Skip directly to content

14- GIÁO TRÌNH TU TẬP TỪNG LỚP CỦA ĐẠO PHẬT

2006 CHÁNH TƯ DUY 14- GIÁO TRÌNH TU TẬP TỪNG LỚP CỦA ĐẠO PHẬT

2006 CHÁNH TƯ DUY 14

GIÁO TRÌNH TU TẬP TỪNG LỚP CỦA ĐẠO PHẬT

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 18/03/2006

Người nghe: Tu sinh nam

Thời lượng: [51:21]

Số lượng: 20 băng

Tên cũ: CTD05B-(Nm)-TSVề-TTAD-VĐNQ-ĐịnhTướng-TNX-BCĐ(18-03-2006)

Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2006-chanh-tu-duy-14-giao-trinh-tu-tap-tung-lop-cua-dao-phat.mp3

1- CHỌN MỘT HƠI THỞ ĐỂ AN TRÚ TÂM

Trưởng lão: Bây giờ thì Thầy trả lời về nhân quả rồi, con yên tâm, tại Thầy là người chuyển nhân quả mà. Nếu mà không chuyển thì chắc chắn là không có ngồi yên đâu mà tu; khó. Chuyển từng chút. Đúng rồi, con sẽ tu tập như vậy là đúng rồi con. Nghĩa là từng hơi thở thấy hơi thở ra hơi thở vào, từng hơi thở, từng hơi thở vậy là đúng rồi, không có sai. Nhưng tu với cái sức của mình, đừng quá, quá sức là bị ức chế. Cho nên đừng có một cái niệm gì khởi, đừng có chướng ngại gì mà xảy ra trên thân con. Khi con thấy được cái sự rung động của thân con từ trên đầu tới dưới chân theo hơi thở thì đúng không sai. Nhưng mà hễ có niệm thì con phải trở về cái pháp xả để mà xả. Cố gắng mà xả thì nó sẽ hết. Rồi bắt đầu còn ai hỏi Thầy gì nữa không con?

Phật tử: Bạch Thầy, thì khi con tu tập nhất tâm, an trú tâm với lại tu tập đi Thân Hành Niệm, với lại khi quán, con chỉ chủ yếu con lấy có một hơi thở đúng cách thôi, nhưng mà con thấy hơi thở khác cái con xả ngay. Như thế có được không ạ?

Trưởng lão: Được chứ con, đâu có gì đâu. Một hơi thở thì tốt chứ không sao.

Phật tử: Con cứ thở hơi thở chậm và dài, chậm mà nhẹ. Thế bây giờ con thấy hơi thở nó giật cục hoặc nó ngắn hoặc nó dài quá thì con xả luôn, con tác ý con xả luôn.

Trưởng lão: Được, không có sao hết. Như vậy là con biết cách để điều khiển cái hơi thở, mà một hơi thở duy nhất. Chứ không thể nào lát hơi thở dài, lát hơi thở ngắn, lát hơi thở mạnh, lát hơi thở nhẹ thì không được. Khi một hơi thở nào mà con thấy an trú dễ dàng thì con lấy hơi thở đó.

(1:47) Phật tử: Bạch Thầy cho con xin mấy bộ sách cho Phật tử xem vì con có thư viện. Vậy xin Thầy nói với cô Út giùm. Mai con về, với số điện thoại sau đây, con sẽ liên lạc với Thầy. Xin Thầy nhận nơi đây lòng thành kính biết ơn của con.

Trưởng lão: Được rồi. Thầy sẽ cho con một cái số sách. Minh Kiên, Thầy sẽ cho con một số sách, con sẽ đem về trên cái thư viện của con hay giúp bạn bè con biết cái đường lối, cách thức tu tập. Được rồi, không có gì đâu, Thầy sẽ giúp cho.

Phật tử: Có cái số điện thoại của Thầy?

Trưởng lão: Có số điện thoại hả con?

Phật tử: Con xin cái số điện thoại của Thầy.

Trưởng lão: Xin số điện thoại. Thầy thì không có số điện thoại, không biết. Con có nhớ số điện thoại ở Tu viện không con?

Phật tử: Thầy ghi cái số điện thoại của Mật Hạnh được không Thầy?

Trưởng lão: Cũng được con.

Phật tử: Dạ, dạ. Để lát rồi ghi, Thầy.

Trưởng lão: Lát nữa rồi ghi cho con. Có Chơn Tịnh nó biết, chứ Thầy thuở giờ Thầy không biết xài điện thoại di động. Thầy cũng không biết xài điện thoại nữa, cũng không biết bấm nữa mấy con. Nghe reng reng vậy cái bấm, cái sao rồi gọi nó không nghe ai hết. Rồi Thầy xách đi hỏi Mật Hạnh, Mật Hạnh chỉ Thầy bấm chỗ này, mà sao Thầy cũng quên hết, Thầy cũng không nhớ nữa. Bởi vì mình không thích rồi, mình không chú ý nó.

Với Thầy cũng nghĩ rằng cái điện thoại nó rầy quá đi, nó cứ làm động mình lắm. Rồi do đó thôi không có điện thoại thì nó khoẻ nhất, không ai gọi mình. Chứ còn có, Thầy mà có điện thoại di động, tối ngày chắc Thầy ngồi Thầy nghe không! Ở đâu họ cũng biết cái số của Thầy rồi chắc chết luôn. Mà cho nên cũng cái phước duyên là Thầy không ưa thích cái thứ đó, cái thứ động lắm. Cho nên đối với Thầy thì cái gì thì thưa hỏi thôi, chứ còn cái điện thoại nó làm động lắm.

Nửa đêm vậy, trời đất ơi! Nửa đêm mình đang ngồi thiền nó yên tịnh gần chết, cái tâm mình bất động, reng reng reng reng! Nó biểu cái gì tùm lùm trong đó. “Mày reng rồi tao ngồi làm sao được? Nếu mà tao giả đò quên, mày reng một hơi chắc mày cũng không nghe”. Nhưng mà cái điều kiện là không được mấy con. Mình thấy sao nó làm động quá. Cho nên để cái điện thoại ở trong cái thất của mình là cái tai hoạ lớn lắm. Nó là cái thứ con quỷ già mồm, nó cứ réo hoài hà. Cho nên cái người tu, thôi, đem ném cái điện thoại di động ra ngoài đi, đừng có để ở trong cái thất. Ấy rồi đem cái đống rác nào hay đào cái lỗ chôn đi, rồi sáng hôm mình móc lên mình xài, cho chắc ăn.

Trưởng lão: Con, con hỏi Thầy gì con?

Phật tử: Kính bạch Thầy, đôi lúc mình ngồi, có lúc nghe cái trạng thái hơi thở nó nhẹ nhàng, mà nó có thể làm cho mình không có mỏi mệt, mình ngồi được lâu, cỡ hơn hai tiếng đồng hồ như vậy mà có ý thức. Ý thức mình thấy rõ. Vậy có phải là Tứ Niệm Xứ không vậy Thầy?

(4:21) Trưởng lão: Tứ Niệm Xứ rồi con. Nó quay vô, nó trên thân nó, tức là nó trên thân nó, nó an trú được ở trên cái thân nó rồi. Tứ Niệm Xứ được.

Phật tử: Lâu lâu được một lần vậy chứ nó không được hoài.

Trưởng lão: Đó là lâu lâu nó thăm viếng bữa đó. Cho nên mình tập dần rồi nó sẽ được luôn vậy đó con. Thôi nha con. Còn gì nữa không con? Cố gắng.

2- BAN QUẢN TRỊ TRUNG TÂM AN DƯỠNG

(04:40) Trưởng lão: Người nào thấy mình cần về thăm gia đình, thăm em, thăm con, thăm cháu, thăm bè bạn gì đi. Rồi chờ có duyên mình lên sau thì chừng đó mà Thầy gọi điện thoại Thầy báo cho, thì mấy con sẽ về những cái khu vực mới, đẹp đẽ lắm. Khu vực mới toàn là đường giao thông đồ, tráng dầu, tráng nhựa, bê tông cốt sắt.

Phật tử: Như vậy là chắc chắn mình có khu vực mới để mình sau này, hơn một tháng mình đi về rồi mình vô lại khu vực mới hả sao Thầy?

Trưởng lão: Sẽ là mấy con vào thì mấy con sẽ có cái khu vực mới rồi, còn ở đây thì sẽ ổn định lại.

Phật tử: Cho con hỏi về cái thời gian, bây giờ là đã là tháng hai rồi, mà Thầy lại còn phải dẫn dắt một, hai người gì tu chứng nữa, lại còn lo thêm cái Tu viện đó. Thì đến tháng mười tới, thì như con đây là chưa có duyên may được dự là trọn vẹn cái lớp Chánh Kiến. Thế mà bây giờ là nếu như mà nghe Thầy nói vậy cũng mừng ấy.

Tháng Mười này, nhưng mà lại con e rằng cái thời gian mà như vậy, mà cùng một lúc bao nhiêu việc, nhất là cái việc dẫn dắt mấy người tu chứng đã là mất một cái thời gian rất là lâu rồi, thì cũng phải là mất mấy tháng, vì họ có nhiếp phục được thì cũng phải là mấy tháng. Rồi lại Thầy lại còn phải viết sách, xong lại còn phải đi vào vẽ vời với lại xây dựng cái Tu viện, với khuôn viên thế này thế khác, với lại kêu gọi Phật tử đóng tiền nữa thì cái thời gian này nữa, tháng Mười không biết làm sao?

(6:02) Trưởng lão: Bây giờ đó, con thấy như hồi nãy Thầy đưa cái sơ đồ mà cái chương trình mà hoạt động của cái ban quản trị. Tức là mình sẽ thành lập, rồi cái nhân sự này đó, họ sẽ…​ Khi mà Thầy báo cáo, Thầy coi như là cái người trưởng ban của cái quản trị của Trung tâm An dưỡng. Thầy là người trưởng ban mà, thế nào họ cũng tôn Thầy làm ông vua đó rồi. Rồi bắt đầu Thầy truyền lệnh, bây giờ mấy cái ban tập trung lo làm xây dựng đi, cái ban xây dựng này lo đi. Thì bắt đầu đó, thì giấy tờ xong rồi, thì cái ban đó họp lại thôi.

Rồi họ tự kêu gọi, rồi Phật tử đóng góp này kia, Thầy khỏi lo gì hết. Cho nên Thầy ngồi mặc tình mà viết sách. Có phải không? Thầy chỉ ra lệnh thôi. Có bao giờ mà Hoàng tử hay hoặc là Thiên tử mà đi xuống mà cuốc đất bao giờ? Cho nên vì vậy ở trên là chỉ truyền lệnh xuống thôi, ở dưới làm thôi. Coi chừng không biết chừng Thầy xách bai (baille) Thầy xuống nữa thì thật.

(7:07) Nói đùa vậy chứ sự thật ra thì mọi người không có để điều đó đâu, nhưng mà cái điều kiện là tổ chức những cái ban là nó dễ rồi con. Chỉ mình cần ở trên mình đưa xuống, mình báo cho một cái người nào thì họ sẽ chuyển xuống những người khác. Rồi những người khác cho đến cái ban của họ để xây dựng thì họ sẽ làm cái chuyện đó. Có vậy thôi, không có gì đâu. Cho nên đây là, các con thấy nó chưa có phải không? Mà bây giờ nó đã có, thì bây giờ cái ban nó thành lập rồi. Nó rõ ràng rồi, chứ đâu phải đâu.

Đó, cái chương trình nó giải trình, cái sơ đồ mà giải trình cái hoạt động của người ta nó rồi. Người ta chuẩn bị từ hôm đó tới nay người ta chưa vẽ, mà bây giờ nó sắp sửa nó có thì nó phải vẽ chứ, phải không? Nó từ ở trong nước mà nó đi ra ngoại quốc, nó có mà. Nó có những điều kiện tổ chức của nó rồi. Bởi vì cái việc nó làm lớn mà con, không có nhỏ.

3- DỰNG LẠI NỀN ĐẠO ĐỨC CHO CON NGƯỜI

(07:52) Phật tử: Bạch Thầy là bao nhiêu lớp, Thầy mở cái Tu viện Chơn Như này. Lúc đầu, khoá đầu tiên, nhưng mà nó mới có học như vậy..

Trưởng lão: Nó bắt đầu đây. Nó bắt đầu khởi thử.

Phật tử: Sắp tới đây cái khoá thứ hai rồi khoá thứ ba, cho đến khoá thứ năm, thứ bảy này phải đến mấy nghìn người, có khi không đếm…​ Có khi nào đến đấy thì cả tu sĩ với cư sĩ là nó mấy nghìn người đấy.

Trưởng lão: Đông chớ, bởi vì con biết, mình phải nói cái tâm tha thiết mà cầu giải thoát, đông lắm à con. Khi mà người ta biết mình đã có người tu chứng rồi, người ta bỏ hết cuộc đời. Người ta đem hết tài sản người ta làm từ lâu tới giờ để mà người ta gởi vào cho cái sự công ích chung, để cho mọi người được hưởng cái sự giải thoát này. Họ không có tiếc đâu mấy con. Thầy nói thật sự với những người mà nhà giàu họ không tiếc chút nào đâu. Họ biết được con đường mình đi đúng và cái nền Đạo Đức sẽ dựng lại cho loài người là họ tha thiết họ bỏ vào. Bởi vì đây là sự thật mà.

(8:42) Những cái lời giảng, những cái băng giảng, những cái đĩa mà người ta sẽ nghe và những cái kinh sách mà Thầy xin phép, Thầy đưa ra, nó là cái bằng chứng sự thật. Và cái bằng chứng sự thật là cụ thể hơn nữa đó là những người ở đây tu chứng. Thì nó là một cái ánh đuốc sáng rực cho, một cái ánh hào quang khắp cái hành tinh của chúng ta, chứ còn cái chỗ nào nữa? Chỉ bây giờ chúng ta còn có lo mở lớp mà thôi.

Cho nên mấy con yên tâm. Với vấn đề mà Thầy làm, trong cái giai đoạn mà xã hội chúng ta với cái tri thức của con người, cái sự hiểu biết của con người bây giờ nó cao, chứ nó không phải thấp. Cái dân trí bây giờ nó lên cao lắm mấy con, chứ không phải là như ngày xưa đâu, cho nên nó dễ. Và cái chương trình mà thông tin nó liên lạc, nó nhanh chóng lắm. Ngồi đây mà nói chuyện bên Mỹ được, thì mấy con thấy hồi thời đức Phật đâu có làm cái chuyện đó được đâu. Ông tu, dù Ông có Thiên nhãn minh đi nữa, ông cũng chỉ mình ông thôi, chứ ông đâu có nói chuyện với ai được.

Còn bây giờ đó, sự thật ra nó có những cái phương tiện mà chúng ta thông tin. Ngồi đây mà những cái lớp học của chúng ta mà ở ngoại quốc, người ta đã tham dự được cái tiếng nói của Thầy. Mà người ta nghe được cái dĩa cái lời của Thầy giảng rồi, thì các con thấy nó đâu có phải là còn hạn hẹp đâu, nó khắp cái hành tinh của chúng ta rồi. Cho nên cái đúng thì nó sẽ lan nhanh, rất nhanh, mà cái sai nó cũng lan nhanh, rất nhanh. Nhưng mà nó sẽ đổ vỡ. Những cái sai nó sẽ bị đổ vỡ.

Ở đây cái đúng sẽ dựng lại và nó đem lại cái lợi ích lớn cho cái loài người của chúng ta thì cái chương trình giáo dục đào tạo đạo đức. Cho nên cái bộ sách Đạo Đức hai mươi bốn cuốn nó phải ra đời kịp thời, kịp thời cho cái lớp Chánh Kiến của chúng ta học về đạo đức. Cho nên mấy con mà những người nào mà có khả năng, thì Thầy kêu gọi mấy con chuẩn bị cho cái lớp Chánh Kiến, là mấy con viết cái bộ Đạo Đức Làm Người mà Thầy đã cho mỗi người có cái đề tài để làm.

Mấy con viết hay lắm, có nhiều bài mấy con viết rất hay. Và mấy con cũng sẽ trở thành những người đứng lớp dạy đó, chứ không phải không. Cho nên mấy con thấy, bỏ cái nhỏ mà làm việc cái lớn lợi ích cho mọi người, mấy con hãy cố gắng. cố gắng, không có gì. Cái lớp của mấy con Thầy thấy rằng sẽ đạt được, chứ không có gì.

(09:59) Thầy tin tưởng, rất tin tưởng ở cái lòng mà tha thiết tu hành của mấy con. Nhưng vì cái hoàn cảnh của chúng ta nó có nhiều cái nó không yên, nó còn động. Cho nên từ cái chỗ mà động chúng ta đi tìm cách thức để mà chúng ta giải quyết cho nó đừng động nữa, nó bất động, để chúng ta tu tập cho đạt được. Chứ nó cứ động hoài thì tu khó lắm. Nay thì chuyện này mai chuyện khác, rồi chúng ta tu không được mấy con, rất là khó. Chúng ta làm sao cho nó được yên lặng, tu tập cho nó…​ Chỉ còn duy nhất, mình yên tâm mà tu thôi.

Chứ nay thì chuyện này, mai chuyện khác, dù mấy con là gan đồng xương sắt đi nữa mấy con cũng bị động. Chứ đừng nói chi mà thứ bằng xương bằng thịt này thì nó vẫn bị động như thường. Có chuyện gì thì mấy con rất động. Bởi vì mấy con thấy nè, trong cái lớp học của chúng ta hôm nay tuy rằng cái lớp Chánh Kiến của chúng ta xong rồi, mà chúng ta thấy lần lượt những người khăn gói, nào bị, rương rồi lên đường xe chở đi, chúng ta thấy cũng nao nao chứ mấy con; làm người mà.

Trong một cái lớp học đương đông đảo như thế này, bỗng dưng tuyên bố đi về. Rồi từng người, từng đợt người, đợt người rồi khăn gói, túi, bị đồ, lên đường. Xe tới xe đưa, mình cũng thấy nghe nó cũng thấy, nghe nó buồn buồn, một cái nỗi buồn gì đó chớ. Trong khi đó may là cái lớp của chúng ta mà nó đã qua rồi, chứ còn cỡ mà nó chưa, nó còn nửa lớp bỏ thì chúng ta còn nuối tiếc chứ đâu. Bởi vì thí dụ như bây giờ lớp Chánh Kiến mà mới có được có hai tháng à, thì trong khi còn bao nhiêu cái bài vở chúng ta mà chúng ta phải đi về thì chúng ta thấy buồn, càng buồn hơn nữa.

Còn hôm nay vì cái, chúng ta đã học qua được cái lớp này, mới có để mà tốt nghiệp để mà lên những cái lớp tu thôi. Để mà chúng ta, để biết người nào ở lớp nào thôi. Thì sau cái lớp mà hai tuần lễ rồi thì để trắc nghiệm qua cái sức của mấy con, thì bắt đầu mấy con tự biết được cái lớp của mình rồi. Cho nên bây giờ người thì cứ tu xuống để mà xả tâm, người thì ở trên Tứ Niệm Xứ. Có vậy thôi. Do đó mấy con biết được cái trình độ của mình hết rồi. Mà mình không có ham cao đâu, mà mình ham để kết quả tốt. Cho nên cũng không ai còn cái gì hết. Nhưng mà đùng cái là chúng ta giải thể, thì chúng ta thấy mọi người đều khăn gói lên đường.

Nhìn lại cái số học trò của mình ra đi, thì mình thấy cái lớp học của mình chưa đào tạo họ hoàn tất. Rồi một ngày nào đây, khi mà trở về gia đình biết họ còn có đủ duyên để mà trở lại không? Biết bao nhiêu là cái Ái kiết sử. Một thời gian ba, bốn tháng vắng mặt: “Bây giờ kỳ này mẹ về, con không cho mẹ đi nữa. Trời đất ơi! Mẹ đi bốn tháng con muốn chết”, thì làm sao mà bỏ con mà đi được, phải không?

Cho nên nó ràn rịt rồi, thì lại mất đi một người học trò siêng năng của mình. Dù là một bà già bảy, tám mươi tuổi, nhưng mà vẫn khăn gói đến đây học, làm một học trò giỏi của Thầy đâu có gì. Các con thấy lòng người mà, đâu có gì đâu. Cho nên vì vậy Thầy rất thản nhiên, nhưng mà dù sao đi nữa mình là con người chứ không phải cây đá. Trước cái đám học trò mình khăn gói mà lên đường, bước lên xe đi thì mình cũng thấy nao nao trong lòng mình chứ. Là con người mà, rất thương tội.

Phải chi được cái lớp bình an đừng có gì hết, thì những người này sẽ chăm chú, đâu còn bị gián đoạn như thế này, cho nên cuối cùng thì sẽ đạt được. Lúc bấy giờ mà trở về thăm quê, mà cũng như là học sinh mà có cấp bằng cử nhân hay tiến sĩ. Đi về nhà rồi, mà mang cái giấy chứng nhận mình đã đậu rồi, thì trời đất ơi! Về mặt mũi sáng rỡ, hãnh diện với bà con mình, “Tôi đậu rồi, tôi đậu cử nhân rồi”. Về đó mà khoe khoang dữ tợn. Còn bây giờ về hỏi tu hành, hôm rày tu làm sao? Nói sao bây giờ đây, thiệt cũng khó nói.

(14:35) Nói bị đuổi cũng không được, mà nói bị giải thể cũng không được, mà nói học xong thì cũng chưa được. Không biết trả lời sao với con cái của mình. Mẹ khăn gói, cha khăn gói đi tu mà tới giờ hỏi không biết cái gì hết. Mà biết gì đâu mà trả lời, con thấy không? Nó là cái nỗi khổ chứ, Thầy hiểu biết chứ. Cho nên có nhiều người thành thật hỏi Thầy: “Bây giờ con về, con trả lời làm sao”? Thì nói mình học xong lớp Chánh Kiến, mình nghỉ xả hơi. Nghỉ hè chứ có làm sao đâu.

Có vậy thôi. Nghỉ hè rồi vô học lại, chứ có gì. Người ta về thăm con cháu chút. Thấy học cũng tiến bộ khá lắm, nhưng mà nghỉ hè. Thì nói cho qua vậy thôi, để cho mình yên ổn, mình tiếp tục mình tu tập. Thôi bây giờ mấy con chuẩn bị, người nào cũng lo mình có thể mình yên ổn mình về, chứ không có gì đâu, đừng có lo. Cái chuyện mà mấy con sẽ trở lại tu tập thì càng lúc thì nó sẽ còn yên ổn hơn, không có gì. Mấy con còn hỏi Thầy gì thêm không con? Còn không, còn gì, hết rồi hả con?

Thanh Trí: Thưa Thầy, quý thầy mà đi về, xin quý thầy giùm con một cái hình được không Thầy?

Trưởng lão: À cái hình nó, Thầy đem cái máy mà Thầy in đó con. Nó, một cái máy nó in, nó đỏ chạch à, cái hình người nào cũng đỏ như máu. Còn một cái máy nữa, Thầy cũng đem qua Thầy in mà nó vàng khè. Hình nó không ra hình, nó cũng giống, nó cũng cái dáng nó cũng giống nó tương tự, nhưng mà nó vàng khè.

(16:05). Màu xanh cây nó cũng vàng, áo nó cũng vàng, nó không có thành cái áo nâu mà thành áo nâu, còn một cái thì nó đỏ hết. Thì kỳ này cái máy nó mới độc chứ. Mọi lần nó xanh nó ra xanh, đỏ ra đỏ mà hôm nay chắc chắn nó không muốn trao hình đó cho mấy con, cho nên vậy mà nó vàng nó ra vàng, mà đỏ nó ra đỏ, nó không còn ra cái gì hết. Nhìn hình nào nó cũng giống, nó có cái dáng tương tự giống, nhưng mà nó không có ra cảnh tượng gì hết.

Những cái màu của nó vàng, nó vàng khè, mà nó đỏ, nó đỏ chạch. Thầy in hai cái hình rồi. Thầy nói cha! Cái kiểu này chắc là duyên của chúng chưa đủ. Chứ nếu không, hồi hôm này Thầy cho cỡ khoảng một trăm tấm. Sáng ra cho mấy cô đồ cũng được, nhưng mà đâu dám đưa. Đưa gì mà hình đỏ chạch! Thôi, mấy con hỏi Thầy gì thêm không?

4- CHUYỆN NGÀI CA DIẾP ÔM BÌNH BÁT CHỜ TRAO NGÀI DI LẶC KHÔNG THẬT

(16:57) Phật tử: Kính bạch Thầy, tại thời gian còn dư sớm, con xin hỏi một câu hỏi cũng hơi ngoài lề là trong kinh nói Ngài Ca Diếp vào núi khi nhập định có ôm cái bình bát của thầy. Rồi mới nhớ trong kinh có nói là Ngài Ca Diếp ôm bình bát vào lúc trước khi nhập định, rồi đến lúc này là Ngài đã ra chưa, kính bạch Thầy?

Trưởng lão: Sự thật đó là cái huyền thoại con, cái huyền thoại. Sự thật nó không có. Ngài Ca Diếp đã tịch lâu rồi, chớ còn không có ôm bình bát. Vậy thì cái bình bát nào mà ôm vào núi Kê Túc? Mà cái bình bát nào mà Lục Tổ Huệ Năng - truyền cho Lục Tổ Huệ Năng - mà Thượng toạ Huệ Minh săn? Sao mà có tới hai cái bình bát dữ vậy? Ông Phật này chắc bữa để dành cái bình bát giống như Thầy. Để lỡ bể rồi ôm bình bát khác cũng được. Sự thật ra nó không có con.

Cái đó, cái huyền thoại. Nói khi mà Tổ Ca Diếp, Ngài sẽ vào núi Kê Túc, Ngài nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Diệt Thọ Tưởng Định trong đó chờ khi Ngài mà, là Phật Di Lặc mà ra đời thì Ngài sẽ trao cái bình bát và cái y đó cho Ngài Di Lặc. Nhưng mà làm gì có cái ngày Di Lặc mà được, nhất là cái ông bụng phệ đó mà làm sao mà ông vấn y được. Người ta đã tưởng tượng ra ổng kiểu đó rồi, ổng làm sao ông vấn y của Phật nổi? Mà ổng mặc cái y cái kiểu của ổng, ổng bành cái bụng ổng ra rồi. Làm sao mà có cái chuyện đó được? Bởi vậy cái huyền thoại, nó là huyền thoại, sự thật ra nó không có con.

Trước tiên khi mà Thầy có cái sức Tam Minh, Thầy cũng dùng cái Thiên nhãn minh mà Thầy nhìn Thầy quan sát, và cái Túc mạng minh, Thầy quan sát những cái vấn đề mà huyền thoại đó có hay không. Tức là Thầy đã thực hiện được cái điều đó để mà nhìn thấy, mấy con, để coi nó có không. Cho nên sau này Thầy rất mạnh miệng Thầy nói. Chứ nếu mà cỡ không thấy, không dám mạnh miệng đâu. Cho nên cái ông nào mà không có là nói không có, chứ còn mấy ông đừng có nói bậy.

Tui, tui thấy rõ ràng chứ không phải là tui muốn nói đại đâu. Tui không phải phỉ báng ông bằng cách là không thực tế đâu. Tui muốn nói cái điều đó là tui phải chính bằng cái trí tuệ tui đàng hoàng, cái trí tuệ Tam Minh đàng hoàng. Tui phải vào Tứ Thánh Định, tui phải tịnh chỉ hơi thở hoàn toàn, con người tui như chết hoàn toàn, tui mới đánh thức được cái Thức uẩn của tui. Tui mới dùng nó mà để tui quan sát được cái vấn đề của mấy ông nói có hay không đây. Tui mới xác định được con đường của Phật giáo. Chứ còn không khéo, rồi tui cũng sẽ đi con đường của mấy ông thôi, chứ không khác gì khác hơn hết đâu.

Cho nên mấy con thấy không? Thầy nói, nói thẳng nói thật, nói hoàn toàn, nói rõ ràng. Chứ không có nói mà nói kêu là nói còn nhân nhượng đâu, nói mà còn sợ hãi đâu, không có. Thầy không có sợ hãi ông nào đâu. Mấy người tu đúng là đúng, mấy người tu sai là sai. Nói ông Ca Diếp mà ôm bát vô trong núi Kê Túc, mà giờ chờ mà Di lặc ra đời mà trao bình bát thì mấy ông chết với tui.

Tui đào cái núi đó ra tui coi ông ngồi chỗ nào, chứ đừng nói chuyện. Sự thật ra nó không có con. Quan sát hết rồi không có cái điều đó. Tổ Ca Diếp đã tịch lâu rồi. Ngài cũng như mọi người, cũng như thời đức Phật, cũng như ông A Nan tịch, hoàn toàn cũng chết bình thường mà tự tại. Vì cái có được cái Tứ Thiền, người ta tự tại trong sự chết thôi, chứ không có gì. Mấy người đó đều là có Tứ Thiền hết, người ta tịnh chỉ được hơi thở.

Cho nên trong cái thời đức Phật, là đệ tử của đức Phật đều là tịnh chỉ được. Như cô Huệ Ân, các con thấy cô có Tam Minh chưa? Nhưng mà cô tịnh chỉ được mười phút rồi mấy con. Mười phút hơi thở không thở, thì mấy con thấy cái sức của cô Huệ Ân mà nín thở mười phút cô tiêu đời cổ, chứ ở đó mà cô sống được sao? Mà cô còn chống gậy. Hồi sáng này cô còn ngồi được. Hôm đó cô có năm phút à con, mà bây giờ tập dần tập dần, nó tịnh chỉ được mười phút. Bây giờ cô muốn chết thì cô tịnh chỉ mười phút là được rồi. Bà con, tui nín thở mười phút đem chôn đi, để rồi nó thở lại làm sao.

Cứ lần lượt tập đi, lần lượt tập rồi sẽ tịnh chỉ được hơi thở mấy con. Tự nó, nó ngưng chứ không phải là mình nín thở đâu mấy con. Tự nó ngưng, tự nó ngưng. Bởi vì cái pháp Như Lý Tác Ý, tâm mình thanh tịnh, cái tâm mình nó có xả ly. Nó ly dục ly ác pháp, nó có thanh tịnh, nó tự làm được, nó có cái lực.

5- NHẬP ĐỊNH TƯỞNG CÓ TỰ TẠI TỊNH CHỈ HƠI THỞ?

(21:02) Phật tử: Bạch Thầy cho con hỏi là nếu vậy thì cái thiền mà, trước đây con đã vô tình mà con nhập vô một lần rồi, tức là khi mà con ở trên Đà Lạt xuống, mà con tập cái Lục Diệu pháp môn xong rồi kết hợp với lại tụng chú. Đến khi mà con thấy nó dừng hơi thở, rồi nó nổ tung cái người mình ra, nó thành đen hết. Tự nhiên nó tối sầm hết lại, nó chỉ còn lại một vài những cái đốm sáng đó nhưng hơi thở cũng không còn nữa, không còn hơi thở nữa, chỉ còn mỗi cái câu thần chú đó thôi. Còn cái biết lúc bấy giờ nó chỉ còn cái câu thần chú đó thì nhưng mà cái hơi thở nó đã tịnh chỉ như vậy, nó mất. Đó, mà con…​

Đến khi là con ra, mà tí xíu nữa thì bị kẹt luôn; tí xíu nữa. Thậm chí là con thấy là vào cái tư thế ngồi thì con ra lại dễ dàng. Nhưng đến khi vào tư thế nằm xuống giường, tức là con nằm xuống giường, để con làm cái động tác đó, thì đến khi con nằm là ý chí của mình không ra được nữa. Như vậy thì những cái đấy nếu mà khi mà mình biết đấy, nó cũng là cái tịnh chỉ. Như vậy thì các cái thiền như vậy nó có làm chủ được cái sự chết ấy không?

(22:10) Trưởng lão: Không con, bởi vì cái đó nó chỉ qua một cái Tưởng của nó thôi con. Bây giờ cái nghiệp con hết, qua cái Tưởng đó con sẽ bị chết đó con. Có cái người mà ở ngoài Quy Nhơn họ cũng tu tịnh chỉ, họ nín hơi thở đó. Rồi họ cũng tập luyện, rồi họ cũng chết, họ lấy lại không được. Đó là cái nhân quả họ hết rồi. Còn cái nhân quả nó còn đó, nó còn nó không chết đâu con, nó không có làm sao nó chết. Còn cái này là người ta tập để mà ta làm chủ. Như cô Huệ Ân tập làm chủ hơi thở vậy, chứ nhân quả cô hết cô mới chết được. Chứ còn nhân quả cô chưa hết, cô không chết được đâu.

Phật tử: Bạch Thầy là cái Lục Diệu pháp môn của Hoà thượng Thích Thiện Hoa hay Thích Thiện Hoà đấy, thì biết về cái thiền ấy nhưng không có cái tác ý. Bởi chính vì không có cái tác ý đó cho nên mà nhập vô và ra là không làm chủ được, không có cái ý định, là vì nó không có cái tác ý. Khi mà về đây với pháp của Thầy thì nó tác ý. Con cũng đã thử dùng như vậy không tịnh chỉ được cái hơi thở.

Trưởng lão: Đúng rồi, nó tịnh chỉ. Còn cô Huệ Ân bây giờ cô đang ở trong Ý thức, cô điều khiển cho nó tịnh chỉ hơi thở, rồi cô ý thức cô cảm nhận nó từ từ nó dừng. Nó dừng từ một phút, rồi lên năm phút. Rồi bây giờ nó…​ Hồi sáng này cô gặp cô trình cho Thầy đó, con đã dừng được mười phút. Nó dừng được mười phút, lâu đó con, lâu lắm chứ không phải ít. Mà ý thức dừng, ý thức nó biết, cho nên nó khác hơn cái tưởng con. Còn con bị tưởng con thấy đen đó. Nó chỉ còn cái biết của con là cái biết của Tưởng bằng thần chú. Nó chuyển qua cái biết của thần chú đó, cho nên nó mất cái hơi thở.

(23:45) Phật tử: Cái Lục Diệu pháp môn lúc đó là ngày xưa, chắc đó là Thầy cũng biết, chắc là thầy Thích Thiện Hoa, Thiện Hoà đấy.

Trưởng lão: Biết rồi. Lục Diệu pháp môn.

Phật tử: Lục Diệu pháp môn đó nhưng con cũng kết hợp với cái câu thần chú của Tây Tạng, chứ không kết hợp với cái câu thần chú của ngài ấy.

Trưởng lão: Con thì giỏi quá, cho nên kết hợp cả Tây Tạng mà đảo qua từ Thiện Hoa luôn.

Phật tử: Cho nên là khi vô cái là con đang nhập vô cái, thế là thấy ngồi thì nó nhập được rồi, nhưng đến khi ra nằm một cái là, đến lúc nằm là xém nữa là không ra được nữa.

Trưởng lão: Cho nên coi như là nếu mà con nằm chắc là kể như con đi luôn rồi, giờ hết gặp.

Phật tử: Như vậy là bạch Thầy là cái nhân quả còn chi phối được mình vẫn tự tại nằm trên giường chết, vẫn đâu có khổ đau gì đâu.

Trưởng lão: Con mà chết như vậy đó, thì thí dụ như cái nghiệp của con nó không phải là chết trong cái khổ đau thì nó chết ở trong cái thần chú đó hoặc cái phương pháp đó thì nó phải chết rồi, chứ đâu có bây giờ nói. Còn tại vì cái nghiệp nó còn cho nên giờ còn nói chuyện đây. Nó rõ ràng vậy mà, con hiểu không? Cho nên nó chưa phải chết với cái thần chú đó đâu, với cái Lục Diệu pháp môn đó đâu. Dù bây giờ con có muốn đi nữa, con có nằm đi nữa, chắc cũng không chết nổi. Nó cũng làm cho con không có nằm, con cứ nghĩ chút xíu nữa nếu mà nằm là tiêu rồi. Nhưng mà sự thật ra thì…​

(24:57) Phật tử: Bạch Thầy, sau cái lần nhập vô cái định đó tự nhiên cái linh giảng công án về thiền hay mọi cái tự nhiên nó thay đổi, lý luận ghê gớm. Từ lúc đó đến giờ con không hiểu tại sao cái đầu mình nắm cái điều này, nó nghĩ gì đâu ghê gớm thật đấy.

Trưởng lão: Đúng rồi. Từ cái không đó mà đi đến cái pháp Tưởng đó. Cho nên con bây giờ Thầy thấy qua cái nói chuyện, Thầy cũng biết con bị thiền “không”, có cái lý luận ở trong đó. Từ đó là con sẽ thấy rằng cái pháp Tưởng nó cứ xen vô trong ý thức con thôi.

Phật tử: Dạ lúc nào nó cũng xen vô.

Trưởng lão: Nó lạc rồi đó con. Cho nên trong cái sự tu tập coi chừng lạc, nó bị tưởng. Cái Tưởng nó hay xen vô để nó luận, nó luận theo cái sự Tưởng của nó.

Cho nên trong cái sự tu tập nó sai một chút thì nó cũng rất là vất vả lắm con, nhưng mà cái phước con còn đó, cái phước con có. Cỡ mà không có, nó dính vô trong đó, rồi bắt đầu bây giờ, đi đâu cứ lập bập, lập bập, lập bập là niệm thần chú chứ gì? Niệm thần chú Chuẩn Đề.

(25:56) Phật tử: Bẩm bạch Thầy, vậy là từ đây về xuất gia với Thầy, rồi ra nữa được là được ba năm rồi, mà xả ra mà sao vẫn cứ thỉnh thoảng vẫn còn.

Trưởng lão: Con phải biết rằng nó đã hoạt động rồi. Tức là con xả ra là con đã không chấp nhận nó rồi, chứ không. Nhưng mà cái hoạt động của cái Tưởng con nó đã hoạt động nó quen rồi, cho nên hễ con ức chế, con chế ngự nó cái là nó lòi cái mặt nó ra liền.

Phật tử: Thấy sắc, thấy hương, vị, xúc, sắc, tưởng bây giờ vẫn cứ liên tục, ngay bây giờ về tập pháp Thân Hành Niệm, hay là hít thở năm hơi, đi kinh hành hai mươi bước, hay là đi kinh hành, có cái lần con, nó bay bụi cả lên, rồi con bảo sao: “Cái gì nó nghĩ xen vô thế này?”.

Trưởng lão: Bởi vì khi mà con ức chế, cái Ý thức của con nó không hoạt động được, tức là nó không niệm được rồi, thì bắt đầu cái Tưởng thức nó hoạt động liền. Bởi vì con tu tập nó giỏi rồi. Không phải, vì cái Tưởng nó giỏi rồi, cho nên nó dễ hoạt động phải không? Còn người ta chưa có cái Tưởng nó hoạt động, cho nên nó không có giỏi được, vì vậy mà người ta nhiếp vô đó thì nó ức chế, nhiều khi nó căng đầu người ta thôi, chứ nó không có hoạt động được. Còn con nó sẵn sàng, hễ con nhiếp vô một cái là bắt đầu, hễ hơi một chút xíu là cái Ý thức nó dừng một cái là Tưởng thức nó: “Mày nghỉ đi, tao vô cái đã”.

Phật tử: Bạch Thầy nãy nói, tất cả theo những cái bài của các cái tu sinh, thiền sinh con đang là học dự thính, đã nghiên cứu trước, tự nhiên nó thấy hết cả, biết hết cả những cái ví dụ người ta viết, nó hiểu hết cả. Nó hiểu mà nó biết là cái người nào biết làm sao tu đã tới đâu rồi, anh như thế nào. Cái pháp Tưởng ấy tại sao nó vẫn nhận biết được cái đấy?

Trưởng lão: Biết chứ con, bởi vì nó giao cảm mà. Con thấy tại sao mà con hỏi mấy cái nhà ngoại cảm, sao họ biết xác nằm chỗ đó mà đào xuống có, có phải không? Con hỏi họ tại sao họ biết? Họ nói tôi cũng không hiểu sao nữa, tại tôi thấy nó vậy, tôi chỉ. Thì con bây giờ con hỏi tại sao mày biết?

Phật tử: Bạch Thầy là con hỏi rồi, tại sao biết như vậy, nhưng mà về sau con lý luận ngược lại thì nó ra cái lý luận là có biết như thế, thì tức là kiến giải, tưởng giải mà thôi. Người chết không làm được thì biết để làm gì?

(27:59) Trưởng lão: Thì đó, lẽ đương nhiên là tự con quyết định.

6- HIỂU VỀ BẤT TỊNH ĐỂ TỪ BỎ TÂM THAM

(28:03) Phật tử: Nó viết rất hay, anh làm một cái bài về nhân quả thảo mộc hay là tất cả các bài. Anh viết anh nghĩ thế nào cũng được. Bây giờ một người chưa từng tu, người ta học nhà giáo, nhà văn người ta viết hay lắm chứ, người ta còn viết giùm cho mình luôn ấy chứ. Thế nhưng mà, như thế thì học không đi đôi với hành. Anh viết được là để mà anh làm sao anh có một cái tri kiến để nó đẩy lùi cái chướng ngại pháp.

Trưởng lão: Thôi bây giờ Thầy nói vậy nè, bây giờ cho cái ông thầy giáo đó, ông không tu gì hết đâu. Bây giờ cho ông viết cái bài Thực Phẩm Bất Tịnh, hướng dẫn cho ông. Bây giờ ông viết cái bài Thực Phẩm. Đọc ai cũng thấy ghê quá, hết thấy muốn ăn rồi. Trời ơi! Thấy nghe giòi tửa đồ không, thấy gớm quá trời, giống như là mũi dãi của mình khạc nhổ. Hỏi ông thầy giáo: “Ông viết như vậy, ông có gớm không ông?” Hay là tới bữa ăn, ông nhớ cái bài viết ông, coi ông ăn được không? Rồi chắc ông đó cũng gớm lắm đó chớ.

Ông không tu gì hết, nhưng mà ông cần hiểu, hiểu đúng, hiểu như vậy. Ông biết được như vậy, ông có gớm không? Ông còn thích ăn nữa không? Chắc chắn ông hết thích rồi. Không tu đó, chỉ cần hiểu thôi. Cho nên đức Phật nói: “Cái gì thông hiểu cần thông hiểu”. Thông hiểu thì xả tâm rồi. Chứ đâu phải ông thầy giáo, ông phải học rồi, ông phải tu nữa đâu.

Chỉ ở trên cái lớp Chánh Tri Kiến là nó đã xả tâm rồi. Khi mình hiểu rồi thì không bao giờ mình thèm cái đó nữa đâu. Cũng chẳng hạn nào như Thầy nói bây giờ, Thầy nghe nói, Thầy nghe cái cô Mỹ Liên, cô ở bên Mỹ, cô viết cái bài mà nói về cái nhân quả của vạn vật như loài chim này kia gì. Thì cô thấy, cô nói, cô thuật lại người ta bắt lấy cái ổ chim yến để làm cái yến mà cho người ta ăn, mắc tiền lắm, bổ lắm.

Rồi cô nói đến cái chỗ mà nó khạc ra. Cho đến khi mà người ta lấy cái ổ yến nó đầu tiên rồi đó, lấy cái ổ nó, rồi bây giờ nó tới nó sắp đẻ rồi mà nó không có cái ổ. Buộc lòng nó phải khạc cái máu trong nước miếng nó, nó khạc ra để nó làm cái ổ yến cho cái con chim yến nó đẻ trứng nó trên cái ổ đó. Bởi vì đầu tiên nó làm cái ổ đó, nó khạc vừa với cái nước miếng của nó, nó vừa, nó không có đến đỗi mà nó vét tới máu nó đâu.

(30:17) Nhưng mà cuối cùng cái ổ nó bây giờ người ta lấy rồi. Bây giờ cái sức, mà cái nước miếng của nó, nó không còn đủ nữa, nó phải khác cái máu nó để mà nó làm cái ổ cho con nó ở, con hiểu không? Do đó người ta lại thấy cái ổ yến lại có màu đỏ đỏ, người ta còn mê dữ nữa, nó còn bổ nữa, họ lại còn lấy. Cho nên tới cuối cùng con chim yến nó phải chết con.

Trời đất ơi! Nghe tới đó Thầy nói bây giờ có bổ cách gì đi nữa chắc mình không có nỡ mình ăn uống cái thứ này nổi, có phải không? Nghe đến đỗi mà nó làm cái tổ để nó đẻ con nó, rồi mình lấy tổ đầu tiên. Tới cái tổ cuối cùng, nó vét hết máu nó để mà nó ổ ra, để nó làm tổ, để cho nó đẻ nuôi con nó. Thế rồi mình lại nói cái ổ nữa, mình lại lấy nữa.

(30:56) Phật tử: Bạch Thầy, ví dụ như có một bác sĩ là có trình độ cao, cũng có trình độ rất cao bởi vì học cái ngành bác sĩ là tới bảy năm, nên mà có trí thức rất cao, giả dụ một người không cẩn thận là chết. Thế mà ngày ngày ông ấy mổ xẻ, ông ấy đỡ đẻ rồi nhầy nhụa, rồi mổ xẻ nhe nhác như thế thì thấy nhiều có cái thân bất tịnh, ngày nào ông cũng phải đụng vô những cái thứ đó.

Trưởng lão: Nhưng mà ông có học bất tịnh không? Ông chưa có học bất tịnh, cho nên ông đâu có thấy bất tịnh. Ông thấy cái chuyện đó ông làm thôi, cho nên ông không có ớn. Con hiểu chưa? Nhưng bây giờ Thầy nói cái thân bất tịnh. Trời đất ơi! Mấy ông bác sĩ này ông cầm dao ông hay ghê thiệt, có đúng không? Bởi vì không có nói thì ông chưa hiểu đâu, ông bình thường. Ông thấy cái thân người ta nó lọc nó lược, nó còn sạch sẽ nữa. Chứ cỡ mà không sạch sẽ chắc là vi trùng nó ăn sạch, có phải không? Ông còn nghĩ nó là sạch lắm đó chứ.

Nhưng mà ông Phật nói nó bất tịnh, bắt đầu ông mới suy ngẫm. Đúng vậy! Trời đất ơi! Trên tay mình thấy gớm thiệt chứ đâu phải chơi đâu. Rạch cái bao tử nó ra nó thúi ghê gớm thiệt, có phải không? Nếu mà có nó u bướu gì trên bao tử nó mà rạch ra, để mổ để vá lại đó, hay ruột của nó coi, đâu có thơm thiết gì, cho nên ông bịt mũi ông hít. Có mấy cái ông mà bác sĩ giải phẫu, mà thấy ông nào cũng khẩu trang hết, không có ông nào mà để cái miệng không mà hít thở đâu.

Cho nên do cái sự truyền nhiễm thôi, chứ không phải là ông ta nghĩ là bất tịnh. Nhưng mà nếu mà cái ông bác sĩ đó được học bất tịnh và được quán bất tịnh thì ông ta trực tiếp được ở trên thây ma và trực tiếp trên cái thân con người ông ta mổ, thì ông ta thấy. Đúng là người này tu dễ dàng hơn chúng ta nhiều, đi nhanh. Người ta xả niệm người ta biết, người ta không còn tham dục nữa đâu mấy con. Còn ông bác sĩ này ông mổ, chứ ông thấy cái thân này còn thanh tịnh lắm. Còn lọc sạch vì trùng, vi khuẩn không có vô ăn được, cho nên ông thấy phụ nữ ông còn ưa.

Chắc chắn là ông bác sĩ còn ưa phụ nữ chứ chưa, mặc dù ông mổ xẻ hằng ngày. Nhưng mà ông có thấy bất tịnh đâu, mấy con thấy không? Chỉ có đạo Phật mới dám nói thẳng nói thật điều như thật, chứ còn bác sĩ nó chỉ là cái khoa y khoa nó mổ xẻ, chứ nó chưa có thấy bất tịnh thật sự. Cho nên ở trong cái tu tập của chúng ta, cái đức Phật nói ra là mục đích để đối trị cái tâm gì của chúng ta, cho nên phải nói cái đó ra rõ ràng.

Cho nên từ cái chỗ mà ông thầy giáo, cho ông làm cái bài quán Thực Phẩm Bất Tịnh đi. Bắt đầu bây giờ chúng ta nói ông viết cái bài, viết rất hay, ông thầy giáo này giỏi chứ đâu phải dở. Chẳng hạn làm ông dạy văn mà ông tiến sĩ nữa, vì dạy văn nữa thì ông còn giỏi viết cái bài đó. Thiệt chứ, ông luận ai luận bằng ông phải không? Nói hết, cái bắt đầu ông tư duy suy nghĩ từ cái cục phân cho đến ra cái trái hay là cọng rau, hay hoặc là tới cái thịt con bò, con heo con dê gì đủ thứ cái loại cứt nó ra đó hết.

Bắt đầu bây giờ đó hỏi ông thử coi, nếu mà thực phẩm mà nhai cái sự mà bất tịnh như vậy đó, ông nghĩ như vậy, ông chỉ cần ăn qua cái thịt, chứ không phải là ăn nhai cái miếng phân đó, nhưng mà có miếng phân đó không? Hỏi ông coi, thì ông nói không phải đâu, nó lọc qua rồi. Nhưng mà với cái hiểu biết của Phật giáo đó, ông nói có lọc qua đi nữa, sự thật nó bất tịnh thật mấy ông. Cái miếng thịt mà mấy ông nói nó lọc qua từ cái thân của con người mà nó tiêu ra con chó ăn rồi đó, bây giờ nó thành ra cái thịt của con chó, phải không?

Ông nói nó lọc qua nó sạch rồi, nó không còn có dơ cái ở trong đống phân nữa. Nhưng mà ông thử để miếng thịt ba bữa ông ăn đi. Ông giùm làm ơn, ông nuốt giùm tôi đi. Nếu nó không bất tịnh, rồi sao nó phải sạch, nó để lưu hoài chứ, sao nó lại hôi thúi vậy? Mà nó hôi thúi rồi ông ăn đi, thử coi ông ăn được không? Sự thật nó là bất tịnh, bất tịnh từ cái đống phân mà ra thành cái thịt nó. Rồi từ cái thịt nó, để nó trở thành cái hôi thúi nó, ông thấy chưa?

Có chắc đúng là sự thật không? Hay là đức Phật nói, đây là nói gạt chúng ta để chúng ta đối trị cái tâm không tham ăn chúng ta? Sự thật ra chúng ta huân cái bất tịnh mà. Rồi thử hỏi ông nhai cái miếng thịt đó vô trong bụng ông rồi, rồi bây giờ ông đi cầu ra đó, ông lượm miếng thịt đó lên đi.

Không! Ông thấy nó bất tịnh thiệt mà, ông có dám bốc nó không? Đó, thì thấy như vậy, để cho ông thấy rằng trên cái vấn đề mà nuôi dưỡng thân toàn là cái sự bất tịnh. Từ chỗ gốc của nó đi đến cái chỗ mà ông bỏ ra, ông bài tiết ra, toàn là bất tịnh. Thậm chí như đầu tiên ông bốc, ông bỏ vô miệng ông ăn, ông dám bốc. Nhưng mà ông bài tiết ra, ông bốc đi. Gớm liền chớ.

Cho nên đối với đạo Phật, thấy như thật, học như thật để làm gì? Để ngăn chặn cái lòng tham muốn của chúng ta. Do ăn uống mà chúng ta phải tranh giành giết chóc nhau. Mà bây giờ mình thấy mình đâu còn tham ăn nữa thì tranh giành để làm gì đây? Các con thấy không? Để làm gì? Có ăn uống gì được đâu, toàn là đồ bất tịnh không mà tranh giành làm gì. Thôi ai làm nhiều ăn nhiều, ai làm ít ăn ít. Tôi nhất định là tôi không có cầu cái thứ đó nữa.

Cho nên đạo Phật chúng ta ăn một ngày một bữa mà chúng ta không bị ức chế, là tại vì chúng ta hiểu thực phẩm bất tịnh. Ngao ngán quá, đừng có ham nó. Ba cái này mà vô bụng rồi thì chiều ra mà xổ ra thì chắc chắn là tránh né chứ không ai dám đi gần nữa. Thật sự ra nếu mà ngày xưa chúng ta không có cầu tiêu dội, thì người ta đi cầu ở ngoài đất đó mà nghe cái mùi chỗ đó, thì chúng ta hết dám lại ngay cái vùng đó. Chúng ta đã sợ, hoảng rồi. Có phải đi tránh chứ không dám đi ngay cái chỗ vùng mà họ đi cầu đâu. Thì như vậy rõ ràng là những cái thực phẩm mà chúng ta gọi là ngon đều là bất tịnh.

7- BẢY LỚP HỌC GẠN LỌC TÂM

(36:25) Phước Tồn sẽ xin gặp riêng Thầy và Thiện Tâm xin gặp Thầy sau buổi này. Rồi mấy con có gặp riêng Thầy thì cứ gặp. Rồi. Còn về cái phần mà nói chuyện như nãy giờ để mà nói cho biết về cái vấn đề mà tu học của Phật giáo nó thiết thực lắm mấy con. Không phải học để rồi mà còn phải tu tập nhiều nữa. Chúng ta học là chúng ta đã xả được phân nửa rồi mấy con. Cái hiểu chúng ta đã xả được phân nửa, rồi chúng ta còn áp dụng vào cái lớp Chánh Tư Duy nữa.

Nghĩa là cái phần thô nó giúp chúng ta xả, xả nhiều, xả được phân nửa. Rồi tới cái phần tế, cái phần tế là chúng ta phải ở trên lớp Chánh Tư Duy để từ đó chúng ta sẽ xả từng cái tâm niệm chúng. Tuy rằng chúng ta biết như vậy, chứ cái tâm tham ăn chúng ta còn, chứ chưa phải hết. Nó biết, nhưng mà nó cũng còn, chứ chưa phải hết. Vì vậy mà chúng ta tiếp tục cái lớp Chánh Tư Duy, chúng ta xả thêm một mớ nữa, chứ chưa phải hẳn hết đâu.

Cho nên tới cái lớp Chánh Niệm, thì chúng ta trên thân quán thân nó mới nhiếp phục tham ưu hết, toàn bộ tất cả. Cho nên chúng ta tới cái lớp đó, chúng ta mới thanh tịnh hoàn toàn mới có đủ Tứ Thần Túc. Các con thấy bảy cái lớp mà để tới cái lớp Chánh Niệm để mà gạn lọc, rất là thanh tịnh. Cũng như cái lượt đầu tiên con đặt ba cái củ mài hay củ bình tinh, củ gì mà để mà lọc cái tinh bột đó. Cái lượt thứ nhất, con lượt thứ nhất thôi, thì nó còn có chút ít xác chứ gì? Qua tới lượt thứ nhì thì tinh bột không phải không? Nhưng ở đây nó lượt tới bảy lần.

Ghê gớm, đạo Phật nó lượt cái tâm mình tới bảy lần lận. Bảy lớp của người ta mà. Mà cho đến lớp thứ bảy là sáu cái lớp lượt của nó rồi. Cho nên tới cái lớp thứ bảy. Cho nên mình nhiếp tâm là nó nhiếp phục, mình an trú mình quán thân của mình là nó nhiếp phục tâm mình liền tức khắc, nó không còn chướng ngại nữa rồi. Các con thấy chưa? Nó qua bao nhiêu cái lần lượt của nó, chứ đâu phải một lượt lần mà nó hết tham, sân, si đâu.

Cho nên bảy cái lớp đầu tiên là bảy cái lớp lượt, ly dục ly ác pháp đó, nó ly dục ly ác pháp. Lớp thứ nhất nó ly được một mớ rồi, lớp thứ hai nó ly mớ nữa, lớp thứ ba ly nữa. Cũng như một cái ly nó đục, nó cặn mà chúng ta lượt lần thứ nhất, lượt lần thứ hai, thứ ba, bảy lần thì nó phải trong chứ. Tâm chúng ta sẽ được trong ở lớp thứ bảy. Cho nên như vậy mới nói bảy ngày, bảy tháng, bảy năm nó mới thành chứng đạo.

(38:47) Tức là tâm mình thanh tịnh, hoàn toàn trong sạch. Trong sạch như nước hồ thu, nhìn tận đáy thấy sỏi thấy đá dưới mà. Đức Phật nói rõ, cái câu đó đức Phật có ví dụ ở trong kinh rồi. Khi mà tâm chúng ta thanh tịnh thì chúng ta nhìn xuống thấy tận đáy với sỏi, rùa, trạch, cá gì ở dưới đáy hồ, chúng ta đều thấy hết, nước trong như vậy.

Tức là cái lớp thứ bảy này nó trong như vậy. Vậy mà chúng ta nhào lên lớp thứ bảy để nước trong, mà bây giờ cái nước chúng ta ít như là nước vo cơm rồi còn thấy cái gì? Nó đục như vậy mà chúng ta muốn lên cái lớp thứ bảy này mà ngồi tu, tu sao được? Nó cứ nhảy ra nhảy vô, con thấy không? Mấy con hiểu được như vậy là mình phải qua bảy cái lớp của người ta để mà nó lọc cái tâm của chúng ta, nó đến thanh tịnh như vậy đó.

(39:27) Phật tử: Bạch Thầy, là Thầy cho ra đề tài tu tập Tứ Niệm Xứ, chứ người ta mới tập. Chứ bây giờ Thầy cho tập Chánh Tư Duy thì người ta tư duy từng niệm cái đã. Bởi vì Chánh Kiến lên Chánh Tư Duy thì nó ngay cái đề bài của, ngay cái giáo trình của tư duy đã. Chứ bây giờ Thầy đưa ngay xen vô cái, ngay ngang cái lớp bảy cái, thì còn có mười hai tiếng đồng hồ nữa là nhập định rồi. Thế mà đến cái lớp này thì cái lớp Chánh Định nữa không tính.

Trưởng lão: Lớp Chánh Định thì nó dễ rồi.

Phật tử: Dạ, có Nhất Dạ Hiền mà, thế thì lớp thứ bảy này là đã đến đây rồi, con nghĩ là đang học trên Chánh Kiến đưa cái Tứ Niệm Xứ quán thân trên thân để khắc phục thế nào?

Trưởng lão: Để làm gì mấy con biết không? Để trắc nghiệm cái số đệ tử của mình cho nó rớt xuống chứ nó ham lên cao quá. Con chưa vô học được cái lớp Chánh Kiến cũng nhảy vô tu lớp Tứ Niệm Xứ liền. Có đúng không? Thầy biết cái tâm tham của mấy con mà. Để cái lớp Tứ Niệm Xứ nó gạt xuống, nó rớt xuống cho biết, khỏi cần nói. Cái trình độ chưa tới mà muốn nhảy lên cao thì ai lại không muốn. Tâm tham của mấy con ghê lắm, cho nên Thầy cho vô liền.

Cho vô liền thì bắt đầu rơi xuống liền, không làm sao, mấy con. Thầy đã biết trước hết, chứ không phải là không biết. Chứ cứ để mà bây giờ lên lớp Chánh Tư Duy mấy con cũng thấy là trên từng lớp, từng lớp vậy, Thầy cho từng bài chứ gì? Bắt đầu bây giờ vô lớp Chánh Tư Duy tuần lễ này Thầy cho các con cái bài cái niệm của con. Thí dụ như bây giờ cho cái niệm kiết sử đi, ái kiết sử đi, hay là thân kiết sử đi, thì bắt đầu bây giờ mấy con học được những cái bài vở của lớp Chánh Kiến rồi gì? Áp dụng vô đây để xả cái niệm này cho Thầy. Thì bắt đầu mấy con làm bài nữa, rồi Thầy ngồi lụm cụm chấm bài nữa. Cái ông già mà ngồi chấm bài riết chắc hai con mắt này chắc mù luôn. Cho nên để gạn lọc, để tìm lấy một người hai người, lỡ mà Thầy có ra đi gấp thì nó còn có người, chứ mà dạy từng lớp từng lớp này…​

Phật tử: Thì lâu quá.

Trưởng lão: Nó lâu.

Phật tử: Thầy cho như vậy là đúng kỳ một trăm.

Trưởng lão: Chứ Thầy mà, nếu mà không tâm lý chắc chắn Thầy đứng ở lớp này, chắc Thầy dạy chắc chết.

Phật tử: Thêm cái lớp Chánh Tư Duy nữa mất mười một, bảy năm rồi, bảy năm là tính ra một lớp là phải ôn một năm. Riêng lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy là hai cái lớp này phải mất ba năm vì nó dài hơn lớp Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Bởi vì anh đã độc cư rồi thì Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Ngữ thì độc cư rồi còn cái gì nữa. Phải không Thầy?

Trưởng lão: Thì con nhớ rằng nếu mà cái lớp mà Chánh Kiến mà còn được học thì mấy con phải làm cái bài “Dục Lậu Là Gì?”, rồi “Hữu Lậu Là Gì?”, rồi “Vô Minh Lậu” nữa. Rồi còn nhiều cái đề tài mà cho mấy con học để mà thông suốt, để mà cần cho mấy con thông suốt. Như bây giờ Ái kiết sử mấy con hiểu gì nè? Chưa học là mình hiểu chung chung chứ gì. Rồi Thân kiết sử nè, rồi Giới chấp thủ nè.

Thì tất cả những cái thập thất kiết sử này phải cho học hết, cho làm bài hết, tức là mấy con phải thông suốt những cái điều này chớ. Nhưng mà Thầy tóm lược lại để nó mười sáu cái đề tài nó đủ để xả tâm thôi. Còn mấy kia để học, để hiểu thêm, để cũng xả tâm chứ gì? Bởi vậy Thầy nói một năm mà Thầy dạy lớp Chánh Kiến mấy con đầy đủ hết, không thiếu bài vở. Bởi vì ở trong kinh sách Phật nó đã cho biết rằng cái giáo trình mà tu học của lớp Chánh Kiến là trên kinh Thập Thượng. Cái bài kinh nó đủ đó con, Thập Tượng mà. Nó trở thành những cái bài mà vô đầu để mà triển khai được tri kiến.

(42:48) Tại sao Thầy biết những cái bài đó là cái bài nó thuộc về lớp Chánh Kiến? Bởi vì cái đôi mắt của Thầy là chỗ nào đức Phật giấu Thầy cũng không được hết đâu. Ông muốn dạy học trò ông, đầu tiên ông dạy gì thì ông đã lộ ra cái tướng của nó rồi. Ông để đó, mà bây giờ cái người kết tập, họ không biết cái bài này nó ở cái lớp nào thôi. Chứ còn giấu Thầy không có được. Cho nên Thầy biết cái bài đó là cái bài để dạy cho cái lớp Chánh Kiến. Mà đem hết những cái bài đó mà dạy thì mấy con đầy đủ những cái kiến thức của mấy con về Phật pháp, thông suốt. Các con hiểu chưa?

Thầy nói thật sự Thầy biết hết à. Nhưng mà điều kiện là Thầy viết tóm lược lại, bởi vì tuổi mình già. Chứ còn cỡ Thầy chừng bốn mươi lăm tuổi thì Thầy mở lớp từng lớp, từng lớp, từng lớp dạy đàng hoàng. Nhưng mà khó lắm, chứ không phải dễ. Cho Thầy đứng yên cũng khó lắm, chứ không phải dễ đâu. Đối với Thầy mà dạy mà để dựng lại Phật giáo thì người ta không cho Thầy đứng yên đâu, nhất là Thầy trẻ. Còn bây giờ Thầy già, họ lại nể Thầy một chút. Họ nể cái ông già, thôi mai mốt cũng chết rồi, giờ mình đâu có lo ông đâu. Ít bữa ông cũng chết queo rồi, chứ có gì đâu mà sợ.

(43:59) Ông giờ tám mươi cũng không bao lâu nữa đâu, cao lắm vài năm nữa chứ gì? Mà cho ông dạy cái lớp này là ông mau chết, hộc máu ông chết luôn chứ đừng nói. Mấy cái ông Đại thừa, ổng không ưa Thầy ông sẽ nói vậy đó. Cao lắm thấy cái bộ tịch ông ốm nhom ốm nhách, nhỏ con nè, chết sớm chứ gì đâu. Thật sự mà, Thầy nói thật sự, mấy con đừng tưởng. Thật sự mà nếu mà Thầy cứ đứng lớp mà Thầy dạy vậy Thầy cũng chết sớm nữa, chứ đừng nói chuyện.

Bởi vậy người ta nói những cái ông thầy giáo mà đứng lớp dạy là họ bán cháo phổi. Họ sẽ bị đau phổi, bị nói đó, nó hao lắm con. Dạy rồi chấm bài, phải thức đêm thức khuya thì cái sức khoẻ nó kém dần xuống. Cho nên mấy con nỗ lực tu tập là hơn. Bây giờ đã hiểu biết rồi, đã biết cách rồi, thì Thầy chỉ mong sao còn những năm tháng mà còn lại, Thầy sẽ cố gắng. Bởi vì ngoài Thầy ra thì cái giáo trình mà tu tập của đạo Phật ở lớp Chánh Kiến phải học bài nào và cái bài kinh nào học cho cái lớp Chánh Kiến? Bài kinh nào học lớp Chánh Tư Duy? Chỉ có Thầy làm công việc này mới được thôi.

Bây giờ đưa Trung bộ, Trường bộ, Trung bộ, Tăng Chi rồi Tiểu bộ rồi Tương Ưng cho mấy con lựa ra. Mấy con biết cái bài nào lựa ra cái lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy hết không? Chắc chưa ai biết đâu. Mà nếu không có Thầy thì không ai làm cái này cho? Cho nên cái giáo trình của tám lớp này mà nếu không có Thầy, chưa ai làm được cái giáo trình. Nó trở thành mà cái bộ giáo dục để mà soạn thảo những sách giáo khoa cho từng lớp, thì mấy con thấy. Bây giờ còn soạn thảo cái bộ Giới Luật, rồi còn soạn thảo cái bộ Đạo Đức Làm Người, rồi soạn thảo cái giáo trình từng lớp.

Trong cái kinh sách của Nguyên Thuỷ, những cái bài kinh đức Phật dạy, cái bài này sẽ học lớp nào, bài này…​ Như cái Tứ Niệm Xứ thì phải học lớp Chánh Niệm chứ sao. Rồi pháp Thân Hành Niệm phải học ở cái lớp nào, chứ đâu phải muốn học lớp nào học đâu. Thì, cho nên Thầy còn làm việc nhiều lắm. Bộ quốc gia giáo dục là Thầy chứ còn ai vô đây.

8- KINH PHẬT GỐC CŨNG BỊ THÊM THẮT

(45:54) Phật tử: Bạch Thầy cho con hỏi cái chuyện ngoài lề một tí. Thí dụ như trong các kinh, kinh Pháp Cú đức Phật có dạy có một số những câu kệ, con nghĩ không biết có phải không? Bây giờ ví dụ như là có hai vị Tỳ kheo trẻ này mà đi xuất gia vẫn còn ham mê sắc dục, rồi đức Phật thiện xảo là hoá thân thành người này để dẫn cái anh này đến cái nhà thổ, nhà điếm để tận biết được là cái đàn bà đến chín mười giờ trưa nó hóng đực quá, mà theo kinh Pháp cú đó, nó hư thối như thế, thì cái anh Tỳ kheo trẻ này ảnh bảo đúng rồi đấy, đừng có ham, thôi về đi tu thôi.

Thế lại về, đức Phật lại biến thành cái anh này thiện xảo sang đón anh kia. Như vậy ngài đã dùng thần thông để làm cho đệ tử mình và rất nhiều các đệ tử nữa. Ví dụ như ở trong núi Linh Thứu, rất nhiều vị A La Hán ra đời thời đó, mà trong khi đức Phật đi tu xuất gia vậy là đi tu mười tám tuổi, hai mươi sáu hoặc hai bảy thì Ngài thành đạo. Thì lúc khi đó năm anh em Kiều Trần Như làm sao mà Ngài về độ cái là được liền năm vị A La Hán được? Mà tại sao Ngài lại dùng thần thông liên tục để độ các đệ tử mình, để cho họ có một cái niềm tin tu đúng?

(46:58) Trưởng lão: Con sẽ thấy con đọc đó là kinh Pháp Cú Ví Dụ. Còn kinh Pháp Cú mà đức Phật dạy riêng của nó là trong Tiểu Bộ kinh thì không có ví dụ đâu. Ví dụ đó Đại thừa. Thôi mấy con đừng có đọc kinh Pháp Cú Ví Dụ, nó thuộc về Đại thừa. Mấy Tổ sư mình khôn lắm. Cũng là kinh Pháp Cú mà là kinh Pháp Cú Ví Dụ. Nó có những cái câu chuyện, mẩu chuyện ở trong đó thêm, dĩ nhiên cũng hay lắm. Thôi đừng có nghe cái kiểu mấy Tổ sư, đừng có nghe cái chuyện lưỡi lừa của các Tổ.

Phật tử: Bạch Thầy, đấy là kinh Pháp Cú thì con nghĩ là có sự bài kệ đó là nó nằm trong các cái bộ kinh rồi, với lại sao mà Ngài lại mới có hai mươi sáu tuổi như thế chứng đạo, nếu mà vậy độ được nhiều người chứng A-La-Hán đến thế. Con nghĩ là hay là cái thời đấy lúc duyên nó như thế nào hay…​

Trưởng lão: Nó không phải. Nói chứ nó không phải là A-La-Hán dễ đâu. Còn bây giờ nếu mà nó dễ thì ở trong cái những người ngồi trước mặt đây nó A-La-Hán hết rồi. Nó không dễ, thì đời đức Phật nó cũng vậy thôi, chứ không có gì đâu mấy con. Những người nào mà người ta đã khổ hạnh, người ta cực khổ, người ta xả ly quá nhiều rồi. Chừng đó người ta nghe, người ta nhận ra được đúng, bây giờ nó đúng rồi, đó là “pháp nhãn thanh tịnh” của họ thôi.

Như năm anh em Kiều Trần Như nghe đức Phật dạy thì pháp nhãn thanh tịnh liền, tức là hiểu, ngộ ra được. Trong cái thời gian ngộ rồi bắt đầu bây giờ sống ly dục ly ác pháp. Thời gian, bởi vì có bảy ngày, bảy tháng, bảy năm mà, đâu có lâu. Đã ngộ đúng rồi, không còn sai nữa rồi, mà đúng con đường đi rồi thì nó không lâu. Cũng như bây giờ mấy con đã hiểu rồi, bắt đầu từ đây thì mấy con tu sẽ không còn bị lạc lầm nữa. Mà nếu mà nó không có được sự hướng dẫn của đức Phật trực tiếp, chắc chắn gì mấy vị đó chứng đạo A-La-Hán.

Phật tử: Dạ, Bạch Thầy, mà mấy thầy có viết trong cuốn kinh nào đó, có một ngoại đạo hỏi Phật thì Phật nói chúng tôi có chín mươi người chứng Tam Minh, mà chín mươi người chứng về giới luật. Thì chứng về giới luật, người ta cũng giải thoát rồi.

Trưởng lão: Giải thoát chứ sao. Ly dục ly ác pháp.

Phật tử: Thế nhưng mà vậy thì một trăm tám chục vị ở trong một cái thiền viện, một cái tịnh xá như này, tới một trăm tám mươi vị A-La-Hán như vậy, gần như là một trăm tám mươi vị thì chứng được thiền định rồi chứng giới luật thì khác gì, cũng là vì trí tuệ cũng là giới luật rồi. Mà sao nó nhiều thế mà bây giờ…​

Trưởng lão: Nó nhiều thế. Bây giờ nội cái độc cư không mà mấy con có độc cư được không? Nhiều thế? Có cái giới độc cư mà còn nói chuyện quá trời thì hỏi giới khác làm sao bây giờ đây, phải không? Mà bây giờ ở đây nó ít, chứ còn cỡ mà năm trăm hay là một trăm tám chục người thì nó còn đông hơn nữa, còn nói chuyện nhiều hơn nữa, chứ ở đó. Đức Phật có một lần mà đuổi chúng Tỳ kheo mà đệ tử của ông Xá Lợi Phất, ông Mục Kiền Liên: “Đi ra, ở đây mà nói chuyện ồn náo, khua bát khua đồ đạc gì mà làm rần rần như thế này? Cái chỗ này không phải chỗ đó”.

Đuổi đệ tử của hai ông này ra hết, không cho ở khu vực này, là vô đây mà làm ồn náo. Rõ ràng là họ cũng ồn náo lắm chớ đâu phải không. Bằng chứng cụ thể đó. Chứ không phải là lúc nào cũng thanh tịnh đâu, nhưng mà nhờ cái kỷ luật như vậy. Còn ở đây thì Thầy cũng dung dưỡng đó, chứ sự thật ra mà nếu mà chóp mấy con nói chuyện lại thảy ra bỏ ra hàng rào liền, không có cho vô đây nữa, đóng cửa lại. Mặc sức mà quải gói đi ra chứ ở đó, phải không?

Làm như Phật như vậy đó thì nó mới bảo vệ cho một số người ở đây tu tập được. Bây giờ mấy con hỏi thầy Chơn Thành đi, mấy người nói chuyện sao thầy Chơn Thành thấy biết hết, phải không? Thầy Chơn Thành ngồi tu, mấy người làm sao chạy khỏi cái cửa, cửa của ông. Ông thấy biết hết. Không có người nào mà nói chuyện với người nào mà ông không biết đâu. Thấy biết hết, rõ ràng biết hết.

Mấy người đi đến đâu chỗ nào, chỗ nào ông đều biết hết. Ông mới nói với Thầy làm sao mà tu chứng được. Như vậy là hai mươi người chứng sao nổi, sáu mươi mấy người này chứng sao nổi. Còn bên nữ, trời! Còn ồn náo hơn nữa, còn hơn cái chợ, cái chợ Trảng Bàng!

Phật tử: Bạch Thầy, tối hôm qua con mới nghĩ hay là do cái thời mạt pháp hiện đại quá rồi? Hôm qua con cứ nghĩ hay là nó hiện đại quá rồi đâm ra người ta hưởng cái dục lạc quá, đâm quên cả cái giờ tu, nó mới không tu được như thời đức Phật.

HẾT BĂNG