2004 - THỌ BÁT QUAN TRAI 01 - ĐẠO PHẬT LÀM CHỦ SANH GIÀ BỆNH CHẾT
2004 - THỌ BÁT QUAN TRAI 01 - ĐẠO PHẬT LÀM CHỦ SANH GIÀ BỆNH CHẾT
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 2004
Người nghe: Phật tử
Thời lượng: [51:05]
1- NƯƠNG VÀO PHÁP PHẬT ĐỂ LÀM CHỦ BỆNH
(00:00) Trưởng lão: Đó là chính cái điều kiện mình nhắc nhở mình như vậy, đó là mình tác ý, phải không? Các con thấy. Mà mình tác ý như vậy là mình dẫn cái tâm của mình và cái thân của mình vào chỗ giải thoát.
Bây giờ mấy con thấy đạo Phật lợi ích lắm, về hơi thở đức Phật dạy đâu có phải dạy như các Tổ: sổ, tùy, đếm hơi thở, rồi tùy hơi thở để cho vọng tưởng đừng có thôi. Còn ông Phật dạy hơi thở hay lắm mấy con. Khi thân mấy con bệnh đau nhức, nghĩa là bất kỳ đau bệnh gì, đức Phật rất là hay, thì đức Phật dạy như thế nào để mà chúng ta đẩy lui cái bệnh của chúng ta ra khỏi thân?
Bởi vì đạo Phật đạo làm chủ bệnh, chứ đâu phải là để chúng ta bệnh đi nằm nhà thương, đi bác sĩ cho tốn tiền thì sao! Có sung sướng gì đâu, mấy con thấy vô nằm nhà thương mà có hạnh phúc gì đâu? Rồi bác sĩ trị bệnh mình, nó có cho mình đồng xu, đồng điếu nào đâu, nó còn lấy tiền mình thêm. Các con thấy, mình quá dại đem tiền chúng ăn, mà trong khi mình có phương pháp đẩy lui được bệnh mà không chịu tu tập.
Bây giờ Thầy nói cái pháp của đức Phật đơn giản lắm mấy con. Đức Phật dạy: "An tịnh thân hành", hồi nãy tâm chứ gì mấy con thấy, bây giờ thân chứ gì: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Bây giờ cái thân tôi bị đau quá, cho nên tôi bảo, “mày phải an, đừng có đau nghe không!”, ý muốn nói cái câu đó là như vậy. Cho nên mình cứ cố gắng mình tác ý, thường xuyên tác ý câu này và an trú trong hơi thở, thì cái bệnh sẽ được đẩy lui, bệnh gì cũng đẩy lui hết.
Có người hỏi Thầy, như bệnh lao bị vi trùng rồi có đẩy lui được không? Vi trùng nó lo nó xách gói nó chạy không kịp chứ ở đó! Tác ý một hơi là nó lo nó bay mất, chứ nó đâu có dám ở trong cái phổi chúng ta mà đục khoét đó nữa! Thật sự ý thức lực của chúng ta rất mạnh mấy con, đức Phật đã biết cái điều này. Các con có nghe một nhà bác học, người ta nói như thế này không: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi bẩy cái vũ trụ này cho mà xem!”
(2:08) Các con thấy, cái ông này, ông thực sự ông muốn bẩy cái vũ trụ này, mà phải cho ông cái điểm tựa. Thì bây giờ làm sao mình có cái điểm tựa đâu mà cho ổng, mà có cái điểm tựa thì các con bẩy cái gì cũng bay hết. Vậy mà đức Phật dám cho chúng ta cái điểm tựa mấy con, mấy con thấy điểm tựa là chỗ nào không?
Bây giờ bệnh đau chúng ta là cái nghiệp mấy con. Nếu mà không do nghiệp nhân quả làm sao chúng ta bệnh đau được, có phải không? Vì vậy, do đó mà đức Phật cho chúng ta có một cái điểm tựa. Điểm tựa chỗ nào mấy con biết không? Cái hơi thở đó mấy con! Cái cánh tay của Thầy đưa ra, đưa vô, cái hành động đưa ra, vô vậy nè, đó là cái điểm tựa đó mấy con. Có phải không? Bây giờ cái pháp tác ý là cây đòn bẩy đó.
Bây giờ Thầy bẩy cái bệnh của Thầy ra, tức là Thầy bẩy cái nghiệp của Thầy văng ra chứ gì? Nghiệp đau của Thầy chứ gì? Thì do cái chỗ mà Thầy bẩy đó, thì các con thấy Thầy tác ý chớ gì? Mà Thầy trú vào cái hơi thở của Thầy chứ gì? Hay hoặc trú vào cái hành động thân của Thầy chứ gì? Thầy bẩy cái bệnh này nó bay mất đi chớ, bệnh gì nó cũng bay hết. Vũ trụ kia bẩy còn bay, ở đó cái bệnh!
2- ĐỨC PHẬT ĐI RA BỐN CỬA THÀNH, THẤY ĐƯỢC BỐN SỰ ĐAU KHỔ
(03:14) Các con thấy không? Ông Phật biết cách thức cho chúng ta được cái phương pháp rất là tuyệt vời, cho nên đạo Phật làm chủ bốn chỗ sanh, già, bệnh, chết. Các con nghe điều đó chớ? Mục đích của đạo Phật trước khi mà đức Phật thành đạo, thì đức Phật đi ra bốn cửa thành. Các con có đọc lịch sử Phật chưa? Đi ra bốn cửa thành, thấy bốn sự khổ của con người phải không?
Bắt đầu đi ra cửa thành thứ nhất thấy bệnh, thấy ông già chớ. Một người già cả lụm cụm, trời chà ông già này khổ quá. Rồi đức Phật suy ngẫm mình bây giờ còn trẻ nó vậy, chứ về già nó cũng như ông này rồi, đi nó run rẩy, đi nó sợ té gần chết, phải không? Cho nên thấy già khổ, đức Phật thấy con người khổ quá!
Rồi đức Phật đi ra cửa thành thứ hai thấy cái người bệnh, thấy người bệnh họ rên la, họ đau nhức, mà họ không rên la sao được? Trời ơi bệnh khổ quá! Bây giờ mình còn trẻ, khỏe nó không đau, chứ mai mốt nó đau thì cũng khổ quá. Bây giờ mấy con mạnh, mấy con đang mạnh, mấy con đang ngồi nói chuyện với Thầy, chứ sự thật trong người mấy con đang có bệnh đó!
Có người có bệnh đã hiện ra rồi, nhưng mà có người có bệnh chưa hiện ra, nhưng chắc chắn là cái bệnh nó đeo theo. Bởi vì đức Phật nói cái thân con người là cái ổ bệnh, các con có nghe lời nói đó không? Có ai mà không bệnh mấy con? Chắc chắn là phải có bệnh. Dù người trẻ nhỏ cũng là cái ổ bệnh thôi, sớm muộn rồi cũng bệnh. Vậy thì bệnh là khổ mấy con!
Rồi chết, mấy con thấy, đức Phật đi ra cửa thành thứ ba, thấy cái người chết. Thân nhân đau khổ, khóc lóc. Bởi vì mất người thân mình mà không đau khổ sao được? Quá khổ! Khổ quá khổ!
Rồi đến cửa thành thứ tư thì thấy gì mấy con thấy! Thấy cái ông tu sĩ. Ui cha! Cái đời sống ông này coi sướng quá. Không có làm, đi xin ăn mà, sướng quá, còn mình làm gần chết, có phải không? Đó là một cái đời sống. Bây giờ ông ta, ông không có gia đình thì làm sao có cái gì mà đòi ông, ổng đi tu ổng khỏe quá.
Vì vậy đức Phật nói, sống cái đời sống của ông tu sĩ này và đời sống của một con người ở tại thế gian, hai cái đời sống của người thế gian khổ! Cho nên nói sanh, già, bệnh, chết khổ mấy con. Sanh nghĩa này thì đừng có hiểu nghĩa là sanh đẻ, mà sanh nghĩa này là sanh là đời sống. Bởi vì thấy, cái người tu sĩ là đời sống chứ đâu phải thấy người phụ nữ đẻ đâu, sanh đâu! Cho nên do bốn cái đau khổ của con người là đời sống, là già cả, là bệnh tật, là chết, đó là bốn cái đau khổ.
3- NHỮNG ẢO TƯỞNG CỦA KINH SÁCH ĐẠI THỪA
(05:45) Vì vậy mà đạo Phật ra đời là quyết định, là chứng đạt được, làm chủ được bốn sự đau khổ này. Vì vậy đức Phật mới đưa ra cái chân lý để mà chúng ta biết, để mà chúng ta giải quyết bốn cái sự đau khổ. Chớ không phải đưa ra đạo Phật ra đời để giúp chúng ta đi về cõi Cực Lạc mấy con, không có! Hay hoặc là giúp chúng ta đi về Niết Bàn, không có! Hay hoặc là chúng ta Kiến Tánh Thành Phật, không có! Ông Phật không có dạy chúng ta điều đó đâu, kinh sách Phật Nguyên Thủy hẳn hòi đàng hoàng.
Người sau bịa ra điều này, thế kia, ảo tưởng trong cái sự ảo tưởng của họ, rồi nghĩ ra điều này, thế kia, rồi chổng khu nhau mà lạy sám hối, để mà cầu cho tiêu tai, thoát nạn, cầu cho tâm mình để mà tu tập thiền định, ông Phật nào cho điều đó? Các con thấy trong kinh Hồng Danh, các con thường hay, Phật tử mà, thường hay đến chùa trong cái ngày rằm, trong cái ngày 14 hoặc là ngày 30 để mà lạy sám hối Hồng Danh chứ gì?
Trong Hồng Danh có một vị Phật, có nhiều vị Phật tưởng chứ không phải là một vị Phật. Nhưng mà Thầy nhắc lại một vị Phật tưởng, để cho mấy con thấy. Một cái nhà viết tiểu thuyết là Ngô Thừa Ân đã viết câu chuyện Tây Du Ký, trong đó các con nghe cái nhân vật Tôn Ngộ Không phải không? Tức là Tề Thiên Đại Thánh đó. Sau này thì phong cho ổng làm cái chức là Đấu Chiến Thắng Phật, có phải không mấy con, mấy con đọc kinh Hồng Danh có nghe cái tên Đấu Chiến Thắng Phật không?
Vậy thì trong cái thời mà Huyền Trang đi sang qua thỉnh kinh, theo lịch sử Huyền Trang mà thật, thì đi thỉnh kinh, thì ông Phật ổng chết mất rồi. Đi qua bên đó mới học ở bên trường học ở bên Ấn Độ, trường học Phật Giáo ở bên đó, hình như là trường đại học Nalanda thì phải. Mà trong thời ông Phật đã có cái trường đó chưa? Có phải không? Ngài Huyền Trang qua học có lịch sử hẳn hòi.
Thế mà cái ông này ổng tưởng tượng rằng, khi mà Đường Huyền Trang tức là Tam Tạng đó, là đức Phật còn sống. Cho nên qua mà, trong khi mà thỉnh kinh, các con nhớ không, thỉnh kinh rồi mà không có cái lo lót đó, thì cho thỉnh ba cái kinh không có chữ, có phải không? Tới chừng mà đem cái bình bát vàng mà đưa cho ông Ca Diếp chứ gì, đưa cái bình bát vàng, cái ổng cho mình thỉnh kinh! Trời đất ơi! Phật mà còn ăn lo mấy con! Nói cái kiểu gì kỳ vậy, phải không?
(08:13) Nhưng mà ở đây Thầy muốn nói, cái tưởng tượng của một nhà văn người ta viết, người ta tưởng tượng ra những cái nhân vật, chứ làm gì mà có Tề Thiên Đại Thánh? Thế mà bây giờ trong kinh Phật, kinh mà gọi là kinh Đại Thừa đó, tụng niệm Hồng Danh đó, lại có tên cái ông Đấu Chiến Thắng Phật đó, có phải không? Mấy con thấy, cái này có đúng không?
Rồi mình bây giờ cũng nghĩ rằng, kinh sách Đại Thừa nó trúng, sự thật ra nó tưởng tượng ra nó viết, nó viết ra tưởng tượng. Đó là những nhà văn người ta tưởng tượng ra thôi. Rồi bắt đầu mình chổng khu lạy sám hối. Cái ông đó có thật không mà ông phù hộ mình? Cho nên chổng khu mà lạy sám hối kiểu này, lạy cái ông Phật tưởng không à! Đấu Chiến Thắng Phật là ông Phật tưởng chứ đâu phải thật!
Cho nên Thầy nói thật sự, cái ông Phật thật chỉ có ông Phật Thích Ca mà thôi, người Ấn Độ. Còn ông Phật Di Đà, có phải thật không mấy con? Cũng đâu có thật. Ông Phật tưởng không à, nó đâu có thật. Người ta tưởng cõi Cực Lạc, người ta vẽ ra cõi Cực Lạc để người ta tạo cái lòng ham muốn của mình. Đời thế gian này cực quá, làm được một tấc vàng, một chỉ vàng quá khó, mà đất nước Cực Lạc mấy con nghe họ diễn tả, đất họ đó trải bằng vàng không! Trời ơi tui ham! Nếu mà tui được về đó tui cạy hết, có phải không?
Bởi vì lòng tham của mình mà. Mà ở đó sướng thiệt, muốn ăn gì có nấy hết, còn ở đây tui muốn ăn, tui làm cực gần chết, tui mới có ăn. Nó tạo cho cái lòng ham muốn mình càng cao lên. Bởi vì Cực Lạc nó sung sướng quá mà, Cực Lạc là sung sướng mà. Cho nên nó tạo cho mình, mình mới ham mình ráng mình niệm Phật để tui bỏ cái thế gian này mà tui về cái kia, tức là người ta dụ mình mấy con!
Đó là kinh sách Tịnh Độ nó dụ mình bằng cách đó. Còn kinh sách Pháp Hoa nó dụ mình bằng cách nào các con? "Dù cho tao tội hơn núi cả, Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng". Trời mấy con tạo tội như núi, đi ăn trộm, ăn cắp, bây giờ công an bắt, rồi bây giờ mình tụng chừng vài ba câu kinh Pháp Hoa thì nó cũng thả mình ra! Thì như vậy sướng quá rồi chứ gì? Đó là dụ mình chứ làm sao có chuyện đó được mấy con! Tất cả những kinh sai quá sai!
Cho nên ở đây Thầy nói thẳng nói thật, có mất lòng, nhưng mà sự mất lòng đó, mấy con còn có sự suy nghĩ cái đúng cái sai. Còn dạy mấy con ở đây là giúp cho mấy con có những cái điều kiện làm chủ sự đau khổ của mấy con ngay liền. Khi mà mấy con làm chủ được bốn chỗ sanh, già, bệnh, chết, mấy con hạnh phúc rồi, cần gì mấy con đi Cực Lạc nào?
Ở đây ngày ăn một bữa, làm sao mấy con thiếu? Mấy con ăn ba bốn bữa, thì mấy con thấy làm chật vật quá ăn không đủ, chứ còn ăn như Thầy một bữa, làm sao ăn nhiều được mấy con? Mà Thầy, các con thấy Thầy bây giờ là bảy mươi mấy tuổi rồi, gần tám mươi tuổi, còn một năm nữa là tám mươi tuổi rồi. Thế mà Thầy ăn một bữa, Thầy có chết, Thầy có bệnh đau đâu? Cái sức của Thầy bây giờ già rồi, mà Thầy còn nói rổn rảng như thế này thì mấy con thấy, cái lợi ích thiết thực của một người tu ăn ngày một bữa rất lợi ích, không đau bệnh.
4- PHẬT PHÁP ĐẨY LUI MỌI PHIỀN NÃO ĐAU KHỔ
(11:07) Cho nên nãy giờ Thầy muốn nói cho mấy con thấy, đức Phật rất hay. Dạy chúng ta có cái đòn bẩy và có điểm tựa, để chúng ta bẩy những bệnh khổ của chúng ta, bẩy những cái tâm phiền não của chúng ta. Bây giờ các con đang bị sân, tâm các con đang giận hờn, thì đức Phật dạy chúng ta bẩy cái giận hờn ra khỏi thân tâm các con liền tức khắc.
Thì đức Phật dạy trong hơi thở đức Phật dạy rất rõ: "Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, Quán ly sân tôi biết tôi thở ra". Tâm mấy con đang sân chứ gì, phải không? Mấy con tác ý một cái, rồi mấy con nương vào hơi thở, hít thở 5 hơi thở tác ý một lần, 5 hơi thở tác ý một lần. Chừng khoảng độ 5 phút mấy con xả ra, thấy cái tâm sân mình đâu mất, các con làm thử đi nó mất liền à!
Còn cái bệnh cái bệnh đau ở trong thân của mấy con, nó tùy theo cái nghiệp nặng, nhẹ. Nếu nó nhẹ mấy con tác ý một, hai lần, mấy con nương vào hơi thở mấy con hay hoặc là, nương vào cánh tay đưa ra, đưa vô như thế này, thì mấy con bẩy nó cũng bay mất hết. Còn nếu bệnh nặng, thì nó phải có cái thời gian dài hơn.
Thay vì nhẹ thì các con chỉ cần 5, 10 hơi thở là cái bệnh đó nó bay rồi, còn nó nặng hơn thì nó phải 5, 10 phút, mà nặng hơn nữa thì 1 giờ, 2 giờ. Mà nặng hơn nữa cái bệnh các con, nghiệp mà, cái nghiệp mà nó có cái lực, nó nặng. Có cái thì nó nhẹ, có cái nó nặng. Mà nó nặng thì các con cho nó một hai ngày. Các con cứ ngồi đó tầm mà, đấu tranh với nó riết rồi nó cũng phải bay mất nó chứ! Có cái nào mà nó không bay? Bởi vì mình có cái điểm tựa và mình có cái đòn bẩy. Bẩy riết nó phải bay thôi, không có còn cái chỗ nào nó không bay!
Cho nên mình có pháp cứu mình mà, thoát ra khổ, khỏi khổ mà. Cái này thực tế con. Các con thấy, mình cầu về Cực Lạc không thực tế, mà mình cầu cái này, mình học tu cái này nó thực tế, mình làm chủ ngay cái thân đau khổ của chúng ta, thân đau khổ.
Vậy thì mấy con nhớ tập tỉnh thức như Thầy đã nói đầu tiên, mấy con đừng tập nhiều. Tập, rồi thí dụ như mấy con tập nhiều lắm là 10 phút thôi, rồi mấy con nghỉ, nghỉ khoảng độ 5 phút hay 3 phút rồi mấy con tập lại. Thấy mình khỏe là mình tập lại, để không nó mất thời gian. Rồi mình tập lại nữa. Và cứ mấy con tập chừng 5 phút rồi mấy con nghỉ, nghỉ rồi tập, nghỉ rồi tập, cứ bấy nhiêu đó mấy con tập.
Còn về hơi thở thì Thầy dạy mấy con. Bởi vì hơi thở nó tới 19 cái đề mục hơi thở, 19 cái đề mục để đối trị 19 cái khó khăn ở trong thân tâm của mấy con. Do đó cái pháp nào của Phật nó cũng nhằm vào cái đối tượng khổ đau của chúng ta mà dạy chúng ta, để chúng ta đẩy lui những cái khổ đau đó, chứ không phải là dạy chúng ta tu chơi, hay hoặc là dạy chúng ta cầu khẩn, không phải vậy đâu! Dạy chúng ta tự sức, tự lực mình làm chủ.
Cho nên đức Phật nói: "Tự thắp đuốc lên mà đi", phải không? Tự thắp đuốc lên mà đi. Thì do đó, bây giờ các con tu tập như vậy là các con đã tự thắp cái ngọn đuốc sáng, để soi đường mấy con đi, mấy con sẽ hết khổ.
5- BỐN LOẠI ĐỊNH CĂN BẢN CHO GIAI ĐOẠN ĐẦU
(14:02) Bây giờ thì Thầy dạy tiếp cho mấy con về cái hơi thở: "Hít vô tôi biết tôi hít vô. Thở ra tôi biết tôi thở ra". Hồi nãy Thầy dạy mấy con “đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành” chứ gì, phải không? Bây giờ Thầy dạy cho mấy con tu, tu 1 phút, không được tu nhiều.
Nhưng mấy con tác ý "Hít vô tôi biết tôi hít vô, Thở ra tôi biết tôi thở ra". Rồi mấy con hít vô thở ra đúng 1 phút, thì mấy con lại dừng lại nghỉ. Nghỉ rồi mấy con đi kinh hành một vòng, thì mấy con lại nghỉ, rồi mấy con lại tu lại hơi thở. Tức là hai pháp rồi mấy con, hai pháp rồi, các con thấy hai pháp. Bây giờ trong một ngày hôm nay Thọ Bát Quan Trai, mấy con tu như vậy cũng nhiều lắm, nhưng mấy con phải ráng cố gắng tu.
Bây giờ Thầy dạy một pháp thứ ba. Khi tu mà bây giờ nói, Thầy hồi nãy Thầy nói, bây giờ các con tu hơi thở hay hoặc là đi Chánh Niệm Tỉnh Giác, đi kinh hành chứ gì? Thì phải có một khoảng giữa nghỉ chứ gì, phải không? Nghỉ rồi mới tu cái pháp khác, có phải không? Vậy thì cái khoảng giữa nghỉ đó, nó không phải là nghỉ như mình nghỉ thường, mà mình nghỉ có pháp thư giãn mấy con!
Khi mình ngồi nghỉ, mình ngồi nghỉ mình bảo “các cơ thư giãn ra, tinh thần đừng tập trung ở trong cái hơi thở, đừng tập trung trong cái bước đi nữa!”. Các con bảo nó, tác ý nó vậy. Rồi các con ngồi buông thõng tay ra mình ra hết, thì đó là cách thức thư giãn mấy con, gọi là Định Sáng Suốt. Cái tên đó gọi là Định Sáng Suốt, phải không?
Hồi nãy Định đầu tiên dạy mấy con là Chánh Niệm Tỉnh Giác đi kinh hành 10 bước, các con nhớ rồi phải không? Rồi bắt đầu bây giờ tới cái hơi thở "Hít vô tôi biết tôi hít vô, Thở ra tôi biết tôi thở ra", tu 1 phút thôi phải không con? Thì như vậy mấy con cứ tập như vậy gọi là Định Niệm Hơi Thở.
Vì Định Niệm Hơi Thở mấy con đây là tu cái đề mục đầu tiên, rồi sau lần lượt mấy con sẽ tu những cái đề mục khác nữa, nó tới 19 cái đề mục, 19 cái bài pháp của hơi thở, chớ không phải một bài. Mà Thầy chỉ dạy mấy con hôm nay mấy con nhớ tu bài thứ nhất, chứ đừng có tu bài thứ hai, thứ ba.
Còn những người khác mà Thầy dạy tới tu Tứ Niệm Xứ rồi, để lát Thầy sẽ dạy thêm, về cái vấn đề của mấy con tu cao. Còn mấy người mà mấy con mới biết tu, mới biết Thọ Bát Quan Trai hôm nay là lần đầu tiên, thì mấy con tu như vậy, kế đó mấy con thư giãn. Bây giờ hai pháp tu, 1 pháp thư giãn mấy con làm được chưa?
Rồi bắt đầu bây giờ đó mấy con sẽ về tu ba cái pháp này thôi. Còn về Định Vô Lậu để triển khai cái tri kiến của mấy con thì mấy con chưa, chưa nên tu tập cái Định này. Nó bốn cái loại Định đầu tiên mấy con cần tu. Đó là những cái điều kiện của những người mới tu tập.
6- PHƯƠNG PHÁP TU TẬP Ở GIAI ĐOẠN TỨ NIỆM XỨ
(16:31) Bây giờ mấy con cũng ngồi đây mấy con nghe thêm những người mà tu cao hơn, khó hơn. Bây giờ mấy con đã tu có một thời gian, mấy con đã tu được Định Niệm Hơi Thở, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác đi Kinh Hành, rồi có người tu đến pháp Thân Hành Niệm. Thân Hành Niệm tức là mình tu để rèn luyện cái lệnh để trở thành Tứ Như Ý, Tứ Thần Túc đó, thì mấy con có nhiều, bây giờ có một số mấy con đã có tu qua rồi, nhưng mà nó chưa có thể nói rằng, chưa đến cái giai đoạn mà thuần thục của nó.
Cho nên vì vậy mà hiện giờ thì cái quan trọng của mấy con đang tu tập mà Thầy đang dạy mấy con ở đây, là những người đã tu rồi đó, thì đó là pháp Tứ Niệm Xứ. Các con có nghe trong đạo Phật nói về pháp Tứ Niệm Xứ không? Tu trên bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của chúng ta.
Nghĩa là chúng ta chỉ cần giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, hồi nãy Thầy đã nói tâm thanh thản, an lạc, vô sự đó là cái chân lý thứ ba của đạo Phật, cái trạng thái giải thoát của mỗi con người. Đó là khi người tu Tứ Niệm Xứ là phải nhận ra cho được cái trạng thái này, và đã từng có sống từng 5 phút, 10 phút ở trong cái trạng thái này. Nghĩa là trạng thái này nó đã thể hiện qua cái thời gian 5, 10 phút thanh thản, an lạc, vô sự.
Còn cái người mà chưa có cái trạng thái này thì tu không có được đâu! Mấy con chỉ bắt đầu mấy con tu theo những cái pháp đầu tiên Thầy dạy mấy con thôi. Còn cái người mà đã tu, có tu Tứ Niệm Xứ rồi, thì bắt đầu bây giờ tu như thế nào đúng mà như thế nào sai?
Bởi vì cái tu của những người mà tu Tứ Niệm Xứ này gọi là hộ trì chân lý. Làm sao cái chân lý này cho nó luôn luôn nó hiện mặt nó ra, nó đừng mất gọi là hộ trì chân lý. Mà khi mà chân lý đã lộ mặt ra, nó từ 1 giờ, 2 giờ luôn luôn lúc nào trong khoảng thời gian này đều thanh thản, thì bắt đầu bây giờ chúng ta chuyển một cái pháp khác để chân lý được hộ trì.
(18:35) Vậy các con có nghe trong kinh Tứ Niệm Xứ đức Phật nói, tích tập cái trạng thái đó, tích tập rồi kiên cố, rồi sung mãn. Tích tập, kiên cố, sung mãn.
Bây giờ Thầy giải thích chữ tích tập. Mấy con đã tu Tứ Niệm Xứ rồi mấy con biết tích tập. Bây giờ Thầy chỉ tu, bây giờ ở đây Thầy tu 1 phút thanh thản. Rồi một lát nữa Thầy tu được 5 phút thanh thản, một lát nữa Thầy tu 10 phút thanh thản. Thì mỗi cái thanh thản đó đó, Thầy tích tập lại thành ra một cái thanh thản dài. Các con hiểu không? Bởi vì đức Phật dạy tích tập mà, nó mới sung mãn mà. Nếu mình không tích tập, không góp nhặt lại thì nó sẽ không có.
Bây giờ cái sức của các con bây giờ đang kéo dài được trạng thái đó 5 phút thanh thản, đó là mấy con sẽ được thanh thản đó. Rồi một lát mấy con tu được 5 phút nữa. Rồi bây giờ suốt tới chiều mấy con tu 5 lần, 10 lần thanh thản đó mà cứ mỗi lần một chút, mỗi lần chút gọi là tích tập lại. Thì các con sẽ thấy cái khoảng thời gian mà tích tập, tu tập mà tích tập như vậy đó, thì nó nó rất nhiều phải không?
Mà tu thì mấy con phải tu kỹ, thanh thản, an lạc, vô sự chứ gì? Tu trong khi đó mình không được ức chế nó, mình ức chế nó là sai, các con nhớ nhắc như thế này: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự", phải không? Thì nó sẽ thanh thản an lạc vô sự đó. Nhưng mà các con chú ý thanh thản, an lạc vô, sự, thì mấy con bị ức chế!
Cho nên thường thường mấy con tu về cái pháp Tứ Niệm Xứ mà mấy con nhắc ngay, trực tiếp ngay cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự đó, thì mấy con bị ức chế. Thay vì mấy con bảo “tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết đi!”, rồi mấy con để tự nhiên nó thanh thản, thì các con không bị ức chế. Các con hiểu điều đó không? Chứ không, mấy con nhắc ngay nó là mấy con bị ức chế đó!
(20:25) Cho nên ức chế, thì mấy con sẽ thấy rằng, khi ức chế thì cái tâm nó không xả. Cho nên vì vậy mình cứ nhắc như vậy, thì có những cái niệm, có những cái niệm khác nó khởi ra, tức là cái tâm nó mất thanh thản nó phải khởi cái niệm mấy con, hoặc là nó bị buồn ngủ hôn trầm, nó hiện ra. Thì do đó các con sử dụng những cái pháp, để mình đẩy lui, tức là câu hữu cái pháp khác để đẩy lui nó.
Thí dụ như có cái niệm khởi, bắt đầu bây giờ có cái niệm ái kiết sử đi. Nó khởi mình nhớ nhà mình, mình nhớ bà con hay là em út, con cháu gì đó, đó là ái kiết sử. Hay hoặc là nhớ bạn bè của mình đi, đồng tu mình cũng nhớ, bây giờ chị đó đi lên Tu viện Chơn Như ở tu mà không biết làm sao, đó cũng là ái kiết sử, mấy con!
Thì khi mà nó khởi ái kiết sử vậy đó, thì mình nói: "Đây là ái kiết sử, chỗ này là thanh thản, an lạc, vô sự chớ không phải chỗ mày vô, mày đi đi!", thì các con tác ý nó rồi nó đi. Nhưng mà lúc sau lại nó vô. Bây giờ nó vô, “mày được rồi, mày vô thì tao sẽ đưa mày thành một cái đề tài, tao quán cái kiết sử này”.
Khi đó con đưa cái đề tài con quán kiết sử: "Nó có duyên gặp nhau trong sự tu tập, cho nên thành chị em, mà chị em là phải lo tu tập, để cứu độ với nhau. Chứ mày cứ nhớ nó như vậy, là mày sẽ tu không được", thấy không? Các con thấy không? Mình quán cái kiết sử, mình quán đây là cái nhân quả, có cái nhân duyên nhân quả trong cái sự tu tập mới gặp nhau, mà gặp nhau mà để dính mắt như vầy thì mày chết!
Vì vậy khi mà các con tư duy suy nghĩ như vậy, thì cái niệm này nó sẽ đi luôn mà nó không tới nữa, tức là nó đã chuyển đi, nó đã diệt đi, nó đã ly đi, nó đã không còn nữa. Do đó thì tiếp tục thanh thản nữa. Rồi nó có niệm khác thì tác ý đuổi ngay liền, mà nó không đi, thì nó trở lại nữa, thì đưa nó thành cái đề tài của Định Vô Lậu đuổi nó đi. Cách thức tu Tứ Niệm Xứ là như vậy mấy con, đó thuộc về tâm.
(22:14) Còn thuộc về thân là sao? Thuộc về thân bây giờ, tu Tứ Niệm Xứ, nó không phải bắt mấy con phải ngồi nhiều hoặc đi nhiều, nó không phải đâu. Nó có chướng ngại thì mấy con thay đổi. Và bây giờ mấy con đang ngồi tu Tứ Niệm Xứ nè, ngồi khoanh chân kiết già hẳn hòi lưng thẳng chứ không phải là ngồi gục tới gục lui đâu, cho nên ngồi rất là tốt.
Không ngồi thôi, mà ngồi là ngồi phải cho đúng cách, chứ đừng có ngồi mà cái kiểu dẹo qua vầy, ngồi cúi cái đầu xuống vầy, để chạy theo cái trạng thái an lạc của cái thanh thản đó, thì không đúng mấy con. Không cần cái trạng thái an lạc đó, mà chỉ cần cái trạng thái bất động của thanh thản mà thôi.
Cũng như bây giờ ở đây mấy con, người nào cũng đang ở trong cái bất động tâm thanh thản, an lạc, vô sự chứ gì, có phải không? Bây giờ mấy con có ai chửi đâu mà giận, có ai tham, sân, si đâu, đó là bất động chứ gì? Thân mấy con bây giờ không có mỏi mệt, không có đau nhức gì hết, thì đó là bất động chứ gì? Do chỗ trạng thái bất động này mà giữ chứ không phải là giữ, bây giờ tui ngồi đây sao mà nghe nó hỷ lạc, nó an ổn quá tui thích thú, rồi tui cúi đầu, để mà tui hưởng cái lạc đó thì chắc chết rồi, trật rồi! Mấy con đi vào xúc tưởng hỷ lạc rồi, sai rồi!
Bởi vì bất động tâm là sống bình thường như mọi người, trong đó không tham, sân, si, như vậy gọi là bất động tâm. Cho nên cái người mà tu chứng đạo như bậc A La Hán, như Phật, người ta sống trong bất động, chứ người ta có nhập Thiền Định gì đâu. Nhưng mà nó là Bất Động Tâm Định mấy con! Ở trong đó nó không có giận hờn phiền não, không có tham, sân, si, đó là bất động.
Mà trạng thái Tứ Niệm Xứ là trạng thái bất động. Làm cho sung mãn cái trạng thái bất động này, đặng nó luôn luôn cái thời gian của nó là 12 tiếng đồng hồ hoặc 24 tiếng đồng hồ thì nó mới thực hiện được đạo lực của nó là Tứ Thần Túc. Nó mới từ cái thanh tịnh đó, nó mới có Tứ Thần Túc. Còn nếu mà không có được cái thời gian mà như vậy, thì Tứ Thần Túc không được.
Cho nên đức Phật mới dạy trong Tứ Niệm Xứ là tích tập, phải không? Tích tập lại những cái trạng thái thanh thản đó. Chứ bây giờ tui làm sao mà tui kéo dài cái trạng thái đó được liền? Bởi vì tôi ngồi ở đây là chướng ngại pháp nó sẽ đánh vào thân nè, nó mỏi, nó mệt, nó đau, nó nhức, nó tê nè, có phải không? Rồi thân bệnh nó lòi ra ba cái bệnh nữa, chứ đâu phải là nội cái thân nó mỏi mệt không đâu? Rồi kế đó cái tâm nó cũng đâu có yên. Lúc thì nó buồn ngủ, lúc thì nó niệm này, niệm kia, nó đủ thứ hết chứ!
Cho nên vì vậy tui còn nhiều cái chướng ngại pháp lắm. Cho nên do đó tui tích tập được cái thời gian thanh thản được phút nào tốt phút nấy, nhưng mà ngày nào tui cũng tích tập. Tích tập cho đến khi mà tui tích tập nó thành một cái 12 tiếng đồng hồ, có phải không? Do tui sự tích tập đó mà tui kéo dài được 12 tiếng đồng hồ, chứ tui không tích tập thì tui không, tích tập có nghĩa là siêng tu, giữ gìn cái trạng thái đó gọi là tích tập.
Bởi vì bây giờ tôi tích tập chút, chút, chút, cứ lát tui tu, lát tu, tui siêng năng tui tu thì tui tích tập lại cái đó, tui gôm lại cái đó, cho nên bây giờ tui ngồi 12 tiếng đồng hồ, thì nó vẫn thanh thản, an lạc, vô sự. Bởi vì tui tích tập, tui gôm lại nó thành nhiều chứ. Còn tui, tu sao tui tu hoài mà tui thấy sao nó không có? Nhưng mà đức Phật khéo léo nhắc cho chúng ta biết rằng tích tập các con!
(25:12) Do cái sự mà cố gắng tích tập đó, ngày chút, ngày chút thì mấy con sẽ có một cái thời gian, nó sẽ dài đi 12 tiếng đồng hồ. Tức là Nhất Dạ Hiền đó mấy con. Một đêm làm Thánh Hiền có 12 tiếng đồng hồ làm Thánh Hiền. Tức là chúng ta muốn làm Thánh Hiền, chúng ta phải có Tứ Thần Túc, không có Tứ Thần Túc thì chúng ta chưa làm Thánh Hiền.
Bởi vì tâm chúng ta còn tham, sân, si thì không bao giờ có Tứ Thần Túc. Mà còn tham, sân, si thì hoàn toàn chúng ta là còn phàm phu, phải không? Còn phàm phu, thì nó mới còn tham, sân, si chớ. Còn Thánh mà sao còn tham, sân, si, các con hiểu không?
Cho nên một bậc Thánh người ta lìa tham, sân, si, người ta không còn tham, cho người ta cái chùa đẹp, người ta không ham đâu mấy con, mất công lau dọn! Bởi vì cái đầu óc của cái người mà tu Chánh Niệm Tỉnh Giác họ khôn lắm, họ đâu có ngu để họ cực, con hiểu không? Cho cái nhà tranh vách lá chứ họ khoẻ lắm, họ sướng lắm. Họ tới đó họ ngồi, họ tu chứ họ khỏi cần quét, các con thấy cái nào lợi?
Nhưng mà cho cái nhà tốt như thế này, trời đất ơi, nếu mà để rác rến họ không quét, bụi bặm không thì coi sao được! Mình con người sao ở dơ quá vậy, phải không? Mà cái nhà tốt nữa, phải lau chùi. Mà con biết lau chùi từ cột rồi cái này kia, trời đất ơi, nếu mà một mình Thầy mà làm cái này chắc là hết buổi sáng, có phải không? Cực khổ lắm!
Cho nên cái chùa tốt thì mấy con thấy nó sang đẹp thật, nhưng mà đôi mắt phàm phu, đôi mắt không giải thoát. Cho nên thường thường mấy con ham cái nhà tốt, nhưng mà có cái nhà tốt rồi mấy con cực nhiều. Tối ngày cứ lau dọn, từ cái thang lầu mấy con cũng lau, chứ không để nó dơ thì sao? Cho nên mấy con cực. Còn cái người giải thoát, người ta ngồi ở gốc cây thì người ta đi, người ta bỏ cái gốc cây đó, người ta lại gốc cây khác, có gì đâu, người ta đâu có dọn dẹp gì cực khổ! Có phải không, mấy con thấy? Đó là cái sự tu tập của mấy con.
Trong cái sự tu tập như vậy, mấy con thấy lợi ích thiết thực và vì vậy mấy con nhớ. Những người tu Tứ Niệm Xứ rồi thì mấy con phải tích tập cái tâm thanh thản này. Nỗ lực, hàng ngày nỗ lực. Các con tích tập nhiều thì mấy con mau, mà mấy con lười biếng, tu tập, tích tập ít thì mấy con bị.
Vì vậy mà có hôn trầm thì mấy con đi Chánh Niệm Tỉnh Giác. Mà sợ trước khi chuẩn bị đừng cho có hôn trầm, thì mấy con, trước khi mấy con ngồi tu Tứ Niệm Xứ thì mấy con phải tu tập Thân Hành Niệm, vì pháp Thân Hành Niệm, các con tu tập nó sẽ tỉnh thức. Tu nó trong một tiếng, hai tiếng đồng hồ rồi, sau đó mấy con ngồi nó không có buồn ngủ nữa đâu. nó hết rồi, nó chạy, buồn ngủ nó chạy mất rồi! Bởi vì cái pháp đó, nó quét ba cái buồn ngủ đi ra rồi.
Còn bây giờ, mấy con ngồi tu Tứ Niệm Xứ, rồi mấy con thấy nó buồn ngủ, tức là nó chưa đủ sức tỉnh của nó, cho nên nó không có được kéo dài. Vì vậy mà khi bị buồn ngủ thì ngay đó các con đứng dậy, các con đi Chánh Niệm Tỉnh Giác, đi kinh hành để biết bước đi của mình thôi. Thì lúc bây giờ nó sẽ hết.
Hoặc các con ngồi lại và đồng thời dùng Định Niệm Hơi Thở mà tác ý: "Quán, với tâm định tỉnh” hay hoặc là: "Quán tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô. Quán tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra". Các con tác ý vài ba lần thì cái tâm của mấy con nó sẽ định tĩnh, nó không buồn ngủ nữa. Nó có cái phương pháp trong hơi thở mà mấy con.
(28:02) Cho nên vì vậy mà mấy con biết cách, thì mấy con sẽ tu tập rất tốt. Nhưng Thầy xin nhắc lại Tứ Niệm Xứ không phải tu có một oai nghi mà tu bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi.
Khi đương ngồi vầy, tự tâm mình nó tu tập Tứ Niệm Xứ, mà cái thời gian nó kéo dài chừng 6 tiếng đồng hồ, nó được thanh thản 6 tiếng đồng hồ, nó sáng suốt lắm mấy con! Tự tâm mình nó sáng suốt. Nó biết rằng ngồi thêm chừng 5 phút nữa hay 3 phút nữa là cái thân này bị mỏi chân hay hoặc bị tê chân, bị đau chân, nó biết.
Cho nên nó hướng tâm nó bảo đứng dậy đi, thì ngay đó đừng nói nó là vọng tưởng, đừng nói nó là cái niệm mấy con. Đừng nói là cái vọng, đừng nói là cái niệm, mấy con tác ý nó bảo dừng đi tao không có đi đâu thì mấy con chết. Mấy con sẽ bị cảm thọ đánh vào chân mấy con đó!
Khi mà nó hướng ra, tức là nó đã chuẩn bị, nó trạch chúng ta, nó biết là cái thân nó sắp sửa bị mỏi mệt, bị đau tê gì rồi, bị đau lưng, bị này kia rồi, bị mỏi rồi, nó biết trước rồi, mà chưa mỏi đâu, nó biết rồi, thì nó tác ý bảo “đứng dậy”, thì mấy con đứng dậy. Mà nó bảo “đi” thì mấy con đi, nó bảo “nằm” thì mấy con nằm. Nhớ!
Mà khi trước khi đi, đứng, đi, nằm thì phải cảnh giác! Bởi vì mấy con không cảnh giác, thì niệm nó sẽ xen vô chỗ đó. Mà không cảnh giác hôn trầm, thùy miên nó sẽ đánh vô đó. Mấy con biết, nó khôn lắm! Nó bảo bây giờ nó khởi nó muốn nằm, thì mấy con không cảnh giác, mấy con nằm xuống cái bắt đầu nó ngủ đó! Cho nên nó dụ mấy con chứ không phải không đâu! Cái tâm ma của mấy con nó ở bên đó chứ không đâu đâu. Nhưng mà cái trạch pháp nó biết, nó biết cái điều đó.
Cho nên đức Phật căn dặn là khi chúng ta tu trong bốn oai nghi, thì từ cái oai nghi này mà chuyển sang cái oai nghi khác, là phải tỉnh thức ngay từ ở trên cái hành động, chuyển, chỗ mà chúng ta giao thời mà chuyển cái hành động, đó là phải tỉnh thức. Và khi mà chuyển qua hành động đó rồi, thì phải tỉnh thức trên hành động đó, để đương đầu với những cái ma chướng nó sẽ xen vô. Nó làm cho chúng ta, cái chân lý bị chìm mất đi!
7- ĐỨC PHẬT KHẲNG ĐỊNH CON NGƯỜI LÀM CHỦ ĐƯỢC SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT
(29:52) Thì hôm nay Thầy dạy cặn kẽ như vậy, để rồi mấy con sẽ tập thì mấy con sẽ thấy kết quả rất lớn. Đó là những điều mà cần tu cho những người đã tu tới Tứ Niệm Xứ. Còn tu Tứ Niệm Xứ xong rồi, thì chừng mà nhập các Định thì Thầy sẽ dạy thêm, chứ bây giờ Thầy dạy thêm mấy con cũng chưa làm được, có phải không?
Còn mấy con mà Thầy dạy bây giờ tu Tứ Niệm Xứ mà như các cô khác, thì mấy con cũng chưa có làm được đâu! Bởi vì khi mà cái thân đau này mấy con tu hơi thở chưa có biết cách, thì mấy con làm sao đẩy lui cái bệnh của mấy con được, có phải không?
Còn người ta, cái thân người ta đau, thì người ta nương vào hơi thở người ta tác ý: "Thọ là vô thường, cái nhức đầu này phải đi ra khỏi thân tao" phải không? Mình nói vậy rồi bắt đầu mình hít vô, thở ra, hít vô, thở ra mình tác ý: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra", thì ngay đó cái đầu đau nó hết rồi, phải không? Mấy con thấy người ta biết.
Còn mấy con mới, mới tập, mấy con làm sao mấy con biết. Mấy con chưa có nhuần nhuyễn ở trên cái pháp, thì mấy con đâu có đuổi được phải không? Cho nên bây giờ mấy con tập, để mai mốt mấy con làm chủ bệnh hạnh phúc lắm mấy con. Tiền mấy con để cho mấy người nghèo còn sướng hơn để cho bác sĩ ăn, mà tốn tiền thuốc nữa. Các con nhớ kỹ đi, tốn tiền thuốc. Uống thuốc nó hết bệnh này chứ nó có bệnh khác, nó nguy hiểm lắm!
(31:04) Cho nên chúng ta có pháp Phật dạy. Chúng ta là con của Phật, là đệ tử của Phật rồi, mà Phật cho chúng ta những cái phương pháp để trị bệnh, thần dược đó mấy con! Bằng chứng như Thầy già như thế này mà bệnh đau dám đến thân Thầy không? Lẽ ra Thầy già nó thăm viếng Thầy hoài chớ! Còn này, nó đâu có dám tới! Tới Thầy hét một tiếng là nó bay ra, nó chạy, nó xách gói nó chạy! Thầy nói cái cửa ở đây ra ngoài đó, mà chạy thấy đó mấy con, cái bệnh nó chạy thấy đó!
Các con thấy ghê lắm, nó sợ lắm! Nhưng mà mấy con, tự mấy con đã có cái lực đó, tại sao mấy con không tập? Người nào cũng có cái lực đó hết, mà không tập thì uổng phí quá! Một đời người, con người sinh ra đức Phật nói, chỉ có con người mới làm chủ được cái điều này.
Các con nghe bốn cái câu kệ đó không? Đức Phật nói: “Trên trời dưới trời - Con người là duy nhất - Làm chủ sanh già bệnh chết!” Có phải không? Nói con người chớ không phải, các con nghe cái câu kệ như thế này:
“Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sanh lão bệnh tử.”
Có đúng cái câu kệ đó không? Mà thế mà có người hiểu như thế này, mấy con thấy, hiểu như thế này: “Thiên thượng thiên hạ - Duy ngã độc tôn!” Trời ơi! Ông Phật, ông xưng ông là con người thứ nhất, có mình ông là con người à! Ông Phật đâu có bản ngã quá tay, vì vậy mà gọi là làm Phật mấy con. Ông Phật ổng nói “Duy Ngã”, tức là chữ “Ngã” ở đây có nghĩa là nói con người, chứ đâu phải là nói ông Phật, con hiểu không?
Cho nên chỉ có con người duy nhất mới làm chủ bốn sự đau khổ này, thì Thầy làm chủ được, ông Phật làm chủ. Ông Phật ông nói duy nhất, thì ông Phật làm chủ chứ Thầy làm chủ được không? Mà sao giờ Thầy làm chủ được, các con hiểu điều đó! Như vậy là có hai người rồi chứ gì? Mà còn những bậc A La Hán, người ta cũng làm chủ chứ đâu phải riêng có ông Phật.
Cho nên đức Phật nói chữ “Ngã” đây có nghĩa là con người, chứ không phải là “Ngã” là ta! Các con hiểu không? Tại vì người ta hiểu qua cái danh từ chữ Hán, mà người ta hiểu chữ “Ngã” là Ta, thì nó quá sai cái ý của đức Phật. Đức Phật nói con người là người nào cũng có thể làm chủ được hết.
Thầy làm chủ rồi bây giờ bắt đầu tới mấy con làm chủ. Thì bắt đầu bây giờ, mấy con đẩy lui bệnh mấy con bay đi, mấy con tác ý: "Thọ là vô thường! Cái bệnh đau bụng này đi ra khỏi chứ mày ở đây mày không có được đau bụng!". Thì chút xíu cái bụng nó đâu mất, không có đau nữa, mà không uống một viên thuốc! Thì như vậy là rõ ràng là mấy con cũng làm chủ được như Phật chứ đâu phải gì đâu, các con hiểu không?
(33:22) Cho nên có một lúc đức Phật sắp sửa Niết Bàn, thì có lúc đức Phật đi trên đường đi, đức Phật đau gần như muốn chết. Thì trong cái đoạn kinh, cái tập “Những Lời Phật Dạy” tập 4 không biết mấy con có đọc chưa, mấy con biết. Thì lúc bấy giờ đức Phật mới tập trung trong cái sức tỉnh thức, tỉnh thức mà như hồi nãy Thầy dạy mấy con đi kinh hành đó. Nhưng mà đức Phật lại bị đau, cho nên đức Phật nằm tỉnh thức trong hơi thở mấy con. Hơi thở ra, hơi thở vô mà, tỉnh thức. Rồi tinh cần, ở trong cái câu nói tinh cần. Tinh cần cais gì? Tinh cần tác ý chứ gì!
Thì Thầy siêng năng. Bây giờ cái đầu Thầy nhức, Thầy bảo: “Thọ là vô thường, cái đầu này đi. An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh”. Rồi bắt đầu Thầy hít thở một hơi, rồi Thầy tác ý nữa “Thọ là vô thường đi đi, không có được ở đây nhức nữa!”, rồi bắt đầu an tịnh nữa thì chút cái nó hết mất. Có sung sướng không mấy con? Khỏi mất công đi bệnh viện, đi nhà thương, khỏi gì hết, không phải khỏe hay sao?
Đó, thì như vậy pháp Phật rất là lợi ích cho con người. Đem lại hạnh phúc cho con người, tức là đạo Phật, chứ không phải đạo Phật đem lại sự cầu an, cầu siêu cho chúng ta. Đó bây giờ mấy con thấy, bây giờ mấy con chết, linh hồn đâu có mà siêu, có phải không? Mà cái còn lại của mấy con là gì, còn lại cái nghiệp chứ gì? Mà bây giờ cái nghiệp của mấy con còn lại cái nghiệp gì mấy con biết không? Nghiệp tham, sân, si!
Mà thầy tu hành rồi, thì Thầy còn cái nghiệp là gì? Nghiệp không tham sân si chứ gì! Cái này nó có tái sanh được không? Nó có giống ai không? Bao nhiêu con người ở trên hành tinh này, thì người nào cũng tham, sân, si, mà cái nghiệp của Thầy là không tham, sân, si thì không giống ai, thì nó phải ở chỗ nào đó chứ, có phải không? Chỗ giải thoát chớ, có phải không?
Các con thấy, cái gì còn? Linh hồn đâu có, mà cái nghiệp còn. Mà cái nghiệp kia, nghiệp tham, sân, si thì tiếp tục tái sanh luân hồi, còn cái nghiệp không tham, sân, si thì có luân hồi không? Chấm dứt! Cho nên Thầy chấm dứt luân hồi, làm sao sanh người nữa? Mà không sanh làm người, làm vật thì Thầy giải thoát! Có hạnh phúc, sung sướng không mấy con?
Vậy phải ráng tu chớ! Mấy con không ráng tu, ba cái nghiệp tham, sân, si này lôi mấy con đi tái sanh, mấy con không biết đâu! Lúc thì nó sanh làm con vật, con bò, con dế, con trùng nữa không biết chừng, lúc thì nó sanh làm người, có phải không? Có lúc thì sanh làm người nghèo đói gần chết, nằm ở vỉa hè, có lúc thì sanh làm người giàu có, làm vua nữa! Ôi thôi! Đâu có biết được, các con hiểu không?
Tùy theo cái hành động sống của các con, các con làm những điều thiện hữu lậu, thì mấy con làm vua, làm chúa, mà mấy con ích, kỷ bỏn xẻn thì mấy con làm chúng sanh, côn trùng, con dế, có gì đâu! Chuyện đó ăn thua cái sống của mấy con thôi, cái tâm niệm của mấy con thôi. Đó là quy luật của nhân quả mà. Mấy con làm sao thì mấy con phải gánh chịu, mấy con không bao giờ mấy con thoát khỏi cái khổ đau của mấy con là chấm dứt tái sanh được. Chỉ có con đường của đạo Phật mới chấm dứt tái sanh mà thôi!
8- TU LÀ HƯỚNG MÌNH VÀO CON ĐƯỜNG THIỆN
(36:00) Đến đây, Thầy tuyên bố bữa nay là truyền giới cho mấy con, tám giới, bắt đầu tập tu. Những người nào thuở giờ chưa biết tu Bát Quan Trai, thì hôm nay các con sẽ tập những lời mà Thầy dạy nãy giờ. Thì trong khi mấy con khép tới chiều, Thầy sẽ xả Bát Quan Trai và Thầy sẽ làm lễ Quy Y cho mấy con để cho mấy con được trở thành những người đệ tử của Phật, và cố gắng sống như Phật, làm như Phật, ăn như Phật, ngủ như Phật thì như vậy mới đúng nghĩa là đệ tử của Phật.
Chứ mình con của Phật mà làm không giống như Phật, con của Phật gì ăn ngày ba bữa, làm sao giống Phật! Có phải không mấy con? Thì bây giờ mấy con đang còn phàm phu thì mấy con tập, có phải không? Con của Phật gì mà ăn thịt chúng sanh, phải không? Con của Phật phải thương chúng sanh chứ sao lại ăn thịt!
Như vậy là mấy con muốn Quy Y thì lần lượt mấy con sẽ tập. Đức Phật nói Hướng Lưu, hướng vào cái thiện chứ đừng hướng vào cái ác. Cho nên mấy con Quy y là mấy con hướng vào cái thiện, chớ không còn hướng vào cái ác nữa. Và cuối cùng mấy con mới Nhập Lưu, tức là nhập vào cái thiện, mấy con hiểu không? Đó là cái đường lối của đạo Phật.
Chứ không phải mấy con Quy Y rồi cái bắt buộc mấy con phải làm y như Phật, làm sao nổi? Trời ơi ông Phật ông sống kiểu này, chắc tui ăn ngày một bữa, chắc tui chết luôn, có phải không mấy con? Cho nên trong cái sự tu tập, là rèn luyện cho mình sống thành một cái thói quen thiện, chớ không phải là gì khác hết.
Bởi vì chúng ta cái bản chất, có người hỏi như thế này: “Có phải từ con người có cái bản chất riêng của họ?” Đâu có cái bản chất riêng mà có cái sự huân tập thành cái bản chất mà thôi. Cũng như bây giờ con huân tập cái giận hờn, phiền não ác pháp, thì con thành cái bản chất ác chứ có gì. Mà con huân tập cái thiện, con biết thương người, con biết thương chúng sanh, con không ăn thịt chúng sanh, con hằng ngày con huân tập cái đó nó thành bản chất thiện chứ sao?
Cái đó là cái thói quen. Cái bản chất của con là do từ cái chỗ mà học tập, do từ cái chỗ tu tập mà thành cái bản chất. Chớ không phải là tự có cái bản chất đâu. Cái bản chất không có tự nhiên mà có, các con hiểu chưa? Cho nên tại sao có cái người này thiện, mà có cái người này ác, mà có người giận dữ, mà có người kia lại giận ít, tại sao vậy?
Tại vì người ta đã huân cái đó nó thiện cho nên người ta thiện, mà người này huân cái đó ác, cho nên người đó ác, có gì! Có người sao mà giận mặt đỏ lên mà có nước đập đồ đập đạc, nhà cửa muốn xô hết đó là huân cái sân nhiều. Tức là bản chất anh ta dữ và tợn đó là do anh ta huân cái giận hờn nhiều, cho nên bây giờ nó thành cái bản chất đó, chớ không phải là khi không mà anh ta có cái bản chất đó, các con hiểu không?
Cái bản chất không có nghĩa là tự dưng nó có được, mà do hằng ngày chúng ta sống, chúng ta luôn huân nó vô, thành ra nó thành cái bản chất của chúng ta. Cho nên bây giờ muốn cái bản chất tốt, thì chúng ta phải có cái phương pháp tốt. Cho nên đức Phật dạy chúng ta ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện.
Hằng ngày chúng ta ngăn và diệt cái ác pháp đi, thì chúng ta sẽ tạo thành mình có cái bản chất thiện chứ gì, các con thấy đúng không? Mà bản chất thiện thì nó không làm khổ mình, không làm khổ người thì đó là giải thoát. Mà không làm khổ mình, khổ người là đạo đức nhân bản nhân quả. Các con hiểu chưa?
9- TU HỌC ĐẠO ĐỨC KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHỔ NGƯỜI
(39:00) Cho nên đạo Phật dạy chúng ta đạo đức, mà cuối cùng để làm chủ được sự sống chết của chúng ta cũng đều do đạo đức. Cái hành động mà Thầy đuổi cái bệnh trong thân Thầy ra khỏi đó là hành động đạo đức, đạo đức không làm khổ mình! Còn bây giờ mấy con đuổi cái bệnh mấy con không ra được, thì mấy con có đạo đức không làm khổ mình không? Trời đất ơi, giờ đau cái đầu như thế này, mà cứ nằm đó rên không thì như vậy mấy con có đạo đức với mình không? Cứ đau khổ mà cứ ôm khổ không thì đâu có đạo đức! Các con thiếu đạo đức với các con!
(39:31) Các con nghe đạo đức không làm khổ mình, khổ người không? Thế mà bây giờ cái tâm con giận mà cứ để nó giận thì mấy con có đạo đức với mình không? Nó đang khổ mà mấy con cứ để cho nó khổ, vậy thì mấy con không phải là cái người có đạo đức với mình! Cho nên đạo đức với người khác, khi người ta chửi mình, mình nhẫn nhịn, mình không chửi mắng lại họ, thì đó là không làm khổ họ, thì nó mới dễ đó, chứ mà đạo đức với mình thì khó lắm mấy con!
Người ta nói mà mình giận, đó là thiếu đạo đức với mình rồi. Còn mình chửi người ta đó là mình thiếu đạo đức với người ta. Bởi vậy, cho nên mấy con ráng mà tu tập thì mấy con sẽ có những cái đạo đức làm người, sống không làm khổ mình, khổ người, những cái đạo đức rất hay mấy con!
Thầy sẽ lần lượt Thầy sẽ viết sách đạo đức, và Thầy sẽ dạy cho mấy con học đạo đức, tu tập đạo đức. Những hành động mấy con tu đó là đạo đức đó, gọi là giới hành. Tức là cái đức mà chúng ta hành động cái đó để mà trở thành cái đức hạnh của chúng ta, nó làm cho chúng ta sống được trong cái đạo đức không có làm khổ mình, khổ người nữa. Nó dạy toàn là đạo đức chứ không có gì hết.
Bởi vì các con biết rằng cái Đạo Đế, tức là cái giáo trình đào tạo tu học của đạo Phật, đó là tám cái lớp học, ba cái cấp Giới Định Tuệ. Tám cái lớp học là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy cho đến Chánh Định đó là tám cái lớp học, cái chương trình giáo dục đào tạo của đạo Phật mà, chứ đâu phải là cái pháp môn đâu.
Cho nên hiện bây giờ nó chưa thành hình được cái chương trình giáo dục, nó chưa có tám cái lớp học hẳn hòi, Thầy sẽ dạy mấy con những cái điều kiện cần thiết cho mấy con tu tập cái căn bản này thôi.
Chứ sau khi mà có cái lớp học rồi, thì như thí dụ như ở chùa này có lớp học rồi, thì bắt đầu vô học cái lớp Chánh Kiến, mấy con bắt đầu vô phải học lớp 1 thôi. Dạy cho mấy con biết cách thức sống như thế nào là đạo đức không làm khổ mình, nhìn mọi đối tượng, nhìn mọi pháp, để giúp cho mấy con có cái hiểu biết bằng cái không làm khổ mình, khổ người, như vậy mới gọi là đạo đức không làm khổ mình, khổ người.
(41:30) Thì cái lớp học đó sẽ học một năm. Đầu năm sẽ học những bài vở gì? Nữa năm học gì, mà cuối năm học gì? Học rồi phải thi tốt nghiệp, y như chương trình giáo dục đào tạo của nhà nước. Mấy con đậu thì Thầy mới cho lên lớp Chánh Tư Duy. Mà rớt thì ở lại học nữa, có hiểu không?
Phải đậu chứ! Mấy con tập tỉnh thức mà giờ không tỉnh thức, thì bắt buộc phải ở lại, chớ làm sao mà cho mấy con lên, rồi làm sao mấy con học lớp cao được nữa? Người ta tỉnh thức thứ nhất, đạt được người ta mới lên người ta học caí lớp tỉnh thức thứ hai. Còn mấy con chưa có tỉnh thức lớp thứ nhất mà lên học lớp tỉnh thức thứ hai, biết cái, làm sao tu được, các con hiểu không?
Nó phải có trình độ học đàng hoàng, có bài vở đàng hoàng. 37 Phẩm Trợ Đạo của Phật, tức là 37 pháp môn để tu học trong tám cái lớp này. Cái pháp nào tu trước, cái pháp nào tu sau, cái pháp nào ở lớp nào, lớp nấy rõ ràng. Chớ không phải nói mơ hồ như bây giờ vô chùa cứ bảo các con niệm Phật, lạy Phật để sám hối, để tiêu tai tiêu tội, không phải đâu, mà do chính dạy mấy con sống đạo đức là tiêu tai, tiêu tội!
Người ta chửi không giận thì tức tiêu tai, tiêu tội chứ gì? Còn nếu mà con giận mấy con chửi lộn coi, tai tội nó có tiêu không? Nó bắt đầu bây giờ đánh lộn với nhau, có thể đi nằm nhà thương nữa là khác, có phải không? Mấy con thấy. Rồi có người đi ở tù nữa, tại vì mình tức quá mình đâm người ta chết rồi, thì phải đi ở tù chứ sao! Thì đó tiêu tai, tiêu tội sao được? Nó tăng lên chứ ở đó! Phải không, mấy con hiểu chưa?
Ở đây Thầy dạy mấy con, tự mấy con không giận, không hờn, thì tức là nó sẽ không làm khổ mình, khổ người thì tiêu tai, tiêu tội liền tức khắc, đâu còn ai bắt mình ở tù, mà đâu còn ai mà chết đâu! Có đúng không? Mấy con thấy, học đạo đức, học đạo Phật là đạo đức như vậy chứ! Nó thiết thực vậy. Và cái lớp học đó nó phải đi từng lớp, từng lớp.
Bây giờ mấy con là những người Phật tử, những người mà đã đến với chùa, là những người phải học đạo đức. Bởi vì đạo đức của đạo Phật, đạo đức nhân bản mà. Nó là cái gốc của con người rồi, cái đạo đức gốc của con người. Mà chúng ta làm người, mà chúng ta không học đạo đức thì chúng ta chẳng quá là cái loài động vật thôi chứ không khác gì hết!
Bởi vì mình là một con người cũng là một cái loài động vật chứ có gì đâu. Nhưng mà con người có đạo đức mới là thực sự một con người. Nó khác hơn loài động vật là chỗ có đạo đức, còn cái chỗ không đạo đức là nó không phải là con người, mặc dù chúng ta mang lớp người nhưng sự thật ra thì không phải là con người.
10- RÁNG TU TẬP ĐỂ ĐỀN ĐÁP TÌNH THƯƠNG CỦA THẦY!
(43:41) Thôi đến đây Thầy xin chấm dứt để mấy con còn thì giờ tập. Chiều nay mà Thầy kiểm coi mà tập sai, thì Thầy bắt phải Thọ Bát Quan Trai nhiều nữa, để cho mấy con tu cho được, phải không? Thương mấy con mới vậy, chứ còn ghét mấy con, tu được, tu không được kệ thôi, thôi Thầy đi về cho rồi! Có phải không? Tu được mới nhờ, chứ bộ tu được mà Thầy nhờ đâu! Giải thoát là giải thoát cho mấy con chứ bộ giải thoát cho Thầy sao, phải không?
Cho nên mấy con phải ráng tu, tu cho lợi ích cho mấy con chứ! Thầy nói nãy giờ thật sự ra nó hao hơi, tổn tiếng của Thầy, nhưng mà Thầy phải ăn bao nhiêu cơm để nó bồi dưỡng lại Thầy, chứ mấy con có ăn dùm cho Thầy được bữa cơm nào đâu? Có phải không? Đó mấy con thấy không? Mà lợi ích thì mấy con tu, thì mấy con lợi ích. Nhân vì vậy mấy con ráng!
Nhưng cuộc đời mấy con tu là mấy con không phụ lòng Thầy, Thầy dù cực khổ cách gì mà mấy con nỗ lực tu là mấy con đã đền đáp ơn Thầy. Thầy muốn cho mấy con giải thoát! Thầy đâu muốn mấy con phải khổ đau như thế này! Mỗi lần mấy con giận hờn, mấy con đau khổ Thầy đâu có sung sướng đâu mấy con! Khi biết mấy con là, coi như mấy con là con của Thầy, mà để con mình đau khổ mình nỡ lòng nào mấy con, có phải không?
Cho nên mấy con ráng tu mấy con. Thầy khuyên lơn, Thầy sách tấn cho mấy con tu, để mấy con được giải thoát, mấy con được an ổn, mấy con được thanh thản, an lạc thì hạnh phúc của mấy con. Nhưng mà Thầy làm người Cha mà thấy mấy con như vậy là Thầy rất vui chứ sao! Con mình hạnh phúc mà. Con mình đau khổ mình làm sao mình chịu được!
Khi mà Thầy không gặp mấy con, nhưng mà Thầy vẫn thương, vẫn thương hết mọi người chứ không phải là không thương. Hôm nay có sự, có căn, có duyên chúng ta mới gặp nhau trong một cái ngôi nhà như thế này, để rồi chúng ta trao đổi một kinh nghiệm, nhắc nhở nhau, khuyên lơn nhau. Là một người cha, là một người Thầy là phải như vậy!
Thầy không nhận mình là Thầy thôi, mà Thầy nhận Thầy là Thầy, Thầy nhận Thầy là Cha, thì Thầy phải có lời khuyên mấy con chứ! Thầy có lời khuyên để cho mấy con được an ổn, để mấy con được giải thoát chớ! Đó là cái tình của Thầy mà đối với mấy con mà. Nhưng mà mấy con đừng phụ lòng Thầy. Nghe rồi mấy con lỗ tai bên đây chạy lỗ tai bên kia, về đời vẫn ôm đời, đạo thì cứ bỏ qua một bên, nghe chơi đó thì rất uổng mấy con! Rất uổng, mà phụ lòng Thầy, rất phụ lòng Thầy!
Vì vậy mấy con nhớ kỹ, đừng phụ lòng Thầy mấy con. Thầy chỉ mong như vậy để cho mấy con được giải thoát mà thôi. Thầy nói thẳng, nói thật những cái sai nãy giờ của kinh sách Đại Thừa là muốn mấy con đừng lầm lạc. Bởi vì lầm lạc mấy con không giải thoát mà mấy con phí công, phí sức của mình!
Các con ngồi các con tụng kinh, phí công của mấy con chứ, rồi các con cúng dường phí tiền bạc của mấy con chứ! Được những gì đây, hay là mình được tiếng người ta nói mình là người Phật tử cúng dường, lo cho chùa? Tiếng đó nó rỗng mấy con. Mà cái sự thật mà Thầy dạy mấy con không rỗng đâu, nó sẽ đem đến lợi ích thiết thực cho mấy con đó, lợi ích cho mấy con thật sự đó, bằng hành động của mấy con cứu mấy con!
11- BA HẠNH ĂN, NGỦ, ĐỘC CƯ TRONG NGÀY THỌ BÁT QUAN TRAI
(46:30) Đến đây, Thầy xin chấm dứt buổi nói chuyện hôm nay và mong mấy con tu tập tốt. Các con nhớ mỗi người chia ra từng gốc cây. Nếu mà có thất thì mấy con vô thất tu, còn nếu không có thất, thì mấy con sẽ chia ra ở trong cái chùa này mấy con tu cũng được, cái chỗ nào mấy con tu cũng được. Tu Thọ Bát Quan Trai rất dễ, tìm cái gốc cây nào đó yên tịnh mình tu là được hạnh phúc mấy con. Nhớ không?
Cứ tự tu tập theo cái pháp Thầy thôi. Ai nói chuyện, đừng có nói chuyện. Bữa nay sống đừng có nói chuyện với ai, đừng có tu hơi rồi lại ngồi nói chuyện thì mấy con tu sai rồi. Những cái hạnh của nó, ăn là một bữa, ngủ thì có giờ giấc chứ đừng có ngủ sai, rồi độc cư nghĩa là sống một mình, độc cư, độc bộ, độc hành. Đạo Phật có cái sự độc cư.
Độc cư là gì mấy con biết không? Là cái phương pháp phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Mà nếu mấy con gặp nhau nói chuyện thì mấy con có phòng hộ nó không? Không phòng hộ thì mấy con bị phóng dật, phóng tâm rồi mấy con. Nhớ, hôm nay mấy con tập làm chủ một ngày, học như Phật, làm như Phật, phải cố gắng mấy con đừng nói chuyện.
Sau cái ngày này rồi, xả thọ Bát Quan Trai. Xả Bát Quan Trai rồi, thì mấy con sẽ nói chuyện với nhau gì cũng được hết. Nhưng mà khi mà vào tu rồi thì từ đây cho tới khi mà Thầy xả Bát Quan Trai, có mấy tiếng đồng hồ, nó không có nhiều đâu, thì mấy con cố gắng đúng giờ thì mấy con nghỉ, mà chưa đúng giờ thì mấy con tu tập.
Mà chưa đúng giờ thì nhất định không ăn, mà đúng giờ mới đi ăn. Thí dụ như từ 10 giờ cho đến 12 giờ, trong khoảng cái thời gian đó mấy con ăn. Ăn giờ nào cũng được mà trong khoảng thời gian đó. Mà ngoài thời gian đó thì các con không ăn.
Ngủ thì từ 12 giờ cho đến 2 giờ, trong khoảng thời gian mấy con muốn ngủ bao lâu cũng được. Mà hễ 2 giờ thì báo thức dậy, chứ mà 2 giờ mà còn nằm ngủ nữa thì không được, con hiểu không? Cho nên có hai tiếng đồng hồ ngủ, mà ba tiếng đồng hồ ăn. Mấy ăn con cứ ngồi ăn tới suốt 3 tiếng đồng hồ Thầy cũng không nói đâu, ăn bao nhiêu đó mặc sức ăn, phải không?
(48:28) Mà ngủ cho hai tiếng đồng hồ, từ 12 cho đến 2 thức dậy. Mà trong khoảng thời gian đó mấy con muốn ngủ bao lâu đó ngủ, ngủ say mê, ngủ gì đó, mặc sức mà ngủ trong hai tiếng. Thừa sức mấy con ngủ mà, đâu có thiếu đâu. Thầy cho giờ ăn cũng không thiếu. Nói Thầy cho ngắn quá, con ăn chưa rồi bữa cơm mà hết giờ rồi làm sao? Thầy cho 3 tiếng đồng hồ mà làm sao mà gọi là thiếu giờ? Mà Thầy cho ngủ 2 tiếng đồng hồ thì làm sao thiếu giờ? Đâu có thiếu giờ đâu, phải không?
Cho nên vì vậy mấy con cố gắng! Thầy không bao giờ Thầy cho mấy con dư giờ chứ không có thiếu giờ. Cho nên mấy con cứ cố gắng mà tu tập đi thì mấy con sẽ thấy cái kết quả của sự tu tập đem lại lợi ích rất lớn cho mấy con. Thầy không có cho thời khóa mấy con tu quá ngặt nghèo. Bây giờ thí dụ, chẳng hạn bây giờ Thầy cho mấy con ăn chừng nửa tiếng đồng hồ, trời mấy con ăn cái kiểu này, chắc là mấy con đau bao tử, có phải không? Nữa tiếng đồng hồ phải nhai, ăn uống phải nhai kỹ, phải tỉnh thức ở trên hành động ăn nữa.
Nhưng mà bây giờ Thầy chưa dạy mấy con đâu, đó là những cái oai nghi tế hạnh của sự ăn. Cho nên hầu hết là tu sĩ, đều là Thầy dạy cách thức ăn. Vừa ăn, ăn như thế nào mà để tỉnh thức từng cái hành động. Khi mà muỗng cơm múc bỏ vào miệng phải tỉnh thức từng hành động. Rồi nhai, rồi từ cái nuốt cũng phải tỉnh thức nữa. Đó là gọi là tỉnh thức ở trên cấp cao, cấp 2 rồi. Còn cái cấp của mấy con là mới bước đi kinh hành, đó là cấp 1, con hiểu chưa?
Người ta dạy tới cái tỉnh thức, tới từng cái hành động của mấy con, là luôn luôn không bao giờ mà mấy con được quên cái hành động của mấy con. Đi mấy con phải biết đi, mà đi bình thường chứ không phải là đi ở trong cái phương pháp đi kinh hành đâu. Nghĩa là bình thường con xả ra rồi, những hành động gì các con phải tỉnh thức hết. Đó là những cái tỉnh thức của cái giai đoạn 2, 3, 4 rồi, chứ nó không phải là giai đoạn của người mới tu.
Đó thì Thầy nói như vậy các con biết đạo Phật nó có từng lớp, chớ đâu phải là muốn vô tu tập lớp nào là tu. Muốn ngồi thiền là xếp chân lại ngồi rồi hít thở hoặc là ngồi giữ tâm đừng có vọng tưởng, nó không phải đâu! Tu như vậy là mấy người đó chưa có biết cái chương trình giáo dục đào tạo của đạo Phật dạy như thế nào hết đâu, họ chưa có hiểu đâu. Họ tu như vậy tu điên!
Thầy nói tu điên nghĩa là mai mốt họ loạn thần kinh, họ điên thiệt đó chứ không phải là nói. Điên ở đây có nghĩa là tu sai. Cái nghĩa của chữ điên của Thầy nói đó là tu sai. Cái thứ hai là điên thật, là loạn thần kinh, nhiếp tâm bậy, đó là điên thật, đó là rối loạn thần kinh. Thì cái nghĩa của Thầy nói điên nó hai phần, nó rất rõ nghĩa. Cái người mà tu sai cũng vẫn có thể nói điên. Nhưng mà cái người mà tu đến đỗi mà loạn thần kinh rồi thì cũng điên thật đó. Bây giờ nó không phải còn là con người bình thường.
Thôi! Thầy chấm dứt, mấy con lo tu để hết giờ!
Thôi mấy con xá rồi, ra tìm những nơi yên tu!
HẾT BĂNG