Bài pháp thứ ba: Tứ vô lượng tâm

Tứ Vô  Lượng Tâm gồm có:

1- Từ Vô Lượng Tâm

2- Bi Vô Lượng Tâm

3- Hỷ Vô Lượng Tâm

4- Xả Vô Lượng Tâm

Trên đây là bốn pháp, Tứ Vô Lượng Tâm là pháp thứ ba của Phật giáo trong Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo. Khi tu tập bốn pháp này giúp cho tâm chúng ta mở rộng LÒNG YÊU THƯƠNG đến với muôn loài. Nhờ LÒNG YÊU THƯƠNG ấy mà không có một ác pháp nào tác động vào thân tâm chúng ta được, tức là chúng ta biết buông xả mọi ác pháp bằng LÒNG THƯƠNG YÊU. Cho nên gọi nó là TỨ VÔ LƯỢNG TÂM nghĩa là pháp môn dạy chúng ta mở rộng lòng thương yêu rộng lớn như đất trời.

TỨ VÔ LƯỢNG TÂM chỉ có Phật  giáo mới có mà thôi, nó còn ghi lại trong kinh sách Nguyên Thủy cho đến ngày nay. Nếu quý vị không đủ lòng tin thì hãy tìm ngay kinh tạng Pali do Hòa Thượng Minh Châu dịch.

Bắt đầu tu tập TỨ VÔ LƯỢNG TÂM thì nên tu tập tâm từ. TỪ VÔ LƯỢNG TÂM có nghĩa là LÒNG YÊU THƯƠNG rộng lớn như đất trời phủ trùm vạn vật không chỗ nào là không có LÒNG THƯƠNG YÊU ấy.

LÒNG YÊU THƯƠNG ấy không có một vật gì mà không thương yêu, thương yêu từ cây cỏ đất đá núi sông, từ không khí ánh sáng mặt trời mặt trăng, các tinh tú ngày đêm đều thương yêu cả.

TỪ VÔ LƯỢNG TÂM có nghĩa là LÒNG YÊU THƯƠNG tất cả muôn loài còn đang sống, còn đang hít thở không khí, còn đang hoạt động, rung động theo không gian và thời gian.

Người tu tập lòng TỪ VÔ LƯỢNG TÂM là người tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ có TĨNH GIÁC nên chúng ta mới thực hiện TỪ VÔ LƯỢNG TÂM, nhờ có TỪ TÂM VÔ LƯỢNG chúng ta mới buông xả tất cả ác pháp một cách dễ dàng.

Khi thực hiện được TỪ TÂM VÔ LƯỢNG thì đồng thời là BI TÂM VÔ LƯỢNG, HỶ TÂM VÔ LƯỢNG và XẢ TÂM VÔ LƯỢNG cũng xuất hiện một lượt.

TỨ VÔ LƯỢNG TÂM tuy nói là bốn pháp, nhưng chỉ tu tập thành tựu một pháp là ba pháp kia đều xuất hiện đủ. Đây gọi là một chùm pháp, chúng ta nên chọn một trong bốn pháp này, pháp nào mà mình ưa thích nhất là pháp đó đúng đặc tính của mình.

Nếu chúng ta có duyên với pháp môn TỪ VÔ LƯỢNG TÂM thì tu tập rất thích thú và kết quả tu tập đâu là đạt được ngay liền. Còn nếu chúng ta tu tập mà không có kết quả tức là chúng không có duyên với pháp môn này thì chúng ta nên thay đổi pháp tu tập. Chúng ta nên chuyển qua tu tập pháp môn NIỆM PHẬT TỨ BẤT HOẠI TỊNH. NIỆM PHẬT TỨ BẤT HOẠI TỊNH là pháp thứ tư trong ba mươi bảy pháp tu tập của Phật giáo.

Pháp môn NIỆM PHẬT TỨ BẤT HOẠI TỊNH là một pháp môn mà người ta lầm tưởng là pháp môn Tịnh Độ, Pháp môn Tịnh Độ là pháp môn niệm danh hiệu Phật Di Đà, dùng câu Di Đà ức chế ý thức để tưởng thức xuất hiện hoạt động, nên trong kinh Di Đà dạy: “Thất nhật nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A Di Đà dữ chư thánh chúng hiện tại kỳ tiền”. Câu này có nghĩa là niệm Phật Di Đà bảy ngày đêm tâm không loạn thì sẽ thấy cảnh giới Cực Lạc Tây Phương và Thánh chúng. Khi chúng ta ức chế ý thức không hoạt động thì liền ngay đó tưởng thức hoạt động, khi tưởng thức hoạt động thì một thế giới ảo xuất hiện như cảnh giới trong giấc chiêm bao.