Skip directly to content

20081228 - TÂM VÔ LẬU

20081228 - TÂM VÔ LẬU

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày thầy giảng: 03/09/2009

1- CHỨNG TÂM VÔ LẬU: TU CHỨNG

(00:00) Trưởng lão: Hôm nay mấy con về thăm Thầy.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Thầy nghĩ rằng từ khi Thầy triển khai cái chánh pháp của Phật cho đến hôm nay, cái ước nguyện của Thầy là làm sao đào tạo cái người tu cho được. Đó là cái ước nguyện của Thầy. Chứ kinh sách Thầy viết thì là một cái lý thuyết thôi! Cái đào tạo mới quan trọng. Và hôm nay thì trong cái Tăng đoàn, Thầy đã chọn được có hai người. Và bên Ni đoàn thì hiện bây giờ Thầy đang chọn. Thầy chỉ mong chừng được một hay hoặc hai người nữ và một hay hoặc là hai người nam. Thầy sẽ hướng dẫn họ đến nơi đến chốn, mấy con.

Nó là cái bảo chứng cho Phật pháp. Khi người ta tu được rồi, người ta làm chủ được sự sống chết, làm chủ được cái thân sinh già bệnh chết của họ. Đó là cái con đường của Đạo Phật, nó thực tế và cụ thể. Chớ còn bây giờ Thầy có thuyết giảng, có viết sách bao nhiêu, mà không có người tu được, thì coi như đó là lý thuyết suông mà thôi! Cho nên Thầy đem hết sức lực của mình trong cái giai đoạn cuối cùng.

Vì tuổi Thầy cũng lớn rồi, nếu một mai mà Thầy ra đi mà còn có người tu chứng, tức là Phật pháp còn sống. Chứ không khéo thì cái kiến giải của người sau đó, họ sẽ kiến giải, họ mượn cái ý của Thầy viết trong kinh sách. Họ giải ra cái này, cái khác làm con đường của Phật pháp lệch mất đi, nó không còn đúng được nữa. Còn cái người tu chứng là qua cái người sống rồi, không có lệch được.

Cho nên đó là cái mục đích của Thầy. Phật pháp mà có đủ duyên thì những người này Thầy đào tạo họ được, thì đó là nòng cốt của Phật giáo mà ngay trên đất nước Việt Nam của mình. Một danh dự rất lớn. Nó không bị lệch, không bị thần thông, không bị bùa chú, mà nó đi vào cái sự tu tập để giữ được cái tâm bất động thanh thản, tâm vô lậu của mình.

Bởi vì mục đích của Đạo Phật không phải chứng cái gì cao xa mà chứng cái Tâm Vô Lậu - Tâm Bất Động Thanh Thản An Lạc Vô Sự. Sống hằng ngày như một người thường, nhưng mà các ác pháp, những cái điều chướng ngại pháp không tác động được vào tâm đó mới gọi là chứng đạo. Nhưng trong cái Tâm Vô Lậu thì phải có cái lực Vô Lậu.

Cái lực Vô Lậu đó gọi là Tứ Thần Túc, bốn cái lực như thần. Chúng ta muốn nhập định nào mà không có Định Như Ý Túc thì không bao giờ nhập định. Cho nên những người mà thiền sư gọi là tu thiền, mà không có cái Định Như Ý Túc, Định Như Ý Túc mà. Không có lực đó, thì gọi là tu thiền không bao giờ đúng Chánh Pháp, Định của Phật mà nó là tà Định.

Bởi vì trước khi muốn nhập được bốn cái thiền của Phật thì phải có Định Như Ý Túc. Mà có Định Như Ý Túc thì phải có Tuệ Như Ý Túc. Mà có Tuệ Như Ý Túc thì có phải có Tinh Tấn Như Ý Túc. Mà Tinh Tấn Như Ý Túc không phải có nghĩa là mình siêng năng tu suông. Mà Tinh Tấn Như Ý Túc là sự siêng năng để bảo vệ, giữ gìn chân lý của nó, tức là Tâm Vô Lậu. Chính cái chỗ đó. Nó siêng năng hằng ngày tự nó luôn luôn nó ở trong cái trạng thái đó.

Cho nên trong khi mấy con làm việc từ thiện, đó là một điều tốt. Ở các chùa, tổ chức từ thiện đó là điều tốt. Nhưng mà ở trong cái vị trí tu hành làm từ thiện thì không tốt, mấy con biết sao? Tại vì động. Phải không? Mấy con thấy không? Động, cho nên nó không tốt. Thành ra trong cái Tu Viện Chơn Như là những người mà vào đây là có mục đích là muốn tu tập để làm chủ sự sống chết, mà vô cứ động hoài thì tu không được. Bởi vì Thầy thấy rất tội, bỏ hết cuộc đời vô đây tu mà cuối cùng không được gì hết, thì đi ra hai bàn tay không.

(4:04) Cho nên vì vậy mà Thầy mong rằng cái Tu viện của chúng ta đào tạo được đôi ba người. Sau những người đó thì họ có đủ duyên nơi đâu đó, Thầy sẽ đề cử họ đi nơi đó.

Cũng như bây giờ Trung tâm An dưỡng Từ thiện Chơn Lạc ở ngoài Ninh Bình. Ở Hà Nội - Chùa Ngô cũng bên Đại Thừa, họ cũng thấy được cái chánh pháp, họ cũng gởi cúng dường Thầy. Nếu có người Thầy phải đưa về đó, để họ đứng họ giảng. Bởi vì đồng bào phật tử ở gần đó người ta tiện, chứ từ ngoài Bắc mà người ta vào đây xa quá mấy con. Xa quá.

Cho nên Thầy đào tạo được những người đó rồi, Thầy sẽ đưa họ về những cái vị trí đó. Bây giờ nó có sẵn. Nhà nước chấp nhận cho những cơ sở đó vừa học đạo đức mà vừa tu tập theo đúng chánh pháp của Phật. Mà Thầy đã xin phép, Nhà Xuất bản Tôn giáo cho phép, thì do đó coi như là bây giờ danh chính ngôn thuận, không còn khó khăn.

Cho nên khi có người về đó mà đứng lớp dạy thì Thầy rất mừng. Mà lúc này là lúc đang cố gắng đào luyện cho bằng được. Và đồng thời Thầy thấy, như hai thầy mà qua bên đó, Thầy chọn được, họ siêng năng lắm. Hằng đêm, hằng ngày, họ phá sạch hôn trầm thùy miên, không còn buồn ngủ. Rồi họ sống ở trong cái tâm vô lậu thanh thản an lạc vô sự, họ tự nhiên họ sống. Đó là cái mà họ thật sự đi đến. Chỉ khoảng độ bảy ngày đêm Tâm Vô Lậu thì họ chứng đạo.

Bảy ngày đêm. Cho nên sự nỗ lực của Thầy chắc không hoài công, mấy con! Từ khi mà viết sách cũng bỏ ra công biết bao nhiêu để dựng lại những cái đúng của Phật pháp. Tiếng nói của mình trước, sau đó người ta dựa vào cái lý thuyết đó mà người ta mới tìm về mình. Chứ đầu tiên Thầy đâu có ai đâu mấy con!

(6:00) Từ cái chỗ mà viết kinh sách người ta mới thấy được cái đúng, cái sai. Từ đó người ta tìm về. Tìm về, coi vậy chứ cái nghiệp con người cũng nặng lắm, đâu phải dễ. Mà chọn được đôi ba người đó là quý lắm đó mấy con. Không phải dễ đâu. Bởi vì người ta quyết tâm, người ta có ý chí, có nghị lực, người ta thắng mới nổi hôn trầm thùy miên, chứ đâu phải dễ.

Rồi người ta sống một mình ở trong một thất không nói chuyện với ai hết cũng đâu phải dễ. Độc cư mà mấy con! Không phải dễ. Cái chuyện làm đó coi chúng ta bình thường thì chúng ta thấy nó dễ. Chứ khi mà chúng ta thực hành vô là chúng ta thấy khó, rất khó.

Còn cái sống mà chung trong Tu Viện, rồi giờ tu thì tu, mà giờ nói chuyện ra, rồi tập trung ăn uống nói chuyện, cái chuyện đó quá thường. Nhưng mà sống một mình rất khó. Mà sống phá cho được hôn trầm thùy miên không phải dễ đâu. Mà chọn cuối cùng được mấy người, Thầy rất mừng. Chính chỗ đó mới là chánh hạnh của người tu. Mà đạt được cái chỗ đó rồi mới bắt đầu đi vào con đường giải thoát, mới chứng thiền định. Cho nên đâu nó có đường lối, cái phương pháp tu tập, chứ không thể nói suông. Còn không khéo thì mình bị ảnh hưởng ức chế tâm. Tu để cho cái vọng tưởng đừng có, thì cái đó là cái nguy hiểm. Sai!

Cho nên hôm nay mấy con được duyên về đây, nghe được lời Thầy nói, thì mấy con thấy cái trách nhiệm bổn phận của Thầy rất khó, rất nặng đối với Phật pháp. Thì mấy con có duyên về đây được nghe Thầy mà tường trình lại cái sự hướng dẫn của Thầy, đó là một cái chặng đường rất là gian khổ. Tìm người, được người, rồi còn phải hướng dẫn, luôn luôn kề cận với các thầy để giúp đỡ các thầy tu cho đúng pháp. Không khéo quý thầy ngồi, chỉ cần giữ cái Tâm Bất Động mình Thanh Thản An Lạc Vô Sự cũng bị ức chế. Không khéo mình ngồi mình giữ nó là bị.

Cho nên mình ngồi chơi, chứ mà có một cái niệm nào đó thì mình dùng cái phương pháp Như Lý Tác Ý mình xả. Bởi vì chính đức Phật đã dạy mà “Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh thì không sanh, mà đã sanh thì bị diệt. Lời đức Phật dạy trong kinh Lậu Hoặc rất hay. Lậu hoặc mà Tâm Vô Lậu nó mới là chân lý của Đạo Phật. Mà muốn đạt cái chân lý đó thì phải có pháp Như Lý Tác Ý. Chứ không ngoài pháp Như Lý Tác Ý thì không thể chứng đạo được. Mà mình rớ tới ý thức của mình, dừng nó, chẳng niệm thiện niệm ác, là mình đã đi lạc đường. Cái đó là cái sai.

(8:23) Cho nên ngồi đó mà giữ cái tâm bất động cũng bị ức chế. Không giữ. Cho nên vì vậy mà phải theo dõi từng chút, chứ không khéo người ta dễ ngồi lại. Cố nhiếp tâm để đừng có 1 cái niệm khởi thì dễ, nhưng mà ngồi lại để tự nhiên, để mà xả tâm là khó. Khó mấy con, không phải dễ.

Cho nên phải theo dõi từng chút, từng chút để giúp đỡ quý thầy, quý cô tu được là một điều khó. Nhưng hôm nay Thầy thấy tìm được người, rồi còn hướng dẫn nữa là kết quả sẽ thành công mấy con! Bây giờ các con còn hỏi Thầy thêm gì nữa không mấy con?

2- PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý, 37 PHẨM TRỢ ĐẠO

(09:01) Phật tử: Thưa Thầy giải thích thêm cái pháp Như Lý Tác Ý có nghĩa là như thế nào?

Trưởng Lão: Như Lý Tác Ý hả con?

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Mới đầu thì chúng ta sẽ tập tác ý như thế này: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Rồi ngồi im lặng mà không nhìn cái chỗ thanh thản an lạc vô sự, mà chỉ tác ý. Thí dụ "Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự". Khi mà tác ý, thì mình lắng nghe, chú ý kỹ cái câu tác ý của mình để tạo thành một ý thức lực. Còn mình tác ý suông thì nó không có ý thức lực.

Ví dụ như Thầy tác ý như thế này "Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự!" phải không? Thì khi mà tác ý thì chú ý cái câu để tạo thành. Mình tác ý ra thì cái câu đó nó trở thành một cái lực là khi mình chú ý. Còn nếu mình không chú ý thì nó sẽ không có thành cái lực. Rồi bắt đầu mình ngồi im lặng chừng khoảng độ chừng 5 phút hay là 3 phút hay là 1 phút, mình tác ý một lần. Rồi ngồi im lặng, rồi tác ý một lần, không để cho nó im lặng hoàn toàn, bị ức chế tâm.

Mà khi tác ý vậy cái tâm mình nó sẽ ở đâu? Nó sẽ thấy hơi thở ra, hơi thở vô. Khi mà tác ý "Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự" là chú ý cái câu đó, chú ý. Rồi bắt đầu bây giờ thì mình im lặng, thì để coi cái tâm của mình im lặng nó sẽ ở đâu, thì mình sẽ thấy nó hơi thở, nó sẽ thở ra, thở vô.

Mình không chú ý hơi thở, mà nếu mà thấy chỉ duy nhất có hơi thở thì nó bị dùng hơi thở, nó ức chế tâm nó, ngay đó biết liền. Thì do đó thì mình đưa cái cảm nhận toàn thân của mình lên, tức là thấy toàn thân. Tức là nương vào hơi thở mà thấy toàn thân. Cho nên trong đề mục của Định niệm Hơi thở có dạy: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô. Cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra. Nghĩa là mình cảm nhận hết thân của mình, mà thấy hơi thở ra vô thì không bị gom vào hơi thở, các con hiểu chỗ đó chưa?

Mà nếu mà không khéo chỗ này, thì chúng ta lại hít vô, chúng ta thấy như hơi thở đi vô tới cái chân, rồi thở ra đi ra, thì chúng ta bị tưởng tức mất nữa rồi. Nó khó chứ không phải dễ. Cảm nhận thôi, mà cảm nhận cái thân, mà nương vào hơi thở thì nó đúng.

Cho nên vì vậy mà khi mấy con muốn tu thì mấy con ngồi thở, rồi cảm nhận, Thầy sẽ theo dõi. Đúng, Thầy nói được. Mà không đúng Thầy nói không được, phải sửa lại.

Đây là cái chỗ này sai, dùng hơi thở mà đưa lên đưa xuống vậy trật, không được. Cho nên Thầy sửa lại, lần lượt mấy con sẽ tu tập đúng, thì mấy con đã từ trên thân quán thân rồi. Mà trong kinh Tứ Niệm Xứ, đức Phật nói “Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu” thì tự nó, nó nhiếp tất cả các cái chướng ngại của nó, tạo thành một cái Tâm Vô Lậu.

Bởi vì, thí dụ như cái thân con nó có đau nhức mỏi chỗ nào đó, thì nó tự nhiếp phục chứ con khỏi cần phải tác ý. Chỉ còn có tác ý một câu “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” rồi ngồi yên lặng. Một chút xíu, khoảng độ chừng một phút, hai phút, con lại tác ý một lần nữa, rồi ngồi im lặng. Thì lúc bấy giờ con thấy cảm giác toàn thân con với hơi thở thôi, chứ không có gì. Thì con không phải để cho nó bám ở trên cái đó, để mà nó ức chế ý thức con, cho nên con lại tác ý lần nữa.

(12:22) Cứ thỉnh thoảng tác ý lần nữa, lần nữa. Cứ như vậy lần lượt rồi con thấy nó có một cái trạng thái an ổn của Tứ Niệm Xứ nó xuất hiện. Nó xuất hiện thì lúc bấy giờ biết rằng nó ở trên Tứ Niệm Xứ thật sự mà không bị ức chế tâm. Cho nên con chỉ tác ý một lần, rồi con ngồi im lặng đó để cho tự nó, nó quán thân.

Nó quán thân, nó kéo dài, tới cái giờ ăn nó không thấy đói con. Nó không còn hôn trầm, không còn thùy miên, không còn gì, con ngồi rất tỉnh. Giờ ăn nó không thấy đói, mà nó nghe cơ thể nó thoải mái, dễ chịu, nó không bị mệt nhọc, không bị khó chịu. Thì từ ngày này đến ngày khác, suốt bảy ngày đêm không ăn uống con. Đó, lúc bấy giờ là Tâm Vô Lậu hoàn toàn. Mà Tâm Vô Lậu hoàn toàn thì Tứ Thần Túc xuất hiện.

Bốn cái năng lực của cái Tâm Vô Lậu nó sẽ xuất hiện ra. Chừng đó mình sẽ dùng Tứ Thần Túc đó, bắt đầu mình nhập Tứ Thánh Định - bốn định của Phật. Rồi mình thực hiện Tam Minh để mình thấy cái Tuệ Tam Minh nó ở mức độ nào? Chứ mình không thực hiện, mình đâu có biết mình chứng ở đâu, mức độ nào?

Khi mà thực hiện Tam Minh rồi, mình thấy đúng là con đường của Đạo Phật đơn giản, không có gì luyện tập gì khó khăn hết, chỉ khó cái chỗ trên Tứ Niệm Xứ. Rồi từ cái chỗ mà bắt đầu, mình chỉ cần tác ý câu đó thôi “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”.

Còn mấy con còn cư sĩ, mấy con chưa có khép mình trong cái khuôn khổ mà sống độc cư trọn vẹn. Mấy con sống tiếp giao với mọi người, thì bất cứ mọi cái sự việc xảy ra làm cho buồn phiền, trong gia đình có chuyện gì xảy ra tai nạn gì đó thì mấy con thấy: “Đây là nhân quả, tâm đừng có dao động, tất cả đều phải trả nhân quả” thì tâm mấy con sẽ an ổn. Thấy biết nhân quả mà.

Cho nên mấy con dùng nhân quả, dùng cái hiểu biết nhân quả thì giúp cho mấy con được giải thoát, được bình an, tâm mấy con không bị động. Mấy con nhớ điều đó. Đó là cái phần người cư sĩ. Hầu hết sự kiện gì, thân mấy con đau nhức chỗ nào bất kỳ, mấy con nói: “Đây là nhân quả phải trả thôi. Đừng có sợ, đừng có dao động”. Có thuốc thì uống thuốc, có bác sĩ thì đi bác sĩ, mà không thì bình thường nó sẽ đau vậy chứ nó sẽ hết. Các con đừng có lo lắng, đừng có sợ chết, thì mấy con sẽ an ổn thôi, tâm mấy con sẽ bất động. Đó là cách để cứu mấy con đó.

Mấy con nhớ lời Thầy dạy thì mấy con còn đang ở trong một chiếc áo của người cư sĩ, còn ở trong gia đình, thì mấy con sẽ sử dụng cái câu tác ý đó. Nó sẽ giúp mấy con. Có một cái chuyện gì mà mấy con tức giận thì mấy con nhớ tác ý như thế này, thì mấy con sẽ không tức giận liền.

Thầy nhắc nhở mấy con sẽ không tức giận, tại sao vậy? Tại vì khi mà ai trong gia đình mình, vợ, con hay làm cái gì cho mình tức giận lên thì mình nói “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra. Rồi mấy con hít vô thở ra 5 hơi thở. Rồi mấy con xả ra thì mấy con nghiệm lại coi tâm mình còn sân không? Không sân nữa.

Đó, mấy con thấy không? Khi mà có một cái điều gì mà buồn phiền, mà làm cho mấy con lo lắng sợ hãi, thì mấy con tác ý: “Đây là nhân quả vui vẻ mà chấp nhận nhân quả, đừng sợ hãi”, thì mấy con cũng được an tâm. Còn mấy con đang tức giận thì mấy con: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra. Rồi hít vô thở ra 5 hơi thở thôi, không cần nhiều, thì cái tâm sân mấy con giảm xuống liền tức khắc. Thầy dạy mấy con để mấy con tự cứu khổ lấy mình đó, mấy con không còn khổ nữa mấy con.

Mấy con nhớ kỹ những lời Thầy dạy là mấy con sẽ thoát khổ. Còn cái người mà sống, mà tu tập, mà quyết tâm để làm chủ sự sống chết, thì về đây Thầy cho một cái thất ở. Rồi Thầy dạy cách thức, mấy con sẽ tu tập như nãy giờ mà Thầy nói, thì mấy con sẽ làm chủ, mấy con sẽ đạt được cái Tâm Vô Lậu.

(16:26) Đơn giản lắm mấy con, không có khó, Phật pháp không khó. Chỉ khó là ở chỗ mình, cái duyên của mình chưa đủ, chưa tu tập được thôi, chứ không khó Phật pháp không khó. Bởi vì nó đâu cần phải luyện bùa, luyện chú gì cho nó cao siêu, đâu phải cần tụng niệm gì cho nhiều. Chỉ cần mình sống đúng, đem cái sự sống của mình vào cái chỗ Tâm Bất Động, mình biết quý trọng sự sống mình.

Mà sự sống rất quý trọng thật sự mấy con! Không phải dễ đâu! Và mình hãy đem cái sự sống của mình vào chỗ giải thoát, đừng đem sự sống của mình vào chỗ đau khổ. Thường thường mình không biết, mình đem sự sống vào chỗ đau khổ mấy con. Lo lắng, buồn phiền, giận hờn, điều đó mình đem cái sự sống vào chỗ đau khổ mà.

Còn cái người tu theo Đạo Phật, người ta đem sự sống vào “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, cho nên giải thoát hoàn toàn. Mà chỉ có phương pháp Như Lý Tác Ý mấy con thấy dẫn nó vô mà. Mình nhắc nó thì nó vô. Còn mình không biết thì mình không nhắc nó, thì nó làm sao nó biết nó vô? Cho nên nó có phương pháp đàng hoàng mấy con.

Cho nên hôm nay thì Thầy đơn giản, pháp Phật thì nó đơn giản vậy đó, nhưng mà mình phải tự cứu lấy mình. Cho nên đức Phật nói các con từ thắp đuốc lên mà đi, có phải không? Ai cũng phải tự thắp đuốc lên đi.

Pháp của ta thì không có thời gian, đến để mà thấy”. Nếu đến với Phật pháp là chúng ta thấy ngay liền, ngay liền sự giải thoát. Chứ không phải là đợi một cái thời gian, mình niệm Phật hoặc là mình tu tập một thời gian rồi mới thấy. Không phải đâu. Vô là thấy giải thoát liền. Ví dụ như con tác ý một câu là thấy cái tâm mình nó không tham sân si, nó không giận hờn mà, cho nên nó ngay đó nó có sự giải thoát. Cho nên pháp Phật nó hay là cái chỗ không có thời gian. Mà chúng ta tin trọn vẹn lời của Phật dạy là chúng ta đã được giải thoát rồi đó - Tín lực của chúng ta có mà.

Cho nên mấy con ráng, tuổi mấy con cũng lớn rồi, ráng cố gắng sắp xếp gia đình ổn, nỗ lực thực hiện chỉ trong thời gian ngắn thôi, Thầy nói làm được. Đức Phật nói 7 ngày 7 tháng 7 năm. Sự thật chúng ta biết được Phật pháp mà đúng, để vào đúng thì chỉ còn có 6 tháng, 7 tháng. Bảy tháng nó nỗ lực chuyên cần thì gom lại 7 ngày chúng ta sống với Tâm Vô Lậu mấy con.

(18:36) Có như vậy đâu có khó, các con chạy tứ tung suốt 7 năm đi tìm Chánh pháp, đâu phải tìm dễ mấy con? Bao nhiêu người bây giờ biết được Chánh pháp này không? Trong khi mấy con về đây nghe Thầy dạy, còn bao nhiêu người đang niệm Phật, đang niệm thần chú, đang ngồi tụng kinh cầu, thì mấy con biết số lượng đó rất đông, cả thế giới nữa. Nói về Phật pháp thì bao nhiêu người theo Phật mà biết con đường? Làm sao biết sử dụng cái pháp Như Lý Tác Ý để mà chúng ta được giải thoát mấy con?

Đâu phải dễ, một số người mà về đây gặp được Thầy, đó là cái số quá ít. Cho nên khi được gặp rồi, mấy con đừng có phí. Đừng phí tuổi đời của mình, nó ngắn lắm mấy con. Và vì vậy mà nỗ lực sắp xếp. Không phải mình muốn tu cái mình tu đại. Không phải đâu. Phải sắp xếp gia đình cho ổn. Chứ đủ thứ duyên nó ràng buộc, nó làm cho mình không được yên mấy con.

Cho nên mình sắp xếp cho ổn, bởi vì cái thời gian mình còn ngắn. Ở trong một cái nhà, mấy con dành riêng một cái phòng, trong một tháng con chọn lấy một ngày hoặc hai ngày gọi là thọ Bát Quan Trai. Sự thật là mấy con sống độc cư đó! Để mấy con tập chứ không phải gì. Rồi mấy con tập được một ngày, hai ngày, trong mỗi tháng con chọn lấy một ngày. Ví dụ ngày ba mươi, ngày rằm mấy con ở trong đó, mấy con không tiếp duyên ra ngoài. Mấy con ôm pháp tập luyện. Thấy được được rồi, mấy con mới về Tu Viện, mấy con xin cho được ở tuần lễ. Rồi một tuần lễ tập được rồi, xin một tháng. Một tháng được rồi, cái mấy con xin 6 tháng, thì mấy con thành công.

(20:10) Phải tập chứ, không tập làm sao được? Mà khi mà mấy con rời khỏi gia đình của mình đến ở Tu Viện chừng một tuần lễ thì gia đình chưa có buồn phiền gì đâu. Bởi vì mình đi còn trở về mà, chứ đâu phải tôi đi luôn.

Nhưng mà mình tu được rồi thì lần lượt đó, thì mình về, mình nói lại cho gia đình mình, con cái: “Ba thấy ba tu tiến bộ lắm, mà hôm nay thấy tiến bộ rõ ràng. Mỗi lần ba hay tức giận, hôm nay ba không tức giận mấy con, thấy không? Chuyện gì ba thấy, ba bỏ qua, ba nhẫn nhịn được. Rõ ràng là ba ít sân rồi, gia đình nó cũng nhận thấy rõ mà. Do đó ba thấy có tiến bộ, mà tiến bộ trên cái tâm ba được Vô Lậu rất rõ. Vậy thì ba tiếp tục thêm nửa tháng nữa như vậy, như vậy ba sẽ xin lần lần”. Thì trong gia đình thấy đi tu là quá lợi ích mà, rốt cuộc rồi gia đình sẽ chấp nhận mấy con. Và chừng đó cả, mình tu được rồi thì con cái trong gia đình mình mọi người đều theo gót mình, nó tốt cả gia đình mấy con.

Cho nên Thầy thấy cái sự tu tập là như vậy đó mấy con. Cố gắng mấy con. Thầy chỉ biết khuyên lơn mấy con thôi! Chứ Thầy hiện giờ thì muốn ra đi hồi nào cũng tiện, Thầy không có còn khó khăn nữa.

Đối với Thầy muốn chết hồi nào thì Thầy bảo nó tịnh chỉ hơi thở nhập vào Tứ thiền, trong cái trạng thái Tứ thiền rất an ổn. Sau khi vào Tứ thiền, hơi thở ngưng rồi, Thầy mới ra khỏi cái trạng thái Tứ Thiền để vào cái trạng thái Bất Động Tâm.

Chỉ có Tứ thiền mới tịnh chỉ hơi thở, còn cái trạng thái Vô Lậu chúng ta hơi thở vẫn còn mấy con. Nó chưa đâu. Nhưng mà vào Tứ Thiền để cho mình bỏ thân mình chứ gì? Thì Tứ thiền nó sẽ tịnh chỉ được hơi thở. Cái thiền đó nó làm cho hơi thở ngưng hoạt động mà không phải nín thở, nó ở trong cái trạng thái an ổn của Tứ thiền. Từ đó, từ Tứ thiền mình mới xuất ra khỏi Tứ thiền, mình mới trở về cái Tâm Bất Động của mình thì thân nó đã chết rồi, con hiểu không?

Đó! Cách thức đức Phật ngày xưa nhập vô cái bốn thiền: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền. Khi ở Tứ thiền, đức Phật mới ra khỏi Tứ thiền, mới trở về Tâm Bất Động - Tâm Vô Lậu đó, là cái chân lý đó. Trở về đó thì bỏ báo thân. Các con thấy nó rõ ràng, cụ thể gì, đâu có cái gì sai đâu? Phật pháp nó có con đường lối nó cụ thể, mấy con chỉ ráng mà tu. Mấy con hỏi Thầy gì thêm nữa không?

(22:28) Liên Tâm (Phước Tủ): Thưa Thầy, con muốn rõ chỗ mà 37 phẩm trợ đạo thì có chỗ là: Ngũ Căn, Ngũ Lực, rồi Tứ Chánh Cần, Bát Chánh Đạo, Tứ Niệm Xứ, rồi Thất Giác Chi rồi mới tới là cuối cùng là Tứ Như Ý Túc là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo. Trong đó thì có một cái đoạn nữa Thầy cũng có viết cũng 37 phẩm trợ đạo, mà nó không có Bát Chánh Đạo mà nó chỉ là Tứ Vô Lượng Tâm. Và nó thay Bát Chánh Đạo bằng cái Tứ Vô Lượng Tâm và Tứ Bất Hoại Tịnh. Thì cái nào là mình sử dụng? Một bên cũng y như vậy mà nó là Bát Chánh Đạo, còn một bên đó là Bát Chánh Đạo thay bằng Tứ Hoại Bất Tịnh và Tứ Vô Lượng Tâm, còn Ngũ Căn, Ngũ Lực, Tứ Niệm Xứ cũng y như vậy luôn, thì 37 phẩm trợ đạo nào?

Trưởng lão: 37 phẩm trợ đạo là ba mươi bảy pháp tu tập. Còn Bát Chánh Đạo là cái chân lý, gọi là Đạo đế, nó chỉ cho tám cái lớp học, cho nên đưa vô 37 Phẩm Trợ Đạo chỉ là một cái người không hiểu, nên sai.

Liên Tâm (Phước Tủ): Như vậy là Tứ Vô Lượng Tâm, với lại Tứ Hoại Bất Tịnh, Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần tất cả những cái đó là 37 Phẩm Trợ Đạo. Còn Bát Chánh Đạo là nằm ngoài.

Trưởng lão: Ngoài con. Bát Chánh Đạo là chỉ xác định cho tám cái lớp học của Đạo Phật. Tức là tám lớp từ Chánh Kiến cho đến Chánh Định. Làm sao đưa Chánh Định vô trong này được? Con hiểu không?

Liên Tâm: Dạ, dạ.

3- VÀO CÕI TƯỞNG ĐỘ TỪ TRƯỜNG THIỆN

(24:06) Liên Tâm: Dạ cái điều thứ hai nữa là con muốn thưa Thầy, con băn khoăn thắc mắc cái chỗ là khi mà đức Phật độ mẹ mình, là khi đức Phật nhập vào cõi tưởng của đức Phật để mà độ mẹ, thì như vậy lúc đó mẹ ở trong cái từ trường thiện ở trên cõi trời là từ trường thiện. Thì như vậy là khi không còn cái thân người nữa, chỉ là cái từ trường thiện thôi, thì như thế nào để mà mẹ Ngài tu tập, để mà để đạt được giải thoát? Là cái điều thứ nhất.

Cái thứ hai nữa là trong thời gian mà đức Phật nhập diệt, trong kinh đức Phật nhập để độ mẹ mình. Thì trong kinh có dạy rằng là lúc đó thì một số chúng Tỳ Kheo cũng như là vẽ lại hình của đức Phật, thì thấy như vậy là đức Phật vẫn ngồi đó mà vẽ lại hình đức Phật. Thì như vậy cái nào đúng? Cái nào sai?

Trưởng lão: Sự thật ra khi đức Phật tu chứng rồi đó con, thì đức Phật nhớ công ơn của mẹ mình sinh. Mà khi bà mẹ sinh có mấy bữa thì mẹ chết rồi. Nhưng mà nhờ cái duyên mà sinh đức Phật, tức là cái duyên thiện, cho nên nó được ở cái từ trường thiện thôi. Chứ con người chết rồi nó không có linh hồn, nhưng mà cái từ trường thiện đó còn lưu lại.

Cho nên lúc bây giờ trên cái từ trường thiện đó, để mà chuyển từ cái trường thiện đó đi đến cái từ trường mà Tâm Vô Lậu. Bây giờ mấy con ngồi đây, cái Tâm Vô Lậu, nó có cái từ trường thiện của Tâm Vô Lậu, mấy con.

Cho nên đức Phật đến đó để độ mẹ mình, độ cái từ trường thiện. Tức là khi mà chúng ta làm một hành động đưa tay, Thầy đưa tay như thế này, thì cái hành động này nó phóng ra cái từ trường, nó lưu lại trong không gian. Thầy nói, lời nói nó cũng phóng ra ở trong không gian con, chứ không phải là cái linh hồn.

Cho nên khi đức Phật nói, khi mà muốn độ cái từ trường đó thì đức Phật dùng cái tưởng, thì đã thấy những cái từ trường đó, tức là cái hình ảnh cũ của người mẹ, con hiểu không? Cái hình ảnh nó lưu lại trong không gian. Cũng như hiện giờ đức Phật đã tịch hơn 2500 năm rồi, nhưng mà cái hình ảnh của đức Phật hiện giờ nó không những ở bên Đất nước Ấn Độ, mà nó khắp cùng ở trên hành tinh của chúng ta. Cho nên ngồi đâu thì chúng ta, Thầy vẫn thấy được cái hình ảnh đó. Dùng Tam Minh là thấy được mà, con hiểu không?

(26:15) Cho nên đức Phật dùng Tam Minh để mà độ mẹ mình, bằng cách vào trong cái từ trường tưởng thiện này, con hiểu không? Để dẫn dắt cái từ trường thiện này. Từ cái thiện này nó sẽ bước qua một cái giai đoạn là Tâm Bất Động, cái từ trường bất động. Do đó cuối cùng vào Niết Bàn, con hiểu chỗ đó chưa?

Bởi vì đây với cái ý thức của chúng ta mà nhận ra cái chỗ này, nó khó. Mà ngôn ngữ để mà diễn tả nó từ cái hình ảnh bây giờ cũng khó. Bây giờ làm sao mà hiện giờ mình ngồi đây, mà bây giờ mấy con, cách đây sau đây một tháng, cái hình ảnh của mấy con ngồi đây vẫn còn, đâu mất được. Đó là cái từ trường vẫn còn mà, cái hình ảnh đó. Đó là cái từ trường thiện đó con, con hiểu không?

Liên Tâm: Vậy là từ trường thiện, đức Phật mới độ qua cái từ trường thiện đó.

Trưởng lão: Qua từ trường đó để dẫn dắt cái hình ảnh đó đi vào cái Tâm chỗ Bất Động, con hiểu không?

Cũng như bây giờ, con quỳ con xin Thầy, cái từ trường thiện, con xin Thầy có đó. Nhưng mà bây giờ con chết đi rồi. Thầy sẽ lấy cái từ trường đó, Thầy dẫn con đi vào cái chỗ bất động. Phải có cái lực của Tuệ Như Ý Túc mới có thể làm được cái chuyện này con. Còn không thì không thể độ được, mà nó có duyên con.

Liên Tâm: Còn hình vẽ của đức Phật lúc đó thì cái đó là kinh sách đặt thêm.

Trưởng lão: Kinh sách đặt thêm con, người sau người ta đặt thêm.

Liên Tâm: Chứ đâu phải là ở dưới là đức Phật đi độ mẹ và dưới này phải vẽ hình ảnh này.

Trưởng lão: Không có đâu! Người ta đặt thêm, làm gì mà người ta vẽ được cái điều đó con!

Liên Tâm: Dạ! Thêm một điều nữa là cái Bát Kỉnh Pháp là điều đặt thêm, là tám điều cung kính của Ni đối với Tăng là điều đặt thêm hay là do đức Phật đặt?

(28:00) Trưởng lão: Nói chung là hầu hết Bát Kỉnh Pháp cũng là tốt. Nhưng mà các Tổ đặt thêm để khép cái người nữ. Bởi vì cái tinh thần trong cái thời phong kiến đó thì người ta trọng nam, mà khinh nữ mà. Người ta đặt, người ta khép người nữ rất là đau khổ, tội lắm con! Không phải ông Phật vậy đâu. Ông Phật rất bình đẳng à con. Ông Phật đã nhìn thấy người nữ như người nam đều tu chứng Vô Lậu được mà. Cho nên đức Phật không có làm cái khó cho mấy con đâu! Tại người sau, cái tinh thần các Tổ đó người ta có cái hình ảnh trọng nam khinh nữ, người ta mới đẻ ra những cái Bát Kỉnh Pháp.

Nhưng mà Bát Kỉnh Pháp cũng tốt, để làm cho mình hạ mình, khiêm mình xuống. Tốt chứ không phải xấu, nhưng mà nó quá, nó làm mất cái giá trị của người nữ, mấy con.

Coi người nam quá trọng, đưa Bát Kỉnh Pháp, Thầy thấy Phật pháp nó bình đẳng, mà đến đỗi mà người nữ phải hạ mình như vậy sao? Một chú tiểu Sa Di mới vô tu thôi, mà bắt một cái người mà Tỳ kheo Ni phải đánh lễ thì thầy có giá trị chỗ nào? Nó có công bằng không? Thầy đâu chấp nhận được cái điều đó con. Cho nên Thầy quan sát, Phật không đặt mà các Tổ đặt ra. Ảnh hưởng của phong kiến Vua chúa, cho nên các Tổ ngồi trên cao, phật tử phải đảnh lễ ở dưới, chứ không có được mà ngang. Đó là cái hình ảnh của phong kiến mấy con. Thầy nói ở đâu, trong cái giai đoạn nào, nó chịu ảnh hưởng của giai đoạn đó.

Liên Tâm: Dạ thưa, con còn cái cuối cùng nữa là cái vụ án của ngài Ca Diếp mà xử A Nan, thì cái đó cũng là đặt thêm hay là có sự thật ?

Trưởng Lão: Đặt thêm con! Đặt thêm! Bởi vậy người sau này nó thêm, không đúng. Thậm chí như ông A Nan mà chỉ có vá cái y của Phật thôi, mà chỉ có dùng cái chân đạp cho thẳng để mà mạng trở lại thôi mà cũng bắt tội. Đặt thêm! Cái công lao đó mà nói không cung kính Phật. Trời đất ơi! Làm cái y lành cho Phật mặc, thì trong cái hành động làm đó mà nói là không cung kính là sao? Ông A Nan là người tôn trọng Phật lắm à con. Ông theo ông hầu Phật, không bao giờ để Phật có buồn phiền gì ông ta. A Nan là người tốt đó con.

(30:24) Phật tử: Thưa Thầy? Bao lâu nay thường thường ban đêm yên tĩnh con ngồi thiền mấy năm. Nhưng mà ngồi thiền theo cái lỗi cũng như là tập thể dục vậy thôi, hít vô thở ra để có sức khỏe vậy thôi. Cũng có niệm Phật. Nhưng từ ngày đọc kinh sách của Thầy, thì con chuyển qua ngồi bất động, nhưng ngồi thẳng lưng rồi cũng tác ý hai câu. Một câu “Ly dục ly ác pháp, tâm như đất, ly tham sân si cho thật sạch!” với lại “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra. Mỗi lần tác ý như vậy, thở vô, thở ra 5 lần. Năm lần rồi nghỉ. Rồi tác ý làm nửa giờ như vậy, ban đêm làm nửa giờ rất là yên tĩnh. Bữa nay thêm cái nữa, Thầy nói “Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự” mấy cái đó tối mình tác ý tiếp tục, như vậy được không Thầy?

Trưởng lão: Được, tiếp tục được và đồng thời lưu ý cái chỗ này, cảm nhận được cái hơi thở ra, hơi thở vô mà cảm giác toàn thân để đi vào Tứ Niệm Xứ con.

Phật tử: Trong sách nói rằng cảm giác hơi thở ra, hơi thở vô ở nhân trung.

Trưởng lão: Sau đó rồi bắt đầu cái mình xả ra, mình mới cảm nhận toàn thân để mình tiếp tục mình đi qua Tứ Niệm Xứ, đi vào cái chỗ tâm giải thoát, con.

Phật tử: Bây giờ chưa dám tới cái đó.

(32:16) Trưởng lão: Chưa! Mình mới trụ chỗ này để cho nó bất động cái đã. Nhiếp phục cho được, rồi sau đó mới xả ra để cho ở trên Tứ Niệm Xứ. Từ ở trên Tứ Niệm Xứ con thấy nó nhẹ nhàng, nó an lạc lắm. Từ từ rồi tập, đầu tiên đặng nhiếp phục ở đây cho được. Như vậy tốt rồi con, ráng tập. Mấy con tập nó vào cái chỗ Tâm Bất Động đó đó, Tâm Vô Lậu đó.

Phật tử: Cho con hỏi, ví dụ như lúc đức Phật độ mẹ, mà Thầy nói là do từ trường thiện nó vẫn tồn tại. Như vậy thì, sau khi mà con người đó chết thì từ trường đó tồn tại, nhưng mà nếu mà đức Phật không dẫn nó vào, không độ, thì chuyện gì sẽ xảy ra với từ trường đó?

Trưởng lão: Nếu mà cái từ trường ác thì nó tiếp tục tái sinh luân hồi con. Cũng như mình tham sân si mình chưa hết. Còn cái này, nó từ trường thiện, nó giữ gìn được mười cái điều lành, cho nên nó từ trường thiện. Cho nên nó luôn luôn nó ở trong đó, không có tương ứng với ai được, nó không tái sinh. Cho nên nó còn ở đây. Cho nên vì vậy đức Phật độ, là dẫn dắt cái từ trường từ chỗ thiện này đi vào cái chỗ bất động. Từ cái chỗ thập thiện này mà đi vào chỗ này nó dễ lắm mấy con!

Phật tử: Nếu mà đức Phật không độ như vậy thì cái từ trường nó tồn tại hoài?

Trưởng lão: Nó chỉ ở trên không gian này, nó thiện nó thôi chứ nó không biết đường nó đi nữa. Còn bây giờ Thầy dạy mấy con giữ năm giới, mấy con giữ thập thiện đi, rồi bắt đầu mấy con biết giữ cái Tâm Bất Động. Khi mấy con chết, cái tưởng của mấy con nó sẽ sử dụng nó đi, cái từ trường nó dẫn đi vô. Đi vô cái chỗ Tâm Vô Lậu, Tâm Bất Động đó con.

(33:59) Phật tử: Con nhớ con có đọc một bài của Thầy trên trang Nguyên Thủy Chơn Như. Giống như là cái việc tồn tại của từ trường, nó liên hệ với lại cái thân xác không được bị hủy hoại, thì cái từ trường đó nó mới nương theo cái thân xác sau khi chết không bị hủy hoại? Vì từ trường nó mới tồn tại.

Trưởng lão: Không phải con. Cái từ trường thì nó tồn tại, nó luôn luôn nó ở. Nhưng mà cái thân xác nó còn, thì cái tưởng nó còn hoạt động. Cũng như bây giờ một người chết mà đang tu tập mà nó chưa xong, tức là chưa vào Niết Bàn được. Nhưng mà vì nó muội lược tham sân si rồi, tức là nó có cái từ trường thiện rồi, cho nên nó không tương ứng với ai được, nó không tái sinh được. Nó không tương ưng với loài vật thì nó không tái sinh được. Cho nên nó luôn luôn nó ở đây.

Nhưng mà cái người mới chết đó thì đừng có thiêu mà đem chôn đi, thì cái thân của người đó nó không bị hoại, thì cái tưởng của nó, nó tiếp tục nó tu. Cũng như bây giờ, mấy con nằm chiêm bao mấy con thấy mấy con cũng nương hơi thở, mấy con thở ra, tức là tưởng nó tu đó, con hiểu chỗ đó không? Thì khi mấy con chết thì cái tưởng nó thay thế cho cái ý thức của con, nó sẽ dùng cái tưởng nó tu. Nó tu nó tiếp tục để nó đưa cái từ trường của nó đi vào cái chỗ Tâm Vô Lậu, tức là Niết Bàn

Phật tử: Nhưng mà nếu lúc đó mà thân xác nó bị diệt thì từ trường nó cứ nằm hoài.

Trưởng lão: Sự thật ra cái thân xác con bị hủy diệt rồi mà cái từ trường thiện thì nó sẽ nằm đó đó.Nó nằm đó.

Phật tử: Như vậy thì lúc đó nó không thể tiến được nữa.

Trưởng lão: Nó không tiến nữa, bởi vì nó không biết đường con. Nhưng mà nó đã giữ được cái thiện của nó rồi thì nó có đường lối tu rồi. Cho nên khi mà nó vừa tắt thở thì nó tiếp tục cái tưởng nó tu tới, nó không mất con.

Phật tử: Ý con là sau khi tắt thở thì từ trường thiện nó vẫn còn, nhưng thân xác nó bị diệt thì sao? Vì có rất nhiều người họ tu tập, nhưng mà người nhà họ không biết được.

Trưởng lão: Ví dụ như bây giờ Thầy đặt vấn đề cho con thấy rõ nè. Như mẹ đức Phật chết trước khi đức Phật chứng đạo mà, có phải không? Nhưng mà nhờ từ trường thiện, cho nên Bà ở trong cái trạng thái nó không có đi tái sinh. Nó không tương ứng, nó không tái sinh, cho nên nó luôn luôn, nó ở đây.

Cho nên khi đức Phật tu chứng rồi thì Ngài mới dùng được cái Tuệ Tam Minh mới quan sát, mới thấy mẹ mình ở trong cái từ trường thiện chứ? Chưa có Tam Minh thì làm sao mà thấy được phải không? Thấy được thì Ngài mới sử dụng cái lực tu tập của mình để mà đưa dắt cái từ trường thiện này đi vào cái Niết Bàn.

Còn các con mà sử dụng được cái thiện này, mà con ở trong cái từ trường mà thân con không còn nữa, thì có vị Thầy con sẽ đến đó giúp con. Cái vị thầy mà dạy con tu tập đó, chứ khi không mà con không biết thì con cũng không có từ trường thiện được đâu. Có cái người dạy con.

Phật tử: Có người tới dẫn dắt.

Trưởng lão: Có người dẫn dắt. Nó sẽ dẫn dắt, nó dẫn dắt bằng cách nó chỉ hướng tâm, hướng tâm. Nó dùng cái lực nó hướng tâm, thì cái từ trường này nó sẽ bất động. Bởi vì từ thiện nó đi vào bất động, nó dễ lắm. Trước khi mà mấy con tu mà để mà giữ cái Tâm Bất Động Thanh Thản, Tâm Vô Lậu chứ gì, thì mấy con phải giữ giới. Chứ mấy con không giữ giới, mấy con không vô đó được. Ít ra mấy con phải giữ 5 giới, rồi kế đó là phải giữ 10 giới, phải ăn ngày một bữa. Chứ mà ăn ba bữa thì thôi thôi cái chuyện đó không vô nổi. Con hiểu chưa?

Bởi vì đức Phật nói Giới rồi mới Định, mới Tuệ. Mà giới mà không xong thì làm sao vô được cái Tâm Bất Động, mà Tâm Bất Động là Định đó con, cái chỗ đó đó. Cho nên vì vậy mà bây giờ mà con được ở chỗ từ trường này, ít ra con có ông thầy giỏi lắm rồi đó. Thầy dạy con con mới giữ được nó nè.

(37:21) Bây giờ thí dụ như Thầy dạy mấy con này, mấy con về mấy con muội lược được tham sân si, mấy con chết là có duyên với Thầy rồi đó, Thầy không bỏ đâu. Thầy phải đến Thầy quan sát thấy cái từ trường người đó chết rồi. Mà giờ nó thiện nhờ nó muội lược tham sân si, Thầy phải đến Thầy dắt vô. Chứ không dắt, mấy con cứ ở trong cái từ trường đó sao?

Mà đã có duyên với Thầy rồi thì đâu có thể nào Thầy bỏ, các con hiểu chưa? Bây giờ mấy con nghe Thầy dạy, bắt đầu tâm của mấy con muội lược tham sân si, mấy con đâu còn giận dữ như hồi mới đầu đâu. Cho nên nó không tương ứng tái sinh. Buộc lòng mấy con bỏ thân, thì từ trường thiện nó phải nằm đó thôi.

Mà vì có vị thầy, cho nên vị thầy người ta quan sát trong từ trường chứ. Liên tục hằng ngày, người ta quan sát thấy cái người này bỏ thân rồi, phải độ cái từ trường này để đi vào Niết Bàn, chứ người ta đâu có bỏ mấy con. Cho nên phải chọn thầy mà chọn được vị thầy tu chứng thì nó đỡ, mà vị thầy tu không chứng thì làm sao cứu mình? Con hiểu không?

Cho nên vị thầy tu chứng người ta dạy mấy con: Năm giới phải nghiêm chỉnh. Mà năm giới nghiêm chỉnh thì mấy con muội lược tham sân si. Rồi tiếp tục thì mấy con phải giữ thập giới Sa Di rồi. Lần lượt đó người ta mới dạy mấy con đi vào Tâm Bất Động được. Bởi vì ăn ngày một bữa, chỉ có 10 giới Sa Di thì mới có ăn ngày một bữa hoặc thọ Bát Quan Trai mấy con mới ăn ngày một bữa. Chớ còn không khéo mấy con đâu có biết tu tập được, phải không?

Nó có cái đường lối, nó có cái căn bản con và phải có thầy hướng dẫn. Còn không khéo không có thầy hướng dẫn, con đến ông dạy thì con cũng ăn phi thời, cũng này nọ kia. Giới luật cũng nói năm giới, con nói làu làu chứ con không giữ trọn gì hết. Cuối cùng thì làm sao mà có cái từ trường thiện được? Thì phải tương ưng đi tái sinh rồi, con chết thì phải tái sinh. Không thể nào mà nói không được.

4- PHÂN BIỆT TÂM VÀ Ý THỨC

(39:04) Phật tử: Ý con, con muốn hỏi thêm một cái nữa. Ví dụ như một người sống bình thường như mình, thì mình có một cái cảm giác là mình là một cái người gì đó, nó độc lập với mọi người khác, tức là mình, mình là chấp cái ngã mình, có quan kiến mình rất là khó. Nhưng mà trong khi một người mà thực hành thiền Minh Sát mà đạt đến tuệ phân biệt Danh Sắc, thì tự nhiên cái tâm nó thấy rất rõ. Và cái thân và tâm hoạt động thì giống như là có thể thấu được chánh tri kiến, thấy được thực tướng vô ngã, thì như vậy thì có gì sai trong đó hay là đường lối có gì sai hay không đúng không Thầy?

Trưởng lão: Có sai chứ! Bởi vì đường lối Minh Sát Tuệ là sai. Cũng như bây giờ mấy con muốn vào thiền Minh Sát Tuệ, mấy con chưa giới luật nghiêm chỉnh mấy con cũng không vào tu được. Bởi vì giới luật phải cho thật nghiêm chỉnh con, chứ còn lơ mơ thì không được.

Ví dụ bây giờ Thầy muốn cho mấy con nhiếp tâm để mà bảo vệ trên cái Tứ Niệm Xứ chứ gì? Bởi vì thiền Minh Sát Tuệ nó cũng lấy pháp Tứ Niệm Xứ nó tu. Nhưng mà bây giờ trên thân quán thân mà nó không căn cứ vào giới luật. Căn cứ vào giới luật chỗ nào? Nó có ba cái giới mà căn bản để chúng ta bước vào Tứ Niệm Xứ. Giới thứ nhất: Ăn không được phi thời, ăn ngày một bữa. Cái giới thứ hai là phải phá cho sạch hôn trầm thuỳ miên. Con còn ngủ gà, ngủ gật như thế này mà con vô Tứ Niệm Xứ tu tập thì như vậy Minh Sát Tuệ nó đã sai rồi, trật rồi. Rồi cái giới cuối cùng là phải sống độc cư trọn vẹn. Con còn đi ra tiếp duyên nói chuyện này chuyện kia nữa thì đâu có được. Ba cái này là căn bản nhất để người ta hướng dẫn con vào Tứ Niệm Xứ. Mà ba cái này chưa được, người ta không dạy con Tứ Niệm Xứ.

Còn bây giờ quý phật tử đi qua bên các trường thiền của Miến điện con. Người ta dạy, các sư dạy tu thiền Minh Sát Tuệ chứ gì? Đâu có căn cứ vào giới luật này. Chỉ dạy mấy con nhiếp tâm trên thân thôi, có phải không, hoặc ở trên thọ.

Phật tử: Lúc nào cũng quan sát trên thân và tâm, lúc nào cũng giữ tâm biết nó ghi nhận liên tục.

Trưởng lão: Đó vậy đó! Thành ra do đó mấy con sẽ bị lọt trong tưởng. Giới luật không xong thì lọt trong tưởng hết, bởi vì ức chế ý thức. Bởi vì con quan sát nó.

Phật tử: Mình giữ tâm biết là ức chế ý thức hả Thầy?

Trưởng lão: Bởi vì con giữ cái tâm biết con đây thì cái ý thức không khởi niệm, phải không? Nó không có khởi niệm thì tức là bị ức chế rồi.

Phật tử: Khi mà nó khởi lên cái tâm biết, nó thấy.

Trưởng lão: Nó thấy đặng nó dừng.

Phật tử: Mình không có cố tâm dừng, mình chỉ để tâm nhận thấy nó khởi lên, khởi lên.

Trưởng lão: Khởi lên, khởi lên đến mức độ nào đó nó không khởi nữa thì tức là bị ức chế rồi. Tại vì con giữ cái biết của con để nhìn nó. Cho nên nó khởi lên con biết, khởi lên biết thì thời gian sau nó bị dừng, tức là ý thức nó dừng. Con không cho nó, coi như là mình nhìn nó, để cho nó không hoạt động mà, phải không? Con hiểu không? Do đó con bị lọt tưởng mất. Tưởng con sẽ hoạt động. Cho nên thiền Minh Sát Tuệ là thiền tưởng. Cho nên các sư đâu có làm chủ được sinh, già, bệnh, chết. Ngồi thiền thì lọt trong tưởng thì có thể ngồi một hai ngày, bảy tám ngày, một tháng, nửa tháng được, không ăn uống được. Nhưng mà ngồi nhưng không phải là Đạo Phật. Đạo Phật không chấp nhận cái chỗ ngồi lâu.

Phật tử: Thiền Minh Sát Tuệ thì không phải ngồi lâu Thầy. Sinh hoạt trong trong các hành động hàng ngày, nhưng mà có một cái là con thấy khi mà Tuệ phát sinh thì nó như thật, chứ nó không phải là do mình nghĩ nó như vậy nữa. Chẳng hạn như tự nhiên đột nhiên mình thấy được cái thân mình nó vận hành như vậy, cái tâm mình nó vận hành như vậy mình thấy nó rõ ràng như vậy.

Trưởng lão: Biết rồi.

Phật tử: Nhưng mình cảm giác là bên trong cơ thể có một cái người nào đó?

(42:27) Trưởng lão: Thầy có nghiên cứu qua thiền Minh Sát Tuệ. Khi thấy khi mình ngồi im lặng vậy, mình thấy như những cái cuộn khói, những cuộn mây đó, gọi là định tướng xuất hiện. Thì nó sai. Mấy ông bị tưởng rồi!

Phật tử: Cái này không phải là định tướng. Mà giống như là tự nhiên mình trực nhận được trực tiếp trong người mình chỉ có thân và tâm thôi ngoài ra không còn một cái gì là bản ngã hết. Tức là một cái biết mà nó đột nhiên nó xuất hiện, mà nó không phải do mình nghĩ ra, nghĩa là sao hả Thầy? Nó không phải là định tướng, những cái đó thì con không có nghe tới, nhưng không phải là Minh Sát Tuệ.

Mà minh Sát Tuệ, ví dụ như tuệ phân biệt danh sắc, là khi tuệ đó vừa xuất hiện, ngay khi đó người hành giả họ trực nhận được là họ chỉ có thân và tâm thôi. Mà họ trực nhận một cách trực tiếp luôn, chứ không phải là họ tưởng tượng về nó, hay là nghĩ về nó.

Trưởng lão: Cái tâm khi đó con sẽ hỏi qua Minh Sát Tuệ coi cái tâm nó là cái gì? Có biết không?

Phật tử: Tại vì con thấy nó rất là rõ ràng, mà sau đó nó sẽ tạo cho một cái ấn tượng là người hành giả đó biết chắc chắn là không thể có bản ngã được nữa, tức là đã đạt được.

Trưởng lão: Bây giờ Thầy muốn hỏi con chữ tâm. Con hiểu qua chữ tâm như thế nào? Bởi vì cái ý thức của chúng ta là một cái phần biết của sáu cái biết của cái phần của tâm. Bởi vì cái tâm nó xác định cho 6 cái biết: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của con là sáu cái biết của sáu căn, nó gồm lại gọi là tâm.

Vậy thì bây giờ cái biết của con nhìn lại mà không có còn nghe bên ngoài, thì con đã mất cái biết. Thì như vậy cái biết con đã không phải là tâm. Chỉ còn biết ở thân của con không, thì như vậy nó không phải. Bởi vì cái tâm của con là nó gồm sáu cái biết - mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý - mới gồm lại, mới gọi là tâm. Phải xác định cho rõ, chớ ý thức của chúng ta là một cái biết. Nhưng con mắt, nhãn thức của chúng ta là cái thấy biết, nó thấy nó biết. Nó thấy cái màu xanh, màu đỏ, màu vàng, nó biết chứ. Còn tiếp tục là ý thức chúng ta phân biệt cái đó để sử dụng cái gì? Thấy không?

(44:26) Phật tử: Cái này thì con không biết là nó phải diễn tả sao, nhưng mà ví dụ giống như một người mà muốn đi […​]

Tức là trước giờ ta thắc mắc là cà phê nó như thế nào thì cứ đi kiếm hoài, cuối cùng tự nhiên hớp được một miếng thì đã biết rõ cà phê nó như vậy rồi. Thì cái biết đó nó xảy ra giống y chang như vậy, trong cái Minh Sát Tuệ là nó xảy ra như vậy.

Trưởng lão: Nhưng mà Thầy muốn phân biệt cho con thấy, bây giờ cái biết của con nó chỉ là ý thức biết hay hoặc là cái tâm biết. Nếu là ý thức biết thì nó chỉ biết. Bởi vì cái ý thức nó hoàn toàn nó loại trừ cái mắt, cái tai, cái lỗ tai, cái âm thanh, cái sắc tướng bên ngoài. Nó loại ra những cái biết của sáu cái căn đó đi, nó chỉ còn cái ý căn thôi.

Mà cái ý căn đó bây giờ nó quay vào để nó biết cái thân nó thôi, thì đó là chỉ ý thức biết chứ không thể nói cái tâm.

Phật tử: Dạ, ý thức biết.

Trưởng lão: Ý thức biết. Bởi vì nó hoàn toàn nó không cần nghe, không cần thấy cái gì bên ngoài hết. Mà nó chỉ cần biết ngoài cái thân nó, mà biết rất rõ ràng, đó là ý thức tập trung, con hiểu không? Ý thức tập trung, cho nên nó loại trừ ba cái này ra. Như vậy là con chỉ nằm ở trong cái ý thức, chứ không phải là con nằm trong cái tâm, phải không?

Phật tử: Như vậy cái tâm nó khác?

Trưởng lão: Nó khác, cái tâm ngồi đây nó phải nghe, mà nghe mà không bị dính mắc cái nghe. Nó nghe nó biết người ta chửi nó, nó biết mà nó không giận thì đó là cái nghe của nó là cái nghe giải thoát, cái nghe Vô Lậu. Còn bây giờ con biết không ở đây, mà không còn nghe cái gì hết, thì như vậy là coi như là con bị chặn đứng hết tất cả những cái biết khác. Thì cái biết này nó chỉ cô đọng ở trên cái ý thức thôi, hoàn toàn là con chỉ chết đứng ở trong cái ý thức. Chứ hoàn toàn con không sử dụng toàn cái con người của con. Mà con người của con là cái sắc uẩn, nó là 6 cái biết của nó: Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, tức là có 6 cái biết. Nhưng mà trong cái sắc uẩn, phải sử dụng sắc uẩn là các ác pháp bên ngoài tác động vào không được tâm nó. Tâm nó là tức là 6 cái thức con, phải không?

(46:26) Bây giờ Minh Sát Tuệ thì phải phân biệt cho được cái này chứ không khéo chúng ta chỉ dùng cái ý thức. Bây giờ Thầy ngồi đây nè, Thầy nhiếp trong hơi thở này, cái ý thức Thầy đang làm việc nè. Cho nên nếu mà Thầy nhiếp hoàn toàn, ở bên ngoài Thầy không còn nghe thấy tất cả mọi cái, mà chỉ còn có biết ở trong này không, thì cái người đó đã sai rồi.

Tu vậy là bị ức chế, ức chế tâm của mình rồi, 6 cái thức nó không hoạt động. Mà ở đây con đường thiền của Đạo Phật là 6 thức hoạt động bình thường như mọi người, không có gì khác lạ. Nhưng mà tất cả chướng ngại pháp không tác động được vào 6 cái thức này. Nghe, nó không bị vì cái nghe đó làm động tâm mình. Thấy mà không bị gì hình ảnh sắc tướng đó mà lôi cuốn mình. Chứ không phải làm cho nó mất. Luôn luôn cứ thấy vào trong không thì cái đó chỉ là ý thức thôi, không phải tâm. Bởi vì Thầy muốn phân biệt để thấy được cái tâm và cái ý thức. Mục đích của chúng ta ở đây là tu làm sao cho tâm thanh tịnh, làm cho tâm bất động, chứ không phải làm cho ý thức bất động. Mà ý thức bất động tức là ức chế. Bị ức chế làm cho mắt, tai, mũi, miệng, 6 cái thức khác nó không hoạt động, nó chỉ có cái ý thức hoạt động thì nó sai.

Phật tử: Nếu như mắt, tai, mũi, miệng…​ nó đều hoạt động, nhưng mà chỉ có ý thức bất động không thì sao Thầy?

Trưởng lão: Bây giờ cái ý thức nó bất động, cái ý thức bất động nó không phải đủ, mà nó cả 6 cái thức người ta bất động thì nó mới đúng. Còn ý thức bất động không, thì hoàn toàn con đã đi lạc trong chỉ có ý thức, còn tất cả cái kia không thanh tịnh. Nếu mà con xả ra bình thường thì con bị động đó. Là con bị động, con không giải thoát. Con ở chỗ đó, ở ý thức con, con gom lại thì con không bị động. Nhưng mà con xả ra thì con bị động đó.

Phật tử: Xả ra, tức là không quan sát gì nó nữa hết là nó sẽ bình thường?

Trưởng lão: Con xả ra bình thường thì con sẽ không thấy, thì con sẽ hoàn toàn giải thoát. Chứ không khéo con vô đó rồi con kẹt ở trong đó. Con hiểu không? Bởi vậy không khéo là mình sẽ tu sai con! Con có gì không con?

Chú Tâm: Dạ, con kính bạch Thầy! Ở đây có quý đạo hữu gởi Thầy, hỏi Thầy …​

5- ĐỨC HIẾU SINH

(48:38) Trưởng lão: Về câu hỏi một mà con hỏi Thầy về cái Đức Hiếu Sinh. Cái đạo Đức Hiếu Sinh phải qua một cái trường lớp mình học, nó có những cái lớp học của nó. Bởi vì Đức Hiếu Sinh nó có từng các cấp, từng các cấp hiếu sinh.

Ví dụ như bây giờ, Thầy đem 1 cái thí dụ, mấy con thấy cái Hiếu Sinh nó có chỗ cao mà chỗ thấp. Có một cái nhà bị cháy có một đứa bé bị kẹt trong nhà đó nó kêu khóc. Mọi người chạy đến mà không dám xông vào. Kêu la làng, kêu mọi người đến cứu chứ không dám xông vào cái nhà đó, thì đó là cũng hiếu sinh mấy con! Con hiểu không? Nhưng mà hiếu sinh ở cấp độ không dũng cảm. Còn có một cái chú đó, chú chạy vô. Chú nghe vậy, lửa cháy vầy chú đạp cửa, chú đạp vách, chú xông vô, chú ôm đứa bé ra. Mình mẩy chú phỏng, nhưng mà cái hiếu sinh của chú đó là hiếu sinh dũng cảm mấy con!

Bây giờ mấy con đi ở trên con đường như thế này mà mấy con cẩn thận, đi tránh không có đạp gai, không có sụp lỗ, không có vấp đá. Đó là hiếu sinh cẩn thận, hiếu sinh thương mình, cho nên vì vậy mà đi cẩn thận. Còn mấy con đi không cẩn thận là không hiếu sinh, các con hiểu chưa?

Cho nên cấp độ hiếu sinh nó nhiều cái trình độ. Vì vậy mà phải học, phải học mới hiểu. Còn không học, Thầy đem những cái những cái ví dụ để cho thấy cái cấp độ của hiếu sinh chứ gì? Lòng thương của chúng ta chứ gì? Nhưng nó nhiều cấp độ. Cho nên nói tâm từ bi hỷ xả, góc độ nào từ bi? Mà từ bi nó bao nhiêu cái từ bi chứ đâu phải nói một cái từ bi.

Cho nên phải học cái lớp, mà học cái lớp tức là đào luyện cho mấy con thấm nhuần được. Mấy con nghe thôi, tự nó thấm vô mấy con. Cứ đầu óc mấy con tiếp nhận trong một năm, người ta hướng dẫn cho mấy con học cái lớp Đạo Đức Hiếu Sinh, mấy con sẽ thấm nhuần được cái tư tưởng. Từ đó không dạy mấy con hiếu sinh, mấy con đi ra mấy con cũng hiếu sinh nữa. Không dạy mấy con cẩn thận mấy con bước đi cũng cẩn thận nữa mấy con. Cho nên gọi là, những cái lớp đó gọi là đào tạo những người đức hạnh. Đào tạo cho chúng ta, mà hiếu sinh là cái lớp đầu tiên.

Bởi vì trong giới luật của Đạo Phật, cái giới mà cấm sát sinh, đó là cái Đức Hiếu Sinh. Rồi kế đó mấy con học lớp kế nữa là Đức Ly Tham. Cái tâm tham của chúng ta, tham tốt tham xấu trong này. Cái người mà trộm cắp, móc túi lấy của người khác, như vậy đó là tham xấu. Còn mình tham mà để mình làm bằng mồ hôi, nước mắt mình ra tiền cũng tham, các con hiểu chưa? Cho nên cấp độ tham nó nhiều lắm.

Cho nên chúng ta phải học cái lớp này để chúng ta biết ly tham như thế nào? Mà khi cái ly tham được thì chúng ta sẽ được giải thoát. Mà Đức Hiếu Sinh nó phủ trùm, nó mang theo cái tính chất ly tham ở trong đó.

Cho nên chúng ta kết hợp. Rồi ly tham rồi thì chúng ta học Đạo đức Gia đình, tức là cái giới luật của nó dạy không tà dâm, tức là Đức Chung Thủy mấy con. Phải học cái đức chung thủy thì chúng ta sẽ đối xử trong gia đình chúng ta rất là hạnh phúc. Đó là đạo đức gia đình của cái giới luật đó rồi.

Do đó chúng ta học thêm cái đức nữa, đức thứ tư là Đức Thành Thật không nói dối. Các con có thấy không? Những cái giới luật của Phật hẳn hoi là nhân bản hết. Mà dạy chúng ta thành thật không nói dối là một điều rất khó. Có nhiều điều chúng ta nói ra thật đó, mà hại mình hại người, vậy chúng ta dám nói cái điều này không? Mà nói phải nói làm sao? Mà không nói thì làm sao tránh cho chúng ta đừng vọng ngữ? Chứ không khéo chúng ta nói sai sự thật, chúng ta cũng bị là nói dối rồi.

Các con thấy nó rất khó. Cho nên mình phải học, mình mới biết cách sử dụng, ứng dụng trong cái giới luật đó, cái đức hạnh thành thật. Chứ nếu mình không học thì mình không biết cách thức ứng dụng. Mà không biết cách thức ứng dụng thì mình bị rối ở chỗ này rồi.

(52:13) Cũng như thí dụ như đức Phật đang ngồi tu khổ hạnh dưới một cái cội cây, có nhà vua đi săn qua, đuổi con nai bắn con nai, đuổi con nai nó chạy nó chui dưới đó. Mà bây giờ đức Phật có hai cái giới rõ ràng. đức Phật, nếu mà nhà Vua hỏi: “Ông ngồi đây ông tu, ông có thấy con nai tôi bắn nó chạy ngang đây không?” Mà nói “Không” thì bị nói dối. Mà nói “” thì hỏi “Nó chạy đường nào? Nó chui chỗ nào?” Mà chỉ thì con nai sẽ bị chết, thì mình mang tội sát sinh. Các con thấy nó không?

Như vậy là phải học thì chúng ta mới biết cách để mà ứng xử cái chỗ nói này, mà không bị phạm vào cái lỗi nói dối, các con thấy chưa? Thì theo ứng xử, thì theo Thầy thiết nghĩ là mình phải học. Bây giờ như nhà Vua hỏi như vậy rồi, thì mình trả lời: “Tâu bệ hạ hay tâu đại vương! Tôi là một vị Tu sĩ nó có hai giới: Một cái giới là thành thật, một cái giới là sát sinh. Nếu quả chăng tôi thật sự mà thấy con nai mà chạy ngang đây núp chỗ nào, trốn chỗ nào, mà tôi chỉ nhà Vua thì nhà Vua sẽ giết con nai, thì tôi mang tội sát sinh với nhà Vua. Mà nếu mà tôi nói không thấy, không có, thì tôi mang tội nói vọng ngữ. Vậy xin nhà Vua hiểu cho một cái người Tu sĩ như tôi, làm sao mà trên hai giới này, tôi làm sao nói được?” Thì nhà Vua ép không? Có phải không?

Để chi cho mình làm thinh, không nói gì hết. Cái vị Tu sĩ này chỉ thực hiện qua cái Đức Nhẫn Nhục thôi. Nhà Vua hỏi mãi ba bốn lần mà không trả lời thì ông Vua ông tức giận chứ sao? Khi dễ ông chứ gì! Ông phải dùng gươm hay đao, ông phải chặt tay hay hoặc là chém đầu nữa là khác, các con hiểu chưa? Còn này trả lời mà nhà Vua rất cảm thông. Đó là cái khéo léo của một người.

Cho nên Thầy nói về cái giới thành thật, không nói dối cũng phải học để chúng ta biết ứng xử. Chứ không khéo chúng ta, lúc bấy giờ nó bối rối rồi, không biết cách nào ứng xử cho kịp, phải không mấy con?

Cho nên điều kiện học giới luật mà gọi là đức hạnh đều là mấy con phải trải qua từng những cái lớp học. Mà ở trong câu hỏi này để chúng ta đi đến cái chỗ mà ly dục ly ác pháp, để đi đến chỗ mà chúng ta làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Phải rồi, đi vào từ giới này, phải học những cái lớp giới này để triển khai cái Chánh Tri kiến của chúng ta hiểu biết. Từ cái hiểu biết tư duy đó là ngầm nó đã xả tâm.

Cho nên lúc bấy giờ chúng ta ngồi lại là chúng ta phải thông suốt những cái giới luật đức hạnh rồi. Thì lúc bấy giờ đó, chúng ta có một cái niệm khởi ra, chúng ta: “Đây là ác pháp, đi đi! Cái niệm đó ác pháp, đi đi!” Nhưng mà ngầm ở trong cái tâm mà hiểu biết của chúng ta, cái tri kiến hiểu biết của chúng ta nó sẽ xả. Còn chúng ta không hiểu biết tức là bị ức chế. Bởi vì mình không hiểu biết, cho nên mình bảo nó đi, tức là bị ức chế cái ý thức của chúng ta chứ gì?Các con thấy chưa?

Còn bây giờ cũng một cái câu tác ý bảo: "Cái niệm này đi đi, tao không chấp nhận mày, chỉ có tâm bất động thanh thản an lạc vô sự thôi!" Mình cũng đuổi nó, nhưng mà cái người mà có tri kiến hiểu biết thì ngầm cái tri kiến hiểu biết đó nó biết cái gì rồi. Nó xả rồi. Còn mình không hiểu biết thì bị ức chế mấy con! Thầy nói sai một chút là mấy con, không học giới luật là mấy con bị sai đó. Cũng một pháp người ta tu để người ta giữ cái Tâm Bất Động, cũng một pháp tu để giữ Tâm Bất Động mà ức chế, mà không ức chế, các con hiểu chưa?

Cho nên khi mà muốn tu tập thì phải được theo học những cái lớp đạo đức giới luật này, chứ không học thì không được.

Đúng vậy. Về Tôn giáo, thì sự thật ra mấy con thấy nó là cái nền đạo đức. Tôn giáo nào nó cũng dạy chúng ta đạo đức hết. Nhưng mà trong cái đạo đức, nó lồng thêm được cái mê tín. Nó cầu khẩn. Nó có Thánh, có Chúa, có Thần, có Phật gia hộ. Nó biến dần cái tôn giáo sẽ trở thành mê tín. Nó làm lệch, nhưng mà trong tôn giáo nào nó cũng có những cái đức hạnh. Cho nên trong cái đức hạnh thì tốt.

(56:19) Trong cái giới luật đức hạnh, cái giáo điều mà để dạy cho mọi tín đồ mà chúng ta sống trong đức hạnh thì tốt. Nhưng mà hoàn toàn ngoài đó đừng kèm theo cái sự mê tín tâm mình. Cũng như Phật giáo bây giờ con thấy đi đến cầu an cầu siêu, đó là thần quyền rồi, nó sai mất rồi.

Đạo Phật đâu có điều đó. Khi mà đức Phật đã tuyên bố rồi, các con tự thắp đuốc lên đi. Tự mình rồi thì còn cái gì nữa mà cầu? Thế mà bây giờ đã dãy đầy sự cầu và đồng thời đưa một bộ kinh nào đó để đưa phật tử về, hằng ngày gõ mõ tụng kinh, tức là cầu rồi, sai rồi. Sao không tự mình để mà ngăn ác diệt ác xả tâm mình mà lại làm cái điều đó, các con thấy chưa?

Đó là một cái sai. Cho nên đạo đức đừng có vội tin. Cái nào mà có mê tín dị đoan, cái nào mà có những cái cầu khẩn thì nó sai cái lời đức Phật dạy thì chúng ta không tin! Đây không phải của Phật giáo mà đây là của ảnh hưởng của tôn giáo khác tôn giáo Phật giáo thì không tin.

Đó thì Thầy sẽ trả lời những câu hỏi như vậy, để cho mấy con biết rằng theo tôn giáo nào cũng vậy, là theo cái đạo đức của nó, chứ không phải theo cái ông Phật. Cũng không phải theo một cái người mà sáng lập ra cái tôn giáo đó, mà theo cái đạo đức của ông đó, của người làm ra tôn giáo đó. Đó là đúng mấy con.

Cho nên đức Phật dạy đừng có tin, đừng có tin. Mười lần mà đức Phật nhắc chúng ta đừng có tin. Mà hãy tin vào cái hành động nào mà đem lại cho chúng ta được bình an, yên ổn; mà không làm khổ mình khổ người thì chúng ta tin. Các con thấy đó là đạo đức mà, không làm khổ mình khổ người là đạo đức chứ gì, thì chúng ta tin.

Mà cái gì mà còn làm khổ mình hoặc còn làm khổ người thì nhất định là không tin, cái đó là còn sai. Còn những cái dạng mà mê tín dị đoan, thôi dẹp. Tôn giáo Phật giáo không chấp nhận điều đó.

Với một cái người mà tâm sân nhiều, mình dễ giận. Ai nói gì mình dễ tức giận thì đầu tiên mình quán “ly” sân. Sau đó mình tập nương vào cái đề mục của hơi thở (nó có ba đề mục) quán “từ bỏ” tâm sân. Bắt đầu mình “ly” để rồi tập cho nhuần nhuyễn với cái pháp ly rồi. Rồi bắt đầu mình “từ bỏ”. Mình từ bỏ, nhưng nó chưa hết đâu, nó còn vi tế lắm. Do đó mình: "Quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi hít vô. Quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi thở ra.” Cho nên mỗi một cái tâm sân của chúng ta có ba cái đề mục.

Bây giờ về cái tâm mà sắc dục thì nó có cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở để chúng ta tu tập, để diệt trừ tâm sắc dục cũng không khó khăn. "Với tâm thanh tịnh, tôi biết tôi hít vô. Với tâm thanh tịnh, tôi biết tôi thở ra." Rồi hít vô thở ra, mình cứ tác ý như vậy tu. "Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sinh sẽ không sinh." Nghĩa là tâm sắc dục chưa sinh nó sẽ không sinh. Bởi vì mình tác ý rồi và đồng thời mình tu tập như vậy cho đến khi sắc dục không còn. Và đồng thời mình quán sắc dục là con đường tái sinh luân hồi, tiếp tục con người đi trong con vòng đau khổ. Cho nên đó là một cái điều kiện cần nên phải diệt trừ.

Cho nên hằng ngày phải nỗ lực dùng Định Niệm Hơi Thở mà tác ý câu: "Với tâm thanh tịnh, tôi biết tôi hít vô. Với tâm thanh tịnh, tôi biết tôi thở ra". Rồi bắt đầu: "Với thân thanh tịnh, tôi biết tôi hít vô. Với thân thanh tịnh, tôi biết tôi thở ra”. để tạo cho thân tâm mình thanh tịnh hoàn toàn, nó mới trong sạch. Chứ không khéo thân tâm chúng ta, từ cha mẹ sinh ra trong dục mấy con, không thể nào chúng ta thoát khỏi dục đâu.

Cho nên vì vậy mà sự tu tập, Đạo Phật có phương pháp để dạy giúp cho thân tâm chúng ta hoàn toàn thanh tịnh, không còn bị tâm sắc dục. Nhớ! Cố gắng tu tập như vậy, Thầy bảo đảm với mấy con từ 6 tháng, 1 năm, 2 năm cho đến 3 năm; mấy con sẽ thấy tâm sắc dục nó giảm và nó hết nữa. Nó không còn nữa, thấy. thản nhiên lắm, nó không còn có động tâm nữa.

Bởi vì một người tu theo Đạo Phật là cái tâm sắc dục người ta diệt trừ, người ta mới giải thoát hoàn toàn. Người ta chấm dứt luân hồi là tâm sắc dục không còn. Còn móng một chút xíu là người đó chưa giải thoát đâu mấy con, còn tiếp tục tương ưng tái sinh luân hồi. Rồi bây giờ mấy con có hỏi thầy gì thêm không?

6- NGƯỜI TU CHƯA XONG KHI CHẾT NÊN CHÔN

(1:00:57) Phật tử: Bạch Thầy, Thầy giải thích cho con là sau khi chết mình không được thiêu đốt?

Trưởng lão: Khi mấy con mà đã tu tập được muội lược tham sân si rồi thì mấy con đừng thiêu đốt, mấy con cứ chôn. Để rồi cái tưởng của mấy con, bởi vì cái thân không thiêu đốt thì cái tưởng nó còn hoạt động. Cái hơi ấm ở trong người của mấy con chỉ còn một chút xíu nơi tim của mấy con thôi thì cái tưởng nó đang hoạt động, nó chiêm bao đó mấy con.

Khi nào mấy con thấy người ta lâm sàng ở trong bệnh viện đó mà cái người đó đã chết rồi đó, tắt thở rồi. Nhưng mà người ta rờ còn nóng là cái người đó đang ở trong thế giới tưởng đó mấy con. Họ đang tưởng.

Cho nên khi mà mấy con đã biết tu rồi, biết giảm bớt được tham sân si rồi, thì khi chết mấy con đừng chôn mấy con. Cứ để đó cho cái người đó người ta tập, cái thời gian rất ngắn mà người ta vào Niết Bàn. Dùng tưởng nó đi mau lắm, nó đi vào Niết Bàn. Còn mình còn cái thân, còn cảm thọ, còn cái này kia, rồi còn những cái sự kiện nó ràng buộc, nó trói quanh mình, nó lôi mình, cho nên mình vào cái chỗ mà Bất Động Tâm rất khó. Còn cái người mà chết rồi đó, họ chỉ còn có cái tưởng dùng đó mà họ đi vô, không còn ai quấy rầy nữa.

Phật tử: Khi thiêu đốt thì cái tưởng nó cũng mất luôn?

Trưởng lão: Khi thiêu đốt thì cái thân của chúng ta nó không còn. Mà sự thật ra khi mà được thiêu đốt là người ta tương ứng tái sinh rồi. Bởi vì cái nhân quả của tương ưng tái sinh là khi mà trong gia đình của mình, con đã tu tập mà chưa có muội lược được tham sân si thì không có ai cản đâu, thì họ sẽ đem thiêu đốt. Còn nếu mà con đã muội lược rồi, nó khiến trong gia đình là có người không cho thiêu. Nó không có cho thiêu con đâu. Bởi vì cái từ trường nó rất mạnh, cái sự tu tập của các con nó làm muội lược tham sân si, nó rất mạnh. Nó khiến cho những người thân của con là không cho thiêu, nó giữ gìn con.

Còn con mà biết trước, con dặn: “Khi mà tôi tu tập như thế này, đừng có thiêu, để rồi tôi tiếp tục tôi tu trong khoảng thời gian trong một vài giờ là có thể tôi vào trong trạng thái bất động”. Cho nên nó không phí uổng mấy con. Để không khéo rồi mất công Thầy, tới chừng đó Thầy đi tìm đó. Cái từ trường con nó chết, nó vơ vẩn mà nó thiện, nó muội lược, nó không tái sinh, nó không tương ứng được. Bắt đầu Thầy phải vô đó, Thầy phải dùng cái lực của tác ý đẩy cái tâm của con, để mà nương vào cái chỗ mà tác ý Tâm Bất Động con mới vào được cái Tâm Vô Lậu mới được. Cái trạng thái vô lậu. Nó cực lắm.

Còn bây giờ thay vì dùng cái tưởng con vô thì như vậy là nó tiện lắm con. Nhớ kỹ những cái điều này mấy con. Mấy con thấy mình giảm được. Hồi đó mình sân mười, bây giờ mình còn nghe người ta nói hơi tức tức thôi, không có nói ra gì hết. Mà nghe rồi con cũng an ổn được, thì mấy con biết đó là sân mình đã giảm rồi đó. Mà tham mình giảm là không còn thích ăn, không có bày ra. Bữa nay bày thứ này ngon, bữa kia nấu cái ngon, đó là mấy con còn tham ăn là còn tham. Còn nay cái gì ăn cũng được, khỏi cần bày ra. Nhất là phụ nữ mấy con hay bày vẽ đồ ăn dữ lắm, đó là tham đó, các con hiểu chưa? Thầy nói đây là cái tâm tham thật mà. Thích ăn ngon, cho nên cứ bày vẽ để cho cực khổ, nhưng ăn rồi thì có ra cái gì đâu? Mà rất cực mấy con. Cho nên đó là chứng tỏ cái tâm tham nó còn, cho nên mấy con dẹp đi.

Thì hôm nay thôi quý quá, gia đình mình ăn nhiêu vậy được rồi. Cơm, rau, tương, dưa được rồi, khỏi cần làm chi cực. Đó là mấy con xả được cái tâm tham. Mà chính cái ăn nó để cho chúng ta biết rằng cái tham chúng ta có muội lược.

(1:04:23) Cho nên một cái người Tu sĩ mà ở đây mà còn tính ăn ngon, như Thầy nói, còn tham. Mấy người mặc dù mặc chiếc áo Tu sĩ, chứ mấy người chết cũng vẫn tái sinh. Còn cho ăn gì cũng được hết, thì sẽ xả tâm tham rồi. Nó muội lược, nó dễ lắm mấy con! Nó làm cho mình thấy sống an ổn. Trong cái cuộc sống bình thường như mọi người mà an ổn, không cầu kỳ, không đòi hỏi mấy con. Ăn mặc thì đơn giản, không cầu kỳ, không có sửa sang nữa, nó đơn giản lắm. Đó là cách ly tham. Nhưng Thầy nói để mấy con lưu ý thôi. Còn vấn đề mà chết, mấy con mà tu theo Thầy rồi, nhất định chôn chứ đừng có đốt mấy con.

Phật tử: Thưa Thầy sao ngày xưa đức Phật thiêu đó Thầy?

Trưởng lão: đức Phật đã nhập Niết Bàn rồi thì thiêu chứ sao! Không có sao. Bởi vì chết đã nhập Niết Bàn rồi mà, thì thiêu mặc sức. Còn mình chưa có nhập Niết Bàn được mà thiêu uổng lắm, lấy gì tu tập tiếp nữa, con hiểu không?

Phật tử: Trường hợp của Thầy là Thầy sẽ nhập Niết Bàn chứ Thầy?

Trưởng lão: Thầy sẽ nhập Niết Bàn rồi, Thầy khỏi lo chuyện đó con. Bây giờ muốn thiêu Thầy bao nhiêu cũng được hết. Mà Thầy nói, thiêu chi cho uổng, mất công tốn củi, tốn điện. Có gì đâu, đem coi gốc xoài nào đó, đào một cái lỗ sâu, chôn Thầy dưới. Cây xoài sẽ ăn cái thân xác Thầy, nó thành đất, thành phân chứ gì! Rồi bắt đầu ra trái, rồi mấy con về thăm hái trái đó mà chia người, ăn coi ngọt không? Có phải lợi ích không mấy con?

Liên Tâm: Thưa Thầy, nhìn cái từ trường thiện để dùng cái tưởng thức độ như đức Phật. Thí dụ như Thầy đi tìm cái từ trường độ, để Thầy độ cho chúng con. Thế khi mà Thầy nhập Niết Bàn rồi thì còn có độ được không ạ?

Trưởng lão: Còn có đệ tử của Thầy tu chứng rồi, nó đâu bỏ mấy con. Bởi vì mấy con coi trách nhiệm bổn phận của người tu rồi đó. Trừ ra Thầy chết rồi mà không có người tu chứng, thì thôi phải chịu rồi.

Cô Liên Tâm: Dạ, vậy ví dụ lúc mà đức Phật mà độ mẹ Ngài đó là do đức Phật còn cái thân. Nếu mà đức Phật nhập Niết Bàn rồi thì đức Phật cũng không độ được mẹ mình.

Trưởng lão: Không độ đâu. Không độ được đâu. Còn thân nó còn sử dụng, nó còn Tứ Thần Túc. Còn thân nó sử dụng.

Phật tử nam: Dạ thưa Thầy, con nghe vậy con thấy lo là nếu mà tu đắc đạo nhập Niết Bàn hết thì Đạo Phật sẽ đi tới đâu?

Trưởng lão: Càng tốt chứ sao. Con thấy cái dòng họ giải thoát đức Phật có một đứa con La Hầu La thôi mà bây giờ cả thế giới dòng họ Thích hết ráo. Thầy cũng họ Thích nữa, làm sao mất dòng họ đâu? Con thấy đừng có lo cái chuyện ấy. Có phải không? Ai cũng tu.

Nói cái chuyện sự thật ra, tu thì dễ chứ không phải khó. Mà ai cũng tu hết thì chúng ta không còn tái sinh theo cái kiểu mà thế gian mà chỗ bất tịnh đâu. Mà chúng ta hóa sanh. Thế gian này, nó có cái từ trường sống thì nó phải có con người chứ sao? Con khỏi lo đi. Sợ cái hành tinh chúng ta nó là hành tinh chết, bây giờ muốn có người cũng không được nữa. Bởi vì nó là hành tinh sống, cho nên nó hợp duyên nó thành ra con người. Phải không? Mấy con hiểu.

Còn bây giờ mà nó hợp duyên qua cái đường mà sắc dục thì nó quá dơ bẩn mà nó tạo thành cái nghiệp rất là đau khổ. Con thấy từ nằm bụng mẹ là đau khổ rồi, sinh ra đau khổ, rồi nuôi lớn lên cho được đi đứng là đau khổ rồi. Con thấy không? Cho nên khi mà thành vợ, thành chồng thành đôi bạn, rồi lần lượt già chết đều là hoàn toàn một chuỗi dài của thời gian đau khổ, chứ đâu có sung sướng.

(1:07:53) Còn hóa sinh có đau khổ không? Cái thân hợp duyên hóa sinh, không có bệnh nữa. Còn cái đi vào con đường mà tái sinh mà về sắc dục thì con thấy làm sao không đau bệnh? Ngay vào trong bụng mẹ, nằm trong bụng mẹ là đã có sự đau khổ của mẹ rồi. Đó là hiện tượng bắt đầu là đau khổ rồi, đâu có giải thoát.

Còn bây giờ hợp duyên, trong cái môi trường sống này nó có đủ cái duyên của nó để mà hợp, để mà thành ra con người. Chứ mà thở mà không có đủ duyên, tức là không có đủ tứ đại thì làm sao mà thành? Không có đủ ngũ uẩn thì làm sao mà thành con người được? Nó đủ cái ngũ uẩn ở trong này rồi, bây giờ cần hợp duyên thôi. Mà hợp duyên qua cái đường sắc dục thì quá là đau khổ. Cho nên bây giờ người ta sẽ hợp.

Vậy bây giờ toàn bộ đi tu hết, Thầy nói ai cũng biết cách thức hợp duyên rồi. Thì bắt đầu bây giờ muốn sống là mình sống, muốn chết là mình bỏ thôi, có gì đâu. Và đồng thời khi đó hợp duyên nó thành ra những con người ở trên hành tinh này không còn đau khổ. Không còn phải đi cấy lúa đâu con. Không còn cực để mà làm lụng để mà sống.

Bây giờ có thân này mà mấy con vắng một bữa không ăn là mấy con đã thấy bết rồi, đã thấy chịu không nổi rồi. Còn cái người hóa sinh, người ta không có vậy đâu. Không có cần bị lệ thuộc vào cái ăn nữa. Mấy con không tưởng tượng nổi đâu con!

Có gì không con?

7- CÁCH TU DÀNH CHO PHẬT TỬ TẠI GIA

(1:09:14) Phật tử: Thưa Thầy! Con dạy con cháu buổi sáng buổi sáng trước khi đi học ra thắp hương bàn thờ Phật, ông bà tổ tiên hứa là chăm ngoan, cố gắng. Từ khi mà đọc không có cõi vô hình, thậm chí ông xã con khi đốt nhang, cảm giác nó không có cảm giác không có sự thành tâm đó nữa. Nghĩa là cảm giác lúc trước thắp nhang nhìn, tưởng tượng có ông bà ngồi trên đó, để cho mình nguyện sẽ làm tốt, mình sẽ làm ước nguyện của ông bà, bây giờ nó lạc lõng, trống trải.

Trưởng lão: Đúng rồi! Con hỏi câu đó rất đúng. Thầy sẽ trả lời câu hỏi thứ nhất. Đó là một cái điều kiện, khi mà con dạy con cái thắp cây hương trước bàn thờ hoặc là không thắp hương. Đứng trước bàn thờ nguyện: “Con sẽ ráng cố gắng học tập để giữ gìn cái dòng họ hay hoặc là giữ gìn con cháu ngoan hiền của cái gia đình này.” Điều đó đều tốt hết, thuộc về tinh thần. Nhưng mà không phải những người đó chứng giám đâu. Nhưng mà mình biết ơn những người đó đã nằm xuống, mình phải làm sao cho tốt. Thì cái này là cái thực tế. Chứ đừng có nghĩ rằng cái linh hồn đó chứng giám, không phải. Mà mình đã hứa với cái bàn thờ đó là tượng trưng cho cái sự ân nghĩa của chúng ta.

Còn cách thức mà nó thắp cây hương chắp tay trước cái bàn thờ của ông bà hay chư Phật đều là cái lòng tôn kính, con dạy đúng. Nhưng mà đừng hiểu qua một cái lệch là có ông Phật ngồi đó chứng giám, mà có linh hồn của ông bà mình chứng giám, thì cái này là bị mê tín mất đi. Con hiểu không? Nó không phải thực. Nhưng mà cái hành động làm này là cái hành động lễ mấy con. Cung kính, tôn trọng để nhắc nhở mình làm tốt một người cháu, một người con ở trong gia đình. Điều đó là điều hay, con dạy vậy đúng Pháp, nhưng mà lệch một chút là nó thành mê tín.

Phật tử: Con sợ rằng tới chừng khi mà nó nghe nó cảm thấy không có, cảm thấy nó lạc lõng, mỗi khi thắp hương không có ông bà chứng kiến của mình.

Trưởng lão: Con thay đổi tư tưởng đó đi bằng cách cái niềm tin vào cái ơn nghĩa của ông bà. Đúng rồi, thay đổi cái tư tưởng để rồi nó cũng trở thành cái tốt con.

Phật tử: Thưa Thầy, cái ý thứ hai nữa là ngày con cứ dọn dẹp, rửa chén, rửa bát nó thành ra cứ phải (đụng kiến) mà trong tâm không muốn. Biết rằng con vật nó cũng khổ sở, vô nó kiếm cái ăn, nhưng rồi cứ phải giết nó, vẫn cứ phải sát sinh, nhất là kiến nó cứ vô nhà. Mặc dù không muốn, mình biết rằng là nó đói khổ thành ra nó mới tìm vô tìm kiếm cái ăn, nhưng mà rồi cứ phải giết, phải xịt, phải rửa nó, con không biết làm sao tránh cái đó.

Trưởng lão: Con sẽ ước nguyện, con cố gắng con giữ gìn năm giới. Con ước nguyện rằng những loài chúng sanh mà sống xung quanh, nó đều là những con vật, con kiến mà nó vô nó xin ăn là những người thân của con nó tái sinh đó. Là những từ trường thân của con tái sinh, nó đến nhà con nó kiếm. Cho nên nó biết kiếm ai hơn là kiếm cái người thân. Mà người thân thì nhìn con kiến là con kiến, chứ không phải thấy người thân. Cho nên con tìm mọi cách quét đùa, hốt, dọn dẹp cho nó sạch thì cái điều này là điều tội lỗi lắm đó con.

Cho nên vì vậy, con muốn cho nó đừng vào nhà con, con hãy đem cho nó một nắm cơm hoặc cái gì mà nó ưa ăn đó, con đem ra, con nhử nó đi. Rồi con đem ra, con đưa nó ra ngoài chỗ nào đó, một bóng cây hoặc là một cái gốc cây, hốc cây hay hoặc một cái dưới tảng đá cho nó đừng có bị mưa để nó chết tội lắm. Nó là những người thân của con, bởi vì những từ trường của chúng ta, một điều ác là chúng ta cũng sẽ tái sinh. Một điều mà chúng ta vô tình mà chúng ta giết loài kiến, con cũng sẽ tái sinh loài kiến, con không chạy đâu khỏi. Nhân nào quả nấy mà.

(1:13:13) Cho nên vì vậy mà con khởi lòng thương yêu, con chịu khó con đem ra ngoài kia, rồi con cho nó ăn, nó sẽ tập trung ra đó. Con ước nguyện các loài côn trùng kiến đồ hãy tập trung ra chỗ này đi, rồi cô sẽ đem cho con những cái loài chúng sinh này những thức ăn ở đây đi. Thì mỗi bữa con dành ra một ít cơm hay hoặc là đường dầu gì đó, con sẽ bỏ chỗ đó đi, rồi con chỉ, con ước nguyện. Nó sẽ ra đó hết, nó không vô nhà con, nó không vô nồi niêu của con nữa đâu. Chỉ cái lòng của con thôi, Thầy nói chỉ cái lòng con là nó sẽ đẩy ra đó. Con sẽ làm cho đúng với cái tâm nguyện của con, thì cái tâm tốt thì cái loài chúng sinh sẽ ra đó hết.

Phật tử: Kính thưa Thầy thứ ba nữa là tụi con là đệ tử tại gia, tụi con không biết tu cái gì trước, từng bước cụ thể, từng bước, từng bước để dần dần con đi theo hướng của Thầy.

Trưởng lão: Thầy sẽ chỉ cái cụ thể nhất: hằng ngày sống, có cái sự kiện gì mà chướng ngại trong tâm của con thì con nói: “Đây là nhân quả vui vẻ mà trả, nhân quả đừng có buồn phiền” thì tâm con nó không buồn phiền.

Ví dụ như có đứa con mà nó không ngoan, thì mình cố gắng mình nhẹ nhàng mà dạy nó. Nhưng mà mình thấy đây là nhân quả mình trả nó, đừng giận, đừng đánh nó. Đánh nó là mình vay thêm đó. Thì đó là để tâm con an ổn, và con vui vẻ. Con dùng những lời ôn tồn, những cái ái ngữ con khuyên nó thôi, rồi có nghe hay không nghe đó là cái Nhân Quả của nó, đó là cái thứ nhất.

Cái thứ hai là con muốn tu tập thì trong khi công việc trong nhà xong rồi, buổi tối khuya mọi người đều nghỉ ngơi, con sẽ ngồi, con nương vào hơi thở: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra. rồi con hít vô thở ra. Rồi “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh tâm hành, tôi biết tôi thở ra.

An tịnh thân hành để cho thân tâm con nó đừng bệnh, tâm con nó đừng bị chướng. Đó là hai cái đề mục đó hãy giúp cho tâm và thân con an ổn. Mọi chuyện gia đình con cầu xin cho mình được mạnh khỏe để mình quán xuyến hết, thì con sẽ tụ tập hai cái pháp này thì thân cũng ít có bệnh lắm con, tâm con nó cũng không bị chướng ngại. Do đó, con quán xuyến hết cái chuyện gia đình để mình trả cái nhân quả. Chuyển gia đình là chuyển nhân quả vay trả. Con mình cũng là nhân quả, chồng mình cũng là nhân quả. Vui vẻ mà trả hết thì nó sẽ an ổn con.

Phật tử: Thời gian rảnh là còn ngồi, con theo dõi hơi thở.

Trưởng lão: Con ngồi con tu theo dõi hơi thở, con nhắc, con tác ý, rồi con theo dõi hơi thở. Rồi nhắc thân tâm mình theo dõi hơi thở. Cứ như vậy con tu khoảng độ 10 phút hay hoặc là một đêm con dành ra 30 phút tu tập. Con cứ tu tập đều đều vậy mà cuộc sống hàng ngày thì con thấy nhân quả. Cái gì mà xảy ra làm cho tâm con muốn chướng lên thì con nói: “Đây nhân quả, buông xả xuống đi!” thì tâm con sẽ an ổn. Vừa tu cuộc sống mà vừa lúc thanh tịnh tu tập, để nó hỗ trợ cho con tăng cái sức tỉnh thức của con lên khi mà con nhiếp tâm. Và đồng thời cái pháp tác ý nó giúp cho thân tâm con sẽ được bình an con. Nó có phương pháp, con nhớ về tập. Rồi còn hỏi gì nữa không con? Hết rồi hả con?

(1:16:20) Phật tử: Dạ, thưa Thầy cho con hỏi là con có người thân muốn vào trong đây tu, Thầy trực tiếp dạy hay là người khác?

Trưởng lão: Đầu tiên thì vào đây tu rồi đó, thì sau đó cũng như mà Thầy đưa cái số tăng ni mà Thầy chọn lấy những người mà giữ gìn giới. Con có người thân muốn vào tu thì ở đây, thì đầu tiên là trong cái môi trường này Thầy dặn phải giữ ăn một bữa, đừng ăn phi thời. Kế đó là phải phá sạch hôn trầm. Thầy dạy những cái phương pháp tu đi kinh hành hoặc là pháp Thân Hành Niệm để cho tập luyện, phá cho sạch hôn trầm thùy miên. Rồi sống độc cư, không nói chuyện với ai hết, giữ gìn cái hạnh này. Mà khi người thân con mà giữ trọn được cái Thầy rút đi liền.

Phật tử: Ý là Thầy người trực tiếp đứng ra hay là Thầy giao cho một người nào?

Trưởng lão: Coi như là đầu tiên vô đây thì coi như là cô Út cô lo cái phần mà nhà ở, cơm ăn, áo mặc. Cái gì thiếu, khuyết cái gì đó thì cô giúp đỡ cho cái phần này. Rồi cô chỉ nhắc nhở cho ba cái hạnh này đầu tiên. Rồi sau đó thì Thầy qua, Thầy trực tiếp Thầy dạy. Mà Thầy qua trực tiếp, bởi vì Thầy mà lo cả mà nhà ở, rồi cơm ăn, áo mặc, Thầy lo không hết, Thầy chỉ lo dạy thôi! Con hiểu không?

Cái phần mà vào đầu tiên thì có người lo, có người lo cái phần đầu tiên. Mà sau khi mà được nhập vào ở trong cái khu mà chuyên tu mà giữ được ba cái hạnh này rồi thì ở nhà bếp đây họ cũng phải lo nữa. Thầy chỉ có lo dạy không, chứ mà Thầy lo cơm nữa thì thôi Thầy hết thì giờ rồi đúng không?

Cho nên ở đây Cô Út phải lo cả một cái Ni đoàn mà đi qua bên đó đó, mà Thầy đang còn chọn lựa cái người nào tu được, không được thì đưa trở về Tu Viện để tập luyện trở lại. Rồi sau khi rút lần qua, người nào được rút qua, chứ không phải là vô chỗ Thầy mà tâm còn ăn phi thời, mà còn ngủ phi thời, mà còn thích nói chuyện, thì vô Thầy thành ra cũng giống như ngoài này vậy thôi, con hiểu không?

Cho nên vô đây phải có sự luyện tập hẳn hòi, kỹ lưỡng. Mà quyết tâm tu thì mình vô đây ai nói gì nói, nhất định là mình giữ độc cư trọn vẹn. Chừng đó Thầy sẽ rút đi vào gần bên Thầy, Thầy sẽ hướng dẫn đi vào con đường tu thiền định mới dễ. Nó phải có lớp lang, từ cái lớp thấp đến cái lớp cao.

8- NGHIỆP ÁC TÁI SINH ĐỂ CHỊU QUẢ

(1:18:37) Phật tử: Dạ, Thầy cho con hỏi cái thứ hai là con đọc trong sách của Thầy là Đường Về Xứ Phật con không có hiểu cái mà “Sinh ra từ nghiệp”. Ví dụ như Thầy nói là mình giết con gà, ngay cái nghiệp của mình, thì mình tạo ra một con gà. Giống như là Thầy có ví dụ hình ảnh là một cái cây đu đủ, nó vẫn còn đó. Nhưng mà nó, khi những cái hạt đu đủ nó rớt xuống thì nó mọc ra những cây con, khác gì khi mình vẫn còn sống đó, nhưng mà mình vẫn tạo ra một cái nghiệp. Ví dụ mình giết con gà thì nó sẽ tạo ra những con gà. Con không có hiểu cái đó.

Trưởng lão: Không có hiểu hả con? Bây giờ cái hành động mà giết con gà, con cắt cổ con gà nó có hai cái hành động trả quả, chứ không phải một hành động. Cái quả đầu tiên cái từ trường mà con cắt cổ con gà. Con gà giãy giụa, nó đau đớn nó giãy giụa. Khi mà con gà chết rồi cái từ trường đó nó tương ứng với cái hành động ác đó, nó sẽ thành con gà. Bởi vì cái hành động mà con cầm dao con cắt cổ, cái hành động của con mà, phải không? Cái hành động đó nó sẽ tương ưng, nó sinh ra một con gà để cho người ta cắt cổ trở lại nó. Hành động mà con cắt cổ đó, nó thành con gà. Nó thành con gà để người ta cắt cổ để trả cái quả của nó. Và cái hành động trả quả thứ hai.

Quả thứ nhất thì con nói như vậy là tôi cắt cổ con gà, chứ tôi đâu có gì đâu. Con gà nó chịu cắt cổ, chứ tui có cắt cổ tôi đâu mà sợ, có phải không? Đó là cái quả thứ nhất mà cái hành động ác của con nó phải thành con gà. Nó tái sinh, nó tương ứng nó làm con gà. Tức là nó tương ưng vào con gà, nó sinh gà con rồi, các con hiểu không? Con gà con lớn lên thì cũng bị người ta cắt cổ trở lại. Đó là cái hành động của ác của con, con thấy nó trả cái quả cái hành động rồi.

Bây giờ cái bản thân con mà cắt cổ con gà đó, thì con không tránh khỏi cái cảm thọ bệnh đau của con. Mai mốt cần cổ con nó sẽ đau yết hầu, bởi vì con cắt cổ thì nó phải đau cổ con. Nó phải đau yết hầu thôi, không có chạy chỗ khác được đâu. Nó không có đau bụng con đâu, mà đau cần cổ. Mà con cứ cắt cổ thì nó phải đau cần cổ. Mà con bẻ giò ếch thì mai mốt xe đụng con cũng gãy giò, có gì đâu. Nhân nào thì quả nấy chứ sao? Chứ đâu bộ mấy con tránh khỏi sao?

(1:20:53) Không! Đó là Thầy nói về nhân quả để con thấy, còn cái hành động, con làm nhiều hành động, thì nó sẽ thành ra bao nhiêu con vật. Cho nên bây giờ những cái loài vật mà tự nhiên thì nó không đủ người ta giết, cho nên người ta phải nuôi, vì vậy nó mới tương ưng. Những cái xưởng, những cái nhà mà nuôi gà nó mới nuôi cả bầy, con hiểu không? Con hiểu chỗ đó chưa? Mà chính hành động của mọi người sinh ra đó đó, chứ không ai vô đó đâu. Còn cái phần mà trả quả cho chính bản thân cái người làm ác đó, họ không tránh khỏi những bệnh tật.

Rồi lớp thì chết trôi, chết nổi. Những người đánh cá mấy con thấy, đâu phải là sống. Thật sự ra đọc lại những cái người mà có những cái chiếc tàu đánh cá rất lớn, bây giờ sạt nghiệp. Đâu phải mà bắt loài chúng sinh mà ăn thịt mà làm giàu được đâu, rất là khổ. Rồi còn chết đủ loại, cả gia đình khổ sở, khi mà người thân mình mất ở trên biển, nó khổ lắm mấy con. Nhân nào quả nấy cho nên ráng tu.

Cho nên con hiểu chưa? Cái nhân quả từ cái hành động chúng ta mà phải đi tái sinh. Loài người ăn miếng thịt nhai ngon đó, chứ trả cái quả đó, mấy con không tránh khỏi được, cái cơn đau ở trong bụng, chứ không phải tránh khỏi đâu. Cho nên đức Phật dạy cho chúng ta cái giới không sát sinh. Mấy con ráng, về nhớ lời thầy, muội lược nhân quả là có gặp Thầy.

HẾT BĂNG