Đọc câu chuyện NGƯỜI BÁN TUỔI THƠ chúng ta mới thấy những danh từ “TRỘM CẮP”không phải đơn giản mà nó là tiếng xấu muôn đời, vì thế làm người nên tránh không được lấy của không cho dù là cây kim, sợi chỉ là những vật nhỏ nhoi nhất chúng ta cũng không nên lấy. Vì mang tiếng trộm cắp sẽ không bao giờ rữa sạch mà đến chết người ta cũng chỉ ngay cái mã này ăn cắp ăn trộm.
“Mãi cho đến sau này, khi đã sống nhiều năm xa quê, tôi mới thật sự hiểu một điều giản dị: những bí ẩn của đời sống là ở chính sự hồn nhiên. Trong ký ức, tuổi thơ như một vùng sáng lung linh, kỳ diệu. Nói về điều này, tôi xin kể một câu chuyện về người bạn tuổi thơ của tôi.
…Đó là những ngày tháng của năm cuối bậc tiểu học. Dạo ấy trong lớp tôi đột nhiên xảy ra hiện tượng mất cắp vặt. Khi thì cây thước kẻ, khi thì chiếc compa, có khi lại là một cuốn truyện tranh. Các bạn trong lớp tỏ ý bất bình lắm nhưng chưa tìm ra được thủ phạm. Cho đến một hôm chính bản thân tôi bị mất một cây bút Kim Tinh mà người cậu vừa mới tặng. Tôi vừa buồn vừa sợ bảo cả lớp hãy mở cặp sách cho cô khám xét. Tôi đi theo chân cô giáo. Lớp học lào rào tiếng mở cặp, tiếng xì xầm bàn tán, nghi vấn… Chợt có một người không chịu mở cặp cho cô khám xét. Người ấy là Hạnh, cô bạn ở cạnh nhà tôi. Hạnh là một cô bé học lực trung bình nhưng đặc biệt mê đọc truyện. Cô bé rất thích những đồ vật lung linh, đẹp đẽ hay mơ màng. Có một lần đi hốt trấu, không biết mãi mơ tưởng điều gì, hay vì quá mệt mỏi mà Hạnh ngủ thiếp đi, trấu phun ra phủ kín cả người. Cho đến khi người đi hốt trấu đến sau phát hiện ra thì cô bé vẫn còn ngủ. Từ đó bọn trẻ trong xóm tôi gọi trêu Hạnh là con trấu.
…Mặt Hạnh tái mét. Cô giáo lấy chiếc cặp mở toang ra. Và tôi thấy có cây bút của mình ở trong đấy. Cả lớp làm ầm lên. Cô giáo bảo cả lớp im lặng. Cô hỏi Hạnh: “Tại sao em lại lấy cắp của bạn? Những lần trước có phải em lấy cắp không?”. Hạnh ràn rụa nước mắt, giọng đứt quãng: “Dạ! Thưa… em không lấy cắp… Em nhặt được ạ!” …Cô giáo bảo: “Em đừng nói dối nữa. Mà nếu nhặt được của rơi thì phải trả lại cho người đánh mất chứ. Em làm cô thất vọng quá…”. Từ đó lớp tôi gọi Hạnh là con ăn cắp. Mọi người bắt đầu xa lánh nó. Tôi cảm thấy buồn buồn.
…Rồi một hôm đang giờ học, Hạnh mang lên cho cô giáo một hộp bút chì màu bảo là nhặt được. Cô giáo hỏi có ai đánh rơi không. Cả lớp lắc đầu. Cô giáo mang lên cho ban giám hiệu. Tuần sau, Hạnh lại mang lên một cuốn tập mới, bảo là nhặt được. Nhưng lớp tôi lại không có ai đánh rơi cả. Tiếp đến Hạnh mang đến lớp một số tiền nhặt được. Lần này thì có thằng Toàn lác đứng lên nhận. Cô giáo tuyên dương Hạnh. Các bạn không còn xa lánh Hạnh nữa. Nhưng tôi vẫn thấy Hạnh buồn lắm. Thỉnh thoảng Hạnh lại mang đến lớp những đồ vật mà nó nhặt được. Có khi có người đứng lên nhận. Có lúc tôi cảm thấy dường như mình có lỗi với Hạnh (!).
…Một hôm, tôi đang ngồi ở nhà học bài thì thấy mẹ Hạnh hớt hãi chạy sang xin mẹ tôi một củ gừng. Hạnh bị cảm lạnh. Tôi cũng theo mẹ chạy sang. Hạnh đang nằm trên giường, người lạnh ngắt, hơi thở yếu ớt, nước mắt nhoè nhoẹt. Sau một hồi được cạo gió, xoa dầu và đổ nước gừng vào miệng thì người Hạnh ấm lại dần rồi chìm vào giấc ngủ mệt nhọc. Mẹ Hạnh kể dạo này hễ đi học về là Hạnh tranh thủ đi hốt trấu hoặc ra ruộng bắt cua về bán, dành dụm tiền để ủng hộ cho các bạn nghèo, học giỏi. Hạnh vừa nhờ mẹ mua một chiếc khăn tay mới để tặng bạn… Tôi ngồi nghe và dần dần vỡ lẽ. Thì ra bấy lâu nay Hạnh không hề nhặt được của rơi. Hạnh âm thầm kiếm tiền mua đồ mang đến lớp bảo là nhặt được. Hạnh muốn chuộc lại lỗi lầm của mình(!). Tôi lại nhớ đến nụ cười của thằng Toàn lác khi nhận tiền và ánh mắt thật buồn của Hạnh. Tôi đoán chắc thằng Toàn lác là thủ phạm chính, còn cây bút của tôi có thể là Hạnh đã nhặt được (?). Tôi buồn quá, bật khóc.
…Tôi định đem sự thật câu chuyện để kể cho cô giáo và các bạn nghe. Nhưng rồi không hiểu sao tôi lại lặng im. Hạnh cũng không nhặt được thêm cái gì nữa. Hoàn cảnh gia đình nó càng lúc càng khó khăn. Rồi Hạnh nghỉ học, theo gia đình đi vùng kinh tế mới… Cho đến bây giờ mỗi lần nhớ đến tuổi thơ tôi lại nhớ đến Hạnh, nhớ con trấu, con ăn cắp… như nhớ một bài học tuổi thơ, một kỷ niệm khó phai mờ”.
Khi đọc xong “NGƯỜI BÁN TUỔI THƠ” chắc mọi người làm cha mẹ ai cũng thấy trách niệm và bổn phận giáo dục con cái trong gia đình. Tội nghiệp một cháu bé như Hạnh do vô tư nào biết tham lam trộm cắp là xấu như thế nào? Nên đã lấy của không cho vì thế muốn mua chuộc tiếng xấu đó cháu Hạnh cố gắng làm thuê làm mướn cho mọi người để có tiền mua chuộc lại tiếng xấu ấy. Câu chuyện của cháu hạnh thật đáng thương, nếu cha mẹ không giáo dục con cái những bài họcĐỨC HẠNH LY THAM thì làm sao con cái hiểu được hai từ tham lam trộm cắp là xấu xa muôn đời. Không hiểu biết nên tuổi còn thơ ngây trong trắng có biết tham lam trộm cắp xấu tốt như thế nào, khi lòng ham muốn nổi lên không dằn được, khi không dằn được thì phải lén lấy của người khác, nhưng khi người khác bắt gặp thì rất xấu hổ và xấu hổ cả đời. Nhất là mọi người đều xa lánh không còn ai muốn làm bạn với mình. Đúng vậy làm sao ai dám ở gần những người tham lam trộm cắp. Phải không quý vị?
Bài họcNGƯỜI BÁN TUỔI THƠ là một bài học nói về sự hối hận bằng hành động mua lại lỗi lầm của mình. Thật là đáng thương, tuy câu chuyện các em còn nhỏ mà biết ăn năn hối hận như vậy còn người lớn như chúng ta thì sao?
Trong một xã hội của chúng ta hiện giờ những con người tham lam trộm cắp cướp của giết người quá nhiều không thể tính hết được, ngoài mặt trông có vẻ hiền lương nhưng trong thâm tâm trộm cắp không thiếu sót một vật gì, hễ có dịp là cướp giựt ngay liền. Cho nên không ngày nào khắp nơi trong nước không có người tham lam, móc túi, trộm cắp, cướp của v.v..
Dưới mọi hình thức họ đủ mưu mô xảo quyệt gian tham trộm cắp, cướp của giết người. Họ chẳng hề sợ người khác chê cười “ĂN TRỘM, ĂN CẮP”,họ xem đó là một việc thường có trong xã hội
Nhìn thấy hiện trạng của xã hội như vậy là biết ngay xã hội thiếu giáo dục đạo đức từ trong mỗi gia đình nên xã hội bất an vì tai nạn trộm cắp. Một xã hội có giáo dục ĐẠO ĐỨC LY THAM thì xã hội không bao giờ có tệ nạn trộm cắp.
Bài học trên đây là một gương hạnh biết xấu hổ, biết xóa nhòa những hành động xấu và làm cho cuộc đời tốt hơn không còn tệ nạn tham lam trộm cắp.
Bài học nói về một cháu học sinh nhỏ nhưng mục đích là để răn người lớn thế nào là một con người xứng đáng là một con người và thế nào là một con người hèn hạ xấu xa trong xã hội.