20090301 - TRIỂN KHAI NỀN ĐẠO ĐỨC CỦA PHẬT GIÁO

20090301 - TRIỂN KHAI NỀN ĐẠO ĐỨC CỦA PHẬT GIÁO

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 01/03/2009

Thời lượng: [53:23]

1- NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO NGƯỜI TU CHỨNG

(00:01) Hôm nay có duyên về thăm Thầy, Thầy cũng có lời cảm ơn quý Phật tử trước sự thăm viếng Thầy. Thầy thấy nếu mà không gặp quý Phật tử được, Thầy còn cái nhiệm vụ rất lớn. Thứ nhất là sống ẩn cư không có tiếp ai để đào tạo cái người tu chứng. Mà nếu mà không độc cư, cứ tiếp khách thì nó tình trạng này, rồi mình không tập trung vào cho những người đào luyện họ để tu chứng đạo, Phật pháp sẽ mai một.

Vì tu chứng đạo là làm chủ bốn sự đau khổ sinh, già, bệnh, chết. Mà nếu trên thế gian này không có một người tu làm chủ sinh, già, bệnh, chết, luôn luôn coi như đạo Phật mất. Chúng ta thấy rất rõ hai ngàn năm trăm năm mươi mấy năm khi đức Phật tịch rồi. Sau này các vị A La Hán lần lượt ra đi thì đạo Phật thay đổi hoàn toàn như chúng ta thấy kinh sách Đại Thừa rồi Thiền Tông. Tất cả những điều này làm góp dày, đậy lên cái giáo lý Nguyên Thuỷ của đức Phật, ít còn ai biết.

Nếu không có duyên Việt Nam chúng ta với chánh pháp Nguyên Thủy thì Hòa thượng Minh Châu không có dịch ra được kinh sách Nguyên Thuỷ, thì đến giờ này chúng ta làm sao biết được kinh sách đó? Chỉ có biết kinh sách Đại thừa. Đó là cái duyên của Phật pháp còn ở Việt Nam. Nhờ cái tạng kinh Nguyên Thủy Pali mà Hoà thượng Minh Châu dịch ra, mà Thầy đã nương vào đó tu tập.

Chứ cỡ mà không có gì ở thời mạt pháp mà Hòa Thượng triển khai, từ các thầy cũng không biết đường đâu mà tu. Cho nên Thầy đâu phải là người tự tìm ra cái phương pháp mà tu như đức Phật được mà phải nương vào lời dạy. Lúc bấy giờ chỉ nương vào kinh sách Đại thừa thì làm sao tu làm chủ sinh, già, bệnh chết đây? Cho nên hôm nay vì cái duyên đó mà Thầy biết rằng nếu mà Thầy ra đi rồi thì phải có một người làm chủ sinh, già bệnh, chết tức là có kinh nghiệm. Không kinh nghiệm thì người ta sẽ kiến giải.

Cũng như bây giờ mấy con tu chưa tới đâu hết, chưa làm chủ được cái chết của mình. Rồi các con sẽ nghĩ theo cái nghĩ của mình, để tu ức chế cái tâm mình đừng vọng tưởng. Tưởng là hết vọng tưởng là chứng đạo sao? Đó là cái lớn từ Đại thừa dịch từ Thiền tông Trung Hoa đã dạy chúng ta làm kiểu ức chế tâm.

Chúng ta thấy cái sai quá lớn, rồi chế ra cả luôn cái pháp môn Niệm Phật để chúng ta ức chế toàn bộ. Bảy ngày đêm: “Thất nhựt nhất tâm bất loạn kiên trì danh hiệu A Di Đà Phật”. Lấy một câu Niệm Phật mà ức chế cái tâm của chúng ta, ý thức.

(02:57) Nhưng trong kinh Pháp Cú, kinh thuộc về Nguyên Thuỷ của Phật dạy: ”Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”, tại sao chúng ta diệt ý thức? Đi ngược lại cái lời dạy của đức Phật thì con thấy cái nào đúng cái nào sai? Cho nên cái điều mà cần thiết là Thầy đang lo lắng, bởi vì tuổi Thầy năm nay tám mươi mốt tuổi rồi, đâu phải còn nhỏ, lớn hơn Phật một tuổi rồi. Chắc cũng phải ra đi thôi chứ đâu có làm sao mà ở lại? Nhưng vì thương chúng sanh mà không đi mà thôi.

Tuổi lớn, mấy con thấy may là nhờ tu tập được, cho nên thân không đau nhức chỗ nào cả. Làm chủ được bệnh mà. Chứ cỡ mà không làm chủ được bệnh, cái tuổi này mấy con, trời mưa trở gió thời tiết thay đổi là không nhức chỗ này cũng phải đau chỗ kia. Có thân là khổ, bệnh là khổ. Được tu hành làm chủ được thân mình cho nên không có đau khổ. Vì thế mà Thầy duy trì thân Thầy ở lại để đào luyện cho được một người chứng đạo. Cho nên Thầy xin muốn ẩn cư.

Nhưng trước lòng tha thiết của các con về thăm Thầy, Thầy không nỡ. Các cụ già như thế kia, chỉ cần nhìn thấy Thầy cũng thoả mãn trên bước đường đến đây thăm Thầy, thăm Tu viện (04:17). Còn nếu về đây, Thầy hiểu rõ cái tâm lý của mọi người, về đây chỉ ngắm nhìn Thầy thôi. Không nghe nhiều mà chỉ nhìn Thầy thôi. Còn nghe được tiếng nói của Thầy thì trong lòng nó cởi mở, nó thanh thản vô cùng, nó hạnh phúc vô cùng mấy con.

Cho nên Thầy hiểu được tâm trạng đó mà Thầy không nỡ. Cho nên lúc nãy Thầy mới nói thầy Thông Vân: ”Thôi đại diện Thầy cầm bức tâm thư này, gửi về cho các con để Thầy ẩn cư. Thầy lo, Thầy làm việc cho mọi người cái sự tu chứng để mà duy trì”. Và đồng thời kế đó các con thấy đất nước của chúng ta và cũng như mọi người trên thế giới này, cái đạo đức đang xuống cấp mấy con.

2- ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN CỦA ĐẠO PHẬT RẤT THIẾT THỰC

(05:12) Đạo đức đang xuống cấp trầm trọng chứ không phải. Nhưng đạo Phật có cái đạo đức nhân bản rõ ràng năm giới chứ có gì đâu. Đạo đức, Đức Hiếu Sinh tức là giới không sát sanh, Đức Hiếu Sinh. Các con thấy rất rõ. Đức Ly Tham là không tham lam trộm cắp. Đức Chung Thuỷ gia đình vợ chồng chung thuỷ với nhau, làm sao có sự bạo lực trong gia đình? Đức Thành Thật Luôn luôn lúc nào cũng thành thật. Đức Minh Mẫn, sáng suốt, người thông minh mẫn sáng suốt thì đâu có rượu chè, say xỉn.

Các con thấy rất rõ năm cái giới luật của Phật là năm cái Giới đức của con người. Mà con người giữ gìn năm cái giới luật này tức là giữ gìn năm cái đức hạnh làm người. Cho nên từ chỗ giữ gìn được năm cái đức này thì giúp con người đó sống bình an, yên ổn. Gia đình và xã hội không bao giờ có xung đột, có tranh cãi, có chiến tranh. Chỉ có năm giới luật của đức Phật mà thôi.

Thế mà ai triển khai nó trở thành năm cái đức hạnh? Ai triển khai nó trở thành bộ sách Đạo Đức dạy con người? Nếu không Thầy thì ai làm công đức này? Các con thấy kinh sách phát triển viết rất nhiều, nhưng nói về đức hạnh thì không ai nói về điều đó hết. Cho nên Thầy cố gắng ẩn cư để soạn thành cái bộ sách “Đạo Đức Làm Người”.

Bộ sách “Đạo Đức Làm Người” đã viết xong cũng chưa đủ. Phải gửi xuống Bộ Giáo dục, để trong bộ Giáo Dục người ta cho người soạn ra thành Sách giáo khoa đạo đức dạy cho các em. Bây giờ họ có soạn ra sách Đạo Đức dạy cho các em tức là Công Dân Giáo Dục. Nhưng Công Dân Giáo Dục nó khơi khơi, nó không có dựa vào cái chỗ nào để mà giảng cho đúng.

Dựa vào những cách mạng, dựa vào những cái đạo đức của Nho giáo: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín một cách rất cạn cợt. Các con đọc thử những sách công dân giáo dục sẽ thấy nó rất là cạn cợt. Nó đâu bằng năm giới luật của đức Phật.

Đức Hiếu Sinh vừa rồi Thầy có triển khai một tập sách ”Lòng Yêu Thương”. Thầy cũng xin phép được rồi. Nhà xuất bản cũng cho phép in. Chừng trong một tuần, hai tuần lễ nữa là xong. ”Lòng Yêu Thương” nó có Tập một, tập hai, tập ba. Nhưng Thầy cho ra Tập một mỏng, không dày, nhưng nói lời yêu thương đúng. Mà khi một người có lòng yêu thương thì các con thấy phải có lòng tha thứ.

Mình thương yêu thì mình phải tha thứ những lỗi lầm, thì ngay đó đã đem lại sự bình an cho mình, cho người khác. Chúng ta cần nuôi dưỡng, cần phát triển, triển khai cái lòng yêu thương của chúng ta đối với mọi người. Lòng yêu thương bằng hành động, chứ không phải nói yêu thương bằng lời nói của chúng ta.

(08:18) Dắt một bà lão đi qua đường đó là hành động yêu thương. Cầm một đồng bạc cho một người ăn mày rất trịnh trọng là lòng yêu thương. Chứ không phải cầm đồng bạc ném vô cái nón của người ăn mày. Đâu phải mình ỷ có tiền, rồi mình coi cái giá trị sự sống của người khác như vậy sao?

Cho nên khi mấy con cầm đồng bạc mà cho người ăn mày thì nên cầm hai tay trịnh trọng để vào cái nón của người ăn mày. Người ăn mày cũng là một cái người như chúng ta. Một con người như chúng ta, nhưng cái phước báo nó không đủ, cho nên đói, khổ nó phải đi xin ăn.

Chúng ta thấy những người thiếu khuyết càng thương hơn, chứ tại sao chúng ta lại khinh bỉ họ? Cho nên đối với Thầy sách Đạo Đức rất cần thiết mấy con. Để dạy chúng ta, từ đó chúng ta mới có những hành động thương yêu đối xử với nhau.

Có một người buồn khổ vì một cái sự việc gì mà chúng ta đến dùng lời an ủi họ, cũng là đem lòng yêu thương của mình đến với họ. Các con thấy lòng yêu thương chúng ta lúc nào cũng ở trong tâm, ở trong trái tim của chúng ta để trao lại cho cái người đang khổ đang cần. Rất cần thiết mấy con. Cho nên sách như vậy cần đọc chứ. Đọc để biến mình trở thành con người có đạo đức, con người có lòng yêu thương. Cho nên Thầy mong rằng tập sách ấy sẽ được in và được phổ biến rộng cho toàn dân Việt Nam.

3- ĐẠO PHẬT ĐEM LẠI SỰ BÌNH AN CHO CON NGƯỜI

(09:49) Hôm nay Thầy nói như thế này, về tu hành mấy con biết không phải đạo Phật nói suông mà đạo Phật rất thực tế. Nói làm chủ sinh, già, bệnh, chết là nó có cái lực của ý thức của chúng ta để làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Chứ không phải nói làm chủ sinh già bệnh chết là nói suông, nói thừa, nói chơi. Nếu ông Phật mà không làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì đạo Phật không ra đời.

Mục đích của đạo Phật ra đời là mục đích đem lại sự bình an cho con người. Trước cái chết của con người mà làm chủ được, trước cái bệnh của con người đẩy lui được, đó là đạo Phật. Cho nên đạo Phật rất cần đối với con người, không có một tôn giáo nào. Đạo Phật không có xây dựng một thế giới siêu hình để chúng ta cầu cúng, để chúng ta cầu siêu cầu an.

Đạo Phật xác định cho chúng ta biết Thân Ngũ Uẩn của chúng ta có năm uẩn, khi chết thì hoại diệt không còn có một uẩn nào cả. Chứ không phải xây dựng trong thân của chúng ta có một cái linh hồn. Rồi trình tự chúng ta chết đi, rồi bốn mươi chín ngày làm tuần, làm tự để cầu siêu, cầu an. Điều đó sai lời của đức Phật dạy.

Chúng ta theo đạo Phật không tin ông Phật mà lại tin ai bây giờ đây? Cho nên những điều mà cầu làm tuần, làm tự, cầu cúng tụng kinh, Niệm Phật cầu. Thử hỏi mình đi ăn trộm mà cầu Phật gia hộ cho mình đừng công an bắt mình bỏ tù thì làm sao đây? Điều này có làm được không? Cho nên mình cầu Phật gia hộ mình là một điều tưởng mấy con. Đức Phật làm sao gia hộ?

Rồi chúng ta lại dựng ra một đức Phật Quan Âm để cầu Người cứu khổ cứu nạn. Thử hỏi mình đi đánh người ta mà bây giờ cầu đức Phật, cầu Quan Âm cứu khổ cứu nạn mình thì nó không được mấy con. Đó là cái sai, cái mê tín, cái không sáng suốt. Mình cứ làm thiện năm điều lành thì ai mà đánh mình, ai mà bắt mình bỏ tù? Đó là cái điều chơn chánh của đạo Phật.

(11:56) Đức Phật nói như thế này: “Được thân người là khó” mấy con. Các con thấy khó lắm. Chứ mấy con tưởng bây giờ mình chết cái mình sanh làm con người, không bao giờ có. Các con xét từ khi mấy con sanh lên từ một đứa bé cho đến hôm nay, mấy con làm biết bao nhiêu tội ác không?

Các con thấy mình làm hoàn toàn làm không thấy tội gì hết mà có tội. Mấy con từ ở ngoài kia mấy con đi, mấy con không cẩn thận ý tứ, mấy con sẽ đạp chết những con kiến dưới chân. Vô tình mấy con đạp. Những sự vô tình mà mấy con giết hại biết bao nhiêu loài vật.

Con kiến nó đang đi tìm thực phẩm ăn, nó chạy quanh sân. Chúng ta thì một cái thân nó lớn như thế này, con kiến thì có một chút xíu như thế này, mà bàn chân chúng ta để xuống là nó phải dẹp. Mà khi dẹp, cái thân nó bấy, nó nát ra, chúng ta có thấy đâu. Cho nên đạo Phật dạy chúng ta Chánh Niệm Tỉnh Giác mấy con, rất tuyệt vời.

Chúng ta phải ở trong cái tỉnh giác hoàn toàn để ở trong cái Chánh Niệm. Cho nên đi chúng ta biết đi, mà ngồi chúng ta biết ngồi, đứng chúng ta biết đứng, nằm chúng ta biết nằm. Đó là một cái phương pháp dạy cho chúng ta Chánh Niệm Tỉnh Giác. Để làm gì? Tỉnh giác để làm gì?

Trước tiên, chúng ta đối với những sự vật xung quanh, chúng ta không gây tội lỗi, không gây sự sát sinh. Thứ hai, để chúng ta từng thấy được tâm niệm của chúng ta coi khởi ham muốn điều gì? Nó có ngũ triền cái, tức là năm cái triền cái và bảy cái kiết sử. Trong tâm chúng ta có năm cái triền cái và bảy cái kiết sử. Nó thường khởi ra niệm này, niệm kia, đó là do năm cái triền cái và bảy kiết sử.

Các con ngồi lại không yên. Nó cứ nghĩ điều này. Nó lo điều kia, nó gợi ra niệm này, niệm kia điều đó là do năm triền cái và bảy kiết sử gây ra. Đức Phật đã xác định rất rõ. Mà nếu chúng ta không tỉnh thì nó sẽ lôi chúng ta. Suy tư một lúc nó thấy rằng mình ngồi đây mình nghĩ cái này, cái kia. Còn nếu mình tỉnh, thấy nó ló mặt ra ”đây là ác pháp, hãy đi đi, không chấp nhận” thì nó sẽ tan biến mất. Nó để lại cho mình một sự bình an.

4- HIỂU VỀ TÂM VÀ Ý

(14:13) Cho nên gần đây, Thầy có dạy cho mấy con trong ”Bức Tâm Thư”, cách thức dẫn tâm vào đạo. Đạo là cái gì mấy con? Đạo là cái chỗ bất động tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Các con nhắc nó ”Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi các con nhìn cái chỗ bất động của tâm mấy con, coi trong cái tâm của các con tĩnh lặng.

Hiện giờ mấy con coi cái tâm của mấy con, tức là mấy con nhìn cái ý thức của mấy con. Bởi vì các con hiểu cái chữ ”Tâm và chữ ”Ý thức nó phải rõ ràng, nó khác nhau mấy con. Chữ “Ý thức là có cái ý thức của chúng ta. Tức là trong cái ý, trong cái đầu chúng ta nó có cái khởi niệm này, niệm kia đó là ý thức. Nhưng cái tâm nó gồm sáu cái thức mấy con, mới gọi nó là Tâm.

(15:02) Mắt có cái biết của mắt. Tai, cái lỗ tai nó có biết cái nghe của lỗ tai. Những cái biết này nó gom lại sáu cái, nó gọi là ”Tâm. Các con phân biệt được chữ Tâm với cái Ý không? Còn cái Ý là một cái biết trong của cái tâm. Cho nên nói: Ý làm chủ, ý tạo tác. Cái ý coi vậy chứ nó làm chủ cả mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình.

Bây giờ con mắt nó nhìn cái cây kia nói: “Ồ! Cái cây này đẹp quá, phải cưa ván ra làm nhà, làm cửa làm thế này”, nó suy tư trong này. Tức là cái suy tư đó không phải là ý của mấy con đâu, mà cái ý của con mắt nó suy tư đó. Chứ mấy con đừng tưởng con mắt nó chỉ thấy không đâu.

Nó thấy, nó biết cây đó lớn nhỏ bao nhiêu, nó biết vàng, xanh, đỏ, trắng nó biết. Mà nó còn suy tư ra làm những lợi ích. Các con đừng có lầm cái ý con nói đó, không phải! Là con mắt nó đang nói chuyện của nó đó, nó đang suy tư của nó, gọi là ý thức. Cho nên mấy con phải rành.

Bây giờ tai nó nghe âm thanh. Nó không phải cái ý của nó khi nghe âm thanh nó nói đâu, mà cái tai nó nói chuyện. Nó biết phân biệt cái điều đó chính xác. Bởi vậy gọi là Nhĩ Thức. Các con thấy rõ ràng mà. Cho nên các con lầm, cứ mỗi cái người có sự tư duy suy nghĩ là cứ cho ý thức hết. Ý thức có bổn phận là nó vét trong tâm mấy con nó ra nó suy nghĩ. Chứ nó không có thấy cái kia mà suy nghĩ đâu. Nó không có nghe âm thanh ở ngoài kia mà suy nghĩ đâu. Các con hiểu điều đó.

Các con đừng tưởng rằng khi nó thấy, rồi nó truyền vô ý thức nó, nó nghĩ không phải đâu. Có bổn phận của nó. Nó thấy là nó phải tư duy suy nghĩ theo cái cách trách nhiệm, bổn phận, việc làm của nó. Bởi vì sáu cái thức này nó gom lại, nó thành ra cái tâm của nó. Thì cái người nào có cái nhiệm vụ, sáu cái người này nó có nhiệm vụ, nó làm cái nhiệm vụ của nó, chứ nó không phải là nó thấy đó, nó giao lại cái ý thức nó làm.

Các con lầm tưởng rằng khi mỗi khi con mắt nó nhìn thấy cái cây đó thì bắt đầu ở trong này nó khởi nghĩ, không phải. Con mắt nó nghĩ. Nó phải rõ được cái thân của chúng ta nó như thế nào? Cho nên đức Phật nói: “Được thân là khó”, nhưng mấy con thấy đâu khó.

5- CHUYỂN NHÂN QUẢ THIỆN ÁC

(17:06)Tại vì mấy con, hồi nãy Thầy nói vô tình mấy con dẫm đạp chết chúng sanh. Mà xét ra từ khi mấy con biết Phật pháp, mấy con đã ăn thịt chúng sanh bao nhiêu chưa? Mấy con thấy chưa? Mấy con giết hại bao nhiêu chúng sanh để ăn thịt? Một bữa ăn của mấy con biết bao nhiêu loài vật mà cho tới hôm nay thì mấy con sẽ thấy.

Biết được Phật pháp mấy con mới biết được Giới của Phật, mấy con mới giữ gìn không ăn thịt chúng sanh, mấy con không ăn. Bởi vì đạo Phật dạy đâu có nghĩa mấy con giữ năm giới để mấy con thành Phật, mà giữ năm giới để mấy con làm con người có đạo đức biết thương yêu nhau.

Mấy con biết con kiến có sự sống. Sự sống của nó bình đẳng như sự sống của chúng ta, thì con cá, con tôm, con heo, con bò, con dê, tất cả đều có sự sống thì sự sống phải bình đẳng. Tại sao chúng ta lại xem sự sống mình quá lớn, mà coi sự sống của con vật quá nhỏ? Dám nỡ tay mà cầm con gà cắt cổ như thế này? Con gà không có sự sống sao? Các con có dám cầm cái đầu của người khác mà cắt cổ không?

Sao lại mình biết tôn trọng sự sống của con người mà không biết tôn trọng sự sống của loài vật? Cho nên Thầy nói mấy con đã từng, đã làm những cái điều ác thì hôm nay biết được Phật pháp, chúng ta quay lại hoàn toàn vào thanh thiện cuộc sống.

(18:20) Nhưng nghiệp đó chúng ta sẽ chuyển biến, thay đổi. Mà nếu chúng ta không chịu chuyển biến, thay đổi thì chúng ta phải trả quả. Còn khi mà chúng ta không biết Phật pháp thì chúng ta cứ tiếp tục cho đến khi thân chúng ta hoại diệt thì chúng ta sanh làm loài vật đó, thì biết bao giờ các con được thân làm người?

Bởi vì các con giết một con gà thì mấy con phải biết, khi mà cái từ trường mấy con cắt cổ con gà, nó phải phóng ra rồi. Nó không chạy đi đâu mất hết, nó lưu lại trong không gian chúng ta, nó không mất được. Cho nên mấy con không giấu đâu được hết và cái từ trường đó tương ưng sẽ tái sanh làm con gà người ta cắt cổ lại. Và mấy con giết bao nhiêu con gà thì mấy con phải trả bao nhiêu con gà. Mà một cái giết của một con gà mấy con phải trả mười con gà.

Bởi vì nhân quả nó căn cứ không thay đổi được. Làm một cái điều ác là nó phải căn vào cái sự đau khổ của nó, chứ không thể mà mấy con làm điều ác mà mấy con thoát khổ. Đó! Như vậy mấy con cứ nghĩ xét từ cái ngày mấy con biết đạo Phật, rồi từ cái ngày chưa biết đạo Phật, mấy con đã làm biết bao nhiêu tội khổ? Lúc bấy giờ mấy con thấy mình có đủ làm con người chưa?

Tại sao mà năm cái giới luật của đức Phật gọi là đạo đức nhân bản? Nhân bản là gốc làm người. Nếu một người nào mà giữ được năm giới này thì còn được sanh làm người. Mà không giữ được năm giới này thì không bao giờ sanh làm người mấy con.

Từ một con vật hiền lành như con bò ăn cỏ không ăn thịt chúng sanh, mấy con mới trở thành con người. Từ con hươu, con nai, những con vật hiền lành hoàn toàn là ăn chay, tức là ăn những cọng cỏ, mới thành ra con người, chứ không phải con người mà sanh ra con người đâu.

Mấy con có đôi mắt Tam Minh, mấy con nhìn, mấy con sẽ thấy được. Mấy con thấy mình là con hươu nè, con nai nè hay là con bò, con trâu mà sanh ra con người chứ không phải mấy con là con người mà sanh ra con người. Bởi vì mấy con có giữ gìn giới luật đâu. Năm giới của Phật hiện tiền mà có giữ được giới nào đâu.

6- NHẤT ĐỊNH ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT

(20:22) Cho nên hôm nay Thầy nhắc nhở được thân người là khó, mà biết được Phật pháp còn khó hơn. Hôm nay mấy con được thân người mà biết được Phật pháp, nhất định phải giữ gìn năm giới mấy con. Chỉ có con người mới có được cái trí tuệ, cái đầu óc biết thiện biết ác. Chứ con bò, con trâu tự bản chất của nó sanh ra là nó ăn cỏ vậy thôi, chứ nó không biết thiện, nhờ đó mà nó thành là người mấy con. Các con phải hiểu.

(20:48) Còn chúng ta là con người có đầu óc, có sự hiểu biết, có phân biệt thiện ác. Học hiểu biết rõ ràng. Cho nên chúng ta quyết định chết bỏ, nhất định là không phạm giới của Phật để chúng ta càng ngày đi lên trên cái sự giải thoát chứ không thể làm con người rất khổ. Đã là con người quá khổ. Thấy nè, sanh làm người thứ nhất là khổ, thứ hai là nguyên nhân sanh ra đau khổ. Các con thấy rất rõ, không thể nào mà con người thoát khỏi. Mọi con người ai sinh ra làm người cũng đều thấy khổ.

Mấy con thấy từ nằm trong bụng mẹ chật chội là khổ rồi. Sanh ra đau đớn mẹ không thể nói là không đau, người mẹ sanh con là người mẹ cũng đau khổ. Đứa con lọt lòng cũng đau khổ. Rồi đứa con nằm ba bốn năm trời để mà lăn lóc ở trên dơ bẩn như vậy. Rồi người mẹ phải khổ sở, phải tắm giặt đủ thứ để nuôi con lớn khôn. Mấy con thấy một đứa bé mà lớn cho thành người đó mấy con bao nhiêu cái khổ chưa? Khổ cả bản thân mình mà khổ cả mẹ, chứ đâu phải khổ một người đâu.

Mà bây giờ được thân người mà không thực hiện để mà chúng ta thoát ra cái sự khổ của chúng ta. Cho nên phải ráng tu, phải nỗ lực tu tập, không còn cách gì khác hơn là tu tập. Đừng có nghĩ chuyện này, chuyện nọ, chuyện kia. Tất cả các pháp đều vô thường, không có pháp nào thường. Cả bản thân của mấy con mấy con giữ cũng không được thì mấy con giữ tiền, giữ bạc, giữ nhà, giữ cửa, giữ làm gì?

(22:15)Nay thương người này, mai ghét người kia, chết rồi mấy con có mang theo cái sự thương ghét không? Thầy nói như thế này, cha mẹ không có cha mẹ nào không thương con, nhưng mà đứa con chết cha mẹ có chết thế được không? Không!

Không có người con nào mà không thương cha mẹ. Nhưng mà cha mẹ chết có đứa con nào chết thế cho cha mẹ được không? Chuyện đó không làm được. Tại sao chúng ta làm được mà chúng ta không làm được? Nghĩa là cha mẹ mà một người tu, người ta sẽ làm chủ được sự sống chết, còn mấy con chưa làm chủ được sự sống chết. Cha mẹ người ta nếu mà cha mẹ người ta chết ở đây sanh chỗ khác, người ta sẽ đến, người ta tìm, người ta cứu độ cha mẹ mình, chứ người ta đâu có để cha mẹ người ta chịu khổ.

Còn mấy con không làm được. Cho nên ở đây mấy con có duyên theo thầy Thông Vân về đây được nghe Thầy. Chứ nếu mà không có thầy Thông Vân thì chắc ai dẫn đường mấy con đi về đây? Cho nên khi mà có cái duyên như vậy mà về đây được nghe Thầy, thì Thầy dạy mấy con, mấy con cố gắng, cố gắng tu hành.

7- PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý DẪN TÂM BẤT ĐỘNG

(23:18)Rất đơn giản mấy con. Giữ giới luật trọn vẹn, sống độc cư đừng nói chuyện. Bởi vì sống độc cư là mấy con không phóng dật. Còn mấy con mà không sống độc cư, không một mình thì mấy con sẽ phóng dật. Phóng dật làm gì? Sống nói chuyện người này, người kia thì phải phóng dật chứ sao?

Ngồi trong thất một mình, mắt thấy cây này, cây kia cũng đều phóng dật. Cho nên phương pháp ngồi tu là lôi Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý vào một điểm và đồng thời lôi cái ý mình vào một điểm.

Đơn giản, Thầy dạy mấy con cái pháp tu tập. Các con sẽ dùng cái pháp Như Lý Tác Ý. Bởi vì đức Phật dạy: ”Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh và đã sanh bị diệt”. Tại sao đức Phật, lậu hoặc là gì? Lậu hoặc là đau khổ. Có Như Lý Tác Ý đau khổ không sanh và đau khổ đã sanh thì bị diệt.

Ví dụ như thân mấy con đau nhức chỗ nào đó. Thì nó đang đau nhức đó thì mấy con dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi nó ra khỏi tâm mấy con. Bền chí, một ngày cái cảm thọ trên thân mấy con, cái bệnh chưa đi thì ngày thứ hai phải đi. Ngày thứ hai không đi thì ngày thứ ba sẽ đi. Nó sẽ không còn đau khổ gì cả. Khỏi cần phải uống thuốc tốn tiền vô ích. Mà nếu không, mấy con bền chí một tuần lễ là không có bệnh nào là mấy con đuổi không đi, mấy con phải gan dạ.

Trong cái sự tu tập của đạo Phật, một là chúng ta chứng đạo, hai là chúng ta chết. Cho nên các con nghe đức Phật nói: ”Nếu ta không thành đạo cội bồ đề thà nát xương mà thôi”, câu nói của đức Phật. Cũng như bây giờ chúng ta theo đạo Phật là chúng ta coi cái chết rất là nhẹ nhàng, không sợ hãi nó. Còn mấy con sợ chết nhưng mấy con thấy có ai mà thoát chết đâu? Không ai thoát chết đâu.

(24:58)Chết là một cái quy luật vô thường của muôn loài chứ không phải riêng con người. Cho nên chúng ta không sợ chết mà chúng ta làm chủ cái chết. Bởi vì mấy con làm chủ được cái bệnh thì mấy con làm chủ được cái chết chứ sao. Do bệnh mà con người chết, có phải không? Nếu không bệnh làm sao chết? Mà làm chủ được bệnh, có bệnh đuổi đi thì thân làm sao chết? Cho nên cái chết, người ta muốn chết thì người ta điều khiển nó chết.

Như đức Phật mấy con thấy, già tám mươi tuổi đức Phật thấy duyên mình hết rồi, thôi ra đi, chứ nó làm sao mà diệt đức Phật được bằng cái bệnh. Đức Phật bệnh, đức Phật đuổi bệnh. Chứ thân thì làm sao không bệnh? Nhưng mà có bệnh đuổi bệnh. Đuổi bệnh thì hết bệnh. Hết bệnh thì làm sao mà diệt được cái thân.

Nhưng đến giờ phút cuối cùng thì đức Phật xả bỏ báu thân mình bằng Tứ Thánh Định, bằng thiền ”Tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền”. Từ trạng thái Tứ Thiền đức Phật xả và nhập vào. Tại sao vậy?

Tại nhập Tứ Thiền thì cơ thể sẽ không thở. Mà từ cái cơ thể không thở đó đó thì đức Phật mới ở trong cái trạng thái không thở đó, mới xả cái trạng thái Tứ Thiền của tâm, chứ không phải xả cái thân của Tứ Thiền. Để cái thân nhập Tứ Thiền không thở như người chết, rồi đức Phật ở trong tâm mới xả cái trạng thái Tứ Thiền của tâm rồi mới vào Niết Bàn. Cho nên thân ở đây người ta mới đem thiêu đốt.

(26:28) Các con thấy cụ thể chưa? Nhưng bây giờ ai các con ở đây ai là người nhập được Tứ Thiền? Tứ Thiền không phải tu tập mà Tứ Thiền phải trên Tứ Niệm Xứ nó xuất hiện ra Tứ Thiền. Tức là thức xuất hiện Định Như Ý Túc định như ý mình muốn. Cho nên các con giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Giữ được tâm bất động của mình thì mấy con sẽ làm chủ được thân tâm. Cho nên, trong đạo Phật có pháp tu tập đàng hoàng.

Vì vậy mà Thầy dạy mấy con dùng pháp Như Lý Tác Ý ”Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi mấy con ngồi im lặng, đừng nói gì hết, đừng nghĩ gì hết để thử xem coi tâm mình nó ở đâu? Thì lúc bấy giờ mấy con thấy hơi thở ra, hơi thở vô, có phải không mấy con? Mấy con ngồi im lặng thì mấy con sẽ thấy hơi thở, chứ không thấy gì khác. Nhưng thấy hơi thở tức là thấy sự im lặng của nó, còn nó mất hơi thở là mấy con sẽ không thấy sự im lặng mà có niệm. Mấy con có tập thì mấy con sẽ biết được cái điều này. Còn không tập, mấy con không biết.

Bây giờ mấy con nhắc ”Tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự” rồi mấy con im lặng, thì lúc bấy giờ mấy con thấy hơi thở ra, hơi thở vô. Và hơi thở ra, hơi thở vô vậy mà mấy con thấy hơi thở ra, hơi thở vô là tâm mấy con đã bất động im lặng đó. Thì lúc bấy giờ các con cứ nhẹ nhàng nương vào hơi thở, đừng bỏ hơi thở. Bỏ hơi thở là mấy con có niệm khác, lọt vào trong vọng tưởng, lọt vào trong hôn trầm, thùy miên.

(28:03)Mấy con nương vào hơi thở. Nương vào hơi thở như người nương ngón tay để thấy Mặt Trăng. Hơi thở không phải là Đạo mà chính tâm bất động là Đạo. Bây giờ các con thở thì các con nhìn sau hơi thở các con sẽ thấy được tâm bất động, có phải không mấy con?

Các con cứ làm thử rồi mấy con sẽ thấy sự tu tập của mấy con rất cụ thể. Các con sẽ thấy hơi thở tại chỗ mũi con. Nhưng mà nhìn ra xa chỗ cách cái chỗ mà mấy con thở, thì các con sẽ thấy sự bất động chỗ đó. Đó là cái tâm giải thoát. Đó là cái chỗ chứng đạo của đạo Phật mấy con.

Chính chỗ bất động tâm, mà cái trạng thái bất động tâm này kéo dài bảy ngày đêm thì nó có Tứ Thần Túc, nó có bảy năng lực của giác chi xuất hiện. Bảy năng lực có nghĩa là lần lượt cái giác chi thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư nó sẽ xuất hiện. Cho đến khi trạch pháp giác chi xuất hiện đầy đủ thì chúng ta có đủ Tứ Thần Túc, bốn cái lực như Thần.

Thì trong đó có cái Định Như Ý Túc định như ý mình muốn bắt đầu mình mới vào tu Thiền Định. Tức là mình mới điều khiển cái Định Như Ý Túc đó bảo nhập Sơ Thiền ly dục, ly ác pháp thì thân tâm các con sẽ nhập Sơ Thiền. Bảo tịnh chỉ hơi thở thì nó sẽ nhập Tứ Thiền. Chứ bây giờ mấy con ngồi thiền để mà nhập Thiền Định thì mấy con chỉ là người tưởng thôi, người điên đảo trong tưởng của mấy con.

Bây giờ mấy con tu giới chưa xong mà gọi là tu Thiền Định? Thiền Định đâu phải để cho một cái người phàm phu tâm còn tham, sân, si như mấy con mà tu. Tâm mấy con phải hết tham, sân, si, cho nên nó mới ở được trong tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự. Từ chỗ đó, từ cái tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự đó, mấy con mới tu, mới nhập các định mới được.

8- TỨ NIỆM XỨ LÀ LỚP THỨ BẢY CỦA BÁT CHÁNH ĐẠO

(29:53) Cho nên vô các thiền đường mà dạy ngồi thiền, nhiếp tâm, tu trên Tứ Niệm Xứ bằng cách này, bằng cách kia. Hoàn toàn mấy con còn gia đình như thế này thì Thầy thấy uổng công cho mấy con mà thôi. Đi cho có tiếng là tui đi qua Miến Điện, tui tu cái thiền đường này, thiền đường kia để về khoe khoang với bà con thôi, chứ mấy con có đạt được những cái gì? Chính cả những sư ở bên đó dạy như vậy cũng chưa biết con đường dạy Tứ Niệm Xứ.

Trước khi tu Tứ Niệm Xứ mấy con biết triển khai tri kiến của mấy con để giải thoát như thế nào không? Phải đi vào lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, chứ ai khi không mà vào lớp Chánh Niệm? Chánh Niệm tức là Tứ Niệm Xứ đó mấy con, là lớp thứ bảy của người ta. Bát Chánh Đạo nó kê cho chúng ta rất rõ ràng, để chúng ta biết cái chương trình tu tập chúng ta lớp nào ra lớp nào.

Còn mấy con biết tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự là nó ở trên tâm chúng ta. Nó biết hơi thở và nó biết tâm bất động là nó tu pháp gì mấy con biết không? Tứ Niệm Xứ đó mấy con. Trên thân quán thân. Nó quán thân là nó quán cái hơi thở của nó, chứ quán cái gì? Thân mấy con có hơi thở chứ gì? Cho nên trên thân quán thân. Trên thân biết thân thì phải biết hơi thở, chứ sao lại biết cái thân không?

Mà trên thân quán thân thì bây giờ cái thân của mấy con nó đau nhức chỗ nào mấy con biết. Thì trên thân quán thân thì phải quán thọ chứ sao, có phải không? Mà trên thân quán thân mà biết hơi thở ra vô, thì biết tâm bất động là trên thân quán tâm chứ sao, có phải đúng không? Quán bốn chỗ một lượt mấy con. Chứ không phải là chỉ có biết quán tâm bất động chúng ta không đâu.

Đó là cái chỗ tu Tứ Niệm Xứ, mà khi đạt Tứ Niệm Xứ thì nó mới có đủ bảy năng lực giác chi. Bảy năng lực giác chi nó mới có đủ Tứ Thần Túc để chúng ta thực hiện Thiền Định. Mới có đủ Tam Minh. Mới có Tuệ Tam Minh, mới có nhìn thấy được, mới biết được cái điều mà trong quá khứ, cái điều tương lai của chúng ta sẽ xảy ra điều gì, chúng ta đều biết.

Là vì cái trí tuệ hiểu biết đó không có thời gian, không gian cho nên chúng ta hiểu biết chứ không có gì cả. Tương lai sắp sửa ngày mai nó xảy ra chuyện gì thì cái người có Tam Minh người ta biết hết. Nhưng đâu phải ngày nào người ta cũng ngồi để mà quan sát, để biết cái đó làm cái gì? Nhân quả thì nó đến thì mặc nó. Người ta cứ giữ tâm bất động, không dao động trước một cái gì hết tức là giải thoát mà thôi.

9- CHỨNG ĐẠO LÀ NHƯ THẾ NÀO

(32:10) Cho nên hôm nay tóm lại để mấy con biết cách tu tập thì mấy con về giữ gìn năm giới đó là thứ nhất trọn vẹn. Thứ hai thì mấy con nên dùng câu tác ý ”Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” rồi nương vào hơi thở biết hơi thở ra, biết hơi thở vô để biết được tâm bất động của mình, có bấy nhiêu đủ rồi.

Nếu ngày ngày nỗ lực sống trong một cái ngôi nhà đừng tiếp duyên với ai thì mấy con sẽ tu từ một tháng đến bảy tháng, mấy con sẽ chứng đạo. Tu chứng đạo đâu phải tu lâu? Chứng đạo là chứng cái gì mấy con? Chứng cái tâm bất động. Chứng cái tâm bất động thì làm chủ được sanh, già, bệnh, chết.

Bây giờ thân mấy con đau nhức chỗ nào, mấy con sẽ nhắc tâm bất động thì nó bất động yên lặng. Chỉ một chút xíu, cái cơ thể mấy con đau nhức đó sẽ tan biến mất. Nó hay đến mức độ đó đó, nó không còn đau nhức. Bởi vì mấy con ở trong tâm bất động làm sao đau nhức mấy con được. Nó không đau nhức được, nó làm chủ được bệnh.

Còn bây giờ mấy con muốn chết, mấy con bảo tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền là nó nghe theo, nó làm theo. Cho nên chúng ta không nín thở chút nào đâu. Tự cái hơi thở chúng ta từ từ nó thở nhẹ nhàng, chậm chạp nhẹ nhàng. Rất là nhẹ nhàng rồi nó dừng, mà cơ thể và tâm chúng ta thoải mái vô cùng, an lạc vô cùng.

Chứ không phải bịt mũi, bịt miệng chúng ta không cho thở. Nó bực ở trên đầu chúng ta, lỗ tai chúng ta nó bực, nó ve ve, nó làm cho chúng ta khó chịu vô cùng. Cái này không có đâu. Nó nhẹ nhàng nó từ từ, cái hơi thở nó lần lượt nó ra đi,. Nó không còn thở nữa mà với cơ thể rất là thoải mái.

10- THÂN HÀNH NIỆM LÀ PHÁP ĐỆ NHẤT

(33:42) Trưởng lão: Mấy con có hỏi Thầy gì không con?

Phật tử: Dạ con đảnh lễ Trưởng lão. Kể cả người tại gia và người xuất gia đều tu tập được phải không Thầy?

Trưởng lão: Được hết, chỉ mình giữ đúng cái giới luật. Năm giới thôi không cần phải mười giới mấy con. Thì người tại gia, người xuất gia đều tu tới nơi tới chốn.

Phật tử: Dạ cái thứ hai nữa con xin hỏi Thầy là cái thời kỳ mạt pháp này phương pháp đó là cái pháp vô cùng rốt ráo nhất, hay là còn cái phương pháp nào xin Thầy dạy bảo?

Trưởng lão: Cái phương pháp mà Thầy truyền dạy đó là cái phương pháp đệ nhất mà đức Phật đã dạy gọi là pháp Thân Hành Niệm. Bởi vì mình niệm Thân Hành Niệm hơi thở của mình thôi. Pháp đệ nhất của đạo Phật. Cho nên Thầy có một cuốn sách ”Muốn tu chứng đạo phải tu pháp môn nào”. Đức Phật đã dạy chúng ta pháp Thân Hành Niệm để chúng ta chứng đạo. Cho nên Thầy lấy đó mà Thầy, đây là cái pháp rốt ráo cho cả người cư sĩ cho đến tu sĩ, chứ không riêng tu sĩ.

11- CÁC PHÁP CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI TU

(34:46) Phật tử: Kính thưa Thầy, cái pháp tác ý con có, trước đây con có viếng Thầy một lần, tại vì con có coi cái cách của Thầy, con có coi con tập cái pháp đó. Thế thì cái việc phóng sanh, tức là việc nghe pháp mà nghe nhiều quá, thâm sân mà thôi. Tất cả những cái pháp của Thầy thì máy người đều được thì rất tốt. Coi như đều về tu tập.

(35:16) Nhưng mà trong cái hoàn cảnh của Phật tử hiện nay, không có điều kiện thời kỳ mạt pháp cái cuộc sống nó khó khăn, Thầy còn cái pháp gì để hóa giải để mà chỉ cho các Phật tử tinh tấn tu hành để được giải thoát trong cái thời kỳ mạt pháp này không, thưa Thầy?

Trưởng lão: Năm cái Giới mà các con cố gắng gìn đừng vi phạm nó sẽ chuyển biến thay đổi cuộc sống của mấy con. Mấy con sẽ tu tốt hơn. Nhớ năm giới trên hết thì mấy con cố giữ gìn năm giới. Và những sách mà Thầy viết dạy tâm không phóng dật đồ đó, thì đó là cái cơ bản đầu tiên của mấy con biết. Thì mấy con phải tập luyện cái cơ bản để khai triển tri kiến giải thoát cho chúng ta. Sau đó mấy con ôm pháp tác ý ”Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” là mấy con đi tới nơi.

Phật tử: Thưa Thầy, cái pháp thường hành bố thí, đi làm từ thiện, nói chung tất cả mọi việc đó có phải là pháp Thiền Định không, thưa Thầy?

Trưởng lão: Không con! Cái pháp bố thí nó không phải nằm trong Thiền Định, mà cái pháp cho chúng ta, tạo hoàn cảnh chúng ta được thuận duyên, nó tạo phước.

(36:26) Phật tử: Kính thưa Thầy, từ bữa con có nghe pháp về…​ (Nghe không rõ) cả ngày đêm hay thời gian tất cả đi đứng nằm ngồi đều làm được…​ có phải như vậy không Thầy?

Trưởng lão: Đúng rồi con tu cả ngày đêm. Tu luôn cả trong bốn oai nghi nữa con. Bởi vì, sau khi Thấy thấy mấy con quá bận nhiều công việc, đời sống gia duyên đủ loại. Mà nếu mà không đem một cái pháp hướng rốt ráo như thế này thì mấy con sẽ tu biết chừng nào mà cho nó xong. Cho nên Thầy đưa cái pháp Như Lý Tác Ý, dù mấy con nhắc tâm mình trong một phút bất động, thanh thản vẫn gieo một cái duyên đó, mà sau này gặp đúng chánh pháp của Phật.

*Phật tử: …​*(Nghe không rõ) của con thì khi mà Thầy nhắc hoàn thành (Nghe không rõ) thì con cũng mong muốn làm sao mà…​

Trưởng lão: Thầy sẽ cho in thành sách những cái tập sách mỏng như sách gối đầu nằm để cho mấy con. Khi mà xin phép được rồi Thầy sẽ phổ biến cho mấy con. Thì mấy con sẽ đọc những sách đó. Thì coi đương nhiên mấy con sẽ giữ được cái tâm của mình, dù ít dù nhiều mấy con cũng thấy được sự yên ổn của phương pháp đó. Mấy con yên tâm, Thầy đang lo cho mấy con, chứ Thầy không lẽ lo cho ai bây giờ? Mấy con là con của Thầy mà.

12- PHẬT DI ĐÀ KHÔNG CÓ THẬT

(37:57) Phật tử: Bạch Thầy cho con xin hỏi.

Trưởng lão: Con cứ hỏi đi con.

Phật tử: Ngày hôm nay con tới đây gặp Thầy, xin Thầy dạy giùm cho con biết.

Trưởng lão: Lớn tuổi rồi con, Thầy sẽ độ mấy con. Mấy con ráng tu.

Phật tử: Xin Thầy dạy cho con cũng như là tất cả những người ở đây biết là đức Phật Di Đà với đức Phật Thích Ca là hai hay là một?

Trưởng lão: À đức Phật Di Đà, đức Phật Thích Ca. Đức Phật Thích Ca trên cái thế gian của chúng ta thì chỉ duy nhất có đức Phật Thích Ca là con người Ấn Độ. Còn đức Phật Di Đà là tưởng của chúng ta mà thôi. Tưởng của các cái nhà, các Tổ tưởng ra chứ không có ông Phật Di Đà. Cho nên không phải là một mà cũng không phải là hai.

Phật tử: Vậy là một hay là hai?

Trưởng lão: Nó không phải một mà cũng không phải hai mà nó là tưởng, con biết tưởng không?

Phật tử: Tại vì con thấy ở trong kinh Di Đà nói Thích Ca là bạn. Bảo Hải tức là bạn của ngài Thích Ca đó.

Trưởng lão: Người ta tưởng ra, người ta đặt ra mà thôi.

Phật tử: Dạ còn vấn đề thứ hai xin Thầy dạy cho con biết là trong một đêm mình trì kinh của nhiều người, có được không? Chẳng hạn như của ngài Quan Âm, của ngài Di Đà có được không vậy?

Trưởng lão: Không con! Con phải trì cái tâm của con để giữ gìn tâm bất động của con thì, hoặc là con giữ giới nghiêm chỉnh thì nó lợi ích. Con trì kinh gì cũng không lợi ích cho con hết. Chỉ con tưởng nghĩ rằng lợi ích, chứ không lợi ích. Không có kinh gì mà cứu khổ con hết. Cho nên người tụng kinh Niệm Phật là người mê tín. Mà phải giữ tâm mình nó thanh tịnh, trong sạch trong giới luật thì nó mới lợi ích.

Bởi vì ví dụ như, ờ con con hỏi con.

13- ĐI KINH HÀNH BỊ NGÃ TỚI NGÃ LUI

(39:40) Phật tử: Thầy cho con hỏi, con mới tập Chánh Niệm Tỉnh Giác, thì thời gian đầu thì sao có một chút như mình bắt đầu vô đi nhưng mà nó có cảm giác ngã tới ngã lui vậy Thầy. Sao đó con có tác ý cái tâm an lạc, thanh thản. Nhưng mà con hỏi Thầy cho con biết là do cái nguyên do gì mà mình đi kinh hành nó bị ngã tới ngã lui vậy?

Trưởng lão: À cái nghiệp của con con. Cái nghiệp của con nó làm cho con khó khăn trên bước đường tu. Con cứ ôm ngay cái pháp Thân Hành Niệm con dập ngay nó liền thử coi. Nó sẽ không còn ngã tới ngã lui nữa, nó rất tỉnh táo, nó không còn cái nghiệp đó nữa. Con ôm pháp Thân Hành Niệm Thầy khi mà bị như vậy là con ôm pháp Thân Hành Niệm con tập, con tác ý từng hành động con thì ngay đó nó sẽ hết liền.

Bởi Thầy chuẩn bị cho mấy con các pháp hết rồi, con hiểu không? Chánh Niệm Tỉnh Giác mà đi cứ ngã tới ngã lui cứ bắt đầu ôm pháp Thân Hành Niệm, cho mày ngã. Con tác ý một vài lần thì nó đi vững vàng nó lại liền con. Con nhớ pháp Thân Hành Niệm nó phá hết những cái tâm lờ đờ.

14- ÔM PHÁP DẬP CƠN BUỒN NGỦ

(40:44) Phật tử: Thầy ơi con còn quên chuyện nữa.

Trưởng lão: Rồi con hỏi đi con.

Phật tử: Dạ là trong lúc Niệm Phật con hay ngáp hoài vậy Thầy? Thầy chỉ cho con. Mà khi xảy ra cái chuyện đó con vả miệng con hoài không có hết.

Trưởng lão: Cái đó là. Thôi thôi đừng có Niệm Phật, không có được đâu. Con phải đứng dậy. Khi mà nó ngáp như vậy đó là con đứng dậy. Cái nghiệp con là cái nghiệp buồn ngủ, cái nghiệp hôn trầm, thùy miên nó mới ngáp. Con đứng dậy ôm pháp Thân Hành Niệm dập liền chứ đừng có ngồi nữa. Mà con cứ ngồi Niệm Phật mà nó ngáp, ông Phật có độ con hết ngáp đâu?

Cho nên dẹp xuống, đừng có niệm nữa, mà đứng dậy ôm pháp Thân Hành Niệm coi thử coi còn ngáp không? Con đi chừng mấy vòng thì nó hết ngáp liền à con, con hiểu chưa?

15- TÁC Ý TÂM BẤT ĐỘNG GIỮ GÌN CHÂN LÝ

(41:20) Phật tử Trường Giang: Xin Thầy nói rõ thêm cái pháp Như Lý Tác Ý đó Thầy.

Trưởng lão: Như Lý Tác Ý phải không con?

Phật tử: Nói rõ cụ thể để…​ (Nghe không rõ)

(41:28) Trưởng lão: Bây giờ Thầy lấy một cái chơn lý. Đức Phật đã đưa ra cái chơn lý, cái chơn lý các con nghe đây. Thầy nói rõ để mấy con hiểu tại sao Thầy dám đưa cái tâm bất động mà vào chỗ này để dạy mấy con tu tập. Đây là cái chơn lý của đạo Phật: Khổ, tập, diệt, đạo.

Cái chữ Diệt: Diệt đế là một cái chơn lý mấy con. Mà mấy con nghe diệt đế, mấy con biết cái trạng thái gì không? Đó là cái trạng thái tâm bất động. Vì bất động nó làm sao còn khổ trong này được? Nó bất động, nó còn tham muốn gì được? Bất động, thanh thản, an lạc, vô sự có phải không mấy con thấy?

Bây giờ ngồi đây nè, mấy con đừng khởi niệm gì hết thì tâm thanh thản phải không? Nó bất động, nó không nghĩ thì nó bất động chứ gì. Thanh thản, an lạc, thân tâm mấy con nghe đâu có đau nhức chỗ nào đâu thì nó an lạc. Còn nó vô sự, nó có làm gì đâu cho nên nó vô sự. Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự đó là diệt đế chứ không phải cái gì. Mà diệt đế là một chơn lý của đạo Phật. Cho nên chúng ta lấy cái chơn lý đó mà bảo vệ cái chơn lý đó bằng cái pháp ”Như Lý tác ý”, có phải không?

”Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” rồi ngồi đây để giữ gìn nó, coi nó được mấy phút. Một chập mà nó có một niệm thì tác ý nữa. Một phút mà có một niệm nữa thì tác ý nữa. Tác ý hoài cho đến khi nó kéo dài từ giờ này đến giờ khác mà không niệm thì mấy con đã bảo vệ được cái chơn lý của mấy con chứ.

Đạo Phật là đạo giữ gìn, bảo vệ cái chơn lý của mình là mình chứng đạo, chứ đâu có tu pháp nào đâu. Các con thấy chưa? Pháp ”Như Lý tác ý” giúp chúng ta bảo vệ, giữ gìn cái chơn lý của đạo. Mà chơn lý đạo Phật thì người nào cũng có, bởi vì nó là cái sự thật mà. Cho nên sự thật của con người thì người nào cũng có cái chơn lý, phải không?

Cho nên mấy con đều có tâm bất động hết, chứ không có Thầy có mà các con không có. Có phải mấy con thấy đúng không? Cho nên vì vậy, bảo vệ cái chân lý đó là bảo vệ sự giải thoát. Mấy con nhớ chưa? Đó là cái chơn lý rõ ràng. Mình tác ý để giữ gìn, bảo vệ. Câu tác ý đó là cái câu giữ gìn cái chơn lý.

Cho nên mình siêng năng tác ý thì mình sẽ sớm thành đạo. Mình lười biếng tác ý thì lâu thành đạo. Còn mình lười biếng nữa không tu thì mình sẽ thành phàm phu. Có vậy thôi.

16- BỎ TỤNG KINH ĐI KẺO PHẬT QUỞ

(43:31) Phật tử: Thầy ơi Thầy giải thích giùm con chuyện nữa

Trưởng lão: Gì đó con?

Phật tử: Chẳng hạn như là con đang trì kinh mà nửa đêm có người kêu để mua đồ, vậy con ngưng ra con bán con có tội không?

(43:42)Trưởng lão: Thật sự ra cái phương pháp mà con đang trì kinh. Tức là con đang tụng kinh mà có người kêu ra mua đồ, mà con đi ra con lấy đồ con bán, thì con có tội với cái câu chuyện trì kinh của con. Tại vì con ngắt đoạn. Mà vì sự sống của con mà con không bán mai mốt người ta không đến mua đồ của con nữa.

Phật tử: Tại vì việc bán của con là việc bán thuốc, thành ra suy nghĩ hoài. Con sợ người ta đau rồi con cứ lo ngồi thiền thì con sợ.

Trưởng lão: Thì cái này, bởi vì con thấy sự trì kinh con không có lợi. Mà chính cái chỗ bán cho thuốc cái người, giúp đỡ cho người, người ta đang bệnh thì cái đó có lợi. Bởi vì con bán thuốc cho người ta uống. Người ta đang nhức đầu đi, mà người ta về người ta uống cái nó giảm bớt nhức đầu thì cái này là cái phước báu của con. Còn cái trì kinh này không phước báu gì hết.

Phật tử: Vậy con phải trì kinh nữa hay con nghỉ luôn?

Trưởng lão: Thôi con nghỉ luôn chứ tập nữa thì coi như ông Phật ông quở con đó.

17- YỂM LY ĐỂ LÌA TÂM HAM MUỐN

(44:32) Phật tử: Bạch Thầy! Con đọc trong cuốn “Những lời gốc Phật dạy” thì con có thấy Thầy dạy cái pháp là pháp môn ”Yểm Ly”, nhưng mà con không có được rõ lắm. Xin Thầy vui lòng giảng cho đại chúng ở đây nghe luôn.

Trưởng lão: Chữ Yểm Ly, chữ yểm có nghĩa là chữ ếm. Có nghĩa là cái tâm của mình nó khởi lên cái tâm tham thì mình ngừng lại. Và mình tìm cách tư duy quán xét để mình lìa nó ra, chứ mình đừng có tư duy theo cái tâm ham muốn đó của mình. Các con hiểu chưa? Yểm có nghĩa là làm cho nó dừng lại, đừng có tư duy nữa. Rồi từ đó mình biết là cái tâm mà nó khởi cái niệm mà nó ham muốn này thì nó sẽ khởi nữa. Mình yểm nó là mình làm cho nó dừng lại đây đi chứ chưa chắc đã là nó hết, con hiểu không?

Rồi bắt đầu mới cái dùng tri kiến ý thức của con nè, mới suy nghĩ cái niệm này nó lợi, nó hại như thế nào? Nó đem đến sự đau khổ như thế nào? Khi mà hiểu rõ thì cái niệm này nó xả luôn, nó hết. Gọi là ”Yểm Ly”.

Yểm mà lìa nó ra, con hiểu không? Chữ ly là một cái hành động quán xét tư duy. Còn yểm là dừng nó lại, không được liên tục, không được nối tiếp cái niệm này nữa là yểm. Không có cho nó nối tiếp, dừng lại đi, rồi bắt đầu tư duy suy nghĩ làm cho nó lìa ra gọi là yểm ly. Thấy không, con hiểu chưa?

18- TU VIỆN CHƠN NHƯ VỮNG VÀNG QUA SÓNG GIÓ

(45:48) Hết hỏi thì về mấy con. Về nghỉ ngơi rồi đi thăm Tu viện một chút để thấy cái sự. Với Thầy báo như thế này mấy con biết cái Tu viện của chúng ta là một cái cơ sở của tôn giáo của Tây Ninh, nó rộng lớn. Khi mà chính quyền Nhà nước người ta đến người ta thăm, người ta thấy giật mình. Một cái chùa không thể nào là một cái cơ sở như thế này được.

Cho nên người ta mới bàn với Thầy cách thức làm sao cho cái Tu viện này nó có pháp lý hẳn hòi hoàn toàn để nó bảo vệ. Nó không những cho riêng tỉnh Tây Ninh mà cả đất nước của chúng ta, mà thế giới nữa. Chứ không phải riêng có Việt Nam chúng ta đâu. Vì hầu hết, tại sao vậy?

Tại có số người ở ngoại quốc họ về đây họ tu tập. Thậm chí như cả có một người Mỹ nữa mấy con. Đầu tiên nó đến đây là một cái người Mỹ nam và hai người Mỹ nữ. Sau đó coi bộ Nhà nước không cho ở, không xong thì họ lại đi. Một người Mỹ khác họ đến đây. Họ đến đây, họ xin ở. Thì họ xin phép, họ đến chỗ này chỗ kia họ xin phép. Họ được ở một thời gian ngắn, rồi họ cũng không được cho ở, họ phải đi.

Rồi đồng thời một cái số người ở ngoại quốc có hộ tịch nước khác, coi như người ngoại quốc về đây, Nhà nước cũng không chấp nhận cho họ ở. Cho nên cả một cái vấn đề rất khó khăn. Bởi vì cái Tu viện của mình nó chưa có hợp thức giấy tờ đàng hoàng. Người ta bảo bây giờ phải làm cho nó đủ thủ tục giấy tờ đàng hoàng, rồi cái Tu viện này nó mới có thể chấp nhận cho ở. Chứ còn không khéo thì không được.

Rất sợ những người khác người ta vào đây, người ta ở như thế này thì không ai làm sao mà quản lý được, thì chính trị nó có thể xảy ra. Nó làm cho ngay cả cái tỉnh của chúng ta nó sẽ bị động đi. Cho nên do đó các cấp lãnh đạo của Nhà nước người ta rất lo. Vì vậy hôm nay thì Thầy cũng đã cho người đi lo làm cái công việc này.

Và sẵn sàng Nhà nước cũng giúp đỡ cho mình để cái Tu viện chúng ta được họ bảo vệ và hộ trì. Để giúp đỡ cho những người Phật tử về đây, nương tựa vào đây tu tập được bình an. Đó là những điều mà Thầy mong muốn.

(48:04) Cho nên hôm nay thì mấy con nhìn thấy như thế này, chứ sự bất an của nó rất lớn. Bởi vì thường thường ở đây nó hay có sóng gió. Sóng gió khi mấy con về mấy con không thấy đâu. Nhưng mà trong đó nó có sóng gió, nhưng rồi nó sẽ được an ổn. Tại sao nó được an ổn? Mấy con biết nếu mà không phải một người mà giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì nó đập tan nát hết.

Như các chùa, các Thầy Đại thừa mà nếu mà không giữ gìn được như Thầy ở đây thì cái Tu viện này nó sẽ không còn, đập hết. Nó phá, nó dẹp và nó cấm không được cho một người nào.

Các con cứ nghĩ bây giờ ở đây, cái vòng rào lở đây là cái Tu viện. Mà nó còn phát triển đi tất cả những khu khác nữa thì mấy con thấy nhà cửa nó cất hàng hàng, lớp lớp. Chứ nó không phải là như mấy con đi ra ngoài ruộng. Mấy con thấy ở ngoài ruộng, mấy con vô thấy mấy dãy nhà thất nó ngoài cái Tu viện mình.

Rồi ở phía sau Tu viện, nó lại đi ra phía sau, nó không nằm ở trong cái vòng rào của Tu viện nữa mà nó đi ra ngoài. Nó cất nhà cửa hàng hàng, lớp lớp, toàn là những cái mái nhà Tu viện cho những người tu không, chứ không phải là nhà dân ở.

Cho nên Nhà nước rất đâm lo, không biết cái Tu viện này nó sẽ phát triển đến cái mức độ nào? Nó đi hết cái ấp Gia Lâm, rồi nó đi hết cái xã Gia Lộc này sao? Hay hoặc nó đi hết cái huyện này, rồi nó còn đi tới đâu, người ta cũng không biết nữa. Đó là cách thức người ta đang lo và người ta muốn tìm hiểu.

(49:36)Nhưng mà sự thật ra sách vở của Thầy mấy con biết nhờ cái duyên mà trước kia Thầy đã biết thì Sở Nội Vụ của tỉnh Tây Ninh. Cái ông Giám đốc của Sở Nội Vụ tỉnh Tây Ninh, Thầy đã gửi kinh sách của Thầy viết. Cho nên khi mà ông về đây, về Trảng Bàng ông thuyết giảng, ông đã giảng cái lớp chính trị cho tất cả các tín đồ, đều hoàn toàn ông đưa ra giáo pháp của Thầy, ông giảng.

Vì ở đây, Thầy có cho những người đến đó để tham dự cái lớp học chính trị đó. Ông đưa toàn là giáo pháp của Thầy ra. Ông đập tất cả những cái giáo pháp mê tín của ngoại đạo. Trong đó không riêng gì Phật giáo mà ngay cả Cao Đài, Thiên Chúa đều là bị dập hết. Mà không ngờ là đó là cái chánh pháp của Phật mà Thầy đã đưa ra. Cho nên vì vậy mà quý thầy mời tham dự, ngồi đó mà gục mặt xuống hết.

Đó là một nhà làm chính trị của tỉnh Tây Ninh, người ta đã thấy được cái đúng. Cho nên vì vậy mà người ta luôn cẩn thận dè dặt để ủng hộ cái Tu viện của chúng ta. Nhờ những bộ sách của Thầy dạy về đạo đức, nhờ những bộ sách của Thầy dựng lại chánh pháp của Phật.

Ông nói rằng Phật pháp không phải là như quý thầy đã làm. Đâu phải cúng bái, cầu siêu, cầu an, đâu phải ngồi Niệm Phật mà Phật cứu, dạy rất rõ. Chỉ có người làm chính trị dám nói mạnh, rất mạnh đối với tất cả các tôn giáo khác. Còn riêng Thầy thì chỉ ở trong sách vở mà thôi.

Cho nên đó là một cái duyên để đưa chánh pháp mà Nhà nước đã thấy được cái điều tốt và lợi của Phật pháp. Mỗi năm mấy con biết người ta đốt giấy tiền vàng mã, biết bao nhiêu tiền không? Ông tính lại Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu tiền và Hà Nội bao nhiêu tiền đốt tiền vàng mã? Bởi vì các nhà chính quyền người ta mới kết hợp được cái số tiền đó mà người ta nói ra không sai chút nào. Còn huyện chúng ta thì không thể nào tính hết được.

Đó thì mấy con biết đốt tiêu phí biết bao nhiêu tiền bạc mà bằng công sức của người ta với cái sự mê tín của các con. Mà hôm nay Thầy được điều này, Thầy rất mừng là vì chính quyền người ta đã nhìn thấy được chánh pháp của Phật. Người ta trợ giúp để dựng lại cái Pháp của Phật. Mà Pháp của Phật thì đem lại sự bình an cho con người, không hao tốn.

Cho nên hôm nay mấy con có đủ duyên về đây, đây là những cơn sóng gió của Tu viện. Nhưng nó được trải qua và nó lại thêm sức lực mạnh mẽ của nó thêm. Người chính quyền, họ càng gần gũi mình bao nhiêu thì họ càng thấy rõ.

Cũng như mấy con, lâu lâu mấy con có duyên một năm hay nửa năm, mấy con đến thăm Thầy thì mấy con được nghe thuyết pháp, tức là gần gũi được chánh pháp. Còn xa Thầy mấy con sẽ nghe được tà pháp. Dù đó là cái nhãn hiệu của Phật giáo, nhưng vẫn là tà pháp.

Cho nên mấy con được giải thoát, được gì? Hay là mấy con phải phí công rất là vô ích để cuối cùng mấy con đạt được gì? Các con thấy từng phút giây được giải thoát. Còn mấy con Niệm Phật có giải thoát được không? Không! ”Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Ngồi im lặng, mấy con thấy giải thoát ngay liền tức khắc.

Còn bây giờ Niệm Phật: ”Nam Mô A Di Đà Phật”. Nhưng mà xả câu Niệm Phật ra thì thậm chí mấy con còn muốn đánh lộn người ta nữa. Các con nghe một người đang Niệm Phật thì con cháu ở nhà sau đánh lộn: ”Tao mà không Niệm Phật, tao xuống tao đập tụi bây chết hết”.

Như vậy có được không mấy con? Có phải do Niệm Phật mà cái tâm mình thiện không? Hay hoặc là mình phải tu tập rèn luyện tâm mình thiện? Nó cả một vấn đề, chứ không phải nói mình muốn sống thiện. Nói thì được, chứ làm đâu phải dễ. Phải rèn luyện, phải học tập, phải có phương pháp, phải có cách thức đàng hoàng thì tâm mình mới thiện. Chứ không thể nói thiện mà thiện.

Chúng ta đều thông suốt kinh sách Phật, đều thông suốt giới luật Phật, thế mà muốn sống giới luật Phật đâu phải dễ. Hôm nay mấy con đủ duyên về đây được thăm Thầy, được nghe lời Thầy dạy thì đó là cái điều rất là may mắn. Và may mắn thì các con phải cố gắng để khắc phục mình tu tập.

Các con nghĩ rằng mình còn trẻ lắm sao? Vô thường nó không chờ mấy con đâu. Bây giờ còn sống, ngày mai chết, mấy con làm sao kịp mấy con? Mấy con nhớ kỹ điều này. Cho nên phải chuẩn bị, phải sắp xếp cho ổn hoàn toàn để tiến tới con đường tu tập. Mà ngay bây giờ về gia đình cũng phải cố gắng khắc phục những khó khăn để chúng ta nỗ lực tu tập cho được, để cứu mình.

Và Thầy xin cảm ơn quý Phật tử đã đến về thăm Thầy, mà từng phong bì là từng mồ hôi nước mắt của các con để cúng dường Thầy, Thầy xin cảm ơn các con. Thầy mong rằng các con sẽ nỗ lực tu tập cho càng tốt hơn. Đến đây Thầy xin chấm dứt buổi thuyết giảng. Các con cố gắng mà tu tập, đừng phụ lời Thầy dạy đó là mấy con đã đền đáp công Thầy.

HẾT BĂNG