“NGỮ” VÀ “NGHĨA” CHÚNG CON PHẢI HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi của Nhật Lý

Hỏi: Kính bạch Thầy, có vị giảng sư thuyết: “Trong kinh Nguyên Thủy Phật dạy: “Chánh pháp còn phải bỏ huống là phi pháp” thì Lục Tổ triển khai “Không niệm thiện niệm ác”, Chỉ khác nhau về ngôn ngữ, cách diễn đạt mà ý tưởng không khác, phải “y nghĩa bất y ngữ” Vậy thưa Thầy “ngữ” và “nghĩa” ở đây chúng con phải hiểu như thế nào cho đúng?

Đáp:“Chánh pháp còn phải bỏ huống là phi pháp”. Câu nói này đúng với người tu chứng, còn người tu chưa chứng mà dùng câu nói này là người phi pháp.

Câu nói của Lục Tổ Huệ Năng: “Chẳng niệm thiện niệm ác” là nói với người tu chứng, còn những người tu chưa chứng mà dùng câu này để tu thì tu ức chế tâm, tu sai đường,

Người tu chưa chứng thì nên ngăn ác diệt ác pháp sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, còn ném cả thiện và ác thì e rằng họ sẽ trở thành cây đá mất và họ đã quên rằng họ là người đang tu mà bỏ luôn chánh pháp thì họ lấy cái gì để tu, nếu bỏ luôn chánh pháp thì cũng giống như người muốn sang sông mà bỏ luôn chiếc bè thì làm sao họ qua bờ bên kia được.

Chánh pháp là một đối tượng của phi pháp, nếu phi pháp không còn thì chánh pháp dùng vào đâu? Dù muốn để chánh pháp cũng phải bỏ. Nếu phi pháp có thì chánh pháp là đối thủ của nó, còn phi pháp không thì chánh pháp là sự sống của con người, chứ cần gì phải bỏ phải lấy. Câu nói này là câu nói thừa của những người tu chưa giải thoát; “Chánh pháp còn phải bỏ huống là phi pháp”. Ngược lại câu nói này của đức Phật khuyên nhắc chúng ta tránh xa những phi pháp.

Còn câu: “Chẳng niệm thiện niệm ác” của Lục Tổ Huệ Năng là câu công án, mục đích của nó là nhằm khai ngộ Phật Tánh, có nghĩa là câu này giúp cho hành giả nhận ra Ý THỨC không niệm chứ không phải để tu người sau không hiểu lấy câu này làm chỗ tu,  nên tu sai, tu vào chỗ ức chế tâm, rơi vào thiền tưởng chứ nghĩa của nó không giống câu: “Chánh pháp còn phải bỏ huống là phi pháp”.

Ở đây con hỏi “Ngữ” và “Nghĩa” ngữ là lời nói; nghĩa là nghĩa lý của lời nói.

Một lời nói có nhiều nghĩa, trong Nho Giáo dạy: “Nhất tự lục nghĩa” một chữ có sáu nghĩa. Vậy con hiểu nghĩa nào mà dám bảo: “Y nghĩa bất y ngữ”. Cho nên con đã hiểu sai nghĩa của hai câu này khi áp dụng vào đời sống tu hành. Hai câu này là hai câu hý luận chứ không thực tế cho sự tu hành của các con.