20090100 - GIỚI LUẬT XẢ TÂM TỪNG GIAI ĐOẠN - THẦY NÓI VỀ VIỆC RA ĐI

20090100 - GIỚI LUẬT XẢ TÂM TỪNG GIAI ĐOẠN - THẦY NÓI VỀ VIỆC RA ĐI

1- HƯỚNG DẪN NHƯ LÝ TÁC Ý LÀM CHỦ SINH GIÀ BỆNH CHẾT

Trưởng lão: (nghe không rõ) Nói cho chúng ta cái câu…​ Chúng ta dùng ý thức của chúng ta mà tác ý. Bởi vì đức Phật dạy trong "Kinh Vô Lậu" đó, kinh mà không còn đau khổ đó, gọi là lậu hoặc đó, cho nên gọi là "Kinh không đau khổ", Thầy tạm dịch như vậy. Thì đức Phật nói, đức Phật dạy: "Có Như Lý Tác Ý," (Con ngồi xuống đi con) "Có Như Lý Tác Ý, lậu hoặc chưa sanh" tức là đau khổ chưa sanh "Sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt." Mình có cái pháp Như Lý Tác Ý đó thì lậu hoặc nó không sanh thì nó sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt. Ví dụ thân mình đang đau, thì mình dùng cái pháp Như Lý Tác Ý mình tác ý, thì cái thân mình nó sẽ đẩy lui được cái bệnh. Nó đâu khỏi uống thuốc, khỏi đi bệnh viện, bác sĩ, mấy con. Các con có hiểu không? Cái pháp của Phật nó hay vậy. Cho nên cái phương pháp đó mấy con thấy như về Định Niệm Hơi Thở. Không có phải là chúng ta dùng cái hơi thở để mà ức chế ý thức nó, không có giận. Mà cái phương pháp nó có pháp Như Lý Tác Ý của nó rõ ràng mà. "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra." Bây giờ thân mình nó chưa đau, nhưng mà mình biết rằng mai mốt nó sẽ đau. Bây giờ tập cho nó an, cho nó quen đi. Mai mốt mình bảo nó an, nó đừng đau thì nó sẽ không đau.

Cái ý thức lực mà, cái ý thức của mình nó tạo thành một cái lực, nó gọi là Dục Như Ý Túc, muốn như ý mình muốn. Các con hiểu không? Bởi vì nó có bốn cái lực của của nó. Mà nếu mình không tập cái pháp Như Lý Tác Ý thì nó không thành cái lực, mà tập luyện thì nó mới trở thành cái lực của nó. Mà nó có tới bốn cái lực. Cái Dục Như Ý Túc, mình muốn cái gì thân tâm của mình phải làm theo, nó không cãi. Ví dụ như muốn không bệnh thì nó không bệnh, mà muốn cái thân này chết, nó chết. Nó là Dục Như Ý Túc, như cái ý mình muốn mà. Mình muốn cái tâm mình không giận thì nó không giận. Bây giờ mình không tập luyện thì nó không có cái lực của ý thức, cho nên khi người ta nói trái ý thì mình giận, mình tức. Còn bây giờ đó, mình muốn à giận tức là khổ, là ác pháp mà. Cho nên chỉ cần nhắc: "Tâm không có sân nữa này!" thì nó không thể sân nữa, cái ý thức lực mà. Mà mình tu chưa có đủ cái lực của ý thức thì mình nói gì nó không nghe, không nghe. Mà mình tu thì nó phải có lực.

(02:05) Mà tu thì đâu có gì, cứ nhắc cái pháp đó. Thí dụ như đức Phật đã chọn cho mình những cái câu rất sẵn. Thí dụ mình biết cái tâm mình nó dễ giận, ai nói gì trái ý thì nó giận. Thì mình muốn cho tâm mình đừng có giận nữa, thì mình sẽ dùng cái câu tác ý: "Quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi (thở ra)." Quý Phật tử tập luyện nó trong vòng chừng ba tháng như vậy. Cứ buổi tối khuya mình dậy, tối mình tu ba mươi phút, khuya mình tu ba mươi phút. Ban ngày đi làm, không tu gì hết. Nhưng mà buổi tối mình rảnh, mình nhân ra cái thời gian mình ba mươi phút, mình tập. Mình nhớ câu đó mình tác ý, rồi mình nương vào hơi thở, thở năm hơi thở rồi tác ý, năm hơi thở rồi cứ tác ý. Như vậy cho đến đúng ba mươi phút xả nghỉ. Mà tu như vậy một cái câu mà "Quán từ bỏ tâm sân tôi hít vô, quán từ bỏ …", chỉ vậy trong vòng ba tháng, thì bây giờ người ta chửi, mình không giận. Tại vì nó có cái lực rồi, tự nó có cái lực ở trong này. Tại vì mình tác ý, nó có cái lực của ý thức. Cho nên khi người ta nghe, nghe người ta chửi mình, người ta nói nặng mình thì tự nó có cái sự phản ứng. Nó chống lại, nó làm cho mình không có giận. Các con thấy nó rất hay.

Còn bây giờ đó, mình tập. Ví dụ bây giờ cái thân mình nó chưa bệnh thì mình tập, mình biết rằng mai mốt nó sẽ bệnh. Mà bệnh thì phải đuổi nó đi, mà bây giờ không tập thì nữa đuổi không đi. Cho nên do đó mà mình tập: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết (tôi thở ra)". "An tịnh" có nghĩa là cái thân an ổn và thanh tịnh, đừng có đau nhức, đừng có khổ sở. Có mục đích, có ý nghĩa của nó vậy. Đức Phật đã cho chúng ta một cái câu đó để mà chúng ta tác ý. Vậy mà hằng ngày, tối chúng ta tu ba mươi phút, tập cái câu đó, tác ý cái câu đó ba mươi phút. Rồi khuya chúng ta cũng dậy tập nó, chứ không có Thiền Định gì hết. Tập để trở thành một cái lực, cái lực của nó làm chủ cái sự sống chết.

Rồi sau khi mà chúng ta làm chủ được bệnh rồi, làm chủ được cái tâm của mình, làm chủ được cái sự già của mình, rồi bây giờ mới làm chủ được sự sống chết. Khi mà mình làm chủ được những cái điều này rồi thì cái tâm tự nó, nó thanh tịnh lắm. Mình chỉ có tác ý, bởi vì cái lực của ý thức nó đã có rồi. Bắt đầu mình nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự nghe, không có khởi niệm ba mươi phút!" Mình chỉ nhắc nó như vậy thôi, cái ngồi im lặng phăng phắc, nó không có một niệm nào. Còn bây giờ quý Phật tử không có dẫn nó, không có lấy cái ý thức của mình dẫn nó. Thì cho nên mình ngồi đây rồi, mình dùng cái gì đi nữa nó cũng vọng tưởng, nó cũng khởi vô à. Có phải không? Đây là có phương pháp mà.

(04:25) Đức Phật dạy: "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp". Cái ý thức của chúng ta nó dẫn đầu các pháp, bảo nó vô chỗ yên lặng là nó phải yên lặng. Nó rất hay mà tại sao chúng ta có pháp vậy mà chúng ta không biết dùng nó mà tu tập? Mà lại là đi dùng cái câu Niệm Phật để nhiếp tâm cho được nhất tâm, thì bị ức chế, ức chế ý thức. Rồi bây giờ chúng ta dùng cái pháp để thoại đầu hay tham công án, để cho ý thức chúng ta đừng khởi, để mà chúng ta ở trong cái không niệm chứ gì, nhưng mà chúng ta bị ức chế.

Còn giờ cái câu đó thì chúng ta cứ tác ý, để chúng ta làm chủ này: "Cái tâm không được sân giận này, không phiền não này, không tham muốn này." Đó là cái đầu tiên làm chủ cái tâm (không nghe rõ) Không sao đâu con kệ nó. Phải không? Làm chủ phải không? Rồi bắt đầu có cái chúng ta làm chủ được cái bệnh, "An tịnh thân hành" mà. Làm chủ được cái bệnh rồi, thì bây giờ còn có làm chủ cái chết. Mà khi mà làm chủ được cái bệnh, mà làm chủ được cái tâm rồi, thì cái ý thức lực nó có lực rồi, chúng ta bảo: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Không khởi một niệm nào, ba mươi phút!" Mình dặn nó vậy thôi, rồi cái mình ngồi yên lặng thì nó không có niệm nữa. Yên lặng tự nhiên, nó yên lặng như vậy, tức là tâm nó vô lậu rồi đó. Mà nếu mình muốn nó vậy, thì khi mà nó yên lặng vậy, thì mình nhìn coi cái tâm của mình nó sẽ ở đâu, cái biết của mình đó. Thì thấy nó quán ở trên thân của nó, từ chân lên đầu, từ đầu xuống chân, mà nó nương theo hơi thở nhẹ nhàng, biết nó ở trên Tứ Niệm Xứ rồi.

Vì vậy cho nên mình đứng ở ngoài, mình nhìn coi cái thân của mình nó quán. Thì lúc bây giờ tăng lên từ một ngày, hai ngày, ba ngày, bảy ngày, hoàn toàn nó không còn cảm thấy đói khát gì cả hết. Phải không? Nó không còn cảm thấy đói khát gì hết. Thì suốt bảy ngày đêm, thì nó ở trong cái trạng thái bất động đó, thì nó thực hiện đủ bốn cái lực như Thần. Cái lực thứ nhất Dục Như Ý Túc. Cái lực thứ hai là Tinh Tấn Như Ý Túc. Cái lực thứ ba là Định Như Ý Túc. Lực thứ tư là Tuệ Như Ý Túc. Bốn cái lực này nó hiện đủ. Trong bảy ngày là nó hiện đủ, tức là chúng ta đạt được cái tâm vô lậu, chứng đạt được cái Tâm Vô Lậu. Mà tâm vô lậu đó là quả vị A La Hán mấy con.

(06:39) Nhưng người tu đến cái chỗ này, Thầy nói nó giải thoát hoàn toàn, nó hạnh phúc vô cùng tận, nó sung sướng vô cùng. Cho nên mình muốn sử dụng, muốn chết hồi nào (thì) chết, muốn sống hồi nào (thì sống). Khi có Định Như Ý Túc, chúng ta bảo: "Tịnh chỉ hơi thở, nhập Tứ Thiền!" Thì ngay thân tâm nó sẽ nhập vào trạng thái an lạc của Tứ Thiền. Khi mà an lạc của Tứ Thiền rồi, thì từ đó chúng ta muốn bỏ cái thân này đi, nhập Tứ Thiền thì hơi thở nó ngưng rồi, không có thở. Hơi ấm thì nó còn, nhưng mà cái hơi thở nó ngưng, cho nên thân chúng ta ngồi định. Nhập Tứ Thiền thì cái hơi ấm nó còn, cho nên thân ngồi bất động, nó không có gì hết. Thì do đó chúng ta chỉ cần tác ý, bảo phải vào cái trạng thái Tứ Thiền, xả bỏ cái trạng thái của Tứ Thiền vào cái trạng thái bất động tâm. Thì lúc bấy giờ cả thân tâm của chúng ta, nó đi vào một cái trạng thái thanh thản an lạc vô sự. Thì cái thân bây giờ nó không còn hơi ấm nữa, nó chết rồi.

Các con thấy không? Tự tại lắm mấy con. Mà tu không có khó mấy con, Thầy nói tu không khó. Chỉ có cái phương pháp là bây giờ mình nhắc này, mình nhắc mình tu mà: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết (tôi thở ra)." để đối trị bệnh, phải không? Đó là thứ nhất. Cái thứ hai là mình phải ăn ngày một bữa. Khi mà tu tập vậy thì giới luật phải nghiêm chỉnh. Ăn ngày một bữa, đừng ăn nhiều bữa, bởi vì ăn nhiều bữa thì nó không ly tham. Rồi bị hôn trầm, mình ngồi lại mà nó bị hôn trầm, thùy miên nó gục tới gục lui, thì đâu có còn sức tỉnh đâu mà tu. Cho nên vì vậy đó mình phải tập, mình phải tập để nó không hôn trầm, thùy miên. Thì nó có cái phương pháp đi kinh hành hay hoặc pháp Thân Hành Niệm, để làm cho mình tỉnh. Mà khi mình không còn buồn ngủ thì mình ngồi lại. Mình ngồi lại mình: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành …" để mình tập luyện cho cái ý thức lực nó có cái lực để đẩy lui bệnh. Và cứ tập như vậy, cho đến khi cái buồn ngủ, hôn trầm mà nó không có, ngồi đâu nó tỉnh táo. Thì lúc bấy giờ đó mình sẽ biết nó ở trên chỗ nào, cái tâm nó ở đâu? Nó ở trên Tứ Niệm Xứ.

(08:39) Còn bây giờ Thầy nói "Trên thân quán thân". Mấy con cũng lấy cái pháp trên thân quán thân, nhưng mà mấy con dụng công để nhìn toàn thân của mình rồi nương vào hơi thở, thì đó là bị pháp Tứ Niệm Xứ ức chế tâm, nó cũng bị ức chế ý thức. Còn bây giờ, mình làm người đứng ở ngoài để nhìn coi nó quán thân, tức là cái tâm bây giờ nó đã ly dục ly ác pháp, nó thanh tịnh, nó bất động rồi, nó không còn cảm thọ, nó không. Mình đã tu tập cái pháp môn "An tịnh thân hành", nó không còn cảm thọ. Cho nên vì vậy mà cái tâm mình nó thanh tịnh. Nó thanh tịnh, nó ngồi nó bất động, nó tự nó bất động. Thì lúc bây giờ chúng ta chỉ cần quan sát lại coi, cái tâm mà nó yên tĩnh vậy, nó ở đâu? Thì rõ ràng thấy nó đang luôn luôn lúc nào thấy nó cũng biết cái thân. Cảm toàn thân của nó và nó thấy hơi thở, thì biết rằng nó đang ở trên Tứ Niệm Xứ.

Mà đang trên Tứ Niệm Xứ thì người đó không vận dụng trên Tứ Niệm Xứ đâu. Mà đứng ở ngoài nhìn nó, quán thân nó, thì nó sẽ kéo dài suốt bảy ngày đêm rất dễ dàng. Còn mình vận công, dụng công để cho mình trên thân quán thân, thì lúc bấy giờ nó chỉ có giờ khắc chứ không thể nào hơn được. Nó không thể tăng lên được, bởi vì mình dụng công, tức là ức chế ý thức, nó không còn cái ý thức. Còn bây giờ thí dụ như Thầy nói như, cái câu mình tu tập này, cái ý thức của mình hoàn toàn nó đang chủ động làm việc chứ không phải tự động. Bây giờ tự động mình ngồi đây, bỗng dưng nó khởi nên một niệm, đó là nó tự động nó khởi vọng tưởng. Cũng cái ý thức nó khởi vọng tưởng đó, là nó tự động.

Trái lại mình chủ động, mình nhắc nó: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi (thở ra)." Cái câu mình nói đó là cái ý thức của chúng ta tác ý. Phải không? Thì lúc bấy giờ mình hít vô thở ra năm hơi thở thì mình tác ý nữa. Cho nên vì vậy mà trong khoảng năm hơi thở, biết hơi thở ra vô năm hơi thở, nó không có niệm, vì cái ý thức nó làm việc rồi. Bắt đầu nó lặng lẽ, nó nhìn hơi thở của nó thở ra, thở vô, rồi nó tác ý nữa, rồi nó tác ý nữa. Và cứ như vậy suốt ba mươi phút, xả nghỉ. Mà tập như vậy ba tháng như vậy, thì cái lực của nó, nó sẽ đẩy lui được cái bệnh trên thân. Mà nó đẩy lui được cái bệnh trên thân thì nó có lực rồi, nó đuổi được cái bệnh rồi. Cũng như bây giờ mình nhức đầu hay đau bụng, mình tác ý: "Thọ là vô thường, cái đầu đau này đi đi. An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra." Rồi mình nương vào hơi thở hít vô thở ra, cái đầu hết đau liền à. Cái pháp Phật nó hay vậy đó.

(10:58) Rồi bắt đầu bây giờ, khi mà cái đầu nó hết đau, tức là nó đẩy lui được bệnh. Tức là mình đã nhiếp tâm và an trú được trong hơi thở. Thì lúc bấy giờ mình chỉ cần tác ý câu: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Không có niệm nha, một giờ đồng hồ!" hoặc là nửa tiếng, một tiếng đồng hồ, cái mình ngồi im. Tự nhiên nó nghe lời mình, nó im lặng, nó không có vọng tưởng. Tự nhiên chứ mình không có dùng gì ức chế đâu, không dùng gì hết. Và khi nó không niệm thì mới nhìn lại, coi thử coi nó ở đâu. Thì mình thấy rõ ràng là nó đang ở trên cái thân của nó đang quán thân. Thì bắt đầu mình đứng ở ngoài mình nhìn nó quán thân, thì mình kéo dài Tứ Niệm Xứ cho đến khi chứng đạo. Cái pháp của Tứ Niệm Xứ đức Phật nói "Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm". Chỉ có bảy ngày chứng đạo mà thôi, nếu mà cái tâm nó kéo dài được trạng thái.

2- CHỨNG ĐẠO TRONG ĐẠO PHẬT KHÁC VỚI NGOẠI ĐẠO

Như vậy tu đâu phải khó đâu. Chỉ mình sống đúng, ăn không phi thời, ngày một bữa. Ngủ không phi thời, giờ ngủ cho ngủ mà giờ không ngủ không được ngủ. Không được ngủ phi thời, để cho tỉnh, đặng chúng ta ngồi tu. Chứ nếu như nó, cái giờ mình tu mà nó lại buồn ngủ thì tu sao được. Cho nên ngủ không phi thời để cho tu. Và sống độc cư không nói chuyện, tức là mình không phóng dật. Còn mình tiếp duyên mình nói chuyện người này, người kia thì tâm của mình bị phóng dật, nó phóng dật. Cho nên vì vậy mà giữ ba hạnh này trọn vẹn, thì ở trong thất, chỉ sáu tháng, bảy tháng sau mình là chứng đạo. Chứng đạo tức là chứng cái trạng thái vô lậu, cái trạng thái tâm bất động, đó là trạng thái của những bậc A La Hán. Người chứng quả A La Hán là người ta chứng trong cái trạng thái vô lậu. Và khi mà chứng vô lậu thì nó đủ những cái lực để mà chúng ta làm chủ sự sống chết của chúng ta, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống.

Cho nên người tu chứng đạo thì không có nghĩa là nó thay đổi hoặc là phóng hào quang ánh sáng gì cả, nhưng mà nó làm chủ bốn sự đau khổ. Ngày xưa đức Phật cũng vậy, khi đi tu là khắc khoải trong lòng của mình, là bốn sự khổ của kiếp người, đi ra bốn cửa thành. Quý Phật tử có đọc những lịch sử của đức Phật mà. Thấy nỗi khổ của con người cho nên đức Phật mới bỏ cung vàng điện ngọc, bỏ vợ bỏ con đi tu. Đi tu theo ngoại đạo, ngoại đạo dạy tu, nhập từ Không Vô Biên Xứ rồi Phi Tưởng Phi Tưởng Xứ. Nhưng cuối cùng thấy lòng mình cũng chưa hết tham, sân, si, cũng không làm chủ được sự sinh, già, bệnh, chết, những sự đau khổ đó. Nhưng mà đến khi mà tu khổ hạnh sáu năm, hoàn toàn cũng không thấy được cái sự giải thoát, không thấy được sự giải thoát. Cho nên cuối cùng thì đức Phật tự tìm ra một cái lối đi, tự tìm ra được lối đi dưới cội bồ đề. Cuối cùng đức Phật tìm ra được cái phương pháp "Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện", tức là Tứ Chánh Cần. Sau khi tu Tứ Chánh Cần thì dùng cái ý thức mình tác ý để mà ngăn diệt. Mỗi lần có một ý niệm, có khởi một cái niệm thương ghét hay hoặc là lo lắng điều gì thì đức Phật đều cũng tác ý dẹp. Gọi là ngăn ác diệt ác pháp trong tâm của mình, cuối cùng tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì đức Phật nhìn lại thấy rõ ràng trên thân quán thân. Cho nên sau này đạo Phật có Tứ Niệm Xứ. Trên thân quán thân là pháp của Tứ Niệm Xứ. Tứ Chánh Cần là pháp của Phật, đâu phải là của của ngoại đạo.

(14:01) Ngoại đạo dạy dùng, chúng ta dùng tu tập để ức chế ý thức. Cho nên khi mà đức Phật còn bé, đi với vua cha mà làm cái lễ hạ điền. Vua cha xuống ruộng cày thì đức Phật ngồi dưới cây hồng táo. Rồi cũng nghe ngoại đạo dạy là "Ly dục ly ác pháp, nhập Sơ Thiền" cho nên đức Phật cũng ngồi. Lúc bé, bây giờ cũng ngồi bắt chước, là ức chế cái ý thức của mình. Ngồi im lặng, coi như ly dục, ly ác pháp, không còn cái niệm đó, mới gọi là ly dục ly ác pháp. Đó là ngoại đạo nó suy ngẫm như vậy. Cho nên đến khi mà đức Phật theo ngoại đạo tu mà không thấy giải thoát, tìm đến cội bồ đề, rồi mới ngồi dưới cội bồ đề, mới suy nghĩ: "Lúc nhỏ mình ly dục ly ác pháp, nhập Sơ Thiền." Thì đức Phật nói nhập Sơ Thiền như vậy rõ ràng là bây giờ ý thức của mình không vọng tưởng. Không vọng tưởng, thì lúc bấy giờ mình đã rơi vào trong không. Mà không thì Không Vô Biên Xứ, là cái vị Thầy đã dạy mình nhập Không Vô Biên Xứ bằng cách ức chế ý thức của mình để lọt vào trong không. Như vậy là không thể được, không thể ly dục ly ác pháp mà nhập Sơ Thiền này được, như vậy không được.

Cho nên đức Phật mới tư duy suy nghĩ, mới thấy từng niệm của mình. Mình ngồi lại bao giờ cũng có vọng tưởng mà. Từng niệm khởi ra, đức Phật mới tác ý dừng, diệt nó. Cho nên đức Phật mới biết được pháp Như Lý Tác Ý, chứ ngoại đạo đâu có biết. Các con thấy không? Cho nên vì vậy mà khi đó cái pháp đầu tiên, cứ tác ý ngăn dừng tất cả cái niệm. Tới cảm thọ đức Phật cũng làm gan, cũng không sợ trước cảm thọ, cho nên cứ tác ý thôi. Cứ ôm chặt pháp tác ý, cứ tác ý đuổi, tác ý đuổi, cuối cùng thì thân tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Từ bất động, thanh thản an lạc vô sự đó, cái thời gian nó còn ngắn, từ ba mươi phút, một giờ, thì đức Phật mới nghiệm lại cái thân của mình, coi cái tâm của mình bây giờ không niệm vậy nó ở đâu. Rõ ràng nó đang ở trên Tứ Niệm Xứ. Cho nên đức Phật nhìn lại, nhìn lại nó để coi thử nó đang ở trên đó, nó bất động bao lâu. Nhưng khi nhìn nó quán trên thân thì nó lại kéo cái thời gian dài ra, cái thời gian nó được kéo dài. Cho nên suốt bảy ngày đêm toàn ở chỗ cái tâm bất động đó, không cần ăn uống gì hết mà cơ thể thấy khỏe mạnh chứ không thấy bị đói, bị khát, bị khổ. Cuối cùng thì chứng đạo, chứng đạo. Cho nên có bảy ngày đêm chứng đạo.

(16:04) Cho nên vào đây thì Thầy, thứ nhất là như quý thầy hay các Phật tử mà muốn tu, vào đây thì phải ăn ngày một bữa. Coi như cái nội quy của Tu viện. Mà phải phá cho sạch hôn trầm, thùy miên, nghĩa là không còn ngủ phi thời. Giờ ngủ cho ngủ, chứ không phải là không cho ngủ. Cho nên khi mà không ngủ phi thời rồi, thì vào đây thì phải sống độc cư. Chỉ biết có một mình mình ở trong thất, không nói chuyện, không đến thất ai, không ai nói chuyện gì với mình cả. Mà thấy người nào men men đến thất là đóng cửa lại không tiếp duyên. Và suốt thời gian ở trong thất như vậy thì cái người này, Thầy sẽ hướng dẫn, họ sẽ chứng đạo, họ sẽ biết cách tu chứng đạo. Có vậy thôi, đơn giản quá mà. Mà chứng đạo là làm chủ được bốn sự đau khổ của mình, chứ không có cái gì khác hơn hết. Cho nên đức Phật nói: "Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy." Khi chúng ta không đến thì thôi, mà đến là chúng ta thấy sự giải thoát liền.

Nói thí dụ bây giờ tâm mình có sân này, ai đang nói gì mình tức đó, thì đức Phật có dạy rất rõ mà, đang sân mà: "Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra". rồi hít vô thở ra năm hơi thở. Ngừng lại xem coi cái tâm sân đó nó mất. Tại vì ý của mình muốn không còn giận hờn nữa, cho nên mình nói: "Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết (tôi thở ra)". Nương vào hơi thở, cứ biết hơi thở ra vô vậy. Nhưng khi mà biết tập trung trong hơi thở, biết ra vô, thì khi dừng lại không cần chú ý hơi thở nữa, thì lúc bây giờ nhìn lại cái tâm sân của mình nó đã xả rồi. Còn bây giờ đó, mình biết là cái tâm mình còn sân, nhưng bây giờ chưa có ai động nó, cho nên nó không sân. Cho nên nó có một phương pháp khác là quán đoạn diệt tâm sân: "Quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán đoạn diệt tâm sân (tôi biết tôi thở ra)." Mình tu một thời gian, một tháng, hai tháng, ba tháng, thì cái tâm sân của mình nó đoạn diệt. Nó đoạn diệt, nó không còn có trong tâm mình nữa, gọi là giải thoát.

Đó, tu lợi ích lắm mấy con, tu là được. Mà chỉ mình ra công, mình cố gắng mình tu là lợi ích thôi. Đừng để cho hoàn cảnh, hoàn cảnh nó chi phối mình. Lo lắng cái này, lo lắng cái kia, nó làm cho mình không tu tập được, không tu tập được mấy con. "Được thân người là khó, mà gặp được chánh pháp còn khó hơn." Bởi vì tà pháp rất nhiều. Mấy con cứ, bây giờ đến chùa người ta dạy mấy con cầu cúng, cầu siêu, cầu an, dạy tu thiền thì bị ức chế tâm. Đâu có pháp nào mà chơn chánh, đâu có pháp nào mà làm chủ sự sống chết đâu. Cứ ngỡ tưởng mình ngồi thiền là sau này mình làm chủ sự sống chết. Nhưng cuối cùng, ngay từ bắt đầu mình không làm chủ, thì làm sao mình làm chủ được. Còn cái này vô đầu, tâm tôi đang sân, tôi chỉ ngay đó mà tôi tác ý ra "Quán từ bỏ tâm sân" hoặc là "Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra". Rồi ôm cái hơi thở, thở ra thở vô năm hơi thở. Tác ý lần thứ hai nữa, năm hơi thở nữa xả ra thì vẫn thấy tâm sân mất, nó ly được đó. Đó là pháp thực tế mà, ngay liền là có giải thoát liền, thấy liền kết quả.

3- ĐẠO PHẬT RẤT THỰC TẾ CỤ THỂ

(18:55) Như vậy là cái pháp nó giúp cho chúng ta thấy được cái chứng đạo hẳn hòi, cụ thể, chứ đâu phải cần phải tu bao lâu mới chứng. Không phải đâu. Ngay liền là chúng ta đã thấy chứng được, làm chủ được là chứng đó. Các con thấy pháp Phật thực tế lắm. Cho nên chúng ta không tu thì thôi, mà đã tu thì rất là, có kết quả ngay liền. Và được sanh làm người rất khó. Cho nên đức Phật nói: "Được thân người là khó, mà được Phật pháp còn khó hơn". Hoặc: "Được thân người là khó, khó như con rùa mù tìm bọng cây giữa biển". Khó lắm! Được thân này rồi, biết bao nhiêu nghiệp ác mà chúng ta đã tạo thì chúng ta phải trả những cái nhân quả đó, phải làm thân chúng sanh biết bao nhiêu. Đi vô tình chúng ta đạp con kiến chết dưới chân không biết, nhưng mà cái quả chúng ta cũng phải trả chứ làm sao mà chúng ta chạy được, trốn đâu khỏi những cái quả. Huống hồ là chúng ta lại sống trong những thực phẩm của động vật, cầm dao giết con gà, con cá, con tôm. Hoặc là mua những thực phẩm động vật người ta đã làm sẵn, đem về làm thực phẩm mình ăn. Mình nuôi sống bằng cái sự đau khổ của chúng sanh thì phải trả những cái quả đó, chứ làm sao sao tránh khỏi mấy con.

Cho nên hiện giờ nếu mà không tu mà để chuyển biến, để mà thay đổi, chuyển đổi nhân quả, thì cái nghiệp mà chúng ta đã tạo đó, thì nó làm sao mà thay đổi được. Khi chết đi thì chúng ta phải tiếp tục sanh làm những loài vật để người ta giết hại chúng ta trở lại. Cho nên hiện giờ những cái con vật mà chúng ta đang làm thịt ăn đó, là những người, là những con người đã tái sanh làm. Chúng ta, đôi mắt chúng ta không thể thấy qua một lớp nghiệp của loài vật, chứ thấy nếu qua một lớp nghiệp, không biết chừng đó là những người thân của chúng ta nữa. Ông bà, cha mẹ chúng ta mất đi, bây giờ trở lại làm thân con cá, con gà, con vịt, con tôm, con cua, con heo, để bây giờ chúng ta mới ăn thịt trở lại. Thì chúng ta thấy, nếu mà nhìn qua cái lớp nghiệp, thì chúng ta thấy đau khổ vô cùng.

(20:51) Cho nên đạo Phật, mấy con thấy không? Khi mà chúng ta vào thọ Tam Quy Ngũ Giới, thì đức Phật cho chúng ta thọ Ngũ Giới, tức là năm cái đức. Đức Hiếu Sinh, cái lòng thương yêu của chúng ta, là giới không sát sanh. Chúng ta không giết hại chúng sanh. Chứ không phải chúng ta ăn chay mà để làm Phật, mà vì lòng thương yêu chúng ta không nỡ ăn thịt chúng sanh. Mà chính cái lòng thương yêu đó là tâm từ của đức Phật mấy con. Chúng ta thực hiện được lòng thương yêu chúng ta. Thì khi mà người ta chửi mình, thì ngay đó mình biết rằng người ta khổ quá người ta mới chửi mình, người ta tức mình. Người ta tức mình cái điều gì đó mà người ta chửi mình. Hãy thương yêu họ, đừng ghét họ, họ rất tội nghiệp. Mà khi mình biết thương yêu thì cái tâm sân của mình làm sao sân giận người đó mấy con. Ngay đó là mình được giải thoát liền, tức là sống không làm khổ mình.

Đạo Phật nó thực tế, nó cụ thể lắm mấy con. Học đạo đức thì có giải thoát, ly dục ly ác pháp của đạo đức. Mà học Thiền Định thì có sự tu tập của Thiền Định, thì nó có cái ý thức lực của nó, nó giúp chúng ta, cho tâm chúng ta định tỉnh. Cho nên vì vậy mà ác pháp tác động trong tâm chúng ta không được. Cho nên chúng ta vẫn thản nhiên, giải thoát hoàn toàn. Cách thức chúng ta tu tập đúng pháp thì giải thoát. Cho nên Thầy nói đừng nghĩ rằng Thầy dạy mà không có người tu chứng, có rất nhiều người tu chứng. Phật tử như mấy con, còn mặc chiếc áo cư sĩ, còn gia duyên rất nhiều nhưng họ vẫn làm chủ được bệnh tật. Họ làm chủ được đời sống của họ, họ không, vợ chồng trong gia đình không cãi cọ nhau. Khi hiểu Phật pháp không bao giờ cãi cọ. Người chồng có cái ý gì mà trái ý, nói to tiếng thì cái người vợ làm thinh không cãi lại. Nó hay đến cái mức độ như vậy. Mấy con thấy học Phật pháp nó hay, không nói lại. Rồi khi mà chồng hết giận rồi, thì vợ chồng mới bàn bạc, nói nhỏ nhẹ, ôn tồn, dùng ái ngữ mà nói. Thì cái người chồng thấy lỗi thì xin lỗi người vợ, và người vợ biết lỗi thì xin lỗi người chồng. Hai người vẫn cung kính tôn trọng nhau, đó là đức lễ đó mấy con. Còn nếu mà chúng ta không học đạo đức của đạo Phật thì chúng ta thiếu đức lễ. Cho nên khi mà chúng ta quen mặt thì chúng ta thấy trái ý là chúng ta cãi cọ với nhau. Rồi sanh ra những bạo lực, đánh vợ, hay hoặc là chuyện này chuyện kia, phải trái. Đó là cái đau khổ của giai đoạn thiếu đạo đức của xã hội. Bạo lực gia đình thường xảy ra là do những cái sự chúng ta thiếu lòng cung kính, tôn trọng nhau nên mới xảy ra như vậy.

(23:18) Thầy mong rằng Phật giáo được chấn chỉnh lại, dựng lại cái nền của đạo Phật, làm sống lại cái nền đạo đức nhân bản, nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người thì xã hội này hạnh phúc lắm mấy con. Hôm nay mấy con đủ duyên về nghe Thầy nói. Được thân người khó lắm, chúng ta có một sự sống rất quý. Nhưng hằng ngày chúng ta cứ đem sự sống vào cái sự đau khổ, hở ra một chút là chúng ta phiền não, đau khổ. Chúng ta quên rằng có chuyện gì mà trái nghịch đó là do nhân quả. Vì vậy mà chúng ta hiểu nó nhân quả rồi thì chúng ta nhắc tâm: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự." Đó là chúng ta đem sự sống vào sự giải thoát, vào sự an ổn bình an, nhất là cái tâm bất động thanh thản mới có. Nhớ như vậy mấy con cũng đủ sống giải thoát rồi, hạnh phúc lắm.

4- NHỮNG SÁCH THẦY ĐÃ SOẠN - TÂM NGUYỆN ĐÀO TẠO NGƯỜI TU CHỨNG

Bây giờ mấy con có hỏi Thầy gì không mấy con? Có hỏi thì mấy con hỏi, còn không thì mấy con nên về. Về xin những cái tập sách như Định Niệm Hơi Thở, nó có mười chín đề mục, mười chín cái pháp tu về hơi thở mấy con. Nó là cái phương pháp để ngăn ác, diệt ác. Trong tâm mình có những phiền não, đau khổ, đó là ác pháp, thì cái Định Niệm Hơi Thở nó sẽ giúp cho mấy con biết cái cách, để dùng cái đề mục nào để đối trị với cái tâm ác đó, cái lòng đau khổ đó. Nó sẽ giúp mấy con hết mấy con. Thầy đã soạn sẵn những bộ sách đó để giúp mấy con. Mấy con còn muốn hiểu thêm thì mấy con "Những chặng đường tu học cho người cư sĩ" cho người cư sĩ. Còn mấy con muốn biết được cái công phu mà tu tập của Thầy như thế nào mà Thầy làm chủ được, thì mấy con đọc "Tạo duyên hóa độ chúng sanh". Thì mấy con sẽ hiểu được cái công phu tu tập của Thầy qua cái cuốn sách đó.

Tất cả là những cái gì mà thấy ghi chép hôm nay để lại cho đời, nó cũng rất đầy đủ. Những cái bộ sách như "Những lời gốc Phật dạy" đó, thì Thầy đem những bài kinh Nguyên Thủy của Phật, Thầy mới giảng giải để cho người ta hiểu lời Phật dạy như vậy. Nó qua cái sự kinh nghiệm tu tập của Thầy. Còn nếu chưa có kinh nghiệm tu tập của Thầy, thì giảng giải qua cái bài kinh đó bị kiến giải, tưởng giải ra, làm lệch cái con đường của Phật. Đó như kinh sách Đại thừa nó cũng dựa vào những bài kinh sách Nguyên Thủy mà nó diễn giải, vì vậy mà nó làm lệch ý của Phật. Làm lệch ý của Phật quá nhiều, nhưng mà trái ý Phật. Nó không đúng, nó không có cái phương pháp, mà nó biến dần cái phương pháp tưởng, tưởng giải của họ. Họ biến dần cái phương pháp của Phật, thành cái ức chế tâm, ức chế ý thức. Cho nên vì vậy mà nó rất là tai hại đó mấy con. Cho nên sau khi đó Thầy thấy bốn cái tập "Những lời gốc Phật dạy" đó cũng đủ cho mấy con cũng hiểu được Phật pháp rồi. Phật dạy như vậy như vậy chứ không phải dạy như vậy như vậy. Đó, rồi những cái "Đường về xứ Phật" là, tức là những cái sai của đạo Phật rất là nhiều. Thì qua những cái câu hỏi, thì Thầy đã chỉ đó là không đúng. Cái chỗ này là đúng, chỗ kia không đúng, để cho người ta biết rằng cái sai của đạo Phật rất lớn chứ không ít. Thầy giúp cho Phật tử người ta biết được cái đúng cái sai, để người ta biết, người ta không có phí công, không phí công phí sức tu tập mà nó không đến được kết quả.

(26:22) Thầy giúp đỡ thì Thầy thấy cảm thấy như tạm đủ rồi, không còn lo lắng gì nữa, trong lúc tuổi thì lớn rồi, tám mươi mấy tuổi rồi. Bây giờ là những lúc mà ngồi yên ổn, mà trong những giờ phút yên lặng này. Để rồi tìm một vài người có đủ duyên, mình hướng dẫn cho họ tu làm chủ như Thầy. Sau khi Thầy ra đi cũng có người tu chứng mấy con. Thì không sau này nếu mà Thầy đi rồi, thì cái người mà kinh nghiệm để tu mà làm chủ sự sống chết không có thì Phật pháp sẽ lại mai một một lần nữa. Kinh sách Thầy có viết nhưng mà họ sẽ tự kiến giải trên kinh sách ra thì họ dịch giải cách khác. Còn cái người mà tu chứng thì không thể giải khác được. Họ có kinh nghiệm, kinh nghiệm, cho nên không giải khác được. Còn nếu không có người tu chứng, cũng những đệ tử của Thầy, họ cũng theo Thầy, họ dựa vào sách vở của Thầy, họ giải thích ra để giúp cho Phật tử, những người tu. Nhưng mà vì chưa chứng nhưng họ giải thích theo cái hiểu của họ, cái kiến tưởng giải của họ. Cho nên nó làm lệch con đường mà Thầy đã dạy. Rồi nó lại làm mất cái lối đi một lần nữa, thì rất tội cho chúng sanh trên bước đường tu mấy con.

5- THẦY NÓI KẾ HOẠCH RA ĐI LÀM LỢI CHÚNG SANH

Cho nên Thầy chỉ mong đào tạo được một hai người hay năm mười người, họ chứng quả A La Hán thì Thầy xong rồi, Thầy ra đi rồi. Chứ còn đâu có lý nào mà cứ sống hoài mấy con? Thân thì nó già rồi, thì bao giờ nó cũng phải mòn mỏi, rồi mình cũng phải ra đi. Mặc dù đi thì nó cũng phải tự tại, chứ không phải để cho thân mình đau bệnh rồi mới đi không có. Thầy đi Thầy sẽ đào sẵn một cái lỗ, tức là cái huyệt, rồi đem trải chiếc chiếu phía dưới. Rồi Thầy gọi Phật tử, những người Phật tử, những đệ tử gần của mình: "Hôm nay Thầy ra đi, mấy con bình an ở lại lo mà tu tập. Những người nào tu xong thì hãy đem những kinh nghiệm của mình dạy cho Phật tử. Thầy đủ duyên rồi. Thôi Thầy ra đi." Thầy mới xuống dưới cái huyệt Thầy nằm, rồi Thầy tịnh chỉ hơi thở. Khi mà Thầy nói: "Bây giờ Thầy sắp tịnh chỉ hơi thở", mấy con chuẩn bị cuốc. Khi mà Thầy tắt thở, thì mấy con cứ cào đất xuống lấp. Đừng mua quan tài, đừng mua hòm rương gì cho tốn hao tiền hết. Chỉ cần lấp xuống rồi xong rồi đem cái cây xoài hay cây mít gì đó, trồng nữa có trái rồi chia bà con người ta ăn. Chứ đừng có làm mồ làm mả, xây gì cho nó tốn hao tiền bạc, mấy con xây tháp làm chi? Đừng! Chỉ có trồng một cây xoài, sau đó cây xoài nó lớn lên, nó ăn cái thân của Thầy là một cái chất đất, chất phân, rồi nó ra trái. Rồi Phật tử về thăm viếng cái mồ của Thầy, thì hái từng trái xoài đó mà gửi cho mỗi người Phật tử một trái mấy con. Đó là cái sự chết cuối cùng Thầy cũng làm lợi ích cho mấy con.

(29:05) Chứ không có xây tháp. Mà xây tháp thì làm tốn hao tiền của đàn na thí chủ mấy con, tiền của Phật tử. Còn Thầy thì an ổn, không có gì hết. Hằng năm về thăm cái mả cây xoài, thăm cái mồ của Thầy, thì mấy con sẽ trong cái mùa mà xoài có trái, thì mấy con sẽ được, mỗi Phật tử đều được một trái xoài của Thầy cho. Mấy con thấy chưa? Thầy nghĩ như vậy thôi, nhưng mà Thầy di chúc lại đệ tử đừng có làm sai cái điều này. Để không Thầy chết rồi, xúm nhau mà xây cái tháp thì thôi, nó vĩ đại đó thôi không được. Tốn hao lắm mấy con. Để cái tiền mà xây cái tháp Thầy đó, một triệu, hai triệu, năm triệu hoặc là một tỷ bạc, giúp những người bất hạnh trong xã hội mấy con. Người ta đói khổ lắm mấy con. Còn Thầy trồng cây xoài mà nó lên, cái trái xoài thì nó có lợi ích. Chứ đừng có mà xây tháp cho nó đẹp đẽ như các tháp của các vị Hòa thượng, tốn lắm mấy con. Mà Thầy cũng không có nặng, cái tháp thì nó đè lên phải nặng chứ sao. Nhưng mà cây xoài thì nó ăn thì nó không.

Các con thấy không? Một người sống làm lợi ích cho chúng sinh thì chết cũng phải nghĩ cách thức làm lợi ích cho chúng sanh mấy con, đem lại hạnh phúc cho con người. Dù một trái xoài, người ta cũng thấy hưởng được cái lợi, cái lộc của Thầy. Thì người ta về, người ta cố gắng: "Thầy cho mình trái xoài này. Mình về mình ăn trái xoài, mình giữ được tâm bất động, thanh thản. Ai chửi đừng giận." Thì ngay khi ăn trái xoài đó, người ta nhớ đã ăn trái xoài này rồi, ai chửi mà giận thì không xứng đáng ăn trái xoài. Có phải không mấy con? Cứ nhắc nhở trong tâm của họ, nhận được trái xoài của Thầy rồi thì phải theo cái tâm như thế nào để xứng đáng chứ. Đâu phải cái lợi ích của Thầy giúp cho người mà sau không biết Thầy, họ chỉ cần đến ăn trái xoài của Thầy thôi cũng là được hạnh phúc, cũng được bình an mấy con.

Cho nên Thầy, đối với Thầy thì Thầy nghĩ cách. Nhưng mà ai mà đệ tử của Thầy làm sai thì Thầy sẽ biết cái tâm niệm mà làm sai rồi, Thầy không có cho. Thầy tịch Thầy kiếm cái hang núi nào đó, Thầy vô trong đó, Thầy chui trong cái hang rồi Thầy lấp đất lại. Thầy ở trong đó không ai biết Thầy tịch ở đâu hết. Nghĩa là Thầy thấy mà lo xây tháp cất đó là, Thầy biết từng tâm niệm mà mấy con: "Thầy nói thì nói vậy chứ để tới chừng Thầy chết mình xây tháp" là Thầy không cho biết đâu. Đến chừng Thầy chết, Thầy chui xuống núi, Thầy chui trong hang, Thầy ở trong đó rồi thì Thầy tịch rồi thì chừng đó nghe nói. Hay hoặc là Thầy ra giữa biển vậy đó Thầy tịch, Thầy cho xuống dưới đáy biển rồi, không ai còn biết gì hết. Cứ nhìn trên mặt biển: "Thầy tịch, Thầy lặn xuống biển rồi." Đâu có có còn mà xây mồ xây mả gì được trên biển mấy con, nó không tốn hao.

(31:41) Chứ để không Phật tử họ thương Thầy đó, họ cứ nghĩ là Thầy tu hành vậy phải có cái tháp rồi. Không được! Hễ mà Thầy di chúc rồi, mấy con nghe lời Thầy rồi mà làm đúng thì Thầy sẽ tịch cho mấy con thấy tự tại. Mà mấy con không nghe, mấy con trong định, trong ý của mấy con là xây dựng tháp là coi chừng Thầy đi. Thầy trốn, Thầy bỏ. Qua cái tâm niệm của mấy con mà Thầy phải không có làm cái điều đó. Cái cái ý của Thầy không làm hao tốn tiền đàn na thí chủ đâu. Tiền làm mấy con cực lắm, mấy con khổ lắm mới có được đồng bạc, mà đi làm cái chuyện phí không ích, phải làm cái chuyện lợi. Thà là mấy con góp lại cái số tiền đó mấy con: "Tiền này xây tháp cho Thầy nè. Con sẽ đem con giúp đỡ cho những người bất hạnh trong xã hội. Những người đói, những người không có đủ vốn để mà họ vươn lên làm cho cuộc sống họ, đem lại giúp họ đi." thì Thầy chấp nhận liền, Thầy chấp nhận, yên tâm. Đó là một cái tình thương của Thầy mấy con. Bây giờ mấy con có hỏi Thầy gì không? Có hỏi gì không con?

6- CÁCH THỨC THẦY GIÚP ĐỠ CHO ĐỆ TỬ CỦA THẦY

Phật tử: Dạ bạch Thầy.

Trưởng lão: Con cứ ngồi xuống đi.

Phật tử: Dạ bạch Thầy. Thì hôm nay thì có mẹ con, cũng bữa đầu đến với Thầy cũng như đến với Phật pháp. Thì cũng muốn rằng là, cũng như Thầy là có được một vị Bổn Sư để mà truyền dạy những cái gì mà đúng chánh pháp. Thứ hai nữa là muốn mẹ con cũng muốn có cái tên, trong cái gia đình Phật pháp thì có một cái tên để cho mẹ con được vui, mà từ đó mà hoan hỷ hơn mà tu hành.

Trưởng lão: Đúng rồi! Mấy con cũng chọn một vị Thầy. Thầy biết rồi. Mấy con sẽ ghi cái tên tuổi, cái địa chỉ của mấy con. Thầy sẽ cho trong cái điệp phái, có giấy tờ đàng hoàng mà mấy con. Thầy cho mấy con pháp danh. Từ đó là mấy con là đệ tử của Thầy. Thỉnh thoảng mấy con về thăm, Thầy sẽ hướng dẫn. Có hoàn cảnh khổ gì thì mấy con sẽ trình bày Thầy, hoặc là mấy con gọi tên Thầy, thì mấy con giữ được cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Thì lúc bấy giờ tương ưng với cái trạng thái bất động của Thầy, thì nó trở thành một cái lực, để giúp cho mấy con vượt qua những cái nghiệp khổ của mấy con. Mà Thầy trợ giúp bằng cái sự tương ưng, chứ không thể trợ giúp mấy con bằng cái sự gia hộ được. Các con hiểu không? Bằng cái sự tương ưng với cái trạng thái bất động.

(34:01) Thì mấy con, khi mà mấy con làm đệ tử của Thầy rồi thì Thầy sẽ nhắc nhở. Khi sống ở trong hoàn cảnh nào mà bình an thì thôi. Mà không bình an, nó đang có sự gì khó khăn, thì mấy con chỉ gọi tên Thầy thôi: "Thầy ơi cứu con!" Phải không? Thì lúc bấy giờ mấy con gọi rồi, thì mấy con giữ cái tâm mình bất động, đừng có sợ cái chuyện mà xảy ra vì đó là do nhân quả mà mấy con. Giữ cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Thì khi mà các con giữ được, thì nó tương ưng với Thầy. Thì Thầy sẽ trợ giúp cho, cái lực của Thầy sẽ giúp cho mấy con bình tĩnh và sáng suốt. Và nó chuyển biến, nó thay đổi cái hoàn cảnh, nó làm mấy con được bình an hơn. Các con nhớ điều đó.

Bởi vì cái lực của mấy con chưa đủ, cho nên cái nghiệp của mấy con phải trả. Mà bây giờ nó tăng thêm cái lực vô lậu nữa, tức là lực không đau khổ đó, gặp được cái tương ưng với cái của Thầy, thì mấy con tiếp nhận được. Thì cái lực mà không đau khổ này, nó chuyển, nó làm cho thay đổi cái hoàn cảnh của mấy con tốt hơn. Các con hiểu không? Nhưng mà mấy con phải giữ được cái tâm bất động đó. Chứ mấy con cứ lo lắng thì thôi nó xa Thầy, Thầy không có tiếp nhận không được. Cho nên có được một vị Thầy mà trợ giúp cho mình, dù sao đi nữa mình cũng đang sống trong cái hoàn cảnh của nhân quả. Bữa nay thiện mai ác, bữa nay tốt, ngày mai nó xấu, thì mình đâu biết được. Do đó thì do đó mấy con chỉ cần có một vị Thầy, khi gặp khó khăn thì mấy con trực tiếp đến hỏi Thầy. Thầy chỉ dùng lời an ủi mấy con, giúp cho tinh Thần mấy con rất vững vàng, không còn lo sợ.

Như bây giờ cái hoàn cảnh con xảy ra như vậy con thấy khổ quá, thì Thầy nói đây là nhân quả, con phải trả. Kiếp trước con như vậy vậy, bây giờ con phải trả cái quả này. Đừng buồn, đừng có sợ con, đừng có lo. Thì con sẽ, cái nhân quả nó tác động không được thì nó sẽ thay đổi, cái hoàn cảnh nó tốt lại.

Thầy khích lệ sách tấn đó mấy con. Thầy là Thầy của mấy con thì Thầy an ủi cho mấy con chứ sao. Và Thầy chỉ bảo cho mấy con cách thức để mấy con chuyển được cái nhân quả của mấy con. Hoặc là Thầy thấy hoàn cảnh này thì cả gia đình các con phải cùng nhau giữ gìn năm giới cho trọn vẹn, đừng có phạm giới nghe. Thì mấy con ước nguyện hoàn cảnh này nó thay đổi, nó sẽ thay đổi. Bây giờ lấy thiện chuyển ác con. Thầy sẽ giúp cho mấy con khi mà mấy con là đệ tử. Không đệ tử của Thầy đi nữa, mà đến đây với tâm tha thiết được nghe Thầy mà dạy, thì Thầy cũng trợ giúp nữa, chứ Thầy không bỏ nữa. Huống hồ là mấy con đã xin quy y với Thầy. Trong, mẹ con có lòng, hôm nay mấy con đến thì mấy con ghi cái tên tuổi đó mấy con, của mẹ con. Thì Thầy cho cái điệp phái, rồi Thầy cho pháp danh. Tên, Thầy cho một cái tên, để từ đó về sau mấy con có cái tên mà Thầy đặt, cho mấy con hiểu…​ Con ngồi lên đi con (nghe không rõ)

7- CÁCH GIỮ GÌN GIỚI LUẬT TRONG ĐỜI SỐNG CƯ SĨ

(36:41) Phật tử: Thưa Thầy cho con hỏi thêm. Là tại vì trong con đường tu hành thì xuất gia thì tụi con không có được nhân duyên, kiếp này không có được nhân duyên. Kiếp này thì con chỉ là cư sĩ thôi. Thì cư sĩ thì con còn phải sống ngoài đời, với cộng đồng, với xã hội. Thì còn một cái trách nhiệm đối với xã hội, với gia đình. Thì một mình mình tu thì cũng tốt lắm. Nhưng mà được nhiều người tu trong một cộng đồng, ví dụ trong gia đình thì còn dễ. Nhưng cũng khó lắm. Nhưng mà đối với trong một cái cộng đồng, trong một cái nơi mình làm việc, mà được nhiều người tu thì càng làm lợi sinh hơn nữa. Thì con cũng mong Thầy, hôm nay Thầy có thể là chỉ dạy thêm một cái đường hướng, để cho mình sống như thế nào? Làm như thế nào? Để cho mọi người xung quanh mình lấy cái đó để mình có thể là giúp đỡ người ta và cảm hóa được người ta đi theo đúng một cái thiện của Phật pháp.

Trưởng lão: Ừ đúng rồi! Mình lấy giới, mình sống ở trong cái giới. Thì trong khi cái đó, chẳng hạn bây giờ con đang làm việc chung với mọi người trong cái cơ sở của mình, cùng có nhiều người chứ không phải riêng mình. Mà giờ trong những cái dịp mà tiếp tân, hoặc là trong những cái buổi mà tiệc tùng, anh em trong cái cơ sở của mình làm việc chung nhau. Thì trong khi đó mình tiếp giao họ, họ cầm ly rượu, họ mời mình, mà trong giới luật thì không có cho mình uống rượu. Thì mình nhận liền chứ mình đừng có nghĩ rằng tôi không uống rượu rồi mình tìm cách này kia từ chối. Nhiều khi mình không đau, không bệnh, mình cũng nói mình bị đau bệnh là mình bị cái tội nói dối. Con hiểu không? Không được! Cho nên vì vậy mà mình vui vẻ chấp nhận liền, và đồng thời cầm cái ly rượu mình cụng ly với họ, với các bạn của mình. Rồi đồng thời, rồi thì mình chỉ kê vào miệng của mình nếm cho nó vui lòng thôi chứ không uống, rồi đặt ly xuống mấy con.

Anh em nói: "Tại sao không uống vậy?" Bởi vì mình nói thẳng, nói thật bởi vì tôi là một cái người đã hướng đến cái điều thiện. Bởi vì trong con người mà sinh ra nó có năm cái đức nhân bản, năm cái đức gốc của con người. Mà lỡ mà khi bị nhiễm một cái, phạm một cái giới đó thì nó sẽ làm mất cái nhân phẩm của con người. Ví dụ như bây giờ tôi là người nghiện rượu, tôi rượu say thì các bạn có thấy người say rượu có xứng đáng mấy bạn tin tưởng không? Đó mình chỉ vậy. Mà bây giờ tôi chưa say. Nhưng mà một lần cứ uống một chút vậy đó, thì nó sẽ bị nghiện. Rượu thì ai cũng biết nó bị nghiện mà. Cho nên mình thẳng thắn nói thật. Cho nên vì vậy mà trước cái vui vẻ của các bạn, thì tôi nhận cái lòng các bạn. Và đồng thời tôi cũng cụng ly với các bạn, nhưng tôi nếm một chút xíu để mà vui với các bạn. Cho nên vì vậy tôi không có bị nghiện. Chứ còn tôi uống hết ly này rồi mai mốt tôi sẽ uống ly nữa, ly nữa, ly nữa, thì như vậy tôi sẽ trở thành nghiện. Mà nghiện là tôi sẽ phạm vào một cái đức, đức nhân bản là không nên uống rượu, là Đức Minh Mẫn. Tôi thiếu sáng suốt, mà tôi đã làm cho cơ thể tôi nghiện ngập thêm cái này nữa là nó sẽ làm khổ cho tôi và khổ cho gia đình vợ con tôi nữa. Con nói thẳng nói thật, cho nên các bạn. Đồng thời mình nói thẳng, nói thật vậy là cái mình nói mình chứ không dám bảo họ đừng uống rượu. Nhưng mà đã là thức tỉnh cho mọi bạn của mình. Sau đó thì đãi với nhau hoặc là này kia họ bỏ rượu, họ không uống.

(40:07) Còn cái nữa, con không ăn thịt chúng sanh. Khó lắm! Bởi vì khi đó người ta đãi mình cái mâm cơm như thế này, hoặc là cái bữa tiệc, thì trong đó thịt cá rau cải đủ thứ. Nhưng mà có cái điều kiện là thịt tôi không gắp tôi ăn. Cũng cùng trong một cái tô canh, mà tất cả những cải, rau hay củ thì tôi gắp tôi ăn. Cũng chung cái, tôi ăn chay thực sự đó, nhưng mà bây giờ tôi vì hòa hợp với mọi người. Chứ đừng nghĩ rằng: "Ăn chay sao lại gắp cùng một cái tô người ta nấu thịt vậy mình ăn?" Không phải! Tôi ăn rau cải, tôi không nỡ tôi bỏ miếng thịt vào trong miệng tôi nhai là vì tôi thương. Chứ tôi không phải tôi ăn chay thật chay đó, để tôi làm Phật. Tôi không có làm Phật kiểu đó đâu. Nhưng mà vì tình thương, cho nên tôi ăn rau cải. Tôi ăn rau cải, ăn củ khoai nấu ở trên cái tô canh này, còn những miếng thịt thì tôi không ăn. Các con hiểu không? Đó là ăn chay đó mấy con. Ăn chay giới luật cho nghiêm.

Cho nên vì vậy cái hành động sống mà con sống như vậy đó, thì nó là cái gương hạnh đó, cái hành động đó, là cái hành động đạo đức sẽ hướng dẫn một số người. Họ sẽ hỏi con và họ sẽ nghe và đồng thời họ thấy đây là họ. Bởi con nói đến cái tình thương con. Con thương sự sống của con, tại sao con không thương sự sống của chúng sanh? Một con vật cũng có sự sống, nó cũng có sự sống bình đẳng như chúng ta. Tại sao chúng ta không tôn trọng sự sống của chúng, mà lại cắt cô chúng ăn thịt? Con dạy những bài học quá thực tế. Và chính cái hành động của con đó nó là cái thực tế hơn, hành động sống. Cũng tôi cũng vui vẻ với các bạn, tôi có phải bảo dọn đồ chay riêng tôi đâu. Tôi ăn chung với các bạn mà cái miếng thịt tôi không ăn. Mà tôi ăn thí dụ như bún, bánh tôi ăn. Mà rau cải nấu ở trên tô thịt như thế này, tô súp như thế này tôi vẫn ăn rau cải. Tôi ăn vì tình thương chứ không phải là tôi ăn vì chay mà tôi làm Phật, hoặc là tôi kiêng cữ. Tôi không kiêng cữ. Các con hiểu điều đó không?

Cho nên từ những hành động đó, mấy con gần gũi Thầy, Thầy sẽ dạy từ cách sống con. Rồi từ cái lời nói. Bởi vì ở đây nó phải trải qua những cái lớp kêu là lớp Chánh Kiến, Chánh Ngữ con. Chánh Tư Duy, nó giúp cho chúng ta những cái hiểu biết. Từ cái hiểu biết đó thì chúng ta đối xử với mọi người xung quanh ta mà không bị lôi vào ác pháp. Chúng ta tùy thuận họ hết, nhưng mà chúng ta không bị lôi vào ác pháp, chúng ta ở trong thiện pháp mấy con. Rất là hạnh phúc mấy con. Nó đâu phải là thịt cá mới là bổ. Không phải đâu! Tại vì mình ăn quen rồi, cái cơ thể của mình nó không thịt cá nó sẽ có sự dằn vặt, nó chưa có thích nghi được. Cho nên cuối cùng thì chúng ta nếu mà ăn chay được rồi thì nó sẽ thích nghi. Nó thích nghi được, cái cơ thể nó khỏe mạnh lắm, nó ít đau bệnh mấy con. Còn ăn mặn vậy chứ mình huân cái thịt cá vô trong người của mình, thì nó. Thứ nhất về tinh Thần, mình thấy nó sẽ ảnh hưởng rất lớn. Mà về vật chất nó chưa hẳn là thịt cá nó không độc tố, nó có độc tố hơn là thực phẩm thực vật.

(42:56) Cho nên các con sẽ học những cái đạo đức rồi, mấy con sống, mấy con đối xử. Thì đó là cuộc sống của người cư sĩ mấy con. "Những chặng đường tu học của người cư sĩ" đều là có dạy, nhưng mà đơn giản chứ chưa đầy đủ hết. Nghĩa là tóm tắt cho mấy con. Mấy con nên đọc những quyển sách đó, rồi mấy con tìm hiểu. Rồi những cái gì mà chưa hiểu thì Thầy sẽ chỉ cho mấy con đọc những cuốn sách mà Thầy giảng dạy đó, để cho cái người cư sĩ ở trong gia đình họ vẫn tu được con. Họ vẫn lao động, tất cả những hành động họ, chứ không phải mình theo đạo Phật rồi mình tiêu cực, yếm thế, không làm việc. Không phải! Cần lao lắm mấy con. Buông xả là vì không dính mắc. Làm ra tiền mà không dính mắc tiền bạc, luôn giúp đỡ cho người khác. Cho nên nó nó rất là tuyệt vời. Chứ không phải là theo đạo Phật rồi yếm thế, bỏ đời. Không phải, không bỏ đời. Xin gia nhập vào cuộc đời để đem lại cho đời hạnh phúc mấy con. Đó là đạo Phật. Coi như đạo Phật như vậy mới là thật sự hiểu đời.

Đạo Phật không bỏ cuộc đời mà vào cuộc đời đem lại sự cho hết đau khổ. Cũng như đạo Phật, tại vì cái đời khổ quá cho nên đức Phật mới đi tu. Con người, mỗi con người đều có bốn sự đau khổ sinh, già, bệnh, chết. Đức Phật mới đi tu để làm chủ cái này, tức là lao vào để mà làm chủ được cái đời. Chứ không phải mà lao vào để đi vào một cái cõi khác. Không phải! Không có bỏ cuộc đời này đâu, mà đem cuộc đời này hạnh phúc. Mỗi người đều làm chủ được sanh già bệnh chết thì trên thế gian này hạnh phúc vô cùng, các con thấy. Mà ở trên thế gian này mọi người đều sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người thì xã hội này rất hạnh phúc, làm sao xung đột chiến tranh? Đâu có ai cãi cọ mấy con. Cái nền đạo đức của Phật giáo như vậy đó. Nghĩa là làm cho tốt cái xã hội của chúng ta, con người phải hạnh phúc như vậy đó, chứ không phải là xây dựng một cõi nào khác. Đó là cái hạnh phúc thật sự của đạo Phật mấy con. Nên mấy con hiểu chưa?

8- ĐẠO ĐỨC KHÔNG THỂ NÓI SUÔNG

Nhưng mà lần lượt rồi mấy con lần lượt sẽ gần gũi được Thầy, mấy con sẽ học thêm mấy con. Bởi vì đạo đức không thể nói suông được, không thể lý thuyết suông, mà phải bằng cái sự sống. Nãy giờ Thầy nói đó, như con ăn như vậy đó, rồi con giải thích như vậy đó, thì đó là bằng chứng con đã làm. Cái đạo đức nó phải là chứng minh cho cái việc sống của mình, chứ đạo đức không thể nói suông. Ví dụ như con thấy cái chương trình mà giáo dục cho trẻ em ở các lớp học, như đạo đức, công dân giáo dục, hoàn toàn là lý thuyết không mấy con. Nặng về lý thuyết mà thực hành không có. Ông Thầy dạy đạo đức, cái hành động ông Thầy dạy đạo đức phải có đạo đức. Ông dạy ở lớp rồi mà ông ra kia ông ngồi ông uống cà phê thì thôi rồi. Ông dạy đạo đức mà ra kia ông cầm điếu thuốc ông hút thì ông Thầy này không được rồi. Ông phải là gương cho trẻ em, mà cái gương hạnh của ông. Ông dạy cái đó mà cái gương hạnh ông Thầy không có, mới được xứng đáng ông Thầy.

(45:32) Còn chúng ta dạy các con đừng có xả rác, mà mình cứ có giấy, có rác cái gì đó cứ ném vãi ngoài đường. Mình dạy vậy con mình làm sao nó không xả rác mấy con? Cho nên có nhiều cái đứa trẻ nói: "Ba má tôi xả rác mà cứ bảo tôi đừng xả rác." Có phải không? Cái đó là cái lỗi của người dạy đạo đức. Bởi vì Đức Vệ Sinh mà, đạo đức Vệ Sinh mà. Đó Thầy nói đơn giản thôi. Mà trong khi Thầy nói một cái bảng đề "Văn Hóa" "Ấp Văn Hóa". Mà nhìn dưới chân bảng đó, mà nguyên là rác rến không hà, thì văn hóa cái chỗ nào mà như vậy? Các con thấy không? Đó là thiếu cái hành động đức, thiếu cái hành động văn hóa, mà mình cứ nói văn hóa, nói suông.

Còn ở đây, dạy là đạo đức là phải dạy trong cái hành động. Cho nên Thầy nói một người thân giáo là một người chứng đạo mới dạy, chứ còn chưa chứng đạo không dạy. Mình nói miệng mà rốt cuộc rồi mình làm không được. Cũng như Thầy làm chủ được sự sống chết, Thầy nói là đúng. Mà chưa làm chủ được sống chết, mà theo lời Thầy nói là sai. Cũng như bây giờ mấy con làm chủ được bệnh, mấy con dạy người ta được, tại vì mình có kinh nghiệm đó rồi. Tại vì mình làm được, các con hiểu không? Còn mình chưa làm chủ bệnh, mà mình cũng dạy tác ý này kia, đó là mình bắt chước, là mình chết đó. Chứ không sai. Cái phương pháp dạy của đạo đức của đạo Phật, cũng như cái phương pháp dạy đạo đức đều là phải dạy bằng hành động mấy con. Dạy bằng hành động, dạy bằng thực tế. Phải không? Mấy con nhớ không?

Từ từ lần lượt. Bây giờ mấy con biết Thầy rồi, lần lượt rồi mấy con sẽ còn học nhiều nữa. Học nhiều nữa, rồi tập luyện nữa cho nó thành thói quen. Chẳng hạn như Thầy nói Đức Cẩn Thận. Mà trong cái Đức Cẩn Thận nó có Đức Hiếu Sinh Cẩn Thận, "Thương yêu mà cẩn thận". Đã nói, nhắc như vậy đó, mình thương yêu mình mới cẩn thận. Mình cẩn thận mình đi thì mình không đá đá, mình không đạp gai, mình không đạp miểng chai, là mình không khổ chứ gì? Vậy mà nói cẩn thận rồi mà không tập, mấy con đi ra chút cái quên, cái đi ào ào. Nói chuyện, hai người nói chuyện không có nhớ dưới chân mình gì hết. Cho nên Đức Cẩn Thận người ta xây dựng cho mình cái lòng thương yêu để mình tránh đừng có dẫm đạp những loài kiến, những loài nhỏ ở dưới chân chúng ta rất nhiều. Do đó cái lòng thương yêu chúng ta, buộc chúng ta phải tỉnh táo. Khi bước ra thì nó nhìn xuống đất liền, chứ nó không bao giờ mà nó nhìn qua. Nó để ý, nó cẩn thận.

(47:52) Mà cái người mà cẩn thận thì thứ nhất, con thấy không? Không có lọt hầm sụp hố, không có đạp miểng chai, không có đạp gai, không có đá sỏi, phải không? Mà nếu người cẩn thận mà lái xe thì Thầy nói tai nạn giao thông không có. Có phải không? Mấy con tại thiếu cẩn thận, cho nên thấy đường vắng thì chạy ào ào, không ngờ dưới đường họ vọt lên một cái là mình đụng liền tức khắc, thiếu cẩn thận. Đó là mình thiếu Đức Cẩn Thận mấy con. Tại vì hiếu sinh mà cẩn thận, Đức Hiếu Sinh Cẩn Thận. Cái đó là những cái cần phải học. Đạo đức mà. Thầy nói đạo đức nội cái Hiếu Sinh không mấy con thấy nó có từng cấp độ. Cũng một cái nhà cháy, có người kẹt trong này, người ta chạy đến đó, người ta không dám xông vô lửa đâu, người ta đứng la làng kêu gọi người khác. Nhưng có người họ chạy đến, họ nghe tiếng khóc ở trong nhà này, thì họ đạp cửa họ xông vô lửa, họ ôm cái người đó chạy ra. Mình họ phỏng, nhưng cái lòng hiếu sinh của cái người đó gọi là Đức Hiếu Sinh Dũng Cảm mấy con, lòng thương yêu dũng cảm. Còn những người khác đứng ở ngoài không dám xông vô, cũng thương yêu nhưng không dũng cảm.

Các con thấy không? Cái cấp bậc thương yêu nó khác rồi, Thầy đem cái ví dụ như vậy. Cho nên mà vì vậy mà chúng ta học những cái Đức Hiếu Sinh, mình sẽ thấy cái cấp bậc nó. Một người thương yêu người ta đi cẩn thận. Còn một người không thương yêu, cho nên không đi cẩn thận, nó thiếu lòng tin. Cho nên học đạo đức nó hay lắm, mà nó rất tuyệt vời. Nó nói, rồi nó bắt đầu nó áp dụng. Nó áp dụng, bắt buộc mấy con phải đi, đi phải nhìn dưới chân của mình. Nó tập suốt một tháng, hai tháng cái nó quen. Nó quen cái đi ra nhìn, nó quen đi ra nhìn, nó cẩn thận. Còn mấy con học rồi mấy con không áp dụng, không tập, thì mấy con sẽ đi ra chút nhớ, chứ đi một hơi nữa quên hết. Rồi nó mắc say trong chuyện gì, rồi đầu óc nó nghĩ gì đó, rồi bắt đầu cứ chân bước, chứ còn sự thật không cẩn thận bước chân. Đó Thầy nói mấy con thấy không? Cái đức phải tập luyện. Cái gì cũng vậy, tập luyện nó thành cái thói quen. Thành cái thói quen đạo đức là thói quen rất tốt.

Một người đem quà biếu cho mình, mình cảm động, mình cảm ơn người ta. Tại vì người ta thương mình, người ta quý trọng mình, người ta cho mình một món quà thì mình cảm ơn người ta. Thì cái khi mà được cám ơn, thì thay vì để cho cái tâm tình cảm ơn đó trọn vẹn thì cái người kia nói: "Đừng khách sáo." Trời ơi! Mình hết sức, mình tỏ lòng cám ơn thì cái người mà cho mình, họ nói: "Đừng khách sáo! Coi như tự nhiên đi!" Đâu có vậy được! Thành ra làm riết rồi mình không dám cảm ơn ai hết. Ai có cho cứ làm thinh thôi, cứ thầm nghĩ rằng mình biết ơn thôi, rồi mai mốt mình đem mình cho lại thôi. Chứ sự thật ra tiếng nói của mình nói ra tức là mình biết cái người đó họ thương mình, họ mới đem biếu mình, mình có lời cám ơn họ. Nói ra cái lời nói tức là thể hiện được cái lòng của mình. Còn mình làm thinh, không nói gì hết thì có nhiều người người ta nói: "Cái người này biết ăn chứ không biết cảm ơn, không biết gì hết!" Con hiểu không? Mà hễ mình nói cảm ơn thì cái người cho họ nói: "Đừng khách sáo!" Họ cấm mình không cho nói. Là cấm mình không cho nói thì mình thể hiện bằng cái gì đây? Hay hoặc là mai mốt mình đem lại mình cho lại. Như vậy bánh sáp đi bánh quy trở lại, chứ đâu có nghĩa tình nghĩa gì? Các con hiểu không?

(50:58) đạo đức nó dạy rất kỹ, để dạy, nó đánh phá những cái sai lầm. Đừng có bảo người ta khách sáo, không phải là khách sáo đâu. Cái tình thật, mà nhiều người ta thực hiện qua cái tình thật, chứ không phải là người ta nói qua lời cám ơn để mà có cám ơn, không phải đâu. Các con nhiều người quen thói quen rồi. Hễ ai giúp mình gì, "Cảm ơn cháu" này kia nói để cho qua, chứ sự thật ra chưa biết cám ơn người ta như thế nào. Cho nên khi học đạo đức, người ta dạy mình cám ơn, mình phải nói ra tiếng nói, đó là lần đầu tiên. Kế đó hành động của mình phải biết ơn người ta phải làm cái gì. Đó như vậy nó mới đúng con.

Cho nên ở đây Thầy nói về vấn đề đạo đức thì nó là cái lớp học đạo đức con. Rồi Thiền Định cũng phải học, cái tu cũng phải học, chứ không có cái gì mà không học. Để cho cuộc đời chúng ta đem lại sự bình an cho chúng ta mà không làm khổ mình, khổ người. Đó là những cái học đó. Đến đây mấy con thấy chưa? Thôi con ngồi…

9- CÁCH GIÚP ĐỠ CHO NGƯỜI SẮP LÂM CHUNG

Phật tử: Thưa Thầy cho con xin thêm một câu hỏi nữa.

Trưởng lão: Con hỏi đi con.

Phật tử: Thí dụ như con, tại vì có những người thì lúc sanh tiền thì có thể là cũng có những lúc nào đó người ta tiến tới Phật pháp nhưng mà thật sự là không sâu đậm. Nhưng mà đến khi người ta bắt đầu gần thác đi, những người chung quanh, là những người khi nào cũng mong mỏi vào con đường Phật pháp, thì có thể mình làm được cái gì cho cái người mà sắp lâm chung đó?

Trưởng lão: Ừ! Con hỏi câu nói đó thì Thầy thấy hầu hết là bên Tịnh Độ nó nói mình chỉ Niệm Phật hỗ trợ cho cái người kia. Nhưng mà ở đây không phải đâu mấy con. Khi bình thường mình dạy người ta tập niệm để cho người ta giữ được cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Trong lúc mà cái người mà bệnh bị đau bệnh mà người ta sắp chết đó, người ta bị cái cơn hành khổ sở. Thì mình nhắc cái người bệnh: “Đừng sợ, đó là nhân quả. Vui vẻ trả đi, đừng sợ. Gan dạ đi”, thì cái bệnh sẽ giảm xuống. Thật sự mình gan dạ một chút thì cái bệnh nó giảm xuống liền. Còn mình thấy mình rên la, nó lại đau hơn mấy con. Đó là cái thứ nhất giúp cho cái người mà từ lâu tới giờ người ta tu Phật pháp mà nó chưa có làm chủ được sự sống chết cuối cùng, cho nên người ta còn đau khổ. Thì mình chỉ nhắc người ta thì người ta giữ được cái tâm không dao động, đó là giúp cho người ta.

(53:09) Rồi bắt đầu bây giờ mình nhắc: "Mình nên nhớ nghe, lúc này là lúc sắp chết rồi, phải nhớ giữ cái tâm bất động thanh thản an lạc, chỗ đó là chỗ không tái sanh luân hồi. Hãy nhớ cho kỹ nó!" Thì mọi người cứ thỉnh thoảng nhắc: "Phải nhớ tác ý nhen, tác ý ‘Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự’, để cho cái tâm nó nương vào chỗ bất động đó." Thì lúc bấy giờ, cái người mà bệnh đau mà sắp chết đó, họ nghe mình nói vậy thì họ không còn cái bị những cái tâm niệm chi phối họ. Sợ hãi, sợ chết nè, rồi thương con, thương cái, rồi gia đình chưa có làm những gì, công việc gì xong đó. Nó còn cái lỡ dở đó, nó làm cho cái đầu óc người đó nó bận rộn đủ thứ. Cho nên bây giờ mình nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, tất cả các pháp đều vô thường nghe. Chết rồi không có mang theo cái gì, đừng có tiếc! Nhiệm vụ của những người còn sống thì người ta lo, còn cái người mà sắp chết đừng có lo cái gì hết, chỉ có lo có cái tâm bất động thôi." Mình nhắc vậy thì họ tỉnh táo con. Họ tác ý, họ giữ cái tâm bất động để đến khi họ chết rồi thì họ ở trong cái tâm bất động đó.

Và tâm bất động đó, mà khi họ mà chết rồi đó, mà mình rờ cái thân họ có cái chỗ nào còn nóng thì đừng có chôn họ. Bởi vì lúc bấy giờ họ còn đang tiếp tục tu ở trong tưởng. Dù sao họ đã biết, họ giữ được cái tâm bất động là cái tham, sân, si họ đã muội lược. Họ muội lược thì họ không còn tương ưng với ai mà tái sanh. Cho nên khi họ chết, thường thường là cái hơi ấm của họ còn, nhất là ở chỗ tim của họ. Hay bất cứ trên thân, chỗ nào mình rờ, toàn thân họ lạnh hết đó thì coi như họ chết. Mà còn thấy cái chỗ đó còn hơi ấm là họ chưa chết đâu. Họ đang ở trong cái chiêm bao, họ đang tu bằng tưởng. Họ cũng đang tác ý, bởi vì mình nhắc đó, họ nhớ cái câu tác ý "Tâm bất động thanh thản". Thì họ ở trong cái tưởng họ cũng tác ý, họ giữ tâm bất động thanh thản. Khi mà hoàn toàn họ ở trong tâm bất động thanh thản thì cái niệm lạnh ở trên thân họ, nó dừng lại hết. Nó lạnh là họ chết, họ ở vào Niết Bàn rồi mấy con.

Mấy con cứ những người mà người ta tu chưa xong, mà giúp cho họ ở trong cái tưởng tu tiếp tục. Giúp cho khi họ còn tỉnh, họ chưa chết thì họ còn ý thức. Họ còn tác ý để họ giữ cái tâm bất động, đó là cái duy nhất. Và cuối cùng thì họ sẽ ở trong tưởng là mình giữ cái thân họ, để cho họ nằm ở trên cái giường như người ngủ. Bởi vì họ hết thở rồi, nhưng họ còn cái hơi ấm. Còn một điểm nào nóng trên người họ là họ chưa chết thật đâu, người ta có thể phục hồi lại. Khi mà bệnh nhân mà lâm sàng nó chết rồi đó, họ thấy hết thở rồi, mà họ thấy còn hơi nóng là họ hô hấp con. Họ hô hấp, mấy người đó tỉnh lại đó, sống lại được đó. Còn nó lạnh ngắt hết rồi thì thôi hô hấp cũng không sống đâu. Thầy nói hô hấp không sống là tại vì lạnh ngắt hết rồi. Cho nên một cái người mà chết đuối hay hoặc gì đó thì nó còn cái nóng ở trong người của họ. Cho nên hô hấp một hơi, họ ói nước ra cái họ tỉnh lại. Họ ngất, họ xỉu, họ chết rồi đó, mình rờ mình thấy còn nóng một chút là hô hấp. Hô hấp cho nó thở trở lại, mà hơi nó thở lại mới sống lại, chứ không có gì hết con.

(55:54) Cho nên khéo léo, mấy con biết rằng khi giúp, trợ giúp cho người ta chỉ giữ được cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, có vậy thôi. Rồi cuối cùng giữ cái thân họ lại, để khi mà rờ hết thân họ không còn chỗ nào mà nóng nữa hết thì biết rằng họ chết rồi, thì họ đã vào Niết Bàn. Cho nên đức Phật nói: khi mà chúng ta tu, không tu thì thôi, mà chúng ta tu thì chúng ta muội lược. Tâm mình tham, sân, si mười thì bây giờ mình chỉ còn có năm. Mà năm thì không có thể tương ưng với mọi người người ta còn mười, nó không tái sanh được đâu. Cho nên khi chết thì nó còn giữ lại, thân này nó chết nó không thở, nhưng mà nó còn giữ lại cái hơi ấm. Giữ lại hơi ấm tức là cái phần tưởng nó hoạt động, cho nên nó ấm đó đó, cái phần tưởng của chúng ta. Cái người mà rớt ở trong tưởng, là đương nhiên như họ thấy. Họ thấy cái thân họ chết rồi, họ thấy bác sĩ lâm sàng. Nên bác sĩ thường nhắc đó con, thấy bác sĩ làm hô hấp này kia họ thấy, họ tỉnh lại họ nói hết. Nhưng mà sự thật cái tưởng họ, cái tưởng họ thấy, chứ không phải vậy. Đó là cái thực tế. Những cái khoa mà y khoa bác sĩ người ta trực tiếp ở trên lâm sàng, bệnh nhân mà tắt thở rồi đó, khi mà người ta hô hấp sống lại, cái người đó họ nói họ thấy. Họ thấy làm tất cả những công việc, hô hấp họ như thế này thế khác, họ thấy hết. Nhưng mà cái gì thấy? Không phải, cho nên người ta nói đó là linh hồn, không phải! Cái tưởng chứ linh hồn người ta không có. Chứ không phải linh hồn nó xuất ra rồi nó nhìn lại, không phải đâu. Cái tưởng của nó lưu xuất ra, nó cảm nhận được.

Cho nên khi mà chúng ta tu tập thì cái tâm tham, sân, si của chúng ta muội lược, nó còn phân nửa. Nó còn phân nửa, mười nó còn tham, sân, si có năm phần. Do đó thì chúng ta nên cố gắng để hướng dẫn cái người đó. Lúc họ sắp lâm chung đó, họ giữ cái tâm bất động. Được thì họ chết, thì họ ở trong cái chỗ mà bất động đó, tức là Niết Bàn mấy con, cái trạng thái Niết Bàn. Đó là một cái phút cuối cùng, cuối cùng để giữ. Còn Tịnh Độ thì dạy chúng ta cố gắng chúng ta niệm, để cái người đó họ duyên theo câu Niệm Phật của chúng ta để mà Niệm Phật, để cho họ đừng có bị loạn tâm. Con hiểu bên Tịnh Độ không? Còn bên đây thì người ta dạy cho mình cứ cố gắng tự mình cứu mình mà tác ý để giữ cái tâm bất động thôi. Con hiểu chưa?

(57:59) Hai cái nó gần giống nhau, nhưng bên kia bị ức chế ý thức, cho nên ý thức nó không tác động được nữa. Mà chỉ còn biết Niệm Phật nó thành thói quen, Niệm trong tưởng đó con. Cho nên có nhiều người: "Tôi nói bây giờ sao tôi, trong đầu tôi cứ nghe Niệm Phật hoài mà tôi có niệm đâu, nó nghe hoài". Tức là niệm tưởng rồi. Vô niệm đó. Vô niệm là niệm tưởng rồi con. Nó bị cái thế giới tưởng rồi. Cho nên cái cảnh giới Cực Lạc nó sẽ hiện ra ở trong tưởng. Bởi vì nó là tưởng tri rồi. Tự nó hiện ra cái bóng dáng của cái hình ảnh đó chứ không phải có thật. Cho nên nó sai, nó bị tưởng tri rồi con. Còn cái này ý thức chúng ta làm chủ, dẫn chúng ta vào cái chỗ bất động. Cho nên chết rồi bắt đầu tưởng nó tiếp tục nó thay thế, nó dẫn vô bất động để nó nhập Niết Bàn.

Mấy con cố gắng vậy là mấy con đã cứu những người thân của mình. Mà cứu vào Niết Bàn là không tái sanh luân hồi, bởi vì chỗ đó không tương ưng. Còn cái chỗ mà tưởng đó thì nó bị tương ưng là vì cõi Cực Lạc, nào là âm nhạc, nào là cảnh giới, nó coi như dục lạc, nó không thua gì thế gian. Đọc trong kinh Di Đà mấy con thấy, tức là nó còn dục hoàn toàn. Cho nên nó sẽ tương ưng với dục của chúng sanh, nó tái sanh. Nó tái sanh, nó không còn. Còn cái kia nó hết dục rồi, nó bất động tâm, nó không còn dục, (không nghe rõ) Thành ra nó không tái sanh với ai được nữa hết. Đó có đó, có chỗ đó là chỗ giúp đỡ cho người thân mình. Con hỏi gì? Có gì không con?

Phật tử: Mình hỏi gì đi? Mình muốn gì? Mình muốn giải quyết gì trong cái tâm trạng của mình, hỏi Thầy giúp đỡ đi.

Trưởng lão: Có gì không con?

Phật tử: Thưa Thầy tâm trạng con thì buồn bực lắm, con muốn sao cho giải thoát đi, tâm trạng con cho nó khỏe khoắn, cho nó đừng suy nghĩ gì hết.

Trưởng lão: Con sẽ, con sẽ dùng cái pháp tác ý. Bởi vì có Như Lý Tác Ý đó, con sẽ dẫn nó vào "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp". Con dẫn nó vào, con nhắc: "Cái tâm không được buồn bã nha. Phải vui vẻ, phải thanh thản an lạc". Con nhắc nó vậy, nó sẽ trở lại. "Còn tất cả những cái buồn bã, cái lo lắng này phải đi đi, ở đây tao sẽ không chấp nhận mày đâu". Con tác ý vài ba lần cái nó dẫn vô, nó dẫn vô cái trạng thái con. Nhớ pháp tác ý con, bởi vì đức Phật nói: "Có Như Lý Tác Ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt". Nó sanh nó buồn bã con. Con tác ý, con đuổi đi nó sẽ hết con, có gì không con?

(01:00:10) Phật tử: Thưa Thầy. Con có điều mà sao con cứ nghi oan, con phải oan ức. Bây giờ con phải làm cái cách làm sao mà con tu?

Trưởng lão: Nó có những điều oan ức ở trong lòng của con, ai nói gì đó mà con không làm điều đó mà họ nói con. Con nghĩ: "Đây là nhân quả. Đời trước mình cũng làm cái gì cho người ta oan ức, bây giờ người ta trả lại, vui vẻ chấp nhận đi". Mà con vui vẻ con chấp nhận. Không nói, không minh oan một cái điều gì hết. Con chấp nhận, con vui vẻ thì con sẽ chuyển cái nhân quả đó, người ta sẽ không nói điều đó với con nữa đâu. Nó sẽ nói con. Bây giờ đó cái vui vẻ để chấp nhận, để mình thấy được cái nhân quả. Không phải là mình thấy để học, mình thấy nhân quả để rồi mình chịu đựng, không phải đâu. Mình thấy thật sự: "Tôi vui vẻ, tôi chấp nhận. Và đồng thời tôi ước nguyện rằng, tôi ước nguyện rằng cuộc đời của tôi, tôi sẽ giữ gìn năm giới. Tất cả những cái oan ức này nó sẽ trả cho hết, trả cho hết. Và đồng thời không còn ai nói một cái điều gì oan ức tôi nữa". Thì từng đó, có nhiều người họ đặt điều cái này cái kia, họ nói oan ức mình lắm. Vậy thì từng đó mình giữ gìn năm giới cho trọn vẹn rồi mình ước nguyện. Những cái người mà nói oan ức mình họ sẽ, họ sẽ không còn nói oan ức mình nữa. Họ không có nghĩ cái điều đó nữa, thì con sẽ chuyển biến con.

Bởi vì pháp Phật lấy thiện chuyển ác mấy con. Thứ nhất là lấy nhân quả để làm cho tâm mình bất động trước cái đã, nó không còn đau khổ "Đây là nhân quả mình vui vẻ chấp nhận đi". Rồi sau đó thì mình ước nguyện cho những người mà đã nói xấu mình, sẽ thay đổi không còn nói xấu mình nữa. Thì mình bằng cách thức mình sống trong giới luật con. Mình sống trong giới luật, mình chuyển biến con. Âm thầm con không nói ra cho ai hết, mà con giữ gìn giới, con ước nguyện, nó sẽ thay đổi cuộc sống của mấy con. Làm cho người khác không còn nghi oan, không còn nói xấu con nữa. Nhớ lời Thầy con về con làm theo con sẽ thành công. Phải không? Thôi bây giờ Thầy… Có gì không con?

Phật tử: Con rất là thành tâm. Con bạch Thầy là Chúng con xin nguyện là sẽ làm theo những lời của Thầy chỉ và thực hành những điều đó tốt đẹp hơn. Và nhắc nhở những người thân quen của mình cũng cố gắng thực hiện những điều đó để làm cho một cái cộng đồng được an lạc, thanh thản, an vui.

Trưởng lão: Tốt lắm! Mấy con cố gắng. Thầy sẽ lúc nào cũng ở bên con, giúp đỡ cho mấy con. Có gì thì mấy con cứ về thăm Thầy rồi trình bày, Thầy sẽ trợ giúp cho mấy con. Để cho cái cộng đồng nó được tốt đẹp mấy con. Thôi Thầy ra, xá Thầy thôi, xá rồi mấy con đứng lên con.

Phật tử: Xin cúng dường. Con cũng có một xíu… con xin cúng dường.

Trưởng lão: Thôi con cất đi, con lo cho chúng đi. Thầy không cất giữ tiền, bởi vì giới của Thầy giữ tiền, không có cất giữ tiền. Thôi con cấtt lo cho chúng. Thôi bây giờ Thầy về mấy con.

Phật tử: Con xin phép, con cảm ơn Thầy. Con sẽ về con tu tập thêm. Bạch Thầy con muốn hỏi cái người tu bị trong tưởng. Bây giờ họ có niềm tin là họ biết là họ bị tưởng rồi, mình có thể chỉ cho họ cái pháp tác ý gì không?

Trưởng lão: Tác ý là liệt hết hà con, bị các tưởng nó…

Phật tử: Mà tác ý "Tưởng theo cánh tay mà ra".

Trưởng lão: Ừ! Theo cánh tay mà ra, sẽ hết mấy con. Sẽ hết con.

Phật tử: Sự thật sẽ hết?…​

Trưởng lão:…​ Có con, đừng nói vậy. Thôi Thầy về mấy con.

HẾT BĂNG