ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ 01 - SỐNG GIỚI LUẬT ĐỂ GIẢI THOÁT
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
(00:06) Trưởng lão: Mình chỉ suy luận như vậy, mình chỉ nói trong đầu mình như vậy mà cái tự mình được giải thoát. Nó hay tuyệt vời! Ông Phật ông dạy mình thấy nhân quả, đừng biết đúng biết sai, mà hãy thấy nhân quả, tâm mình sẽ được giải thoát. Bất cứ cái gì ở trên đời này, mà người nào làm cái gì thì không ngoài nhân quả, thiện ác thôi chứ có gì đâu! Khen mình thì là thiện, mà chê mình là ác, mà tâm mình thì đừng thấy lỗi người mà hãy thấy lỗi mình.
Các con ghi chép, nhớ kỹ như vậy thì ngay đó là tâm mấy con bất động, mấy con giải thoát liền, mấy con làm A La Hán, làm Phật ngay đó. Phật là giải thoát, là không bị chấp trước một ác pháp.
Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý không phải đui, không phải không nghe, nghe thấy mà ý ở trong này nó theo đó mà nó khởi ra thì: “Dừng lại, quay vô đây đừng có nghe ra bên ngoài, nhân quả có gì mà phải nghe!”, các con thấy. Rồi mình chỉ răn dạy cái tâm của mình thôi, làm cho cái tâm của mình nó được bất động, nó đừng có theo âm thanh, sắc tướng bên ngoài, nó theo sáu trần bên ngoài mà tâm nó bị động mấy con.
Các con thấy tu hành Đạo Phật đâu có phải khó đâu, đâu có phải mình lạy Phật cho nhiều, sám hối hồng danh mà tiêu tội đâu, mà chính mình ngăn chặn, “ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện” thì ngay chỗ thiện là lẽ sống mà.
Mà cái thiện đâu có phải là ngồi đây mà cúng thiện, đi làm từ thiện bố thí đồ, đó là thiện còn ác mấy con. Nhiều khi mình đi làm từ thiện cái mình nghĩ người ta khen mình làm từ thiện rồi nghe nó nở mũi, mình nghe nó thích, đó là háo danh, thiện mà ác rồi đó. Các con thấy không? Một chút xíu thôi, mà nó bị ác mấy con, chứ không phải thiện toàn thiện.
Thiện thật sự là cái Đức Hiếu Sinh của mình đem bố thí thương người, thương mà mình bố thí.
(2:04) Cũng như có một câu chuyện như thế này. Có một cậu sinh viên bước vào bệnh viện Chợ Rẫy, thì cậu muốn vào hỏi thăm người bà con của cậu nằm bệnh viện thôi chứ có gì đâu, nhưng có cái bà mẹ bà chạy ra: "Cậu ơi con tôi bây giờ vô nhập cứu cấp, mà tôi không có tiền đóng cho nó chắc là nó sẽ chết thôi, cậu có thể giúp tôi 500 được không?”.
Cái cậu này sẵn sàng móc túi cho 500 liền. Thì cái cô này cô chạy vô. Thì không biết có chạy vô phòng cứu cấp hay không hay chạy đâu thì cái cậu sinh viên này cậu không chú ý tới nữa. Nhưng mà khi mà cậu bước vô phòng mẹ cậu thì có một bà nói: “Cậu bị người ta lừa gạt cậu rồi, chứ đâu có đứa trẻ nào mà cứu cấp đâu”.
Thì, cậu sinh viên này trả lời với cái bà đó: “Tôi chỉ biết rằng nếu mà không có đứa trẻ nào cứu cấp thì chắc chắn là không đứa trẻ nào chết hết, đó là điều tôi nghĩ. Tôi nghĩ rằng 500 đồng tôi cho bà cụ kia để mà cứu đứa trẻ của bà, mà tôi có bị gạt đi, thì tôi cũng nghĩ rằng nếu mà không có đứa trẻ nào chết là tôi cũng mừng rồi chứ tôi không có nghĩ tôi bị gạt."
Các con thấy chưa? Từ cái chỗ suy tư đó mà thiện nó mới thật là thiện, mình bố thí rồi, mà cái ý bố thí của mình là thương đứa bé đó, sợ nó chết chứ gì? Sợ cứu cấp không kịp chứ gì? Giờ đóng tiền vô cho nó cứu cấp, cho kịp, cho nó đừng có chết chứ gì? Mà vừa nghe tin, nói không có đứa bé nào chết thì mình mừng chứ sao lại nói là mình bị lừa?
Các con thấy, từ cái chỗ suy tư đó mà cái hạnh bố thí của chúng ta do cái tình thương. Các con đi làm cái việc từ thiện, các con đem gạo cấp cho những người bất hạnh, họ đang bị lũ lụt đang đói khổ chứ gì?
Mình đem đó là mình cứu khổ, mà bây giờ mình bị người ta lừa đảo, mình nói này kia, rồi mình đâm ra mình thấy mình sao mà không trí tuệ, ngu si nên bị người ta lừa. Không phải, tui cứu khổ là tui nghĩ rằng tui làm cho người khác không còn khổ nữa, là đủ rồi, tôi biết đủ rồi, không nghĩ mình bị người ta lừa đảo mình. Các con thấy không?
(04:09) Cho nên trong khi đó Thầy nói, chỉ có Đức Hiếu Sinh, lòng thương yêu của mình, từ cái Đức Hiếu Sinh đó mới bố thí. Người ta dám bố thí thân mạng người ta bằng cái Đức Hiếu Sinh mấy con, bằng cái Đức Hiếu Sinh.
Người ta xông vô nhà lửa để mà người ta cứu đứa bé ở trong cái nhà lửa, đó là cái Đức Hiếu Sinh, cái lòng thương yêu của người ta, người ta mới xông vô, người ta mới liều chết mới xông vô. Người ta nhảy xuống sông người ta cứu người chết đuối là cái lòng thương yêu người ta. Nhưng cái hành động nhảy xuống sông, xông vào nhà lửa, cái hành động đó là thương yêu.
Còn có nhiều người nói thương yêu chứ gặp lửa cháy không dám xông vô thì mấy người đó thương yêu bằng miệng chứ chưa hẳn bằng hành động. Thế mà đây, chính cái hành động đó mới thực sự. Mình đến mình giúp đỡ cho một cái người, một em bé đi qua đường hay một bà cụ đi qua đường, dẫn họ qua đường khi xe cộ qua lại, đó cũng là cái hành động bố thí. Người ta sợ, mình bố thí cho người ta đừng sợ, đưa họ qua đường.
Mình nhường một chỗ ngồi cho một người già trên xe buýt, mình nhường một chỗ ngồi cho một người mẹ có đứa con nhỏ ngồi trên xe buýt, cái chỗ ngồi của mình, cũng là bố thí mấy con! Cái đó là cái đức hạnh mấy con. Bởi vì cái đức đó thì nó nằm ở trong đó phải có tình thương, nếu không có tình thương làm sao chúng ta làm điều này mấy con, phải không?
Cho nên mấy con thấy, Đức Hiếu Sinh là cái lòng thương yêu của chúng ta. Từ đó, khi mà người ta chửi mắng mình, mình khởi sự mình thương người ta là vì người ta đang làm ác mấy con, người ta đang sống trong cái ác.
Cho nên, cái Đạo Phật mấy con thấy không? Các con đến với đạo Phật mấy con có nghe nói đến cái Tứ Vô Lượng Tâm, tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả không? Từ Bi Hỷ Xả đó! Từ Bi tức là thương yêu đó.
Mà cái giới luật của các Phật tử mấy con mà thọ đầu tiên, thọ Tam Quy Ngũ Giới đó, cái giới mà sát sanh đó, mấy con nhớ cái giới mà sát sanh. Giới thứ nhất là giới không sát sanh đó, thì đó là Đức Hiếu Sinh đó mấy con, mà Đức Hiếu Sinh nó thực hiện cái tâm Từ Bi Hỷ Xả, có tâm Từ Bi thì mới có Hỷ mới có Xả, mà cái hành động Hỷ nó mới chứng tỏ mình Xả.
(06:16) Bây giờ tôi thương, tôi nói tôi thương người mà người ta chửi tôi, tôi nói tôi thương người mà tôi không có vui, thì tức là tôi chưa có Hỷ chứ gì? Thì làm sao mà gọi tôi Xả cái tâm giận tôi được? Nhưng khi mà tui khởi sự tui thương cái người đó, họ ở trong cái nhân quả, họ đang sống ở trong cái nhân quả, họ chửi mắng tui, họ nói xấu tui, mà tui nghĩ rằng cái người đó họ đang sống trong nhân quả, trong cái nhân quả ác, họ sẽ khổ đau đó.
Họ đang khổ, họ tức giận tui, họ đang đau khổ đó. Thì do tui suy tư như vậy mà cho nên tôi không giận họ, tôi tha thứ những cái điều kiện lỗi lầm họ, thì tâm tui tha thứ thì tui vui vẻ, tui không còn giận hờn nữa, thì tức là tôi xả hết.
Các con thấy trong cái sự tu tập của đạo Phật nó thực tế và cụ thể, nó đem lại cho mình sự giải thoát bằng cái tri kiến của mình, bằng cái sự hiểu biết của mình. Đó, các con thấy không? Bằng cái sự hiểu biết của mình!
(07:10) Cho nên, đạo Phật nó thực tế lắm mấy con. Bắt đầu vô nó dạy cho mình học, không phải là học kinh sách để cho mình hiểu biết cái mênh mông. “Những gì cần thông suốt phải thông suốt”, nó dạy cho mình những cái đức nhân bản, nó dạy cho mình những cái đạo đức nhân quả, để biết hàng ngày mình sống như thế nào là thiện, như thế nào là ác, mà ác thì khổ đau mà thiện thì đem lại sự hạnh phúc an vui cho mình cho người. Các con thấy chưa?
Cho nên đạo Phật, vô đạo Phật thì mấy con thấy thọ Tam Quy Ngũ Giới, thọ Tam Quy là quy y Phật, học những hành động của Phật. Lẽ ra cái người mà truyền Tam Quy Ngũ Giới cho mấy con thì người ta dạy cho mấy con biết, khi Đức Phật tu hành Đức Phật sống những cái hạnh như thế nào.
Đây, Thầy đem một cái hạnh trên, ví dụ trên đường đi như thế này, thì Đức Phật, trong cái đoàn, tăng đoàn của Đức Phật đi thì có Đức Phật, thì có hai thầy trò ngoại đạo, một người thì chửi mắng Phật, một ông thầy thì mạ nhục chửi mắng Phật, còn ông học trò thì ca ngợi Phật đủ điều.
(08:15) Đức Phật dặn Tăng Ni trong chúng Tỳ kheo, đến cái ngôi nhà mát đó, đồng vào trong đó nghỉ ngơi, thì chúng Tỳ kheo mới hỏi sao có ông thầy chửi mắng Đức Phật rất thậm tệ, còn ông học trò thì ca ngợi đến tuyệt đỉnh, như vậy mà sao Đức Phật không có lời nói nào hết vậy?
Đức Phật nói, khi người ta chửi mắng mình, người ta chê mình mà chê đúng giới luật, bởi vì mình phạm giới thì mình phải sửa. Mà chê sai có gì đâu, người ta không biết người ta chê sai thì mình có gì mà phải giận hờn họ, mà phải nói rằng tui thế này thế khác, cãi cọ lại họ làm gì.
Mà khen mình cũng vậy, khen mình sống đúng giới luật, ăn ngày một bữa, không ăn phi thời, sống biết nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng, không làm khổ mình khổ người, thì khen mình như vậy là khen đúng, mình chấp nhận để cho mình sống đúng những cái giới luật đó.
Còn khen sai, ờ Đức Phật sao thị hiện thần thông, phóng hào quang, ngồi thiền bay trên trời, ngồi xếp bằng, thì cái này sai, không có đúng. Cái này là lừa đảo, dùng cái tưởng lực để lừa đảo người khác, như vậy không đúng! Cho nên khi mà Đức Phật trả lời như vậy, thì chúng ta đã quy y Phật.
Vậy thì mỗi lần ở trong Kinh Đại Thừa nói Đức Phật thuyết pháp thì phóng hào quang xanh, hào quang đỏ, hào quang vàng vậy là có đúng không? Như vậy là kinh nói có đúng không? Không đúng! Cho nên, đây là ngoại đạo ca ngợi cái sai, đó là cái ca ngợi Phật, ca ngợi cái sai, tức là ca ngợi Phật qua cái thần thông, mà thần thông đối với đạo Phật thì không quan trọng.
Đức Phật có chứ không phải không, nhưng mà đó là Đức Phật nói, đó là cái trò ảo thuật lừa đảo người ta, làm cho người ta khiếp đảm người ta sợ. Chớ đạo Phật chỉ là đạo đức mà thôi, nó là một cái chân lý, một cái sự thật.
(10:02) Các con có nghe cái bài Tứ Diệu Đế không? Bốn cái sự thật mấy con, Khổ, Tập, Diệt, Đạo, đó là bốn cái chân lý của con người mà. Thì Đức Phật có nói bốn cái chân lý này là có cái thần thông ở chỗ nào đâu, có cái tàng hình biến hoá, có cái ngồi xếp bằng bay trên hư không không? Không bao giờ có! Có bao giờ nói là ta chui xuống đất, ta độn thổ không? Không có! Không có nói cái điều này. Có phải không, mấy con thấy.
Đức Phật dạy chúng ta sống, sống một cuộc sống để giải thoát. Hôm nay mấy con đến đây mấy con học tu với Thầy, cũng học sống, sống làm gì? Sống để giải thoát là phải sống đạo đức chứ sao! Sống đạo đức là sống giới luật chứ có gì đâu. Cho nên, mấy con thấy, đạo Phật nó có 3 cấp: Giới, Định, Tuệ. Vào theo đạo Phật thì phải học giới chứ, sao lại đi học ngồi đó mà tụng kinh niệm Phật, có giới chỗ nào đâu? Đó là sai mấy con.
Cho nên mình phải sống giới thì mình phải học giới luật đức hạnh, cái đức giới nó như thế nào, chỗ nào? Trong cuộc sống mình làm sao, đối xử với mọi người như thế nào để mà đúng cái đạo đức của đạo Phật. Do đó, khi mình học xong rồi, khi mình thông suốt được giới luật rồi, thì ai nói gì mình cũng giải thoát, mình không có buồn phiền, mình không khổ sở.
Đó là cái học theo đạo Phật chứ, không lẽ bây giờ mình vô đạo Phật rồi tối ngày cứ gõ mõ, tụng kinh, rồi tụng kinh Pháp Hoa, rồi Phổ Môn, rồi Di Đà, rồi Hồng Danh, rồi Sám Hối, rồi tụng tới, tụng lui, cũng bấy nhiêu cái đó tụng hoài, mà rồi ai nói cái gì đó, sân lên ầm ầm, thì như vậy tụng có lợi ích đâu? Các con thấy, niệm hoài không lợi…
Còn niệm Phật, có nhiều người niệm Phật mà rồi ở dưới cái nhà bếp mà rầy rà, nói: "Tao mà không niệm Phật, tao xuống tụi bay chết hết!". Thì như vậy niệm Phật nó đâu có thực tế đâu mấy con. Nhưng mà khi mà học niệm Phật, mình ngồi mình tu tập, chẳng hạn mấy con ngồi mấy con tu tập, giờ nào các con tu tập, các con cháu mà nó có rầy rà thì mấy con dùng lời lẽ ôn tồn mà nhắc:
“Các con thấy, các con cãi cọ như vậy, là các con tự làm khổ mình, khổ người, các con thấy đạo đức mà! Mình phải sống biết thương mình, thương người, em mình hay là anh mình, hay chị mình sai, thì mấy con nói với ba với mẹ, ba mẹ sẽ có lời khuyên răn anh chị. Chứ mấy con đồng với nhau, mấy con cãi cọ như đánh lộn vậy, thì mấy con làm cho cha mẹ buồn phiền”.
Đó là cách thức để giáo dục ở trong gia đình của mình, đứng ở trong cái góc độ đạo đức. Đạo đức dạy không tái sanh.
(12:31) Đó, thì mấy con thấy nó học, nó có cái nền đạo đức của nó ở trong đó để cho mình hiểu biết để cho mình giáo dục. Bởi vì, cái giới luật mà mấy con thấy ở trong cái Ngũ Giới của người cư sĩ có cái giới tà dâm mấy con, các con có nhớ cái giới tà dâm không? Giới tà dâm cũng là Đạo Đức Gia Đình đó.
Nghĩa là, nói cái giới nó như vậy, chứ nó là cái đạo đức chung cho gia đình, học cái giới đó thì phải học biết tôn kính, cung kính tôn trọng lẫn nhau, vợ biết cung kính chồng, chồng biết cung kính vợ. Cho nên, khi biết cung kính thì chúng ta không cãi cọ. Mỗi khi chồng làm một công việc gì mà giúp đỡ cho vợ thì vợ cảm ơn chồng, chứ đâu phải đó là khách sáo đâu! Cái lời nói của mình, cái hành động của mình biết ơn, sự thật cái hành động đó chồng đã làm giúp mình.
Còn người vợ lo mâm cơm cho chồng, cho con, khi mà dọn lên cùng gia đình đồng ăn thì người chồng đi làm về, nói lời cảm ơn vợ mình, có gì đâu! Vợ mình phải chịu cực khổ mới có một bữa cơm như thế này chứ, tại sao mình không biết mà nói?
Nói như vậy là nói mình nói khách sáo sao, không phải! Chứng tỏ mình nói lời nói ra, mình chứng tỏ cái lòng mình, nghĩ đến thương công lao của vợ con. Như vậy gia đình mình rất hạnh phúc mấy con, biết tôn trọng nhau bằng lời nói, bằng hành động, trợ giúp nhau, chia sẻ nhau từng trong cái sự gian khổ.
Còn đằng này, chồng nói một đường, vợ nói một ngả, khi đó là cái gia đình nó sẽ tan nát. Rồi con cái đây, rồi tình thương của con cái mất cha, mất mẹ làm sao mấy con? Rất là đau khổ!
Cho nên đạo đức của đạo Phật nó có cái Đạo Đức Gia Đình, nhưng tại vì người ta không viết nó ra, không triển khai nó ra thành một bộ sách đạo đức. Cho nên chúng ta học cái giới luật, họ dạy, bảo đừng tà dâm thôi, tới đó hết rồi. Giờ biết làm sao bây giờ? Không biết cái gì hết.
(14:11) Thành ra nó làm cho chúng ta không có thông suốt được cái lý, mà khi được thông suốt được cái lý đạo đức nhân bản, chúng ta sống hạnh phúc vô cùng. Cho nên, cái đạo đức của đạo Phật, đạo đức không làm khổ mình, khổ người, đó là tu đó mấy con, cách thức tu, tu bằng cái tri kiến.
Cho nên Đức Phật nói, khi mà chúng ta thắp hương cúng Phật, thắp năm cây hương mà, có phải không? Giới hương, Định hương, Dữ Hụê hương, Giải thoát, Giải thoát tri kiến hương! Chứ Đức Phật có bảo mình thắp cây hương vỏ cây bao giờ? Thế mà bây giờ mình cứ đốt hương vỏ cây không, khói bay mịt mù, trời đất ơi như vậy làm sao cho được! Mình làm sai, mình không làm đúng.
Người ta chửi mắng mình mình không giận tức là mình thắp cây hương giải thoát. Do tri kiến mình hiểu biết cho nên mình không giận tức là tui đã thắp cây hương này tui cúng Phật rồi, có phải không con? Cho nên Đức Phật nói Giới hương - tức là giới luật đức hạnh. Giới hương, Định hương, Dữ Huệ hương, Giải thoát, Giải thoát tri kiến hương, năm cây hương lận mà. Phải không?
Hằng ngày thì đọc cái bài Niệm Hương đó, phải không. Cái bài Niệm Hương có đọc nhưng mà cái hạnh thì không hành, cứ thắp ba cây hương vỏ cây lên đốt khói mịt mù, nói thắp hương như vậy ông Phật ông chứng cho để mình bình an. Sự thật bình an sao được?
Mình phải thắp cây hương tâm của mình đốt lên những cái sự giải thoát, những cái sự không làm khổ mình, khổ người thì đó là hương giải thoát chứ gì? Mà trong đó nó có Tri kiến hương, Giải thoát hương, phải không?
Tri kiến là cái ý của mình chứ gì. Giải thoát hương, Tri kiến hương, Giải thoát hương là mình làm cho cái tâm mình không làm khổ mình, khổ người là giải thoát. Mấy con đốt cây hương đó đi rồi mấy con sẽ thấy đạo Phật thực tế.
Học được đạo Phật hạnh phúc lắm mấy con, Thầy nói, con người, đạo Phật là con người đạo đức, con người sống đúng con người, nó không còn một chút, một chút bản chất của loài động vật. Chứ không khéo chúng ta giận lên, mấy con thấy một người nào giận dữ, trời đất ơi đồ đạc đập hết, mặt đỏ phừng phừng, tay chân múa, tay múa chân muốn gặp ai muốn đánh nấy hết, trời ơi còn dữ hơn con thú vật nữa!
(16:20) Cho nên con người mình nó còn mang cái bản chất của động vật. Vì vậy mà mình học được đạo đức nhân bản nó giúp con người nó hiền lành, nó ôn tồn, nó nhã nhặn, nó không còn cái chỗ múa tay múa chân, nói những lời kém văn hóa, thô lỗ, tục tĩu.
Thế mà khi giận rồi mấy con biết, thôi mấy ông chửi những cái danh từ thật là thô lỗ, nó không còn một cái chỗ nào nữa hết. Cái ngôn ngữ như vậy còn gì nữa là con người, thôi đừng chấp. Đó Thầy nói như vậy, trong khi chúng ta học đạo đức là chúng ta phải rèn luyện mình từng cái hành động đạo đức.
Thầy mong rằng ở đây, cái lớp học này để có mấy con về mấy con học, rồi Thầy sẽ dạy từng cái đạo đức, từng cái giới luật, đạo đức, mỗi cái đạo đức như cái giới luật, giới cấm sát sanh thì cái Đức Hiếu Sinh, Thầy sẽ dạy cái Đức Hiếu Sinh.
Trong cái Đức Hiếu Sinh nó có nhiều cái đức hạnh, như đức bố thí cũng là hiếu sinh bố thí, rồi đức dũng cảm cũng là bố thí, đức cẩn thận cũng là hiếu sinh mấy con. Mình cẩn thận vì thương mình, thương người cho nên đi xe đi cộ, lái xe không tai nạn giao thông xảy ra, thì không làm khổ mình, khổ người, tức là đức cẩn thận. Mà đức cẩn thận nó phải mang Đức Hiếu Sinh chứ, đức lòng thương yêu, thương mình, thương người.
Mấy con không cẩn thận đi ra kia vấp cục đá chảy máu, đau ai? Đau mấy con chứ ai! Có phải không? Còn mấy con cẩn thận thì mấy con đâu có vấp đá, thì nó đâu có đổ máu đâu, mấy con thấy chưa! Đức cẩn thận, mà không học thì mình vội vàng, vội vàng thì mình sẽ bị đạp gai, đạp miểng chai hoặc là đạp đinh hoặc là vấp đá. Thì tất cả những cái này nó đem lại sự đau khổ cho mình.
Cho nên học đạo đức, từ cái đạo đức này học rồi đến đạo đức khác người ta dạy, rồi đạo đức cẩn thận, đạo đức dũng cảm, đạo đức giao thông, rồi đạo đức bố thí, đó mình dạy tất cả những cái đó, nhiều lắm mấy con.
(18:15) Mấy con đọc đạo Đức Hiếu Sinh của Thầy Thầy viết một ngàn trang giấy mà tập cỡ của nó đó, là cái cỡ 10 - 20, cái tập sách 10-20, cái bề của nó, bề ngang nó 10, bề dài nó 20, mà nó hơn một ngàn trang, 3 tập, một tập ba trăm mấy chục trang, gần bốn trăm trang.
Thì các con nghĩ đi, hơn một ngàn trang nói về Đạo Đức Hiếu Sinh không, mà gần như chưa hết. Nghĩa là như vậy là Thầy tạm dừng để Thầy nói Đức Ly Tham. Đức Ly Tham cũng nhiều lắm, mấy tập chứ đâu ít đâu. Rồi đến Đức Chung Thủy, tức là Đạo Đức Gia Đình mấy con.
Khi mà đọc Đạo Đức Gia Đình rồi, Thầy nói sự thật mấy con đọc rồi gia đình nó mới hạnh phúc, Thầy đem lại hạnh phúc gia đình cho mọi người. Khi mà đọc rồi, chồng đọc, vợ đọc, con đọc, tất cả gia đình đều đọc hiểu biết rồi, không bao giờ có cãi cọ, không bao giờ thấy có sự chia rẽ nhau, cùng trong một gia đình đều có sự cộng sự, cùng chung nhau những cái khổ đau, những cái vui, cái buồn ở trong đó, phải chia sẻ nhau, không có nên mà làm đau khổ nhau nữa.
Mọi người trong, thành viên trong gia đình đều không nên làm đau khổ nhau nữa, phải dừng lại những bạo lực gia đình, không được rầy mắng vợ, không được đập con cái của mình. Tất cả những cái này đều là phi đạo đức, không đạo đức. Mà được Thầy hướng dẫn thì phải có đạo đức hẳn hoi, thì gia đình hạnh phúc.
Đó là cái nhiệm vụ, trọng trách của một người tu theo đạo Phật, phải triển khai cái nền đạo đức của Phật giáo để giúp cho con người, loài người sống đem lại sự bình an cho họ, họ không còn xung đột với nhau.
Con người không còn xung đột và không còn xung đột thì thế giới không còn chiến tranh, như vậy hòa bình mấy con. Chúng ta ngồi đây mà có nước chiến tranh mấy con biết, chỉ một vài tiếng đồng hồ nổ súng với nhau thôi, hàng loạt người chết mấy con, máu đổ, xương rơi, đau xót!
(20:09) Đất nước chúng ta hòa bình không còn chiến tranh. Trước kia chiến tranh như thế này, ngồi yên như thế này một lúc pháo nó vô là, coi như là trúng đâu là chết người đó. Còn bây giờ hòa bình chúng ta thấy nó vững vàng, lúc nào chúng ta vững vàng. Đáng thương thay cho những nước đang còn bị chiến tranh mấy con, súng đạn ghê lắm nó không tha người nào.
Đó thì hôm nay Thầy nói, bây giờ thí dụ như các con sẽ thấy toàn đất nước chúng ta là ở dài theo ven biển, lũ lụt bão tố sẽ thấy liền. Nhưng mà chúng ta sống toàn thiện, sống đúng năm giới, chúng ta không giết hại chúng sanh, không ăn thịt chúng sanh, không ở vùng nơi mà bắt cá.
Đừng có giết hại loài sinh vật, nó cũng là có sự sống như chúng ta. Đừng có ăn thịt chúng đi, đừng có làm cái nghề đó đi, đừng có giết hại chúng sanh. Toàn đất nước chúng ta đều sống đúng những cái đức hạnh hiếu sinh đi, đừng có giết hại chúng sanh, đừng ăn thịt chúng sanh thì bây giờ không có bao giờ có bão tố trong đất nước chúng ta nữa. Thầy nói không có lũ lụt, không có bão tố, không có bao giờ mà nước trôi nhà cửa chúng ta, không bao giờ có!
Tại vì chúng ta sống thiện, điều đó, cái từ trường sống thiện chúng ta sẽ phóng ra khắp cả không gian. Các con thấy có những cái trận bão mà nó ở ngoài Thái Bình Dương chứ gì, lẽ ra cái đường đi của nó sẽ thẳng vào đất nước chúng ta chứ gì, ngay trong những cái tỉnh miền Trung của chúng ta, nhưng mà rồi nó đi vô một đoạn rồi nó đi rẽ lên đi ra ngoài, nó đi luôn qua bên Trung Quốc.
Các con thấy không, đất nước chúng ta cũng có người thiện lắm mấy con. Cho nên nếu mà toàn thiện hết thì chắc chắn là không bao giờ chúng ta có bị lũ lụt, bị hỏa hoạn, bị thiên tai. Chúng ta hãy sống thiện mấy con sẽ thấy, từ cái từ trường thiện nó sẽ chuyển tất cả những cái đau khổ của chúng ta, của đất nước chúng ta.
Cho nên Thầy mong rằng cái nền đạo đức này được phổ biến, tất cả mọi người đều sống thiện, không còn ác pháp. Thiên tai lũ lụt hỏa hoạn không còn, hạnh phúc vô cùng mấy con. Nơi đâu cũng sẽ có cơm ăn, áo mặc đầy đủ. Thầy mong rằng làm sao sớm được cái nền đạo đức được phổ biến rộng, Thầy mong sẽ sớm.
(22:13) Thầy cố gắng mở từng cái lớp học như thế này, được sạch sẽ, khang trang như thế này. Mình nghèo, nhà chật như thế này mình ngồi dưới đất mình học cũng được mấy con, mua bàn, mua ghế rồi cũng tốn tiền nhiều. Cho nên mình cứ học đại đi, học để lấy đạo đức chứ đâu phải mà học để phải có bàn ghế để học được cho sang.
Nhưng mà điều kiện mình có mình cũng sẽ trang bị cái phòng học mình có những bàn ghế, cũng như học sinh vậy mấy con, cũng đơn giản thôi, để rồi mình có những cái nơi học tập, không những các con rồi con cháu của chúng ta nữa, cũng cần phải theo học. Học đạo đức mà, có lợi lắm, chứ đâu có gì đâu. Càng học chúng ta sẽ biến mình trở thành con người tốt.
Nhưng con đường đạo Phật không phải chỉ có đạo đức mà thôi, trong khi giới luật bấy nhiêu chưa đủ mà còn Thiền Định nữa. Giới, Định, Tuệ mà mấy con, hẳn ba cấp nữa chứ. Cho nên học Giới rồi thì còn hai cấp: cấp Định, cấp Tuệ nữa.
Bởi vì có Định mới có đủ sức bình tĩnh, mới có đủ định lực để mà chúng ta chiến thắng được thân tâm của chúng ta bệnh tật, chứ nếu mà không có Thiền Định thì làm sao mà chúng ta chiến thắng được thân tâm của chúng ta mấy con.
(23:19) Trưởng lão: Cố gắng, hôm rày mấy con ở đây mấy con có xả được không hay là có chướng ngại? Bữa nay mấy cô cho ăn cơm, trời đất ơi cho ăn cái kiểu gì nhìn không nổi! Thì như vậy bị chướng rồi. Miễn là có cơm ăn với muối cũng được, vui vẻ, ăn như thế này để xả tâm lại càng tốt. Rau muống luộc hay rau chiên gì cũng được hết, miễn cái nào ăn được mình ăn, ăn no thôi, không biểu ăn hết, ăn no thôi, có vậy thôi. Đừng chấp một cái gì hết, cho ăn cái gì cũng được.
Cho nên ở đây mấy cô cực khổ mà nấu ăn vậy: “Xin cám ơn mấy cô đã giúp tui ngồi trong thất để tui tu hành được, tui xả được tâm như thế này, ngày mai mà tui đi ra mà tui về gia đình tui, chồng con hay hoặc này kia nọ mà tui thấy an ổn được, tui mang ơn cô, đầu tiên đã nấu cơm cho tui ăn tui tập mấy bữa!”
Đó, đó là cái mang ơn đó, phải không? Rồi mang ơn đến những người thợ hồ mà xây cho mình cái phòng học như thế này, tới những người thợ mà làm cái bàn như thế này để có Thầy ngồi, Thầy giảng cho mấy con, cũng mang ơn hết mọi người, nhờ đó mà hôm nay tôi học được đạo đức. Phải không mấy con? Mình nhớ mà.
Mang ơn tức là mình biết thọ ơn người khác đã giúp đỡ mình. Bởi vì những cái gì đó mà đem lại lợi ích cho mình, lợi ích cho người thì tức là mình phải mang ơn. Họ phải bỏ công lao như thế này mình mới được cái phòng nó mát mẻ, ngồi ngoài trời nắng kia mình học được không? Có phải không mấy con?
Cho nên mỗi mỗi đều là mình mang ơn hết. Cho nên mình còn bốn cái thâm ân nữa mấy con, bốn trọng ân mà, tứ trọng ân mà. Trong đạo Phật nó có tứ trọng ân mà. Phải không. Ơn cha mẹ đầu tiên mấy con, sanh thành dưỡng dục mình mới có người, ơn cha mẹ mình, ơn thứ nhất, thâm ân thứ nhất mà. Cái ân sâu thứ nhất là cha mẹ.
Ơn thứ hai là thầy dạy cho mình biết chữ để nuôi dưỡng được cái tri thức của mình, hiểu biết, cái ơn đó. Nếu mà không có thầy dạy cái hiểu biết đó thì mình cạn cợt lắm mấy con. Nhờ ơn thầy dạy, rồi nhờ ơn thầy dạy tu hành nữa, có phải không?
Nếu không có thầy các con biết đâu mà tu, rồi cứ giận hờn phiền não, rồi cứ làm những điều ác, tạo ra những cái điều khổ cho mình. Nhờ có thầy dạy cho mình biết cách tu tập xả tâm cho nên nó là cái thâm ân đó mấy con, bởi vì mình được giải thoát mà, ân sâu lắm mấy con.
Rồi cái ân thứ ba là ân tổ quốc mấy con, cái ân tổ quốc. Nếu mà hôm nay, nếu mà không có những người hi sinh cho mảnh đất này, cho tổ quốc này thì chúng ta làm sao có độc lập, có được yên ổn như thế này đâu mấy con? Có phải không, ơn tổ quốc. Ơn tổ quốc là ơn của những người đã nằm xuống trên mảnh đất này để bảo vệ đất nước này.
Cũng như mấy con thấy trong thời Trưng Vương, Triệu Ẩu, hai Trưng Vương phải chết ở trên dòng sông Hát đó mấy con, vì đất nước này. Mà đâu phải có hai bà chết đâu, cái đội quân của bà mà khi thất trận đều nhảy xuống dòng sông chết hết mấy con, toàn là giới nữ. Chúng ta nghĩ nhớ!
(26:08) Bây giờ chúng ta có thấy cái nghĩa trang của Trưng Vương, Triệu Ẩu không mấy con, ai thấy? Chúng ta chỉ nghe lịch sử nói thời đó Trưng Vương, Triệu Ẩu nổi lên chống giặc Tô Định, rồi thành người anh hùng, anh thư của đất nước Việt Nam đầu tiên, Trưng Vương, Triệu Ẩu.
Nhưng Trưng Vương, Triệu Ẩu chết, nhảy xuống dòng sông Hát mà chết thì bao nhiêu lính của Trưng Vương, Triệu Ẩn toàn là người nữ, họ ở đâu mấy con, họ cũng nhảy xuống dòng sông mà chết vì tướng lãnh của mình.
Chúng ta nhắc đến những cái vị anh hùng đất nước chúng ta, chúng ta thấy xót xa vô cùng! Hôm nay chúng ta ngồi trên mảnh đất quê hương chúng ta mà được bình an như thế này là ơn nghĩa của những vị ghê gớm lắm. Rồi tới Lý Thường Kiệt, rồi tới Trần Hưng Đạo, rồi tới Quang Trung, những vị anh hùng của đất nước mấy con.
Rồi ngày hôm nay chúng ta thấy mình ngồi được yên ổn như thế này, biết bao nhiêu những người lính vô danh chết ở trên mảnh đất này, xương máu họ đổ, là anh, là cha, là mẹ, là ông bà của chúng ta.
Thầy đọc lại những cái trang báo, trong cái thời mà chống Pháp, biết bao nhiêu người đi tù mấy con. Người Pháp họ bắt bỏ tù chúng ta ở ngoài đảo, rồi bấy giờ con cháu sanh ra ở ngoài đảo, những vị anh hùng của đất nước mà khi thất trận rồi thì bọn giặc Pháp nó đem ra bắn hết.
Chúng đem tử hình, bắn và chém và đồng thời còn bị đi đày ra nơi xa quê hương của mình, xa lắm, rồi ra ngoài đó rồi sinh con đẻ cái rồi. Bây giờ người ta tìm đến những nơi đó để ghi lại dòng lịch sử mấy con. Nói như vậy thì hiện giờ chúng ta thấy rằng chúng ta ngồi đây được, ơn của chúng ta đối với tổ quốc, là mình có thâm ân.
Rồi cái ân nữa là như hồi nãy Thầy nói, từ cái công lao của người thợ hồ cho đến người thợ mộc, người thợ điện, hàn làm tất cả những cái chuyện cho chúng ta có nhà ở, tất cả đó là ơn đàn na thí chủ.
Ngồi đây có cô Diệu Linh nấu cơm cho chúng ta ăn, thì cũng là ơn thôi mấy con! Nên nếu cô Diệu Linh có nói gì, mình nhớ ơn thôi, đừng nhớ gì hết, thì như vậy là xả tâm, có gì đâu, phải không mấy con, cứ xả tâm cho Thầy, thì mấy con sẽ sống được an vui.
Cho nên một cái người mà chúng ta đã học đạo đức, nhớ đến cái thâm ân nào, nhớ đến công ơn cha mẹ chúng ta bùi ngùi, khi chúng ta còn cha mẹ không nên làm cho người buồn mấy con, không nên nói một lời nào, không nên tỏ một cái hành động làm người buồn phiền, tội lắm! Cái người, người đã sanh chúng ta ra, rồi nuôi lớn chúng ta, rất vất vả cực khổ mấy con, cực khổ lắm! Cái thâm ân, đó là thâm ân thứ nhất.
(28:47) Cho nên ở đây Thầy nói về đạo đức là phải nói ơn nghĩa, phải biết ơn. Đó thì như vậy mới là con người học đạo Phật chứ! Chứ học đạo Phật mà chỉ có biết tụng niệm, ngồi đó tụng niệm, cúng bái rồi cầu khẩn thì cái chuyện đó nó xa vời, nó mơ hồ, nó trừu tượng, nó không thực tế đâu mấy con. Nó chỉ an ủi tinh thần của mấy con thôi.
À, bây giờ bữa nay tui lạy sám hối như vậy đó, chắc hôm qua, hôm kia tui có giết gà giết vịt rồi này kia, chắc nó cũng tiêu tội. Mấy con nghĩ vậy nó an ủi tinh thần chứ làm sao mà, cái nhân nào thì quả nấy, làm sao hết được mấy con! Không bao giờ!
Chỉ có mình chấm dứt ngay liền, không giết hại chúng sanh, không ăn thịt chúng sanh. Mỗi lần bước đi thì chúng ta nhìn dưới bàn chân chúng ta, tránh không nên dẫm đạp loài chúng sanh nhỏ như con kiến, con bọ, con trùng dưới chân chúng ta, lỡ chúng ta đạp chết tội lắm mấy con!
Các con có thấy khi mà tai nạn giao thông đụng nhau thì một là chết, hai là gãy tay, gãy chân, tàn tật (…) Có tai nạn giao thông xảy ra mà khi Thầy viết cái đạo Đức Hiếu Sinh, một em bé đi học bị tai nạn giao thông, rồi bà mẹ phải nuôi em bé đó như đời sống thực vật, như cái cây mấy con (…) chỉ đút ăn đó rồi sống, sống như vậy mà không biết gì hết, bởi vì nó đã chạm não rồi, hết biết rồi. Mà nuôi không biết chừng nào mà chết, thấy thật đáng thương mấy con!
Cho nên trong cái vấn đề, tất cả mọi cái đều là lan tỏa đạo đức để chúng ta hiểu, biết thương mình, thương người. Rồi lần lượt mấy con sẽ yêu thương mình.
(30:19) Hôm nay Thầy dạy thêm một giai đoạn kế tiếp. Chúng ta có thân là phải có bệnh mấy con. Cái thứ nhất là muốn đẩy lui bệnh ra khỏi thân là đặt trọn niềm tin của Đức Phật. Đức Phật nói: “Có Như Lý Tác Ý thì lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh mà đã sanh thì bị diệt”.
Bây giờ cái thân của mấy con, nó hiện ra cái tướng đau nhức trên đầu, đó là lậu hoặc đã sanh. Mà bây giờ có tác ý thì nó bị diệt. Cho nên vì vậy mà muốn diệt nó thì mấy con nói: “Thọ là vô thường, ngày hôm qua không đau mà nay đã đau!”, rồi: “Cái đầu mà nhức đầu này phải theo cái hơi thở mà ra!”, hoặc là: “theo cái tâm bất động thanh thản mà ra!”
Thì mấy con nhắc rồi thì mấy con nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Thì bắt đầu mấy con ngồi im lặng, còn thấy nhức đầu thì mấy con tác ý: “Cái đầu đau này phải theo cái tâm bất động thanh thản mà ra!”, rồi mấy con ngồi yên lặng thanh thản một chút. Vẫn thấy nhức, mấy con tác ý nữa, cứ tác ý mãi cho đến khi 5 phút hay hoặc là 10 phút trôi qua thì bỗng nhiên mấy con sẽ thấy hết nhức.
Đó là tín lực nó đẩy lui, cái lòng tin của mình. Cái lòng tin đó thì thể hiện như thế nào? Người ta nói, tui tin cái này, tui tin cái kia nhưng mà cái người đó tác ý có một câu, hai câu, cái người đó có tin nữa hay không? Nghĩa là cái người mà ngồi trì chí mà từ 1 phút cho đến 5 phút, cho đến 10 phút, 20 phút vẫn tác ý một câu đó gọi là đức tin. Mình tin mình mới làm còn mình không tin mình không làm mấy con, có phải không?
Cái đức tin nó trừu tượng nhưng nó thể hiện qua cái hành động của nó. Nói tui tin Phật, nhưng mà sự thật ra Đức Phật dạy mình, bảo mình tác ý như vậy mà mình tác ý có vài ba lần đó thôi nghỉ mình không tác ý nữa, thì như vậy có tin không? Không có tin! Tui nói tin Phật mà tui tác ý có năm ba câu vậy đó thôi rồi, đủ rồi đó, như vậy là cái lòng tin mình nó ít quá.
(32:06) Còn tin Phật là phải ôm chặt, tin hoài, nghĩa là lúc nào cũng tác ý, chừng nào hết đau đầu thì thôi. Đức Phật đã nói mà: “Lậu hoặc đã sanh thì bị diệt”. Thì bây giờ mình tác ý nó chưa hết thì tác ý nữa chứ sao? Cho nên tác ý tới cuối cùng thì phải hết, mà mình có tin thì hết được bệnh.
Cho nên ở đây có một số người tin Thầy, cho nên họ về họ hoài, tác ý mới 1 phút chưa hết, 2 phút chưa hết, 3 phút chưa hết. Còn chúng ta mới có 1 phút chưa thấy hết cái thôi, chắc không hết đâu, thôi đi bác sĩ chắc ăn, hay hoặc đi ra kia mua gói thuốc cảm thì chắc ăn hơn chứ để ngồi đây nhức đầu quá!
Các con thấy, cái đó là mấy con không tin rồi, mà mấy con tin mấy con cứ ngồi tác ý hoài. Phật dạy như vậy, tao tin Phật, tao phải đuổi bằng cái lực của ý thức tác ý. Cho đến khi con thấy 1 phút trôi qua chưa hết, 2 phút, 3 phút là phải hết liền tức khắc. Mà nếu mà cỡ không hết tao ngồi đây suốt 1 ngày coi thử coi có hết không? Mấy người đó thiệt tin Thầy!
Một ngày mà làm như vậy là cái người đó tin dữ lắm mấy con. Tin lời ông Phật, nghĩ ông Phật là người không dối trá, thành thật nói để chúng ta được giải thoát mà không tốn một đồng xu, chỉ có ra công mình mà thôi. Không lẽ ông Phật nói láo sao mấy con? Kinh Lậu Hoặc ông Phật đã, cái bài kinh Lậu Hoặc, mà lời dạy này không lẽ ông Phật dạy chúng ta sai sao, nói láo sao? Rõ ràng!
Và khi mà Thầy dạy người nào tin, họ sẽ cứu mình, cả bịnh ung thư còn hết mấy con, chứ chưa nói thứ bệnh cảm, thứ bệnh cảm mà hét nó một hơi chắc nó chạy mất. Trời nắng mà bị cảm hay hoặc là trời mưa mà bị trận mưa rồi, thì chỉ là nó một hơi, bao nhiêu mồ hôi nó toát ra liền, đuổi nó một hơi thì nó toát mồ hôi ra, nó hết! Còn cái bệnh ung thư nó khó hơn, nhưng mà người ta vẫn tác ý hết mà mấy con.
Thầy nói cái thân mà người ta đứt mạch máu não người ta bán thân người ta, nó liệt hết nửa người mà bền chí tác ý là nó phục hồi lại cái thân mấy con! Cái sức của Phật pháp thật hay, cái tín lực thôi chứ mấy con chưa có Thiền Định đâu.
(34:03) Còn bây giờ mới tới cái giai đoạn Thiền Định, mấy con sẽ chiến thắng bằng cái Thiền Định. Mấy con phải nhiếp tâm, nhiếp tâm cho đừng có cái niệm khởi trong đầu của mấy con, đó là nhiếp tâm. Chứ nhiếp tâm 30 phút không niệm khởi, thì mấy con sẽ tập an trú, phải không. Mấy con tập an trú mà khi thân tâm mấy con được an trú đó thì làm sao mà có bệnh nào mà lọt vô, đã an trú rồi thì bệnh nó chỗ nào được? Cho nên chúng ta tập an trú thì không có bệnh.
Vậy nhiếp tâm bằng cách nào? Nhiếp tâm bằng phương pháp, chứ không phải nhiếp tâm bằng câu niệm Phật: “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật!” thì cái đây nó không phải cái pháp của Phật đâu. Cái đó là dùng cái đối tượng câu niệm Phật để ức chế cái tâm chúng ta không niệm khởi.
Cho nên trong kinh Di Đà dạy chúng ta “thất nhựt nhứt tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A Di Đà Phật dữ chư thánh chúng hiện tại kỳ tiền”, nghĩa là 7 ngày đêm niệm Phật, không có niệm nào xen vô trong câu niệm Phật thì người đó sẽ thấy Phật Di Đà và thánh chúng hiện tại. Ức chế tâm cho ý thức chúng ta hoàn toàn không có khởi niệm nữa thì ngay đó tưởng thức hoạt động thì cảnh giới Di Đà hiện ra thì thấy Phật Di Đà.
Ông Phật Di Đà mấy con có biết không? Thì thấy cái hình ông Phật Di Đà mà họ vẽ, cũng đeo vòng đeo vàng, có phải không? Phật mà đeo vòng vàng là ông Phật đó phạm giới mất rồi! Các con thấy cái hình ông Phật Di Đà không, ông Phật mà đeo vòng vàng nhiều, sang, bởi vì ở trong kinh Di Đà có nói mà, trong kinh Vô Lượng Quang có nói mà.
Đất ông Phật Di Đà là lát bằng vàng, chứ không phải bằng đất nữa! Ham quá! Mình ở thế gian mà kiếm được một chiếc đỉnh vàng về, hoặc là cái chiếc nhẫn vàng là thấy cực khổ rồi. Còn lên đó, đất mà lát vàng thì thôi chỉ có lo mà cạy mà đem về thế gian mà xài cho hết, nó gợi cái lòng tham dục của chúng ta hơn.
Còn chúng ta ở đây, đất của chúng ta ở đây, muốn ca hát thì phải mở TV hay radio hoặc là đi ra coi hát mới có đờn ca nhạc. Còn lên cõi Cực Lạc thì khỏi mấy con, hàng rào vầy, nó khua nhau nó cũng thành âm nhạc. Chúng ta ngồi đây mình nghe nó thoải mái, khỏi cần mở cái gì hết nó cũng ở ngoài đó nó kêu vang, mà ý của mình muốn nghe cái nhạc nào là ở ngoài đó nó đánh âm nhạc đó cho mình nghe. Đất Cực Lạc nó như vậy.
(36:16) Cho nên cái miền Cực Lạc thật sự là cái đất nước dục, nó gợi cái lòng ham muốn của chúng ta không phải dục sao? Thầy nói thẳng nói thật, bởi vì kinh Di Đà, kinh Vô Lượng Quang nó đã diễn tả cõi Cực Lạc nó hạnh phúc đến mức độ.
Còn ăn uống như thế nào mấy con biết không? Nó không phải ăn như thế này. Ngồi đây muốn ăn cái gì cái nó hiện lên trên cái bàn này cái đồ ăn đó ngon lắm. Mình muốn ăn cái gì là nó hiện lên cái ấy, tôi muốn ăn gà quay nó hiện gà quay. Tôi muốn ăn cái gì thì nó hiện, bánh hỏi nó cũng hiện lên. Cái gì nó cũng có hết mà.
Bây giờ tôi muốn ăn lagu, bít tết, đồ tây gì nó cũng hiện lên, chứ không phải là tui Việt Nam nó không hiện đồ tây được, nó hiện ra hết. Đất nước Cực Lạc nó như vậy đó! Trời đất ơi, nó sung sướng dữ, nó khỏi nấu gì hết. Mà ăn rồi khỏi cần rửa, nó tự nó đem rửa bản thân nó.
Cho nên những cái đó, chúng ta mới biết rằng đó là cái tưởng, cái tưởng của chúng ta. Chứ ai ngồi đây tưởng thì không được. Không phải là Thầy bài bác đâu mấy con, mà đó là sự thật, mà nếu chúng ta không đủ trí tuệ thì chúng ta sẽ bị dính mắc.
Cho nên tất cả những cái này là cái sự thật, mình sống với đạo đức là mình sống với giới luật, rồi mình buông xả cái tâm của mình mình sẽ giải thoát.
(37:28) Trưởng lão: Đạo Phật là đạo như thật, không có dối trá, chỉ ráng lo mà tu tập mấy con. Tập luyện hằng ngày, sống hằng ngày, những ác pháp luôn luôn nó tác động, mình sống trong một cái môi trường nhân quả. Hồi sáng trời khác bây giờ trời khác, nhân quả mà, nó vô thường nó thay đổi đó, rồi lát chiều nó khác mấy con, cái thời tiết của nhân quả, chứ đâu phải có ông trời làm thời tiết!
Các con nhớ, cái quy luật của nhân quả nó xuyên suốt cả vũ trụ, nó không phải chi phối có cái hành tinh chúng ta không mà cả cái vũ trụ, các con biết cả vũ trụ như thế nào!
Cái hành tinh này nó đi trên quỹ đạo của nó chứ nó không bị đặt theo quỹ đạo khác. Thì ai điều khiển nó như vậy, thì không phải là quy luật của nhân quả sao? Cho nên nó không bao giờ đi trật cái quỹ đạo của nó, nếu mà nó đi trật quỹ đạo thì cái hành tinh này nó sẽ đụng cái hành tinh kia tan nát hết, quy luật của nó rất là kỹ lưỡng.
Thầy nói cái quy luật của nhân quả, một người ở một xứ thôi, mà nó tập trung vào trong một cái xe hơi để tai nạn giao thông chết cả đám với nhau trong đó. Người ở xứ mà nó dám tập trung lại một chỗ để cho nó lên một cái chiếc xe mà nó đưa đi đúng ngay cái chỗ đó, cái thời điểm đó phải chết không?
Các con có nghe cái việc làm từ thiện, nó tập trung bao nhiêu người lên xe đó đi làm từ thiện vào để chết! Nó nhiều cái việc mà chúng ta không ngờ là cái luật nhân quả của nó, nó tính rất là kỹ lưỡng từng li, từng hào của thời gian. Phải không?
Cho nên chúng ta sống chúng ta phải hiểu được luật nhân quả của chúng ta, không làm một điều gì đau khổ cho mình, cho người, điều ác để đem lại sự đau khổ.
Cũng như bây giờ các con thấy, làm một món thực phẩm mấy con ăn thấy ngon, nhưng ngon ở trong cái dục của mấy con, nhưng mà cái tai họa của mấy con sẽ đến trong gia đình của mấy con, không biết được.
Rồi cái thân mấy con cũng thọ lấy những cái đau khổ khi mấy con nuôi những cái đau khổ trong thân mấy con, mấy con có biết không? Mấy con trốn khỏi cái quy luật của nhân quả đó không? Mà hở ra đau khổ thì mấy con sợ hãi, mà ăn uống thì mấy con lại, thì mấy con thấy cái này, giết hại chúng sanh để các con ăn sao? Cho nên đó là một cái đau khổ vô cùng!
Cho nên giới luật của Phật dạy 5 giới, chúng ta phải cố gắng sống đúng 5 giới. Từ đó, người nữ cũng như người nam, chúng ta sống đúng giới, không rượu chè, bài bạc, không hút sách, không bị nghiện ngập bất kỳ những cafe, thuốc lá, tất cả mọi cái nghiện ngập, trà cũng không uống nữa!
Mấy con thấy Thầy bây giờ trà cũng không uống nữa, uống nước lạnh thì uống, chứ không nghiện trà. Không uống trà có chết Thầy chỗ nào đâu mà Thầy khỏi phải tốn tiền nữa hả trời! Người ta nói trà đạo, sự thật ra ghiền trà rồi mới trộn trà đạo, ngồi đó mà nhâm nhi từng ly trà gọi là trà đạo! Đạo gì, có giải thoát không? Bỏ tiền ra mua trà chứ không lý mà ra kia hốt cỏ vô mà nấu uống được sao!
(40:11) Cái thẳng thắn thì nói, cái không thẳng thắn thì Thầy không nói, Thầy nói thẳng thắn. Cho nên lại có một cuốn sách gọi là “Trà đạo” thì Thầy thấy họ viết trà đạo để làm gì? Người ta rất sợ những người uống rượu, mà người ta không sợ những người uống rượu, mà người ta sợ những người uống trà!
Người uống trà là người làm chính trị, người ta ngồi lại uống trà người ta bàn tính cái chuyện phá phách chỗ này, phá phách chỗ kia làm cho náo động lên, làm như mấy người quýnh trận. Còn mấy cái ông uống rượu say rồi nói bậy, nói bạ ra, cái gì mấy ổng cũng nói ra hết, cho nên mình không sợ mấy ông uống rượu.
Mấy ông uống rượu không có bao giờ mà làm việc chính trị được hết, hở ra mấy ổng nói ra người ta biết, nó bắt cùm đầu hết chứ ở đó! Còn mấy cái ông uống trà người ta sợ lắm. Cho nên thực sự ra thì cái trà đạo nó không phải đạo đâu mấy con, mà nó cũng là cái ghiền.
Cho nên ông bà của chúng ta, nó ghiền trà rồi mấy con biết không? Trà, cây trà Huế trồng vậy nó chặt vô cái cây khô, hoặc là lấy cái lá nó nấu, rồi đem nước chát chát uống vậy chứ nó quen miệng rồi, không có nước chát chát uống, nhiều lúc uống nước lạnh vậy nó không có uống được, phải có cái gì chát chát trong miệng. Tức là họ bị ghiền, họ ghiền.
Cho nên trong thân của chúng ta không cần mấy cái đó mà chúng ta vẫn sống. Sống chúng ta ăn cơm, thực phẩm, những cái rau cải tương dưa đơn giản nhất thì chúng ta sống được rồi, không có lo gì hết. Ngày xưa trên Hòn Sơn, Thầy 9 tháng, Thầy ăn toàn lá cây không, Thầy vẫn sống như thường, chứ con bò ăn cỏ cũng sống chứ nó có chết bao giờ!
Mà các con thấy con bò nó còn có sữa, nó còn gọi là sữa bò, nó còn bổ phải không? Cỏ chứ đâu có thịt cá đâu mà nó bổ trong đó, mà sao nó có sữa bò nó bổ vậy, rõ ràng là cỏ có chất bổ chứ!
Cho nên Thầy cũng là con người như mấy con vậy chớ bây giờ bắt mấy con ăn lá cây vô mấy con sống nổi không? Muốn ăn sống được phải tập chứ đâu phải dễ đâu, cái bao tử của mình nó không phải bao tử của bò, cho nên mình tập dần dần, dần dần rồi nó quen đi, rồi mình sống được, sống khỏe lắm mấy con.
(42:07) Người mà ăn được cỏ là không có … Khỏe, cỏ để tự nhiên vậy chớ ra chỉ việc cắt vô để một thau vậy đó ăn rồi đi chơi, khỏi có làm gì, khỏi có chiên xào nấu, mấy con thấy giải thoát không mấy con? Giải thoát thật sự mấy con. Ăn phải nuốt, phải nhai, phải nuốt, phải không? Rồi phải nấu nướng, rồi cơm gạo nấu nướng, rồi ăn rồi mới đem rửa, trời đất ơi cực khổ muốn chết! Mà ăn 3 ngày còn khổ nữa.
Còn mấy con thấy bữa nay mình ăn có một bữa, trưa mình ăn rồi mình rửa mâm cái dẹp, trời ơi ngồi sướng, từ sáng tới chiều ngồi chơi khỏe re! Các con thấy cuộc đời người nào giải thoát mấy con? Đạo Phật thực sự ăn ngày một bữa giải thoát thật mà mấy con.
Nhưng mấy con chưa quen, mấy con ăn ngày một bữa, mấy con: “Trời đất ơi, sao bây giờ chiều đói quá!” Các con ghê phải không? Nhưng mà đối với Thầy, Thầy thấy có đói chỗ nào đâu, nó sung sướng ngồi nó thanh thản, an lạc, vô sự. Không còn lo, không nghĩ đói, không còn lo cái ăn này, cái kia nữa, không còn nghe cái mì gõ nó gõ cóc cóc ở đằng kia đó mà trong này nó đói bụng rồi, ở đây gõ gõ bể cái ống tre của nó, nó cũng không kêu được, chào thua!
Thầy có đói có thèm đâu mà mua. Còn mấy con mà nghe nó gõ cóc cóc cái bắt đầu bụng nó muốn ăn rồi, thì tức ra kêu nó. Cho nên vì vậy mấy con thấy khổ lắm mấy con. Cho nên cuộc đời tu hành thật sự nó quen rồi, thì ăn có ngày một bữa sống, trưa ăn một bữa rồi, thế mà lại không có cần nữa.
Mấy con để trong một cái nồi vậy phải không, bây giờ đây là đồ chiên, đây là đồ xào, đây là canh, Thầy chỉ sắm cái bát thôi, đợi Thầy múc cái này bỏ vô trong cái bát, Thầy ăn rồi rửa, không có bát, không có rửa chén rửa bát. Rửa, nào là dĩa, bát, tộ đủ thứ trời đất ơi, cực khổ!
Các con dọn một cái mâm phải không, nào là cái đĩa đồ chiên, nào là cái đĩa rau, nào là cái tô canh phải không. Ăn rồi vừa rửa cái bát của mình rồi vừa rửa ba cái đĩa nữa, vất vả gần chết! Thôi ngồi ngay thẳng, ngồi, Thầy múc bao nhiêu đó Thầy ăn bấy nhiêu, rồi Thầy còn có rửa có cái bát, mà Thầy thấy còn cực chứ, có phải không, mấy con thấy!
(44:05) Ở đời mình phải tiết kiệm từng cái thời gian để cho mình sống được cái sự giải thoát, mình ngồi cho nó thanh thản, an lạc, hoặc là mình làm lợi ích cho người khác. Cái thời gian mình còn lại, mình làm cho lợi ích cho người khác, mình giúp đỡ người khác. Chứ mình cứ lo ăn, lo này kia, tối ngày lúp xúp ở trong bếp, rồi ở bên ngoài không biết thứ gì hết!
Nghĩa là đâu có, mấy con mà phụ nữ mà nội trợ thì thật sự ra, chỉ có đi chợ lo về làm đồ ăn rồi này kia cho chồng, cho con rồi cuối cùng ở ngoài không biết chuyện gì nữa hết! Thành ra trong cái cuộc đời của mấy con bị chi phối rất nhiều các con, mà không có được cái thời gian rảnh rang ngồi (…)
Còn Thầy ngồi chơi thôi các con. Nhưng Thầy cực khổ là hiện bây giờ cái nền đạo đức, viết lại thành sách đạo đức chưa có người làm, chứ cỡ có người làm rồi thì chắc Thầy sẽ, Thầy ngồi chơi suốt ngày. Nghĩa là ngồi chơi suốt ngày, ngồi thanh thản, an lạc.
Ngồi mà không mỏi, không mệt chứ không phải như mấy con ngồi từ 5, 10 phút cái bắt phải đầu đứng dậy đi, chứ im nó mỏi. Thầy thì ngồi suốt ngày được. Thầy ngồi trên ghế mà Thầy ngồi vầy, Thầy ngồi suốt ngày không mỏi, cái thân nó an ổn mấy con, nó không có gì. Bởi vì tâm bất động, thanh thản, an lạc, mấy con nghe chữ “thanh thản, an lạc, vô sự”, hoàn toàn nó an ổn vô cùng.
Còn mấy con thì ngồi không được, nó chưa quen. Mà tâm thì nó chưa thanh thản, nghĩ này kia cho nên cái thân của mấy con bị động liên tục, nó không có yên, nó mỏi chỗ này, nhức chỗ kia. Còn Thầy thì đó, không mỏi, không nhức nữa. Cho nên vì vậy mà Thầy thấy tu hành rồi sướng thiệt, còn mấy người này khổ ghê, ngồi chút mà thấy tê chân cóng giò. Còn Thầy thì không tê chân, cóng giò.
Đó thì mấy con thấy cái nào lợi ích? Mà lại ngồi chơi, ngồi cái tâm không nghĩ ngợi, nó an lạc nó thanh thản, nó không phải Thiền Định, nó ngồi như mọi người mà nó bất động, nó không nghĩ cái gì, nó không lo cái gì hết, ngồi im. Mà mấy con giữ được cái tâm đó như vậy là chỉ 5, 3 giây, 1 phút là cao, chứ không thể nào hơn được nữa.
(46:00) Cho nên ở đây ráng cố gắng mấy con, Thầy sẽ dạy mấy con tập, tập thì sẽ được như Thầy, Thầy cũng nhờ tập luyện chứ khi không mà Thầy có được như thế này đâu! Phải tập luyện hết công, hết sức của mình.
Nhiều khi mà Thầy nói, mà nản chịu không nổi, ăn lá cây mà sống! Bởi vì nghĩ ăn cơm thì phải đi xuống trên núi mà xin, rồi mang lên trên Hòn Sơn, ở trên đỉnh Hòn Sơn, chứ đâu phải ở trên Hòn Sơn đâu, rồi phải xuống Hòn Sơn mà xin gạo rồi mang lên, rồi cứ như vậy cực khổ. Cho nên thôi tốt hơn ở trển cứ lá cây rừng mà ăn đi, ăn riết nó quen rồi thôi khỏi mất công đi, ở trển mà ngồi đó mà tu cho nó sướng!
Đến cuối cùng Thầy sướng, Thầy tập nó quen, Thầy khỏi có lo ăn lo uống gì hết. Cho nên bây giờ cuối cùng Thầy về Thầy sống như thế này, Thầy ăn ngày một bữa, Thầy thấy ngon cũng được mà dở cũng được không chê gì hết, ai cho gì ăn nấy. Chứ không đòi họ phải làm như thế này, làm thế kia, thế nọ, ai cho gì ăn nấy, không chê. Dở ăn dở, ngon ăn ngon, miễn là ăn sống, sống để làm việc, để có ích lợi. Đó là cách thức của một người tu mấy con.
(47:03) Bây giờ mấy con cũng có người lớn tuổi, ráng cố gắng mấy con. Tuổi đời nó sẽ không còn bao lâu nữa (…) Nghĩa là không có người nào mà sống mãi ở trên thế gian này, mà tuổi đời còn lại là còn quá quý mấy con! Đức Phật nói: “Được thân người là khó, được gặp Chánh Pháp của Phật còn khó hơn”. Mà chúng ta được thân người mà được gặp Chánh Pháp rồi. Nỗ lực tu!
Còn, đời còn cái gì là của mình nữa đâu: “Các pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta nữa”! Hết rồi mấy con, không có cái gì là của con mà giữ được ở trên thế gian này được. Chết rồi mấy con chỉ còn có nghiệp thôi, chứ còn toàn bộ không còn cái gì.
Đừng nghĩ rằng các con còn có linh hồn, không có linh hồn, linh gì nữa hết đâu, chết rồi hoàn toàn thân Ngũ Uẩn này hoại diệt hoàn toàn, không còn một chút xíu nào trong đó nữa. Nhưng mà cái hành động thiện ác của mấy con còn. Mấy con làm thiện, làm ác mấy con còn, nó tiếp tục tái sanh luân hồi (…)
Còn linh hồn mấy con không còn có nữa. Tại vì người ta cứ nghĩ ở trong thân này còn có linh hồn, mà không ai biết cái linh hồn nó như thế nào. Nếu mà nó có thật sự cái linh hồn thì nó phải có cái mặt riêng của nó. Mà bây giờ mình nằm, mình ngủ mình thấy hồn mình xuất ra thì mặt mày này, nhưng mà mình cái kiếp khác cái mặt này còn nữa sao, có phải không? Kiếp trước con thấy cái mặt của con sao đâu nói cho Thầy nghe?
(48:21) Vậy cái linh hồn nó phải có cái mặt khác của nó, chứ không lẽ, nó vô cái thân của nó, nó thành một con ếch chỗ đó hoặc là con gà rồi, nó cũng là cái linh hồn của con gà vậy sao? Cái linh hồn của con gà nó đâu phải là con gà? Rồi cái linh hồn người ta nó đâu phải là người ta? Nó là cái hình dáng nào, tại sao người ta không diễn tả được cái hình dáng mà cứ nói là trong thân có cái linh hồn, bộ mấy người bị điên rồi sao?
Cái linh hồn nó phải có cái hình dáng riêng, nếu phải chăng có linh hồn, thì nó phải có cái hình dáng riêng của nó. Nó chui vào cái thân này rồi, rồi tiếp tục nó đi tái sanh nó chui vào thân khác, thì cái thân khác nó có cái mặt khác chứ không lẽ cái mặt này nó đút qua cái mặt kia được sao?
Cái con cứ thấy đi, ông bà mình chết cái mặt khác rồi tới mình, rồi cha mẹ mình, rồi tới mình có giống nhau không, làm gì giống đâu! Rồi ngồi đây, mấy con ngồi đây coi thử coi cái mặt, có mặt người nào giống người nào không, nhìn lại coi thử coi, đem kiếng soi mấy con coi, coi có giống nhau không?
Rõ ràng là trăm vạn người, người nào cũng khác nhau hết. Vậy thì cái linh hồn nó cũng khác nhau mà, như vậy là nó chui qua cái thân kia, nó có mặt khác nó, nó còn cái linh hồn, nó giống không? Hoàn toàn cái lý luận đó, cái lý luận mà linh hồn không còn đứng vững mấy con, không còn đứng vững. Trong khi có sự suy luận đúng đắn thì linh hồn không còn.
Cho nên trong cái thời Đức Phật, Đức Phật nói tưởng tri, cái thuyết linh hồn là thuyết tưởng chứ không phải là thuyết thật, nó không phải liễu tri mà nó là tưởng tri. Ông Phật cách đây 2552 năm ông dám nói là không có linh hồn. Còn Thầy bây giờ nói không có linh hồn, thiên hạ họ mới chửi Thầy, trời ơi từ ông bà ngày xưa nói có linh hồn, cúng bái bây giờ Thầy muốn kiểu mà, bàn thờ này lôi xuống hết sao, không còn cúng bái nữa à?
Ở đây cúng bái là chúng ta tượng trưng cho lòng biết ơn của chúng ta, nhớ lại cái công ơn của những người, của ông bà tổ tiên của chúng ta chứ không phải cúng bái cái linh hồn đó. Vậy mà làm mâm cao, cỗ đầy đem lên dâng cúng ở trên bàn thờ gọi là cúng ông bà về ăn, một năm về ăn có một lần ngày giỗ, chắc chết ông bà hết rồi còn cái gì!
Mấy con nghĩ coi thấy cái này có đúng không? Cả một năm đến ngày giỗ, ngày Tết, ngày mùng 5 mới đem ba bánh ú lên bảo ăn, ăn có bữa đó rồi còn mấy bữa kia lấy gì ăn? Chỉ còn nước chết thôi, mấy cái linh hồn này nó chết đói luôn.
Đó là một cái sự thật mà buộc lòng cái tri kiến, cái ý thức của chúng ta từ đó chúng ta suy luận, suy luận cho đúng, để chúng ta hướng đến cái đúng mà chúng ta tu tập để được giải thoát, để hoàn toàn làm chủ sự sống chết mấy con.
(50:44) Trưởng lão: Chừng nào mấy con có sức Thiền Định, mấy con muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Người tu theo đạo Phật là thứ nhất làm chủ bệnh, thứ hai làm chủ chết, chết không phải chết có bệnh. Còn hầu hết mọi người ở trên thế gian này chết phải bệnh rồi mới chết, không có người nào không bệnh mà chết trước đó.
Bây giờ, nói thí dụ như bây giờ, đi vừa mạnh, với thức dậy đi ra cái bắt đầu té xỉu, té xuống chết, thật sự đó là đứt mạch máu não chết chứ đâu phải là đi hụt không mà chết đâu, đâu có, phải bệnh chết chứ đâu phải khi không mà chết được đâu. Còn cái này không đứt mạch máu não gì hết, tui muốn chết tui bảo: “Chết!” là nó tịnh chỉ hơi thở nó chết mấy con.
Cho nên là mình làm chủ cái chết mà, còn cái kia tui muốn chết, tui đâu có muốn chết đâu mà đi sao xiêu xiêu, xiêu xiêu rồi té xuống cái, rồi chết, cái cả nhà chạy ra đỡ vô, thôi, rồi xíu cũng chết. Đó là thực sự là bệnh chết đó mấy con, mà chết đột ngột, chết thình lình, chứ chưa có người nào mà chết mà bảo rằng tui chết, tui bảo chết là chết, sống là sống, thì chưa có người nào.
Nhưng mà đời mấy con còn có một người làm được điều này, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, tự tại. Còn bây giờ cái thân nó muốn đau đuổi nó đi, nó hết đau làm sao nó chết được mấy con?
Bây giờ Thầy còn muốn sống chứ gì, mà bây giờ cái thân Thầy nó hoại nó muốn chết chứ gì? Thầy bảo: “Thọ này đi chứ không có chết đó nha!”, nó đi mất, lấy gì chết? Có đúng không, mấy con thấy không? Làm sao chết, nó có bệnh nó mới chết chứ nó không bệnh làm sao chết được?
(52:05) Bây giờ Thầy sống bây giờ 100 tuổi cũng không chết, mà Thầy muốn sống 200 tuổi nó cũng phải sống thôi, nó không dám cãi Thầy, nó đâu có bệnh được mà chết. Chừng nào nó có bệnh nó mới chết chứ, còn bây giờ nó không có bệnh nó phải sống thôi chứ gì!
Nhưng mà bây giờ Thầy muốn chết, nó đâu cần phải nó có bệnh mà chết, Thầy bảo, tịnh chỉ hơi thở, ngưng lại, vào Tứ Thiền cho Thầy! Thì lúc bây giờ thân tâm Thầy nó vào Tứ Thiền, một trạng thái rất an lạc. Rồi nó, bởi vì cái trạng thái của Thiền đó nó ngưng hơi thở, có phải không mấy con?
Thầy bảo bây giờ xuất ra khỏi cái trạng thái Tứ Thiền, vào trạng thái Niết Bàn thì thân tâm Thầy nó vào đó, thì lúc bây giờ (…) mấy con đem chôn đi, có phải Thầy làm chủ không? Thầy làm chủ bằng pháp Phật đàng hoàng, bằng phương pháp, có phương pháp chứ đâu phải nói suông suông được!
Đâu phải nói, à tui nhập định như ông Bàng Uẩn, đứa con gái ổng nó dụ, nó gạt ổng, ổng tính ổng lên cái sàn thiền, ổng ngồi cái ổng nhập, ổng nhập định ổng chết đó, thì nó gạt ổng nó nói: “Ba ơi ba, ba ra coi mặt trời với mặt trăng nè”. Ổng tu tới mức độ này mà ổng còn bị con gái ổng gạt chứ gì, cái cô con gái ổng. Cái ổng chạy ra ổng coi, nó trèo lên sàn thiền ổng nó ngồi, nó nhập định,cái nó chết.
Cái bắt đầu ổng: “Con này giỏi thiệt chứ, ta định ta nhập Niết bàn, nó còn nhập trước nữa, thôi chôn cất nó xong đi”. Rồi chôn cất xong, rồi ổng nhập Niết Bàn. Thì bà vợ ông Bàng Uẩn về bả nói, đây là cái gia đình thiền định mà, thì bà vợ ổng về: “Cha con ông Bàng Uẩn này giỏi thiệt chớ”, cho nên vì vậy bả nói giỏi thiệt, “Hai cha con mấy người đi trước, bỏ mẹ con tui ở lại hả?”, thì bả mới đi ra bả mới nói với thằng con trai đang cày ruộng ở ngoài ruộng.
Nhưng mà thằng con trai nó biết cha nó chết rồi, cho nên nó dừng trâu lại, nó ngồi đó, nó đứng lại đó nó nhập diệt, nó nhập định, nó nhập diệt nó bỏ thân. Bả ra tới, thằng hai chết rồi, thôi giờ bả lo chôn cất nó chứ sao. Cha con Bàng Uẩn này giỏi thiệt, cha con gì chết hết, bây giờ chỉ còn mình bả!
(54:02) Cho nên cuối cùng xong xuôi bả cũng vào trong cái hang, bả mới nhập diệt trong núi, bả chết. Bởi vì đâu còn ai chôn cất bả nữa đâu, bả phải vô trong hang núi bả tịch. Người ta nói Thiền Định như ông Bàng Uẩn đó, nhưng mà sự thật ông Bàng Uẩn nói cái điều đó mà không có pháp, làm sao mà làm cái chuyện đó được đâu? Có phương pháp đàng hoàng cách thức như thế nào chứ!
Còn ông Phật, ổng muốn bỏ thân ổng, ổng muốn vào Niết Bàn, ổng mới hứa trước với Phật tử, 3 tháng nữa ổng sẽ nhập Niết Bàn, rồi ổng mới đi về cái nơi Sa-la Song Thọ.
Xong rồi, ổng đến đúng ngày giờ, đúng 3 tháng, ổng mới nhập từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền, rồi từ đó ông xuất ra, xuất vô 3 lần để ổng nhắc nhở cho Phật tử, cho chúng đệ tử của ông biết rằng đây là con đường mà làm chủ sự sống chết, cho nên khi nhập vào Tứ Thiền rồi vào Niết Bàn, xuất ra khỏi Tứ Thiền rồi vào Niết Bàn , là ổng bỏ báo thân, bỏ cái thân này.
Đâu, có phương pháp đàng hoàng chứ, đâu phải, nói như gia đình ông Bàng Uẩn thì đâu được, có phải không mấy con? Khi không mà ngồi thiền, thiền gì đây? Ông làm sao ông làm cái chuyện này, ông phải nói phương pháp chứ, ông nói Thiền Định, ai nói chuyện Thiền Định không được, nhưng mà phải phương pháp như thế nào, phải đi vào bằng cái sức gì, cái lực gì, cái Định gì, nó mới vào từng phần của nó chứ, phương pháp nào, cái pháp nào mà vào được cái chỗ mà làm chủ sự sống chết này?
Đó, thì mấy con thấy đạo Phật nó thực tế và cụ thể, còn Thiền Tông mà nó nói chuyện huyền thoại của ông Bàng Uẩn, thì thiệt ra nó không thực tế mấy con, nó không có phương pháp. Bởi vì vào tu phải: “Biết vọng liền buông”, bây giờ vì buông hết những cái niệm trong đầu của chúng ta, hoàn toàn nó sẽ ở vào trong cái không ngơ, rồi từ đó nó sẽ làm sao?
Nó đi đến cái chỗ chúng ta trở thành cây đá sao, vô phân biệt. Nó không phân biệt, nó không khởi nghĩ gì, thì nó sai Phật pháp vô cùng lận! Nó đưa đi đến chúng ta trong cái ngoan không. Mà chúng ta tu chưa tới thì chúng ta chưa thấy, mà tới rồi thì nó quên trước quên sau, nó lẫn lộn như một cái người, cho nên Hòa thượng Phước Hậu là một cái hiện thân, mà trong cái thời Thầy đã biết Hòa thượng Phước Hậu ở chùa Phước Hậu ở dưới Trà Ôn, nhưng vẫn có người tu đến nỗi mà Hòa thượng nói:
Kinh điển Phật lưu truyền tám vạn tư
Tu hành không thiếu cũng không dư.
Đến nay dường đã như quên hết
Chỉ nhớ trên đầu một chữ Như
(56:17) Chỉ còn có chữ như như thôi, không có nhớ gì nữa hết. Coi như là chỉ còn có cái tâm bất động đó thôi, hoàn toàn bất động trong cái trạng thái “không” đó thôi, không có phân biệt không có khởi nghĩ gì hết.
Cho nên khi mà đi qua sông vậy đó, thì lột quần áo hết cho chú thị giả lội qua sông, thì khi mà lên sông rồi thì ông cũng không nhớ là mình mặc quần áo, cho nên đi luôn. Chú thị giả đội quần áo chạy: “Hòa thượng, Hòa thượng dừng lại, Hòa thượng chưa mặc quần áo!”. Ông mới nhớ là, à như vậy chưa mặc quần áo, cho nên mặc quần áo rồi mới đi.
Con thấy còn phân biệt được gì nữa đâu, hết rồi. Cho nên Hòa thượng Phước Hậu là một hiện thân của một người tu rất là cao, rất là nỗ lực, tu cho đến mức độ như như trên đầu, thế mà như vậy là sao, mấy con thấy!
Đó là những cái sai, cái phương pháp sai, mà may là cái người mà quyết tâm tu được tới đó, bao nhiêu người đã làm được như Hòa thượng Phước Hậu? Bây giờ số Hòa thượng, bao nhiêu người đã làm được như Hòa thượng Phước Hậu? Còn một số Hòa thượng hiện giờ đang tu thiền, người thì bệnh này, người bị bệnh kia đủ loại bệnh hết, tại sao không làm chủ được bệnh? Đó thì mấy con thấy rất là đau khổ!
Cho nên ở đây mình phải tu tập ngay từ bây giờ, phải ngay từ trong cuộc sống, làm chủ được bệnh, đuổi được bệnh khỏi tâm, làm chủ được sự sống chết, ngay cả thân này muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Chúng ta làm hẳn hoi, làm chủ được mà, đâu có gì đâu.
Như bây giờ Thầy bảo: “Tịnh chỉ hơi thở, ngưng hơi thở nhập Tứ Thiền”, thân này ngồi bất động, hơi thở (…) Thầy làm được rồi, cho nên Thầy biết Thầy làm chủ được sự sống chết. Còn bây giờ mấy con bảo xem coi nó nghe không, chưa nghe thì chưa được, phải tập nữa, tập chừng nào mà như Thầy!
Đó là cái thực tế, cái cụ thể. Tại vì chúng ta, ở trong thân chúng ta nó có một cái nội lực mà chúng ta không luyện, mà cái pháp Như Lý Tác Ý mấy con tác ý nó thành một cái lực, lực Như Lý Tác Ý mà. Bởi vì tác ý nó mãi thì nó thành một cái lực, cái lực vô lậu, cái lực vô lậu nó (…)
(58:06) Ráng mấy con, mấy con già (…) Sắp sửa đây rồi mấy con sẽ mất thân này mà tu tập không được. Gia đình hãy sắp xếp, có gia đình, mấy con, Thầy biết, có gia đình, đứa nào cũng phải lo sắp xếp đi, sắp xếp cho nó ổn hết rồi về đây, Thầy cho một cái thất mấy con, ở trong thất của mình. Cái này là những người cư sĩ phải ở đây tập phải không, còn nếu như con mà quyết tâm tu sâu hơn, Thầy sẽ cho những cái thất trong khu vực yên tịnh. Phải nỗ lực!
Những người nào mà quyết tâm để tu được làm chủ sự sống chết, Thầy sẽ cho một thất trong khu vực yên tịnh, để cho mấy con thực hiện được cái hoài bão của mấy con là làm chủ sự sống chết trước khi mấy con ra đi bỏ thân này, mấy con tự động chủ động để mà ra đi trong tâm bất động, hạnh phúc lắm mấy con!
Đời người không có gì hơn là chúng ta đã tự sức mình làm chủ được thân tâm. Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không con? Hỏi Thầy Thầy sẽ trả lời cho, còn không hỏi thôi. Ráng mà tu, chỉ có xả tâm thôi, Thầy chọn cái người xả tâm.
Ở trong đây, cái số mấy con mà hôm rày ở đây Thầy lắng nghe hết, người nào mà xả tâm, người nào không bị chướng ngại, ai làm gì không bị chướng ngại hết là người đó độc cư trọn vẹn, chớ không phải ngồi trỏng. Nghĩa là ai nói gì cũng cười vui vẻ, không buồn phiền người nào hết, thấy người nào cũng thương, thì những người đó là những người Thầy sẽ cho sống bên Thầy, hướng dẫn (…) chỉ dẫn đến nơi đến chốn.
Bởi vì những người đó đã có căn cơ biết xả tâm, biết xả tâm, biết thương mọi người, các con sẽ được sống bên Thầy. Thầy sẽ dạy mấy con trên Tứ Niệm Xứ để tâm bất động, thanh thản một thời gian dài và có đủ Tứ Thần Túc mấy con. Để mấy con làm chủ được sự ra đi của mấy con, mấy con muốn chết hồi nào chết mấy con.
Cái mà tu xong rồi, đầu tiên mấy con phải về độ cha mẹ, vì cha mẹ mình có mất mình hãy tìm nơi mà mẹ mình đã sanh ở đâu, để độ, để đền đáp công ơn sanh thành dưỡng dục.
Rồi kế đó những người thân trong gia đình của mấy con, là con cái, chồng con của mình, phải giúp đỡ họ. “Đây mẹ đã tu được như thế này, các con phải nghe lời mẹ, đời không có gì, mấy con có làm quan chức gì đi nữa mấy con cũng không còn, chỉ có làm chủ sự sống chết này sẽ không tiếp tục tái sanh luân hồi, sẽ hết đau khổ. Hãy nghe lời mẹ!”
(01:00:13) Cái tình cảm mà mấy con tu hành xong mấy con nói, các con cũng nghe hết, nó sẽ nghe lời mẹ, mấy con sẽ độ cả con cái, chồng con người thân.
Mấy con cố gắng lên! Thầy là một vị Thầy để chỉ dạy mấy con thôi, chứ Thầy đi con đường đó không được đâu mấy con, không đi giúp được mấy con. Thầy chỉ biết hướng dẫn cho mấy con, thương mấy con bao nhiêu thì thương nhưng mà không thể chịu thay sự đau khổ cho mấy con được. Mấy con biết rồi, Thầy không chịu thay được mà mấy con phải tự chịu mà thôi.
Và tu tập cũng vậy, cho nên ngày xưa Đức Phật nói: “Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng dẫn cho mấy con , hướng đạo mà thôi!”, Đức Phật từ chối. Vậy mà bây giờ chúng ta cầu khẩn Đức Phật cứu khổ chúng ta, làm sao được mấy con? Lời Đức Phật đã còn dạy chúng ta rõ ràng.
Cho nên chúng ta nhớ: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng đạo”. Nhớ như vậy mà ráng hướng đạo. Pháp của Phật là pháp tự giác, tự nguyện để mà tu tập, chứ không có người nào tu tập thay mình, không có cầu khẩn một người nào mà giúp mình được trọn vẹn. Ai cũng có thân có tâm, có đầu óc hiểu biết, tự cứu mình.
Hôm nay mấy con ngồi đây, được ngồi nghe Thầy thì mấy con phải tự cứu mình. Thầy chỉ làm những cái cơ sở nó như thế này để tạo cái duyên cho mấy con đủ lực cho mấy con khép mình (…). Chứ Thầy không làm gì khác hơn được hết. Thôi bây giờ có gì mấy con hỏi Thầy, không hỏi Thầy thì Thầy về. Thầy về để ngồi máy vi tính làm việc nữa, viết sách đạo đức, nhất là Đạo Đức Gia Đình! (01:01:38)
HẾT BĂNG