THỌ BÁT QUAN TRAI 03 - BỀN CHÍ TU ĐÚNG PHÁP

THỌ BÁT QUAN TRAI 03 - BỀN CHÍ TU ĐÚNG PHÁP

THỌ BÁT QUAN TRAI 03 - BỀN CHÍ TU ĐÚNG PHÁP

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời lượng: [01:31:42]

1- TU ĐÚNG ĐẶC TƯỚNG

(00:00) Trưởng lão: An trú được, nó không có chướng ngại, nó không có khó khăn thì đó là đặc tướng của chúng ta thở theo cái kiểu đó, thì nó là hợp. Còn nếu mà thấy mình thở nghe nó nặng đầu, nghe nó tức ngực, nghe nó khó chịu thì đó là đặc tướng của mình thở như vậy không đúng, thì mình thay đổi. Cũng như bây giờ mình đi kinh hành, mình an trú trên bước đi một cách dễ dàng thì cái đặc tướng của mình đi như vậy là đúng, nó không sai. Cho nên nói về đặc tướng thì chẳng qua là mình thấy cái pháp đó tu đem lại sự an lạc, nó có sự giải thoát, thì đó là đặc tướng của mình nằm ở trong cái phương pháp đó.

Còn nếu mà mình tu thấy mà khó chịu, nó có chướng ngại trên thân và tâm mình, nó có xảy ra những trạng thái làm cho mình không có chịu được, thì lúc bây giờ mình biết là cái đặc tướng của mình chưa có hợp với hành động tu tập đó hoặc là mình đã tu sai. Cho nên mình thưa hỏi lại, thì coi như là tu theo đặc tướng của mình là khi mình thực hiện cái pháp đó mình thấy nó an lạc, thì nó là đặc tướng của mình, tu vậy là đúng. Còn tu mà thấy không an lạc, không an ổn, không an trú được, thì đó là cái đặc tướng của mình nó không có hợp với đó. Cho nên mình tu khác, mình tu lại, mình sửa lại và khi mình không biết sửa, thì mình hỏi Thầy: “Bây giờ con tu như vậy nghe nó mệt, tu như vậy nghe nó chóng mặt. Nó không hợp? ” Hỏi lại Thầy, thì Thầy sẽ hướng dẫn cho cách thức để cho mình sửa cái pháp tu đó lại, cho nó hợp với mình, mình không còn bị cái chướng ngại đó nữa. Mình được an trú được, được tốt được, nhưng mà bây giờ mình tu cái pháp đó mà nó loạn tưởng hoặc bị hôn trầm nhiều quá.

Bây giờ nói về vấn đề đó, nó xảy ra như vậy thì khi đó, cái pháp đó mình cứ ôm vô thì mình bị gục tới, gục lui, do đó hỏi Thầy cái đặc tướng của mình theo pháp đó nó bị vậy. Cho nên Thầy sẽ dạy cho mình ôm cái pháp khác hoặc là tu tập cái pháp đó bằng cách làm cho nó không có hôn trầm, thùy miên nữa, để cho hợp với đặc tướng của mình.

(02:06) Cho nên mọi người mà hỏi Thầy, cứ bắt Thầy cũng như soi căn, mà ngồi coi đặc tướng của mình mà soi căn thì chắc chắn là Thầy soi không hết đâu, phải không mấy con ? Bởi vì mình tu là mình biết cái chướng ngại của cái pháp mình ôm tu, nó trật trúng là mình biết liền. Thì lúc bây giờ mình sửa được. Mình thiện xảo sửa được thì nó tốt, mà mình không biết thì mình mới hỏi Thầy. Chớ mỗi chút, mỗi chút mấy con hỏi Thầy không, thì chắc chắn là mấy con không có kinh nghiệm gì hết. Mà tự mình tu cái này mình thấy nó chướng, mình sửa lại. Cũng như bây giờ con thở ngắn mà thấy nó tức ngực thì các con thở chậm chậm dài lại coi thử coi nó ra sao. Cách thiện xảo, khéo léo của mình, cái đó mới chính là kinh nghiệm bản thân của mình, do đặc tướng, do cái cơ thể của mình, do cái tâm của mình mà mình tu tập. Đó là cách thức của người hướng dẫn. Nếu mà có Thầy, còn nếu không có Thầy thì mấy con lấy ai hỏi ?

Cho nên mấy con đừng có dựa Thầy mà hãy dựa mình. Cho nên Đức Phật nói, lấy mình làm chỗ nương tựa, lấy mình làm hòn đảo. Cái này không lấy mình, mà cứ lấy Thầy à, phải không ? Cho nên cứ hỏi Thầy đặc tướng hoài, biến Thầy làm ông thầy bói rồi. Soi căn mấy con rồi, mất rồi. “À cái căn tôi phải tu cái pháp đó”. Cho nên làm như giống Thầy soi căn rồi. Thành ra mấy con nghĩ chắc Thầy có đôi mắt nhìn cái căn của mình tu vậy. Không phải đâu mấy con, sự thật ra Thầy có biết đặc tướng của các con, Thầy cũng dựa vào chỗ các con tu mà nó không đúng mà Thầy sửa lại thôi, chứ Thầy cũng không phải là dùng cái căn gì mà soi hết.

Bởi vì thân mấy con là thân nhân quả. Mà cái nhân quả của con nặng nhẹ là do nghiệp của mấy con tạo ra nó mới có cái thân vậy. Người có thân tu cái này được, người có thân tu cái kia không được là nghiệp nhân quả của mình có sai khác trong đó, chứ không phải là căn cái gì hoặc là đặc tướng là cái gì. Đặc tướng là cái nghiệp của mình sinh ra cái thân, cái tâm nó có những cái khác, không giống người ta.

(04:03) Ví dụ có người lùn, có người cao, thì đó là đặc tướng của mình do cái nghiệp. Chứ không lẽ cái người nào cũng bằng bằng nhau hết? Có lẽ như vậy chúng ta chặt giò nhau hết để cho nó bằng thì như vậy không được, muốn làm giống nhau sao được? Bây giờ ngồi đây chúng ta nhìn cả bao nhiêu cái gương mặt, có gương mặt nào giống nhau đâu, phải không? Hay chớ, nhân quả nó hay, nó nắn sao mà người nào cũng có khác, không có giống nhau. Thậm chí như hai chị em, nó cũng không giống nhau, chớ đừng nói, cả cái thân, cái tướng nó cũng như vậy. Rồi cái tâm nó cũng không giống nhau, các con thấy nó khác. Cho nên hai người giống nhau cùng một tâm thì chắc không có rồi. Nó vừa nó giống cái này, vừa nó giống cái kia tương đối thôi, chứ không thể mà toàn bộ giống, thật giống. Thật ra hai chị em, hai anh em mà sinh đôi, gương mặt có giống nhau nhưng tâm tánh chưa giống nhau, đó là cái phần mà để Thầy nhắc nhở mấy con.

2- BỀN CHÍ TU TẬP ĐÚNG PHÁP

(05:05) Rồi (…​) về cái phá hôn trầm thì việc thứ nhất về cái giờ giấc của mình, mình phải giảm cho nó đúng với thời gian mình quyết định, bây giờ 7 giờ cho đến 10 giờ mới đi ngủ, biết là mình bị hôn trầm (…​) Cho nên mình sẽ lui trở lại, mình cho từ 7 giờ tu tới đến 9 giờ mình tu. Còn nếu mà mình dở nữa thì mình bị hôn trầm nặng quá thì mình không tu tới 9 giờ mà tu 7 giờ tu đến 8 giờ, một tiếng rồi ngủ và đồng thời khuya dậy đó, thay vì mình dạy 2 giờ thì mình dậy 3 giờ. Nếu 3 giờ mà dậy không nổi thì mình cho 4 giờ, nhưng nhất định là 4 giờ phải dậy, mà tu từ 7 giờ đến 8 giờ phải đi ngủ. Mặc dù ngủ hay không ngủ kệ nó, chớ đừng nghĩ trước gì hết, miễn làm sao mà tu có chất lượng trong thời gian đó hoàn toàn là không cho hôn trầm thùy miên xen vào.

(06:21) Thì do đó mình nghĩ rằng trong khi thời gian mình chọn thống nhất như vậy, chiến đấu với hôn trầm, sau khi mình tu tập theo giờ giấc của mình nghiêm chỉnh, không vi phạm thì nó đâu đến nỗi mà gục tới, gục lui đâu, không đến nỗi đâu. Lần lượt mình sẽ tăng lên và đồng thời là cái cách thức chọn giờ giấc nghiêm chỉnh, đây là cái thứ nhất.

Cái thứ hai là đời sống ăn uống phải nghiêm chỉnh, không được phi thời. Nghĩa là cái người ăn lặt vặt là hay ngủ gật. Lúc ngủ vầy, lúc ngủ khác, nghĩa là không ăn phi thời cũng như khi ngủ. Cho nên giờ giấc nghiêm chỉnh, ăn ba bữa là ăn ba bữa, đúng ba bữa, đừng ăn lặt vặt, đó là cũng quý lắm rồi đó. Rồi kế đó mình ăn ngày một bữa nữa, thì đó nó lại giảm xuống cái hôn trầm. Cho nên cái này nó hỗ trợ cái kia. Từ cái pháp tu nó giúp hỗ trợ cho nữa, nó phá cái si của mình, bởi vì cái si của mình ngàn đời nó khó phá lắm.

Bởi vì tham, sân, si - người ta rất sợ cái si. Người ta không sợ tham, không sợ sân, mà người ta sợ cái si. Bởi vì do cái si mà nó mới có tham, sân. Mà phá được hôn trầm, thùy miên là phá được cái si thì tham, sân nó sẽ biến mất, nó diệt hết. Cho nên ly được cái si thì nó cũng sẽ ly được cái tham, sân. Cho nên các con đụng đến cái si, các con sẽ thấy nó đánh các con gục hết, không phải chuyện dễ với nó đâu. Cho nên chúng ta tập dần để nó ly dần dần cái si, tăng lên dần cái tỉnh thức của nó thì bằng mọi cái phương pháp, chứ không phải bằng một cái pháp nào mà diệt được nó hết. Các con có đi tắm, có lấy roi đánh đập nó tan nát thân nó cũng ngủ. Mà càng đánh nó đau, nó ngủ luôn nữa, nó đâu có sợ đâu, tới chừng nó ngủ nó không sợ gì nữa hết. Do cái sự tu tập chúng ta phải biết huấn luyện từ từ, huấn luyện cái thân tâm của mình, lần lượt nó sẽ làm được hết, chứ không phải làm sao mà được

Cho nên ở đây các con, theo Thầy thiết nghĩ, bây giờ sự tu tập, các con, giờ giấc, các con phải tập cho đúng với sự mới tu của mình, chứ đừng có quá tu nhiều. Thay vì một buổi tu ba tiếng, các con tu một tiếng thôi, cho mình đi ngủ đi. Lát nữa tới giờ mình tu thì chắc ăn rồi, đâu làm sao nó buồn ngủ nữa, ngủ quá ngủ rồi còn gì nữa. Rồi lần lượt mình tăng dần lên, mình đuổi dần. Cái sức lực mình nó còn yếu, chưa có chiến đấu với cái buồn ngủ này được đâu. Cho nên nó rất khó mấy con.

(08:42) Cho nên trong cái sự tu tập phải biết, phải biết mình, phải biết được giặc thì mình mới thắng nó. Chớ mình biết mình, mình nói à pháp này hay, tôi sẽ tu, sẽ dẹp nó. Sự thật không có pháp nào hay hết. Thầy nói không có pháp nào hay, chỉ có bền chí là hay nhất. Nghĩa là mình tập cho đúng pháp và bền chí thì bắt đầu những cái tham, sân, si bắt đầu ly dần. Chớ có nhiều người: “Con bây giờ lớn tuổi rồi, thưa Thầy dạy cho con pháp nào rốt ráo, tu nhanh cho mau, để không chết tu không kịp.” Thật sự ra không có pháp nào nhanh hết, mà chỉ có bền chí mấy con, bền chí, bền chí nhất. Khi mà Thầy dạy pháp nào đó tùy theo tuổi tác của mấy con thì mấy con hãy ôm cái pháp đó. Nghe, đặt trọn niềm tin ở Thầy rồi, mấy con ôm cái pháp đó mình luyện tập, thì đảm bảo mấy con sẽ đi tới sự giải thoát.

Nó không giải thoát cao hơn, cao hơn nghĩa là mấy con không có làm chủ được sự sống chết của mấy con trong hiện tại, nhưng nó vẫn chấm dứt được tái sanh luân hồi của mấy con. Là tại vì con giữ được cái tâm bất động, thì cái này cũng quý rồi. Còn bây giờ mấy con tới sức lực mà Thiền định để mấy con làm chủ được cái thân, cái nghiệp này là cái vấn đề các con phải tập luyện cho đúng cách. Nó đủ thần lực của nó, nó mới có làm chủ được sự sống chết.

Bây giờ mấy con muốn làm chủ được sự sống chết của nó, thì mấy con phải tu như vậy nó mới được. Nhưng mà cái sức các con già yếu rồi, mấy con chỉ cần làm sao cho mình đừng tái sanh làm con người nữa, được đó là phước của mấy con lớn rồi. Và như vậy chỉ còn có giữ tâm mình bất động để cho cái nghiệp lực nó không tác động được. Buộc trong khi nó làm rối loạn để cho khi mình bỏ cái thân này, cái nghiệp lực đó nó hoành hành, nó tiếp tục nó tái sanh. Mà trái lại nó hoành hoành mình không được do mình bất động.

(10:40) Do đó cái lực bất động đó- cái từ trường bất động đó nó đánh bạt đi cái tham, sân, si- cái từ trường tham, sân, si. Nó làm cho cái nghiệp lực đó tan biến đi, bởi vì mình bất động. Cũng như bây giờ theo quy luật nhân quả là mình phải có nhân thì phải trả cái quả, mà bây giờ cái quả đến, người ta chửi tan nát mà mình ngồi bất động thì cái quả nó có tác động mình được không? Cho nên nhân quả nó bị hóa giải, nó bẻ ngang đó rồi, nó bẻ ngang đó thì tức là nó không còn cái nhân quả mới nữa. Cho nên nó bị gãy, gãy đi, hết tái sanh chứ gì, các con thấy chấm dứt chỗ đó chứ gì!

Còn bây giờ mình cứ theo nó, mình tức giận, buồn phiền. Con mình là nhân quả, tối ngày cứ khóc, mình bảo thế này, thế khác, thì như vậy rõ ràng là mình bị nhân quả, mình phải chuyển. Mặc dù biết nhân quả con mình, dù thế nào đi nữa, mấy con bình tĩnh, đây là nhân quả không buồn, phải bất động, không sợ. Mình phải lo hết cái nhiệm vụ của người mẹ đối với những đứa con nhân quả này. Do đó các con giữ cái tâm mình bình thường, không giận hờn, không lo, không buồn, không rầu. Đừng so sánh, con người ta sao nó ngoan, nó giỏi, nó hiền, còn con mình sao rượu chè say sưa, nói nó chửi mắng mình không ra gì hết. Mình buồn rầu, mình khổ sở, cứ so sánh. Đừng có so sánh, cái nhân quả mình khác, nhân quả người ta khác. Cho nên mình không so sánh vậy, mà mình thấy nhân quả, vui vẻ chấp nhận. Như thế nào cũng được hết, không có buồn rầu, không có gì hết. Như vậy là các con đã chuyển nhân quả, mà chuyển nhân quả thì mấy con đâu còn tiếp tục trong nhân quả này nữa.

(12:07) Cho nên tâm của mấy con dù hoàn cảnh rất cay đắng, rất là khổ, nhưng mấy con vẫn giữ an nhiên, thanh thản, không có còn buồn rầu lo lắng. Thì Thầy bảo đảm cho mấy con rằng cái tương ưng đó, thì các con sẽ hoàn toàn chấm dứt, không còn luân hồi, không làm người thì hạnh phúc lắm. Đâu phải sanh làm người để rồi tôi tu làm chủ được cái thân này. Thân này đã chết bỏ còn làm chủ chi nữa, chỉ cần vào Niết Bàn, không phải sướng sao? Phải không, mấy con thấy phải không? Mình hiểu biết nó rồi. Bây giờ tại vì mình tu là mình còn mang thân này, mình tu cho tới nơi, tới chốn để cho mình làm chủ nó.

Chứ sự thật ra Thầy nói giữ được cái tâm bất động của mình, hoàn toàn thanh thản, an lạc, vô sự, thì bỏ thân này rồi thì bây giờ nó chết, thì mình bỏ nó rồi, thì mình vào Niết Bàn rồi, thì mình cần cái thân xác chi nữa? “Để cho tôi ráng nỗ lực, tôi tu như vậy để kiếp sau tôi sanh làm người tôi tu sớm hơn chút nữa.” Để mang thân nữa, tu làm chủ cái thân nữa có phải cực khổ không? Bây giờ thân này sao chúng ta không sống, tu nó để chúng ta tu làm chủ nó?

Bây giờ nó chết rồi, thì nó hết làm chủ của nó, thì chúng ta ở trong trạng thái giải thoát này, luôn luôn vĩnh viễn không còn thân nữa. Không phải sướng sao? Phải không các con? Bây giờ bỏ được cái thân này, mình gần chết rồi, để cho mình tập làm chủ làm gì ? Nhưng bây giờ nó chưa chịu chết, thôi mình để mình tập làm chủ nó, chớ không lẽ bây giờ mình còn lại thân để làm gì? Tập cho nó đừng có hoành hoành mình chứ gì? Mình muốn bảo đừng đau, bảo nó đừng chết, hoặc bảo nó chết, nó nghe lời mình thì nó sướng hơn một chút chứ cũng không có gì hết. Còn bây giờ mấy con, bởi vì mục đích của Đức Phật dạy cho chúng ta là đạt được mục đích cao hơn, chứ đâu có dạy mình làm chủ thân này thế khác. Chứ sự thật tâm bất động rồi thì nó lại làm chủ, các con hiểu không? Tâm mà bất động rồi thì nó lại làm chủ, tâm mà bất động rồi thì nó có 7 năng lực của giác chi. Cho nên Trạch Pháp Giác Chi, nó trạch đến đâu thì nó nghe lời đến đó. Bảo nó chết là nó chết, bảo nó sống là nó sống. Còn trái lại, mình cố gắng giữ được cái tâm bất động của mình, trong khi nó quá ngoặt nghèo, mình tu chưa tới nơi để cho nó thực hiện được cái chỗ mà bất động hoàn toàn.

(14:20) Cho nên do đó mình cố gắng mình giữ bất động. Nó đau đớn mình biết rõ ràng đau đớn, nó rõ ràng đó, khổ sở ghê gớm. Tâm bất động, giữ gìn, đừng có dao động, đừng có sợ hãi, chết bỏ! Do đó nó vẫn bất động được. Khi bất động được như vậy thì nó sẽ tương ưng với cái lực của bất động ở bên ngoài, do đó cái cảm giác đau đớn nó hết, nó không còn đau nữa. Trong khi cái nghiệp không còn đau đớn là nhờ cái lực của bất động của bên ngoài và bên trong. Chứ mình chưa tu trọn vẹn cái lực bất động của chính mình, còn mình tu mà cái lực bất động trọn vẹn của mình rồi thì Thầy nói cái gì mà nó làm chủ không được? Bởi vì nó đủ cái lực rồi.

Còn bây giờ mình chưa đủ. Nhưng mà mình nhờ giữ bất động của mình, nhờ cái bất động bên ngoài, nó mới dẹp đi những cái nghiệp đau khổ, nghiệp quả đau khổ này. Nó làm chúng ta chết rất êm thấm. Chúng ta lại bỏ thân này lại rồi, thì cái trạng thái mà cố giữ bất động đó nó sẽ tương ưng với bất động khác, nó sẽ không tái sanh luân hồi. Có phải sung sướng không mấy con?

Cho nên các con tu, các con đâu có mất phần đâu, mặc dù chưa làm chủ, nhưng mà không mất phần. Người nào mà có khả năng, người ta tu tới làm chủ, người ta chưa có chết, cũng như giờ chưa có chết, các con nói: “Thôi tôi giữ bất động, tôi nghỉ tu” thì cái đó mấy con uổng phí. Còn mình chưa chết, thì mình cứ tu nữa. Tu chừng nào mình làm chủ được nó thì xong, chưa làm chủ lỡ chết thì bất động, nó cũng đâu mất phần của mấy con đâu, các con hiểu chỗ đó chưa?

Cho nên do đó mà chúng ta tu theo pháp Phật, chúng ta không sợ lạc đường chỗ nào hết. Tôi ở bờ bên đây nhưng tôi không ở bên đây mà tôi ở bờ bên kia, mà tôi bám riết bờ bên kia hoài, chịu không được, tôi cứ bám hoài bờ bên kia, thì bắt đầu cái thân tôi nó rã thì bỏ đi. Nhân quả không tác động được gì, tôi vẫn ở bờ bên kia luôn, tức là quả Niết Bàn giải thoát ở chỗ đó. Cho nên các con nghe những lời Phật dạy trong đó: “Bờ bên đây, bờ bên kia. Có hai lộ trình: Lộ trình thiện, lộ trình ác”. Tôi dại gì tôi đi lộ trình ác, tôi đi lộ trình thiện chớ. Các con thấy rõ ràng Đức Phật đã xác định cho chúng ta cái lộ trình chúng ta ở rồi, như vậy khi chúng ta hiểu được pháp, nhận được pháp, như vậy Đức Phật gọi là Pháp Nhãn Thanh Tịnh. Các con nghe Thầy nói: “Tôi hiểu rồi, tôi đâu có sợ nữa. Bây giờ tôi chỉ cần giữ tâm bất động là tôi đủ rồi.” Phải không mấy con? Chỉ cần giữ tâm bất động là đủ rồi. Nếu bất động mãi mãi, mấy con còn sống giữ mãi, giữ mãi cho đến khi mấy con bảo chết thì nó chết, bảo sống thì nó sống, có đúng không ? Các con có thấy không ?

(16:52) Còn bây giờ nó lỡ, bây giờ chưa có tới cái chỗ, các con bảo chết nó không chịu chết, nhưng mà tôi vẫn bất động được chớ. Tôi vẫn ở bờ bên kia được chứ, tôi đâu có rời bờ bên kia đâu, tôi vẫn giải thoát, có đúng không mấy con? Đâu có mất phần, mấy con. Nhưng mà hồi đó mấy con lại như thế này, hồi cái thân con rã rời muốn chết rồi, thì các con nhớ, con nhớ cái này kia: “Trời ơi! Di chúc cho nó. Hồi đó tao chôn hũ vàng chỗ này, để chỉ cho nó lấy! ” Lúc bấy giờ mấy con bỏ đi, chớ đừng có nghĩ nhớ thứ đó, nó còn kệ nó, nó mất kệ nó, tự nó làm ăn thôi. “Trời ơi! Ba cái giấy đất đai không biết, bây giờ tụi bây đem giấy tờ lên đây tao làm, chia, không nữa kiện cáo nhau là chết.” Lúc bấy giờ mình lo cho mình đi, đừng lo chuyện đó. Con cái sau này thì anh lớn nó thì nó chia cho em nó, trong đám con mình không có đứa nó biết chuyện sao? Cho nên mình lo cái gì ?

Đó cho nên vì vậy mà trước khi mình tu tập, trước khi theo Thầy tu tập, mấy con phải sắp xếp cái này hết, để khi đó cái tâm con sẽ bất động. Chứ không khéo còn vướng mắc gì đó, thì con không giải quyết được. Nhớ chưa? Bởi vì mình còn yếu mấy con, mình chỉ thấy biết thôi, gọi là Pháp Nhãn Thanh Tịnh - mới nhận ra được cái pháp, chứ chưa phải sự tu tập mình có sự kiên cố, nhưng nó vẫn giúp cho mình giải quyết được cái nhân quả mình đâu ra đó hết rồi, thì mình an ổn mình, nó rất là dễ dàng.

(18:20) Cho nên mấy con già chứ thực sự ra Thầy ra dạy mấy con rồi, thì bờ bên kia thì cứ bám cho Thầy đi! Con cái nó làm gì: “Tao cứ bám bờ bên này, tao không trở qua bờ bên kia. Tao không trở qua bờ bên kia nữa. Mấy con làm gì thì làm, mẹ già rồi, chỉ bám chặt bờ này thôi. Bờ buồn khổ, bờ mà lo lắng này, bờ mà thương ghét này, thì thôi mẹ rời nó đi.” Thì như vậy các con lìa khỏi thế gian này, không còn tái sanh luân hồi nữa. Các con nhớ chưa? Nhớ kỹ những cái lời này chứ không mấy con quên rồi tới chừng đó mấy con rối loạn đó.

Cho nên trong sự tu tập thì nó đơn giản lắm, nó không có khó vì vậy mà những người lớn tuổi nghe những lời Thầy dạy chỉ duy nhất: "Tâm thanh thản, an lạc và vô sự". Nhớ bám chặt tâm đó và thường nhắc tâm. Trước khi đau đớn, trước khi mà khởi cái tâm niệm gì, thì các con nói: "Tất cả đều là nhân quả, phải buông xuống. Các pháp ở trên thế gian đều là vô thường, đừng dính mắc một cái gì cả, chỉ xả cho hết !" Cứ nhớ tác ý câu nói đó, nó sẽ thuần thục, một ngày con thuần cho một chút, hai ngày thuần một chút, cho tới khi con chết, nó sẽ thuần thục. Nhưng nó chưa đủ lực, là tại vì nó chưa trọn vẹn thanh tịnh. Cho nên các con chưa đủ lực như Thầy, như những người khác. Nếu mà còn cái thời gian, mấy con cứ giữ gìn như vậy, các con đủ lực để làm chủ sống chết của mình. Nhưng cái vấn đề đó không quan trọng, mà vấn đề giữ gìn cái tâm bất động thì mới là quan trọng, trước các ngặt nghèo mà các con vẫn giữ bất động. Cũng như riêng cô Liễu Kim, thì chắc chắn cô Liễu Kim hoàn toàn không tái sanh luân hồi nữa. Bởi vì bất động, cô không dao động trước cái đau đớn của cô trước khi sắp chết, cô rất tự tại trong khi mà cô chết.

Đó là gương hạnh của người cư sĩ mà mấy con hiện giờ mấy con mình biết mình cũng đi trên con đường đó, mà nếu mình không chuẩn bị cho sự bất động, thì tới đó làm sao bất động được. Cô cũng là người gan dạ và đồng thời niềm tin cô rất sâu, cho nên cô ôm chặt pháp. Ôm chặt cái pháp đó tức là ôm pháp mà Thầy đã trao cho cô. Do đó cô đã vượt qua sóng gió ba đào của nghiệp lực cô.

(20:37) Cho nên trong cái điều kiện mà trực tiếp trong gia đình của cô và những người bạn bè của cô, nhìn thấy gương hạnh cô, thì biết cô sẽ ở đâu. Nghĩa là người biết Phật pháp là họ biết cô sẽ ở chỗ nào, nghĩa là cô sanh ở chỗ nào biết. Nó thực tế, Đạo Phật nó xác định hiện tại của chúng ta như thế nào thì tương lai của chúng ta sẽ ở chỗ đó. Cho nên khi mà các con chết, người ta đến nhìn các con, trong khi mấy con trước giờ chết, người ta biết các con sẽ ở chỗ nào, sanh chỗ nào. Còn làm người hay …​ đó thì Thầy nhắc nhở như vậy đủ biết rằng nó thực tế chứ không phải nó mơ hồ. Phật pháp không mơ hồ mà nó thực tế, nhận được hiện tại của nhân quả hiện tại, đang sống trong hiện tại này, làm được cái gì, thì tương lai sẽ là ở đó.

Cho nên chúng ta thanh thản, chúng ta an ổn, chúng ta bất động thì cái trạng thái đó nó sẽ tương ưng với cái chỗ mà giải thoát, không tái sanh luân hồi nữa. Như Thầy cũng đã nói, thường nói mấy con, chúng ta xung quanh, mọi người xung quanh chúng ta ai cũng sợ hãi, ai cũng sợ đau, sợ khổ, thế mà cái người này đang đau khổ mà không sợ hãi, không rung động thì cái người này có giống những người khác xung quanh chúng ta không? Không có giống. Mà không giống thì không thể nào làm con cái của họ được.

Cho nên đó là cái mục đích rõ ràng của Đạo Phật không tái sanh luân hồi. Chấm dứt. Mà không tái sanh luân hồi, không làm người, chúng ta không làm con người rồi. Không làm con người thì nó tương ưng với hạng người nào? Tức là phải tương ưng với chư Phật chứ sao, thì vậy là giải thoát rồi. Mà mấy con theo Đạo Phật là mục đích của mình là chấm dứt luân hồi, không còn sanh làm lại con người nữa. Vì con người, sanh làm con người khổ. Đó là cái mục đích các con phải đạt được. Thầy dạy mấy con ở đây, mấy con tu ít nhưng mà mấy con đạt được cái mục đích cao quý đó. Còn nếu mà cái người còn tuổi trẻ, còn sức khỏe, còn một ngày thì mấy con cứ tiếp tục tu. Tu thì nó thêm cái lực cho mấy con, nó lợi ích cho mấy con, chớ nó có gì đâu mà mấy con sợ ?

(22:40) Còn những người tu xong rồi, họ ngồi chơi. Nghĩa là khỏi ngồi thiền, khỏi nhập định gì hết, khỏi cần gì hết. Tại sao vậy ? Muốn nhập định thì nó nhập, mà mấy ngày thì nó ngồi thiền, ngồi nhập định mấy ngày. Bởi vì cái lực của người ta đủ rồi, người ta muốn được là nó làm theo. Còn bây giờ mình chưa thì mình phải tu cho tới khi đủ lực đó. Còn nó chưa đủ thì mình vẫn ở trong Niết Bàn, chứ đâu cần gì nữa? Thì các con thấy, bởi vì Thiền định nó chỉ giúp cho chúng ta làm chủ cái thân. Còn cái tu mà để cho chúng ta mà được cái tâm bất động, để không tái sanh luân hồi, thì cái này khó mấy con. Còn cái Thiền định thì nó dễ. Cái tâm mà khi bất động rồi thì nó có đủ lực để nó nhập định cho nên nó làm chủ cái thân nó, do cái tâm thanh tịnh. Còn cái tâm mà tập thanh tịnh thì cái tâm khó, cái tâm mà hết tham, sân, si, thì cái tâm đó khó.

Cho nên các con đang tu là tu ở chỗ tâm không tham, sân, si. Ly tham, sân, si. Bây giờ các con hiểu mục đích của Đạo Phật là nhắm vào chỗ ly tất cả các ác pháp, bất động. Cho nên mục đích chúng ta tu tập là như vậy. Đến đây các con đã không còn thưa hỏi gì nữa không? Hết rồi, Thầy sẽ hướng dẫn các con thọ Bát Quan Trai. Buổi sáng và buổi chiều, chúng ta tập thọ Bát Quan Trai, trong phương pháp tu tập mà như ở trong nghi thức thọ Bát Quan Trai. Về phần truyền giới cho mấy con thọ giới, nghi lễ thì hôm nói tới đó Thầy sẽ làm lễ và truyền Bát Quan Trai cho các con. Hầu như cuộn băng này Thầy đã thu vào để cho các con ở xa xôi, các con mở ra, để nghe cái lời Thầy truyền dạy, truyền tám giới cho các con.

3- BỐN PHÁP TU THỌ BÁT QUAN TRAI

(24:23) Bây giờ về pháp tu tập, thì đầu tiên các con nhớ rằng phương pháp mà thực hành tu tập, đầu tiên chúng ta tu bốn pháp: Chánh Niệm Tỉnh Giác, rồi tu đến pháp Định Vô Lậu, rồi tu pháp thư giãn- Định Sáng Suốt, rồi tu pháp Định Niệm Hơi Thở.

Trong Định Niệm Hơi Thở có 18 đề mục ở trong này, thì ở trong cuốn nghi thức thọ Bát Quan Trai thì nó không có thời khóa, có những bài dạy của nó thôi để mà tu tập. Bây giờ chúng ta sẽ lập lại thời khóa tu tập, để Thầy hướng dẫn cho mấy con trong buổi sáng và buổi chiều ở đây cũng không có thời khóa.

Ở trong tập này thì từ 7 giờ cho đến 7 giờ 30, thì đây cũng có trong thời khóa này rồi. Thọ bát quan trai bắt đầu buổi sáng vào tu, thì bắt đầu 7 giờ mấy con tu, thì bắt từ 7 giờ đến 7 giờ rưỡi, tức là tu 30 phút buổi sáng. Buổi chiều mấy con sẽ tu từ 2 giờ cho đến 2 giờ rưỡi khuya thức dậy. Thì bắt đầu tu từ lúc 7 giờ đến 7 rưỡi, thì tu pháp gì? Đầu tiên Thầy hướng dẫn mấy con rèn luyện nghị lực của mình, như Thầy đã dạy cho mấy con cách thức rèn luyện nghị lực của mình thì mấy con thấy như cách thức tu tập 5 hơi thở đi kinh hành 20 bước.

(26:43) Bây giờ mấy con biết pháp đó chưa? Biết rồi hết rồi thì như vậy đi kinh hành, đi rất bình thường, đi tự nhiên chứ không đi pháp thân hành niệm hay đi chậm. Đặc tướng của ai (…​) đây là người mới tu, không phải người tu lâu rồi, còn tu lâu rồi thì coi như là không tu tập cái pháp này nữa. Còn cái người mới tu thì những cái người này phải lưu ý cái pháp căn bản đầu tiên để chúng ta rèn luyện nghị lực của chúng ta. “Vị giới tử này đang tu tập rèn luyện nghị lực trong tỉnh giác. Cách tập là ngồi hít thở 5 hơi thở rồi đứng dậy đi kinh hành 20 bước”, đó là người mới tu mấy con. Vậy thì trong khi mới tu như vậy thì phải đi 20 bước, ngồi hít thở 5 hơi thở, vậy như thế nào? Đây là cái lời nói thôi chứ chưa thấy hình ảnh, hành động đi 20 bước và hít thở 5 hơi thở thì chưa có thấy phải không? Thì bây giờ mấy con thấy thì ở đây có ai đi được thì đi cho mọi người đây thấy, còn nếu mà không ai thì Thầy đi giùm cho. Rồi bây giờ con, con đi cho mấy người đó thấy…​

(…​) Ai là cái người chịu những cái đau khổ này? Chính là hành giả, mà cái người dạy không hiểu mà đưa cho người ta đến chỗ bệnh đau, làm người ta gánh chịu khổ đau.

(28:49) Đó, cho nên vì vậy mà Thầy cảnh giác cho mấy con biết rằng khi đi như vậy không cần chuyên nhất vào hành động chúng ta để không có niệm khởi, làm sao đừng cho có niệm, thì như vậy chúng ta thanh thản. Để tự nhiên tâm có niệm sau này chúng ta sẽ câu hữu với Định Vô Lậu. Vừa đi chúng ta hễ nó có cái niệm vô, thì chúng ta vừa đi vừa đem Định Vô Lậu, chúng ta tư duy về niệm đó, để chúng ta hóa giải làm cho nó tan biến đi, tức là chúng ta làm cho nó ly đi. Chứ chúng ta không có ức chế nó đâu, chúng ta hóa giải. Chúng ta thấy niệm đó, nó thuộc về cái niệm gì? Ái kiết sử hay hoặc là niệm sân, niệm tham, niệm si, hoặc niệm lo, niệm lắng, cái niệm gì đó…​ Tất cả những cái gì có mang những cái nhân quả của nó, do đó chúng ta đã quán sát, tư duy suy nghĩ, dùng chánh tư duy chúng ta suy nghĩ nó, chúng ta hóa giải.

Lúc bây giờ chúng ta đi Chánh Niệm Tỉnh Giác câu hữu với Định Vô Lậu, tức là hai pháp kết hợp lại chúng ta đánh nó chứ không phải chúng ta dùng một pháp mà diệt nó. Dùng một pháp mà diệt nó tức là ức chế tâm. Cho nên chúng ta diệt vẫn có phương pháp để đối trị được những cái tâm loạn động, cái tâm mà vọng tưởng. Chúng ta có pháp, nhưng mà cái pháp chúng ta rất nhẹ nhàng, chúng ta dùng tri kiến để ly nó, ly dục ly ác pháp. Mà dục với ác pháp ly hết thì nó thành không niệm chứ có gì?

Chớ không phải chúng ta ngồi đây dùng đối tượng là bước đi của chúng ta để làm cho nó không có niệm, thì như vậy chúng ta bị ức chế. Cho nên khéo léo của Đạo Phật là biết dùng câu hữu, tức là kết hợp pháp này với pháp kia. Đồng thời trong khi chúng ta thọ Bát Quan Trai, mục đích của chúng ta như ở quân trường chúng ta tập luyện thôi, chứ chưa phải ra chiến đấu. Cho nên ở đây mình tập luyện những cái pháp này cho nó thuần, rồi nó thuần rồi thì mình không tập nữa. Nếu tu tập như vậy là tu tập ở trong trường sĩ quan rồi, tu tập cái lớp này rồi, cái lớp một này rồi, tôi phải qua lớp hai. Lớp hai rồi mà nếu tôi cứ tu tập hoài lớp một vậy thì tôi đi tới đâu? Đi đánh giặc được không? Không có được, các con có hiểu không?

(30:52) Cho nên khi tu tập hết trong lớp sĩ quan, người ta dạy tôi những cái lớp học, tu như thế nào? Trườn, bò như thế nào? Bắn như thế nào? Dùng phi, dùng pháo như thế nào? Tôi học hết. Bây giờ mới ra chiến trường tôi áp dụng vào đây, phải không? Cho nên bây giờ mình học, chớ đâu phải là mình chống giặc đâu, cho nên đâu phải ôm một cái pháp nào để đi tới cuối cùng đâu, mà giải phóng được giặc sinh tử đâu.

Cho nên vì vậy đây là tôi học những cái pháp, cho nên thọ Bát Quan Trai chẳng qua là các con tập giữ giới để mà luyện tập phương pháp này cho nó chính xác. Rồi từ đó chúng ta biết cách nó rồi, sau khi mà chúng ta ở trên chiến trường Tứ Niệm Xứ, Thầy nói chiến trường là Tứ Niệm Xứ - Thân, Thọ, Tâm, Pháp của chúng ta là Tứ Niệm Xứ đó, bây giờ ở trên chiến trường mở mặt trận đánh giặc sanh tử. Nó sẽ đánh chúng ta đủ mặt, chúng ta cũng có đủ pháp, chúng ta học trong những ngày mà chúng ta thọ Bát Quan Trai, tập luyện cho nó thuần thục những pháp này. Bây giờ ra mặt trận này, bắt đầu trên Tứ Niệm Xứ mà đánh, đánh thẳng tay với nó, không đầu hàng, đánh tận cùng, đánh cuối cùng giải phóng được. Giặc sanh tử chạy mất hết, chúng ta làm chủ được thân muốn chết giờ nào, muốn sống giờ nào. Là chúng ta giải phóng quê hương của mình rồi. Mấy con hiểu đây là một mặt trận, thật sự chiến đấu nội tâm của mình. Đó là rõ ràng chúng ta giải phóng được thân tâm của mình, không còn nhân quả, làm chủ thân tâm này nữa. Mà chúng ta làm chủ nó, chúng ta phải học tập những phương pháp này, cách thức sống như thế này để mà chúng ta mới chiến đấu.

(32:22) Chứ còn các con không chịu chui hang, núp ở dưới hầm hố thì làm sao đánh giặc. Cho nên khi chúng ta ôm giới luật là chúng ta đã chịu khó tập luyện ở dưới hầm hố, qua những cái đường hầm để mà chiến đấu, ở đó chật chội, nó hẹp.

Cho nên giới luật hẹp hòi, nó làm cho chúng ta gò bó ghê gớm lắm, bây giờ ăn ba bữa thì chúng ta thấy thoải mái chứ gì, ăn ngày một bữa nó đâu có thoải mái phải không? Cho nên luyện tập mình và sống đúng, cực khổ vậy, phải mang súng đạn vậy, nặng nề trèo đèo, qua suối phải như vậy, cực khổ vậy đó. Đó là cái Giới luật của chúng ta, là người lính, giống như người lính ngoài mặt trận, người ta mang những vật dụng xung quanh thân người ta. Cho nên chúng ta phải trọn vẹn giống như người chiến sĩ, người lính, để rồi chúng ta mở trận chúng ta đánh.

Thì ở đây, nãy giờ chúng ta đang được học phương pháp, cái pháp đầu tiên là pháp tiền thân của Thân Hành Niệm tức là Chánh Niệm Tỉnh Giác. Cái pháp tiền thân của Thân Hành Niệm thì chúng ta đã học được hai pháp rồi. Hai pháp chúng ta thấy có những cách tu tập của nó trong đó rồi, thì chắc các con không quên rồi. Cho nên trong cuộc về đây học tập, các con không có lẫn lộn nữa rồi, phải không ? Chứ không khéo các con lẫn lộn. Việc tu tập các con hôm đó như vậy, mà hôm nay lại vậy, các con đã thấy rõ ràng ra rồi.

Phật tử: Con thưa Thầy, con xin Thầy giảng rõ cho chúng con cái pháp này, tức là ngoài cái rèn luyện nghị lực thì còn công năng gì?

(34:10) Trưởng lão: Ngoài rèn luyện nghị lực thì nó còn công năng để giúp chúng ta phá hôn trầm, thùy miên mấy con. Các con hiểu hai cái pháp vừa rồi, nó ngoài rèn luyện nghị lực của nó, nó còn có cái giúp cho chúng ta phá được hôn trầm, thùy miên. Một người mà đi như vậy thì nó khó ngủ lắm mấy con. Vậy chớ mà sự thật ra hôn trầm, thùy miên mà đến đánh mấy con, vậy mà chân này nó đá chân kia, nó lủi bên đây, nó lủi bên kia, nó ngủ một cách rất tài ba. Mình đang đi như vậy nó mất tiêu à, rồi mình đang đi chứ đâu có đứng được.

Cho nên nó lủi nó mất tiêu. Nó lủi chứ sao, nó lủi bên đây, nó lủi bên kia. Đó là nó có công năng để phá hôn trầm, thùy miên mấy con, chứ không phải rèn luyện nghị lực đâu. Nó có rèn luyện nghị lực, mà nó có công năng phá hôn trầm, thùy miên. Cho nên chúng ta cứ bền chí mặc dù nó lủi qua, lủi lại, cứ bền chí. Cho nên lúc bấy giờ chúng ta câu hữu pháp Như Lý Tác Ý nữa, mình phải rầy la dữ tợn một hơi nó mới tỉnh. Mình làm thinh, nó lủi qua lủi lại riết, nó lủi vô bụi nó nằm ngủ luôn, nó hổng chịu đi đâu, nó lười biếng ghê gớm.

Cho nên mình la, mình hét nó dữ lắm ! Cho nên khi mình gặp như vậy bảo: “Đi! Cái tâm định tỉnh, phải sáng suốt. Không được nằm ngủ, không được thùy miên!" La nó như vậy, mình tác ý như vậy, là mình biết trong khi đó mình chiến đấu tận cùng với nó. Nó đánh mình, coi như mình lủi, qua lủi lại thôi, chứ mình lủi vô bụi kiếm cái chỗ mình nằm, tức là mình sẽ đầu hàng nó.

Trong khi có pháp, mà nhiều khi chúng ta đi hoài mà thấy buồn ngủ, chúng ta đi tắm hoặc này kia, các con dùng như vậy là dùng sai pháp, dùng không đúng. Các con làm như vậy là không đúng. Hoặc là mình lấy sách, lấy kinh ra đọc hoặc này kia cũng không đúng. Mình làm tất cả các pháp ở ngoài pháp, không đúng, mình áp dụng trong pháp đó để lấy cái pháp đó mà làm điều kiện chiến đấu. Chứ còn mình áp dụng sai, thì mai mốt đến tiết mục khác là chết với nó, nó không thể được. Cho nên thí dụ bây giờ buồn ngủ quá, thôi bây giờ đi rửa mặt, đi này kia…​ thì Thầy thấy trong kinh Đức Phật có dạy cho cái pháp để phá, chứ đâu có dạy ta đi tắm, đi rửa mặt đâu và nhảy xuống sông tắm bao giờ? Không có dạy điều đó, nhưng mà có điều kiện là chúng ta dùng cái pháp để phá.

(36:32) Cho nên có những cái pháp để phá mà đi kinh hành là đệ nhất và pháp Thân Hành Niệm. Mà hầu như rút tỉa qua kinh nghiệm ở đây thì Thầy thấy một số người tu tập ôm pháp Thân Hành Niệm kiên cố như cỗ xe, rồi người ta tác ý từng hành động đó mà người ta phá hôn trầm, thùy miên. Bây giờ mình có pháp mình ôm mình phá thì nó ngủ không được. Còn ngồi chơi nó dễ ngủ, mà nếu nó không ngủ thì nó nghĩ cái này, nghĩ cái kia, chớ nó không chịu ngồi không đâu, nó khó cái chuyện thanh thản lắm.

Cho nên khi mà nó không thanh thản thì nó có những cái chướng ngại ở trong thân và tâm mấy con. Do đó mấy con sử dụng những cái pháp mấy con đã tu rồi, mấy con đẩy lui nó ra để cho nó trở về thanh thản. Cho nên pháp Tứ Niệm Xứ là pháp để giữ tâm mình, thân tâm bất động, nó không có động nữa.

Cách thức của nó là, bây giờ coi như mấy con đã tu những năm nay, đã theo Thầy rồi, thì những người đã tu lâu rồi thì mấy con còn cái pháp Thân Hành Niệm và pháp Tứ Niệm Xứ mà thôi, chứ còn không có tu mấy cái pháp kia nữa. Các con dẹp đi chứ không khéo cứ tu hoài. Cũng như bây giờ thời gian mấy con tu kết hợp để ly tham, sân, si mỗi bước đi các con bảo: “Đưa cánh tay ra, ly tham. Dở chân lên, ly tham”. Các con kết hợp với sự ly tham, tu một thời gian sau tất cả những cái tâm tham, sân, si nó có ly, nhưng mà chưa phải ly hết những cái vi tế của nó.

(38:04) Bắt đầu con mới ngồi lại yên lặng, nếu nó ly hết, con ngồi thanh thản nó kéo dài hoài, nó không có gì hết, mà nếu nó còn có tức là nó ly một phần thôi. Nó còn đây, cho nên nó hiện ra tướng của nó. Bây giờ cái tướng nó như thế nào, rồi cái thân nó đau nhức chỗ nào? Đó là cái tướng chưa ly tham, sân, si. Rồi bắt đầu bây giờ cái tâm con chưa ly tham, sân, si thì nó phải có niệm, mà nếu tướng nó hết thì sẽ hết. Bây giờ con ngồi yên như vầy, bắt đầu không có niệm gì, thân con an ổn không có đau, thì nó là niệm gục, niệm hôn trầm, thùy miên, niệm si nó cũng hiện ra những niệm này. Thế nào tham, sân, si nó cũng hiện ra cho mấy con hết, nó hôn trầm. Cho nên trong khi đó bây giờ các con chỉ còn tu Tứ Niệm Xứ và pháp Thân Hành Niệm, tại sao vậy? Tại vì Tứ Niệm Xứ là mình ngồi chơi để cho mình thấy giặc đến cái chỗ nào, mình đánh trên chỗ này, tại vì mình ngồi đây chứ là mình ngồi canh gác cái thành của mình rồi.

Cho nên cái thành của mình không cho giặc vô được, hễ nó vô là đánh chết bỏ, đánh không cho nó vô chiếm thành mình. Do đó cái thành thân tâm của mình tức là cái thành ngũ uẩn này, giặc không chiếm được. Nhân quả nó chiếm không được, nó vô nó sai không có được, cho nên hễ nó vô mình đuổi, nó vô mình đuổi. Cho nên nó sai không được, nó không làm chủ cái thành được. Tức là tu Tứ Niệm Xứ là giữ thành đó, coi như là mình bảo vệ thành, không cho giặc xâm chiếm vô. Nó là cách thức và đồng thời pháp Thân Hành Niệm để tập nó, để cho mình…​ Cũng như là bây giờ đánh giặc rồi mà giặc không có xâm chiếm, bắt đầu bây giờ tập pháp này, để cho mình vận chuyển, cái pháp này là vận chuyển nội lực, tức là vận chuyển quân nhu quân cụ, quân dụng cho đầy đủ trong cái thành này, để cho giặc đến là mình đánh.

Các con hiểu pháp Thân Hành Niệm thường thường tập là vận chuyển lương thực, súng đạn cho mình đầy đủ, để mình củng cố cái thành Tứ Niệm Xứ mình, để khi giặc đến là mình đủ lực lượng để mình đánh là mình tập Thân Hành Niệm. Bởi vì Thân Hành Niệm, mỗi lần tác ý là nó tạo thêm cái lực, mà nó có đủ lực là khi giặc đến thì mình đuổi mới mau, mà mình không đủ lực thì mình đuổi nó lâu, mà đuổi nhiều khi không đủ lực, mình hết súng đạn thì nó cướp thành mình liền. Các con hiểu chỗ đó chưa ?

(40:24) Cho nên mình tập còn hai pháp, một pháp là giữ thành và một pháp là vận chuyển quân dụng quân nhu vào trong thành của mình đầy đủ, có đúng không? Mấy con có thấy đúng không? Như vậy là mấy con có pháp đàng hoàng mà, luôn luôn lúc nào cũng chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thì phải đủ súng đạn chớ, phải có đủ thực phẩm cho quân đội nó ăn chớ! Mà nếu mà không có pháp vận chuyển này thì thành này đói làm sao đánh giặc? Có đúng chưa ? Nếu không vận chuyển đủ súng đạn thì làm sao đánh. Cho nên nó càng ngày, các con tu pháp Thân Hành Niệm thì nó tăng lên cái nội lực, cứ tăng lên, tăng lên tới khi mà giặc vô thành, thằng giặc nào đánh vô cũng chạy bung ra hết. Thùy miên, hôn trầm, bệnh thọ cách nào các con cũng đuổi ra hết, thì như vậy nó đâu dám tới nữa, mà không dám tới nữa thì thành này thanh bình, có đúng không ?

Cho nên phương pháp của Phật dạy chúng ta giống như chuẩn bị như một cuộc chiến tranh giải phóng quê hương của nó, giải phóng sanh tử, đuổi giặc sanh tử. Thì như vậy ai cũng có một cái thân tứ đại, tức là có thành, nhưng luôn luôn thành này bị giặc xâm chiếm. Hôm nay chúng ta củng cố lại, giữ gìn thành lại, không cho nó vô xâm chiếm nữa. Vậy thì các con phải tập luyện cho đúng cách, đó là cách thức mấy con tập, như vậy là những điều mà các con vừa tập, vừa hỏi Thầy là các con ghi nhớ cho kỹ.

Bởi vì tu tập của chúng ta phải có mục đích gì, bài pháp đó chớ đâu phải tu chơi. Đâu phải bài pháp đó để các con tu cho nhập định hoặc là thành Phật đâu. Đâu có lý do đó đâu! Mình đâu có thành Phật làm gì, mình chỉ cần làm chủ thành của mình, mà giặc sanh tử nó vô đây, nó làm chủ mình - mình muốn chết thì chết, muốn sống thì sống. Tâm nó không sân, không phiền não, đó là mình làm chủ nó chớ. Mục đích của mình tu là như vậy đó.

(42:13) Cho nên đạo Phật có nói, Ta không dạy các con làm Phật đâu? Mà dạy các con làm chủ bốn sự đau khổ: sanh, già, bệnh, chết. Có phải đúng không? Ông Phật đâu có dạy mình làm Phật. Tại mình nói mình làm Phật chớ sự thật ra đâu có thành Phật. Nó quả Vô Lậu, tức là cái tên của nó là A La Hán, rồi mình nói người đó chứng quả A La Hán. Chứ sự thật, tâm mình không lậu hoặc không phiền não, giặc sanh tử không chiếm được thì mình chứng quả A La Hán chứ gì. Mà Quả A La Hán, chứng quả A La Hán nghe nó lớn quá, chớ sự thật ra không phải. Đó là chỗ Vô Lậu, cái chỗ làm chủ được thân tâm của mình, chớ không còn có nhân quả làm chủ nó được nữa. Đó là mục đích như vậy. Chứ đâu có làm Phật, làm Thánh, làm Tiên gì ở chỗ này đâu? Nghĩa là mình làm chủ được mình là hạnh phúc lắm rồi, đủ rồi, giải thoát rồi. Đó thì đường lối của đạo Phật là như vậy. Chứ ai tu muốn làm Phật là chắc chắn là sai mấy con!

Cho nên mấy con cứ kêu Thầy, xưng Thầy là A La Hán, Thầy thấy Thầy A La Hán chỗ nào? Thầy cũng giống mấy con, chứ có khác chỗ nào mà A La Hán. Thầy chỉ khác mấy con có chút, người ta chửi mấy con còn giận, còn Thầy thì hết giận. Có khác chút thôi, chứ có đâu có gì, mấy con làm riết mấy con cũng không giận.

Hồi đó mấy con giận mười, bây giờ mấy con giận có năm, có ba, khiến các con cũng gần Thầy, cũng kịp thôi chứ đâu có gì mà khác Thầy. Hồi đó mấy con ăn ba bữa, bây giờ mấy con về đây ăn một bữa, mấy con cũng sống nhăn chứ có chết đâu. Vậy các con ăn một bữa gần như Thầy rồi, có khác chỗ nào đâu, mà gọi Thầy là A La Hán? Nào là Chơn Sư, nào là A La Hán, nào là Ứng Cúng, Chánh Biến Tri. Những danh từ nghe ghê gớm quá vậy, mà sự thật Thầy cũng là con người như mấy con không khác gì hết.

Mục đích của đạo Phật là thực tế lắm, mấy con đạt được bất động tâm của mình thôi chứ có làm gì đâu! Cho nên Thầy cũng còn ăn, cũng còn ngủ, cũng còn như mấy con gì hết. Thầy cũng sống biết suy tư, cũng hiểu này kia chứ Thầy đâu phải cục đá không biết phân biệt. Cho nên tu vô phân biệt, nó sai mất rồi. Thầy cũng phân biệt mà mọi phân biệt Thầy nằm trong thiện pháp, không bị ác pháp tác động thôi, nó vậy thôi. Tri kiến của Thầy cũng hiểu như mấy con, mấy con cũng hiểu như Thầy.

(44:28) Cho nên Thầy viết sách, Thầy viết, thì các con thấy Thầy viết cái rất tầm thường chứ có viết cao siêu đâu? Nhưng mà mấy con cứ đọc lại cái tầm thường mà mấy con không để ý. Phải không ? Cái đạo đức mà Thầy viết mấy con không để ý. Chứ sự thật mấy con để ý, chứ sự thật có gì đâu không hiểu, phải chi Thầy nói cái gì mà không hiểu đâu, ở trên trời đâu.

Thầy nói có cái hành tinh đó, cái người đó có ba cái sừng, có năm cái sừng, có mười cái sừng thì là nói cái chuyện mà mấy con đâu có biết phải không? Đó là mấy con không lường được. Nhưng mà sự thật Thầy không nói cái chuyện đó. Mà Thầy nói cái lời ra, Thầy nói lời nào ra mấy con thấy đúng, mấy con biết như thật, nó không có sai. Cho nên cái mà Thầy nói ra là cái đơn giản, rất đơn giản, nó gần gũi mấy con lắm. Nhưng mà không nói ra thì mấy con làm như biết đó mà không có thấy biết đó, không lưu ý tới nó mà thôi, chứ khi mà lưu ý tới nó, cái cần nói ra đó là thật, nó đơn giản, rất đơn giản, không có gì hết.

4- BẤT TỊNH, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ

(45:28) Cho nên trong sự tu tập chúng ta đơn giản lắm, nó không có gì hết, Thầy nói thay vì mình chưa tỉnh thức thì mình tập tỉnh thức. Thay vì mình chưa có nội lực thì mình tác ý cho có nội lực. Còn thật sự ra thì mình biết rồi, nó sanh ra đủ thứ, rồi bắt đầu trong đầu nó suy nghĩ, có lẽ tại mình ăn ít, thiếu sức khỏe đây, nó mới vậy, rồi thân nó bệnh, rồi bắt đầu nó sụt cân. Ráng ăn tuần lễ thấy nó xuống mấy chục ký, hoảng hồn rồi. Thôi kệ hết bệnh, ráng tuần lễ. Trời ơi! Tuần lễ sụt 5 ký, 6 ký cái hoảng hồn, nó ốm nhom, ốm nhách. Rọi kiếng thấy cái mặt ốm nhom, hoảng hồn, sợ, chắc là bệnh chết. Do đó mấy con, thôi, bây giờ ăn trở lại. Rồi ăn trở lại sao ngon quá trời, thành ra cái gì cũng ăn nhiều, nó bắt đầu phình ra, mập ra. Cứ như vậy là rõ ràng mấy con không thấy lợi ích của cái pháp này. Cho nên muốn cho nó đừng bị ức chế và khi ức chế như vậy thì nó phát triển rất mạnh cái tham ăn của mình con.

(46:41) Cho nên phải có pháp tu tập, cho nên pháp tu tập đó là cái pháp Định Vô Lậu, làm cho lậu hoặc là tham ăn, nó ly ra gọi là vô lậu. Bây giờ Thầy đặt thành vấn đề, là Thầy muốn cho nó đừng có tham ăn nữa, Thầy lén để đĩa đồ ăn nào đó năm ngày, mười ngày. Nó thiu mốc hết, nó nhớt nhao, mùi chua, mùi chát, rồi thậm chí như cái món ăn nó thúi nữa. À được rồi ta để năm ngày, mười ngày ta lấy ra ta dòm lại coi. Vậy cái món ăn này hôm đó, hôm đầu tiên dòm thấy ngon lắm, hôm nay hết muốn ăn rồi, thấy dĩa đồ ăn bốc lên thúi nữa. Ui cha cái này là ăn không được. Bắt đầu mới dẹp cái đĩa đồ ăn này, đem đổ, rửa đĩa cho sạch sẽ đi.

Rồi ngồi đây cứ tập tưởng tượng dĩa đồ ăn bữa lấy ra nãy giờ, bây giờ đĩa này như thế nào? Mới đầu lờ mờ nó không thấy đâu mấy con, mình tưởng chưa được đâu: “Đĩa đồ ăn nó hiện ra rõ cho tao! Nó thiu thúi như thế nào? Bốc hơi lên như thế nào? Mày bốc hơi lên cho tao xem!” Mình ngồi đây mình chiêm nghiệm cái đĩa đó nó bất tịnh như vậy đó. Bắt đầu nó hiện cái đĩa rất rõ ràng, bởi vì mình dùng tưởng tu bất tịnh mà nó hiện ra rõ ràng rồi bắt đầu nó chưa có thúi. Bữa đó mình nghe mùi thúi nó ăn, thúi ghê gớm nhưng mà chưa thúi thì: “Bắt đầu mày phải bốc ra mùi thối cho tao nghe, mày thiu thối phải bốc chứ!” Mình tưởng tượng ở dưới nó bay mùi, thoảng thúi thúi, chứ chưa thúi đâu. Nhưng tưởng tượng ra nó thúi thiệt: “Vậy mày tu như vậy được rồi!” Vậy tu vậy được rồi vậy thì mày nhàm chán cái ăn không? Thì chừng đó nó thấy cái đồ ăn nó không dám ăn, không thèm ăn nữa.

(48:36) Như vậy các con có phương pháp đối trị chứ gì, cho nên nó không muốn ăn, chứ không phải tự mình ép đâu: “Rồi bây giờ mày không muốn ăn chớ tao không có ép. Tại vì mày nhàm chán nó cho nên vì vậy tao không ức chế mày nữa!”

Do đó không ức chế như vậy thì tới giờ ăn đừng có quán tưởng, quán tưởng nó không thèm ăn nữa thì chết mình rồi. Bởi vì cái pháp mà các con quán hết muốn ăn thấy gớm quá, cơm gì mà thấy ghê quá, nó thúi không dám ăn.

Cho nên mấy con khi mà ăn thì đừng có quán tưởng nữa. Dẹp cái quán tưởng của mình, dẹp cái pháp đi, ăn cho no đi: "Nhưng tao cho mày ăn một bữa mà mày ăn bậy, tao quán tưởng thì mày chết". Mình nhờ pháp đẩy lui chứ gì, ly dục ly ác pháp mấy con.

Phương pháp người ta dạy, chứ tu như vậy gọi là quán, quán thực phẩm bất tịnh. Chứ mấy con quán bất tịnh rồi mà vẫn còn thèm ăn. Mà bây giờ vẫn còn thèm ăn, không biết làm sao cho nó đi, có phải không? Đó cách thức tu như vậy, và tu làm sao cho có hình dáng, cái sự thiu thúi đó thật sự bằng mắt, thấy tai nghe rõ ràng. Bây giờ mình dẹp cái đó qua đi, mùi thúi bốc lên, bây giờ Thầy nói các con hổng tin, các con pha một ly sữa đi, rồi các con để 7 bảy ngày ly sữa, hay ba ngày ly sữa, rồi các con sẽ nghe mùi thúi của ly sữa, nó thúi ghê gớm lắm mấy con. Chừng đó về sau mấy con thấy sữa, mấy con ớn, hết dám uống.

Cho nên Thầy thường nói như thế này, mình là con người mà cứ uống sữa bò thì chắc chắn sau này thành con bò, tại vì mình uống sữa bò thì thành con bò chứ sao. Cho nên tại vì vậy mà nó không muốn uống sữa bò nữa con, cho nên vì vậy theo cái nghĩ tưởng của mình vậy. Chớ mà nó đi sâu vào, nó ấn tượng trong đầu của mình mấy con, thành ra khi ly sữa đó mình không thèm nữa, mặc dù nó bổ gì thì bổ, chớ nó cũng không thèm nữa.

Đó là cách thức tu của đạo Phật nó làm cho mình nhàm chán, nhưng mình biết dừng lại chỗ nhàm chán, chứ không khéo nó diệt mình. Pháp tự mình diệt luôn cả ăn uống. Cho nên pháp diệt cả tham, sân, si thì nó diệt tất cả các thiện pháp chứ không phải không. Pháp nó rất là tuyệt vời, cho nên chúng ta biết sử dụng nó để mà ly tham, ly sân, si, để diệt tham, sân, si chớ không phải sử dụng nó, để diệt cái đời sống của chúng ta.

(50:47) Các con hiểu chưa? Bởi vì pháp nó hay, mà mình sử dụng đúng là nó hay. Rồi bắt đầu, bây giờ con ngồi tu là về vấn đề tu Định Vô Lậu, về thực phẩm rồi, nó còn mọi cái, bây giờ hằng ngày người ta đụng tới mình là tham, sân, si, phiền não, ai nói tới mình là không được, thì rõ ràng, mình còn chấp ngã chứ gì. Vậy cho nên mình đặt ra cái thân, cái thân của mình như thế nào để cho mình quán thấy sự vô thường của nó. Cho nên mình phá cái ngã của mình chứ gì!

Cho nên mình phải đặt thân mình vô thường, mình ngồi xét về vô thường như thế nào ? Mình thấy từ nhỏ cho đến lớn thay đổi như thế nào ? Đó là cái hình dáng vô thường. Bây giờ mình quán thân vô thường rồi, thì mình quán tất cả các pháp xung quanh mình coi nó có thường hay không. Chứ không khéo mình quán thân vô thường, mà cái nhà này còn thật, nhà này là nhà tôi à, cho nên ai lại nó xâm chiếm nó bị tui liền. Thì cái ngã này nó cũng lớn ra, cho nên vì vậy mình quán cái nhà, cái nhà vô thường rồi, mình quán đất đai, rồi ruộng vườn tiền bạc, tất cả mọi vật đều vô thường, cái gì cũng không phải của mình hết. Thôi, vậy thì còn cái gì của mình đâu, mà mình chấp, cho nên cái ngã của mình cũng đi luôn, có đúng không mấy con ?

Khi mà quán thật sự mình thấy vô thường, đúng là mình quán sâu chừng nào mình thấy cái sự vô thường thật sự, nó không còn. Mình mới nhìn tất cả cái mồ mả nghĩa địa, tất cả những con người, hồi đó cũng như mình, bây giờ còn nắm đất. Nó có gì đâu là của người đó, của người này nữa đâu, nó mất hết. Rồi cái nhà này, trước kia ông bà có cái nhà, bây giờ đập nát hết, không còn gì hết, bây giờ nó cất ba cái lầu đài gì không? Do đó mình thấy hoàn toàn là sự vô thường chứ đâu có cái gì là thường đâu mà thích mà ham, nó đâu có gì đâu mà giữ. Mình quán cha mẹ mình hồi đó đã nuôi con lớn khôn như vậy, rồi cất nhà cửa ruộng vườn, đất, bây giờ ông bà còn có gì? Hay hoặc là còn nắm đất hôi thúi nằm dưới mồ đó, thấy có mang theo được gì đâu? Không có gì mang theo được, tất cả đều như vậy, đều là vô thường, đều là hoại diệt, không còn cái sự vật gì thường hằng.

(52:49) Đó là Định Vô Lậu, quán để vô ngã, để làm cho chúng ta không chấp ngã. Khi mà quán sâu như vậy thì cái ngã không có. Cho nên người ta chửi không giận, không tham đắm vật này, không tham đắm vật kia. Cho nên cuối cùng chúng tà xả được cái tâm tham, xả tâm tham chứ gì ! Mục đích của nó là ly tham chứ gì ! Cho nên chúng ta yểm ly được cái tâm tham của chúng ta, do ta tư duy và quán xét.

Bây giờ chúng ta đặt một cái niệm nữa, đó là cái thân bất tịnh. Bây giờ trong thân của chúng ta, nào là máu mủ, rồi đờm nhớp, rồi phân phẩn, nước tiểu, nước dãi, tất cả những cái này nó bất tịnh. Rồi bây giờ thấy chúng ta chặt ngón tay, chúng ta để ba bữa, ngón tay này sình thúi, chúng ta có thấy ngón tay này của mình không? Dám bốc nó không. Ôi! Của mình mà bây giờ không dám rờ nó nữa, phải không? Thôi bây giờ thấy cái thân bất tịnh là người chết đi, chứ sình lên để ba hoặc năm bảy ngày, hoặc một tháng, ai dám đứng gần thây ma này không, đó là bất tịnh không? Bất tịnh! Cho nên chúng ta suy nghĩ như vậy. Thấy rõ ràng thân người dù nam hay nữ, người nào cũng thân bất tịnh, cho nên với sự tu mà thân bất tịnh như vậy để làm gì? Để thấy được bất tịnh của cái thân mà chúng ta nhàm chán, chúng ta không còn sắc dục nữa chứ gì, mục đích trị được cái tâm sắc dục, các con thấy không ? Khi mà nó khởi sắc dục, quán thân bất tịnh ghê gớm quá, thôi thôi sợ quá.

(54:14) Cho nên vì vậy mà nó phá đi tâm sắc dục của mình. Cho nên trong sự tu tập thì các con sẽ thấy rằng lợi ích thiết thực của mỗi bài pháp, giúp cho chúng ta có sự tu tập, nó đối với pháp đó, nó đối với chữ ly thế nào? Chớ không phải pháp này mà ly cái kia. Cho nên hôm qua có người hỏi Thầy quán về bất tịnh. Mà bây giờ con đứng trước quan tài con lạy, không muốn lạy phải không? Như vậy là chúng ta áp dụng sai cho nên ở đây áp dụng vào tâm sắc dục của chúng ta về quán tâm bất tịnh mà thôi. Còn về phần ma chay thì nó là cái vấn đề khác rồi, cho nên nó là nghi lễ của mỗi dân tộc, nó có nghi lễ ma chay của nó, tùy theo nghi lễ đó mà chúng ta thực hiện cho nó hoà hợp với tinh thần tình cảm, hình ảnh tôn kính nghiêm trang của nó đối với nghi lễ ma chay. Cho nên mình áp dụng sai thì nó trật pháp rồi, nó không đúng.

Cho nên ở đây, thì chúng ta phải biết cái của Phật nó có những cái đối trị, đối trị như thế nào? Thí dụ như chúng ta tu tập quán về tâm từ bi, tâm từ của chúng ta. Thì cái tâm từ nó sẽ có công năng của nó đối trị với tâm sân của chúng ta, cái lòng sân của chúng ta. Khi mà lòng sân của ta phát khởi, chúng ta nghĩ thương cái người làm cho mình giận, thì mình nghĩ mình thương, thì cái lòng thương nó hóa giải ra liền, nó không còn sân nữa. Còn mình không thương thì nó có giận hờn trong tâm của chúng ta. Cho nên cái mục đích mà quán tâm từ thì cái mục đích đối trị với tâm sân.

Nhưng mà quán tâm bi đối trị với tâm hại. Khi chúng ta nghĩ cách này để mà giết cái người đó, nghĩ cách này để mà cướp đất người đó, cướp của người đó, nghĩ cách này cách kia, đó là hại người. Mà khi hại người thì chúng ta khởi cái tâm bi của chúng ta thì cái tâm hại nó sẽ bị hóa giải đi, không còn nghĩ mưu cách này cách kia. Chúng ta tu tập như vậy nó làm cho chúng ta vô lậu bằng tri kiến, bằng cái ý thức của chúng ta, bằng sự tư duy của chúng ta.

(56:34) Cho nên cái sự tư duy suy nghĩ như vậy, thì chúng ta tu tập tới sự tư duy như vậy gọi là Định Vô Lậu. Mà cái Định Vô Lậu này nằm trong cái lớp mấy? Lớp Chánh Tư Duy mấy con. Cho nên khi mà dạy mấy con học trong lớp Chánh Tư Duy, thì người ta dạy mấy con có sự tư duy quán xét, bằng sự suy nghĩ của các con gọi là Chánh Tư Duy. Cho nên trong khi các con học tư duy, người ta có nhiều đề tài, người ta đưa ra mấy con, để mấy con tư duy suy nghĩ. Thứ nhất là người ta bắt buộc mấy con làm bài y như bài luận văn, người ta đưa ra đề tài ví dụ như quán thân bất tịnh, các con phải suy nghĩ, rồi mấy con làm bài đó ra. Mấy con viết, trình lên người ta đọc bài này, người ta thấy các con quán như vậy, viết ra như vậy nó chưa đủ, người ta giúp cho các con sẽ có sự tư duy hơn nữa, rộng hơn nữa, để các con quán sâu hơn nữa. Như vậy mấy con đọc cái đề tài đó, một lần các con quán như vậy, lần sau con quán cho tới khi thấm nhuần được đề tài đó, là có thể nói rằng con thuộc làu cái đề tài đó thì con mới thấm nhuần cái pháp đó, làm cho con nhàm chán với cái tâm ham muốn ở cái đề tài đó.

Cho nên cái sự này trong lớp Chánh Tư Duy các con phải học một năm tư duy như vậy. Cho nên khi một năm tư duy và tập luyện như vậy các con mới thuần, cho nên mọi pháp tác động đến con thì con có sự tư duy đến pháp đó, nó phải hóa giải, làm cho không tác động vào tâm con được nữa, các con tu giải thoát. Cho nên khi có Phật giáo mà ra đời mà có những lớp học, mà nó có giáo trình mà học và tu tập như vậy thì mấy con rất nhẹ nhàng, các con rất dễ dàng, vì nó có lớp học, từng lớp học. Thầy nói bây giờ các con là công chức, các con đi làm việc trong ngày chủ nhật mấy con không có nghỉ, khi nghỉ đó mấy con ở nhà làm gì, mấy con sẽ đến vào xin học cái lớp đó trong một năm, một tháng có bốn ngày con học về lớp Chánh Tư Duy.

(58:37) Do đó trong một năm mấy con ra trường rồi thì mấy con sẽ thấy cái sự giải thoát của mấy con rất là cụ thể, bởi vì trong công việc Chánh Tư Duy của mình, để cho mình đối với ác pháp xung quanh mình mà nó hóa giải, không làm cho tâm hồn các con đau khổ phiền não. Các con thấy lớp của Phật thực tế như vậy. Cho nên bây giờ chưa có mở cái lớp đó, mà điều kiện chuẩn bị sau này con cháu chúng ta có học lớp đó, nó làm cho, đưa con người chúng ta có chương trình học. Học như vậy là Đạo Đức Làm Người- không làm khổ mình khổ người. Tức là mình có Chánh Tư Duy thì nó không làm khổ mình rồi. Mà hễ có Chánh Tư Duy không làm khổ mình thì không bao giờ có hành động mà làm khổ người khác.

Cho nên đó là chương trình học Đạo Đức Làm Người, chứ không có gì hết. Nhưng mà có những cái lớp học, lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ…​ cho nên tất cả những lớp học này được dạy sau này trong Phật giáo. Nhưng mà nói về Phật giáo thì nó không đúng, bởi vì nói về Phật giáo thì nó cô đọng trong cái tôn giáo của Phật giáo.

Mà đây là lớp học đạo đức cho mọi người chứ không phải tôn giáo. Nghĩa là Thầy sẽ đưa cái nền đạo đức này, bắt đầu đi vào lớp học thực tế cho con người, chứ không phải là còn ở tôn giáo. Cho nên Thiên Chúa giáo vẫn qua học được. Tôn giáo nào đến đây học đạo đức này vẫn được hết, chứ không phải riêng, người không tôn giáo người ta cũng vào học đạo đức. Cho nên không thể nào nói đạo đức riêng của Phật giáo, mà chính nó là người đưa ra nền đạo đức này, chính là Đức Phật chứ không ai hết. Thầy chỉ là người có công triển khai lại thôi, chứ Thầy cũng không có mới mẻ trong này vì Thầy không đặt ra, mà chính người mà đầu tiên đưa ra nền đạo đức này, phải nói công lao của Đức Phật Thích Ca, người đã làm được cái này.

(1:00:27) Cho nên Người đã nói: “Không làm khổ mình, khổ người ” chính là danh từ này của Người nói chứ Thầy không đặt. Nhưng mà Thầy muốn lập lại cho nhiều lần để cho mấy con nghe là đạo đức không làm khổ mình, khổ người chính là đạo đức Đức Phật Thích Ca.

Cho nên từ lâu người ta học về Đức Phật thì đạo Phật, người ta không có nghe danh từ này bao giờ, nhưng mà trong kinh sách Nguyên Thủy vẫn có danh từ này. Nhưng người ta cũng chẳng hiểu danh từ này muốn nói gì, cho nên họ không triển khai, và không giảng cho mấy con nghe. Đến hôm nay thì mấy con được nghe nó là chính là Định Vô Lậu, nó làm chúng ta vô lậu và lớp Chánh Kiến tức là lớp Vô Lậu để mà chúng ta tư duy cho nó vô lậu, các con hiểu chưa ? Đó là phương pháp Định Vô Lậu, cái danh từ gọi là Thiền Định, nó là Định Vô Lậu.

Bây giờ các con đã hiểu rồi khi mình muốn tu Định Vô Lậu thì đừng có ngồi trên ghế dựa lưng vầy, không phải đâu mấy con, mấy con phải ngồi kiết già hẳn hoi như mình ngồi thiền định, bởi vì nó Định Vô Lậu mà, chứ đâu phải ngồi ghế vô lậu sao. Nếu mà ngồi ghế vô lậu, Thầy ngồi ghế vô lậu chứ Thầy cần gì phải nói Định Vô Lậu.

Cho nên nói Định thì phải ngồi khoanh chân xếp bằng ngồi kiết già, không được thì ngồi bán già, tay để lên bắp đùi mình hẳn hoi nghiêm chỉnh như người ngồi thiền định. Rồi bắt đầu đặt đề tài nào đó trước mặt của mình rồi mới tư duy, tư duy suy nghĩ. Suy nghĩ lần thứ nhất nó chưa rộng, mình đặt nó lại lần thứ hai suy nghĩ, suy nghĩ nữa. Rồi mình suy nghĩ nữa, rồi lặp đi, lặp lại nhiều lần của đề tài đó, mà mình thấy sau mỗi lần suy nghĩ như vậy chỉ năm phút là nó hết, mặc dù mình tu ba mươi phút. Năm phút này qua rồi mình đặt đề tài trở lại tu quán, từ đầu chí chân mình thấy sự vô thường thay đổi vậy nhưng mà hết rồi. Bắt đầu mình tập trở lại mình quán lần nữa, coi nó ra những gì nữa không ? Nếu tìm không ra nữa, làm ơn lại hỏi Thầy: “Con sao con quán nó sạch bóng, nó vô thường, sao mau quá vậy”. Bắt đầu Thầy hướng dẫn các con, chia những chi tiết hơn để thấy được những vô thường nữa, phải không? Khi thấy càng nhiều sự vô thường trong đó thì nó thấm nhuần chớ, các con nghĩ hồi bây giờ cha mẹ sinh ra, nhỏ rồi lớn lên, rồi mặt nhăn tóc bạc, hồi đó tóc đen, nghĩ nhiêu đó. Bây giờ hồi đó răng mọc, bây giờ răng rụng, nghĩ nhiêu đó giờ hết rồi, hổng biết gì nữa rồi, nó vô thường nhiêu đó, bắt đầu mình đâu tìm ra sự vô thường nữa.

(1:03:04) Cho nên nhờ những thiện hữu tri thức, nhờ bậc thầy của mình, người ta mới giúp cho mình có tư tưởng tri kiến để mình phát triển ra, tư duy sâu ra nữa, tìm hiểu sâu về sự vô thường đó nữa. Từ những thân vô thường, tới bàn, tới ghế, tới nhà, tất cả vật chung quanh mình đều vô thường. Do đó nó xóa cái ngã, không còn dính mắc, bởi vì người ta nói ngã, còn ngã sở nữa. Ngã là vô thường rồi, còn những vật chung quanh mình phải vô thường nữa.

Bây giờ mình quán xét nội thân mình nó chưa thấu, người ta dạy cho mình quán xét thêm những đề tài vô thường trong đó nữa. Rồi người ta mới dạy cho mình quán xét thêm những quần áo mình mặc nó thay đổi như thế nào? À năm rồi tôi may bộ đồ, nó cũ, nó rách thì là nó vô thường chứ sao? Hồi nãy tới giờ tôi quên quán nó là vô thường. Thầy nhắc tôi mới nhớ tới, áo quần tôi vô thường mà tôi quên, tôi mặc nó cũ mà tôi quên đi. Tôi cứ nhớ cái thân vô thường mà tôi quên áo quần tôi vô thường. Rồi tới cái lược của mình, hôm nay nó cũ rích rồi mà cũng còn chải thì thấy nó vô thường là nó thay đổi. Hồi tôi mới mua nó mới. Bây giờ nó gãy mấy cái răng rồi, vậy là vô thường chứ sao!

Các con hiểu từ vật chất chung quanh của mình tức là ngã sở đó, đều là trong thân của mình, rồi quán dần ra ngoại thân của mình nữa, thì tất cả những cái vô thường này nó trùng trùng vô thường, chứ đâu phải một thứ vô thường. Các con hiểu chưa? Một pháp nào nó cũng muôn vàn cái trùng trùng cái pháp của nó tùy theo hết. Nhưng chúng ta biết cách thì chúng ta quán nó sâu, nó làm cho chúng ta thấm nhuần. Càng thấm nhuần thì nó sẽ ly cái tâm tham của chúng ta, phải không các con hiểu vậy là cái phương pháp đó là Định Vô Lậu.

Bây giờ đã hiểu Định Vô Lậu nó có công năng, có lợi ích vậy rồi thì về mà ráng tu. Nhất là bây giờ quán cái thân mà bất tịnh thì các con chưa đủ hình ảnh của nó đâu. Làm ơn coi cái người nào mà hốt cốt, mình lại mình xem cái đã. Người ta hốt ba năm, người ta lại người ta quật cái mồ lên người ta lấy hài cốt ra, ráng chạy lại xem coi ra sao. Làm ơn ráng chạy lại xem, mà khi xem rồi quán thân bất tịnh.

(1:05:32) Khi mình tu hơi thở mà thấy không được đó, các con đừng có tu hơi thở mà hãy tập đi kinh hành. Chẳng hạn bây giờ mình đi kinh hành mỏi chân rồi thì mình vận dùng hai cánh tay của mình, mình vẫn tu được. Ở đây Thầy nói như thế này, những người khuyết tật tàn tật mà bị hai cái chân cụt mà bị tai nạn hay chiến tranh phải hy sinh một phần cơ thể mình, những cái người này họ ngồi trên xe lăn họ vẫn tu được mấy con. Theo cái phương pháp của Phật dạy chúng ta nương vào cái thân hành của chúng ta làm cái niệm để mà chúng ta tu, cho nên họ vẫn tu được mấy con, vẫn tu được. Cho nên những cái người ngồi trên xe lăn họ vẫn tu được, họ đâu có đi kinh hành, họ vẫn ngồi dùng 2 cái tay họ làm, họ vẫn tu được, cứ mỗi hành động ra thì mình để ý.

Nhưng mà sau khi mấy con tu tập trên hơi thở thì nó bị mệt như vậy thì mấy con đừng có tu nữa. Cho nên Đức Phật có dạy chúng ta tu tập cái hơi thở cũng giống như cái người mà se chỉ, nhanh quá thì nó (…​), mà chậm quá thì nó (…​) . Ngày xưa thì ông bà của chúng ta cũng dệt vải bằng se chỉ như vậy, cho nên cái lối se chỉ đó thì người xưa người ta rành lắm thì cái hơi thở của chúng ta vận dụng cũng giống như cái sự se chỉ, đừng có quá vội vàng cũng đừng quá lâu, do đó nó vừa thì hơi thở mình không bị mệt chứ không có gì.

(01:07:22) Nhưng mà bây giờ chúng ta không biết được, nên chúng ta bỏ cái hơi thở đi, chúng ta sẽ tu cái thân hành, thân hành ngoại. Nhưng mà sau khi tu cái thân hành ngoại mà nó đạt được rồi mình trở lại mình tu hơi thở. Vì cái sự tập trung của chúng ta nó có cái vai trò tập trung vào hơi thở, rồi cái hơi thở bắt đầu vận dụng, nó tự nó vận dụng theo cái sự (…​) của nó cho nên nó hết tự nhiên nó làm cho…​ rối loạn hô hấp nó làm cho chúng ta mệt, chứ không có gì. Do đó trường hợp thở 5 phút, 10 phút mà mệt, chúng ta không tu hơi thở, mà chúng ta tu cái đi kinh hành.

Trong cái vấn đề tu về đạo Phật, mục đích của hơi thở hoặc đi kinh hành, mục đích nó giúp cho chúng ta tỉnh thức, tỉnh giác mà thôi, chứ nó không phải là đi về đâu được hết, nó chỉ giúp chúng ta tỉnh giác. Cho nên ta nương vào hơi thở, nương vào cánh tay đưa ra, đưa vô. Cho nên chúng ta có thể ngồi, đưa tay ra vô thì chúng ta đứng lên đi tạo ra thân hành của mình để mình tu tập. Đó là cái tốt, các con đừng cố chấp quá trên hơi thở. Tuy rằng nương vào Định Niệm Hơi Thở, người ta tu có cái (…​) nương vào chỗ đó tự động cơ thể hoạt động, không có sự hoạt động. Bây giờ con đi thì nó mới đi, con không đi thì nó không đi. Cũng như con đưa tay ra thì nó đưa tay.

(1:09:00) Còn bây giờ hơi thở của con, con bảo, không làm sao nín thở được hết, nó tự động rồi. Đó là cái niệm tự động, nếu chúng ta tu được cái tự động đó, thì nó lợi ích, chúng ta không vận dụng mà nó có sẵn. Cho nên nó dùng hơi thở, nó lợi ích lớn như vậy, vì nó mà niệm có sẵn.

Bây giờ cái thân chúng ta ngồi yên thì nó ngồi yên, nó không hoạt động được, nó không có niệm sẵn. Cho nên thân hành ngoại buộc lòng chúng ta phải có sự hoạt động nó mới hoạt động, còn cái thân hành nội tự động nó hoạt động. Khi mà (…​) chúng ta bây giờ nó hoạt động chứ không thể nó ngưng, mà nó ngưng thì bị ức chế. Cho nên vì vậy tự động, như tim chúng ta nhẩy, nó tự động nó nhẩy, không thể nào chúng ta bảo nó dừng.

Cho nên nó ngồi yên vậy nè, tự động cái thân chúng ta hoàn toàn im lặng, cho nên thân hành ngoại im lặng được, nhưng mà thân hành nội thì nó không im lặng. Do cái sự tu tập chúng ta nương vào hoạt động của thân chúng ta, chúng ta tu tập gọi là pháp Thân Hành Niệm, lấy cái niệm của thân hành làm cái niệm để tu.

(1:10:15) Cũng như bây giờ các con thấy mình niệm: “Nam mô A Di Đà Phật”, đó là mình tạo ra cái niệm. Như bây giờ giờ Thầy đưa cánh tay ra, tạo ra hành động cánh tay, thì đó là tạo ra cái niệm, nhưng tạo ra cái hành động, tạo ra ý thức niệm, cái này tạo cái niệm. Cho nên đối diện với thân hành nó gần gũi hơn, tạo ra hành động của thân, còn cái này tạo ý thức niệm. Trong đạo Phật, không có nói tạo ý thức niệm, cho nên có thân hành tự động- thân tự động cử động. Cho nên với hơi thở mình tu không được, mấy con đừng tu hơi thở liền, mà tu thân hành ngoại để cho mình chủ động điều khiển thân hành theo cái ý muốn của mình, từ đó tâm mình được rồi mình tu hơi thở. Thì không sao.

Đó là Thầy khuyên cô Diệu Đạo nên tu tập bỏ hơi thở này đi, rồi lần lượt mình sẽ trải qua tất cả 18 đề mục Định Niệm Hơi Thở đều được hết, chớ có gì đâu. Bây giờ mình ôm hơi thở tu, mình bị rối loạn hô hấp, nguy hiểm, nhớ kỹ chưa? Thì phải ráng giữ gìn, ai có trường hợp tu hơi thở bị chướng ngại thì bỏ hơi thở, dừng lại, đừng có cố chấp mà cứ ôm hơi thở tu thì không được, không tốt.

Buổi chiều nay Thầy tiếp tục để hướng dẫn cho cái pháp kế tiếp trong buổi thọ Bát Quan Trai cho cái ngày mai, hồi sáng chúng ta đã học Định Vô Lậu rồi, bây giờ chúng ta học đến cái Định Niệm Hơi Thở.

(1:12:07) Định Niệm Hơi Thở, nó riêng cái phần Định Niệm Hơi Thở có tới 18 đề mục. Coi như về hơi thở không, nó có 16 đề mục của nó. Đọc qua bài Thân Hành Niệm, trong đó có dạy hơi thở có thêm 2 đề mục nữa, để cho nó gộp lại hết. Vừa tới bài Thân Hành Niệm và bài Định Niệm Hơi Thở gộp lại chúng ta có 18 đề mục. Cho nên ở đây cái bài thuyết trình này thì nó có nói như thế này, Định Niệm Hơi Thở có tất cả 18 đề mục.

Người mới tu tập chỉ nên tu tập từ một đến sáu đề mục đầu mà thôi, tức là biết hơi thở ra, hơi thở vô, cho đến đề mục an tịnh, đề mục an tịnh tâm hành theo hơi thở. Mỗi đề mục phải tu tập cho tới khi đạt được kết quả, nghĩa là mình tu từ đề mục thứ nhất cho tới đề mục thứ sáu này, tu khoảng mỗi đề mục, mình phải tu cho thuần thục sau đó mình mới đi sang những cái đề mục khác. Cho nên trong khi đó mình đừng vội tu luôn cả 18 cái đề mục, tu tuần tự tu các đề mục.

Trước khi mình tu Định Niệm Hơi Thở, thường thường trong kinh Phật đều nhắc là mình phải tập ngồi kiết già. Thứ nhất Đức Phật bảo tìm nơi vắng vẻ, người tu Định Niệm Hơi Thở không thể nào ngồi giữa chợ mà tu được, ngồi chỗ ồn náo mà tu được. Bởi vì hơi thở nó không chấp nhận cho mấy con tu cái chỗ mà động, chỗ nhiều người, mà nó chấp nhận chỗ tu yên tịnh, thanh vắng. Phương pháp đó nó bắt buộc các con phải tu chỗ yên tịnh, thanh vắng. Định niệm hơi thở thì nó phải như vậy.

(1:14:01) Cho nên trước khi Đức Phật truyền dạy, chúng ta phải tìm nơi vắng vẻ khu rừng, gốc cây, bên bờ suối hoặc tới nơi yên tịnh, gò mả nghĩa địa nơi vắng vẻ. Để rồi khi mà tìm nơi vắng vẻ rồi, Đức Phật dạy kế tiếp chúng ta làm cái gì nữa ? À bây giờ đi khất thực, ăn cho no một bụng đi, chớ còn đói thì ngồi tu không tu được đâu. Nói cho rõ ràng, một bài pháp Phật dạy quá rõ, đi khất thực về ăn một bụng. Rồi nghỉ một chút cho tiêu cơm cái đã. Rồi khi được nghỉ một chút rồi bắt đầu lại tìm nơi chỗ vắng vẻ tập ngồi kiết già. Tập ngồi kiết già không có nghĩa là ngồi tréo chân lên rồi bắt đầu ngồi hít thở theo kiểu mấy con. Đức Phật tập ngồi kiết già, nghĩa là ngồi kiết già lưng thẳng, tréo chân đàng hoàng, ngồi coi thân thể mấy con có yên chưa. Còn ngồi, chưa ngồi chưa yên gì hết đã bắt đầu lo hít thở rồi, thân chưa yên thì tâm làm sao nó nhiếp vô hơi thở được, nó không trọn vẹn được.

Cho nên tập ngồi kiết già lưng thẳng, bắt đầu mình ngồi kiết già lưng thẳng, mình nghe coi thử coi mình ngồi coi nó bao lâu. Mới đầu thì chúng ta tu hơi thở đó, nhưng mình tập ngồi kiết già theo cái chỗ yên tịnh. Chúng ta tréo chân lên, chúng ta nghe thân bao lâu mới được yên, hai chân này ngồi như thế nào? Bắt đầu mình ngồi nghỉ như vậy coi thử coi từ 5 phút đến 10 phút coi có thay đổi gì không? Coi có tê nhức gì không? Cái thân tu được, mình ngồi mình quán 15 phút coi được không? 15 phút coi được không, nếu mà được thì mình tăng lên 20 phút. 20 phút mình ngồi thử, xem xét thử coi, mình quan sát cái thân của mình ngồi có đau, có tê, có nhức? Mình thấy à 20 phút này mình thấy nó (…​) như vậy là không được, hoặc là nó ngứa, bắt đầu nó tê, bắt đầu mình ngồi cho đến 30 phút thử coi nó tê đến mức độ nào?

Do đó mình biết bây giờ mình ngồi chừng khoảng độ 10 phút thì nó không tê, bắt đầu từ 10 phút trở lên bắt đầu nó tê, bắt đầu mình lấy 10 phút tiêu chuẩn, bởi vì đó là mình tập ngồi kiết già mà, các con hiểu không? Còn không, sau đó mình ngồi tréo chân, đau quá cái tháo chân ra, phải không? Cho nên Đức Phật thường dạy mình đi tìm nơi thanh vắng mà ngồi, ngồi kiết già lưng thẳng, vậy bây giờ tập ngồi kiết già cho được. Cho nên những phương pháp khác mình ngồi bán già, phương pháp này mình ngồi hít thở, mình ngồi kiết già cho nên mấy con ngồi tréo lên. Có người kéo lên. “Trời ơi! Đau quá chịu không nổi!” thì do đó mình phải tập. Bây giờ mình bắt đầu ngồi, Thầy dạy cho cách thức ngồi kiết già, ai ngồi được rồi thì thấy dễ, còn ai chưa ngồi được thấy khó chứ không dễ đâu.

Bắt đầu hai chân, vào mình đừng có tréo, mình ngồi xếp bằng như vầy, mình ngồi một lúc cho nó êm, ở bên đây, bên đây nó êm rồi đó. Bắt đầu lôi chân tréo lên, nó cũng đau đó mà đau ít hơn. Mình tréo lên cái mình để thử đó, để cho một hơi nó êm luôn, bắt đầu tháo nó ra, rồi để ngồi trở lại. Bắt đầu ngồi trở lại nhiều lần, tập luyện kéo lên, kéo xuống như vậy thì các con sẽ ngồi kiết già được. Chứ đừng có vô, mới ngoài kia vô ngồi tréo chân lên thì cái người đó người ta quen rồi, còn mình chưa có quen, kéo lên một cái là kể như là mình ngồi nó đau ghê gớm lắm. Vì vậy mình phải ngồi trước, ngồi bán già như thế này, để hai cái chân trên, chân dưới ngồi một lúc nó êm rồi, cho nó dịu mấy khớp xương chứ không có gì hết.

(1:17:39) Sau khi nó êm dịu được rồi, bắt đầu mình bung ra mình mới kéo trở lại, kéo nó lên mình thấy nó đau ít chứ không đau nhiều đâu, rồi một hơi nó hết đau, nó quen nghe khi mình ngồi yên. Nghe cái lực trong người nó thấm, coi như nó đi lên thấm lên. Coi như cái sức nóng nó tỏa lên đầu, nghe cảm giác có lực nóng ở trong người của mình, tức là thấm nó bốc lên.

Đó là sự tu tập của cái cách kiết già, nó làm cho chúng ta gom tâm rất là chính xác và rất là kỹ lưỡng khi mà tập ngồi kiết già được rồi. Bởi vì tu tập mấy con đừng có vội vàng. Như hơi thở đi vô mình ngồi hít thở, tuần tự chậm chậm nhưng mà chất lượng cao. Tập cho nó ngồi cái thân yên rồi bắt đầu lần lượt thấy thân yên rồi tác ý: "Hít vô, tôi biết tôi hít vô. Thở ra, tôi biết tôi thở ra." hoặc là: “Thân tập trung ngay nhân trung. Biết hơi thở ra, biết hơi thở vô, không được quên nghe không?” Nhắc nó vậy đó, rồi bắt đầu hít, rồi thở hoặc là: "Hít vô, tôi biết tôi hít vô. Thở ra, tôi biết tôi thở ra." Theo cái phương pháp tác ý sẵn có ở trong 18 đề mục.

Mà bây giờ mình muốn đặt ra đặt ra một câu trạch pháp, mình vẫn sai nó được chứ đâu có không. “Cái tâm phải tập trung tại nhân trung. Biết hơi thở ra vô nha! Mày không được phóng dật! Không được ngó qua, ngó lại! Không được khởi niệm nha! Không được hôn trầm buồn ngủ nữa!” Nhắc, mình sợ ngồi nó ngủ thì sao, cho nên mình nhắc một loạt, bắt đầu nó ghi nhận rồi nó để đó. Cho nên vì vậy mà nó không hôn trầm.

5- THIỆN XẢO TRÁNH ỨC CHẾ TÂM

(01:19:27) Còn mấy con ngồi sao không nhắc, nó bắt đầu gục tới gục lui, mấy con không dạy cái tâm mình. Bởi vì Đức Phật nói mình huấn luyện tâm, cũng như huấn luyện một con vật, huấn luyện một con voi, có phải không? Trong kinh Đức Phật nói huấn luyện con voi, cho nên huấn luyện thân tâm mình là mình huấn luyện con vật. Người mà huấn luyện con thú vật, cho nên mình dạy nó, mình bảo nó, nó biết nghe chứ không phải là không biết nghe. Thầy nói tâm và thân của mình nó biết nghe, mình phải hướng dẫn nó, mình phải dạy.

Từ lâu đến giờ các con, cha mẹ sanh được cái thân ra, nhưng mà nó muốn gì mình phải làm theo nó, chứ mình chưa huấn luyện nó chút nào hết đâu. Có phải không mấy con, có đúng không? Thầy nói có đúng không? Tức là cái thân và tâm muốn là các con làm theo, chớ ít khi mà các con răn dạy nó, bảo nó sửa cái này cái kia. Chớ mấy con sáng suốt, mấy con răn dạy, bảo nó sửa, nó sửa theo đúng cái ý muốn mấy con chứ nó không có làm bậy đâu. Nó rất là dễ dạy chứ nó không phải là khó dạy đâu, coi vậy chứ thân tâm mình nó một phần của vật chất, vật lý cho nên nó điều khiển được nó.

Nhưng mà mình phải biết huấn luyện nó, chứ mình ức chế nó phản ứng lại, tức là nó chịu đựng không nổi, nó đau bệnh. Cho nên vì vậy mình vận dụng hơi thở sai nó cũng làm cho mình mệt. Cho nên trong sự tu hành, mấy con lần lượt mấy con tập luyện, huấn luyện. Mấy con nhìn thấy người làm xiếc không? Họ dụ một con khỉ, con vật, con gấu, con cọp, nó làm được cái chuyện gì đó, họ cho nó ăn bánh, nó mừng quá, vậy là nó làm nữa để cho chủ nó cho nó ăn. Còn mình cũng dụ nó, mày ráng làm vậy được thì mày hết khổ chứ gì, mày xả cái tâm mày đừng có sân thì mày hết khổ chứ gì, nó nghe nó cũng mừng.

(1:21:21) Cho nên vì vậy mà nó vẫn làm theo mình, còn cái này mình cứ biết pháp mình tu tập, nhưng thật ra tức là, nhưng phương pháp đó huấn luyện tâm chứ không phải gì hết. Hôm nay Thầy nói để mấy con biết được. Cho nên vì vậy mà phương pháp lấy ý thức của mình dẫn đi vào chỗ giải thoát của nó. Cho nên trong kinh Pháp Cú: "Tâm làm chủ, tâm tạo tác, tâm dẫn đầu các pháp". Mà dẫn đầu các pháp, cho nên dẫn vào chỗ mà mình muốn cho đừng có khổ nữa. Các con cố gắng dùng pháp Như Lý Tác Ý dẫn tâm mình. Mình ngồi hít thở, mục đích hít thở là để an trú trong hơi thở chứ gì? Mà an trú trong hơi thở thì đừng có nhắc. Nó xảy ra cái gì, hôn trầm, thùy miên, nó sanh ra cái niệm này, niệm kia, nó không an trú được, cho nên mình nhắc nó, bảo nó: "Đừng có khởi niệm! Tập trung trong đó, biết hơi thở ra vô cho rõ ràng. Đừng hôn trầm, thùy miên, mày phải nghe lời tao!" Do đó mình dặn nó được như vậy rồi, bắt đầu hơi thở thấy ba mươi phút im re, nó làm theo ý muốn của mình.

Khi các con thấy tu tập mà cái pháp Như Lý Tác Ý có hiệu quả, mấy con nhắc cái tâm đâu là nó làm đó. Mà nhắc cái thân: "Mày đừng có đau nữa! Đau tao khổ lắm, mày đừng có đau, mày phải mạnh đi! Cái thọ là vô thường, mày đừng có đau nữa!". Nhắc nhở nó vậy. Bắt đầu nương vào hơi thở, cái đau nó đi mất, đó là cách thức dụ dỗ thân mình.

Còn những cách thức truyền lệnh, cũng có khi mình phải căng thẳng với nó, nó cứng đầu mình phải căng thẳng với nó: "Mày dừng lại không được sân nữa! Sân là chết!” Hoặc: “Mày dừng lại không được ngủ! Phải tỉnh táo! ”.

Đó là những cái pháp, cái phương pháp truyền lệnh và cũng là phương pháp dụ dỗ. Cho nên các con có lúc nhẹ nhàng dụ dỗ nó, mà có lúc phải căng. Lúc nào biết dụ dỗ, lúc nào lấy roi đánh nó, các con phải biết chớ. Lúc mà nó chưa có bệnh, chưa có đau, chưa có bệnh tật gì hết thì các con cứ quất nó. Còn lúc bệnh đau, yếu đuối, ăn ít nó mệt nhọc thì các con dụ dỗ nó, chứ các con đánh nó riết, nó chết luôn.

(1:23:37) Cho nên phải biết lúc dụ dỗ, lúc không dụ dỗ. Đó là thân tâm chúng ta qua sự tu tập như vậy. Cho nên đạo Phật có những phương pháp rèn luyện, khi mà cái thân chúng ta đã ngồi kiết già được rồi, ngồi yên thấm rồi, bắt đầu mới nhắc, mới tác ý đâu cho rõ ràng, rồi bắt đầu hít thở. Mà hít thở như vậy vẫn còn thấy vọng tưởng ra vô, chúng ta lại đổi hơi thở, tác ý một câu: “Hít!” rồi bắt đầu hít vô, “Thở!” bắt đầu thở ra. Tại sao mà mình hít thở năm hoặc mười hơi thở hoặc một phút, năm phút, ba mươi phút mà nó còn vọng tưởng? Là tại vì nó chưa có quen an trú, cho nên vì vậy thấy cái tâm chưa có quen, cho nên mình phải nắm hai cái tay nó, nương như một đứa bé nhỏ chưa biết đi. Nương, mình dẫn nó đi từng bước, từng bước xịu bên đây, xịu bên kia, nhưng mà mình nắm bằng hai tay cho chặt.

Thì phương pháp huấn luyện cho nó đi cho vững trên hơi thở bằng cách hít, nắm cái tay nương cho nó biết bước đi chứ gì! Thở là bước một bước nữa chứ gì? Và hít, thở: hít, thở, mình cứ nương. Các con có con cái rồi, tập cho nó đi các con mới biết điều mà Thầy nói. Thì bây giờ mà các con tập cho nó thở, cái thân của con thở cho nó đúng để cho tâm trú cho được. Mấy con dạy cho một đứa bé, đứa nhỏ chưa biết đi để cho nó biết đi, đi trên hơi thở của nó, đó là cách thức như vậy.

(1:25:15) Còn bây giờ mấy con cứ chổng khu hít thở, làm sao tui cứ tu hoài không đúng, tại vì mình không tập mình, mà mình ép buộc làm như vậy. Cố gắng chổng khu tập trung, trợn trắng mắt lên mà nhìn, nhìn hơi thở chứ gì, tới chừng nhức đầu quá. Trời ơi, nhức đầu quá! Như vậy là mấy con quá tập trung. Các con nhớ chưa?

Cho nên trong sự tu tập mấy con khéo léo thiện xảo nhắc. Thầy nhắc vì có tu tập rồi, mấy con mới biết cái sai của mấy con đã đi qua. Còn nếu mà hôm nay Thầy không nhắc thì mấy con nghĩ tu đúng chứ gì, nhưng mà đi qua rồi thì mấy con mới biết cái sai. Cho nên hôm nay mấy con vào đây tu, mấy con được dạy, huấn luyện kỹ lưỡng. Cho nên khi tu một pháp gì đó, mình phải tu cẩn thận kỹ lưỡng.

6- CUNG KÍNH PHÁP

(1:26:03) Cho nên thậm chí như Thầy đã nói: “Cung kính Pháp” mà. Các con nhớ! Mình cung kính Pháp, mình ăn mặc áo tràng, áo dài đoàng hoàng khi mà mình ôm một cái pháp, mặc dù là hơi thở. Mặc dù trời vẫn nóng nực, nhưng mình vẫn ngồi hẳn hoi đàng hoàng, vẫn mặc áo đàng hoàng. Mình cung kính nó từng hơi thở, mình vẫn giữ gìn nó rất kỹ lưỡng, do đó kết quả rất lớn mấy con. Còn mình mặc áo ngắn, có nhiều người bên nam phái, họ nói nực quá, họ cởi áo, họ ở trần họ ngồi thiền. Trời ơi! Họ hít thở kiểu này giống như võ sĩ chứ đâu phải cái người tu theo Phật đâu ? Họ kính trọng Pháp đâu ?

Cho nên ở đây, tất cả những điều mà các con coi thường Pháp là không đúng cách. Cho nên nhớ những điều Thầy nói, khi chúng ta không muốn tu thôi, mà muốn tu dù đi kinh hành cũng phải mặc áo đàng hoàng mới tu. Bởi vì đó là Pháp của Phật, pháp mà Đức Phật đổi bằng xương bằng máu của Đức Phật, chớ đâu phải pháp thường, Pháp để cho mình làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Mà bây giờ làm chủ đời sống mình như vậy mà mình coi thường nó, thì mình tu tới đâu. Cho nên mỗi lần mà ôm Pháp đi, theo Thầy nghĩ không được mắc áo ngắn phải ăn mặc tề chỉnh như mình đến gặp chúc mừng cha mẹ mình, chúc mừng tuổi thọ cha mẹ mình vậy.

(1:27:20) Cho nên các con đến chùa lạy Phật, các con ăn mặc đàng hoàng. Nhưng mà lạy Pháp các con không ăn mặc đàng hoàng, đó là các con nhớ kỹ trong việc tu tập, do sự cung kính như vậy mấy con mới có đủ niềm tin ôm chặt Pháp mà mấy con tu đến nơi đến chốn. Chứ không khéo mấy con không thể nào mà đạt được, thậm chí như Đức Phật khi tu xong Ngài còn quỳ xuống mà đảnh lễ cái Pháp, quá tôn trọng và cung kính, nếu không có Pháp này phỏng chừng Ngài làm chủ sinh, già, bệnh, chết không? Không thể được! Cho nên khi mà tu xong rồi, Ngài mới thấy tuyệt diệu. Do chính Ngài, Ngài đã làm ra Pháp này mà Ngài còn quý trọng, còn huống hồ chúng ta có làm ra được cái Pháp này đâu, có biết cái Pháp này đâu ? Thế mà sao chúng ta không kính trọng nó, phải không các con?

Cho nên vì vậy mà nhớ kỹ khi mà chúng ta tu hơi thở, chúng ta phải đi lần lượt, bây giờ nhiếp về đề mục thứ nhất: "Hít vô, tôi biết tôi hít vô!" như Thầy dạy kỹ lưỡng. Bây giờ về Pháp này thì chúng ta ngồi tu tập, thì hiện giờ mà nói để cho chúng ta nghe để tu tập, thì ở đây, có người nào mà có thể làm đúng Pháp này thì hãy ra đây ngồi, tập làm cho mọi người xem thấy. Ai làm được ? Có người nào làm được việc Định Niệm Hơi Thở này không? Trong cái ý của mình làm, chớ có ai biết được đâu, cho nên đâu có diễn tả được cái hành động nào đâu.

Bây giờ cũng ngồi như quý vị ngồi vậy thôi, chứ còn không biết gì hết. Cho nên bây giờ chúng ta có làm gì đi nữa, chẳng qua là cái sự cẩn thận của mình mà thôi, chứ không thể biểu diễn qua hành động, qua cái chỗ ngồi mà hít thở vậy được, phải không các con? Người nào cũng ngồi theo đặc tướng của mình rồi, nhưng mà mình phải nhớ ngồi kiết già, đừng ngồi bán già. Nếu mà chúng ta, Đức Phật nói, tìm nơi vắng vẻ, khi tìm được vắng vẻ rồi phải ngồi kiết già, lưng thẳng. Bây giờ phải tập cách thức ngồi kiết già, lưng thẳng, ngồi cho nó yên rồi, bây giờ mới vô hơi thở.

Vô hơi thở phải tập từng hơi thở, phải kính trọng từ chỗ ngồi kiết già, kính trọng từ nơi yên tịnh. Bây giờ mấy con đụng chỗ nào ngồi yên tịnh, mình đâu có kính trọng tôn trọng cái nơi, vị trí yên tịnh mình đâu, cho nên mình hít thở cầm chừng, chứ không bao giờ mình hít vô một cách trọn vẹn hơi thở cả. Sau khi mình tu Định Niệm Hơi Thở cái đề mục thứ nhất rồi, an trú được rồi, nếu mà người nào nghe lời Thầy tu hơi thở đúng như vậy, thì mấy con tu trong vòng cao lắm là một tuần lễ là thuần thục, rất thuần thục cái đề mục này. Không bao giờ mấy con tu mà có một cái niệm nào xen vô, không bao giờ có hôn trầm, thùy miên nào xen vô chỗ mấy con đang ôm hơi thở này. Tu, mà mấy con tu có thời gian 30 phút thôi, chứ không phải tu đến 1 giờ, tại sao vậy? Tại vì kết quả của Định Niệm Hơi Thở này nó chỉ an trú tu 30 phút là chúng ta làm những công việc khác rồi.

(1:30:20) Nghĩa là làm những công việc khác rồi, không cần an trú nhiều. Chúng ta ngồi 30 phút được, chúng ta tăng lên một giờ hay hai giờ, ba giờ…​ thừa quá, mà lại xảy ra những điều kiện không hay của chúng ta, tức là rơi vào những trạng thái ức chế tâm, trạng thái tưởng rất nguy hiểm.

Cho nên lưu ý, chỉ 30 phút thôi, không được tăng lên trên 30 phút. Vì nếu có một hơi thở nào mà vào không niệm, không gì hết là lọt vào trạng thái tưởng. Bởi vì ý thức, thường thường ý thức là nó phải có sự tư duy, có sự suy nghĩ, khoảng thời gian từ 30 phút trở lên mà không suy nghĩ nó sẽ lọt vào trạng thái tưởng, tức là tưởng hoạt động, không phải còn ý thức hoạt động nữa.

Cho nên các con nhớ rằng khi mà tu sai để tưởng hoạt động, nó sẽ làm cho chúng ta điên. Cho nên người ta bị rối loạn thần kinh chỗ đó. Cho nên hầu hết mấy con tu sai, nó mới sanh ra trạng thái tưởng này. Cho nên nhiều khi mấy con không tác ý, suy nghĩ được, nó không suy nghĩ được.

Bây giờ tới đề mục thứ hai là hít vô dài hoặc hít vô ngắn, đó là điều hòa của hơi thở, bây giờ mấy con dẫn được được…​ (01:31:42)

HẾT BĂNG