Thiền sư có vợ

Thiền Đông Độ không tu Giới Luật, nên thiền sư Bạch Vân Nhật Bổn đã hướng dẫn tu thiền và khai ngộ cho người Tây phương rất đông. Họ đã được thiền sư khai ngộ và đã tu hành chứng ngộ được đạo thiền, vậy mà họ kết hôn nhau làm thành vợ chồng (trong tập 3 trụ thiền của Philip Catro, do ông Đỗ Đình Đồng dịch). Thiền sư Suzuki vẫn có những tác phẩm thiền (Thiền Luận) danh tiếng trong thế kỷ 20 này, vậy mà Ngài có một người vợ Mỹ, thì thử hỏi tu thiền như vậy làm sao thoát khổ chấm dứt tái sanh luân hồi được. Nhưng có người bào chữa cho thiền sư, vì thiền sư có người vợ Mỹ để cùng nhau hợp tác mà viết ra những tác phẩm thiền bằng ngoại ngữ. Lời bào chữa này theo chúng tôi nghĩ không đúng. Vì đối với Thiền sư Suzuki vẫn có những người bạn trai rất tâm đầu ý hợp. Qua việc làm của Ông, muốn phổ biến thiền sang Tây phương, thì hầu hết những người bạn trai này cũng sẵn sàng giúp ông. Như vậy đó là một lý luận che đậy những sự phạm giới của Ông trong đạo Phật. Thiền sư mà còn dâm dục thì làm sao mà tin họ giải thoát. Bởi vậy nguyên nhân đau khổ là do ái dục, cớ sao người ta lại nuôi ái dục mà gọi là chứng ngộ thiền giải thoát. Còn ái dục thì làm sao hết khổ. Ái dục còn làm sao chấm dứt sanh, lão, bệnh, tử được. Hiện giờ Thầy chúng tôi phục hồi giai đoạn đầu thiền Đông Độ. Hòa Thượng DUY LUẬT phục hồi giai đoạn cuối thiền Đông Độ. Hòa Thượng DUY LUẬT luôn luôn kích bác Thầy chúng tôi, đệ tử của họ đem cuốn Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 mổ xẻ chống bác Thầy chúng tôi. Tôi nghĩ cũng buồn cười, một con rắn độc lấy cái đuôi chửi cái đầu.

Kính thưa quí vị tu sĩ Tăng, Ni và Phật tử, những người đang tu thiền Đông Độ hiện giờ trong cảnh chờ đợi chén rơi, bát đổ, mèo kêu, chó sủa, hoa rơi, lá rụng để chứng ngộ đạo thiền. Chúng tôi không biết nghĩ như thế nào mà các thiền sinh đang ở trong cảnh phải chờ đợi như thế này. Quí vị cứ suy ngẫm.

Kính thưa quí vị, như chúng tôi đã nói ở trên Thiền sư Bách Trượng đã xác định thiền Đông độ không làm chủ sanh tử được, chỉ dùng những danh từ hoa mỹ và những câu chuyện huyền thoại về việc làm chủ sanh tử để lừa dối, bịp người sau. Thiền sư Thường Chiếu cũng xác định rõ ràng để chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa.

Một hôm thiền sư Thần Nghi hỏi thiền sư Thường Chiếu:

- Bạch Hòa Thượng, khi Hòa Thượng trăm tuổi (chết) như thế nào?

Thiền sư Thường Chiếu bảo:

- Ta chết như người thường.

Thiền sư Thần Nghi ngạc nhiên hỏi:

- Như vậy Bồ Đề Đạt Ma là sao?

Thiền sư Thường Chiếu đáp:

- Đó là bọn đại bịp, một con chó sủa một bầy chó sủa theo.

Kính thưa quí vị, Bồ Đề Đạt Ma là Tổ thứ nhất, Người đại diện cho thiền Đông Độ và tượng trưng cho thiền phái này, là linh hồn của Thiền Đông Độ, cho nên hai thầy trò Thần Nghi ở đây không phải nói về cá nhân Bồ Đề Đạt Ma mà nói thẳng về Thiền Đông Độ. Như chúng ta đã biết thiền sư Bách Trượng là một vị đại thiền sư danh tiếng nhất Trung Quốc, Ngài có bộ Thanh Qui Bách Trượng thì đủ biết ngài là một người có sự điều khiển chỉ huy một thiền đường lớn không phải nhỏ của Trung Quốc mà Ngài còn xác định con đường Thiền Tông như vậy thì chuyện cha con ông Bàng Long Uẫn chỉ là một câu chuyện huyền thoại. Ở Việt Nam thiền sư Thường Chiếu là một danh tăng có nhiều uy tín trong đường thiền Đông Độ, thế mà Ngài đã thành thật xác định với chúng ta như vậy. Thiền Trúc Lâm Yên Tử truyền đến tổ Huyền Quang là mất, mặc dù sau này có nhiều người muốn phục hồi lại nó nhưng không thành tựu chỉ vì họ chết cứng trong giáo điều thiền Trúc Lâm. Tổ Pháp Loa trước khi tịch đau rên hừ hừ, tổ Huyền Quang hỏi:

- Sao Hòa Thượng lại rên?

Pháp Loa trả lời:

- Gió thổi qua khe trúc và tống cho Huyền Quang một đạp.

Ở đây quí vị tự suy ngẫm, gió thổi qua khe trúc có thọ hay không? Do có thọ Pháp Loa mới rên, nếu không thọ làm gì có rên. Tổ Huyền Quang đã chứng kiến cái chết của tổ Pháp Loa, cũng như chúng ta đã chứng kiến cái chết của Hòa Thượng Th.H, Hòa Thượng Th.H, Hòa Thượng H.H, Hòa Thượng B.H, Hòa Thượng Th.T và còn biết bao nhiêu vị tôn túc khác nữa. Từ đó tổ Huyền Quang mới đem Mật Tông vào con đường thiền này làm thơ vịnh hoa bướm khiến cho nhà vua và ông Mạc Đỉnh Chi phải nghi ngờ mới dùng nàng Thị Bích thử Tổ.