PHÁP THỨ VI: ĐA NHƠN NGỮ DIỆT TRÁCH

Nếu trong các thầy tỳ kheo hiện tiền có xảy ra việc rầy rà không giải quyết được, thì phải cần một vị tỳ kheo thông hiểu kinh luật bỏ thăm để dứt sự rầy rà. Người ấy thực hiện bầu cử bỏ thăm nhưng phải theo đúng như pháp “đa nhơn ngữ diệt trách”, tức là bầu cử bỏ thăm.

Trong cuộc rầy rà có năm hạng người không được bầu cử bỏ thăm:

1- Người thương.

2- Người giận.

3- Người sợ.

4- Người si.

5- Người không biết bỏ thăm cho ai, bỏ thăm rồi hay chưa.

Trên đây là năm hạng người không được bỏ thăm.

Dưới đây có ba cách bỏ thăm:

1- Bỏ thăm phải ở trước mặt mọi người.

2- Bỏ thăm phải được kín đáo không để cho người khác biết.

3- Kề tai nói nhỏ với người lãnh đạo về việc bỏ thăm.

Đa nhơn ngữ diệt trách là gì? Đa nhân ngữ diệt trách là cách thức bầu cử bỏ thăm lấy đa số để ngăn chận sự rầy rà, nhưng phải công bằng, bằng cách loại trừ năm hạng người đã kể ở trên không được bầu cử bỏ thăm. Ở đây có ba cách bầu cử bỏ thăm để nói lên sự công bằng trong những ý kiến trong sạch và đầy đủ đạo đức, không có lấy đa số để đè ép thiểu số. Đây là bầu lấy những ý kiến đa số trong tinh thần đạo đức, công bằng, để ngăn chận sự thiếu đoàn kết chia rẽ trong giáo đoàn Phật giáo.

Đa nhân ngữ diệt trách là một pháp môn bầu cử rất công bằng mà trong thời đức Phật đã đề ra. Khi bầu cử phải loại bỏ năm hạng người không được bỏ thăm. Như vậy trong thời đức Phật đã có những cuộc bầu cử trong công bằng mà hiện giờ chúng ta mới nhận ra ở thế kỷ bầu cử hiện tại của chúng ta.

Đọc qua “đa nhân ngữ diệt trách” chúng ta thấy được đạo đức bầu cử của Đạo Phật hết sức công bằng và bình đẳng, không thể có một xã hội hiện thời nào hơn được.

Đa nhơn ngữ diệt trách pháp là pháp môn dạy về đạo đức khi bầu cử phải như thế nào cho công bằng, và cho hợp lý với đạo đức làm người .

Học “đa nhân ngữ diệt trách” ta mới thấy được đạo đức của đạo Phật thật chu đáo mà không có một hành động đạo đức nào ở trên đời này mà Đức Phật bỏ xót.

Cho nên, đạo Phật dạy chúng ta đầy đủ những pháp môn tu hành làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi, nhưng còn trang bị cho chúng ta một đạo đức toàn thiện để biết cách đối xử với nhau, biến cảnh giới thế gian thành cảnh giới Thiên Đàng, Cực Lạc, v.v...