SƯ PHƯỚC NHẪN VẤN ĐẠO 02 - THIỆN XẢO TU TẬP - QUÁN TƯỞNG NHÀM CHÁN

SƯ PHƯỚC NHẪN VẤN ĐẠO 02 - THIỆN XẢO TU TẬP - QUÁN TƯỞNG NHÀM CHÁN

SƯ PHƯỚC NHẪN VẤN ĐẠO 02 - THIỆN XẢO TU TẬP - QUÁN TƯỞNG NHÀM CHÁN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời lượng: [01:31:23]

1- CÁCH PHÁ HÔN TRẦM

(00:00) Sư Phước Nhẫn: Ban ngày, buổi trưa nó hôn trầm dữ lắm Thầy. Nên con hỏi thăm Thầy, nếu mà con hôn trầm như vậy đó thì con đi làm công chuyện hoặc con làm gì cái khác có được không Thầy? Trong cái buổi tu đó Thầy.

Trưởng lão: Được! Con làm mà con vẫn nhớ cái pháp hướng, mình vẫn thường nhắc tâm mình…​, không có gì hết. Tức là mình làm sao mình động thân, rồi mình làm sao mình làm. Thay vì con làm công việc vậy chứ con ít có buồn ngủ hơn là con ngồi không, con ngồi con tu nó buồn ngủ lắm. Phải biết cái lúc nào mà nó buồn ngủ như vậy đó thì con động thân, con đi kinh hành nhiều hơn. Mà nếu mà đi kinh hành nó không hết được thì con làm cái gì đó đi, nhưng mà con giữ tâm đừng có cho phóng dật, đó là điều quan trọng nhất.

Mà con nên nhớ rằng, Thầy nhắc cho mấy con biết rằng. Cái tâm mình không phóng dật đó mới là giai đoạn đầu, chứ còn những giai đoạn sau. Bởi vì khi mà tâm không phóng dật, con ngồi con lao động mà tâm con không phóng dật, tức là nó luôn luôn nó biết hơi thở ra vô. Thì lúc bây giờ nó thể hiện những điều kiện rất đặc biệt. Để sau này Thầy giảng tới cái Thiền Căn Bản 2 con sẽ thấy nó hiện thần thông, nó hiện các cái sắc tướng. Con ngồi đâu con sẽ thấy những cái điều đó. Tâm thấy hết phóng dật, không phải hết phóng dật là nó xong đâu, mà nó hết phóng dật rồi nó xảy ra nhiều cái tình trạng, nhiều cái sắc tưởng nó hiện ra.

Có một bài kinh kêu là kinh…​., ở trong Kinh Trung Bộ đức Phật có nhắc tới cái chỗ đó. Khi mà ba vị Tôn giả mà tu trong cái khu rừng Sừng Bò. Thì lúc bấy giờ các vị đó cố gắng mà giữ gìn tâm mình không phóng dật. Tức là nó không phóng ra một cái niệm nào nữa hết, nó không phóng theo cái việc gì hết. Thì lúc bấy giờ tâm nó không phóng dật rồi thì nó hiện ra ánh sáng hào quang. Nhưng mà hiện ra ánh sáng hào quang rồi kế tiếp đó thì nó hiện ra các sắc pháp khác nữa. Nhưng mà rồi nó không giữ, nên nó mất.

(01:52) Cho nên các vị không biết làm sao. Khi đức Phật đến thăm thì ông A Na Luật ổng mới trình bày với đức Phật: "Như vậy con không biết cái đó là cái pháp gì”…​.

Cái Thiền Căn Bản 2 là lúc chúng ta nhập định, là tâm hết phóng dật, nó không còn phóng dật rồi đó, thì lúc bây giờ là lúc giai đoạn như vậy, để mà nhập định đó, thì nó xảy ra những cái chướng ngại. Thì Thầy nhắc lại cho các con biết đây là cái giai đoạn đầu của các con cố gắng tu là giữ gìn tâm không phóng dật thôi, rồi tới kế đó Thầy sẽ giảng nữa. Nhưng mà nó còn gặp nhiều cái khó như vậy, chứ không phải là nói tới đây là nó dễ. Con nói dễ là nó dễ, chứ nó dễ theo kiểu nó, chứ không phải nó dễ. Nó còn nhiều cái giai đoạn khó lắm. Bởi vì nó hiện ra những cái tướng trạng đó mình cũng ngơ ngẩn lắm.

Chẳng hạn là bây giờ con đang ngồi như vậy, ánh sáng nó sáng trưng hết, hào quang nó hiện ra, trong người của mình nó phóng ra. Nhưng mà phải chi nó cứ luôn luôn nó kéo dài hoài thì không nói, đằng này nó phóng ra khoảng độ chừng năm ba phút rồi cái nó mất.

Sư Phước Nhẫn: Trong lúc mình cũng còn thấy như vậy hả Thầy?

Trưởng lão: Mình cũng còn thấy như vậy, mà sao nó mất tiêu? Rồi nó hiện ra các cái sắc pháp khác rồi nó cũng mất. Nhưng mà giữ nó lại không được, không biết cách làm sao giữ. Nhưng đức Phật dạy là tại nó còn cái gì đó, mà đức Phật chỉ cho chúng ta biết để chúng ta gạn lọc hết. Cái tâm nó thanh tịnh thì cái đó nó mới hiện, mình muốn là nó có, muốn nó có.

(03:19) Đó! Thì bây giờ trong cái giai đoạn của con, con đừng có nghĩ là ngồi, đừng có chấp ngồi. Mà khi nào mà thấy, bởi vì giai đoạn của mình không phải Định, mà nó là giai đoạn ly dục, ly ác pháp, giai đoạn tâm không phóng dật. Cho nên mình phải tập tỉnh thức nó mới có ở trong cái Chánh Niệm Tỉnh Giác mới được, nó ở trong cái Chánh niệm mới được. Chứ không nó mê mờ, nó hôn trầm thì nó mất rồi, nó không còn trong ở Chánh Niệm đó.

Vì vậy lúc bây giờ cần thiết là chúng ta đi kinh hành nhiều. Nhưng mà tùy theo sức của mình, chứ không phải là đi đến nỗi mệt nhọc, đi đến nỗi mệt mỏi quá thì con sai. Mình đi một cách thư giãn, coi như là mình đi như vô sự, thân thể nó nghe nó khỏe trong người. Mình đi như người mà mình đi ở nhà, chứ đừng có đi theo cái kiểu mà tu tập nó làm cho mình mệt nhọc, không được. Đó, thì nhớ!

Và đồng thời mình có thể mình ngồi nghỉ nhưng mà mình quan sát bốn cái chỗ: Thân - Thọ - Tâm - Pháp của mình xem coi có chướng ngại gì không mình đẩy lui, còn không có thì thôi. Thì cứ như vậy tu! Và đồng thời phải phòng hộ sáu căn của mình là: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình bằng cái cách là mình sống độc cư, không tiếp duyên, thì tâm nó sẽ không phóng dật, chứ không có điều kiện gì khác hơn được hết. Chỉ có độc cư nó mới không phóng dật. Mà nó không phóng dật thì đó là một cái giai đoạn đầu của nó.

(04:43) Nó hiện ra con sẽ thấy! Khi mà tâm nó không phóng dật, nó thanh tịnh rồi đó, thì lúc bấy giờ con sẽ thấy nó hiện ra thần thông, nó hiện ra đủ loại. Mình đang ngồi ở trong thất như vầy, bắt đầu nó hiện ra, cái thất của mình tối thui như vậy, nó sáng trưng, nó sáng trưng như ban ngày. Mà sáng xanh đẹp lắm, ánh sáng như đèn neon, chứ không phải là ánh sáng hồng. Mà nhiều khi là ánh sáng nó hồng, nhiều khi nó ánh sáng xanh, nhiều khi nó ánh sáng vàng, nó đủ loại hết. Nó phóng ra đủ loại hào quang, chứ không phải là một cái hào quang đâu.

Mà mình không ngờ là trong thân của mình nó phóng ra được như vậy. Thì khi mà tâm hết phóng dật rồi con sẽ thấy những hiện tượng đó. À! Mới thấy: “À! Mình như vậy là A La Hán rồi chứ còn gì. Hào quang chói trời”.

Sư Phước Nhẫn: Vậy là chưa hả Thầy?

Trưởng lão: Chưa đâu! Cái đó là ma đó! Chứ không phải đâu! Cái tâm đó là cái tâm…​ Để rồi Thầy sẽ dạy tới thì sẽ thấy được. Ông Phật ổng dạy cái bài kinh đó, ổng giảng cái bài kinh, ông Phật dạy kĩ lắm. Nhưng mà nó có nhiều cái bài kinh mà dạy chúng ta cái giai đoạn mà chúng ta nhập các Định từ Nhị thiền cho đến Tứ Thiền. Nhưng Thầy chưa có nói ra, Thầy nói ra một cái bài này để thấy được những chỗ mà. Nhiều người đọc tới chỗ này, lấy cái chỗ này để mà tu ở trong cái giai đoạn này thì không phải. Trật rồi! Nó có nhiều cái giai đoạn tu tập. Mà cái người đọc kinh người ta chỉ hiểu qua chữ nghĩa thì người ta hiểu trật đường.

2- HƯỚNG TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT KHI ĐI KINH HÀNH

(06:07) Sư Phước Nhẫn: Trong lúc con đi kinh hành thì con nhắc chẳng hạn như là Thầy dặn là mình hướng tâm, tâm không phóng dật nữa, phải quay vào trong để định vào bước chân đi. Thì con thêm một câu nữa, thêm ở đầu nữa là "không phóng tâm, không phóng dật”. Có được không Thầy?

Trưởng lão: Ừm, cũng được.

Sư Phước Nhẫn: Bởi vì mình nói không phóng dật thì còn phóng tâm, thì nó cũng còn hoài. Con làm như vậy thử một hai lần thì thấy nó đỡ thưa Thầy.

Trưởng lão: À! Thì cái đó. Thí dụ như bây giờ có một người, người ta nghĩ rằng phóng dật tức cái tâm nó phóng ra, thì phóng tâm đó. Còn bây giờ mình hiểu nó hai nghĩa thì mình phải nhắc hai lần, chứ không phải là một nghĩa được. Còn một người mà người ta hiểu một nghĩa thì người ta nhắc một câu được. Còn mình hiểu hai nghĩa, tức là mình thấy phóng tâm với phóng dật nó có cái khác, thì mình phải nhắc hai câu lận, để cho cái tâm mình nó biết.

Sư Phước Nhẫn: Như vậy là được hả Thầy?

Trưởng lão: Được! Không có sao. Cái đó là tốt thôi! Bởi vì dù sao đi nữa mình cũng phải cố gắng mình nhắc, mình dùng cái pháp hướng mình nhắc như một cái lý tác ý mình nhắc để dẫn cho nó đi vào cái chỗ không phóng dật là tốt nhất, không phóng tâm đó.

Cố gắng nhớ! Con nhớ khi nào mà nó hôn trầm nhiều thì con lấy chổi quét sân hay nhổ cỏ hay làm cái gì đó.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, làm được hả Thầy?

Trưởng lão: Làm được! Hay hoặc mình ra mình kéo mấy cây sào mình gom lại chỗ nào đó.

(07:34) Sư Phước Nhẫn: Vì con sợ trong buổi tu đó Thầy mà mình làm công chuyện như vậy đó sợ không được.

Trưởng lão: Không phải đâu! Tu không nghĩ là cái buổi, mà tu ngày đêm, không có thì giờ nào mà không tu hết đó. Tu như vậy tâm nó mới không có phóng, chứ còn mình tu có giờ thì nó phóng bậy hết à.

Cho nên mình tu cũng kể như mình liên tục đó. Ví dụ như bây giờ mình ngồi mình tu mình giữ cái tâm mình quan sát trên bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp mình một hơi nó mệt nhọc, thì mình thay đổi liền cái vị trí đó liền, tức là cái tư thế đó liền. Mình thay vị trí bây giờ mình ra mình quét sân. Nhưng mà mình quét sân đâu có nghĩa là mình quét mà như người ta quét. Phải không? Mình quét cái kiểu khác. Mình quét là quét cái tâm của mình, mình đang coi nó đó.

Sư Phước Nhẫn: Cho nó tỉnh thức hả Thầy?

Trưởng lão: Cho nó tỉnh thức! Mình phải biết cách thức tu như vậy thì Thầy nói nó sẽ mau thôi, chứ không có gì.

Chứ không chẳng lẽ giờ mình sống ngày một bữa như thế này, cuộc đời mình bỏ hết rồi mà mình cứ để cho nó dậm chân như thế này sao? Phải tiến tới chứ! Phải tiến tới cái mục đích cuối cùng của mình trong đạo. Thì Thầy tin rằng mấy con có nhiệt tâm mà quyết tu và đừng có nghĩ một cái oai nghi nào đó bắt buộc nó phải tu ở trong cái oai nghi đó. Không!

Liên tục ở trong suốt một ngày, tức là 24 tiếng đồng hồ lúc thì tu cái này, lúc tu cái khác, nhưng mà tu sao cho nó thấy giải thoát, tức là thấy an lạc. Thì cái cách thức tu như vậy là mình khéo léo và linh động đó.

(09:03) Cho nên Phật dạy mình phải thiện xảo và khéo léo, thiện xảo. Chứ không khéo léo thiện xảo, làm sao cái đặc tướng cái thân của mình mà làm sao ông Phật ổng biết được. Thì mình phải khéo léo với mình. Mình khéo léo thì mình tìm thấy sự giải thoát ngay lập tức.

Cho nên đạo Phật nó cụ thể là vì nó có sự giải thoát thật sự. Mình tu thấy giải thoát, nó thanh thản an lạc, mà nó thấy thích thú, thì đó rõ ràng là giải thoát rồi chứ gì. Còn bây giờ mình tu nghe sao nó mệt nhọc quá, nghe nó lừ đừ, nó khổ sở. Như vậy là tự mình đã làm cho mình không giải thoát rồi. Mặc dù mình tu đúng pháp đó, nhưng mà mình tu như vậy là mình cũng đã tu trật pháp rồi. Tu là phải có giải thoát, tu là hân hoan, tu là sung sướng, tu là phải giải thoát, tu là thấy khỏe khoắn. Chứ tu sao mà lừ đừ mệt nhọc, tay chân nó rũ rượi hết trơn như thế này.

Đó! Thì con cứ nhớ rằng cái pháp Phật phải tu như vậy. Thì làm sao mình tu mà nó thấy hân hoan như vậy, làm sao mà nó còn hạnh phúc hơn cuộc sống ở ngoài đời nữa thì ai mà không ham tu. Còn mình tu sao mà coi khổ hơn người ta sống ở ngoài đời. Đời đã khổ mà mình còn khổ hơn họ thì thôi khỏi tu. Cho nên mình tu phải hạnh phúc, chứ còn tu mà nó khổ quá thì khỏi tu.

3- KHÉO LÉO THIỆN XẢO KHI TU TẬP

(10:17) Sư Phước Nhẫn: Có lúc con thấy nó hăng hái lắm, với khỏe lắm. Nhưng có lúc nó mệt mỏi, nó lừ đừ.

Trưởng lão: Đó là mình thay đổi liền. Lúc mệt nhọc là phải thay đổi liền. Chứ còn nếu mà mình cứ áp bức nó quá thì không được đâu. Phải thay đổi để nó hân hoan.

Sư Phước Nhẫn: Thì cái giai đoạn này con vô con thấy cái tâm con nó an lắm, nó thoải mái lắm. Nhưng mà bù lại cái thân nó quậy quá thưa Thầy. Con không biết làm sao nữa?

(10:50) Trưởng lão: Cái tâm thì nó hân hoan nó muốn tu, nhưng mà cái thân ví dụ nhiều khi nó bị bệnh, nó làm cho mình cũng nhiều cái trở ngại. Bởi vì coi vậy chứ thân tâm nó là một khối, nhưng mà nó ảnh hưởng với nhau. Nó là một khối nhưng mà nó ảnh hưởng. Cái thân mình đau thì cái tâm nó cũng buồn lắm. Rồi hễ cái tâm mà nó buồn thì cái thân nó cũng muốn bệnh theo. Đó! Nó lôi với nhau. Cho nên ví dụ như người ta buồn khổ, thì thay vì cái tâm buồn chứ cái thân nó ăn thua gì. Thế mà nó buồn nó không ăn, cái ít bữa là cái thân nó bệnh. Thì do đó nó ảnh hưởng với nhau lắm.

Vì vậy mà chúng ta phải biết rằng khi mà cái tâm mình hân hoan thích thú, mà cái thân nó bị bệnh, trong lúc mình còn yếu thì mình tu mình thấy cái môi trường mà mình chưa có đạt được cái chỗ đó thì mình khoan đã, mình đừng có vội. Mình tu theo cái thân của mình, thân nghiệp của mình nó còn mang những cái nghiệp nó nặng, nó chưa có giữ gìn được pháp Phật trọn vẹn, thì mình phải xả ra, mình nương theo cái thân của mình để cho thân và tâm nó hân hoan. Cho nên người ta nói hỷ lạc. Tâm thì hỷ mà thân phải lạc. Chứ mà nếu mà có hỷ không, cái tâm của mình nó vui mà cái thân nó không lạc thì chắc nó cũng không có hỷ đâu.

(12:13) Đó! Cho nên vì vậy mà phải khéo léo, thiện xảo trên con đường tu theo đạo Phật. Tuy rằng pháp môn dạy thì nó cụ thể như vậy, cái pháp hành cụ thể, nhưng mình phải khéo léo để nương vào cái thân tâm của mình mà dẫn dắt nó đi, để cho nó có cái sự giải thoát từng chút ở trong đó thì nó mới có an trên bước đường đi mà có hỷ lạc. Còn nếu mà nó có những cái chướng ngại khác thì mình phải tìm mọi cách mình trang trãi nó.

Ví dụ như bây giờ cái thân của mình mệt mỏi, mà cái năng lực mà định của mình chưa có, cái pháp hướng nó chưa có đủ, cái tâm thanh tịnh mình chưa đủ thì mình đẩy lui các chướng ngại đó trên thân của mình không được đâu. Mình phải uống thuốc, mình phải đi dưỡng bệnh, mình phải đi nghỉ ngơi, mình phải xả.

Tại sao đức Phật dạy người cư sĩ người ta thọ Bát Quan Trai? Mình, cái khả năng của mình coi như bây giờ mình chưa phải là một người tu sĩ đâu, mình đang còn là người cư sĩ thôi. Mình thọ Bát Quan Trai. Vậy thì mình vô mình tu, trong 1 tháng mình chọn lấy 5 ngày, 10 ngày mình tu, hay là 5 ngày, 3 ngày hay 1 ngày mình tu thọ Bát Quan Trai, ngày đó mình tu rất là miên mật, rất là kỹ lưỡng hẳn hòi đàng hoàng.

Rồi mình biết cái thân của mình nó chưa có phải là ngày nào nó cũng được vậy đâu. Thì mình vào mình tu mình thấy mới một ngày mình tu mình thấy thích lắm. Nhưng mà nếu tiếp tục thì coi chừng cái thân của mình nó phản ứng, cái tâm của mình nó phản ứng thì mình sẽ thấy khổ sở và không giải thoát.

(13:38) Cho nên khi mình vô mình tu rồi cái mình xả. Ngày hôm sau mình không tu nữa, mình đi làm công chuyện này kia, mình sống y như bình thường vậy thôi, thì cái thân của mình nó sẽ…​ Bởi vì nó là cái thân nghiệp mà. Cái tâm của mình nó cũng mang cái nghiệp nữa. Cho nên thân tâm của mình đang ở trong cái nghiệp nặng thì mình không thể nào mà thanh tịnh giải thoát liền được. Cho nên mình chỉ bắt nó vào trong một cái ngày cho nó thanh tịnh như Phật thôi, còn mấy ngày khác thì mình xả ra mình sống. Nhưng mà mình biết cách, mình biết cách mình giữ gìn đạo đức không đến nỗi mình để cho sa ngã, không để cho nó bị lôi cuốn, mình giữ gìn được cái đạo đức.

Đó! Thì coi như là trong cái ngày để mà làm Phật thì mình sống phải thanh tịnh thật sự, giới luật nghiêm chỉnh. Rồi cái đời sống tu hành các pháp đều nghiêm chỉnh, giờ giấc nghiêm chỉnh. Buồn ngủ mà chưa tới giờ ngủ thì nhất định là phá sạch. Nghĩa là đúng giờ thì đi ngủ, mà không đúng giờ thì không ngủ. Nghĩa là làm gì làm mình phải chiến đấu tận cùng với nó. Nhưng mà sau cái ngày đó rồi thì qua mấy ngày khác thì mình bình thường trở lại. Hễ nó buồn ngủ khi nào thì cứ đi ngủ đi, đừng có ép nó. Ép nó là nó thành bệnh đó!

Đó! Mình xả, mình tu cho đúng cách, đó là thiện xảo khéo léo. Trong một tháng mình chỉ chọn lấy một ngày coi như mình thọ Bát Quan Trai. Rồi ngày đó rồi, qua tháng sau mình thấy được thì mình tăng lên hai ngày, mà chưa được thì mình cũng giữ một ngày thôi. Nghĩa là mình thấy cái cơ thể của mình nó khỏe mạnh, nó không bị bệnh đau.

Cho nên khi mà sư vào đây, trong cái lúc mà sư vào đây sư nhiệt tâm tu. Cho nên cố gắng tu lắm, cố gắng tu thì cái thân nó phản ứng liền, từ đó nó sinh ra rất nhiều bệnh. Sư thấy rất rõ, sư Phước Nhẫn. Đó cho nên sư bị sụt cân xuống liền. Mà hễ khi mà đi ra sư thấy sư khỏe mạnh, mà ở trong này tu thì bị bệnh. Đó là cái nghiệp của mình! Thay vì mình ở trong cái môi trường mình thanh tịnh, mình cố gắng mình giữ gìn thì nó lại đưa mình thanh tịnh hơn chứ, trong sạch hơn. Mà cái nghiệp nó không chịu đâu, nó lôi mình, nó làm cho mình tu không vô nổi.

Thì cho nên vì vậy mà Thầy nói mình phải thiện xảo, khéo léo. Ví dụ như bây giờ mình chiều vào đây tu, nhưng mà mình chọn trong một tuần lễ mình lấy một ngày mình tu rất là chân chính, quyết định là ngày đó là mình sống chết phải làm y như Phật, sống như Phật vậy. Rồi sau cái ngày đó rồi thì trong một tuần lễ đó thì mình coi như bình thường, mình tu bình thường thôi, thì cái thân sẽ không bị bệnh đâu.

(16:07) Sư Phước Nhẫn: Vẫn tu như bình thường?

Trưởng lão: Tu như bình thường, tu ít đó. Tu ít tùy theo cái thân của mình. Mình cũng giữ gìn ngăn ác, diệt ác, không để nó đắm nhiễm, không để cái tâm mình nó lôi mình vào cái sự tham muốn chạy theo cuộc đời nhiều. Mình giữ gìn cho nó có cái mức độ, chứ không có tu. Thay vì bây giờ cái ngày mà thọ mà mình tu chân chính đó, thì ví dụ như tới 10 giờ mình đi ngủ, 2 giờ mình thức dậy, mình giữ gìn giờ giấc nghiêm chỉnh như vậy để phá cái si của mình. Còn qua cái ngày đó rồi thì tối 8 giờ mình có thể buồn ngủ thì đi ngủ, không cần thiết. Hễ tỉnh hồi nào tu hồi nấy, mà không tỉnh thì nó muốn buồn ngủ thì cứ ngủ, không lo gì hết, như người bình thường vậy đó. Hễ nó muốn thức thì mình thức, còn nó muốn ngủ thì mình ngủ, không có lo. Nhưng mà cái ngày mà quyết định trong một tuần lễ có một ngày mình tu thật sự đó, thì không được đâu. Rồi mình khép lần lần mình tăng dần lên, mình thấy nó, mình chiến đấu mình thắng nó từng ngày, từng ngày, từng giờ. Để rồi sau đó thì nó chiếm trọn hết những cái ngày giờ đó, thì mình thấy: “À! Bây giờ độc cư đúng rồi, được rồi!”.

Thì lúc bấy giờ cái thân một thời gian sau nó chịu đựng, nó chịu đựng nó không có bệnh nữa. Nó quen đó! Chứ còn nếu mà chưa quen thì nó phản ứng là nó bệnh. Nó bệnh thì tu không được đâu. Bữa nay thì nó đau chỗ này, mai nó nhức chỗ kia, mà cái tâm mình thì còn yếu mà đối với cái thọ thì kể như mình chới với đó, mình dao động đó. Không có được! Mà mình phải uống thuốc, rồi mình phải này kia đủ thứ. Rồi khi mình gặp phải những cái loại thuốc nó làm cho mình cồn cào, xót ruột, rồi phải uống sữa, phải này kia, nó đủ thứ hết. Thôi! Thà là mình tu một ngày làm Phật cũng tốt rồi. Một tháng làm Phật một ngày là cũng cũng quý rồi. Nhưng mà những ngày kia thì mình tu bình thường thôi. Đó, vậy thôi!

(17:53) Bác sĩ Trí: Như mấy tháng nay con cũng thức ngủ cũng giống như Thầy nói là 10 giờ ngủ, 3 giờ thức. Như vậy giờ mình cũng cứ giữ như vậy thôi?

Trưởng lão: Cứ giữ như vậy!

Bác sĩ Trí: Dạ! Nó cũng quen quen, đỡ đỡ rồi.

Trưởng lão: Cái nghiệp thân của sư mặc dù là có bệnh sẵn, yếu sẵn rồi. Nhưng mà nó không có đến nỗi mà như sư Phước Nhẫn. Cái nghiệp của sư Nhẫn còn nặng lắm. Cho nên vì vậy mà cũng phải tùy theo cái nhân quả nghiệp lực của mình mà mình tu, chứ không nó phản ứng lại một cái thì mình bỏ cuộc. Rồi mình đâm ra mình hoang mang, mình dao động. Mình phải biết rằng một tháng mình chỉ tìm một ngày mình giải thoát, mà mình thấy mình có làm chủ được trong ngày đó, mình có cái nghị lực mình làm chủ được trong đó. Còn những ngày khác mình để đừng có cho nó có cái phản ứng lại quá, thì mình sẽ tiến tu tốt dần dần. Thì như vậy sư phải cố gắng thiện xảo khéo léo.

Ví dụ như bây giờ, Thầy nói chung là cái công việc của Thầy, Thầy muốn sắp xếp cho cái công việc. Thầy sợ có cái điều kiện là sư Phước Nhẫn làm rồi cái say mê đi. Say mê công việc, coi vậy chứ nó làm rồi nó mê, rồi quên cái sự tu. Cho nên Thầy muốn để cho mình tự nhiên. Chứ sư Phước Nhẫn bây giờ mà cho làm việc gì thì sư không có bệnh đâu. Cái cơ thể như vậy là cái nghiệp đó! Cái nghiệp nó thích hoạt động thì nó không bệnh, mà ngồi không là nó bệnh đó. Thầy biết như vậy, chứ không phải không biết đâu.

Nghĩa là bây giờ Thầy đặt cho sư Phước Nhẫn làm một cái gì đó nó phù hợp, thì sư Phước Nhẫn có khả năng vừa làm rồi cho có một cái giờ tu, thì nó sẽ mạnh khỏe. Bác sĩ Trí cũng vậy, nếu mà không cho làm thì bác sĩ Trí cũng bệnh đó.

Bác sĩ Trí: Dạ! Thấy lúc sau này ổng cũng xả bớt ổng đi làm.

Trưởng lão: Xả bớt đó! Chứ còn mà nếu không xả bớt là kể như nó đánh tan nát, chứ không có phải dễ đâu, nhất là cái Thọ.

(20:00) Sư Phước Nhẫn: Mấy cái tháng mà con về Phước Sơn là con xả tối đa luôn đó Thầy. Con thấy sức khỏe nó bình thường lại. Tại lúc đó con vẫn thỉnh thoảng tu cũng như Thầy nói. Rồi sau này cái tâm nó muốn tu nên con quay lên đây.

Khi Thầy kêu quay lên. Thì quay lên đây, con vô đây con thấy cái tâm nó an hơn mấy đợt trước nhiều lắm. Thấy nó thoải mái, an nhàn lắm. Mình thấy không có lúc nào bằng như lúc này. Nhưng ngược lại thì cái bắt đầu cái thân nó quậy, nó bủn rủn, nó làm cho mình thối chí. Có nhiều lúc con run quá, con nói sao kỳ vậy nè! Tam thiền mới phá nổi, chứ mình phá không có nổi cái này rồi. Mà con cũng chịu đựng, con mạnh dữ lắm đó.

Thành ra nhiều lúc nó phá quá, nhiều lúc con muốn đầu hàng. Bởi nhiều lúc con muốn hỏi Thầy coi cái chiến thuật, con bây giờ là con muốn cũng như Thầy nói là thỉnh thoảng lên đây, thỉnh thoảng về dưới, rồi thỉnh thoảng lên đây, thỉnh thoảng về dưới, có được không?

(20:53) Trưởng lão: Cái đó là hay đó! Cái đó là cách thức hay! Kêu là thay đổi cái môi trường để cho nó bình thản đi. Tuy vậy chứ mình vẫn tu, vẫn xả, vẫn trực tiếp xả.

Đó, thì coi như là Mật Hạnh hồi đó Thầy bắt buộc kinh lắm à, Thầy khép chặt lắm à. Ba năm chịu đựng mà để cho tâm đừng phóng dật, nhưng mà Thầy thấy không có được. Thầy thấy trời ơi, cái thọ nó đánh đến tan nát nó. Thiệt kinh khủng lắm! Ép quá, cái thọ nó chịu không nỗi! Mà cái thân, cái thọ nó bệnh này cho đến bệnh kia, từ cái viêm xoang cho đến cái đi cầu mà không được, nó khổ sở hết sức. Tới chừng mà Thầy thả lỏng cái nó hết. Cái bệnh gì kỳ cục, khỏi uống thuốc. Còn hồi đó uống thuốc dữ lắm mà không hết, tới rồi mà Thầy thả lỏng là hết. Nhưng mà thả lỏng ra chứ xả dữ lắm đó. Trực tiếp ở bên ngoài vậy chứ mà xả tâm dữ lắm. Bởi vì Thầy bắt buộc vô tu mà khép như vậy là ức ổng, nên ổng quậy kinh khủng chứ không phải dễ!

Vì vậy mà Thầy tin rằng khi một cái người mà Thầy đã huấn luyện, đào tạo rồi thì chắc chắn cuối cùng là phải thành. Coi vậy chứ Thầy nghĩ rằng Mật Hạnh sẽ thành chứ không phải là không thành đâu. Thầy biết! Ra từ hôm đó đến nay là cũng cả năm rồi chứ gì, nhưng mà biết bao nhiêu cái sự lôi cuốn nhưng mà không lôi cuốn được. Bây giờ chỉ cần Thầy bảo bỏ chiếc áo cư sĩ trở lại tu sĩ thì nó bỏ liền tức khắc và nó cũng thấy nhàm chán rồi. Hồi đó vào tu thì chưa nhàm chán, còn bây giờ thì nó nhàm chán thật sự. Nhàm chán thấy được lòng người, thấy được cuộc sống nó rõ ràng hơn là trong lúc bị Thầy khép chặt vô tu. Bây giờ thấy rõ đâu là hạnh phúc, mà đâu là không hạnh phúc thấy rõ ràng. Bởi vì có một cuộc sống ở trong tu viện rồi mới thấy thật sự sung sướng. Còn bây giờ đi ra tiếp xúc với đời mới thấy thật sự thấy đủ thứ. Nếu mà mình không có đủ một cái trí tuệ sáng suốt thì bị người ta lừa đảo liền, nó khó muôn mặt. Ở ngoài đời nó xấu xa đủ thứ hết, nó không có đơn giản. Người ta lừa đảo mình mọi mặt"tình, tiền" hai thứ đó nó cũng đủ thứ hết.

(23:07) Đó thì các con biết rằng, Thầy biết được những cái điều của các con muốn mau cũng chưa được đâu. Tại cái nghiệp của mình nặng, thì mình phải tu theo cái duyên nghiệp của mình để lần lượt mà mình huấn luyện cho cái thân tâm của mình cho nó thuần hoá lại. Chứ nó mang cái nghiệp nó nặng.

Vì vậy cho nên sư thấy, khi nào mà vui thì thầy sẵn sàng cứ trở về tu tập trong những ngày ở đây. Thì trong khi những ngày ở đây mình tập những cái ngày nghiêm chỉnh hẳn hòi. Sau khi thấy nó quậy, nó phá cái thân của mình nó không chịu đựng nổi thì mình cứ đi về Phước Sơn ít hôm thì nó hết. Nhưng mà mình đi ra không có nghĩa là mình đi ra để đắm nhiễm đâu. Vì mình chiến đấu từng giới luật của mình nghiêm chỉnh đó, chứ không phải. Từng học những cái oai nghi, từng chung đụng với các sư, các thầy khác, các Phật tử khác đều là giữ mình rất nghiêm chỉnh, thì đó cũng là tu chứ không phải là không tu đâu. Cho nên mình tu hai mặt, để mà cho nó một mặt động và một mặt tịnh.

Sư Phước Nhẫn: Ở đây là tịnh hả Thầy?

Trưởng lão: Ở đây là tịnh! Còn cái mặt kia là mặt động. Cho nên khi đó mình tu cái mặt động như vậy mình xả nhiều lắm. Mỗi lần đó nó phát triển được cái tri kiến giải thoát của mình nhiều lắm. Bởi vì trước cái đối tượng đó mà mình không có hiểu biết thì mình sẽ bị dính rồi, nó bị lôi cuốn rồi. Buộc mình phải tư duy, mình quán xét, từ đó nó phát triển từng cái tri kiến.

Cho nên theo Thầy thiết nghĩ thì sư lúc nào mà thấy muốn trở về. Bởi vì sau khi nó động rồi thì nó muốn trở về yên tịnh. À! Nó muốn trở về yên tịnh thì lúc đó mình cứ trở về mình tu. Mà khi mà một thời gian yên tịnh rồi mà nó muốn động thì mình ra trong cảnh động để mà tu. Chứ không phải ra cảnh động để mà bị nhiễm, mà ra cảnh động để tu xả. Xả rồi một thời gian xả rồi bắt đầu nó muốn trong cái cảnh yên tịnh. Thì mình cứ tập giữa cái tịnh và cái động, thì lúc bấy giờ cái tịnh nó cũng xả tâm mà cái động nó cũng xả tâm. Chứ mình đâu có nghĩa là mình vô đây mình nhập định được đâu. Mình đang tập để mà cái tâm không phóng dật. Đó thì mình phải hiểu như vậy.

Thầy nói sư tu như vậy nó an ổn. Chứ còn bắt sư mà vô đây độc cư thì Thầy nói độc cư chừng 3 tháng, 1 năm là sư tiêu đó. Cái thân nó còn lại cái que diêm, nó ốm. Bởi vì nó khổ sở, ức chế quá, nó khổ sở lắm! Giữa thân và tâm đều bị ức chế trong cảnh độc cư thì nó sẽ không có còn cái sinh khí của nó. Bác sĩ Trí hôm đó mà mới vô độc cư. Con có thấy độc cư không? Coi như là con gầy xuống liền chứ đừng có nói chuyện. Kể như là phong độ của bác sĩ mất tiêu hết.

(25:50) Sư Phước Nhẫn: Ổng mặt cái quần tây mà ổng mới biết ổng ốm. Thì hôm đó con lên đây, con về bên đây thì cũng được năm mươi mấy kg, bây giờ còn có bốn mươi mấy kg. Ốm đi! Mà điều ốm mà khỏe Thầy!

Trưởng lão: Rồi Thầy mới nói: “Bác sĩ Trí như vậy đó, cô Út coi chừng coi bác sĩ Trí coi ổng tu như thế nào đó. Chứ để không thì ổng cố gắng ổng ức chế ổng riết rồi thì cũng như sư Phước Nhẫn nữa”.

Cô Út cổ mới hướng dẫn, cổ nói: “Ngồi vậy là nghiêng đó. Không có được! Bây giờ anh phải xả ra, anh phải đi ra phòng vi tính để mà làm công việc đi”. Rồi mới xả ra, xả ra rồi làm công việc này kia, rồi cô Út cổ cho ăn uống đồ thêm.

Đó! Rồi từ đó mới lấy phong độ trở lại một chút, chứ còn cứ ngày một bữa mà siết không cho ăn uống gì thêm hết thì chắc chắn là tiêu. Nhân cái dịp mà làm mấy cái thất, rồi bác sĩ Trí ra phụ quét vôi này kia. Cô Út, cổ cũng khéo léo.

Mà Thầy nói: “Nếu mà khéo léo mà cứ mà dựa theo cô Út riết rồi nó thành ngu hết ráo á”.

4- QUÁN TƯỞNG ĐỂ NHÀM CHÁN

(26:58) Sư Phước Nhẫn: Dạ! Cái phần nhàm chán mà như nãy Thầy nói. Con đi ngoài đường, nhiều lúc con đi xe, con nhìn đứa con nít, con nhìn cảnh hoàn một gia đình. Chẳng hạn dưới chân núi, con thấy cái đường đi cuộc đời toàn là khổ không à. Người ta đã bị cái đường đi đó, người ta khổ từ nhỏ đến lớn mà người ta vẫn bị chìm đắm. Thì mình thấy cái đó mình cũng run mình đó chớ!

Đối với cái tâm con, nhiều lúc con trở lại con nhìn mình chưa có thật sự nhàm chán. Thì con định hỏi Thầy cái pháp nào tu để mà thật sự nhàm chán. Vì mình thấy thiệt như vậy, mình thấy nó vậy đó, nhưng mà cái tâm mình nó chưa thật chán, nó cũng còn, đôi lúc thật sự ra nó còn thích chứ không phải nó hết đâu.

Trưởng lão: Đúng Đó! Cái đó là cái mình tĩnh giác được mình đó. Chính Mật Hạnh nó cũng tâm sự: “Con, bây giờ con nhàm chán, nhưng mà tại sao cái tâm con chưa hẳn”. Nó đã hiểu được cái tâm nó.

À! Bây giờ thì con cứ tiếp tục để mà nhàm chán. Và đồng thời con cứ mỗi cái sự việc xảy ra con hãy tư duy quán xét nó đi. Bởi vì đức Phật dạy mình dùng tưởng nhàm chán, mình không dùng tưởng thì mình không nhàm chán thật sự đâu. Bây giờ mình nhàm chán mình biết đó, mình hiểu đó, mình hiểu đời khổ rồi đó, mình cũng nhàm chán đó. Nhưng mà nó nhàm chán mới phân nửa, còn phân nửa để dành nó dấu ở đâu. Cho nên vì vậy mình phải tưởng mình nhàm chán nữa.

Khi một cái sự kiện xảy ra như vậy, mình tưởng. Tưởng đúng chứ không phải tưởng sai đâu, không phải tưởng mà ảo tưởng đâu. Tưởng đúng. Mà tưởng đó mình soi thấu được cái sự nhàm chán của mình, mình thấy cuộc đời nó cay đắng như vậy, nó khổ sở như vậy, thật sự đó! Càng tưởng ra, chứ không mình thấy coi như mình biết khổ, nhưng mà khổ chưa có sâu đâu. Chỉ có mình quán xét mình tư duy nó mới thấy sâu được cái chiều sâu của khổ đó. Người ta biết khổ, người ta thấy khổ, người ta sống trong khổ, nhưng mà tại vì người ta không có quán, cho nên người ta không có thâm sâu được cái chiều sâu của khổ. Chỉ thấy khổ rằng họ biết khổ, họ khóc lóc, họ đau khổ vậy thôi, chứ họ chưa có biết cái sâu sắc của cái sự khổ đó.

(28:50) Còn mình nhờ mình quán xét, mình tư duy thêm nữa nên mình mới thấy sự khổ nó sâu sắc, từ đó mình càng nhàm chán. Và nhàm chán chừng nào thì cái tâm nó dễ ít phóng dật, nó không có lôi cuốn mình được, các pháp bên ngoài nó không lôi cuốn mình được. Chứ còn không khéo nó nhàm chán, nó chưa hoàn toàn mà sâu, thì nó còn núp, ở trong cái sự ham muốn nó còn thì coi chừng nó đúng cái đối tượng nó lôi mình.

Cho nên đối với Mật Hạnh Thầy cũng biết là cái duyên nghiệp như vậy, cho nên thật sự là gần đây Thầy trực tiếp nhắc nhở. Nó về nó thuật lại một cái gì đó thì Thầy bảo nó: "Con hãy quán đi, quán nhàm chán đi, con sẽ thấy thật sự nhàm chán. Khi nào mà con chán chê, con không thấy còn có một cái gì mà ham thích cuộc đời này nữa, một chút xíu gì hết, con không còn vui gì với nó một chút gì hết, thì chừng đó hãy quay trở lại đây! Chứ bây giờ Thầy biểu con là vì con thương Thầy, con muốn sống ở gần với Thầy con tu, chứ chưa phải thật sự con nhàm chán. Chừng nào thật sự nhàm chán thì vô đây thì con mới làm được. Con đã biết được con đường đi rồi, biết được cái tâm không phóng dật rồi, nhưng chưa phải như vậy là đủ, mà phải thật sự nhàm chán cuộc đời". Chứ không khéo mình chưa nhàm chán, mình biết được cái cách thức, phương pháp mình tu rồi chứ gì, mà mình không nhàm chán, mình vô mình tu là bị ức chế. Bởi vậy đạo Phật nó tuyệt vời, Thầy thấy nó tuyệt vời! Chỉ một chút xíu không là mình phải khổ hạnh với mình rồi.

Đó! Cho nên ví dụ sư thấy bây giờ mình buồn ngủ quá, mà mình cứ đi xiểng niểng rồi té mà mình không dám nằm ngủ, phải không? Thì tức là mình tự làm khổ lấy mình. Thì có gì, buồn ngủ thì thôi đi nằm ngủ cho khỏe chứ, cho thoải mái chứ gì. Nhưng mà mình phải nói rằng nếu mà mình cứ theo cái chuyện mà tham ngủ nó như vậy thì mình trở thành cái người mà chưa có nhàm chán.

(30:43) Sư Phước Nhẫn: Dạ! Mình phải quán xét nữa?

Trưởng lão: Mình phải quán xét chứ! Mình quán xét!

Rồi bắt đầu khi bị buồn ngủ như vậy mà quán xét cái buồn ngủ thì nó làm cho mình tỉnh lại, nó không có buồn ngủ. Chứ còn mình cứ mình chấp nhận: “Bây giờ phải ngồi mới được, ngồi hít thở mới được, dù mày như thế nào cũng hít”. Cứ ngồi là nó ngủ à!

Hay hoặc là giờ mình đi mà cứ lủi qua, lủi lại, mình cũng đi. Thay vì mình ngồi lại mình quán: “Tại sao mà mày ngủ như vậy? Tại sao mày ngu như vậy? Mày không có nhàm chán cái ngủ này, sao mày ham thích hay sao mày ngủ?”. Rồi mình mới suy tư, mình mới coi như mổ xẻ từng cái mạch máu, từng cái thớ thịt của nó ra để mình tìm coi thử coi nó ở đâu mà nó gây ra cái cảm giác này.

À! Chừng mình thấu suốt nó rõ ràng. Mà khi mình mổ xẻ như vậy, mà trong khi mình tu tập nó có cái sự tỉnh giác, nó phát ra cái trí tuệ. Tự mình tập trung mình mổ xẻ nó, mình quán xét nó, thì nó phát ra nó tìm hiểu. Tự nó tìm hiểu cái nó xả, nó nhàm chán cái nó xả, chứ không ai làm gì được. Nó xả thì nó tỉnh à. Còn mình đấu tranh với nó, mình chống lại với nó, thì nó lại đánh mình ngược về. Cho nên mình thắng với nó là mình vất vả lắm. Mà mình quán xét cái mình đẩy lui nó, nhàm chán nó. Rồi mình ghê tởm: "Đã là mê mờ, đã là ngu si, đã là vô minh mà còn ham ngủ nữa thì lại chồng thêm cái sự vô minh nữa". Thì mình suy tư, mình ngồi mình tư duy thì nó tỉnh à.

(32:08) Sư Phước Nhẫn: Con xin Thầy chỉ con cái kỹ thuật mà để con tu tưởng đó Thầy. Vì ở trong kinh có dạy 10 loại tưởng. Chẳng hạn như cái tưởng nhàm chán, thì đối với một đối tượng đến thì con đã nhàm chán, rồi mình tưởng nhàm chán trong lúc đó, nhưng mà một thời gian sau các đối tượng đó trở lại nữa thì mình vẫn bị vấp. Vì cái tưởng nhàm chán của mình nó chưa có đúng mức. Thì con cứ nghĩ như vậy, thành ra con mới xin Thầy chỉ con cái kỹ thuật tu như thế nào để mình có cái nhàm chán thật sự.

Trưởng lão: À! Bây giờ nếu mà đứng ở trong mỗi một cái sự nhàm chán của cái cuộc đời mình thì nó có những cái phương pháp, và nó có những cái tâm mà không nhàm chán của mình ở trong cái pháp gì, đối tượng gì. Ví dụ bây giờ đặt thành cái vấn đề như cái tâm ái dục, cái tâm tình ái của mình. Phải không? Mình thấy một người nữ, mình cũng quán, mình cũng thấy là bất tịnh, mình cũng quán mình thấy là khổ, mình cũng thấy như vậy. Nhưng mà nó chưa thật sự nhàm chán đâu, cho nên bây giờ mình ngồi mình mới tưởng ra. Mình tưởng ra đầu tiên mình thấy được cái bóng dáng của cái người nữ đó là rất đẹp, rồi mình quán qua cái lớp da thịt, xương của họ thành ra mình thấy là cái bộ xương, rồi mình thấy thịt của họ sình hôi thối. Rồi mình tưởng đến, có cái dịp nào mình đã thấy được cái thây ma chết. Mình mới tưởng cái người phụ nữ này họ là như vậy, như vậy. Mình tưởng cái bộ xương trắng của họ, rồi mình tưởng da thịt của họ sình hôi thối, nước vàng này kia. Mình ngồi tưởng cái này là cái sự thật nó có chứ không phải là không có, nhưng bây giờ nó không có cái thây ma nằm trước mặt của mình, nó không có một cái người phụ nữ mà như vậy, nhưng mà mình tưởng ra như vậy, thì đây là một cái tưởng thật. Cho nên vì vậy mình cứ nghĩ tưởng. Chừng nào mình nhìn mọi vật mình đều thấy cái bộ xương trắng, mình nhìn thấy một cái đống, kêu là một cái thây ma sình, hễ mình nhìn đâu mình cũng thấy thây ma sình, thì đó là mình đã nhàm chán thật sự. Chứ không khéo mình thấy người nữ là mình thấy nó vẫn gợi cho mình cái sự ham thích.

Đó! Thầy nói đây là một đối tượng, một cái pháp để mình quán nhàm chán, nó còn biết bao nhiêu v.v. Thí dụ như mình tham tiền, tham bạc, mình nhàm chán trên cái sự khổ của tiền bạc. Nó không phải là nhàm chán cái sự bất tịnh đó nữa mà nhàm chán cái sự tiền bạc, mình sẽ nô lệ cho nó, nó sẽ sai mình sắm sửa cái này, cái kia, nó đủ cách, ăn uống đồ nó cũng sai mình. Hễ có tiền có bạc là nó làm đủ thứ hết. Rồi chùa to, Phật lớn, xây cất này là nó sai mình. Hễ không có tiền thì nó không có xây cất, chứ có tiền là nó bắt mình phải xây cất. Cho nên mình nhàm chán, mình thấy cuộc đời mình nô lệ như thế này, thế khác. Mình tưởng ra, mà tưởng ra sự thật. Mình tưởng ra cái đồng bạc nó như là một cái ông chủ mập mà luôn luôn nó sai mình. Bởi vậy Mình tưởng ra.

Bây giờ Thầy nói cái giấy 50 ngàn đồng của nhà nước in, mà mình tưởng: "Đây là một cái ông chủ, cái mặt ổng quặm xà mâu, luôn luôn ổng sai mình làm cái này, làm cái kia, cái nọ".

(35:05) À! Mình tưởng cái đồng bạc đó nó trở thành một cái người chủ của mình. Rồi nó sai làm những cái điều tồi tệ, những cái điều xấu xa, những cái điều mà tệ bạc. Và mình quán xã hội bị cái ông chủ này mà sai mình đi làm: "Lấy vợ người ta cũng nó. Lấy cái này, cái kia cũng nó. Có tiền loè ra để mà dụ dỗ vợ người ta. Đây là cũng nó sai". Cho nên mình quán. Nhờ mình tưởng tượng ra nhiều thứ mình quán thì mình mới nhàm chán. Chứ còn không khéo mình cũng biết tiền bạc là này kia nọ, nhưng mà biết sơ thôi chứ chưa phải là nhàm chán thật sự.

Cho nên cái sự tu của đạo Phật nó không có rảnh rang chút nào hết. Mình chưa nhàm chán là mình phải quán nhàm chán rồi xem thế nào đã, chừng nào nhàm chán rồi mình mới tu cái khác. Ngồi đó mà tư duy, ngồi đó mà suy nghĩ nhiều cái để cho chúng ta đóng góp lại thành một cái sự nhàm chán thật sự của một cuộc đời.

Đó! Mình biết mình nhàm chán chưa sâu, tức là nó còn đó, nó còn ở trong cái ham muốn nó còn, thì mình phải quán xét. Quan trọng lắm, chứ không phải đơn giản. Ông Phật dạy cái gì nó cũng tuyệt vời và nó cũng quan trọng lắm. Tại vì mình tu chưa có thấu đáo thôi.

Sau này Thầy viết cái giáo trình, bắt đầu người muốn tu vào thì phải tu cái gì trước. Chứ còn bây giờ thì công chuyện nhiều quá Thầy chưa làm chưa có được. Mà đâu có ai biết đâu mà làm. Thầy nói bây giờ người ta soạn như vậy, chứ mà đi vào cái chi tiết thì họ không có soạn được đâu. Chỉ có Thầy soạn thôi! Rồi Thầy mới đưa ra những cái điều kiện quán, rồi cách thức tu tập tỉnh thức để cho cái trí tuệ của mình nó triển khai, nó phóng ra để cho nó có những cái chiều sâu để nó quán ra. Nó nhiều cái lắm, chứ không phải.

Thầy đưa ra một cái ví dụ thôi, nhưng mà người đó người ta sẽ tưởng tượng ra, người ta quán. Gọi là dùng tưởng pháp mà quán nó thì nó mới nhàm chán thật sự. Thầy nói cái giấy 50 ngàn nó đâu có phải là ông chủ đâu, mà mình quán ra ông chủ thì mình lúc nào cũng thấy nó là ông chủ thì thấy hết ham rồi. “Cái ông gì mà dữ dằn quá trời! Ổng cứ sai mình như thế này thì chắc chết, mình làm tôi tớ ổng suốt cái đời. Chưa có yên cái lưng thì nó đã sai mình đứng dậy rồi”. Thì như vậy là tức tối thì phải chống lại thôi. Đó! Thầy đang bảo phải quán là quán nhàm chán!

(37:16) Sư Phước Nhẫn: Mấy cái đó mình phải quán tới, quán lui hoài. Nhiều khi mình quán mình thỏa mãn cái đó rồi, mình thấy mình sợ nó rồi, mà sau một thời gian cái đối tượng trở lại cái là nó dính nữa: “Rồi mày vẫn tham nữa rồi. Trước đó mày thấy cái này biết rồi, mà bây giờ mày gặp mày tham nữa”, rồi quán nữa. Giống như con gặp cái máy con thích, con muốn kiếm tiền mua cái máy: “Rồi mày thích nữa rồi”.

Trưởng lão: À! Rồi cái mình bỏ qua đi, không phải! Ông Phật dạy mình lưu ý vậy nè. Ông Phật dạy cái người tu sĩ, cái vị Thượng tọa đó: “Bây giờ ông quán xương trắng đi”.

Rồi ổng quán xương trắng rồi tới chừng ổng gặp ai ổng thấy cũng xương trắng. Đó là đức Phật muốn nhấn mạnh cái chỗ mà chúng ta quán sâu. Còn ở đây mình quán là mình cũng hiểu rồi cái mình bỏ qua mình không có quán nữa. Thì do đó nó không có sâu. Tức là nó còn núp, chưa có nhàm chán cuộc đời thật sự. Còn mình quán mà mình nhìn đâu mình cũng thấy hết thì đó là nó đã sâu rồi. Thì chừng đó rồi biết.

Mà chính chừng đó nó có cái lực lớn lắm. Trời ơi, cái lực dữ lắm đó! Mình quán mà tới độ mà mình nhìn cái gốc cây kia mình cũng thấy bộ xương trắng nữa đó thì đúng là lúc bây giờ con mắt của mình nó nhìn đâu nó cũng thấy ghê gớm lắm rồi.

Sư Phước Nhẫn: Như thành người điên vậy hả Thầy? Thấy gốc cây thành ra bộ xương.

Trưởng lão: Bộ xương rồi đó! Đó là vậy đó, chứ không phải đâu! Coi như là mình sống ở trong tưởng không đó, như vậy là mới nhàm chán thật sự. Do đó bây giờ mới thật sự biết mình nhàm chán rồi thì không có dùng nó nữa. Mặc dù là nhìn đâu cũng thấy rồi, là nó nhàm chán, nó ghê gớm lắm rồi, thì bắt đầu bây giờ mình mới dùng pháp mình tu tập.

Bắt đầu mình dùng Pháp, chứ mình đã bỏ quán rồi, bởi vì cái quán này nó nhàm chán. Mình thật sự mình biết nó nhàm chán, mình nhìn là mình thấy đó. Hễ mình khởi niệm mình nhìn cái gốc cây là cái bộ xương là nó bộ xương liền à. Bởi vì cái tưởng mình phải khởi. Bởi vậy Thầy nói hễ khi mình dùng tưởng là mình thấy toàn bộ là xương trắng hết, xung quanh đây hết hà. Nếu là người quán xương trắng, dùng tưởng là thấy toàn là xương trắng, mà không dùng thì thôi.

Đó! Cho nên vì vậy mà khi không dùng là mình phải dùng cái pháp mình tu, tiếp tục ở trên con đường, chứ không phải nội cái nhàm chán là đủ. Mà phải tu như vậy nó mới sâu. Chứ còn mình không tu như vậy thì coi như là nhàm chán phân nửa, còn phân nửa để dành. Không có được!

5- PHÂN BIỆT GIỮA Ý THỨC VÀ TƯỞNG THỨC

(39:29) Sư Phước Nhẫn: Dạ, cái phần này xin Thầy phân biệt ra giữa Ý thức và Tưởng thức. Để Phân biệt được hai cái đó.

Trưởng lão: À! Cái Ý thức của mình là phân biệt rõ ràng. Bây giờ nhìn thấy cái máy, cái hộp này và những vật xung quanh đây, đó là Ý thức.

Cái mà không có là Tưởng thức. Nghĩa là bây giờ không có cái máy mà mình nói đến cái máy là mình tưởng ra đó. Thì rõ ràng thôi, cái đó là tưởng thức của mình đó. Cũng như bây giờ cái chuyện nó xảy ra hồi hôm qua rồi, nó không phải là hiện tại mà mình nhớ lại cái chuyện hôm qua là Tưởng thức, chứ không phải hiện tại.

Còn hiện tại, thì bây giờ cái Ý thức của chúng ta là cái hiện tại là Ý thức. Cái gì trong hiện tại này vừa thấy.

Như hồi nãy Thầy nói rồi, bây giờ chúng ta nhớ lại là Tưởng thức. Còn cái mà Thầy đang nói là Ý thức.

(40:17) Sư Phước Nhẫn: Cái giá trị giữa cái Tưởng thức và cái Ý thức, mình sử dụng cái nào thưa Thầy?

Trưởng lão: Cái giá trị của hai cái này đều có giá trị hết. Nhưng mà mình biết sử dụng đúng cái thời điểm của nó thì nó có giá trị. Như mình quán nhàm chán bằng tưởng thì có giá trị. Còn cái Ý thức của nó thì mình sử dụng ngay trong các pháp ở trong đối tượng hiện tại của nó để thực hiện thiện pháp. Tức là ngăn ác, diệt ác thì nó có lợi ích hơn. Còn cái sử dụng mà để quán để mà nhàm chán cho nó có chiều sâu thì dùng tưởng thức có giá trị hơn. Còn trong hiện tại mà dùng tưởng thức tu để mà ngăn ác, diệt ác thì nó bị tưởng thì không có giá trị.

Sư Phước Nhẫn: Vậy trong các pháp môn mình tu, thì mình nên chọn cái pháp môn thuộc Ý thức hay là pháp môn thuộc Tưởng thức?

Trưởng lão: À! Các pháp môn mà chọn tu thì nó còn tùy. Nó còn tùy.

Ví dụ như hiện giờ mình đang sống ở trong các đối tượng của mình thì mình nên dùng cái pháp môn ngăn ác, diệt ác bằng Ý thức. Còn bây giờ ngồi một mình mình, nó không có các pháp hiện tại, mà cái tâm nó còn chưa nhàm chán, nó còn tham đắm thì nên dùng tưởng mà quán nó, thì nó có giá trị.

Bởi vì có lúc mình đâu có các pháp xung quanh đâu. Tức là hiện tại nó không có mà bây giờ ngồi đây thì không khéo nó lại sống trong tưởng thì sao? Thì như vậy mình dùng Tưởng hơn là dùng Ý thức mà tu. Dùng Ý thức bắt buộc nó phải sống trong cái hiện tại, thì nó ức chế trong cái hiện tại của nó là thanh thản, an lạc, vô sự chứ gì. Mà ức chế quá thì nó không được.

Bởi vì mình ức chế nó tức là bây giờ tâm mình còn tham đắm mà mình không dùng tưởng để mà diệt cái tham đắm, mình không có nhàm chán được cái cuộc sống của thế gian, thì do đó mình không dùng Tưởng mà mình dùng cái Ý thức giữ cái tâm thanh thản, an lạc trong hiện tại của nó thì như vậy mình bị ức chế. Mình biết nó còn tham mà tại sao mình lại không dùng tưởng để mình nhàm chán nó đi, thì mình bị ức chế. Cho nên nó phải khéo léo và thiện xảo. Cho nên lúc nào dùng Tưởng và lúc nào dùng Ý thức.

Cũng như bây giờ sư bước ra khỏi Tu viện này thì sư phải dùng Ý thức để mà đối phó với các pháp xung quanh sư. Tức là ngăn ác, diệt ác đó. Còn nếu như sư ở trong Tu viện này là tưởng thức sư phải tu hằng ngày. Bởi vì nó là cảnh tịnh, nó không có đối tượng các pháp. Phải không? Nếu mà sư cứ bắt buộc nó phải giữ cái tâm thanh thản, an lạc, thì nó là hiện tại rồi, nhưng mà giữ ở đây là sư bị ức chế. Cho nên sư phải quán nhàm chán thì nó mới lợi ích. Trong cảnh tịnh này là phải quán nhàm chán.

Sau này cái giáo trình mà dạy về tu tập Thầy sẽ dạy kỹ cái này hết mà. Mình ngồi không mà mình không nhàm chán, thì làm cho cái hiện tại của mình nó sẽ bị lôi cuốn.

(43:00) Sư Phước Nhẫn: Thành ra các pháp môn tu tập ở ngoài như các tông khác, thì cái pháp môn Tưởng là nó đúng hay là pháp môn Ý thức nó đúng?

Trưởng lão: Nói chung là cái pháp Ý thức là đúng. Còn cái pháp tưởng là không đúng. Nó không đúng nhưng mà nó trợ giúp cho cái Ý thức của chúng ta. Cho nên Bốn Thiền nó là thuộc về Ý thức. Cái Hữu sắc nó thuộc về cái Ý thức của chúng ta tu, nó làm chủ bằng cái Ý thức. Còn cái Bốn Không - Tứ Không là nó là tưởng, nó là Thiền tưởng. Hoặc kêu thiền Hữu sắc, thiền này là thiền tưởng không à.

Cho nên cái Thiền tưởng nó không có lợi ích gì cả, nhưng mà nó trợ giúp chúng ta được nhàm chán, đi sâu vào chỗ nhàm chán để chúng ta không còn ham thích nữa thôi, nó giúp cho chúng ta có phần đó. Nhưng mà đi sâu vào nó thì nguy hiểm, nó lạc tưởng. Cho nên tu thì phải dùng Ý thức mà tu. Còn Tưởng thì để tưởng nhàm chán mà tu, chứ còn tưởng không có phải là…​

Nếu mà mình nhàm chán mà mình không có Ý thức thì kể như mình loạn điên. Nếu mà mình không Ý thức thì ngay đó tất cả xung quanh đây là mình đều thấy là nguyên là bộ xương không thì chết rồi. Hết dám tới.

Sư Phước Nhẫn: Vậy mỗi pháp môn đó mình căn cứ vào đâu để mình biết cái pháp môn đó là pháp môn Tưởng?

Trưởng lão: À, mình biết chứ! Biết pháp môn Tưởng. Ví dụ như đức Phật nói: "Quán bộ xương trắng". Thì mình biết là pháp môn Tưởng.

Sư Phước Nhẫn: Không! Ví dụ như mấy cái pháp môn tu ở ngoài đó. Là mình làm sao mình đánh giá chỗ nào mà biết là họ tưởng hả Thầy?

Trường lão: À, biết chứ! Thí dụ như cái người đó họ đang tu một cái pháp nào, họ nói: "Ờ, bây giờ họ phải Kiến tánh thành Phật". Thì mình biết pháp Tưởng rồi. Bởi vì cái đó nó không có, mà họ tưởng ra. Phải không?

Thí dụ như bây giờ họ niệm Phật để cầu vãng sanh, thì mình biết đây là pháp Tưởng rồi. Bởi vì vãng sanh Cực Lạc không có, Tây Phương không có, mà bây giờ họ tưởng ra có để mà họ cầu, thì như vậy là Tưởng rồi. Đó! Còn bây giờ một cái người họ đọc câu thần chú, họ nói thần chú này đọc sẽ có những cái linh hiển như thế này, thế kia thì mình cái linh hiển này là do tưởng rồi, mình biết là pháp Tưởng.

Còn bây giờ mình biết cái pháp nào là cái pháp không Tưởng? À! Mình biết cái pháp Như Lý Tác Ý là cái pháp không Tưởng. Ngăn ác, diệt ác là pháp không Tưởng. Bởi vì ngăn ác, diệt ác là ngay cái chỗ tâm của mình làm những điều ác cho nên nó ngăn, nó diệt thì đó là pháp không Tưởng, bởi vì cái này nó thực. Cho nên mình biết cái pháp nào là Tưởng, cái pháp nào là không Tưởng là tại vì mình biết rất rõ. Cái không có mà mình tưởng ra cho có thì nó là pháp Tưởng. Đó là pháp Tưởng!

6- CÁC VẤN ĐỀ KHI TU ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ VÀ QUÁN NHÀM CHÁN

(45:34) Sư Phước Nhẫn: Cái ly tham mà nhàm chán đó con có thể tu với Định Niệm Hơi Thở rồi mình Tác ý cái câu đó được không Thầy?

Trưởng lão: Được!

Sư Phước Nhẫn: Cái đó nó có giá trị hay không? Hay là bây giờ chưa giá trị trong lúc này?

Trưởng lão: Trong lúc này…​

Đó! Cho nên vì vậy mà phải nhớ lời Thầy nhắc pháp Như Lý Tác Ý là cái pháp rất mầu nhiệm. Tác ý khác mà Như Lý Tác Ý là khác. Phải phân biệt được cái chỗ này. Thiện xảo Tác ý là khác. Mà thiện xảo Như Lý Tác Ý là khác. Đó! Phải biết phân biệt được những cái điều đó.

Nhưng mà hằng ngày ít ra chúng ta phải có 1 lần hay 5 lần, 10 lần để mà Như Lý Tác Ý. Và luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải cần Tác ý. Bởi vì Tác ý để mà chúng ta làm chủ được. Muốn nói một cái gì thì Tác ý ra, nói cái đó phải suy nghĩ để cho nó tỉnh táo trước cái chỗ mình sắp nói. Còn nếu mình không Tác ý ra mình nói đại. Mình tập thành quen chứ không khéo mình sẽ nói đại, mình không có Tác ý ra.

Cho nên cái Tác ý là nó nhắc cho mình ngay liền một cái hành động làm gì đó để cho khéo léo và thiện xảo được cái việc làm đó. Còn Như Lý Tác Ý là cái Lý thật sự rồi không còn sai nữa, cho nên mình thường nhắc tâm của mình để cho nó đừng có làm sai. Còn cái Tác ý là làm cho tỉnh thức được ngay cái chuyện mình sắp làm, mình Tác ý. Cho nên phải phân biệt được cái chỗ Tác ý và Như Lý Tác Ý.

Chứ còn cái Tác ý và Như lý tác ý nó cũng giống nhau thì không được. Nếu mà như vậy thì đức Phật chỉ nói Tác ý thôi, chứ nói Như lý chi cho mắc công. Phải hiểu! Nghĩa là Như lý là không còn thay đổi. Mà Tác ý là có thay đổi. Con có hiểu được không? Thầy nói vậy quá rõ rồi chứ gì!

(47:27) Sư Phước Nhẫn: Cái tu mà bây giờ song song với cái tưởng nhàm chán, thì con tu cái Định Niệm Hơi Thở rồi con Tác ý nhàm chán luôn cũng được hả Thầy?

Trưởng lão: Được! Bởi vì Tác ý như một cái lý nhàm chán để cho mình nhàm chán, để nó làm cho có một cái lực. Còn mình quán nhàm chán để cho nó thấu suốt được cái đối tượng nhàm chán.

Sư Phước Nhẫn: Bởi vì trong sách Thầy có nói là: "Khi mà tâm thanh tịnh thì mình tu Định Niệm Hơi Thở mình Tác ý nó mới có giá trị". Còn bây giờ tâm con chưa thanh tịnh mà mình tu Định Niệm Hơi Thở rồi mình Tác ý là nó cũng chưa có giá trị hay sao Thầy?

Trưởng lão: Nó không có giá trị! Coi như là nó không có hiệu quả đó. Thầy muốn nói không có giá trị, tức là không có hiệu quả ngay liền.

Sư Phước Nhẫn: Thành ra bây giờ con tu cái pháp đó cũng như không?

Trưởng lão: Không! Nhưng mà mình tu đó, để nó…​ Bởi vì mình tu là mỗi một mình tác ý một câu nói đó, bây giờ nó chưa có gì hết, nhưng mà mình nhắc như vậy, mình nhắc trong cái câu đó như vậy để nó trở thành một cái lực sau này.

Ví dụ như mình muốn đưa cánh tay có cái lực thì mình phải đưa như thế này thì nó có một cái lực đi xuống, mà mình không chịu đưa thì nó không có lực. Bây giờ mình đưa thì mình không thấy gì hết, nhưng mà nó có cái lực ở trong này, nó sẽ có một cái lực, cái lực của nó. Ví dụ như một câu mình nói ra nó có một lực của nó rồi, cái lực đối với cái tâm của nó. Bây giờ thì nó không có hiệu quả gì hết, bởi vì cái tâm mình nó chưa thanh tịnh. Còn khi mà nó thanh tịnh rồi thì bắt đầu nó khởi muốn thôi chứ chưa có nói, nó khởi muốn tịnh chỉ hơi thở là nó tịnh chỉ liền, là nó có lực. Thầy muốn nói cái chỗ đó đó.

Đó! Cho nên bây giờ nếu mà mình không luyện tập nó thì làm sao tới chừng khi mà mình nói nó được, ý mình muốn được. Tức là “khởi ý muốn” là Như Lý Tác Ý.

Đó! Nó như vậy, chứ không phải là như mình bây giờ mà phải tác ý nguyên một cái câu như vậy. Mình như một cái lý một cái câu đó mình tác ý ra. Còn cái này nó “muốn như vậy” là nó là tác ý rồi.

Và khi mà muốn được một cái lực mình như vậy thì bắt đầu bây giờ mình phải tu. Cái pháp này nó không hiệu quả ngay bây giờ đâu, nó không lợi ích ngay bây giờ, cái tâm mình không thanh tịnh nó không lợi ích ngay bây giờ, nhưng về sau là nó lợi ích. Còn bây giờ mình không tác ý, mình thấy nó không hiệu quả mình không tác ý, về sau thì nó làm sao nó có được. Cái Pháp này coi như là nó tạo thành một cái lực về sau chứ không phải là hiện tại. Nhưng mà trong ngay bây giờ mình thấy cái tâm mình chưa thanh tịnh, thôi mình không tác ý nó, đợi cho tới chừng nó thanh tịnh thì nó trở thành cái hiệu quả, mà nó trở thành hiệu quả thì không tác ý ngay bây giờ thì làm sao ngày mai nó có được cái hiệu này.

(49:54) Mà nhờ cái tác ý này, bây giờ mình phải tác ý cho đúng cách. Thay vì bây giờ mình tác ý: "Hơi thở phải tịnh chỉ. Hay Tầm tứ phải diệt", phải không? Thì nó trật! Nó không làm sao được hết! Nhưng mà mình tác ý như thế này thì nó đúng. À! Cái tâm mình nó ham muốn cái gì đó thì tác ý: “Cái tâm không được ham muốn cái đó”. Ví dụ như nó ham muốn cái xe Dream, hay xe Cub gì đó, thì mình nhắc: “Cái tâm không có được ham muốn, ham muốn là người thế gian, chứ người tu không có được ham muốn điều đó". Đó là mình nhắc nó thì nó có hiệu quả của cái pháp đó.

Bây giờ tôi đang hít thở bỗng dưng nó nhớ cái xe, nó phóng niệm cứ nhớ cái xe, bởi vì cái tâm mình ham muốn cái gì nó sẽ phóng ra cái nấy à. Đó! Bắt đầu mình mới nhắc cái tâm của mình, mình như một lý đạo đó mình nhắc: “Cái tâm không được ham muốn cái xe. Đời người ta ham muốn, còn người tu thì không được ham muốn, mày không được ham muốn”. Đó, mình nhắc nó vậy, rồi mình yên lặng ở trong hơi thở của mình. Bỗng dưng nó hiện ra nữa thì mình nhắc nữa, mà nó không hiện thì thôi, mà nó hiện ra là nhắc.

Rồi nó sẽ hiện cái thứ khác, chứ không phải nó hiện mỗi cái này không. Mà mỗi cái đều phải có Như Lý Tác Ý kèm theo để nó được hướng tâm. Nhưng mà không ngờ cái hướng thì ngay bây giờ mình thấy cái chuyện đó nó làm cho cái tâm mình nó chặn đứng lại, chứ sự thật chưa có phải là mình hết ham muốn cái xe đâu. Nó chặn đứng lại, bởi vì mình hướng tâm mình nhắc như vậy là nó chặn đứng lại thôi, chứ chưa phải thật sự nó hết ham muốn. Nhưng mà cuối cùng thì nó sẽ thành một cái lực sau này mà chúng ta muốn là được.

Còn bây giờ chúng ta phải quán mới nhàm chán cái xe, chứ không khéo mình chặn nó như vậy chứ ít bữa nó cũng thấy chiếc xe là nó ham à, chứ chưa hết, cho nên mình quán. Mình quán thật sự để nhàm chán không còn thích chiếc xe nữa, thì nó mới hết phóng ra, chứ không nó phóng hoài. Đó! Cách thức tu là nó phải như vậy.

Mà mình tu thì mình phải biết từng tâm niệm của mình, nó còn nhàm chán hay chưa nhàm chán. Ví dụ như bây giờ mình tu hành mà mình thích có cái túi bát thôi: “Bây giờ ở đây mà cần gì phải mang cái túi làm cái thứ gì, mà mày ham cái này để mày làm cái gì đây?”. Nhất định là cấm nó liền, tác ý ra liền để chặn đứng cái tâm đó. Nhưng mà rồi quán, quán cho đến khi mà nó không còn ham thích cái túi bát nữa. Chứ còn bây giờ nó ham thích cái túi bát, cái mình chạy xin người này, xin người kia, hay hoặc là đi thợ may nhờ họ may cái túi bát. Không có!

Khi mà có rồi thì nó đã thỏa mãn cái ham muốn của mình thì mình tưởng nó không ham muốn, sự thật là mình chồng lên cái sự ham muốn, mai mốt nó sẽ ham muốn cái khác đó, chứ nó không phải không! Bởi vì mình huân cái ham muốn thì nó phải chồng lên cái lực nó ham muốn. Mà mình ngăn chặn và mình đoạn dứt nó thì nó sẽ hết ham muốn. Mặc dù là mình chỉ còn ba y một bát thôi, mà thấy cái túi bát của người khác, mình thấy mình thích rồi, thì bắt đầu nó có tham rồi, mà mình không chặn nó thì nó sẽ sanh ra cái này, cái kia. Mình tưởng là khi mà mình có cái túi bát thì thôi mình sống để rồi thôi! Nhưng mà không ngờ cái tâm tham của mình nó nằm ở đó. Đó! Thành ra mình phải diệt ngay từng chút của cái tâm mình.

Bây giờ hiện có cái gì thì mình sống và nó chưa cần thiết cái chuyện đó thì mình không quan trọng mà đi xin nó đâu. Đừng xin để dành. Thầy nói không xin để dành, chừng mà tới đó rồi thì hẳn xin, còn bây giờ mà chưa cần thiết thì không xin. Cũng như bây giờ mình còn một chút xíu xà bông, thôi thì bữa nay giặt đi. Thôi để xin trước cái đã, để có đặng mai khỏi xin, thì kiểu này còn tham. Mà nếu mà xin không được thì giặt không cũng không ăn thua gì phải sợ. Cuộc đời tu sĩ không có cần dự phòng. Đó! Như vậy là diệt cái tâm tham chứ không có gì. Nó còn một chút xíu tham là nó lo lắng, nó dự phòng.

Sư Phước Nhẫn: Dạ! Tụi con nhiều tâm tham quá.

(53:32) Trưởng lão: Thầy nói từng chút thì tụi con sẽ thấy biết được. Cho nên Thầy nói thật sự, ví dụ như bây giờ mình có ba y một bát rồi, mà người ta cúng dường, nhất định là từ chối, mà không từ chối thì nhận rồi đem cho người khác liền, không có để.

Cho nên đức Phật nói trong giới luật nói 10 ngày còn cất giữ được, mà ngoài 10 ngày là phải xả, chứ còn không xả thì đọa đó. Tức là bị dính theo nó là đọa chứ sao. Cho nên xả hết, chỉ ba y một bát thôi, không cần gì nữa hết. Đời đã xả rồi mà còn chưa nhàm chán hay sao mà còn cất giữ? Hễ mình không nhàm chán đời thì mình còn cất giữ cái này, cái kia à. Mình thấy vừa đủ những vật dụng mình vừa đủ để sống cho một đời sống tu sĩ rồi, còn thấy có cái gì dư là xả hết. Như vậy là mới rốt ráo, mới là tâm nó không phóng dật, chứ còn không khéo là phóng dật.

Thầy nói chỉ sống đúng giới luật của Phật đi, nghiêm túc đi. Mình thấy rằng mình là một vị Phật trong cái thời hiện tại của mình phải sống đúng như Phật, thì mình sống làm sao cho đúng như Phật, thì lúc bấy giờ tâm nó mới chịu ly. Bởi vì giới luật là Thầy. Thật sự Thầy nói, đúng! Không có sai đâu! Quý sư mà làm đúng đi thì quý sư sẽ thấy. "Tôi chỉ cần một ngày làm Phật thôi. Nhưng mà làm phật được một ngày thì tôi leo lên ngày nữa, tôi leo lên suốt cuộc đời thì tôi làm Phật luôn. Mà chỉ có giới luật thôi, mà tôi sống đúng là tâm tôi ly dục, ly ác pháp". Bởi vậy đức Phật mới nói: “Ta nói ly dục, ly ác pháp là nói Giới luật”.

Đó! Bây giờ quý thầy cứ nghĩ bây giờ tại sao mình đi tu rồi mà mình còn lấy kiềm, lấy búa làm gì để ở trong thất mình? Nếu nó cần thì mình mượn mình đóng đồ xong đem trả đi, cất cái này làm chi cho thêm mệt, thêm mất công. Người tu sĩ thì chỉ ba y một bát thôi, chứ tại sao còn thêm búa kềm chi đây.

Sư Phước Nhẫn: Dạ!

(55:19) Trưởng lão: Rồi bây giờ ở đây, mai mốt đi chỗ khác cũng mang theo à? Nhiều khi có người còn sắm sẵn đồ đạc này kia đồ thêm để rồi đi đâu cũng mang theo. Làm chi vậy? Trời đất ơi! Đức Phật nói lấy gốc cây làm giường nằm, thì còn nghĩa lý gì nữa. Chúng ta xả như vậy tâm nó mới hết phóng dật, còn lơ mơ là nó phóng. Như vậy con đường tu của đạo Phật nó không khó thật sự. Nhưng mà khó thật, một chút xíu tâm chúng ta còn dính mắc, chưa nhàm chán một chút xíu, còn lo lắng cho nó một chút xíu là chúng ta chưa xả hết. Nó đơn giản như vậy!

Chứ mà Thầy thấy đúng là ngày xưa Thầy sống 6 tháng Thầy thực hiện được là Thầy sống đúng hạnh của Phật, hằng ngày Thầy sống như Phật. Bởi vậy Thầy mới biết được niệm Phật là chỗ đó, chứ còn nếu mà không thì ai mà giảng được cái chỗ này. Thật sự không kinh nghiệm này thì không ai giảng được hết. Người ta cứ nghĩ niệm hồng danh Phật, nhưng Thầy nói Thầy sống như Phật là Thầy Niệm Phật đó. Cho nên Thầy dặn con.

Sư Phước Nhẫn: Lúc nào cũng nhớ hết?

Trưởng lão: Lúc nào cũng nhớ hết! Bởi vì không được làm sai Phật, thì tức là mình niệm Phật, còn mình làm sai Phật thì làm sao gọi là niệm Phật.

Sư Phước Nhẫn: Mấy cái kia là trì danh Phật mà họ nói lộn là niệm Phật. Trì danh là mới đúng phải không Thầy?

Trưởng lão: À! Đúng là trì danh đó. Còn họ nói niệm Phật đó là cái sai rồi.

Sư Phước Nhẫn: Trì danh Phật mà họ nói lộn qua niệm Phật.

Trưởng lão: Thành ra cái ngôn ngữ thì nó hơi khó để người ta hiểu. Nhưng mà sự thật niệm Phật tức là trong cái bài kinh của Phật dạy: "Niệm Phật - Niệm Pháp - Niệm Tăng - Niệm Giới". Tức là mình sống như Phật, sống như Pháp, sống như giới luật, sống như Tăng.

Đó! Giới luật dạy sao thì mình làm y như vậy, đừng có phạm thì tức là mình đã Niệm giới chứ gì. Mình phải hiểu chỗ này. Chứ Niệm giới là mình cứ Niệm giới hay Tụng giới là Niệm đó, thì cái đó là sai rồi, đâu có đúng đâu!

7- CHỈ, QUÁN CÓ PHẢI LÀ PHÁP MÔN CỦA PHẬT KHÔNG?

(57:06) Trưởng lão: Các pháp môn tu của đức Phật là Giới - Định - Tuệ là pháp môn chánh. Còn có những cái con đường khác chẳng hạn như Chỉ hay Quán thì có phải là pháp môn của Phật không?

Trưởng lão: Không phải đâu! Họ đẻ ra đó! Họ đẻ ra rồi họ nghĩ tưởng ra, chứ sự thật là Giới - Định - Tuệ.

Thì trong Giới nó sẽ sanh Định, thì Chỉ chứ gì. Thành ra họ đẻ ra. Bây giờ mình chưa có giới luật gì hết, mình lo mình Chỉ à. Thì Chỉ cái gì?

Rồi Chỉ lại Quán nữa. Quán tầm điên tầm khùng, Quán tưởng tầm bậy tầm bạ, Quán tùm lum. Quán cái gì? Có Quán gì đâu? Hằng ngày sống trước các đối tượng của mình nó ham muốn gì thì ngăn lại, nó ác pháp thì ngăn lại hết, diệt nó hết thì nó ở trong thiện pháp chứ gì. Thì đức Phật dạy mình tu có bấy nhiêu đó, chứ mình có Chỉ, có Quán gì đâu. Nhưng mà trong khi mình muốn ngăn nó mình phải tư duy, mình suy nghĩ thì Quán chứ, không Quán làm sao được? Còn bây giờ không có gì hết mình cứ Quán, Quán tằm bậy, Quán chi đây?

Còn cái này rõ ràng là cái pháp đó nó đến nó làm cho tâm của Thầy phiền não, giận. Mà nếu mà Thầy không tư duy, không quán xét, thì nó cứ ôm ấp, nó phiền não hoài sao, cho nên phải Quán. Mà Quán hết cái tâm sân của mình rồi thì nó Chỉ chứ gì. Tại vì nó hết sân thì nó Chỉ chứ không lẽ bây giờ nó sân hoài. Thì nó Chỉ ngay cái chỗ mình Quán, Quán hết thì nó Chỉ.

Còn họ đặt ra Chỉ Quán, bây giờ họ Chỉ là làm cho đừng có khởi niệm ra. Trong khi tâm họ sân ầm ầm kia kìa mà họ kêu đừng có khởi niệm, là khởi sao? Còn bây giờ đức Phật dạy ngăn ác, diệt ác, mà giờ mình ngăn được các pháp ác rồi, hay diệt các pháp ác rồi, thì ngay đó là nó Chỉ các pháp ác chứ nó Chỉ cái gì? Còn bây giờ họ Chỉ cái tâm họ đừng có khởi vọng tưởng. Nó khởi Thiện thì mặc tình nó, chứ nó có làm gì khổ mình đâu mà không cho nó khởi, biểu nó Chỉ luôn à? Thành ra nó sai! Còn bây giờ mình không nhàm chán cho nên mình mới Quán nhàm chán. Còn bây giờ mình đã nhàm chán rồi mà bây giờ Quán cái gì bây giờ nữa? Thì cái Chỉ, Quán của họ đều là không đúng cách!

(59:06) Sư Phước Nhẫn: Cái Chỉ với cái Định nó có giống nhau không Thầy?

Trưởng lão: Cái Chỉ với cái Định nó không có giống nhau.

Bởi vì cái Chỉ, bây giờ Thầy đang sân, Thầy Chỉ, là Thầy ngưng lại chứ gì, không có sân. Thầy đang cuốc đất kia kìa, mà Thầy Chỉ là Thầy ngưng lại cuốc đất.

Còn cái Định nó khác. Cái Định là nó phải ngưng tất cả toàn bộ hết cả thân tâm của mình nó không hoạt động nữa, thì gọi là Định. Ví dụ như bây giờ cái định của Nhị thiền nó phải diệt Tầm tứ. Tầm tứ tức là ý thức của mình hoạt động đó, đều nó ngưng hoàn toàn, nó diệt, nó không có hoạt động nữa, thì nó gọi là Định.

Còn bây giờ mình Chỉ là mình không nghĩ thôi, chứ sự thật là nó còn hoạt động. Mình không suy nghĩ nhưng mà cái đầu của mình nó còn hoạt động, chứ nếu mà nó Chỉ như vậy rồi mình chết luôn sao.

(59:52) Sư Phước Nhẫn: Tại vì con đọc trong kinh Nikaya thì con thấy cái pháp môn đó là Giới - Định - Tuệ, chứ con không thấy dạy mấy cái pháp môn khác. Còn bây giờ ở ngoài thì họ nói là tu Chỉ, rồi tu Quán, rồi tu Định. Thành ra nhiều người họ nói Định với Chỉ là một. Rồi con không hiểu vì sao là nói tu Quán. Quán là Tuệ đó, thì con không biết có phải Quán là Tuệ không? Bởi vì Giới - Định - Tuệ.

Trưởng lão: Thì họ nghĩ như vậy đó con!

Sư Phước Nhẫn: Cái con nói mình không tu Giới thì làm sao nó sanh Định được. Bởi vì Phật nói Giới sanh Định, Định sanh Tuệ. Mà mình không tu Giới, khi không cái mình nhảy vô mình tu Tuệ, thì làm sao được?

Trưởng lão: Không có được đâu! Đúng là phải từ Giới mới sanh Định, Định sanh Tuệ. Rồi bây giờ họ quán, họ nói họ quán ra để cho họ có Tuệ. Hay hoặc là họ ngồi ức chế cho cái tâm họ không có niệm vọng tưởng rồi họ mới quán, thì như vậy là trật hết rồi! Không có đúng!

Sư Phước Nhẫn: Họ kêu là Tuệ quán, từ Quán. Cái đó là khi không mình vô đó là nó bỏ cái giai đoạn của đức Phật hết rồi.

Trưởng lão: Bỏ! Bỏ cái giai đoạn của đức Phật! Coi như cái đó là những cái pháp mới của người ta đặt ra thôi, nó không có đúng đâu. Nó không đúng ở trong kinh Nguyên thủy Phật dạy.

Giới: Bắt đầu mình vô sống đời giới của mình là đoạn dứt duyên Sanh rồi. Trong cái Thập Nhị Nhân Duyên, là mình phải là cái người phải thông suốt cái duyên Sanh và duyên Khởi. Mình phải thông suốt!

Vì vậy mình phải thấy từ cái chỗ mà mình bước vào cái cửa đạo là mình bước vào cửa Sanh rồi, tức là ba y một bát của mình rồi: "Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia sống không nhà cửa, không gia đình", thì ngay đó là cái duyên Sanh nó đoạn rồi. Mà đoạn duyên Sanh thì Ưu, bi sầu khổ hết.

Mà đoạn duyên Sanh thì nó mới thực hiện được cái Minh. Từ đó mình đi dần đến phá vỡ Vô minh luôn. Còn mình đi vào cái chỗ mình quán, mình xét để cho mình phá cái Vô minh, tức là Minh hơn nữa, mình Vô minh hơn nữa chứ không có Minh. Bởi vì cái ngã của mình càng lớn, mình càng học thức, càng hiểu biết bao nhiêu, thì mình tưởng mình quán xét như vậy, mình tìm hiểu như vậy, cuối cùng thì mình cũng Vô minh. Đời sống của mình nó còn ê chề, nó phạm giới, phá giới đủ thứ, nó không có sống cái đời sống mà trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không như một vị tu sĩ.

Đó! Thì cái đời sống Sanh nó bao vây mình nhiều quá mà mình không đoạn được cái gì hết, thì tức là mình không giải thoát rồi. Thì đó là mình bị Vô minh mà mình nghĩ rằng: “Tôi sẽ nói cái này là hết tham, sân, si, tôi sẽ tu Chỉ, tu Quán sẽ hết”. Nhưng mà thật sự ra mình bị cái vòng bao quanh của Vô minh. Tức là "Sanh y" nó bao vây mình lại. Mình nói là một lẽ, nhưng mà sự thật ra đời sống của mình chứng tỏ là mình không có giải thoát. Còn ông Phật vô thì giải thoát hoàn toàn, cắt đứt, ba y một bát, sống không nhà cửa, không gia đình, lấy gốc cây làm giường nằm. Đó là đoạn dứt Sanh y tất cả hết rồi. Nghĩa là vợ con, tất cả các cái đều là xa lìa hết, không còn gì nữa hết. Nghĩa là sống không nhà cửa và không gia đình, không có gia đình, không có vợ con thăm viếng. Thì như vậy thì rõ ràng là Sanh y mới đoạn dứt. Mà Sanh y đoạn dứt thì ưu bi mới hết, sầu khổ mới hết. Phải không?

(01:02:51) Do đó mà trở lại, đó là mình từ Sanh cho đến Ưu bi sầu khổ, bệnh chết. Thì Mình trở xuống, mình trở theo cái chiều xuôi của nó thì mình sẽ thấy hết ngay liền tức khắc, hết khổ ngay liền. Rồi bắt đầu mà trở lên thì nó là Minh, nó trở lên Minh nó phá Vô minh nó trở thành Minh. Nghĩa là từ Sanh rồi Hữu, rồi Thủ này kia trở lại Vô minh, thì nó sẽ phá sạch cái này hết. Hễ cái duyên Sanh mà đoạn rồi thì nó phá cho tới khi Vô minh.

Bởi vì cái đời sống của mình là cái đời sống giới luật rồi, phải không? Ba y một bát, phá được Sanh y là đời sống giới luật. Mà đời sống giới luật là Trí tuệ ngay đó rồi, Minh rồi đó, tức là nó phá Vô minh rồi. Nó đi một loạt, nó đi trở lại về cái chiều mà "Vô minh sanh Hành, Hành sanh Thức". Nó đi cái chiều ngược trở lại nó phá sạch hết. Mà đi chiều xuôi của nó xuống thì ưu bi sầu khổ hết. Thì vô cửa này là dễ nhất.

Vì vậy mà Thầy nói ai mà sống đúng như Phật là người đó giải thoát rồi đó, Thầy nói người đó sẽ sớm muộn cũng giải thoát. Còn sống mà như tất cả quý sư, quý thầy ở đây Thầy nói thôi! Ít bữa chạy về trên kia, ít bữa chạy kiếm cái bát kia, thì rồi rồi! Ở đây Thầy cho cái bát sành thì cứ ôm cái bát sành ăn, chừng nào mà có đi khất thực ôm bát thì Thầy cho cái bát khác, khỏi cần lo nữa. Không có cái túi bát thì Thầy sẽ sắm cho, khi mà khất thực Thầy sẽ sắm cho. Mà khởi tâm xin trước là ông Thầy nói Thôi! Ông này tu hết nổi. Dù một vật nhỏ thôi nhưng mà nó sẽ tích lũy cả một cái trời tham lam của nó ở trong đó. Cả một trời tham đó chứ không có ít đâu. Tham ở đây là tham lớn lắm, tham làm Phật đó, chứ không phải tham giải thoát, mà tham làm Phật.

Đó! Cho nên tu là Thầy nói thật sự, đối với Thầy, Thầy nói thiệt sự bây giờ là Thầy đang lo một cái vấn đề lớn là vì Thầy cố gắng là chỉnh lại cái bộ sách Đường Về Xứ Phật cho nó hoàn chỉnh từ cuốn 1 cho đến cuốn 10. Rồi Thầy lo cái bộ sách Đạo Đức. Rồi từ đó, khi mà Thầy soạn thảo cái giáo trình mà tu tập, thì tức là Thầy mà có duyên Thầy ra Phước Hải, Thầy sẽ khép chặt quý sư vào Thầy dạy từng bước một, rồi từ đó Thầy mới soạn thảo cái giáo trình này. Nghĩa là bắt đầu tu cái gì Thầy sẽ dạy tu rồi Thầy viết ra, rồi tới đó Thầy viết ra, viết ra. Sau này để lại cái bộ sách là cái giáo trình tu tập của Tu sĩ. Nghĩa là giới luật nghiêm chỉnh hẳn hòi đàng hoàng. Vô có nghĩa là cho cái gì rồi mà người nào khởi tham là Thầy đuổi đi đó. Muốn tu giải thoát hay là muốn làm ông Phật nhiều của? Nếu nhiều của thì đi theo Đại thừa đi mới nhiều của nhiều cải, chứ ở đây thì không có cái gì hết. Ở đây hễ bây giờ có đủ sống là thôi, chừng nào mà có cái duyên mà đi đâu thì Thầy sắm cho, chứ còn mà đòi hỏi thì không có được. Đó là tham!

8- TÁC Ý TỪNG GIỜ TỪNG PHÚT TỪNG GIÂY LÀ NHƯ THẾ NÀO?

(01:05:45) Sư Phước Nhẫn: Cái tác ý, mình có cấm nó phóng dật được không Thầy?

Trưởng lão: Được!

Sư Phước Nhẫn: Vì thường thường con hay tác ý "thanh thản, an lạc, vô sự" để nó đừng có phóng dật nhiều. Suốt ngày thì con hay biểu cái tâm đừng có phóng dật. Mà hễ mỗi lần phóng dật thì thường tác ý, mà không phóng dật thì không tác ý. Nhưng mà trong sách Thầy có nói là: "Tác ý từng giờ, từng phút, từng giây". Thì như vậy nó tác ý liên tục hay sao Thầy? Con không hiểu cái ý đó?

Trưởng lão: Nghĩa là Thầy muốn nói như thế này. Nghĩa là từng giờ, từng phút, từng giây, không có nghĩa là liên tục. Mà từng giờ, từng phút, từng giây phải nhớ thỉnh thoảng tác ý nó một lần, chứ đừng có quên. Nhiều khi mình quên, một ngày mình chưa tác ý lần nào hết thì không có được.

Sư Phước Nhẫn: Vậy là con hiểu lầm. Hôm bữa cô Kim có hỏi con cổ nói vậy là cứ giây nào cũng tác ý hết hay sao?

Trưởng lão: Giây nào cũng tác ý hết thì thành cái niệm thì sao. Bởi vậy phải nhớ là cái ý mà Thầy nói như vậy có nghĩa là đừng có quên thôi. Cái ngôn ngữ đó để diễn tả cho cái sự đừng có quên nó. Nghĩa là bây giờ mình tác ý thường thường nó phải có khoảng thời gian là 5 hơi thở hay là 10 hơi thở tác ý một lần, chứ không có được mà tác ý liên tục.

Sư Phước Nhẫn: Tác ý liên tục thành niệm.

Trưởng lão: Thành niệm rồi! Tức là mình thành đọc cái câu đó rồi, nó không có hiệu quả đâu. Cho nên ít ra thì nó cũng khoảng từ 5 hơi thở hay 10 hơi thở. Hay hoặc là 10 bước hay 20 bước mới tác ý một lần, thì đó là Thầy đã dạy rồi. Bây giờ đừng quên tức là: “từng giây, từng phút tác ý, tức là đừng có quên nó". Ý có nghĩa là nói như vậy.

9- MỤC ĐÍCH VÀ CÁCH PHÒNG HỘ SÁU CĂN

(01:07:09) Sư Phước Nhẫn: Cái vấn đề Phóng dật, thì hồi nào giờ con cũng ráng giữ cái tâm đừng có phóng dật. Vì nó phóng dật nó sanh ra đủ chuyện hết trơn.

Trưởng lão: Đúng vậy đó con!

Sư Phước Nhẫn: Mà giờ muốn không phóng dật thì thường thường con tác ý. Với lại bữa hổm Thầy nói phòng hộ sáu căn thì lên đây Thầy dạy, con cũng muốn học cái kỹ thuật phòng hộ sáu căn. Vì thường thường hồi nào tới giờ người ta dạy tu lục căn, thì người ta nói chứ không có kỹ thuật dạy. Cái phòng hộ sáu căn thì cũng chỉ nói thôi chứ còn không có kỹ thuật thì làm sao mà phòng hộ sáu căn được.

Trưởng lão: À! Phòng hộ sáu căn thì bây giờ ở đây là Thầy tóm tắt lại, chứ còn nó là cái bài pháp của người ta. Cho nên đức Phật nói mình tu ngũ căn là mắt, tai, mũi, miệng, thân của mình. Mình phải tu nó. Nhất là mắt và cái lỗ tai của mình. Thì cái pháp mà đệ nhất để phòng hộ nó là cái pháp độc cư. Mình không có tiếp duyên thì tức là mình độc cư, mình không có tiếp duyên ra ngoài, không có nói chuyện với ai đó là mình phòng hộ nó dữ lắm. Nhưng nó rất khó! Cái pháp độc cư rất khó! Bởi vì nó tạo cho mình cô đơn lắm. Do đó cái ý căn của mình nó sẽ hoạt động, nó tuôn trào ra. Rồi cái si của mình nó kế tiếp đó nó làm cho mình buồn ngủ, nó tuôn trào, cho nên nó khó! Vì phòng hộ bằng độc cư thì nó khó hai cái phần đó.

Cho nên do đó chúng ta phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình bằng cách khi đi ra thì mình phải giữ mắt mình đừng có tập ngó qua, ngó lại. Vì mỗi cái hình ảnh nó sẽ đập vào mắt mình là nó dính vô liền. Cho nên mình tập cái hạnh của mình đi thì thường mình ngó xuống.

Nhưng tai của mình nó không dễ! nó không dễ! Cho nên đầu tiên thì mình tập mắt của mình trước, chứ chưa dám tập tai đâu. Tai thì làm sao mình đóng lại, vì con mắt thì còn ngó xuống được, không có cho nó ngó qua, ngó lại được, nhưng mà tai không có được đâu. Cho nên bây giờ Thầy dạy, nghĩa là cách thức mà chúng ta tu mắt, tai được, tức là tất cả những cái căn khác chúng ta sẽ dễ dàng. Bởi vì nó khó là mắt với tai. Cho nên khi đi thì chúng ta ngó xuống, nhưng mà ngó xuống chưa hẳn đã là chúng ta nhìn xuống đâu.

Sư Phước Nhẫn: Cái tâm nó còn nhìn xung quanh?

Trưởng lão: Nó nhìn xung quanh! Cho nên mình vừa đi và vừa dùng pháp hướng: "Hai con mắt phải nhìn xuống. Các pháp trần là ác pháp, nó sẽ làm khổ mình và con đường tu sẽ không bao giờ giải thoát". Cứ nhắc như vậy, luôn luôn nhắc, thỉnh thoảng cứ 5 bước, 10 bước nhắc một lần thì nó phòng hộ được con mắt. Chứ không nhắc là Thầy nói đi mà cứ ngó xuống như vầy chứ nó sẽ ngó qua, ngó lại. Cái tâm nó ngó, con mắt nó không chịu ngó chứ cái tâm nó ngó. Mà hễ có cái gì cái nó lén nó liếc nữa chứ không phải dễ đâu

Đó! Cho nên mình phải phòng hộ nó. Ví dụ mình ngồi trên xe thì mình ngó xuống, trong tâm mình luôn nhắc nó, tức là luôn luôn phải dùng tác ý nhắc nó để giữ chân nó, để đừng có cho nó ngó ra ngoài, tức là phòng hộ mắt. Đã hiểu phòng hộ mắt chưa?

Đó! Bây giờ phòng hộ mắt được rồi, cái tai mới dùng cái pháp đó mới là lôi nó vô mới được, chứ còn con mắt mà chưa phòng hộ thì cái tai. Con mắt hễ ngó qua vầy đó thì cái tai nó theo đó mà nó nghe.

(01:10:33) Cho nên khi mà con mắt nó đã thuần rồi bắt đầu mới tu tập tới Nhĩ căn, cái căn tai của mình. Cho nên vì vậy khi mà con mắt nó đã quen thì nó luôn luôn nó ngó xuống. Và đồng thời nó không có láo liên, nó lén nó liếc qua, liếc lại. Cái tâm nó không có lôi nó theo cái con mắt nữa. Mình thấy đã thuần, nó đã quen thì bắt đầu bây giờ mới tu tới căn tai, chứ không phải là tu một lượt hai ba thứ nổi đâu. Nó khó lắm chứ không phải dễ đâu!

Bây giờ tu căn tai là khi mình ngồi, hay hoặc là đi ra đường mình tiếp duyên với mọi người, thì mình nhắc: “Cái tai phải nghe cái hơi thở, phải biết cái hơi thở”. Cứ nhắc bảo mày phải nghe cái hơi thở. Thì nó nghe hơi thở ra vô thì nó không có lưu ý ở bên ngoài, nó không nghe bên ngoài. Chứ không nó không nghe hơi thở là nó lưu ý. Phải bắt nó, cột nó lại trong câu tác ý. Cứ nhắc, thường thường nhắc chứ hễ không là nó nghe ra ngoài. Hễ mình chừng bỏ xảy nó một chút cái là nó giảo tai nó nghe ở ngoài, ai nói gì nó cũng nghe hết.

Cho nên ví dụ bây giờ mình ngồi trong thất mà mình giữ tu tập cái căn tai của mình. Mình nhắc: “Cái tai mày phải nghe cái hơi thở, nghe coi hơi thở nó thở như thế nào". Thì đó mình luôn luôn mình lắng để nghe hơi thở của mình. Nó hơn là cả cái ý của mình nữa, nó bắt cái ý của mình tập trung cao lắm.

Đó! Bây giờ ví dụ như: “Bây giờ tao thở chậm thử coi mày nghe được không”. Cái bắt đầu mình thở chậm, chậm, chậm. Mình lắng nghe cái hơi thở chậm, thì lúc bây giờ mình tập dần để mà nghe cái vô trong. Đó! Thì đó là cách thức mà phòng hộ tai của mình.

Thì bắt đầu từ cái tai, con mắt mình tu tập được rồi, thì cái thân của mình: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, tất cả mọi cái này dễ! Con nhắc cái là nó quay vô hết. Gọi là Thầy nói gom sáu căn, tức là bắt đầu bây giờ mình đi đâu đó mình nhắc: "Sáu căn phải gom lại cái hơi thở. Lỗ tai thì nghe hơi thở, con mắt thì nhìn chóp mũi, cái mũi thì ngửi cái hơi thở, cái lưỡi thì phải nếm cái mùi vị của hơi thở". Bắt nó gom vô hết hơi thở. Mà khi sáu cái này nó gom vào hơi thở là phòng hộ.

(01:12:50) Sư Phước Nhẫn: Như vậy làm sao mình đi được Thầy? Mình đi đụng thì sao?

Trưởng lão: Không! Cái đó là ngồi chứ không có đi được.

Sư Phước Nhẫn: Tại đi thì mình gom vô cái là mình đụng rồi.

Trưởng lão: Bởi vậy cái này là không có đi được! Mình đi là mình chỉ gom…​

Bởi vì mình đi là cái thân mình nó động thân hành rồi. Thân hành thì mình không có phòng hộ nó được, cái thân căn của mình được. Bởi vì thân căn thì chỉ có ngồi mới phòng hộ nó, nó mới gom thôi, chứ mình đi là nó động. Do đó vì vậy cho nên khi mà mình ngồi thì mình gom sáu cái căn của mình lại. Còn tu tập đó là phòng hộ trong khi ngồi. Còn khi mình đi thì mình phòng hộ mắt với tai được hết. Nhưng mà phải tu tập mắt trước để cho mắt nó quen, chứ mình phòng hộ luôn cả một lược tai, mắt thì không nổi.

Sư Phước Nhẫn: Cái mục đích của phòng hộ sáu căn để làm gì Thầy?

Trưởng lão: Phòng hộ sáu căn để cho tâm không phóng dật. Chính không phóng dật là nhờ mình phòng hộ sáu căn. Nghĩa là mình chuyên tu nó là nó sẽ không phóng dật.

Sư Phước Nhẫn: Mấy cái pháp môn gom gom này là vòng vòng cũng là…​

Trưởng lão: Tu ở trong sáu căn đó.

Sư Phước Nhẫn: Không phóng dật luôn?

Trưởng lão: Không phóng dật! Nó giúp cho tâm không phóng dật là chính chỗ đó. Bởi vì mình gom nó vô, không nghe không thấy là hết phóng dật rồi. Đó! Mục đích nó đi vào cái chỗ không phóng dật. Cho nên ông Phật ổng nói: "Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật".

Mà không phóng dật nó chỉ mới chỉ có giai đoạn đầu thôi. Bước qua Thiền định nó mới chỉ giai đoạn đầu của giới luật thôi. Nó không phóng dật là nó không phạm giới rồi đó, nó mới có giai đoạn đầu của giới thôi. Nhưng mà bước qua Thiền định thì nó mới khởi sự, nó mới phóng hào quang đó. Bây giờ nó mới là Tưởng đó, nó phóng ra.

Đó! Bắt đầu bây giờ mới dẹp cho sạch hết cái tưởng, gọi là: "Ly hỷ trú xả nhập Tam thiền". Bắt đầu tới cái giai đoạn Tam thiền. Nó phải ly hết tất cả hào quang, ánh sáng, tất cả những cái loại thần thông tưởng, ly sạch ra hết rồi mới nhập Tứ thiền. Nó có từng giai đoạn mà. Tới đây mấy con thấy đặc biệt vi diệu lắm.

(01:14:47) Thầy nói, Thầy dạy đến mà nhập Định thì các con mới thấy nó. Thầy nói tất cả những cái thần thông cho mà xem. Mà tới đó rồi mấy con có thấy hào quang rồi mấy con mới tin Thầy, chứ còn bây giờ Thầy nói thì mấy con nói: "Chắc là tưởng thôi, ông Thầy này tưởng nhiều quá!" Phải không?

Nhưng mà tới chừng đó rồi các con sẽ thấy nó thực hiện được Thiên nhãn, nó thực hiện được Nhĩ thông, nó thực hiện được Tha tâm thông. Đó! Chừng đó rồi Thầy mới dạy các con để xả ly cái tụi này để mà nhập Định, chứ đâu phải được cái đó là quý báu gì đâu! Thứ đồ ma đó mà! Nhưng mà ngoài đời mà tu được Tha tâm thông là kể như là ngon rồi, ông Thầy này ngon rồi, biết bụng dạ người ta hết rồi thì ngon rồi.

Đó! Vì vậy sau khi mà Thầy dạy tới nhập Định rồi thì các con mới thấy "Tại sao mà Thầy không thực hiện thần thông". Chứ bây giờ thì các con nói: "Sao Thầy kỳ quá! Lẽ ra mình phải hàng phục người ta chứ, làm cho người ta sợ". Nhưng mà tới đó rồi mấy con mới hiểu được cái chỗ này.

Nghĩa là khi nào mà đọc đến cái cuốn Thiền Căn Bản 2, thì các con bước qua cái giai đoạn mà nhập Định, thì Thầy mới dạy tất cả những cái điều mà các con sẽ bước chân vào Định thì các con sẽ gặp những cái này. Bởi vì Thầy đọc theo cái Thiền Định Tướng của bên Nguyên thủy mà của các sư bên đó dạy, Thầy nói: "Kiểu mấy ông này tưởng ra chứ không có, nó không phải là cái kiểu đó đâu". Bởi vậy tu không đúng rồi nói tầm bậy tầm bạ.

Thầy dám nói, Thầy xác định mà! Bởi vì Thầy biết rõ mà! Cho nên bây giờ ai mà nói nhập Định bậy là Thầy biết liền. Ông đó tu sai, tu đúng là Thầy biết liền. Thành ra Thầy nói thật sự Thầy sẽ dẫn dắt mấy con đi đến nơi đến chốn, đến Tam Minh cho mấy con biết. Thầy hứa mà!

Đến chừng đó các con sẽ thấy rằng Thầy không có thực hiện thần thông chút nào hết, nhưng mà các con biết là Thầy có hay không là sẽ biết. Bởi vì Thầy dẫn các con, các con sẽ biết rõ nó. Chừng đó các con đã biết cái đó rồi, thì coi như là Thầy phải biết thì Thầy mới dẫn, chứ còn nếu mà không biết thì làm sao dẫn mấy con?

(01:16:48) Vì vậy mà cho nên các con cứ theo cái lời Thầy dạy. Thầy tùy theo căn cơ của mấy con mà Thầy hướng dẫn. Cũng như sư Phước Nhẫn hôm đó xin Thầy đi. Thầy thấy đó là cái đúng chứ không phải cái sai nên Thầy chấp nhận chứ sao. Bởi vì Thầy biết cái nghiệp nó như vậy rồi, hao thời gian mà uống thuốc này kia. Thầy biết sư Phước Nhẫn cũng cố gắng tu lắm, chứ không phải không, nhưng mà nó chưa đủ duyên.

Lúc bây giờ nó chưa chưa đủ duyên là cái thứ nhất. Nếu mà không có sư Phước Từ, hai người nói chuyện, không có con mà nói chuyện thì sư Phước Nhẫn chịu không nỗi đâu. Và các con cũng chịu không thấu đâu. Bởi vì con biết ở đây mà Thầy khép chặt, quý thầy những cái khoá trước mà Thầy khép chặt độc cư, 3 năm mà Thầy tuyên bố nhập thất mà Thầy hướng dẫn cho Mật Hạnh. Mấy ông đó Thầy cho vô chừng một tuần lễ là mấy ổng xin Thầy đi, rút lui đi, chịu không nỗi!

Nghĩa là Thầy khép. Nghĩa là 3 năm Thầy bảo là phải theo Thầy 3 năm Thầy sẽ dẫn tới nơi tới chốn. Mấy ổng thì cũng có ông thì cũng phát nguyện là nguyện nát xương con mới rời khỏi cái thất, nhưng mà vô được chừng một tuần lễ là…​ Thầy Chơn Tịnh hồi đó là cũng phát nguyện, nhưng mà vô một tuần lễ là thầy hoảng sợ rồi, chứ không phải đâu! Rồi từ đó là coi như là thầy bẻ ngang, thầy lén lút thầy nói chuyện tùm lum thế này, thế kia, không còn tu nỗi nữa.

Thành ra Thầy để cho mấy con tự do một chút xíu, chứ còn mà Thầy mà chặt quá thì mấy con chết. Tuần tự mình tu chứ đừng ức chế quá. Chính bây giờ mà Thầy mới rút tỉa từng những kinh nghiệm mà Thầy khép chặt Mật Hạnh mà Thầy mới biết được những cái này rất rõ, cái kinh nghiệm Thầy mới biết rất rõ, chứ không phải! Cái thọ nó đánh kinh lắm mấy con, sợ lắm!

(01:18:33) Sư Phước Nhẫn: Lúc con mới vô con cũng nói với Thầy con không sợ cái thọ, con chỉ sợ cái tưởng à. Nhưng mà bây giờ cái thọ thấy ghê quá!

Trưởng lão: Ông nào cũng bị hết! Thầy nói chính Minh Tông hồi trước nó tu tập Tịnh độ, rồi mới sang qua Mật tông. Tu tập đến Mật tông có thần thông đó. Nghĩa là nó đem một cái dĩa như thế này mà nó niệm thần chú là cái dĩa nó xoay tròn, nó chạy tròn tròn, vòng vòng vầy nè. Cái dĩa để trên bàn tay rồi đọc thần chú, bắt đầu cái dĩa nó nhúc nhích, nhúc nhích như vầy. Là mình thấy cũng linh rồi chứ gì? Thế mà nó tịnh tâm một hơi thì bắt đầu cái dĩa nó xoay, nó xoay rồi bắt đầu nó xoay lẹ lên. Làm cho người ta cũng sợ đó chứ đâu có phải giỡn chơi đâu. Cái dĩa để ở trên tay, có làm gì, mà có ai cục cựa đâu, mà sao ma quỷ gì bắt nó mà nó lại xoay dữ vậy. Đó là những cái thần thông, mà những loại thần thông kêu là lừa đảo, kiểu làm cho người ta sợ đặng cho mình lấy tiền cho dễ chứ không có gì hết.

Cho nên vì vậy sau khi mà Thầy bảo: "Phải độc cư một trăm phần trăm, đừng có tiếp duyên. Mà con tiếp duyên thì con sẽ bị những cái thọ nó sẽ quật ngược con chết được". Nó không nghe lời Thầy mà nó phải ói máu ra đó. Nó khạc ra máu đống đống đó con. Nó sợ mà nó chạy lại thất của Thầy. Cái thất của Thầy hồi đó Thầy đang ngủ ở đó. Nó chạy lại nó gõ cửa Thầy, nó nói: “Bạch Thầy! Bạch Thầy! Xin Thầy ra Thầy xem coi con sao mà nó kỳ vậy!”.

Thì Thầy mới đi theo nó lại thất, nó khạc ra máu ở vòng vòng đó. Rồi Thầy hỏi: "Con tu như thế nào mà con như vậy?"

Đó, thì nó nói: "Con ráng tịnh chỉ hơi thở để con nhập Tứ thiền cho được".

Thầy nói: “Con không nghe lời Thầy! Khi nào tịnh chỉ hơi thở là khi đó là mình hoàn toàn là mình phải ly tất cả các loại của tưởng. Mà con cứ nghĩ tưởng thần thông là con tu được rồi. Con cãi Thầy!".

Cho nên tại sao mà trước kia con nói với Thầy: "Theo con thì con đã thực hiện thần thông để mà con hàng phục các thầy của Đại thừa. Còn tại sao mà Thầy lại như vậy? Thì bây giờ con đã hiểu rồi!"

(01:20:56) Tại vì cái thần thông nó nguy hiểm! Đừng có tham nó, mà mình chỉ lo mình ly dục, ly ác pháp, ly hết thì tâm thanh tịnh thì cái thần thông nó sẽ có.

Sư Phước Nhẫn: Tự nhiên nó có hả Thầy?

Trưởng lão: Tự nhiên nó có! Bởi vì tâm thanh tịnh nó có. Bởi vì khi mà tâm thanh tịnh rồi mình bước vào mình nhập Nhị thiền, thì bắt đầu nó phóng hào quang, nó phóng ra những cái thiên nhãn, thiên nhĩ, nghĩa là Ngũ thông nó hoàn toàn nó đầy đủ cho mình hết rồi. Trong cái giai đoạn mà bắt đầu từ cái Nhị thiền mình bước sang cái Tam thiền là ngũ thông nó đủ hết. Ngoại đạo nó ở chỗ này, nó bị cái chỗ này mà nó Ngũ thông hết. Mà tu tới đó thì kể như là nó xem nó ngon hết rồi.

Sư Phước Nhẫn: Vậy là không tu nữa hả Thầy?

Trưởng lão: Nó không tu nữa! Mà nó cũng không biết đường tới nữa. Bởi vì nó bị dính ở đó rồi, nó không có xả ra được, nó bị dính cái đó. Cho nên ở đây Thầy biết rõ con đường này nên Thầy không có để cho mấy con rơi chỗ này được. Mấy con sẽ tu vững vàng hơn. Nghĩa tới rốt ráo hoàn toàn mà không bị dính gì cả hết. Cho nên Thầy không gợi ý cho mấy con tham thần thông đâu.

Ví dụ như bây giờ Thầy ngồi thiền Thầy phóng hào quang, đêm đó Thầy phóng hào quang thì sáng ra mấy con…​ Mặc dù mấy con nói ở ngoài mặt là mấy con không ham, nhưng mà tự nó huân ở trong đó đó, muốn mình tu cũng được như vậy. Mà hễ muốn như vậy thì các con không ly dục, ly ác pháp được. Đó là cái mục đích mà Thầy muốn dẫn các con đi vào con đường chánh cho nên Thầy không thực hiện thần thông, chứ không phải gì hết! Chứ Thầy thực hiện thần thông cái gì rồi thì mấy con cũng dính cái đó hết. Bởi vì cái đó nó đặc biệt quá, nó làm cho người ta say mê mà từ ngàn đời cho tới bây giờ chứ đâu có phải. Từ xưa đến giờ chứ không phải là mới đây đâu.

Người nào bây giờ Thầy nói thật sự ra người ta đến là người ta cũng ham thần thông hết. Mà Thầy mà thực hiện thần thông một cái là kể như là họ coi Thầy là ông Phật rồi. Và đồng thời từ đó họ theo Thầy dù cực khổ cách gì họ cũng mục đích nhắm vào chỗ đó chứ không phải là nhắm chỗ ly dục, ly ác pháp. Nó sai rồi! Thầy hướng dẫn cái mục đích sai rồi thì tức là sẽ giết người ta, chứ không còn tu. Họ cũng tu có Ngũ thông thôi, chứ không có Lục thông được đâu, nghĩa là Lậu tận thông không có đâu. Bởi vì Lậu tận thông là phải có Lậu tận minh thì nó mới có Lậu tận thông. Còn Lậu tận minh không có thì không có Lậu tận thông. Mà họ có Ngũ thông thì họ không có Tam Minh được. Họ không có thực hiện được Tam Minh.

10- LÀM SAO ĐỂ CHẤN HƯNG PHẬT PHÁP

(01:23:02) Sư Phước Nhẫn: Mấy cái chỗ này con cũng có một cái ý nghĩ như vầy. Tại vì mấy ông Lạt Ma ổng cũng thị hiện ra đó. Ở bên Thiên chúa, bên Âu Châu nó nói là không có luân hồi. Chết rồi chỉ có hai đường, một là xuống địa ngục, hai là về thiên đàng, vì họ theo Chúa quen rồi. Nên khi không mình Phật giáo mình qua mình nói có luân hồi thì họ đâu có tin. Mà cái xã hội bây giờ là phải làm, nói mà làm họ mới tin. Cho nên mấy ổng thị hiện ra để luân hồi tiếp theo là ở chỗ đó, chỗ đó để cho họ thấy biết vậy thì họ mới tin. Chứ còn mình nói mà mình không có làm thì nó không có tin. Thành ra bây giờ đối với cái chấn hưng Phật giáo thì con nghĩ là cái thần thông nó là ảo, nó là huyễn, nó không phải là mục đích. Nhưng mà đa số bây giờ trong các kinh Nguyên thủy cũng đề cập đến cái vấn đề thần thông mà đức Phật đã thị hiện, cũng như trong cuốn sách lịch sử đức Phật Cồ Đàm Gotama cũng nói. Toàn bộ cuốn sách là thị hiện thần thông không, mà đức Phật thị hiện nữa.

Đó! Mà cái đó con đọc con cũng thấy nó cũng có một hai chỗ chế ra chứ không phải là chuyện thật sự như vậy.

Trưởng lão: Đúng rồi!

Sư Phước Nhẫn: Nhưng mà có một cái. Thí dụ như bây giờ mình nói mà mình không có làm thì người ta nói mình không có thiệt. Đó, nó có một cái như vậy! Bởi vì cái xã hội bây giờ là cái xã hội không phải như ngày xưa của thời đức Phật. Xã hội đức Phật hồi xưa khác, xã hội bây giờ khác. Thành ra con nghĩ Thầy muốn chấn hưng thì Thầy cũng nên có một cái gì đó nó mới đánh thức người ta được. Còn không thì nó sẽ bị chìm.

Trưởng lão: Bởi vậy các con thấy nè, khi mà các sư Lạt Ma qua bên đó để chứng minh sự luân hồi. Nhưng mà sự thật ra thì các con thấy rằng các ông Lạt Ma này lại dẫn dắt người ra đi lầm đường. Người ta tin rằng có sự luân hồi theo kiểu ông Lạt Ma chứ gì, nhưng mà sự thật có phải người Âu Châu họ theo các ông Lạt Ma này không? Họ cũng vẫn bán tín, bán nghi ở trong này. Bởi vì những cái người mà tái sanh trở lại nó có những cái không có đúng, chứ không phải là toàn bộ đúng.

Đúng là như thế này nè! Thầy nói thật sự ra có sự tái sanh luân hồi, mà phải đúng. Nghĩa là thí dụ như trong năm, bốn, ba ông Lạt Ma như vậy, mà khi đến thì có ông như thế này, có ông như thế khác, có cái nói đúng, có cái nói sai. Người Tây phương họ đâu có chấp nhận cái điều này đâu. Nghĩa là cũng như một cái người mà ngoại cảm, nhà ngoại cảm mà thôi. Cho nên có khi đúng, có khi không.

Còn ở đây Thầy nói thật sự thực hiện thần thông một trăm phần trăm. Nhưng mà không thể dẫn dắt họ đi vào con đường này. Bởi vì người Tây phương họ cũng chú trọng thần thông ghê gớm lắm. Họ đưa từng cái phái đoàn của họ để đi qua nghiên cứu ở bên Ấn Độ để nghiên cứu cái gì? Nghiên cứu thần thông, người ta thấy mà! Những cái phái đoàn đó đi vào những đạo sĩ Yoga để nghiên cứu những cái cách thức tu tập của Yoga, những vị đạo sư của Yoga. Đó là đi tìm những cái thần thông của người Ấn Độ. Nhưng mà sự thật họ đã tìm, cái đó không đúng đâu.

Vì vậy mà hiện giờ Thầy thật sự ra Thầy nói: "Cái thật phải là cái thật, không thể lấy cái giả mà làm cái thật của họ để đưa họ vào cái thật họ được". Bây giờ họ đang cầu một cái giả mà mình lấy cái giả để cho dẫn dắt họ vào, thì họ cứ tập trung trong cái giả mà không có thật. Còn cái thật này nó sẽ khi mà họ nhận ra được cái thật thì cái thật nó sẽ phải hơn, còn cái giả chỉ là một cái điều lừa đảo mà thôi. Thầy sẽ dẫn dắt họ đi vào cái đúng, không thể dẫn dắt họ đi vào cái sai. Người ta đừng lấy cái giả mà sẽ sau này để đưa người ta đi vào cái thật, không có đâu! Huyền biến không có đâu!

Cho nên Thầy nói muôn đời cho dù người ta lấy cái mê tín để mà dẫn dắt họ đi vào cái chánh tín chứ gì, nhưng mà người ta làm sai! Thầy đã thấy rõ! Không bao giờ mà người ta đã cúng bái mà người ta bỏ cái này được. Cho nên bây giờ nếu mà Thầy dẫn dắt họ đi vào thần thông rồi, thì không bao giờ bảo họ bỏ thần thông được.

Thầy bắt đầu Thầy dẫn dắt họ đi vào đạo đức và cái đạo đức sẽ thấy cái lợi ích thiết thực cho họ. Chừng đó họ sẽ ly dục, ly ác pháp, và khi họ có thần thông họ thấy như không có.

(01:26:54) Sư Phước Nhẫn: Nhưng cái phát triển, cái mức độ phát triển nó không có. Con hiểu như vậy.

Trưởng lão: Cái của con nói phát triển, nó phát triển nhanh, chứ không phải không có phát triển.

Cái của Thầy phát triển chậm nhưng mà chắc ăn và đem người ta vào Chánh pháp. Còn cái kia phát triển ồ ạt, người ta thấy thần thông là ồ ạt rồi. Mà ồ ạt tức là nó sẽ có những cái coi như là những cái lúa lép. Người ta ham mê đó chứ người ta đạt thần thông không được bao nhiêu người? Cũng như bây giờ các ông Lạt Ma làm như vậy, thì bao nhiêu người làm được như các ông Lạt Ma? Có không? Thầy nói mấy ông đó chỉ một, hai, năm, mười ông thôi, nhưng mà bây giờ người Tây phương thì có người nào mà tái sanh luân hồi như vậy không? Không có! Nên nó là cái ảo giác mà.

Sư Phước Nhẫn: Người ta tin cái thuyết đó nó có Thầy. Chứ lúc trước người ta không có tin.

Trưởng lão: Thì bây giờ thật sự…​ họ sẽ không tin.

Ví dụ như bây giờ Hòa thượng Thanh Từ dạy người ta tu Thiền định, thì lý thuyết thì rất hay đó, nhưng mà cuối cùng hai ba chục năm sau người ta thấy không có được cái gì hết, thì người ta phải bỏ thôi. Còn mình bây giờ mình thực hiện ra, mình cũng thấy người ta cũng tin: "Ờ! có luân hồi". Phải không? Nhưng mà cuối cùng người ta không làm được thì người ta cũng vẫn không tin!

Bởi vậy Thầy nói cái chuyện mà thần thông không phải là chuyện dễ làm cho mọi người. Còn cái chuyện đạo đức là cái chuyện lợi ích chung cho mọi người thì cái này phải đem thực hiện cho người ta thì nó lợi ích. Và đồng thời trong cái điều mà đạo đức này nó còn cái chiều sâu của nó. Nhưng mà chiều sâu này để thực hiện cho một hai người mà thôi, chứ không thể hết nổi đâu. Không thể người nào mà cũng Tam Minh được hết đâu.

Sư Phước Nhẫn: Ngay thời đức Phật người ta còn làm không được nữa, huống chi bây giờ.

Trưởng lão: Bởi vậy Thầy đã biết rõ được cái này mà! Nếu một người mà không phải là một người gan dạ như Thầy thì không bao giờ đạt được. Thầy nói thật sự! Bởi vậy trong băng Thầy giảng, Thầy nói: "Cái nhà thiếc như thế này mà Thầy ngồi sừng sững, mà bom đạn bắn ào ào"

Không biết là mấy con biết cái trực thăng kêu là nó bắn rocket, nó bắn ào một cái, nhà cửa người ta cháy sạch hết, mà Thầy ngồi sừng sững đó. Gan dạ như vậy, coi như là mình đồng da sắt. Không có người nào nghe bắn như vậy là kể như người ta bò càn hết đó, xuống hầm đó, chứ còn chưa chắc dám nằm ở trên đất đâu. Mà Thầy vẫn ngồi thiền sừng sững, tập trung ôm chặt hơi thở, không có rời một bước ở trong hơi thở, chết là chết ở trên bồ đoàn, chứ không chết dưới bồ đoàn đâu, nhất định là không sợ hãi. Thì đủ biết rằng!

Thầy nói vậy chứ cái người nào mà có trực tiếp ở trong cái chiến trận như vậy mới thấy sự gan dạ của Thầy. Chứ còn mà lơ mơ Thầy nói người nào cũng đái trong quần chứ đừng nói chuyện, chạy chết đi chứ đừng nói chuyện. Nghĩa là mẹ Thầy với cô Út là phải tản cư. Nghĩa là tất cả cái xóm đó khi mà giải phóng cách mạng nó vô nó đào hầm rồi, để nó kích, hôm sau là mặt trận mở màn ở đó đó. Mà Thầy đã nói là: "Mình đã lỡ mình đã phát nguyện nhập thất, chừng nào tu chứng mới ra thôi, chứ không nhất định là không ra. Thì thà chết thôi chứ sao lại bây giờ sợ chết mà đi ra". Cho nên mẹ Thầy với cô Út khóc dữ lắm: “Không có chết đâu mà sợ. Mẹ với cô Út cứ đi đi, Mẹ với cô Út không có chịu nổi đâu, chỉ có con à. Yên tâm đi, không có sao đâu!”. Thì cô Út với mẹ Thầy mới chạy. Nghĩa là quải trên vai một cái gánh đồ ăn đồ này kia theo thôi, còn bao nhiêu của cải, tài sản mà ở trong nhà thì để lại đó. Còn Thầy ngồi trong thất Thầy, rồi bắt đầu Thầy nỗ lực tu.

Thầy nhắc như vậy mấy con sẽ biết rằng, trong cái cảnh như vậy đó mà Thầy là người gan dạ như vậy mới có đạt được. Chứ còn nếu mà cái người nhát gan thì không có đạt được đâu. Thầy ở trên Hòn Sơn, cheo leo ở trên đỉnh một mình mà Thầy không sợ, Thầy gan dạ kinh khủng lắm. Người ta nói Ma Thiên Lãnh mà Thầy dám ở trên Ma Thiên Lãnh một mình. Còn Thầy Thiện Nghĩa, Thầy lên ở ba bửa là Thầy chạy rồi, Thầy không dám ở. Đêm đầu Thầy run, Thầy nói mà: “Trời ơi! Nó sợ thấy ớn luôn”. Đêm thứ hai là ráng mà nằm trùm chứ mà không dám ló cái đầu ra. Đêm thứ ba là kể như sáng hôm sau là rút dù chạy, hết dám. Trời ơi! Ổng sợ, kinh khủng lắm! Mà ổng là tu Chuẩn Đề, ổng lên đó ổng cất cái thất để mà ổng ở trên Ma Thiên Lãnh đó.

HẾT BĂNG