1- Nói lời êm dịu, nhẹ nhàng, ôn tồn nhã nhặn, thường nói lời ái ngữ khiến cho người nghe không buồn khổ, không tức giận được an vui và hạnh phúc. Không được nói lời hung dữ, không được nạt nộ người khác, không được mắng chửi người khác, không được nói lời thô tục, tục tĩu, không được chửi thề, không được xỉa xói vào mặt người khác, không được đánh đập người khác.
2- Làm những điều thiện tức làm mọi việc không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.
3- Suy nghĩ những điều thiện tức là nghĩ ngợi những điều không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sinh.
Khi thân hành, khẩu hành và ý hành không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh thì tâm sẽ BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ.
Cho nên, muốn tâm được BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ thì TRÊN THÂN QUÁN THÂN thường xem xét THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH và Ý HÀNH, nếu mỗi hành động đều đem lại sự bình an cho mình cho người thì hãy làm, còn không đem lại sự an vui cho mình cho người và cho tất cả chúng sinh thì mình nhất định không làm.
Tuy trên thân quán thân như vậy chưa đủ sức diệt các ác pháp, vì sáu ác pháp bên ngoài thường theo sáu căn mà vào thân tâm làm cho thân tâm bất an, như vậy chúng ta tu tập như thế nào để hộ trợ cho pháp môn trên thân quán thân đạt được viên mãn. Vậy chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Ba Thiện Hành? Các Căn Được Chế Ngự, cần phải trả lời như vậy”.
Thầy xin nhắc lại, nếu chúng ta tu tập pháp môn TỨ NIỆM XỨ trên thân quán thân mà không thực hiện BA THIỆN HẠNH thì không bao giờ chứng được trạng thái TỨ NIỆM XỨ, cũng như chúng ta tu tập BA THIỆN HẠNH mà CÁC CĂN không chế ngự tức là không ĐỘC CƯ thì BA THIỆN HẠNH không thành công có nghĩa là không bao giờ diệt hết ác pháp.
Cho nên CHẾ NGỰ CÁC CĂN là một vấn đề quan trọng trong việc tu tập BA THIỆN HẠNH. Vậy chế ngự các căn là chế ngự như thế nào?
Trong thân con người có sáu căn:
1- Nhãn căn (hai con mắt)
2- Nhĩ căn (hai lỗ tai)
3- Tỹ căn (hai lỗ mũi)
4- Thiệt căn (lưỡi)
5- Thân căn (cơ thể)
Chế ngự các căn là làm cho căn không chạy theo các trần bên ngoài, không bị các trần bên ngoài lôi cuốn các căn. Căn và trần không lôi cuốn, không chạy theo thì tâm BẤT ĐỘNG hiện tiền quý vị có thấy không?
Rất tiếc quý vị về đây tu tập người nào cũng mong muốn chứng đạo nhưng luôn luôn để CĂN và TRẦN tìm nhau thì làm sau chứng đạo hỡi quý vị?
Đời thì khổ vô vàn, các pháp vô thường nay còn, mai mất không chờ đợi một ai. Cớ sao quý vị lại xem thường, có gì vui mà ham nói chuyện; có gì vui mà ham nhìn ngó người khác làm gì?
Muốn tu chứng đạo hãy siêng năng CHẾ NGỰ CÁC CĂN, nhờ đó mới mong chứng đạo quý vị ạ!
Muốn chế ngự các căn có kết quả vậy chúng ta hãy tu tập các pháp môn nào?
Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Các Căn Được Chế Ngự? Chánh Niệm Tỉnh Giác, cần phải trả lời như vậy”.
Đức Phật đã dạy rõ ràng: “CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC” là pháp môn tu tập “CHẾ NGỰ CÁC CĂN”. Chánh Niệm Tỉnh Giác là một pháp môn tu tập trên THÂN HÀNH NGOẠI và THÂN HÀNH NỘI tức là nương vào THÂN HÀNH tu tập như: