TÂM BẤT ĐỘNG - 12 NHÂN DUYÊN - 4 CỬA VÀO ĐẠO
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Ngày giảng: 12/8/2010
Thời lượng băng: [53:41]
https://thuvienchonnhu.net/audios/20100812-tam-bat-dong-12-nhan-duyen-4-cua-vao-dao.mp3
(00:01) Cô Trang: thưa Thầy, cho con được thưa hỏi: Thường thường thì người ta tu nó thường xảy ra bốn cái chướng ngại:
Thứ nhất là về hôn trầm.
Thứ hai về thọ.
Thứ ba về niệm, thì các cái niệm về niệm ác, về niệm thiện.
Rồi thứ tư là về loạn tưởng.
Tức là bốn cái chướng ngại đó thường xảy ra đó. Mà nếu bốn chướng ngại này không có xảy ra, coi như là cái tâm đã bất động rồi phải không Thầy?
(00:34) Trưởng lão: Ừ, đó dạng là như thế này nè. Bây giờ bốn cái chướng ngại này đó, cái chướng ngại mà hôn trầm, thùy miên thì nó có phương pháp để đối trị nó. Khi nó bị chướng ngại đó đó thì mình ôm pháp Thân Hành Niệm mà tu tập, mình tác ý mình phá. Rồi mình thấy nó giờ nó không có nữa thì mình thôi, bỏ cái pháp đó đi, tu làm chi cho nó cực. Mà thấy nó còn, trong cái giờ này nó còn, ví dụ như mình tu từ 7 giờ cho đến 10 giờ. Mà khoảng thời gian tu này thì nó có những cái lúc mà nó lờ mờ, nó không rõ. Tức là nó bị hôn trầm, thùy miên chứ gì? Nó bị vô ký. Do đó những cái thời gian đó đó thì mình biết rằng mình còn có. Thì trong khi cái khoảng thời gian từ 7 giờ đến 10 giờ này, mình sẽ chia ra cái thời gian mà mình sẽ tu pháp Thân Hành Niệm, và cái thời gian nào mà ngồi tu Tỉnh thức để mình xả tâm.
Bây giờ cái thời gian mà tu pháp Thân Hành Niệm là cái thời gian mà lúc nào cái thời gian đó nó cũng bị mê mờ. Thì mình hãy tu tập ngay cái thời gian đó, trước khi nó có những cái hiện tượng xãy ra mê mờ, hôn trầm thùy miên. Nó như vậy là mình chuẩn bị, mình đã không cho nó xâm nhập vào thân tâm của mình được rồi. Thì tức là mình tu trước, thì nó không vô được rồi. Mà nó không vô được thì thời gian sau nó không còn có nữa. Chứ mình để nó thâm nhập rồi thì mình tu hoài nó không có hết. Đó là về hôn trầm thùy miên.
(2:01) Còn loạn tưởng nó đâu khó gì đâu. Loạn tưởng thì mình nhiếp phục nó trong hơi thở. Giờ nó sinh ra, nó nghĩ cái này, nghĩ cái kia nó lung tung. Nó nhiều quá, lung tung đủ thứ thì cho nên vì vậy, nó cứ liên tục như vậy thì nhiếp tâm hơi thở "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Rồi hít vô thở ra, hít vô thở ra. Cứ như vậy mình tác ý, rồi mình hít vô thở ra, mình nhiếp phục tâm mình trong hơi thở. Nó chỉ còn biết hơi thở thì nó hàng phục được cái loạn tưởng. Phải không? Hai cái. Cái kia là pháp Thân Hành Niệm, cái nọ là Hơi thở.
Rồi bây giờ nó thường thường là nó không có loạn tưởng mà nó có niệm. Mỗi niệm là một điều kiện để triển khai tri kiến giải thoát. Cái niệm, nó khởi cái niệm lên thì mình mổ xẻ cái niệm nó ra. Giúp cho cái tri kiến của mình nhìn thấy được cái nhân quả của nó thì đó là mình xả cái tâm của mình. Có gì đâu! Quá dễ mà giải thoát. Đâu có gì đâu.
(02:56) Cô Trang: Nhưng mà thường thường niệm thì nó có những cái niệm thiện và những cái niệm ác.
Trưởng lão: Bởi vì niệm thiện thì mình mổ xẻ ra để mình tăng trưởng những cái hành động thiện, những cái điều tốt. Những cái niệm ác thì mình mổ xẻ ra để mình ngăn và diệt. Bởi vì trong pháp Tứ Chánh Cần mà nó ngăn ác diệt ác, mà sinh thiện tăng trưởng thiện.
Thì lúc bấy giờ nó có niệm thiện và niệm ác. Thì niệm thiện thì mình tăng trưởng thêm để cho hằng ngày mình sống ở trong cái thiện. Mà sống trong thiện thì chỉ có duy nhất là lòng thương yêu và tha thứ, nó là niệm thiện nhất. Hễ mình khi mà có cái niệm thiện nào thì mình xét lại, đây là do lòng thương yêu tha thứ, cho nên nó mới có cái này. Nó không có cái lòng thương yêu thì không bao giờ có cái niệm thiện. Bây giờ tôi nghĩ tôi làm cái điều gì tốt cho người khác, đó là thiện chứ sao.
(3:50) Cô Trang: Nhưng mà mình phải phân biệt cái niệm nào thuộc về cái niệm thiện giống như Thầy nói đó Thầy?
Trưởng lão: Thì nó đứng ở trong cái góc độ niệm thiện là do cái lòng thương yêu. Mà bất cứ một cái niệm nào mà gọi là thiện thì nó thuộc về lòng thương yêu. Mà hễ thương yêu thì nó kèm với cái lòng tha thứ. Nếu không tha thứ thì không thương yêu, phải không? Còn cái niệm ác thì không bao giờ thương yêu đâu. Nó muốn mạt sát, nó muốn làm cho người ta thế này thế khác.
Cô Trang: Vậy còn những cái niệm ác, những cái niệm nó làm cho mình phiền não, những cái niệm làm cho người khác khổ. Tức là cái niệm đó mình sẽ mổ sẻ bằng nhân quả, tác ý, đuổi đi.
Trưởng lão: Tác ý, thấy nhân quả, dừng lại! Thì nó chuyển đổi nhân quả, tu tập vậy thôi không có gì hết.
(04:34) Cô Trang: Rồi ngoài ra thì nó còn cái niệm thọ nữa Thầy, tức là còn cái thọ, cái chướng ngại của thọ nữa Thầy.
Trưởng lão: À cái chướng ngại của niệm thọ. Cái niệm thọ nó không có khó đâu mấy con, tại vì mấy con nhát gan. Nhưng mà mình không có ý chí, mình không có nghị lực thì mình phải rèn luyện ý chí nghị lực, mình rèn luyện ngay trên những cảm thọ.
À bây giờ nó đau nhức chỗ nào: “ Mặc! Tao biết các pháp vô thường, ta không có sợ đâu”. Đó là khi đó con tác ý như vậy, cái ý chí của con ngút ngàn, nó không có sợ. Còn con không tác ý nó sợ lắm. Nó thấy đau nhức, nó sợ, nó rên la lăn lộn.
Còn con, ngay đó mình rèn luyện lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba. Mà khi lần thứ ba, thứ tư nó gan dạ rồi, nó coi thường bệnh tật rồi, vì vậy mà nó làm chủ bệnh nó ở được cái ý chí ngút ngàn của nó, ý chí dũng mãnh.
Cho nên đối với người tu, người ta coi thường bệnh lắm. Cho nên bệnh đến với thân họ, thân họ có bệnh nhưng mà không có tác động được tâm họ. Cho nên vì vậy cái bệnh nó phải lui thôi. Thân mạnh khỏi uống thuốc, không tốn tiền. Sướng quá!
(5:43) Cô Trang: Dạ, thưa Thầy! Còn ví dụ như bốn cái chướng ngại, mà bốn chướng ngại này hoàn toàn nó không có xuất hiện. Tức là cái tâm mình ở trong cái giai đoạn là nó đã bất động rồi. Thì khi nó bất động, thì mình nương vào cái bất động hay là mình chỉ đi theo nó tự nhiên hả Thầy?
Trưởng lão: Tự nhiên, không có nương theo nó. Để tự nhiên n có bất động thì mình sống trong bất động rồi. Ai đến hỏi gì trả lời, rồi nó trở về bất động, chứ không phiền não, không buồn giận ai.
Cô Trang: Tức là nó không có những cái chướng ngại là nó hoàn bất động rồi. Bất động đó thì mình chỉ duyên theo cái hoàn cảnh nó đang đi tới thôi?
Trưởng Lão: Nó đi tới, tức là nó ở trong cái trạng thái bất động. Cái thời gian sáng, trưa, chiều, tối, khuya thì nó có cái thời gian. Còn riêng nó bất động thì nó không có thời gian.
Cô Trang: Nó không có thời gian, nhưng mà nó nó tùy thuộc vào bốn cái oai nghi của mình tức là đi, đứng, nằm, ngồi.
Trưởng lão: Ừ, nó cũng vẫn bất động à nó cũng có một trạng thái giống như nhau. Con đi nó cũng ở trong cái bất động. Nó, thí dụ như nó hay lắm. Là tại vì khi mà nó đi thì nó cũng biết nó đi, nhưng mà nó không chú ý bước đi đâu. Nhưng mà nó ở trong cái bất động của nó. Chứ không phải là nó ở bất động mà nó không biết nó đi. Khi nó đưa tay, nó lấy một cái vật gì, một cuốn sách hay hoặc cái tập, nó đều biết hết. Nhưng mà rồi khi nó lấy rồi thì nó cũng ở bất động. Coi như nó ngồi thì nó im phăng phắc đó, mà nó làm công việc gì thì nó có cái tri kiến của nó điều khiển được cái hành động làm công việc đó. Nhưng mà rồi nó không mất bất động (Cái đó kêu là tâm định trên thân đó phải không Thầy?) - ( ừ) (Đó! Thấy chưa? Sạch!)
(7:21) Cô Trang: Thưa Thầy! Coi như là cái trạng thái giống như bây giờ con ngồi đây thì con biết con ngồi trong cái tư thế này. Và đồng thời con vẫn biết cái tâm con nó đang yên ổn, và nó không bị chướng ngại, đó là cái tâm bất động. Và khi đó con chỉ ngồi và con nương theo cái biết của mình là cái biết của mình nó đang theo trạng thái tâm mình đang không chướng ngại. Coi như mình tập sống chung với nó để mà mình nuôi lớn nó thôi.
Trưởng lão: À, mình cứ sống như vậy là mình nuôi lớn nó. Không ép buộc nó, không bắt nó phải tăng một giờ, hai giờ hay ráng thêm thì nó lại mất bất động.
Cô Trang: Rồi bây giờ khi con, ví dụ như bây giờ con ngồi với cái tâm như thế, nhưng mà bây giờ con lại muốn thay đổi tư thế thì con cũng, khi con đứng lên con đi thì con cũng biết con đi. Nhưng mà con không phải biết cái đi không, mà con lại có cái tâm của mình trong cái tư thế là mình đang đi và nó cũng an lạc. Nó cũng biết trong cái thân của nó, trên thân của nó, nó cũng bất động.
Trưởng lão: Thì đó là bất động. Bất động!
Cô Trang: Tức là mỗi khi nó thay đổi thì cứ tuỳ theo cho nó thay đổi, nhưng mà cái tâm nó vẫn như vậy?
Trưởng Lão: Vẫn như vậy, nhưng mà mỗi hành động nó đều biết hết. Khi mình đang ở trong cái trạng thái mình ngồi, mình nhìn xuống một điểm nào đó. Mình ngó ra một điểm khác thì sự bất động đó dưới con mắt của mình ngó cái khác nó cũng vẫn biết, nhưng mà nó vẫn bất động.
(8:38) Cô Trang: Nó vẫn bất động. Có nghĩa là khi nó nhìn nó thấy tất cả, nhưng mà nó không có quan sát, nó không có dính mắc một cái chỗ nào hết. Dạ.
Trưởng lão: Đúng vậy! Nó không có dính theo những cái sắc tướng của nó ở xung quanh bên ngoài của nó.
Cô Trang: Và đồng thời nó cũng đang biết là nó đang nhìn?
Trưởng lão: Ờ nó biết, nó đang nhìn một cách tổng thể nó biết rõ lắm.
Cô Trang: Cái tâm bất động này cũng dễ nhận ra. Hầu như người nào cũng có, nhưng mà tại vì họ không nhận ra đúng không Thầy?
Trưởng lão: Ừ! Họ không nhận ra, cho nên họ ép buộc. Họ ép buộc để cho cái sự bất động nó bằng cách gò bó. Mà bằng cách gò bó thì không phải là bất động tâm mình đâu. Thật là hạnh phúc thật! Thầy nói chỉ có đạo Phật đem lại con người không cầu khẩn một người nào cứu khổ mình hết, mà chính mình đã cứu khổ. Người ta chửi mắng mình, người ta nói trái ý mình mà mình vẫn thản nhiên không buồn, không giận. Bằng cái tri kiến hiểu biết của mình chứ đâu phải mình bằng cái sự ngu ngơ, bằng cái không nghe, không thấy, không biết đâu? Nghe thấy biết hết, nhưng mà thản nhiên không giận hờn mà không có chịu đựng, ép buộc mình phải chịu đựng, trong những cái điều khổ đó, ác pháp đó. Cái hay ở chỗ đó, không chịu đựng không ép buộc mình gì hết.
(9:47) Cô Trang: Thật sự ra khi con thấy mà một cái người đã hiểu về nhân quả và người ta đã giải thoát được trong những cái cuộc sống xung quanh của người ta thì con thấy nó đâu có khác thường đâu, nó chỉ có thấy khác ở chỗ cái tâm cái hiểu triết cái tâm, cái hiểu biết của người ta nên người ta không có dính mắc, người ta không phiền não.
Trưởng lão: Bởi vì thấy nó là nhân quả rồi thì còn cái gì mà buồn phiền. Cho nên cái hiểu biết đầu tiên để giúp cho người ta có cái tri kiến giải thoát đó, đó là cái hiểu biết nhân quả. Cho nên chúng ta càng hiểu biết nhân quả sâu bao nhiêu thì giải thoát nó rõ ràng bấy nhiêu. Còn cái nhân quả mà nói nhân quả, có khi nhiều người ta nói được nhân quả, nhưng mà người ta không có áp dụng nhân quả vào cái tâm của người ta, cho nên người ta vẫn bị đau khổ.
(10:36) Cô Trang: Hay là tại vì người ta không hiểu về nhân quả?
Trưởng lão: Người ta hiểu con. Người ta hiểu nhân quả, nhân quả người ta hiểu, Nghĩa là có cái hành động mình làm thì phải có cái quả kế bên cái hành động của mình, nhân thì phải có quả rồi. Họ hiểu vậy, nhưng mà họ không biết áp dụng cái nhân quả đó vào cái cuộc sống của họ, cho nên do đó mà họ chịu khổ. Chứ còn họ biết nhân quả rồi, họ biết áp dụng vào đời sống của họ, cho nên mỗi mỗi có gì chướng ngại, thấy đây là nhân quả. Mà họ thấy đây là nhân quả thì phải vay phải trả. Cho nên từ cái hiểu biết vay trả đó, họ áp dụng vào cái cuộc sống của họ rồi. Cho nên họ không phiền não ai hết, họ không chửi mắng lại một người nào nữa hết, họ luôn luôn thương yêu và tha thứ. Con thấy không? Hay quá! Mình không tập thương yêu tha thứ, mà ngay cả hiểu biết nhân quả thì thấy thực hiện cái tâm của mình ngay đó là lòng thương yêu và tha thứ đối với mọi người.
(11:31) Cô Trang: Tức là nó đã giải thoát ngay chỗ đó rồi. Nhưng mà nếu mình muốn nương vào cái trạng thái này để mà mình tiến tới thiền định, thì mình phải có thêm cái sức tỉnh thức trên cái an lạc giải thoát đó Thầy?
Trưởng lão: À, bây giờ trong cái sự mà tỉnh thức đó, rõ ràng là mình bị cái hôn trầm, thùy miên. Mặc dù bây giờ mình có cái tri kiến giải thoát rồi, nhân quả nó rõ ràng rồi nhưng mà mình không tập để phá hôn trầm thùy miên thì hôn trầm thùy miên vẫn còn. Cho nên đầu tiền con hỏi về hôn trầm thùy miên thì Thầy đã nói pháp Thân Hành Niệm. Mà mình biết mình còn lười biếng, còn ham ngủ thì nên tập cái pháp này. Do đó mình có cái thời khoá tập, tập với cái sức của mình. Sau khi thuần thục rồi, tập dần tăng lên, cho đến khi suốt ngày đêm không thấy buồn ngủ, không thấy hôn trầm thùy miên nữa thì đó là mình đã giải thoát, đã chứng đạo rồi. Phải phá cho sạch ba cái hôn trầm thùy miên, bởi vì hôn trầm thùy miên nó là cái niệm si. Tham - sân - si. Cái niệm si này nguy hiểm nhất là cái tâm tham, sân. Nếu không si thì tham, sân nó không có. Vì si nó mới có tham, sân. Mà bây giờ phá được hôn trầm thùy miên thì còn rất là tỉnh táo rồi. Mà tỉnh táo trong nhân quả thì Thầy nói làm gì có buồn phiền nữa? Giải thoát hoàn toàn. Rồi bắt đầu tiến tới để mà đi vào cái con đường mà để nhập các định làm chủ sự sống chết của mình thì đâu có khó khăn gì? Cái tâm mà luôn luôn bất động thì lúc bây giờ chúng ta ở trước mọi người, mọi đối tượng thì không ai làm được tâm chúng ta động. Trong khi đó thì chúng ta thấy mình sống một mình mình, thì bảy ngày đêm thì chứng đạo, chứ có khó gì đâu.
(13:21) Cô Trang: Nhưng mà ý con muốn hỏi là trong cái giai đoạn bảy ngày đêm thì mình vô trong đó, mình sống với cái tâm bất động của mình đã có rồi. Thì khi đó mình nương vào cái biết mình nó nương vào chỗ bất động hay là để nó tự nhiên Thầy?
Trưởng lão: Để tự nhiên bất động. Mà trong khi đó mình thấy, khi một cái người mà đã có được cái trạng thái bất động rồi, họ thích sống một mình lắm. Nhưng mà họ không sợ trước những cái động. Nhưng mà họ thích sống một mình, tức là họ ưa một mình, ít có muốn nói chuyện ai lắm. Thì lúc bây giờ đó, mình vào trong thất, mình không tập tu gì hết, ngồi nó tự nhiên nó bất động. Con ngồi cách nào cũng được, xếp bằng cũng được, bán già cũng được, kiết già cũng được. Ngồi trên ghế cũng được, ngồi dựa lưng trong vách như mấy Cô cũng được, duỗi chân thẳng ra cũng được. Sau này thành Ông Phật duỗi chân, đâu có chuyện gì. Thành ra tu tập rất là dễ dàng, không có khó khăn gì hết, chỉ ăn thua chỗ cái tâm bất động.
(14:18) Cô Trang: Dạ! Tức là mình ngồi, mình tự nhiên để mà cho nó bất động. Rồi khi nó có bất động, nó kéo dài dài, nó đâu cần có cái sức tỉnh?
Trưởng lão: Tự nó nó sẽ kéo dài, tự nó nó tỉnh. Bởi vì nó còn hôn trầm thì mình đã dùng pháp Thân Hành Niệm mình phá rồi. Bây giờ nó hết hôn trầm rồi thì bắt đầu suốt bảy ngày đêm nó không có buồn ngủ. Nó không còn thích ăn thích uống, nó không còn thấy đói thấy khát thì trong bảy ngày đó thì nó chứng đạo.
Cô Trang: Tức là trong bảy ngày đó nó cũng không muốn ăn luôn?
Trưởng lão: Nó không muốn ăn. Bởi vì còn muốn là nó còn niệm. Nó không muốn ngủ. Cho nên nó còn muốn ngủ, muốn ăn thì còn niệm. Mà Thầy nói phá hôn trầm, thùy miên và xả hết tất cả các niệm rồi nó có một cái trạng thái bất động thanh thản của nó.
(14:58) Cô Trang: Bất động rồi bắt đầu mình chỉ duy trì cái bất động này nó kéo dài đủ cái lực của nó.
Trưởng lão: Đủ cái lực của nó. Nó không còn đói khát, hôn trầm thùy miên gì cả hết. Cho nên vì vậy mà vô trong thất mà ngồi bảy ngày đêm thì chứng đạo, tự nó rồi.
Cô Trang: Vậy là con có hiểu như vầy nè Thầy. Có nghĩa là khi mà mình hoàn toàn bất động rồi và những cái sức tỉnh của mình nó đầy đủ, thì vô trong đó nó chỉ có duy trì một cái biết duy nhất thôi. Là nó biết cái tâm nó bất động, nó chỉ biết như vậy thôi.
Trưởng lão: Coi như là nó biết rất rõ, nhưng mà nó không dính vào cái chỗ bất động đó nữa. Nó ngồi đó tự nó bất động tự nhiên lắm. (Cô Trang nói xen vô)
Cô Trang: Và bắt đầu nó sống chung với cái tâm bất động đó luôn.
Trưởng lão: Nó sống ở trong cái bất động đó đó, chính nó nó sống trong đó. Thành ra mình vô thất mà không ai chọc ghẹo mình, không ai tới lui hỏi gì hết. Không đem cơm đem nước, đem vào. Nó cũng không thèm đói khát, nó không thèm ra cửa kêu nữa. Nó ngồi đó suốt bảy ngày đêm chứng, dễ quá vậy mà ai cũng làm được.
(15:56) Cô Trang: Nhưng mà mình muốn biết khi mà mình đủ cái lực để mà chứng đạo thì mình làm sao mình biết được cái sức mình đủ có cái lực Thầy?
Trưởng lão: Biết chứ! Mình thấy mình không còn hôn trầm thùy miên. Mình không còn buồn ngủ, không còn thích ăn thích uống, nó không còn. Lúc nào nghe trong bụng mình nó không có đói, đó là biết.
Cô Trang: Dạ là coi như nó đủ rồi, đủ lực.
Trưởng lão: Còn nếu mà nó còn thấy đói thì đó là chưa. Còn phải đây là coi chừng mình bị ức chế, tâm mình nó bất động đây chứ chưa phải đâu. Nó còn đói tức là nó chưa đâu, mà nó còn buồn ngủ đây là chưa đâu. Nó có cái pháp mà nhìn nhận ra mình thấy được cái chỗ mình bất động thật sự hay chưa.
Cô Trang: Nó có cái chỗ mà giống như Thầy nói nó có cái pháp bất động tức là trạng thái bất động tâm nhưng mà nó kéo dài trong cái thời gian nó kéo dài như vậy thì nó có nhận biết được là phía bên ngoài là ngày và đêm không Thầy?
Trưởng lão: À nói chung là nó biết hết tất cả, mà nó biết bây giờ tối sáng gì nó cũng biết hết ngày đêm biết hết, gió mưa gì nó cũng nghe nó cũng biết hết chứ không phải nó ngồi mờ mịt gì hết, nhưng mà nó vẫn bất động. Nó bất động nó không chạy theo một cái mưa, gió, nắng, bão, trời gầm, trời sét gì nó cũng không có sợ gì hết.
(17:09) Cô Trang: Khi mà ngày ngày trôi qua nó biết vậy là mình đã giải thoát rồi, rồi bây giờ khi biết giải thoát có rồi mình mới mới có thể dùng cái lực á, coi như là cái Tứ Thần Túc đó hả Thầy ?.
Trưởng lão: À tới chừng đó cái thí dụ như bảy ngày đêm con bất động rồi, bất động rồi thì trong thời gian con tập bất động đấy con thấy con có cái (cái) khả năng rồi, có cái niệm gì tác ý cái nó đi mất rồi, thân con nhức nhói chỗ nào, thọ là vô thường đi, nó cũng đi liền, mà chưa có đầy đủ được bảy ngày đêm rồi thì con biết cái lực nó con khỏi nói đi, tự nhiên trong tâm của con, con ngồi đây mà ở bên vách nó xẩy ra gì con biết rồi, tự nó nó biết. Nó sáng suốt nó làm như không còn cái vách ở đây, ai đi đâu mấy người ngoài đó nó thấy, tự nó nó thấy, Tuệ Tam Minh mà. Nó không còn cái không gian ngăn cách này, không còn cái thời gian trải dài, cho nên thí dụ như ngồi đây này mà nó thấy cái Nhà bếp ngoài kia trời đất mấy đứa tụi nó xúm nói chuyện ngoài đó. Nó biết hết nhưng người ta không thèm nói.
(18:13) Cô Trang: Khi đó là mình đã biết mình đã đạt.
Trưởng lão: Đó, thì mình biết cái Tuệ Tam Minh nó có thì Tứ Thần Túc nó phải có thôi. Tam Minh nó có thì Tứ Thần Túc nó phải có, chứ không thể nào mà không được.
Cô Trang: Sau khi mình bắt đầu mình ra lệnh nó nhập định là nó ra.
Trưởng lão: Mình ra lệnh là nó ra à, nó ra chính xác không có chệch chỗ nào hết, bời vì nó có, nó phải thể hiện cái tâm thanh tịnh rồi, nó không còn tham, sân, si thì nó phải có Tuệ Tam Minh thôi, không muốn ra làm sao mà bây giờ mình tu luyện cái tham, sân, si nó còn thì nó cũng không có, mà bây giờ tham, sân, si nó hết rồi mình muốn không có, nó cũng có.
Cô Trang: Nó có phải tu tập gì?
Trưởng lão: Nó không có tu tập nó không có rèn luyện nó chỉ có cái tâm bất động thôi.
(18:58) Cô Trang: Và tâm bất động nó phải giải quyết ngay cái giai đoạn đầu?
Trưởng lão: Ngay cái giai đoạn đầu của nó. Bởi vậy Thầy đưa cái chân lý tâm bất động để mọi người hiểu biết nó để mà giữ gìn bảo vệ nó, để cứu mình không còn tái sanh luân hồi, không còn trôi lăn trong lục đạo. Lục đạo là sáu cái nẻo luân hồi, thì cái cảm thọ đau bệnh trên thân nó là địa ngục chứ gì, nó là cõi địa ngục đó.
(19:22) Cô Trang: Mười Hai Nhân Duyên á Thầy, Mười Hai Nhân Duyên ý thì như Thầy nói có bốn cửa vào đạo thì bốn cái cửa đó thì Thầy dạy cho là bốn cái cửa nào đi Thầy?
Trưởng lão: À, nó bốn nơi nó vào đạo đó, tức là một khi mình vào cái cửa Vô minh đó, thì tức là mình phải Minh, mà Minh đó là Minh tức là cái mà mình triển khai tri kiến hiểu biết của mình về nhân quả. Khi cái tri kiến mình hiểu về nhân quả, tất cả mọi hành động sống hằng ngày của mình chung đụng với mọi người, tất cả đều thấy biết nó là nhân quả, mà thấy biết nhân quả thì nó đã là nhân quả thì tâm mình nó xả, mà tâm mình nó xả thì nó là giải thoát, đó mình vào cái cửa đó gọi là vào cửa Vô minh, bằng cách Minh, Minh là sáng suốt nhận diện ra được cái nhân quả của nó, nó gọi là Minh. Đó là cái cửa trong Mười hai Nhân duyên mình vào của đó mình phá, thành ra tất cả các cái duyên khác nó đều bị, nó không có kết nhau được nó không có hợp nhau lại được thành ra mình giải thoát, đó là đi vào cái cửa Vô minh.
(20:35) Còn cái cửa mà cửa Thọ, cửa Thọ là cái người phải có ý chí có gan dạ, tức là nó có cái sự cảm thọ đau đớn trong thân của mình. Mình xem thường nó, mình coi thường nó, thì tức là nó sẽ tan vỡ ra. Còn nếu mình thấy nó đau nhức quá nó khổ sở quá thì nó càng thấy khổ sở đau nhức thì nó càng đau nhiều. Cho nên cái người mà đi vào cái cửa cảm thọ là cái người phải gan dạ mới phá vỡ cái mười hai duyên của nó.
(21:06) Còn cái người đi vào cái cửa Lục nhập là cái người đó phải sống độc cư phòng hộ mắt tai mũi miệng thân ý. Bởi vì nó nó nhập vào nó nhập vào mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý cho nên gọi là Lục nhập. Người nào cũng có mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý cho nên nó theo đó mà nó vào, mà theo đó nó vào do đó nó làm cho mình giận hờn, phiền não, thương ghét tất cả mọi cái đều là làm cho mình khổ. Cho nên nó tạo ra Mười hai Duyên, nó vào thì nó tạo ra mười hai cái duyên nó cấu kết lại nó thành ra cái khổ, mình đi vào cái cửa Lục nhập đó là mình phải sống độc cư mình phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình không có nó tiếp duyên ra ngoài tức là nó không phóng giật thì nó sẽ phá Mười hai Nhân duyên nó không có hợp nhau lại được, mà không hợp nhau lại được tức là mình giải thoát, chứ không có gì hết.
(21:58) Cô Trang: Vậy cái cái cửa lục nhập này á tức là sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì nó sinh ái phải không Thầy?
Trưởng lão: Sinh ra ái, chính nó đó, chính nó nhập vào nó mới sinh ra ái. Cho nên vì vậy nó mới có hữu, thủ mới giữ gìn lại nó mới sanh lên Sanh, Già, Bệnh, Chết nó mới khổ sở, nó mới hợp nhau lại. Bởi vì nó nhập vào nó mới sinh ra ái, cho nên nói nó nó đi vào cửa ái là đúng bởi vì nó vào mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thì nói mới thương ghét, giận hờn ở trong đó, Còn nếu nó không vào thì nó làm sao có ái. Con hiểu không, cho nên lục nhập tức là ái, cái chính của nó là nó tạo ra cái ái.
(22:42) Cô Trang: Còn cái cửa thứ tư ý Thầy.
Trưởng lão: Cửa Sinh. À đi vào cửa Sinh con mà cái cửa Sinh đó chính là cái đời sống của mình, cho nên Đức Phật đi vào cửa Sinh tức là Đức Phật ly gia cắt ái hết, à cho nên vì vậy mình trở thành một Tu sĩ một Tu sĩ đó là đi vào cửa Sinh, thí dụ như cửa Sinh là cái đời sống cái đời sống mình có Gia đình, Cha mẹ, Anh em, Vợ con này kia. Bây giờ tôi cắt đứt ly gia cắt ái, tôi cắt đứt cái cái cuộc sống này đi. Tiền của, nhà cửa tôi bỏ hết, tôi chỉ còn có ba y một bát tức là tôi diệt cái cái đời sống, cái đời sống mà mọi người đang tập trung vào cái đời sống, vì do cái đời sống đó mà người ta mới có Sinh, Già, Bệnh, Chết, phải không cho nên bây giờ mình cắt bỏ tức là mình làm như cái hình ảnh Đức Phật ngày xưa, mà bỏ cái Cung vàng, Điện ngọc, Vợ con đều bỏ, bỏ cả hết đi, còn đi xin ăn ở một xứ khác, cho nên cuối cùng Đức Phật đã chứng đạo.
(23:45) Cho nên cái duyên, duyên sinh mà mình đã cắt đứt á thì nó không còn các cái duyên khác nó cấu kết nó duyên hợp lại được nữa, cho nên ví dụ như bây giờ một người Tu sĩ mà bỏ hết còn đi xin ăn không á thì nó không còn các cái duyên kia hợp lại được, cho nên Mười hai Nhân duyên nó tự nó rã cho nên vì vậy mà vào cửa Sinh, cho nên nó bốn cửa vào để mà phá vỡ mười hai cái nhân duyên. Coi như vậy là ba cái cửa trước thì đó là mình phá vỡ, đến cái cửa Sinh này là cửa cuối cùng mà mình diệt được tức là làm chủ được sự sống chết của mình, khi mình tu tập mà cái Mười hai Nhân duyên nó không có hợp nhau được thì mình cứ sống đúng, thí dụ bây giờ mình cứ sống đúng cái duyên này cái duyên Sanh đi, tức là mình diệt cái duyên Sanh đi mình bỏ nó mình sống ba y một bát mình đi xin ăn, mình sống mình không cần tu một cái pháp nào khác hơn hết, không cần tu pháp nào hết mà mình thấy an vui ở trong cái (cái) sự xả bỏ của mình nó không có nhớ nghĩ Gia đình, Con cái hoặc này kia nữa, khi nào nó nhớ nghĩ thì là đó là mình đã ức chế nó rồi, còn mình đã bỏ rồi thì khi mà nó khởi những cái niệm nó nhớ nghĩ thì mình tác ý diệt nó liền.
(24:58) À cho nên vì vậy mà Mười hai Nhân duyên nó sẽ bị rã ra nó không có kết hợp duyên hợp lại được, từ đó thì cái tâm mình nó bất động, thanh thản, an lạc, vô sự mà tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự nó là cái Niết bàn. Trong khi chúng ta sống hay là khi chúng ta chết đều là ở trong cái trạng thái bất động đó. Cho nên bây giờ cái duyên Sanh tức là mình bỏ cái sự sống của Đời của thế gian mà đi vào cái cuộc sống của Đạo, cho nên bỏ sạch hết đó là đi vào cửa Sinh.
(25:28) Cô Trang: Như vậy thì Thầy, thưa Thầy mười hai cửa vào đạo giống như mười hai cái nhân duyên á Thầy thì thấy nói là có bốn cửa đi vào đạo, tức là Vô Minh, rồi Thọ, rồi Ái, rồi Sanh thì theo Thầy thì cái nửa nào đi vô nó nhanh nhất Thầy?
Trưởng lão: À, cái cửa mà đi vào mà dễ nhất đó là cửa Sanh, mình phải đi vào cái hình dáng của người Tu sĩ, nó dễ chứ còn mình mặc chiếc áo cư sĩ nó rất khó vì nó còn gia duyên nó nhiều quá, cái duyên đời nó nhiều, còn cái duyên của người tu sĩ, chiếc áo của người tu sĩ nó đã giảm bớt đi, đó là duyên Sanh. Mà duyên cảm Thọ là cái người phải gan dạ trước cái đau đớn trên thân của mình, xem thường nó, không có lo lắng gì hết thì cái đó là phải gan dạ. Còn cái Vô minh là con phải học hiểu biết tất cả những cái nhân quả, thông suốt được cái nhân quả nó mới phá được cái Vô minh của mình, cái hiểu biết mà nó mê mờ nó không rõ, nó bị theo cái đường lối dục thì đó là nó Vô minh chứ không nghĩa là cái người đó không thông minh, thông minh lắm nhưng mà cái người đó họ không có rõ cái đường giải thoát, còn bây giờ đó mình đã triển khai nó để làm cho nó không còn Vô minh, nó Minh đó, thì phải triển khai nó hiểu biết nhân quả, à mà hiểu biết nhân quả thì nó giải thoát, con hiểu chưa, đó là con đường giải thoát của người ta cho nên nó Minh rồi. Còn mình hồi đó mình Vô minh là tại vì mình hiểu biết, chứ không phải là mình Vô minh là mình không hiểu biết, mình hiểu biết nhưng mà mình hiểu biết trong cái đau khổ, nó còn có lầm chấp, đó cho nên mình phá Vô minh thì phải là nhân quả, rồi thì phá Thọ thì phải gan dạ, mà phải phá Sanh thì phải đi vào cái ngõ Sanh này thì phải đời sống của Tu sĩ, phải không, rồi còn ba y một bát thôi.
(27:18) Còn một cái ngõ nữa, Ái, có phải không, thì cái ngã ái thì mình phải quan sát theo cái (cái) ái này, do từ cái ái ở trong tâm của mình, rồi tất cả cái ái của người khác để cho mình xả thì đây cũng dùng cái trí tuệ thôi, cái trí tuệ của sự hiểu biết của ái, nhưng mà ái á, thì tức là mình phải cắt ái ly gia thì nó bắt đầu Tu sĩ rồi, mà bắt đầu Tu sĩ rồi bây giờ mình muốn cắt cái ái này đấy, cái ái (ái) thọ, ái thọ khổ, ái thọ lạc, mà cái ái thường thường nó hay thích cái lạc, cho nên đạo Phật không chấp nhận ba cái thọ: Thọ khổ, thọ lạc, thọ bất khổ bất lạc, không chấp nhận ba cái này, vì vậy ba cái ái này phải cắt đứt không có được để, đó thì do đó nó đi qua cái góc độ. Ví dụ như mình gan dạ thì đi vào cái Thọ, mà nó (nó) yếu đuối thì mình phải đi vào cái tri kiến giải thoát để mà cắt đứt cái ái, nó cũng bằng những cái ngõ của nó để nó phá, nó hoá giải cho được cái tâm ái đó.
(28:23) Cô Trang: Như vậy thì ái có phải cái lòng yêu thương không Thầy?
Trưởng lão: Cái lòng yêu thương con.
Cô Trang: Cái tâm từ bi phải không Thầy?
Trưởng lão: Không phải, tâm từ bi không phải, ái nó nó thuộc về ích kỷ về cá nhân, còn từ bi nó rộng rãi, nó tha thứ và thương yêu thì nó là từ bi, còn cái Ái á nó thiếu cái tha thứ, cái cửa Ái này là thuộc về Ái của thế gian ?
Trưởng lão: Cái ái của thế gian, nó gom lại gôm lại cho cá nhân của nó. Thí dụ như bây giờ nó thương người đó nó bắt buộc người đó phải nô lệ nó, sai bảo gì phải nghe đó là ái của ác pháp, ái ích kỷ, cái đó là sai.
Cô Trang: Cái đường (cái đường) vào cái cửa Ái này thì nó hơi khó phải không Thầy?
Trưởng lão: Khó con, khó ở chỗ người tu đi vào cái cửa đó rất khó, rất khó bởi vì mình phải tư duy quan sát và đồng thời mình muốn cắt cái ái đó thì mình phải tìm cách mình lìa khỏi cái Ái chứ còn cái đối tượng mà ái thì cũng làm cho mình bị dính mắc khó lắm, mình phải lìa xa thì mới được.
(29:24) Cô Trang: Còn cái cửa Sanh đó Thầy, thì đi vào cái cửa Sanh thì ba y một bát, nhưng mà hầu như con thấy ba y một bát từ xưa đến giờ cũng bên Khất sĩ cũng ba y một bát nhưng mà họ thiếu đi một cái gì đó nên họ không đi vô giải thoát được là do con nghĩ còn có một cái ngõ nữa, có nghĩa là trong cái cửa Sanh này, tức là ba y một bát thì nó phải có một cái vòng vào giới nữa.
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là giới luật rồi nhưng mà điều kiện là họ không giải thoát họ cũng ba y một bát, họ không giải thoát cho nên lần lượt cái tịnh xá thay vì bằng tranh, cây lá thì bắt đầu bây giờ thì trong khi đó họ sống trong rừng, trong bụi, trong khi mưa khi gió, khi bị ướt át, khi bị nắng gió đủ loại, nghĩa là cái người chấp nhận ba y một bát sống như Đức Phật không nhà không cửa đó, ly gia cắt ài mà, lìa Gia đình, lìa Nhà cửa, cắt những cái Yêu thương mới gọi là ba y một bát, mà bây giờ đây họ cũng làm ba y một bát như vậy nhưng mà họ lại sợ những cái điều kiện nóng lạnh, muỗi mần, gió mưa, cho nên do đó họ ôm ấp, chứ sự thật ra một con muỗi cắn họ, họ thấy đó là họ bố thí rồi, cho nên khi mà ba y một bát á, khi đến cái chỗ đó mà muỗi cắn họ thà chết chứ họ không giết con muỗi, họ làm được đâu? Đâu có ai làm được. Cho nên ba y một bát của họ coi như là vì cá nhân của họ, họ muốn tu làm Phật mà họ cứ ôm, không có xả được cái (cái) thân của họ. Ba y một bát giống như một cái Ông Thầy mà tu trên núi có Người Đệ tử xin để xin làm Đệ tử đó, thì Ông Thầy nói, thôi con muốn làm Đệ tử của Thầy thì đứng ở trên đỉnh núi này đó mà nhảy xuống đi ta còn chấp nhận cho, phải xả bỏ cái thân như vậy á thì mới là ba y một bát, còn nếu mà chấp cái thân thì ba y một bát không được, cho nên vì vậy mà hầu hết một số người đi theo bên Khất sĩ á, họ cũng ba y một bát nhưng mà sự thật họ còn chấp cái thân giữ lắm, một thời gian sau thì đồ đạc họ rất đầy đủ không còn ba y một bát đơn giản nữa.
(31:38) Cô Trang: Ở đây con thấy bên Khất sĩ họ cũng chấp giữ (giữ) ba y một bát nhưng mà chính vì cái chỗ chấp đó nên con thấy họ không xả được, bởi vậy không giải thoát.
Trưởng lão: Mà nói chung là tại vì không biết pháp tu chứ khi mà chấp nhận đời sống ba y một bát rồi biết pháp tu thì nó xả mau lắm, nhưng mà lại chấp cái tướng ba y một bát mà không biết pháp tu cho nên hầu hết bên Khất sĩ họ tu nhằm vào các pháp của Đại thừa, à Tụng kinh, rồi Cầu siêu, Cầu an, rồi tất cả những cái này đều đi nhắm trên cái pháp của Đại thừa, mà pháp Đại thừa đâu phải của Phật, mà chính của các Tổ của Trung Hoa người ta triển khai ra để người ta đi vào cái dòng mê tín của Phật pháp của Đất nước của người ta, cho nên nó mất đi cái đường tu rồi, không còn đường tu.
(32:34) Cô Trang: Nên mà khi đi vào bốn cái cửa đó thì con thấy cái cửa, theo con thấy cái cửa mà Vô minh ý Thầy, tức là lấy cái lý nhân quả là con thấy nó cũng hơi dễ đấy, dễ hơn cái cửa Sanh, còn tại vì cái sanh theo Thầy nói thì dễ mà thật sự ra không có người làm nổi, tại vì người ta còn dính cái thân nhiều quá, còn chấp cái thân nên khó, còn bây giờ cái cửa Vô minh ý thì nó dễ nhưng mà nó có thời gian nó dài một chút, tức là nó đòi hỏi cái người có tri kiến giải thoát.
Trưởng lão: Tri kiến giải thoát, rèn luyện tri kiến giải thoát, từ đó người ta sẽ không còn chấp vào cái ba y một bát mà người ta trở thành ba y một bát, bởi vì tri kiến người ta, người ta hiểu biết nhân quả rồi, thì người ta đâu có còn dính mắc vào những vật chất, thành ra xả hết cuối cùng người ta sống trên cái nhân quả đúng của nó thì nó giải thoát chứ gì.
(33:25) Cô Trang: Còn cái cửa Thọ đó Thầy thì, cái người đó đòi hỏi phải có niềm tin dũng mãnh rồi từ đó mới có ý chí để mà người ta có thể vượt qua, người ta chỉ giữ cái tâm bất động thôi để đi đến đích thôi.
Trưởng lão: Đúng vậy cái Tín lực phải vĩ đại lắm. Tín rồi mới Tấn lực đó, nếu mà không có lòng tin ý chí thì không có thể nào mà siêng năng được, à cho nên vì vậy mà phải có lòng tin, do đó mà người ta mới có thể mà người ta cái ý chí người ta mới vĩ đại mà người ta mới vượt qua nổi.
Cô Trang: Còn cái cửa Ái là cắt đứt đi những cái Tham, Ái của thế gian, những cái Ái của riêng cá nhân như về chấp thủ về thân á Thầy, về thân về cá nhân về nói chung là Ái của thế gian là mình phải cắt.
Trưởng Lão: Mà đầu tiên mình phải cắt cái Ái ngay bản thân của mình, mà mình muốn cắt cái Ái ngay bản thân của mình thì phải lìa xa những cái Ái của những người khác mà gợi cái ái đối với mình, mình phải lìa xa, thì như vậy mình cắt mới được chứ còn mình cứ sống chung với những cái dây ái ở ngoài nó chói buộc mình mà mình cứ nói cắt, mình sống chung thì không có được.
(34:37) Cô Trang: Tức là mình phải ly trước ạ
Trưởng lão: Phải ly, phải ly ra.
Cô Trang: Ly từ từ.
Trưởng lão: Mình phải cắt cái Ái của mình ở trong người con, mỗi con người đều có cái ái hết, nhưng mà từ đó mình mới tư duy suy nghĩ cái ái nó không đem lại sự lợi ích gì cho bản thân của mình, không giải thoát vì vậy những cái niệm nào mình khởi lên những cái Ái, ái về thân mình, ái về tâm mình, ái về cái ý áo của mình ái về những cái vật chất xung quanh mình, ăn uống này kia nó thuộc về cái Ái hết à, do đó mình phá vỡ được những cái Ái này, ai cho ăn sao mình ăn vậy, bữa nay ai cho ăn dở tức là Ái về thực phẩm, yêu thích là Ái hết.
(35:19) Cô Trang: Dạ thưa Thầy vậy người Cư sĩ thì đi vào cửa nào Thầy ?
Trưởng lão: Người Cư sĩ á thì đi vào cái cửa Vô minh, nghĩa là phải học triển khai cái tri kiến hiểu biết nhân quả, à cho nên vì vậy mình đi vào cái cửa đó, mà mỗi cái đủ nó xảy ra điều này thế kia đều thấy nó là nhân quả, cho nên khi mình thấy nhân quả mình đâu còn, bởi vì có nhân là phải thấy quả thôi tại sao lại buồn phiền? Cho nên mình không buồn phiền, không than thở, không vui mừng, không gì hết tất cả mọi cái xảy ra mình thản nhiên được, mà mình thản nhiên được là thanh thản, an lạc, vô sự tức là trở về tâm bất động, con thấy chưa, đó là người Cư sĩ con nên đi vào cái cửa đó là hay nhất.
Cô Trang: Khi họ còn sống ngoài đời họ vẫn áp dụng được.
Trưởng lão: Họ áp dụng ngay ở trong cuộc sống của họ ở ngoài đời con, dùng cái tri kiến giải thoát của nhân quả mà sống cuộc sống của mình sẽ được tâm mình sẽ được giải thoát hoàn toàn, mười hai duyên không thể kết hợp nhau được.
(36:14) Cô Trang: Dạ thưa Thầy, vậy còn người Tu sĩ thì đi vào cửa nào Thầy?
Trưởng lão: À người Tu sĩ đi vào cửa Sanh con, ai đã là Tu sĩ rồi thì phải ly gia cắt ái đi vào cửa Sanh, cho nên phá hết những cái bỏ hết cái ly gia cắt ái và bỏ hết cuộc đời, chỉ còn có ba y một bát, thì người Tu sĩ thì phải như vậy, chứ người tu mà tu mà thích Chùa to Phật lớn thì còn có cuộc sống này kia nọ, ngày ăn ba bốn bữa thì thôi cũng như người Đời rồi, không phải là người Tu sĩ mặc dù là mặc chiếc áo Tu sĩ, đầu cạo nhưng mà họ là cái người thế tục chứ không phải là người Tu sĩ, cho nên cái hình thức nó không thể nào cứu cánh mình được, cái hình thức Tu sĩ không thể cứu cánh mình được, mà cái nội dung của nó tức là cái đời sống của người Tu sĩ phải đúng, phải đúng cách ly gia cắt ái, phải sống đi xin ăn thì người Tu sĩ đó mới sẽ được giải thoát, chứ người Tu sĩ mà ở Chùa ăn sung mặc sướng, nhà cao cửa rộng thì đó người Tu sĩ đó không có chứng đạo được, không thể nào mà chứng được hết, tu gì nó cũng không chứng hết.
(37:20) Cô Trang: Dạ thưa Thầy, giống như có một số người thì khi mà họ ra họ đang sống ngoài Đời á, thì họ đã cũng biết pháp của Thầy trên mạng hoặc là do băng đĩa, do kinh sách thì khi họ đến đây họ tu tập thì khi bước vào Tu viện thì nhập Thất thì con thấy trong thời gian nhập Thất thì họ nên tu cái điều gì trước tu cái gì sau trong Thất khi mình đang tu tập á Thầy?
Trưởng lão: Khi mà họ đã biết được Phật pháp họ đã đọc được một vài cuốn kinh sách mà do Thầy viết ra, rồi bắt đầu bây giờ họ trở về Tu viện họ xin tu thì cái đầu tiên của họ đó là họ phải sống một mình, sống một mình bởi vì trong cuộc đời tu hành nếu mà không sống một mình thì không thể nào mà tìm sự giải thoát được, vì chính sống được một mình á thì đã thấy được sự giải thoát, mà chính sống một mình mới thấy từng tâm niệm của mình, tâm nào xả và tâm nào không xả, bởi vì mình sống một mình á, tất cả những cái tâm niệm nó sẽ khởi lên, mà nó khởi lên thì trong khi mình sống một mình thì mình với tâm niệm của mình, cho nên vì vậy mình phải thông suốt nó (mình phải thông suốt nó) mình xả, do đó cái người mà đã hiểu phật pháp mà đến Tu viện xin tu thì người đó xin phải sống độc cư và người mà ở trong Tu viện chấp nhận cho người ta tu á, thì cũng nên đưa cái bài pháp đầu tiên của họ tu tập thì họ phải tu tập sống cái hạnh độc cư, sống hạnh một mình, nghĩa là họ phải sống một mình, buộc lòng là họ phải sống một mình, họ nói chuyện này kia thì thôi họ tu chẳng có tới đâu hết.
(39:02) Cô Trang: Dạ thưa Thầy trong Tu viện thì Thầy đã cho người hướng dẫn cho khi mọi người đến đây tu tập á thì có Sư Gia Hạnh không Thầy?
Trưởng lão: Có, Tại vì bởi vì Thầy thấy qua một cái chặng đường tu tập đó thì có một số cái quý Thầy họ đã thông suốt được cái cơ bản đầu tiên bước vào. Cho nên trong khi đó Thầy đang trong cái thời gian Thầy đang ẩn cư làm cái gương hạnh sống độc cư cho mọi người, cho nên Thầy ít có tiếp Phật tử vì vậy mà Thầy giao các quý Thầy có khả năng căn bản đầu tiên họ đã thông suốt, họ đứng ra họ giảng dạy những cái cơ bản cho những người mới đến để hiểu biết, để tập tu, để sống cho đúng cách của một người Tu sĩ của Phật giáo, dù người đó là người Cư sĩ cũng phải sống đúng cái hạnh của Tu sĩ.
(40:00) Cho nên Sư Gia Hạnh hoặc là Cháu Trang hoặc là một cái người nào mà Thầy đã đề cử người đó thì người đó họ đủ khả năng để mà họ trả lời những cái cơ bản nhất cho cái người mới bước chân vào Đạo, hiện giờ Thầy đề cử hai người, nam thì có Sư Gia Hạnh, mà nữ thì có Cháu Trang, còn sắp tới đây á thì nó sẽ còn nhiều người nữa chứ nó không phải có một người, bởi vì trong cái cuộc đời tu hành, Đạo Phật nói về cái chứng đạo và giải thoát nó rất đơn giản nó không có khó khăn, mà người nào hiểu được tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự trước cái ác pháp, trước cái sự lôi cuốn mà họ không bị lôi cuốn họ không bị ác pháp làm động tâm thì họ là cái người đã giải thoát, mà họ đã sống được trong cái sự giải thoát đó là họ chứng đạo, chứ không phải chứng đạo là chứng cái gì khác lạ, không cần ngồi thiền nhập định, không cần có thần thông phép tắc, mà chỉ có cần là cần cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự trước các ác pháp, trước các cảnh nghịch duyên mà mình vẫn thản nhiên thì đó là chứng đạo chứ không phải gì khác.
(41:20) Cho nên những người mà đứng ra mà giảng dạy cho những người khác á thì cái cơ bản là tâm bất động họ đã được bất động rồi (họ đã được bất động rồi), từ cái chỗ bất động đó (đó) họ có những cái kinh nghiệm bản thân của họ cộng với cái sự hiểu biết của họ, họ giảng không sai Phật pháp, họ nói không có sai, mặc dù là trên con đường đi á thì họ còn sống một thời gian dài để họ trên cái sự giải thoát của họ, chứ hiện giờ họ đã được giải thoát rồi nhưng vì họ còn muốn sống cái thời gian để được giải thoát hoàn toàn, để được giải thoát hoàn toàn có nghĩa là họ sống với cái tâm bất động của họ, họ thích thú hơn là họ tiếp giao nói chuyện này chuyện kia ngoài Đời, đó họ còn (họ còn) thích sống ở trong một cái (cái) sự bất động tâm của họ, bây giờ họ đã bất động rồi nhưng mà họ chưa có đủ bởi vì Thầy giao cái nhiệm vụ họ cho nên họ chưa có đủ cái thời gian để thưởng thức cái sự bất động giải thoát của họ, chứ họ đã được giải thoát rồi, nhưng bây giờ chúng ta còn phải chiêm nghiệm lại cái sự bất động đó (bất động đó) trong khoảng thời gian một năm, hai năm, ba năm hay năm năm hay hoặc là năm tháng, sáu tháng để thấy cái sự bất động đó nó vi diệu như thế nào, họ phải thấy chứ, còn bây giờ thì họ thấy bất động, họ thấy giải thoát bất động rồi nhưng họ phải sống trong cái sự bất động đó để họ thấy rằng Đạo Phật thực tế chứ không phải nói vì chỉ nói suông không mà phải là thực tế, khởi sự mình bất động được mà mình sống luôn trong cái bất động thì mình mới thấy được vi diệu đặc biệt cái sự bất động này nó không phải là cái người bình thường mà sống trong tâm bất động bình thường đâu, mà đó là có cái sự đặc biệt trong cái bất động đó, cho nên trong sự tu tập càng đi tới thì chúng ta thấy Phật pháp vi diệu thật sự, nói mà làm được chứ không phải nói mà không làm được, cho nên mọi người có duyên theo Phật pháp thì hãy ráng mà tu tập, vì trong Mười hai cửa vào Đạo thì nó có bốn cửa để chúng ta vào để cho Mười hai Nhân duyên phải rã, nó không còn cấu kết nhau lại, đem lại cái sự đau khổ cho chúng ta nữa, đấy là có phương pháp, có cách thức hẳn hoi, chỉ cần chúng ta cố gắng tu tập là đạt kết quả tốt đẹp.
(43:49) Cô Trang: Dạ thưa Thầy cho con hỏi thêm một câu nữa là, để tránh trường hợp mà sanh những cái hiện tượng của Tưởng ý Thầy, thì quý Tu sinh nên cần lưu ý ở chỗ nào á Thầy?
Trưởng lão: Các Tu sinh cần lưu ý khi tu tập, không được ức chế ý thức, ngồi lại nhiếp trong hơi thở hoặc là ngồi lại giữ tâm bất động bằng cách này, bằng cách khác không cho ý thức hoạt động thì đó là sai, chúng ta ngồi lại để xem từng cái ý thức của chúng ta khởi lên niệm gì, để rồi chúng ta làm chủ từng cái niệm đó, tức là ý thức của chúng ta có hai cái, cái thiện và cái ác, khi một cái niệm ác nó khởi lên cũng do cái ý thức của chúng ta khởi lên và đồng thời trong khi đó thì chúng ta khởi lên một cái niệm thiện, đây là cái niệm ác cần phải ngăn và diệt thì cái niệm ngăn và diệt thì cái niệm mà bảo ngăn và diệt đó là cái niệm thiện, đó cho nên chúng ta phải hiểu vì vậy mà chúng ta không có nên ức chế ý thức, ý thức chúng ta chết đi rồi thì chúng ta lấy gì mà ly dục, ly ác pháp, lấy gì mà ngăn và diệt các ác pháp. Còn bây giờ có một người ngồi cố gắng nhiếp trong hơi thở để cho ý thức đừng có khởi niệm thì cái người đó đã đi sai con đường của Đạo Phật.
(45:05) Đạo Phật dạy chúng ta “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các Pháp” Lấy cái ý thức đó mà dẫn đi vào cái sự giải thoát, dẫn đi vào cái tâm bất động, mà nếu mà làm cho cái ý thức nó không còn khởi niệm thì lấy cái gì mà dẫn đi, đó là cái sai của những người Tu sĩ hiện giờ, cứ lo diệt ý thức để cho tâm chúng ta không còn niệm, mà khi không còn niệm thì tâm sẽ lọt vào không tưởng và không tưởng không phải là cái Định của Đạo Phật (cái Định của Đạo Phật) cho nên chúng ta cố gắng tránh đừng có rơi vào Tà giáo của ngoại đạo mà tu tập, đem cuộc đời của chúng ta quá quý mà đã phí bỏ rất uổng, nó không được giải thoát, nó lọt vào trong tưởng, từ khi mà (khi mà) ý thức nó bị nó không niệm nó dừng rồi thì tất cả các cái tưởng nó sẽ mười tám cái loại tưởng sẽ xuất hiện, mười tám cái loại tưởng chứ không phải có sáu tưởng hoặc là mười hai tưởng mà là mười tám cái loại tưởng. Thí dụ như nói về pháp tưởng thì bắt đầu bây giờ chúng ta thuyết pháp nói nói lung tung, nói đủ thứ nói cái gì nó cũng nói được hết, đó là bị pháp tưởng, tức là có nhiều người tu chưa tới đâu chưa làm chủ sinh, già, bệnh, chết, chưa giữ được tâm bất động mà nói pháp thôi lung tung thì cái người đó là bị pháp tưởng, đó là pháp tưởng vậy cho nên do đó thì chúng ta thấy pháp trong tưởng chúng ta nó cũng có, ờ nó cũng có sáu căn của nó mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý.
(46:48) Một người mà ngủ chiêm bao, ban đêm mà ngủ chiêm bao con mắt họ nhắm lại tại sao họ thấy, đó là nó có căn của nó chứ, tưởng căn của nó chứ, à nhãn tưởng căn, rồi nhĩ tưởng căn họ cũng nghe ở trong giấc mộng nữa, đó là cái tưởng nó nghe được mà, cho nên nó cũng phải có cái nhĩ căn của tưởng chứ đâu phải không, à do đó chúng ta không khéo chúng ta sẽ bị mười tám loại tưởng này mà chúng ta cho là chứng đạo. Thí dụ như bây giờ cái tưởng cái nhĩ tưởng của chúng ta tức là cái lỗ tai này, cái lỗ tai của chúng ta gọi là các nhĩ căn nhưng mà cái nhĩ căn tưởng của chúng ta á nó sẽ nghe cái âm thanh của một người nói cách đây một ngàn thước, một cách đây một cái Thành phố ở xa xôi nào đó nó nghe được âm thanh ở đó người ta nói, đó là cái căn tưởng, cái nhĩ căn tưởng nó sẽ nghe được, còn cái nhìn nhãn căn tưởng nó sẽ ngồi đây mà nó thấy cách xa ngàn dặm nó thấy được, đó là cái nhãn căn tưởng, nó có bởi vì đó nó phải có cái tưởng của nó, tại sao con mắt của chúng ta ở đây, nhãn căn của chúng ta ở đây thì nhìn thấy vật trước mắt chứ không thể nhìn thấy vật sau lưng, mà tại sao cái nhãn căn tưởng thì lại nó nhìn thấy được vật sau lưng, đó nó đặc biệt cái chỗ đó, mà có nhiều người cho rằng mình tu chứng đạo nhưng mà không ngờ đó là mình bị tưởng, bị pháp tưởng.
(48:22) Cô Trang: Dạ cũng như có nhiều người họ cho là họ đã đạt chứng Tam Thiền.
Trưởng lão: Thì những người mà đạt đến Tam Thiền á. Muốn biết họ có đạt được Tam Thiền hay không thì chúng ta hỏi họ, vậy muốn nhập Tam Thiền ông phải lấy cái gì mà ông nhập? Cái phương pháp nào nhập? Bởi vì Đạo Phật á thì dạy chúng ta nó có phương pháp có cách thức, muốn nhập Thiền định á phải có cái phương pháp để nhập Thiền định chứ không thể tu mà nhập Thiền định được. Đầu tiền ông muốn nhập được cái Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền thì tâm ông phải bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, luôn luôn lúc nào tâm ông nó cũng phải trên Tứ Niệm Xứ chứ không phải nó phóng giật qua bên ngoài nhìn trời, nhìn mây, nhìn cây, nhìn cỏ, nhìn thú vật, cái chuyện mà ông còn phóng giật đó thì không bao giờ mà ông có thể nhập được Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, mà ông muốn nhập được Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền á thì tâm ông phải bất động, mà tâm bất động á phải có cái thời gian bất động thì nó mới xuất hiện Định Như Ý Túc, định như ý mình muốn, chứ còn nó chưa có đủ cái lực Định Như Y Túc á thì ông muốn nhập Sơ Thiền nó cũng không có nhập được, bởi vì ông nghe đơn giản là muốn nhập Sơ Thiền thì chỉ cần ly dục ly ác pháp là nhập Sơ Thiền, nhưng mà sự thật ở trong Tứ Chánh Cần ông cũng ly dục ly ác pháp để mà ngăn diệt ác pháp thôi đó là cũng ly dục ly ác pháp mà tại sao nó không nhập Sơ Thiền mà lại ở trên Tứ Chánh Cần, à cho nên vì vậy cho nên ông phải hiểu rằng khi mà cái tâm ông chưa bất động á thì ông chỉ còn trên Tứ Chánh Cần ngăn diệt ác pháp, mà ngăn ác diệt ác pháp mà thôi chứ không thể nói rằng ly dục ly ác pháp mà nhập Sơ Thiền được, đó con hiểu chưa, không phải là cái ý thức ông không còn khởi niệm là ông nhập Sơ Thiền, Sơ Thiền không phải là (không phải là) không niệm, nó có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc hẳn hoi ông phải biết chứ đó là Sơ Thiền của người ta chứ, ông diệt hết ý thức ông thì nó tầm từ ở chỗ nào, cho nên trong cái sự tu tập của Đạo Phật á, khi nào ông muốn nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền thì ông phải nói cách, ông phải nói cái phương pháp nhập được nó chứ không thể ông tu cách thức ông nói ờ bây giờ tôi muốn nhập Sơ Thiền tôi nói ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền hoặc là ông ức chế ý thức ông, ông nhập Sơ Thiền thi không phải, ông sai, ông chưa biết Sơ Thiền.
(51:08) Cô Trang: Vậy là con, theo con biết á Thầy, nếu như vậy thì để tránh cái trường hợp tưởng sinh ra á thì mình đừng nên diệt niệm, mà thường thường ý thức của mình thì nó luôn luôn có niệm thiện niệm ác thì bây giờ mình chỉ ngăn diệt niệm ác thôi, thì mình nương vào cái niệm thiện để mình sống trong cái thời gian mình đang tu tập Thầy.
Trưởng lão: Đúng! Bởi vì cái niệm thiện nó đem lại sự an ổn, sự yên vui, nó không đem lại cái sự buồn khổ, cái sự lo lắng, cái sự sợ hãi, cái sự giận hờn, cho nên cái niệm thiện là cái niệm mà người mới sơ cơ tu tập cần phải sống với niệm thiện, còn tất cả cái niệm đau khổ buồn phiền, giận hờn, lo lắng, sợ hãi đều là ngăn và diệt những cái niệm ác, nhờ ngăn và diệt những cái niệm đó thì chúng ta mới có được cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, nó trở về với cái sự bất động của nó ngay liền tức khắc, mình không diệt nó thì tâm lo lắng làm sao gọi là bất động? tâm giận hờn làm sao gọi là bất động?
Cho nên cái hình thức của tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự luôn luôn nó sống với một cái người ngăn diệt ác pháp, hễ mà ngăn và diệt ác pháp thì nó trở về với sự bất động.
(52:26) Cô Trang: Cái đó hầu như ai cũng có!
Trưởng lão: Ai cũng có hết, rồi trong cái sự bất động đó nó nghĩ những cái niệm thiện, cái niệm mà nó không làm khổ mình khổ người thì cái niệm đó đâu có cần gì phải diệt, nó đâu có làm khổ nó bằng niệm ác đâu, cho nên cái niệm đó tăng trưởng, cho nên trong Tứ Chánh Cần, Đức Phật dạy ngăn ác diệt ác và sanh thiện tăng trưởng thiện, à cái niệm này nó nghĩ đây là nhân quả, à cho nên vì vậy cái người này với người này họ chửi lộn hay hoặc là đánh nhau chửi đánh lộn nhau rất là đáng thương, họ không hiểu nhân quả, mình hãy tìm những cách thức như thế nào để đủ duyên mình hướng dẫn cho họ hiểu nhân quả để họ đừng có tranh đấu, họ đừng có đánh nhau như vậy rất là tội, đó đó là cái niệm thiện để đem lại sự ích lợi cho người khác thì mình chờ cơ hội tốt nó thuận duyên mà mình dạy cho những người này thì mới biết về nhân quả, chứ mình không ích kỷ, đó.
Cô Trang: Dạ, vậy con xin đội ơn Thầy đã cho bài pháp hôm nay thật là quý báu, dạ con xin đảnh lễ Thầy!
Trưởng lão: Ừ, ráng tu mấy con, Thầy chỉ mong các con được giải thoát là là không phụ ơn Thầy.
HẾT BĂNG