CÁC PHÁP TU TẬP THỌ BÁT QUAN TRAI

CÁC PHÁP TU TẬP THỌ BÁT QUAN TRAI

CÁC PHÁP TU TẬP THỌ BÁT QUAN TRAI

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời lượng: [54:10]

1- CÁCH THỨC TU TẬP CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

(00:00) Trưởng lão: Hôm nay, Thầy tuyên bố truyền lại cho mấy con tám giới. Trong ngày hôm nay, mấy con cố gắng mà tu tập giữ gìn tám giới cho nó trọn vẹn và trước khi mà thọ tám giới, Thầy nhắc lại những cái phương pháp trong cái ngày mà thọ Bát Quan Trai. Thì trước tiên mấy con tập đi kinh hành, chánh niệm tỉnh giác hoặc năm phút, hoặc mười phút, hoặc hai mươi phút tuỳ theo cái khả năng nhiếp tâm của mình. Để cho mình nhiếp cho được ở trong cái thân hành của mình, cái bước đi của mình. Đó là điều kiện, nó có bốn cái giai đoạn mà tu tập về chánh niệm tỉnh giác trong thân hành.

Cái thứ nhất, mình đi mình biết mình đi. Trước khi đi mình nhắc, mình tác ý : “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành” rồi mình bước đi, mình đếm mười bước. Cứ không có niệm khởi thì mình tăng lên hai mươi bước. Mình thấy không niệm khởi thì bắt đầu lấy hai mươi bước đó mình làm cái chuẩn. Để rồi mình bước hai mươi bước thì mình tác ý một lần “tôi đi tôi biết tôi đi”, rồi mình tiếp tục mình lại đi. Rồi mình đếm đúng hai mươi bước thì mình lại tác ý một lần. Cứ tu như vậy cho đến khi…​ Nếu mình chọn lấy cái thời gian năm phút thì mình tu năm phút. Mà mình chọn lấy thời gian mười phút thì mình tu mười phút. Nếu mình chọn lấy hai mươi phút thì mình tu hai mươi phút.

Tại sao mình chọn? Tại vì cái thời gian mình tu, mình nhiếp tâm được, không có một niệm gì xen vào trong cái khoảng thời gian mình đi kinh hành thì mình chọn: năm phút, mười phút, hai mươi phút. Còn cái thời gian mà mình chọn ví dụ như hai mươi phút mà có niệm, có 1 cái vọng tưởng. Có 1 cái niệm nào xẹt vào thì do đó mình lui trở lại, mình tu hai mươi phút, mình tu lại còn mười lăm phút. Mười lăm phút còn niệm thì mình lui lại mười phút. Mười phút còn niệm thì mình lui lại còn năm phút. Và năm phút còn niệm mình lui lại một phút, mình tu chỉ một phút mà thôi.

Tu như vậy mới có chất lượng tỉnh thức. Còn nếu mình tu nhiều quá, cái tâm mình nó không đủ sức nó gom tâm, cho nên nó không có chất lượng. Và nó không có chất lượng, mình tu cái kết quả của nó không được trọn vẹn. Và như vậy mình tu nhiều vậy chớ sự thật ra cái chất lượng không cao. Thì mình tu mãi như là mình bị dậm chân tại chỗ.

Cho nên cần phải tu làm sao mà mình đạt được chất lượng của cái sự tu tập. Thà là tu ít, tu một bước đi, tu một hơi thở mà chất lượng cao, tập trung kỹ, sức tỉnh giác cao. Đừng có nên tu nhiều, mà tu nhiều chất lượng thấp. Mình tu mà có niệm xẹt ra xẹt vô, khởi tới khởi lui thì đó là mình tu cái chất lượng không cao.

(02:49) Cho nên nhớ những cái lời Thầy dạy mà mình cố gắng, mình tu tập kỹ. Cho nên Đức Phật nói: “ Nhiệt tâm từng bước đi, nhiệt tâm từng hơi thở”. Mà nhiệt tâm là tu thật sự tu, tu có sự chú ý kỹ hẳn hoi, đó là cái sức tập tỉnh thức của mình.

Nếu mình thấy tu được, khi đi kinh hành mười bước hoặc hai mươi bước mà tác ý một lần mà thấy nhiếp tâm được thì đương nhiên mình sẽ tu tập qua một cái pháp khác. Còn hiện giờ mình tu tập như vậy mà mình thấy nhiếp tâm không được, dù là một phút nhưng vẫn thấy có niệm khởi ra khởi vô, tức là mình nhiếp tâm không được.

Về cái phương pháp đi kinh hành giai đoạn thứ nhất thì mình chuyển qua giai đoạn thứ hai: mình đi kinh hành năm bước, rồi mình đứng lại mình tác ý một lần, mình hít thở năm hơi thở, rồi mình mới tác ý bước đi. Nghĩa là như thế này, trước khi mình bước đi kinh hành, mình tác ý: “ Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”, rồi mình đếm bước đi của mình. Mỗi bước đi mình đếm: một, hai, ba, bốn, năm bước đi. Đúng năm bước thì tôi đứng lại tôi tác ý: “ Tôi hít vô tôi biết tôi hít vô, tôi thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi mình hít vô thở ra năm hơi thở. Năm hơi thở xong rồi thì mình lại tác ý: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành” thì mình lại bước đi năm bước đi. Đúng năm bước đi thì mình lại đứng lại, mình lại tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Rồi mình hít vô, thở ra đúng năm hơi thở, rồi mình lại tác ý bước đi. Đó là giai đoạn tỉnh thức thứ hai.

(04:29) Nếu mà giai đoạn này tập, mình thấy không có niệm nào xen vô được trong khi tu tập thì đó là kết quả của sự tu tập và thời gian tu đó bắt đầu tu từ một phút. Nghĩa là mình tu từ một phút rồi mình tăng dần lên hai phút, ba phút, năm phút cho đến mười phút, cho đến ba mươi phút mà vẫn thấy không có niệm nào xen vào thì đó là kết quả của sự tỉnh thức. Mình sẽ tu tập qua pháp khác mà không còn đi kinh hành. Nếu cái pháp thứ hai mà mình tu mà thấy kết quả không đạt được, nó hay có niệm khởi ra khởi vô thì do đó mình tu tập pháp thứ ba: pháp Chánh niệm tỉnh giác đi kinh hành thứ ba.

Bắt đầu tôi cũng tác ý: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành” tôi đếm năm hơi thở rồi tôi lại ngồi xuống, ngồi xuống rồi tôi tác ý. Tôi ngồi thẳng lưng, ngồi bán già hoặc kiết già; ngồi xếp bằng như mấy con hiện giờ đang ngồi, rồi mấy con tác ý: “ Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi hít vô thở ra đếm một, hai, ba, bốn, năm. Đúng năm hơi thở thì các con đứng dậy, rồi tác ý: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Rồi bước đi đếm năm bước. đúng năm bước, thì lại ngồi xuống rồi tác ý: “hít vô thở ra” rồi mình theo dõi hơi thở. Tác ý hít vô thở ra 5 hơi thở, rồi đứng dậy tác ý tiếp tục đi kinh hành. Chú ý năm hơi thở, rồi năm bước đi.

(05:52) Mà nếu tu tập được như vậy nó không có một niệm khởi mà suốt ba mươi phút thì chúng ta tu Chánh niệm tỉnh giác đã xong trên cái phương pháp đi kinh hành. Nếu trong thời gian tu mà thấy còn niệm ra vô thì chúng ta kiến qua giai đoạn thứ tư của phương pháp đi kinh hành. Đó là mỗi hành động trên thân của chúng ta đều tác ý, đều tác ý bước đi. Ví dụ như: chân trái bước thì tôi sẽ nói (như 2 bàn chân các con để như thế này), chân trái bước thì các con chú ý cái chân trái của mình, rồi mình bảo: “giở gót lên” thì mình giở cái gót lên; “giở chân lên” thì mình giở chân lên; “đưa chân tới” mình đưa chân tới; “hạ chân xuống” mình hạ chân xuống; “hạ gót xuống” mình hạ gót xuống.

Chân mặt bước là mình lưu ý, mình nghe bảo chân mặt bước là mình lưu ý chân mặt. Mình bảo: “giở gót lên”, thì cái chân mặt giở gót lên. Mình bảo: “giở chân lên” thì mình giở chân lên; “đưa chân tới” thì mình đưa cái chân mình tới; “ hạ chân xuống” thì mình hạ chân xuống; “hạ gót xuống”, hạ gót xuống. Như vậy mình sẽ tác ý từng hành động. Trong khi đó các con sẽ tu trong một phút chỉ tu 1 phút mà thôi, coi thử coi cái chất lượng mình tu coi như thế nào.

Nếu khi mà mình bảo “giở gót lên” thì mình vừa tác ý mà vừa giở gót lên thì không đúng. Mình tác ý xong rồi, tức là mình ra lệnh xong rồi thì mình mới giở gót lên. Thí dụ như “giở gót lên” thì mình mới giỏ gót lên. “Giơ chân lên” mình ra lệnh rồi từ từ giơ chân lên. Chú ý kỹ hành động giơ chân lên. “Đưa chân tới” là mình tác ý rồi, bắt đầu mình đưa cái chân mình tới. “Hạ chân xuống” từ từ mình hạ chân xuống; “Hạ gót xuống” từ từ mình hạ gót xuống. Để cái sự làm nó không chậm quá mà cũng không nhanh quá, để mình làm theo cái lệnh tác ý của mình.

Do đó người mà tu kỹ lưỡng những cái hành động mỗi bước đi như vậy thì nó sẽ không bao giờ có một niệm nào khác xen vào trong đó được. Khi chúng ta đi kinh hành như vậy mà suốt ba mươi phút hoàn toàn (giơ chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống) hoàn toàn không có niệm nào thì mình đã đạt được chất lượng của sự tỉnh thức.

Và như vậy, bốn giai đoạn tu tập này, người nào hợp với pháp nào thì chúng ta hợp với pháp nấy mà tu tập. Ở đây không cần phải căn cứ vào năm hơi thở hoặc là năm bước đi. Mà nhiều khi chúng ta nhiếp tâm tốt thì chúng ta có thể mười bước đi chúng ta tác ý một lần, rồi chúng ta ngồi xuống, chúng ta hít thở năm hơi thở. Mà nếu mà chúng ta đi kinh hành mà hai mươi bước không có một niệm nào xen ra xen vô thì chúng ta lấy hai mươi bước, để cho cái thời gian đứng lên ngồi xuống ít nhọc nhằn hơn.

(08:50) Còn nếu mà chúng ta thấy niệm mình khởi nhiều quá cho nên mình phải…​ cái bước đi nó còn lại năm bước đi, nó hơi nhọc nhằn. Nhưng mà sự nhọc nhằn đó nó làm chúng ta tỉnh thức hơn, nó dễ phá hôn trầm thùy miên. Các con lưu ý cái cách thức mà chúng ta đi năm bước rồi ngồi xuống nó cực lắm, nó cực. Thật cực bởi vì mình đi chưa có gì hết, mới có năm bước cái phải ngồi xuống. Ngồi xuống thì hít thở mới có năm hơi thở; nó cũng chưa có ngồi yên được, cái nó bắt đầu nó đứng dậy, nó làm cho cái thân chúng ta động lên động xuống, động mãi. Rồi như vậy nó phá cái hôn trầm thùy miên chúng ta rất là tuyệt vời. Khi chúng ta bị hôn trầm thùy miên buồn ngủ thì nhờ cái phương pháp đó phá. Nó gọi là pháp tỉnh thức cuối cùng của bốn phương pháp tu học.

Như vậy nó chưa phải trọn là cái pháp Thân hành niệm như Thầy dạy trong Thọ bát quan trai. Bởi vì pháp Thân hành niệm thì nó có kết hợp cái hành động ngồi. Mà hành động ngồi thì nó phải đưa tay đưa chân rồi nó ngồi xuống, rồi nó đứng dậy nó cũng đưa tay đưa chân nó đứng dậy. Rồi nó còn cộng thêm với hơi thở năm hơi thở nó hít thở nữa, cho nên đó là pháp Thân Hành Niệm. Còn cái này là Chánh Niệm Tỉnh Giác. Các con phân biệt Chánh niệm tỉnh giác. Mình nội cái hành động đi thôi, chứ nó không có kết hợp với ngồi, nó không có kết hợp với hơi thở. Nó chỉ ngồi mà thôi, nó chỉ đi mà thôi, nó không có ngồi.

(10:07) Do cái vấn đề tu tập như vậy, nó giúp cho chúng ta rất tỉnh thức để nó phá đi cái hôn trầm, thùy miên. Mục đích đi kinh hành là phá hôn trầm, thùy miên chứ không có gì khác, cho nên giúp cho chúng ta không có lười biếng. Và cái người mà tu tập, tu tập mà tác ý mà từng hành động thì cái người đó cũng là tập cái siêng năng, xả bỏ cái lười biếng. Và cái người mà tu tập cái pháp môn mà đi kinh hành năm bước, và ngồi xuống hít thở năm hơi thở cũng là cái pháp môn rèn luyện nghị lực, làm chúng ta có cái nghị lực. Bởi vì đi có năm bước rồi ngồi xuống hít thở năm hơi thở, rồi đứng lên ngồi xuống mà tu suốt 30 phút như vậy nó nhọc nhằn vô cùng.

Trong khi nhọc nhằn như vậy, nó làm cho chúng ta, một cái người mà có nghị lực có bền chí thì người ta tu mới nổi. Còn không thì mấy con tu một bữa hai bữa, mấy con tu nổi nữa. Nhưng mà tu mà không nổi bỏ đó thì mấy con là con người không có nghị lực, không có ý chí, không có bền chí. Cho nên muốn rèn luyện được cái nghị lực và cái ý chí thì mấy con phải nỗ lực ráng tu tập những cái pháp này; nó giúp cho mấy con tỉnh thức.

Tỉnh thức để làm gì? Cái sức tỉnh thức của chúng ta là một cái chỗ, cái điểm tựa. Khi mà chúng ta tỉnh thức mà chúng ta nhiếp tâm được trong cái bước đi hoặc là trong cái hơi thở của chúng ta, thì nó làm cái điểm tựa để chúng ta đẩy lui cái bệnh trên thân của chúng ta. Khi mà chúng ta nhiếp tâm được, chúng ta an trú được trên bước đi hoặc trong hơi thở của chúng ta thì chúng ta dễ dàng làm chủ bệnh. Còn nhiếp tâm chưa được và trong cái hành động và an trú chưa được thì chúng ta khó đẩy lui bệnh, mặc dù pháp Như Lý Tác Ý chúng ta có hiệu quả. Có hiệu quả nhưng vẫn đẩy bệnh đi rất chậm, rất chậm. Chỉ bệnh sơ sơ thì chúng ta tác ý mới đi thôi. Còn bệnh ngặt nghèo mà nếu mà chúng ta chưa an trú được trong thân hành thì chúng ta khó đẩy lui được.

Như vậy thì cái phương pháp mà tu tập tỉnh thức rất cần thiết để chúng ta nhiếp tâm mình được trong bước đi, trong hơi thở, giúp chúng ta đẩy lui bệnh rất dễ dàng.

2- CÁCH THỨC TU TẬP ĐỊNH VÔ LẬU

(12:18) Sự tu tập giai đoạn thứ hai để giúp cho tâm chúng ta vô lậu, đó là định Vô Lậu.

Định Vô lậu thì chúng ta cần phải quán xét về nhân quả. Quán xét về thân nhân quả của chúng ta, quán xét về vạn vật, mọi vật, cái sự sống ở trên cái hành tinh của chúng ta do nhân quả. Quán xét về nhân quả của sự sống trên hành tinh. Quán xét nhân quả của thảo mộc là cây cỏ; quán xét nhân quả về con người, về loài động vật, là con người và tất cả chúng sanh như tất cả loài vật. Chúng ta quán xét nhân quả từ đâu, do nhân quả gì nó sanh ra? Và nó đang sống trong nhân quả gì? Và đồng thời khi chết nó trở về nhân quả ở đâu? Cái gì mà đi tái sanh luân hồi? Có phải là linh hồn, có phải là nhân quả? Mà nhân quả gì mà đi tái sanh luân hồi?

Do đó, chúng ta quán xét để chúng ta thấu suốt được lý nhân quả. Để mọi sự kiện xảy ra trong đời sống chúng ta, chúng ta đều thấy nhân quả thì tâm chúng ta không còn phiền não và đau khổ nữa.

Chúng ta quán các pháp đều vô thường. Nghĩa là các pháp hôm nay chúng ta thấy một cái cây, chúng ta trồng về thảo mộc. Một cái cây trồng, nhưng năm ngày, mười ngày sau thì chúng ta thấy cái cây nó thay đổi, nó cao lớn hơn, đó là cái sự vô thường của nó. Rồi đến một ngày nào đó cái cây đó cằn cỗi, nó sẽ bị hoại diệt. Nó sẽ bị chết hoặc là cái duyên tan nó đến, có một cái ông thợ rừng ông đến ông chặt cái cây đó đi. Hay hoặc là cái dây cỏ, hôm nay thấy nó bò trên cái đường như vậy, nó xanh tươi tốt như vậy. Nhưng mà vì nó bò, nó làm cho cái đường của chúng ta đi nó khó đi. Cho nên có một cái ông nông dân hoặc một cái người vác cái cuốc đến dẫy cỏ. Từ cái chỗ mà nhân quả cái cây cỏ nó đương tốt tươi sinh ra, cho đến khi cây cỏ bị hoại diệt. Bị hoại diệt, bị dẫy đi, rồi đem hất nó vào trong một cái đống rác, hoặc cái nơi nào đó thì cái cây cỏ nó bị chết đi, nó không còn sống nữa. Cho nên đó là sự vô thường của thảo mộc.

(14:44) Sự vô thường của thảo mộc thì nhìn lại thân của chúng ta cũng là những sự vô thường. Hôm nay vật chất vô thường: Mọi vật vô thường, cái bàn này vô thường, cuốn sách này vô thường. Bây giờ mới, nhưng ngày mai nó sẽ bị cũ. Rồi củ, rồi ngày mai nó sẽ bị mối mọt ăn và mục nát thành cát bụi, do đó sự vô thường.

Thân chúng ta hôm nay mới sinh ra còn trẻ, khoẻ là một đứa bé. Dần lần chúng ta năm, mười năm sau, chúng ta trở thành một người thanh niên, một người phụ nữ. Đến khi chúng ta già yếu thành một ông già, một bà già. Tất cả những sự diễn biến đó gọi là vô thường.

Nhưng các pháp vô thường đều đem đến sự khổ đau cho chúng ta. Tại sao nói sự vô thường là khổ đau? Một đứa bé bắt đầu sanh ra bắt đầu lớn lên thì cái sự vô thường lớn lên của nó để trở thành một người thanh niên, một thiếu nữ. Thì trong khi nó phát triển lớn lên thì cơ thể nó có sự thay đổi vô thường. Cho nên nó sanh ra nóng đầu, sốt nhẹ hoặc là những bệnh tật xảy ra cho cái tuổi trẻ của nó để nó phát triển. Đó là sự vô thường đem đến sự khổ đau cho chúng ta. Cũng như một người lớn tuổi như Thầy hoặc là các cụ, các bác. Sự vô thường của cái thân nó thay đổi, nó làm chúng ta bị đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia, cho đến khi cái thân cằn cỗi nó đau nhức mỏi. Đến cuối cùng cằn cỗi nó không chịu được nữa, nó sẽ hoại diệt, rồi nó sẽ chết. Cho nên chúng ta thấy có ai mà sống lâu được vì sự vô thường.

Nhưng mà sự vô thường và sự thay đổi đó, mỗi lần thay đổi là mỗi lần có sự đau khổ trên thân của chúng ta, đó là một sự vô thường của thân chúng ta.

Xét như vậy, cho nên khi chúng ta tu tập, quán xét như vậy, chúng ta thấy tất cả các pháp đều vô thường. Các pháp vô thường đều là khổ. Nó đâu có gì là của mình, nay nó như thế này mai nó như thế khác. Cho nên do đó làm cái tâm chúng ta không còn dính mắc, chấp đắm các pháp nữa, không còn nghĩ rằng thân này là của ta nữa. Vì sự vô thường thay đổi nó không giữ gìn mãi cho chúng ta được, cho nên chúng ta tiếc cũng không được, giữ cũng không được. Nó không thể nào tạo hoặc giữ gìn được, cho nên cuối cùng chúng ta đành bỏ nó mà thôi.

(17:30) Khi chúng ta thông suốt được như vậy, thì có người chửi mắng chúng ta. Do chúng ta hiểu các pháp đều vô thường, cho nên chúng ta không còn giận buồn cái người khác nữa. Cũng như lúc nãy chúng ta quán nhân quả, thân nhân quả của chúng ta, nó do duyên hợp và duyên tan mà có thành chúng ta. Cho nên khi mà chúng ta nghe người khác chửi mình thì ngay đó mình biết rằng nhân quả. Mà biết nhân quả thì cái người đang chửi là tạo cái nhân ác. Còn chúng ta là người đang bị chửi mắng, đó là chúng ta đang thọ quả. Vui vẻ mà trả quả, chứ không buồn giận mà trả quả. Cho nên sự vui vẻ đó làm cho tâm chúng ta bình tĩnh, làm tâm chúng ta an ổn, do đó chúng ta đã chuyển nhân quả.

Thay vì nghe người ta chửi mình thì mình tức giận. Mình tức giận tức là mình bị nhân quả chuyển làm cho mình khổ. Trái lại mình bình tỉnh mà thấy được nhân quả, cho nên mình không buồn giận mà mình lại thấy an ổn. Do đó mình đã chuyển nhân quả, nhân quả không tác động được mình, mình bình yên, làm cho nhân quả bị đình chỉ lại, không còn lôi cuốn chúng ta vào cái cơn buồn giận của chúng ta được nữa. Do muốn làm chủ được vậy thì chúng ta quán nhân quả. Do đó chúng ta thông suốt được, chúng ta mới được tâm bình tỉnh, mới được tâm thanh thản. Còn nếu chúng ta không thông suốt thì chúng ta sẽ dễ giận hờn.

(18:57) Cho nên ngày hôm nay, các con tu tập, thứ nhất là đi kinh hành, thứ hai là tập quán xét. Ngồi lại quán xét: Thân của chúng ta vô thường, cái gì là của ta? Cái gì là không phải của ta? Cái gì là ta? Xem coi cái thân này có cái gì là của các con không? Khi mà xem thấy nó không có gì của chúng ta thì đó là các pháp vô thường do duyên hợp với nhân quả mà tạo thành.

Cho nên Đức Phật nói: “Con người thừa tự nhân quả”, có nghĩa là chúng ta từ nhân quả mà sanh ra, rồi sống trong nhân quả. Hàng ngày chúng ta nói, chúng ta làm, chúng ta suy nghĩ đều tạo thiện hoặc ác ở trong đó.

Ví dụ mình nói một lời nói làm cho người khác buồn thì đó là lời nói ác. Một lời nói làm cho người khác vui, an ủi cho họ không buồn khổ, đó là lời nói thiện. Một sự suy nghĩ chúng ta phải làm thế này để đạt được cái nhà, để lấy được khu đất, đó là ác, cướp giật của kẻ khác. Chúng ta làm như thế này mà đem lại cho người khác, an ủi cho người khác, thì cái hành động, suy nghĩ trong đầu chúng ta đó là thiện. Khi chúng ta tư duy, suy nghĩ biết khi suy nghĩ thiện, biết lúc suy nghĩ ác, đó là nhân quả của chúng ta tạo ra. Vì thiện thì đem lại hạnh phúc cho chúng ta, mà ác thì đem lại cho chúng ta khổ, người khác khổ. Vì vậy Đạo Phật gọi sự suy tư hiểu biết như vậy làm cho tâm hồn của chúng ta được thanh thản an lạc vô sự, đó là ĐẠO ĐỨC KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH, KHỔ NGƯỜI.

(20:38) Mình học Định Vô Lậu, mình quán xét tư duy để biến mình trở thành con người có đạo đức - Đạo đức nhân bản nhân quả, không làm khổ mình khổ người. Vậy Thầy mong các con hiểu lời Phật dạy về nhân quả, cố gắng mà tu tập, cố gắng mà rèn luyện như một người học trò. Hàng ngày đọc kinh sách Phật, hàng ngày trau dồi sự hiểu biết của Phật pháp làm chúng ta hiểu rõ nhân quả, thập nhị nhân duyên, các pháp vô thường, thân ngũ uẩn thì chúng ta thông suốt được. Cho nên không có ác pháp nào tác động vào tâm chúng ta được. Vì vậy mà chúng ta sống được giải thoát hoàn toàn. Sống được giải thoát, thì đó là đem lại hạnh phúc cho chúng ta rất nhiều.

Vậy hôm nay thời gian quá ngắn, Thầy đến đây truyền tám giới cho mấy con để giữ gìn tám giới tu tập. Và dạy mấy con cách thức quán định Vô lậu để đem lại cho tâm mình không còn lậu hoặc. Sống một đời sống đem lại hạnh phúc cho bản thân mình không còn khổ và đem lại hạnh phúc cho gia đình mình, không có người nào làm khổ người nào. Và sống chung nhau trong xã hội, chúng ta luôn thương yêu và tha thứ cho nhau làm chúng ta được bình an không ai làm khổ ai. Đó là chúng ta đi vào nếp sống của ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO.

Vậy thì từ đây các con nhớ, khi quán xét tư duy thì nên nhớ rất rõ, rất rõ. Đạo đức của Phật giáo là mỗi con người sống không làm khổ mình khổ người. Các con nhớ bao nhiêu đó, để rồi mỗi khi có chướng ngại thì các con nghĩ rằng đây là mình tự làm khổ mình. Hãy buông xuống đi, đừng ôm ấp những đau khổ đó, tâm hồn phải Thanh thản An lạc và Vô sự. Đó là những điều mấy con cần phải tu tập trong ngày hôm nay khi thọ tám giới.

3- CÁCH THỨC TU TẬP TÂM THANH THẢN AN LẠC VÔ SỰ

(23:01) Kế đó là một cái pháp thứ ba mà đó là một trạng thái chân lý. Một cái sự thật của mọi người; là trạng thái không tham, sân, si mà Đức Phật thường dạy chúng ta tu tập Tứ niệm xứ. Gọi là Tứ niệm xứ. Trạng thái đó là trạng thái THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ. Nghĩa là trong một buổi mấy con tu tập:

  •  

    Pháp thứ nhất là đi Kinh hành sẽ chánh niệm tỉnh giác - đẩy lui những hôn trầm, thùy miên.

  •  

    Pháp thứ hai là quán Vô lậu- đặt những đề tài nhân quả, thân vô thường, thân nhân quả, các pháp vô thường, vạn vật vô thường, vạn vật nhân quả. Các con phải tư duy quán xét, càng tư duy quán xét về Định vô lậu thì các con sẽ xả tâm mình được rốt ráo.

  •  

    Pháp thứ ba là mấy con tu giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Ngồi chơi, nhưng mà có chướng ngại gì trên thân mấy con thì dùng pháp tác ý mà tác ý để cho thân mấy con được bình an và tâm mấy con được thanh thản. Đó là ba pháp mà mấy con cần giữ.

(24:18) Những cụ, những bác lớn tuổi già nên tu tập pháp Tứ niệm xứ, giữ tâm thanh thản bất động. Tất cả các pháp đều vô thường như lúc nãy Thầy nói. Tất cả các pháp đều do nhân quả sanh ra, cho nên có gì của ta, có gì là ta, có gì là bản ngã của ta đâu? Chết rồi không có một vật gì mà chúng ta mang theo, cũng không có gì mà chúng ta giữ trọn giữ được. Cho nên chúng ta hãy buông xuống để cho tâm hồn lúc nào cũng thanh thản, an lạc, vô sự.

Dù là chồng con, dù là vợ con, dù là con cái, những người thân thương của mình trong gia đình cũng đều là do nhân quả, không có gì là của ta. Không có phải con của ta đâu mà là nhân quả, vì vậy mà chúng ta hãy buông xuống. Buông xuống không có nghĩa là chúng ta bỏ mặc chúng hay là để cho chồng hay hoặc là để cho vợ mình làm gì thì làm, không phải vậy. Mà phải làm hết bổn phận trách nhiệm của nhân quả là người chồng phải lo lắng cho người vợ, người vợ phải đảm đương trách nhiệm nội trợ giúp cho chồng. Con cái phải biết vâng lời cha mẹ, đừng làm buồn lòng cha mẹ. Và cha mẹ cũng không nên mắng chửi con cái mà nên nhỏ nhẹ dạy bảo con cái. Đó là bổn phận đạo đức gia đình.

Chứ không phải bỏ là buông sạch ai lo mạng nấy, ai lo thân nấy, không còn lo nhau nữa, không phải. Đạo Phật buông bỏ nghĩa là chúng ta đừng dính mắc chồng con mà sinh ra nhiều điều phiền não đau khổ. Chúng ta làm hết bổn phận của một con người đạo đức nhân bản - nhân quả, chứ không phải chúng ta thiếu đạo đức bỏ mặc cho nhân quả chúng ta ra sao. Cũng như hiện giờ mấy con đến đây tu tập, không có nghĩa là tu cho mình mà cả tu cho gia đình. Tại sao vậy? Tại vì khi chúng ta tu tập, về gia đình chồng con nói gì, chúng ta vui vẻ, không buồn phiền. Và như vậy làm sao mà chồng con buồn phiền được phải không mấy con? Đó là sự tu tập cho mình mà lợi ích cho gia đình. Và khi tu tập được như vậy thì ở ngoài xã hội bao nhiêu người gần gũi mình, mình cũng không bao giờ phiền hà chửi mắng, làm cho xã hội rất là trật tự an ninh, rất là tốt đẹp. Cho nên sự tu tập của chúng ta cho cá nhân mình mà ảnh hưởng đến sự bình an cho gia đình, cho xã hội, đó là lợi ích lớn.

(26:50) Vì vậy mà làm người được gặp Phật pháp tu tập quá quý mấy con. Nhất là giữ được tâm bất động, thanh thản an, lạc, vô sự. Mấy con trước những ác pháp, ác cảnh thì các con im lặng như Thánh. Đừng trả lời, đừng để tâm bận rộn, đừng để tâm đau khổ thì lúc bấy giờ mấy con mới thoát khổ. Nhớ những lời Thầy dạy để mấy các con chuẩn bị tinh thần im lặng như Thánh. Khi nào có điều gì bất an trong tâm của mấy con, chướng ngại pháp thì mấy các con nhắc, mấy con nhớ những lời Thầy dạy: “Im lặng như Thánh. Đừng buồn, đừng giận, đừng đau khổ, tất cả các pháp đều vô thường. Tất cả các pháp đều do nhân quả, duyên hợp duyên tan, mà có đừng nên buồn khổ, đừng nên giận hờn”. Các con nhắc như vậy tâm mấy con sẽ được bình tỉnh và an vui, sẽ được giải thoát. Nhớ khi tu tập mấy con cũng thường khi ngồi lại, mấy con nhắc câu đó cho thấm nhuần. Để khi gặp ác pháp thì mấy con nhớ ngay liền, để các con chuẩn bị tư tưởng tác ý. Làm cho tâm mấy con bất động trước cảnh chướng ngại pháp, trước cảnh ác pháp. Các con nhớ lời Thầy dạy.

Bắt đầu bây giờ mấy con sẽ tu tập và tới khi mà buổi chiều mấy con xả. Bởi vì cái ngày khai giảng ở trong tu viện, cái khoá mà chuyên tu nó ngày một, nó sắp tới rồi. Cho nên hiện giờ một lúc nữa là Thầy sẽ về. Thì trong lúc mà xả Bát quan trai, thì mấy con sẽ tự xả. Đến trước Phật, mấy con sẽ chắp tay lên xin Phật: “Giờ này chúng con xin xả tám giới để chúng con trở về gia đình làm công việc, bổn phận của một con người trong gia đình”. Thì các con sẽ xả tám giới, tự hướng đến Phật mà xin. Nếu mà Thầy không bận rộn, Thầy sẽ ở đây xả giới và hỏi mấy con cách thức tu tập ra sao? Và hôm nay các con, Thầy truyền giới cho mấy con, thì mấy con ở lại tu tập. Rồi có những cái điều gì cần thiết hiện giờ thì mấy con hỏi Thầy, Thầy sẽ trả lời để cho mấy con tu. Nhớ những lời Thầy dạy mà tu tập các pháp.

(29:10) Rồi có cái duyên Thầy sẽ trở ra đây, Thầy sẽ dạy cho mấy con tiếp tục tu những cái phương pháp từ thấp đến cao để cho mấy con có cái duyên để mấy con học tu. Và nếu mà có cái duyên nữa, ở đây có được cái khu an dưỡng, cái nơi an dưỡng, thì mấy con sẽ tập trung đến, Thầy dạy cho các con từng lớp, từng lớp học. Nghĩa là các con đều đăng ký vào trong một cái lớp Đạo đức, cái lớp Chánh kiến. Thầy dạy cho các con nhìn cái cuộc sống, nhìn các pháp xung quanh con bằng cái chánh kiến của các con. Làm cho các con không còn phiền não đau khổ trong lòng của các con. Bằng cái sự hiểu biết của các con để nó giải quyết cho các con không còn bất cứ một ác pháp nào làm cho các con đau khổ nhất thì các con cũng không còn đau khổ nữa. Đó là cái lớp Chánh kiến, Thầy sẽ dạy cho các con.

Các con học, rồi các con tập tu, rồi các con sẽ được bình an. Thầy đem lại cho mấy con có sự bình an cho mấy con. Nếu ở đây có đủ duyên, nơi đây mà có đủ duyên thì nó có được một cái chi nhánh an dưỡng, trung tâm an dưỡng. Thì cái lớp an dưỡng đó, Thầy sẽ dạy giúp cho mấy con tinh thần được an ổn. Do cái sự hiểu biết của mấy con, mấy con không còn khổ đau nữa. Rồi bắt đầu bây giờ mấy con nhớ, có hỏi gì Thầy không mấy con? Rồi hãy tiếp tục tu tập đi! Chỉ có tu tập, chỉ có thực hành mới đem lại sự lợi ích thiết thực. Còn nghe Thầy nói rồi, mấy con về mà không tu tập thì nó không có lợi ích, mà hãy tu tập!

Hôm nay có duyên được gặp Thầy, mấy cụ lớn tuổi rồi, mấy con tuy còn có những người còn trẻ tuổi, nhưng cũng ráng tu tập. Mấy con đừng nghĩ rằng bình còn nhỏ tuổi, mình tu từ từ, tu cho xong đi mấy con. Tu sao mà trước ác pháp người ta chửi mắng mình, người ta nói nặng nhẹ mình, người ta nói xấu mình, mà mình vẫn thản nhiên không giận không hờn gì hết, đó là giải thoát mấy con. Phải tu cho được như vậy để nó an ổn, để cho nó được hạnh phúc, chứ nếu không mấy con đau khổ chịu không nổi trước những cái ác pháp nó tác động. Mình không làm điều đó mà người ta nói oan ức mình làm điều đó thì mình làm sao mình không buồn khổ mấy con?

Nhưng mình có hiểu biết trong đầu óc của mình. Mình hiểu biết nhân quả. Mình hiểu biết các pháp vô thường nên mình không giận không buồn phiền khi họ nói oan ức mình.

(31:32) Thử bây giờ có ai mà nói, mình không có ăn trộm mà người ta nói mình ăn trộm, ăn cắp, lấy cái món đồ đó thì mình có buồn không? Mình có làm đâu. Nhưng mà người ta nói vậy, mình có buồn không? Buồn chớ. Nhưng mà người mà hiểu Phật pháp, người ta không buồn. Người ta không có buồn giận cái người đó. Tức là mình thấy đứng trong nhân quả, mình thấy đây là mình trả cái nhân quả. Còn cái người đó, người ta tạo cái nhân quả, đáng thương. Họ nói không đúng, người nói điều sai, tội cho những người đó, sẽ là tạo cái tội, cái khẩu nghiệp của họ tội. Cho nên chúng ta xét rồi chúng ta xả bỏ.

Đến đây mấy con cố gắng mà tu tập mấy con! Các con cũng có nhiều người lớn tuổi rồi, ráng tu, thời gian không còn bao lâu. Đôi khi, khi mà gặp Thầy, chứ ngày mai, ngày mốt Thầy trở ra, mấy con có nhiều người cũng ra đi rồi, không gặp được Thầy. Nhưng Thầy tin rằng khi mà gặp được Thầy hôm nay, khi mà các con ra đi. Sự vô thường đến với mấy con, mấy con sẽ giữ được tâm của mình bất động thanh thản an lạc vô sự để mấy con ra đi, mấy con sẽ không tái sanh luân hồi nữa đâu mấy con. Chứ tái sanh luân hồi còn khổ lắm. Mấy con nghe lời Thầy, mấy con sẽ giữ được cái tâm bất động. Trước cái cơn đau, trước cái nhân quả gì đó, mấy con giữ gìn đừng để tâm mình động thì mấy con sẽ vào Niết bàn, chấm dứt tái sanh luân hồi. Bởi vì mình giữ được bất động là mình chuyển được nhiều đời nhiều kiếp nghiệp quả của mình, nghiệp ác của mình, chứ không phải trong một đời nay đâu.

Cho nên cái tâm bất động, lúc bấy giờ đó chỉ còn cái pháp tác ý các con nhắc - khi bị đau nhức, bị khổ sở tận cùng - các con nhắc : “Tâm bất động, tất cả các pháp đều vô thường, cái cảm thọ đau này cũng là vô thường, tâm đừng dao động, đừng sợ, hãy bình tỉnh, hãy an lạc”, do đó các con giữ bất động. Mà hễ thấy tâm con hơi dao động, thì các con lại nhắc, tác ý nữa và cứ như vậy giữ tâm bất động. Giữ tâm bất động tận cùng đến khi cái thân các con chết thì mấy con sẽ không tái sanh. Lúc bấy giờ là lúc mấy con chuyển nghiệp nhiều đời của mấy con. Nó dồn dập nó đánh con đó. Nó dồn dập, nó dập mấy con đó, để nó từ đó cái nghiệp ác của mấy con mà từ nhiều đời, bắt đầu nó tiếp tục nó tái sanh luân hồi.

(33:40) Cho nên các con đừng để dao động tâm thì nó không tái sanh nữa. Tất cả những cái nghiệp đó đều tan hoại, đều là nó không còn tác động được nữa. Nó không còn cái duyên để đi tái sanh nữa, khi lúc bấy giờ các con giữ bất động. Còn nếu mà con để động một chút xíu là những cái duyên, những cái nhân mà các con đã tạo thành cái nghiệp đó, nó sẽ trở thành cái điều kiện để mà tiếp tục tái sanh luân hồi, tái sanh luân hồi làm người và làm loài thú vật.

4- ĐỨC HIẾU SINH KHÔNG ĂN THỊT CHÚNG SINH

Ví dụ Thầy đặt thành ví dụ cho mấy con thấy: Từ khi các con chưa biết Phật pháp, các con giết hại chúng sanh; giết gà, vịt, heo, dê, cá, tôm để ăn thịt, thì những cái nhân đó là cái nhân ác chứ gì? Mấy con thấy con vật chết, vì nuôi cái thân mình mà con vật chết. Mà mấy con là người phụ nữ vừa làm cho mình ăn mà cũng vừa làm cho chồng con ăn nữa, thì cái tội mấy con nặng lắm. Còn ông chồng ra cuốc đất hay hoặc ông làm công việc gì đó, lấy tiền ổng đưa về cho vợ con. Rồi vợ con đi mua cá mua tôm về làm thực phẩm thì bàn tay mấy con vấy máu nhiều lắm. Con cá, mấy con mua con cá lóc, một con cá lớn vậy, mấy con đập đầu chết, mấy con làm tự nhiên, mấy con không có khởi sự thương yêu.

Từ lúc các con biết Phật pháp, lòng mấy con thương yêu. Thấy sự đau khổ trước một con vật, mấy con không nỡ, mấy con không nỡ cắt; cầm cái cổ con gà mà cắt để cho cái cổ con gà chảy máu, mấy con không làm được. Còn trước kia mấy con chưa biết, các con làm một cách rất là như thường, bình thường. Cái tội đó nó rất lớn, cái nghiệp đó rất lớn! Cho nên vì vậy mà lúc mấy con sắp sửa chết, nó dằn vặt mấy con ghê lắm, cái nghiệp đó nó làm mấy con khổ sở. Nhưng mấy con giữ bất động thì mấy con sẽ chuyển cái nghiệp ác đó đi. Còn mấy con bị động tâm thì mấy con bị cái nghiệp ác đó sẽ tiếp tục nó tái sanh, nó tái sinh làm gà, cá, tôm, heo. Chính cái nghiệp của mấy con mà, mấy con làm ác nó sẽ sinh lên làm cá, tôm. Một khi mấy con chết, nó sanh ra bao nhiêu con vật, mấy con giết bao nhiêu con? Mấy con tính lại cái đời sống của mấy con mà đã nuôi con cho lớn khôn, đã giúp cho chồng mình, nội trợ trong gia đình của mình thì mấy con đã tạo biết bao nhiêu tội ác không?

Mà bây giờ chỉ cần giữ cái tâm bất động thì mấy con chuyển hết cái tội ác, nó không còn tái sanh. Còn nếu để tâm mấy con động thì mấy con sẽ sanh làm cá, tôm, gà, vịt, heo, dê, trong đó có sanh làm người. Bởi vì mấy con biết được Phật pháp thì mấy con có gieo được năm giới chứ gì? Có giữ được năm giới chứ gì? Có tu tập được mười điều thiện chứ gì? Do đó mấy con còn sanh được làm người. Mà sanh làm người trong khi đó mấy con, một cái nghiệp nó đâu có sanh ra một người. Cái nghiệp của mấy con nó sanh ra nhiều con vật và nhiều con người. Nó tương ưng, cái ác nó tương ưng theo ác mà sinh ra loài vật; cái thiện nó tương ưng nó mới làm con người.

(36:30) Cho nên vì vậy mà từ đó mấy con cứ nghĩ rằng một khi mấy con chết thì mấy con sanh đó, nếu mà mấy con làm ác thì mấy con sanh ra làm một con cá, một con tôm. Rồi chờ con cá, con tôm đó chết rồi, mới sanh ra con nữa. Không phải đâu! Một lượt mấy con sanh ra không biết là bao nhiêu con nó tương ưng. Bởi vì trong suốt cái thời gian mấy con giết bao nhiêu con vật không? Một hành động mà con vật chết là mấy con sẽ trả cái mạng nó đó. Luật nhân quả nó tha mấy con sao? Nó công bằng lắm chứ. Cho nên mấy con xét từ ngay bây giờ là mấy con phải tiếp tục mấy con phải ăn chay, mấy con đừng có làm cái tội ác đó nữa. Khi biết Phật pháp, cho nên giới thứ nhất là gì mấy con biết? Cấm sát sanh mấy con. Không có được giết hại chúng sinh, không được ăn thịt chúng sinh nữa.

Thế mà chúng ta còn từ từ để mà tập ăn chay, rồi từ từ bỏ cái nghiệp. Bởi vì cái nghiệp nó làm cho chúng ta thèm thịt cá mấy con. Thèm ăn thịt cá, mà bây giờ ăn chay cái bắt đầu nó thèm, bữa nay sao nó thèm thịt, nó thèm cá quá hay hoặc thèm nước mắm quá. Ăn nước tương riết rồi sao nghe nó ớn quá, bây giờ nó muốn ăn thịt ăn cá. Do đó cái nghiệp nó thèm, chứ đâu phải chính mấy con thèm đâu. Cái nghiệp nó thúc đẩy, cho nên nó lôi mấy con vào cái ác pháp. Mà bây giờ mấy con chặn lại, mấy con ăn chay, mấy con nhất định là không có ăn những cái loài động vật đó nữa. Do đó mấy con cắt đứt cái ác pháp của mấy con đi. Từ đó mấy con phải trả những cái nghiệp đó qua cái cơn đau, cơn bệnh của thân mấy con.

Các con hiểu điều đó, cho nên các con phải cố gắng mà ráng mà tu tập, ráng mà giữ gìn giới thứ nhất - Đức hiếu sinh thương xót chúng sinh - không nỡ ăn thịt chúng sinh nữa. Là tránh sự đau khổ, tránh sự tái sanh làm loài vật, loài chúng sanh không. Chứ mấy con không tránh khỏi đâu, bởi vì cái quy luật nhân quả không có ai lo lót được. Không một ông Thần, ông Thánh, ông Phật nào mà khi mà con đi tái sanh làm loài vật, mà ông đó đến cứu con thoát ra cái loài động vật đó được. Mà cái hành động các con làm các con phải trả: các con giết năm con gà thì các con phải làm năm con gà. Trong khi đó các con một mình các con tạo cái nghiệp đó, tạo nghiệp giết năm con gà. Thì các con chết, các con phải sanh làm năm con gà, chứ đâu phải một con gà. Mà năm con gà đó thì mấy con sẽ bị người ta cắt cổ năm con gà, chứ đâu phải. Cho nên cái khổ đau đó, mấy con không tránh khỏi đâu.

(38:27) Cho nên mấy con cứ ngỡ tưởng là mình chết rồi mình sinh ra, chắc có lẽ là mình sống mình tu vậy. Thực tế không phải đâu! Nếu các con tu mà chưa chứng được Niết bàn, chưa chứng được trạng thái thanh thản an lạc vô sự; tức chứng đạt chân lý. Cái chân lý đó, nó tâm thanh thản, an lạc, vô sự nó không còn nghiệp. Còn hoàn toàn mấy con mà giờ có tu cách gì mà còn giận hờn phiền não là mấy con còn nghiệp thì còn phải làm thân chúng sanh. Vừa thân này chết thì mấy con có những thân chúng sanh, có những cái thân gà, vịt, cá, tôm, heo, dê. Là hồi đó ăn thịt bao nhiêu, giết bao nhiêu thì bây giờ mấy con trả bao nhiêu.

Rồi đồng thời mấy con sinh ra làm người, có làm người. Bởi vì mấy con có thiện mà, chứ đâu phải là toàn ác không. Nếu mà hoàn toàn mấy con toàn ác không, không có thiện, không có biết thập thiện, không có biết năm giới đó, thì hoàn toàn mấy con sẽ sanh làm loài vật không, chứ không có làm người. Bởi vì không có tiêu chuẩn làm người, làm sao mấy con sanh làm người? Các con hiểu không? Có tiêu chuẩn làm người, tương ưng với làm người mới làm người được. Mà bây giờ mấy con biết năm giới là có cái tiêu chuẩn làm người rồi. Cho nên trong cái sự mà hiểu biết Phật pháp nó cụ thể, nó rõ ràng. Nó chỉ có cái tương ưng mà thôi, nghĩa là mình tương ưng với cái gì, loài gì thì mình sinh ra loài ấy.

Cũng như bây giờ con tương ưng với cái loài vật thì cá tôm thì con tương ưng, con giết nó con ăn thịt thì tương ưng với ác pháp đó mà, làm sao mà con tránh khỏi nó? Cho nên các con phải thành tôm, thành cá, chứ làm sao mấy con trật? Mà con biết một khi mà thành một con vật mà người ta bắt, người ta giết, thì con vật đó có đau đớn không? Mấy con thấy, như con cá mấy con đập đầu nó coi nó giãy không? Nó giãy giụa, nó đau đớn, nó lăn lộn, chứ đâu phải nó nằm yên nó chết đâu? Con cứ bắt con gà cắt cổ nó coi, nó giãy giụa ghê gớm lắm. Mà chúng ta vì chúng ta lớn, sức chúng ta mạnh, chúng ta đạp hai cái chân nó, rồi nắm hai cái cánh nó tréo, rồi nắm cái đầu nó ra, rồi cắt cần cổ nó.

(40:12) Đó thì mấy con thấy cái hành động mấy con làm như vậy thì nhớ những cái điều đó, thì chắc chắn là chúng ta sẽ làm những con (vật), cái nghiệp chúng ta sẽ làm con vật. Và làm những con gà đó thì cũng có người trói hai cái chân chúng ta lại, cột hai cái cánh, đạp, kéo cái đầu chúng ta ra, cắt cần cổ cho máu chảy ra. Các con thấy mấy người giết gà họ làm như vậy. Còn con heo, đó họ đâm vô cần cổ vậy. Lấy một cái dao thiệt nhọn vầy, họ đâm vô cần cổ, vầy cái bắt đầu họ lấy một cái chảo vầy, họ hứng máu để rồi họ làm thịt huyết heo để cho mọi chúng ta ăn. Chúng ta nói ngon, chứ sự thật ra có ngon gì mấy con. Khi đâm vào cổ con heo, con heo la như thế nào, các con biết. Tiếng hét của nó đau đớn vô cùng!!!

Các con nghe Thầy nói: Lòng hiếu sinh, chúng ta không nỡ nghe tiếng kêu đau đớn, chúng ta không nỡ. Cho nên từ đây về sau các con cố gắng hướng đến sống hiếu sinh, không ăn thịt chúng sanh nữa. Chúng ta ăn chay, nói ăn chay chứ thực ra ăn thực phẩm thực vật nó nhẹ nhàng hơn, nó không nghe tiếng kêu la rên xiết, đau đớn như loài động vật. Chúng ta cố gắng mấy con!

Cái khổ nỗi biết các con nghe lời Thầy ở đây, mấy con muốn ăn chay lắm, mấy con muốn ăn thực phẩm thực vật lắm, nhưng gia đình chồng con mấy con không chấp nhận, nó rất là khó. Mấy con nội trợ, mà chồng con không hiểu, nó cứ đòi ăn thịt cá thì mấy con cũng phải làm. Nhưng mấy con ước nguyện trong tâm của mình. Ước nguyện sao gia đình, cả gia đình mình đều được ăn chay hết. Con mình cũng được ăn chay, chồng mình cũng được ăn chay để cho mình được nhẹ nhàng. Mình ước nguyện chứ mình dám nói sao? Nó đâu có chịu nghe đâu. Bởi vì cái nghiệp, cái nghiệp là cái thói quen ăn thịt chúng sinh, nó quen đi, nó không có nó thèm, nó làm cho bệnh, nó làm cho khổ sở. Do không ăn thịt, bây giờ nó sanh ra bệnh này bệnh kia, đó là cái nghiệp nó sanh ra.

Cái người mà liều chết người ta không sợ, do đó người ta chuyển hết, người ta không còn bệnh đau. Cũng như Thầy ăn chay hồi nào tới giờ có bệnh đâu? Nhưng mà mấy con ăn mặn rồi mấy con bắt đầu ăn chay là mấy con bệnh. Cũng như bây giờ mấy con thấy, Thầy ăn ngày một bữa đâu có sao đâu. Còn mấy con rớ rớ ăn vô một bữa, cái bắt đầu bệnh đau nó đổ ra, bệnh này bệnh kia đủ thứ. Vậy phải ăn ba bữa, chứ ăn một bữa sao chịu nổi. Đó các con thấy cái nghiệp không? Cái đó là cái nghiệp, chứ đâu phải là cái gì nó mới đổ ra mấy con. Nó bắt mấy con phải ăn, nó làm cho mấy con phải ăn nhiều để mấy con phải làm gần chết. Còn như ăn Thầy có một bữa thì làm sao mà làm nhiều, phải không? Ăn ngày một bữa mấy con làm coi, làm ăn mà trong nhà người nào cũng ăn một bữa coi, làm dư dả chứ đâu có thiếu. Còn các con ăn ba bữa phải tốn hao nhiều chứ, đâu có ít được. Các con thấy không? Cái nào sướng hơn? Cái người ăn ít sướng hay người ăn nhiều sướng? Cái người ăn nhiều mới cực nhiều chứ. Mà nó ngon chỗ miệng mấy con có một chút là vì đó là cái dục. Cái dục nó làm cho mấy con thích, để cho mấy con ăn cho nhiều. Nhưng mà sự thật ra ăn nhiều đâu có khỏe khoắn gì.

(43:01) Đó thì hôm nay mấy con được nghe như vậy, thì Thầy mong rằng ngày nào mà Thầy trở về thăm, mấy con là những người ăn chay hết. Cái thứ nhất để làm gì? Mấy con tránh khỏi sanh làm loài động vật đó, những loài vật mà mấy con đã ăn, thịt mấy con sẽ không còn làm. Và mấy con cũng không, khỏi sợ người ta cắt cổ mình nữa. Bởi vì các con làm con gà thì làm sao cũng bị người ta cắt cổ nhổ lông hà. Mà nếu mà làm con cá thì mình cũng bị người ta đập đầu, cắt đầu mình khứa ra từng khứa nữa, chứ đừng nói chuyện. Nó bỏ vô nồi, nó nấu nữa chứ đừng nói. Có phải không? Các con thấy, vừa là mình đã chết rồi mà nó còn bỏ lên chảo nó chiên. Rồi nó bỏ trong nồi nó nấu, rồi nó hâm lại, nó để ba bốn ngày xúm nhau nó ăn từng chút. Cho đến cái xương nó cũng không bỏ nữa, nó ném cho chó ăn luôn nữa. Không có tha cái thứ gì hết, có phải không? Các con thấy.

Mà chính ai? Cái nghiệp đó là nghiệp của các con sinh ra đó, chứ ai vô đó? Tại vì mấy con làm cái hành động đó, cho nên nó mới có cái nghiệp đó rồi nó sanh ra. Rồi mấy con xét đi, bây giờ cỡ như mình, cỡ như mấy con bây giờ chết đi. Rồi người ta chặt tay, chặt chân này kia, người ta bỏ vô nồi người ta nấu, người ta hầm ra, rồi vợ chồng người ta xúm nhau người ta ăn mình thì các con nghĩ sao? Cái thân tôi như thế này mà giờ nó ăn hết trơn, nó chỉ còn cái xương nó quăng ra thôi. Thì thiệt ra thì mấy con có thấy đâu.

Cho nên vì vậy mấy con suy tư, nghĩ tưởng cố gắng. Cố gắng thực hiện tránh ăn thực phẩm động vật, ác độc lắm mấy con, đau khổ lắm mấy con! Chính thân mấy con đau bệnh, người mà có đau bệnh này, đau bệnh kia, mấy con nhớ đó là cái tà mạng của các con. Cho nên các con huân cái sự đau khổ trong thân của mấy con. Bởi vì mỗi lần một con vật chết mấy con ăn là mấy con đã huân cái sự đau khổ của loài vật đó, cho nên cái thân của con phải chịu đau bệnh. Không có người nào mà nói ăn thịt động vật mà người đó nói tôi không đau bệnh. Nhưng tại sao cái người ăn chay vẫn đau bệnh mấy con? Vẫn đau bệnh mấy con. Tại sao? Tại vì họ ăn chay mà họ còn làm thịt để họ ngồi đó ăn. Tại sao mấy con biết không? Các con thấy đồ chay mà có làm đúng không? Họ làm miếng đùi gà. Bởi vì họ ăn theo cái kiểu mắt của họ, mặc dù trong đó đậu hủ. Nhưng mà sự thật ra họ cũng vẫn còn cái tâm ác họ, chứ chưa phải là thiện thực thiện, cho nên họ còn đau đó.

Cái người mà ăn chay mà còn thèm thịt là cái người đó còn bệnh. Còn ăn chay như Thầy không bệnh là tại vì Thầy hết thèm thịt rồi. Bởi vì hết thèm thịt là hết nghiệp đau chứ gì? Phải không? Còn mấy con ăn chay mà còn thấy thịt thèm thì cái kiểu đó mấy con còn bệnh. Bởi vì còn cái nghiệp ác, mấy con nó còn thèm, đó là cái nghiệp ác đó. Cho nên ở đây Thầy xác định sau một thời gian mấy con ăn rồi, mà tới chừng đó mấy con thấy cái miếng thịt là mấy con ớn, mấy con nhàm, mấy con sợ. Mấy con rất là tội, thì lúc bấy giờ đó cái nghiệp thân của mấy con sẽ hết. Mà cái người mà ăn chay được vậy thì tu pháp Tứ niệm xứ, mấy con có bệnh họ đẩy lui bay mất hết. Còn mấy con tại sao đẩy lui hổng bay? Tại vì cái nghiệp ác mình còn, đẩy không được. Còn người ta ăn chay, cái tâm người ta thanh tịnh rồi. Cho nên có nhiều người, người ta dùng pháp tác ý cái bệnh người ta nó bay đi mất, nó không có đau đớn nữa. Còn có người tác ý không được là cái người đó còn thèm thịt nhiều quá rồi, thích thịt rồi, cho nên tu hoài không được.

(45:52) Đó thì các con nhớ đây là một cái sự thật mấy con. Cho nên muốn thoát khổ, muốn không bệnh thì tránh cái duyên đừng ăn thịt chúng sanh, thì mấy con sẽ thoát khổ. Đó là hôm nay Thầy đem những cái pháp thiện, cái lòng hiếu sinh, cái đạo đức hiếu sinh đến với mấy con mà căn dặn, nhắc nhở mấy con để tự mấy con cứu lấy mình, ăn nó có nhằm nhò gì mấy con. Suốt cuộc đời từ tám tuổi Thầy xuất gia cho tới bây giờ, chưa hề biết miếng thịt trong miệng, thế mà Thầy có bệnh đau chỗ nào đâu? Có khổ sở chỗ nào đâu? Thầy không bao giờ mà đi bệnh viện uống thuốc gì cả hết, cho nên cuộc đời của Thầy quá hạnh phúc. Còn mấy con coi vậy chớ, ngồi trước mặt Thầy chớ có nhiều người ở trong thân Thầy thấy nó rệp ở trỏng rồi, có phải không mấy con? Nó đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia, mấy con khổ lắm. Còn Thầy tuy rằng bảy mươi chín tuổi rồi, rất khoẻ không đau ốm gì hết.

Thôi bây giờ các con sẽ tu, Thầy sắp sửa Thầy về, mấy con ráng tập tu trong ngày hôm nay. Rồi chiều, tới giờ mà xả giới thì mấy con đến trước Phật mấy con xin xả giới, tự tâm mình xả giới thôi con. Rồi khi nào mà ở ngoài này mấy con thọ bát quan trai không có Thầy thì mấy con đến xin thọ giới. Rồi tới chừng xả giới, xin xả giới mấy con. Rồi các con tiếp tục, đừng có bỏ Bát quan trai con. Bát quan trai là cái pháp gieo duyên với chánh Phật pháp. Thọ Bát quan trai là đời đời kiếp kiếp, đời nay mình tu chưa xong, đời sau mình còn gặp cái duyên thọ Bát quan trai nữa. Nó không mất cái duyên đó đâu mấy con. Nó sẽ gặp những bậc tu chứng quả Alahán, cũng như cái đời của mấy con gặp Thầy để mà dạy các con. Thì đời sau mấy con giữ gìn Bát quan trai đúng cách mà tu như thế này, đời sau mấy con sẽ gặp những bậc người ta tu xong người ta cũng hướng dẫn mấy con như thế này, không mất duyên đó đâu.

(47:34) Cho nên một tháng, mấy con chọn lấy một ngày tu. Dù thế nào mấy con tháng cũng nên chọn một ngày để tu tập, đừng bỏ mấy con. Các con nếu mà ở gần, các con đến chùa các con tập trung lại để chị em sách tấn nhau. Người này tu, người kia thấy người nọ tu, mình cũng ráng tu. Cho nên vì vậy nó sách tấn nhau, nỗ lực nó tu, nó thanh tịnh. Còn một mình ở nhà nhiều khi mình lười biếng, thành ra tu không tốt bằng khi mình họp nhau, mình đến mình tu tập để cho sách tấn nhau mà tu tập.

Đến đây Thầy xin chấm dứt và Thầy gởi lại cho mấy con một số sách. Để khi Thầy về rồi, mấy con nhìn vào cuốn sách mà Thầy gởi cho mấy con những lời Thầy viết trong này, đầy đủ những ý nghĩ cho mấy con. Nhất là “Thọ tam quy ngũ giới”, nhất là “Những cái thời khoá tu tập trong thời Đức Phật”. Nó nhắc nhở những cái điều mà Đức Phật ngày xưa đã tu tập, chúng Thánh tăng đã tu tập để làm cho mấy con thấy rằng mình đang là những người đệ tử của Phật, đang tu tập trong thời khoá của Đức Phật. Trong đó có những bức thư mà Thầy gửi cho mấy con, cái mục đích là Thầy lo cái trung tâm an dưỡng để cho ra đời, được đem cái đạo đức nhân bản nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người mà dạy.

Trong đó thì nó có cái trạm xá, cái bệnh viện để mà giúp đỡ cho những người nghèo. Trong khi đó các con có bệnh đau thì cũng giúp đỡ cho mấy con, trong khi an ủi được tinh thần. Chứ sự thật ra đạo đức không làm khổ mình khổ người nó có đủ khả năng để trị bệnh. Cho nên cái bệnh viện chỉ là nêu lên như vậy, để cho an ủi cho mấy con thôi. Chứ sự thật mấy con đến với đạo Phật là mấy con đến với tứ niệm xứ là mấy con đã có phương pháp, có thần dược để trị những cái bệnh trong thân của mấy con, bệnh nghiệp của mấy con. Cho nên nó có phương pháp làm chủ được bệnh, mà làm chủ được sự sống chết của mấy con nữa, chứ không phải là riêng làm chủ được cái bệnh đâu.

(49:26) Vì vậy mấy con nhớ tất cả những cái điều mà Thầy nói, cái ước nguyện của Thầy muốn đem lại sự hạnh phúc cho mọi người, đó là đạo đức Nhân bản - Nhân quả. Còn cái trạm xá, cái bệnh viện, cái khu điều dưỡng chẳng qua là cái để an ủi mấy con thôi, chứ cái đó sau này cũng không sử dụng đâu. Nhưng mà đây là sự an ủi để mấy con lỡ mấy con có bệnh đau mấy con khỏi đi bệnh viện tốn tiền, tốn bạc gì hết. Ở đây tất cả trong chị em chúng ta đã đóng góp nhau để giúp đỡ cho khi mà một người trong chúng ta, một người trong chúng ta có gặp bệnh đau thì lại có cái sự giúp đỡ nhau, trợ giúp nhau trong cái tình thương chan hoà nhau để nói lên cái sự mà chung lưng đấu cật, an ủi nhau trong lúc bất hạnh, trong lúc bệnh tật.

Ví dụ như bây giờ mấy con là những cái thành viên trong cái hội từ thiện. Mấy con trong một năm, nửa năm mấy con góp được năm ngàn, ba ngàn, mấy con gửi vào hội từ thiện, để làm gì? Để làm cái quỹ giúp đỡ cho những người bệnh. Mà không chừng khi mà tâm nguyện mình làm cái điều đó, lại mình mạnh giỏi không có đau ốm gì hết. Rồi cái người nào mà bất hạnh, người ta đau ốm thì người ta được cái số tiền đó chi cho bác sĩ, chi cho thuốc thang mà người ta không có phải là đem đất đai hoặc cầm hoặc bán để lấy tiền để đi trị bệnh. Mình giúp đỡ người ta cái cuộc sống cho mọi người nó được bình an, đó là cái tương trợ nhau. Cái hội từ thiện của chúng ta là tương trợ nhau bằng cái việc hành động làm điều tốt. Cho nên tất cả những cái này chúng ta tập trung vào cái trung tâm an dưỡng để chúng ta có những cái thời gian tu học được ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI.

(51:03) Đó là cách thức mà Thầy, ở trong này có cái bức thư mà Thầy đã viết để kêu gọi tất cả mọi người hãy hướng về trung tâm an dưỡng để nó thành hình được. Cái trung tâm an dưỡng, ví dụ như nó đặt ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc một nơi nào đó ở thành phố Hồ Chí Minh. Thì ở đây nó sẽ là chi nhánh của trung tâm an dưỡng, bởi vì mình có hợp pháp lý hẳn hòi. Thì cái trung tâm nó được mở mang ra, thì chúng ta có cái thời gian để mà Thầy đến Thầy dạy, thì người ta không có nói gì. Còn khi không mình tập hợp như thế này, bây giờ trong chùa thì mấy con đến, thì đây là cái sinh hoạt của trong chùa thọ Bát quan trai, Thầy dạy thì không ai nói gì. Nhưng mấy con ra ngoài cái nhà dân ngoài kia, mấy con tập hợp là nhà nước người ta đến hỏi mình làm gì đây mà tập họp như thế này? Mình trả lời sao mấy con? Phải không?

Cho nên cái trung tâm an dưỡng nó có được, cái chi nhánh an dưỡng nó có và đồng thời nó có giấy phép đàng hoàng. “Chúng tôi sinh hoạt đúng theo sự an dưỡng của nó. Nghỉ ngơi về tinh thần phải học đạo đức và nghỉ ngơi về cơ thể, về vật chất thì chúng tôi có trạm xá, bệnh viện để chúng tôi đến đó chúng tôi trị bệnh”. Thì nó rõ ràng, nó cụ thể, nó có pháp nhân, pháp lý. Phải không? Chứ không khéo thì nó không có bình yên chúng ta ngồi đây mà nghe pháp được đâu. Đó thì như vậy chúng ta phải làm đâu ra đàng hoàng, pháp luật nó phải rõ chứ. Mình làm mà không có đúng pháp luật thì mình sẽ bị tội. Cho nên ở đây mình làm cái gì nó cũng phải hẳn hòi.

Cho nên Thầy ước mong sao cái sự mà hỗ trợ, để cho các cái hội từ thiện mình hỗ trợ cho cái trung tâm an dưỡng mình được ra đời và nó có những cái chi nhánh, để làm gì? Để cho mấy con được ở gần đó mấy con đến đó, năm chục cây số, một trăm cây số, mấy con đến khu của mình nó vậy đó. Mà đây mà vào tới cái Tu viện Chơn Như, nó đi cả mấy ngày đường hoặc là một ngày một đêm mấy con mới tới, mà vất vả. Đến đó, không lẽ mấy con đến đó, mấy con về liền? Mấy con sẽ ở ít ra cũng phải một tuần lễ. Rồi chuyện gia đình của mình làm sao? Còn mấy con đến đây một lát nữa mấy con về, đâu có sao đâu, phải không mấy con? Tu đây tới chiều mấy con về cũng kịp, đâu có gì đâu. Bởi vì nó ở gần nó tiện lợi cho chúng ta. Thầy mong rằng có sự tiện lợi đó để cái nền đạo đức của Phật giáo được phổ biến rộng, làm cho chúng ta sống không làm khổ mình khổ người, gia đình hạnh phúc, xã hội trật tự an ninh, đó là cái điều tốt nhất đó.

Hôm nay đến đây Thầy xin từ giã mấy con Thầy về và mấy con ở lại ráng nỗ lại tu tập. Đúng giờ là thọ trai, mà chưa đúng giờ thì đừng thọ trai mấy con. Đừng ăn uống phi thời, mình cố gắng một ngày không chết đâu các con. Rồi thỉnh thoảng Thầy về thăm, Thầy sẽ dạy thêm mấy con nữa. Thôi bây giờ Thầy từ giã, sau này thì ở đây mấy con sẽ phát cái sách này cho mấy con mỗi người một cuốn để coi như cái ngày mà Thầy đến đây Thầy truyền Bát quan trai và Thầy trao cho mấy con những cái này để làm quà kỷ niệm cho cái ngày thọ Bát quan trai. Rồi sau này có những sách đạo đức, Thầy sẽ gửi cho mấy con nhiều lắm. Thôi bây giờ Thầy về mấy con.

HẾT BĂNG