ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ

Câu hỏi của Liễu Tâm

Hỏi:Kính bạch Thầy! Vừa qua con có nghe một số câu hỏi, khiến cho tâm con bất an, vì con còn si mê, nên việc ấy con có suy tư để tự mình phân tích và trả lời cho tâm mình? Có chỗ con thông hiểu và có chỗ con chưa thông hiểu, nay con xin mạnh dạn hỏi thẳng vào những chỗ con chưa hiểu thấu đáo, để từ đây con không còn u tối và cả những vị đặt ra câu hỏi cũng đã được thông suốt.

Đáp: Để trả lời câu hỏi thứ nhất:

Với trí hữu hạn người ta không thể thấy loài gia súc là những người thân thương của mình, vì ái kiết sử chưa đoạn, nên khi bỏ thân người, tình cảm thương yêu con cháu vẫn còn, do cuộc sống tạo tội ác ăn thịt chúng sanh, thành nghiệp nên những người thân của chúng ta phải tái sanh làm thân gia súc, để được gần gũi con cháu.

Cô Diệu Quang nuôi mèo chó, không bao giờ đánh đập chúng, quý trọng hơn thân mình, có thể liều chết cứu mèo chó, cô đối xử với chúng là đối xử theo luật nhân quả của ái kiết sử để đoạn dứt nhân quả tiền kiếp bằng cách lấy thiện chuyển nghiệp chứ không phải nuôi để tạo nghiệp mới.

Nếu một người nuôi gia súc bằng cách đi mua hoặc xin về nuôi là tạo nhân quả mới, còn từ đâu loài súc vật đến nhà mình, đó là duyên nhân quả kiếp trước phải trả.

Cô Diệu Quang trả nợ nhân quả, nhưng trả bằng cách nào mà người trả và người vay đều trong thiện pháp có nghĩa là không làm khổ mình khổ người nữa, tức là không gieo nhân quả mới của kiếp tới.

Loài chó mèo là loài thú ăn thịt sống, chúng thường săn đuổi bắt các loài vật khác ăn thịt. Ở đây cô Diệu Quang cho chúng ăn cá bể:

1.        Thứ nhất cho chúng ăn chay chúng thèm thịt nên ăn rất ít và hay tạo tác bắt loài vật khác ăn thịt, làm nên tội tự sát sanh.

2.        Thứ hai cho chúng ăn cá bể là mục đích giúp cho chúng đừng tự sát sanh vì nghiệp tự sát sanh là tội rất nặng, nhưng loài chó mèo đã tạo nghiệp ác nhiều đời nên nay đã thành thói quen như vậy. Tạo cho chúng gián tiếp sát sanh tội nhẹ hơn là để tự chúng đi săn bắt và giết các loài vật khác.

3.        Thứ ba thấy chúng ăn chay chưa quen nên ăn ít quá thân gầy ốm. Ví dụ như mình nuôi cha mẹ mà cha mẹ ăn chay không được thân gầy ốm thì mình phải làm sao? Để cho cha mẹ ăn được và ít tội lỗi tự sát sanh hơn. Do suy nghĩ đó cô không ngại người ta chỉ trích cô, cô cứ nghĩ khen chê là bề mặt của danh ở đời, không thực chất của đạo, còn bây giờ cô đang trả nghiệp nhân quả. Loài mèo chó từ đâu đến chứ cô không thích nuôi chúng, nhưng chúng đến cô phải nuôi tạn tình như nuôi cha mẹ mình vậy. Cô nghĩ rằng loài gia súc là cha mẹ nhiều đời của mình có duyên mà gặp lại trong đời nay là do lòng thương yêu chưa dứt thì phải hết lòng cung phụng dù ai có nói gì cô sẵn sàng chấp nhận, miễn là làm tròn bổn phận đạo đức làm người. Việc làm này ai hiểu được, trừ những người có đôi mắt nhân quả hoặc có Tam Minh thì mới rõ.

Loài chó mèo là loài ăn thịt sống, chúng thường săn đuổi bắt các loài vật khác ăn thịt. Nếu không cho chúng ăn cá bể thì chúng sẽ bắt những con vật khác hiền lành vô tội để ăn thịt thì phạm vào tọi tự sát sanh, tội rất nặng như Thầy đã nói ở trên, còn nếu cho chúng ăn cá bể ôi thúi, thì chúng ít tạo tội tự sát sanh, vậy mà chúng còn bắt giết những con vật khác vô tội như: rắn, rắn mối, cóc, nhái, cào cào, chuột và gà, vịt của người khác, tuy chúng không ăn, vì được cô Út nuôi chúng no đủ, vậy mà bản chất sát sanh hung ác, chúng thường giết chết những loài vật hiền lành này, nhờ ăn cá bể nên chúng ít đi săn lùng.

Nhờ cho ăn cá bể mà chó mèo ở đây ít tạo tội ác tự sát sanh, đó là việc làm của cô Diệu Quang giúp những người thân của mình hay nói cách khác là giúp cho loài chúng sanh có duyên với cô sớm thoát khỏi thân mèo chó.

Vì nợ nhân quả đời trước nên đời này chó mèo vây quanh cô Út để đòi nợ. Khi cô trả nợ xong, mèo chó cũng sẽ chết hết. Để rồi các con xem hiện giờ tất cả mèo đã chết hết rồi, chỉ còn mấy con chó mà thôi, nhưng rồi đây khi cô Út hết nợ nó cũng sẽ ra đi vĩnh viễn.

Người không hiểu biết còn ở trí hữu hạn cho cô Út mua cá bể cho chó ăn là làm tội ác, đó là không thấy được nhân quả nên kết tội kẻ khác, kết tội kẻ khác tức là tạo tội cho mình, vì luật nhân quả rất công bằng xử phạt ngay liền không thể tránh khỏi, khi mình kết án người là chướng ngại pháp đến với tâm mình khiến cho mình bất an, cho nên đức Phật dạy: “đừng biết chuyện người mà hãy biết chuyện mình”.

Ví dụ: Quý phật tử nuôi cha mẹ, cha mẹ ăn chay không được thì quý phật tử nghĩ sao? Phải cho cha mẹ ăn thứ gì? Trong lúc cha mẹ thèm thịt và cá?

Việc làm của cô Út có hai việc lợi ích:

1/ Làm giảm bớt tội lỗi cho loài chúng sanh.

2/ Để thử thách những người tu có theo đúng lời Phật dạy hay không “Biết chuyện mình đừng nên biết chuyện người”,thế mà các cô tu hành luôn biết chuyện người, tu như vậy có đúng lời Phật dạy hay không? Nếu thuận duyên thì đâu thấy được tâm người tu, nhờ có nghịch duyên này mới rõ được các cô không xả mà ức chế tâm, luôn biết chuyện người, thấy phải, thấy trái, thấy tốt, thấy xấu, thấy thiện, thấy ác của người khác mà sao không thấy phải, trái, tốt, xấu, thiện, ác, trắng, đen của mình. Khi mình đem việc của người khác nói ra mình là người tốt lắm sao? Nhất là người tu hành mở miệng nói xấu người ân của mình, người giúp đỡ mình từ miếng cơm manh áo, từ pháp tu hành, từ lời nhắc nhở, khuyên răn đến những lời la rầy chạm tự ái để mình được giải thoát.

Không lẽ người đi tu cầu giải thoát mà vì những lời la rầy, chạm tự ái, để mình xả tâm mà ôm ấp trong lòng sanh ra thù hận nói xấu, thù hận nói xấu để được những gì? Hay để tạo thêm nhân quả ác cho mình, trong khi cô Diệu Quang la rầy, chạm tự ái để mong mình xả tâm sống đúng đức hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng là thắp sáng ngọn đèn Phật giáo.

Biết chuyện mình tức là biết lỗi mình để không làm lỗi nữa; biết chuyện mình tức là biết chướng ngại pháp trong tâm mình để mình đẩy lui chướng ngại pháp trong tâm thì tâm mình được an vui thanh thản, không phải là giải thoát hạnh phúc sao? Biết chuyện mình có lợi ích lớn như vậy thế mà các cô tu hành luôn luôn cứ biết chuyện người mà chẳng hề biết chuyện mình. Biết chuyện người có lợi ích cho mình những gì đâu mà còn làm hại cho con đường tu của mình là không xả tâm được.

Do nhờ chuyện nuôi mèo chó mà cô biết được tâm của mọi người tu không xả, nên cô càng đập mạnh hơn nữa, nhất là các cô đã xuất gia, tu theo kiểu ức chế tâm, không chịu xả, cứ thích ngồi trong thất rồi đi nói chuyện phiếm và kiếm chuyện nói xấu người này người kia trong khi cô hết sức giúp đỡ cho các cô về đời sống và tu tập, thế mà các cô trả ơn bằng những lời chỉ trích nói xấu, không hiểu việc làm của cô như thế nào. Tâm mình còn xấu ác nên thấy việc người đều xấu ác, tâm mình hết xấu ác nên thấy việc người không xấu ác, đó là ngăn ác diệt ác pháp sanh thiện tăng trưởng thiện pháp.

Đập mạnh của cô Út có nghĩa là giúp cho các cô xả tâm diệt ngã để hoàn thành được đạo giải thoát, tâm bất động, còn nếu không xả tâm thì rời khỏi tu viện, đừng lấy sự tu hành mà lường gạt người khác ngồi mát ăn bát vàng, lợi dụng mồ hôi nước mắt và sức lao động của người khác làm ra cơm ăn áo mặc đem cúng dường, để rồi tu chẳng ra gì mà mang hình thức tu sĩ để ăn không ngồi rồi cho khoẻ thân.

Năm năm trời tu tập ngồi trong thất không làm động móng tay, Minh Tông đã bị cô Út đập cho một trận liền rơi xuống vực thẳm, thế mới biết tâm như đất chưa? Mục đích của đạo Phật là tâm bất động, cho nên người Phật tử dễ nhận ra người tu chơn và người tu giả.

Chính vì các cô nói xấu cô Diệu Quang mà con đường tu chẳng ra gì, còn mang nghiệp quả rất nặng, bằng chứng cháu Liễu Ngọc đã nghe lời các cô nặng nhẹ nói xấu cô Út mà thọ quả điên khùng, hiện giờ lại còn bị phỏng nặng, rồi đây các cô đã, đang, sẽ thọ những quả khi mà cô Diệu Quang chịu muôn vàn sự cực khổ mọi mặt và nhiều tiếng tai không tốt, nhưng cô quyết chí để thắp sáng lại ngọn đèn Phật giáo, làm lợi ích cho người đời sau.