LÒNG BIẾT ƠN VÀ NIỀM MƠ ƯỚC

Nhân quả đã sắp xếp cho mọi người từ khi sinh ra cho đến khi chết, chớ không phải như người ta nghĩ rằng trên đời này mọi sự xảy ra đều do ngẩu nhiên.

Bệnh tật hay tai nạn xảy ra nặng hay nhẹ đều do nhân quả của người đó, chính họ đã tạo ra ác pháp nên nó sắp xếp vào giờ, ngày, tháng, năm để người đó trả quả không bao giờ sai. Vì vậy ai tạo nhân nào thì gặt quả nấy không thể trốn chạy dù trốn chạy bất cứ nơi đâu cũng không thoát khỏi quy luật nhân quả.

Nhân quả của mọi người là do mọi người làm ra chớ không phải nhân quả từ trên trời rơi xuống hay có một người nào ban giáng nhân quả cho họ. Cho nên một người thông suốt nhân quả, khi họ làm một điều gì thì rất cẩn thận tư duy suy nghĩ kỹ lưỡng xem việc làm đó ác hay thiện, nếu việc làm đó là thiện thì sẽ không làm khổ mình, khổ người và chúng sinh; còn ngược lại là ác pháp. Khi tư duy thấu rõ như vậy nhất định ác pháp chúng ta sẽ không làm.

Trên đời này chỉ có làm lợi ích và đem lại nguồn vui cho mọi người thì chúng ta vui vẻ cứ làm. Bởi vì làm lợi ích cho mọi người tức là mang LÒNG YÊU THƯƠNGđến với họ. Đây chúng ta hãy đọc “LÒNG BIẾT ƠN VÀ NIỀM MƠ ƯỚC”.

“Một ngày nọ, một gia đình quý tộc giàu có nước Anh đã đưa con về miền quê nghỉ mát. Trong khi nô đùa, tai nạn đã xảy ra: cậu con trai nhỏ của họ đã sa chân ngã xuống một vực nước sâu. Tất cả tưởng như vô vọng, không còn phương cách nào cứu sống cậu bé không biết bơi. Thế rồi, từ xa nghe tiếng kêu thất thanh, một chú bénhem nhuốc, con của người nông dân nghèo trong vùng, đã chạy đến tiếp cứu!

Nhà quý tộc đã hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo. Thay vì chỉ nói lời cảm ơn và kèm theo một ít tiền hậu tạ, ông ân cần hỏi cậu bé:

- Khi lớn lên cháu muốn làm gì?

- Cậu nhỏ nhẹ thưa:

- Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục làm ruộng của cha cháu.

Nhà quý tộc lại gặng hỏi:

- Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?

Cậu bé im lặng một lúc rồi mới trả lời:

- Dạ thưa bác nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?

Lại tiếp tục câu hỏi chân tình:

- Nhưng bác muốn biết là nếu cháu được phép ước mơ thì cháu ước mơ điều gì?

Và lần này cũng là một câu trả lời thật thà:

- Thưa bác, cháu muốn đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ.

- Sau này, cậu bé ngày xưa không biết bơi được cứu sống đã trở thành một vĩ nhân thế giới, đã làm cho cả nước Anh hãnh diện, tự hào, đó là Thủ tướng Wiston Churchill.

Còn cậu bé quê nhà nghèo đã không còn chỉ biết đặt ước mơ đời mình như cụm cỏ bờ đê. Cậu đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, cũng đồng thời là ân nhân của cả nhân loại khi tìm ra được thuốc trụ sinh Pénicillin. Tên của ông là Alexander Fleming.

Không ai ngờ rằng đến khi Thủ tướng nước Anh lâm bệnh trầm trọng, cả vương quốc đã đi tìm những vị danh y lừng lẫy để cứu sống nhà lãnh đạo tối cao của mình. Tất cả đã bó tay. Thế rồi bác sĩ A Fleming đã tự ý tìm đến và ông đã cứu sống, một lần nữa, người mà ông đã cứu sống năm xưa”.

Đọc xong câu chuyện chúng ta nhận xét: Đúng là nhân quả đã sắp xếp, khi còn bé thủ tướng Wiston Churchill gặp tai nạn thì được Alexander Fleming cứu sống. Khi Wiston Churchill làm thủ tướng nước Anh lâm bệnh nặng mà không một vị y bác sĩ nào trị được, cuối cùng cũng chỉ có Alexander Fleming cứu sống.

Đấy là nhân quả đã sắp xếp có sự liên hệ người này với người kia, cho nên bác sĩ Alexander Fleming và thủ tướng nước Anh Wiston Churchill đã nhiều lần giúp đỡ nhau. Bởi vậy người hiểu biết nhân quả thì không bao giờ tin có sự ngẩu nhiên mà tin nhân quả nhiều đời.

Trong luật nhân quả có dạy cứ nhìn cuộc sống trong hiện tại thì biết rõ quá khứ sống như thế nào.

Ví dụ 1: Người sống trong hiện tại mà thân bệnh đau liên miên bất tận thì biết quá khứ giết hại và ăn thịt chúng sinh.

Ví dụ 2: Người sống trong hiện tại mà thân không bệnh luôn luôn mạnh khỏe an vui thì biết ngay trong quá khứ người này không giết hại và ăn thịt chúng sinh.

Ví dụ 3: Người sống trong hiện tại mà giàu sang đầy đủ không có thiếu hụt thì đó là nhân quá khứ đã bố thí giúp đỡ những người khó.

Ví dụ 4: Người sống trong hiện tại mà có người hầu, kẻ hạ thì quá khứ đã từng làm người hầu, kẻ hạ cho người hoặc làm trâu cày, bò kéo, ngựa cưỡi v.v..

Ví dụ 5: Người sống trong hiện tại mà cơm ăn áo mặc không đầy đủ là quá khứ bỏn xẻn ích kỷ không dám bố thí cơm ăn áo mặc cho người khác.

Ví dụ 6: Người sống trong hiện tại mà cơm ăn áo mặc dư giả là quá khứ thường bố thí cơm ăn áo mặc cho người nghèo khổ.

Ví dụ 7: Người sống trong hiện tại mà hiếu kính cha mẹ không dám nặng lời to tiếng với cha mẹ, thường chăm nom cha mẹ từng miếng cơm manh áo thì quá khứ đã từng được con cái chăm sóc kỹ càng không có lời nặng nhẹ.

Ví dụ 8: Người sống trong hiện tại thường la rầy đánh mắng kẻ ăn người ở trong nhà thì quá khứ là trâu cày ngựa cỡi.

Ví dụ 9: Người sống trong hiện tại làm vua, làm quan, làm ông này, bà kia thì quá khứ là kẻ hầu người hạ, là quân lính. (chỗ này luận về nhân quả phước hữu lậu không thể lấy trí phàm phu mà suy luận vì đời hiện tại ngu dốt nghèo đói, nhưng đời sau sinh vào nhà giàu có mang gen thông minh nên học giỏi làm quan, làm vua, đó là lẽ thường).

Ví dụ 10: Người sống trong hiện tại thường làm những việc mê tín như cúng bái cầu siêu cầu an thì quá khứ là những ông thầy cúng.

Ví dụ 11: Người sống trong hiện tại được duyên biết đúng chánh pháp của Phật nên tu hành được giải thoát thì quá khứ từng sống giữ gìn giới luật.

Ví dụ 12: Người sống trong hiện tại thường tu tập tà pháp là quá khứ từng sống phá giới luật và phạm giới luật.