Thất Giác Chi gồm có:
1- Niệm Giác Chi
1- Tinh Tấn Giác Chi
2- Khinh An Giác Chi
3- Hỷ Giác Chi
4- Định Giác Chi
5- Xả Giác Chi
6- Trạch pháp Giác Chi
Trên đây là BẢY pháp, pháp thứ bảy của Phật giáo theo lời dạy của đức Phật còn ghi lại trong kinh sách Nguyên Thủy.
Khi chúng ta tu tập tác ý tâm BẤT ĐỘNG mà chỉ còn có một tâm BẤT ĐỘNG từ giờ này đến giờ khác mà không có một niệm nào xen vào chỗ tâm BẤT ĐỘNG là chúng ta đã đạt được NIỆM GIÁC CHI. NIỆM GIÁC CHI tức là tâm BẤT ĐỘNG trên TỨ NIỆM XỨ (trên thân quán thân).
Lúc nào chúng ta cũng thấy siêng năng trong trạng thái thân tâm BẤT ĐỘNG trên TỨ NIỆM XỨ thì đó là TINH TẤN GIÁC CHI xuất hiện. Trên trạng thái TINH TẤN GIÁC CHI xuất hiện tâm BẤT ĐỘNG, AN LẠC, NHẸ NHÀNG thì đó là KHINH AN GIÁC CHI xuất hiện. Trên trạng thái KHINH AN, GIÁC CHI có một niềm vui hoan hỷ thì đó là HỶ GIÁC CHI xuất hiện. Trên trạng thái HỶ GIÁC CHI kéo dài từ ngày này sang ngày khác mà không mất trạng thái này là ĐỊNH GIÁC CHI xuất hiện. Trên trạng thái ĐỊNH GIÁC CHI này kéo dài mãi suốt bảy ngày đêm, không có một niệm nào xen vô xen ra thì đó là XẢ GIÁC CHI. Khi XẢ GIÁC CHI xuất hiện thì tâm ly dục ly ác pháp hoàn toàn, lúc bấy giờ tâm không còn ngũ triền cái và bảy kiết sử nữa. Khi NGŨ TRIỀN CÁI và THẤT KIẾT SỬ bị diệt trừ tận gốc thì TRẠCH PHÁP GIÁC CHI xuất hiện. Khi TRẠCH PHÁP GIÁC CHI xuất hiện thì tâm chúng ta đầy đủ TỨ NHƯ Ý TÚC.