Câu hỏi của Nhật Lý
Hỏi: Kính bạch Thầy, khi nào cần kết hợp các định với nhau, khi nào chỉ tu tập một loại định mà thôi?
Đáp:Theo như lời đức Phật đã dạy: “Tỳ kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các tỳ kheo, nếu một chiều tác ý tướng định, thì có sự kiện tâm vị ấy đi đến thụ động.
“Tỳ kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các tỳ kheo, nếu một chiều tác ý tướng tinh cần thời có sự kiện tâm vị ấy đi đến trạo cử.
“Tỳ kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các tỳ Kheo, nếu một chiều tác ý tướng xả, thời có sự kiện tâm vị ấy không chân chánh định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc.
“Nhưng nếu tỳ kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các tỳ kheo, nếu thỉnh thoảng tác ý tướng định,, thỉnh thoảng tác ý tướng tinh cần, thỉnh thoảng tác ý tướng xả, tâm vị ấy trở thành nhu nhuyến, kham nhậm, chói sáng, không bẻ vụn, chân chánh định tĩnh để đoạn tận các lậu hoặc”.
Trên đây Đức Phật dạy câu hữu ba pháp môn trong một thời tu:
1/ Tỉnh thức (Thân Hành Niệm Nội và Ngoại, tức là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định và Định Niệm Hơi Thở).
2/ Tứ Chánh Cần.
3/ Định Vô Lậu.
Lời dạy này chúng ta ghi nhớ: Phật pháp không thể tu riêng một pháp môn nào. Khi tu hành phải biết kết hợp chặt chẽ pháp này với pháp kia, lúc thì định tỉnh, lúc thì quán tư duy vô lậu, lúc thì ngăn diệt mạnh mẽ. Có tu tập đúng như vậy tâm mới nhu nhuyến dễ sử dụng.