BỎ NHỮNG GIỚI NHỎ NHẶT

Câu hỏi của Nguyên Thanh

Hỏi:Kính thưa Thầy! Trong tập sách “Giới Bổn Khất Sĩ Tân Tu” (The Revised Pratimoksha), có đoạn nói là trước khi nhập diệt Đức Phật dạy: “Này A Nan, khi ta nhập Niết Bàn thì những giới nhỏ nhặt nào không cần thiết và không quan trọng mấy có thể được bỏ bớt đi, để sự hành trì giới luật luôn luôn mang tính thích ứng, nhưng đến nay đã hơn 2500 năm mà lời dạy của Đức Bổn Sư vẫn chưa thực hiện”.

Thưa Thầy những giới nào là giới nhỏ nhặt? Những giới nào là giới không thích ứng? Xin Thầy dạy cho chúng con được rõ.

Đáp:Giới luật là đức hạnh, là thiện pháp thì có giới luật nào là nhỏ nhặt; thì có giới luật nào là không thích ứng với thời đại. Dù bất cứ thời đại nào cũng phải cần đến đạo đức; có đạo đức thì cuộc sống của con người mới có an vui hạnh phúc; có đạo đức thì xã hội mới có trật tự, đất nước mới phồn vinh thịnh trị; có đạo đức thì thế giới mới có hòa bình thật sự. Có thời đại nào con người không cần đạo đức đâu? Đạo đức như cơm ăn áo mặc hằng ngày của con người, sống không đạo đức như con người thiếu thực phẩm, vậy con người có sống được không các bạn? Con người sống không đạo đức là con thú vật các bạn ạ! Chỉ có những người không biết giới luật là đạo đức, là thiện pháp thì mới dám cho nó là những giới nhỏ nhặt và không thích ứng với thời đại nên bỏ nó.

Thưa các bạn! Các bạn có thấy đạo đức nhân bản – nhân quả nào mà không thích hợp với thời đại không? Nhưng đã bảo là đạo đức nhân bản - nhân quả thì làm sao không thích hợp với mọi thời đại được? Các bạn có hiểu không? Đạo đức nhân bản - nhân quả, chứ không phải những đạo đức phục vụ phong kiến phi nhân bản như đạo đức Khổng Mạnh, như các giáo điều phi nhân bản của ngoại đạo tà giáo nên mới không thích ứng với thời đại đang đi lên.

Phạm hạnh là đức hạnh sống ly dục ly ác pháp, là đức hạnh nhân bản - nhân quả, là giới luật của Phật giáo. Tất cả những hành động sống Phạm hạnh là giới luât. Vậy bỏ những giới luật nhỏ nhặt cho thích ứng với thời đại thì chúng tôi xin hỏi các bạn và các bạn hãy thành thật trả lời:

- Ăn uống phi thời là giới nhỏ nhặt phải không?

- Ngủ trên giường cao rộng lớn, sống trong chùa to Phật lớn là giới nhỏ nhặt phải không?

- Không ca hát không nghe ca hát tức là tụng kinh niệm Phật là giới nhỏ nhặt phải không?

- Cất giữ tiền bạc là giới nhỏ nhặt phải không?

- Ăn mặc chải chuốt, y áo đắt tiền là giới nhỏ nhặt phải không?

Tất cả những giới nhỏ nhặt này quý thầy muốn bỏ giới nào để được thích nghi với thời đại?

Bỏ những giới nhỏ nhặt này để ăn uống ngày ba bữa, để ăn uống phi thời mà không Phật tử nào dám nói. Có đúng như vậy không?

Bỏ những giới nhỏ nhặt này để ở trong chùa to Phật lớn; để tụng niệm ca hát ê a, để xem tivi, xem phim ảnh cho thích ứng với thời đại mà phật tử không ai dám nói. Có đúng như vậy không?

Những giới nhỏ nhặt này là Phạm hạnh của người tu sĩ Phật giáo. Tu sĩ không còn giữ gìn những giới luật này là tu sĩ sa đọa.

Người tu sĩ Phật giáo còn ăn phi thời ba bữa hay ăn uống lặt vặt thì có ly dục ly ác pháp không các bạn? Các bạn cứ trả lời đi!

Người tu sĩ Phật giáo nằm giường cao rộng lớn, sống trong chùa to Phật lớn có ly tham không các bạn?

Người tu sĩ Phật giáo còn tụng niệm ê a là còn ca hát, còn xem ti vi thì có sống trầm lặng độc cư không các bạn? Những người tu sĩ như vậy có ly tham ly dục không các bạn?

Xét như trên đây thì giới nào là giới nhỏ nhặt, giới nào là giới khong thích ứng với thời đại?

Thưa các bạn! Nếu các bạn muốn thích ứng với thời đại thì các bạn hãy trả chiếc áo cà sa lại cho chùa, rồi về đời mà sống thích ứng với mọi người thì có ai nói các bạn đâu? Các bạn đừng mượn chiếc áo đạo làm cuộc đời thì tội nghiệp cho Phật giáo lắm các bạn? Tộicho những người tu hành nghiêm chỉnh giới luật “Một con sâu làm rầu nồi canh”.

Các bạn có bao giờ nghe những danh từ trong nhà Phật dạy không?

Người muốn tu theo đạo Phật thì “phải sống ly dục ly ác pháp”. Vậy các bạn muốn cho thích ứng với thời đại thì sự tu hành của các bạn có ly dục ly ác pháp được không?

Thưa các bạn! Nếu các bạn không hiểu giới luật thì các bạn hãy làm thinh, chú ýmà nghe đừng có bắt chước các Tổ chế giới luật, rồi nay thêm giới này, mai bớt giới kia. Việc làm sai không dám chịu rồi gán cho Phật, và bảo rằng Phật chế giới luật năm này, năm khác, rồi bỏ những giới luật nhỏ nhặt, giới này giới kia, rất tội cho đức Phật, vốn Người không làm mà phải chịu. Nếu không có những kinh sách Nguyên Thủy còn lại thì lấy đâu minh oan cho Đức Phật?

Phật giáo là một chân lý đạo đức của loài người thì không bao giờ còn có ai dám thêm bớt vào được. Vì chân lý của con người thì muôn đời không còn sai một li hào nào, dù thời đại khoa học có tiến bộ đến đâu thì chân lý của con người vẫn là chân lý của con người thì làm sao là lỗi thời, là không thích ứng. Vậy mà, các bạn cả gan dám thêm bớt. Xưa kia các Tổ dám thêm vào kinh Niết Bàn một đoạn như sau: “Này A Nan, khi ta nhập Niết Bàn thì những giới nhỏ nhặt nào không cần thiết và không quan trọng thì có thể được bỏ bớt đi”. Ngày nay các bạn lại dám thêm vào một đoạn nữa: “Để sự hành trì giới luật luôn luôn mang tính thích ứng, nhưng nay đã hơn 2500 năm mà lời dạy của đức Bổn Sư vẫn chưa thực hiện được”. Thêm vào kinh Niết Bàn câu này nữa thì có chỗ dựa để chế ra bộ giới luật mới, đó là dùng băng keo dán miệng thiên hạ để không còn ai bắt bẻ các bạn được. Đó là lời dạy của đức Phật, các bạn chỉ làm theo, chứ đâu phải của các bạn tự làm. Thầy Tổ khéo lắm, nhưng không bịt mắt người tu chứng được.

Thích ứng với mọi thời đại Phật giáo hiện giờ lại có thêm một bộ luật mới, “Giới Bổn Khất Sĩ Tân Tu” (The Revised Pratimoksha).

Nếu một người làm được thì các hệ phái khác cũng sẽ làm được. Do đó, giới luật sẽ phát triển đồng hướng kinh sáchphát triển.

Thưa các pháp hữu! Các bạn hãy xem xét lại trình độ tu tập của những người biên soạn chế ra bộ giới luật tân tu này. Họ đã làm chủ được những gì nơi thân và tâm của họ chưa?!

Thứ nhất, đời sống giới luật của họ có nghiêm chỉnh không? Nếu giới luật của họ nghiêm chỉnh thì họ chế giới ra thì chúng ta chấp nhận. Nếu giới luật của họ sống không nghiêm chỉnh thì bộ giới luật biên soạn của họ sẽ không đủ cho chúng ta có niềm tin.

Về thiền định họ có nhập được Tứ Thánh Định chưa? Nếu họ chưa nhập được Tứ Thánh Định mà biên soạn bộ giới luật này thì chúng ta biết chắc chắn rằng họ chưa đủ khả năng và kinh nghiệm để biên soạn bộ giới luật Phật giáo.

Về sự tu tập của họ, họ đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết được chưa? Nếu chưa làm chủ được mà biên sọan bộ giới luật thì chúng ta biết chắc rằng họ biên soạn giới luật là để phạm giới luật mà không ai dám phê bình.

Họ có thực hiện được Tam Minh chưa? Họ có sống đúng đạo đức không làm khổ mình, khổ người chưa? Nếu họ chưa thực hiện được Tam Minh, chưa sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người thì bộ giới luật của họ không đủ cho chúng ta tin tưởng.

Kính thưa các bạn! Các bạn chưa sống đúng giới luật, chưa làm chủ sanh già bệnh chết, chưa nhập Bốn Thánh Định, chưa thực hiện Tam Minh. Mà các bạn muốn bỏ giới luật cũ, để chế giới luật mới thì chúng tôi e rằng việc làm của các bạn quá nông nổi.

Ví dụ: Bạn đang sống phạm giới mà chế giới là bạn sẽ phá giới, diệt giới chớ đâu phải bạn chế giới. Có đúng như vậy không các bạn?

Các bạn chưa sống được như Phật mà các bạn chế giới là các bạn đã đi xa đạo Phậtvà có thể các bạn đang diệt Phật giáo, các bạn có biết không?

Các bạn có thấy gương của thầy Tổ chưa? Do tưởng giải mà viết kinh sách phát triển là các Tổ đã diệt Phật giáo ngay từ lúc viết rồi. Vì thế mà từ đó đến nay các bạn có thấyai tu chứng quả A La Hán chưa? Nếu các bạn bảo rằng có người tu chứng thì chúng tôi xin hỏi các bạn trả lời cho:

Tu chứng quả A La Hán sao kết tập kinh sách còn sô bồ, sô bộn như thế này?

Đạo đế là chân lý, là chương trình giáo dục đào tạo của những bậc thánh A La Hán thế mà chứng quả A La Hán lại không phân ra được các cấp, các lớp tu học và không biên soạn ra được giáo trình tu học thì chứng quả A La Hán chỗ nào? Xin các bạn chỉ cho!

Tuy các Tổ kiến giải dựa vào kinh Phật viết ra giới luật, nhưng chưa có ai dám bỏ những giới luật nhỏ nhặt nào, vì các Tổ cũng tự xét mình tu hành chưa tới đâu, chứng chưa bằng Phật nên không dám bỏ. Chỉ nêu ra như vậy để khi lỡ có phạm giới thì không ai chê cười vì đó là giới nhỏ nhặt.

Hiện giờ chúng ta được đọc bộ giới mới, nhưng nếu bộ giới này đừng bỏ giới nào hết thì rất hay, những giới mới thêm vào, nhưng nó không mới vì những giới cũ đã có đủ. Nếu các bạn là người tu chứng bằng Phật thì bộ giới luật này có giá trị rất lớn cho tăng ni và cư sĩ. Còn nếu các bạn chưa chứng như Phậtmàbiên soạn bộ giới luật này thì chưa đủ khiến cho mọi người tin tưởng và vì vậy bộ giới luật này không có giá trị.

Giới luật là đức hạnh thì không có giới luật nào nhỏ nhặt. Có giới luật nhỏ nhặt là do các bạn không hiểu giới luật. Các bạn hiểu giới luật của Phật như là pháp luật của quốc gia, hiểu như vậy là các bạn đã hiểu sai; hiểu như vậy thì giới luật Phật không phải là pháp môn vô lậu.

Ví dụ: Giới sát sanh và giới không nằm giường cao rộng lớn, nếu hiểu về đức hạnh thì hai giới này bằng nhau. Sát sanh là đức hiếu sinh, không nằm giường cao rộng lớn là đức thanh bần. Đức thanh bần và đức hiếu sinh bằng nhau. Còn hiểu hai giới này là pháp luật thì giới sát sanh là giới trọng, còn giới nằm giường cao rộng lớn là giới khinh.

Ví dụ: Giới vọng ngữ là đức thành thật, giới ăn uống phi thời là đức ly tham. Vậy đức ly tham và đức thành thật bằng nhau cho nên đức hạnh thì bằng nhau không có đức hạnh này cao, đức hạnh kia thấp. Mà cả hai đều bằng nhau vì là đức hạnh. Chỉ có giới cấm là có giới trọng giới khinh, giới vọng ngữ là giới trọng, còn giới ăn uống phi thời là giới khinh.

Đối với Đạo Phật không có giới nhỏ nhặt mà là nền đạo đức nhân quả - nhân bản. Các Tổ không hiểu giới luật của Phật chính là đạo đức, nên mới phân loại theo pháp luật mà kê tội, nên mới có những giới nhỏ nhặt (giới khinh).

Như trên đã nói giới luật là đức hạnh nên không có giới nào là không thích ứng với thời đại, dù thời đại khoa học kỹ nghệ tiến bộ đến đâu thì đức hạnh nhân bản - nhân quả không bao giờ lỗi thời. Chỉ có những người không hiểu giới luật nên cho nó không thích ứng.