20090219 - ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO TỰ GIÁC TỰ NGUYỆN

20090219 - ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO TỰ GIÁC TỰ NGUYỆN

20090219-ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO TỰ GIÁC TỰ NGUYỆN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 19/02/2009

1- ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO TỰ GIÁC, TỰ NGUYỆN

(0:00) Trưởng lão: Còn tham ăn, tham uống mà muốn tu thành Phật, Phật sao được. Ăn, ngủ người ta tu hành đến khi người ta còn không còn ham ngủ, người ta chỉ nghỉ chứ không ngủ. Ngày xưa đức Phật đâu có ngủ. Các con thấy không.

Cho nên đầu tiên một người mà muốn theo đạo Phật thì phải tập ăn ngày một bữa. Mình đi xin ăn mà mình xin, sáng xin, chiều xin, ai cho mình ăn. Đạo Phật các con thấy không đạo Phật đi xin ăn, đâu có lý nào mà mọi người mà người ta sáng cũng cho cái người ăn mày này, chiều cũng cho người ăn mày này, chiều cũng cho người ăn mày này không. Đức Phật chỉ đi xin buổi trưa ăn mà thôi rồi về tu tập.

Cho nên trong cái, cái, cái sự tu tập của đạo Phật là Giới Luật là hàng đầu. Mà nói về Giới Luật thì đối với người cư sĩ, như các con thấy rất rõ có 5 Giới. Thọ Tam Quy thì phải thọ Ngũ Giới. Mà thọ Ngũ Giới thì có 5 cái Giới của nó thì:

  • Giới không sát sanh

  • Giới không tham lam, trộm cắp

  • Giới không tà dâm

  • Giới không nói dối

  • Giới không uống rượu

Năm cái giới đó là giới cấm. Nhưng đạo Phật không cấm ai hết cả. Cho nên giới cấm tức là giới của các tổ chế ra. Đạo Phật chỉ khuyên chúng ta không nên: "Không nên sát hại chúng sanh" chứ không có cấm không sát sanh. Không nên tham lam trộm cắp, không nên tà dâm, không nên nói dối, không nên uống rượu, đó là Giới của Phật.

Nhưng Giới thì phải, nhưng trong Giới thì phải có đức. Nếu chúng ta “không nên” thì chúng ta phải hiểu như thế nào mà “không nên giết hại chúng sanh”. Đây là mình học Giới mà thì tức là phải thương yêu chúng sanh. Bởi vì Giới của, Giới sát sanh tức là Đức Hiếu Sinh- lòng thương yêu chúng sanh. Mà chúng ta không học lòng thương yêu chúng sanh thì chúng ta làm sao biết thương yêu.

Chúng ta cứ nghĩ sự sống của mình, ai động đến sự sống của mình, mình có tức giận không, mình có đau khổ không? Vậy tại sao nỡ cầm dao cắt cổ gà, tại sao nỡ mà gắp từng miếng thịt, miếng cá bỏ vào miệng nhai nuốt được. Những con vật chết không đau khổ sao? Con vật nào chết cũng đau khổ. Thử hỏi mình hiện giờ mà mình đang sống như vầy có người lại cầm dao đâm mình, giết mình rồi làm thịt mình thì mình thấy mình có đau khổ không?

(02:48) Cho nên Giới Sát Sanh của Phật thì đức là Đức Hiếu Sinh, thì mình phải hiểu là phải thương yêu sự sống của mình, thương yêu sự sống của muôn loài. Thương yêu tất cả sự sống của mình, của mọi người khác đó là sự thương yêu. Chứ không phải cấm mình.

Đức Phật, đạo Phật là đạo tự giáctự nguyện, tự giác. Cho nên mình tự nguyện, tự giác theo đạo Phật tu tập. Cho nên có, trong thời đức Phật có những vị ngoại đạo, có những người đến xin Phật tu hành. Đức Phật chấp nhận nhưng phải sống đúng Giới Luật trong 3 tháng hoặc 4 tháng. Sau khi trong 3 tháng, 4 tháng sống đúng Giới Luật, đức Phật chấp nhận cho trở thành đệ tử của đức Phật.

Cho nên chúng ta thấy đạo Phật lấy Giới làm đầu. Người tu sĩ của đạo Phật mà phạm Giới, phá Giới ăn ngày 3, 4 bữa, đi đứng không nghiêm chỉnh đạp giết hại chúng sanh. Đi mà không nhìn dưới chân mình thì làm sao không đạp kiến trùng dưới chân.

Cho nên hôm nay mấy con được duyên về đây Thầy nói thật sự pháp của Phật rất tuyệt vời tu là được, tu là có kết quả, tu là chứng đạo. Chứ không phải là tu tới vô lượng kiếp.

(04:01) Người ta nói để mà người ta kéo dài cái thời gian để mà người ta phạm Giới, phá Giới. Các con thấy đấy người ta bẻ vụn Giới của đạo Phật.

Cái Giới của Phật dạy một người tu tập thì phải ăn ngày một bữa. Người ta nói Chư Thiên ăn buổi sáng, Phật ăn giờ ngọ, chúng sanh ăn sau giờ ngọ, ngạ Quỷ ăn đêm. Người ta bẻ một cái Giới để mà người ta sáng người ta ăn, trưa người ta ăn, chiều người ta ăn, người ta chỉ không ăn ban đêm thôi. Nhưng mà sự thật ra các con biết đấy hiện giờ các vị tu sĩ đều ăn đêm. Họ ăn được sáng, họ ăn được trưa, họ ăn được chiều thì ăn phi thời. Tất cả những cái này đều là phi thời, phạm giới.

Một cái Giới ăn không mà phạm, tất cả những cái điều khác thì đều là phạm hết.

Cho nên trong cái con đường của đạo Phật rất là thực tế. Lấy Giới, thà chết chứ không thể phạm Giới. Quyết tâm mà tu tập thì chúng ta thà chết không phạm Giới. Cũng như một người bệnh đau thà chết chứ không đi uống thuốc.

2- NHƯ LÝ TÁC Ý

 

(04:56) Pháp Phật có đó, đức Phật dạy: “Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, đã sanh thì bị diệt”. Nghĩa là thân chúng ta đã lậu hoặc đã sanh, tức là có đau nhức bệnh gì trong thân của quý phật tử.

Hiện giờ trong thân quý phật tử người nào có bệnh đau mà dám ôm pháp Phật để mà vượt qua bệnh đau, để mà đối trị với bệnh đau thì bệnh đau sẽ diệt, sẽ diệt. Khỏi cần tốn tiền thuốc thang, bác sĩ gì cả.

Phật đã dạy mà: “Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc”- lậu hoặc tức là đau khổ- “chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt”. Vậy chưa sanh thì mình tu cái pháp nào để mà bệnh tật mình không sanh. Như Thầy tám mươi mấy tuổi rồi bệnh tật không sanh, không đi bác sĩ, không uống thuốc, không uống viên thuốc nào đề kháng hết.

Đấy thì mấy con thấy rất rõ, rõ ràng là hàng ngày Thầy sống trong, đúng theo pháp Phật: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra". Có như lý tác ý cái câu đó là cái câu tác ý đó quý phật tử. Rồi Thầy lại ở trong hơi thở ra vô, ra vô.

Trái lại thì Thầy không cần phải nương hơi thở mà Thầy lại nương tâm bất động thanh thản an lạc vô sự của mình: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra".

Thì rõ ràng mấy quý phật tử đều thấy hơi thở ra vô của mình rõ ràng chứ gì. Nương vào hơi thở, 5 hơi thở rồi lại tác ý 1 câu, 5 hơi thở tác ý 1 câu. Ngày, 1 ngày, 1 đêm quý vị tu 2 thời. Buổi tối ai làm gì làm, ai xem ti vi gì xem, mình chỉ vào cái phòng yên tịnh rồi ngồi đó mà tập 30 phút. Khuya mình dậy mình không ngủ nữa thì mình dậy mình tập 30 phút, ngày nào mình cũng tập như vậy suốt 3 tháng, 5 tháng rồi mình sẽ thấy cái thân không có bệnh, có bệnh thì phải tập nữa. Bởi vì cái câu tác ý “an tịnh thân hành”, an là an ổn mà tịnh là thanh tịnh, mà cái thân của mình, thường thường cái thân mình hành tức là nó hoạt động.

(06:53) Tại sao bây giờ quý phật tử ngồi im coi nó có hoạt động không. Có, có hoạt động chứ. Thở ra, thở vô là không hoạt động sao, có phải không. Ai không thở, cho nên đó cái thân hành. Vì vậy mà chúng ta tác ý rất đúng, rất hợp, rất đúng với cái cơ thể của chúng ta: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Rồi hít vô, thở ra đếm 1, hít vô, thở ra đếm 2, 3, 4, 5. Rồi trở lại: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Rồi hít vô, thở ra. Đó là cái người mà không bệnh thì cơ thể sẽ không bệnh, đó là ngừa bệnh.

Ngăn ác, cho nên đạo Phật có cái phương pháp dạy “ngăn ác, diệt ác”. Bây giờ ác pháp chưa đến, cơ thể không đau là ác pháp không đến, cho nên chúng ta ngăn trước. Thì cái câu đó nó ngăn, nó làm cho cái cơ thể chúng ta không đau. Cái phương pháp: “Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh”, mà bây giờ nó chưa có đau thì nó không sanh.

Cái lời Ông Phật dạy không lẽ Ông nói láo với chúng ta sao. Cái bài Kinh Lậu Hoặc đức Phật dạy còn rõ ràng đó mà. Còn bây giờ nó đã sanh thì nó bị diệt. Bây giờ nó đã sanh chúng ta đừng sợ nó đau nhức cái đầu, đau nhức cái bụng, bất cứ đau nhức trên thân chúng ta cái gì chẳng sợ nó. Thọ là vô thường hồi hôm qua không đau bữa nay đau là phải đi. Chỗ này không phải chỗ cho, thân này không phải chỗ cho bệnh đau đến.

(08:26) Quý phật tử gan dạ đừng sợ, đừng sợ kệ đau nhưng cứ tác ý: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra". Rồi mình cứ hít vô, thở ra, nương vào hơi thở. Nhức đầu mặc nó, đau nó mặc nó mà chỉ biết hơi thở ra vô, rồi lại tác ý nữa. Nhức đầu mặc nó, cứ tác ý, nương vào hơi thở. Như vậy suốt trong 30 phút, 1 giờ, 1 ngày cái bệnh nhức đầu của quý phật tử sẽ hết, quý phật tử có tin lời của Phật dạy là đúng không?

Tại vì mình làm chưa được, mình chưa tin. Chứ mình làm đi, nghe lời Thầy đi, gan dạ, bền chí. Thầy nói là Ông Phật không gạt chúng ta chút nào hết. Tại vì Thầy làm được. Còn quý phật tử bây giờ muốn chết quý phật tử chết được không? Đâu có được, đâu có dễ đâu. Nhưng mà một người tu theo đạo Phật có Dục Như Ý Túc, có Định Như Ý Túc, người ta chết rất dễ. Người ta muốn chết rất dễ, người ta bảo: “Hơi thở tịnh chỉ, ngưng nhập Tứ Thiền!". Người ta chỉ ra lệnh như vậy thôi, ý người ta điều khiển, người ta ra lệnh.

Ý thức lực, cái lực của ý thức mà chúng ta không chịu tập thì làm sao chúng ta có ý thức lực. Pháp của Phật nó thực tế vậy, khi ý thức của chúng ta bảo nó tịnh chỉ hơi thở là nó ngưng hơi thở. Còn quý phật tử không tập thì quý phật tử làm sao bảo nó được nghe.

Pháp Phật nó thực tế, nó hạnh phúc lắm. Nó làm chủ được cái đời sống của chúng ta. Muốn chết, chết, muốn sống, sống. Muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, có bệnh đau đuổi đi.

(10:00) Còn hàng ngày ngồi: “An tịnh thân hành”, giữ im lặng thì quý phật tử mới thấy đời sống chúng ta, tại sao chúng ta đem nó vào sự đau khổ, một lát giận hờn, một lát phiền não, một lát lo lắng điều này thế kia? Tâm hồn chúng ta, tâm chúng ta lúc nào cũng động như cái chợ. Nghĩ ngợi lo lắng điều này, thế kia đủ loại đó là cái buồn phiền của chúng ta.

Tại sao chúng ta không đem cái tâm của chúng ta vào chỗ bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Cho nên đối với Phật pháp dạy chúng ta rất thực tế. Đem đời sống của chúng ta vào chỗ an ổn nhất.

Thì chúng ta hàng ngày chúng ta ngồi chơi, có cần gì mà phải ngồi kiết già cho đau chân. Ngồi bình thường trên ghế như Thầy, như quý Phật tử ngồi, nhập tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Ngồi im lặng có một niệm nào, có một vọng tưởng nào khởi ra: “Tất cả những niệm khác đều phải đi, chỗ này không phải là chỗ mày ở” thì nó sẽ không niệm.

Nhưng nếu mà nó cứ, mình ngồi, cứ lúc nó nghĩ hoài, nó nghĩ niệm này, nó nghĩ niệm khác. Cho đến khi hết niệm thì nó gục tới gục lui nó buồn ngủ hôn trầm.

Có một phương pháp diệt sạch nó, diệt sạch tất cả những niệm, ngồi lại, bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Ngồi lại không hôn trầm thùy miên từ ngày này sang ngày khác đó là pháp Thân Hành Niệm. Pháp Thân Hành Niệm nó cán nát tất cả những chướng ngại pháp, nó diệt sạch tham, sân, si. Nó diệt sạch. Ai lại là cũng, ai sanh ra làm người cũng có tham, sân, si nhưng mà ôm pháp Thân Hành Niệm là diệt sạch hết. Không còn hôn trầm thùy miên, không còn vọng tưởng ngồi lại tác ý bảo: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Một giờ không có niệm!”. Ngồi yên vậy tự nó im phăng phắc. Quý phật tử có làm được chưa? Chưa, là tại vì mình chưa tu, nếu mình tu là mình sẽ ra lệnh mình bảo nó, nó sẽ nghe.

Còn quý phật tử bây giờ ngồi chéo chân lên kiết già, ngồi chừng khoảng độ 10 phút, 30 phút, 1 giờ thì nghe nó tê chân, nghe đau khó chịu.

Còn trái lại một người, mà người ta có đủ cái ý thức lực, người ta bảo tréo chân lên ngồi, người ta bảo thân ngồi bất động 1 giờ đồng hồ không được đau, không được tê. Nó ngồi im phăng phắc, an trú. Cái lệnh của ý thức nó như vậy, nó điều khiển cái thân. Cho nên Thầy nói bảo tịnh chỉ hơi thở, nó ngưng mà.

(12:17) Nhưng chúng ta biết pháp Phật nó hay như vậy. Tại sao chúng ta lại đem cái đời sống chúng ta vào sự đau khổ? Danh lợi để làm gì, tiền bạc để làm gì, của cải tài sản ruộng vườn để làm gì? Khi chết chúng ta có mang theo được gì đâu mà chúng ta khổ đau vì nó. Ăn ngày 1, 3, 4 bữa để làm gì? Để phục vụ cho những dục lạc cái ăn của chúng ta sao?

Ăn ngày 1 bữa để sống, sống rồi để giữ tâm bất động của mình, cho đến khi tâm thường xuyên bất động đó là chúng ta đã chứng đạo. Chứng đạo Phật không có nghĩa làm Phật, làm Thánh, làm Tiên, ngồi ở, đi về cái xứ này, cảnh giới kia. Không! Phật là con người thế gian, không đi cảnh giới nào hết mà luôn luôn tâm bất động.

Tâm bất động tức là vô lậu, không còn lậu hoặc không còn đau khổ. Ngồi suốt cả ngày không đau, không đớn, không mỏi, không mệt. Ngồi suốt cả ngày không buồn ngủ hôn trầm, ngồi suốt cả ngày không một vọng tưởng niệm khởi, đó là người chứng đạo. Cái trạng thái “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” là trạng thái tâm vô lậu. Người tu theo đạo Phật là chứng tâm vô lậu chứ không phải chứng thần thông, phép tắc gì cả. Cho nên những thần thông, phép tắc đều là những điều huyễn hoặc lừa đảo.

Những người mà luyện thần thông, bùa chú, Mật tông này kia nọ thì đó là lừa đảo. Những người mà dạy chúng ta có thế giới Cực Lạc, Tây phương, có cảnh giới Thiên đàng, có cảnh giới này, cảnh giới kia siêu hình, đều là những người lừa đảo chúng ta.

Người tu rồi, người ta đã đi truy tìm, người ta không thấy có một cái thế giới siêu hình nào cả. Chỉ có trên hành tinh chúng ta là có thế giới của chúng ta.

(14:04) Nhưng mà thế giới của chúng ta là thế giới duyên hợp, do tứ đại hợp mà thành, thành ra mọi vật, mà thành ra con người. Cho nên chúng ta lầm chấp nó thật. Vì vậy mà cuối cùng chúng ta chết chúng ta không giữ được nó. Nó đâu có thật, nó hợp rồi nó tan, nó hợp nó tan.

Cho nên chúng ta thấy biết bao nhiêu người nằm ngoài gò mả, đó là duyên tan. Còn bây giờ chúng ta ngồi trước mặt đây là duyên hợp, có thân. Mai mốt rồi nó cũng tan, nó cũng đi ra rồi nằm ngoài gò mả chứ nó đâu có ngồi đây hoài. Tại chúng ta lầm chấp tưởng nó có thật cho nên chúng ta coi là mình có. Cho nên mình phiền não, mình mỗi mỗi mình đều làm để tích lũy cho cái, cái thân của chúng ta. Sự thật ra chúng ta đã lầm.

Cho nên đức Phật nói cả cái thế giới của chúng ta là cái thế giới duyên hợp đâu có gì mà thật, đâu có gì là ta, là của ta. Tại sao chúng ta quá điên đảo để mà chúng ta chấp, để mà chấp, để mà chấp đắm nó, để mà chúng ta quá đau khổ.

Hãy buông xuống hết đi, buông xuống hết:

"Buông xuống đi, buông xuống đi

Chớ giữ làm chi có ích gì

Thở ra chẳng lại còn chi nữa

Vạn sự vô thường buông xuống đi".

Tất cả các pháp đều vô thường. Buông xuống hết để rồi giữ 1 tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Tâm thanh thản an lạc vô sự không có nghĩa là tâm thanh thản an lạc vô sự mà cái tâm của chúng ta biết được thanh thản an lạc vô sự.

Bây giờ thân này, tâm của chúng ta này nhìn lại ở ngoài, ở ngoài sân của chúng ta, ở không gian của chúng ta, cái thanh thản nó ở ngoài chứ không phải nó ở trong thân.

Nhưng mà chúng ta có thân, có tâm, có cái ý thức biết cho nên chúng ta nhận ra được nó. Chớ không phải thân tâm chúng ta có cái thanh thản. Cho nên vì vậy mà người ta nói thanh thản đó ở trong thân tâm chúng ta đó là Phật tánh chứ gì? Sai! Trong này không có cái gì mà thanh thản hết.

Nhưng mà nhờ thân tâm này chúng ta nhận biết cái thanh thản. Vũ trụ đang thanh thản, cây không rung động, gió không thổi, không mưa đang im lặng, đang bất động thì đó là thanh thản của vũ trụ chứ, chứ đâu phải trong thân này có Phật tánh. Đâu phải trong thân này có linh hồn.

(16:16) Cho nên trong cái sự tu tập của đạo Phật là mục đích nhắm vào làm chủ 4 sự đau khổ của chúng ta. Chứ không phải cầu khẩn ai cả hết. Không có ai mà phù hộ chúng ta được. Chúng ta cầu khẩn, đó là chúng ta bị người ta lừa đảo, bị người ta lừa đảo, người ta gạt mà không biết. Thử hỏi bây giờ mình đi ăn trộm, bị công an bắt bỏ tù này. Niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát cứu khổ cho mình ra tù đi, hay họ đọc thần chú để cho mình khỏi tù đi. Ai cứu khổ mình, mình làm ác thì ai cứu khổ mình hay hoặc là mình làm thiện?

Đạo Phật dạy chúng ta có Đạo Đức Nhân Bản, Nhân Quả- sống không làm khổ mình, khổ người. Mà mình sống không làm khổ mình, khổ người thì đó là giải thoát chứ. Đó là cái nền đạo đức của Phật giáo mà. Các con thấy không Phật giáo rất tuyệt vời, dạy chúng ta có cuộc sống giải thoát.

Nhưng chúng ta phải ráng học tập, ráng rèn luyện vì đạo đức không thể nói lời nói suông. Mà đạo đức cần phải có sự tu tập. Cần phải có sự tu tập, hàng ngày rèn luyện mình trong khuôn khổ tu tập thì chúng ta mới được giải thoát.

Năm nay quý Phật tử về thăm Thầy, nghe được Thầy nói. Con người chúng ta có một cái đầu óc rất là tuyệt vời, rất là tuyệt vời biết phân biệt được thiện, ác. Biết sống được điều giải thoát, không giải thoát. Đó là một điều may mắn nhất. Con vật có đầu óc nhưng mà đầu óc không phân biệt. Chúng ta biết mọi điều thiện, mọi điều ác. Ác thì chúng ta nhất định không làm, thiện thì chúng ta làm, vì thiện của đạo Phật là “không làm khổ mình, khổ người”.

Chớ không phải đi làm việc từ thiện. Đi làm việc từ thiện tức đi làm phước hữu lậu. Chúng ta đi làm việc từ thiện, vét thu tiền bạc, của cải, mình để cho tâm mình xả cái lòng ích kỷ, bỏn sẻn của mình. Để tạo cho mình có phước ngày mai này mình sẽ làm giàu, làm có hơn. Mà quý Phật tử thấy cái người mà có phước hữu lậu giàu có, có sung sướng không, rất là cực khổ. Nếu mà không làm thì làm sao có tiền. Mà làm thì có phước nó mới có, làm rất là vất vả, mà vô phước thì không có gì hết.

(18:34) Thầy nói như thế này, vô phước như thế này. Làm, bây giờ, bây giờ chúng ta làm giám đốc 1 công ty sản xuất, buôn bán này rất là thịnh. Tiền bạc vô rất nhiều. Nhưng mà trong nhà vợ con đau bệnh thì bao nhiêu tiền bạc cũng đi luôn. Có phải không? Đó là mình thiếu phước, chứ chưa nói đâu. Nó còn nhiều, gặp điều khó khăn mới làm ra được tiền, chứ không phải dễ.

Cho nên ở đây về phước hữu lậu, phước hữu lậu, đã là phước mà hữu lậu thì phải có đau khổ. Dù 1 người làm vua, làm chúa giàu sang, quyền uy thế lực, nhưng ông ta vẫn khổ à. Đó là phước hữu lậu.

Còn 1 cái người mà tu tập “tâm bất động thanh thản an lạc vô sự”, ngày đi xin cơm ăn một bữa hoặc là không có thì ngồi thiền vẫn no đủ. Thầy xin nhắc lại trong thời đức Phật. Một hôm đức Phật đi xin. Có một bác nông dân ở dưới ruộng chạy lên nhìn cái bát của đức Phật, thấy bát không thì ông nông dân nói: "Ông đi xin làm gì cho cực, ông cày ruộng như tôi sống khỏe hơn. Có lúa mình ăn, mình sống, khỏi đi xin ai hết. Đi xin người ta cười, người ta chê". Đức Phật làm thinh, đi xin. Khi đức Phật đi xin về thì ông cũng chạy lên ông xem lại cái bát, không thấy có hột cơm nào hết. Ông mới nói: "Đó tôi nói ông có nghe không, đi xin làm chi mà người ta không cho, bây giờ ôm bát về có phải đói không”.

Ông Phật nói: "Ta không phải vì đói mà đi xin, mà ta vì hóa duyên, tạo duyên để độ những cái con người đang đau khổ. Mà họ không bỏ hột cơm thì ta thiếu duyên với họ, thì ta khó độ. Chứ đối với ta đâu phải vì sự ăn uống.

Nếu không có cơm ta về ta ngồi thiền, ‘Thiền vị vi thực pháp vị sung mãn’ mà, có cần gì phải ăn đâu”.

(20:16) Các con thấy rất hay. Bây giờ, bây giờ mọi người có cúng dường thì Thầy ăn, Thầy tạo duyên cho họ. Mà không có người cúng dường, Thầy ngồi 6 tháng, nhập thiền định không ăn uống, có chết không mấy con. ‘Thiền vị vi thực pháp vị sung mãn’ mà. Nó diệt thực, nó không cần ăn.

Cơ thể, chân lông của Thầy nó sẽ hấp thụ từ không khí, có những chất bổ trong không khí. Các con thấy thực tế mà. Đâu phải trong không khí chúng ta không đủ chất bổ. Nếu không đủ chất bổ thì cây kia làm sao lên, mọi vật làm sao sống. Mà thiền thì nó biến chúng ta trở thành hấp thụ ngay từ ở trong không gian mà sống. Cho nên nó ngồi 6, 7 tháng không ăn uống gì mà không mất 1 chút da thịt nào. Pháp Phật hay quá, tuyệt vời. Cho nên đó là 1 cái câu chuyện thực tế mà trong thời đức Phật, mà đức Phật đã trả lời bác nông dân thì các con thấy Phật pháp rất tuyệt vời.

3- ĐỨC HIẾU SINH

 

Nhưng chúng ta “được thân người là khó”. Nhưng đầu tiên mà các con đến gặp Thầy đã nhắc “được Phật pháp còn khó hơn”. Pháp mà ngoại đạo dạy chúng ta cầu cúng, cầu siêu, cầu an đủ loại. Pháp đó là pháp sai mấy con. Pháp của ngoại đạo chứ không phải pháp của Phật, mượn danh của Phật, dán nhãn hiệu của Phật. Pháp đó không phải pháp Phật. Phật không có dạy chúng ta cầu. Mà đức Phật dạy chúng ta như thế nào: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không đi con đường đó cho mấy con được". Đức Phật đã xác định điều đó rồi mà.

Bây giờ thì mới đến chùa cứ cầu khẩn rồi thắp hương cúng bái cầu khẩn. Thậm chí như có người đến chùa cúng nải chuối cầu cho trúng vé số. Mấy con thấy cái điều làm đó, cái điều làm rất là sai, rất là sai không thể nói được. Rồi cầu cho tiêu tai giải nạn bệnh tật tiêu trừ.

(22:05) Mình bệnh tật mình ăn chúng sanh nhiều thì mình phải bệnh chứ sao. Mình giết hại chúng sanh mình ăn thịt thì mình phải mang cái thân mình bệnh chứ sao. Đức Phật đã dạy mình cái Giới Luật đừng giết hại chúng sanh, đừng ăn thịt chúng sanh thế mà chúng ta ăn thịt chúng sanh thì chúng ta phải thọ lấy cái quả khổ. Tại vì mình nuôi cái thân mạng của mình bằng cái sự đau khổ của chúng sanh, bằng thân mạng của chúng sanh thì làm sao chúng ta không đau khổ.

Như cháu bé mới nuôi lớn đó chúng ta mớm cơm cho chúng ăn bằng cái gì, bằng cơm với thịt chúng sanh. Vậy thì phải quen từ nhỏ chí lớn, quen bây giờ làm sao không ăn thịt. Thân này nó đã tiếp với thịt chúng sanh rồi. Bây giờ muốn bỏ mà ăn chay nó phải có những cái thời gian để cho cơ thể nó thích nghi được với thực phẩm thực vật. Thì chừng đó nó thích nghi rồi thì bắt đầu chúng ta không ăn, không ăn thịt, không ăn thịt động vật nữa.

Chúng ta là con người có 1 cái đầu óc biết phân biệt rõ ràng, biết sự đau khổ rõ ràng. Còn loài vật nó không phân biệt được. Cho nên nó giết, nó cắn hại nhau nó ăn. Còn chúng ta không phải vậy. Cho nên Thầy nghĩ rằng quý Phật tử là những người, đã là Phật tử là con của Phật thì chúng ta nên nghiên cứu lại những chánh pháp của Phật. Những đức hạnh mà đức Phật đã dạy cho chúng ta, nó là căn bản. Vì vậy mà gọi là 5 cái Giới luật của Phật tức là 5 cái đức, 5 cái đức nhân bản, 5 cái đức gốc của con người.

Muốn có được thân người trong kiếp sau thì 5 cái Giới Đức, 5 cái Giới Luật này phải giữ gìn nghiêm chỉnh, kiếp sau chúng ta còn sanh được làm người. Nếu 5 cái Giới này mà không giữ trọn thì kiếp sau chúng ta đừng hòng được cái thân người. Tại vì đó là 5 cái đức nhân bản, cái gốc của con người. Chúng ta đã trải qua bao nhiêu thân làm bò, làm ngựa. Nghĩa là ăn cỏ chứ không ăn thịt chúng sanh nữa, nó mới được thành người.

(24:00) Còn những con vật mà hung ác ăn thịt, ăn này kia thì không bao giờ mà làm người được. Bây giờ chúng ta làm người rồi thì chúng ta lại ăn thịt. Từ thân con bò đi ăn cỏ mà cảm thấy sống không ăn thịt thế rồi chúng ta mới được làm người. Rồi bắt đầu bây giờ từ cái thân làm người này bắt đầu giết hại chúng sanh ăn. Để rồi chúng ta trả cái nhân quả mà bao đời kiếp thân mạng của chúng ta.

Bây giờ chúng ta được nuôi lớn cho tới bây giờ như các cụ lớn, ăn bao nhiêu thịt chúng sanh chưa, bao nhiêu cá, bao nhiêu gà, bao nhiêu heo, bao nhiêu dê, bao nhiêu thực phẩm của động vật. Tính ra coi thử cái số đó rồi mình phải trả những cái nhân quả. Mỗi 1 mạng sống của một con vật thì bây giờ phải trả 1 cái mạng sống của nó. Mà 1 cái mạng sống nó có ngắn nhất đi nữa cũng phải 6, 7 tháng hoặc 1 năm, hoặc 2, 3 năm. Rồi bây giờ tới bao đời mà chúng ta được làm người. Chừng nào mà chúng ta sống cho đến khi chúng ta thành con bò, con dê ăn cỏ ăn rác để rồi chúng ta mới thành người được. Nó trải quá lâu mấy con.

Cho nên đức Phật nói: "Được thân người là khó". Mà chúng ta không thấy cái khó. Bởi vì đi tái sanh đâu phải chúng ta muốn được, nó tương ưng, nghiệp tương ưng mà. Chúng ta làm 1 cái điều gì nó tương ưng với cái đó.

Chẳng hạn, chẳng hạn hàng ngày ai nói gì tức giận, ai nói gì tức giận thì cái nghiệp tức giận đó nó sẽ trở thành một cái lực của cái nghiệp. Khi chúng ta chết rồi, khi mà thân chúng ta vừa tắt thở thì cái sân của chúng ta nó tương ưng với cái người sân, thật sân dữ tợn. Nó sanh làm con của họ. Quý vị có muốn đừng sanh cũng không được.

Bởi vì nó tương ưng mà nó hút cũng như đá nam châm, để cục sắt đây, cục đá nam châm đây thì nó phải hút miếng sắt. Bảo đừng hút, đá nam châm có không hút, không vẫn hút như thường. Nó tương ưng tức là sức hút của nó. Cũng như bây giờ mình thấy cái vật gì đó, mình thích nó hút mình liền, nó hút mình ham thích liền.

(26:03) Thầy đặt thành vấn đề để cho thấy giữa nam nữ. Một người nam đó với người nữ đó, thấy nhau đó, thích nhau, đó là nó đã hút. Quy luật của nhân quả mà, nghiệp lực nó đã hút. Tức là 2 người này hợp nhau. Một là thuận duyên biết kính trọng nhau. Hai là nghịch duyên, về với nhau mà chửi lộn, nó tạo ra đau khổ rồi cuối cùng ly dị. Đánh lộn nhau đủ thứ hết rồi mới ly dị. Các con thấy có cái gia đình nào có cái bạo lực trong gia đình không? Có.

Nhưng mà đầu tiên 2 người xa lạ gặp nhau nó hút nhau. Thấy cô này sao mà thương quá, thấy anh này sao dễ thương quá. Ờ, thương rồi thì nó hít nhau, nó hít nhau thì mai mốt chửi lộn nhau chứ làm gì. Không, Thầy nói, cứ suy ngẫm có không? Đó là nghiệp, nghiệp nó hút. Nó hút như đá, như đá nam châm chớ không phải.

Cho nên trong cuộc đời tu hành của đạo Phật người ta chấm dứt. Bởi vì bây giờ tâm bất động thanh thản có cái nghiệp lực nào, có tham, sân, si, có ham muốn điều gì đâu mà hút. Cho nên mọi người hút không được, Người ta tách lìa ra rồi.

Cho nên đối với Thầy thì không còn ai hút được hết. Không có người nào mà đem đến đây mà dụ dỗ Thầy được. Tiền bạc cũng không dụ dỗ Thầy được. Cơm và cơm ăn áo mặc đem, đem đồ ngon cho Thầy, Thầy cũng hổng ăn. Và có Thầy ăn, không có Thầy ngồi thiền còn khỏe hơn các con thấy không. Một người tu người ta sung sướng. Không có 1 vật chất gì trên thế gian này mà cám dỗ người ta được.

Bởi vì người ta thấy các pháp đều vô thường. Những thực phẩm đều là bất tịnh.

Người ta đâu có ham thích, cho nên người ta đã thoát khổ được. Nhưng muốn ra khỏi được cái tâm tham, sân, si, được cái sự nghiệp lực đó, chúng ta tập nhiều lắm mấy con. Phải cực khổ lắm, thức đêm, thức khuya, phải dậy sớm chứ không phải lười biếng mà được. Bởi vì cái nghiệp của chúng ta là cái nghiệp si, cái nghiệp ham ngủ, cái nghiệp ham ăn. Thật sự ra mấy con cứ cố gắng thức 3 ngày, 3 đêm mấy con thấy cái ngủ của mấy con. Ngồi đâu nó gục đó, ngồi đâu gục đó, cái nghiệp nó nặng đến mức độ đó, khổ lắm mấy con. Cho nên ở đây Thầy dạy để cho mấy con hiểu biết để mà ráng mà tu tập.

4- KHÔNG BUÔN BÁN KINH SÁCH

 

(28:13) Nhưng khi muốn tu tập các con đừng ở nhà, phải sắp xếp cho ổn gia đình, cho thuận thảo hẳn hoi. Chớ bây giờ vợ muốn đi tu mà chồng không cho thì đến đây, Thầy không chấp nhận. Mà chồng muốn đi tu mà vợ không cho, Thầy không chấp nhận. Phải làm xong bổn phận. Như cháu ở đây còn nhỏ như vậy mà cha mẹ bỏ xin đi tu, bỏ cháu, Thầy không nhận. Phải nuôi cho lớn khôn, phải nuôi cho đàng hoàng. Bổn phận trách nhiệm đạo đức không thể cho 1 người đã có gia đình mà bỏ gia đình đi tu như vậy, không được.

Trừ ra trong gia đình, 2 người vợ chồng phải có sự đồng ý, phải chấp nhận. À, bây giờ 2 vợ chồng như 2 vợ chồng của ông Visakha khi hiểu được Phật pháp thì ông ấy mới nói với bà Visakha: "Bà hãy theo Phật tu trước đi, đời mình sinh ra làm người khổ lắm. Mà được chánh pháp của Phật như thế này mà không tu thì uổng. Bây giờ bà đi tu trước. Tôi sẽ ở nhà nuôi con thay bà, chứ bà là đàn bà, bà ở nhà bà nuôi con thì bà cực khổ lắm. Bà hãy theo Phật trước tu". Bà Visakha nghe lời chồng mình đi tu.

Cuối cùng bà chứng quả A La Hán. Ông đến thăm ông hỏi bà, cái gì bà cũng trả lời được hết. Ông Visakha mới đến hỏi Phật. Bà Visakha hỏi như vầy, bà Visakha trả lời như vậy có đúng không. Đức Phật nói: "Ta cũng chỉ trả lời như vậy thôi". Tức là bà chứng quả A La Hán rồi.

Ông nói: "Thôi bây giờ bà đã tu xong rồi. Bây giờ cha con tôi đi tu”. Thì ông ấy đem con ông ấy đến xin Phật. Hai cha con đều tu. Sau đó đều chứng quả. Cả 1 gia đình người ta chia nhau người ta tu. Biết cuộc đời là khổ mà người ta không còn đắm đuối, người ta chia nhau. Cho nên cái gương hạnh của những đệ tử của đức Phật ngày xưa, các con thấy không. Cư sĩ người ta gan dạ vô cùng. Mà ông Visakha với bà Visakha nhà giàu có trong cái thời đó ở bên nước Ấn Độ chứ không phải là nghèo mà người ta bỏ hết, người ta bỏ hết để đi tu, tìm cái sự giải thoát là quan trọng.

(30:12) Ở đây không phải là Thầy khích lệ mấy con đâu mà Thầy nói thẳng, nói thật để mấy con thấy dù mấy con có giàu có, có tiền bạc, có bao nhiêu đi nữa rồi mấy con cũng xuôi 2 bàn tay đi về lòng đất mà không có được những gì.

Hãy nương vào pháp Phật để mà tu đi mấy con, mới có sự giải thoát thật sự.

Bây giờ mấy con có hỏi gì thêm nữa không? Thầy sẽ trả lời. Pháp Phật là đơn giản. Nhưng khi đi tu thì mấy con sắp xếp xong. Mấy con lên đây xin Thầy một cái thất. Thầy cho cơm mấy con ăn. Mấy con đừng có nghĩ đến đây mấy con phải đóng tiền. Không! Giàu cũng vậy, nghèo cũng vậy, Thầy không không cần mấy con phải đóng tiền. Bởi vì ở đây là, mấy con chưa đi tu rồi, mấy con là Phật tử rồi, mấy con từng cúng từng đồng, từng cắc thì Thầy đã xây dựng cái này để cho mấy con chứ đâu phải gì. Cho nên mấy con đến tu là tu chứ không phải là mình muốn tu là mình phải đem tiền mình mới cúng dường. Không, cái đó không phải mua chuộc.

Cũng như Thầy báo cho mấy con biết là kinh sách của Thầy là không bán. Người nào nói bán ờ bây giờ tôi in như vầy để tôi bán tôi lấy vốn. Thay vì 1 cuốn sách 10 triệu mà bây giờ tôi bán tôi lấy vốn 5 triệu còn tôi đi bán rẻ cho họ. Không, ở đây không bán. Quý Phật tử đóng góp in sách để cho quý Phật tử chứ không bán lấy vốn.

Ở đây không có làm ăn. Mấy con biết người ta làm ăn ghê gớm lắm, người ta lợi dụng lắm. Người ta nói bán rẻ để mà lấy vốn lại in nữa. Sự thật ra khi hết, Phật tử cần thì người ta sẽ đóng góp người 1 cắc, người 2 cắc, 1 đồng, 1 ngàn, 2 ngàn người ta góp nhau, người ta sẽ in kinh sách đó người ta sẽ phát cho nhau.

Chứ không phải mình đi làm cái chuyện buôn bán như vậy, trao đổi như vậy. Đó là cái sai. Cho nên kinh sách Thầy mà ở đâu mà có bán đó là người ta lợi dụng kinh sách Thầy buôn bán. Chứ ở đây Thầy cấm, Thầy không có cho làm chuyện đó.

Các con đến đây các con xin sách thì ở đây không được lấy tiền. Trước khi mấy con xin sách mấy con cúng dường, nhận. Mà sau khi nhận sách mà mấy con cúng dường là Thầy dặn mọi người ở đây không nhận. Không phải buôn bán bằng cách thức đó, không nhận. Nghĩa là bây giờ mấy con chưa xin sách gì hết mấy con cúng dường, Thầy nhận.

(32:16) Mà xin sách rồi mấy con cúng dường là Thầy không nhận. Mấy con trao đổi, Thầy không chấp nhận điều đó. Mình phải thấy được chớ bây giờ không lẽ nhận sách không coi kỳ quá, thôi mình gởi mình cúng dường. Sự thật không phải làm vậy. Mình xin sách là xin sách. Kinh sách của tất cả Phật tử, ở đây Phật tử đóng góp in chứ cái này, không phải cái này của Thầy. Thầy chỉ là người có công viết ra, chứ còn Thầy, cái này không phải của Thầy. Mà in ra được thành sách là của Phật tử mỗi người một chút in ra. Chúng ta đến xin kinh sách là xin của toàn Phật tử. Chúng ta không đóng góp, nhưng mấy con có lòng mấy con thấy sách này hay, cần phải phổ biến cho nhiều người nữa, thì mấy con đóng góp. Mấy con sẽ góp góp với nhau ờ mỗi người một chút, đến đó mình gởi xin.

Ở đây cái người nào mà làm cái công việc đó xin gởi cái số tiền này. Để sau khi có tái bản in cái bộ sách này là với 1 cái số gia đình mà của chúng con, mà xin in cái bộ sách này. Thì mấy con sẽ ghi danh sách đàng hoàng. Người ta cho vào cái tập sách đó để sau khi tái bản thì người ta cho cái danh sách đó vào. Thì những người này là những người đã xin ấn tống cái bộ kinh đó thì đúng. Chớ mấy con mà gởi cúng dường qua cái hình thức mà trao đổi thì không được.

Ở đây tất cả mọi cái Thầy nhắc nhở mấy con thấy đều là hình thức sai lệch. Làm cho 1 cách buôn bán kinh sách Phật. Các con bây giờ đến cái chỗ nào đi nữa mấy con thấy rõ ràng là kinh, lời của Phật, mà Phật tử thì đóng góp in.

Thế mà vô cái phòng mà phát hành sách, kinh sách mấy con bỏ tiền ra mấy con mua chứ họ bán cho mấy con, họ không có cho mấy con cuốn nào cả. Thậm chí như cả, như cái bộ sách mà của Hòa Thượng Minh Châu dịch là lời của đức Phật dạy kinh sách Nguyên Thủy. Mấy con cứ vô đó có tiền sòng phẳng thì họ cho mấy con bộ sách đó, bộ sách đó. Còn không thì họ không cho mấy con đâu. Mấy con thấy họ bán Phật pháp như vậy đó.

(34:06) Đó là cái sai. Thầy nói là cái sai, cái làm sai, buôn Phật bán pháp mà để làm giàu mà. Lợi dụng Phật pháp để buôn bán. Thầy không chấp nhận, đối với Thầy, Thầy không chấp nhận, hoàn toàn Thầy không chấp nhận.

Đó thì hôm nay những gì mà Thầy nói để cho mấy con cảnh giác đề phòng. Có 1 số người lợi dụng Phật pháp, buôn bán làm ăn không đúng cách. Bây giờ có gì các con sẽ hỏi Thầy, Thầy sẽ trả lời thêm cho mấy con. Còn không có thì Thầy nhắc cái gốc của nó.

Như Đạo Đức Hiếu Sinh dạy cái lòng yêu thương từ các con vật, con kiến này kia. Mình dạy cái hành động đừng giết, tránh dẫm đạp. Bắt đầu mình dạy con thì mấy con sẽ đọc cái bộ sách Giáo Án Rèn Nhân Cách Đạo Đức con người đó. Cái bộ sách, Thầy có viết mấy cái bộ sách như Đức Hiếu Sinh đồ đó thì mấy con sẽ đọc mấy con dạy các em, các em để cho nó sống có đạo đức mấy con. Hướng dẫn cho nó dần, nó sống theo cái. Từ mỗi cái bài dạy đạo đức đó nó biến ra cái hành động sống của nó. Thì mấy con sẽ dạy các em xấu trở thành tốt mấy con.

Mấy con có con mà mấy con có cái nhiệm vụ lo như vậy là Thầy thấy tuyệt vời. Dạy đạo đức là phải dạy bằng hành động. Dạy lý thuyết ờ bây giờ con phải làm vậy vậy. Khi đi con, hoặc thấy nó, nó thấy kiến đồ đó nó, nó giết đó. Con đừng làm vậy con. Ờ hoặc là có những con muỗi thì mình dỡ mùng ra mình quạt mình đuổi nó đi, đừng có đập giết nó tội. Nó đến nó xin chúng ta chút ít máu mà chúng ta sợ nó cắn, nó truyền nhiễm. Chúng ta sợ thì chúng ta giăng mùng, chúng ta tránh đừng cho nó cắn, thì chúng ta quạt đuổi nó thôi. Nó sống không có bao lâu đâu, rồi nó chết mấy con. Những con muỗi con lăng quăng đó, con muỗi.

Cho nên mình dạy nó bằng cái hành động Đạo Đức Hiếu Sinh, cái lòng yêu thương trước. Mà Đạo Đức Hiếu Sinh nó rất nhiều con. Thầy đã cho xin phép in 2 tập lận. Mấy con sẽ tìm cái sách đó thì mấy con dạy các cháu học, các cháu học sinh.

Rồi kế đó dạy về Đức Ly Tham. Rồi Đức Chung Thủy- Đạo đức Gia Đình ấy con. Để cho những người có gia đình, để cho những người mà sống, để biết tôn trọng và cung kính nhau ở trong cái gia đình, mà không xảy ra những cãi cọ tranh chấp, xung đột, đó là cách thức học đạo đức mấy con.

(36:16) Bộ sách đạo đức của Thầy tới 10 mấy tập lận. Mà nó dạy từ trẻ con cho đến người lớn, đầy đủ hết mấy con. Đó là sách đạo đức.

Đạo Phật đi vào phải học đạo đức mấy con.

Con còn hỏi Thầy thêm gì nữa không con.

Phật tử 1: Dạ thưa Thầy, đạo Phật không dạy “nhân chi sơ tánh bổn thiện” là sao ạ?

Trưởng lão: À, “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”, đó là tốt không phải xấu con. Nhưng mà đó là cái thiện của Nho giáo. Nhưng mà Nho giáo là 1 cái nền đạo đức của phong kiến cho nên “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” nó đúng. Nhưng mà “Tam Can, Ngũ Thường” nó sai. Bởi vì cái, cái nó, thí dụ như ông cha sai mà đánh con này kia nọ thì nó chấp nhận, người con phải, phải vâng lệnh. Người tôi phải, nhà vua bảo chết, phải chết thì cái điều này sai. Bởi vì cái nhân phẩm của con người nó có cái bình đẳng, công bằng. Chứ không thể con làm cha…​

Cho nên nền Đạo Đức của Phật giáo nó công bằng không làm khổ mình.

Con của mình sinh ra, mình tức giận mình tát tai, mình đánh nó được chứ không phải không, nhưng Nho giáo thì cho là đúng. Nhưng Phật giáo cho không đúng. Cho nên nó có khác xa cái chỗ này. Cho nên nó đúng có cái đúng, mà nó sai, bởi vì nó là đạo đức, đạo đức Tam Cang thì sai, mà Ngũ Thường thì đúng.

Phật tử 1: Dạ kính thưa Thầy. Hôm nay 2 anh em con cái phước duyên là Hiếu có 1 cái người bạn ở bên Mỹ cũng quen với 1 cái người ở bên Mỹ. Có 1 cái công trình gọi là cái công trình xử lý rác ấy Thầy.

Trưởng lão: Ừ.

Phật tử 1: À, thì 2 anh em con muốn có 1 cái bên bạn của Hiếu gửi những cái tư liệu về, để cho bên đây con dịch ra đó.

Trưởng lão: Ừ.

Phật tử 1: Con! Thì con bạch Thầy cái trương trình này cũng là cái tầm cỡ quốc gia. Để mà xử lý rác tất cả các cái thành phố mình hoặc là các tỉnh lớn ấy Thầy.

Phật tử 1: Hiện nay con bạch Thầy, Thầy thấy công việc của con như vậy. Con cũng đang kiếm 1 cái số thiết bị để đốt rác ấy Thầy. Ấy thì Thầy có Tam Minh Thầy chứng minh cái việc làm của con có thành công không Thầy.

(38:31) Trưởng lão: À, cái tích lũy mấy con làm cái việc này là làm cái vệ sinh đó con, rất là lợi ích rất lớn mấy con, các con nỗ lực các con sẽ làm thành công.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Các con tin đi, mấy con làm cái chuyện lợi ích cho mọi người, cho đất nước mình, để nó làm cái sự vệ sinh cho đất nước. Chứ để đống rác con biết không? Nó, nó quá lớn thì nó sẽ tạo thành cái môi trường ô nhiễm rất lớn con.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Nó làm cho cái không gian, cái quê hương của chúng ta rất là bẩn.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Nó không phải ở chỗ vùng đó mà nó cả khắp cái, cái nơi khác nữa. Các con hiểu không. Cho nên mấy con làm cái chương trình này quá hay. Phải cố gắng tiếp tục cho đến thành công. Đừng sợ, gặp khó khăn vượt qua, con sẽ thành công mấy con. Ý chí nó sẽ làm được những việc lớn mấy con. Nhớ lời Thầy, mấy con hãy làm cái này đi. Thầy thấy làm cái này làm rất lớn, rất lợi ích mấy con, cố gắng lên.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Mấy con sẽ làm, kết quả tốt mấy con. Cái tâm mà nguyện làm như vậy Thầy thấy làm cho đất nước của chúng ta sạch sẽ, chứ không phải là cái gì mấy con. Các con cố gắng đi con, Thầy…​

Phật tử 1: Thưa Thầy có những năm trước con đi ra ngoài Nam Định ấy Thầy. Một cái thành phố mà nguyên 1 con đường con thấy rác gì mà cả 1 cái, nguyên cả cái thành phố Nam Định không có cách hướng để mà xử lý nó không có một chút gì văn minh ấy hết. Ngay trung tâm thành phố Nam Định.

Trưởng lão: Đúng vậy.

Phật tử 1: Bởi vì cái công nghệ này nó rất là hay. Cái cuối cùng nó xử lý, nó được mình dùng ga được này cái cái mình để mà cái thành phẩm để mà nó còn làm cho nó làm ga với làm cái phân, à bong bóng nữa. Nó không bỏ bất cứ cái gì.

Trưởng lão: Hay quá, đẹp quá.

Phật tử 1: Cái công nghệ này là cách thức đầu tư nó cũng nhiều ấy Thầy. Vài trăm nghìn đô la ấy.

Trưởng lão: Đúng rồi con.

Phật tử 1: Chứ không phải là ít đâu.

Trưởng lão: Mình phải hợp thật nhiều.

Phật tử 1: Dạ! Vài trăm nghìn đô la ấy.

(40:15) Trưởng lão: Mình gợi cái ý đó có cái nhiều người, người ta có vốn, người ta bỏ vốn.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Mỗi người làm không nên chứ nhiều người phải làm nên việc mấy con. Mà thấy lợi ích là người ta sẽ cùng nhau đóng góp người ta làm con.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Mấy con làm điều này sẽ gặp nhiều người sẽ trợ giúp mấy con. Mấy con yên tâm đi.

Phật tử 1: Dạ

Trưởng lão: Người ta sẽ thấy đây là 1 cái lợi ích chung của đất nước, của quê hương mình. Bây giờ Thầy nói nội cái Trảng Bàng này không. Nội cái đống rác của Trảng Bàng này, cái chợ Trảng Bàng này con thấy bây giờ không biết làm gì cho hết. Mà cái thị trấn nhỏ vậy thôi.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Còn cái những cái nơi mà rộng lớn thì không biết làm sao mà tiêu hủy cho hết được.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Mà lại nó đưa ra, nó lại lợi ích. Làm lợi ích ga, rồi phân. À, khi mà thành, thành phân rồi mới đóng, mấy con đóng thành bao mấy con sẽ bán rẻ cho nông dân người ta bón rau cải.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Người ta làm vậy có lợi hay không, điều quá lợi, nó đâu có cái gì mà gọi là lỗ đâu.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Lấy từ rác mà làm ra. Các con cố gắng đi, còn tuổi trẻ mấy con.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Hãy làm những gì tốt cho xã hội, cho quê hương mình. Đó là cái điều Thầy mừng. Cũng là cái nền đạo đức đó con. Đạo Đức Vệ Sinh, vệ sinh môi trường. Đạo đức mấy con làm được cái này là mấy con thực hiện được đạo đức đó, Đạo Đức Vệ Sinh Môi Trường.

Phật tử 1: Dạ. Trong quá trình mấy con làm thì con nguyện Thầy, Thầy truyền lực truyền gia hộ cho mấy anh em con.

Trưởng lão: Thầy sẽ nói chung là, mấy con làm nó hợp đúng với Thầy. Thầy phải gia hộ cho mấy con chứ, đâu bỏ mấy con một mình.

Phật tử 1: Dạ, dạ.

Trưởng lão: Con hiểu không. Gặp khi nào mà khó khăn mấy con gọi Thầy, Thầy sẽ trợ lực. Bởi vì từ trường Thầy là từ trường bất động.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Bất động thì mấy con gọi Thầy thì mấy con giữ tâm bất động.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Yên lặng thì mấy con sẽ vượt qua những cái khó khăn, gặp nhiều cái may mắn đến.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Các con nhớ, nhớ cái lời Thầy dạy. Lúc nào mấy con làm lợi ích cho đất nước, cho quê hương của mình, cho mọi người là luôn luôn lúc nào cũng có Thầy ở bên. Thầy không bỏ mấy con một mình trên cuộc đời này.

Phật tử 1: Dạ.

(42:07) Trưởng lão: Vì đây là cái lợi ích chung.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Nhớ cố gắng Thầy khích lệ mấy con lắm đấy.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Thầy biết mấy con mà làm được vầy, Thầy rất mừng. Cố gắng mấy con.

5- KHÔNG VÔ BIÊN XỨ

 

(42:17) Phật tử 1: Dạ kính bạch Thầy, có một cái cô phật tử cũng lớn tuổi rồi. Cô ấy cũng xin thưa lại bạch Thầy chỉ dạy cho cô ấy, cô ấy muốn biết một cái chữ: "Không". Cô ấy hiểu sát nghĩa được cái chữ không ấy Thầy. Mong Thầy hôm nay đủ duyên Thầy giảng cho các vị ở đây, để cho các vị hiểu thêm được cái chữ "Không" đó. Tức là cái nghĩa nó để cho vị có cái tâm niệm nào muốn. Thầy giảng cho cái chỗ này.

Trưởng lão: Ừ.

Phật tử 1: Mình muốn biết được xin Thầy dạy giùm.

Trưởng lão: Ờ. Mấy con ngồi đi con. Cho nên nó phải rơi vào 1 trạng thái Không Vô Biên Xứ. Nghĩa là bây giờ cái niệm nó không còn nữa thì nó ở trong cái "Không" rồi đó. Mà nếu mà cái "Không" này, nó không đứng yên 1 chỗ đâu. Cái không niệm này nó không đứng yên.

Bây giờ con người thì nó có cái ý thức, thì cái ý thức nó sẽ, nó lăng xăng, lăng xăng nó nghĩ cái này, nó nghĩ cái kia thì kèm bên cái ý thức có những cái thức khác, nó hỗ trợ cho cái ý thức lăng xăng. Như con mắt thì nó có nhãn thức. Như cái lỗ tai thì nó có nhĩ thức, cái biết của lỗ tai, cái biết của con mắt.

Cho nên Thiền tông, nó lầm lạc là nó cho rằng cái tánh thấy, tánh biết, tánh nghe, tánh…​

Nhưng ở đây chúng ta biết rằng cái lỗ tai thì nó nghe thì trong cái nghe của nó, nó có cái biết của cái nghe. Nhưng nó không phân biệt, nó không. Nó biết, nó biết nhưng mà nó suy tư ra thêm thì nó truyền qua cho cái ý thức nó làm việc.

Cũng như bây giờ con mắt Thầy thấy cái cây đó, thấy con sâu ăn cái lá cây đó. Nhưng nó truyền qua cái ý thức. Cái ý thức nó điều khiển Thầy đi ra kéo cái cây đó xuống, bắt con sâu. À, các con thấy không phải qua cái ý thức, cái ý thức trong 6 cái thức đó, nó hoàn toàn là: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thức, thì nó, nó là 1 cái nhóm của nó, cái nhóm của nó gọi là tâm. Cho nên nó luôn luôn nó hoạt động.

(44:22) Mà bây giờ nó không hoạt động nữa thì nó là "Không". Từ cái ý thức không hoạt động, từ con mắt nhìn không thấy, không gì cả hết. Hoàn toàn không nghe, không thấy đó là "Không". Tức là chúng ta sẽ lọt vào cái "Không"Không Vô Biên Xứ, không còn biết gì hết.

Cho nên một cái, thường ở đây các tu sĩ, họ ngồi hơi, họ lọt vào ở trong cái "Không". Cho nên họ ngồi, các con, như thế nào mà họ không biết, họ cúi xuống, họ gục như thế này. Rồi họ, họ ngẩng lên như thế này. Mà họ ngồi suốt một thời gian mà 1 tiếng, 2 tiếng đồng hồ họ cứ cúi gật, cúi gật như thế này họ không biết. Đứng sát một bên họ không thấy, chứ họ thấy thì chắc họ không làm điều đó đâu. Họ cũng không biết cái thân họ cúi gục, cho nên họ cũng không biết. Họ không biết cái thân họ hoạt động. Đó là họ rớt trong "Không", các con hiểu cái không chưa?

Họ không biết gì nữa hết mới là "Không".

Còn cái không mà còn biết thì không phải là "Không". Cái không mà còn biết làm sao gọi là "Không" mấy con.

Cho nên người ta nói cái không mà còn biết đó là diệu dụng, diệu dụng của bát nhã. Sự thật ra diệu dụng như thế nào? Khi tâm chúng ta còn tham, sân, si thì cái diệu dụng của tham, sân, si là tức giận, phiền não, ham muốn. Cái dụng của nó thì phải tức giận, phiền não. Mà cái người này họ ở trong cái "Không" như vậy họ không biết thì họ lại là bị Không Vô Biên Xứ.

Mà họ ‘Không’ mà họ biết thì họ xét, bây giờ họ ‘Không’ mà biết họ không còn tham, sân, si. Đó là ‘Không’ đúng, đó là cái ‘Không’ mà đúng.

Tại vì ‘Không’ của họ là ‘thanh thản, an lạc, vô sự’, tức là “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’ mấy con. ‘Không’ đó bởi vì nó không niệm, chứ nó không phải không biết. Nó biết hết tất cả, nó nghe thấy hết tất cả mọi cái. Chứ không phải không ngơ. Nó nghe thấy hết tất cả mọi cái.

(46:15) Nhưng mà nó luôn luôn nó bất động. Nó không có tự động nó khởi niệm. Mà nó điều khiển được ý thức. Nó muốn nghĩ, nó điều khiển, bây giờ nó ngồi vầy này, nó bảo, ý thức nó khởi ra nó bảo đứng dậy đi thì nó đi phải không? Bây giờ trong cái ý thức của nó muốn đứng lên đi thì nó đứng lên đi. Nó điều khiển nó bảo đứng lên đi, thì nó đi, đó là nó chủ động.

Còn bây giờ nó khởi ra nó ngồi đây nó dự định cái chương trình của nó, ngồi là 1 tiếng đồng hồ, nhưng mới có nửa tiếng à, cái ở trong đầu khởi niệm đi thì đây là bị vọng tưởng, chứ không phải điều khiển. Nếu mà trong khi nó dự định ý nó muốn ngồi 1 giờ thì sau khi 1 giờ, đúng 1 giờ rồi thì ý nó khởi đúng giờ đứng dậy đi thì đó là đúng. Đó là đúng mình là, mình điều khiển ý thức của mình. Cho nên nó không có niệm 1 giờ rồi bắt đầu bây giờ đúng giờ nó mới khởi, nó mới tác ý ra nó bảo đi thì đúng. Còn bây giờ mới có nửa tiếng à, mà nó khởi niệm đứng dậy đi là bị vọng tưởng.

Thầy phân biệt để thấy được cái ‘Không’ mà diệu dụng, mà cái "Không" không diệu dụng. Nó diệu dụng là chỗ Thầy bảo nó 1 giờ rồi đúng 1 giờ Thầy mới ra lệnh tức là diệu dụng của nó ra lệnh điều khiển. Nó ‘Không’ đó bởi vì nãy giờ Thầy ngồi 1 giờ không có gì hết là ‘Không’. Có phải không?

Nhưng mà diệu dụng đúng thì Thầy bảo nó đứng dậy đi, để Thầy đem cái ví dụ để thấy được cái "Không" của nó đúng hay sai. Chứ không khéo người ta nói "Không" thì ra có diệu dụng. À, bây giờ diệu dụng thì vì vậy mà họ thường tu Bát Nhã, họ nói: “Tự tại, vô ngại đói ăn, khát uống, mệt ngủ”. Họ ăn uống phi thời như vậy, họ không làm chủ được cái ăn của họ mà. Cho nên họ nói “tự tại, vô ngại”. Bây giờ cái"Không" của họ diệu dụng. Họ ngồi lại thì "Không", họ "Không" cái Không Vô Biên Xứ rồi thì họ "Không" rồi. Nhưng mà họ sống lại bình thường thì họ lại phạm Giới, phá Giới. Tức là cái "Không" của họ là cái "Không" sai, cái không đúng.

(48:15) Cho nên Thầy nói hồi nãy, như hồi nãy Thầy nói ngồi đây mà gục lên, gục xuống như thế này mà không biết mình gục. Cho nên họ ngồi thì họ tưởng là họ đang "Không", họ đang không niệm, họ đang im lặng, họ đang tỉnh táo. Nhưng cái tỉnh táo ở trong tưởng. Chứ không phải tỉnh táo ở trong ý thức.

Ở đây đức Phật dạy câu kinh Pháp Cú rất rõ ràng: “Ý làm chủ. Ý tạo tác. Ý dẫn đầu các pháp”, có phải không? Mà cái ý của mình bị mất rồi. Mà hầu hết là các pháp mà dạy cho chúng ta tu tập theo Đại thừa đều là tập dừng ý. Niệm Phật để nhất tâm cũng là dừng ý mấy con. Thiền của ngài Khuê Phong dạy: “Biết vọng liền buông” cũng là dừng ý. Ngài Duy Lực dạy, các thiền Đông Độ dạy chúng ta tham công án, thoại đầu cũng mục đích là dừng ý. Làm cho cái ý thức của chúng ta đừng có khởi niệm. Các con thấy cái đó là một cái dừng ý.

Mà chính đạo Phật dạy: “Ý làm chủ. Ý tạo tác. Ý dẫn đầu các pháp”. Tại sao chúng ta không dùng ý để mà chúng ta làm chủ nó. Cho nên mấy người đó dừng cho đến khi mà ý thức không còn nữa, thì mấy người có làm chủ được sao? Mấy người muốn sai, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống không?

6- LÀM CHỦ BỆNH

 

Tâm không thanh tịnh cho nên Hòa thượng Duy Lực dạy thiền Công Án mà xe đụng chết. Hòa thượng Thanh Từ theo pháp của ngài Khuê Phong dạy: “Biết vọng liền buông”, mà Hòa thượng đi nằm bệnh viện thì cái điều này là chứng tỏ mình không làm chủ được bệnh rồi.

Mà thiền mà có bệnh à? Nói thiền thì không phải bệnh. Như Thầy, Thầy có nói thiền đâu, Thầy nói Thầy xả tâm thôi. Nhưng mà Thầy đâu có bệnh. Tâm Thầy bất động, thanh thản, an lạc, vô sự là tự nó bất động, thanh thản cho nên nó không bệnh.

Còn bây giờ mình ngồi đây mà vô ngồi thì không vọng tưởng, xả ra thì niệm này, niệm khác, ăn uống phi thời, phạm Giới.

(50:02) Còn Thầy bây giờ ai nhét, sai giờ không, nhất định trưa ăn bữa. Còn bây giờ đem bánh, đem trái bảo Thầy ăn, nhất định là không ăn, không uống nữa. Tức là không phi thời. Dục không cám dỗ được Thầy, cho nên lòng dục Thầy đâu còn.

Còn họ ăn uống phi thời. Cho nên vì vậy mà họ phải đi bệnh viện mà nằm, họ đâu có làm chủ được. Cho nên ai cũng dạy thiền cũng này kia. Nhưng nhìn lại cái người dạy thiền mình, họ có làm chủ được không? Bốn chỗ sanh, già, bệnh, chết, làm chủ được cái gì? Mà làm chủ không được, mà dạy thiền, mà bây giờ mình ngồi theo tu thiền họ, thì mình tu thiền họ để có hình thức thôi, chứ mình làm chủ gì đâu. Uổng 1 cuộc đời đi tu, cuối cùng mình chỉ đến bệnh viện nằm cho bác sĩ trị bệnh. Đó là 1 cái hèn, cái hèn hạ nhất.

Đạo Phật là đạo làm chủ bệnh. Mà đến với đạo Phật mặc áo, cạo đầu xuất gia, mà còn đến bệnh viện nằm thì còn nghĩa lý gì. Có phải chửi đức Phật không. Thật sự ra quý vị đã chửi mắng Phật đó. Tại sao mình là 1 tu sĩ của đạo Phật, là 1 người xuất gia như Phật, mà ăn uống phi thời là chửi Phật. Phật ăn ngày 1 bữa, còn mình ăn 3, 4 bữa.

Thà là mình đừng có xuất gia, mình mặc chiếc áo đời. Mình ăn mấy bữa cũng được, không ai nói. Mình còn chạy dục lạc thì mình cứ sống như vậy đi.

Còn mình xuất gia, cạo đầu tóc, mặc áo tu sĩ rồi thế mà phạm Giới. Cư sĩ họ có tin mình không, họ không nói ra chứ sự thật ra họ quá khinh, khinh dẻ mình. Cho nên trong Đại thừa như thế nào mấy con biết. Ờ, quý thầy làm sai đừng có nói quý thầy, nói quý thầy là đọa địa ngục. Cái câu nói đó là của Đại thừa, để ngăn chặn cho quý Phật tử không dám nói quý thầy. Để cho quý thầy bung lung phạm Giới, phá Giới. Bây giờ thấy ông thầy đó phạm Giới đâu dám nói, nói để mình đọa địa ngục. Nghe câu đọa địa ngục ai cũng hoảng hồn hết. Địa ngục đâu mà đọa. Sự thật ra người ta cấm khẩu mình bằng câu nói đó, để cho quý thầy tự tung, tự tác để phạm Giới. Quý Thầy đang chửi Phật đó, đang đang mạ nhục đạo Phật.

(52:13) Thầy nói bây giờ không xuất gia thôi. Mà xuất gia mặc áo như Thầy mà đi nằm nhà thương, mời bác sĩ đến trị bệnh là chửi Phật rồi đó. Chứ đừng nói chi mà làm cái chuyện khác. Không, quý Phật tử cứ suy ngẫm có phải không. Đạo Phật là đạo làm chủ bệnh, mà tại sao bây giờ anh theo đạo Phật, anh không làm chủ bệnh mà phải đi nhờ bác sĩ trị bệnh anh. Anh tu cái gì lạ lùng vậy, ngoại đạo à. Mượn danh của Phật chứ thực sự anh thực hiện cái pháp của ngoại đạo. Đó thì mình phải xác nhận cho đúng để biết cái người đó tu ngoại đạo, chứ không phải là đạo Phật.

Đạo Phật thì phải đạo như thật chứ, làm chủ rõ ràng chứ. Như Thầy bây giờ muốn chết, chết. Muốn sống, sống, bệnh đau đuổi đi. Như vậy là mới, ông mới là đệ tử của Phật. Mới là người, mới chấn hưng lại Phật Giáo.

Cho nên hiện giờ sách của Thầy viết ra người nào mà làm chủ được sanh, già, bệnh, chết, mới đến đây bình luận sách của Thầy.

Còn không làm chủ mà nội lý luận suông thì đừng có đến đây nói mất công. Các ông nói mà các ông có làm được không mà nói. Các ông luận mà các ông có làm được không mà nói. Còn tôi làm được tôi nói, tôi ngồi thiền nhập định 1 tháng, 2 tháng không ăn uống. Các ông cứ ngồi với tôi đi. Chứ tôi không có ngồi 1 giờ đâu. Ờ, bây giờ mấy người, các thầy, 1 người nào đi nữa mà muốn thực hiện cứ đến đây thực hiện với Thầy. Để chứng minh rằng đạo Phật, chứ không phải là nói suông, nói suông. Để mấy con biết là Phật pháp rất là tuyệt vời.

Một con người bình thường bằng xương, bằng thịt như Thầy mà vẫn làm được, thì mấy con cũng, người nào cũng làm được chứ. Mà làm được có lợi ích cho mình, chứ lợi ích cho ai. Lợi ích cho bản thân mình. Các con thấy rất hay tuyệt vời. Phải ráng mấy con, bỏ hết cuộc đời mà tu đi có gì đâu mà tu không được.

7- LỢI ÍCH THIẾT THỰC, CỤ THỂ

 

(53:57) Thầy nói tu theo đạo Phật không phải vô lượng kiếp mà chỉ xong 6 tháng là thành tựu. Bây giờ mấy con bỏ hết, mấy con nói bây giờ mấy con, à, bây giờ mấy con lớn tuổi rồi, mấy con nói bây giờ ở nhà mấy con lo hết đi. Mẹ sẽ theo Thầy trong vòng 6 tháng tu xong mẹ về. À, mấy con đến đây Thầy cho 1 cái thất, Thầy dạy bây giờ ngồi tu, làm vậy, vậy. Thầy dạy đi kinh hành làm vậy. Mấy con tập, tập đúng y vậy 6 tháng mấy con sẽ ở trong tâm bất động. Mấy con muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, có bệnh mấy con đẩy lui.

(54:25) Các con thấy không, các con bệnh đau đi nằm nhà thương, con cái phải theo nuôi, có phải khổ không. Mình bệnh đau mà con cái mình phải khổ. Có bao giờ đi vô nhà thương, mình bệnh mà, có ai mà bỏ mình nằm trong đó không đâu. Các con thấy khổ, rất khổ. Vậy mà mình không tu để cho mình không khổ. Mấy con bệnh nhức đầu hay đau bụng hay hoặc đau bệnh gì, mấy con nằm tác ý. Con cái mình nó không hay gì hết, mình đuổi nó chừng một lát hết đau. Chừng đó hỏi, mẹ sao bây giờ cứ thấy mẹ nằm hoài vậy. Nói, tao đuổi bệnh đó, bây giờ hết rồi. Trời đất ơi nó! Mẹ đau mà con không biết gì hết à. Bây giờ bệnh chạy mất rồi. Có phải hạnh phúc không mấy con, đâu có làm khổ ai đâu. Không có làm khổ một người nào, đó là cái hạnh phúc nhất mấy con.

Phật pháp rất hay, rất hay. Qua kinh nghiệm bản thân của Thầy, Thầy thấy Phật pháp rất tuyệt vời, cứu khổ cho con người thiệt. “Tự mình thắp đuốc lên mà đitự mình thắp đuốc lên mà đi”. Phải ráng mấy con, ráng tu tập đừng để uổng phí một đời.

Thầy chuẩn bị cho mấy con cái bộ sách Đạo Đức Nhân Bản, để mấy con dạy cho các cháu có gia đình. Mà trong gia đình mấy con có Đạo Đức Gia Đình của mấy con. Tức là vợ chồng biết cung kính, tôn trọng nhau. Biết chung thủy, có vợ, có chồng không nhìn một người phụ nữ, một người đàn ông khác. Duy nhất có một người bạn đời của mình để cùng nhau chia vui, sẻ buồn. Để cùng nhau gánh vác những sự khổ đau của nghiệp đời. Không bao giờ còn chia sẻ một tình yêu thương này cho người khác, đấy là Đức Chung Thủy.

Mà những đạo, những bộ sách đạo đức này sắp xin phép, Thầy mới cho phát hành.

Còn chưa xin phép thì không được. Cho nên vì vậy mà Thầy đang gởi xin phép mấy con, đang đăng ký xin phép. Mà xin phép được thì Thầy sẽ in, thì Thầy sẽ mỗi người phật tử một ít rồi chúng ta sẽ in. Rồi phân phát nhau chúng ta đọc, để chúng ta học đạo đức, học đạo đức.

(56:24) Và nếu có đủ duyên thì một cái số tu sĩ, sau khi mà Thầy đào tạo họ xong. Họ tu tập xong tức là làm chủ sinh già bệnh chết xong. Họ sẽ là những người giảng viên, họ sẽ đứng lớp, vừa thân giáo vừa thuyết giáo. Họ sẽ dạy đạo đức mấy con. Đạo đức là cái chương trình giáo dục đào tạo.

Chẳng hạn mấy con đến lớp mấy con nghe cái bài học đó rồi. Rồi người ta hướng dẫn mấy con cách thức áp dụng cái đạo đức, cái hành động đạo đức đó. À, thí dụ như bây giờ dạy đạo đức: "Cẩn Thận Hiếu Sinh", thì bắt đầu dạy đạo đức người ta dạy hiểu biết về hiếu sinh cẩn thận, nó sẽ đem lợi ích gì cho mấy con. Cái lý thuyết mấy con học xong rồi. Bây giờ đây mấy con phải thực hiện.

Bắt đầu bây giờ mấy con phải thực hiện. Bắt đầu mấy con phải đi từ đây ra cổng, rồi mấy con đi vào cẩn thận nhìn dưới bước đi của mình. Tập tỉnh giác, chân trái bước, chân mặt bước đều biết rõ ràng. Tránh không đạp, dẫm đạp trên chúng sanh, con kiến, côn trùng. Đi từ đây ra ngoài đó, rồi ngoài đó vô đây, rồi người khác cũng đi làm vậy.

Hôm sau Thầy kiểm điểm lại coi mấy con có tập như vậy không. Rồi mấy con về mấy con cũng tập đức cẩn thận đó. Cuối cùng mấy con sẽ trở thành thói quen cẩn thận. Hễ không bước đi thôi, mà bước đi thì nhìn dưới chân cẩn thận. Lái xe, tai nạn giao thông không xảy ra.

Đất nước chúng ta mà một ngày nào, mà nếu Đạo Đức Hiếu Sinh Cẩn Thận được học tập rộng từ trẻ em cho đến những người già, người lớn tuổi đều được học hết, tai nạn giao thông trong đất nước chúng ta không có. Bởi vì đức cẩn thận mà mấy con. Nó bảo vệ cho sinh mạng của mình và sinh mạng của người khác. Nó bảo vệ tài sản của mình và tài sản của người khác. Bởi vì tai nạn giao thông nó sẽ làm hư hại tài sản rất nhiều và sinh mạng của chúng ta. Các con thấy không, cái cuộc sống mà đạo đức rất là hạnh phúc. Cho nên Thầy nói rất cần thiết.

(58:11) Bây giờ một mình Thầy không thể vừa dạy tu tập để giải thoát, mà vừa dạy đạo đức thì sức khỏe không cho phép. Mà Thầy ráng Thầy dạy được, chứ không phải không. Nhưng mà Thầy mau chết. Tại sao mấy con, bởi vì mình phí sức quá nhiều. Dạy lớp đâu có phải mà dạy không. Bây giờ trước khi ngày mai vô học cái bài này Thầy phải soạn cái giáo trình, cái giáo án của nó, rồi câu hỏi, rồi bài làm cho mấy con nữa. Đó là cái lý thuyết. Các con hiểu chưa.

Rồi áp dụng vào thực hành thì một người mà ngồi đây mà soạn bài vở vậy, mà thức đêm, thức khuya mà. Thay vì thức phải suy nghĩ mà viết thì như vậy là quá lao động phải không. Còn mà giờ Thầy cũng thức suốt đêm mà Thầy ngồi im lặng, Thầy không nghĩ gì hết không phải là cái hạnh phúc sao. Thầy bây giờ ngồi im Thầy chơi, Thầy thích lắm phải không?

Bởi vì nó, nó không hoạt động cái gì hết. Cho nên sức khỏe nó dồi dào. Còn bây giờ mà ngồi mà suy nghĩ nó hao, hao rất nhiều mấy con. Mà mình làm người đứng lớp thì phải soạn chứ sao. Giáo trình, giáo án phải nắm cho vững chứ, mới dạy người ta. Dạy cái bài đó, rồi cái bài khác. Ngày mai dạy bài khác, ngày mốt dạy bài khác. Chứ đâu phải là dạy có một bài đó suông đâu. Phải, đứng lớp nó phải vậy. Cho nên Thầy thì đứng lớp được rồi, nhưng mà sức khỏe không cho phép. Bởi vì Thầy rất nhiều, rồi còn phải tiếp khách nữa mấy con.

Đó như bây giờ Thầy nói chuyện với mấy con nãy giờ là hao biết bao nhiêu thần khí rồi. Mong làm sao truyền đạt được cái sự hiểu biết. Truyền đạt được cái chánh pháp của Phật. Để tạo cho mấy con có một niềm tin. Từ đó mấy con mới có đủ duyên, mấy con mới nỗ lực, mấy con thực hiện. Thì cái sự người mà truyền cho mình điều hiểu biết, truyền cho mình được thông suốt được cái lý của đạo Phật rất hay như vậy, làm cho mấy con hiểu thì người ta phải hao công lực rất nhiều. Các con hiểu không?

Mà nếu mà được 1 người trong cái số mấy con được về nghe, mà được 1 người nỗ lực tu, Thầy cũng mãn nguyện, mãn nguyện. Bởi vì đã đem được lợi ích cho người, con hiểu không?

(01:00:07) Cho nên, cho nên ở đây Thầy thật sự ra Thầy mong muốn mấy con, người nào cũng có cái sự sống, về làm sao nghe lời Thầy, mỗi một ngày đêm mấy con bỏ ra 30 phút hoặc 1 giờ, mấy con tập thì nó lợi ích. Câu mà Thầy viết nó rất đơn giản mấy con: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra", để làm gì? Để thân mấy con không còn bệnh đau nữa. Thầy biết thân mấy con bệnh đau, người nào cũng có thể bệnh đau, không thể tránh khỏi. Mà mấy con chỉ cần siêng năng, 1 đêm mấy con chỉ cần dùng 30 phút, 1 giờ mà tu tập thôi. Rồi năm tháng trôi qua rất nhanh mấy con thấy thân mình không bệnh. Và có bệnh nó sẽ đẩy lui ra hết. Bệnh gì nó cũng đẩy lui ra.

Mấy con bền chí tập luyện đi, rồi mấy con sẽ thấy rất hạnh phúc vô cùng.

Không tốn tiền thang thuốc gì cả, để tiền thang thuốc của mấy con đó để làm gì mấy con biết không, để giúp đỡ cho mấy người bất hạnh mấy con. Đời chúng ta còn có nhiều người bất hạnh lắm mấy con. Không có cơm ăn, không có áo mặc mấy con.

Tiền thang thuốc của mấy con, bây giờ đến bệnh viện Chợ Rẫy, mà cái số người mà bệnh nhân đó, mà để cái số tiền mà thuốc thang đó, giúp đỡ biết bao nhiêu người bất hạnh mấy con, giúp đỡ họ có cái số vốn mấy con, các con thấy chưa. Còn bây giờ phải chi cho thuốc thang, chi cho bác sĩ, chi này kia biết bao nhiêu. Vô cái bệnh viện Chợ Rẫy đặc người ở trong đó. Thầy thì không có đến nhưng Thầy nghe người ta nói không có đủ gường nằm, thì chắc đông lắm mấy con, đông lắm.

Cho nên Thầy ao ước những gì mà Thầy dạy đơn giản quá, mấy con cứ cố gắng về làm thì mấy con sẽ được hạnh phúc, hạnh phúc.

Chính mấy con cứu mấy con thôi, không ai cứu mấy con đâu. Cho nên đến đây thì Thầy mong mấy con thực hiện những lời Thầy dạy. Rồi lần lượt Thầy sẽ xin phép những cái tập sách đạo đức. Thầy sẽ gửi cho mấy con, để mấy con giúp đỡ cho gia đình mình. Bởi vì có gia đình là có trách nhiệm, bổn phận. Thầy sẽ gửi cho, mấy con dạy các cháu, tạo cái đạo đức gia đình của mình vui vẻ, êm ấm.

(01:02:10) Cũng là 1 điều Thầy rất hoan hỷ, rất là vui về những cái điều mình mà đem lại hạnh phúc gia đình của mọi người. Đem sự bình an cho mọi người thì đó là Thầy phải vui chứ sao. Đó là điều mong ước của Thầy mà, mấy con thấy chưa. Cho nên ráng cố gắng.

Mấy con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không con, có gì không con, mấy con cứ hỏi đi.

Phật tử 2: (…​)

Trưởng lão: Tham Thoại Đầu thì ức chế tâm rồi, vì cái thoại đầu làm cho ý thức chúng ta không khởi niệm, bị ôm cái thoại đầu.

Phật tử 2: Bây giờ xin Trưởng lão, Trưởng lão cứu cho.

Trưởng lão: À, bây giờ chỉ cần dùng cái câu tác ý. Để sau khi chết được tự tại đó: "Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự", rồi mình giữ im lặng. Đừng có dùng một cái câu gì để cho ức chế ý thức của mình hết. Bởi vì mình tu như vậy nó cũng có một cái trạng thái yên lặng rồi. Mà đừng có dùng cái pháp nào để bắt cho nó im lặng, thì nó mới đúng cách, đúng cách của Phật pháp.

Chỉ tác ý: "Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự" rồi ngồi im lặng, nó được bao nhiêu hay bao nhiêu, thấy không. Chứ đừng có dùng thoại đầu, đừng có dùng cái, cái pháp nào mà để ức chế ý thức mình hết, để ý thức tự nhiên. Khi mà nó khởi niệm thì mình lại tác ý một câu: "Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự", thì cái niệm đó nó sẽ đi mất.

Phật tử 2: Dạ.

Trưởng lão: À, cứ như vậy mình giữ mình tu, tu như vậy cho đến khi chết nó tự tại lắm, nó chết êm ấm lắm. Nó chết rất là tự tại, nó không còn đau nhức, khổ sở, bởi vì nó thanh thản, an lạc mà. Cái câu đó nó giúp cho thân an ổn, mà cái tâm nó thanh thản, con hiểu không?

Nó chết nó an ổn và thanh thản. Nhớ cái câu này, cứ tác ý. Đừng có ôm một cái pháp nào, ôm cái pháp nào sau đó. Khi mình chết rồi, tới chừng cái nghiệp của mình mà nó đến nó hành hạ, thì mình ôm không nổi.

Phật tử 2: Dạ.

Trưởng lão: Ôm không nổi đâu. Nó sẽ bung ra liền tức khắc, mình theo nghiệp mà tái sanh. Còn cái chỗ tâm bất động, thanh thản thì đó là mình nhắc, bảo nó vào cái chỗ đó. Mà nó vào được bao nhiêu hay bao nhiêu con, nghe không.

Phật tử 2: Thưa Trưởng lão có cần phải giơ tay lên như thế này không.

(01:04:00) Trưởng lão: À, không khi nào mà có bệnh. Mà mình thở hơi thở mình, nó nghe nó bị tức ngực, thì mình mới dùng cánh tay.

Phật tử 2: Dùng cánh tay ạ.

Trưởng lão: Còn nếu mà nó không tức ngực thì mình dùng hơi thở hít vô, thở ra: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra”, rồi thở ra, thở vô.

Còn khi mà bị tức ngực tức là nó bị rối loạn hô hấp, nó thở nó tức ngực thì mình đưa tay ra: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay ra. An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay vô", rồi đưa ra, đưa vô. Rồi nhắc “an tịnh thân hành” nữa là đuổi bệnh. À, cái câu đó là cái câu nó làm cho thân không bệnh. Nhớ khi mà có đau nhức trên thân thì cụ sẽ nhớ: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay ra. An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay vô", rồi cứ đưa ra vô, rồi cứ tập trung ở trong cái cánh tay đưa ra, đưa vô thôi, trong cái thân hành thôi. Thì cái bệnh nó sẽ hết, nó sẽ vượt qua cái đau. Nó sẽ không có còn đau khổ.

Phật tử 2: Dạ.

Trưởng lão: Chứ không trong khi cái cơ thể mình đau nhức thì khổ sở lắm. À, nhớ đưa cánh tay là cứu đó. Nhớ không?

Phật tử 2: Dạ, tay mặt, tay trái à Thầy.

Trưởng lão: Tay mặt, tay trái. Tay này 5 lần, tay này 5 lần. Đưa ra, đưa vô 5 lần, tay này 5 lần.

Phật tử 2: Dạ.

Trưởng lão: Cứ đổi qua, đổi lại làm vầy, cho đến khi mà bệnh không còn, thì nó sẽ hết. Nhớ lời Thầy dạy con. Con sẽ về tu, con sẽ được bình an, bình an.

Phật tử 2: (…​)

Trưởng lão: “Quán từ bỏ tâm sân”. Con tập cái tâm sân trước. Cái tâm tham con bỏ, con tập sau nó lần lượt. Quán từ bỏ. Nhớ cái từ bỏ không con: "Quán từ bỏ tâm sân, tôi biết tôi hít vô. Quán từ bỏ tâm sân, tôi biết tôi thở ra", rồi con hít vô, hít ra 5 hơi thở, con tác ý.

Phật tử 2: Dạ.

Trưởng lão: Cái câu đó này: "Quán từ bỏ tâm sân, tôi biết tôi hít vô. Quán từ bỏ tâm sân, tôi biết tôi thở ra", rồi hít vô, thở ra 5 hơi thở. Cứ như vậy con tu 30 phút. Tập như vậy 30 phút liên tục, cứ 5 hơi thở rồi tác ý, 5 hơi thở rồi tác ý. Thì như vậy 30 phút con tác ý cũng nhiều lắm đó, phải không?. Và đồng thời cứ nương vào hơi thở rồi tác ý , nương vào 5 hơi thở rồi tác ý và hết 30 phút. Đồng hồ reo đúng 30 phút rồi con nghỉ. Khuya con dậy con tu 30 phút nữa.

(01:06:04) Con tu 1 tháng sau là người ta chửi con cũng không giận đâu. Tự nhiên người ta chửi con, con nhớ từ bỏ con cũng không giận. Nó hay vậy đó con. Nó làm, cái ý thức con tác ý vậy mà nó thành cái lực ở trong con. Cái lực, cái lực không sân, cái lực từ bỏ sân giận. Cho nên nó không sân, đó là cái thứ nhất không sân.

Bây giờ con còn thấy tâm tham mình còn. Ham muốn cái này, cái kia tức là tâm tham còn thì con dùng cái câu thay vì chữ sân thì con thay chữ tham: "Quán từ bỏ tâm tham, tôi biết tôi hít vô. Quán từ bỏ tâm tham, tôi biết tôi thở ra". Bây giờ một cái tâm gì mà tham, tham sắc dục, tham tiền bạc, tham gì thì con chỉ thêm cho đúng, cho đúng với cái trạng thái tâm của mình. Ví dụ như tâm sắc dục thì: "Quán từ bỏ tâm sắc dục", tức là tham sắc dục. “Quán từ bỏ tham tiền” thì thêm chữ tiền phải không, con thấy không? Hễ mình tham tiền hoặc là tham cái gì thì thêm cái đó cho nó đầy đủ cái ý nghĩa của câu tác ý, thì con thêm từ bỏ nó, thì mấy con tập trong 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng thì mấy con thấy cái tâm mình nó sẽ không còn.

Nó hiệu nghiệm lắm mấy con. Tập đi mấy con sẽ thấy pháp của Phật. Phật đã dạy những cái đề mục của định niệm hơi thở là giúp chúng ta ngăn, ngăn các pháp ác, ngăn tâm tham, sân, si của mình. Ngăn và diệt chứ không phải ngăn không đâu. Ngăn mà nó diệt. Cho nên nó ngăn mà nó, nó diệt sạch.

Ráng tập mấy con, đơn giản mấy con nhớ chưa. Không nhớ mấy con sẽ xin cái tập sách dạy về Định Niệm Hơi Thở. Trong 19 cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở nó dạy đầy đủ. Mà cái tâm trạng mình nó có cái chỗ nào đó thì dùng cái đề mục đó mà tu tập. Tu từ 1 tháng đến 3 tháng thì nó sẽ hiệu quả lắm mấy con. Con sẽ trở thành cục đất như thường, ai đá đâu lăn đó, nằm đó, chứ không giận hờn ai hết. Đó là cái hạnh phúc. Ráng cố gắng tu tập.

Phật tử 3: Thưa Thầy cho con hỏi.

Trưởng lão: Rồi, con cứ hỏi, con cứ ngồi đó hỏi đi con, không sao đâu con, không sao đâu.

8- ĐI NGƯỢC LẠI DÒNG ĐỜI

 

(01:07:55) Phật tử 3: Như trước đến giờ con đọc nó là chân lý ấy là chánh, mà phản lý là tà, mà luật nước thì chảy trên xuống dưới, nó thuận theo tự nhiên.

Trưởng lão: Ừ, ừ.

Phật tử 3: Nhưng không phân biệt chánh tà, vạn vật trong trời đất vốn đã có sẵn mầm mống thì nên chánh tà.

Trưởng lão: Ừ, ừ.

Phật tử 3: Thì thiện ác, chánh tà vốn là một (…​)

(01:08:20) Trưởng lão: À, bởi vì vốn con người có biết thiện, biết ác. Biết chánh, biết tà. Bởi vì con người mà có phân biệt. Còn bây giờ dòng nước thì cứ chảy xuôi, không bao giờ chảy ngược. Có phải không con thấy không?

Cho nên vì vậy mà cái dòng đời nó cứ chảy xuôi. Mà dòng đời là dòng tham, sân, si các con hiểu không. Mà bây giờ trừ ra có con người phân biệt được, chứ còn không phải là con người không phân biệt được, cho nên nó đi theo cái dòng đau khổ. Con người đi ngược dòng, đạo Phật là đi ngược dòng đời, lìa tham, sân, si mà. Con thấy không đi ngược dòng đời.

Cho nên dòng sông thì chảy xuống, dòng đời thì đi vậy đó. Nhưng mà đạo Phật đi ngược lên. Không bao giờ chấp nhận cái vấn đề đau khổ này. Cho nên chỉ có con người vượt ra sự đau khổ. Ngoài con người không vượt ra đau khổ. Cho nên con đã làm con người thì không phải trên cái lý luận là nó là như vậy, là để như vậy, không phải, không phải như vậy. Chúng ta thay đổi cả cái nhân quả của chúng ta. Chúng ta thay đổi cả cái vũ trụ.

Bây giờ Thầy nói toàn ác thì sẽ lũ lụt, sẽ bão tố, sẽ tất cả những cái tàn phá ác nó sẽ đến, nó sẽ tạo cho con người phải chết.

Nhưng mà toàn bộ mọi người đều sống thiện. Từ trường chúng ta phóng, sống thiện không bao giờ bão tố, không bao giờ sợ lũ lụt thiên tai gì cả hết. Tại sao, tại vì con thấy, cái cơn bão nó sắp sửa nó đi ngay vào đất nước Việt Nam. Nó ở ngoài biển mà, nó đi vào thẳng mà. Nhưng mà tại sao tới đây cái nó quẹo đi chỗ khác. Có phải là cái từ trường, trong cái số người ở trong đất nước Việt Nam chúng ta có nhiều người thiện không. Có từ trường thiện chứ. Nó phải đi tẹt chứ, làm sao mà đi thẳng được.

Cho nên các nhà mà thiên văn học không thể đoán được, không thể nói trúng được. Bởi vì họ đâu có biết được từ trường thiện của mọi người ở cái đất nước này nó bao nhiêu. Mà bây giờ mọi người đều sống 5 Giới thôi Thầy nói thế giới này bình an vô cùng. Tại người ta sống quá ác, cho nên người ta mới lũ lụt, thiên tai, nó mới thế này, thế khác, nó mới chết con người.

(01:10:09) Cho nên mấy con thấy mình đi ngược lại dòng. Chứ không phải là đi thuận dòng đâu. Đó thì như vậy là rõ ràng ở đây đạo Phật dạy chúng ta đi ngược lại. Để chúng ta chuyển biến, thay đổi nhân quả.

Cũng như bây giờ tâm con có sân, thôi thì cứ để cho nó sân. Mà biết khổ mà cứ để cho sân thì không thể nào. Nó là dòng nước nó chảy xuống, sân cứ để sân. Mà hễ sân, càng sân thì nó lại huân càng sân hơn. Bởi vì nghiệp nó càng chồng lên mà, nó thành mau. Hồi đó người ta chửi mình, một chút, mình mới giận. Bây giờ nó giận nhanh hơn, mà nó dữ hơn, nó càng lúc nó huân, nó huân thêm nó thành một cái lực của nó, càng dữ tợn.

Cho nên ở đây mấy con cứ tập đi ngược dòng lại. Không có nghe những cái lý luận đó là đúng con đường của đạo Phật. Cho nên cái quy luật mà của mọi người, mấy con thấy nó là dòng nước xuôi, thì người nào sanh ra, nó là cái chân lý mà: Khổ, Tập, Diệt, Đạo- đó là cái chân lý của con người phải không? Nhưng mà đạo Phật ngược lại, làm chủ sanh, già, bệnh, chết, đi ngược lại đó.

Bởi vì cái quy luật của nó là ai có thân cũng phải chết này, cũng phải bệnh này có phải không? Các con thấy, phải ham muốn này phải không? Nhưng mà đi ngược lại thì làm chủ nó, thì không ham muốn này. Làm chủ nó thì không khổ này, không bệnh này. Làm chủ được cái chết, cái đó là cái rõ là mình đi ngược lại cái dòng, cái dòng khổ của dòng đời phải không?

Chứ không phải là tôi chấp nhận đâu. Tôi biết khổ, nhưng tôi biết là cái chân lý thật, chân lý khổ là thật mà. Nguyên nhân sanh ra khổ là thật mà, tôi biết đúng. Phật đưa ra 4 chân lý, nhưng dạy chúng ta cách thức làm chủ lại những cái sự thật này, không còn đau khổ. Đó là Phật pháp hay.

Rồi bắt đầu bây giờ mấy con có hỏi Thầy gì thêm nữa không?.

Phật tử 4: (…​).

Trưởng lão: Thì con chỉ cách thức tu tập. Cứ cái phương pháp mà Thầy dạy: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh…​”. Nương vào hơi thở, 5 hơi thở tác ý. Bây giờ tai biến. Con sẽ viết một bức thư con gửi con. Để mà dạy cách thức, để mà chủ động, để phục hồi lại cơ thể, con nhớ không.

(01:12:10) Đừng có đầu hàng trước bệnh tật. Mà chuyển cái bệnh tật trở thành một người khỏe mạnh. Chết tự tại không phải chết trong đau khổ, trong bệnh tật. “Cái bệnh bán thân này phải phục hồi lại đi, đi mạnh khỏe bình thường như mọi người” và: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra". Rồi hít vô, thở ra 5 hơi thở, rồi tác ý nữa.

Rồi như vậy 30 phút nghỉ xả hơi một chút rồi tác ý. Nằm bệnh mà cứ tác ý đuổi bệnh cho sạch. Phục hồi cơ thể lại không còn bệnh. Chừng Thầy nói trong chừng, nếu mà bền chí trong vòng 3 tháng thì ông sẽ đi lại. Tay chân đi lại được con. Để khổ lắm, tội lắm con. Nằm đó cái người nuôi cũng khổ, chứ không phải sung sướng gì đâu.

Con cố gắng đi con. Đền đáp cái công ơn sanh thành, dưỡng dục của cha mẹ của mình. Phải viết một cái bức thơ dạy y như lời Thầy dạy con, rồi gởi qua bên đó. Đây là cái phương pháp của Phật dạy về cái hơi thở, về cái cách thức trị bệnh. Ba hãy cố gắng, hãy tin tưởng Phật thì ba sẽ hết bệnh, con nhớ, con nhắc vậy đó con.

Phật tử 5: Thầy nói là cái Ngũ Triền Cái nó là cái tham, sân, si nó làm cho khổ. Bởi vì người ta ăn thịt chúng sanh, người ta ăn thịt hồi giờ, người ta ghiền rồi, rồi tâm bi nữa nên người ta nghe Thầy nói nó không có tác dụng mạnh lên. Tâm bi, từ bi nó không có tác dụng.

Trưởng lão: Ừ, khó lắm bây giờ nó thành cái thói quen rồi. Nhưng chúng ta làm người quyết chí thì có thể được con. Bắt đầu mấy con muốn ăn chay thì mấy con đừng có vội ngay đó, mấy con ăn cơm chay liền, mà mấy con tập ăn trong 1 tháng mấy con ăn chay 1 ngày thôi. Nhất định chết bỏ, ăn 1 ngày. Rồi mấy con tập được 1 tháng đó rồi, 2 tháng được rồi, 3 tháng được rồi. Mấy con tập 1 tháng ăn 2 ngày liên tục, tập dần con.

Phật tử 5: Hiện tại thì con ăn chay rồi.

Trưởng lão: Vậy hả con, vậy thì có duyên.

Phật tử 5: Còn những người mà đi theo Thầy giảng.

Trưởng lão: Ừ.

Phật tử 5: (…​)

(01:14:21) Trưởng lão: Đúng vậy con, nhưng mà Thầy cũng…​

Phật tử 5: Nhưng mà Thầy có phương pháp nào như thị hiện thần thông (…​) Đạo Phật là tự thắp đuốc lên mà đi, tức là cái khả năng đó tự mình tạo ra (…​) Ví dụ như (…​) Thầy làm để giáo hóa (…​)

Trưởng lão: Không được con. Bởi vì Thầy cũng đã biết là cái nghiệp của chúng sanh như vậy ấy thì mình không thay đổi được. Cũng như đức Phật đi xin ăn, mà người nào cúng dường thì đức Phật hóa duyên mới độ được.

Trong một cái số như thế này thì chỉ có 1, 2 người có duyên gieo, cho nên Thầy nói họ nỗ lực. Còn cái số người họ không nỗ lực là họ đang nghi. Đó là cái duyên của họ không thể nào mình tạo được. Trừ ra để mình…​

Cái duyên của họ có khởi tâm cúng dường. Có một cái niệm tốt thôi, tốt về Thầy thôi cũng là một cái duyên rồi đó. Để đợi có một niệm nhỏ thôi, rồi từ cái niệm nhỏ đó nó mới dần lên được.

Chứ bây giờ thị hiện thần thông thì nó lại sai. Mà làm một cái điều khác, thì coi như là mình cám dỗ họ thì trật, không được.

Phật tử 5: Con thấy cái nhân quả chân thực, biết chắc là nó có. Mà cái người đời họ không tin đâu, họ không sợ nhân quả, họ không tin. Điều đó con thấy xót xa quá. Con thấy công việc của Thầy làm nó như là đãi cát tìm vàng.

Trưởng lão: Thì được người nào mừng người nấy con. Cũng như là bao nhiêu người đang chết đuối, mà cứu được người nào là mừng người nấy thôi. Chứ không thể nào mà vớt hết được. Nghiệp chúng sanh lắm, nặng lắm. Nhiều khi nó còn bị cuồng tín vào một cái điều gì đó, mà không còn đủ trí tuệ để phân biệt. Khi nghe Thầy nói họ đâm ra tức giận. Coi như là khi mà Thầy nói thẳng, cái đầu họ như dọng xuống đất rồi, họ khổ đau lắm.

Nhưng mà không nói thì không được, mà nói thì cũng làm cho người ta khổ đau.

Phật tử 6: (…​)

(01:16:16) Con thấy cái Giới nó cấm mấy con không tham lam, trộm cắp, mấy con phạm Giới thì sao? Phải không. Mấy con giữ Giới thì mấy con không khởi cái tâm tham gì được phải không, mấy con hiểu không. Giới luật nó làm cho mấy con gò ở trong cái khuôn khổ thanh tịnh rồi. Mấy con giữ Giới là nhất định không có được ước nguyện điều này. Cho nên mấy con không ước nguyện, mấy con ước nguyện điều khác, điều lành thì được, nó trọn vẹn. Nhớ mấy con giữ đi. Cái Giới Luật, 5 giới, có 5 giới thôi, mà mấy con rất là thanh tịnh mấy con.

Phật tử 7: Bạch Thầy. Bây giờ con có ấy là 4 người con. Sau khi mà con gặp được cái Pháp môn của Thầy, con như được khai sáng ra.

Trưởng lão: Ừ,ừ.

Phật tử 7: Kính mong Thầy hoan hỷ cho chúng con được dựa theo Thầy để tu theo Đức Hạnh của Thầy. Mong Thầy hoan hỷ. Con nguyện công đức.

Trưởng lão: Ừ.

Phật tử 7: Để Thầy Quy Y cho các con.

Trưởng Lão: Được rồi, mấy con có quy y chưa?

Phật tử 7: Dạ chưa.

Trưởng lão: Mấy con ghi tên, ghi mấy đứa con luôn. Coi như mấy con sẽ là đệ tử của Thầy. Thì chừng đó mấy con sẽ nương vào pháp Thầy mấy con sẽ tu tập, nó càng lúc nó càng thanh tịnh, càng thiện pháp hơn mấy con.

À, mấy con cứ, cứ ghi tên tuổi mấy con, địa chỉ rồi mấy con gởi, rồi Thầy sẽ cho cái Điệp Phái. Tức là có bằng chứng đàng hoàng, có giấy tờ đàng hoàng mà, phải không. Rồi do đó thì sau này thì Thầy đặt cho con cái pháp danh. Cái pháp danh nó hợp với cái đặc tướng của con. Nhắc đến tên con thì con phải sống đúng cái điều thiện mà con đã mang.

Phật tử 8: Con tu tập theo Thầy đã 2 năm nay rồi.

Trưởng lão: Ừ.

Phật tử 8: Hôm nay con có đủ duyên, con có đủ duyên đến đây trình Thầy.

Trưởng lão: Được rồi vậy là có duyên dữ lắm đó. Nghe Thầy rồi học, đọc sách Thầy rồi tu tập thôi.

Phật tử 8: Dạ.

Trưởng lão: Từ đó mấy con thấy mấy con sống thiện không mấy con. Sách Thầy đâu có dạy điều ác đâu.

Phật tử 8: Bạch Thầy. Ngày xưa chồng con bị bệnh nhiều lắm. Mà theo pháp Thầy chồng con không còn bệnh nữa.

Trưởng lão: Nó, nó vượt qua đó con. Nó, nó chuyển biến, nó thay đổi đó con. Cho nên nó đem lại lợi ích cho bản thân mấy con nhiều. Bây giờ lại là có dịp mấy con lại chính thức đệ tử của Thầy rồi.

Mấy con ghi tên đi. (01:18:22)

HẾT BĂNG