1998 - THẦY GIẢNG GIỚI ĐỊNH TUỆ 03 - NHỮNG ĐIỀU MÊ TÍN NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT
1998 - THẦY GIẢNG GIỚI ĐỊNH TUỆ 03 - NHỮNG ĐIỀU MÊ TÍN NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT
THẦY GIẢNG GIỚI ĐỊNH TUỆ 03 - NHỮNG ĐIỀU MÊ TÍN NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời lượng: [01:16:40]
Thời gian: 1998
Tên cũ: 1998-Giới-Định-Tuệ 3-Ptử ChâuĐốc
1- PHẬT DẠY CÚNG DƯỜNG, BỐ THÍ PHẢI CÓ TRÍ TUỆ, ĐỪNG ĐỂ NGƯỜI KHÁC LỪA ĐẢO MÌNH
(00:00:00) Trưởng lão: Chính người tu sĩ Phật giáo sẽ giết Phật giáo chết là những tu sĩ phạm giới, phá giới. Đó thì quý vị nhớ kỹ những cái điều đó, cho nên thanh tịnh tức là người cá nhân phải là thanh tịnh. Bây giờ chúng ta đến cái chùa đó có hai chục vị tăng, ba chục vị tăng, tức là tập thể. Mà tập thể đó không hòa hợp, chia phe, chia nhóm trong đó tranh nhau, đó là cái thứ nhất.
Cái thứ hai giới luật của các vị đó không nghiêm chỉnh, ăn uống phi thời ngày ba, bốn bữa thì quý vị không nên cúng dường. Nếu quý vị cúng dường, tức là nuôi bọ chét ở trong lông sư tử để giết Phật giáo chết. Cho nên Phật giáo, đức Phật đã tuyên bố: "Nơi đâu mà giới luật có thì đạo Phật còn, mà nơi đâu giới luật mất thì đạo Phật mất".
Các chùa nào mà giới luật nghiêm chỉnh, quý thầy giữ gìn nghiêm chỉnh, thì cái chùa đó là Phật giáo còn. Còn cái chùa nào mà giới luật không nghiêm chỉnh, tức là Phật giáo sẽ mất ở đó. Mà quý vị cúng Phật hay là cúng Ma, quý vị nhớ kỹ, người cư sĩ phải sáng suốt trên sự cúng dường.
Còn sự bố thí đức Phật cũng nói: "Phải là đối tượng thanh tịnh, là một người không lừa đảo". Một người, người ta không què tay chân, mà người ta giả đò, người ta lấy vải người ta bó tay chân, người ta lấy thuốc đỏ người ta trét lên, người ta nói người ta bị thương cụt tay, người ta xin tiền. Do đó mình bị gạt mà mình lại đem tiền mình cho họ, mình thấy họ thương, nhưng mà cuối cùng mình bị lừa gạt. Như vậy là cái đối tượng đó không thanh tịnh, cho nên chúng ta phải quan sát rất kỹ.
Vì vậy mà đức Phật nói: "Cúng dường, bố thí phải có trí tuệ". Nhìn kỹ chứ không thể để tình cảm của chúng ta, vội vàng mà bỏ tiền ra giúp rồi bị lừa đảo. Đừng nghĩ rằng "tôi cứ việc làm thiện là tôi được phước", không phải.
Phật ví dụ như quý vị đem một cái hạt giống mà bỏ trên đường đất dầu, thì cái hạt giống đó có lên được không? Làm sao lên được. Nhưng mà quý vị bỏ cái hạt giống đó, một cái hạt giống tốt đó mà bỏ vào một cái đất ẩm ướt, một cái đất tốt phì nhiêu, hạt giống đó lên được không? Lên được và có quả cho quý vị hưởng. Còn cái hạt giống bỏ trên đường đất dầu, trên đất cát chai làm sao hạt giống lên được.
Do quý vị bỏ cái mồ hôi nước mắt của quý vị không đúng chỗ thì quý vị không thọ hưởng được cái gì cả, mà nhiều khi còn làm hại cho một cái điều khác. Như quý vị cúng dường sai, là quý vị đã hại Phật giáo, quý vị thấy chưa?
Cho nên ở đây sự cúng dường của quý vị phải rõ ràng, và phải đúng đắn, phải thanh tịnh, không thể nào mà cúng dường với một cách bừa bãi, thiếu trí tuệ thì không thể được.
2- COI NGÀY GIỜ TỐT XẤU LÀ MÊ TÍN DỊ ĐOAN, PHI ĐẠO ĐỨC, CẦN PHẢI TỪ BỎ
(00:02:31) Bởi vậy Thầy dạy đệ tử, người cư sĩ Phật giáo phải đúng như lời của Phật dạy, không thể làm sai, vì vậy Phật giáo mới còn trong thế gian. Nếu chúng ta đụng đâu cúng dường đó, miễn là chúng ta cúng dường với sự trao đổi mê tín bằng cách này, bằng cách khác như: cúng sao, cúng hạn, coi sao, bói quẻ, coi ngày tốt xấu. Rồi quý vị cúng dường như vậy thì cuối cùng quý vị được cái gì? Được phước cái gì?
Trong khi quý vị đã bị mê tín, bị lường gạt bằng những cái hình thức mê tín. Trong khi quý vị làm cái nhân ác, mà bây giờ quý vị coi cất cái nhà này, cái ngày tốt, mà quý vị làm ác thì mai mốt cái nhà này lửa cháy hay hoặc là nước trôi. Thì quý vị nói: "Tôi sao coi ngày mà lại cái nhà tôi lại xảy ra như vậy?".
Thật sự ra có phải là những cái người mà đang hiện có những nhà cửa bị bão lụt, bị sập, bị đổ, có phải họ có coi ngày không? Có chứ làm gì mà dân Việt Nam mình khỏi coi ngày, thế mà sao cũng bị sập, bị đổ vậy, phải không? Quý vị hiểu không?
Bây giờ trong thành phố chúng ta có cất cái nhà cũng phải coi ngày, coi giờ. Nhiều người bây giờ Thầy nói thật sự ra vẫn còn cái mê tín điều đó nữa. Mà trong khi hành động thiện ác của chúng ta, nó mới bảo vệ được của cải, tài sản của chúng ta khi chúng ta làm thiện. Còn chúng ta làm ác, thì dù bây giờ chúng ta có coi ngày giờ tốt xấu gì, thì cái sự việc đó nó sẽ xảy đến chúng ta do cái nhân quả thiện ác của chúng ta. Chứ đâu phải ngày giờ mà định được cái sự giàu sang đó cho chúng ta được sao? Thế cho nên vì vậy đó là hình thức mê tín, chúng ta cần dẹp những cái điều đó đi.
Chúng ta phải tin tưởng rằng không phải ngày giờ tốt xấu đó mà làm nên sự nghiệp đâu, mà chính hành động thiện ác của chúng ta làm nên sự nghiệp. Vì vậy đứng trong góc độ Phật giáo Thầy khuyên quý Phật tử đừng nên tin những cái điều đó, mà phải làm đúng đắn.
(00:04:08) Còn đối với cái sự ma chay chúng ta biến thành cái sự mê tín, cầu siêu linh hồn của ông cha chúng ta thì hãy biến thành cái lòng hiếu hạnh của chúng ta. Rước một cái ông thầy chùa đến mà tụng kinh, do cái lòng hiếu chúng ta để làm cho nó ấm cúng được cái ma chay của gia đình của chúng ta, mẹ cha chúng ta.
Nhờ như vậy chúng ta nghe tiếng tụng niệm đó, nó làm cho tâm hồn chúng ta thanh thản, an lạc, trong khi mà mất mẹ, mất cha. Nó làm cho cái nguồn an ủi cho tâm hồn của chúng ta. Chứ sự thật ra linh hồn cha mẹ mình còn ở đâu mà đi siêu sanh Tịnh Độ. Thì quý vị phải biến những cái hành động đó để trở thành cái hành động đạo đức của chúng ta, đối xử với cái tình nghĩa hiếu hạnh của chúng ta khi một người con mất mẹ, mất cha thì như vậy nó có nghĩa lý.
Còn quý vị nghĩ là ông thầy tụng kinh đó là vong hồn mình siêu sanh Tịnh Độ, cha mẹ mình được về Cực Lạc. Điều đó là một điều mơ hồ, huyễn hoặc chứ không thật. Cha mẹ mình làm ác trong thế gian này, làm sao mà sanh được về Cực Lạc được, cho nên đâu phải là làm thiện.
Nếu mà ông ta đã làm thiện thì đâu cần gì phải cầu siêu, phải không? Quý vị phải hiểu, mà phải hiểu bằng cái trí tuệ như vậy mới là đúng nghĩa của đạo Phật, mới gọi là trí tuệ, chứ nếu mình hiểu sai thì nó đâu có đúng nghĩa đâu.
3- NHỮNG GÌ ĐỨC TRƯỞNG LÃO DẠY HÔM NAY CHÍNH LÀ LỜI PHẬT DẠY NĂM XƯA
(05:12) Cho nên hôm nay điều kiện Thầy giảng cho quý vị Giới, Định, Tuệ, nói hết tất cả những cái điều mà người cư sĩ… Nó còn nhiều điều mà Thầy sẽ lần lượt, nếu có duyên gặp Thầy, Thầy sẽ dạy, chúng ta sẽ đi vào chánh pháp không bị tà pháp. Và không bị kẻ khác lừa đảo chúng ta bằng cách là họ buôn Phật, bán Pháp, bằng cách họ làm điều này, thế kia. Vì cái danh, cái lợi của họ mà họ làm điều đó mà chúng ta là không hiểu về Phật pháp như thế nào, rồi chúng ta bị kẻ khác lừa đảo mà chúng ta không biết. Cho nên chúng ta phải sáng suốt và cẩn thận, đừng có để kẻ khác lừa đảo mình.
Bởi vì ở trên này người ta mượn cái hình thức tôn giáo người ta lừa gạt nhiều lắm. Và con người của chúng ta đã bị lừa gạt rất nhiều, vì vậy bây giờ có Thầy, Thầy sẽ nói tất cả những cái đó để mà chuẩn bị cho quý Phật tử không bị kẻ khác lừa gạt mình nữa.
Đó là hôm nay Thầy về đây với Châu Đốc, Thầy mở ra một cái hướng đúng chánh pháp của Phật, để giúp cho quý vị Phật tử ở đây càng ngày càng sáng suốt. Để trên con đường của đạo Phật càng ngày càng chấn hưng lại, do cái công lao của quý vị Phật tử cúng dường đúng, hoặc là không cúng dường đúng, hoặc thực hành đúng để tâm hồn mình giải thoát. Thực hiện lại cái ngọn đuốc của Phật pháp, dạy chúng ta những đạo đức đó bây giờ chúng ta được giải thoát, được an vui, được hạnh phúc, trong gia đình của mình rất là hạnh phúc.
Thì điều đó Thầy đã đem cái đạo pháp đi, đạo Phật- chánh pháp đến đây để giúp cho quý vị giải thoát, không đem cái sự mê mờ bằng những thần thông phép tắc. Mà từ lâu người ta nghĩ rằng thầy Thông Lạc có thần thông phép tắc, biến hóa, tàng hình. Mong Thầy đến đây ngồi thiền năm, bảy ngày, một tháng cho mình xem chơi. Đâu lẽ Thầy đi tu hành mà Thầy làm cái trò thiên hạ coi hay sao?
Quý vị nghĩ điều đó, cho nên quý vị đừng nghĩ rằng: "Thầy phải thể hiện thần thông thì quý vị mới tin Thầy", điều đó không phải. Dù bây giờ tin hay không tin thì quý vị nói như thế nào Thầy cũng chẳng bao giờ mà Thầy thể hiện thần thông. Vì Thầy đã tuyên bố với quý vị rằng: "Thầy không có thần thông, làm gì mà Thầy thể hiện được".
Mà Thầy là người tu sĩ của đạo Phật chân chánh, thì chắc chắn là Thầy có thần thông. Thì bây giờ quý vị làm gì Thầy cũng không thể hiện đâu, Thầy thể hiện quý vị là trong nhân quả của quý vị mà thôi.
Cho nên ở đây trên cái việc mà Thầy về đây là mục đích Thầy hướng dẫn cho quý vị từ cái cúng dường cho đúng chánh pháp. Từ những cái mê tín để biến dần nó trở thành những cái hiếu hạnh của quý vị. Từ cái tu tập của quý vị, thiền định để quý vị tránh những cái điều mà quý vị tu sai, để giúp cho quý vị đừng có lạc vào tẩu hỏa nhập ma hoặc là loạn trí.
Thầy giúp cho quý vị đi vào con đường đạo đức đúng là con đường đạo đức không làm khổ mình, khổ người, mà đạo Phật đã xây dựng giáo lý của người ở trên cái đạo đức đó. Vì vậy hôm nay Thầy vạch ra cái chánh pháp để quý vị biết rằng đó là con đường của đạo Phật.
Ở đây Thầy nói quý vị đừng tin, quý vị hãy đọc lại kinh sách Nguyễn thủy. Và kinh sách Nguyên thủy của Phật, lời của Phật nói ngày xưa mà bây giờ người ta còn giữ lại. Quý vị sẽ đọc thấy lời Thầy nói không bao giờ sai lời Phật dạy. Cho nên những cái gì mà Thầy nói không phải của Thầy đặt ra, mà chính của đức Phật đã dạy.
(00:08:14) Vì vậy không có pháp này, Thầy không có là một giáo chủ đẻ ra cái pháp mới, xây dựng một cái đạo đức mới. Mà đây là cái đạo đức mà đức Phật đã xây dựng. Nhưng cái sự hoàn thành của đức Phật đã bị người ta gạt ra, cho nên tới bây giờ mà chúng ta chưa thấy cái đạo đức của đạo Phật như thế nào.
Hôm nay Thầy móc ra, Thầy làm sống lại để giúp cho quý vị thoát ra cảnh khổ của kiếp người. Trong cuộc sống của mình không còn phiền não đau khổ, không còn giận hờn, không còn buồn phiền, không còn bất toại nguyện trong lòng của mình nữa. Đó là những điều mà Thầy giúp cho Phật tử ở Châu Đốc này.
Và Thầy ước ao rằng, Thầy sẽ gặp nhiều Phật tử ở mọi miền và sẽ giúp họ sáng sủa hơn. Và giúp ở đây có một nơi để quý vị thực hiện cái hạnh tu của đạo Phật. Một tháng chúng ta thực hiện một ngày thọ Bát Quan Trai, để thực hiện cái đạo hạnh với cái đạo đức của chúng ta. Để luôn liên tục, để thực hiện cuộc sống của chúng ta trong cái đạo đức của con người tốt đẹp.
Đến đây Thầy xin dừng lại và đồng thời có duyên khi dịp nào mà Thầy trở về, thì được nghe những cái bài pháp. Và có ngày Thầy sẽ gửi cho quý vị những cái tài liệu mà Thầy sẽ soạn viết. Đó là giáo trình đạo đức nhân quả, giúp cho quý vị hiểu biết hành động hằng ngày của chúng ta, cái nào thiện, cái nào ác. Để chúng ta tránh mà tạo hạnh phúc cho mình và giải thoát cho mình, cho người, không làm khổ mình, khổ người, đó là cái điều ao ước của Thầy.
Và Thầy cố gắng để soạn cho xong cái bộ giáo trình đạo đức nhân quả, giúp cho các Phật tử thực hiện được cái đạo đức làm người. Đối xử nhau cho tốt, đem lại hạnh phúc cho nhau, xây dựng trên cái hành tinh này trở thành một thiên đàng, chúng ta cùng sống, đem lại hạnh phúc.
Đó như vậy thì đến đây thì Thầy, các vị mà còn thưa hỏi gì thì cứ hỏi Thầy thêm, để rồi Thầy trả lời, lát rồi Thầy sẽ về Tây Ninh. Rồi bây giờ các vị có hỏi Thầy gì không? Bây giờ Thầy xin tiếp tục trả lời câu hỏi.
4- NHÂN QUÁ KHỨ QUẢ HIỆN TẠI, NHÂN HIỆN TẠI QUẢ HIỆN TẠI
(00:10:12) Câu hỏi: Ở đây thì có một cái câu hỏi như thế này. Vì vô minh che lấp bản tánh chân thật, không phân biệt hư giả. Chúng con kính mong Thầy đại từ, đại bi chỉ dạy, mong Thầy hoan hỷ.
Cái thứ nhất làm sao phân biệt được nghiệp gen di truyền của cha mẹ.
Trưởng lão: Thì ở đây dễ dàng lắm. Nếu mà cái di truyền của cha mẹ trong hiện kiếp, thì coi như là mình sinh ra mình có, cha mẹ mình có cái tánh nào đó trong cái hiện kiếp.
Thầy nói cái kiếp này, bây giờ cha mẹ mình, thì mình, thí dụ như có một người đó nói giống cha, có người nói giống mẹ. Đó là cái di truyền của cha mẹ trong cái máu thịt của họ đã truyền qua mình.
Còn bây giờ cái người đó là có những cái đặc tính khác nó không giống cha mẹ. Nó có những cái giống nhưng mà có những cái không giống, thì cái đó là di truyền của cha mẹ mình đời trước, phải không? Cái đó là mình dễ nhận.
Thí dụ như cha mẹ mình không phải tu sĩ, mà sao bây giờ mình sanh ra trong nhà này mà lại bây giờ mình muốn tu. Là bởi di truyền đời trước mình đã gieo một cái nhân, mình hồi đó mình có tu rồi đó.
Cũng như bây giờ Thầy tu, Thầy chưa xong, Thầy chết đi. Thì cái kiếp trước Thầy sanh vào trong cái gia đình đó họ không có người nào tu hết, mà trái lại Thầy lại muốn tu. Thì đó là cái di truyền của tiền kiếp của Thầy, hiểu chưa? Đó là Gen đó, thấy rõ không?
Còn cái mà cha mẹ hiện đời mà bây giờ ông cha ông giận dữ, Thầy sanh ra, Thầy cũng tánh nóng giận dữ như vậy đó, thì nói đứa con này "sao mà nó giống cha quá trời".
Còn bà mẹ hiền lành, đứa con này nó hiền lành thì nó "đứa con này, đứa nhỏ này sao nó giống mẹ quá, nó hiền lành, ai nói gì nói, nó làm thinh, nó không nói gì hết". Thì đó là nó giống mẹ, tức là nó di truyền của cha mẹ.
Rồi bây giờ nó di truyền về cái học thức nữa, "ông cha, ông thông minh, ông học đỗ tiến sĩ, thằng con này nó học giỏi". Đó là di truyền về cái học thức nữa, nó học giỏi, nó thông minh, thành ra nó cũng sẽ đỗ tiến sĩ như ông cha, thì đó là di truyền.
(00:12:06) Hiểu cái di truyền chưa? Đó là cái nghiệp đó, cái nghiệp của nó đó. Như vậy là hiểu được cái quá khứ và hiểu được cái hiện tại rồi đó, cái hiện tại trong một kiếp.
Ví dụ như một đứa bé chín tuổi, mười tuổi bị câm, nó bị câm không phải là nó, cái nhân của nó không phải là ở trong cái hiện kiếp này đâu. Nhưng mà cái nhân quả của nó, nó đã tạo ở trong cái, thành một cái nghiệp lực của đời trước rồi. Cho nên vì vậy nó sanh ra cái kiếp này nó phải bị câm. Trước kia nó đã làm cái gì, cái nhân quả gì mà bây giờ nó bị câm?
Thí dụ như nó, thí dụ như cái nhân quả câm là lúc bấy giờ nó xảo quyệt, nó tìm mọi cách nó nói gạt, nói gẫm, nói người này, người nọ kia. Cho nên bây giờ nó sanh ra, nó vào cái chủng tử, vào một cái chủng tử cha mẹ nó khiếm khuyết một cái gì đó, làm cho cái lưỡi nó cụt hay như thế nào đó, để rồi nó câm.
Thầy thí dụ, thí dụ như cái người đó họ câm, là trong cái kiếp hiện kiếp của họ, họ thấy cái người mà bị câm, rồi họ nhạo báng, họ cười chê, họ cười chê tạo cái nhân quả đó. Cho nên sau khi đó, cái kiếp đó họ chết, thì sau cái kiếp tái sanh họ, họ lại bị câm. Bởi vì cái nhân quả nào thì nó phải trả cái nhân quả nấy.
Đó Thầy ví dụ để cho thấy từng cái chỗ mà mình tạo nên cái bị câm. Cho nên những đứa bé sinh ra mà nó ngay đó nó bị câm liền, là tại vì cái chủng tử của nó đời trước cho nên nó sanh ra nó bị câm liền. Ở trong bụng mẹ nó ra nó đã câm liền, đó là cái chủng tử đời trước.
Còn cái chủng tử mà hiện tại nó lớn lên nó mới bị câm. Thầy muốn nói đây là cái hiện tại, mà cái quá khứ nữa chứ. Quá khứ là như bây giờ hỏi Thầy chín, mười tuổi là nó, trong khi chín, mười tuổi nó chưa làm ác cái gì mà, làm sao nó bị câm được phải không? Cho nên nó phải ở quá khứ rồi.
Còn cái bây giờ nó tới ba mươi hay là bốn mươi tuổi mà nó bị câm. Nó xảy ra cái trường hợp nào, cái tai nạn nào đó làm cho nó bị đứt lưỡi hay như thế nào đó nó nói không được. Thì lúc bây giờ cái tai nạn xảy ra, làm cho nó bị câm, ở đây phải nói hết là cái hiện tại.
Do đó trong cái khoảng thời gian mà nó lớn lên, nó tạo cái nhân quả. Cái nhân quả là có lẽ là nó thấy cái người câm nó khinh chê này kia, người ta nói không được người ta ớ ớ ớ như vậy đó, nó cười, nó chê người ta. Thì do đó cái nhân quả hiện tại nó phải trả liền tức khắc, là xảy ra một cái tai nạn nào đó nó bị đứt lưỡi nó nói không được. Thì đó là cái nhân quả hiện tại, còn cái này nhân quả quá khứ, nó từ cái quá khứ mà nó ôm ấp cho nên nó có.
5- NGƯỜI CHẾT RỒI CÓ TÁI SANH QUA NƯỚC KHÁC ĐƯỢC KHÔNG?
(00:14:55) Câu hỏi: Cái người mà nước Việt Nam khi chết có tái sanh ra nước ngoài không?
Trưởng lão: Điều đó là về nhân quả thì nó không có không gian và thời gian rồi. Cho nên cái vấn đề mà tái sanh mà ở nước ngoài. Thì như thí dụ như người Việt Nam mình mà chết sanh qua Tàu thì cũng có, mà Tàu chết sanh qua Việt Nam cũng có.
Cho nên vì một cái người mà thí dụ như, Thầy nói như thế này, khi một cái người mà người ta chết mà người ta tỉnh thức được, người ta nhớ được. Hay hoặc là có một hôm đó Thầy có một cái người mà đến thăm Thầy là chú Hùng.
Chú nói: "Sao chú lại thích chữ Hán, chữ Nho đó, chú thích chữ Nho lắm".
Cho nên người ta thay vì người ta học Anh ngữ, Pháp ngữ đồ này kia. Mà trong khi mà nhà trường đưa ra cái chữ Hán, cái chú xin, chú đăng ký chú học chữ Hán, chú thích. Mà chú sống, chú thấy mấy người, nhất là mấy cái vị tu sĩ mà người Tàu chú mến lắm.
Chú hỏi: "Tại sao chú lại có tâm như vậy?".
Thầy nói: "Thật sự là cái chủng tử của chú là người Tàu. Cho nên bây giờ cái chủng tử đó chú thấy những người tu sĩ, tức là hồi đó chú là người có đi chùa, ở trong đó. Hoặc là chú đã là người tu sĩ ở trong các chùa Tàu ngày xưa. Cho nên thứ nhất là chú thấy chữ Nho là chú thích, là tại vì chú huân cái đó quá nhiều rồi, bây giờ cái sở thích của chú nó hiện ra. Trong cái hiện kiếp của chú bây giờ hiện là người Việt Nam, nhưng mà cái tâm của chú ngày xưa nó huân là cái người Tàu rồi".
(00:16:18) Cho nên bây giờ nghe nói đến cái tỉnh Quảng Đông thì phải, chú nói: "Chú nghe nói tỉnh Quảng Đông dường như là chú thấy cái quê hương của mình vậy đó".
Thầy nói: "Thật sự ra chú là một người tu sĩ có tu tỉnh thức rồi đó, cho nên cái này nó mới thực hiện qua rõ chú là. Chú chưa có bao giờ đi qua Quảng Đông, nhưng mà sao chú nghe Quảng Đông như là cái quê hương của mình, mình muốn đến đó liền, mình không đi Hồng Kông, không đi này kia ?".
Cho nên chú nói: "Có dịp mình về Quảng Đông, mà mình nhớ ở trong trong tâm của mình, mình nhớ là như Quảng Đông nó có một cái chùa nào đó, mà mình rất thích cái chùa đó, mà chú chưa từng thấy ở Việt Nam này có". Do đó chú nói như vậy.
Vì vậy mà, cho nên phải nói rằng người Trung Hoa mà có chết đi có sanh qua Việt Nam mình, thì cái trường hợp chú đó là cái người Trung Hoa sanh qua Việt Nam. Thì chắc chắn là người Việt Nam mình có sanh qua ở Trung Hoa.
Thầy nghe một câu chuyện như vầy mà không biết có không, nhưng mà Thầy xin thuật lại.
Ở quê hương của Thầy có một vị tu sĩ, ở trong chùa vị đó là Hòa thượng. Nhưng mà lại ở cái chùa đó thì cái xóm đó gọi cái danh từ của họ, gọi là Cầu Xe. Cầu Xe, người ta dùng cái tên, cái địa phương đó gọi là Cầu Xe. Có lẽ là chắc cái cầu người ta đóng bằng cây để cho xe bò đi ngang qua, cho nên gọi là Cầu Xe, chứ Thầy không thấy cái di tích đó. Nhưng mà người ta ở bây giờ người ta cũng còn gọi cái tên, cụm danh ở cái địa phương đó, họ gọi là Cầu Xe. Và cái chùa của vị Hòa thượng ở cái khu vực đó, cho nên người ta gọi là chùa Cầu Xe. Đó là lấy cái địa phương mà đặt cái tên chùa.
Vì vậy đó, khi mà cái vị Hòa thượng đó tịch, thì cái vị Hoà thượng đó mới, trước cái giờ mà tịch đó, thì cái vị Hoà thượng đó mới lấy cái chữ Hán. Bởi vì các vị Hòa thượng đều là thông chữ Hán hết, cho nên các vị Hòa thượng đó mới ghi ở trên cái thân của ông ta đó. Ổng viết ở bên hông ông ta nè, ông lấy mực xạ đó ông viết cái hàng chữ, ông viết, ông để: "Hoà thượng Cầu Xe Xứ". Ông để theo cái chữ Hán mà, ông viết vậy đó.
(00:18:10) Rồi ông mới dặn những cái người mà ở bên Việt Nam đó: "Khi mà ông chết đó, thì chôn cất xây tháp đồ đàng hoàng, mà nhớ cái chữ ông viết ở trên thân của ông đó. Nếu mà ở đâu mà có đứa nhỏ mà sanh ra mà có cái chữ đó đó. Nói Hoà thượng Cầu Xe Xứ là chính ông là tái sanh ở đó".
Thì ổng dặn như vậy, do đó sau một cái thời gian mà trong cái thời mà vua Gia Long, trong cái thời Gia Long, gần đây chứ không có xa. Do đó thì ở bên Tàu nó có sai cái người xứ qua bên đây mới hỏi, mới hỏi bên Việt Nam này: "Có cái chùa nào mà tên là Cầu Xe Xứ không?".
Thì lúc bây giờ vua Gia Long mới truy, mới tìm ra, mới nói có. Mà cái chùa đó mới cất, có một vị Hoà thượng, ông ở đâu ở ngoài miền Trung đó. Họ đi vào đó họ cất để mà họ ở tu, bởi vì nó còn rừng rú dữ lắm, cất cái am. Nhưng mà chỗ đó là thường là dân đi chặt cây, họ bắc cái cầu họ đi qua cái suối đó, cho nên gọi là, họ đặt cái tên là. Cho nên nó chưa có tên làng, xóm, ấp gì hết, chỉ có người địa phương người ta đi chặt cây rừng đó, người ta đặt cái chỗ đó là thấy cái cầu qua đó, họ kêu là "Xóm Cầu Xe".
Thì do đó cái chùa ông đó, ông cất ở trong cái khu rừng đó ông ở, ông tu đó, thì gọi là "chùa Cầu Xe". Chứ không có cái tên mà chùa Chơn Như, hay hoặc là Trúc Lâm, hay hoặc cái này kia. Người ta lấy địa phương mà cái dân ở đó họ gọi sao, họ gọi cái chùa vậy.
Cho nên khi mà hỏi, thì vua Gia Long, bởi vì sứ ở bên Tàu qua hỏi thăm. Vì nói có một người Thái tử, tức là con của nhà vua Càn Long, hay là vua ai trong cái thời ở bên Tàu mà thời vua Gia Long đó, thì mới qua bên đây hỏi.
Thì cái mẫu chuyện đó như vậy, thì qua bên đây hỏi đúng có như vậy. Trên cái thân của cái ông Thái tử đó là có khắc cái hàng chữ. Hồi đó ông là Hòa thượng ở bên Việt Nam, mà qua bển là ông là một Thái tử, con của nhà Vua bên đó.
(00:20:06) Đó là cái câu chuyện như vậy đó, thì Thầy xin thuật lại. Thì như vậy là rõ ràng Việt Nam mình có những ông Hoà thượng chết làm Thái tử ở bên Tàu chứ không phải không. Đây là câu chuyện huyền thoại, nhưng mà không biết nó có thật hay là huyền thoại, nghe cho vui thôi, nhưng mà đó là người ta nói về chuyện ở trong chùa.
Ở Tây Ninh nó cũng nhiều cái chuyện ngộ lắm, chứ không phải, cái chuyện như Cái Bàn Chân Phật đó, nó cũng có ở trên Tây Ninh. Cho nên người ta, cũng là cái nơi mà du lịch, để người ta xem những cái di tích cổ đó. Đó thì những cái mẩu chuyện ở Tây Ninh có nhiều cách lắm. Cho nên Thầy sanh trưởng ở Tây Ninh, do những cái mẩu chuyện mà nó huyền thoại đó, mà khi lớn lên là ai nghe cũng ham tu hết. Nói chứ cái chuyện đó hay nó cũng khích lệ cho chúng ta tu hành lắm.
Đó thì như vậy là rõ ràng là một cái chú Hùng, mà chú đến chùa Thầy, chú nói lên cái trạng thái đó, để mà hỏi Thầy như thế nào đó. Thì Thầy mới nói đó là chú là người Hoa và chú cũng là một tu sĩ ở bên Trung Hoa đó. Cho nên do đó mà chú sanh qua Việt Nam, bây giờ cái nghiệp của chú đã tạo, cái nghiệp lực tạo nên chú nhớ lại đó. Mà chú là người có tu, tức là có tập tỉnh thức. Tức là có niệm Phật nhất tâm là đã có tỉnh thức rồi quý vị, cho nên nó không có mất phần của quý vị đâu.
Vì vậy cho nên do đó mà cái vị này, dù niệm Phật hay gì đi nữa thì chắc chắn là cũng phải thị hiện được. Bởi vì niệm Phật ai làm ác bao giờ đâu, cũng làm thiện chứ không ai làm ác. Đó thì thế nào nó cũng có thể nói rằng, nó không những mà chúng ta sanh ở Trung Hoa, mà cũng như Việt Nam mà sanh Trung Hoa, mà từ Trung Hoa sanh Việt Nam. Mà chúng ta sanh cả những nước Tây phương nữa quý vị.
Bởi vì cái không gian này đối với nhân quả chỗ nào mà cũng có nó hết, không có chỗ nào là không có nó. Hễ có cái môi trường sống là có nhân quả rồi. Nó sẵn có tự nhiên của nó chứ không phải là ai chế ra cái luật nhân quả được. Cái hành động của chúng ta là tự là thiện ác thôi chứ có ai chế được nó đâu.
6- LẠY PHẬT SÁM HỐI CÓ HẾT TỘI HAY KHÔNG?
(00:22:01) Câu hỏi: Hỏi Thầy sám hối có hết tội hay không? Và nếu có thì nó lại mâu thuẫn với nhân quả.
Trưởng lão: Ở đây nó không mâu thuẫn đâu, mình sám hối có nghĩa là mình nhắc cái tâm mình. Mình sám hối có nghĩa là mình biết được cái tội của mình làm cái điều đó, cho nên mình ăn năn. Sám hối có nghĩa là ăn năn đó, ăn năn sám hối đó, là mình chừa bỏ mình không làm nữa.
Cho nên nó mới hết tội chứ không phải là tôi đến, tôi lạy Phật, tôi sám hối, tôi lạy hồng danh cho đã rồi mà tôi không có chừa cái tội đó thì tôi ăn cắp xe đạp mà tôi cứ ăn cắp xe đạp hoài đó thì, tôi sám hối nó hết đó, mà mai mốt công an bắt đó thì không được, thì cái chuyện đó không được đâu. Cho nên ở đây tôi sám hối nghĩa là tôi từ đây về sau tôi không có ăn cắp nữa. Thì nó sẽ hết tội đó, nó hết tội, nó hết tội bằng cách mà từ đây về sau.
Còn cái nghiệp mà ăn cắp của mình làm người ta mất của đó, cái khổ đó mình phải trả thôi chứ không phải là hết cái tội đó đâu. Mà hết cái cái tội từ đây chấm dứt mình không có làm nữa. Từ cái chỗ mình chấm dứt mà trở về cái vị lai đó, nó sẽ không còn tội đó nữa. Còn cái hiện mà mình đã làm tội mà cái người ta mất của, người ta đau khổ đó, thì mình phải hành những cái thiện pháp để chuyển cái tội đó, thì mới hết trả được cái quả đó.
Chứ không phải nói: "Tôi sám hối, tôi đến tôi lạy Phật cái rồi tôi làm tội gì đó nó hết". Thì rõ ràng là ông Phật, do mình lạy Phật mà ông giúp cho mình hết cái tội đó thì chắc chắn cái kiểu đó là nó phi đạo đức rồi, nó mâu thuẫn, con hiểu chưa?
7- Ý KHỞI NIỆM NHƯNG THÂN CHƯA HÀNH ĐỘNG THÌ CÓ THÀNH QUẢ KHÔNG?
(00:23:22) Trưởng lão: Ở đây ý nghĩ khởi ăn trộm, mình nghĩ mình thấy muốn lấy cái xe đạp của người đó, mà mình vẫn chưa có lấy, thì cái ý nó chưa có thành quả đâu. Cho nên không bao giờ ai bắt người mới khởi ý được hết.
Thầy thí dụ như: "Thầy nghĩ là Thầy muốn lấy cái máy ghi âm này", nhưng mà Thầy đâu có lấy, phải không? Mà Thầy không nói Thầy lấy, thì làm sao mà Minh Điền bắt Thầy, phải không? Đâu có bắt được, cho nên nó chưa thành quả. Nhưng mà Thầy lấy, Thầy nhét, Thầy giấu, cái nó thấy, nó lại nó nắm Thầy, nó lôi ra, nó thành cái quả rồi, phải không?
Hiểu như vậy cho nên khi mà cái ý nó không có thành tội đâu. Cái ý đó chưa có thành tội, nhưng mà từ cái ý đó mà không diệt thì nó sẽ biến ra hành động, nó sẽ thành quả. Nghĩa là biến ra hành động, là hành động cái thân của mình, mình lấy, hoặc mình nói. Cho nên hễ mà mình nói, thấy cái người đó mình tức quá, mình chửi họ mà mình chưa có chửi. Trong ý nghĩ mình muốn chửi họ, mình mắng họ "đồ mày là đồ chó’ đi, nhưng mà chưa có nói ra, thì người đó không có giận mình chút nào hết. Mà mình mở miệng mình nói "chó" cái quả liền đó, họ giận, họ lấy cây, họ gõ lên đầu mình liền, phải không? Cho nên nó thành cái quả liền.
Đó là mình phải thấy nhân quả nó hiện tiền là khi nào mà cái thân hành và cái khẩu hành nó hiện ra là có quả liền. Mà cái ý thì nó không có quả, mà nó có nhân thôi, mà mình không diệt cái nhân thì cái quả nó tới. Mình không diệt cái nhân thì cái miệng nó tới à. Cho nên ngay cái nhân nó khởi nghĩ cái gì đó, thì lúc bây giờ chúng ta còn có cái trí tuệ mà chúng ta đình chỉ nó lại được, thì cái quả nó không có, phải không?
Cho nên vì vậy mà tu nhân quả chúng ta phải tập tỉnh thức để làm gì? Để cho nó tỉnh thức, ngay khi mà cái ý mình nó nghĩ ra điều ác, thì ngay đó mình ngăn chặn nó liền, bởi vì mình tỉnh thức. Còn mình không tỉnh được, thì do đó nó đưa mình đi đến cái miệng, cái hành động thân của mình thì nó thành cái quả, cho nên chúng đập mình liền.
Đó thì như vậy là rõ ràng là chúng ta nên tập tỉnh thức, vì vậy mà đức Phật dạy chúng ta thân hành niệm đó. Hằng ngày chúng ta đi đứng, làm mọi công việc chúng ta đều tu. Tập cái tỉnh thức để làm gì? Để mà chúng ta ngăn chặn những cái niệm ác ở trong đầu của chúng ta. Không khéo mình nói ra cái chúng vả vô mặt mình, chứ không có thường đâu.
Quý vị nhớ kỹ có quả là do cái miệng của mình với cái hành động thân của mình, chứ còn cái ý chưa có ra cái quả đâu, mà nó mới là cái nhân thôi.
8- TÂM LÀ GÌ ? LÀM SAO PHÂN BIỆT ĐƯỢC CHƠN TÂM HAY VỌNG TÂM.
(25:29) Câu hỏi: Tâm là gì? Làm sao phân biệt được chơn tâm hay vọng tâm?
Trưởng lão: Tâm là gì? Ở đây mà nói về tâm thì chúng ta cũng không khó đâu, bây giờ để chỉ rõ cái vọng tâm trước.
Cái tâm vọng là cái tâm chạy theo sự tham muốn, gọi là tâm vọng. Cho nên nó thường khởi cái niệm này, niệm kia, cho nên nó gọi là vọng tưởng hay là vọng tâm, phải không? Nó chạy theo cái lòng tham muốn rồi. Ngồi đây mình nghĩ, mình khởi niệm: "Chà phải chi có chiếc xe dream mình chạy ngon lành chơi, phải không?", thì đó là cái vọng tâm của mình khởi tham muốn chiếc xe dream chứ gì.
"Trời ơi phải chi mình mua vé số bữa nay mà trúng được một triệu, hai triệu, hay là hai mươi triệu thì ngon quá", thì đó là vọng tâm của mình theo cái lòng tham muốn của mình. Cho nên vọng tâm, thì cái tâm tham muốn của mình gọi là vọng tâm.
Còn cái chơn tâm là cái tâm không có tham muốn, phải không? Cái chơn tâm là không có tham muốn. Thầy không nói chơn tâm là Phật tánh đâu. Mà Thầy nói cái chơn tâm là cái tâm nó không tham muốn. Cái tâm mà không bị người ta chửi thì cái đó là chơn tâm, cái tâm nó không phiền não.
Rõ ràng là Thầy có cái tâm chứ, mà Thầy cũng nói chuyện, Thầy vui vẻ. Mà nó ở đây, nó không giận hờn, không phiền não, đó là cái chơn tâm. Cái tâm nó không có cái đau khổ, thì nó là chơn tâm, mà cái tâm đau khổ nó không phải là chơn tâm.
Nhưng mà Thầy xin nói rằng ở đây đừng có nghĩ là chơn tâm là cái Phật tánh như Thiền Đông Độ, như Phật tánh thì Thầy không nói. Mà Thầy muốn nói đứng ở trên góc độ, mà chơn tâm, vọng tâm ở đây, là đứng góc độ của nhân quả. Đó phải hiểu như vậy để chúng ta biết, chúng ta sống cái chơn tâm, tức là cái chánh tâm của chúng ta. Cái chơn chánh của nó, nó không làm chúng ta khổ, không làm ai khổ hết, thì đó là cái chơn tâm, phải không?
Chứ còn nếu mà nói về cái chơn tâm là cái mà sống thường hằng thì ở đây hoàn toàn cái thân ngũ uẩn của chúng ta không có cái tâm mà sống thường hằng, phải không? Không có sống thường hằng. Nhưng cái trạng thái (của một cái trạng thái) của tâm không vọng, cái trạng thái đó nó thường hằng. Cho nên đối với kinh sách mà Thủ Lăng Nghiêm mà dạy đó, dạy tánh thấy, tánh nghe, tánh biết.
Thí dụ như Thầy nhắc lại cho quý vị nghe, là lúc bây giờ đức Phật sai ông La Hầu La đánh tiếng chuông, rồi đức Phật mới hỏi ông Anan: "Ông có nghe không".
Thì ông Anan nói: "Có nghe". Phải không?.
Nhưng mà không có đánh thì đức Phật hỏi: "Có nghe hay không?
Ông nói: "không nghe".
Thì đức Phật ba lần như vậy đức Phật nói: "Ông điên đảo. Cái nghe của ông thì thường hằng, còn cái có đánh thì nó có âm thanh trần. Tức là cái âm thanh nó mới phát ra, nó có phát ra ông nghe, ông nói có nghe. Còn không có phát ra âm thanh thì ông nói là không nghe. Nó thường nghe chứ sao lại không nghe, phải không? Mà nó thường biết chứ sao lại nói nó không biết, phải không?".
(00:28:07) Cũng như bây giờ mình biết nó thường biết chứ, nó có cái đối tượng này thì mình biết, mà không có thì mình cũng phải biết chứ, chứ đâu lẽ nó mất cái biết. Thì cái đó là kinh sách đã xác định được cái thức của chúng ta thường biết.
Cho nên Thầy mới hỏi lại như thế này: "Khi cái người ngủ, cái biết nó còn không?". Nó ngủ thì ăn trộm nó vô lấy hết đồ còn biết cái chỗ nào? Còn nghe cái chỗ nào? Nó cậy rột rẹt cái rương của mình mà cũng không nghe nữa, thì thử hỏi nó còn cái chỗ nào nó biết, phải không? Cho nên vì vậy mà lấy cái thức mà nói là thường hằng thì không thường hằng được đâu, phải không?
Cho nên ở đây cái biết là cái thức chứ gì, cái tâm của mình hiện giờ mình nói đó là cái biết của mình gì. Cho nên cái mà chẳng niệm thiện, niệm ác, cái đó là cái sơ khởi để chúng ta nhận cái chỗ biết của chúng ta thôi. Chứ còn cái trạng thái mà để nhận cái biết đó, cái trạng thái đó nó mới thường hằng.
Cũng như bây giờ nghe Thầy nói cái tâm thanh thản của mình. Mình ngồi cái tâm thanh thản và cái tâm mình đang thanh thản ở trong cái trạng thái thanh thản. Nhưng cái trạng thái thanh thản nó thường hằng, nó luôn có cái trạng thái đó, chứ không phải chờ cái tâm thanh thản mình nói có cái đó, cho nên cái đó thường hằng.
Nó ngoài cái thân tứ đại của chúng ta, chứ đâu phải trong thân tứ đại của chúng ta, phải không? Cho nên cái thân tứ đại chúng ta hoại diệt, nhưng cái trạng thái thường hằng nó phải còn, phải không?
Còn bây giờ chúng ta công nhận cái thức của chúng ta bây giờ nó thường hằng biết, hằng này kia, nó có hằng biết. Thì cho nó là thường hằng sao được, khi cái thân nó chết mất thì cái biết nó còn không? Mà nói mình biết sao lại mình ngủ nó mất đi. Mà cho nó là Phật tánh sao lại Phật ngủ như vậy? Ông Phật gì ngu quá vậy, cứ ham ngủ quá vậy?
Mà khi ngủ quý vị còn biết không? Biết sao ăn trộm lấy đồ? Nếu mà quý vị biết thì cần gì đóng cửa, nên ăn trộm vô biết liền, có phải vậy không? Cho nên cái đó nói chúng ta sẽ bị hiểu lầm, chứ không lý kinh mà dạy sai, nhưng mà tại chúng ta hiểu lầm.
Cho nên Thầy dạy như vậy quý vị thấy đã hiểu rõ chưa? Cho nên bây giờ nói tâm thanh thản, cứ nhận cái tâm thanh thản là cái tâm của mình là còn, trật. Cái trạng thái thanh thản, thì nó phải có cái trạng thái thanh thản luôn luôn nó có chứ, chứ đâu phải cái tâm.
(00:30:02) Nhưng mà tại bây giờ cái tâm mình nó ở trong cái trạng thái đó, nó biết cái thanh thản đó, nhưng mà nó mất rồi cái thanh thản đó còn, phải không? Thì cái đó là mới là thật chứ, đó quý vị hiểu lầm hết. Cho nên nghe Hoà thượng dạy mà rốt cuộc rồi không hiểu Hòa thượng chút nào hết, coi như là cách xa Hòa thượng.
Hôm nay Thầy dạy như vậy thì hiểu không? Cho nên kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy rõ ràng, Lục Tổ Huệ Năng dạy rõ ràng chẳng niệm thiện, niệm ác. Bây giờ chẳng niệm thiện, niệm ác, luôn luôn vẫn biết, thì chúng ta cứ nhận thấy cái tâm biết là cái Phật tánh của mình liền. Nhưng mà không ngờ, không ngờ cái mà để mà chúng ta thanh thản đang ở chỗ biết đó lại không thấy, mà lại cứ thấy cái biết của chúng ta. Tức là chúng ta nhận lầm cái biết là Phật tánh của mình, là sai phải không? Cái đó nó đâu có.
Cái thân ngũ uẩn của chúng ta có cái thức duy nhất, sắc thọ, tưởng, hành, thức, cái thức thì tức là cái biết chứ gì. Do đó chết thì cái thân ngũ uẩn này Phật nói nó hoại diệt hết, nó không còn gì hết. Đức Phật còn nói như thế này: "nếu còn một chút xíu cái thức, cái biết đó nó còn một chút xíu như đất ở trong móng tay ta". Nghĩa là đức Phật lượm mấy hạt cát để ở trong móng tay đức Phật như vầy, mới đưa cho chúng xem: "Nếu cái thức còn một chút xíu đất như móng tay ta, thì con người ở trong thế gian này không giải thoát". Vì đó là cái ngã của họ rồi, không thể nào mà phá vỡ được, nó thường hằng rồi, nó không thể nào mà cứu họ được.
Do đó đức Phật nói: "Và đạo ta cũng không ra đời". Vì ra đời cũng không giải thoát được cho ai, thì ra đời làm cái gì? Không có làm cho người ta hết khổ. Vì cái đó là cái thực thể của họ, họ chấp dính rồi, cái ngã của họ rồi, họ có thật cái ngã rồi thì không bao giờ giải khổ họ được, phải không? Bởi vì cái đó là cái cố định của họ rồi.
Như bây giờ chúng ta cho nó là cái linh hồn hay Phật tánh, thì có chừng chúng ta bị dính cái ngã rồi. Cho nên đó là gọi là đức Phật gọi là chấp thường, mình chấp có cái thật ở trong cái thân tứ đại của chúng ta là thường, thì đó là chúng ta nguy hiểm vô cùng rồi, không xả được đâu.
Còn nếu mà chúng ta chấp không, thì với trạng thái thanh thản chúng ta chúng ta có mà tại sao bảo là không. Mà cái trạng thái tâm hết dục thì nó luôn luôn nó ở trạng thái thanh thản. Mà cái thanh thản đó là niết bàn của Phật chứ gì. Mà bây giờ chúng ta chấp cái tâm thanh thản của chúng ta, là chúng ta chấp cái giả mà chúng ta lầm nó có, thì chúng ta đã nguy hiểm rồi. Chúng ta sai rồi, chấp ngã rồi, cho nên chúng ta lấy giả mà làm thật, lấy thật làm giả, cái hiểu lầm của quý vị.
(00:32:11) Cho nên vì vậy mà coi chừng nghe quá nhiều rồi bắt đầu đi sai hết, phải không? Bây giờ nghe Thầy lật ngược cái quý vị giật mình, hồi nào tới giờ mình tưởng là Hòa thượng dạy mình hiểu đúng rồi, nhưng mà không ngờ lại trật. Cho nên vì vậy mà mình phải cố gắng, phải hiểu cho rõ một chút nữa thì mình sẽ thấu rõ.
Cho nên ở đây cái chơn tâm và vọng tâm Thầy xin dạy là cái chỗ cái tâm của chúng ta. Bởi vì nói tâm chứ đâu phải mà nói cái Phật tánh đó, thì nó Thầy sẽ nói cái chỗ khác, phải không, hiểu không?
Cho nên Thầy nói cái vọng tâm là cái tâm chạy theo cái lòng dục, cái lòng ác pháp, cho nên nó khổ đau gọi là vọng tâm.
Mà cái chơn tâm là cái chánh tâm của chúng ta, cái chơn chánh của tâm của chúng ta, cái tâm giải thoát. Cái tâm hiện giờ không có giận hờn, không phiền não ai hết, cái tâm bây giờ nó không có bất toại nguyện một điều gì hết, thì đó là chơn tâm của chúng ta.
Chứ không khéo hiểu chữ chơn tâm là Phật tánh đó thì, bởi vì cái danh từ chúng ta sẽ lầm lạc những cái nghĩa lý, thì nó không đúng. Cho nên sẵn Thầy chỉ luôn về cái Phật tánh, Thầy chỉ cho trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, vậy cái tánh thấy, tánh nghe và tánh biết.
Và dạy cho chúng ta như trong pháp Bảo Đàn, dạy chúng ta: “Chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền”. Thì coi chừng chúng ta lầm cái thức của chúng ta là cái bản lai nữa thì chúng ta nguy, là hiểu lầm. Cho nên tất cả những cái này là coi chừng quý vị đã thường nghe thuyết giảng, rồi quý vị lầm, quý vị rớt xuống sông mà không biết. Tới chừng đó mà không có Thầy mà nhắc nhở, Thầy lôi lên là chắc chắn uống nước, tiêu luôn đó.
Thôi bây giờ như vậy là quý vị còn hỏi Thầy gì thêm nữa không? Còn nữa, như vậy Thầy sẽ trả lời. Con hỏi gì đó?
9- BÀN THỜ PHẬT Ở TRÊN, BÀN ÔNG BÀ Ở DƯỚI, ĐÁM GIỖ CÚNG THỊT CÁ CÓ TỘI KHÔNG?
(00:33:40) Phật tử: Dạ thưa Thầy, con coi trong cuốn sách nhân quả. Nói là cúng thịt cá trước bàn Phật thì sẽ bị đọa địa ngục. Nhà con thì bàn Phật ở trên cao, còn bàn của ông bà thì ở dưới. Ba con cúng đám giỗ thì ba con có bị tội không Thầy?
Trưởng lão: Bàn Phật thì ở trên phải không? Ông bà thì ở dưới, bây giờ cúng đám giỗ tức là cúng mặn chứ gì? Con hỏi như vậy là ba con có tội không? Không có tội con.
Bởi vì cái lòng của ba con cúng ông bà tổ tiên, mà cái bàn Phật phải ở dưới thì ba con có tội, cái này bàn Phật thờ ở trên. Ông Phật ngồi ở trên, không lẽ Ông ở trên, Ông ngó xuống, Ông thèm cá, thịt sao? Phải không? Bởi vậy đâu có tội.
Chứ phải chi cái bàn Phật mà ở dưới, mà để ông bà mình ở trên mà ngồi ăn cá đồ đó thì có tội. Tại sao đem cá thịt để trên đầu ông Phật, phải không, các con hiểu điều đó. Cho nên ba con không có tội đâu, tự nhiên cúng bái như thường, thờ Phật như thường, không có sao hết.
Nhà mình chật bây giờ làm hai, ba cái bàn thờ chật chội gần chết. Người ta đã nâng Phật lên cao mà Phật còn không chịu ngồi hay sao? Phật phải thương chúng sanh chứ. Ông bà người ta chưa có ăn chay được, chúng ta còn cúng chút xíu mà Ông cũng trách quở nữa sao được. Từ từ rồi ông sẽ giữ giới chứ, phải không? Cho nên ba con không có tội đâu, về nói ba đừng sợ, Thầy nói như vậy đó, cứ tự nhiên cúng.
Khi nào mà ba thấy được, bây giờ ba thích ăn chay để giữ gìn cái giới sát sanh, để tạo được cái phước không có làm đau khổ chúng sanh nữa. Để tạo cái nhân cho tốt, ở trong gia đình của mình không có những cái tai nạn xảy ra cho gia đình mình. Thì cha mẹ ăn chay thì nên cúng ông bà mình ăn chay hết, làm cho ông bà của mình cũng tốt luôn, cũng thiện luôn. Thì điều đó, thì khi đó thì ông Phật, Ông mừng, Ông ngồi trên, Ông mừng. "Nay nó ăn chay hết rồi, nó giống mình rồi", phải không, các con hiểu không? "Nó từ bi rồi". Thì do đó Ông càng mừng nữa.
Còn bây giờ ăn mặn thì chúng sanh mà, đâu có quở nó làm chi. Tại vì nó còn đắm mê, cho nên để cho nó ăn chay chút chút. Nhưng mà lần lượt đây, có quý vị tu hành giới luật nghiêm chỉnh là lần lượt sẽ hướng dẫn ba mẹ của nó sẽ ăn chay lại được chứ gì, thì lần lượt sẽ mà. Cũng như bây giờ con gặp Thầy, hỏi Thầy, thì tức là ba mẹ con sẽ có dịp tốt, không có sao hết. Về nói ba mẹ con không có tội lỗi gì hết đâu mà sợ.
10- GIẾT CHẾT RẮN ĐỂ TỰ VỆ CÓ TỘI HAY KHÔNG?
(00:35:57) Phật tử: Dạ thưa Thầy, ví dụ bất ngờ có con rắn nó lại nó cắn mình. Rồi trong tay mình sẵn có cái cây, mình tự vệ thì mình phải đánh nó. Như là đánh cho nó chết, rồi mình có bị tội không Thầy?
Trưởng lão: À, có tội. Tại vì mình đã sát, phải không con? Nó cắn mình, mình có chết đâu, mình đau nhức thôi, rồi mình sống chứ mình đâu có chết. Thế mà mình đập nó, rồi mình tự vệ mình bằng cách mình giết nó. Thì tự vệ thì đập bậy bạ cho nó chạy đi, thì nó mới là tự vệ. Còn không thì đánh cây nó nhẹ nhẹ thôi chứ, đừng đánh nó bể đầu người ta sao, phải không?
Phật tử: Dạ bởi vì là quanh mình mới có là loại rắn độc cắn vô là chết.
Trưởng lão: À, bây giờ nếu mà quả chăng mình, đứng ở trong góc độ nhân quả, nói lỡ mà rắn độc chết mình, dù bây giờ mình có giết nó mình cũng chết rồi, phải không? Cho nên mình giết nó, tức là nó thành hai mạng chết thì tội quá. "Thôi mày có lỡ cắn thì tao chết đi, tao vui lòng để tao trả cái quả đời trước, để cho mày sống. Để rồi mày làm ác nữa mày phải chịu con rắn khác cắn mày, hay hoặc người khác họ sẽ giết mày. Chứ tao nhất định là tao làm thiện".
Thì do đó ba con chết mà lại sanh lên cõi trời, không có giết nó. Còn không khéo mình giết nó thì mình phải đọa xuống địa ngục sao, bởi vì mình sanh cái tội sát sanh, phải không con hiểu chưa?
Cho nên khi mà bị rắn thường cắn, thì mình hãy đánh nó nhẹ nhẹ thôi, cho nó đi, tại nó sợ đau nó chạy. Đó là cái lòng từ bi của mình, mình làm cho nó sợ thôi, đó là nó cắn mình không chết.
Mà gặp rắn độc đó thì mình lại, nó cắn mình thì thôi, càng không có đánh nó nữa. Thì nó tự nó rủa nó, con rắn nó cũng có cái suy nghĩ chứ: "Tại sao mình cắn nó chết mà nó không đập mình cái roi nào hết?". Từ đó nó ăn năn, nó không cắn ai nữa hết. Biết đâu chừng cái lòng thiện của mình đã cảm hóa được cái người hung dữ, phải không, còn nhớ không?
Người đó hung dữ chửi mình hoài, mà mình vẫn làm thinh, mình không chửi lại họ. Mà mình cũng luôn luôn mình tìm bánh trái mình đem cho họ ăn. Thành ra từ đây về sau họ không chửi mình nữa, phải không? Từ họ dữ đó mà họ thành thiện là do nhờ mình. Vậy thì con rắn mình làm vậy cũng đúng chứ sao lại không.
Cho nên ở đây mình sống nhân quả mà, cho nên mình cảm hóa được cái người dữ họ trở thành hiền. Còn mình thấy họ dữ rồi mình cũng dữ theo thì biến cho họ thành dữ nữa, nguy hiểm lắm. Cho nên mình giúp cho xã hội và cả mình đều là thiện hết, phải không?
Do đó bây giờ con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không? Hay quá con hỏi vậy hay.
11- NẾU KHÔNG CÓ LINH HỒN THÌ CÁI GÌ SẼ DẪN NGHIỆP LỰC ĐI TÁI SANH?
(00:38:12) Phật tử: Dạ Thưa Thầy xin Thầy hoan hỷ giảng cho con được rõ. Như Thầy nói là sau khi chết thì không có cái linh hồn, vậy thì cái gì sẽ dẫn cái nghiệp lực, cái quả báo để mà đi tái sanh luân hồi suốt kiếp?
Trưởng lão: À, con đã nói cái nghiệp lực, tức là cái nghiệp con đã tạo ra nó thành một cái lực. Thì cái lực là nó phải đẩy đi chứ, chứ cái lực nó không lẽ nó đứng một chỗ mà gọi là sao lực được.
Thầy nói bây giờ, Thầy nói cái tay Thầy có lực, mà Thầy không có gồng, không có co, không có bóp gì hết làm sao có lực, phải không? Mà nó có lực thì Thầy gồng lại vậy Thầy có lực không, phải không? Thầy nắm lại như vậy có lực không? Mà thầy để cái tay xuôi như vầy thì có lực không? Mà đã nói nghiệp lực thì tức là con bỏ cái này, cái lực nó đẩy đi, nó đi tái sanh không biết là chỗ nào nữa mà nói nữa.
Vì cái nghiệp lực, là cái nghiệp là cái tạo thiện hay ác. Cái lực đó nó đẩy đi, cái lực của thiện ác nó đi chứ đâu phải có cái gì của ba con mà đi, phải không? Mà con làm cái điều ác, điều thiện hằng ngày, hằng ngày sống con làm điều thiện, điều ác, do đó nó trở thành một cái lực.
Cũng như bây giờ một người mà nghiện rượu, do cái lực nghiện của họ, họ nghe rượu cái họ thèm, phải không? Đó là cái lực, cho nên bây giờ "ghé quán uống một ly coi", thì uống vô ly thấy khoẻ quá, làm cho nó hăng hái, mà không uống cái ông lừ đừ, phải không? Đó là cái nghiệp lực, do vì vậy đó nó thúc đẩy mình đi. Mà cái nghiệp thiện thì nó thúc đẩy ở cái góc độ thiện.
Cho nên vì vậy khi mà cái người cha mình mất đi, thì cái nghiệp lực đó nó sẽ giao cảm được cái nơi mà sanh của cái nghiệp lực nó tương đồng. Thì cái người đó, họ có cái hành động nhân quả nó tương đồng với cha mình hồi còn sống làm những cái nhân quả đó. Cho nên nó đẩy đi lại cái chỗ đó để mà thực hiện các nghiệp lực kế tiếp, con hiểu chưa?
Kế tiếp cái nhân quả nó sinh ra con người nó mang theo cái nghiệp lực đó. Nó tương ưng với cái nghiệp lực của cái người cha, của cha mình trong cái hiện kiếp của mình. Thì cái người cha mẹ của cha mình trong cái kiếp tới đó, thì nó là cái nghiệp lực của cha mình hiện tại ở đây. Cho nên cái nghiệp lực của cha mình ở đây, nó đưa lại cái nghiệp của cái người kia, để nó tương ưng với cái nghiệp của người kia mà trở thành cha của cái người chết đó, con hiểu chưa?
(00:40:18) Phật tử: Dạ con muốn tìm hiểu cái gọi là cái linh hồn hay là cái Thức đó thưa Thầy.
Trưởng lão: À, nó không còn có nữa, nó chỉ còn có hành động thiện ác của con nó trở thành cái nghiệp lực. Bởi vì bây giờ tại sao mà người ta vừa nói cái lời nặng cái con giận liền. Đó là cái nghiệp lực, nó nhanh như vậy, thì cái đó nó còn. Mà cái chỗ mà gọi là con giận thì nó không phải, đó là cái nghiệp lực.
Cho nên Phật thấy rằng đó là cái nghiệp, chứ không phải là cái con giận, mà con cứ nghĩ rằng tại con giận, cái linh hồn mình giận, cái tâm mình giận. Chứ sự thật ra cái nghiệp lực nó làm cho mình thấy, cảm thấy như mình giận, vì vậy mình chấp, mình thấy có mình giận. Như vậy là mình chấp ngã, ở trong mình có mình giận rồi, chứ sự thật ra cái nghiệp đó nó giận chứ không phải là mình giận, nhưng mình lầm chấp, mình thấy mình giận, các con hiểu chỗ đó chưa?
Cho nên Phật nói: "Như vậy mới giải thoát được người ta". Người ta hiểu được, người ta thấy: "Ờ, cái đó đâu phải mình giận, mà cái đó là cái nghiệp lực nó giận". Bởi vì hằng ngày con bị người ta chọc tức con giận, bây giờ con tức giận quá, đó con hiểu không? Đó là thành cái nghiệp lực, vì vậy mà cái đó nó đi tái sanh. Cho nên cái nhân quả tái sanh, chứ không phải vì cái linh hồn mình tái sanh, các con hiểu không?
Mà đó tương ưng lắm, nó hay lắm. Nó ở đây mình hành động thiện ác như thế nào, nó tương ưng với những cái người xung quanh nó, với những người nước khác nó tương ưng được. Thì bởi vì nó không có cái không gian, cái không gian nó không có trải dài đối với nó. Cho nên cái nhân quả đó, nó tương ưng cái nó tái sinh ngay liền đó. Nó hợp với cái đó là nó ngay đó, là nó trở thành cái bào thai liền.
Phật tử: Mô Phật cho con thưa hỏi: Khi mình tu tỉnh thức thì khi nào là mình nhận biết được tỉnh thức? Và cái trạng thái của tỉnh thức nó như thế nào?
Trưởng lão: À, để Thầy chỉ dạy cho rõ ràng.
Bây giờ thí dụ như con tỉnh thức, cái hơi thở ra con biết hơi thở ra, hơi thở vô biết hơi thở vô. Con không có niệm nào mà con vẫn duy nhất con biết cái hơi thở ra vô, đó là con tỉnh thức trong hơi thở, phải không?
Bây giờ con đi mà con biết từng bước đi, con bước, bước, bước đi mà con không có nhớ cái gì hết, mà con không quên bước đi con, thì đó là tỉnh thức ở bước đi.
(00:42:05) Thì cái trạng thái mà tỉnh thức đó, nó cái tâm của con bây giờ nó thanh thản, mà nó không có cảm thấy lo lắng. Mà con khởi niệm lo cái thì nó mất cái tỉnh thức rồi, phải không? Cái tỉnh thức thì nó ở trong cái trạng thái thanh thản của mình, nó nhẹ nhàng thanh thản đó là tỉnh thức.
Mà nếu mà ở trong tỉnh thức mà nghe, nó nghe cái sự gì an lạc thì cái thanh thản nó cũng mất rồi. Nó có cái trạng thái thanh thản, tức là có cái trạng thái dục nào đó nó xen vô cái mình thích thú thì coi như mình ngồi thiền, mình nghe nó hỷ lạc quá, thì cái đó là nó thật sự ra nó mất cái trạng thái thanh thản mất rồi, bị cái hỷ lạc đó nó xen vô.
Thì cái đó là con ở trong cái tỉnh thức, ở trong cái trạng thái hỷ lạc, cho nên đó là sai, cũng sai rồi. Nó bị là xúc tưởng hỷ lạc nó hiện tướng nó ra, nó làm con mất cái tâm thanh thản của mình. Đó là con mất rồi, con bị tưởng thức rồi, là con sai rồi. Cho nên ngồi thiền mà nghe hỷ lạc cái mê "Trời ơi tôi hôm nay ngồi thiền nghe nó hỷ lạc quá trời, tôi thích". Đó là người đó đã lạc vào thiền bậy rồi đó, nó sai rồi.
Hôm nay Thầy chỉ những cái trạng thái, tất cả những cái gì mà các con đã không hiểu, thì các con hiểu. Bây giờ các con sẽ thấy rõ được cái sai, cái đúng.
Bây giờ các con còn hỏi gì nữa không? Còn cái gì hỏi nữa đi.
12- MÌNH TỨC GIẬN NGƯỜI KHÁC NHƯ VẬY MÌNH CÓ MANG TỘI KHÔNG?
(00:43:11) Phật tử: Dạ cái chị đó chị làm ở nhà con, con nhờ chị làm giùm con một việc gì đó, nhưng mà chị không có làm. Rồi con nhắc lại thêm một lần nữa chị cũng không có làm luôn nữa, rồi con giận chị, vậy con có tội không?
Trưởng lão: À, con có, thứ nhất là con giận đó là con đã làm tội cho con, con làm khổ cho con đó, là con đã tội với con rồi đó. Nên con, đối với chị đó thì con, nếu mà con không có nói gì mà tự ở trong tâm con giận đó, con không có nói nặng nhẹ gì chị đó, thì đối với chị đó con không có tội gì hết. Nhưng mà con, tự con giận ở trong lòng con, con tức cái chị đó, con tức mà con không có nói ra, nhưng mà con làm cho con khổ đau, con giận thì con đã tự làm tội cho con rồi, con hiểu chưa? Con khổ đó.
Còn mà con nói ra: "Chị sao mà chị ngu quá vậy, nói nãy giờ mà chị cứ không nghe". Thì đó là con có tội với chị đó, con nói nặng chị đó, con hiểu chưa?
Phật tử: Vậy là mình nghĩ là mình nói ra là mình cũng có tội hả Thầy?
Trưởng lão: À mình nghĩ thì chưa có thành cái quả, chưa thành tội. Nhưng mà mình nói ra là thành tội rồi.
Phật tử: Không như là mình tức giận ở trong lòng đó là mình tội với mình?
Trưởng lão: Mình tội với mình, mà mình chưa nói ra thì mình chưa có tội với chị đó, mà mình đã làm tội mình rồi. Nó tội cho mình là mình bây giờ mình giận, mình khổ. Con thấy lúc con giận con có khổ không? Tức quá, nó không còn thanh thản.
Phật tử: Mình giận là mình khổ cho mình, mà còn có cái quả gì nữa không Thầy?
Trưởng lão: À, nó sẽ huân thành một cái nghiệp lực, thành ra đó mình sau này mình hung dữ, mình giận riết rồi mình là người dữ lắm. Thành ra lúc bây giờ đó, mình còn nhẫn được, mình không có nói gì. Mình huân cái sân đó nhiều, mình không có thể giữ nó ở trong lòng của mình được, bắt đầu để xả nó ra thì con chửi người ta tan nát hết. Lúc bây giờ con trở thành một người hung dữ.
Thầy nói người nào nén nuốt cái sân của mình riết rồi tới chừng chịu không được nổi, bắt đầu cái chửi người ta (không) tan nát, (không còn) gì hết. Cho nó đã cái cơn giận của mình ra đó, nó thành ra là hung dữ ghê gớm lắm. Thầy nói thật sự mà các con cứ suy ngẫm đi, lời nói Thầy nói không có sai chút nào đâu.
13- ĐỨC PHẬT THÍCH CA KHÔNG CÓ THỌ KÝ CHO AI LÀM PHẬT Ở TƯƠNG LAI
(00:45:13) Phật tử: Như hồi hôm qua Thầy có nói là đức Phật Di Lặc là không có. Như vậy sao con đọc trong kinh Pháp Hoa đó là đức Phật Thích Ca thọ ký cho một vị Tỳ Kheo là Phật Di Lặc trong tương lai ?
Trưởng lão: ….thầy Thông Vân này sẽ thành Phật ở vị lai, cái điều đó sai. Mai mốt thầy không tu nữa làm sao thầy thành Phật được quý vị, phải không? Nếu mà thầy tiếp tục thầy tu thì còn thành Phật, chứ nghe nói thành Phật rồi cái thầy không thèm tu. "Vị lai Thầy đã ấn chứng tôi rồi, tôi thành Phật rồi, tôi cần gì phải tu nữa, vị lai tôi thế nào cũng thành Phật". Nhưng mà bây giờ thầy không tu, thì tức là cái nhân quả của thầy không tu thì tới đó thầy làm Phật được không?
Cho nên không thể nào nói có đức Phật Thích Ca mà thọ ký cho ai cả, đây là cái lối đặt của người khác, con hiểu không? Thọ ký tương lai, sao ai dám nói về luật nhân quả như vậy được, vì người ta có làm hay không?
Bây giờ hiện giờ thấy người ta tu, mình ấn chứng cho người ta, rồi người ta nghe được vậy, người ta không thèm tu, rồi chừng đó mình nói được trúng không? Vậy Đức Phật Thích Ca nói láo hay sao. Như vậy là có Phật Di Lặc thật sự không?
Nếu mà ấn chứng như vậy là đức Phật, chẳng qua là người có trí tuệ và chẳng qua là đạo Phật không xây dựng trên đạo đức nhân quả. Cho nên mình về vị lai không dám nói điều gì. Nói người ta mừng là người ta cũng nguy hiểm cho người ta rồi, tạo cho người ta cái nguy hiểm rồi, không có nói.
Mà nói như vậy tức là tạo cho người ta ngã mạn người ta. Người ta tu chưa chứng, nói vị lai là về tương lai chứ gì, mà giờ cái tâm người ta còn cái ngã ở trong này. Nói người ta thành Phật là người ta coi như là người ta thành Phật rồi. Lúc bây giờ người ta ra đường đó, người ta hô mình là Phật rồi đó.
Con biết cái điều đó là không bao giờ vị Phật mà người ta nói cái chuyện vị lai cho người khác hết. Người ta khen một cái người nào mà tu đúng người ta khen cũng âm thầm, chứ người ta chưa khen trước mặt đâu. Khen cái người đó tu đúng cái họ mừng cái ngã họ liền, bộ diệt cái ngã dễ lắm sao? Rồi tạo cho người ta thêm cái ngã thì không phải tội sao?
Cho nên khen là luôn luôn bao giờ cái lỗ mũi mình nở ra, mình mừng lắm, thì cái ngã của mình chứ cái gì. Đó là Thầy nói thật sự đó các con biết không. Cho nên cái người tu người ta cẩn thận lắm, người ta không có thọ ký tầm bậy đâu, tuyên bố bằng cách sai đâu. Cho nên kinh Pháp Hoa nói như vậy là Tổ nó chứ không phải Phật nói đâu quý vị. Con có hiểu điều đó, Thầy xác định như vậy.
Mà Phật Di Lặc, làm sao vị lai, bộ nói rằng trong cái thế gian này, tất cả đều là một vị Phật thành lập một cái đạo tôn giáo thì có một ông Phật thôi chứ, sao lại có nhiều ông Phật thành lập tôn giáo, Phật giáo như vậy. Bộ hôm nay là ông Phật này, mai ông Phật khác lên ngồi ghế như là nhà vua thay ngôi vậy.
Các vị nghĩ là cái điều kiện là như là cái ngôi vua vậy à, tôn giáo Phật giáo mà như cái ngai vàng vậy đó. Mai ông vua này lên làm vua, mốt ông vua kia lên làm vua, bữa nay ông Phật Thích Ca, mai ông Phật Di Lặc. Rồi về tương lai đó là có lẽ nói là ông Phật gì đó nữa đó, chứ không phải là không đâu.
Thí dụ như, đức Phật Thích Ca thì thời đó là hiện tại, bây giờ vị lai chúng ta là Di Lặc, sau này đó là ông Phật Mít nữa. Thật sự là ông Phật Mít hay là ông Phật Xi Măng nữa chứ đừng có nói cái chuyện đó, cái tên đặt mà. Cái người đó sẽ là lên làm giáo chủ đó, rồi họ dạy cái đạo khác nữa, rồi chúng ta cũng nhận đó là ông giáo chủ hay sao?
(00:48:06) Thì cuối cùng cái giáo pháp của đức Phật nó trở thành là cái giáo pháp gì đó. Bởi vì có một ông Phật lên thay là cái giáo pháp của người ta phải khác rồi chứ, làm sao giống được. Rồi làm sao các con móc được cái giáo pháp của đức Phật Thích Ca ra mà tu, lúc bây giờ người ta đưa ra đạo đức gì. Thì tại vì đạo Phật có ông Phật Di Lặc, nên bây giờ cái đạo Phật phải là giáo lý như vậy, như vậy mới đúng. Chứ đạo Phật Thích Ca bây giờ Ông đã bị lật đổ rồi, còn gì nữa mà đem cái giáo lý Phật Thích Ca ra đây mà dạy, phải không, các vị phải hiểu điều đó.
Cho nên coi chừng trong kinh Pháp Hoa hay là kinh Đại Thừa coi chừng các Tổ viết đó, cho nên các Tổ dám bịa đặt lắm. Cũng “như thị ngã văn nhất thời Phật tại” đó, mà rồi ai viết đâu cũng nói là: "Tôi nghe như vậy, Phật nói như vậy tại Xá Vệ Quốc".
Thầy bây giờ viết kinh Thầy cũng nói: "Ờ ông Phật Thích Ca, Ông nói như vậy", rồi quý vị có tin không? Quý vị biết ở đâu là cái bài này là của ai viết, cũng nói ông Phật Thích Ca viết không à. Tội cho ông Phật, Ông không nói cái điều đó mà nói Ông, thiệt oan ức, Ông tức tối. Ông Phật gì mà thọ ký kỳ cục như vậy, dám nói về tương lai. Mà cái luật nhân quả người ta như vậy mà dám bảo như vậy, rồi ông Phật đó là Ông không hiểu gì hết sao?
Thầy nói ông Phật Thích Ca như vậy Thầy cũng lôi xuống: "Ông không hiểu gì hết à, luật nhân quả người ta rõ ràng nó di chuyển như vậy mà Ông dám nói". Cho nên mấy vị mà đi coi thầy bói, nó nói về quá khứ thì cái chuyện xảy ra rồi nó nói đúng lắm đó, tương lai nó nói trật lất hết đó, không có nói trúng đâu.
Bữa nay nói: "Ngày mai tôi chết, mà bữa nay tôi làm thiện, tôi phóng sanh, tôi làm cái gì đó, ngày mai tôi không chết. Ông nói trật lất như vậy, ông nói đúng được sao".
Con phải biết là vị lai không phải chuyện dễ nói đâu. Một cái người mà người ta tu hành đàng hoàng, không bao giờ mà người ta nói chuyện tiên tri đâu. Tiên tri mai mốt không có chúng cười mình à, phải không, quý vị hiểu điều đó.
Cho nên vì vậy quý vị đừng có tin, bởi vì Phật nói: "Đừng có tin vì kinh sách, đừng có tin vì truyền thuyết, đừng có tin vì lời ta nói nữa. Khi nào những cái điều mà ở trong đó nó đem lại sự lợi ích thiết thực cho quý vị thì quý vị hãy tin". Đức Phật đã dặn mình như vậy mà, tại sao mình không nghe cái lời căn dặn đó. Cho nên đừng có vội tin kinh sách gì hết hoàn toàn, họ nói tôi không tin, chừng nào mà cái đó đem lại sự giải thoát cho mình, lợi ích thiết thực thì mình tin nó.
Đó thì như vậy là quý vị đã hiểu rõ rồi chứ gì. Chắc như vậy là Thầy làm con hoang mang lắm chứ gì.
(00:50:22) Phật tử: Mô Phật con cũng hoang mang lắm, con đọc về kinh Pháp Hoa mà con nghe nói con giật mình.
Trưởng lão: Bây giờ con cứ tụng, con đọc, con nghĩ rằng cái công đức mình làm cái công việc đó nó không có, không ích lợi cho con. Nhưng mà con kèm thêm một bên là con thực hiện đạo đức nhân quả. Con cứ thực hiện, con nhớ là "Tôi tụng kinh Pháp Hoa, nhưng mà tôi sẽ thực hiện những cái đạo đức nhân quả ở trong đời mình", thì cái đó lợi ích.
Đừng có tìm cái suy nghĩ, bởi vì những cái lời Phật nói nó cao siêu lắm, ở trong đó các con đừng có nghĩ rằng tầm thường đức Phật thọ ký. Phật nói thọ ký tức là Phật muốn nói cái gì đó, để chờ khi nào Thầy giải thích cho các con nghe. Còn bây giờ hỏi Thầy, Thầy phải nói thẳng thôi, nói thẳng theo cái kiểu mấy con hiểu.
14- TỤNG KINH MÀ ĂN MẶN LÀ SẼ BỊ HỘC MÁU, CÓ ĐÚNG KHÔNG?
(00:51:07) Phật tử: Kính bạch Thầy con cũng nghe kinh nhân quả, ngoài đời có thầy nói rằng là tụng kinh mà ăn mặn thì hộc máu, người ta sợ như vậy. Cho nên nhiều lúc con đi tụng kinh thì con sợ nên con không có kêu người ta đi.
Trưởng lão: À, cái đó là cũng là một cái sai, tụng kinh (bao giờ) mà hộc máu bao giờ. Con cứ tụng kinh, rồi có ăn mặn đi, rồi có hộc máu Thầy bồi thường đó, thiệt đó. Thầy nói "tụng kinh gì mà nó linh hiển dữ tợn thiệt, tụng kinh gì mà nó bắt mình hộc máu vậy nè".
Mình ăn mặn thì ăn mặn, vì mình không hiểu về nhân quả thì mình còn sát sanh, mình ăn mặn. Có bao giờ mà ăn mặn mà tụng kinh hộc máu bao giờ đâu, tại vì họ dạy như vậy, (nó làm) kinh nhân quả nó dạy như vậy. Nó sợ mình ăn thịt chúng sanh cho nên nó dạy mình, nó làm cho mình hoảng sợ vậy, cho nên khi mà tụng kinh này kia thì phải ăn chay đồ như vậy.
Chứ sự thật ra Thầy bảo, mình cứ thực hiện nhân quả thì mình biết rằng, khi mình ăn chúng sanh là có sự đau khổ chết chóc trong đó, mình không ăn. Còn bây giờ mình chưa hiểu, mình chưa biết rõ và tâm mình chưa có thực hiện được thì mình cứ ăn, sống như mọi người. Ai mà dạy mình ức chế mình, mình làm đau khổ mình điều đó. Chừng nào mình ngộ được cái lý đó, mình thương tất cả chúng sanh, thì mình thực hiện ngay cái đời sống của một cái đạo đức của con người, của mình đối với loài chúng sanh thôi.
Còn bây giờ đừng có sợ, con cứ muốn tụng kinh gì con cứ tụng, con cứ ăn bình thường cho gia đình, cho chồng con nó vui. Chứ con ăn chay mà đi tụng kinh đó. "Ở gia đình tới giờ này sao bả ăn kiểu này thì thôi trời ơi nó buồn bã gần chết", phải không?
Trong gia đình mình không sum họp, chồng thì ăn mặn, vợ thì ăn chay, nói: "Tối nay tôi mắc tụng kinh không dám ăn mặn với con cái, chồng con". Trời đất ơi làm cái gia đình của người ta muốn tan nát, tụng kinh cái kiểu đó rồi nó chia rẽ hết còn gì. Cho nên quý vị coi chừng tu mà quý vị địa ngục ở trong gia đình đó. Chồng ăn cơm rồi nó buồn bã: "Vợ nay không ăn, như vậy không biết nó có gầy gò, ốm o bệnh tật này kia đồ không", con hiểu điều đó.
Cho nên làm cho người ta lo đó là ác pháp rồi đó, đừng có làm cho người ta lo. Mình tu để mình giải thoát cá nhân mình quá vậy, mình tụng kinh để cho mình giải thoát. Mà cả gia đình của mình thấy bữa nay nó ăn như vậy, vợ con ăn như vậy "Trời đất ơi nó ốm o, nó ăn kiểu đó chắc là nó chết chứ nó không có sống đâu. Tụng kinh không biết là ông Phật có phù hộ cho nó không, chứ kiểu này thấy nó càng ngày nó càng ốm".
Cho nên từ đây về sau đừng có làm điều đó, làm những điều đó gia đình mình khổ lắm, đừng có làm người khác khổ. Bởi vì Phật dạy "đừng có làm cho người khác khổ, đừng làm mình khổ, đừng làm người khác khổ". Tụng kinh (thì) tụng kinh, ăn mặn (thì) ăn mặn. Chừng nào mình hiểu được cái lý, chừng đó mình quyết định mình khuyên giúp cả gia đình cùng ăn chay với nhau hết thì vui vẻ. Đồng ăn với nhau hết thì chừng đó ăn chay mà gia đình cười vui, bởi vì mình thấy mình tránh được cái nghiệp sát sanh, cả gia đình của mình là hạnh phúc.
Không lẽ mình ăn chay thành Phật được, cả gia đình của mình ăn mặn nó đọa địa ngục, mình vui, mình ngồi trên cõi Phật được không? Không lẽ bây giờ chồng con mình ở địa ngục, mà mình ngồi ở trên cảnh giới Phật đó, mình nhìn xuống đó mình thấy, mình đau khổ không?
Con là người hay là con làm cái gì mà cái gộc cây hay con không có đau khổ. Chồng con mình ở địa ngục nó khổ sở, nó đói khát, mà bây giờ mình ngồi trên Phật, mình ăn bữa cơm này ngon được không? Bây giờ con ăn vàng, nuốt cũng không vô nữa. "Bây giờ thôi, thôi tôi không dám ở cõi Phật đâu, ở cõi kiểu Phật kiểu này chắc là tâm tôi nó ở địa ngục, nó phải sống chết với con cái tôi, với chồng con chứ". Như vậy con mới là tình nghĩa chứ.
(00:54:12) Cho nên tu phải đúng cách, hiểu cho đúng nghĩa, chứ không khéo con lên thiên đàng một mình đó. Mà mình đã tạo cái nhân duyên có chồng, có con thì phải đồng nhau ở trong cái thiện pháp với nhau. Mà nó chưa thuận thì không nên được làm buồn khổ chồng con ở trong gia đình. Phải hiểu được cái điều đó mới thật sự là đạo đức của đạo Phật đó, con hiểu chưa?
Đạo đức đạo Phật không dạy chúng ta làm khổ gia đình chút nào hết. Các con ham đi, chồng nói: "Đừng, bữa nay không có đi, ở nhà coi chừng nhà”, mà: “Nay là cái ngày lễ, ngày đó tôi phải đi chùa à". Cãi đi, nó buồn chứ đâu phải nó không buồn sao. Cho nên chúng ta đi chùa mà chúng ta làm người khác buồn, có lợi ích gì?
Thầy nói thẳng, tu là phải tu cho (thẳng) đúng, hành là phải hành đúng giáo. Ở nhà gia đình không có bằng lòng, thì nhất định là không đi, đừng có cãi. Làm cho vui lòng mọi người đó là đạo đức của đạo Phật đó. Khi nào mà chồng con vui vẻ cho mình đi thì mình đi, mà không vui vẻ thì đừng có đi, vì mình phải làm cho đúng cái bổn phận của một người có đạo đức. Chứ đừng nói là: "Tôi đến Phật mà tôi bỏ chồng con tôi ở địa ngục” thì đừng có nghĩ, cái điều đó là ích kỷ nhỏ mọn của mình đó.
Phật tử: Mô Phật, Thầy nói về những cái chùa, với lại những cái vị sư ở chùa là làm những cái hình thức như cầu an, cầu siêu, hoặc là mình cúng dường sai vậy đó. Rồi cái những cái đạo hạnh của quý vị sư đó không tốt, như vậy thì giáo hội có biết không?
Trưởng lão: À, bây giờ mà quý vị căng thẳng với họ thì giáo hội biết liền, giáo hội tìm Thầy, họ trị thẳng tay đó, chứ không phải xa đâu. Bởi vì giáo hội bây giờ đông lắm đó, thầy mà phạm giới nhiều lắm. Quý vị lén lén ở nhà lâu lâu cũng đi thăm chùa một lần chứ đừng có nói: "Tôi nghe Thầy nói rồi tôi không thèm đến thăm mấy ông này nữa". Thôi đến thăm để may ra thầy Thông Lạc còn sống được hai ngày, còn nói pháp cho mình nghe chứ. Lơ mơ mấy ông rủ một đám lên đòi đốt cái chùa Trảng Bàng sẽ tiêu hết đó, đông quá họ đốt không ai làm gì đâu.
(00:56:01) Phật tử: Vậy là tức là giáo hội không biết hả Thầy.
Trưởng lão: Ờ. Mà mà bây giờ thì thôi mình đừng có để cho giáo hội biết Thầy nói gì hết, mình chỉ ráng mà nghe lời Thầy mình tu, mình giải thoát. Thỉnh thoảng mình đến mình thăm chùa chút xíu, để cho người ta thấy cái mặt mình chút, người ta không có nghi ngờ. Đó là mình hành thiện, đừng có tạo cho người ta ác.
Bây giờ đó mình không có cúng dường như ngày xưa nhiều nữa, vì mình biết đó là mình nối giáo để cho họ diệt cái Phật giáo. Cho nên vì vậy mình thỉnh thoảng mình đến thăm, rồi mình cũng mua chút ít mình cúng ở trong chùa, mình cúng Phật. Chứ đừng có cúng vị tăng mà không có đúng, vì cái tượng Phật nó tượng trưng cho thanh tịnh. Mình đem đến đó, mặc dù mình biết rằng cái lòng mình cúng Phật, nhưng những cái trái cây đó thì các vị tăng đó hưởng. Nhưng mà vẫn là mình cúng Phật chứ không phải là cúng các vị tăng đó, bởi vì các vị tăng đó sai.
Thầy muốn nói như vậy thì các con thỉnh thoảng đến chùa cúng Phật, lạy Phật chứ đừng có xa cái quý vị đó nhiều, đó thì nó cũng tai hại. "Không biết ai dạy cái đám mà đệ tử của mình hồi nào nó đi chùa, bây giờ nó vắng mặt hết đây, truy nó ra coi ai". Tới chừng mà truy ra lòi rồi, chắc họ phải biết, họ tới chùa Thầy đó.
Các con đừng nghĩ Châu Đốc xa đâu, nó không có xa đâu, nó đến chứ nó không phải không đến, mà cả giáo hội nữa chứ không phải là ít đâu. Bây giờ trong quý thầy, nói chung là giáo hội nó cũng đều phạm giới hết. Các con đừng có lộn xộn, mình hãy ráng lo tu cho mình đi.
Lơ mơ các con mà giống như mà Phật tử ở miền Bắc, họ nghe Thầy nói rồi họ không thèm đến chùa nữa, họ không thèm sinh hoạt trong chùa nữa, họ không thèm cúng dường. Kêu họ bố thí họ cũng không thèm đi nữa, họ không làm gì hết, trời ơi nó rùm ở ngoài Hà Nội hết. Cho nên Thầy phải gửi thơ, Thầy ổn định ở ngoài đó hết, chấn chỉnh lại.
Cho nên bây giờ sẵn dịp này Thầy cũng nhắc mấy con đó, để cho nó bình thường, lần lượt đó mình giữ gìn từng chút, từng chút. Mình thay đổi từng chút nó cho êm thắm, nó không có gì động ai hết.
15- VÌ SAO QUAN ÂM THỊ KÍNH LẠI PHI ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO. NHẪN NHỤC BA LA MẬT NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG
(00:57:47) Phật tử: Mô Phật như Thầy nói là về đức Quan Âm Thị Kính là phi đạo đức. Như vậy thì ở các chùa, hoặc là ở nhà mình thờ đức Quan Thế Âm, vậy là cái chức danh Quan Thế Âm đó là Quan Thế Âm nào?
Trưởng lão: À, cái đó là Bồ Tát Quan Thế Âm. Còn cái kia Quan Âm Thị Kính, cái đó là chuyện hư cấu mà người ta tin tưởng, người ta tôn xưng đó. Tức là cái huyền thoại của Quan Âm để chỉ rõ cái hạnh nhẫn nhục anh hùng đó mà, cho nên nó là phi đạo đức đó con.
Chứ còn cái mà các con thờ Quan Âm đó là Bồ Tát Quan Âm mà, chứ đâu phải Thị Kính sao. Chứ không khéo các con lại lấy cái đức Bồ Tát Quan Âm, mà cho là Thị Kính nữa thì tội quá vậy, phải không? Các con đừng lầm lạc.
Phật tử: Dạ thưa Thầy tại sao thờ Quan Âm Thị Kính lại là phi đạo đức.
Trưởng lão: À, tại vì Quan Âm Thị Kính làm anh hùng cá nhân con. Cho nên khi mà bị khai oan đó, thì Quan Âm Thị Kính làm thinh không có nói. Người ta nói Quan Âm Thị Kính là một cái người tu mà xấu xa, cho nên mới Thị Mầu mới mang thai. Cho nên do đó Thị Mầu khai Quan Âm Thị Kính, ngài làm thinh ngài không có nói.
Do đó người ta, làng xã mới bắt ngài, mới đánh ngài, căng ngài ra đánh, rồi sỉ mạ ngài, không có cho ngài ở trong chùa. Ngài phải ở ngoài cái cửa tam quan, ngài che cái chòi ở ngoài tam quan, ở ngoài trước cổng chùa ngài ở. Do đó ngài vất vả, khổ sở. Đến khi mà ngài chết người ta phát giác ra ngài là một cái người phụ nữ, cho nên người ta mới hỡi ôi.
Nhưng mà hỡi ôi ăn năn rồi, thì cái chuyện người ta đã làm ác, đánh ngài, chửi ngài, mắng ngài, người ta đã làm cái ác quá độ. Vì vậy mà gọi là phi đạo đức, mình đã làm khổ người ta, làm ác cho người ta. Mà chính ngài, ngài lại làm khổ để cho người ta đánh đập mình, rồi bắt đầy mình ra ở cái chòi tranh vách lá ở ngoài cửa tam quan chùa. Cho nên đó là tự ngài đã làm khổ mình mà khổ người, cho nên đó là phi đạo đức, con hiểu không?
Phật tử: Thưa Thầy như theo con nghĩ, ví dụ như nói là Quan Âm Thị Kính phi đạo đức, như vậy thì con nghĩ là lúc mà ngài chịu để cái thân mình bị đánh như vậy là hành cái pháp nhẫn nhục chứ?
Trưởng lão: À, bởi vì cái đó là anh hùng, Thầy nói anh hùng mà, cái nhẫn nhục đó anh hùng, ai gan dạ vậy. Thầy mà đụng tới một roi Thầy khai hết, phải không? Còn cái đó là tại anh hùng, mà đạo Phật đâu có dạy chúng ta đạo đức anh hùng.
(01:00:09) Con nhớ cái đạo đức anh hùng là đạo nào dạy hay không? Đạo Nho, dạy chúng ta làm người quân tử cho nên phải anh hùng chứ. Thì Quan Âm Thị Kính đó là quân tử, cho nên đạo Nho chứ đâu phải đạo Phật. Thầy muốn nói là phi đạo đức của đạo Phật, chứ không phải phi đạo đức của đạo Nho. Cho nên Thầy nói anh hùng mà, anh hùng cá nhân, con hiểu chưa?
Cho nên con là đạo Phật hay là đạo Nho? Nếu đạo Nho thì con nói nó đúng đó, thì con là đạo Nho thì đúng. Mà con là đạo Phật, Phật tử thì con nói không đúng thì đúng. Mà con nói cái hành động của Quan Âm Thị Kính đúng, mà con nói như vậy là con sai đối với đạo Phật, chứ không sai với đạo Nho đâu, phải không, con hiểu chưa?
Phật tử: Bạch Thầy thí dụ như vậy thì trong cái Lục Độ Ba La Mật đó, nói về giới nhẫn nhục, thì cái nhẫn nhục đó nó có được xếp vào cái hạnh của Bồ Tát Quan Thế Âm không?
Trưởng lão: À không, không phải đâu, tại con hiểu anh hùng cá nhân. Đạo Phật mà nếu là Lục Độ Ba La Mật mà nói nhẫn nhục mà cái kiểu mà của Quan Âm Thị Kính, là cái kiểu mà anh hùng cá nhân của Nho giáo thì nó là người quân tử rồi. Thì đạo Phật, thì nó không có cái người quân tử đâu. Cho nên Lục Độ Ba La Mật con phải hiểu một cái nghĩa khác cái nghĩa nhẫn nhục Ba La Mật bằng cái kiểu đó. Người ta nhẫn nhục nhưng mà người nhẫn đúng cái đạo đức của nó.
Thí dụ như bây giờ người ta chửi mình, mà mình không giận trong lòng của mình, mình không làm khổ mình, mà mình không chửi lại họ, thì gọi là nhẫn nhục Ba La Mật, chứ đâu có là cái lý đó. Nghĩa là mình không làm khổ ai hết, còn đằng này Quan Âm Thị Kính làm cho người ta làm ác, mà tự làm cho mình khổ nữa.
Thí dụ như bây giờ nhẫn nhục Ba La Mật như thế này nè. À, có một người chửi Thầy, chửi Thầy chó, mà Thầy không có giận, mà Thầy không chửi mắng lại người đó. Thì như vậy rõ ràng là Thầy nhẫn chứ đâu phải Thầy không nhẫn, phải không? Như vậy mà Thầy cũng nhẫn luôn cả Thầy, Thầy không làm cho nó giận. Thì cho nên Thầy nhẫn đối với Thầy, mà Thầy nhẫn với cái người, cái tên hung dữ đã chửi Thầy, vậy là Thầy nhẫn Ba La Mật chứ sao.
(01:02:04) Nó là ‘không’ Ba La Mật là ‘không’ chứ gì, trí tuệ Bát Nhã là trí tuệ ‘không’ chứ gì. Mà Thầy không giận, không hờn, mà cái người kia chửi Thầy, Thầy cũng không bao giờ làm cho người ta giận, thì đó là Bát Nhã Ba La Mật chứ sao. Chứ đâu phải là cái chỗ hành động kia mà tạo ác cho người ta gọi là Ba La Mật.
Ta tưởng là ‘không’, ‘không’ sao được, đánh thì phải đau chứ làm sao ‘không’. Mà ‘không’ sao được, mấy cái ông làng xã này chửi cái bà Thị Kính này tan nát, không còn cái manh gì hết mà làm sao ‘không’. Nếu ‘không’ thì đâu có chửi, con hiểu không? Cho nên nó có như vậy làm sao ‘không’ được. Cho nên ‘không’ nó phải là không chứ sao lại có.
Ở đây rõ ràng là cái tâm chúng ta có rõ ràng, đối tượng đánh đập có. Rồi nhẫn nhục mà đối với Thị Kính ngài không sân hận, thì đó là ngài chỉ có một góc độ Ba La Mật của ngài. Mà với những làng xã, ngài có làm được cái Ba La Mật của làng xã hay không. Cho nên Ba La Mật phải đối tượng của nó và chính nó là không hết, thì nó mới Ba La Mật.
Còn đằng với này, đằng kia người ta có biết Ba La Mật là cái thứ gì. "Căng lọc cái thằng này mà đánh nó cho nó đã đi, tu hành mà chướng nghiệp gì mà làm tầm bậy, tầm bạ như thế này? Cho nó ớn đi, sau này mấy cái chú tiểu không có làm bậy bạ nữa", phải không? Răn một người bao nhiêu người.
Đó Thầy ra Thầy nói như vậy là đủ biết nó phải hiểu cho đúng cách, chứ không khéo mình hiểu sai, mình sẽ hiểu trật Ba La Mật mất.
Rồi bây giờ hết rồi phải không con, Thầy sẽ đọc cái này Thầy trả lời luôn.
16- KHI NGƯỜI TA ĐANG TỨC GIẬN THÌ MÌNH NÊN TRÁNH ĐI CHỖ KHÁC
(01:03:31) Phật tử: Cái ví dụ của Thầy mới nãy, là Thầy nói người ta chửi Thầy là chó là Thầy im, Thầy không có chửi lại. Rồi người ta tưởng là Thầy có làm cái điều xấu gì nên Thầy im. Người ta tưởng như vậy rồi người ta mới chửi Thầy nữa, thành ra Thầy làm cho người ta tội.
Trưởng lão: À, như vậy là Thầy, thí dụ như người ta chửi Thầy, Thầy không giận cho Thầy, Thầy giữ được cái tâm Thầy. Thầy không có điên gì mà Thầy để tiếp tục người ta chửi Thầy. Thầy co giò mà Thầy chạy mất chứ ở đó quở hoài, phải không? Thầy đâu có điên, ai mà đứng đó nghe, mình nhận một lần thôi chứ ai nhận nhiều lần. Lúc Thầy chạy rồi thì cũng không có ai chửi Thầy được hết.
Đó là cái điều mà mình phải sáng kiến, người ta nói chạy trước thì không ai chửi mình nữa, mà cũng không đánh nữa. Bởi vì họ tức giận, nhiều khi mình làm thinh mà mình coi bộ mình sần sần đó. Chắc chắn là họ nói "cái thằng này nó lì thiệt, đánh nó mấy cây chứ đừng có chửi".
Phật tử: Mà Thầy chạy rồi người ta đuổi theo người ta đánh thì sao?
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là Thầy điên gì mà Thầy chạy mà để cho họ đánh. Thầy lo Thầy chạy, coi như là chạy dữ tợn chứ đâu phải dễ. Nhưng mà thật sự ra khi mà Thấy người ta chửi Thầy, mà thấy Thầy chạy rồi, người ta cũng không có chạy theo người ta đánh đâu. Chừng nào mà Thầy cự người ta, đánh lộn đó, mà bây giờ Thầy thua rồi Thầy chạy, là người ta tức, quá tức rồi người ta đuổi theo. Chứ người ta mới chửi Thầy người ta đâu có đuổi theo để đánh Thầy đâu.
Nhưng mà Thầy biết khôn, khi người ta chửi Thầy chó, Thầy biết người ta giận quá rồi, thôi đừng để cho người ta giận nữa, thôi mình chạy trước đi, mình tránh đi. Cái người ta thấy mình thua rồi, "cái ông đó ông thua rồi đâu có chửi ổng nữa". Thành ra cuối cùng họ cũng không có chửi Thầy nữa. Và bây giờ không có Thầy ở đó thì chửi ai bây giờ, không lẽ chửi không không hay sao. Cho nên họ cũng hết chửi, từ đó họ cũng hết ác.
Con thấy không mình phải khéo léo chứ, sử dụng cái trí tuệ của mình, mình biết lúc nào mình cần chạy. Chứ mình chấp cái ngã, mình đứng trân trân đó, mình làm thinh. Mà cái kiểu mà muốn đánh người ta nữa, không chửi người ta mà coi bộ như cái thằng lì lì thì tức là người ta chửi thêm.
Đó thì cái gì cũng qua cái hành động của mình mà người ta không chửi, chứ còn mà mình không có hành động đúng cái chỗ thì người ta cũng sẽ chửi mình hoài.
17- NGƯỜI NGHÈO BỐ THÍ NHƯNG LẠI BỊ NGƯỜI GIÀU CHỬI RỦA THÌ PHẢI LÀM SAO?
(01:05:44) Trưởng lão: Ở đây thì có câu hỏi như thế này.
Câu hỏi: Ở đây mình nghèo mà mình có cái lòng buông xả, mình bố thí. Thì có một cái người giàu, người ở gần bên mình họ thấy mình làm cái chuyện đó, họ nói: "Nghèo mà làm phách". Phải không? Có phải trong câu hỏi là như vậy. Như vậy là cái người mà nói mình làm phách đó, người đó có tội hay không?
Trả Lời: Có các con. Bởi vì cái chuyện người ta làm từ thiện, do cái tâm mà người ta buông xả, người ta làm những cái điều đó, thì mình ca ngợi. Nhưng mà cái người giàu này họ chưa có học đạo đức, cho nên họ thấy làm như vậy coi như là bỉ họ đó. Họ giàu, họ không có làm vậy mà mình làm, thành ra họ, coi như là họ gặp cây gai trước mắt họ rồi đó, cho nên họ chửi mình, họ nói như vậy.
Thì mình là mình cứ làm thật tâm của mình, họ nói là họ có tội đó con. Tức là cái điều tội đó là cái tội ác của họ, họ nói. Rồi họ nói mình làm phách chứ họ tội đó, thì cái nhân quả đó để họ trả.
Nhưng mà điều kiện, là khi mình biết họ như vậy mà mình làm thinh, mình không nói, họ nói gì nói mặc, thì đó là cái nhân của họ, làm sai thì họ chịu. Chứ mình nghèo mình không đủ khuyên họ để mà làm như mình đâu, họ không tin mình đâu, họ không nghe đâu. Cho nên họ có đủ duyên gặp một bậc thầy nào đó, chừng đó họ sẽ đến họ xin lỗi cái người nghèo đó, họ dạy liền….
Cũng như con biết cái nhà rồi đó như vậy, rồi bắt đầu đó, thí dụ con biết cái nhà nào đó, mà bắt đầu mà họ giàu có như vậy đó, rồi con lại gặp Thầy, Thầy tìm cách Thầy gỡ cái, Thầy thương cái người mà họ làm ác đó, họ không hiểu đó. Thầy ôm cái bình bát, Thầy đến, Thầy xin, để cho họ, tìm mọi cách để xin họ, mai mốt là họ cũng bố thí rồi thành ra họ đâu có chửi cái người bố thí nữa.
Cho nên Thầy giải nguy được cái tội lỗi của người đó, là Thầy đến Thầy tìm cách Thầy xin. Mà Thầy dai lắm, Thầy quyết Thầy làm cho họ xả cái tâm của họ, mà họ không có nói cái nặng với người nghèo này nữa. Cho nên Thầy tìm cách, mà có cái người nghèo ở trước mặt là Thầy đến Thầy xin, mà không có người nghèo Thầy không tới xin. Để cho cái người này phải bỏ ra cho Thầy cho một đồng bạc, hay hoặc là cho Thầy bát cơm đi. Để rồi sau này không có nói cái người nghèo đó nữa, nhất là làm cho cái người nhà giàu đó họ giảm tội, con hiểu chưa?
(01:07:57) Ở chỗ mà Thầy cứu cái người là khi mà họ đã nói cái người nghèo mà làm phách đó, thì Thầy luôn luôn Thầy phải là người thực hiện tâm từ của Thầy đó. Thầy biết cái người đó họ ở trong cái gai trước mắt họ là cái người mà nghèo làm từ thiện này. Để cho cái người nghèo này tăng trưởng mà không bị cái lời nói này mà chướng tâm. Để giúp cho cả hai người đều tốt, cho nên Thầy sẽ ôm bình bát, Thầy đến xin, Thầy đến xin nhà của người đó Thầy xin.
Thì thứ nhất Thầy phải hiểu được cái tâm niệm của từng người gia đình ở trong cái nhà đó. Cái người nào mà có thiện tâm bố thí trước, là Thầy đến Thầy xin người đó trước. Còn cái người nào mà có cái tâm bỏn xẻn Thầy không có xin người đó đâu, Thầy chờ cho cái người đó đi khuất rồi Thầy xin cái người…
Thí dụ như ông chồng bỏn xẻn, thì Thầy biết bà vợ là rộng rãi, Thầy xin là bà vợ sẽ cho liền. Mà bà vợ bỏn xẻn, Thầy biết ông chồng rộng rãi, Thầy chờ bà vợ đi chợ ở đâu đó, cái Thầy ôm bình bát vô Thầy xin. Ông chồng bỏ ra tiền bạc này, ông chồng bỏ tiền bố thí rồi thì không có nó người nghèo này nữa được, con hiểu chưa?
Con phải hiểu như vậy, đã là bố thí với nhau thì không có phân biệt cái giàu nghèo nữa. Mà người bố thí mà người không bố thí là cái gai của người ta, người ta phải nói: "Cái đồ làm phách". Đó là điều đó là hẳn nhiên, là có ở trong cái xã hội này là thật chứ không phải không đâu, chính đây là những cái bài học thật chứ không phải không đâu.
Đó như vậy rồi bây giờ các con còn hỏi điều gì thêm nữa không?
(01:09:19) Phật tử: Thưa Thầy người nghèo bố thí hoài rồi người giàu người ta cảm thấy chướng mắt, rồi họ chửi người nghèo hoài thì cái người nghèo đã làm cho người giàu họ mang tội.
Trưởng lão: À, Chính vì vậy mà cái người nghèo được học việc bố thí đó đó, mới đến thưa lại với Thầy. Cũng như bây giờ người ta nghe nói rồi mới hỏi Thầy. Cho nên vì vậy đó Thầy sẽ đến Thầy giải cái ách khổ cho người kia. Chứ không khéo để cái người kia, vì cái sự bố thí của người này mà tạo cái ác cho người kia sao.
Phật tử: Mà thí dụ như người nghèo đó không biết cách xử lý, là không có đến tìm Thầy rồi là họ có tội không Thầy?
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là người nghèo bố thí phải được học đạo đức rồi con. Nếu mà nghèo mà bố thí phải được học đạo đức, ít có khi mà người nghèo mà bố thí lắm. "Nghèo không có ăn mà cứ mang bình bát đến để xin hoài à, báo tôi càng nghèo thêm nữa".
Người ta cứ nghĩ tới cái khổ của người ta, chứ người ta ít có bố thích lắm. Nhưng mà người ta được học đạo đức rồi người ta xả. Cho nên người nghèo mà bố thí là người có đạo đức rồi đó con, người ta được học nhân quả rồi.
Phật tử: Họ có đạo đức là họ sẽ đến tìm Thầy phải không?
Trưởng lão: Ừ người ta sẽ đến tìm, không những Thầy mà những người mà đã dạy họ đạo đức đó. Và họ sẽ học, họ sẽ học lại những cái hành động họ làm mà họ đã bị như vậy, bây giờ làm sao?
Thứ nhất là họ tránh được cái chướng tâm của họ đã bị người ta nói mình làm phách đó, nó cũng nặng lắm đó con. Cho nên vì vậy họ mới đến để giải nguy cái tâm của họ, bây giờ họ không biết làm sao giải nguy. Thì cái ông thầy chỉ cần giải nguy cái người mà, đối tượng mà nói họ làm phách, mà người này hết nói thì họ đâu có chướng tâm, con hiểu chưa?
Phật tử: Mà thí dụ như là họ chỉ biết có tấm lòng bố thí thôi chứ họ không có học đạo đức thì họ đâu có biết đâu mà tìm đến những vị thầy.
Trưởng lão: À, như vậy là làm sao mà tự dưng mà họ biết bố thí mà không có người dạy con.
À bắt đầu bây giờ cái tình cảm của họ, con nói ví dụ cái người đó, họ có tình cảm họ thương, thấy người nghèo tàn tật là họ cho thôi chứ họ không có nghĩ gì, nhưng mà họ nghèo. Tự cái bản tánh của họ mang cái tiền kiếp là họ đã bố thí, cái nghiệp lực nó đã quen với họ như vậy rồi, bây giờ không có người thầy nào dạy họ hết. Thì do đó bây giờ họ ở gần bên cái người nhà giàu, rồi họ bị cái lời nói như vậy.
Do đó thứ nhất là từ cái hành động đó mà không có người thầy hướng dẫn, đã biến cho họ thành một cái tức giận. "Vì mình làm cái việc này do cái lòng thiện tâm mình, mà sao người này nói phách?". Thì do đó vì vậy đó, họ tìm cách nào là họ đã… Bởi vì họ không được hướng dẫn thiện toàn diện, mà họ chỉ từ cái tâm của họ, từ đó nó sanh ra cái quả ác mà không lường được. Cho nên coi chừng thiện mà đi đến cái quả ác đó.
Cho nên ở đây nó phải có một vị thầy, khi mà gặp gì rắc rối mình không giải quyết được, thì hỏi vị thầy. Chứ không khéo để tự mình giải quyết, thì mình giải quyết ác rồi. "Thằng cha này nó giàu mà nó ích kỷ, mình nghèo mà mình buông xả, thế mà bây giờ nó nói mình phách. Mình chờ bữa nào đó cho nó một trận cho nó biết". Thì coi chừng cái người nghèo này họ nhiều thủ đoạn, họ cũng dám làm điều ác lắm đó con.
(01:12:00) Phật tử: Vậy tóm lại là người nghèo đó có tội phải không Thầy?
Trưởng lão: Vậy là từ đó mà coi như là người nghèo chưa phải là cái thiện của họ là, từ biến cái thiện của họ mà trở thành một cái ác của họ. Cho nên nó có tội, luôn cả cái người giàu kia cũng có tội, cả hai đều đưa nhau vào nhân quả tội, mà tạo cái đó là nhân quả mới không đó, chưa phải là cũ. Từ cái cũ của thiện của người này, mà kéo dần luôn cả hai người đều đi vào cái nhân quả mới, nó nguy hiểm lắm.
Cho nên Thầy nói học đạo thiện ác, mà không có một vị thầy đạo đức thiện ác, thì coi chừng trong thiện ác mình sẽ sai. Cũng như một ông thầy đánh học trò, thì rõ ràng học trò đau thì ác rồi chứ gì. Mà không đánh học trò làm biếng học, thì học trò học dở, thì như vậy là có thiện không?
Con nhớ rằng trong thiện có ác, mà trong ác có thiện. Mà nếu mà không có một người vạch ra rõ, thì coi như cái hành động ác của mình mà nó trở thành thiện, mà cái hành động thiện của mình trở thành ác.
Vì vậy mà trường hợp mà một cái người nghèo bố thí, mà coi chừng là cái hành động thiện của mình mà trở thành ác, tạo cho cái người khác làm ác. Cho nên ở đây điều kiện là về mà học đạo đức đều là phải có một vị thiện hữu tri thức. Người ta đầy đủ trí tuệ trong cái đạo đức đó, người ta có kinh nghiệm. Cho nên người ta hướng dẫn mình thoát ra cái cảnh ác.
Các con thấy nên phải hiểu như vậy là luôn luôn các con đều là phải… Bởi vì mình coi như là cái người dốt đạo đức rồi, mà mình hành ngang đạo đức coi chừng nó là đạo đức ác nữa, cho nên mình phải có thầy hướng dẫn. Cũng như con là người dốt mà không có ông thầy dạy chữ, thì con làm sao con biết chữ. Con tự lấy sách đọc ê, a, con đọc ê, a thì con đọc biết chữ ê với a thôi, còn con ráp vần thì không được, không có ai dạy tới nữa thì con đọc ê, a đâu có nghĩa là con biết chữ, thành ra dốt nó cũng dốt à.
"Nói tôi biết chữ", thì bảo đọc coi. "Thì cái chữ ê, a tôi đọc được chữ ê, a". Ở trong các chữ thì người ta ráp được, còn con thấy chữ ê con nói chữ ê, con thấy chữ a con nói chữ a. Mà không biết là người ta đọc cái chữ đó là cái chữ gì, con đọc không được, thế mà con nói con cũng biết chữ nữa. Thì cái đạo đức đó là kể như là đạo đức khiếm diện không có đúng đâu, nó trở thành ác.
Đó là tất cả những cái điều kiện gì Thầy nói, tu thiền cũng phải là có Thầy dạy, nó không điên. Mà tu đạo đức thì nó phải hành thật sự là thiện. Chứ không khéo mà đạo đức nửa chừng nó thành ra ác ở trong đó, nó nguy hiểm lắm. Nhân ác, quả ác nó liên tục, nó kéo dài cho người ta.
Rồi bây giờ các con hỏi điều gì thêm nữa không, có gì không? Để rồi Thầy về Tây Ninh rồi không còn lấy ai mà hỏi, mỗi cái hỏi như vậy đó các con sẽ thấy lợi ích rất lớn đó. Nó giúp cho mình sáng tỏ trong cái cuộc sống của mình hằng ngày chung đụng đối xử với nhau. Nhiều khi mình tránh được những cái điều ác thiện về nhân quả. Và Thầy sẽ gặp các con nhiều nữa, để mà Thầy giải những cái điều kiện, tất cả những hành động nhân quả. Để giúp cho các con để mà sống cuộc đời hạnh phúc, không có làm khổ mình, khổ người nữa.
18- VÌ SAO LẠI CÓ NGƯỜI THÔNG MINH, NGƯỜI NGU DỐT ?
(01:14:34) Phật tử: Thưa Thầy tại sao hiện nay có nhiều người rất là thông minh, mà cũng có nhiều người rất là ngu.
Trưởng lão: À, cái đó là con biết, cái thông minh không phải tự ở trên trời mà rớt xuống cái thông minh đâu. Nếu bây giờ con là cái người học sinh, mà rất là dốt Sinh Ngữ, con học hoài không thuộc, phải không?
Còn cái người bạn của con sao nó học nhanh quá vậy, nó đọc cái nó thuộc liền, mà con lại không thuộc. Người ta nói lại hay quá, còn mình nói ra ấp a, ấp úng, không có suôn sẻ. Thì con biết tại sao nó thông minh không? Đời trước nó học sẵn rồi, còn con.
Phật tử: Nếu như nó không có học qua thì sao ?
Trưởng lão: Nó không học thì nó như con vậy thôi. Tại vì cái nghiệp, cái huân nó không có rồi, thì nó cũng giống con vậy. Cho nên cái thông minh là do mình đã huân sẵn, ở trong tiền kiếp mình đã có học sẵn. Còn nếu mình không học sẵn thì mình không có, mình cũng dốt như vậy thôi.
Cũng như thằng sao học giỏi toán quá, còn mình sao dở. Không ngờ cái thằng này tiền kiếp nó là một giáo sư toán rồi, phải không? Bây giờ cái ông giáo sư toán, bây giờ ông mang cái lớp, ông học trở lại, thì ông phải hơn mình. Cho nên nhiều khi cái thằng nó học trò vậy, ông giáo sư viết cái bài toán ở trên bảng, cái nó làm cái chớp. Ông giáo sư mới hỏi "Sao mày giải cái này nổi vậy?" Tại vì nó hơn, nó hồi đó là giáo sư, nó dạy ông đó rồi nữa là khác.
Vì vậy bây giờ nó bằng mình, nó học trò giống mình, mà mình thua nó là tại vì đời trước nó là giáo sư dạy toán rồi. Rồi bây giờ biểu đó bằng mình, nó thông minh như mình sao được. Cho nên mình mình nói: "Trời ơi sao thằng này thông minh quá", nhưng sự thật nó đã học rồi. Họ không giáo sư, họ không có học thì học cũng như con, cũng dốt như vậy.
Phật tử: Nhiều khi họ cũng không có hơn mình nữa.
Trưởng lão: À, nó luôn luôn là nó có người nó còn dốt hơn con nữa. Nói như tối thì có những người tối hơn, mà cao thì nó có người thông minh cao hơn.
Phật tử: Mà tại sao lại như vậy ?
Trưởng lão: À, đâu có tại sao, tại vì cái người đó đã học trước rồi, người ta đã hiểu trước rồi.
Phật tử: Vậy bây giờ không có học trước thì…
Trưởng lão: Thì bây giờ con không học trước con phải học, đó thì bây giờ con phải học, con phải học rồi cái… Thí dụ như bây giờ con học, con thông suốt cái đó rồi, rồi con chết con sanh ra thấy cái đó con học, con thông minh hơn. Rồi đây con phải học những cái cao hơn nữa, những cái mà con chưa học thì con dốt, mà cái con đã học rồi thì con thông minh. Cho nên con mới: “Tại sao không có trí thông minh?”, trí thông minh đâu phải tự đâu mà có. (01:16:40)
HẾT BĂNG