BÀI KỆ HAI MƯƠI MỐT

“Ai ưa thích hội chúng,
Người ấy khó tu tập
Làm sao chứng Niết Bàn,
Giải trừ các cảm thọ
Cân nhắc lời giảng dạy,
Từ bỏ nơi đông đảo
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Những người thích hội hợp, thích lập đoàn thể này, bè phái khác là những người không bao giờ tu theo Phật giáo được, vì Phật giáo là một tôn giáo lấy hạnh sống MỘT MÌNH làm pháp môn tu tập để đạt được cứu cánh Niết Bàn. Bởi vậy Niết Bàn của Phật giáo rất thanh tịnh im lặng trong một không gian trong sạch. Bởi vì mọi người ai cũng sống MỘT MÌNH không tiếp duyên với ai, vì thế mà sự giải thoát ngay tại hạnh sống MỘT MÌNH.

Khi có sống MỘT MÌNH thì mới thấy sự giải thoát của Phật giáo không có tu tập nhiều như ngoại đạo, vì vậy mà không có khó khăn, không có mệt nhọc chút nào cả.

Trong bài kệ đã xác định rất rõ ràng:

“Ai ưa thích hội chúng

Người ấy khó tu tập

Làm sao chứng niết bàn”

Đúng vậy người thích hội họp thì còn tu tập cái gì. Bởi Niết Bàn của Phật giáo chỉ cho phép những người sống MỘT MÌNH mới vào được, còn người nào thích hội họp chỉ đứng ngoài cổng mà nhìn.

Vì thế đức Phật dạy:

“Từ bỏ nơi đông đảo

Hãy sống riêng một mình

Như Tê Ngưu một sừng!"

Đúng vậy, người nào muốn tu tập để cầu giải thoát thì hãy tránh xa những nơi đông người, tìm những nơi yên tịnh, tránh xa mọi người chỉ sống MỘT MÌNH thì sẽ thấy chứng đạo ngay liền, vì chúng ta sống như vậy thì chẳng khác nào như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG sống riêng MỘT MÌNH.

Bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG đều nhắc nhở chúng ta nên sống MỘT MÌNH, chỉ có sống MỘT MÌNH mới chứng đạo.

Như chúng tôi đã nói ở trên tu hành theo Phật giáo chỉ có sống MỘT MÌNH là thành tựu đạo giải thoát, nếu không sống MỘT MÌNH thì theo Phật giáo tu hành chỉ uổng công mà thôi.

Sống MỘT MÌNH đâu có khó khăn gì. Sống MỘT MÌNH thì không ai làm phiền phức tâm mình; không ai làm mình sân hận, tức giận; không ai làm mình thương nhớ lo toan. Vì thế mà mình chứng đạo giải thoát dễ dàng.