Skip directly to content

CD10: Tham vấn

https://archive.org/details/chonlac_mp3_21

ƯỚC NGUYỆN NGƯỜI THÂN ĂN CHAY, SỐNG ĐẠO ĐỨC

Trích trong băng sau từ phút 22:51:

http://daoduc.net/media/MP3/CD10-ThamVan/14._Tham_van_3.mp3

Phật tử:
Thưa Thầy, trong nhà con là người nấu ăn, mà con (của) con ăn mặn, thành ra nhiều khi con thấy khó xử quá thưa Thầy.

Trưởng lão Thích Thông Lạc:

Không sao đâu, bây giờ Thầy dạy con. Bởi vì con nó ăn mặn. Cả gia đình mà ăn chay hết thì tốt phải không? Bây giờ nó ăn mặn, mà con là người mà nấu ăn trong gia đình, để giúp cho các con mình đi làm để tối về có bữa ăn chung nhau đó, cho nó vui vẻ. Được rồi, đâu có gì đâu. Con đừng mua con gà về con về cắt cổ, con đừng mua con cá về đập đầu. Bây giờ con ra chợ, người ta đã làm sẵn, con cứ mua đi. Cái gì họ làm sẵn, con cứ mua đi. Mặc dù mình biết đó là gián tiếp sát sanh. Cũng như mình ăn thịt chúng sanh, người ta làm sẵn mình ăn thôi chứ gì? Nhưng mà nó gián tiếp, thế nào mình cũng mang cái tội, nhưng mà tôi nghĩ rằng tôi phải đem lại hạnh phúc cho gia đình tôi. Tôi chấp nhận cái tội này, nhưng tôi nỗ lực tu cho tôi thì tôi sẽ chuyển hóa cái này.

Tôi chuyển hóa cái nghiệp này, nhưng tôi phải chuyển hóa thế nào cho đúng? Tôi ước ao rằng một ngày nào đó con cái tôi toàn bộ sẽ ăn chay hết. Mà nó ăn chay hết thì lòng tha thiết của người mẹ sẽ cảm hóa người con của mình sau này ăn chay hết và thậm chí cháu mình cũng sẽ ăn chay. Cho nên Đức Phật nói bài kinh Ước Nguyện đó, mình muốn ước nguyện một điều gì đó, mình nên sống đúng Giới luật của Phật rồi mình ước nguyện nó sẽ đạt được.

Ví dụ một ngày nào đó con đến cái thất ở trong chùa nào đó con xin thọ Bát Quan Trai. Con giữ 8 giới, "tôi ước nguyện sao cho các con tôi đều ăn chay, cuối cùng tôi không còn thấy thịt cá chúng sanh mà tôi phải kho nấu". Tôi ước nguyện các con đều ăn chay để tôi không thấy khổ đau này nữa. Thì con ước nguyện. Ngày nào đó tụi nó nói ba mẹ ăn chạy con cũng ăn chay luôn. Thật sự nó cảm hóa được. À con thầm ước nguyện, chừng nào Nhân quả nó chín muồi thì nó chuyển, các con tự nó phát tâm ra, nó vui vẻ. Chứ mình đừng ép, ép nó là nó khổ. À bây giờ mình ép nó, bảo "con phải ăn chay, phải biết thương chúng sanh". Ép nó, khi nó còn thèm thịt chúng sanh là tại cái nghiệp của nó. Mình không ép, nhưng mình ước nguyện thực hiện cái pháp lành của Phật, rồi mình ước nguyện, mình ao ước cho con của mình nó sẽ thực hiện được các pháp lành. Từ đó cái nghiệp lực của mình, mình huân cái nghiệp lực đó, nó làm cho tụi nó chuyển hướng, con. (24:57)

Cũng như bây giờ, thí dụ như vợ chồng, nó có sự gì tranh chấp, ví dụ như chồng độc tài thì người vợ quá khổ, nghĩa là người chồng muốn cái gì thì người vợ phải làm theo hết, người vợ không có quyền gì hết thì do đó người vợ khổ. Cũng như người vợ độc tài, người chồng chỉ tùy thuận bằng lòng theo cái kiểu mà chịu đựng thôi thì người chồng khổ nhưng mà không nói ra, nhưng mà người vợ nắm quyền hết. Như vậy lúc bấy giờ coi như người vợ làm rất nhiều, đảm đương tất cả các công việc, thậm chí như lương hướng, tiền bạc ở trong nhà, người vợ làm ra hết, người chồng chỉ phụ thôi, chứ không có gì hết. Cho nên người vợ nắm quyền hết thì người chồng rất khổ. Bởi vì cái người đó họ phải độc quyền hết, độc tài hết. Còn người chồng cũng vậy, họ làm ra hết thì người vợ chỉ có nội trợ không thì người vợ cũng khổ lắm. Nhưng mà người chồng cho người vợ làm cho thì (sợ) hư chuyện hết, không có cho làm. Cho nên mình độc tài, không thấy cái khổ của người vợ. Do đó sau này đạo đức của Thầy cũng dạy để mà thấy được, chúng ta xả bớt cái nỗi khổ này. Để không vợ chồng chỉ biết chịu đựng nhau thôi. Thầy nói thật sự vợ chồng chứ, nó ít khi bình đẳng nhau lắm. Mà có khi chồng chịu đựng, có khi vợ chịu đựng thì gia đình mới hạnh phúc. Hạnh phúc coi như bề ngoài chứ trong tâm họ chưa phải thực sự hạnh phúc đâu. Cho nên Thầy biết rõ tâm niệm của mọi gia đình hết. Thầy không có gia đình chứ Thầy biết hết. Bởi vì hầu hết các cư sĩ về đây Thầy hướng dẫn. Thầy biết khi mà nói chuyện với nhau thì họ đã nói ra, Thầy biết người vợ nắm quyền người chồng, Thầy biết vợ độc tài. Mà người chồng nói chuyện người vợ vậy, là người chồng độc tài, người vợ khổ. Thầy hiểu cái điều đó, cho nên Thầy nguyện Thầy viết bộ sách đạo đức để Thầy giải nguy hết cái này ra.

Thì Thầy giải cái này bằng cái phương pháp của Đạo Phật, bằng cái sự ƯỚC NGUYỆN. Chứ lúc bấy giờ người chồng độc tài thì người vợ nói gì người chồng không nghe đâu. Mà người vợ độc tài thì người chồng nói gì, người vợ không nghe đâu. Chỉ có mình chịu đựng thôi, chứ không nói gì được hết, không ai nghe đâu. Chỉ có duy nhất người chịu đựng đó là phải sống đúng đời sống giới luật của Phật, rồi ước nguyện một ngày nào đó vợ mình sẽ thay đổi cái độc tài đó. Nó sẽ thay đổi, con. Tự nhiên nó sẽ thay đổi. Lần lần cởi mở ra. Bỗng một ngày nào đó, nó đọc cuốn kinh sách nào đó, bắt đầu nó cởi mở, nó thay đổi. Nó có cái duyên kỳ lạ lắm, nó chuyển được nhân quả. Bởi vì mình sống đúng Giới luật của Phật, thanh tịnh thì nó chuyển được hoàn cảnh nhân quả của mình, đưa đến cái sự bình đẳng đem lại hạnh phúc cho chúng ta. Nó hay như vậy nên bài kinh Ước Nguyện, con đọc lại bộ kinh Trung Bộ của Phật mà Hòa Thượng Minh Châu dịch. Bài kinh Ước Nguyện có giá trị lắm.

Nghĩa là người nào đó đau bệnh, mà mình ước muốn cho người đó. Không phải hồi hướng tụng kinh này, hoặc là tu này mà hồi hướng cho được đâu. Mà mình ước muốn, mình giữ gìn giới luật trọn vẹn, mình ước muốn người đó sống được đời sống thiện pháp để chuyển được quả khổ đó, bệnh khổ đó. Vậy mà rồi nó chuyển được. Rồi cái người đó, thỉnh thoảng mình đến mình cho một cuốn sách Thập Thiện, hoặc cuốn sách đạo đức nào đó. Rồi người đó họ đọc, họ tỉnh. Nhờ cái ước nguyện của mình mà họ tỉnh, bắt đầu họ nguyện ăn chay. Họ bệnh như vậy họ ăn chay. Họ nguyện thọ Bát Quan Trai nữa. Hay vậy đó, rồi từ hành động đó chuyển được bệnh khổ của họ. Chứ không phải mình ước nguyện, mình đem cái tâm làm thiện của mình mà chuyển bệnh họ, mà chính bản thân họ - mà chính mình làm cho họ tỉnh thức hơn là mình đem lại cho họ cái lực để cứu độ họ. Đó là những phương pháp của Phật, tự người ta cứu nhưng mình trợ giúp bằng cái tâm thanh tịnh của mình, để giúp người ta tỉnh, để người ta ở trên thiện pháp người ta chuyển. Đạo Phật giúp người ta TỰ LỰC. Cũng như người đó yếu, mà đi không được. Mình giúp cho họ để mà dẫn cho họ đi. Họ tập đi, tới chừng đi được mình buông họ ra, đến lượt họ đi được. Mình chỉ cần nương đỡ cho họ để họ đi thôi. Chứ còn cái đi phải là cái người đó, không phải chính mình đi. Mình cứ cõng họ hoài thì không được. Mà giờ mình cặp nách cho họ vậy. Anh hãy bước đi, hay chị hãy bước đi, tôi chịu nách đây. Thì cái người đó dần dần tập bước đi. Tới chừng họ đi được, mình thả họ đi được. Thì cái Ước Nguyện nó là vậy mấy con. Pháp Phật nó mầu nhiệm ở cái chỗ, chứ còn nếu mình sai một chút, cầu nguyện Chư Phật gia hộ cho người đó thì không được. Và mình nói mình tu để đem công đức của mình để cho họ thoát cái khổ đó cũng không được nữa. Mà chính bản thân họ phải đi, nhưng mà mình chỉ là người giúp cho họ để họ nương tựa vào sự giúp của mình mà họ đi. Đó là cách thức như vậy.

Cho nên ở đây Thầy nói nó rất cụ thể và rõ ràng ở trong cái Nhân quả. Tự mình cứu mình chứ không ai cứu được. Nhưng mà nhờ cái tha lực của người khác để giúp cho mình. Chẳng hạn giờ mình sống trong gia đình, hai con ăn chay nè. Coi vậy chớ mà nó chuyển đàn con mình dữ lắm. Bởi vì hàng ngày nó thấy, tại sao ba mẹ ăn chay mà vẫn khỏe, rồi hàng ngày bây iowf tu tập ít có cau có, ít có giận hờn, ít có la rầy này kia. Hàng ngày sao thấy ba mẹ càng hiền, càng tốt. Nó chợt tỉnh. Nó chợt tỉnh, từ đó nó hướng theo con đường của mình. Tự mình mình đã giúp nó bằng cái tu tập, gương hạnh của mình thôi, không ngờ làm cho nó cái chỗ nương. Cho nên Đạo Phật nó hay ở cái chỗ tu đúng, làm đúng.

Các con đừng làm sai, các con. Một người cha mà rầy con, người cha không gương mẫu, rầy con, con không nghe. Còn người cha làm đâu đúng đó, hẳn hòi, rầy con nó sợ lắm, nó nghe. Cho nên mình tu đúng theo Đạo Phật rồi, mình không nói chớ nó nghe. Hạnh phúc nó sẽ tràn trề với gia đình của các con.

Do đó cho nên vì vậy khi mà về các con cần triển khai trí tuệ của mình sống trong các pháp Ngăn ác diệt ác, Sinh thiện tăng trưởng thiện. Chứ bây giờ Thầy chưa viết bộ sách này thì Thầy đâu có hướng dẫn các con cụ thể từng chút được. Chỉ ngồi đây mà biết những hành động cụ thể nhắc nhở các con thôi. Còn bây giờ tự các con, các con triển khai được mà. Cái hoàn cảnh đó nó làm các con phải tư duy suy nghĩ để giải quyết nỗi khổ của mình, của gia đình mình chứ. Cho nên ngay đó mình giải quyết nó không còn khổ, tức là cái trí tuệ nó triển khai đó, con (30:52) (...)