trôi miếng thịt vì nó thèm khát quá rồi.
(01:06:29) Cho nên ở đây khi mà đọc sách của Thầy mấy ông Nam tông ông tức, tức lộn ruột rồi. Đó Thầy bác mấy ông dữ lắm. Nhưng mà sự thật là mấy ông không đúng kinh sách Nguyên thủy. Mấy ông đọc, mấy ông dám luận như vậy để cho mấy ông ăn. Cái đó đức Phật dạy chư tăng như thế nào? Dạy chư tăng chúng ta như thế nào? Mấy con biết: “Ăn không thấy, không nghe, không nghi.”
Mấy ông luận như thế này để nuốt cho được mà. Ăn không thấy nghĩa là không thấy người ta bắt con heo làm thịt cho mình ăn, người ta làm ở đâu, mình đâu thấy. Không lẽ bây giờ ông đem đến chùa làm con heo trước mặt cho mấy ông thầy thấy sao, phải không các con? Nó làm ở lò sát sinh đó chứ nó đâu có làm ở đây. Cho nên ông nói ăn không thấy, không thấy người ta làm.
Nhưng mà ý của Phật như thế nào? Ăn mà thấy miếng thịt là không ăn. Mặc dù là miếng đậu hũ mà các con làm như thịt heo đi nữa, nhất định sẽ không ăn, thấy thịt theo là có cái sự đau khổ. Thấy hình dáng mà có miếng thịt, miếng cá mà còn làm bằng đậu hũ mà giống như thật thì nhất định là cái người mà tu theo đạo Phật nhất định thấy như vậy là không ăn. Bởi vì thấy như vậy là chúng ta có một cái tưởng thật sự, có một loài vật chết?
Bởi vì có sự thật, có loài vật chết người ta mới bắt người ta làm thịt thật sự, cái đó là tưởng đúng. Còn tưởng sai là không có linh hồn mà tưởng có linh hồn là sai? Còn có miếng thịt như vậy là có cái sự thật của một con heo bị cắt, bị giết mới có miếng thịt, đó là một sự thật đúng.
Mà bây giờ làm bằng đậu hũ không có lừa đảo tôi được đâu, cái tâm từ của chúng tôi, đức Phật nói một vị tỳ kheo ăn thực phẩm khi mà ăn thì tâm từ phải phủ trùm. Thứ nhất là biết ơn của đàn na thí chủ, cái công ơn của người ta bằng mồ hôi, nước mắt. Thứ hai là nhìn món ăn của chúng ta có bao nhiêu sự chết chóc đau khổ ở trong này? Cái lòng từ của đức Phật mà. Cái lòng từ bi của chúng Thánh tăng mà, chúng ta nỡ lòng nào chúng ta ăn. Đó là khi thấy thì không ăn.
(01:08:16) Khi thấy ở trên đĩa có miếng đậu hũ mà làm giống thịt heo thì nhất định không ăn. Cho nên Thầy nói có một lần cô Út đi mua bánh mì mà họ dồi ba cái thịt heo giả, cũng có nạc, mỡ, da này kia bỏ trong đó rồi đem về. Dồi bánh mì mà về, Thầy banh ra nhất định là bỏ chứ không ăn, nhất định. Đây là thịt thật chứ gì? Thịt heo nó phải giống vậy không? Bây giờ làm cái gì cũng không ăn, đem bỏ.
Còn quý thầy thấy như vậy là khoái ăn nữa, như là, mình tưởng như là mình ăn thịt thật, ngon thật. Đó là đúng là chúng ta đã bị cái tâm lừa đảo chúng ta. Do cái tâm sát sanh của chúng ta nó thể hiện qua cái lòng tham. Đối với người tu sĩ đạo Phật chúng ta không vậy, không có quyền mà ăn uống trên cái hình dáng mà đau khổ của một miếng thịt của chúng sanh như vậy.
Ăn không thấy, không nghe. Bây giờ chúng ta có một cái đĩa thực phẩm như thế này, không có thấy thịt chút nào, người ta bầm nát hết. Mà nghe người ta nói trong cái đĩa này, họ bằm trong này mỡ đồ này kia, nó bỏ mỡ heo trong này thì cũng không thấy thật sự nó bỏ mỡ heo nó chiên đó, nhất định là Thầy không ăn đâu. Hễ nghe người ta nói có thịt chúng sanh, có con vật chết trong đó là không ăn, đó là người tu sĩ đạo Phật. Các con thấy chưa?
Nghe người ta nói là không ăn mà không nghe, bây giờ mình không nghe thì mình ăn. Nhưng mà không nghi, đức Phật đã dạy không nghi. Bây giờ ăn nghe có mùi mỡ heo đây, ăn nghe mùi tanh cá đây, trời đất ơi tôi phải nghi rồi chứ gì? Món ăn này người ta bằm tan nát hết, không biết người ta cho cá ở trong này hay gì mà nó tanh quá trời, phải không các con? Phải sinh nghi rồi nhất định của món ăn này dẹp qua bên chứ tôi không có ăn.
Các con thấy đức Phật dạy chúng ta rõ chứ gì: “Ăn không thấy, không nghe, không nghi.” Mà ăn thấy, nghe, nghi thì nhất định là không ăn rồi. Có vậy thì là ai mà đã làm cách thực phẩm bằng…
Bởi vì có một lúc người ta mua về những cái đồ mà Đài Loan nó làm giống như thịt nạc đó mấy con, về đây cô Út làm. Thầy nói trời ơi như vậy là thịt heo rồi, thôi nhất định là không ăn, không ăn, không ăn, nhất định là từ đây về sau ăn rau thôi. Rau với muối là tốt nhất. Chúng ta là người tu sĩ phải tâm từ bi, phải biết thương yêu, một cái hình dáng phải biết đồ ăn chay như thế này mà giống như thịt heo bỏ trong miệng mình nhai như thịt heo là nhất định không ăn. Có ngon gì cũng không thèm hết.
(01:10:35) Ngon cái miệng nhưng mà cái tội khổ ở trong cái tâm của mình mai mốt ăn thịt heo mà vẫn nói là đó là đồ chay nữa thì thôi chết rồi. Cho nên cái lòng từ chúng ta không thể nào cho phép chúng ta phải bỏ miếng đồ ăn mà trong miệng nhai mà nó giống thịt thì không thể được.
Cho nên bằng dưa, những cái củ cải hoặc là bằng đu đủ, người ta bào, người ta làm coi như là dưa trộn muối mà họ nói mắm chay. Thôi nói mắm chay mấy người ăn đi chứ tôi không ăn đâu. Bởi vì mắm thì mấy người phải có thịt, có cá trong đó rồi tôi đâu có bỏ vô miệng ăn được. Mấy người nói mắm thì mấy người cứ đem về, chứ còn mấy người nói dưa muối thì tôi ăn. Nếu mấy người nói mắm thì tôi không ăn.
Mắm mà còn có chay thì sao được. Cá mà còn có chay trong đó sao được. Bộ mấy người lấy cây mấy người đẽo bỏ đó rồi nó chay. Cho nên khi mà nói ra một cái điều gì rồi thì cái tâm của một người tu sĩ chân thật của đạo Phật nhất định là hoàn toàn, không phải là con bò ăn cỏ đâu.
Cái hình dáng, mà các con làm thịt bằng đồ chay giống cá, tôm, cua hoặc tất cả mọi hình dáng là vì cái tâm còn thèm thịt, cá nên làm ra nó. Cho nên điều đó là điều ác đức, điều đó là điều không còn tâm từ bi nữa. Người ta thực hiện, con người tu theo đạo Phật, người ta thực hiện cái tâm từ bi và thương xót chúng sanh. Cho nên cái người mà tu thật sự không có làm đồ giả. Đồ đó là đồ giả mấy con.
Đồ giả đã mang tội ăn thịt chúng sanh. Thèm khát để mà thực hiện ăn thịt chúng sanh mà còn cái tội là giả dối. Nó không phải thịt mà làm cho nó thành thịt. Đó là cái tội giả dối, cái tội lừa đảo. Thầy kết tội liền tức khắc với những người Phật tử mà làm khéo tay như vậy. Đối với Thầy, người đó là tội lỗi.
Bây giờ con làm thịt heo này, chứ đâu phải thịt heo, đó là đậu hũ, nó là những mì căn, Thầy cứ ăn đi không có sao đâu. Nhưng mà Thầy cứ ăn, mà Thầy cứ thấy như vậy hoài, mai mốt thịt heo Thầy cũng ăn được như thường, tức là những cái sai. Cho nên ở đây tất cả những cái đó là những cái người ta bịa ra để người ta ăn, để người ta giảm bớt sự thèm của người ta. Như vậy thì chúng ta không có nên, không có nên ăn thịt chúng sanh. Khi mà thọ Bát Quan Trai thì hoàn toàn chúng ta ăn rau cải, thực phẩm thực vật.
(01:13:13) “Nếu một người ăn chay trường nói câu thịt heo, thịt gà thì người này có phạm tội vọng ngữ hay không?”
Mình ăn chay trường thì mình không nên nói thịt là ở trong cái chỗ ăn. Bây giờ đang ăn chay mà nói bữa hôm qua tôi ăn đám giỗ hay đám gì đó, trời ơi cái cô đó làm thịt gà tiềm hay là thịt gà quay ngon quá trời. Như vậy rõ ràng là đang ăn chay mà còn nói, người ta nói thức thực, nó có bốn cái loại thực: thức thực, tưởng thực…
Nghĩa là mình ăn bằng cái thức của mình. Khi mình khởi ra một cái hình ảnh gì đó là mình đang thức thực. Cho nên Thầy nói con người chúng ta, là đoạn thực đó là chúng ta ăn từng miếng như rau cải, tương dưa hoặc là miếng thịt, miếng cá từng miếng, từng miếng gọi là đoạn thực.
Còn bây giờ thức thực là như thế nào mấy con? Khi thấy hiểu biết một cái gì đó, thấy đó mình ham muốn là mình ăn cái đó rồi. Thầy thích cái ly là đã ăn cái ly luôn, cái thức thực nó ăn tất cả mọi vật hết, nó không phải ăn đồ ăn đâu, đó là thức thực. Cho nên ở đây thì chúng ta phải học bốn cái loại thực của thức thì trong kinh, trong cái ‘Đường Về Xứ Phật’ có giảng, có người hỏi Thầy, Thầy có giảng.
Thì chúng ta thấy rằng trên cái sự tội lỗi của chúng ta khi mà chúng ta ăn chay thì chúng ta không có nhắc đến một cái thịt, cá gì ở trong tưởng của chúng ta. Còn nếu mà chúng ta nhắc tức là nó có thức thực ở trong đó rồi, nó sai. Hễ mình nhắc thịt tức là thức thực thịt rồi. Hễ nói thịt heo là thức thực thịt heo mà nói cá là thức thực cá.
Cho nên cái thức của chúng ta sẽ ăn con cá. Các con biết, mình ăn như vậy là mình phạm tội rồi, bởi vì tội sát sinh mà. Mà thật sự ra mình có cầm dao giết con vật đâu, ngay cái tư tưởng của mình đó là tội rồi. Bởi vì Phật nói những cái ăn đó chúng ta phải dẹp mới được …
8- NHÂN QUẢ BA ĐỜI
(01:15:09) “Trong các sách nói về nhân quả như quyển ‘Nhân Quả Ba Đời’ của dịch giả Thiền Tâm gồm có bốn mươi sáu nhân quả, ở câu thứ tám mươi chín: Tướng mạo đẹp, xinh đẹp do nhân gì ?- Đời trước dâng hoa tươi cúng dường Phật.”
Các con thấy nghĩa như thế nào? Cái bông hoa là cái gì các con biết không? Cái bông hoa là con của một cái cây. Khi mà các con cắt cái bông hoa các con nói đẹp nhưng mà chư Phật có thấy đẹp không các con? Chắc chắn là không đẹp đâu. Các con cắt cây hoa cũng như bắt đứa con mà lìa mẹ. Các con đem lên cúng Phật để mà cho mình đẹp chứ gì, đẹp như hoa chứ gì, đẹp như túc chứ gì? Thật ra xấu như quỷ các con.
Người nào cúng hoa thì mặt sẽ xấu như quỷ, các con sẽ làm cái gì để chia cắt mẹ con, người ta đau khổ? Các con sẽ thành ác quỷ. Bởi vì bây giờ mình có một đứa con mà ai bắt đứa con của mình thì có đau khổ không mấy con? Người ta đem đứa con mình, không biết nó giam chỗ nào, nó làm như thế nào, có thể nó giết con mình chết. Người mẹ rất đau khổ, còn đứa con thì tha thiết để gần bên mẹ, để bú từng cái nhúm sữa của mẹ.
(01:16:15) Thế mà không được, người ta không cho. Người ta cắm vào trong cái bình nước để cho nó sống trong một, hai ngày rồi mà tàn úa, nó chết đi, có đúng không các con? Vậy mà cái người tà ác này là cái người sẽ bị hình dáng xấu như quỷ. Bởi vì làm một cái sự chia cắt đau khổ của người mẹ với con. Thầy nhìn sự sống của một loài thảo mộc, một loài cây như là sự sống của con người. Cho nên vì vậy mà những người cắt bông hoa cúng là những người phạm tội lỗi chứ không phải là người có tướng mạo xinh đẹp.
Ông Phật nhìn cái đó là đau lòng. Chúng ta thấy đẹp chưng bình bông, chúng ta có những bình bông bằng giấy chúng ta chưng cũng được mà. Đừng có nghĩ là cắt cái bông thật là tốt đâu các con, mà là sự đau khổ. Nếu đứng trong tâm từ chúng ta không nỡ nào, một cái cây cỏ mà đức Phật dạy chúng tỳ kheo không nên được đạp cho nó héo, huống hồ cắt mẹ, lìa con thì sao không đau khổ?
Lòng yêu thương của chúng ta, lòng hiếu sinh của con người, đạo đức hiếu sinh của con người không cho phép chúng ta làm một cái điều đau khổ đó. Thầy nói thật với các con, một cây cỏ mỗi khi mình nắm cây cỏ nhổ Thầy xót xa lắm. Nhưng mà vì trên đường đi của mình, phải giữ gìn sạch sẽ để tránh đi đạp côn trùng khổ đau mà phải nhổ cây cỏ.
Ăn một cái ngọn rau, rau lang ngắt cái ngọn ăn đi. Vì sự sống chúng ta phải ráng ăn để mà sống nhưng trước khi ăn như vậy chúng ta không phải được phí cái cọng rau này. Khi thừa chúng ta phải ráng ăn hết không được bỏ, bởi vì đó là cả một sự sống của cây rau. Cho nên đối với Thầy là không có vật gì mà bỏ, ăn hết không có bỏ.
Vì mồ hôi, nước mắt của mọi người, vì sự sống của muôn loài, cây rau nó cũng muốn sống chứ đâu bao giờ muốn chết, nhưng vì chúng ta sống mà không ăn nó thì chúng ta sẽ chết, nên buộc lòng chúng ta phải ăn, ăn nhưng chúng ta phải tiết kiệm được cái sự sống chết. Đó là cái người tu sĩ của đạo Phật phải bằng một cái trí tuệ hiểu biết, bằng sự thương yêu chân thật, bằng cái lòng từ bi thật sự, không phải là giả dối.
(01:18:23) Hôm nay Thầy nói như vậy, qua những câu hỏi này để cho quý vị thấy được con đường tu đạo Phật, từ bi. Cho nên những sách mà nói cắt hoa để làm cho mình được xinh đẹp, điều đó là sự giả dối của nhân quả, không đúng.
“Thông minh, trí tuệ là do nhân gì?- Đời trước ăn chay trường, niệm Phật.”
Người nào niệm Phật, ăn chay mà thông minh? Trí tuệ của đức Phật dạy như thế nào? Các vị có nhớ không? Đức phật nói: “Giới luật đâu là trí tuệ đó, trí tuệ đâu là giới luật đó.” Tức là: “Đức hạnh ở đâu thì trí tuệ ở đó, trí tuệ ở đâu là đức hạnh ở đó. Đức hạnh làm thanh tịnh trí tuệ, trí tuệ làm thanh tịnh đức hạnh.” Có phải đúng không?
Chỗ nào mà tâm ác là ngăn diệt, đó là đức hạnh chứ gì? Không làm khổ mình, khổ người là đức hạnh. Mà cái người mà không làm mình, khổ người là người trí tuệ chứ sao? Chứ đâu phải trí tuệ là do cái chỗ mà tụng kinh, niệm phật, ăn chay mà trí tuệ được. Con bò ăn cỏ có trí tuệ không quý vị? Con bò có ngu không? Người ta nói ngu như bò, có phải không? Vậy thì con bò nó ăn chay, nó có thông minh không? Nếu nó thông minh thì nó đâu làm con bò làm chi,quý vị? Có không?
Chúng ta phải xét thấy, như vậy là nói về nhân quả, một cách nói sai. Mặc dù là cuốn kinh nhâ quả này Thầy cũng đã đọc, Thầy đã thấy sai nhiều lắm các con. Dụ người ta, bảo người ta phải cúng vàng để xây chùa cho to thì mình sẽ được phước báo dữ lắm.
Gạt người ta, để người ta đổ tiền ra làm cái điều kiện phi pháp. Trong khi đất nước đang nghèo như đất nước Campuchia đó các con, thế mà nhà vua lấy Phật giáo làm Quốc giáo bắt buộc dân chúng phải bỏ vàng ra, phải đem công lao, công sức ra để cất chùa cho đất nước, bây giờ gọi là kỳ quan thế giới.
(01:20:12) Thật sự đây là một sự đau khổ của dân tộc đó phải chịu, gánh lấy cái hậu quả đau khổ, cái gọi là Phật giáo thì Thầy thấy vô lý. Phật giáo không có làm đau khổ cho một người nào hết. Nếu mà làm đau khổ người ta, bắt người ta phải đi làm lao động như vậy, khiêng từng tảng đá lớn như vậy để mà làm cái chùa như vậy thì các con nghĩ như thế nào trong cái thời đại này?
Bao nhiêu mồ hôi nước mắt của người ta, bao nhiêu chồng con người ta phải chết trên cái chùa này? Nghĩa là nhà vua bắt phu đi làm, dân chúng phải đi làm, thì làm sao dám cãi? Trong khi đó ở gia đình của người ta có một người chồng phải đi làm, vợ con ở nhà đói làm sao? Rồi bây giờ vàng bạc bao nhiêu trong dân phải đổ để làm cái chùa này. Các con nghĩ làm được cái kỳ quan như vậy đâu phải là ít tiền, ít bạc. Đối với Thầy lên án liền tức khắc.
Cho nên dân chúng Campuchia cầm súng giết, diệt chủng tộc. Nó có đạo đức gì đâu. Đạo phật là Quốc giáo của nó thế mà nó cầm súng giết người mà không gớm tay thì thử hỏi đạo đức của nó đúng chưa? Cho nên thật sự ra là một điều đau khổ cho Phật giáo.
Người ta đã làm lệch Phật giáo, vì vậy mà Phật giáo đã đau khổ. Đó là cái nhân quả. Người Trung Hoa viết những bài kinh này, hòa thượng Thiền Tâm là người dịch lại mà thôi, người Trung Hoa bịa đặt.
Thầy nói thật sự tu chứng mới nói nhân quả, tu không chứng đừng nói nhân quả.
Chúng ta bịa đặt đủ thứ nhân quả để làm lừa đảo. Thậm chí nhân quả có địa ngục để rồi người ta chết, người ta làm tội ác trên thế gian xuống địa ngục hành hạ chúng ta, cắt lưỡi, cưa tai, nấu dầu đủ các loại hết thì có phải gạt chúng ta không? Địa ngục chỗ nào đâu, quý vị chỉ cho Thầy xem? Mấy ông thấy cái địa ngục ở đâu mấy ông nói, hay là mấy ông ngồi đây mấy ông tưởng. Tưởng dưới đất này nó có cái địa ngục hay là cảnh giới chỗ nào mấy ông chỉ đi.
Trong khi đạo Phật xác định cho chúng ta biết địa ngục là ngay cái ác pháp làm cho tâm chúng ta đau khổ, thì ngay đó là địa ngục. Cho nên chúng ta mở cửa địa ngục hay là mở cửa thiên đàng đều là do cái hành động thiện ác của chúng ta. Đó là một cái cụ thể, rõ ràng, không có mơ hồ, không có trừu tượng.
(01:22:15) Còn nói ở đâu đó có cõi Diêm Vương, nào là Thập điện Diêm Vương, nào là Ngưu đầu Mã diện, nào là ngục tốt. Linh hồn chúng ta phải chết đi xuống dưới rồi bây giờ sanh lên không nhớ gì hết, nó bị ăn cháo lú. Trời đất ơi, cháo lú ở chỗ nào? Ai mà làm quán ở đâu mà bán cháo kỳ cục vậy. Có phải đặt chuyện không? Các con thấy rất nhiều cái điều kiện người ta đặt quá.
Đó là những cái sai mà phần đông đạo Phật đã làm cho người có ý thức người ta thấy đạo Phật ngao ngán quá. Cái ông này, sao mà ông Phật này nói cái chuyện gì mà mơ hồ, trừu tượng quá trời. Cái chuyện không có ông đặt ra như vậy, làm sao có quán cháo lú? Cháo lú nghĩa là ăn để mà quên đó.
Người nào không ăn chắc là sanh lên trên thế gian này chắc là nhớ hết, nhớ đời này, đời trước. Có ai mà không ăn, chắc bộ có trạm kiểm soát, công an nó gác cái cổng đó dữ lắm cho nên không ai lọt qua được hết. Cho nên vì vậy mà ai bây giờ chúng ta có nhớ đời trước chúng ta không? Mấy vị do ăn cháo lú hết ráo. Có không, có ai mà nhớ không? Không nhớ thì tức là mình ăn cháo lú chứ gì?
Quý vị có thoát khỏi cái quán cháo lú không? Y như là cái cổng mà nhà nước gác, mình phải đóng tiền đi qua. Đâu có cái cổng nó đưa qua vầy, rồi đâu có đi được, buộc là phải bỏ cái, mua cái vé bỏ vô thì mở cổng cho đi. Thì cái quán cháo lú chắc cũng vậy, mình đi ngang qua cái nó mời vô ăn tô cháo đi rồi mới được đi chứ còn không tôi không cho đi. Tôi ra tôi gài cái cổng cửa lại. Ba, bốn thằng lính nó gác ở đó, mà ai mà băng qua là tôi bắn đó, thì ông nội ai dám. Cho nên, vì vậy cứ người nào cũng phải vô quán ăn hết.
Cho nên bây giờ thật sự mình sinh ra và không người nào mà nhớ đời trước kia. Nhưng mà tại sao mấy ông thầy nhớ? Chẳng hạn, bây giờ Thầy đi tái sanh, tại sao mà Thầy không ghé quán cháo lú Thầy ăn chút chơi? Chắc mấy thằng lính nó sợ Thầy nó không mời vô chứ gì.
Như vậy chắc không có đâu. Nếu mà người nào cũng bị như vậy chắc Thầy cũng là con người như quý vị mà Thầy đi tiếp tục tái sanh thì chắc Thầy cũng phải nuốt ba cái cháo lú, phải không? Chứ bây giờ Thầy tu xong rồi tại sao không mời Thầy vô ăn?
Như vậy là rõ ràng, tại vì trong lúc bây giờ Thầy có cái trí vô hạn, còn các con không có cái trí vô hạn cho nên các con không thấy mà thôi. Tại vì từ lâu tới giờ các con không khai mở nó thì bây giờ làm sao mà có con hiểu được?
(01:24:21) Cho nên Thầy do sự tu tập mà Thầy khai mở. Cho nên bây giờ có cất trăm ngàn cái quán cháo lú này vô ăn chắc miễn phí nữa, phải không? Người mà tu xong rồi thì không bao giờ người ta đem một bát cơm phi thời bảo người đó ăn thì người đó dại gì mà ăn.
Các con đem một tô hủ tiếu rất ngon, mời Thầy vô ăn cái tô hủ tiếu này cho khỏe, bởi vì Thầy đi hồi sáng tới giờ nó mệt quá. Nhất định là đúng giờ ăn, không đúng giờ ăn nhất định không ăn.
Bởi vì một người người ta sống bằng trí tuệ người ta, người ta thấy cái bát phở của mấy con là người ta đã quá rùng mình, người ta quá sợ. Các con thì thấy ngon đó, đói bụng rồi thấy cái là ngon hơn nữa, phải không? Còn Thầy, đói chết bỏ, nhất định đói chết bỏ chứ nhất định không ăn, cái món ăn đó là bất tịnh. Cái đôi mắt của Thầy thấy được cái món ăn bất tịnh, còn các con không thấy nó bất định mà các thấy cái tô hủ tiếu này ngon quá. Cho nên các con bị lầm rồi.
Thôi thì hôm nay tất cả những sự mà các con hỏi ở trong này, đều là cái mắt thấy, tai nghe của các con mà các con không giải nổi. Hôm nay Thầy giải cho các con để mà các con nghe. Bây giờ tối rồi phải không các con, thì ngày mai các con về thì tất cả những cái này để Thầy viết để trả lời. Chứ bây giờ mình trả lời đâu hết được các con.
Bởi vì những cái điều mà Thầy nói ra thì nó phải giải thích cho các con để hiểu cho rõ, mà nếu mà hiểu rõ thì phải mất thì giờ nhiều chứ, phải không? Nếu muốn ngắn gọn sao được, mà nếu ngắn gọn thì Thầy trả lời ngắn gọn cũng được, Thầy nói năm ba câu các con hiểu, không hiểu thì thôi.
Thực sự ra khi mà Thầy viết ‘Đường Về Xứ Phật’, đầu tiên đó thì Thầy chỉ trả lời chúng ở đây thôi, nói ngắn gọn cho đỡ mất thì giờ. Cũng cố giữ gìn sức khỏe của mình. Nhưng mà ngày hôm nay là Thầy sắp sửa gần ngày Thầy đi rồi, Thầy còn giữ gìn sức khỏe Thầy để làm gì nữa, Thầy nói hết cho mấy con nghe tất cả những cái điều kiện.
Rồi sau khi các bộ sách đạo đức mà xong rồi, có người thay Thầy, Thầy sẽ ra đi. Có người thay Thầy để dẫn dắt các con tới nơi tới chốn. Các con đừng nghĩ rằng Thầy ham sống trên cuộc đời này. Thầy muốn đi cách đây hai mươi mấy năm. Khi mà năm 1980 Thầy thực hiện xong là Thầy về thăm thầy Thanh Từ, Thầy thấy chúng sanh khó đổi lắm, không phải dễ. Con đường giới luật mà, đâu phải dễ đâu, cuộc sống đâu phải dễ. Cho nên Thầy ráng sức mà ở lại
(01:26:26) Vì vậy mà cái nhân duyên nó còn lại với chúng sanh. Vì vậy mà Hòa thượng đầu tiên sách tấn Thầy: “Đạo mà còn là còn người tu chứng”. Thầy đã thực hiện được, cái công ơn đó thì nhớ hoài. Khi mà Thầy xin Hòa thượng nhập diệt, Hòa thượng nói hãy ở lại giúp Hòa thượng để chấn hưng Thiền tông Việt Nam.
Một vị thầy mà cái lòng tha thiết vì Phật pháp mà người đệ tử tu hành xong mà nỡ bỏ thầy mình đi sao? Cái tình cảm đó làm sao mấy con? Cho nên Thầy ở lại, Thầy đọc toàn bộ kinh sách theo như lời Hòa thượng bảo Thầy về đọc. Thầy đọc hết, những cái sai Thầy gạch hết, Thầy gạch hết tất cả các bằng chứng sai. Cho nên bây giờ mấy con mới có cái giáo án tu tập mà Thầy lật ra tất cả những cái bề trái. Các con ngày xưa đâu có biết tất cả những cái sai của đạo Phật đâu. Nhờ đọc bộ sách của Thầy và các con bây giờ suy ngẫm thấy đúng là cái sai.
Cái trí tuệ của các con ngày xưa đâu có đủ sức thấu suốt qua được cái lý của nó đâu. Nó quá bưng bít, nó làm cho các con bị mê mờ. Nhờ Thầy triển khai ra các con thấy những ngày mà báo hiếu, ngày Vu Lan rồi những cái hành động sai trái, tất cả những cái sai của Phật giáo nó quá nhiều mà không ai lật ra được.
Tới Thầy, Thầy lật ra các con mới suy ngẫm lại. Mới đầu các con bị dao động liền. Nhưng mà sau đó các con còn có trí tuệ, suy nghĩ chứ? Thì như vậy hôm nay các con được nghe lời Thầy, được gần một cái người mà đã thực hiện được cuộc đời giải thoát của mình, nói cho các con nghe thì các con hãy cố gắng, cố gắng thực hiện để đáp ơn của Phật. Trước là Phật, sau là Thầy, người đã đi theo con đường đó, làm sống lại con đường đó. Thì các con thực hiện được là các con đền đáp, mà có con không thực hiện được là các con phụ lòng Thầy.
9- XÂY DỰNG NỀN ĐẠO ĐỨC CHO LOÀI NGƯỜI
(01:28:07) Đem hết hết sức lực của mình, can trường của mình, dám sống chết để mà nói lên những sự thật này thì các con biết con người của Thầy là vì cho sự lợi ích của mọi người. Vì thương yêu của mình đối với muôn loài mà Thầy thực hiện những cái này. Thầy chẳng hề mà sợ chết đâu mấy con. Thầy chỉ thương các con mà thực hiện những điều này.
Cho nên cái ước vọng của Thầy chỉ còn cái bộ sách ‘Đạo Đức Làm Người’ ra đời, thì đưa cho con người có một cuộc sống an vui, cuộc sống không làm khổ mình, khổ người thì Thầy thấy, Thầy đem lại hạnh phúc cho con người trên hành tinh này là đủ. Đủ cái ước vọng của Thầy rồi. Đó là mơ ước của Thầy nhưng mà Thầy sẽ thực hiện được, cơ thể của Thầy sắp chết nhưng mà Thầy sẽ phải kéo dài thêm chừng nào mà xong tập sách đạo đức.
Thầy không để chết ngang đâu mấy con, mà nếu lỡ cơ thể này mà Thầy chết ngang, tức khắc Thầy phải hóa thân liền thành một con người, tiếp tục làm công việc này cho tới cùng. Nghĩa là Thầy phải ngay liền, Thầy phải có liền chứ không bao giờ để gián đoạn mất Thầy. Thầy nói như vậy, các con biết là cái năng lực của Thầy có thể hóa sanh được một con người thay thế Thầy làm công việc tiếp tục.
(01:29:15) Khi mà cái thân nhân quả của Thầy nó sẽ tàn lụi, nó sẽ hư hoại, nó không phục hồi lại được nữa, Thầy bỏ liền tức khắc và Thầy hợp các duyên, với tâm lực của Thầy sẽ hợp tất cả các cái cái gen, hợp lại là một con người thứ hai tiếp tục trên con đường để mà viết cái bộ sách đạo đức đó.
Thầy nói thật với mấy con mà, Thầy có đủ khả năng để làm cái điều này. Cho nên vì vậy, bộ sách đạo đức của Thầy ra đời xong thì Thầy ra đi, thì Thấy thấy được cái ước nguyện của mình đã hoàn thành.
Và Thầy nhìn thấy được các con, mỗi người, mỗi người một đồng, hợp tác với Thầy để in bộ sách này. Thì đến bây giờ Thầy rất vui là vì chúng ta đã chung lưng nắm tay, nắm chặt bàn tay, chung lưng đấu cật xây dựng lại đạo đức cho loài người trên hành tinh này? Các con là những người sẽ nắm chặt bàn tay với Thầy, dù là các con rất nghèo mà các con chỉ bỏ công, một cắc với Thầy thôi cũng đủ với cái tâm nguyện của các con cùng Thầy in sách đạo đức.
Nghĩa là sách đạo đức, Thầy in rất nhiều nhưng Thầy không bán, chúng ta sẽ cho tất cả mọi người. Ai có duyên, không duyên chúng ta cũng mang đến nhà giúp cho họ có được. Và các con là những sứ giả mang những kinh sách này đến.
Cũng như hôm nay những cuốn ‘Hành Thập Thiện’ nó có tuy đạo đức như vậy, nhưng nó vì nằm trong kinh sách cho nên các con có mang bộ sách đạo đức này để rải ra. Nếu mà các con cần dùng thêm những sách này thì Thầy sẽ trao cho các con bộ sách ‘Hành Thập Thiện’ để các con trao, những cái giai đoạn gần đây.
Còn tới sau này cái bộ sách Đạo Đức Làm Người, năm cuốn, ba cuốn, bốn cuốn, mười cuốn nó trọn vẹn hết cái đạo đức. Lúc bấy giờ, các con sẽ cùng nhau để mà in những kinh này, chúng ta rải ra, đem tất cả họ hàng chúng ta, mỗi nhà đều có một cuốn sách đạo đức.
Và các con là những người sứ giả mang những cuốn sách đạo đức này đi khắp cùng ngỗ tận trao cho mọi người trên hành tinh. Thầy tin rằng các con sẽ làm điều này thay Thầy vì sức khỏe Thầy không cho phép Thầy đi làm cái việc này, vì các con còn khỏe, các con sẽ làm được. Đó là những điều mà các con đã chấp cái ngọn đuốc đạo đức của đạo Phật, làm sáng thế gian.
Đến đây Thầy chấm dứt. Các con còn gì cứ hỏi Thầy, các con xá Thầy thôi, xá Thầy thôi con, đừng đảnh lễ.
Thôi suốt ngày hôm nay Thầy phải làm việc nhiều con, Thầy nói nhiều, nhiều nhất là hao tổn khí lực nhiều lắm.
Các con dẹp các con, Thầy để những bức thư này … (01:31:38)