PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý TRÊN THÂN HÀNH NIỆM
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 07/03/2009
Thời lượng: [54:31]
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/20090307-phap-nhu-ly-tac-y-tren-than-hanh-niem.mp3
(00:01) Trưởng lão: Cái pháp Như lý Tác Ý của đạo Phật rất là tuyệt vời, đức Phật nói: “Có Như Lý Tác Ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt”.
Thân chúng ta chưa bệnh bữa nay nhưng ngày mai, ngày mốt nó sẽ bệnh mấy con. Nếu chúng ta không biết cách tu tập, thì chúng ta không làm chủ được thân, cho nên phải ráng nỗ lực tu tập, đừng chểnh mảng, đừng bỏ phí thời gian, rất quý.
Có thân người là có bệnh, mà có bệnh là có khổ. Có thân người là có tâm phiền não, giận hờn, thương ghét. Dù là thương chúng ta cũng khổ, dù là ghét chúng ta cũng khổ, rồi giận hờn, phiền não tất cả mọi cái đều khổ hết. Nhưng pháp của Phật rất thực tế mấy con, để giúp chúng ta không còn giận hờn, phiền não, không còn đau khổ nữa.
(01:00) Các con đọc lại trong 19 cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở, đức Phật dạy, khi tâm chúng ta đang có sân thì chúng ta: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”. Rồi hít vô, thở ra năm hơi thở, như vậy mà tâm sân nó lại ly ra, nó lìa ra nó làm chúng ta không còn giận hờn.
Tại sao có những cái phương pháp rất là tuyệt vời, mà tại sao chúng ta không tập? Bởi vì khi mà tu tập thì phải nhiếp tâm cho được, mà nhiếp tâm được thì mới an trú được, một cái phương pháp rất là tuyệt vời.
Hằng ngày nếu mà thân chúng ta chưa bệnh thì chúng ta sẽ tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi mấy con sẽ hít vô, thở ra năm hơi thở, rồi tác ý rồi hít vô, thở ra năm hơi thở. Tập như vậy khoảng mười phút, khoảng ba mươi phút rồi mấy con nghỉ, rồi rảnh rang mấy con tập trở lại. Và cứ tập như vậy, thì thân mấy con sẽ không bị bệnh mấy con.
Đó là phương pháp ngừa bệnh. Còn khi có bệnh thì mấy con quán, mấy con sẽ dùng cái Định Niệm Hơi Thở, mấy con sẽ đuổi bệnh bằng cách mấy con quán ly cái bệnh của mình ra.
Thí dụ như cái thân của mình bệnh cái gì, nhức cái đầu thì mình sẽ tác ý: “Các pháp đều vô thường, bệnh cũng là một vô thường, thân này sẽ không bệnh, nhức đầu sẽ hết”. Thì các con sẽ tác ý như vậy rồi các con sẽ nhắc câu: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Thì mấy con sẽ hít vô, thở ra năm hơi thở, hít vô, thở ra năm hơi thở đó là gì?
Đó là tập an trú trong hơi thở, tập cái tâm của mình nhiếp vô hơi thở cho nó an trú, tức là trong thời gian mình hít vô, thở ra tức là mình không có niệm, không một cái vọng tưởng nào xen vô trong đó gọi là nhiếp tâm và an trú. Để làm gì? Để cho nó đừng có hôn trầm, thùy miên. Chứ ngồi một lúc yên lặng cái mình ngủ, cái buồn ngủ nó bị si rồi, nó không còn tỉnh táo, không còn sáng suốt nữa.
(03:25) Cho nên chúng ta phải đi kinh hành, cũng là thực hành cái pháp Thân Hành Niệm. Để thân động tay, động chân, cho nên nó không còn buồn ngủ. Mà chính thân động tay, động chân mà trái lại khi mà chúng ta… Thí dụ như chúng ta đưa cái cánh tay này ra, thì trong khi đưa cánh tay này ra như thế này, thì có một niệm khởi trong đầu chúng ta thì cánh tay trái đưa ra, thì cánh tay tay trái đưa ra nó sẽ dập cái niệm đó liền, chúng ta khỏi cần tác ý niệm cũng được, mà cũng không cần quán cái niệm đó nữa. Chỉ cần cái niệm, cái thân hành của chúng ta đưa ra.
Và khi trong khi chúng ta đưa ra trong cái này thì nó dập cái niệm đó rồi, thì nó lại có niệm khác. Thì lúc bấy giờ chúng ta chỉ cần thu cánh tay chúng ta lại, cái hành động thu cánh tay chúng ta lại, thì cái hành động thu vô thì nó sẽ dập cái niệm kế đó rồi. Mà khi mà cánh tay chúng ta đưa tay vô nó dập cái niệm đó rồi, thì nó lại có khởi cái niệm khác. Thì cánh tay chúng ta đưa ra chúng ta lại đưa vô, thì cái hành động này nó tiếp, nó dập cái niệm đó.
Cho nên vì vậy mà cứ theo hành động mà nó cán nát, nó cán nát tất cả những vọng tưởng. Cho nên đôi khi chúng ta nỗ lực siêng năng chúng ta tu tập, thì nó sẽ cán nát tất cả những cái niệm ở trong đầu nó xảy ra. Mà cán nát tất cả những cái niệm trong đầu cái điều đó là nó dẹp tham, sân, si cái tâm tham, sân, si, mạn, nghi của chúng ta, nó dẹp năm cái triền cái.
Cho nên thí dụ như mấy con thấy nó buồn ngủ, nó lừ đừ mấy con cứ đi kinh hành đi. Bắt đầu mấy con đi: Dở chân lên nè, xong dở gót lên, rồi dở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống, nó vậy. Mà nếu mấy con niệm, niệm cái thân hành thì mấy con niệm nó, thì nó không phải là Như Lý Tác Ý.
(05:12) Các con lưu ý kỹ, cái ý của mấy con nó muốn dở cái gót lên thì đó là cái ý nó muốn, tức là nó tác ý rồi, thì dở chân lên, cái ý nó muốn đưa cái chân lên thì mấy con dở chân lên, cái ý nó muốn đưa chân tới thì mấy con đưa chân tới, cái ý nó muốn hạ chân xuống, hạ chân xuống, cái ý nó muốn hạ cái gót xuống.
Rồi cái chân này cũng vậy, đó mấy con nắm để nghe cái ý coi nó theo dõi từng cái hành động của nó, ý nó muốn dở gót lên thì hãy dở lên, ý nó muốn đưa chân lên thì hãy đưa chân lên, không khéo thì mấy con đó, mấy con lại niệm cái hành động. Dở gót lên tức là con niệm, nó không phải. Dở chân lên tức là mấy con niệm, đưa chân tới tức là mấy con niệm đưa chân tới, còn không mấy con để tự ý niệm của nó.
Ở đây có nhiều người làm, Thầy bảo Như Lý Tác Ý thì mấy con lại không hiểu, thì mấy con lại niệm theo ý, mấy con lại niệm cái hành động, chứ không phải cái ý mấy con tác ý, phải Như Lý Tác Ý mà không niệm. Cho nên không khéo thì mấy con trở thành niệm, niệm ví dụ: “Nam Mô A Di Đà Phật”, nó cũng là niệm.
Niệm dở gót lên, niệm đưa chân tới và niệm hạ chân xuống, niệm hạ gót xuống đó là niệm. Tại vì mình niệm mà mấy con. Cho nên vì vậy đó mình đừng có niệm, mà cái ý của mình nó muốn cái gì nè, nó muốn: Dở chân lên, dở gót lên nó sẽ đưa dở chân lên, nó muốn đưa chân tới, nó muốn hạ gót xuống, hạ gót xuống. Nó muốn tức là nó hướng tâm, cho nên khéo léo cho mình dụng công cho thành công được pháp Thân Hành Niệm, mà không khéo thì nó không thành công được pháp Thân Hành Niệm.
Cho nên phải khép mình trong một cái khuôn khổ, mấy con sẽ tu tập khép mình. Tại sao vậy? Phải khép mình trong khuôn khổ để giữ gìn. Thứ nhất là mình không ăn nhiều bữa, đừng ăn phi thời, chết bỏ nhất định… Giới luật đức Phật mà. Cái thứ hai thì mấy con sẽ không có ngủ phi thời, nghĩa là buổi sáng con tu bảy giờ cho đến mười giờ, thì suốt cái thời gian đó không được ngủ, nghĩa là mấy con phải tập chứ không làm được, làm cho thân mấy con không buồn ngủ.
(7:38) Chớ không phải cần mấy con ngồi đó, mà mấy con ngủ cả năm, mười phút đâu, mà chỉ cần gục sơ cái vầy là mấy con đã phi thời. Cho nên vì vậy trong cái thời gian tu tập, thì không được ngủ phi thời ở trong giờ đó. Vậy mà cố gắng tập, mấy con đừng ngồi, ngồi nhiều là nguy hiểm cho mấy con.
Bởi vì Thầy thấy một số người đã theo Thầy tu tập mà vì lười biếng mà ngồi nhiều, ngồi thì thụng lưng như thế này, có người lại khòm như thế này, co cái cần cổ lại giống như Thầy đã viết trong cái bài Thân Hành Niệm, mà Thầy chê cái pháp ngồi, nó giống như là một con rắn mà cuốn lại, nó quá xấu mấy con, quá tệ, đó là sai. Có người ngồi thì lại cúi cần cổ xuống vầy, có người ngồi thì lại nghiêng qua như thế này, tất cả những cái ngồi nó sẽ đưa mấy con đi đến chỗ sai, mà nhìn thấy cái tướng ngồi sai là mấy con đã sai.
Còn mấy con ngồi như thế nào? Mấy con thấy không? Cứ ngồi mấy con cứ nhúc nhích, nhúc nhích vậy hoài. Thân mà động thì tâm làm sao mà yên được, mấy con nghĩ mấy con nhúc nhích là nó không buồn ngủ. Sự thật ra mấy con ngồi như vậy thà là mấy con đi kinh hành đi, cái làm biếng mấy con ngồi cứ nhúc nhích, nhúc nhích động thân đó là cái bệnh, cái bệnh sau này rồi mấy con ngồi, nó yên lặng rồi mấy con lọt ở trong không tưởng rồi thì cái thân mấy con cứ nhúc nhích, nhúc nhích hoài, cái đó là cái sai mấy con.
Cho nên tránh ngồi, có thể nói rằng ngồi chừng một xíu thôi, rồi mình lo mình đi kinh hành. Trong cái giai đoạn đầu tiên là cái giai đoạn phải tập luyện đi kinh hành nhiều nhất, mà phương pháp đi kinh hành là phương pháp Thân Hành Niệm. Vậy mấy con hãy cố gắng mấy con, đừng có chểnh mảng. Bởi vì Phật pháp đã có những cái phương pháp để dạy chúng ta làm chủ cái sự sống chết.
(09:34) Còn muốn mà để trị bệnh, người nào có thân bệnh thì chúng ta phải tu ngay cái Định Niệm Hơi Thở, an trú trong cái Định Niệm Hơi Thở mấy con, là các con sẽ tập: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô thở ra năm hơi thở, rồi tác ý nữa. Mà nếu năm hơi thở có niệm, có vọng tưởng thì mấy con lại tác ý hai hơi thở: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô thở ra “một”, hít vô thở ra “hai”.
Mà bây giờ nó không có vọng tưởng thì bắt đầu từ đó mấy con tập từ mười phút đến mười lăm, hai mươi phút cho đến một giờ. Đó mấy con cứ tập để nhiếp tâm cho được, mà khi mà nhiếp tâm khoảng độ hai hơi thở tác ý một lần, hai hơi thở tác ý một lần. Không có niệm thì mấy con sẽ lần lượt, mấy con tăng lên ba hơi thở, rồi bốn hơi thở, rồi năm hơi thở, cho đến khi mấy con tác ý một lần mà ngồi suốt 30 phút không một vọng tưởng nào hết, thì đó là mấy con đã nhiếp tâm được 30 phút.
Phải tập chứ, tập nó mới được, còn không tập thì mấy con không kết quả đâu, phải tập. Còn mình ngồi cứ có vọng tưởng ra vô hoài, nói để mình ngồi riết là nó hết, sự thật nó không hết đâu. Phải tập làm chủ, cái cách thức làm chủ tâm là làm chủ nhiếp tâm, là làm cho cái tâm không còn khởi niệm chứ không phải ức chế tâm. Cho nên mình tác ý mà, mình còn tác ý mà: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi…”, tức là cái ý thức chúng ta không có dừng, chúng ta nó làm việc nhưng nó không được tự do làm việc, nó làm việc theo cái lệnh của chúng ta truyền, chúng ta muốn này là nó phải biết hơi thở ra vô, chúng ta nói: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi…”, đó là mình truyền lệnh cho nó, cái ý thức của mình làm việc nó.
(11:18) Cho nên vì vậy, nó chỉ biết hơi thở ra vô thôi. Chứ còn nó tự nó khởi ra một cái niệm là sai, mình không làm chủ được nó, nó khởi ra. Cho nên mình ngồi lại vọng tưởng, thì đó là mình theo cái người đời. Nó có niệm, thì nó không phải là cái người tu, còn người tu thì nhất định là không niệm, nhưng không ức chế. Còn trái lại chúng ta ức chế, chúng ta dùng như này: “Hít vô biết hít vô, thở ra…”, mà làm thinh không tác ý, khi nương vào hơi thở dùng hơi thở làm cho cái tâm của chúng ta, cái ý thức không khởi niệm, cái đó là bị ức chế hơi thở, dùng hơi thở ức chế sai pháp, nó sẽ lọt trong không tưởng.
Hoặc là chúng ta dùng câu niệm Phật: “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật”, tức là niệm để cho cái ý thức chúng ta không khởi vọng tưởng thì chúng ta ức chế cái ý thức của chúng ta. Còn trái lại mình rõ ràng là mình điều khiển ý thức, điều khiển cái ý của mình, cho nên mình nói: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi mình hít vô, thở ra hai hơi thở, rồi mình lại tác ý, tức là ý thức mình còn làm việc chứ chưa phải ngưng.
Đó, mấy con thấy phân biệt được cái chỗ này, không khéo thì mấy con không hiểu thì mấy con lại ức chế ý thức. Cho nên, vì vậy đó mà mấy con coi chừng cái vấn đề mà tu pháp Thân Hành Niệm, coi chừng mấy con lại niệm cái thân hành của mình, mà niệm thì mục đích nó sẽ ức chế ý thức của mấy con. Cho nên chúng ta không niệm mà chúng ta thấy cái ý thức của chúng ta nó hướng, bởi vì cái pháp Thân Hành Niệm nó hơn một cái cấp bậc của cái hơi thở, cho nên nó không có tác ý rõ cái… Nó không tác ý như cái hơi thở của chúng ta, như hơi thở.
Thí dụ như bây giờ đó, mình mới đầu tu tập về cái hơi thở để mình nhiếp tâm trong hơi thở, thì mình tác ý ra: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, đó là mình còn thô, cho nên mình còn niệm cái câu đó, tức là cái ý mình còn nói ra cái câu đó, rồi bắt đầu hít vô, thở ra làm thinh, thì làm thinh đó cái ý của mình nó sẽ hướng vào cái hơi thở, nó hướng vào tức là nó tác ý, nó tác ý ngầm ở trong đó, nó không nói ra nhưng mà nó vẫn biết hơi thở ra vô, đó là nó đã tác ý, nó tác ý.
Mình trước tiên, mình không có thể nào mình nhận ra được, nhưng mà sau khi này đó mình nhận. Thí dụ như bây giờ: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, đó là mình niệm cái câu đó. Tức là cái ý của mình khởi ra, mình niệm cái câu đó ra thì bắt đầu bây giờ hít vô, thở ra không tác ý nữa, nhưng mà cái ý của chúng ta nó sẽ hướng về cái hơi thở, nó ngầm, nó tác ý ở trong đó, mấy con nhận ra được cái chỗ này. Nó khó là nó khó chỗ này mấy con. Mình nhận ra được rồi thì mấy con tu dễ dàng lắm không có khó khăn, không có khó khăn.
(13:54) Hôm nay Thầy dạy cho mấy con cách thức để mấy con rút tỉa, mấy con phải tu tập, rồi tu tập rồi mấy con mới có kinh nghiệm, chớ còn mấy con không tu tập, Thầy nói rồi mấy con cũng chẳng biết đâu. Tu tập rồi có sai, mấy con mới trình lại Thầy, nếu mà con không tác ý, không có nói ra bằng miệng con, bằng lời nói thì làm như con, dường như nó dễ quên hay như thế nào đó, nó có nhiều cái kinh nghiệm tu đó, mấy con sẽ trình lại Thầy, Thầy sẽ hướng dẫn lại mấy con, mấy con sẽ tu tập chín chắn hơn.
Mà khi mà nhiếp tâm được rồi thì mấy con sẽ an trú được rồi, mà an trú được đúng là mấy con im lặng, mà nó dẫn cái ý của mấy con, nó làm việc trong đó rất cụ thể, rõ ràng. Cho nên cái thân của con, mấy con đau cái chỗ nào, nhức cái đầu đi, cái ý của mấy con nó hướng ngay cái chỗ nhức đó, nó bảo “đi”, tức là nó bảo cái bệnh đi, thì ngay đó mấy con chỉ hít mấy hơi thở đó thì nó đã đi mất rồi, nó không có đau.
Còn bây giờ mấy con thấy mình cũng nhức cái đầu này, mà mình không có, cái tâm cái ý của mình nó không có hướng ngay cái chỗ đau để nó đuổi đi, mà mình cứ, mình đọc, bảo: “Thọ là vô thường, cái bệnh này phải đi đi, an tịnh thân hành này phải an ổn đi”, mình nói như vậy, nhưng mà sự thật ra nó không đi. Còn trái lại cái ý của mình, cái ý của mình hướng ngay cái chỗ đau thì ngầm của nó nó, là nó đẩy lui cái bệnh ra, cái ý thức nó mạnh lắm, ý thức của chúng ta nó mạnh.
Cho nên mấy con tập rồi mà quen rồi, mấy con hỏi kỹ Thầy, rồi Thầy hướng dẫn từng chút cái biết cách rồi bắt đầu mấy con đẩy lui bệnh rất dễ. Cho nên có nhiều người nghe Thầy nói, họ tu tập đúng cái họ đẩy lui bệnh. Còn có nhiều người mà nghe Thầy nói, họ tập nó trật họ đuổi bệnh không được, chứ không phải là cái pháp không đuổi bệnh được.
Nhưng mà tại cái người đó tập sai, tập sai nên đuổi không được, con hiểu không? Mà tập đúng đuổi bệnh được khỏe quá không có gì hết, đau chỗ nào đó đuổi chỗ nấy, nó đi mất hết không có đau. Do đó là mình tập đúng pháp rồi.
(15:46) Cho nên khi mà thấy mà đuổi bệnh mà không đi được, thì mấy con cứ về hỏi Thầy, kiểm tra lại coi cách thức của mấy con đuổi cách kiểu nào đúng hay sai đây? Mà khi mà biết sai Thầy hướng dẫn chỉ lại thì mấy con sẽ đuổi được bệnh, mà mình đuổi được thì mình đâu có tốn tiền thang thuốc gì mấy con, rất khỏe, đời sống mình không bệnh thì dễ gì mà chết, phải không? Sợ nó có bệnh nó mới chết, chớ còn không bệnh mà làm gì cho chết.
Mà đời sống Thầy nói, con người ta không đau, nó làm giàu cách mấy, có đúng câu tục ngữ người ta nói không? Nghĩa là người ta mà không đau, người ta sẽ làm giàu, tại vì đau mà nghèo mấy con, đau mà người ta bán đất, của cải hết để mà đi trị bệnh, có phải không mấy con?
Cho nên, vì vậy mà mình tu tập mình làm chủ được cái bệnh của mình rồi. Thân này có bệnh đuổi đi được rồi, thì kể như mà mình làm giàu đó, đâu có tốn tiền thang thuốc đâu mà không giàu, ăn ngày có bữa còn bao nhiêu để đống đống đó, tiền bạc để đống đống, phải không mấy con? Thành ra làm giàu.
Người ta nói: “Ăn được, ngủ được là Tiên, mà ăn không được, ngủ không được là tiền mất đi”, có phải bà con xưa của mình người ta nói đúng không? Ăn không được, ngủ không được thì rõ ràng là bệnh mới ăn không được, ngủ không được chứ sao, còn mình ăn được, ngủ được, tức là Tiên rồi chứ, cái đó sướng quá rồi còn gì.
Mà giờ nó không đau mới ăn được, ngủ được, mấy con đau bệnh mấy con có ăn được không? Đâu có ăn được, hôi miệng quá ăn không được, nghe đem cơm đến là nghe mắc ớn rồi, có phải không? Ăn không được, tức là bệnh.
Cho nên ở đây Thầy nói thật sự mà mình làm chủ được bệnh đó thì mình thấy nó rất là khỏe rồi, nó không còn đau nữa, là Tiên ở trên trời rồi chứ đâu còn ở dưới đất này nữa, phải không? Nội cái mình làm chủ được bệnh đó là Tiên rồi, nó chưa thành Phật thôi chứ nó là Tiên rồi, nó sung sướng rồi.
(17:33) Mà sau khi mình làm chủ được cái muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, đó là mình làm Phật rồi. Mà muốn làm chủ được vậy thì ngồi tâm nó bất động, nó im phăng phắc, nó lặng lẽ, nó thanh thản, an lạc vô cùng, ngồi đâu nó im phăng phắc đó, đó là Phật.
Cho nên vì nó còn lâu, còn bây giờ mấy con cũng còn nghĩ cái này, nghĩ cái kia. Nhưng mà có bệnh là đuổi đi được, có đuổi đi được tức là mình Tiên rồi. Tiên lại còn suy nghĩ, còn Phật thì không có suy nghĩ nữa. Phật thì ngồi đâu im lặng đó, ai hỏi điều gì thì trả lời nấy, mà không hỏi thôi, im lặng, mà cái tự tâm nó im lặng, nó bất động đó là Phật. Còn Tiên thì nó còn suy nghĩ cái này kia.
Cho nên mấy con nghe, mấy ông Tiên mà người ta tưởng tượng ra, mấy ông Tiên mà còn đi uống rượu đào tiên rồi đó. Tiên mà còn uống rượu là phạm giới đó mấy con. Như vậy là mấy con chỉ cần làm chủ được bệnh thôi. Mấy con ăn ba bữa được chứ đâu có sao, cho nên Tiên còn ăn ba bữa mà, phải không? Còn Phật ăn có bữa, cho nên muốn làm Phật là mấy con ăn có ngày bữa, mà làm Tiên thì ăn được ba bữa. Nhưng mà làm chủ được bệnh, chứ mấy con chưa làm chủ được bệnh thì chưa phải Tiên đâu, có hiểu chưa?
(18:45) Đó, cho nên Thầy dạy cho mấy con. Mấy con sống bình thường như mọi người, nhưng mấy con làm chủ được bệnh, đó là Tiên có gì đâu. Cho nên, vì vậy mà mấy con phải sống, nhưng mà muốn mà làm chủ được bệnh thì mấy con lấy năm giới, mấy con sống căn bản năm giới. Chớ còn mấy con sống mà phạm giới thì chắc chắn mấy con cũng khó làm chủ, tại vì cái giới mà sát sanh đó, là cái giới mà giúp cho chúng ta để không có nuôi dưỡng cái thân của chúng ta bằng sự đau khổ của chúng sanh. Cho nên thân của chúng ta nó không có mang cái nghiệp, cái nghiệp đau khổ.
Cho nên thường thường là cái người mà tu để làm chủ được cái thân của mình là ăn chay, chứ không thể nào mà mình ăn thịt chúng sanh mà mình làm chủ được, có điều đó thôi không có gì khác.
Cho nên mấy con giữ gìn năm giới của Phật rồi. Bắt đầu mấy con tập luyện nhiếp tâm và an trú thì mấy con sẽ tập luyện được nhiếp tâm và an trú và mấy con đuổi bệnh được, nó có hiệu quả mấy con, cố gắng tập đừng có để mất thời giờ uổng mấy con. Pháp của Phật thì hiện tiền đó.
Còn mấy con mà về đây mà nỗ lực tu thì phải ôm pháp Thân Hành Niệm đi kinh hành cho Thầy. Đi kinh hành hoài đừng có đi mà nghe nó mỏi chân thì ngồi lại nghỉ chút xíu, ngồi trên ghế như Thầy, ngồi trên ghế như mấy con cũng được, nhưng mà ngồi coi chừng, nó sẽ ngồi đó nó gục, không được. Cho nên mình ngồi, nghỉ chân chút xíu là mình đi.
Mà mình đi mà cái pháp Thân Hành Niệm, mới đầu mình đi như người vô sự thôi, mình tập đi Chánh Niệm Tỉnh Giác thôi, nhưng mà sau khi nó quen rồi nó không có mỏi chân, nó không còn… Thấy đi nó thoải mái dễ chịu thì mấy con tập, tập dở gót lên, dở chân lên, đưa chân tới, tập chút ít rồi nó lần lượt nó thuần thục rồi nó quen rồi mấy con tập dần dần nhiều lên, rồi chừng đó mấy con ôm thành cái cỗ xe Thân Hành Niệm mấy con chạy, thì do đó nó diệt hết hôn trầm, nó diệt sạch vọng tưởng, thì mấy con thành tựu.
(20:32) Đó mấy con thấy tu tập có vậy thôi, không có gì khó khăn, nhưng phải ráng mấy con, ráng tập. Thầy tin rằng một con người mấy con sẽ làm được những điều này.
Thứ nhất là mấy con về tập, mấy con làm chủ bệnh. Mình không thể cầu Phật hay hoặc là cầu ai cứu khổ mình được hết, mà chính mình phải tự cứu lấy mình. Đức Phật bảo mình tự thắp đuốc lên mà đi. Vì vậy hôm nay đó thì mấy con phải cố gắng thắp đuốc lên mà đi. Các con thấy mấy cô bỏ hết đời sống của mình, gia đình, rồi cha mẹ mà về đây mà nhập thất tu, mà không nỗ lực tu thì mang tiếng chết đi, mang tiếng, mình phải tu cho được.
Còn mấy con là cư sĩ nghe những lời mà Thầy dạy. Còn gia đình thì mình vẫn sống, vẫn lo công việc đủ cách để trách nhiệm bổn phận của mình làm xong, nhưng kèm theo đó mình tập để làm chủ bệnh, và đồng thời mấy con tập sống năm giới, đừng có vi phạm năm giới của Phật thì mấy con sẽ đạt được cái kết quả tu tập của người cư sĩ.
Bởi vì khi mình làm Phật tử mình đến với đạo Phật, thì thọ Tam Quy thì phải thọ Ngũ Giới rồi, mà thọ Ngũ Giới là thọ để đó chớ đâu có sống. Còn bây giờ mình phải sống, đã mình thọ là mình chấp nhận mình sống Ngũ Giới và mình sống đúng Ngũ Giới rồi thì Thầy bảo mấy con là mấy con sẽ thành tựu làm chủ được bệnh.
Bây giờ mấy con có hỏi Thầy gì thêm nữa không? Ai muốn hỏi gì cứ hỏi, Thầy trả lời mấy con.
Còn về tu tập rồi, thì cái gì không biết thì viết thư hay hoặc là mấy con gọi điện thoại hỏi: “Bây giờ con tu tập cái trường hợp vậy rồi nó như thế nào? Sao có đúng hay không? Thầy dạy lại giùm con!”, phải không mấy con? Đó thì như vậy thì rất tốt. Rồi mấy con hỏi đi con.
(22:14) Phật tử 1: Dạ con xin hỏi. Kính bạch Thầy, cô Mai có dạy hướng dẫn cho tụi con là đưa tay, tác ý là khi ngồi rồi mình đưa, rồi mình tập năm phút như vậy rồi đi kinh hành năm phút rồi lại ngồi lại tập như vậy. Mà vừa rồi Thầy cũng có nói cái an trú trong hơi thở mà con chưa hiểu lắm, nếu mình đang tập đưa tay vô, đưa tay ra như thế này nhưng mà rồi sau đó mình tập an trú hơi thở có được Thầy dạy vậy?
Trưởng lão: Chớ không phải cần hơi thở đâu, nhưng mà Thầy nói hơi thở là Thầy nói cao cấp đó là thân hành nội đó mà, còn thân hành ngoại là cái hành động.
Phật tử 1: Dạ tụi con đang có bệnh, cho nên cũng muốn tham để đuổi được bệnh.
Trưởng lão: Con sẽ tập cánh tay này, con sẽ đuổi bệnh đó con, nó sẽ đi đó. Con nhiếp tâm ở trong cánh tay được là đuổi bệnh đi hết đó. Cái thân hành của mình tay, chân hoặc duỗi tay, duỗi chân hoặc đưa tay, đưa chân hoặc hít thở thôi thì toàn bộ đó là thân hành thôi, chớ Phật pháp không có dạy mình ngoài cái thân của mình mà tu tập cái pháp khác, không có niệm bùa, niệm chú mấy con, không có niệm Phật nữa, nó không có niệm Phật.
Mà lấy cái thân hành của chúng ta, bắt đầu chúng ta niệm cái thân hành chúng ta. Sau đó thì chúng ta hướng tâm thôi. Mình niệm quen rồi mình hướng tâm. Bắt đầu thì mình chưa quen thì mình phải niệm. Mình niệm mình tác ý ra đó, tác ý niệm đó.
Còn sau này nó hướng tâm tức là nó tác ý bằng cách hướng của nó, nó hướng cái hành động của nó thì nó đưa ra, mà hướng hành động vô thì đưa vô, con hiểu không? Đó là cách thức hướng. Bởi vì mình có tập niệm rồi, sau đó mình mới thấy hướng nó dễ.
Còn bước đầu mà mấy con hướng, mấy con không biết cách nào, nó làm thinh. Nó không biết nó đưa tay ra, đưa tay vô đây, nó không biết, phải không? Nó khó. Nhưng bây giờ mấy con tác ý bằng cái niệm của nó thì mấy con nghe được nè. Mấy con nhận ra được cái ý của mấy con niệm nè, thì do đó mấy con làm, sau đó mấy con không cần niệm nữa, thì mấy con làm thì mấy con thấy nó hướng đó, nó hướng rõ. Bởi vì mình tập rồi, nó quen rồi, nó mới tỉnh, cái sức tỉnh nó mới nhận ra, nó cụ thể, rõ ràng, phải tập. Mà chừng mà nó, con làm thinh con không niệm nữa, mà nó hướng theo cánh tay con đưa ra vô, đó là trị bệnh được rồi đó con, cách thức đó là cách thức an trú rồi.
(24:25) Phật tử 2: Dạ kính bạch Thầy! Con cũng vừa mới được đọc sách của Thầy, mà nhất là cái tập 1 Đường Về Xứ Phật, thì con đọc tới cái bài kinh mà Nhất Dạ Hiền đó Thầy thì con rất là tâm đắc và chính bài kinh này, rồi qua cái sự giải thích của Thầy nữa, thì rõ ràng con có được một cái quyết tâm, nó rất là lớn. Con nghĩ rằng con phải bỏ hết, phải buông hết để sống với cái pháp hiện tại mà đức Phật đã chỉ dạy. Cho nên con rất tâm đắc với cái bài kinh đó, con mới có cái quyết tâm để con lên đây, để con xin.
Trưởng lão: Phải rồi con, con phải ráng tu tập con, Thầy tin rằng mấy con mà quyết tâm thì mấy con sẽ làm chủ được thân tâm của mấy con thôi. Bởi vì pháp Phật nó thực tế lắm. Con đưa ra, đưa vô là trong hiện tại rồi con cũng sống ở trong hiện tại, Phật đó rồi, chớ không phải đâu.
Bởi vì: “Quá khứ không truy tìm, vị lai không ước vọng, chỉ có pháp hiện tại”, con hiểu không? Mà pháp hiện tại thì luôn luôn trong thân hành của mình, hơi thở này nó đi ra rồi thì nó là quá khứ, thì hơi thở khác nó hiện tại, con thấy không? Mà mình không ước vọng thì mình phải thở như thế này, thế khác, nó thở sao thì tôi biết vậy, ở trong hiện tại thôi.
Mà mấy con đọc cái tập 1, mấy con thấy đức Phật đã dạy cái bài pháp rất là hay ở trong, rất hay. Cho nên Thầy đem cái bài pháp đó ra, mà Thầy dạy cho mấy con, để biết cách mấy con nỗ lực tu tập để làm chủ. Đời sống mình có lo lắng gì đi nữa chết rồi cũng không mang theo gì hết, không mang theo, tất cả đều bỏ hết mấy con, không có cái gì mà còn, cái gì là của mình.
(26:01) Trưởng lão: Cả cái thân này, mấy con chết rồi nó cũng không còn cái gì nữa, thân ngũ uẩn này nó cũng hoại diệt mất mấy con, nó cũng tiêu mất đi. Mà ở trong thân này nó cũng không có linh hồn gì hết. Thầy có một tập sách Thầy viết: “Linh Hồn Không Có”. Thầy xác định, Thầy nói cho người ta rõ biết là không có linh hồn, để cho người ta đừng có mê tín, người ta đừng có cúng bái, người ta kêu linh hồn ông bà về ăn uống đồ. Cái đó là cái sai mấy con, không đúng.
Bởi vì con người chúng ta không có linh hồn đâu. Nó chỉ có nghiệp. Nghiệp là do hằng ngày chúng ta giận hờn, phiền não, ngày chút, ngày chút nó tạo thành một cái nghiệp. Cho nên cái nghiệp đó, nó tiếp tục tái sanh luân hồi. Chớ không có linh hồn nào tái sanh luân hồi hết. Cho nên người ta đã lầm, rồi người ta tưởng mình chết rồi còn có linh hồn, tức là có cái sự sống sau khi chết. Người ta nghĩ cái điều đó là nghĩ sai mấy con, không có sự sống sau khi chết, mình chết là kể như hết rồi, không còn có gì nữa hết.
Cho nên Thần, Thánh, Quỷ, Ma đều là không có, cô hồn các đẳng cũng không có, người ta bày ra để cúng rồi phí gạo, muối. Rồi cúng cô hồn các đẳng mấy con rải gạo, rải muối. Ở chùa, chùa nào Thầy nói buổi chiều này đó cũng mà phải cúng một chum gạo muối hết, không có chùa nào là không cúng, cúng cô hồn các đẳng mấy con. Mê tín sao mà kỳ cục không biết, làm hao tốn.
Thật sự ra cái người xưa, họ bày sao thì cái người nay cứ chấp nhận, chứ không chịu tư duy suy nghĩ cái đó có hay là không có, mà thấy rằng có cái chuyện nó siêu hình.
Thí dụ như có nhiều chùa nói nếu mà không cúng cô hồn các đẳng vậy đó, thì nó khua mõ, khua chuông, nó khua cửa, khua này kia, nó làm đủ thứ. Sự thật ra cái tưởng của mấy người khua chứ ai khua. Cái tưởng của mình, mình bị ảnh hưởng người ta nói.
Do đó mình không làm cái chuyện đó thì nó sẽ từ cái tưởng của mình nó lưu xuất ra, nó hoạt động, nó làm cái chuyện đó cho mình khiếp đảm, mình sợ hãi. Tại vì mình tưởng nó, cho nên nó mới có. Chớ còn nếu mình không tưởng như Thầy làm sao… Cũng như bây giờ Thầy ở trong cái chùa, ở trong Tu viện Chơn Như, Thầy không cúng ai hết, không cúng cô hồn các đẳng, sao nó không lắc chuông giùm Thầy? Mà mấy cái chùa kia nó lắc. Tại vì Thầy không tin nó có, cho nên nó không có, có phải không mấy con? Nó có là do cái tưởng của mình làm ra, nó rõ ràng như vậy.
Cho nên đâu phải là ở trong Tu viện Chơn Như không có chỗ thờ Phật, phải không? Nhưng mà Thầy không có thờ ba cô hồn các đẳng này đâu. Cho nên vì vậy mà nó không có khua chuông. Còn mấy người cứ thờ nó, nó khua chứ sao. Tối ngày cứ nghĩ rằng có nó. Cho nên vì vậy mà cái tưởng của mình nó tạo ra, tối nó khua cửa, khua chuông, khua mõ. Trời ơi! Bữa nay quên cúng cô hồn các đẳng nên nó khua ghê, thôi ngày mai cúng nữa. Thì cái này nó chịu ảnh hưởng cái tưởng của mình, cái lòng sợ hãi của mình, cái lòng tin của mình mà nó tạo ra những cái tưởng đó mấy con.
(29:01) Bởi vì trong thân của chúng ta nó có cái tưởng thức, cho nên nó nằm đó mà nó chờ. Khi mà nghe ai nói gì, cái nó ghi chép vô đó, thì nó sẽ làm công việc sau này, nó tạo thành một cái hiện tượng mà gọi là siêu hình, chứ sự thật ra không có ai. Ngoài cái tưởng thức của chúng ta, không có một cái người nào làm chủ cái điều, tạo ra những cái hiện tượng siêu hình này cả, chỉ có cái tưởng của chúng ta thôi. Mà người nào cũng có tưởng, mà cái tưởng này nó tin hai, ba người xúm nhau cái tưởng nó gộp lại, nó còn làm ma, làm quỷ nhiều nữa chứ đừng nói chuyện, đó là toàn tưởng không.
Mà trong cái số người mà có người không tin, nói: “Tại cô nặng bóng vía cho nên không thấy, chứ tụi tui thấy ma kia kìa”. Có phải không? Đổ thừa nặng bóng vía không à. Tại sao mà ma có người thấy, người không thấy? Rồi nói cái người nhẹ bóng vía thấy, mà người nặng bóng vía mà không thấy. Bóng vía là cái gì? Có phải là cái tưởng của mình không? Đó là cái sai mấy con.
Cho nên ở đây Thầy nói thẳng, nói thật. Cho nên đối với tà ma, quỷ quái, bùa chú gì đối với Thầy, Thầy không sợ, mấy ông thầy bùa giỏi lại ếm Thầy đi, đó Thầy cũng cầu cho nó ếm cho mau chết, đặng cho nó khỏe. Nhưng mà ếm Thầy có được đâu, mà ếm Thầy có tin đâu mà ếm, có phải không?
Cho nên cái điều kiện mà họ dùng tưởng đó không thể gạt Thầy được, bởi vì thấy quá rõ rồi. Còn mấy con thì quá sợ, thấy nó đọc thần chú lâm râm, mà nó vẽ chữ cong cong, queo queo không biết nó ếm mình cái kiểu nào đây, mà thấy nó dán trước cửa nhà mình là thấy rét hồn rồi. Đây không biết chừng nó ếm cái kiểu này chắc chắn là có ngày là gia đình mình bệnh đau mà chết hết đó. Thấy cái bùa là quá sợ rồi có phải không? Mà nó vẽ cong cong, quẹo quẹo, chớ đâu phải vẽ ngay làm thẳng chắc mình không sợ, mà này nó vẽ cong cong, quẹo quẹo mà nó làm giống như cái đầu con cọp vậy, cũng như cái đầu con mèo mà có vằn, có vện vậy, thành ra thấy cái bùa là hoảng hồn.
(31:03) Trưởng lão: Cho nên Thầy nói đừng có sợ, cái thứ đồ đó mà sợ cái gì, người ta tưởng tượng ra người ta vẽ ra. Cho nên không có sợ gì. Trên đời nay, một là chết, hai là sống. Nhưng mà mình chết là do nhân quả, chớ đâu khi nào mà muốn chết được mà chết được sao? Không phải dễ đâu.
Cho nên tinh thần cho vững vàng, mà không vững vàng mấy con tác ý. Mấy con bảo cái ý thức: “Đừng có sợ hãi, không có gì mà sợ hết”. Cuối cùng mấy con không có sợ hãi thì cái gì mấy con cũng qua hết. Cho nên mấy con đừng có để cho cái tâm mình nó bị động.
Cho nên đức Phật dạy trong cái cái pháp Thân Hành Niệm: Mình nhiếp phục được sợ hãi, chớ không phải sợ hãi nhiếp phục mình. Cho nên mấy con là bị sợ hãi nhiếp phục các con cho nên các con sợ. Còn Thầy thì nhiếp phục sợ hãi, chớ sợ hãi không nhiếp phục được Thầy. Cho nên Thầy đi ngang qua đồng mả Thầy không sợ ma, tại vì Thầy nhiếp phục được sợ hãi, cho nên Thầy đi ngang qua đồng mả không sợ ma.
Còn mấy con đi ngang qua đồng mả sợ ma đó, là mấy con không nhiếp phục được sợ hãi, các con hiểu chưa? Còn bây giờ một cái người, Thầy đau, Thầy sắp chết đi, Thầy không sợ hãi thì cái bệnh nó cũng hết. Tại vì Thầy nhiếp phục được sợ hãi. Cho nên Thầy không có sợ chết. Còn mấy con nhiếp phục không được. Khi đau thì mấy con thấy rên la thì tức là mấy con sợ chết chứ gì? Sợ đau chứ gì? Tức là mấy con sợ hãi.
Mà người tu theo Phật là phải nhiếp phục sợ hãi chứ không để sợ hãi nhiếp phục mình. Cho nên vì vậy mà học làm chủ là phải học nhiếp phục. Mà nhiếp phục là có gì đâu, chỉ có pháp tác ý mà thôi, mình nhắc: “Ý đừng có sợ hãi nghe, không có sợ cái gì hết, ở trên đời này không có ma, quỷ, Thần gì hết, không có bệnh đau gì hết, đây là nhân quả. Hồi nào tới giờ mình vay thì bây giờ phải trả có gì đâu mà sợ, cho mày đau đi, chết bỏ”. Cái nó hoảng, nó sợ, nghe đi chết bỏ là nó sợ nó hết đau. Còn mấy con cứ sợ đau là nó phải đau nhiều, thử mấy con làm gan một lần đi, rồi mấy con thấy bệnh mấy con sẽ không đau đó mấy con. Cái tinh thần của mình rất vững vàng, rất là mạnh mẽ con.
(33:00) Cho nên ở đây Thầy nói, Thầy nhắc lại cho mấy con thấy nè. Khi Thầy tu tập đâu phải là thân Thầy cây đá sao không đau. Đau chứ. Nhưng mà Thầy chẳng sợ đâu, Thầy trèo trên cái bồ đoàn Thầy ngồi, Thầy xếp bằng lại, kiết già đàng hoàng, lưng thẳng đàng hoàng, cho mày chết đi chứ ở đó tao sợ. Mà nó, con biết nó cảm lạnh nó rung người từ ở trong xương sống nó run ra, Thầy nói: “Cho mày run, mày đứt, mày gãy xương sống tao cũng không sợ, tao ngồi thẳng không có sợ co ro mà đi nằm đâu, không sợ đâu”. Ngồi một hơi cái bắt đầu tỏa mồ hôi ra, hết trơn không còn gì hết nữa. Tại vì mình ngồi mà mình không sợ, nó đi à. Bệnh nó thua mình là cái chỗ mình không sợ nó, nó đi. Còn mấy con sợ, mấy con nằm, mấy con thở không ra hơi, nó lại còn thở không ra hơi, nó còn nghẹt cổ, mấy con còn run nữa.
Bởi vậy Thầy dạy mấy con là dạy cho mấy con có cái tinh thần dũng mãnh, không có sợ gì hết. Cuộc đời này mà sợ cái gì, sanh ra làm người là làm một cái loài động vật cao cấp nhất, tất cả các cái loài động vật trên cái hành tinh này, thế mà còn sợ cái gì nữa.
Cọp nó bằng mình sao mà sợ cọp, mấy con nghe cọp là mấy con quá sợ chứ gì? Mấy con thấy rắn là hoảng hồn, rắn nó bằng mình được sao? Mình là con người có trí tuệ, có hiểu biết, có thiện ác, còn con rắn nó có biết cái thứ gì đâu mà thấy nó, hoảng sợ, chạy. Có phải không? “Mặc cho mày ở xung quanh nhà làm gì tao sợ, giỏi mày xuống đây cắn đi, tao đâu có sợ, tao đâu có làm ác, tao đâu có giết mày đâu mà cắn”. Các con hiểu. Cuối cùng nó không cắn, mà nó ở xung quanh nhà của mình, nó là bạn của mình chớ. Còn mấy con cứ sợ cứ nhìn nhìn nó hoài. Thì do đó coi chừng nó cắn. Không, Thầy nói thẳng mà, thật mà con.
Phật tử 3: Thầy ơi cho con hỏi. Sao mà họ tìm đúng các hài cốt, bộ xương đúng như là người thân của gia đình người chết?
(34:53) Trưởng lão: Ở đây Thầy dạy làm chủ bệnh thì cứ lo làm chủ bệnh. Mà muốn đi tìm hài cốt lên đây Thầy dạy khóa đi tìm hài cốt dễ lắm, có gì đâu. Thầy dùng một khóa tu tưởng chứ gì mấy con, tức là tạo cho cái tưởng thức của mấy nó hoạt động thôi. Mà nếu mà không hoạt động thì bắt chó điên cắn như cô Bích Hằng vậy, cắn cái nó hoạt động được chứ gì.
Đơn giản quá mấy con, chỉ cần luyện tập dùng cái tưởng luyện tập thì cái tưởng nó sẽ hoạt động. Mà nó hoạt động được thì lúc bấy giờ con sẽ dùng cái pháp tác ý, bảo: “Hãy nhìn xuống lòng đất này, đi tìm hài cốt”, là nó soi, nó thấy hết, bao sâu nó cũng biết hết à. Cái tưởng mà nó biết hết, chứ nó đâu có bị đất mà che đậy nó được, con biết không?
Bây giờ Thầy ngồi đây, mà vách sau lưng ai ngồi đằng sau, Thầy bảo cái tưởng nhìn coi thử coi, thấy ai ngoài sau, thì cái tưởng Thầy biết liền. Chứ con mắt Thầy mà quay qua cái vách không thấy gì hết, có phải không mấy con thấy không? Con mắt làm sao thấy được. Nhưng mà Thầy ngồi đây Thầy ngó đằng trước, Thầy bảo cái tưởng nhìn coi ai rình ở sau này, thì cái tưởng Thầy nó không có còn cái vách này ngăn nó đâu. Nó thấy được, cái tưởng nó hoạt động. Cho nên cái lớp đất chôn người ta ở dưới đất hai, ba thước hay một thước đi, hài cốt nằm dưới mà sao các nhà ngoại cảm người ta biết được, là tại vì cái tưởng người ta làm việc, con hiểu không?
Mà con muốn cái con tưởng làm việc thì cứ lên đây, Thầy dạy cho, mai mốt lên đồng nhập cốt, cũng đâu phải khó đâu. Ở trong thân này, mình biết cách thức mình điều khiển được cái gì đó, thì mình sẽ điều khiển được hết chứ có gì đâu. Cho nên đơn giản quá, mấy con muốn sao Thầy dạy vậy hết, rồi đi làm thầy pháp, lên đồng nhập cốt chứ làm gì.
Có gì không con?
Phật tử 4: Dạ, bạch Thầy, Thầy cho con hỏi: Mấy vị mà bùa thư, ngải yếm đó Thầy. Nhiều lúc mình không biết là sao nhưng mà, làm sao nó làm sao nhiều lúc mổ bụng ra thấy cũng có con dao, có cây búa ở trong.
(36:53) Trưởng lão: Trời đất ơi! Cái chuyện đó rất dễ. Con cứ hỏi mấy cái nhà ảo thuật, họ làm coi thấy cũng đúng đó chứ.
Phật tử 4: Vậy là nó có thiệt không Thầy?
Trưởng lão: Nó có thiệt gì? Ba cái đó nó dùng tưởng không à con. Cho nên con thấy mấy cái nhà ảo thuật coi, nó để cái tay vậy mà cái người nó hỏng ở trên vậy nó… Có thấy không? Cái lực của nó hút lên đó, thì rõ ràng mấy con cái nhà ảo thuật làm sao thì mấy cái người mà bùa chú nó cũng kiểu đó thôi, chứ không có gì hết. Nhưng mà nó ảo thuật nó khéo léo nó làm, còn cái kia nó dùng tưởng nó làm, nó dùng cái lực tưởng nó làm con.
Bây giờ nó vô trong núi, trong rừng nó cứ đọc cái thần chú đó để nó tạo cho cái tưởng, cái ý của nó muốn mà. Cũng như bây giờ Thầy đọc câu thần chú đó, Thầy nghĩ rằng nó sẽ xuất hiện một cái cầu vồng. Thầy cứ đọc cái thần chú đó hoài, mà Thầy sống thanh vắng, yên tịnh một mình. Thầy cứ ngày nào Thầy cũng đọc cái thần chú, ngày nào Thầy cũng đọc thần chú, thì bỗng dưng nó đúng cái thời điểm của nó, tức là cái thời gian, phải bao lâu mấy ngày đó, 49 ngày hay nhiêu đó, thì bắt đầu Thầy đọc cái thần chú cái nó hiện lên một cái cầu vồng. Bây giờ Thầy linh rồi. Thần chú này nó linh rồi đây, bây giờ đi ra thử cho thiên hạ thấy phục mình chơi nè, phải không?
Bắt đầu bây giờ Thầy tìm cái gì đó? Cái Thầy bắt đầu Thầy mới nói Thầy sẽ thị hiện một cái cầu vồng cho quý Phật tử coi nè. Thầy đọc thần chú lâm râm ở trong miệng Thầy thôi, thấy hiện lên cầu vồng. Đó thì bằng chứng là các vị Lạt Ma ở Tây Tạng đã làm được đó con, đâu có gì đâu. Đọc thần chú hiện cầu vồng, đó là tưởng thôi. Bởi vì phải có cái công, có cái công phu luyện tập thì nó phải được chứ không có gì. Bùa chú người ta nó linh thì phải do tập.
Chứ bây giờ Thầy vẽ cho con một cái tập bùa chú đủ thứ phải không? Mà con về con để đó nó không có linh đâu. Nhưng mà Thầy cho con chừng một cái bùa thôi, bảo bây giờ cái câu thần chú này vẽ cái bùa đó, thì con sẽ đi vào trong cái hang đá đó đó, con đem theo bánh tráng hay cơm khô, con chịu khó con ở trong đó 49 ngày, con đọc cái thần chú này. Chịu khó ăn cực khổ vậy đi, chứ đừng có đem đồ ăn đồ cho nhiều, ăn thì luyện không có thành đâu, hiểu không? Con vô đó con ăn cơm khô, con ăn bánh tráng, để mà sống thôi, tới giờ thì ăn.
(39:09) Rồi bắt đầu đó mà cứ ngồi đó trì niệm cái thần chú đó đi, rồi cứ nghĩ tưởng rằng nó sẽ xuất hiện cái điều đó, nó xuất hiện cái gì? Bây giờ con muốn nó xuất hiện một cái lực gì, một ánh sáng hay hoặc cái hào quang, hay hoặc cái gì đó. Con cứ nghĩ tưởng nó, con đọc cái thần chú là nó sẽ xuất hiện. Đọc thần chú. Bây giờ nó chưa xuất hiện mà trong 49 ngày con luyện. Sau 49 ngày con đọc cái nó sẽ hiện ra. Con hiểu không?
Bây giờ nó hiện ra, rồi bây giờ mới đi về trị bệnh, đọc thần chú nó hiện ra ở trên cái mình của cái người đó, thì bắt đầu nó đúng rồi, bắt đầu như vậy. Chẳng hạn bây giờ Thầy đọc ra cái thần chú, cái người đó đương bệnh nằm phải không? Bởi vì Thầy đi luyện bùa chú để đi trị bệnh mà. Cho nên Thầy đọc thần chú, Thầy chỉ vẽ ở ngoài này nhưng mà sau khi đó, sau khi mà nó linh hiển rồi, thì lật cái áo cái người này ra thì thấy nó có cái chữ bùa vẽ trên cái bụng người đó, mà Thầy có vẽ đâu, tại sao mà Thầy đọc thần chú đây mà lại có cái chữ bùa ở trong bụng? Thì thấy, trời ơi! Linh thiệt. Cái bùa này nó chạy qua bên đây, nó dính đây. Ở đây nó cũng dùng tưởng, nó dùng tưởng. Cái đó nó không có thật, mà nó tưởng ra có, cho nên cái tưởng nó cũng có lực tưởng, nó cũng mạnh.
Còn ở đây chúng ta dùng cái ý thức của chúng ta. Còn cái kia bắt đầu nó cũng dùng cái ý thức rồi nó tưởng ra, nó dùng ý thức. Nó dùng ý thức của nó, bây giờ nó phải đọc cái thần chú: “Nam mô A Di Ða bà đạ. Ða tha dà đa dạ. Ða điệt dạ tha. A Di rị đô bà tỳ…”. Nó đọc cái câu thần chú vậy đó, thì mấy con nghe đâu có biết gì.
Do đó nó đọc vậy đó. Rồi bắt đầu nó vẽ cái bùa nó để đây, nó đọc thần chú lên, rồi bắt đầu nó tưởng ra, cái bùa này đọc thần chú vẽ như vậy đó, là phải xuất hiện một cái ánh sáng màu xanh, nó cứ nghĩ như vậy đó mà. Rồi tới cuối cùng nó luyện 49 ngày thì nó xuất hiện cái màu xanh ra, cái ánh sáng nó hiện lên màu xanh ra hoặc là nó nghĩ cái bùa đọc như vậy đó, nó sẽ đọc như vậy thì cái bùa nó sẽ hiện ở trên vách. Sau 49 ngày nó đọc ở đây, thì cái bùa kia không ai vẽ mà trên vách nó có cái chữ bùa là vậy.
(41:14) Cho nên Thầy ở đây, Thầy đọc cái thần chú đó. Thầy vẽ cái bùa Thầy đọc thần chú đó, Thầy nghĩ rằng ở trên đầu của Thầy, Thầy tưởng nghĩ cái bùa nó sẽ dán ở trên trán con. Sau khi Thầy đọc cái nó hiện cái trán con có cái chữ bùa. Con thấy linh thiệt, sao mà linh quá? Con hiểu không? Do đó con mới phục: “Trời! Ông Thầy này thiệt hay thiệt”. Nó làm thật mà, cái tưởng nó làm thật mấy con.
Cho nên tại sao mà Thầy biết. Bởi vì ông thân của Thầy là một… Ai ở Trảng Bàng này cũng biết thân Thầy là một ông Thầy bùa giỏi lắm, bùa chú rất giỏi mà ngải nghệ cũng giỏi nữa, cả bùa mà ngải nghệ nữa mấy con. Ông đi lên trên núi Cậu, ông luyện ở trên đó chứ đâu phải.
Do đó, ông luyện để mà đi trị bệnh thôi. Vì vậy mà có người nghe đồn ông vậy đó, mới ở dưới thành phố Hồ Chí Minh, Hóc Môn đó, rồi cái ông đó ông làm ông cả, ông bệnh, ông nghe đồn vậy mới sai người đến Trảng Bàng này rước.
Ở đây, ở Trảng Bàng này ai cũng biết ông thân của Thầy hết, thành ra rước ông đi về, ông trị bệnh. Ông trị bệnh thì cái ông cụ đó đó, ông mới gả con gái cho ông thân Thầy, mới đẻ ra Thầy nè, các con hiểu chưa? Cho nên mẹ Thầy thì ở Hóc Môn, mà ba Thầy thì ở Trảng Bàng, mà ông là ông thầy bùa.
Cho nên tất cả những bùa chú thì Thầy là một đứa con thông minh, ham học. Còn nhỏ là Thầy nói, lúc mà Thầy tám tuổi, thay vì cái tuổi đó thì đúng thước, hồi đó đi học nó đo mình bằng đúng một thước nó mới cho đi học, mà Thầy lại nhỏ con, lùn. Cho nên vì vậy nó không đúng thước, nó không cho đi học. Thầy khóc sướt mướt, Thầy đòi học. Thì do đó, mấy ông thầy với hiệu trưởng ở trường nói thôi, thấy thằng nhỏ này tội nghiệp cho nó vô, nó dự nó học. Chứ thật sự ra nó còn thiếu thước không cho.
Cho nên Thầy học. Do cái sự ham học của Thầy, do đó mà Thầy đụng tất cả mọi cái gì Thầy cũng học, ai dạy gì cũng học. Cho nên, lúc bấy giờ mà Thầy được ông thân của Thầy dạy bùa chú, Thầy học hết, cho nên Thầy biết cách thức 49 ngày phải luyện sao, Thầy biết hết mấy con.
(43:33) Cho nên mấy ông thầy bùa không có ông nào qua mặt Thầy được đâu. Thầy gốc mà ra mà, có phải không mấy con? Cho nên Thầy bây giờ mà nói thầy bùa, thầy ngải là không gạt được Thầy đâu. Ở Trảng Bàng này người ta biết ông thân của Thầy hết mà, toàn là cái thứ dữ không, chứ không phải thứ hiền.
Rồi học mà chữ Hán, Thầy cũng không có đến trường học đâu. Ông thân Thầy chỉ đưa Thầy những cái tập sách mà chữ Hán bảo Thầy học, thì cho Thầy một cái bảng, Thầy nói, cho một cái miếng ván vầy mấy con, bào nhẵn đi, rồi cứ lượm đất sét mà nắn mới phơi khô, rồi để đó mới để cái lon nước đổ lên mới chà vầy, rồi mới ra ngoài bụi tre mới chặt cái nhánh tre, mới đập cho nó xù, rồi mới tập viết. Thì viết chữ Nho bằng ở trên cục đất sét với bằng nước không à, chớ còn mà giấy tờ hồi đó làm sao mà có giấy mà tập viết. Vậy mà Thầy học chữ Nho, Thầy rất giỏi mấy con. Coi vậy chứ Thầy Nho dữ lắm. Nho nè, mà bùa nè, đủ thứ hết mấy con, ngải nghệ nữa.
Hồi đó ông thân Thầy để lại một cái vườn ngải rất lớn, không ai dám vô đâu, giao cho Thầy hết. Thầy nói: “Thôi ba cái thứ ngải này đó, bắt cúng gà này kia tội lỗi lắm”, Thầy cho nó đi về rừng hết nữa. Đuổi ba cái ngải nó về rừng nó ở, chứ ở đây Thầy không có trồng.
Cho nên bây giờ mấy con thấy, ông thân Thầy hồi đó để lại một số ngải trị bệnh, nhưng mà Thầy dẹp luôn, Thầy nói: “Bệnh bệnh chứ không có ai ở đó uống ngải”. Cho nên dẹp luôn hết mấy con.
Cho nên đối với Thầy, tất cả những cái gì mà của mà thầy bùa, thầy ngải đồ hoàn toàn Thầy nắm vững lắm mấy con. Cho nên ở đây Thầy không sợ ba cái ông thầy đó đâu. Thầy bùa bây giờ, thầy ngải đồ đều là con cháu không à, cháu chít không à.
Cho nên nó đâu có làm cái gì. Bây giờ thật sự ra cái số mà bùa ngải gọi là bùa Lỗ Ban này kia, tất cả những thầy bùa bây giờ đó, nó chỉ có một cái nhóm nhỏ mà thôi. Chớ nó đâu có bằng Thầy sao, nhưng mà đối với Thầy, Thầy đốt sạch rồi. Thầy không có để ba cái thứ lừa đảo này đó nữa. Thật sự nó cũng trị bệnh, nó cũng hết, nhưng mà điều kiện nó qua một cái tưởng để mà người ta luyện nó thôi.
(45:50) Còn Thầy ở đây dạy mấy con là trị bệnh bằng ý thức của mình, chứ không bằng tưởng. Đuổi đi bằng ý thức: “Thọ là vô thường”. Thật sự là hồi qua không đau, bữa nay đau là sự vô thường của nó rồi. “Hôm qua không đau, bữa nay đau thì ngày mai phải hết không được đau nữa”. La nó vậy thôi, mà vậy mà nó đi chớ, chớ mình không có tưởng nó đi cái này đi kia. Mà bảo nó đi nó phải đi: “Mày không đi thì tao không sợ, tao không sợ thì mày cũng phải đi”, có phải không? Tại vì mình không sợ nó đau, cho nên nó phải đi thôi.
Còn mấy con cũng đuổi mà mấy con sợ đau thì nó không đi mấy con. Mà mấy con nhớ cái điều này là cái điều mà nó cái kinh nghiệm từ bản thân của Thầy, Thầy nói ra mấy con. Đừng có sợ, không có chết chóc gì đâu, mà chết được có thân khác, còn trẻ, còn khỏe hơn có sao. Chứ nó đâu có mất mát đâu mà sợ mấy con.
(46:45) Trưởng lão: Cho nên mấy con đừng có sợ chết, ai chết cũng phải nó có tới cái nghiệp, cái phần của mình hết, nó mới chết. Chứ bộ muốn chết dễ lắm sao. Có mấy con thấy có nhiều người chết, mà nó không có tương ưng tái sanh. Nó nằm nó thở thoi thóp hoài nó không chịu chết, gọi là nuối con, nuối cháu, chứ thật sự ra nó chờ cho đủ duyên nó mới chết mà. Chứ không phải tới cái giờ phút nó mới đi được, chớ không phải mấy con dễ đâu.
Mấy con tương ưng, có cái người nào mấy con tương ưng được, cái nghiệp mấy con tương ưng được để làm con họ được thì ở đây mấy con mới tắt thở được, chứ không phải dễ đâu. Nó cứ đau nằm rề rề đó hoài, mà đi tìm cha, tìm mẹ nó mà đi tìm hoài không được thì nó cứ nằm đó nó đau. Thì mấy con thấy, mấy người mà nằm trên giường bệnh đau hoài đó là đi tìm cha mẹ, mà nó tìm không được. Nó tìm được cái bắt đầu ở đây ngáp cái chết à, nó tìm được là nó ngáp cái nó đi.
Mà người ta nói là hơi thở, cái hơi thở cuối cùng đó, hơi thở ra đó, chỉ cần hết cái, hớp cái vậy là nó dừng lại liền. Đó là cái hơi thở cuối cùng của họ, nhưng mà khi nó tương ưng được nó mới có hơi thở đó. Chứ tương ưng không được không có hơi thở, nó không có đi được.
Đó thì mấy con biết cái quy luật của nhân quả nó như vậy. Chết đây sanh kia chứ không có chết đây mà còn 49 ngày cầu siêu đâu. Nó không có đợi, nó chết rồi thì nó tương ưng ngay liền. Mà nó chưa tương ưng được thì nó nằm, nó chờ, nó chờ chớ nó không chịu chết. Mà đúng rồi, nó đúng giờ phút của nó, nó đúng rồi thì nó tương ưng được rồi, thì bây giờ muốn sống nó cũng sống không nữa. Sống sao được bên kia nó là bào thai bên kia rồi, làm sao nó trở qua bên đây được mà sống. Các con hiểu chưa? Nó thành đứa bé rồi, đâu có còn được đâu.
(48:22) Không bao giờ một con người mà có hai thân được, đồng thời một lượt mà có hai thân không được. Cái thân này chết thì có cái thân đó mới ra, mà thân này chưa chết thì thân mới chưa có. Đó là cái quy luật của nhân quả mà, nó không có thể nào mà nó đồng thời một người mà có hai thân một lượt không có. Một nghiệp thì nó chỉ tạo một thân mà một hành động thì nó tạo ra một thân, một hành động ác, một hành động thiện thì nó tạo ra một thân. Nó cũng như cái cây vậy, nó có nhiều quả, nhiều quả nó có nhiều hột, nhiều hột nó lên nhiều cây, có vậy thôi.
Cho nên ở đây mấy con có hỏi thêm gì nữa không? Về vấn đề tu tập.
Ừ, con hỏi con.
(49:03) Phật tử 4: Con bạch Thầy, nhiều người mấy năm trời luôn họ không có đi, cái có một cái duyên là coi như người ta nói là tụng kinh Lương Hoàng Sám đó cái sớm xuất đi liền đó Thầy. Cái sau này cũng cái nhân duyên sao thì cũng có người họ tụng niệm, rồi cái nó cũng ra đi rất là nhẹ nhàng, nó đi sớm. Mà con thấy cũng nhiều người vậy là không biết là cái nhân duyên khi mà đang để bình thường vậy không biết lúc nào đi nữa…
Trưởng lão: Tại sao họ tụng Lương Hoàng Sám cái đi ngay? Bởi cái người này là người tu theo Đại thừa rồi. Dù sao đi cũng có tụng kinh Lương Hoàng Sám đây. Thì bây giờ con thấy không? Bây giờ mọi người cũng tụng cái câu kinh Lương Hoàng Sám để cho cái người này chết đi chớ gì? Nghe được cái bài kinh này cái chết liền. Thì thấy sao mà nằm lâu quá thôi bà con mình lại hộ niệm đến, mình tụng cái kinh Lương Hoàng Sám đây chứ gì, không ngờ là mấy người gieo cái duyên đó, sau này mấy người cũng nằm đó chờ người ta tụng kinh Lương Hoàng Sám mới đi chớ bộ, phải không? Nó thiếu cái duyên đó là không đi mấy con, nó phải đủ duyên, Thầy nói nó hợp đủ duyên.
Cái nghiệp mà, cái nghiệp đó mình tạo ra, chưa hết thì cái nghiệp tham, sân, si nó còn, nó phải tương ưng, nó tái sanh. Nhưng mà tái sanh nó mang theo với cái nhất tâm của con, thành ra con lại thêm một cái nhất tâm đó là thành cái bệnh tưởng của con, cái tưởng của con, con mang theo cái tưởng của cái thế giới đó. Con lên thì con sẽ gặp những cái loại kinh này rồi, con gieo với duyên của nó, nên nó cộng nghiệp với cái duyên đó. Mà con lên thì con thế nào con cũng sẽ gặp kinh sách Đại thừa, con hiểu không?
Cho nên vì vậy đó, chứ không phải là giữ được cái tâm đó rồi mình sanh vào cõi Cực Lạc không được, không phải đâu? Mà nó là cái thế giới tưởng làm sao nó… Nó không có thật, nó không có cái thế giới đó, nhưng mà người ta tưởng ra nó có. Cho nên vì vậy mà cái tâm tham, sân, si con còn đó, thì con phải tương ưng sanh làm một con người. Nhưng mà con người đó nó sẽ nằm trong cái trạng thái tưởng của cái thế giới đó, con lên con sẽ gặp kinh sách này.
Đó như hồi nãy đó, con hỏi Thầy đó là tụng kinh Lương Hoàng Sám là tại vì mới chịu chết, ông này nằm là còn thiếu cái Lương Hoàng Sám mà chưa chịu chết, bây giờ nghe tụng cái là chết liền, thì sao mà tụng hay thiệt, kinh sao linh. Sự thật nó đâu có linh, tại mình cộng thêm cho đủ cái duyên người ta mới chết. Nó còn thiếu một chỗ là nó không chết mấy con. Mà mấy con nói, sao Thầy cái gì cũng trả lời được? Tại Thầy trả lời đúng, chứ Thầy đâu có… Thầy trả lời theo quy luật của nhân quả. Nhân quả mà nó thiếu cái duyên của nó, nó không đi tái sanh mấy con, nó không được, nó phải đủ cái duyên của nó, nó mười duyên nó phải đủ mười duyên chứ nó thiếu một, chín duyên nó không đi.
Phật tử 5: Dạ. Vậy con thưa Thầy, như những người mà thí dụ họ đang đi vậy thì họ bị tai nạn hoặc một cái gì đó phát độc chết liền thì lúc đó họ có cái niệm thì họ về đâu Thầy?
(51:42) Trưởng lão: Bởi vì cái nhân quả nó sắp xếp cho họ phải gặp cái tai nạn đó, đụng một cái rầm cái họ chết liền, tức là nó sắp xếp rồi. Khi đụng họ nó đã tái sanh, nhưng cái nghiệp của họ nó đã sắp xếp, cái nhân quả nó sắp xếp rồi, khi mà mà họ vừa đụng cái là họ chết liền. Sự thật ra nó không phải nó chết liền đâu. Đụng cái, cái họ cũng còn ở trong cái đau nhức một chút xíu nào đó rồi họ mới chết, thì trong cái khoảng đó đó họ sợ hãi hay hoặc là họ còn thương tiếc gì đó, nó còn cái niệm gì của họ, thì cái cận tử nghiệp đó nó tương ưng, nó tái sanh liền tức khắc. Chớ không phải là đụng cái rầm họ chết liền đâu, mặc dù đụng cái rầm cái họ giãy giụa, cái họ chết. Trong khi giãy giụa đó là họ ở trong cái cận tử nghiệp.
(52:27) Phật tử 5: Nếu mà họ chết như vậy là chưa kịp khởi niệm, thì họ chưa tới số, họ còn … (. . .).
Trưởng lão: Đâu có con, không có đâu con. Nhân quả mà, nó sắp xếp con. Con thấy nó sắp xếp rất kỹ lắm con, một người ở một chỗ, một chỗ, chỗ, mà nó sắp vô cái xe hơi đụng một cái bao nhiêu người, tại sao mà có người đó đón cái xe hơi mà cái ông lơ xe ông nói xe đầy rồi ông không rước, ông này khỏi chết. Mà mấy người này họ rước nhau mà người ở một xứ mấy con, nó lại đây cái lên xe này tới cái điểm đó, nó đụng cái nó chết liền tức khắc. Tức là cái nhân quả tới đó, nó cộng nghiệp, cộng nghiệp của nhân quả con, chứ nó không phải là muốn chết ngang xương đâu, không có đâu. Nó sắp xếp hết rồi con. Nó có cái sắp xếp rất là kỹ lưỡng của quy luật nhân quả. Mình thì mình thấy nó đơn giản.
Phật tử 5: Dạ thưa Thầy, Con kể con không quên, con nhớ tới giờ. Nay thì con cũng hơn 60 tuổi rồi, không trẻ nữa đâu cho nên con còn … điều kiện mà con hỏi Thầy … có, nếu mà không có thì, nói sai thì Thầy cũng tha thứ cho con … (. . .).
(53:38) Trưởng lão: Nói chung là cái hiện tượng mà một người mẹ mà sanh một đứa con ra đó, thì bao giờ họ cũng… hồi sanh thì họ không biết nhưng mà khi sanh ra rồi thì đứa con họ phải biết thôi, nhưng mà nó có những hiện tượng gì thì cái người mẹ biết, nhưng mà có cái điều kiện là họ hay nói thêm nhiều lắm. Nói chung là Thầy sanh ra như mấy con, không có gì đặc biệt hết đâu, nhưng mà nó có cái đặc biệt là tại vì Thầy, nó có cái thông minh sẵn của nó. Tại vì Thầy hồi nào tới giờ Thầy học là Thầy thông minh, mà tại sao Thầy còn nhỏ mà Thầy ham học lắm. Nói chung là học là đâu là nhớ đó, cái trí óc nó như vậy.
Cho nên vì vậy mà thấy Thầy thông minh thì cha mẹ phải nói: “Hồi tui sanh nó có bọc điều, bọc đỏ gì đủ thứ đó”.
Phật tử 5: … (. . .).
HẾT BĂNG