THẦY DẠY BAN ĐỜI SỐNG 04 - TU TẬP VÀ ƯỚC NGUYỆN KHI LÀM VIỆC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 11/3/2012
Thời lượng: [00:51:19]
Cô Trang: Nhà bếp tại vì không tu thì rảnh thời gian nên trồng rau. Còn người chuyên tu thì không có được trồng.
Thầy Mật Hạnh: Người chuyên tu là không có trồng, là tại vì người ta chuyên tu. Rãnh thích làm thì làm không thích thì thôi hà!
Trưởng lão: Bây giờ, nội mà nhà bếp hết mà không có cái người nào thích làm cùng, thích làm. Mà không thích làm, thích tu hết như giống như con vậy đó, thì nhà bếp người ta tu hết thì thôi, còn cái trồng rau thì có người khác.
Thầy Mật Hạnh: Ai thích trồng thì cứ trồng, ý là vậy đó!
Trưởng lão: Có người, người ta tu không được.
Cô Thanh Như: Đó, đó, đó. Hồi sáng con nói là nếu mà ai tu không được thì ra trồng rau.
Trưởng lão: Mấy người mà ngủ gục này kia đồ cho ra trồng rau, cho mày ngủ gục. Cái trồng rau, trồng trái cây cho người ta thọ thực, người ta tu, rồi mình nhận được. Thí dụ như bây giờ trồng cái luống lang, người ta gặt cái ngọn, cái lá người ta thu được bao nhiêu được, chứ đâu có ai ăn mà ta chia người từng chút, từng chút. Mà cái công đức tu của người ta trợ lực nó rất lớn. Với lại bây giờ tôi nhiếp tâm không được, nghĩ cái này cái nọ cái kia, do đó mà mất thời gian [..] nhờ cái phước báu của những cái người người ta nhiếp tâm được, người ta xả tâm được. Bây giờ tôi tu cái tâm tôi còn vọng tưởng, chưa có được, thôi tôi trồng rau để người khác người ta tu. Trợ duyên cho tôi bằng cái từ trường, từ trường tu. Khi mà ngồi bất động vậy có cái từ trường trong không gian để giúp cho mọi người, người ta tu chưa được, nhiếp tâm chưa được, sẽ lần lượt được.
Minh Châu: Thưa Thầy cho con hỏi, chúng con làm nhà bếp, chúng con làm phục vụ cho chúng thì chúng tu hành tốt, vô lậu thì chúng con có được hưởng thành phần gì không?
Trưởng lão: Nó sẽ, cái vô lậu của nó, nó khiến cho con, khiến đẩy cho con đi vào con đường tu. Nó chưa đủ phước, nó đủ cả đẩy con đi liền. Nó có một cái người nào thay thế con hoặc là ai hoặc. Làm như cái may vậy, có cái thất theo cái ý của con. Tự con, con làm giúp đỡ cái người tu, cái từ trường thiện nó sẽ giúp đỡ con. Thí dụ như chẳng hạn, một người tu thì cái từ trường thiện. Như bây giờ ở đây thì các con đều tu, thì những người kia người ta làm cho mình ăn mình sống mình tu thì cái từ trường đó nó sẽ đẩy các con đi vào con đường tu như cái ông thầy đang tu.
Như bây giờ mấy con làm, Thầy bưng bát cơm Thầy đưa lên Thầy ăn thì cái bát cơm đó, từ trường của Thầy sẽ thọ cái bát cơm này rồi coi ai là người nhiệt tâm để mà lo cho chúng. Cũng như mình nhiệt tâm mình tu hành.
(03:22) Minh Châu: Tại vì con nghe Thầy nói là chúng con làm thì chỉ có phước hữu lậu nên chúng con muốn hỏi về phước vô lậu.
Trưởng lão: Phước vô lậu. Thí dụ như bây giờ con làm. Các con ngồi đây là bảy người, Mật Hạnh, cô Trang trồng rau, rồi người làm bếp. Chứ còn bây giờ mà Thầy còn tiền Thầy mua rau về cho mấy con ăn. Thì coi như cái phước đó nó không còn, nó chấm hết. Nói chung là Thầy vất vả cho mấy con.
(05:00 - 05:35) … (. . .)
Cô Thanh Như: Vậy bạch Thầy, nếu mà như vậy cái vụ mà trồng rau nếu như Thầy nói, tụi con có thể nhìn ra cái thời gian để tụi con làm cũng vẫn được.
Trưởng lão: Coi như là mình vì chúng, vì mọi người tu. Mình thấy cái duyên mình chưa đủ duyên, họ thành khẩn tu, sống độc cư một mình thì chiều mình vác cuốc ra mình làm chừng bằng cái vách đó lại đây thôi.
Cô Thanh Như: Trong tiếp nhận, chuyên tu là không có ra làm. Còn nhưng về phần nhà bếp thì sao, nhà bếp tụi con thì ban ngày tụi con đã làm buổi sáng rồi.
(6:40) Trưởng lão: Bây giờ Thầy đặt thành vấn đề cho nghe. Bây giờ trong nhà bếp, trong nhà bếp cùng nhau mình lo bếp nước, cơm nước cho chúng rồi. Trong khi đó mình thấy, bây giờ để tiết kiệm cái số tiền mua rau cải cho chúng tu. Bây giờ mình thấy rau lang thì dễ trồng nhất. Đừng có trồng những cái cây phải có cái thân. Còn cái rau lang con dẫy cỏ sạch con ghim xuống đó.
Cô Thanh Như: Vậy để tối nay con chấn chỉnh nhà bếp lại. Nếu bây giờ mà vị nào, sau giờ nấu cơm rồi, ăn cơm xong xuôi mà ở tu thì ở trong thất tu. Còn nếu như vị nào cảm thấy tu không được thì đi ra trồng rau lang thì được không Thầy?
Trưởng lão: Được.
Cô Thanh Như: Đó, tối nay con họp nhà bếp lại.
Trưởng lão: Cái đó hay đó.
Cô Thanh Như: Còn nếu mà tu là phải ngồi trong thất tu đàng hoàng. Mà bạch Thầy, cái này là Thầy cho phép trồng nghen. Là do những người tu không được.
Minh Châu: Con xin hỏi, chúng con làm bếp. Bây giờ thí dụ chúng con có một giờ để dậy. Thay vì một giờ đó chúng con ra trồng rau lang thì con ngồi giữ tâm bất động thì cái nào hơn?
Trưởng lão: Bây giờ trong khi đó con ngồi tâm bất động tức là con tu. Còn bây giờ con ngồi mà nó cứ lăng xăng, lộn xộn trong đầu của con. Còn bây giờ con thấy cái tâm con, con nhắc tâm bất động thanh thản an lạc vô, sự thì nó im lặng chừng một phút hay nửa phút đi cũng được. Thì đó là con cứ ở trong thất tu. Làm cơm nước rồi, cứ ở trong thất tu.
Còn nếu mà mình thấy nó còn kéo dài quá, tức là cái phước mình chưa đủ đó. Cho nên mình ráng mình làm để tạo cái phước hữu lậu. Có vậy thôi, không có gì hết.
Cô Thanh Như: Chú Phước kìa? Cô Ngọc?
Trưởng lão: Con thì sao, nếu có ý, góp ý với Thầy chứ có gì đâu.
Cô Ngọc: … (. . .)
(08:58) Trưởng lão: Để Thầy nói cho nghe. Tại con, bởi vì con tu chưa đủ lực. Con tác ý: “Ở trên mảnh đất này, đừng có côn trùng gì hết”, thì con sẽ cuốc đất, cái lực nó có, nó sẽ đi hết con. Cũng như bây giờ, sáng con cuốc liếp rau lang ở đó. Thì con tác ý: “Chỗ này ngày mai đó cô sẽ làm công việc trồng rau cho chúng người ăn. Tất cả côn trùng dưới đất”. Sáng ra con đi lại chỗ đó. Còn con chưa có đủ lực, con tác ý, nó phải có sự giao cảm được. Cho nên nó đầy hết. Mà đầy hết thì con ước nguyện.
“Tôi sẽ làm người, tôi quyết định tôi tu để tôi độ tất cả những cái loài kiến, loài côn trùng tôi đã làm cho chúng để chúng sống. Tôi chịu hết tất cả mọi nỗi khổ của chúng. Của những côn trùng mà tôi đã làm chết. Đổ trên vai tôi tôi chịu. Đổ trên đầu tôi tôi chịu hết.” Phải gan dạ như vậy.
Sự thật ra khi mà ước nguyện như vậy là con giải thoát rồi. Nghĩa là mình gánh hết sự đau khổ của người khác là mình hết đau khổ. Đạo Phật nó hay vậy đó. Mà giờ trong cái việc làm của mình là côn trùng nó ở dưới rồi. Phải không? Vì vậy cho nên, vì vậy mà trong những tháng nào mà làm công việc ở ngoài đồng. Mà trong những tháng nào mà không nên làm việc ở ngoài đồng.
Các con biết tại sao mà Đạo Phật có ba tháng an cư kiết hạ? Ba tháng côn trùng sinh nở, trời chưa mưa chứ mưa nó nảy nở, sanh ra. Cho nên ba tháng là người ta cấm không có được đi. Chứ đừng nói chuyện có đi. Tại vì bà đạp côn trùng chết rồi sao? Ở đây nói chung là Thầy dễ dãi với mấy con, Thầy đem giới luật của Phật ra thì chắc chắn là mấy con phải chịu chết thôi, chứ ở đó.
Để Thầy nói cho con nghe nè, cho nó rõ. Con biết khi mà ra lãnh chúng, mọi người trong thất. Thứ nhất là giữ độc cư. Coi như chỉ biết có một mình mình, chứ đừng có nói chuyện người này, nói chuyện người kia, nói này kia đồ. Ở đằng này tôi cuốc, ở đằng kia cuốc rồi nói chuyện này chuyện kia thì như vậy là sai pháp.
Bởi vì khi mà ra lao động là mình tạo cái phước hữu lậu. Mọi người người ta ăn để người ta tu. Chứ đâu phải mình tạo cho cái người ở không như ở ngoài đời đâu. Cho nên cái phước báu rất lớn. Do như vậy tôi nguyện tôi đem hết những gì mà đau khổ của tất cả mọi người. Tôi làm tôi đem cái sức của tôi, tôi làm được. Tôi ước nguyện cho mọi người no đủ, được những ngọn rau ăn ngon lành này kia, để cho họ tu hành cho tốt.
(12:11) Con ước nguyện vậy thì con vui vẻ con làm. Có thời gian sau nó đẩy con vô thất. Cái ước nguyện của mình nó mạnh lắm. Nhưng mà mình ước nguyện cho người ta để vô thất tu hành. Đừng có đi tới đi lui, đi qua đi lại nói chuyện. Chứ còn bây giờ mình sống, mình thấy có nhiều người không tu được, rồi cứ đi qua đi lại tiếp duyên nhau rồi thành ra nó làm động. Đó là mình tránh những cái người đó, làm động.
Còn mấy con tu thì để cho mấy người chuyên tu người ta trú người ta ở trong thất. Chứ không phải là ở trong thất để mà ngủ hoặc là nghỉ cho khỏe. Nó không phải. Nó còn vất vả hơn là ra cuốc đất trồng lang nữa. Vất vả lắm con.
Bởi vì trong khi cái tâm mình là tâm đời. Tâm dục nó còn nhiều lắm. Nó đủ thứ hết. Cho nên mình ngồi lại, mình lắng nghe. Không phải cần ngồi xếp bằng, tréo chân như mấy con. Mà chỉ cần ngồi bình thường hoặc là ngồi trên ghế như Thầy. Đều là ngồi được hoặc ngồi xếp bằng cũng được.
Ngồi xếp bằng như mấy con vậy cũng được, chứ không phải cần phải ngồi kiết già. Nhưng mà cái tâm của mình thì mình phát nguyện mình làm lợi ích cho chúng. Thì cái đó là cái tốt nhất.
(13:31) Thanh Như: Bạch Thầy, mấy ngày nay con nấu cơm con quên ước nguyện. Vậy thì chắc con ước nguyện lại.
Trưởng lão: Ước nguyện lại đi. Chứ không có được bỏ. Con ước nguyện nó thành một cái lực, cái lực từ trường tác ý. Bây giờ ngầm ở trong đầu cái ý của mình. Ý làm chủ ý tạo tác ý dẫn đầu các pháp. Cái ý thường tác ý thì nó có đủ cái lực.
Ban đời sống: Dạ, bạch Thầy. Vậy bây giờ, con hàng ngày con ước nguyện sao? Thầy dạy lại giùm con con hàng ngày con lo trong bếp.
Trưởng lão: Con lo trong bếp, ước nguyện sao mà cơm tôi nấu hoặc đồ ăn tôi nấu cho mọi người tu hành đều được ăn ngon miệng. Ăn cho được cơm, mạnh khỏe để tu tập. Con ước nguyện, cứ ước vậy là đủ rồi, mọi người người ta tu tập người ta mạnh khỏe đó.
(14:13) Minh Châu: Hàng ngày con đi đẩy cơm, thì giết rất là nhiều kiến. Con tác ý hoài mà không thành. Vì trên đường rất là nhiều kiến. Hàng ngày con không biết sát sinh bao nhiêu.
Trưởng lão: Bây giờ đó, đặt thành ra cái vấn đề. Mình đẩy cái xe cơm chứ gì, hai cái bánh xe nó sẽ cán kiến. Cái lòng từ bi của con nó không có cho phép làm cái điều đó. Nhưng mà con sẽ nghĩ trong đầu của mình. Bây giờ con xin hai chiếc giống như người gánh mà. Con để hai thùng cơm vô, quẩy.
Cô Trang: Nó là xe đẩy, xe đẩy hai bánh. Nặng! Bây giờ chị nghĩ có 1 cách nữa là đem theo cây chổi cỡ, chú ý đoạn đường nào có, nó bò ngang, em quét qua.
Trưởng lão: Còn mình thấy nó đi một đoàn, một lằn gì của nó đó, mình kiếm cây chổi, cọng cỏ gì nhẹ nhàng mình quét đùa nó đi, rồi mình đẩy xe qua.
Cô Thanh Như: Xe đẩy hai thùng cơm nặng. Tại vì để sấp những cái mâm lên bạch Thầy. Tới ba mươi mấy cái mâm lận, mà gánh sao gánh hết. Phải để trong một xe, đặng đẩy một chuyến cho nó xong.
(15:37) Trưởng lão: Thôi bây giờ làm như vậy, như nãy cô Trang nói. Cho nên tu thì nói chung là cần phải hỏi. Nhất là nhà bếp. Tại vì lao động. Thầy có dạy tu trong công việc làm mà. Tức là mình tập cái ý thức của mình. Mình tạo. Giờ nó làm một hơi cái nó quên. Nó có biết cái chuyện làm mà nó quên, thì chưa được. Nó không có quên. Làm thì nó làm ngăn nắp sạch sẽ đâu ra đó hết. Nhưng mà cái ý thức này nó không có để cho những cái niệm nào, niệm bậy bạ xen vô đâu. Mà có xen vô thì nó tác ý. Mình nhớ.
Chứ trong khi mà mình làm đó, nhiều khi mình lo mình làm. Bưng cái này, làm cái kia, lặt rau này kia. Rồi bắt đầu cái tâm tập trung vô cái việc làm, thành ra thì thái quá, quá nhiều. Vì do quen, à thí dụ như mình quen làm đó, rồi cái bắt đầu tập trung vô cái thân của mình làm thì nó tập trung nhiều quá. Nó chỉ biết vậy thôi, rồi nó sẽ biết những công việc khác. Đạo Phật đạo trí tuệ mà. Chứ đâu phải không biết đâu.
Thí dụ như bây giờ nó đang đẩy xe cơm. Phải không? Nó biết sẽ tránh được kiến, biết này kia, nó biết hết. Cơm thì mình cho chúng ăn như vậy thì sau khi đó mình đi thì mình rất cẩn thận, bởi vì người tu rất cẩn thận rồi. Do đó thấy đàn kiến đi ngang qua cái đường, mình tìm cây chổi mình quét. Quét nhẹ chứ đừng quét ào ào nó chết hết. Rồi cái nó đi, cho tụi nó tránh qua cái thì mình đẩy xe qua. Rồi mày đi đâu kệ mày.
Cứ lần lượt như vậy. Thường ở trong kinh sách Phật - Từ - Bi - Hỷ - Xả. Có lòng từ bi thì phải có hỷ xả. Còn Thầy thường dạy thương yêu và tha thứ. Cái người biết thương yêu thì biết tha thứ. Chẳng hạn như bây giờ, thương yêu mọi người. Người ta làm khổ mình, mình giận mình tha thứ. Bởi vì vậy mà không buồn khổ. Đó là cách thức đúng rồi.
(18:17) Đức Phật dạy là từ bi hỷ xả. Còn Thầy dạy là thương yêu và tha thứ. Nó cũng bốn từ đó nhưng mà cái nghĩa của nó gần gũi với chúng ta hơn là vì nó là Tiếng Việt.
Minh Châu: Thưa Thầy, nghĩa như nhau ạ?
Trưỡng lão: Ừ, Cái nghĩa nó như nhau con. Nó cũng như từ bi vậy. Mà nó từ bi không phải lời nói suông như mình đọc trong kinh sách. Mà là hành động làm.
Cô Thanh Như: Tha thứ là hỷ xả, bạch Thầy?
Trưởng lão: Là cái hành động làm chứ! Nó nói lên cái hành động từ bi của nó chứ. Ví dụ như mình đẩy đến đó, mình thấy đoàn kiến đi ngang qua cái đường của mình. Mình dừng lại. Tức là mình thể hiện từ bi rồi. Cái lòng thương đối với chúng sanh nó nằm ngay ở đó rồi. Phải không? Mình lấy cái bông cỏ hay gì đó, mình nhè nhẹ nhè nhẹ cho chúng qua. Tức là đẩy cái xe cơm qua rồi cái thì mình dừng lại, coi thử coi chúng sanh này ra sao? Có con nào chết không?
Nếu mà có con nào lỡ mà chết ước nguyện sau này sẽ làm những người tu như tôi vậy.
Minh Châu: Con cũng ước nguyện nhưng mà nhiều khi vẫn cán chết.
Trưởng lão: Cán chết. Mình cẩn thận. Mà lỡ mà nó chết đó là cái duyên hợp. Cái duyên nhân quả của đời trước mình có. Hồi đó nó cũng tìm mọi cách nó giết con. Bây giờ trả quả, nó thành con kiến hoặc con vật gì đó mà con đẩy cái xe cơm qua, làm cho nó chết, tức là trả nhân quả. Bởi vì người tu phải thông suốt nhân quả. Nó thuộc về nằm ở trong cái lớp Chánh kiến rồi.
Bởi vì cái lớp Chánh kiến là lớp mình học nhân quả. Nhân quả, nói nhân là cái hạt, quả là cái trái. Nhưng mà sự thật cái con người của mình có nhân quả thực sự. Chứ đừng nghĩ tôi sanh đứa con ra rồi đứa con lớn lên. Thì bây giờ tôi sinh đứa con tức là cái hạt. Rồi nó lớn lên tức là nó thành cái trái. Cái chuyện đó nó không phải.
Bởi vì cây thì mình ví dụ người ta dễ hiểu. Phải không? Cây nó có trái thí dụ vậy. Nhưng mà nói nhân quả loài người, nhân quả con người thì cái này nó giải thích khác. Hiểu chưa? Chứ không khéo mấy con hiểu lầm chung nhau thì nó trật.
(20:45) Cô Thanh Như: Bạch Thầy trong thời gian này, buổi trưa là con xin đi ra ngoài bếp để con nghe lại những cái cuộn băng cũ ngày xưa của Thầy giảng lặp lại, có được không Thầy?
Trưởng lão: Được chớ con. Nó rảnh, con nghe lại. Nghe lại để cái hướng mà mình chưa có được nghe và mình chưa có tu tập. Còn mình nghe lại, một lần nghe lại tức là nhập thêm vào trong tâm của mình chứ không phải là cái gì. Do đó, à mình tu vậy là sai rồi mà trong băng của Thầy nói vậy vậy. Sai cái này, thôi mình mau mau sửa, chứ để mình tu sai vậy, thì đó con sửa.
(21:28) Bé Linh: Con kính bạch Thầy! Ngày xưa thực phẩm không như bây giờ. Bây giờ người ta sản xuất thì phải có cái chất bảo quản. Mà bây giờ nấu ăn có nhiều ý kiến, như con được nghe thì những chất như đường hay bột ngọt hay mì gói hay sản phẩm đóng gói. Thì mình ăn mình không có ăn nhiều, nhưng mình tích lũy như vậy vô cơ thể mình có sao không?
Trưởng lão: Không sao hết. Không có gì hết, bây giờ mấy con tu xả tâm, chứ đâu phải mình ăn ba cái đường, bột ngọt để cho.
Minh Châu: Thưa Thầy cho con hỏi là bây giờ ăn nhiều đường thì bị tiểu đường. Nhưng con nghĩ là tất cả là nhân quả. Mình ăn nhiều đường.
Trưởng lão: Đúng đó con, đúng đó, bị gì đó là nhân quả. Nhưng mà bây giờ nó chưa có tiểu đường, nó yếu cái phần sinh sự chỗ đi tiểu thôi. Mà giờ đường cứ thâm nhập mình, bởi vì nó ngọt ưa quá mà. Cứ thâm nhập chè cháo đường đồ không thì đó phải bị tiểu đường. Con hiểu không? Tại vì nó quá cái sức của nó thì nó phải bệnh.
Mình ăn nhiều quá nghe tức bụng nó cũng không tốt!
Minh Châu: Tức là mình ăn vừa phải.
Trưởng lão: Ừ! Vừa phải.
Bé Linh: Con cảm ơn Thầy, hôm nay Thầy nói thì con yên tâm rất là nhiều luôn Thầy. Từ nay về sau con không có lo lắng gì nữa.
Trưởng lão: Vậy là tốt con.
Ban đời sống: … (. . .)
(23:24) Trưởng lão: Thì mình ước nguyện: “Chúng sanh nào mà tui đã lỡ làm chết sẽ thành những người tu như tôi”. Bỏ thân một con kiến mà làm thân một con người thì ai mà không mừng? Con hiểu chỗ đó không?
Mà tôi ước nguyện. Tôi tu tập, tôi ước nguyện. Đây là tôi đâu có phải tôi tìm những đường kiến đi tôi giẫm đạp đâu. Đây là tôi tu, tôi đang tu mà tôi lỡ đi kinh hành đạp chết nó, thì tôi ước nguyện cho những con vật bị tôi đạp chết sẽ trở thành người và tu như tôi. Bởi vì mấy con thấy như con cào cào hay hoặc là côn trùng, con dế, mấy con tưởng nó có một kiếp sao? Nhiều kiếp đó! Mỗi ngày nó đều có những cái nhân, cái quả của nó để nó theo cái chu kỳ của nó, để nó sanh ra làm loài vật.
(24:18) Đến loài vật bao lâu thì nó mới. Bắt đầu mấy con mà ăn thịt chúng sanh á, thì nó sanh ra cái loài ăn thịt chúng sanh. Rồi mấy con mà biết tu, bắt đầu mà mấy con chưa có đạt được kết quả mà giải thoát. Thì mà còn cái duyên mà, thí dụ như bây giờ thấy con bò nó hí cùng với mình, nghe bộ thấy ghét. Nhưng mà không ngờ cái tiếng nói thấy ghét nó đó.
Nhưng mà trái lại coi chừng mình thành con bò đó sau khi bỏ thân. Bởi vì nó trùng nhau mà. Phải nhân quả. Bởi vì qua một đời khác thì người ta không thấy. Thí dụ như, bây giờ mấy con bỏ cái thân này qua cái thân khác thì không ai biết con là ai nữa. Chỉ biết cái người lạ thôi chứ không biết ai.
Cũng như bây giờ ngồi đây, ngày xưa ở đời trước mấy con sẽ như thế nào, bây giờ mấy con biết đâu? Nhưng mà khi người ta có mắt Tam Minh người ta quan sát người ta biết. Đời trước cái người này sao sao sao người ta biết hết. Cho nên vì vậy mà mấy con đến xin vào đây tu tập, thì đúng cái lúc nhân duyên mà đủ thì mấy con thấy Thầy đến đây, tức Thầy bỏ sao? Mọi lần Thầy có đi dạo chơi đâu? Có phải đúng không? Đó là cái duyên.
Nhưng mà, trong cái số các con ngồi đây nghe Thầy nói còn bao nhiêu người nữa mà Thầy không nói. Đó là cái duyên của mấy con có. Nó có trong những cái lời pháp, có trong những cái điều kiện tu tập cho mình, để chỉnh đốn lại cho mình cách tu tập cho được, thành ra nó giải thoát.
Cũng như bây giờ, bà cụ đó lớn tuổi rồi mà nỗ lực tu, chứ tu lơ mơ đó, chết rên rỉ. Chứ không phải dễ đâu. Ai cũng phải bệnh rồi chết. Nhưng mà cái người tu người ta làm chủ bệnh. Người ta không đau nhức gì trên thân người ta thì người ta đâu có bệnh. Nhưng, thí dụ như con cháu này kia đồ nói: “Sao mà cái thân của ông ngoại sao mà cứ càng lúc càng ốm, càng ốm vậy? Để con mua thuốc bổ, coi thử coi như thế nào đó. Mua thuốc bổ hay là nấu nướng gì đó ăn cho ông ngoại sẽ được mạnh khỏe”.
(26:54) Nhưng mà không ngờ, tạo cái duyên. Ông ngoại nói ông ngoại không có còn ốm nữa. Chứ đâu phải nói. Bệnh đau nó, coi mấy người sợ bệnh đau mà nó đến, còn cái người mà không sợ, đến, bệnh đau lui hết.
Bởi vậy khi mình bị bệnh: “Cho mày chết, tao cũng chẳng cần uống thuốc cho chết”, thì nó hết đau. Cái ý chí dũng mãnh.
(27:21) Cô Thanh Như: Bạch Thầy nhiều khi Mật Hạnh ra bếp cái con hay nói giỡn: “Tức quá đi, tức em quá đi”. Con nói chơi thôi. Thì cái đó nó cũng, có ảnh hưởng nhân quả gì không?
Trưởng lão: Nhân quả là vui, tạo thêm cái tức của mình, tạo thêm cái sân của mình nó sân dữ nữa.
Cô Thanh Như: Ủa vậy con nói vậy không được hả, bạch Thầy? Con đâu có muốn vậy đâu.
Trưởng lão: Bởi vậy cho nên vì vậy mấy con có duyên gặp Thầy để nhắc nhở thì quá hay rồi. Thành ra mấy con cố gắng, cố gắng hàng ngày có chuyện gì bất an thì mình tác ý để đuổi đi: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đi. Chỗ này không phải chỗ của tụi bây”. Mình đuổi đi, cứ vậy. Rồi cứ lưu ý tới nó thì.
Thí dụ như bây giờ cái đầu Thầy nhức. Thầy không cần đuổi gì nó hết. Thầy nói rồi, bắt đầu Thầy tập trung vào cái bất động của cái tâm của mình. Nhìn cọng cỏ, nhìn cái cây cao su, nhìn mái nhà chơi. Mà ở trong đó nó sẽ nhìn cái nhà đó rồi bắt đầu khởi cái niệm nhà. Chứ đâu phải không đâu. Cái mình: “Dừng lại đi, nhà của người ta chứ đâu phải nhà mình mà mình nghĩ. Thôi, cái này dừng lại.”
Rồi nó nghĩ niệm khác nữa chứ nó không phải là dừng đâu. Tại vì cái tâm mấy con nó còn niệm, các con hiểu không? Cho nên dùng pháp tác ý, tác ý hoài. Tác ý thôi.
Ban đời sống: Tâm con không an, phóng dật luôn luôn.
Trưởng lão: Con cũng tác ý: “Tâm không phóng dật lung tung nghe không. Tao ngồi bữa nay phóng dật tao chặt cây tầm vông, tao đánh cho mày mấy cây”. Con dặn như vậy. Nếu mà nó ngồi mà còn phóng dật lung tung. Con ra con nằm xuống con lấy cái cây con quất. Không, mình làm thật mà. Rồi con làm thử coi.
Cái thân của con nó sẽ hoảng hồn. Nó không còn nữa con. Mình đánh mình. Thầy nói nội cái mà buồn ngủ thôi, hôn trầm thôi. Mà tại vì mình không dám đánh mình. Chứ hồi Thầy ở Hòn Sơn Thầy tu đó. Thì buồn ngủ dữ lắm con. Trời ơi! Thầy vả cái mặt.
Cô Thanh Như: Thầy cũng bị nữa ạ?
(29:29) Trưởng lão: Thầy vả cái mặt “Ngủ, ngủ, ngủ, ngủ, ngủ”. Thầy vả cái mặt, nó đỏ ké, chứ ở đó ngủ. Vả một hơi tỉnh hết trơn. Chứ còn đi kinh hành là nhẹ đó con. Thí dụ mình buồn ngủ mình đi, nhiều khi mình đi mình ngủ nữa, chứ đừng nói chuyện. Bởi vì mình buồn ngủ quá.
Cô Thanh Như: Dạ có, con có bị vừa đi vừa ngủ luôn, bạch Thầy.
Trưởng lão: Chứ còn các con cứ ngồi vả nó đi, nó hết dám ngủ. Cầu cho nó rớt đi. Cho mày biết, cho mày ngủ.
Minh Châu: Bạch Thầy, con nghe băng Thầy nói là. Những người bị hôn trầm là tu sai pháp. Nhưng mà con thấy là nhiều người người ta rất là nỗ lực tu hành vẫn bị hôn trầm.
Trưởng lão: Vẫn bị hôn trầm thì mấy người đó chỉ còn có nước mà tự mình vả mình. Tức là bạt tai bên đây, bạt tai bên kia. Bạt hoài. Mình định rằng “Nếu mày có ngủ, tao cho mày ăn hai chục bạt tai”. Vả bên đây cái bốp, vả bên đây cái bốp, vả bên đây cái bốp, vả bên đây cái bốp. Cho hai chục, đếm đúng hai chục, mỗi bên mười, mười cái vả, hai chục. Mày không chừa thì tao cho thêm nữa. Hai chục tăng lên năm chục, cho mày chết, chứ ở đó.
Cô Thanh Như: Mà bạch Thầy như vậy là mình có làm sai pháp không, bạch Thầy?
Trưởng lão: Cái nào con?
Cô Thanh Như: Cái vả, với nhúng đầu vô nước.
Trưởng lão: Đó là mình trị mình, đối trị cái tật lười biếng, cái tật ham ngủ của mình, đối trị lười biếng. Phải dùng biện pháp mạnh, chứ đâu phải.
Cô Thanh Như: Chứ Thầy cũng đâu phải lười đâu, Thầy vả như vậy.
Trưởng lão: Trời đất ơi! Thầy ở trên Hòn Sơn, con biết không? Tiếng ở ngoài biển, tiếng tàu đánh cá theo gần bờ đó. Xịch xịch xịch xịch xịch xịch. Nghe cái tiếng tàu thôi, tiếng sóng ào. Trời đất ơi! Làm như là mẹ đưa võng ru con. Làm cho mình. Gió ở ngoài Hòn, con biết không? Gió nó hiu hiu, chứ nó không có mạnh đâu.
Mà hễ gió mạnh thì người ta chui xuống dưới hết, người ta đâu có dám ngồi ở trên. Bởi vì biển mà con, gió nó thổi luôn cây đổ à. Còn ban đêm rồi mình ngồi, nó không thể im lặng như vậy được, gió nó thổi hiu hiu. Chừng này mà ngồi khỏe lắm, ở trên Hòn ngồi, mát mẻ hết sức.
Thanh Như: Buồn ngủ?
(32:39) Trưởng lão: Nó buồn ngủ. Vả! Có vậy thôi.
Cô Trang: Cái tâm có những lúc nó mệt mỏi.
Trưởng lão: Mình phải biết. Tu nhiều quá nó cũng bị hôn trầm, mệt mỏi.
Cô Thanh Như: Chắc tại lúc đó Thầy nỗ lực tinh tấn quá rồi.
Trưởng lão: Thì lẽ đương nhiên. Bây giờ mà chưa có nắm được cái pháp. Lên thầy Thanh Từ, rồi lên thầy Thanh Từ dạy biết vọng liền buông. Phải không? Rồi Thầy về Thầy cũng, hồi mà ở trên thầy Thanh Từ thì Thầy cũng ôm cái pháp đó Thầy tu. Buông sạch, không có còn niệm gì trong đầu hết.
Mà nếu mà mình tu vậy, Thầy nghĩ bây giờ do mình buông hết cái niệm thì mình làm sao đây? Bây giờ rõ ràng là mình đang không có niệm này, mà giờ nó đâu có thấy giải thoát được cái gì? Nó đâu có làm chủ được sanh tử của mình đâu. Cho nên Thầy nói cái pháp này chắc có lẽ là pháp của người Trung Quốc.
Cho nên vì vậy, cho nên người Trung Quốc tu hoài mà không đạt được. Bỏ pháp này đi, bắt đầu mình sẽ nỗ lực mình tu pháp khác. Thì Hòa thượng Minh Châu dịch bộ tạng kinh Pali. Thầy đọc trong cái tạng kinh đó. Thầy nói à đây con đường của mình tu đây.
Bắt đầu Thầy mới nghĩ cách, vả mặt, đánh này kia. Tại vì Thầy không có giải thích ở trong cái tạng kinh Pali cho mấy con nghe. Chỗ nào mà Đức Phật dạy mình phải như thế nào thế nào. Cho nên Đức Phật nói pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy.
Khi mà đến với Đạo Phật mình tu thôi, khi mình có tâm mình tu là ngay đó mình đã thấy giải thoát rồi. Đời có gì đâu, vô thường. Mà giờ cái gì mà vĩnh hằng? Cái gì mà vĩnh cửu? Chỉ có tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự mà thôi. Có thế.
Giữ cho được cái tâm bất động của mình là mình giải thoát hoàn toàn.
(34:41) Cô Trang: Nhưng mà vì sao lại giữ cho được cái tâm bất động, không niệm, nên cuối cùng lại giữ…
Trưởng lão: Còn mấy người mà lại bây giờ đó chưa phải đúng lúc mà cố gắng để giữ cho được cái tâm bất động, thì kềm kẹp nó thì còn nguy hiểm nữa. Nó sẽ sinh tưởng. Cho nên có nhiều người mà tu bị tưởng này tưởng kia đồ đó, thì đó là kềm kẹp ý thức của mình đó. Cũng giống như mấy ông Thiền Đông Độ vậy, kềm cho cái ý thức của mình, nó gom lại một chỗ nó không có đường đi ra.
Nó gom lại, ví dụ như nương hơi thở, gom niệm hơi thở trong hơi thở cho nó không niệm. Biết hơi thở ra vô, biết hơi thở ra vô hoài. Thì do đó không ngờ một thời gian thì nó biết miết, tự trong thân nó, bởi vì thân ngũ uẩn, thì cái tưởng uẩn nó bắt đầu làm việc. Ý thức nó cột nó chặt quá, nó không làm việc được thì anh tưởng xen vô làm việc.
Bắt đầu cái người này chiêm bao giống như chiêm bao. Mấy cái người mà hay ngủ gục hay này kia đều là bị tưởng hết mấy con. Tưởng. Vậy chứ mấy con bộ tưởng, tưởng nó ở đâu? Ở trong thân mình nè. Sắc là cái thân của mình. Thọ là những cảm giác. Tưởng là cái tưởng nữa. Mà cái tưởng thì nó có phải.
Sắc, thọ, tưởng, hành. Hành tức là cái đi tới đi lui hoặc nói cái này nói cái kia gọi là hành, làm công việc gọi là hành. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thức nó để đứng ở sau hết để nó chỉ cho cái biết gì dính kẹt bốn cái đó. Mà giờ mình lấy cái thức ra. Ý thức của mình mà. Ý thức của mình làm chủ con!
Bởi vì Đạo Phật lấy chính cái ý thức của mình làm chủ. Cho nên người mà hiểu được Phật pháp là mấy con biết, người ta triển khai tri kiến của người ta thành cái trí tuệ. Từ đó bây giờ người ta nói chửi mình, mình không giận, không hờn gì. Đó là cái trí tuệ giải thoát của người ta.
(36:58) Còn bây giờ mấy con tập tu như vậy đó, coi như là mấy con tập dần dần. Gom cái tâm để tạo thành cái lực. Cái lực để khi mình tác ý có cái lực. Chứ còn không khéo, tác ý nó không có lực. Cũng như bây giờ cái đầu nhức “Thọ là vô thường, cái đầu đừng có nhức nữa nghe không?”. Nó không nhức.
Còn cái người mà người ta tu có lực rồi, bảo cái nó xách gói nó đi mất, thành ra cái thân của người ta rất khỏe. Con biết Thầy bây giờ tuổi già như thế này mà gặp bệnh đau đồ, tác ý Thầy đuổi thôi.
Cô Thanh Như: Dạ, bạch Thầy, vậy mình muốn có lực thì mình phải?
Trưởng lão: Phải tác ý.
Cô Thanh Như: Phải tác ý thường nhiều nhiều là nó có lực?
Trưởng lão: Ừ, mình tác ý. Bởi vì mấy con biết. Đầu tiên mấy con tác ý đuổi những cái tâm ham muốn của mình. Trong đầu nó khởi cái niệm gì đó, thì mình tác ý mình đuổi đi. Con hiểu không? Mình tác ý, mình đuổi đi.
MInh Châu: Bạch Thầy, những người xả tâm tham sân si là vô lậu?
Trưởng lão: Xả sao, con nói gì?
Minh Châu: Xả hết tham sân si là nó không diệt được.
Trưởng lão: Nếu mà hết tham sân si là giải thoát rồi. Chính cái gốc tham sân si đó mà mình tu gần chết đó con. Con người, người nào cũng có tham sân si hết.
Minh Châu: (. . .)
Trưởng lão: Bây giờ Thầy nói cho các con nghe hén. Nó tham sân si là nó ba cái gốc của con người. Người nào cũng có tham, có sân, có si hết. Chứ không phải không có được. Bởi vì nếu mà nó không si, không bao giờ nó ngủ. Nó tỉnh táo. Mà con thấy con ngủ, con ngủ say điều đó là tham sân si. Phải không?
Bây giờ đó, con quyết con trừ được cho ba cái này thì con phải tu tập như từ nãy giờ Thầy chỉ, thì tham sân si này nó là cái niệm, nó sẽ đi. Do những cái phương pháp, do những cách thức tập, nó đi mất, nó không có nữa. Thì chừng đó con thấy mình nằm, coi như là mình nằm xuống mình nghỉ, chứ sự thật ra nó không có buồn ngủ. Nó không si mê theo cái đó. Chứ còn bây giờ cho mấy con nấu bếp rồi vô mà nằm ngủ. Mấy con ngủ bữa nay ngon thiệt, làm mệt.
Cô Thanh Như: Dạ, sao con còn ngủ ngon quá bạch Thầy.
Trưởng lão: Ngủ ngon, cho nó ngủ ngon, ai biểu diệt làm chi? Nhưng mình cứ tu mình tu.
Cô Thanh Như: Giờ giấc con vẫn đúng giờ, nhưng mà con vô là con ngủ liền, chết liền. Con chết liền.
Trưởng lão: Thì đúng rồi.
Cô Thanh Như: Con sợ như vậy là mình có bị si nhiều quá không, bạch Thầy?
Trưởng lão: Không phải đâu. Mình nói: “Ngủ phải cho tỉnh táo, không có chiêm bao, chiêm bị”. Nó sợ lắm con. Nó chiêm bao, chiêm bị là do cái tưởng nó hoạt động ở trong giấc ngủ của mình. Thành ra mình ngăn cản cái tưởng trước, không có cho vô chiêm bao mình đó.
Mà khi mà mình ngủ, nó tới giờ đó mà nó buồn ngủ quá, cái lực ngủ, đừng có ép nó, đừng cột trói nó làm gì hết. Khi mình ngủ, ngủ mà thấy nó không buồn ngủ nữa thì các con phải tập siêng năng, chứ đừng có nằm đó mà lăn qua, lộn lại hoài thì thành ra lười biếng.
Cô Thanh Như: Dạ không. Con thì 10 giờ tới 2 giờ, đúng giờ con vẫn thức ngủ như vậy. Nhưng mà ý là con nói con vô con ngủ một cái là con ngủ say, ngủ ngon. Cái giấc ngủ con rất là ngon.
Trưởng lão: Như vậy là tốt không có sao đâu hết.
Cô Thanh Như: Vậy là không có sao?
Trưởng lão: Không có sao đâu.
Cô Thanh Như: Con sợ ngủ ngon quá làm biếng.
Trưởng lão: Bởi vì mình thì tu lần lượt tự nó, nó dẹp cái tưởng đó đi. Tưởng ngủ. Con hiểu không? Chứ đâu phải là. Bây giờ đó mình còn nằm xuống cái mình ngủ vô liền. Thì bây giờ mình lo mình giải thoát là nó vật lại con. Chịu không nổi đâu con.
Cô Thanh Như: Mà với lại con cũng còn chiêm bao. Nhưng mà cái chiêm bao nó cũng lành thiện không hà bạch Thầy.
(41:19) Trưởng lão: Thì nó lành thiện, nhưng mà nó còn chiêm bao, nó cũng còn tưởng. Thì bắt đầu mình dẹp cái kia được phần nào. Mình nhắc “Ngủ cho yên giấc, không được chiêm bao, chiêm bị”. Khi nào mà tác ý mình thấy nó, mình ngủ mình thấy nó không có chiêm bao này kia thì pháp tác ý của mình có hiệu quả rồi đấy.
Mình thấy mình tác ý mà nó có kết quả là tốt rồi. Còn con thấy như thân của con đau. Con nhức cái đầu con. “Cái đầu này không có được nhức. Thọ là vô thường. Bệnh là vô thường, đi đi ở đây không phải là chỗ mày ở”. Đó mình đuổi nó vậy, rồi mình ngồi nương vào cái hơi thở ra vô. Chứ con không nương cái chỗ nào, nó cứ tập trung ở chỗ nhức đầu của con.
Mấy con ngồi không, như bình thường, như người không tu, như Thầy thì mấy con ngồi không được đâu. Bởi vì cái tâm nó bình thường rồi. Còn cái tâm của mấy con hiện giờ, nó nhức chỗ nào thì nó tập trung ngay chỗ đó, nó cảm giác đau nhức. Cho nên khi mà tác ý bảo “Thọ là vô thường, cái đau nhức trên cái đầu đi đi. Ở đây không phải chỗ mày. Tao đâu phải tao sợ mày đâu. Cho mày chết!”. Đó.
Mấy con nhát nhát là đi uống thuốc, rồi lấy viên thuốc cảm đồ uống. Bởi vì tu tập nó phải có cái thời khóa để cho mình làm chủ trong cái thời khóa. Để không, cái giờ này chưa tới ngủ mà đi ngủ là sai rồi. Thí dụ như 10 giờ, đúng 10 giờ mình đi ngủ, 9 giờ rưỡi nhất định là chết, chứ nhất định là không ngủ.
Mà giờ đó buồn ngủ quá thì mấy con chỉ có pháp Thân Hành Niệm, mấy con đi kinh hành hoặc là mấy con ngồi đưa tay ra vô như thế này. Đó, con đưa ra đưa vô. Rồi bây giờ chân cẳng mà ngồi thấy tê tê cũng buồn ngủ. Bung chân mình đưa ra. Chân này, chân này. Mình ngồi một hơi cái mình động thân của mình.
Mà mình động thân trong cái giờ khuya đó, cái tâm mình nó tập trung trong thân con. Nó vô trong thân mình, thành ra mình đưa ra đưa vô, coi như là mình tu Thân Hành Niệm. Cho nên tập tu Thân Hành Niệm đưa tay ra vô. Còn bây giờ tay con mỏi thì con cúi cái đầu xuống, con ngửa lên cúi xuống, thì đó cũng là Thân Hành Niệm mấy con.
Chân tu cũng được, phải không? Mà tay tu cũng được, cái đầu tu cũng được nữa. Phải không? Mấy con thấy tiện lợi, mà cái lưng con tu cũng được. Con xoay qua bên đây, con uốn ẹo qua. Con xoay qua bên đây, ẹo lại. Có phải không? Con làm vậy thử coi nó có buồn ngủ được không.
Con không phải tập thể thao cho nó sức khỏe.
Ban đời sống: …(. . .)
Trưởng lão: Không được. Trời đất ơi! Mình đi đánh lộn ai? Người ta đánh mình, mình thua, mình chạy. Chứ còn mình đánh lộn lại họ, coi chừng họ có võ. Thôi à, thì không được. Bởi vì mình tu rồi, mình võ nghệ thì không được, dẹp luôn.
(44:47) Cô Thanh Như: Dạ. Bạch Thầy! Mà con hỏi một câu cuối nữa. Hồi xưa mà Đức Phật mà mặc cái y mà hở cái vai là cái gì? Bạch Thầy?
Trưởng lão: Ngày xưa mà Đức Phật mặc cái y hở vai là do trời ở bên Ấn Độ nó nóng quá, đường xích đạo nóng quá. Thành ra nếu mà mặc bít bùng. Trời đất ơi! Nó hầm, chắc ông để ông về ổng ướt như tắm. Con hiểu không? Con thấy cái y đó mà trùm vô một cái cũng như là mình lấy mền mình trùm vô. Nực lắm. Mà cái y, nhất là cái y mà của người Tu sĩ nó không phải là cái y bằng vải mỏng hay hoặc là hàng tốt.
Toàn là miếng vải chắp vá lên. Trời ơi, cái y làm như là cái áo lạnh vậy con.
Minh Châu: Con bạch Thầy là ngày xưa vẫn có mặc áo mà nay.
Trưởng lão: Áo bà ba? … Cái y con, có chứ.
Ban đời sống: Con tưởng là bên Đại Thừa chế ra.
Trưởng lão: Không phải con, nguyên thủy. Mình thấy mấy người nguyên thủy còn đại y. Còn Đại Thừa thì chế ra cái áo tràng như Thầy mặc. Nó là cái áo tràng có tay. Do mình chế ra, do người Trung Quốc chế ra để mặc cho nó mau lẹ. Còn cái y họ quen rồi, vắt ở trên vai này, quăng qua sau lưng thì cái mối bên đây nó thòng xuống đây. Phải không? Kéo ra vậy, nó cũng kín mà nó ấm. Mình kéo mình gom nó lại. Cái y nó tiện lắm con.
Cô Thanh Như: Dạ, Bạch Thầy giờ có một số Tu sĩ của mình ở đây thì cũng vẫn mặc y hở vai.
Trưởng lão: Không được.
Cô Thanh Như: Không được là sao, Bạch Thầy?
Trưởng lão: Tại vì, cái y hở vai là do khổ hạnh mình tu hành ở trong rừng, trong rú. Còn ở đây nhiều người hở vai nó bày da, nó bày da nó bày thịt không có tốt. Bởi vì mình ở trong một cái tập thể. Chứ không phải là mình ở trong rừng có mình mình. Con hiểu không?
Còn kia Đức Phật tu ở trong rừng một mình mình.
Bé Linh: Thưa Thầy, khí hậu ở đây cũng không đến nỗi. Khí hậu bên đây cũng tốt hơn.
Trưởng lão: Tốt chứ con.
Cô Thanh Như: Vậy Bạch Thầy, ngày xưa Đức Phật mặc áo hở vai là nguyên nhân là do trời bên đó nực quá.
Trưởng lão: Không phải! Tại vì dân Ấn Độ nó có cái y đó thôi. Nó có cái chăn, nó không có mặc quần như mình đâu. Nó có cái miếng vải nó kéo lên đây, cuộn vậy đó. Rồi. Còn cái y mà nó choàng là nó choàng cái mình của nó. Thành ra nó không phải là như mình. Ấn Độ, thì Đức Phật là người Ấn Độ, sống theo cái phong tục của dân Ấn Độ thì làm sao biết dân Việt Nam, làm sao mặc quần với áo? Còn Việt Nam mình, bây giờ người ta may sẵn, người ta cúng dường. Hoặc là mình có tiền Phật tử cúng dường cho cái mình bỏ ra.
(48:12) Cho nên ở chùa Thầy thường nói với cô Trang. Coi chúng người nào mà tu hành tốt thì mình mua cho họ bộ đồ. Thì cái áo, cái áo dài đó, mấy con biết cái áo dài, tay nhỏ nhỏ như vậy nó gọn gàng. Chứ không rộng như Trung Quốc, nó gọn hơn. Nó giống như cái tay áo dài của mình. Người Việt Nam mình cái tay áo dài nó hẹp, nó nhỏ, nó không phải rộng. Do đó mình phải sống theo cái đạo đức của dân tộc Việt Nam.
Tôi là người Việt Nam, chứ không phải người Trung Quốc. Không phải rộng vậy đâu. Mà tay rộng con thấy nó thừa vải nhiều quá. Mình phải tiết kiệm chứ con! Thành ra từng chút, từng chút, từng tấc vải đều là có sự tiết kiệm ở trong đó. Vì mồ hôi nước mắt người ta làm ra cực khổ, chứ đâu phải khi không mà có miếng vải cho mình mặc.
Thành ra cứ ngồi mà giựt dệt, giựt dệt khung cửi. Con thoi mà đi qua đi lại, đi qua đi lại, mà ngồi giựt rồi cái rồi phóng lại. Cứ hai cái tay làm lia lịa. Mà được tấm vải mà may quần áo thì vất vả lắm mấy con. Bây giờ máy móc chạy, người ta dệt mau. Còn ngày xưa, trời đất ơi khó khăn. Nên vì vậy mà trong cái sự tu tập mấy con nhớ kĩ là mấy con thường tác ý, đừng có …
Cái gì mà thấy pháp ác, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý. Cái câu kinh Pháp Cú nói rất rõ ràng. Chư ác mạc tác, tất cả các pháp ác đều là phải xả.
Mình thấy ác, mình biết cái ác là cái chỗ nào? Ác, làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sanh. Đó là ác. Bây giờ tôi đi tôi đạp kiến chết, đó là ác pháp rồi. Cái bước đi của mình đã là ác pháp nằm trong đó rồi. Do đó mới đạp chết con kiến. Còn cái người cẩn thận đi ban đêm mà đi thì người ta cẩn thận, không thấy đường đi thì người ta rọi. Người ta coi có con vật gì, rọi từ đây tới đó, người ta thấy không có, người ta bước đi.
Còn các con phải chạy ù ù ù ù, làm như sợ ma. Cho nên vì vậy mà đối với người tu, không sợ ma, sợ cọp gì hết, không sợ ai hết. Nghĩa là lúc nào là cũng giữ tâm bất động. Cho nên vì vậy mình đi rất là cẩn thận. Cái người tu, càng tu mấy con càng cẩn thận.
Thầy nói nhà bếp mà nấu cơm này kia. Mới tu thì mình chưa cẩn thận. Tu riết thời gian nó cẩn thận, làm nhanh, làm gọn. Chảo, nồi, xoong đâu ra đó đàng hoàng. Để khi mà xong rồi nhìn lại, coi như là ngăn nắp. Còn không thì bừa bãi thì thôi. Đổ cả đống như vậy. Thì người mà người ta đi rửa hoặc là người ta cất cực khổ. Còn làm đâu nó gọn ghẽ đó, nó gọn.
Cô Thanh Như: Dạ, Bạch Thầy! Sáu giờ rồi bạch Thầy! Dạ, chúng con cám ơn Thầy.