THẦY DẠY MINH ĐIỀN - MỸ CHÂU 02 - THIỀN CỦA PHẬT LÀ LY DỤC LY ÁC PHÁP

THẦY DẠY MINH ĐIỀN - MỸ CHÂU 02 - THIỀN CỦA PHẬT LÀ LY DỤC LY ÁC PHÁP

1- THIỀN ĐỊNH TƯỞNG VÀ THIỀN ĐỊNH CỦA Ý THỨC

Nếu mà mình tỉnh thức mà suốt ngày vậy đó không có được đâu. Bởi vì thứ nhứt, là mình không thể nào đủ cái sức tỉnh thức mà kéo dài suốt cái thời gian một, hai tiếng đồng hồ liên tục được. Mà nếu mà nó có liên tục được thì mình rớt trong trạng thái khác. Mình sẽ rớt trong trạng thái Không Vô Biên Xứ hay hoặc là Thức Vô Biên Xứ.

Từ đó thí dụ bây giờ nó kéo dài cái thời gian từ một giờ hay hoặc đến từ sáng cho đến chiều, mình ở trong cái hành động mình đi tới đi lui mình vẫn biết đó, thì cái tâm của mình nó sẽ rớt trong những cái trạng thái khác, nó không thể nào mà nó, kinh Phật xác định rất rõ là ngoài kinh Tiểu Không mà xác định.

Mình sẽ, nếu mà mình, thí dụ như bây giờ mình ngồi, mình giữ tâm mình biết, luôn luôn lúc nào nó cũng không có cái niệm, hoàn toàn nó không có niệm thiện, niệm ác. Thì lúc bấy giờ nếu mình không giữ được cái biết đó đó, cái biết đó nó mất đi, thì nó rớt mình vào trong Không Vô Biên Xứ, tức là cái không.

Cho nên, nếu mà người mới tu họ hay rớt trong cái không giống như ngủ, chớp mắt cái trong đó, rồi choàng cái tỉnh dậy, tưởng như, trời giống như mình nhập Định, nhưng mà giống như định ngủ thôi. Thì đó gọi là Không Vô Biên Xứ. Cái không không có biên xứ, không có ranh giới.

Mà nếu mình thường mình giữ cái biết, đừng có để cho rớt trong cái không, thì cái biết đó nó có. Thì cái biết này nó rớt vô Thức Vô Biên Xứ. Bắt đầu từ cái âm thanh, hoặc là mọi người, nó làm như là ở trong tâm mình lưu xuất ra.

Nó thấy, thí dụ như con chim kêu hay con tắc kè kêu, nó kêu ngoài đó chứ mọi lần thì mình thấy nó ở ngoài đó nó kêu, chứ không phải là ở trong tâm mình. Mà bây giờ mình ở trong cái trạng thái nó kéo dài, thì bắt đầu nghe nó như ở trong tâm mình nó lưu xuất ra tiếng kêu đó. Nó gọi là Thức Vô Biên Xứ, nó không còn cách nhau. Âm thanh, sắc tướng nó không còn cách nhau gọi là Thức Vô Biên Xứ.

Cho nên, các vị tổ sư Thiền mà tu tới đó, họ thấy như phản bổn hoàn nguyên, trở về vạn hữu. Coi như là phủ trùm vạn hữu. Mình là vạn hữu, vạn hữu là mình. Tới đó nó rớt trong cái Thức Vô Biên Xứ. Còn nếu mà không rớt, không giữ được cái thức, cái biết mình mất đi thì nó sẽ rớt trong Không Vô Biên Xứ.

(2:17) Bởi vì mình ức chế tâm chứ không phải xả tâm, cho nên nó đâu hết tham, sân, si được. Còn trái lại khi mình tu phải không, mình muốn hết tham, sân, si, thì như đức Phật dạy đó, mình bắt đầu mình tu tỉnh thức trước. Thì như cái mười sáu đề mục Thiền Định Niệm Hơi Thở đó: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra. Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài”.

(2:38) Rồi “Hít vô ngắn tôi biết tôi hít vô ngắn, thở ra ngắn tôi biết tôi thở ra ngắn”. Tức là nó kèm theo cái pháp hướng, chứ không phải ngồi đó để mà mình tự động im lặng mà cái thức mình biết, cái thức mình biết là Thức Vô Biên Xứ đó. Còn cái Phật dạy thì mình luôn luôn mình hướng tâm mình nhắc. Như Lý Tác Ý mà, để cho cái tâm nó tỉnh thức.

Thì đồng thời khi mà nó biết nó tỉnh thức rồi thì không phải nhắc “Tôi hít vô tôi biết tôi hít vô” nữa đâu, mà là nhắc “quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”. Bây giờ phải xả tâm, xả tâm trong chỗ mình tỉnh thức hơi thở.

Các con thấy không? Các đề mục Phật dạy rõ mà tại mình không nghiên cứu kỹ. Cho nên mình không biết, mình cứ ngồi, mình giữ tâm cho hết vọng tưởng, thành ra nó sai. Mà khi xả tâm được rồi gọi là ly dục ly ác pháp là nhập Sơ Thiền chứ không phải ngồi. không phải ngồi thiền mà nhập Sơ Thiền, mà cái tâm mà ly dục ly ác pháp thì cái tâm không có bị động.

Cho nên cái danh từ mà gọi là Sơ Thiền, nó còn một cái danh từ gọi cái định đó nữa gọi là Bất Động Tâm Định. Tâm mình bất động trước các pháp, ai làm gì không giận không hờn hết bởi vì nó ly dục ly ác pháp rồi. Cho nên gọi là Bất Động Tâm Định. Thấy chưa? Nếu mà mình Bất Động Tâm Định rồi thì con người có giải thoát không? Có ai làm cho mình giận?

Mình thấy như đâu có ham muốn hết, vì ly dục đâu còn muốn. Có bấy nhiêu đó cái tâm được giải thoát rồi chứ mình chưa nói đến Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền đâu. Cái đó nó còn cao hơn nữa.

Mà khi nhập được Sơ Thiền, thì nó mới có thể nhập được Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Nó không phải như cái Thiền Đông Độ mà ngồi ức chế hết vọng tưởng, rồi nó rớt trong Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, nó đi vào cái ngả của Định Tưởng, của bốn cái loại Thiền Định Tưởng. Chứ không phải là mình nhập bốn thiền này rồi, mình mới nhập bốn Thiền Tưởng. Bốn Thiền Tưởng gọi là Định Vô Sắc.

Thấy không, người ta sắp xếp nó đó. Còn bốn cái thiền mà từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền thì người ta gọi là Thiền Hữu Sắc. Bốn cái Thiền Hữu Sắc, người ta cho nó là Thiền phàm phu, nhưng mà không ngờ đó là cái đường lối của đạo Phật đã thực hiện được con đường giải thoát.

(4:27) Cho nên khi mà đức Phật tu nhập đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, thì người ta tưởng chắc có lẽ đức Phật nhập từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền, rồi mới nhập tới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ chứ gì. Tức là bốn Định Hữu Sắc đến bốn Định Vô Sắc chứ gì?

Nhưng mà đức Phật đã nhập đến cái định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ thì không thấy giải thoát, đức Phật mới nhập trở lại cái định Bất Động Tâm Định, thì lúc bấy giờ mới là, mới thấy được ba cái lậu hoặc là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, nó mới dừng.

Bởi vì tâm mình bất động rồi thì nó đối tượng nó không còn tham, sân, si ham muốn nữa thì nó mới hết lậu hoặc, gọi là Bất Động Tâm Định. Cái tâm, cái Định đó, cái tâm nó bất động rồi, thì lúc bây giờ nó sẽ giải thoát. Chứ không phải ở chỗ Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định mà nó giải thoát.

2- ĐỨC PHẬT TÌM RA CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT

(5:14) Nhưng mà đâu có, ở trong kinh sách của Phật không có, các vị mà ngoại đạo không có dạy đức Phật nhập từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền. Nhưng mà cái mà đức Phật nhập được cái Sơ Thiền này, là lúc đức Phật còn nhỏ mà đi với vua cha xuống làm cái lễ hạ điền đó. Thì ngài ngồi dưới cái cây jambu đó, ngài ngồi đó Ngài chơi, thì ông vua cha xuống ruộng cày.

Thì ngày đó Ngài ngồi chơi thôi, con nít mà ngồi chơi, thì Ngài ly dục ly ác pháp, tức là Ngài xả cái tâm của mình. Lúc bấy giờ Ngài nhập vào cái định gọi là Sơ Thiền. Chỉ có ly dục ly ác pháp ngồi chơi chứ đâu phải ngồi thiền như mình đâu. Ngồi chơi nhưng mà xả cái tâm, xả cái tâm gọi là ly dục ly ác pháp mà nhập.

Cho nên khi mà đức Phật tu mà thấy không kết quả, thì đức Phật mới hồi tưởng lại. Lúc bấy giờ cái cơ thể đức Phật bởi vì ăn ít quá, đức Phật có tu về hơi thở, nó có năm cái giai đoạn hơi thở. Mà năm cái giai đoạn hơi thở đó, là do cái sự của ngoại đạo hướng dẫn đó, cho nên ức chế hơi thở gọi là ức chế tâm. Cái ức chế đầu tiên là nó rơi vô Không Vô Biên Xứ, cái ức chế thứ hai, nó rớt vô Thức Vô Biên Xứ đó, nó có rõ ràng.

Ức chế tới cuối cùng mà đức Phật nín thở đó, mà gần sắp chết. Cho nên đức Phật tìm thấy cái chỗ mà tu mà ức chế cái tâm mình như vậy, nó không đạt được giải thoát, mà ức chế. Cuối cùng thì đức Phật day qua ức chế thân, ức chế thân là ăn ít. Mình nói khổ hạnh đó, ăn ít.

Đầu tiên thì ức chế tâm, tu về pháp hơi thở ức chế tâm. Sau đó thì đức Phật lại tu về cái ức chế thân là ăn ít. Coi như là một ngày mình ăn một bữa, bây giờ đức Phật ăn một bữa mà lại ăn có bảy hột mè, hay hoặc là ăn có một chén cháo thôi. Cháo đậu xanh ăn một chén thôi, ăn ít quá ít, cơ thể hết đi nổi, đức Phật còn nằm thôi chứ đi không nổi nữa vì kiệt sức rồi, gọi là khổ hạnh tối đa.

Nhưng mà trong khi đó đức Phật mới nằm đó cái trí của mình thôi, cái thân đi không nổi là tại vì nó không có đủ thực phẩm rồi. Nhưng mà đức Phật suy nghĩ, từ cái chỗ ức chế cái tâm của mình thì cũng không giải thoát. Bây giờ tới ức chế cái thân, tưởng là làm như vậy, nó khổ hạnh như vậy là nó sẽ giải thoát chứ gì? Cuối cùng không giải thoát.

Đức Phật thấy mình vẫn còn tham chứ, vẫn còn muốn sống đó chứ nó đâu phải sợ, đâu phải sợ chết, vẫn còn ham sống đó. Cho nên đức Phật thấy không giải thoát. Cho nên đức Phật bây giờ mới nghĩ lại cái lúc hồi còn nhỏ, mình ly dục ly ác pháp mình nhập Sơ Thiền, do ly dục sanh hỉ lạc. Đức Phật nói: “Còn dục mà sao gọi là, còn hỉ lạc làm sao mà gọi là giải thoát được?” Thì đức Phật mới lập lại một lần nữa.

Bởi vì đọc trong cái bài mà Saccaka của cái bộ trong Trung bộ đó, tức là cái bộ kinh Pali mà Hòa thượng Minh Châu dịch đó. Cái bộ Trung bộ đó, thì mới thấy cái bài kinh đó. Thì lúc bấy giờ đức Phật mới hồi tưởng lại lúc bé của mình mới thấy, rồi đức Phật mới lặp lại. Có hỉ lạc làm sao gọi là giải thoát được?

(8:07) Nhưng mà đức Phật mới lặp lại. Ly dục sanh hỉ lạc, ly dục không còn dục, nó có hỉ lạc. Hỉ lạc này nó không phải là do dục. Còn bây giờ, cái dục kia là cái dục của cái dục, cái hỉ lạc đó nó theo dục, cái này mình chỉ ly dục nó mới có. Không biết chừng con đường này có thể là đạo lộ giải thoát, đức Phật suy nghĩ mà.

Nhưng mà cơ thể ta bây giờ làm sao mà ta tu được cái này? Ta tu làm sao được. Nó mệt, nó nằm như vầy, nó làm sao được? Cho nên đức Phật mới suy nghĩ, mới ăn trở lại đó. Ăn lại đầy đủ là ăn một bữa mà ăn lại đầy đủ, ăn no đó, không có còn ăn ít nữa, không có tiết thực nữa.

Lúc bấy giờ đức Phật mới ăn trở lại thì năm anh em Kiều Trần Như nói: "Ông này hết khổ hạnh rồi". Hồi ăn có bảy hột mè hay hoặc ăn chén cháo nhỏ đó, thì mấy ông đó chờ cho ông này gần chứng đạo được là mình theo ông tu liền. Cũng chịu khó, cũng tiết thực, cũng khổ hạnh đến mức tối đa đó, mà chờ cho ông tu cái đã, được đã. Phải không. Nhưng mà cuối cùng ông này ông lại bỏ, ông lại ăn trở lại.

(9:19) Thôi kiểu này thôi! Thôi mình không có chơi ông này nữa. Bởi vì, người ta dạy cái đó là cái đường giải thoát mà ông ăn trở lại làm sao ông giải thoát, cho nên chạy theo dục rồi. Nhưng mà đức Phật suy ngẫm, bây giờ mình phải đi cái lộ trình này, đức Phật chấp nhận ăn trở lại.

Là khi mà cái người chăn dê, họ đổ cho đức Phật được cái bát sữa đó, đức Phật tỉnh lại, mới hồi tỉnh lại, mới nhớ tất cả mọi cái. Sau đó mấy người đó rời đi rồi thì đức Phật đi khất thực, mới trở về gốc cội bồ đề đó. Mới hồi, mới ăn uống trở lại để mà phục dưỡng cái cơ thể mình mạnh khỏe trở lại. Rồi mới bắt đầu, mới tu từ Sơ Thiền đó, mới đi vào, mới đạt được chứng đạo, 49 ngày.

3- NỖ LỰC TU HÀNH MÀ KHÔNG GIẢI THOÁT KHỔ VÔ CÙNG

(09:55) Đọc lại cái giai đoạn đó, nhưng mà phải nói là cái khắc khoải khi một người, người ta nỗ lực tu mà không có đạt được. Lúc đó là lúc sắp chết đó, chứ không phải là lúc thường. Mà trong lúc mình không biết pháp, không biết đường đi nữa. Mà bỏ hết cuộc đời, bỏ ngai vàng như đức Phật, thì chúng ta phải hiểu được cái tâm trạng đó. Bởi vì mình chưa có tới cái chỗ đó, chứ còn mình tới cái chỗ đó thì thấy đau khổ lắm.

(10:18) Cũng chẳng hạn bây giờ các con là tu sĩ các con tu này, các con theo cái pháp môn nào đó tu, mà đến giờ này xét lại mình cũng vẫn chưa được giải thoát, thì mình thấy đau khổ. Mình cũng hết sức, chứ đâu phải không.

Nhưng mà tại vì mình thấy mình vẫn còn hy vọng. Bởi vì mình không có cái quyết liệt của mình đó, thành ra mình hy vọng là có lẽ mình tu chưa tới, thành ra mình bám mình tu. Chứ còn thiệt ra thì nếu mà được, thì trong cái thời gian chừng 5 năm, cao lắm là 10 năm là phải được. Mà không được, mà mình hết sức tu mà không được là cái pháp đó không tu được. Bằng chứng là tu không được.

Người ta luyện võ, ít ra 5 năm, 10 năm người ta cũng phải giỏi. Còn mình tập luyện Thiền Định tới 5 năm, 10 năm rồi bây giờ, cũng xuỵt xạc, cũng ngồi cỡ đó hai, ba tiếng đồng hồ, thôi rồi! Nhìn lại cái tâm nó thì nó cũng giảm bớt, chứ không phải không hết, thì tức là không được, xác định cái pháp không được. Chứ đừng có cố chấp rồi nói chắc mình tu chưa tới.

Đừng có nghe các miệng mấy ông tổ nói phải tu nhiều kiếp đó. Họ tu không được, rồi họ cũng dạy mình kiểu phải nhiều kiếp đó. Đời nay tôi biết trong đời nay, có được thân người là khó mà được Phật pháp là khó hơn mà. Được thân người đâu phải dễ, mà bây giờ tôi nỗ lực tu, tôi bỏ hết, tôi xả hết. Cái cuộc đời tôi, tôi đâu còn nghĩ gì hết, mà tu không được gì hết thì tu làm gì đây nữa? Tôi bỏ.

Cho nên đau khổ lắm. Thầy cũng nghĩ cái đời Thầy, Thầy bỏ hết, cho tới bốn mươi mấy tuổi ở trong thất chín năm trời tu mà không được, kể như muốn chết, chứ ai mà sống làm cái gì đây? Nhìn ai? Cho nên chừng đó mình mới thấy khổ.

4- ĐẠO PHẬT DẠY ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI, LÀM THÁNH

Nhưng khi mà đúng pháp rồi nhanh, đúng pháp là tu nhanh. Nghĩa là quyết tâm xả là nhanh lắm. Bởi vì Thầy nói như thế này, tại vì mình không quyết tâm xả, mình nửa đời nửa đạo. Cho nên cái cuốn “Đường Về Xứ Phật” Thầy nói rõ mà, đời ra đời, đạo ra đạo, chứ đừng có lướt ướt vừa tu, mình vừa sống đời, mà vừa tu nữa, thì người đó tham quá độ! Muốn làm Phật mà cũng muốn làm chúng sanh nữa thì đâu có đủ.

(11:59) Đời ra đời đạo phải đạo, dứt khoát. Cái đạo Phật nó rõ ràng nó cụ thể. Bây giờ mình là một cái người cư sĩ đi, đệ tử của Phật có giới cư sĩ mà. Nhưng mà cái đạo đức phải hẳn hòi chứ đâu phải người cư sĩ mà nói chuyện bộp chộp sao được, không được đâu, phải đạo đức đàng hoàng. Mà đạo đức của đạo Phật nó hẳn hòi lắm chứ đâu phải. Đọc giới luật của đức Phật, chúng ta thấy đạo đức rất kỹ lưỡng.

Nếu một trăm giới chúng học mà không biết, các con không biết có đọc chưa, một trăm giới chúng học. Thầy nói bây giờ, khạc nước miếng hay là nhổ nước miếng, mình nhổ trên bụi cỏ là không được đó. Cái vệ sinh của đức Phật thời đó kinh khủng lắm. Thí dụ như cái dòng nước vầy đó, mình khạc mình nhổ dưới nước không được, Phật cấm liền, đó là vị Tỳ kheo phạm giới đó. Mà cái đó là cái đạo đức của đạo Phật đó. Con thấy không?

Cái hành động đó là hành động thiếu vệ sinh đó, chứ đừng nói đái ỉa. Thầy nói như vậy đủ biết là đạo Phật, cái kỷ luật của nó mà giữ cái môi trường sống của con người. Trên cái cỏ vầy không được nhổ nước miếng trên đó, không được đi trên đó giậm chứ đừng nói. Đó là cái giới luật của Phật hẳn hòi nó còn đi như vậy đó.

Nhưng mà cái người cư sĩ mà giữ được như vậy là ly dục ly ác pháp đó. Mình giữ được như vậy là ly dục ly ác pháp, tức là không làm khổ người khác. Mình làm khổ, mình nói nặng người ta, người ta giận đó là khổ trực tiếp rồi đó. Nhưng mà mình phun nước miếng, mà nước miếng mình rủi bị vi trùng lao gì mình phun, truyền nhiễm người ta thì đó là mình làm khổ người ta bao nhiêu không?

Đó nó rất là rõ ràng là hành động nhân quả mình làm khổ mình. Cho nên đâu có. Ví dụ như bây giờ mình ho hoặc là mình khạc đàm vậy đó, thì mình phải lấy cái giấy, mình gói rồi bỏ nó. Rồi đi đến cái chỗ nào đó, mình mới bỏ có chỗ nơi chứ không phải bỏ bậy. Giới luật của Phật một trăm giới chúng học, trời, những cái oai nghi tế hạnh hết sức là kỹ lưỡng.

Thí dụ như bước vô trong cái phòng giảng, là dép phải bỏ ngoài chứ không được bước vô nữa đâu. Đó là cái oai nghi chứ. Bởi vì mình cung kinh pháp mình mới được pháp, chứ mình không cung kính pháp là không được pháp. Cái oai nghi.

(14:11) Cho nên người cư sĩ, người ta phải học một trăm giới chúng học, đó là giới chúng học của con người, tức là đạo đức của con người. Còn nói về đạo đức của bậc Thánh, là tất cả những cái giới khác nó là đạo đức của bậc Thánh. Mình có đạo đức con người rồi mình sống với đạo đức của bậc Thánh mới được chứ.

Đạo đức con người không được, đi đâu cũng phun khạc, giấy ăn gì cũng quăng tùm lùm ra đó thì môi trường sống dơ bẩn như vậy thì đâu có nghĩa là đạo đức đâu. Chứ đâu phải đó là cái hành động vệ sinh đâu, mà cái đó là hành động đạo đức. Mà không học đạo đức thì còn học cái gì? Tu không có đạo đức mà tu cái gì?

Từ cái đạo đức đó nó mới đi vào chỗ ly dục ly ác pháp. Từ cái ly dục ly ác pháp nó mới có được Thiền Định. Bởi vì đức Phật nói: "Giới thanh tịnh thì tâm nó mới thanh tịnh. Tâm thanh tịnh mới là Định". Cho nên Giới sanh Định. Còn mình chổng khu cứ ngồi thiền mà Định cái gì?

Đi ra đường ăn mía thì quăng cùng đường, còn muốn khạc nước miếng thì muốn đâu cũng nhổ được hết. Rồi hễ trên xe mà chỗ nào đi đường xa, mà xe mà đậu xuống đi tiểu, chỗ nào cũng tiểu được hết. Đâu phải vậy, đâu có đúng cái kỷ luật như vậy. Tức là cái đó là cái thiếu đạo đức.

Mà cái thiếu đạo đức đó, tức là cái thiếu xả tâm. Mình đừng nghĩ rằng những chuyện đó không phải xả tâm, xả tâm là do mình. Nhưng mà mình làm được cái này, cái tâm ly dục ly ác pháp của mình nó mới xả.

Bởi vậy khi mà Thầy dạy về giới luật để mà ly dục ly ác pháp để đạt được sự giải thoát, là giới phải thanh tịnh. Giới thanh tịnh nó không phải mình khép nó vào trong cái kỷ luật giới, mà mình phải dạy người ta tu. Tu giới nó mới dạy người ta sống hành động đạo đức, nó mới ai nghi chánh hạnh nó mới đầy đủ.

5- TÂM THANH TỊNH THÌ NHẬP ĐỊNH DỄ DÀNG

(15:56) Mà từ cái oai nghi chánh hạnh đầy đủ, do cái tâm tu tập đó mà nó đầy đủ thì cái tâm ly dục ly ác pháp nó tới. Cho nên không bao giờ mà họ phạm giới. Mà không phạm giới thì giới thanh tịnh, giới thanh tịnh thì tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì tâm định, thì lúc bấy giờ muốn nhập Định đâu có khó gì? Cái tâm thanh tịnh thì nó dễ lắm.

(16:15) Bây giờ muốn nhập định chứ gì? Thì cái người đó họ chỉ có hướng tâm họ Như Lý Tác Ý thôi. Tâm thanh tịnh họ tịnh chỉ mà, Phật nói tịnh chỉ. Tịnh tức là cái tâm thanh tịnh nó sẽ chỉ được các cái khác. Bây giờ mình muốn chỉ cái gì? Chỉ Tầm Tứ là vọng tưởng, đầu óc của mình khởi niệm chứ gì, mình muốn chỉ cái đó, thì mình ra lệnh mình nói: "Tầm Tứ phải tịnh chỉ, ngưng, không có được khởi niệm nữa".

Thì ngay đó mình ngồi đó, nó không khởi. Chứ mình ngồi đây, mình ức chế nó để rồi nó lọt vào Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ để làm gì đây? Còn cái này mình ra lệnh nó thôi, nó không có khởi nữa đâu. Đó thì, đức Phật nói khẩu hành ngưng nghỉ đó, là cái chỗ mà tịnh chỉ Tầm Tứ.

Còn bây giờ mình muốn tịnh chỉ hơi thở để mình nhập Tứ Thiền, thì mình cũng hướng tâm mình nhắc, mình Như Lý Tác Ý, mình nhắc nó thôi. Thì mình nói, thí dụ như mình ngồi lại yên lặng, mình muốn mình nhập Tứ Thiền chứ gì? Chứ đâu phải nhập Sơ Thiền rồi mới nhập Nhị Thiền, rồi Tam Thiền mới nhập Tứ Thiền. Không phải đâu!

Bởi vì đức Phật nói Tứ Như Ý Túc mà, Định Như Ý Túc mà. Mình muốn Định nào thì nó phải vô Định đó chứ đâu phải, phải nhập tuần tự rồi mới vô được đâu? Bởi Như Ý Túc mà, Định Như Ý Túc, mình muốn cái Định đó nó phải vô thôi. Phải không?

Cho nên bây giờ muốn nhập Tứ Thiền, thì ngay đó tôi ra lệnh ngay liền, tâm nó phải vô đó liền. “Hơi thở phải tịnh chỉ, các hành trong thân ngưng, nhập Tứ Thiền". Ra lệnh vậy, hồi cái nó nhập, hơi thở không còn. Phải không?

Mình tu, tâm mình thanh tịnh, không tham, sân, si thì nó làm được. Mà tâm còn tham, sân, si nó đâu làm được. Nếu mà cỡ tâm nó không tham, sân, si mà nó làm được, thì nó là bá chủ hoàn cầu. Bởi vì nó ra lệnh được, thì nó bảo cái thân bay nó bay, bảo cái gì nó làm cái nấy, cái đó cái lệnh của người ta mà. Người ta gọi là đạo lực, đâu phải chuyện dễ đâu. Mà tâm tham, sân, si thì ai làm được cái này?

Còn tâm tham, sân, si thì không làm được đâu, hết tham, sân, si mới được. Mà hết tham, sân, si thì phải ly dục ly ác pháp. Mà ly dục ly ác pháp thì Thầy hay là anh hay là cư sĩ các con cũng phải sống đúng giới luật. Phạm giới luật là không được. Bởi vì đức Phật nói Tam Vô Lậu Học phải không? Giới - Định - Tuệ nó mới vô lậu. Mà giới mình không được mà mình biểu mình hết vô lậu, để cho mình được cái lệnh như vậy thì làm sao có được?

6- GIỚI LUẬT GIÚP LY DỤC LY ÁC PHÁP

(18:11) Phật tử Mỹ Châu: Nếu ly dục ly ác pháp là phải giữ giới, phải không Thầy?

Trưởng lão: Phải giữ giới. Giới nó mới ly đó. Bởi vì giới là…​

Phật tử Mỹ Châu: Theo như tụi con là phải giữ mấy giới, để được cái đó hả Thầy?

Trưởng lão: À có năm cái giới thôi. Nó ba cái giới đầu tiên là Phật giới, Pháp giới và Tăng giới. Mình sống mình thường đến chùa, mình nương theo các vị Thánh Tăng, mình nương theo pháp Phật dạy rồi mình nương theo gương hạnh của Phật. Mình tập sống, chứ mình chưa có hoàn toàn được ba cái giới này đâu. Ba giới gọi là Tam Quy đó.

Mình Thọ Tam Quy tức là thọ ba cái giới sống đó, là Phật pháp Tăng đó. Phải không? Ba cái giới này rồi, kế đó là năm giới. Năm giới chứ nó độc lắm. Năm giới là không sát sanh nè, không trộm cắp nè, không tà dâm nè, không vọng ngữ nè, không uống rượu nè, có năm giới thôi.

Nhưng mà kèm theo mà để giữ gìn cho năm giới này trọn vẹn, thì mình phải tập Bát Quan Trai. Phải Tập Bát Quan Trai nó mới giữ được cái này chứ sao không, nếu mà muốn mà được năm giới này trọn vẹn, mà nghiêm chỉnh đó, thì phải tập thọ Bát Quan Trai, tức là tập sống đời sống của tu sĩ đó, thì nó mới giữ được năm giới này trọn vẹn.

Chứ mình học, mình nghe nói năm giới của cư sĩ, chứ nó khó lắm á, giới gốc đó, tu sĩ người ta còn phạm năm giới đó, chứ không phải gì hết. Cho nên tập thọ Bát Quan Trai. Một tháng mình vô, mình thọ Bát Quan Trai là năm cái giới đó mình gốc đầu tiên rồi, kế bốn cái giới nữa.

Bốn cái giới nữa nó cộng lại thành ba giới, tức là không trang điểm tức là mình vào ba cái giới đó. Lấy bốn cái giới của Sa di, nó cộng vô nữa, thì nó làm cho còn có ba giới thôi. Là không trang điểm phải không, không nằm giường cao rộng lớn là một giới, không trang điểm là một giới, là hai giới mà cộng lại làm một là một giới gọi là Bát Quan Trai đó. Rồi không ăn phi thời, nghĩa là ăn ngày một bữa y như tu sĩ vậy đó.

(20:09) Rồi không nằm giường rộng là một giới nè, không trang điểm là một giới nè, không nghe ca hát, không ăn phi thời. Cộng lại bốn cái giới của Sa di nó dồn lại ba cái. Còn năm cái là cái không cất tiền, không cất giữ tiền bạc, bởi vì Sa di nó không cất giữ tiền bạc, bởi vì nó tu sĩ rồi. Còn mình cư sĩ, mình còn cất giữ tiền bạc, cho nên cái giới đó thì khi mình vô thọ Bát Quan Trai, mình vẫn cất giữ tiền bạc được.

Còn mười giới, Thập Giới Sa di đó, thì nó chỉ có một giới là người cư sĩ mà thọ Bát Quan Trai, nó chỉ có một giới là không cất giữ tiền bạc, không có giữ tiền bạc trong túi của mình nữa đó, thì cái giới đó người cư sĩ còn giữ được. Nếu mà bỏ cái giới đó nữa là thành tu sĩ rồi đó.

Phật tử Minh Điền: Bạch Thầy, giả tỷ như trong ngày đó con có tiền, con để trong tủ, nhưng con hoàn toàn không mua cái gì hết. Con giữ Bát Quan Trai Giới rồi con không mua gì hết. Như vậy là con có phạm giới không Thầy?

Trưởng lão: Không cái đó là thuộc về cái giới của Sa di rồi, vậy là tốt nữa. Nghĩa là một ngày đó đừng có dùng tiền nữa.

Phật tử Minh Điền: Không mua, không xài tiền nhưng mà tiền mình vẫn có trong tủ?

Trưởng lão: Mình có, nhưng mà mình không xài nữa.

Phật tử Minh Điền: Không xài thì cũng như giữ…​

Trưởng lão: Cũng như mình giữ được mười giới đó. Nhưng mà Phật không cấm cái điều đó, tại vì mình thọ Bát Quan Trai, mình cư sĩ đó thì ai cúng dường mình? Tu sĩ người ta cúng dường. Thành ra mình còn lấy tiền, mình bỏ ra mình mua đặng mình ăn, mình tu. Hiểu chỗ đó chưa?

Cho nên ông Phật ông không cấm cái giới đó được. Nói tui cư sĩ, mà bây giờ tôi vô chùa ai cúng dường tôi? Nếu cúng dường tôi, tôi đâu dám thọ lãnh, tôi đâu dám ăn của người ta. Bởi vì tôi còn cư sĩ chứ chưa phải xuất gia mà. Có xuất gia mới là khất thực, mới ăn của người cúng dường được. Còn chưa tu sĩ mà ăn của cư sĩ thì không được.

Phật tử Minh Điền: Con thấy như con tiếc cái giới. Bạch Thầy có khi con mua đồ ăn hai, ba ngày nhiều luôn. Thành ra ngày đó con hoàn toàn không mua gì, nước đá con không mua luôn, con mới giữ được giới đó. Mà con sợ con phạm. Con không biết là mình để tiền trong tủ có phạm không?

Trưởng lão: Nó không có phạm. Nhưng mà điều kiện là tại vì mình tập thôi. Sau đó rồi mình phải bỏ luôn. Không có mua nữa, đi xin ăn thôi. Chứ còn có mua là còn phạm. Thì bây giờ mình tập, thì coi như là mình mua, chứ giờ mình đi xin ai? Cư sĩ mà xin đâu được. Xin là sai đó. Pháp Phật là đạo đức lắm.

Nghĩa là một cái người cư sĩ mà đi xin người cư sĩ, người ta cho thì được đó. Mà một lần, chứ mà đi xin nữa là không được. Tu sĩ thì xin được, bởi vì đời sống người ta buông hết rồi. Còn mình còn tích lũy, còn cuộc sống, mình phải làm ra. Không xin được.

Phật tử Minh Điền: Bạch Thầy nhưng giả tỷ như mà con ở chung với bảo mẫu con là tiền con đưa bả cất, bả mua hết rồi như vậy con có phạm không Thầy?

Trưởng lão: Không, con làm con đưa cho bả, con không xài phí. Nhưng mà con cũng còn ở cư sĩ đó. Chừng nào mà con không có làm cái nghề nào mà ra tiền nữa hết thì được, đúng người tu sĩ. Bởi vì nghề nghiệp của Phật chỉ có lấy đệ nhất nghề nghiệp của Phật là đi xin ăn. Cho nên không có làm ra tiền.

Mà ông Thầy nào mà làm nghề này nghề kia ra tiền là ông Thầy đó bậy hết. Trật! Giới luật của Phật kỹ lắm. Bởi vì chỉ có cái nghề đó là nghề giải thoát mà, nghề đi xin mới giải thoát. Còn mình làm ra tiền là không giải thoát đâu, nó dính. Dứt khoát.

(23:11) Bởi vậy Thầy nói tu là tu mà không tu là thôi. Đạo là đạo mà đời là đời, đừng có lộn xộn. Mà đời thì phải đạo đức cho ra đạo đức, chứ đừng có lấy đạo đức Nho giáo, nói tui có đạo đức tam cang ngũ thường tui giữ. Không phải đâu, đạo đức của đạo Phật nó khác, không có làm động ai hết. Bởi vì đạo đức của đạo Phật gọi là đạo đức không làm khổ mình khổ người. Nó khó hơn đạo Nho dữ lắm.

Bởi vì đừng có làm người ta, mình nói lời nói mình phải suy nghĩ, chứ mà mình nói bậy, người ta buồn cũng không được rồi. Mà người ta chửi mắng mình, thì mình coi chừng tâm mình giận là không được đó. Nó khó là khó chỗ đạo đức đó.

Cho nên con người mà học đạo đức của đạo Phật là con người phải có một cái trí tuệ nhân quả. Biết cái lời nói của người ta tạo cái nhân nào, quả nào, đem đến như thế nào? Từng đó cái tâm nó mới được an.

7- NHÌN ĐỜI BẰNG CON MẮT NHÂN QUẢ

(23:52) Cho nên ở đây Thầy có viết cái câu, Thầy nói: "Đừng nhìn cuộc sống bằng sự đúng sai phải trái" mà. Mình thấy đúng sai phải trái là coi chừng nó ác pháp ở trong đó đó, mà hãy nhìn nó bằng đôi mắt thiện ác đó.

Phật tử Mỹ Châu: Là sao Thầy? Thầy giảng cho tụi con nghe?

Trưởng lão: Nghĩa là bây giờ mình thấy mình đúng, mà người đó làm sai, nhưng mà người ta khổ sở người ta. Phải không? Mình nói anh như vậy là trật, nhưng mà người ta buồn kia kìa, thì tức là chưa hẳn đã là đúng đâu.

Phật tử Mỹ Châu: Mình nói vậy là đâu có đúng?

Trưởng lão: Đâu có đúng. Bởi vì đứng ở trong, ai mọi người xung quanh đây, ai cũng thấy là cái chuyện đó của mình đúng, ai cũng thấy là đúng hết. Bởi vì con người có cái luật sống của nó mà, thấy nó đúng. Nhưng mà người ta buồn. Người ta buồn, chứ không phải là người ta vui. Phải không? Mà có người ta buồn thì luật nhân quả không đúng đâu. Cái này luật nhân quả, cái đạo đức nhân quả nó như vậy mà.

Cho nên khi hành động đó thì không có làm cho người ta buồn. Mà người ta có làm mình buồn thì mình phải giữ tâm mình không buồn. Thì cái đó là mình phải trang bị cho mình có một cái trí tuệ nhân quả. Cái cuốn nhân quả mà con vừa nói, đó là cái cuốn nhân quả của tưởng. Nó không đúng với nhân quả đâu. Nó còn ở trong cái tưởng mà, nó không đúng đâu.

Còn cái trí tuệ nhân quả của người ta bằng trí tuệ, ý thức của chúng ta đàng hoàng. Cái đó là ác thiện, chúng ta biết là khổ hay vui trong đó, hễ vui là thiện, mà có ác có buồn ở trong đó là ác. Mặc dù là bây giờ pháp luật không chấp nhận, đúng cái đó là đúng, mà có khổ, có người khổ trong đó là không đúng rồi, đối với đạo Phật không đúng.

(25:08) Cái đạo đức nó độc đáo, mà nó hay lắm, nó làm cho chúng ta giải thoát mà, làm cho chúng ta sống chung đụng. Cái người mà hiểu biết đạo đức của đạo Phật rồi, mà sống đúng, trong gia đình không bao giờ có tiếng to. Người nào cũng sống tuỳ thuận, nhẫn nhục vui vẻ với nhau, bằng lòng nhau hết. Không có người nào mà làm người nào khổ. Không ai nói tiếng cho người khác khổ. Đó là học đạo đức của đạo Phật là vậy.

Mà muốn học vậy thì một trăm giới chúng học, phải học những cái hành động của chúng ta, gọi là oai nghi tế hạnh của một con người đó, từ cái nhỏ đến cái lớn. Vì cái oai nghi tế hạnh đó nó mới toát ra được cái nhân quả. Còn chúng ta không học oai nghi tế hạnh, chúng ta đâu biết, do đó hở chút là chúng ta bị đụng chạm với nhau hết. Mà động chạm nhau thì nó sanh ra ác pháp hết, nó làm khổ nhau.

8- SỐNG TRỌN VẸN ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI

(25:51) Tu theo đạo Phật là phải thấy được cái đạo đức. Bởi vì, trước khi chưa có đạo Phật thì ông Phật đi tu, thì ông bỏ cha bỏ mẹ, vợ con, phải khổ sở không? Nhưng mà ông đi tu rồi, mà người nào mà cha mẹ không cho, ông không cho đi tu đâu, ông không nhận đâu. Đọc trong kinh coi, không bao giờ ông nhận.

Một cái cô đó hai mươi lăm tuổi gặp đức Phật, nghe pháp rất hay, xin đức Phật đi tu. Đức Phật hỏi cha mẹ con đâu, "Có chồng rồi". Đức Phật nói về hỏi chồng cho đi tu thì ông Phật mới chấp nhận. Về hỏi chồng, chồng không cho tu, đợi chồng chết, bảy mươi mấy tuổi rồi mới tu. Ông Phật ông già khú rồi mới đi tu, thì đủ biết là như thế nào chưa?

(26:40) Cái đạo đức của Phật hẳn hòi mà. Đâu có nói chuyện mà cái người mà không được, cũng như bây giờ Minh Điền con nè, vợ con không đồng ý mà xin Thầy lên tu Thầy không cho đâu. Đúng đạo đức mà. Bởi vì nếu mà con không vợ thì được mà con có vợ thì bây giờ vợ con phải đồng ý, mới vui vẻ, chứ còn không đồng ý thì không có được, mà quảy gói lên ở đây được, Thầy không chấp nhận liền. Y như Phật mà.

Còn một người mà thanh niên, còn cha mẹ mà cha mẹ họ không chấp nhận, không cho đi tu mà lại xin thì không được. Chứ không phải là vô chùa người ta muốn tu, không được. Bởi vì phải sống đạo đức đúng mà, cha mẹ bằng lòng rồi thì mới đi tu, không bằng lòng thì không được. Nó có cái đạo đức của nó hẳn hoi.

Nhưng mà hồi nào tới giờ, thì đạo Phật không ai mà khai triển cái đạo đức đó. Cho nên người ta cứ khai triển thiền, khai triển cách tu để mà làm Phật sớm thôi, chứ không chịu làm người.

Cho nên cái người mà theo đạo Phật thì người ta dường như không biết đâu là đạo đức. Mà hễ nói đến đạo đức của đạo Phật thì đạo đức mê tín. Như xuống địa ngục rồi quỷ sứ cắt lưỡi này kia làm ác này kia, cái đạo đức kiểu đó Thầy không khai nổi. Hù dọa không. Phải không?

Thầy nói thật. Cho nên bởi đạo Phật có đạo đức hẳn hòi, mà các Thầy các tổ đã quên mất cái đạo đức đó. Rồi đút cái đạo đức gì biết không? Đạo đức Nho giáo vô, rồi gọi là Dung Tam Tế, như Thiền sư Vạn Hạnh nói Dung Tam Tế đó. Nghĩa là dung ba cái tôn giáo lại làm một cái tôn giáo đó, tức là Khổng rồi Tiên rồi Phật hợp lại, hợp ba cái tôn giáo trở thành một cái nền đạo đức đó.

(28:05) Nói về đạo đức con người thì lấy Khổng giáo mà làm đạo đức, mà nói về tu tập để mà trường sinh bất tử thì lấy Lão tử, lấy Tiên đạo, mà nói về tâm không tham, sân, si thì lấy đạo Phật để tạo cảnh Niết Bàn, coi như Phật cao nhất. Còn mấy ông này là từ con người rồi lần lượt rồi đến Tiên rồi mới Phật, họ đi từng giai đoạn.

Họ lấy ba tôn giáo họ ghép lại làm cái tôn giáo của Việt Nam. Cái đó là Phật giáo Việt Nam đó. Chứ như ông Phật, đạo đức của, một cái tôn giáo nào phải nói rằng nó có cái đạo đức của nó chứ đâu phải là không có. Đạo Phật nó phải có cái đạo đức của nó chứ.

9- KHÔNG CÓ THẾ GIỚI SIÊU HÌNH

(28:41) Phật tử Minh Điền: Kính bạch Thầy, pháp môn Tịnh Độ có phải do kim ngôn ngọc ngữ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra?

Trưởng lão: Thật sự ra thì, Thầy nói rằng nếu mà nói đức Phật nói ra thì coi như là phỉ báng Phật. Bởi vì chính đức Phật ra đời là đức Phật nhằm phá cái thế giới siêu hình. Cuộc sống của chúng ta có thế giới, chúng ta có thân người, có này kia, đức Phật nói đều là tưởng tri mà, chúng ta đều là tưởng tri. Thân này đâu phải là của chúng ta, thật sự của nó đâu? Nó là do duyên hợp mà có mà.

Bây giờ cứ nghĩ cái thân này của mình, cái tâm này của mình, nhà cũng của mình, cái này của mình, tất cả không phải. Nó là duyên hợp, có sao được mà có? Mấy người có mang được đi theo chỗ nào đâu mà mấy người cứ có? Nó đâu có có. Nó tan, nó hoại, nó mất tiêu hết, không còn cái gì hết.

Cho nên Thập Nhị Nhân Duyên, bài mười hai nhân duyên đức Phật đã chỉ xác định cho cuộc sống của Phật chúng ta, thì nó rõ ràng là, từ cái thân này cho đến các cái duyên hợp để mà tạo thành cuộc sống thế giới đó, thì nó toàn là thứ khổ. Mà chết rồi thì mười hai duyên này không còn cái gì hết.

Còn nói về ngũ duyên, tức là Ngũ Uẩn, thì chỉ cái thân của chúng ta, nó không có chỉ cái môi trường sống ở ngoài, Thập Nhị Nhân Duyên là nó chỉ luôn cái môi trường sống ở ngoài. Tức là sáu căn tiếp xúc sáu trần. Sáu trần là sắc thanh hương ở ngoài, thì nó là Thập Nhị Nhân Duyên rồi. Còn nói về cái Ngũ Uẩn là cái thân của chúng ta là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức đó, nó năm cái uẩn này đó, thì nó chỉ cho cái thân của chúng ta.

(30:35) Nhưng mà khi người chết rồi, Ngũ Uẩn nó không còn cái gì hết. Thế mà rồi chúng ta cứ cho nó là thật, thế giới này là thật, hữu hình là có thật. Rồi bắt đầu nghĩ ra, tưởng ra cái thế giới siêu hình, rồi cho nó có cái linh hồn nữa. Trời đất ơi đâu có chuyện đó. Bày ra đủ thứ để giờ nó cúng kiếng tùm lum hết.

Rồi bắt đầu bây giờ đẻ ra thêm nữa một cái thế giới nữa là thế giới Cực Lạc. Có ông Phật Di Đà rước mình về trên đó, ở trên cõi Cực Lạc cho sướng. Họ đẻ ra đủ thứ hết. Đạo Phật ra đời trong khi đó có nhiều tôn giáo đã xây dựng thế giới siêu hình, mà chính những thế giới siêu hình đã làm cho con người ta mê tín, lạc hậu. cho nên đức Phật đập phá nát, cho nên gọi là tưởng tri chứ không phải liễu tri.

Coi lại cái bài kinh căn bản, mà Phật dạy trong bài kinh Pháp môn căn bản đó, Phật nói tất cả những thế giới đó đều là tưởng tri. Cho nên Phật nói ba mươi ba cõi Trời. Ba mươi ba cõi Trời, đức Phật đều nói hết, cõi Trời này cõi Trời kia đó, ba mươi ba cõi Trời đều là tưởng tri, chứ không phải là liễu tri đâu. Đều là cái tưởng của mình tưởng ra thôi, nó đâu có thật.

Nhưng mà các con đọc ở trong kinh, thì các con nghe đó, có cõi Trời nào là Đâu Suất, nào là trời Tha Hoá, nào là Tứ Thiền Thiên này kia nọ. Nghe đủ thứ cõi Trời chứ gì? Quang Âm Thiên rồi này kia rồi đủ thứ hết. Đức Phật nói vậy đó. Nhưng mà đọc cái bài kinh căn bản đức Phật dứt khoát đập xuống hết.

Đức Phật còn có bài kinh như thế này nè. Đức Phật nói có nhà vua đó. Đức Phật đêm một cái câu chuyện để chúng ta nhận thấy. Ngày xưa có một cái ông quan hay làm ác. Nghĩa là ổng lãnh cái chức vụ là hàng ngày giám sát người nào mà ăn trộm ăn cắp là ông cứ chém đầu hết. Nghĩa là đưa đến ông đó là ông chặt đầu hết.

Thì ông mới nói: "Từ hồi nào tới giờ khanh lãnh cái chức vụ này là khanh ác, giết người dữ lắm, chắc chắn là khanh thế nào cũng bị đọa địa ngục. Vậy thì nếu mà khanh chết đi thì khanh nhớ làm sao khanh về, khanh báo có địa ngục thật sự. Bởi vì thế nào khanh cũng bị hành hạ thôi, bởi vì khanh giết người. Mặc dù là ta ký tên, nhưng mà nhà ngươi trực tiếp giết người ta, chắc chắn là phải đọa địa ngục. Thế nào thì cái tội của nhà ngươi cũng phải đọa địa ngục thôi, không thể nào trật được".

(32:32) Cho nên dặn ông quan này, dặn dò hết sức. Cuối cùng ông quan ổng này chết, mất tiêu luôn từ năm này đến năm khác, không thấy ông về ổng báo tin có địa ngục hay không. Đó là cái câu chuyện đức Phật đặt ra để mà cho chúng ta hiểu mà.

Thì lại trong triều đó lại có một ông quan rất thiện, không có làm điều ác mà bố thí làm lành đủ thứ, không có làm chọc ghẹo ai hết. Thì ông này được nhà vua chấp nhận là ông rất thiện, vậy thì chắc chắn ông sẽ sanh cõi Trời. Bởi vì các tôn giáo khác người ta nói mình làm thiện mình là phải sanh cõi Trời chứ gì? Mình làm ác là đọa địa ngục chứ gì?

Vậy thì cái ông quan đó sắp sửa chết, thì nhà vua đến căn dặn ông: "Nếu khi nào mà ông chết, ông về được cõi Trời thì ông về ông báo cho ta biết có cõi Trời thật sự. Nhớ, ta dặn, nhớ!". Nhưng mà cuối cùng ông này chết cũng không thấy về báo luôn.

Thì trước kia nói địa ngục, thì ông nọ bị xuống giam địa ngục người ta không cho về, thì đúng rồi, thì các tôn giáo, các Giáo chủ khác họ luận, họ nói tại ông đó ông làm ác, ông mắc người ta bỏ tù chứ làm sao mà về được. Nhà vua dặn thì dặn chứ người ta bị người ta còng, bị gông trói ở dưới thì làm sao mà về được?

Thì sau đó, thì cái ông quan đó chết, thì nhà vua cũng dặn ông đó, thì mấy ông kia không có lý luận được. Bây giờ mấy ông nói là bị tội thì người ta cột, người ta trói, người ta bỏ tù, chứ người ta không cho về. Còn ông này sanh lên cõi Trời thì lẽ đương nhiên là ông ta muốn đi đâu cũng được chứ, tại sao tui dặn ông vậy mà ông không về báo? Như vậy rõ ràng là không có.

Con thấy cái bài kinh đó xác thực chứ, để xác định là không có thế giới siêu hình. Đó là cách thức phá cái thế giới siêu hình. Mà con người từ xưa, có con người trên hành tinh này rồi thì trước cái cảnh thiên tai hỏa hoạn, trước cái núi non hùng vĩ, trước cái thời tiết nó vĩ đại quá, người ta sợ hãi. Những cái cây cô thụ nó lớn hàng bao nhiêu, mình thấy mình cũng ghê, như mấy cây đa, con biết nó lớn dữ tợn.

(34:12) Thành ra mình thấy mình nhỏ bé quá, mình khiếp đảm. Mà mình khiếp đảm thì tức là tư tưởng, cái tưởng của mình nó tưởng có Thần trong đó. Mà từ cái tưởng đó nó sẽ linh. Bởi vậy cái cục đất có gò mối thôi, mà mình cứ đốt nhang mình vái phù hộ được cho mạnh giỏi. Chứ không, trời ơi, ai đi ngang qua mà ỉa đái bậy bạ là quở liền đó chứ. Ai quở? Cái tưởng của mình chứ ai.

Phật tử Mỹ Châu: Như vậy là cái cuốn kinh này theo như lời Phật nói hay là cái gì? Em Sáu này muốn hỏi Thầy đó.

Phật tử Minh Điền: Mình không có để "như thị ngã văn" hả Thầy?

Trưởng lão: Cũng như bây giờ Thầy viết kinh, Thầy cũng để "Như thị ngã văn" được, chứ ai làm gì. Đâu phải chữ "Như thị ngã văn" là ông Phật nói.

10- PHẬT GIÁO BỊ CHIA RẼ THÀNH CÁC HỆ PHÁI

(34:46) Phật tử Minh Điền: Với lại ở trỏng để đức Phật nói, đức Phật dạy mà có một cư sĩ, cư sĩ Diệu Nguyệt đó, ông hỏi đức Phật: "Có cái pháp nào mà có thể là giải quyết cái sanh tử trong đời này không?” Đức Phật mới nói. Thành ra chúng con không biết là nó có phải Phật nói hay không?

Trưởng lão: Chu cha, bây giờ đây là nó thuộc về cái các pháp Đại Thừa. Thành ra Thầy nói thật sự nó cũng nói thì nó đụng chạm, chứ các pháp Đại Thừa là do sự phát triển mà ra, do cái người sau, các tổ sau phát triển. Bởi vì khi đức Phật tịch rồi đó, thì lúc bấy giờ đó, thì những người chuyên tu, người ta đâu có tranh luận.

Mà những người mà tu chưa tới, đâu phải toàn bộ 1250 vị Tỳ kheo đức Phật đã chứng hết đâu. Nó chưa chứng hết, nó chứng có con số ít thôi, chứ đâu phải chứng hết. Thì cái số mà còn lại chưa hoàn tất mà quyết giữ gìn giới luật, thì thấy mấy cái ông này họ, bởi cái người mà tu chưa chứng họ dữ lắm, họ danh lợi dữ lắm. Thành ra họ chia, bắt đầu nó chia làm hai bộ phái là Đại Chúng Bộ với Thượng Toạ Bộ.

Thì trong khi nó chia ra rồi, thì hai bộ phái này chia ra rồi, thì những người mà bậc chơn tu, là người ta thấy chia ra rồi là người ta rút đi hết. Bởi vì chia rẽ mà, Tăng đoàn mà chia rẽ thì ai còn ở đó, bởi vì chia như vậy là nó có chống đối nhau rồi, nó mới chia ra, chứ còn nếu không chống đối làm sao chia ra? Thì lúc bấy giờ mấy cái ông mà danh lợi, mới do đó nó còn nằm ở trong những cái khối chia rẽ này.

(36:26) Mình phải hiểu, khi mà chia là nó phải có danh lợi trong đó nó mới chia, chứ không có danh lợi là nó phải hoà hợp Tăng rồi. Mà Tăng già mà chia rồi thì nó là rạn nứt rồi đó. Thì khi mà chia ra rồi thì cái Thượng Toạ Bộ này, bắt đầu nó ôm cái bộ kinh Nguyên Thủy nó đi. Nó sợ ba cái ông Đại Chúng Bộ này sẽ là làm sai lệch hết đi. Phá giới mà, trong khi đó nó đã phá giới rồi.

Thì lúc bấy giờ từ cái Đại Chúng Bộ này nó lại chia làm hai mươi bộ phái nữa. Bởi vì ông nào cũng muốn chủ quyền cái giáo hội của mình, quyền mình nắm cái nhóm của mình mà. Thành ra chia hai chục bộ phái nữa. Hai chục bộ phái nữa thì bắt đầu nó đẻ ra giới luật, nó viết sai giới luật ra để mà, nó sống theo cái kiểu mà dục của nó như thế nào, nó viết nó bẻ vụn ra giới hết.

Bây giờ Thầy nói giới, cũng như con, con có biết giới. Thí dụ giới về ăn uống đi, Phật nói ăn ngày một bữa. Thế mà mấy ông dám bẻ ra như thế này. Buổi sáng thì chư Thiên ăn buổi sáng, Phật ăn giờ Ngọ, chúng sanh ăn sau giờ Ngọ, ngạ quỷ ăn đêm. Phải không? Nó bẻ một cái giới ăn không đó ra làm bốn cái, để sáng quý thầy ăn đâu có tội, vì chư Thiên ăn, phải không?

Trưa ăn được mà còn chúng sanh, còn buổi chiều ăn là còn chúng sanh, chứ chưa phải là ngạ quỷ, chỉ có ăn đêm. Vậy mà bây giờ tới ăn đêm nó còn ăn nữa mà. Thì nó bẻ vụn giới như vậy, đủ biết là nó phá giới. Còn giới, Thầy nói thiệt ra đọc cái bộ kinh giới, Thầy nói nó đặt đủ thứ ở trong đó.

Phật chưa chết mà cái giới cấm rằng không có được xách dép đi vào tháp Phật. Phật chưa chết mà sao có tháp mà cấm? Bởi vậy mấy ông tổ viết mà ló đuôi, người mình đọc giới cái mình thấy rõ ràng, phải không?

Cấm, nghĩa là cấm không có cho xách dép vô tháp Phật. Mà ông Phật, ông còn mà ông chế giới kiểu đó, ông bộ ông làm cái mả ông trước sao, đâu có điều đó đâu. Chết rồi đó mới chia ra tám phần phải không, tám nước mới xây tháp thờ.

Chứ đâu có cất cái tháp nào của Phật hồi nào đâu? Thầy đâu có thấy ở trong kinh nói Phật xây cái tháp của Phật chưa chết để chờ đem vô đó chôn bao giờ đâu, đâu có điều đó đâu. Thế mà ở trong giới luật, đức Phật lại chế giới ra cấm không có được xách dép vô tháp Phật. Là sao vậy? Có đúng không?

11- THIÊN ĐƯỜNG, ĐỊA NGỤC NGAY TRONG CUỘC SỐNG NÀY

(38:24) Phật tử Minh Điền: Kính thưa Thầy! Thầy nói như vậy đó, địa ngục, thiên đường là do cái tưởng. Rồi như vậy mình, cái mà mình đang tu, kêu gọi là cái gì hả Thầy?

Trưởng lão: Bây giờ cái địa ngục và thiên đàng thì đức Phật đã xác định rất rõ. Một hành động ác nó sẽ có cái quả khổ, quả khổ đó là địa ngục. Mà hành động thiện nó sẽ đem lại cái sự an lạc, cái sự phước cho mình, thì cái đó là thiên đàng.

Cho nên làm thiện, thì Phật nói cõi Trời, mà làm ác là địa ngục. Nó rõ ràng trong cuộc sống này, nó địa ngục hay thiên đàng ở đây. Cho nên mình mở cửa thiên đàng hay địa ngục mà thôi.

Cho nên có một vị Thiền sư, có một vị ngự lâm quân là một vị theo hầu nhà vua, một võ quan theo hầu nhà vua. Do đó đến mới hỏi, bữa đó thì ông ta đến mới hỏi vị Thiền sư, hỏi: “Vậy có địa ngục thiên đàng hay không?” Thì ông Thiền sư đó ông không có giải thích hẳn đâu. Ông mới hỏi như thế này: "Tôi nhìn ông là cái thằng chẳng ra gì hết mà bày đặt mang gươm đến đây hỏi địa ngục, thiên đàng!".

Thì cái ông võ quan này thì ông phải tức chứ gì? Ông tức, ông rút cái thanh gươm ra. Ông đưa coi: "Nè! Thanh gươm như thế này mà ông nói tui cái thằng không ra gì. Tôi là một ngự lâm quân của nhà vua mà". Thì ông Thiền sư mới nói: "Đó là địa ngục. Khi một vị tướng mà rút thanh gươm ra thì phải có đầu rơi máu đổ, thì có sự đau khổ, đó là địa ngục chứ còn gì? Có người chết thì phải địa ngục chứ gì".

Thì ông này nghe vậy cái giật mình, cho nên mới đút cái thanh gươm vào vỏ, thì vị Thiền sư mới trả lời tiếp: "Đó là thiên đàng". Nghĩa là gươm mà đút vô vỏ thì không có người chết, thì tức là thiên đàng chứ gì. Nó xác thực được cái điều cụ thể mà. Cho nên đâu có địa ngục, đâu có thiên đàng đâu? Đâu có thế giới siêu hình đâu?

12- BẢN NGÃ VÀ PHẬT TÁNH

(40:21) Phật tử Minh Điền: Bạch Thầy, con muốn hỏi là bây giờ hiện tại, Thầy nói như vậy, bây giờ cái mà mình đang tu như vầy, cái này gọi là cái gì? Ngã hay là Phật Tánh hay là cái gì?

Trưởng lão: Cái đó hả? Bây giờ muốn hỏi về vấn đề tu, cái ngã phải không? Bởi vì, vốn con người nó do từ nhân quả sinh ra, mà chết đi cũng trở về nhân quả. Phải không? Thì bắt đầu trong nhân quả này nó đâu có gì? Nó luôn liên tục, nó theo cái nghiệp lực của nhân quả mà nó tiếp tục tái sanh luân hồi chứ đâu có cái gì của mình, hay cái gì không của mình.

Phật tử Minh Điền: Như vậy người ta gọi là linh hồn phải không bạch Thầy?

Trưởng lão: Không phải! Không phải đâu. Nó là nhân quả mà. Bây giờ thí dụ như một người mà ghiền rượu đi, phải không. Họ đi ngang quán rượu, nghe mùi rượu thì họ muốn vô. Phải không? Đó là cái nghiệp lực, thói quen của mình. Nếu mà nói cái ngã thì sao lại cái người đó, người ta nghe mùi rượu, người ta không vô? Người ta cũng có cái ngã mà sao người ta không vô, mà lại mình vô?

Thì cái nghiệp lực nó mới do cái ông này uống rượu ông quen rồi, ông nghe mùi rượu ông thèm. Còn cái người không uống rượu thì làm sao mà thèm? Nhưng sao lại nói chung được, đâu được, phải không. Đó là cái nghiệp. Cho nên có nghiệp ác, nghiệp thiện, nó không đồng đều. Cho nên con người chúng ta sống không có người đồng đều, gương mặt người nào cũng khác, không giống người nào được hết.

Phật tử Minh Điền: Bạch Thầy, con xin hỏi là, Thầy nói như vậy, cái ngã nó có tri giác hay không? Không tri giác làm sao nó biết?

Trưởng lão: Bây giờ Thầy nói như thế này nè. Nếu mà nói nó có tri giác, thì sao lại Phật nói vô minh? Bởi vì trong Thập Nhị Nhân Duyên Phật nói Vô Minh sinh Hành, Hành sinh Thức, mà tại sao mình nói tri giác? Mình đừng nói cái biết của mình đang biết, mình tưởng tri giác. Mình biết ở trong cái ngu, cho nên mình mới khổ, mình mới tạo nghiệp. Sao mình lấy cái đó mình gọi là tri giác?

13- NGHIỆP ĐI TÁI SANH, KHÔNG PHẢI LINH HỒN

(41:55) Phật tử Mỹ Châu: Bạch Thầy sau khi mình chết đó Thầy, cái thức nó làm sao để mà mình đầu thai làm cái người mới?

Trưởng lão: Nó đầu thai cái người mới, Thầy xin trả lời đó cho. Nó đầu thai người mới, là mình sống trong cuộc sống mình huân cái hành động gọi là nghiệp lực, nghiệp tức là ác thiện đó. Thì khi mình bỏ cái thân này, hết cái nhân duyên của nhân quả của cái thân này thì nó bỏ, thì cái nghiệp đó nó thiện thì nó tương ưng với cái chỗ nào mà như nó đã làm.

(42:16) Thí dụ như bây giờ ông cha mà đời sau của mình, thì nó cái nghiệp đó nó thiện thì nó tương ưng với cái ông cha đó, nó phải tương ưng với nhau. Thì ngay đó mình bỏ thân này, thì nó tương ưng ngay đó là nó sẽ, người đó sẽ là cha mình rồi. Cái thân thứ hai của mình rồi. Nó tương ưng mà, chứ đâu phải nó đi.

Bởi vì đối với cái nhân quả nó không có cái không gian và thời gian mà nói nó đi thì nó sai lắm, nó tương ưng thôi. Bây giờ mình ở đây, mình làm cái điều gì, kệ nó không biết. Mà trong cái không gian này, bao nhiêu con người mà nó tương ưng với cái hành động nhân quả thiện ác của người ta, cái thiện ác này nó tương ưng với kia thì nó tái sinh đó.

Phật tử Mỹ Châu: Thì nó trở thành con người đó?

Trưởng lão: Con người đó. Hiểu chưa? Chứ nó không có đi, mà không có phải mang linh hồn hay cái thần thức gì theo vô đó hết. Tại vì cái đó là cái nhân quả của người đó, nó tương ưng với cái nhân quả này, nó tiếp tục, nó trả cái nhân quả của nó, nó phải thành con người để nó trả.

Phật tử Mỹ Châu: Vậy là khi mình chết, hồn mình vừa từ lúc…​

Trưởng lão: Ở đây mình bỏ là mất. Nó coi như tương ưng liền, tiếp tục liền chứ không có mà bốn mươi chín ngày hay cầu siêu cầu an gì hết.

Phật tử Mình Điền: Dạ! Ý muốn hỏi là có linh hồn không bạch Thầy, hay là chỉ có nghiệp thôi?

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là hàng ngày mình tạo cái nghiệp thì có nghiệp, chứ nó không có gì nữa hết. Bởi vì Phật nói Ngũ Uẩn này không còn có cái gì hết. Nếu còn có một chút xíu gì còn của cái Thân Ngũ Uẩn này thì đạo Phật không ra đời, đức Phật đã xác định rồi. Nghĩa là còn một chút xíu cái thức hay một chút xíu gì của cái Thân Ngũ Uẩn này thì đạo Phật không ra đời, vì không thể cứu khổ.

Vì nó có một cái vĩnh viễn rồi thì không thể ra đời. Do nó nhân quả, do nhân duyên hợp, cho nên vì vậy mà nó ra đời để mà chỉ cho người ta biết, để mà người ta thoát khổ.

14- NIẾT BÀN LÀ TRẠNG THÁI HẾT THAM SÂN SI

(43:48) Phật tử Minh Điền: Bạch Thầy! Như vậy là có Niết Bàn không bạch Thầy?

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là cái Niết Bàn là cái chỗ nào, Phật nói Diệt Đế là Niết Bàn chứ gì? Nhưng mà Diệt Đế là cái gì? Nó hết cái tâm dục là Niết Bàn. Tức là mình hết tham, sân, si nè, mình hết ham muốn, thì cái chỗ cái trạng thái tâm đó đó là cái Niết Bàn. Cái chỗ đó là hết cái nghiệp cho nên nó chấm dứt tái sanh luân hồi, gọi là Niết Bàn. Chứ mình nói Niết Bàn có cái cõi thì không.

(44:25) Bây giờ Thầy hết tâm tham, sân, si, Thầy hết ham muốn rồi, thì bây giờ Thầy đang mang cái thân nhân quả này, thân nhân quả nó vẫn còn chứ, nhưng mà Thầy luôn luôn “Tự tại Bồ tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời chiếu kiến Ngũ Uẩn giai không” chứ gì? Điều đó là bịa đặt, lý thuyết suông.

Mà bây giờ muốn cho nó “giai không” thì bắt đầu đi từ giới nè. Bây giờ muốn “không” thì ăn phải ngày một bữa, mà ăn ba bữa nó là cái ngã rõ ràng rồi, mình tích lũy cho nó ăn, mình nuôi nó nè. Còn mình ăn ngày một bữa, mình giảm mà bây giờ nó thèm ăn là cấm nó không ăn thì đó là “không” lần đó. Bây giờ nó muốn cái gì thì cấm nó “không” lần, bây giờ thấy chiếc áo đẹp nó muốn, hay thấy cái xe tốt nó muốn, cấm nó lần thì nó “không” lần đó.

Phật tử Minh Điền: Như vậy là theo Thầy dạy là, cái ngã nó có phải là mình giữ giới để mình không có tham mê theo cái ngã?

Trưởng lão: Đúng rồi. Đó là diệt lần nó đó. Diệt lần cái ngã. Cái đó là diệt lần.

Phật tử Minh Điền: Còn cái lý Đại Thừa chỉ nói là cái lý thuyết thôi ạ? Vẫn mê hoài?

Trưởng lão: Lý thuyết, đúng đó. Nó vẫn mê.

15- ỨC CHẾ TÂM VÀ XẢ TÂM

(45:16) Phật tử Mỹ Châu: Như pháp của Thầy Thanh Từ nói biết vọng liền buông đó Thầy. Sống vẫn sống trong ngũ dục như thường.

Trưởng lão: Vậy cho nên nó đâu có xả tâm. Bởi Thầy nói thiền đó thiền không xả tâm.

Phật tử Minh Điền: Bạch Thầy, xin Thầy giảng cho con rõ thế nào là ức chế tâm thế nào là xả tâm?

Trưởng lão: Bây giờ thí dụ như mình ngồi đây mình niệm Phật “Nam mô A Di Đà Phật”, mình niệm được nhất tâm, không bao giờ loạn, thì cái người đó cũng bị là ức chế tâm. Bởi vì cái tâm mà dùng nó ức như vậy, là nó không có khởi một cái niệm ra thôi. Tức là nó không niệm thiện niệm ác gì hết. Nhưng mà cái tâm tham, sân, si nó đâu có xả. Phải không?

Cho nên bây giờ, khi mà nén ức chế nó, nó ra nó đụng nó coi, nó còn giận dữ hơn ai nữa chứ đừng nói, nó còn tham hơn ai nữa. Cho nên tu riết rồi, cái người mà tu, mới đầu tu như vậy chứ, tu sau rồi riết rồi, họ có chức danh đụng tới họ coi. Trời, không dễ đâu, không phải dễ đâu. Họ chưa có danh thì còn đỡ chút, chứ họ mà có danh, họ làm lớn rồi thử coi, đâu có dễ đâu. Khó lắm!

Cho nên ở đây, do cái chỗ xả tâm. Mà thiền ức chế tâm là như là câu Niệm Phật, như là hơi thở, tu sổ tức này, tôi đếm 1, 2, 3, 4, 5, 7 là tôi ức chế tâm đó.

(46:17) Còn bây giờ, tôi hít vô nè tôi biết tôi hít vô, tôi thở ra tôi biết tôi thở ra nè. Rồi tôi kèm theo cái sự xả tâm: "Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra", thì cái ly tham này là xả tâm, tâm chúng ta là tâm tham, sân, si mà. Chúng ta phải xả nó, thì xả nó thì tức là ly rồi.

Phật tử Minh Điền: Như vậy đó, con nghĩ như vậy phải không Thầy? Thầy dạy như vậy á, coi như ức chế tâm có nghĩa là thấy cái tâm điểm của mình, nhưng mà không có quán để xả.

Trưởng lão: Không có tìm quán để xả.

Phật tử Minh Điền: Quán buông xả nó mới gọi là xả. Còn cái này chỉ biết đơn thuần không đó, thì bị ức chế?

Trưởng lão: Ức chế. Cho nên nó chỉ có tu được tỉnh thức, tỉnh thức ở trong cái niệm đó thôi. Thí dụ như niệm Phật hay hơi thở, cái niệm hơi thở mình tỉnh thức đó thôi, chứ còn cái Chánh Niệm không có.

Phật tử 3: Bạch Thầy, trong cuốn “Con đường mây trắng”, thầy Nhất Hạnh nói về cái thấy hơi thở, nói là đạo Phật là đạo tỉnh thức. Như vậy cái đó phải là ức chế tâm không Thầy?

(47:06) Trưởng lão: Sao, thầy Nhất Hạnh nói sao?

Phật tử 3: Thầy Nhất Hạnh trong cuốn “Đường xưa mây trắng” đó, thầy nói về vấn đề là đạo Phật là đạo tỉnh thức, tức là mình biết hơi thở, mười sáu cái pháp hơi thở đó, thở ra thở vô, mình biết vậy, phải là ức chế tâm không Thầy?

Trưởng lão: Ức chế tâm. Ức chế tâm, không phải xả tâm. Cho nên thí dụ như mình biết mười sáu cái đề mục như vậy là ức chế tâm. Nhưng mà trong cái pháp đó là tại vì thầy Nhất Hạnh, ổng tưởng theo cái kiểu của pháp Đại Thừa ảnh hưởng thôi, cho nên ngài triển khai ra vậy.

Chứ còn trong cái bài pháp đó, mười sáu cái đề mục thiền thì Phật kèm theo như quán ly tham, quán ly sân, quán vô ngã, quán vô thường, đức Phật có dạy luôn để cho cái Chánh Niệm của mình luôn luôn liên tục ở trong. Cái Chánh Niệm là cái niệm không khổ mà, cái niệm xả tâm. Nó luôn luôn nó Chánh Niệm tỉnh giác mà, tỉnh giác thì phải ở trong cái Chánh Niệm.

Cho nên vì vậy mà luôn luôn mình kèm theo cái Chánh Niệm chứ không phải. Cái kia là mới là cái niệm tỉnh thức, chứ chưa phải là cái Chánh Niệm. Mà mình thất niệm là mình thất niệm cái Chánh Niệm, còn cái niệm tỉnh thức thì mình có. Cho nên cái niệm tỉnh thức là niệm ức chế tâm.

Bởi vì mình cứ tỉnh thức mình giữ đó mình không xả tâm, thì cái Chánh Niệm này đâu có. Mà Phật nói Chánh Niệm là cái niệm nó làm cho mình không tham, sân, si, nó mới Chánh Niệm, chứ đâu phải là cái chỗ hơi thở là Chánh Niệm đâu, mà hơi thở chỉ là cái niệm tỉnh thức. Lấy cái hơi thở mình thở ra biết ra biết vô, đó là tỉnh thức ở trong hơi thở, chứ không phải là Chánh Niệm.

Mà Chánh Niệm là phải kèm theo quán ly tham, quán ly sân đó là sai Chánh Niệm. Bởi vì niệm đó là niệm ly tham, sân, si mà, nó mới Chánh Niệm được chứ. Nó là niệm giải thoát mà, nó không tà niệm.

16- SỐNG VỚI PHẬT TÁNH CHỈ LÀ NÉN TÂM CHỊU ĐỰNG, KHÔNG GIẢI THOÁT

(48:32) Phật tử Minh Điền: Bạch Thầy, còn như là Hoà thượng Thanh Từ, thì Hoà thượng dạy là, cũng như là khi lục căn mình tiếp xúc với lục trần, tỷ như mắt thấy sắc biết mình có tính thấy, sống với cái Phật Tánh thấy đó. Thầy dạy như vậy, là sống với cái Phật Tánh. Thấy biết mình thấy, ăn biết mình ăn, làm biết mình làm, nhưng không dính trong đó. Coi như không thấy, không nghe, không ăn thì như vậy có phải là sống, nhiều người gọi là kiến tánh không bạch Thầy?

(48:59) Trưởng lão: Không! Cái đó chỉ là luận để cho mình sống cái kiểu nén tâm, nén tâm xuống chịu đựng. Nhưng mà đụng rồi thì nó dính. Bởi vậy, cho nên cái người mà tu giải thoát phải thấy được cái chỗ này. Mình nói thì được nhưng mà mình sống không được đâu. Nếu sống được thì mọi quý thầy, thời gian Hoà thượng dạy người ta, người ta giải thoát hết rồi còn đâu mà ở đây mà gọi là. Xả tâm hết rồi còn cái gì.

Bởi vì, cái này phải, cái người ta luận người ta nói ra, thì mình chưa có xác định rằng đúng hay sai, nhưng mà mình xác định được cái thời gian tu thì nó sẽ đúng hay sai. Đức Phật dạy như thế này nè, người ta nói cái gì đó, mình khoan tin đã. Mình hãy thấy được cái chuyện làm của người ta có làm được hay không.

Thì dụ bây giờ ông thầy đó dạy vậy, mà ông còn ăn ba bữa thì tức là ông chưa có xả ly đâu. Ông nói vậy chứ, ông nói ông thấy đừng có dính, phải không? Nhưng ông thấy bữa ăn ông còn ăn mà làm sao? Thì vậy có dính hay không? Mình phải thấy ông thầy, cái ông dạy mình á, rồi mình mới tin.

Cho nên đức Phật dạy, Thầy nói như thế này này: "Đừng có tin ta nói nữa, mà hãy về thực hành được mà thấy nó giải thoát liền, thì đúng, mà không giải thoát là không đúng". Phải không? Đó là cái thứ nhứt.

Cái thứ hai, phải xét lại cái người đó, cái người mà dạy mình. Cái pháp họ có nói vậy, mà họ có làm đúng không? Y hành phải hợp nhất chứ. Ông ta nói một điều mà ông ta làm một ngả mà mình cũng tin nữa. Ông ta không làm được mà dạy mình, bắt mình làm chuyện đó. Cũng như bây giờ Thầy dạy mấy cô ở đây, mấy thầy ở đây ăn ngày một bữa, mà Thầy ăn ba bữa họ chịu không? Họ chấp nhận Thầy không?

Mình phải làm cho đúng chứ. Thầy dạy độc cư mà Thầy nói chuyện hoài thì thử hỏi. Cho nên, có lúc Thầy không thèm nói chuyện với ai hết. Cho nên Phật tử đến đây họ riết họ cũng chán nữa, họ không muốn. Nhưng mà Thầy dạy người ta phải độc cư thì Thầy phải sống độc cư chứ. Mình phải làm gương cho người ta chứ. Mình làm thầy mà mình nói một chuyện, mình làm một ngả thì sao được?

Phật tử Minh Điền: Bạch Thầy, như trong kinh Đại Thừa nói, nhứt thiết chúng sanh có Phật Tánh. Thầy có công nhận là có Phật Tánh không, hay là không có Phật Tánh?

Trưởng lão: Nếu có Phật Tánh thì đạo Phật là đạo hữu ngã rồi. Bởi vì đạo Phật là đạo vô ngã mà. Bây giờ mình nói có Phật Tánh thì mình đã chấp. Dù là chấp một cái gì, mình nói còn có cái một gì trong đó Phật Tánh.

(51:06) Cho nên cái câu kinh mà, Thầy nhắc lại bốn câu kệ của Phật:

“Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã độc tôn”

Các tổ ăn mất hai câu kệ sau của người ta, để chỉ cái gì? "Thiên thượng thiên hạ. Duy ngã độc tôn" chỉ trên trời dưới trời, chỉ có ta duy nhất là chỉ có Phật Tánh mình chứ gì? Là hơn hết chứ gì? Cho nên gọi là Tối Thượng Thừa chứ gì? Phải không? Nhưng mà cái bài kệ của người ta rất rõ ràng.

“Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã độc tôn

Nhứt thiết thế gian

Sanh lão bệnh tử.”

Trên trời, dưới trời, ta là người duy nhất vượt qua sanh già bệnh chết. Có phải đức Phật xác định được cái điều đó không?

Vậy mà mấy ông đó đẻ ra nữa. Mấy ông đẻ ra như thế nào? Trước đức Phật có bảy đức Phật quá khứ. Nếu có bảy đức Phật quá khứ thì làm sao đức Phật nói câu kệ đó? Bảy đức Phật quá khứ, làm sao đức Phật đi tìm một cái giáo pháp do mình vạch ra?

Nếu có giáo pháp mà mỗi đức Phật đều có một số chúng rất đông, phải không? Có những cái chúng tới một ngàn hai trăm năm chục vị Tỳ kheo cũng như đức Phật Thích Ca vậy chứ đâu ít. Nhưng mà tại sao có chúng đông như vậy mà giáo pháp khi đức Phật ra đời lại không có đạo Phật?

Có không? Hay là đức Phật tu tầm bậy tầm bạ, rồi bây giờ mới gần chết, mình mới tìm ra cái đường giáo pháp đó? Bởi vì cái người đầu tiên mà lập ra như vậy, người ta mới gọi là giáo chủ của tôn giáo đó chứ. Chứ nếu mà cỡ có đức Phật, làm sao ai mà gọi đức Phật Thích Ca là giáo chủ? Phải không?

Phật tử Minh Điền: Bạch Thầy, như Thầy dạy thì trước đức Phật Thích Ca Mâu Ni là chưa có Pháp?

Trưởng lão: Chưa có! Cho nên đức Phật nói ta cung kính Pháp vì Pháp đó giải thoát. Vì vậy mà sau này, người sau này cũng hãy cũng kính Pháp này và Pháp này là Thầy của các vị, chứ ta đâu có là Thầy.

Phật tử Minh Điền: Bạch Thầy, như người ngoài người ta luận là Phật có trước hay Pháp có trước, bạch Thầy, theo Thầy Phật có trước hay Pháp có trước?

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là khi mà con người có là phải có Pháp rồi, hễ con người có là có Pháp rồi. Thì đức Phật là đã sanh bao nhiêu con người rồi mới có đức Phật mà. Phải không? Cho nên đức Phật tìm Pháp là Pháp phải có trước nhưng mà không có người chứng cái Pháp đó. Pháp thì nó…​ nhiều, phải không?

(53:21) Nhưng mà người ta tìm ra được. Cũng như bây giờ mình thấy những cái điện thoại nè, như những cái máy này, nếu mà không có cái nhà khoa học thì làm sao người ta tìm ra những cái điều kiện, mà người ta chế ra được những cái máy cho chúng ta? Nó có phải không? Đó.

17- TU ĐÚNG PHÁP MỚI KHỎI DÍNH MẮC

(53:41) Phật tử Minh Điền: Theo con nghĩ cái chỗ là mình tu tập như thế nào để mình thấy lục trần là xong. Cũng như mình không dính vô lục trần đó là mình ly ác pháp hả Thầy?

Trưởng lão: Thật sự ra thì đức Phật dạy chúng ta, nếu mà lục trần không dính, sáu căn không dính mắc lục trần, thì phải theo đúng cái đường lối của đạo Phật là phải, thứ nhứt nè, thiểu dục tri túc nè, phải không, phòng hộ sáu căn nè, Chánh Niệm Tỉnh Giác nè, Định Niệm Hơi Thở nè, Định Vô Lậu nè, Tứ Niệm Xứ nè, Tứ Chánh Cần. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo nói chung.

Thì do đó, chúng ta phải thực hiện cho đầy đủ thì chúng ta sẽ không dính mắc sáu trần. Chứ còn không thể nào mà đơn giản một pháp mà có thể thực hiện sáu trần được.

Phật tử Minh Điền: Thành ra luận lý Đại Thừa nói là, lúc mà mình thấy mà mình không nhiễm, lục căn tiếp xúc với lục trần mà không dính mắc đó là chỉ cái luận lý?

Trưởng lão: Cái luận lý, cái nói, cái danh từ của nó, coi như cái lời nói suông. Chứ còn cái lời nói mà đúng, thì phải là cái hành chứ không thể suông. Mà giới luật là cái hành, chúng ta phải sống đúng giới luật. Nghĩa là cái giới luật đó đặt ra vậy, thì chúng ta cố gắng đừng có vi phạm cái giới luật đó thì chúng ta đã sống. Đó.

Mà nếu mà chúng ta sống cái đó, mà chúng ta không có biết pháp hành, thì chúng ta bị giới luật ức chế, trói buộc, từ đó chúng ta làm lén, chúng ta bẻ ngang giới luật. Cho nên chúng ta phải biết cách hành của giới luật, chứ còn không biết không làm được. Nói thiểu dục tri túc, thì tôi chỉ thiểu dục chừng một tháng, hai tháng, sau đó tôi chịu hết nổi rồi. Bởi vì nó thiếu đủ thứ hết.

Ba y một bát, thì quý cư sĩ mới thấy rằng, có một bộ đồ mặc ở trên người như thế này, cái y trung là một cái, cái y hạ là một cái là cái chăn chứ gì, và cái y thượng là choàng, có ba y như vậy. Thử hỏi khi chúng ta rất bất tiện là, đến đi, một cái đường đi mà đến chừng một, hai cây số thôi, mồ hôi nó ra ướt hai cái y rồi, thì bây giờ, phải giặt cái nào trước, mà cái nào sau? Chứ đâu phải loã thể được.

(55:34) Đức Phật cấm mà, không có cho để hở tay, hở chân nữa mà. Để tránh dục mà, tránh những cái tâm dục của kẻ khác, mà tránh được cái tâm dục của mình. Bởi vì người ta dục, người ta sẽ tìm đến mình, và từ đó người ta gợi mình, mình sẽ cũng không thắng nổi cái dục của mình.

Cho nên, khi mà muốn giặt cái bộ đồ như vậy đó, thì mình giặt cái y hạ và y trung, và y thượng phải choàng kín, phải chịu mặc đồ dơ đó. Rồi giặt cái đó khô rồi, mới mặc cái y trung và y hạ rồi mới đem y thượng mới giặt. Rồi mới sẽ bắt đầu mình có đi được, thì nó phải đồ đạc phải sạch sẽ rồi mới đi. Vệ sinh lắm, chứ không phải là mang cái đồ dơ cũng như là Tế Điên Hoà thượng thì không được. Không phải vậy.

Phật tử Minh Điền: Kỳ đó hỏi là Pháp có trước, con cũng nói là, Pháp có trước hay Phật có trước, thì con cũng nói là Pháp có trước, để rồi Phật chứng rồi cho nói lại

Trưởng lão: Chứ đâu phải Phật đẻ Pháp. Pháp có trước, cho nên từ đó đức Phật chỉ là một con người đi tìm ra cái pháp, thực hiện để giải thoát được. Bởi vì nói nhân quả thì nhân quả nó sanh ra các pháp mà. Nhân quả sanh ra con người mà.

Cho nên nói con người từ đâu sanh ra? Vậy mà tôn giáo thì xây dựng cái điều đó sai rồi. Nó là do nhân quả, mà nhân quả thì từ vô minh mà sanh ra chứ gì. Do cha mẹ mình vô minh mới đẻ ra mình, chứ còn cỡ ông không vô minh, ông đâu có thèm cưới vợ cưới con thì chắc bây giờ đâu có mình. Mình đâu có khổ như thế này.

18- BẢN CHẤT CỦA VẠN VẬT ĐỀU VÔ MINH

(56:40) Phật tử Minh Điền: Bạch Thầy! Cái gì sanh ra Vô Minh bạch Thầy?

Trưởng lão: Cái gì sanh ra Vô Minh? Sự thật ra vạn vật đều vô minh. Cái môi trường sống, cái đống rác của chúng ta đó, là nó vô minh chứ gì? Bây giờ đống rác nói nó có minh được sao? Nhưng mà từ đống rác đó nó nảy sanh ra loài vật. Bởi vì nó đủ cái môi trường sống của nó, thì trong cái đống rác ẩm nó sẽ sanh ra loài vật. Những ký sinh trùng nó cũng từ đó nó sanh ra.

Chứ đâu phải khi không mà nó không có cái đống nước ẩm này, nó đâu có con vật đó đâu? Nó đủ cái môi trường sống nó sinh ra. Thì con người chúng ta sanh ra cũng đúng cái môi trường sống, cho nên nó từ vô minh. Cái đống rác mà, đâu có thể nào nói nó là minh được.

19- NỖ LỰC THỰC HÀNH, KHÔNG LÝ THUYẾT SUÔNG

(57:014) Phật tử Minh Điền: Bạch Thầy, xin Thầy giảng cho con rõ về vấn đề cái Ngũ Uẩn Thầy. Quan sát như thế nào để thấy nó là không, để trong khi tu tập con xả ly nó, đặng mà từ từ đi đến cái chứng ngộ thấy Ngũ Uẩn là không?

Trưởng lão: Nếu mà giải thích nó thì coi như là mình lý thuyết mất, mà hãy tin, bởi vì Phật nói tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin ta là người đã làm được cái này. Thì bây giờ muốn đi nó, đừng có nên nghe, hiểu cái gì nhiều. Phải không? Mà hãy thực hành, phải sống, ta bảo sao, sống vậy.

Cho nên lúc bấy giờ các vị Tỳ kheo nói: "Các con sẽ tin Phật, Phật dạy sao các con làm vậy. Chứ không hiểu thêm gì nữa". Cho nên ông Bàn Đặc là người dốt nhứt mà đức Phật bảo quét tâm đi. Thì ông tối ngày “Tâm như cục đất”, ông cứ “tâm như cục đất”. Ông cứ nhắc vậy, nhắc riết thì ông chứng đạo.

Cho nên khi mà chứng đạo rồi thì, ngày hôm đó thì đức Phật đi thọ trai. Thì ông ở trong rừng đó không ai hết, thì ông thể hiện thần thông, gốc cây nào trong khu rừng đó cũng ông Bàn Đặc ngồi đầy hết. Lúc bấy giờ đức Phật đang thọ trai, đức Phật mới nói biểu ông cư sĩ ở cái nhà mà cúng trai Tăng đó: "Ông đến đó kêu ông Bàn Đặc thọ trai, ông chứng đạo rồi".

(58:18) Bởi vì đi vắng rồi, ông mới thực hiện thử coi cái lực đạo của mình coi thử như thế nào? Cho nên cái ông cư sĩ đến cái khu vực đó, thấy toàn là ông Bàn Đặc ngồi đầy rừng hết. Gốc cây nào cũng ông Bàn Đặc ngồi hết. Thì ông ta không biết ông Bàn Đặc nào mà đi thọ trai, cho nên mới trở về ông xin Phật. Thì đức Phật nói đến đó cứ gọi: "Ông nào là Bàn Đặc, thì hãy đi thọ trai, Phật mời, thì ông sẽ mang y bát ra, ông đi". Thì vô gọi vậy, thì bao nhiêu ông Bàn Đặc mất hết, chỉ có một ông ôm bình bát đi.

Mà người ta chỉ tu có một pháp quét tâm thôi. Còn mình học hỏi cho nhiều, rồi mình rối đầu rối óc. Bởi vậy Thầy giảng cái giáo án rồi, đường lối của đạo Phật mà Thầy vạch trở lại hết. Kinh Nguyên Thủy mà Thầy vạch ra rồi, người ta rối người ta hết.

Bởi vì rối hết, cái pháp nào nó cũng hay. Như thí dụ như Tứ Bất Hoại Tịnh nè. Tứ Bất Hoại Tịnh chỉ cho chúng ta tu cái pháp, nó làm cho thân tâm chúng ta nó không hoại diệt cái sự thanh tịnh. Là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin Giới, phải không? Gọi là Tứ Bất Hoại Tịnh.

Thầy giảng cái đó rồi thì người ta thấy hay quá, tu thấy hay quá, đó là một. Rồi bây giờ bắt đầu Thầy dạy Tứ Chánh Cần ngăn các pháp ác nè, diệt các pháp ác nè, sanh trưởng các pháp thiện nè, tăng trưởng các pháp thiện, nó là Định Tư Cụ, dụng cụ Thiền Định. Thầy dạy rồi, cách thức tu, người ta nói: "Hay quá! Có pháp tu hay quá rồi".

Thành ra ngay từ cái pháp đầu tiên thì người ta thấy cái pháp này còn hay hơn nữa, người ta tu quá rồi, thành ra rối lên hết. Cho nên tuỳ căn cơ của mọi người muốn học tu. Thì Thầy nói: "Nói lung tung vậy chứ rồi tu không có ra gì hết". Bây giờ về Thầy dạy mình ngồi, ngồi, đi, đi. Thầy dạy đi thì đi, Thầy dạy ngồi thì ngồi thôi. Cứ làm, tin Thầy đi, Thầy dẫn cho tới nơi tới chốn thôi. Còn không tin thì bây giờ Thầy có giảng gì, đi về cũng tu tầm bậy tầm bạ hết.

20- BƯỚC ĐẦU TU TẬP

(1:00:06) Phật tử Minh Điền: Bạch Thầy, trước tiên con cũng giống như mới sơ cơ mới bước vào tu, Thầy dạy thế nào, mà con tu như thế nào?

(1:00:15) Trưởng lão: Bây giờ đâu có gì đâu. Bây giờ muốn vô tu, Thầy bảo bây giờ lại đây, Điền lại gần đây, ngồi xuống. Bây giờ hít hơi thở như thế này. Thầy dạy bảo hít một hơi thở, hít. Rồi Thầy dạy phải thở loại hơi thở nào? Rồi bắt đầu bây giờ đứng dậy đi kinh hành làm sao, Thầy dạy cách thức đi. Đi như thế nào gọi là xả tâm? Hướng tâm như thế nào? Nhắc tâm thế nào? Thầy dạy sao cứ làm vậy.

Làm quen rồi về tập. Tập một tuần lễ đến trình Thầy coi thử coi tu tập được cái gì? Hay là chưa được? Vậy thôi! Rồi chừng nào mà tu được cái đó rồi hãy tính. Chứ không phải là chưa được mà dạy thêm đâu. Không dạy đâu.

Bây giờ một tuần lễ về tập. Tập tại sao mà tập không được? Xét lại coi thử coi tập trật hay đúng? Bây giờ ngồi lại xem lại, xét lại. Có vậy tu mới kết quả chứ. Chứ còn cái mình lý thuyết suông, về tu bậy bạ, trật lất hết. Từ cái chỗ xả tâm lại là ức chế tâm.

Phật tử Mỹ Châu: Thầy ơi! Một chút nữa Thầy dạy pháp tụi con, dạy con bước đầu đi, một bước một.

Trưởng lão: Đâu phải dạy pháp là nói pháp đâu. Dạy pháp là dạy người ta tu, …​ rồi (Nghe không rõ). Thì khi nào, chứ bây giờ thì dạy. Bây giờ có thì giờ đến đây nghe thuyết pháp, chứ không phải là dạy pháp. Không phải dạy học.

Phật tử Minh Điền: Coi như đến đây là phải có thực hành. Thầy dạy phải có thực hành chứ không phải là nghe cái này

Trưởng lão: Nãy giờ là nói nghe chơi đó.

Phật tử Mỹ Châu: Tụi con ở dưới đó lâu lắm mới được gặp Thầy. Giờ Thầy chỉ cho con, cái kiểu của con, con làm được cỡ khoảng ba tháng, bốn tháng rồi trở về học.

Trưởng lão: Hiện giờ, thí dụ nãy giờ Thầy nói nó làm cái tâm con nó động rồi, con không có thể nào yên đâu. Con muốn bữa nào đó, thì thí dụ bữa nào con vô, trưa hay bữa nào con vô, hoặc sáng con vô, thì bây giờ con lên Chánh điện ngồi đi. Rồi Thầy dạy từng cái. Rồi về tập. Tập một tháng, hai tháng lên kiểm tra lại. Thì cứ như vậy mới được. Chứ nãy giờ nghe Thầy nói.

Phật tử Mỹ Châu: Để con ngồi chút nữa Thầy dạy cho con?

Trưởng lão: Rồi con. Muốn tu không có nghĩa là vội vàng được. Thí dụ như bây giờ ngày mai con còn ở lại đây, thì ngày mai vô Thầy dạy. Chứ bữa nay mà con đòi tu, thì không có được.

(1:02:12) Phật tử Minh Điền: Kính bạch Thầy, mỗi con người sinh ra trên đời này, một khi có thân, trước đó đã có cái vòng nhân quả.

Trưởng lão: Vòng nhân quả chứ con.

Phật tử Minh Điền: Dạ, khi đã hiểu được nhân quả, thì biết người ta khổ mình không cứu hay là không cứu khổ cho người ta thì mình có tội không hả Thầy?

Trưởng lão: Nếu mà mình thấy cái sự khổ của người ta mình làm ngơ thì nó có…​

21- SỐNG ĐẠO ĐỨC THÌ GIẢI THOÁT NGAY LIỀN

(1:02:31) Trưởng lão: …​Đại Thừa mà không đi vào cái kinh sách của Nguyên Thủy. Kinh sách của Phật phải đi vào cái đạo đức. Từ học cái đạo đức của con người, đạo đức không làm khổ mình khổ người, rồi tiến dần đến cái đạo đức Thánh Tăng, tức là những cái bậc Thánh Tăng.

Bởi vì có ai mà có, trong cái thời đức Phật, người ta gọi các đệ tử của Phật, người ta gọi là Thánh Tăng không, chứ người ta có gọi là Phàm Tăng bao giờ? Những bậc Thánh thì tức là phải có hành động đạo đức Thánh chứ.

Thì các con phải biết. Từ đó chúng ta đi từng cấp, từ những cái này đến những cái kia để mà chúng ta xây dựng mình, sửa mình trở thành những con người đạo đức, là tu chứ đâu phải là vô chùa gõ mõ tụng kinh, ngồi đó tụng kệ. Tụng hoài mà con người không có đạo đức, hành động không có chút nào gọi là đạo đức.

(1:03:12) Cho nên ở đây, không phải là chỗ mà tu theo đạo Phật mà ngồi đó, mà đến lạy Phật thắp hương thắp này kia, không phải đâu. Không có ông Phật nào mà cứu mình đâu. Đức Phật bảo mình đốt năm cái thứ hương: Giới hương, Định hương, với Dữ huệ hương, Giải thoát, Giải thoát tri kiến hương, năm cái thứ hương đó.

Mình thì lấy hương vỏ cây đốt lên, nói cúng Phật. Ông Phật ông hưởi ba cái hương đó, ba cái khói đó ông ngộp, ông thở chịu không nổi, chứ đừng nói. Cái đó là cái mê tín, cái sai, không có đúng mà tốn tiền vô ích nữa, tạo cho bao nhiêu nhà kinh doanh làm nhang.

Mà trong khi Phật dạy chúng ta đốt cái tâm hương, năm cái loại hương tâm của mình, đốt lên. Hương đạo đức, giới hương mà, đạo đức mà, đạo đức của mình mà, hàng ngày mình sống ở đời là mình thắp hương cúng Phật rồi. Thế mà mình không thắp hương đó, mà mình đốt cái hương kia, mình lạy cho khói cái đầu của mình. Tụng kinh, ngày nào cũng tụng kinh. Mà có giải thoát không? Có đạo đức không? Hở ra chút là này nọ một chút, thì cái đó là không được.

Cho nên trong cuộc sống thì các con phải, theo đạo Phật thì hàng ngày phải trau dồi, sửa lại thân tâm những cái hành động của chúng ta phải có đạo đức, thì cái đó là cái giải thoát. Các con cứ sửa tới đâu các con thấy giải thoát tới đó. Cho nên, đạo Phật nói pháp của ta không tu thì thôi, tu có giải thoát liền.

Bởi vì hành động mình sống có đạo đức mà, nó làm sao không giải thoát? Chứ mình tu, mình chờ tới chừng nào thành Phật mới giải thoát sao? Đâu phải, giải thoát biết liền, chứ đâu phải vô sở đắc.

Còn bây giờ thí dụ như mình chấp có Phật Tánh thì tức là mình chấp cái ngã rồi. Ờ bây giờ tôi uống rượu cũng có ông Phật Tánh tôi cũng còn, nó đâu có mất. Bởi vì người nào cũng có Phật hết. Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh mà. Ông ta uống rượu, ông ta cũng nói Phật, ông ta cũng không mất đâu.

Mà ông uống rượu thì ông tạo nghiệp, thì có Phật ông cũng trốn nữa ông đâu có dám ngồi đó. Mà sự thật ra, nếu mà có Phật thì nó không có phải, không có trí tuệ. Thật sự ra con người không có Phật gì hết, Thầy nói không có Phật. Tại vì người ta nghĩ vậy, người ta tưởng ra vậy. Bởi vì khi mà người ta tu đến cái trạng thái mà hồi nãy Thầy nói Thức Vô Biên Xứ, người ta thấy đó là cái bản tánh, cái bản thể của vạn hữu chứ gì?

(1:05:19) Người ta nghĩ như vậy, người ta tưởng. Cho nên từ các tôn giáo đều xây dựng cái thế giới siêu hình có cái bản ngã. Cho nên từ đó đi dần cái sai. Rồi bây giờ chấp thì người nào cũng hết, bây giờ có uống rượu nè, có dâm dục nè, có làm những cái điều gì phá giới phạm giới đi nữa Phật Tánh mình cũng còn. Chỉ bây giờ mình giữ được ông Phật của mình thì nó hết cái đó. Tại vì mình chưa giữ được nó thôi. Sự thật nó không phải vậy.

22- BỐN LOẠI VÔ KÝ CỦA THIỀN

(1:05:44) Phật tử Minh Điền: Kính bạch Thầy, Tứ Thiền Vô Ký là sao?

Trưởng lão: Tứ Thiền Vô Ký là bốn cái loại vô ký, bốn cái loại Thiền Vô Ký, chứ không phải là bốn Thánh Định vô ký mà bốn cái loại vô ký. Nó có bốn cái loại vô ký. Thí dụ như bây giờ nó vô ký như hôn trầm là vô ký hôn trầm, thuỳ miên vô ký, vọng tưởng vô ký. Bây giờ mình ngồi đây mà mình quên một chút xíu thì có một cái niệm vô, gọi là vô ký vọng tưởng. Phải không?

Rồi hôn tịch, mình ngồi tỉnh tỉnh mê mê, đó gọi là vô ký hôn tịch. Rồi vô ký ngoan không, mình ngồi lại nó không ngơ, nó ngoan không, thì đó là vô ký ngoan không. Bốn cái loại vô ký. Cho nên tứ thiền vô ký, đó là những cái loại thiền vô ký.

Mình vừa ngồi đây cái bắt đầu có cái vọng tưởng niệm xen vô, tức là có một cái lúc vô ký, một chút xíu, nửa giây thôi, tức là một sát na đó, mình quên đi, cho nên cái sức tỉnh nó quên đi thì cái niệm nó xen vô, thì gọi là vô ký vọng tưởng. Người ta phân biệt rất rõ về những cái trạng thái vô ký.

23- CÁC LOẠI THIỀN CỦA KINH SÁCH PHÁT TRIỂN

(1:06:47) Phật tử Minh Điền: Kính bạch Thầy! Thế nào là Như Lai Thiền? Cái Thân Ngũ Uẩn…​ (Nghe không rõ)

Trưởng lão: Như Lai Thiền, đó là những cái sự phân biệt của các cái loại thiền của ngài Thông Mạch mà thôi. Thí dụ như, bốn loại thiền là từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền thì gọi là Phàm Phu Thiền hay là Tiểu Thừa Thiền. Còn cái thiền mà của kinh sách Đại Thừa dạy mình đó, gọi là Đại Thừa Thiền. Còn cái thiền mà Đông Độ mà tu, gọi là Tối Thượng Thừa Thiền. Còn cái thiền mà tu mà để làm Phật, gọi là Như Lai Thiền.

(1:07:23) Cho nên bốn cái tên gọi của thiền. Người ta chia làm năm loại thiền lận, chứ không phải là bốn loại thiền. Nhưng mà mình bốn thôi. Ở đây Thầy kể cho chúng ta thấy đó là những cái thiền mà người ta đặt ra từng cái giai đoạn. Chứ sự thật ra cái thiền nào mà tu giải thoát, mà cái thiền nào tu không giải thoát, thì cái đó là kinh nghiệm của những người mà người ta thực hiện được.

Chẳng hạn bây giờ nói Tối Thượng Thừa Thiền là Thiền Đông Độ là chỉ kiến tánh thành Phật thôi, khỏi cần tu cái gì nhiều hết. Nhưng mà nói như vậy, nhưng mà nhìn lại cái quá trình thời gian từ khi mà có cái thiền này cho đến giờ, thì những người nào mà đã là giải thoát, làm chủ được bốn cái sự, chấm dứt được bốn cái sự sinh tử luân hồi? Chưa thấy, chưa thấy một vị Thiền sư nào, chưa thấy một vị Tổ sư nào được.

(1:08:10) Còn, bởi vì trong các cái pháp môn, thì Thầy thấy, như một cái người mà tu Thiền Đông Độ đi, là Tối Thượng Thừa Thiền, thì người ta, mục đích là người ta ngồi lại, người ta giữ cái tâm người ta không có niệm vọng tưởng, thì từng đó người ta tiến dần ở trong cái trạng thái không vọng tưởng đi sâu hơn nữa, thì nó sẽ đạt được những cái trạng thái như thế nào mà người ta gọi đó là Tối Thượng Thừa Thiền?

Coi như là người ta nhận ra được một cái gì, bốn cái đức Niết Bàn của nó gọi là thường, lạc, ngã, tịnh đó. Bởi vì bốn đức Niết Bàn tức là chỉ Phật Tánh, nó có thường, lạc, ngã, tịnh. Đó thì người ta nhận ra được cái trạng thái, khi ngồi thiền người ta nhận ra được cái đó, người ta cho nó là thiền tối thượng.

Nhưng mà trong kinh điển Nguyên Thủy, thì Phật có xác định những cái trạng thái đó để chúng ta biết đó là những cái trạng thái của cái loại Định nào. Cái bài kinh đó rất có giá trị. Hiện giờ thì rất có giá trị nhưng mà người ta không dám khai triển ra.

Cho nên trong kinh giới mà Bồ tát giới đó, không biết các con có đọc không biết? Cấm không có cho tu sĩ và cư sĩ đọc kinh Nguyên Thủy, tức là kinh Tiểu Thừa đó cấm không cho. Nó cấm, Bồ tát giới nó cấm không có cho đọc Kinh A Hàm, kinh Nguyên Thủy, coi như là nó cho là cái đó là ngoại đạo đó, chứ không phải là.

Kinh sách Đại Thừa mới là kinh sách của Phật giáo mà kinh sách Tiểu Thừa - kinh Nguyên Thủy là kinh sách của ngoại đạo, nó cấm. Ở trong cái giới của Bồ tát giới nó cấm, nó không cho người tu sĩ này đâu.

Phật tử Mỹ Châu: Là mấy ông đó nói sai chứ đâu phải …​ sai đâu?

Trưởng lão: Họ đặt ra như vậy, họ nhận Phật giáo xuống. Họ nhận giáo pháp của đức Phật xuống. Chứ không phải vậy đâu. Cho nên Bồ tát giới là Đại Thừa nó chế ra cái giới Bồ tát, nó cấm không có cho người ta.

Cho nên năm 1952, lúc mà Hoà Thượng Minh Châu, con biết Hoà thượng Minh Châu là cái người mà làm viện trưởng Đại học Vạn Hạnh, ông dịch cái bộ kinh Nguyên Thủy thì ông có nhắc lại cái vấn đề mà hồi đi tu, là trong chùa các Hoà thượng cấm, không có cho được đọc kinh A Hàm.

(1:10:17) Nó có, nhưng mà không cho đọc, mà cũng không giảng, giảng kinh Pháp Hoa, Kim Cang, Bát Nhã, Pháp Bảo Đàn vậy chứ còn không có dạy kinh A Hàm, không có dạy kinh đó. Đó, cấm bặt à. Gần đây, sau này thì Hoà Thượng Minh Châu dịch ra rồi bắt đầu người ta mới có đọc, mới có nghiên cứu được kinh Nguyên Thủy.

Từ khi mà Hoà Thượng Minh Châu đi học về rồi rồi mới triển khai dịch cái bộ kinh Nguyên Thủy. Từ đó mới có đi vào cái con đường giải thoát của đạo Phật, chứ còn bị kinh điển Đại Thừa đậy bít. Cho nên cuốn này cũng là thuộc về kinh Đại Thừa. Tổ nó đẻ ra hết, nó đẻ ra, nó phải "Như thị ngã văn".

Chúng ta cứ ngỡ đó là ông Anan nói nhưng mà không phải, mấy ông tổ của chúng ta nói chứ không ai. Địa Mẫu Chân Kinh cũng là kinh Phật, nó đẻ ra. Rồi thậm chí như các con biết đẻ ra, ngay cả đức Phật Di Lặc mà nó cũng đẻ ra nữa để mà nó cách mạng Phật giáo luôn. Tàu nó thâm, thâm ý.

Cho nên Hoà Thượng Minh Châu viết cái lời tựa của cái bộ kinh, Hoà Thượng nói, thâm ý của các đạo chủ Bà la môn là thâm ý rất ác độc. Nhưng mà không thể nào diệt được Phật giáo, không thể nào mà diệt được chân lý. Vì mặt trời là mặt trời không thể ai mà làm cho tắt mặt trời được. Chân lý vẫn là chân lý. Nhưng tiếc vì nhân loại chưa có đủ duyên phước cho nên nó bị che mất mà thôi.

Phật tử Minh Điền: Thưa Thầy! Phật giáo mình…​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Khó lắm con! Con biết cái tập Đường Về Xứ Phật Tập I của Thầy, nói thẳng không. Mà đi đem giấy xin phép để mà in ra đó, …​ (Không nghe rõ) là giáo hội cấm bặt. Nếu mà đưa ra thì không có ông Thầy tu nào mà còn ngồi yên hết. Phật tử người ta đọc, người ta biết rồi thì còn cái chỗ nào mà mấy ông ngồi yên, giới luật trật hết rồi.

Phật tử Minh Điền: Kính bạch Thầy! Như vậy là cái việc đó nó cũng ích lợi…​ (Không nghe rõ)

(1:12:17) Trưởng lão: Thì nó cũng có được cái phước báu, bởi vì nói chung là các tôn giáo nào nó cũng dạy chúng ta làm thiện thôi, nó cũng có y báu, và phước báu của các Hoà thượng làm, thì chúng ta thấy biết rõ.

Nhưng mà nó sai cái ý của Phật pháp thì phải thọ lấy cái địa ngục. Cho nên các bậc Tôn túc, các Hoà thượng khi chết họ đều là khởi những cái trận đau, bệnh tật. Không có ông nào là không có đau. Phình lên xọp xuống…​

24- THẦY GÓP Ý HOÀ THƯỢNG THANH TỪ ĐỂ CHỈ DẠY NGƯỜI TU

(1:12:38) Phật tử Mỹ Châu: Con nghe cái cuộn băng thứ bốn, cuốn bốn đó Thầy…​(Không nghe rõ)

Trưởng lão: Nó sẽ có cơ hội con. Bắt đầu khi mà cho in, Thầy sẽ cho in cái bộ kinh giới trước. Bởi vì kinh giới thì coi như là quý thầy cũng phạm, nhưng mà điều kiện Thầy vạch rất rõ, nhưng mà người ta có thể cho. Nhưng mà cái điều kiện là con đã đưa cho Thầy Thông Vân mà cái cuốn mấy rồi?

Phạt tử Mỹ Châu: Dạ cuốn bốn rồi.

Trưởng lão: Cuốn bốn rồi, là một cái điều rất là tai hại đó chứ không phải là thường đâu. Con nên biết rằng Hoà thượng, là trước khi mà Thầy trợ giúp cho Hoà thượng đó, là Thầy đã thu hai cuộn băng.

Cuộn băng đầu tiên là Thầy để cái tựa là “Phật Môn Bảo Huấn”, lời dạy quý báu ở trong cửa Phật. Là nói những cái sai, cái này kia của mọi Thầy tu mà phá giới, phạm giới. Rồi cách thức mà làm những cái điều kiện không đúng với Chánh Pháp phá giới đó, thì nói với chúng tăng. Lời dạy quý báu tức là nói những cái đạo đức, cái phạm hạnh của người tu, là quý thầy nó không có. Thầy gởi cho Hòa thượng cái cuốn băng đó.

(1:14:36) Rồi “Trở về đạo Phật”. Trở về đạo Phật tức là Thầy so sánh cái bốn thiền, tức là từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền đó, so sánh với Thiền Đông Độ tức là thiền Hoà thượng đang dạy đó, để thấy cái kết quả của nó như thế nào, để cho Hoà thượng nhận xét ra cái chỗ đó. Mà khi Hoà thượng nhận xét được như vậy, hiểu được cái tâm như vậy thì Thầy sẽ trợ giúp Hoà thượng, với một số người mà đang theo Hoà thượng tu.

Cái mục đích của Thầy mà, Thầy không bao giờ cầu danh đâu. Thầy chỉ ẩn sau lưng của Hoà thượng thôi, để mà Thầy giúp cho người tu cho đạt được cái kết quả. Đó là cái mục đích của Thầy thôi. Bởi Thầy không có nghĩ rằng.

Nhưng mà, khi mà hai cuộn băng đó thì Hoà thượng nghe rồi, thì Hoà thượng nói đức Phật tu bốn thiền không có giải thoát được đâu con. Trong cái cuốn "Ba vấn đề trọng đại của đời tu hành của tôi" Hoà thượng nói trong đó, có mục đích nói cái chỗ, bác cái bốn thiền của Phật.

Đó, thì khi mà Hòa thượng viết như thế này, Hoà thượng nói khi mà: "Ly ngũ dục”, chứ không phải ly dục ly ác pháp đâu. Trong kinh Phật thì nói "Ly dục ly ác pháp". Dục là cái tâm ham muốn của mình. Ác pháp là tham, sân, si hay là ác pháp là thập ác đó, Thập Ác đó, là ly ác pháp mới ly cái tâm dục. Thì hoà thượng sửa lại chút, Hoà thượng để ly ngũ dục.

Phật tử Mỹ Châu: Ly ngũ dục thôi ạ?

Trưởng lão: Ly ngũ dục mới sanh hỷ lạc, cho nên do đó mà đức Phật tu không giải thoát. Thêm chỗ đó ngũ dục. Ngũ dục là cái gì? Ngũ dục là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp hay là sắc, danh, lợi, thực, thuỳ, năm cái dục. Cho nên cái đó là cái đối tượng dục chứ không phải tâm dục, mà đức Phật nói cái tâm dục.

(1:16:21) Cho nên nói, bây giờ ly ngũ dục mà được hỷ lạc, làm sao có ly ngũ dục mà được hỷ lạc? Bây giờ Thầy ăn ngày ba bữa này, Thầy có lạc hơn là Thầy ăn ngày một bữa chứ. Mà nói ly ngũ dục thì có lạc làm sao đúng?

Mà ly dục, bây giờ ăn một bữa mà ly được cái tâm dục nó mới có lạc. Phải không? Mới ly dục mới sanh hỷ lạc, mà ly cái tâm dục. Chứ còn ly ngũ dục, mình ăn một bữa mà cái tâm dục nó vẫn còn muốn ăn nè. Nói như vậy sai.

Đó cho nên vì vậy Hoà thượng mới bác cái ý của Thầy nói, để giữ vững cái lập trường của Thiền Đông Độ của Hoà thượng chứ gì? Không ngờ đây là Thầy thấy một số người tu vậy mà thời gian quá dài, mấy chục năm trời mà không kết quả. Không giải thoát thật sự mà, phải thật sự chứ, đâu phải lý thuyết suông, nói suông được.

Thầy đưa cuộn băng đó cho Hoà thượng, Hoà thượng nghe, nghe rồi để mà Thầy trò bàn bạc nhau trong vấn đề mà thấy những điều lợi ích chung cho Phật pháp mà. Chứ đâu có riêng cá nhân của ai đâu?

Phật tử Minh Điền: Có thành công không?

Trưởng lão: Không thành công. Bây giờ con đưa cái bộ đó ra đủ rồi. Thầy choảng, Thầy đập hết thảy mấy ông Đại Thừa, đập luôn cả Tổ Sư Thiền xuống, đập hết, Thầy đập mấy ông Tổ, Thầy không có đập ai hết. Nghĩa là sai chỗ nào Thầy đập xuống hết, mà con đưa Thầy Thông Vân đọc cái kiểu đó, mà đưa ra Hoà thượng đọc nữa.

Phật tử Mỹ Châu: Thưa Thầy, tại con thấy chân lý. Thầy có lý. Chân lý là con chịu.

Trưởng lão: Con chịu nhưng mà người ta đang chấp thì làm sao? Con biết làm sao? Người ta không chịu sao. Cho nên.

Phật tử 1: Thôi, chị về lấy lại đi

Phật tử Mỹ Châu: Thôi, không có lấy lại. Lỡ đưa rồi không có lấy lại. Thầy nói là biểu con đợi tới mừng hai đi, thì con sẽ chỉ đường cho thầy đi, tại cái miếng đất của thầy cho con mượn rồi thầy…​ (Không nghe rõ tiếng)

Phật tử Minh Điền: Kính bạch Thầy! Có nghĩa là thầy Chơn Quang viết theo cái ý của Thầy?

(1:18:19) Trưởng lão: Nói chung là thầy Chân Quang đã viết cái cuốn "Luận về nhân quả" rồi. Nhưng mà khi mà về đây, lúc bấy giờ Hoà thượng mà tính đuổi ông về, Thầy cho ông về đây với Thầy. Sau khi thầy Chân Quang mang cái bộ "Luận về nhân quả" này về thì Thầy đọc, nhờ Thầy đọc. Thầy đọc, Thầy thấy thầy viết tưởng nhiều quá. Cho nên Thầy góp ý với thầy thôi, bảo thầy sửa lại.

Vì vậy mà coi như là thầy sửa chung hết, còn tưởng nhiều lắm. Nhân quả mà nói tưởng không thì đâu đúng được. Nhân quả là hành động ý thức của chúng ta. Con bây giờ, con nói một lời nói đó con phải ý thức chứ, con không ý thức là con bị nhân quả đó. Có phải không? Còn cái này tưởng không à. Toàn là đưa ra.

Phật tử Minh Điền: Bạch Thầy! Vậy quần chúng đọc có hại gì không Thầy?

Trưởng lão: Tại vì bị sống trong tưởng rồi.

Phạt tử Minh Điền: Vậy là cái quyển này nó chưa có gọi là…​

Trưởng lão: Bây giờ Thầy nói, viết nhân quả là như thế nào? Con biết phải viết, viết nhân quả, phải viết như thế này nè, người ta mới hiểu được cái đường đi của nhân quả. Bởi vì từ con người sinh ra từ nhân quả, sống ở trong nhân quả, rồi chết cũng về nhân quả.

Cho nên bây giờ muốn mà dạy người ta đạo đức nhân quả đó, viết nhân quả tức là viết đạo đức của đạo Phật. Viết, soạn đạo đức của đạo Phật thì soạn đạo đức của đạo Phật phải soạn từng cái tuổi như thế nào? Bởi vì mỗi cái tuổi, con người mỗi cái tuổi là nó có cái hành động đạo đức của nó đó.

Chẳng hạn bây giờ một đứa trẻ bảy tuổi, phải soạn cái giáo trình của một đứa trẻ bảy tuổi phải học cái đạo đức đó. Rồi bây giờ, từ mười hai, mười ba, mười lăm tuổi, nó phải có cái tuổi đó, nó sẽ thực hiện theo cái sự tăng trưởng, cái sự phát triển của cơ thể, cái tâm tư của nó đó, thì phải dạy cái đạo đức của nó.

Bây giờ một người lớn tuổi, người trung niên lớn tuổi, phải cái tầm vóc đó, phải dạy cái đạo đức trung niên để người ta đối xử, người ta được giải thoát. Rồi cái người già cả. Cái người già rồi cũng phải học cái đạo đức, chứ không phải nói: "Tui già rồi, tui không biết đạo đức đâu". Không phải đâu.

Từ cái cách đối xử của người già đó, trung niên đến bây giờ cái người già, người ta không có đi làm được, người ta ở trong nhà, người ta cô đơn, thì dạy người ta cái đạo đức để cho tâm hồn người ta được an lạc. Nó phải, dạy đạo đức người ta phải từng như vậy, nó mới áp dụng vào từng cái lớp người, từng cái tuổi của con người chứ.

(1:20:15) Còn bây giờ đạo đức kiểu chung chung như thế này, mà nói tưởng không như thế này thì giết người ta, sai nữa. Cái đạo đức đó, nó đi riết rồi thành ra tưởng bậy bạ. Thành ra cái này chỉ là mình nghĩ, rồi mình đọc, rồi mình tưởng cái này mình viết ra như thế này.

Thật sự ra hồi đó, Thầy nói, Thầy có viết cái lời trong này nè, Thầy bảo thầy Chân Quang cần phải sửa lại, sửa lại, dẹp bớt cái tưởng đi. Nhưng mà dẹp không được. Bởi vì con người sống tưởng rồi, bây giờ có nói sao cũng không được.

Phật tử Mỹ Châu: Tại vì chưa có chứng, thành ra viết theo tưởng phải không Thầy?

Trưởng lão: Viết theo tưởng, bởi vậy khó lắm con. Cho nên bây giờ Thầy nói thật sự, khi mà thầy Thông Vân này mà thầy mà xách về, thầy mà xách về đưa Hoà thượng đọc là cả một cái vấn đề lận. Khi mà đọc sách Thầy rồi, cả cái cái…​

Phật tử Minh Điền: Bây giờ phải về thu lại hả Thầy? Về thu hồi lại.

Trưởng lão: Thu lại thì cũng được mà lỡ rồi thì thôi, thì kệ nó, tới đâu hay đó. Để Thầy nói cho mấy con nghe. Nếu mà trong vấn đề mà, khi mà chúng mà ở Trúc Lâm, Thường Chiếu, các chiếu mà đọc kinh sách Thầy rồi, kể như là nó dao động hết. Nó dao động, rung động hết đó. Cho nên sách Thầy không ra là tại vì Thầy không muốn làm dao động ai hết.

Bởi vì lúc này là lúc Thầy nói thẳng, bởi vì Thầy biết Thầy không còn sống bao lâu nữa, phải nói hết. Cho nên, những kinh sách Thầy viết là Thầy nói thẳng hết. Thầy còn có lo cái đạo đức nhân quả để mà sau này con người có những cái giai đoạn mà tu tập về đạo đức, xây dựng cho con người có cái đạo đức. Cho nên buộc lòng Thầy viết cái đạo đức nhân quả.

Các con biết khi mà ở tỉnh Tây Ninh này, người ta mời Thầy ra. Người ta mời Thầy làm Ủy viên Giáo dục Tăng Ni của tỉnh. Mà khi về họp, mà đưa ra cái đề án, cái phương án để mà học tập, Thầy nói bây giờ không học tập gì hết, quý thầy ở trong ban đại diện của các huyện và trong ban trị sự tỉnh về học đạo đức trở lại hết, học giới luật hết tôi mới soạn, chứ còn không học tôi không soạn đâu.

(1:22:18) Mấy ông ghi biên bản, mấy ông đưa về Giáo hội, nhờ Thầy, bảo Thầy như thế này: Bây giờ soạn Tịnh Độ này, soạn Mật Tông này, soạn Thiền Tông này, soạn Pháp Hoa Tông này, soạn những cái giáo trình đó để mà dạy Tăng Ni. Thầy nói Thầy không soạn.

Những thứ đó như thế nào, Thầy nói luôn. Tịnh Độ Tông như thế nào? Mê tín như thế nào? Ông Thầy tu hành theo Tịnh Độ Tông làm sao, có vợ con như thế nào, Thầy vạch ra hết. Mật Tông thầy bùa, thầy chú như thế nào Thầy cũng đập luôn. Rồi Pháp Hoa Tông tu thế nào? Phi đạo đức như thế nào? Cầu cúng Quan Âm như thế nào? Tụng kinh như thế nào? Đó là phi đạo đức, không có đúng cách.

Rồi Thiền Tông là cái đạo thiền là hữu ngã, vậy là phản lại với cái đạo Phật vô ngã, không đúng. Thầy vạch ra hết. Mấy ông không nói gì, mấy ông lập biên bản đem dưới đưa giáo hội, đưa thầy ở dưới. Rồi mấy ông không dám xài Thầy nữa, thôi cho Thầy nghỉ. Nhưng mà mấy ông biết không, mấy ông không biết Thầy Thanh Từ đâu.

(1:23:11) Ông Từ nói lại với Phật tử, Phật tử về đây nói. Thầy Thanh Từ nói như này nè: "Thông Lạc nó còn không kể tui", nói vậy. Bởi vì Thầy đập luôn, Thầy nói Phật Tánh là cái chấp ngã rồi, nó không có đúng cái cách của đạo Phật. Đạo Phật là vô ngã chứ không phải chấp ngã. Chấp ngã là không bao giờ hết, không bao giờ hết danh lợi hết.

25- ĐƯỢC THÂN NGƯỜI LÀ KHÓ, RÁNG NỖ LỰC TU

(1:23:32) Phật tử Mỹ Châu: Thầy ơi, bữa đó con qua gặp thầy Thông Vân, con nói như thế này. Lúc đó thầy Thông Vân có điều kiện tu quá vậy đó, mới chỉ ra Thầy vậy đó. Cái nói ý con là con muốn kiếm một vị đắc đạo để hiểu căn cơ con tới đâu rồi thầy ra, vị đó đưa ngay con nhảy ra Thường Chiếu. Cái thầy Thông Vân nói: " À như vậy là cô muốn kiếm một vị mà đắc đạo phải không"? Thì gật đầu.

Cái Thầy nói: "Thôi để mùng 2 đi, cô dẫn thầy đi ra ngoải với Thầy Thông Lạc cho biết". Cái rồi nói: "Đi với thầy không được, tại vì mùng 9 mấy vị ra ngoài rồi. Nếu thầy muốn đi, thì nói với ông Minh Điền điện thoại chỉ cho thầy đi, dễ lắm". Thầy nói: "Mùng 2 có thể là thầy ra rồi, từ bữa mùng 7 tới bữa mùng 2 là thầy Thanh Từ sẽ đi về Châu Đốc.” Rồi con cũng hỏi là: "Ngày mùng mấy thầy về nữa"

Trưởng lão: Giờ thầy Thông Vân ở đâu? Ở Châu Đốc hả con?

Phật tử Mỹ Châu: Dạ, ở Châu Đốc. Ông ở trên một cái cốc Thầy. Cái cốc của ông khang trang lắm, có điều kiện lắm Thầy.

Trưởng lão: Thật ra, uổng quá! Không đúng pháp là không bao giờ thành.

Phật tử Mỹ Châu: Thành ra con thấy vậy, con mới đưa cái cuốn băng đó cho thầy nghe. Đưa luôn 17 cuốn đó Thầy, gần 20 cuốn băng đó.

Trưởng lão: Nghe rồi thôi.

Phật tử Mỹ Châu: Rồi cái con mới thấy thầy vậy, con mới chỉ cho thầy đi đó, thành ra thầy cũng chịu đi nữa Thầy, muốn đi ra Thầy. Biểu con dẫn thầy đi nữa, thầy sợ không được, thầy tự đi …​

Phật tử Minh Điền: …​ Phật giáo …​ bị cản. Để như vậy thì tội nghiệp cho chúng sanh …​ Cuốn kinh …​ (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Không phải con! Coi vậy chứ nhân duyên rồi phải tùy theo, để rồi mình lần lượt. Bởi vì khi nào mà có một người mà tu đúng cái chánh pháp, giữ gìn giới luật của Phật thì Phật pháp nó sẽ còn. Bởi vì Phật có nói mà, "Giới luật ta còn thì đạo Phật còn, giới luật ta mất thì đạo Phật mất".

(1:25:23) Nhưng mà hôm nay, Thầy giữ giới luật còn đúng rồi thì đạo Phật đâu mất con. Vì vậy mà những cái bài pháp của Thầy, bây giờ có ai đốt sạch được đâu? Mấy con làm gì, mấy con để cho mất được đâu. Thầy nói, khi mà đưa ra rồi, thì các con cứ giữ, rồi truyền, rồi bắt đầu mấy ông Thầy tu bậy bạ, mấy con thấy mặt hết. Không có làm sao không thấy được. Thấy cái sai nữa, thấy những cái mà từ lâu tới giờ người ta không có ngờ được.

Như các con biết là, các con đọc tới những cái bài vấn đạo. Bởi vì họ hỏi độc lắm, chứ không phải không. Thầy trả lời. Hỏi tới ngày tận thế, rồi Di Lặc này kia. Thầy đập xuống hết ba cái thứ mà bậy bạ. Đạo Phật mà đâu có. Đạo Phật dạy: "Quá khứ không truy tìm, vị lai không ước vọng, chỉ có Chánh Niệm tỉnh giác", tức là sống trong hiện tại mà thôi.

Thì đâu có biết chi mà cái chuyện mà vị lai, mình là tận thế mà làm chi cho khổ? Ngay bây giờ đang sống trong cuộc khổ mà không giải quyết khổ còn nghĩ đến cái chuyện khổ, tận thế của vị lai đặng cho ngồi quán vị lai, đặng bây giờ mà ngồi đây mà rầu khổ. Nhiều khi không chịu làm nữa, nói: "Năm 2005 này tận thế", rồi bây giờ làm chi đây, cất nhà chi rồi nó sập đổ hết, uổng. Nó bày đặt.

Thiệt là mấy ông này nói tầm bậy, tầm bạ. Tất nhiên đạo Phật đâu có dạy cái điều mà đau khổ cho người ta, nhận ra những cái sự đau khổ đó, để rồi người ta cứ đau khổ trong cái đó. Rồi "Thôi ráng tu để cho được Phật rước đặng thoát khổ".

Đó là ao ước. Cũng như làm ác, rồi bây giờ tới giờ phút này rồi. Năm 2005, còn có năm nữa. Mà rồi bây giờ làm sao nhảy cho kịp không? Bây giờ kẹt ở trong lưới rồi, bây giờ làm sao mà ra được không? Bây giờ bảo: "Ráng tu! Ráng tu". Tu cái gì? Hồi nào tới giờ tham đủ thứ hết, bây giờ tu cái gì kịp?

Tu là phải ngay từ cái lúc nào đó, mình tu thì bây giờ nó có sụp đổ đi nữa, mình mới giải thoát chứ gì? Còn bây giờ mà, bây giờ lửa cháy nhà rồi, bây giờ biểu chạy vô ôm đồ ra cho nó hết, làm sao mà hết được? Muốn chuẩn bị thì ít ra thì mình cũng phải là trước một, hai ngày chứ gì?

(1:27:17) Cho nên ở đây bây giờ Thầy nói không có nghĩ gì tương lai hết. Hiện bây giờ tu thì cái nhân quả của chúng ta, mà tu thì ngày mai chúng ta sẽ vượt được qua. Mà bây giờ có thân người là khó, được thân rồi thì hãy nỗ lực tu. Đừng có nghĩ vơ nghĩ vẩn, như mấy con nãy giờ là cái chuyện nghĩ vơ vẩn khổ đau, xả bỏ hết. Lo ngay bây giờ mình giải quyết.

Còn một tấc hơi, còn được thân người không phải dễ đâu. Chết rồi mấy con chưa chắc đã được thân người. Cái lời đó lời đức Phật xác định mà đâu có phải là. "Được thân là khó mà được pháp còn khó hơn”.

Các con biết, có bao đời mà các con được nghe những cái lời mà dạy như thế này không? Phải không? Như mấy con đó, nghe Đại Thừa rồi, cái gì các con, pháp gì các con bây giờ cũng nghe hết rồi. Nhưng mà cái pháp mà đúng Giới Định Tuệ có ai mà nói không?

Phật tử Mỹ Châu: Dạ không có. Con nghe mỗi Thầy nói.

Trưởng lão: Như vậy thì các con biết rằng từ tất cả các chùa không nghe thì như vậy…​

HẾT BĂNG