20120805 - SƯ THIỆN HÒA VẤN ĐẠO - TU ĐƠN GIẢN LÀ LÀM CHỦ SANH GIÀ BỆNH CHẾT

20120805 - SƯ THIỆN HÒA VẤN ĐẠO - TU ĐƠN GIẢN LÀ LÀM CHỦ SANH GIÀ BỆNH CHẾT

SƯ THIỆN HÒA VẤN ĐẠO - TU ĐƠN GIẢN LÀ LÀM CHỦ SANH GIÀ BỆNH CHẾT

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 05/08/2012

Người nghe: Sư Thiện Hòa

1- GIỚI, ĐỊNH, TUỆ

(00:00) Sư Thiện Hòa: Bạch Thầy, con mới về thăm Thầy.

Trưởng lão: Thầy nhớ kỹ rồi, cứ ngồi nghỉ đi.

Sư Thiện Hòa: Dạ, Thầy từ từ cho con, con nói Thầy với…​

Trưởng lão: Mệt ngồi nghỉ đi, không có gì đâu.

Sư Thiện Hòa: Con ở đây, khi nào mà Thầy sẽ giảng con nghe, con mới đi. Con nhớ Thầy quá chừng luôn, con nhớ Thầy nhất, hôm qua con mới (…​)

Trưởng lão: Ngồi nghỉ đi, ngồi nghỉ đi, cùng tọa với nhau, không có gì đâu. Thầy sẽ chỉ dạy cho, tức mình tu làm chủ sinh tử mà, không có gì đâu đừng có lo.

Sư Thiện Hòa: Trên người con có nhiều bệnh, thứ nhất là cái chân của con đi, con sợ nó té cái là nó tai biến ra đó nó thành (…​)

Trưởng lão: Con ngồi nghỉ đi, ngồi ghế với Thầy đi, ngồi nghỉ.

Sư Thiện Hòa: Thưa Thầy con có những cái mà chưa hiểu, Thầy dạy cho con. Trong kinh Trường Bộ đây, con đem theo để Thầy dạy cho con.

Trưởng lão: Con cứ ngồi nghỉ đi con, không có gì đâu, Thầy sẽ xem cho.

Sư Thiện Hòa: Con đọc cái này Thầy dạy cho con vì con không biết chắc, không hiểu cái này. Cũng như đức Phật dạy ở chỗ cái câu là:

“Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các mớ lậu hoặc. Tức là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu”.

Chỗ này con không hiểu như thế nào.

Trưởng lão: Con không hiểu?

Sư Thiện Hòa: Dạ con không hiểu.

(01:48) Trưởng lão: Đạo Phật là Giới, Định, Tuệ nó phải đầy đủ.

Sư Thiện Hòa: Nhưng mà sao cái này tu với cái kia, cái kia tu với cái nọ. Mà Giới cùng tu với Định, rồi Tuệ cùng tu với Định. Dạ.

Trưởng lão: Mới đầu con tu ba cái pháp này một lượt con tu nổi không? Giới, Định, Tuệ cùng tu một lượt nổi không?

Sư Thiện Hòa: Tức là phải tu cái Giới trước?

Trưởng lão: Ừ, con phải tu Giới trước.

Sư Thiện Hòa: Dạ, dạ. Con thấy để ‘cùng tu với’ đó: “Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định ‘cùng tu với’ Giới”, là cái này.

Trưởng lão: Ừ. Định ‘cùng tu với’ Giới, Định phải có Giới nó mới thành Định mà Định không có Giới làm sao thành Định.

Sư Thiện Hòa: “Sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn, Tuệ cùng tu với Định”.

Trưởng lão: Ừ, thì nếu mà con không có đầu óc hiểu biết thì con làm sao con tu với Tuệ, gọi là Tuệ, gọi là Định được.

Sư Thiện Hòa“Tâm cùng tu với Tuệ”.

Trưởng lão: Ừ. Tâm là cái trụ cốt đó, sáu cái biết của nó đó con. Không phải thấy rằng…​

2- NHẬP LƯU VÀ DỰ LƯU

(02:47) Sư Thiện Hòa: Còn cái phần này là Thầy dạy cho con. Con ghi, con không hiểu con phải ghi, không hiểu là, không biết làm sao mà tu.

“Bạch Thế Tôn”, cũng như cái chỗ này đây:

“Này Ananda, Tỳ kheo Sàtha diệt tận các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay hiện tại, vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này Ananda, Tỳ kheo Ni Nandà đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh (Thiên giới) và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa”.

Tức là, năm hạ phần kiết sử tức là: Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân.

Trưởng lão: Phải rồi.

Sư Thiện Hoà: Dạ, nhưng mà không có, tức là không trở lại, nhập Niết Bàn luôn.

Trưởng lão: Nhập luôn, từ bỏ luôn chứ không phải còn lưu nữa.

Sư Thiện Hòa: Không còn luân hồi trong này nữa, tức là ngũ triền cái, tức là ba hạ phần kiết sử: Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân. Tức là mình đoạn trừ được năm cái này là không còn trở lại nữa.

Trưởng lão: Không còn trở lại.

Sư Thiện Hòa: Tức là nhập Niết Bàn luôn.

Trưởng lão: Nhập Niết Bàn.

Sư Thiện Hòa: Dạ.

Sư Thiện Hòa: Còn cái phần này nữa là: “Này Ananda, nữ cư sĩ Sujata diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự Lưu, nhất định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến Chánh Giác”. Quả Dự Lưu mà đạt đến Chánh Giác là nó hơn cái…​

(04:23) Trưởng lão: Nó mới Dự Lưu là mới dự vào dòng Thánh à.

Sư Thiện Hòa: Dạ, Dự Lưu.

Trưởng lão: Ừ.

Sư Thiện Hòa: Tức là Tu Đà Hoàn.

Trưởng lão: Ừ, mới dự vào dòng Thánh thôi.

Sư Thiện Hòa: Bạch Thầy, Tu Đà Hoàn có tương ưng với Sơ Thiền?

Trưởng lão: À nói về thiền định thì nó tương ưng.

Sư Thiện Hòa: Dạ.

Trưởng lão: Mà mình không nói về thiền định thì nó coi như nó trí tuệ thôi.

Sư Thiện Hòa: Dạ dạ. Tức là chứng được Dự Lưu là không còn luân hồi nữa đạt đến Chánh Giác.

Trưởng lão: Dự Lưu là nó dự vào dòng Thánh rồi.

Sư Thiện Hòa: Dự vào dòng Thánh, thì đạt đến Chánh Giác, tức là không còn luân hồi trong ba giới, bốn loài nữa.

“Này Ananda cư sĩ Kakudha đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa…​”. Năm hạ phần kiết sử tức là: Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân: “Năm hạ phần kiết sử và hoá sanh (Thiên giới)”. Tức là sanh về cõi Trời: “Và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa”.

Vậy những người mà diệt ba phần kiết sử, phải giảm về dục ái và sân, thì sẽ không còn luân hồi sanh tử nữa.

Trưởng lão: À sống ở trong, nói cõi Trời chứ sự thật ra cái cõi mình đây nhưng mà tâm hồn họ luôn luôn lúc nào nó cũng như là những người Trời.

Sư Thiện Hòa: Nó thanh thản thôi.

Trưởng lão: Thanh thản.

Sư Thiện Hòa: Giờ con cũng như là, con không hiểu ở chỗ này nữa. Tại sao Nhập Lưu thì lại còn một lần nữa, mà hãy còn Dự Lưu là hết luôn, đi vào Chánh Giác luôn.

Trưởng lão: Nhập Lưu mình còn, mình mới có nhập có khung thành riêng thôi, còn bên kia chưa có nhập. Còn người ta vào Dự Lưu, người ta coi như là người ta dự, cái phần này là cái phần đầu tiên, người ta còn đang tiếp tục, còn anh nhập tới đây anh dừng, anh không tập tu nữa, thì tức là anh đâu có đi tới nữa được nữa.

Sư Thiện Hòa: Giờ con không hiểu chỗ này nè: “Này Ananda, hơn năm trăm cư sĩ, mệnh chung tại Nadika, diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự Lưu. Nhất định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến Chánh Giác”. Dự Lưu thôi..

(06:34) Trưởng lão: Mới Dự Lưu nhưng mà người ta còn tiếp tục người ta đi nữa. Chứ không phải là người ta tới đó mà người ta ngưng. Dự Lưu là người ta dự vào dòng Thánh rồi.

Sư Thiện Hòa: Dạ, là người ta phải tu thêm.

Trưởng lão: Ừ, tu tiến tới. Còn mình tới đó cái mình dừng, mình tới Dự Lưu cái mình dừng mình không tu nữa, thì mình…​

Sư Thiện Hòa: Tức Nhập Lưu mà không được tu nữa là không được.

Trưởng lão: Không được.

Sư Thiện Hòa: Mà phải Dự Lưu mà ta tu tiếp là ta đạt được Chánh Giác.

Trưởng lão: Chánh Giác.

Sư Thiện Hòa: Dạ. Con khó hiểu nãy con muốn được, nay Thầy cho vô gặp con mừng quá chừng luôn, mừng muốn khóc luôn đó Thầy.

“Này Ananda, thật không có gì lạ, vấn đề con người phải mệnh chung. Nhưng mỗi lần có người mệnh chung lại đến hỏi Như Lai về vấn đề này, này Ananda, như vậy làm phiền nhiễu Như Lai”. Cũng giống như tụi con làm phiền Thầy.

Trưởng lão: Đúng vậy đó.

Sư Thiện Hòa: Không hiểu, cái này không hiểu, cái này tính sau hỏi Thầy lại. Tụi con không hiểu, cho nên không dám làm phiền nữa, cứ không hiểu đi.

“Này Ananda, vì vậy ta sẽ giảng Pháp kính (Gương chánh pháp) để Thánh đệ tử, sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn, sẽ tự tuyên bố về mình như sau: “Ðối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự Lưu, nhất định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh Giác””.

Nếu mà người nào mà tự mình biết mình đã chứng cái này, là nhất định là phải không còn luân hồi sanh tử nữa, mà đạt đến Chánh Giác luôn, mà phải tu tiếp.

Trưởng lão: Tiếp chớ.

Sư Thiện Hòa: Dạ.

Trưởng lão: Tới mới có dự mà.

Sư Thiện Hòa“Này Ananda, pháp kính ấy là gì mà Thánh đệ tử, sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn, sẽ tự tuyên bố về mình như sau: “Ðối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự Lưu, nhất định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh Giác”.

Này Ananda, vị Thánh đệ tử có chánh tín đối với đức Phật: “Thế Tôn là bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”.

Vị ấy có chánh tín đối với chánh pháp: “Chánh pháp được Thế Tôn khéo giảng dạy, thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng giải thoát, được kẻ trí tự mình thâm hiểu”.

Vị ấy có chánh tín đối với chúng Tăng: “Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân chánh tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trực tu hành…​”, Mấy cái này con khó hiểu quá. “Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trí tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân tịnh tu hành, tức là bốn đôi tám vị”. Thầy giảng cho con cái này.

(09:09) Trưởng lão: Bởi vì nó thuộc về trí tuệ, lòng tin tưởng của mình đầy đủ, là những cái điều kiện nếu mà con không tin thì con không làm gì được hết, mà con không trí tuệ con tu cũng không vô nữa.

Sư Thiện Hòa: Tức là mình chứng Tu Đà Hoàn rồi nhưng mà còn phải tin mấy cái câu này.

Trưởng lão: Ừ.

Sư Thiện Hòa: Phải hết lòng tin cái này. Gọi là, tức là tín các Niệm, Định, Tuệ.

Trưởng lão: Đó, nó đầy đủ, còn như thiếu không được.

Sư Thiện Hòa: Tức là khi mình chứng được quả Tu Đà Hoàn thì khỏi đọa ác đạo, mà tu tiếp thì sẽ được Chánh Đẳng Giác.

Trưởng lão: Ừ, Chánh Giác.

Sư Thiện Hòa: Chánh Giác có nghĩa là sao Thầy?

Trưởng lão: Nghĩa là mình giác hoàn toàn, giác tất cả những cái điều đúng, không sai nữa. Chánh là không còn bị sai.

Sư Thiện Hòa: Tức là mình không còn đọa vào những cái đường dữ nữa?

Trưởng lão: Ừ.

Sư Thiện Hòa: Tức là chỉ chứng Tu Đà Hoàn, mà Tu Đà Hoàn ở đây là tương ưng với Sơ Thiền.

Trưởng lão: Nói về thiền thì nó tương ưng, còn nói về mà cấp bậc thiền nó có bốn cấp bậc của nó.

Sư Thiện Hòa: Dạ.

Trưởng lão: Nhưng mà nó là cái mới này nè chỉ mình tu về cái trí tuệ của mình, còn cái chứng đó là chứng Sơ Thiền của nó thôi.

Sư Thiện Hòa: Bạch Thầy, xin phép Thầy cho con hỏi. Tức là Thầy dạy Dự Lưu là nó tương ưng với Sơ Thiền, còn Nhập Lưu là tương ưng với Nhị Thiền.

Trưởng lão: Ừ, phải rồi.

Sư Thiện Hòa: Còn Nhất Lai tương ưng với A Na Hàm là Tam Thiền, còn Bất Lai là tương ưng A La Hán là Tứ Thiền. Những quả này mình phải tu như thế nào bạch Thầy? Thầy dạy cho con tuần tự đi.

Trưởng lão: Coi như là nó có hai cách thức tu. Một là mình điều khiển tâm mình nó gom lại. Hai là mình triển khai tri kiến giải thoát của mình, mọi cái gì nó không làm được tập sanh mình, thì coi như là mình giải thoát.

3- LÀM CHỦ SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT

(11:22) Sư Thiện Hòa: Bây giờ tuổi lớn như con mà bệnh hoạn, bây giờ phải tu cái pháp nào cho ngắn gọn. Thầy dạy cho con đi.

Trưởng lão: Nó nói chung là đức Phật đã sẵn sàng trên vấn đề đó rồi, mình đừng sợ bệnh thì không bệnh, còn mình cứ lo bệnh tật này kia, thì bệnh. Còn bệnh. Mặc! Không lo gì hết cứ ôm pháp tu, có vậy thì nó sẽ qua hết.

Sư Thiện Hoà: Tức là mình đừng có nghĩ tới nó.

Trưởng lão: Không nghĩ tới bệnh tật gì hết. Bệnh nó vô thường mà, bữa nay bệnh mai hết, mà mai bệnh mốt hết. Thì tất cả các pháp đều vô thường đâu có cái gì đâu mà mình lo, mà mình cứ mình lo bệnh, áy náy, tôi bệnh vầy tu không được. Mình tu cứ ôm pháp vô tu.

Sư Thiện Hoà: Cứ tự nhiên nó bệnh, nó bệnh mà bệnh…​

Trưởng lão: Bệnh, bệnh kệ nó, không lo gì hết.

Sư Thiện Hoà: Mình đừng có nghĩ tới nó.

Trưởng lão: Ừ, đừng nghĩ tới nó.

Sư Thiện Hòa: Dạ.

Trưởng lão: Thầy cũng đau, Thầy làm chủ bệnh là do Thầy không nghĩ đến bệnh.

Sư Thiện Hoà: Dạ.

Trưởng lão: Chứ không phải Thầy giỏi, bây giờ nhức cái đầu: “Cái đầu nhức kệ mày tao không sợ mày đâu”. Thầy là Thầy nghĩ tới tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Nó vô, nó lọt vô trong cái trạng thái bất động rồi. Cái đầu nhức cũng không nhức nữa, hết, mà nhức cái đầu đó là mình trả cái nghiệp nhân quả của mình chứ có cái gì đâu mà sợ.

Sư Thiện Hoà: Bạch Thầy như con vô trong này con tu một thời gian ngắn được không Thầy? Hay là phải tu suốt luôn.

Trưởng lão: Nói chung là tu tùy theo cái khả năng của mình, tu tới mình giải thoát hoàn toàn là mình quyết bỏ. Con muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, bốn chỗ làm chủ mình sanh, già, bệnh, chết.

(13:05) Cuộc sống con hàng ngày đối xử với ai nói gì con không buồn phiền hết, tức là con làm chủ sanh.

Già con không có lụm khụm, không yếu đuối, con thấy nghe trong người nó khỏe khoắn, đó là con làm chủ già.

Mà bệnh, con bảo: “Thọ là vô thường, bệnh này đi!”, thì nghe nó không có bệnh, tức là con làm chủ bệnh.

Chết, con muốn chết con nằm xuống bảo: “Tịnh chỉ hơi thở, ngưng!”, là nó ngưng, nó không thở nữa, thở nhè nhẹ nó ngưng.

Thì đó là con làm chủ bốn chỗ rồi.

Đạo Phật dạy chúng ta làm chủ bốn sự đau khổ, còn con chưa có làm chủ được thì phải tu, phải tiếp, còn phải còn tu. Bây giờ mình làm chủ sanh. Người ta nói gì đó mình còn buồn phiền, đó là mình chưa làm chủ sanh. Cuộc sống mình chưa làm chủ. Mình làm chủ phải từng phần đâu ra đó chứ đâu phải là muốn làm chủ thì vô cái là làm chủ lu bù đâu, không phải đâu.

Sư Thiện Hoà: Như bốn cái pháp mà Thầy dạy sanh, già, bệnh, chết thì mình làm chủ cái sanh trước.

Trưởng lão: Sanh trước đó con, muốn làm chủ sanh thì không làm chủ già.

Sư Thiện Hoà: Dạ. Bạch Thầy dạy con cái làm chủ sanh trở lại đi, con về con nghe trở lại.

Trưởng lão: Ừ đây nè, Thầy nói nãy giờ, con nghe cho kỹ nha. Người ta chửi mắng, người ta nói nặng, nói nhẹ nói gì nói, con không buồn phiền ai hết thì đó là làm chủ sanh.

Sư Thiện Hoà: Đó là làm chủ sanh.

Trưởng lão: Ừ, cái đời sống của mình đụng chạm người này, người nọ, kia còn mình thấy mình vui vẻ, mình đừng vì đó mà mình buồn phiền, thì đó làm chủ sanh rồi, mà làm chủ sanh thì con làm chủ già. Cơ thể không yếu đuối, mà làm chủ già đó thì làm chủ bệnh. Nếu mà con không làm chủ bệnh đó thì về già nó phải gầy, yếu đuối.

Sư Thiện Hoà: Bạch Thầy mình tu cách nào, mà khỏi tương ưng về kiếp sau? Nghe pháp.

Trưởng lão: Coi như là ngay trong kiếp này, con thực hiện đúng cái lời Phật dạy thì con sẽ ra khỏi những cái điều đau khổ, không còn tương ưng với sự đau khổ của cuộc đời nữa hết. Chấm dứt. Cứ theo lời của đức Phật dạy.

Sư Thiện Hoà: Tức là có chướng ngại pháp là mình xả nó luôn?

Trưởng lão: Xả luôn. Có chướng ngại pháp mình xả, tức là mình tu cái xả. Tu không khó đâu, không khó, dễ lắm không có khó đâu. Tại mình bỏ chưa được thôi, chứ bỏ được rồi thì nó tới rồi, bỏ xuống hết. Bởi vậy Thầy mới làm một bài thơ kệ:

“Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!

Chớ giữ làm chi, có ích gì.

Thở ra chẳng lại, còn chi nữa?

Vạn sự vô thường, buông xuống đi!”.

4- BA LẦN THỈNH THẦY TRỤ THẾ

(15:50) Sư Thiện Hoà: Bạch Thầy trong kinh này Thầy có dạy, đức Phật khi nhập diệt. Trước khi nhập diệt là nhập vào Sơ Thiền, rồi xả Sơ Thiền rồi nhập Nhị Thiền, rồi xả Nhị Thiền nhập Tam Thiền, xả Tam Thiền nhập Tứ Thiền.

Trưởng lão: Ừ.

Sư Thiện Hoà: Rồi xả Tứ Thiền là nhập Không Vô Biên Xứ, rồi xả Không Vô Biên Xứ nhập Vô Sở Hữu Xứ, rồi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng rồi Diệt Thọ Tưởng Định. Ngay chỗ này thì Ngài A Nan mới nói Ngài Anuruddha (A Na Luật) là đức Phật đã nhập diệt. Thì Ngài Anuruddha là nói chưa, đức Phật mới vào Diệt Thọ Tưởng Định thôi. Thì tại sao vậy, Ngài Anuruddha biết được ta?

Trưởng lão: Bởi vì biết được là ngài đã nhập, từng nhập những cái điều đó.

Sư Thiện Hoà: Tức là đức Phật nhập tới đâu là ngài theo tới đó?

Trưởng lão: Ngài theo tới đó.

Sư Thiện Hoà: Chứ Ngài A Nan là chưa có được hả Thầy?

Trưởng lão: Chưa.

Sư Thiện Hoà: Do đó mà ngài A Nan không biết. Rồi ngay, vậy Phật ở ngay…​

Trưởng lão: Nằm ngay đơ cũng không biết chết hay là sống chưa nữa. Không ngờ người ta nhập cái định đó.

Sư Thiện Hoà: Là ngài Anuruddha tức A Na Luật đã theo dõi cái…​

Trưởng lão: Theo dõi, theo dõi từng cái định đó.

Sư Thiện Hoà: Dạ, dạ, thì vậy con thấy làm lạ, ủa tại sao mà ngài A Nan không biết, mà ngài A Na Luật biết tới đó là nó chưa có nhập Niết Bàn. Đức Phật mới vào Diệt Thọ Tưởng Định thôi.

Trưởng lão: Ừ.

Sư Thiện Hoà: Ở trong kinh này nói, thì đức Phật mới nhập ngược trở lại, nhập vào Sơ Thiền rồi mới nhập lên Tứ Thiền mới nhập diệt, tức là nhập diệt vào ở Tứ Thiền.

Trưởng lão: Ừ. Chỉ có Tứ Thiền mới tịnh chỉ hơi thở.

Sư Thiện Hòa: Dạ.

(17:12) Sư Thiện Hoà: Còn một điều nữa. Hôm trước con vào nhà bếp đó, con ăn cơm. Thì con thấy có nhiều tỏi, hành bây giờ mình có thể bỏ cái này được không?

Trưởng lão: Có chứ gặp đâu cần gì mà, mình đâu cần gì. Tại nhà bếp. Thầy thì nói chung là Thầy tùy thuận, chứ thật sự những cái điều đó Thầy biết rằng ăn nó hôi chứ nó không phải là nó sát sanh, nó giết hại chúng sanh gì hết, nó hôi và đồng thời nó có cái sự kích thích, thành ra mình tránh ăn càng tốt nó không có hôi. Nó ăn rồi cái mồ hôi của mình đó toát ra, mình ngồi gần ai nghe cái mùi hôi.

Sư Thiện Hoà: Mấy khi ăn tỏi vô, trời nó hôi lắm, lâu lâu, thiệt, khó chịu lắm. Vậy là mình không có dụng này.

Trưởng lão: Không dùng.

Sư Thiện Hoà: Tại vì cái này, mặc dù nó là thảo mộc, nhưng mà nó không phải là sát sanh nhưng mà mình dùng nó là nó có cái chất bất tịnh của người ăn.

Trưởng lão: Nó có cái mùi hôi ở đó.

Sư Thiện Hoà: Dạ.

Trưởng lão: Hôi. Thành ra nó bất tịnh. Cái loại mình…​

Sư Thiện Hoà: Hôm nay, con vào nhà bếp con ăn là con con gặp một bữa đó.

Trưởng lão: Thành ra nhà bếp đó họ không biết, chứ lẽ ra thì họ biết họ không dùng nó đâu. Nó không có tội gì nhưng mà nó hôi.

Sư Thiện Hoà: Thôi tới đây con, con hỏi tới đây là con, con đã nghĩ Thầy còn…​

Trưởng lão: Xá Thầy thôi con.

Sư Thiện Hòa: Con, con mãn dữ lắm rồi. Hôm nào đấy con ao ước được gặp Thầy, nhưng mà hôm nay gặp Thầy là con mừng vô cùng luôn. Hôm trước mà gặp Thầy bữa ngày mùng bốn tháng giêng đó là Thầy dạy, con muốn khóc luôn, mà con như không. Nhưng mà con giờ nó còn chằng chịt, chứ chưa được hết, cái duyên nó chưa đủ, rồi Thầy cũng đại xá cho con.

Trưởng lão: Ừ, thôi đi.

Sư Thiện Hoà: Con nguyện hồng ân Tam Bảo, gia hộ cho Thầy luôn luôn có sức khỏe, để mà Thầy làm bóng mát cho chúng con, chứ nhiều người trông chờ Thầy lắm. Mà giờ Thầy mà ra đi một cái là trên thế gian này rất là thiệt thòi, giống như là mặt trời lặn, rồi không biết làm sao, rồi Thầy cũng…​ Tụi con xin thỉnh Thầy trụ thế để cho, khi nào mà có nhiều người thay thế cho Thầy rồi Thầy sẽ ra đi.

Trưởng lão: Ừ, tụi con yên tâm đi, Thầy không để Phật pháp mất lần nữa đâu.

Sư Thiện Hoà: Dạ.

Trưởng lão: Mất lần nữa chịu, khó đó tìm.

Sư Thiện Hoà: Dạ. Chỉ có Thầy triển khai thôi, đọc cái thì đọc được đó nhưng mà không biết làm sao để mà tu nữa.

Rồi còn một lần nữa con thỉnh Thầy trụ thế, Thầy lại còn cái đạo tràng chùa Pháp Tứ. Chùa Pháp Tứ thì Phật tử, Tăng, Ni, Phật tử thỉnh Thầy trụ thế để chúng con nương vào cái bóng mát đại từ, đại bi của Thầy, nương vào cái từ trường của Thầy để chúng con nương vào thế để tu, Thầy.

Một lần thứ ba con thỉnh Thầy trụ thế để mà tất cả mọi người nương nhờ cái sự giáo huấn của Thầy và nhất là đạo tràng Pháp Tứ chúng con được nương nhờ cái bóng mát của Thầy.

“Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô Trưởng lão Thích Thông Lạc chứng minh cho con”.

Ngày xưa là đức Phật trách Ngài A Nan không thỉnh Phật trụ thế, do đó mà giờ con thỉnh Thầy trụ thế thì con nghĩ như vậy.

“Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát”.

Trưởng lão: Hứa khả trụ thế là hứa khả cực đó con.

Sư Thiện Hoà: Cám ơn Thầy, thì Thầy còn là Thầy cực lắm, nhưng mà có con nhờ.

Trưởng lão: Tại vì chúng sanh khó độ.

Sư Thiện Hoà: Dạ, dạ. Con xin phép Thầy, con làm phiền Thầy quá, sám hối Thầy. Thầy tha cho con.

Trưởng lão: Thôi đứng dậy. (20:38)

HẾT BĂNG