Skip directly to content

Ghi Chép: Khai Thị Phật Tử Khánh Hoà

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

KHAI THỊ PHẬT TỬ KHÁNH HÒA

Cư sĩ Liên Ngọc ghi chép

           

Hôm nay, các Phật tử có duyên về thăm Tu Viện Chơn Như và được nghe những lời pháp nhũ của Thầy để thấu rõ được con đường tu tập của Phật giáo, như thế nào là tu đúng chánh pháp, như thế nào là tu hành sai.

Như chúng ta đã biết, bài pháp đầu tiên gọi là Tứ Diệu Đế, là bài pháp đức Phật đã thuyết phục được năm anh em Kiều Trần Như, để triển khai đạo Phật giai đoạn đầu này rất là khó khăn. Khi chúng ta nghe được bài pháp mà đức Phật tu chứng đạo rồi muốn trở về để độ hai vị thầy của mình nhưng lúc bây giờ hai vị thầy đã mất...

Chúng ta đặt thành vấn đề: Nếu hai vị thầy còn sống phỏng đức Phật trở về có độ được hay không? Đó là một điều rất quan trọng, nếu không đủ khả năng thì chắc chắn đức Phật không thấy được cái duyên của hai vị thầy của mình. Cho nên,khi thấy được cái duyên của hai vị thầy không có duyên với Phật pháp nên hai vị thầy ấy đã chết trước khi Đức Phật thành đạo. Kế đến đức Phật mới quan sát thấy năm anh em Kiều Trần Như là những người khi xưa do Vua Cha sai theo hộ thất cho mình trong giai đoạn tu tập, nhưng năm người này đã thấy đức Phật không còn sống hạnh khổ hạnh nữa, cho nên họ không tin đức Phật tu hành được. Vì thế,khi đức Phật trở về để độ năm người này thì họ đã bàn với nhau rằng: “Khi Cồ Đàm đến thì chúng ta không đứng dậy chào”. Nhưng khi Đức Phật từ xa đến tướng mạo ung dung hiện ra sự giải thoát ngay thân hình của đức Phật khiến cho năm anh em Kiều Trần Như không ai bảo ai đều đứng dậy đón đức Phật. Lúc bây giờ đức Phật muốn độ họ, nhưng những người này ít ra họ cũng đã am tường giáo lý Bà La Môn lúc bấy giờ, cho nên không còn cách nào khác hơn là giảng những bài pháp khác, nên Phật lại đem bốn chơn lý loài người ra giảng cho năm người này. Bởivì đức Phật đã hiểu được bài pháp đó như thế nào, vì thấy bốn (chơn lý) lẽ thật không thể sai khác được, chỉ có loài người mới có những chơn lý này:

Thấy khổ, đức Phật nói con người là khổ thì không thể nào ai nói rằng hạnh phúc được. Và đức Phật nói nguyên nhân đau khổ của con người thì không ai có thể chối cãi được những điều đó. Khi đức phật nói trạng thái Niết Bàn tức là “Diệt Đế” diệt khổ thì không phải là một điều mơ hồ trừu tượng mà là một trạng trái thực tế trong tâm của chúng ta, khi chúng ta diệt nguyên nhân đau khổ. Và đồng thời đức Phật đưa ra con đường tu tập để diệt nguyên nhân đau khổ thật là cụ thể rõ ràng đó là “Đạo Đế”, BÁT CHÁNH ĐẠO.

Bát Chánh Đạo là tám lớp tu học chớ không phải tám bài thuyết giảng suông, tám lớp ấy là:

1-       Chánh Kiến

2-       Chánh Tư duy

3-       Chánh Ngữ

4-       Chánh Nghiệp

5-       Chánh Mạng

6-       Chánh Tinh tấn

7-       Chánh Niệm

8-       Chánh Định

Mỗi lớp ít ra thời gian tu học của chúng ta cũng phải một năm, cho nên đức Phật có nói trong kinh Tứ Niệm Xứ: “Tu bảy ngày, bảy tháng, bảy năm”,đó là giá chót của việc tu tập đạo Phật là bảy năm. Bảy năm để xác định cho chúng ta biết tám lớp học này trong đạo Phật từ lớp Chánh Kiến cho đến Chánh Định, thì chúng ta thấy rằng lớp Chánh Kiến cho đến lớp Chánh Niệm là bảy lớp mất nhiều thời gian, lớp Chánh Định thì đức Phật xác định không có khó khăn,không có mệt nhọc, cho nên tu Thiền định không khó mà tu Giới luật mới khó, trong tám lớp này có ba cấp:

1-       Cấp thứ nhấtlà cấp Giới

2-       Cấp thứ hai là cấp Định

3-       Cấp thứ ba là cấp Tuệ

Vì vậy, chúng ta thấy người tu theo đạo Phật dù là cư sĩ hay tu sĩtrước khi vào đạo Phật đều phải học lớp Giới luật, Giới luật là đạo đức của loài người, đạo đức không làm khổ mình,khổ người.

Một con người sanh ra đời mà muốn được hạnh phúc chân thật thì thứ nhất là không nên làm khổ mình, thứ hai là không nên làm khổ người, thứ ba là không nên làm khổ chúng sanh. Đó là mục đích của đạo Phật ra đời để giúp cho nhân loại không làm khổ mình,khổ người,khổ chúng sanh, chớ không phải đạo Phật chỉ dạy cho chúng ta tu tập để cầu có thần thông, cũng không phải cầu nơi tha lực ban cho mình có phước báu giàu sang hay được bình an mạnh giỏi, đạo Phật không làm điều đó mà Đạo Phật dạy cho chúng ta biết cách thức sống thế nào để đem lại hạnh phúc cho mình,cho người. Đó chính là bảy lớp học đầu tiên của đạo Phật được gọi là lớp Giới luật. Bởivì Tam Vô Lậu Họccủa đạo Phật là “GIỚI,ĐỊNH,TUỆ”. Thế mà, người ta chỉ tu theo đạo Phật bằng Thiền Định, bằng cầu khẩn cúng bái, cầu siêu, cầu an, thì như vậy có đúng là đạo Phật không? Tu học Phật như vậy có đúng không?

Cho nên, lớpđầu tiên của đức Phật dạy là lớp Chánh Kiến. Lớp Chánh Kiến ta phải tu những pháp gì? Đức  Phật  dạy: “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện”, đó là Bốn Chánh Cần, là bốn điều siêng năng cần mẫn đầu tiên của người theo đạo Phật. Cho nên,gọi là Tứ Chánh Cần, bốn điều cần mẫn tu tập hằng ngày hằng giờ, hằng phút,hằng giây là luôn luôn ngăn ác diệt ác và sanh thiện tăng trưởng thiệnpháp. Có như vậy chúng ta mới thấy được sự giải thoát chânthật. Nhưng nó rất khó, rất khó theo đạo Phật vì Giới luật là tự nguyện tự giác không thể bắc buộc; vì Giới luật của Phật không phải là “Giới cấm” mà các Tổ đời sau thấy các vị Tỳ Kheo phạm giới phá giới, bẻ vụn giới, cho nên các Tổ dựa theo kinh Phật soạn thảo ra thành bộ Giới cấm.Thầy xin nhắc lại: Ngày xưa khi có người đến xin Phật tu theo Phật, dù là người chưa biết đạo hay những người tu theo các tôn giáo khác Phật đều chấp nhận, nhưng đều phải biệt trú trong bốn tháng nghĩa là phải chấp nhận sống đúng phạm hạnh của người tu sĩ Phật giáo trong bốn tháng, nếu thấy được đức Phật chập nhận cho xuất gia làm đệ tử của mình.

Như quýPhật tử đã đọc trong Kinh Nguyên Thủy thì những người ngoại đạo đến xin đức Phật tu học theo Phật,các Ngài đều hứa với Phật không những bốn tháng mà chúng con xin hứa biệt trú bốn năm. Như vậy,chúng ta thấy các Ngài có tâm ý tha thiết tìm đạo giải thoát thật sự mới dám nói điều đó. Vì Phạm hạnh, Giới hạnh của đạo Phật thật khó, khó vô cùng khó. Để chứng minh cho quýphật tử thấy, tại Tu Viện Chơn Như từ ngày mở cửacho tới giờ chỉ đưa ra ba đức, ba hạnh đó là: Nhẫn nhục - Tùy thuận- Bằng lòng và Ăn - Ngủ - Độc cư mà người ta về đây cũng có tâm tha thiết nhưng giữ không nổi.

Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng và ăn, ngủ, độc cư là căn bản của Thiền Định. Cho nên,cuốn sách đầu tiên nêu lên những Giới Hạnh đó Thầy đã lấy tên là “Thiền Căn Bản”. Người muốn tu thiềnphải đi vào Giới luật để tâm thanh tịnh, từ tâm thanh tịnh chúng ta mới nhập được các định. Tâm chưa thanh tịnh, tức là tâm chưa ly dục ly ác pháp mà nhập các định là loại định tưởng, tà định chứ không thể chánh định được. Người còn phạm giới mà nhập định là định sai không đúng. Nếu chúng ta ăn uống phi thời, chúng ta còn tham ngủ, ngủ nghỉ không đúng giờ giấc, không làm chủ được giờ giấc ngủ nghỉ thì cũng không nhập định nổi. Nếu chúng ta không sống độc cư trọn vẹn, nói chuyện, tụ họp thì người ấy cũng không bao giờ nhập định được vì tâm còn phóng dật. Tâm còn phóng dật là tâm chưa ly dục ly ác pháp. Cho nên,chúng ta thấy đơn giản, nhưng giữ trọn được ăn, ngủ, độc cư thì rất khó chứ không phải dễ, do khó nên tu sĩPhật giáo hiện giờ đều vi phạm Giới luật! Vì vậy, sự tu tập của họ không có kết quả, không làm chủ được sanh tử luân hồi, không làm chủ được bốn sự đau khổ của kiếp người sanh, già, bịnh, chết.

Giáo pháp đạo Phật rất rõ ràng, pháp môn dạy rất cụ thể, làm chủ từng phần rất rõ: Nếu muốn làm chủ tâm, thì đạo Phật có những phương pháp dạy chúng ta làm chủ được tâm, khi tâm chúng ta phiền não buồn rầu, như chúng ta đọc trong bài kinh Xuất Tức Nhập Tức có đề mục dạy chúng ta tu tập làm chủ tâm. Khi tâm giận hờn, khi tâm phiền não, khi tâm lo sợ thì chúng ta nhiếp tâm tu tập vào đề mục đó và nếu có công tu tập thì tâm chúng ta không giận hờn, không phiền não, không ham muốn, không lo sợ. Vậy đề mục đó như thế nào? Xin quí Phật tử đọc lại thì chúng ta thấy rất rõ Đức Phật dạy: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”.

Vì tâm của chúng ta hiện giờ đang giận hờn, đang buồn rầu, cho nên muốn tâm chúng ta an ổn trở lại thì dùng đề mục này mà tu tập liền tâm chúng ta được an ổn. Như vậy,tâm an ổn là tâm không có phiền não không giận hờn, không đau khổ, tâm được thanh thản,an lạc, giải thoát. Muốn được như vậy thì nên tu đề mục này cho đến kết quả khi chúng ta làm chủ được tâm, làm chủ được tâm là làm chủ được đời sống, làm chủ được đời sống là làm chủ sanh, như đức Phật nói làm chủ sanh, già, bệnh, chết.

Khi một người không giận hờn, không phiền não, không lo rầu, mà cơ thể của họ là cơ thể vô thường có già, nhưng già mà rất khỏe mạnh rất quắc thước không bệnh tật, không lụm cụm,không khổ sở khó khăn về già, già nhưng khỏe khoắn như thanh niên, mặc dù cơ thể vô thường già chớ không thể trẻ mãi được, nhưng làm chủ được cái già, có nghĩa là trong cái già không làm chúng ta đau khổ gọi là làm chủ già.

Pháp của Phật dạy chúng ta làm chủ bệnhlà khi thân có bệnh thì chúng ta có phương pháp đẩy lui bệnh chứ không phải đi bệnh viện uống thuốc như hiện giờ quýThầy, quýHòa Thượng, chúng ta thấy tu hành theo Phật mà vẫn đi bệnh viện, vẫn đi bác sĩ, vẫn uống thuốc, điều đó là tu sai không đúng đường lối của đạo Phật. Pháp của Phật có phương pháp để đối trị với bệnh nên nói làm chủ được bệnh đó là: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.

Là một đề mục tu để khắc phục được bệnhtrên thân của chúng ta rất là khoa học. Tại vì trước cơn bệnh tâm chúng ta giao động thì sức đề kháng trên thân rất yếu,vì vậy chúng ta chỉ còn nhờ uống thuốc để giúp thân có sức đề kháng chống lại bệnh. Trái lại một người tu tập theo đạo Phật mà nhiếp tâm được trong hơi thở, nói chung là nhiếp tâm trong thân hành, mới đối trị được bệnh tật. Muốn đối trị được thân mình thì phải nhiếp tâm trong thân hành nội và thân hành ngoại. Thân hành ngoại là đi, đứng,nằm,ngồi, co tay,duỗi chân. Thân hành nội là hơi thở của chúng ta. Cho nên,nhiếp tâm trong thân hành ngoại hay thân hành nội và an trú được trong thân hành thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ đẩy lui được tất cả những bệnh tật trong thân của chúng ta mà đức Phật gọi là làm chủ bệnh. Chúng ta tu tập mà không có người kinh nghiệm dạy cho nên chúng ta không biết cách nhiếp tâm trong thân hành,vì thế chúng ta nhiếp mãi mà không được đó là căn bản đầu tiên của sự tu tập để chiến đấu với giặc sinh tử. Khi nhiếp tâm được trong thân hành thì chúng ta phải biết cách an trú trong thân hành. Khi mà an trú được trong hơi thở rồi thì chúng ta sẽ đẩy lui được những đau khổ trong thân của chúng ta, đó là làm chủ tâm, làm chủ bệnh, làm chủ thân của chúng ta. Cho nên,trên pháp Tứ Niệm Xứ, một bài pháp tuyệt vời chắc quýPhật tử đã đọc trong kinh Nguyên Thủy của Phật là lớp Chánh Niệm, mà Chánh Niệm là lớp thứ bảy trong Bát Chánh Đạo, một pháp môn vi diệu tuyệt vời mà Đức Phật đã dạy: “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu”.

Thế chúng ta trên thân mà quán thân, khi thân chúng ta bị bệnh đau khổ mà khắc phục được đau khổ đó, vậy khắc phục bằng cách nào thì người thuyết giảng Tứ Niệm Xứ không biết cách thức,cho nên không giải nổi được điều này. Cho nên,trước khi tu tập pháp Tứ Niệm Xứ chúng ta đã từng tu tập Tứ Chánh Cần, ở Tứ Chánh Cần có Định Niệm Hơi Thở, trong pháp Định Niệm Hơi Thở có đề mục: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.

Cho nên,người tu tập Tứ Niệm Xứ là người tu ngồi chơi, như ngồi chơi chứ không có pháp nào tu cả, luôn luôn tâm hồn thanh thản,an lạc và vô sự, khi thân bị mỏi mệt, khi thân bị đau nhức, khi thân có chướng ngại thì ngay lúc bấy giờ chúng ta áp dụng liền những pháp mà chúng ta tu tập trong Tứ Chánh Cần đó là khắc phục ngay tham ưu mà trong Tứ Niệm Xứ đã dạy: “Trên Thân quán thân để khắc phục tham ưu”.

Nghĩa là chúng ta dùng những phương pháp để đẩy lui những bệnh ra khỏi thân của chúng ta, để thân chúng ta trở lại an lạc, đó là phương pháp làm chủ bệnh. Vì vậy mà Đức Phật nói:

“Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã độc tôn

Nhấtthiết thế gian

Sanh lão bệnh tử…”

Trên trời,dưới trời ta là người duy nhất vượt ra khỏi sanh - già-bệnh - chết, làm chủ sanh - già-bệnh-chết. Người nào làm chủ được sanh,già, bệnh, chết thì cuộc đời hạnh phúc vô cùng; chúng ta làm chủ được tâm, tâm không còn phiền não ham muốn, sống thanh thản,an lạcvàvô sự; chúng ta làm chủ được già, già nhưng không lụm cụm không lẫn lộn khỏe khắn như người thanh niên sức khỏe sung mãn đầy đủ, người già nhưng rất quắc thước, không bệnh đau lặt vặt, đó là làm chủ già.

Còn làm chủ chết thì như thế nào? Làm chủ chết thì chúng ta phải đi vào lớp cuối cùng của đạo Phật tức là lớp thứ tám, lớp thứ tám tức là Chánh Định. Trong Chánh Định có bốn loại định thì định thứ tư là Tứ Thiền,Tứ Thiền mới tịnh chỉ được hơi thở. Cho nên,lớp Thiền thứ tư mới làm chủ được sự sống chết của chúng ta, muốn sống là sống, muốn chết là chết, đó là quyền làm chủ sanh tử. Cho nên, thiền địnhcủa đạo Phật rất thực tế đối trị ngay sự đau khổ của chúng ta.

Nếu phỏng chừng bây giờ Phật tử muốn chết thì cũng không thể nào ra đi an lạc được bằng sức thiền địnhcủa mình, chỉ thực hiện bằng cách tự tử uống thuốc độc hoặc thắt cổ hay nhảy xuống sông.Ngược lại,nếu chúng ta tu tập đạt đến Tứ Thiền thì tịnh chỉ hơi thở làm cho hơi thở ngưng và chúng ta ra đi trong một trạng thái an lạc vô cùng chứ không khó chịu như người tự tử.

Bởithế, đạo Phật rất vi diệu rất tuyệt vời làm chủ được bốn nỗi khổ của kiếp người. Thế mà,chúng ta tu tập không được, tại vì chúng ta bị nhiều sợi dây kiết sử trói buộc, chúng ta buông bỏ không nổi và chúng ta không đủ nghị lực để sống một đời sống Phạm hạnh của đạo Phật: Đời sống ăn, ngủ, độc cư; đời sống biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng. Đó là căn bản của người tu tập theo đạo Phật…

Thầy mong rằng, mọi người trước mặt Thầy, quý Phật tử đang ngồi đây một ngày nào đó có một người quyết tâm theo bước chân Thầy, Thầy sẽ đem hết kinh nghiệm của mình truyền dạy lại để cho người ấy có khả năng làm chủ được bốn sự khổ này trước là đền đáp ơn Phật sau là đền đáp công ơn của Thầy, Thầy mong ước điều đó nhưng mãi đến ngày nay chỉ được một vài người mà không thể có nhiều!

Thầy nghĩ rằng đạo Phật khó quá, làm cho người ta không đi nổi vào được trong những bước đường Giới luật, vì thế mà đạo Phật bị thay đổi mất, nếu mà dễ dàng người ta làm chủ được bốn sự đau khổ này và sống một đời sống bình thường như đời sống của mọi người chắc đạo Phật không thay đổi như bây giờ...

Vì đạo Phật quá khó, sống đời sống khác với người đời, tuy Phật và Thầy cũng sống như mọi người nhưng phi thường hơn các con. Tại sao? Vì mọi người sống ngày ba bữa, thì Phật chúng Thánh Tăng và hiện giờ Thầy cũng sống ngày ăn một bữa mà sống được thì đó không phải là việc phi thường sao? Rất tầm thường mà phi thường. Thầy thấy rất rõ ràng nhiều người hiện giờ sống không nổi,cho nên xem nó là phi thường và sống như vậy ít đau bệnh. Ăn ngày một bữa lẽ ra phải yếu chứ, không bằng người ăn nhiều ba bữa. Nhưng ăn ít mà lại khỏe mạnh, lại không đau bệnh lặt vặt lạ kỳ chưa?!

˗       Thay vì ăn nhiều có đầy đủ chất bổ cơ thể khỏe mạnh mới phải, đằng này ăn như Thầy đơn giản không có chất bổ thế mà vẫn khỏe mạnh, một hiện tượng lạ lùng đó là về ăn...

˗       Về ngủ thì nhờ ăn ít lại ít ngủ sức tỉnh giác rất nhiều và đồng thời còn phải chiến đấu với bệnh si, tức là hôn trầm thùy miên lười biếng của mình cho nên trải qua thời gian, phải đầy đủ nghị lực mới thắng được giặc ngủ, giặc hôn trầm, giặc thùy miên nếu không có đầy đủ nghị lực khó thắng loại giặc này lắm. Hầu hết người ta ăn được ngày một bữa, nhưng đến giặc ngủ là nhiều người phải đầu hàng trước giặc này chứ không phải dễ.

˗       Kế đó là sống độc cư, hầu như không ai giữ nổi, chính những người hiện giờ đang tu pháp Thân Hành Niệm đã đạt được những kết quả rất cao, rất cao nghĩa là đã lọt vào được trong vòng an lạc sung mãn của Tứ Niệm Xứ, người ta sẽ không thối chuyển nhưng người ta vẫn còn phạm độc cư. Ví dụ giữ 100% độc cư thì người này chỉ giữ được 80%. Thầytiếc sao lại họ không giữ nó để thành tựu sự giải thoát hoàn toàn, thì người ấy nói: Rất khó thưa Thầy, chứ không phải dễ, con thì con muốn giữ độc cư thì người ta cứ đến gõ thất con, con cũng cố gắng hết mình, nhưng lạ kỳ, sao ma nó lại cứ đến phá con hoài. Người ta cho rằng người đến nói chuyện đó là ma nhưng tránh không khỏi.

Đây là qua những kinh nghiệm, qua những đau khổ của sự tu tập, người ấy nói với Thầy rằng: “Phải chi mình ở trong rừng không có ai thì chắc sự tu tập sẽ dễ dàng có kết quả hơn”. Nhưng không, vì chính ngay ở chỗ này mới tu tập, có nhiều người mà chúng ta vẫn tu tập được mới quý, phải mạnh mẽ xả cái tâm tự ái, xả cái tâm lịch sự của chúng ta sợ người ta buồn. Do cái chỗ mình không mạnh mẽ, không can đảm, không dứt khoát,cho nên chúng ta không giữ được hạnh độc cư. Nếu người ta đến thất mình nói chuyện hoặc người ta mượn một vật gì đó, mình vừa thấy bóng dáng người ta tới là vào đóng cửathất ngay liền, phải đóng thật mạnh làm cho người ta tự ái người ta không đến, còn nếu mình nhẹ nhàngthì người ta sẽ đến, làm như ma dục người ta đến chứ không phải người ta tự đến.

Khi chúng ta muốn tu hành cho đến nơi đến chốn, coi vậy chớ không phải dễ, chúng ta phải chuẩn bị, phải can đảm trên bước đường tu tập, phải có hàng rào để bảo vệ hạnh độc cư. Vì hạnh độc cư là phương pháp phòng hộ sáu căn mắt,tai,mũi,miệng,thân,ý của mình không cho dính mắc với sáu trần nhất là ý căn của chúng ta.

Hôm nay Thầy nhắc lại cái bài pháp mà hầu như người ta không hiểu. Đó là bài pháp “Thân Hành Niệm”, mà chắc Thầy tin rằng các con cũng có đọc sách Thầy cũng có nghe biết một phương pháp rất tuyệt vời nó tạo cho chúng ta có đủ thần lực nơi nội tâm của chúng ta để chúng ta làm chủ được giặc sinh tử để chúng ta nhập được các định tịnh chỉ được hơi thở đó là bài pháp Thân Hành Niệm.

Tu trong thân hành của mình đức Phật gọi là “Niệm Thân Hành”. Không có lấy cái niệm nào khác hơn là mọi hành động của chúng ta, là cái niệm để chúng ta tu tập mà thôi. Có rất nhiều người nỗlực tu tập pháp Thân Hành, nhưng sao họ thấy có những niệm vọng tưởng khởi ra họ hết sức tập trung họ tác ý từng hành động vậy mà vẫn thấy có niệm khởi…

QuýPhật tử chú ý chỗ này rất là quan trọng.

Ví dụ: Như một cái ly nước như thế này để yên lặng thì chúng ta thấy nước không động và cặn cáu đều lắng xuống đáy ly. Còn hiện giờ chúng ta tác ý từng hành động như chúng ta lấy một cái cây que quậy nước ở trong cái ly này làm cho nước trong ly này động mà khi động thì cặn cáu trong đáy ly nổi lên và từ đó chúng ta vớt bỏ ra cho đến khi vớt hết cặn cáu thì ly nước này còn là nước trong, là tâm trong sạch của chúng ta. Chính pháp môn Thân Hành Niệm là pháp môn quậy tâm để cặn cáu được lọc sạch ra, nhưng chúng ta tập rất khó là vì tại chúng ta không hiểu, vì vậy chúng ta lại nỗlực, nỗlực tập trung trong từng hành động.

Ví dụ,Thầy để cánh tay mặt Thầy đây, Thầy bảo cánh tay mặt đưa ra Thầy sẽ đưa ra và lưu ý sự đưa ra; Thầy bảo cánh tay mặt đưa vào, Thầy sẽ đưa vào và lưu ý sự đưa vào và cứ đưa ra đưa vào như thế này, từng hành động đưa ra, từng hành động đưa vào thì bỗng dưng có cái niệm khởi xen vào, nó sẽ xen vào rất dễ dàng. Là vì thường quýPhật tửtu sai là khi chúng ta thấy đưa ra,đưa vào biết đưa ra,đưa vào thì chúng ta không tác ý nữa, không tác ý nữathay vì cánh tay mắt đưa ra thì đưa ra, đưa vào thì đưa vào; đưa ra, đưa vào như vậy… Bây giờ biết đưa ra,đưa vào thì mình không còn tác ý nữa, có phải vậy không? Cứ để đưa ra,đưa vào và cứ cố gắng tập trung trong hành động đưa ra,đưa vào và không có niệm khởi, thì chúng ta thấy đạt được kết quả. Bởivì lúc bây giờ mình không tác ý tức là tâm yên lặng, mà tâm yên lặng thì cặn cáu sẽ không nổi lên, và cặn cáu không nổi lên thì không có niệm, phải không?

Còn mình tu tập mà chưa biết cách nhiếp tâm trong thân hành. Chưa biết cách, thì vọng hay xen vô, còn biết cách rồi mà bỏ pháp tác ý thì tâm sẽ bị ức chế, cặn cáu lắng xuống đáy chứ không tuông ra. Đó, chúng ta thấy tu pháp Thân Hành Niệm khác, tu pháp Định Niệm Hơi Thở khác. Tu Định Niệm Hơi Thở, biết hơi thở ra, biết hơi thở vô là nhiếp tâm trong hơi thở có ức chế trong hơi thở, nghĩa là lấy hơi thở ức chế tâm mình cho đừng có niệm khởi, phải không? Cho nên,chúng ta cần lưu ý là khi tu pháp nào biết pháp nấy rõ ràng, không khéo thì chúng ta sẽ tu sai. Trái lại pháp thân Hành Niệm luôn luôn tác ý,tức là làm cho tâm động không để cho nó ngồi yên. Vì vậy mà trong pháp hơi thở đức Phật dạy từng đề mục thỉnh thoảng chúng ta phải tác ý không để yên, nếu mà chúng ta để yên hơi thở ra,hơi thở vô là bị ức chế tâm, và đồng thời không có niệm khởi thì chúng ta dễ bị nhập vào định tưởng. Cho nên,các trạng thái tưởng đều xuất hiện từ đó, chúng ta kéo dài trạng thái này một giờ,hai giờ thậm chí ngồi yên lặng nhiều giờ là chúng ta sẽ bị rối loạn ở trạng thái tưởng rất là nguy hiểm. Cho nên,ở đây chúng ta phải hiểu pháp Thân Hành Niệm là pháp động, động ở tâm,cho nên pháp lệnh chớ không phải pháp ức chế tâm.

Vì vậy,tu pháp Thân Hành Niệm là tu lệnh, nương vào niệm để tạo thành cái lệnh, tạo thành cái lệnh để cho tâm mình động, và tâm động để cho từng cặn cáu của tâm tức là từng tham,sân,si ở trong tâm chúng ta lần lược sẽ tuôn ra hết…

Nghĩa là bây giờ ví dụ Thầy để cánh tay đây, Thầy bảo cánh tay mặt đưa ra, ra mới tới đây thôi (khoảng một nửa) thì lại có một niệm xẹt ra. Thầy không lưu ý niệm, Thầy biết khi có một niệm xẹt ra là nó đã phân tâm Thầy. Thầy biết “Thân Hành” (cái hành động đưa tay) và thấy một niệm, cho nên Thầy tiếp tục biết cái “Thân Hành” mà không để cho tâm mình biết niệm thì đầu tiên Thầy bảo cánh tay mặt đưa ra thì Thầy đưa mới tới một nửa thôi nếu có niệm thì Thầy tiếp tục tác ý lần nữa: đưa ra”,mà tiếng tác ý đó phải lớn làm át đi cái niệm khởi trong tâm Thầy, mà tâm Thầy sẽ tập trung qua cái lệnh của nó trong “Thân Hành” và Thầy không để ý tới niệm. Cho nên,Thầy không dừng niệm,không phải dùng tác ý để dừng niệm mà qua tác ý để niệm tuôn ra. Vì vậy,cứ niệm đến nhiều chừng nào tốt chừng nấy mà cứ ôm chặt trên Thân Hành của mình theo lệnh mà thôi, hễ có niệm nhiều thì tác ý nhiều niệm ít thì tác ý từng hành động. Ví dụ,một hành động đưa ra mà có một niệm khởi ra thì tác ý lần nữa, nếu hành động đưa tay ra chưa tới cuối cùng lại có niệm nữa thì tác ý lần nữa. Hễ có niệm là tác ý để cho tâm đừng phân tâm, và niệm thì mặc tuôn, mà hành động thì cứ hành động, gọi là ôm pháp hay ôm phao vượt biển.

Các con đã biết cách tu tập đó chưa? Tu tập đúng thì một thời gian trong tâm của chúng ta sẽ tuôn trào hết tham sân si… Gọi là “ngũ triền cái” lần lượt tuôn sạch, tuôn sạch thì nước sẽ trong, nước trong thì sẽ có đủ năng lực của “Bảy Giác Chi”,mười công đức hay gọi là “Mười Thần Lực”. Dùng mười công đức thần lực này chúng ta sẽ nhập vào Sơ Thiền rấtđễ dàng, nhập Nhị Thiền không khó khăn, nhập Tam Thiền không khó khăn, đến Tứ Thiền rất dễ và thực hiện Tam Minh không có khó khăn nữa.

Cho nên, tu pháp Thân Hành Niệm cấu kết như cỗ xe,biến nó thành căn cứ địa, nghĩa là luôn luôn ôm chặt nó chứ không phải căn cứ địa theo kiểu ức chế tâm là sai. Các con thấy Phật dạy mình ly dục,ly ác pháp chứ đâu dạy mình ức chế tâm, đâu dạy mình hết vọng tưởng. Nhưng khi tuôn trào thì quậy cho nó trào ra cho hết, nó hết rồi thì nó thanh tịnh chứ không phải ức chế đè nén nó trong tâm không cho niệm khởi.

Cho nên, tuy coi như vậy mà hai pháp không giống nhau. Thí dụ như bên Thiền Đông Độ, “Chẳng niệm thiện niệm ác”; còn bên đây cho tuôn mãi thì nó không niệm thiện niệm ác. Có đúng không? Nó tuôn ra hết rồi thì nó đâu còn? Còn cái kia, “Biết vọng liền buông” như hòa thượng dạy thì mình buông mãi. Tức là có nó, biết nó liền, nó dừng lại. Dừng lại là ức chế; còn cái này chúng ta có pháp, tâm chung ta nương vào chổ đó, còn chổ này tuôn, còn cái lệnh tác ý làm cho tâm động để trào ra, cứ liên tục lác ý, có phải không? Cho nên, tâm động làm cho vọng tuôn ra, chứ không phải tác ý mục đích là vọng tưởng đừng ra.  Hiểu như vậy thì chúng ta mới hiểu Phật pháp là ly dục,ly ác pháp chứ không phải ức chế tâm.

Cho nên,người tu pháp Thân Hành Niệm, các Phật tử cứ nghĩ rằng chúng ta đipháp Thân Hành Niệm, đihai mươi bước rồi ngồi xuống co tay co chân, rồi hít thở năm hơi thở,rồi duỗi tay duỗi chân từng hành động đều tu trên những hành động đó,rồi đứng dậy đi hai mươi bước. Vậy mà người ta đi từ hai, ba tiếng đồng hồ, bốn, nămtiếng đồng hồ trong một đêm mà vẫn thấy nó an lạc nó khỏe khắn đi suốt như vậy thì chúng ta nghĩ có sức nào mà chúng ta chịu suốt như vậy không? Không chịu nổi đâu! Nhưng mà người tu được rồi vẫn thấy thừa sức để tu tập, còn khimới tu tập sẽ thấy khổ sở vô cùng. Khi chúng ta chưa lọt vào trong cái vòng an ổncủa pháp Thân Hành Niệm thì chúng ta tu mệt nhọc vô cùng. Thường thường là người ta bỏ pháp này rất nhiều, là tại vì không bền chí,không cố gắng. Chỉ cần bền chí,cố gắng tu đúng pháp thì trong thời gian tu ba mươi phút đến một giờ, hai giờ, ba giờ, nhưng Thầy nghĩ rằng trong ba mươi phút đúng pháp thì chúng ta sẽ lọt vào trong vòng an ổn nhất của pháp, làm cho chúng ta tu tập nhẹ nhàng, vì trong lúc bấygiờ thân hành của chúng ta nó nhịp nhàng, nó không dùng cơ để mà chúng ta sử dụng. Vídụ,bây giờ Thầy bảo cánh tay mặt Thầy đưa ra thì Thầy phải dùng cơ Thầy dở tay Thầy đưa ra; còn khi bắt đầu nó vào cái nội lực của tâm trong pháp Thân Hành Niệm, thì Thầy bảo cánh tay mặt đưa ra,Thầy không dùng cơ mà nó vẫn có sức đẩy ra. Cho nên,Thầy không dùng cơ tức là Thầy không dùng cái năng lực mình để vận dụng nên sức lực không tiêu hao, vì vậy Thầy đi suốt đêm Thầy vẫn thấy khỏe mà không mệt. Còn nếu suốt đêm mà vẫn dùng cơ dở chân để xuống,để lên như vậy thì chúng ta có làm nổi không? Không ai làm nổi đâu! Có đúng không?

Cho nên, pháp của Phật rất tuyệt vời, chúng ta đừng vội tu nhiều, chúng ta chỉ tu một vòng của nó hai mươi bước đi,rồi ngồi xuống hít thở năm hơi thở,rồi chúng ta nghỉ rồi chúng ta tu tập lại để cho cơ thể chúng ta thích nghi được với phương pháp. Sau khi thích nghi được rồi thì chúng ta tăng lên hai vòng,ba vòngcho đếnnăm phút,mười phút,ba mươi phút rồi lần lược một giờ,hai giờ. Nhưng ba mươi phút chúng ta đã thấy được trạng thái có nội lực. Dở chân lên chúng ta không dùng cơ đẩy chân lên mà tự nó lôi chân chúng ta lên; và đưa chân tới để bước thì tự nó cócáilực đẩy chân chúng ta tới mà khôngphảidùng cơ đẩy chântới. Nó rất tuyệt vời và nó nhịp nhàng, nó đưa chân tới mức nào thì tự nó vừa đến mức đó đều đặn chớ không xa mà cũng không gần, nó đưa rấtđúng nhịp, vậygọi là “Niệm Giác Chi”. Cái niệm Thân Hành của chúng ta nó trở thành Giác Chi, cho nên nó nhịp nhàng và nó không dùng cơ, không dùng năng lượng vận dụng nữa, vì vậy màchúng ta đi suốt đêm không thấy mệt nhọc. Đó là phương pháp của Thân Hành, cấu kết như cỗ xe, kiên cố như căn cứ địa,nó không còn kẽ hở từ hành động nầy tiếpđến hành động khác theo lệnh của ý thức chúng ta. Cho nên Phật nói: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu”.

Lấy ý dẫn cho nó vào “Thân Hành” để nó tạo thành cái sức làm chủ. Thường nghiệp làm chủ,cho nên cái nghiệp nó sai cái Thân Hành chúng ta làm, cho nên chúng ta làm nhiều khilàm rồi chúng ta mới thấy mình làm điều đó sai. Cũng như bây giờ mình nghe điều gì đó mình không chịu suy nghĩ lời nói của mình, mình vội trả lời tức là mình làm theo nghiệp, nghiệp nó sai mình trả lời… Còn người tu sĩ Phật giáo thì làm chủ cái nghiệp, người ta sai cái thân nó làm, cái miệng nó nói theo cái lệnh của ý thức chủ động theo sự tư duy suy nghĩ. Sau này, mấy conđọc kỹ bộ Giới Hành Sa Dicủađức Phật dạy La Hầu La, người con trai của Phật, người Sa Di đầu tiên trong Thánh Chúng Sa Di. Ngài dạy La Hầu La khi suy nghĩ một điều gì thì phải suy nghĩ điều đó cho chín chắn; khi muốn nói một điều gì thì phải suy nghĩ điều muốn nói cho thật kỹ rồi mới nói; khi muốn làm một điều gì phải suy nghĩ thật kỹ lưỡng rồi mới làm cái điều đó. Khi mình suy nghĩ thấy nó hại mình, hại người, hại cả hai thì nhất định không hành động điều đó, không nói lời nóiđó, không suy nghĩ điều đó nữa. Đó là lời đức Phật dạy trong Giới Hành của người mới vào đạo rất là căn bản.

Cho nên ở đây,chúng ta tập pháp Thân Hành Niệmlà lệnh trước,tức là biết cái hành động đó theo cái ý của mình. Bảo đưa cánh tay ra thì cái thân nóphải đưa ra, cho nên sau khi cái lệnh đó, nóbảo tịnh chỉ hơi thở, thì hơi thở tịnh chỉ, bảo sáu căn ngưng hoạt động thì mắt tai, mũi,miệng,thân,ý ngưng hoạt động tức là diệt Tầm Tứlàm cho sáu căn tai mắt của chúng ta đang thấy nghe hay biết rất rõ, thế mà bảo nó diệt, ngưng hoạt động thì ngay đó nó ngưng hoạt động, tai không còn nghe âm thanh, mắt không còn thấy sắc tướng, ý không còn khởi niệm. Đó là nội lực của tâm làm điều đó chứ không có lực đó thì không thể nào mà lỗ taiđang nghe mà bảo nó không nghe thì chỉ còn nước chúng talấy cây chọt cho nó lũng thì nókhông nghe mà thôi. Cho nên,phương pháp của Phật không cần phải phá cái căn đó mà nó vẫn đóng lại, giống như chúng ta ngủ mà không nghe,không thấy vậy. Đó là cách thức phương pháp của đạo Phật,làm cho chúng ta ở vào cái trạng thái khác trong một thế giới khác,không còn ở thế giới ý thức nữa, nó làm chủ từng phần trong cơ thể. Bây giờ cơ thể sống bình thường mà bảo không nghe là nó không nghe. Cho nên,khi thân bị bệnh đau nhứcbảo không bệnh là nó không bệnh,bảo hết là hết, đó là cái lực trong ý thức của chúng ta rất mạnh mà trong đạoPhật có dạy: “Dục Như Ý Túc”.

Dục như ý túclà một phương pháp mà khimình muốn cái gì thì thân và tâm chúng ta phải làm theo. Cho nên, nó có bốn cái như ý túc gọi là Tứ Như Ý Túc,gồm có Dục Như Ý Túc, Tinh Tấn Như Ý Túc, Định Như Ý Túc và Tuệ Như Ý Túc.

Như vậy, khi Tu Pháp Thân Hành Niệm đúng pháp có kết quả là Bảy Giác Chi, Năm Lực và Bốn Pháp Như Ý xuất hiệnthì chúng ta có thể vào ra Tứ Thiền, Tứ Thánh Định và chứng Tứ Thánh Quả đạt Tuệ Tam Minh giải thoát tử sinh luân hồi một cách rõ ràng, và mỗi người chúng ta có thể làm được điều đó chứ không phải mơ tưởng.

Như chúng ta đã thấy con đường tu tập theo Đạo Phật có phương pháp rất rõ ràng từ bước đầu tiên là pháp tu Tứ Chánh Cần và đến pháp tu cuối cùng là Tuệ Tam Minh để đạt kết quả giải thoát an lạc, làm chủ và chấm dứt tử sinh lão bệnh, đó là người tu đúng theo đạo Phật.

Đến đây Thầy đã giảng tóm lược con đường tu tập của đạo Phật là như vậy, nên quýPhật tử thấy cuộc đời của mình không lẽ chúng ta đã sanh được thân người mà chỉ biết có làm để phục vụ cho ăn ngủ thì không có lý. Chúng ta phải nỗlực như thế nào để xứng đáng cho sự có mặt của chúng ta trên thế gian này, chứ không thể nào chỉ phục vụ cho ăn ngủ! Làm cho tiền nhiều thì cũng chỉ để phục vụ cho ăn ngủ và dục lạc chớ không có gì khác hơn ngoài vấn đề này thì cuối cùng chúng ta chết đi cũng chẳng được gì có phải không? Chúng ta có thân là khó chứ không phải dễ, có thân mà được nghe Chánh Pháp của Phật như thế này mà không tu thì quá uổng, phải nỗlực. Tuy Thầy nói khó, khó nhưng không phải không làm được, không làm được thì sao Phật tu giải thoát được, và làm sao trong thời đại của chúng ta hôm nay Thầy đã tu được giải thoát.Thầy đã làm được, cơ thể Thầy các con thấy đấy… Thầy ốm yếu, Thầy nhỏ con đâu có lớn con, thì Thầy tin rằng mấy con có thừa sức làm được nhưng phải bền chí, phải kiên gan trên con đường tu tập vì nghiệp của chúng ta nặng, nó sẽ gặp nhiều khó khăn, chúng ta phải đổi lấy bằng máu và nước mắt, khi chúng ta ngồi tu có thể thân chúng ta đau mà vẫn cứ ngồi sừng sững mà tu, nước mắt chảy ròng ròng không hề dám buông pháp, có gan dạ như vậy thì chúng ta mới vượt qua được khổ đau của kiếp người. Vì vậy,mấy con tự sắp xếp việc gia đình để có thời giờ tu tập tự cứu lấy mình chứ Phật và Thầy cũng không cứu mấy con được. Đến đây Thầy xin chấm dứt buổi thuyết giảng hôm nay và các con có gì thưa hỏi… nếu không thì các con xuống thọ trai xong vào buổi chiều lúc 2 giờ chiều nay chúng ta sẽ gặp lại.

(Liên Ngọc lược ghi băng Trưởng lão ThíchThông Lạc dạy nhóm Phật tử Khánh Hòa vào Tu Viện Chơn Như tham vấn Thầy vàongày 1/5/2004).

Nguồn