1- Niệm Giác Chi
2- Tinh Tấn Giác Chi
3- Khinh An Giác Chi
4- Hỷ Giác Chi
5- Định Giác Chi
6- Xả Giác Chi
7- Trạch pháp Giác Chi
Khi Bảy Giác Chi xuất hiện đầy đủ thì chúng ta có đủ Tứ Thần Túc:
1- Tinh Tấn Như Ý Túc
2- Định Như Ý Túc
3- Tuệ Như Ý Túc
4- Dục Như Ý Túc
Khi có Bốn Như Ý Túc thì mới nhập được Tứ Thánh Định, còn chưa có Bốn Như ý Túc thì không bao giờ nhập Tứ Thánh Định được, do đó ai nói nhập thiền định bảy tám ngày hay sáu bảy tháng là nhập thiền định tưởng.
Cho nên khi người nào nói về thiền mà nói không đúng lời dạy của Phật là biết ngay họ là những người chịu ảnh hưởng pháp thiền của ngoại đạo, còn không là những người nghiên cứu kinh sách rồi nói ra thì chúng ta cũng biết ngay họ là những người sống trong kiến giải tưởng chớ không biết cách thức nhập thiền định nào cả.
Như đức Phật dạy khi nào chúng ta tu chứng thì mới dám dạy người tu, còn chưa chứng thì đừng dạy, nếu dạy sẽ đưa người ta vào con đường thiền tưởng như hiện giờ các sư các thầy từ Nam Tông đến Bắc Tông tu chưa xong mà dạy người tu nên thầy trò tu thiền mà vào bệnh viện trị bệnh, thật là xấu hổ vô cùng.
Thiền sư dạy người tu thiền là phải làm chủ bệnh, chớ thiền sư gì mà chết trong bệnh ung thư như thiền sư ni Ayya Khema. Thiền sư đã viết 25 tác phẩm nói về thiền và Phật giáo, nhưng cái chết của thiền sư thì sách của thiền sư không còn giá trị nữa. Vì thiền còn bệnh tật là thiền ngoại đạo.
Nếu người nào tu theo đúng pháp của Phật tâm Bất Động trên Tứ Niệm Xứ như trên đã dạy thì nhập từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền thì tất cả bệnh đau trên thân đều đuổi ra khỏi thân. Và chính Tứ Thiền là pháp môn làm chủ sự sống chết, có nghĩa hành giả nhập được Tứ Thiền thì tịnh chỉ được hơi thở, nhờ đó muốn sống chết hồi nào thì cũng rất tự tại, chết là chết ngay liền. Thiền định như vậy mới thật sự là thiền định của Phật giáo.
Nhìn lại từ Đông sang Tây biết bao nhiêu là thiền sư. Ông thì bị xe đụng chết, ông thì đi nằm bệnh viện rồi chết, những bệnh của quý vị thiền sư đều thuộc về loại bệnh nan y.
Khi được làm thiền sư dạy đạo thì phật tử dâng cúng những thực phẩm ngon bổ, càng ngon bổ thì càng độc, do đó “thích” ăn ngon bổ nên không có vị nào thoát khỏi những bệnh nan y.
Đạo Phật ly dục ly bất thiện pháp thế mà thiền sư còn thích ăn ngon bổ vậy xưng là thiền của Phật giáo thì thiền của Phật giáo làm sao có thiền như vậy được.
Tu hành chưa nhiếp được tâm bao nhiêu mà đi dạy người khác tu thật là những người đang “háo danh” muốn mình làm thầy thiên hạ. Thật đáng chê trách.
Muốn làm thầy dạy người tu tập thì phải có đủ Bảy Năng Lực Giác Chi, nếu chưa có thì nên im hơi, lặng tiếng để lo tu tập cứu mình ra khỏi biển khổ. Đó là điều duy nhất quý vị nên làm, đừng nghĩ đến ai cả mà hãy nghĩ đến mình.
Muốn tu tập có Bảy Năng Lực Giác Chi thì phải tìm hiểu pháp nào tu tập mà có Bảy Năng Lực Giác Chi, chớ không phải từ trên pháp môn Bảy Giác Chi tu tập mà có Bảy Giác Chi, quý vị nên nhớ kỹ bài pháp các “THỨC ĂN”. Nếu quý vị không biết pháp nào tu tập có Bảy Năng Lực Giác Chi thì hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Năng Lực Bảy Giác Chi? Bốn Niệm Xứ, cần phải trả lời như vậy”.
Theo như lời dạy trên đây của đức Phật thì Bốn Niệm Xứ là pháp môn tu hành sinh ra Bảy Năng Lực Giác Chi. Vậy cách thức tu tập Bốn Niệm Xứ như nào?
Như trong kinh Bốn Niệm Xứ đức Phật đã dạy tu tập như sau: